Báo cáo Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng

Qua nghiên cứu thực tế tại chi bộ PT Dân Tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng đã cho thấy việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm được chi bộ đưa vào sinh hoạt định kỳ hàng tháng, trở thành nền nếp, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi bộ trường còn lựa chọn một số nội dung chuyên đề để cán bộ, đảng viên nghiên cứu, trao đổi, liên hệ trong sinh hoạt chuyên đề. Đến nay, tất cả cán bộ, đảng viên đã có vận dụng sáng tạo nội dung chuyên đề vào thực tế công tác của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao; hằng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm. Chi bộ đã xây dựng chuẩn mực riêng của đơn vị về “học tập và làm theo” ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện các chuẩn mực đạo đức đã xây dựng của tập thể và cá nhân được đưa vào nội dung sinh hoạt hằng tháng của chi bộ, gắn với quy định về những điều đảng viên không được làm. Toàn thể đảng viên trong chi bộ tự giác thực hiện và tự giám sát nội dung đăng ký phấn đấu, rèn luyện, học tập theo gương Bác và đăng ký những việc làm theo một cách thiết thực, hiệu quả. Qua học tập theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan đã có nhiều sáng tạo trong công việc, tiết kiệm thời gian và vật chất cho cơ quan, đơn vị, hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được nâng lên. Mỗi cá nhân tùy theo công việc được giao đã xác định nội dung cụ thể học tập và làm theo gương Bác ở góc độ nào, do đó “làm theo” cũng để làm cho chính mình đã trở thành ý thức tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên.

doc12 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ˜­™ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ (Từ ngày 19/12/2016 đến ngày 24/12/2016) CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH Ý THỨC TỰ GIÁC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG VIỆC “ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” TẠI CHI BỘ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LÂM ĐỒNG Người thực hiện: HOÀNG NGỌC TRUNG HIẾU Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng Đà Lạt, tháng 12 năm 2016 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn chủ đề: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Kết quả triển khai cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện, theo đánh giá của Bộ chính trị việc chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI đã đạt được một số kết quả đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị 05-CT/TW yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy Đà Lạt, chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng cũng đã triển khai khá hiệu quả nội dung của chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính Trị khóa XII góp phần xây dựng chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ được giao; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tuy nhiên, theo đánh giá của chi bộ về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2016 vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần phải tiếp tục cải tiến trong công tác triển khai chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính Trị khóa XII. Do đó, được sự giới thiệu của trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng đi nghiên cứu thực tế tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng, tôi đã mạnh dạn chọn nội dung nghiên cứu là: Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng nghiên cứu: Công tác triển khai chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ chính trị khóa XI và chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ chính trị khóa XII. Địa điểm nghiên cứu: Tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích các tài liệu lưu trữ, phỏng vấn trực tiếp một số đảng viên trong chi bộ. Kết cấu của báo cáo thực tế: - Phần mở đầu: Nêu sự cần thiết của việc đề ra những giải pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng. - Phần nội dung: Nêu thực trạng tại chi bộ, giải pháp của chi bộ về việc triển khai chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI và chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị khóa XII. Phân tích nguyên nhân thực trạng, từ đó làm cơ sở để đề ra giải pháp. - Phần kết luận: Nêu khái quát vấn đề cần nghiên cứu và kiến nghị (nếu có) PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm, tình hình: 1.1. Giới thiệu về trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng: Xuất phát từ yêu cầu đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ cuối năm 1988 trở thành cái nôi đào tạo nguồn cán bộ cho các địa phương, thôn bản vùng đồng bào dân tộc và góp phần phát triển bền vững, ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng chính thức thành lập theo quyết định số 690 QĐ/UB-TC ngày 24/12/1988 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở nâng cấp trường Thanh niên dân tộc và chuyển về thành phố Đà Lạt. Nhà trường ở trong nhóm các trường dân tộc đầu tiên được thành lập ở Miền Nam sau khi thống nhất đất nước, được sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT và chính quyền địa phương trong quá trình hình thành và phát triển, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cũng như thực hiện được nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời điểm đó. Năm 1997, theo QĐ 2590 của Bộ GD&ĐT qui định về tổ chức và hoạt động của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, các trường Dân tộc Nội trú được xếp vào loại hình trường chuyên biệt với nhiều chính sách đãi ngộ đội ngũ và được ưu tiên đầu tư cho giáo dục học sinh dân tộc. Từ đó, trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng có những bước phát triển vững chắc, thực hiện khá tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. Và từ năm học 2009 - 2010, trường được tổ chức và hoạt động theo QĐ 49/2008/BGDĐT ban hành ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản lý nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 1.2. Đặc điểm, tình hình của trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng: a. Về quy mô trường lớp: Năm học 2016-2017, trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng có 15 lớp (5 lớp 10, 5 lớp 11 và 5 lớp 12) với 447 học sinh người dân tộc thiểu số đến từ 5 huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh và các xã khó khăn của thành phố Đà Lạt. b. Về đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên: Trong năm học 2016-2017, trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng có 61 cán bộ - giáo viên – công nhân viên. Trong đó: + Số cán bộ quản lý: 03 người (01 thạc sĩ) + Tổng số giáo viên: 37 người (37 đạt chuẩn trong đó có 10 trên chuẩn) + Tổng số nhân viên: 21 người Cán bộ quản lý: đủ chuẩn, đảm bảo năng lực quản lý. Giáo viên: đủ số lượng biên chế, đủ giáo viên các bộ môn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy. Nhân viên: đảm bảo yêu cầu của công việc hành chính quản trị trong nhà trường. c. Về chi bộ đảng của trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng: Tính đến cuối năm 2016, chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng có 21 đảng viên / 61 cán bộ - giáo viên - công nhân viên, chiếm tỉ lệ 34,4%. Trong đó: Đảng viên chính thức: 19 đồng chí Đảng viên dự bị: 02 đồng chí Chi ủy gồm 3 đồng chí giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong nhà trường. 1.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai chỉ thị 03, 05 của Bộ chính trị: a. Thuận lợi: Được sự chỉ đạo trực tiếp, cụ thể bằng các kế hoạch, hướng dẫn của Thành ủy Đà Lạt là Đảng ủy cấp trên của chi bộ. Chi ủy quan tâm và chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị khóa XII với các nghị quyết, kế hoạch cụ thể. Đảng viên trong chi bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; có nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Hàng năm chi bộ đều tổ chức đánh giá cá nhân, đoàn thể trong công tác triển khai chỉ thị 03-CT/TW; thực hiện sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Đảng ủy cấp trên và có bình chọn gương điển hình trong thực hiện “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. b. Khó khăn: Đảng ủy cấp trên không có hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá nên chi bộ lúng túng trong công tác đánh giá cá nhân đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc triển khai đăng ký “hành động” làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của chi bộ qua nhiều năm đã trở nên đơn điệu, thiếu sự sáng tạo dần trở thành việc làm mang tính hình thức. Một bộ phận đảng viên còn xem nhẹ việc thực hiện “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ được giao hay nhận thức chưa đúng yêu cầu của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 2. Thực trạng: 2.1. Kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện chỉ thị 03-CT/TW và chỉ thị 05-CT/TW. a. Công tác chỉ đạo Chi bộ nhà trường đã tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên các nội dung của chỉ thị số 03-CT/TW, chỉ thị 05-CT/TW, các kế hoạch, hướng dẫn của thành uỷ và của ngành giáo dục tỉnh Lâm Đồng bằng nhiều hình thức: phát tài liệu, giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chi bộ và mời giảng viên của Ban tuyên giáo thành uỷ Đà Lạt để triển khai cho toàn thể CB-GV-CNV tại trường. Những nội dung đã được triển khai cho toàn thể CB-GV-CNV nghiên cứu, học tập và triển khai đăng ký làm theo gồm: “Suốt đồi phấn