Qua kết quả nghiên cứu, đề tài có một số kiến nghị sau:
1. Ưu tiên giải quyết ba yếu tố đóng góp phần quan trọng cho các hoạt động học tập trên lớp
của trẻ khuyết tật: Đánh giá định kỳ HSKT học trong lớp, tổ chức lớp học hợp lý và xây dựng
vòng tay bạn bè.
Nâng cao nhận thức của GV đối với công tác GD trẻ khuyết tật bằng các đợt tập huấn ngắn
ngày, bồi dưỡng chuyên môn định kỳ ở các cơ sở đào tạo GV dạy trẻ khuyết tật, thường
xuyên tổ chức tham quan chéo giữa các trường có GDHN để học hỏi và rút kinh nghiệm.
3. Khi đã coi GDHN là một nhiệm vụ thì cần quan tâm đến điều kiện vật chất hơn ở những
lớp có trẻ KT học: sĩ số của lớp chỉ từ 30 - 35 em, trang thiết bị trong lớp học như đủ ánh
sáng, bàn ghế phải đúng qui cách, có đầy đủ các dụng cụ học tập hỗ trợ.
4. Nên sắp xếp trẻ cùng một loại tật vào trong một lớp học để tạo thuận tiện cho GV, GV cần
được tập huấn kỹ cách dạy hòa nhập với từng loại dạng tật, đặc biệt dạy trẻ khiếm thính phải
biết về ký hiệu ngôn ngữ, dạy trẻ khiếm thị cần biết về sách chữ nổi.
83 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4328 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập cho học sinh khuyết tật học hòa nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược bồi dưỡng kiến thức
về giáo dục đặc biệt và kỹ năng dạy hòa nhập (56% ý kiến).
Việc làm cấp thiết nữa nếu thực sự chúng ta muốn nâng cao hiệu quả dạy hòa nhập là
ở các trường này cũng "rất cần thiết" phải có phòng học cá nhân đặc thù để HSKT có những
giờ học ngoại khóa với các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục đặc biệt nhằm phụ đạo cho trẻ
như rèn kỹ năng ghi nhớ, củng cố bài học ở lớp, hướng dẫn chuẩn bị bài mới, rèn sự tập
trung... (52,4% ý kiến).
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
47
Để so sánh ý kiến về các giải pháp ở mức độ "Rất cần thiết" phải thực hiện giữa cán
bộ quản lý và giáo viên, ta có biểu đồ sau:
So sánh ý kiến của BGH và GV đối với mức độ cấp thiết của
các giải pháp cho GDHN
Nhìn chung, các giải pháp đều được coi trọng, nhưng cán bộ quản lý khi đánh giá
quan tâm nhiều về việc cải thiện chế độ chính sách: như phải có chế độ đãi ngộ đặc biệt
cho GV dạy hòa nhập, giảm các chỉ tiêu thi đua đối với lớp học hòa nhập. Còn GV tuy
cũng có những yêu cầu về chế độ chính sách nhưng các giải pháp cấp thiết liên quan trực
tiếp đến công việc giảng dạy nhiều hơn như cần phải có sự giúp đỡ của phụ huynh, bạn
bè, đặc biệt, bản thân GV phải được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dạy hòa nhập.
GV được
bồ dưỡng
thường
xuyên
Có chế độ
ưu đãi cho
GV
Giàm chỉ
tiêu thi
đua
Xây dựng
nhóm bạn
giúp nhau
Sự hợp tác
phụ huynh
Bổ xung
tiết học cá
nhân
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
48
Khảo sát cho thấy, các giải pháp đều chiếm vị trí quan trọng, có thể tùy tình hình, điều
kiện từng địa phương để linh hoạt giải quyết trước hoặc sau: ví dụ: những nơi có cơ sở vật
chất trường lớp rộng rãi có thể thành lập các phòng chức năng cho HSKT và hợp tác với các
GV trường chuyên biệt, hoặc ở những thành phố lớn, khi có lớp tập huấn, nói chuyện chuyên
đề, cần tạo điều kiện cho GV dạy hòa nhập được tham gia.
3. HỌC SINH (Bảng hỏi phụ) :
Phiếu khảo sát gồm ba câu hỏi gián tiếp rất đơn giản để đạt mục đích là tìm hiểu xem
các HS thường có kết bạn và giúp các HSKT trong học tập hay không?
Kết quả như sau:
Số lớp được khảo sát là: 60
Số học sinh là: 2670 : Trung bình từ 43-48 HS/llớp
Bảng 1: Sự liên hệ giữa học sinh thường và học sinh khuyết tật
Có Không
SL % SL %
Thường chơi với
HSKT
542 20.3 2128 79.7
Thường trao đổi
bài học cùng với
HSKT
326 12.2 2344 87.8
Bảng 2: Sở thích học cá nhân hay tập thể
Học một mình Học cùng một bạn khác Học với một nhóm bạn
YK % YK % YK %
HS thích 1191 44.6 897 33.6 582 21.8
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
49
Phiếu khảo sát học sinh lớp có trẻ KT học hòa nhập như một tham khảo để xem thực
trạng mức độ giao lưu gần gũi giữa HS thường và HSKT, cho thấy: thực tế, hầu như mới chỉ
có sự giúp đỡ HSKT theo sự phân công của GV trong học tập một cách thuần túy.