đấu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “Suốt đời vì dân vì nước, làm người công bộc, tận tuỵ, trung thành với nhân dân”, “Đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và khiêm tốn hết mực” Chi bộ nhà trường đã ban hành những nghị quyết, kế hoạch thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW, chỉ thị 05-CT/TW. Trên cơ sở kế hoạch của chi bộ nhà trường, công đoàn và đoàn thanh niên cụ thể hoá bằng các kế hoạch chỉ đạo cho các tổ công đoàn, chi đoàn, chi hội cùng thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch công đoàn và bí thư đoàn trường. Chi bộ phân công một đồng chí trong cấp ủy chịu trách nhiệm trực tiếp đôn đốc, giám sát việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở chi bộ và trong nhà trường. Chi bộ đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh gắn với vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao của các đảng viên. b. Công tác tổ chức triển khai thực hiện Công tác tuyên truyền được chi bộ quan tâm và chỉ đạo đưa vào trong kế hoạch năm học và trong kế hoạch hàng tháng của nhà trường. Chi bộ xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là công tác thường xuyên mang tính chất định hướng cho phong trào thi đua, phấn đấu đạt nhiều thành tích và tích cực hoàn thành nhiệm vụ năm học. Do đó, từ kế hoạch chung của nhà trường, các Tổ chuyên môn, các đoàn thể đều lên kế hoạch tuyên truyền về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hàng tháng, hàng quý. Việc tuyên truyền không chỉ dừng lại ở những câu chuyện kể trong giờ chào cờ đầu tuần mà còn tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt toàn trường, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ Bên cạnh đó, chi bộ còn tổ chức thi viết bài giới thiệu gương điển hình. Các đoàn thể trong nhà trường đã tổ chức cho các tổ công đoàn và đại diện các lớp ký cam kết thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, trong đó có cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Trong đợt thi đua đầu năm học, ban chấp hành công đoàn đã tổ chức cho các CB-GV-CNV đăng ký “hành động” làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 100% CB-GV-CNV đã hưởng ứng đăng ký những hành động thiết thực như: thực hành tiết kiệm, giúp đỡ cho học sinh yếu, trung thực trong đánh giá học sinh tuỳ theo nhận thức của bản thân mỗi người. Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức cho các học sinh đăng ký hành động làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh theo chương trình rèn luyện đoàn viên do đoàn cấp trên hướng dẫn và viết “nhật ký làm theo lời Bác”. Ban chấp hành công đoàn đã ban hành các tiêu chuẩn đánh giá cá nhân có thành tích tốt, tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tổ chức cho mỗi cá nhân tự đánh giá trong năm qua đã thực hiện tốt hay chưa tốt “hành động” đã đăng ký. Sau đó tổ chức cho các tổ công đoàn bình chọn gương điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện “hành động” đã đăng ký. Bên cạnh đó, ban chấp hành công đoàn còn tiến hành sơ kết, tổng kết kế hoạch đã đề ra. c. Đánh giá kết quả thực hiện Toàn thể CB-GV-CNV đã có nhận thức sâu sắc về các nội dung theo chỉ thị 03-CT/TW, chỉ thị 05-CT/TW, thấy rõ lợi ích của việc làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong công việc nhằm thực hiện hoàn thành những chỉ tiêu năm học của nhà trường. Toàn thể CB-GV-CNV đều giữ gìn những chuẩn mực đạo đức cần thiết của người làm trong ngành giáo dục, có tác phong chuẩn mực, có tư tưởng chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh văn minh. Sự đa dạng trong các hành động đăng ký làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh cho thấy xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc về tấm gương đạo đức và lời dạy của Hồ Chí Minh mà mỗi CB-GV-CNV tự giác, tự nguyện thực hiện những hành động mang tính chất xây dựng, sáng tạo và nghiêm túc. Công tác giáo dục học sinh có được những chuyển biến rõ ràng về chất lượng văn hoá cũng như chất lượng rèn luyện hạnh kiểm. Trong học kỳ I của năm học này không có học sinh nào vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Công tác chăm lo đến từng bữa ăn, điều kiện sinh hoạt tại KTX, thực hiện các chế độ chính sách đều được quan tâm thực hiện tốt từ phía lãnh đạo nhà trường đến từng cá nhân giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Nhiều hoạt động thực hành tiết kiệm được triển khai hiệu quả và đã trở thành nề nếp sinh hoạt chung như tiết kiệm giấy (sử dụng giấy mặt 2), tiết kiệm điện, nước (ra khỏi phòng thì tắt điện, khoá nước) chi phí cho điện, nước sử dụng trong nhà trường giảm đáng kể. Trong nhà trường không có trường hợp vi phạm pháp luật, không có phản ánh nào về tình trạng quan liêu, tham nhũng. BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ NĂM 2016 STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG 1 - Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị 03-CT/TW của chi bộ 01 2 - Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của chi bộ 01 3 - Sinh hoạt chuyên đề triển khai nội dung chỉ thị 03-CT/TW, 05-CT/TW 02 4 - Tổ chức các lớp quán triệt nội dung chỉ thị 03-CT/TW, 05-CT/TW, học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh cho toàn thể CB-GV-CNV trong nhà trường 02 5 - Gương điển hình, tiêu biểu được khen thưởng 05 6 - Số lượng báo cáo thu hoạch về “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. 57 7 - Số lượng bài thi viết giới thiệu gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh 22 8 - Báo cáo tổng kết việc thực hiện chỉ thị 03-CT/TW của chi bộ 01 2.2. Những hạn chế trong việc triển khai thực hiện chỉ thị 03-CT/TW và chỉ thị 05-CT/TW. Một số cá nhân đăng ký “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh còn chung chung và thực hiện mang tính hình thức, chưa có kết quả cụ thể. Sự thiếu nhiệt tình, chủ động trong thực hiện 03-CT/TW và chỉ thị 05-CT/TW còn thể hiện ở một bộ phận CB-GV-CNV. (Như quên nội dung đã đăng ký, chưa tự giác thực hiện “hành động” đã đăng ký, không tự đánh giá, không nộp báo cáo thu hoạch) Việc triển khai chỉ thị 03-CT/TW chưa gắn với việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của cá nhân. Việc triển khai chỉ thị 05-CT/TW chỉ mới bắt đầu bằng kế hoạch triển khai của chi bộ và quán triệt nội dung chỉ thị cho toàn trường, chưa tổ chức thực hiện lập kế hoạch cá nhân và nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá. Việc tổng kết triển khai chỉ thị 03-CT/TW thường tổ chức vào cuối năm gây khó khăn trong công tác đánh giá cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên làm trong ngành giáo dục. 2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc triển khai thực hiện chỉ thị 03-CT/TW và chỉ thị 05-CT/TW. Nhận thức của các cá nhân đăng ký “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh còn hạn chế, chưa xác định rõ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh gắn với công việc được giao một cách cụ thể. Từ đó dẫn đến việc đăng ký “hành động” không rõ ràng, khó đánh giá kết quả của hành động. Mặt khác do nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu của kế hoạch, hướng dẫn nên việc thực hiện “hành động” đã đăng ký còn mang tính hình thức. Bản thân một số cá nhân chưa coi việc thực hiện 03-CT/TW, chỉ thị 05-CT/TW là một việc làm thường xuyên, chưa đánh giá được tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ được giao, trong khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân. Trong công tác lãnh, chỉ đạo chi bộ còn chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể trong việc triển khai chỉ thị 05-CT/TW, đặc biệt là khâu hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân và tiêu chuẩn đánh giá. Chưa chỉ đạo đưa kết quả đánh giá việc thực hiện chỉ thị 05-CT/TW vào tiêu chí thi đua để nêu cao tinh thần tự giác thực hiện những nội dung đã đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh. Công tác khen thưởng gương điển hình và giới thiệu gương điển hình còn mang tính “cầu toàn”, đòi hỏi quá cao. Là do việc đặt ra tiêu chuẩn để đánh giá cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều tiêu chuẩn khác của công việc thường ngày. Chi bộ chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ, đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện của các đoàn thể, các tổ chuyên môn và từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm; động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt; kịp thời uốn nắn, nhắc nhở các tập thể, cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đạt yêu cầu. 3. Một số giải pháp: Một là, tiếp tục tăng cường công tác quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn trường. Giúp cho Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: là nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ chủ chốt đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Hai là, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của chi bộ, trở thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của ngành; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm tại cơ quan, đơn vị; gắn với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người; xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên hằng năm. Ba là, về công tác lãnh, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể; đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chấn chỉnh việc đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên hằng năm và cả nhiệm kỳ. Bốn là, nhân rộng các mô hình hình hay, hiệu quả; tăng cường tổ chức và hướng dẫn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể có hiệu quả bên cạnh việc tuyên truyền, giới thiệu về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kịp thời biểu dương, khen thưởng động viên, đồng thời kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, những cách làm hình thức, kém hiệu quả. Năm là, trong các khâu tổ chức thực hiện không được xem nhẹ khâu nào, không được bỏ sót khâu nào. Việc đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải xuất phát từ những khuyết điểm, yếu kém của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Bản đăng ký phải thể hiện rõ thời gian, giải pháp thực hiện hành động giúp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế đó, nâng cao năng lực bản thân, nâng cao chất lượng công tác của cán bộ, đảng viên. Xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá với phương châm "sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phải được triển khai rộng rãi trong tập thể cán bộ, đảng viên trong nhà trường đồng thời công khai bộ tiêu chuẩn đánh giá ở nơi dễ thấy, dễ nhìn để cán bộ, đảng viên tự giác thực hiện. Khâu đánh giá phải được tổ chức bài bản, công khai, có sự giám sát chặt chẽ của chi bộ, đánh giá đúng cán bộ, đảng viên giúp họ tiến bộ. PHẦN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực tế tại chi bộ PT Dân Tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng đã cho thấy việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm được chi bộ đưa vào sinh hoạt định kỳ hàng tháng, trở thành nền nếp, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chi bộ trường còn lựa chọn một số nội dung chuyên đề để cán bộ, đảng viên nghiên cứu, trao đổi, liên hệ trong sinh hoạt chuyên đề... Đến nay, tất cả cán bộ, đảng viên đã có vận dụng sáng tạo nội dung chuyên đề vào thực tế công tác của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ được giao; hằng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm. Chi bộ đã xây dựng chuẩn mực riêng của đơn vị về “học tập và làm theo” ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện các chuẩn mực đạo đức đã xây dựng của tập thể và cá nhân được đưa vào nội dung sinh hoạt hằng tháng của chi bộ, gắn với quy định về những điều đảng viên không được làm. Toàn thể đảng viên trong chi bộ tự giác thực hiện và tự giám sát nội dung đăng ký phấn đấu, rèn luyện, học tập theo gương Bác và đăng ký những việc làm theo một cách thiết thực, hiệu quả. Qua học tập theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan đã có nhiều sáng tạo trong công việc, tiết kiệm thời gian và vật chất cho cơ quan, đơn vị, hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được nâng lên. Mỗi cá nhân tùy theo công việc được giao đã xác định nội dung cụ thể học tập và làm theo gương Bác ở góc độ nào, do đó “làm theo” cũng để làm cho chính mình đã trở thành ý thức tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, trên phương diện nào đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục. Một số cá nhân đăng ký “hành động” làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh còn chung chung và thực hiện mang tính hình thức, chưa có kết quả cụ thể. Sự thiếu nhiệt tình, chủ động trong thực hiện 03-CT/TW và chỉ thị 05-CT/TW còn thể hiện ở một bộ phận CB-GV-CNV. (Như quên nội dung đã đăng ký, chưa tự giác thực hiện “hành động” đã đăng ký, không tự đánh giá, không nộp báo cáo thu hoạch). Việc triển khai chỉ thị 03-CT/TW chưa gắn với việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của cá nhân. Việc tổng kết triển khai chỉ thị 03-CT/TW thường tổ chức vào cuối năm gây khó khăn trong công tác đánh giá cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên làm trong ngành giáo dục. Việc triển khai chỉ thị 05-CT/TW chỉ mới bắt đầu bằng kế hoạch triển khai của chi bộ và quán triệt nội dung chỉ thị cho toàn trường, chưa tổ chức thực hiện lập kế hoạch cá nhân và nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá Từ phân tích nguyên nhân đạt được những kết quả đáng kể đó và nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế của chi bộ. Bản thân đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp giúp cải tiến hiện quả việc triển khai đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho giai đoạn hiện nay và cho thời gian tới. Qua đó giúp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ (Về thời gian, địa điểm, nội dung; đánh giá tinh thần, thái độ khi thực tế tại đơn vị) Đà Lạt, ngày . . . tháng . . . năm 20. . . T/M. ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đà Lạt, ngày . . . tháng . . . năm 20. . . T/M. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_di_thuc_te_tai_truong_pt_dtnt_tinh_206.doc
Luận văn liên quan