Còn lại trong giao tiếp rất ít HS chọn HSKT làm bạn kết thân hoặc thường xuyên giúp
nhau trong học tập.
Kết quả chọn cách học cá nhân hay tập thể cũng nói lên rằng học sinh chưa tham gia
nhiều các hình thức học tập thể, điều này cũng phù hợp với thực tế của cấp học tiểu học hiện
nay, vì vậy, việc học cùng với HSKT lại càng ít. Đó cũng là điều cần cải thiện, vì khi tất cả
học sinh đều có thói quen học nhóm, trao đổi bài tập thể thì việc cùng học với HSKT sẽ trở
nên thường xuyên.
Kết quả trả lời của học sinh thường trong các lớp hòa nhập là điều cần thiết để tham
khảo, bổ sung phần khảo sát của Ban giám hiệu và giáo viên.
2. KẾT QUẢ DỰ GIỜ :
Đề tài tiến hành dự giờ để quan sát việc học trên lớp của 50 học sinh ở cả 3 dạng tật.
Qua xử lý các phiếu dự giờ, thu được kết quả như sau:
TỔNG KẾT CHUNG CẢ BA
Bảng 1: Thống kê chung
SỐ HỌC SINH
(50)
HỌC
ĐÚNG
TUỔI
HỌC
KHÔNG
ĐÚNG
TUỔI
HỌC LỰC ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC
CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT
Nam Nữ Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Có Không
sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl %
31 62 19 38 0 0 50 100 1 2 8 16 34 68 7 14 11 22 39 78
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
50
Số học sinh của 3 dạng tật
Điều đáng chú ý là trong số 50 HSKT, không có em nào đi học đúng tuổi. Qua tìm
hiểu, được biết một số em từ nhỏ vào các trường chuyên biệt, nhưng không học văn hóa theo
chương trình, một số khác ở tại gia đình do cha mẹ không quan tâm tới việc cho các em đi
học, việc tới trường sau này là do sự can thiệp từ nhiều phía (nhà trường, những người làm
công tác xã hội ở địa phương), một số em ở trường sơ: một buổi học ở trường phổ thông, một
buổi về lại trường sơ, tối mới về gia đình. Nói chung, hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế
của HSKT rất đa dạng.
- Kết quả học lực thu được qua sự đánh giá của giáo viên cho thấy: phần lớn có học
lực trung bình (68%), 14% là yếu, khá và giỏi không nhiều, điều này phản ánh
đúng với thực lực của các em, vì các em phải gặp rất nhiều khó khăn so với học
sinh bình thường.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
51
- Trong các lớp dự giờ, nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất ít các đồ dùng dạy học. Chủ
yếu là các sách chữ nổi cho các môn Toán và Tiếng Việt.
Bảng 2: Biểu hiện qua hành động học tập và vui chơi
NGHE GV
HƯỚNG DẪN
VÀ NHẬN
NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ
SỐ LẦN
TỰ GIƠ
TAY
PHÁT
BIỂU
SỐ LẦN
ĐƯỢC GV
GỌI TRẢ
LỜI
GIỜ RA CHƠI
Chăm
chú
Lơ
đãng
Chăm
chú
Lơ
đãng
Tính trung
bình trên
mỗi HS
(70/50)*
Tính trung
bình trên
mỗi HS
(170/50)*
Cùng chơi
với các bạn
Không tham
gia
Số lần 27 23 41 9 1,4 3,4 21 29
% 54 46 82 18 42 58
Ghi chú: : số 70 là tổng cộng số lần tự giơ tay phát biểu bài của 50 HSKT, số 170 là tổng
cộng số lần GV gọi HSKT trả lời câu hỏi (thống kê qua một buổi dự giờ đối với
từng em)
Nhiệm vụ chính trong giờ học của HS là nghe giảng và thực hiện các yêu cầu của giáo
viên, qua quan sát trực tiếp, có thể thấy HSKT hoàn toàn có thể hòa nhập vào với giờ học.
Nghe giảng là trạng thái chú ý một cách tự giác và nhóm nghiên cứu nhận thấy: hơn nửa số
HSKT có thái độ chăm chú (54%), còn khi thực hiện nhiệm vụ thì số HS có thái độ chăm chú
cao hơn nhiều (82%), có thể vì được tác động (nhắc nhở) của giáo viên.
Tính tích cực của HSKT còn có thể thấy qua số lần phát biểu trên lớp, đặc biệt số lần
tự xung phong (trung bình mỗi em giơ tay phát biểu tromg một tiết học: 1,4 lần).
Tuy nhiên HSKT còn ít tham gia các hoạt động tập thể, cụ thể trong giờ ra chơi có
đến 58% số em không hề tham gia chơi chung với các bạn, nghĩa là, tính chất hòa nhập trong
sinh hoạt ở đây còn rất thấp.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
52
Bảng 3: Biểu hiện tâm lý
BIÊU HIỆN TÂM LÝ SL %
NGÔN NGỮ Lưu loát, truyền cảm 5 10
Diễn đạt bình thường 34 68
Diễn đát khó khăn 11 22
VẬN ĐỘNG Thao tác nhanh nhen 11 22
Thao tác hơi chậm nhưng theo kịp các họat động của
lớp
35 70
Quá chậm, hầu như không theo kịp các họat động
trên lớp
4 8
CẢM XÚC Vui vẻ, nhiệt tình 12 24
Bình thường 36 72
Chán nản, không vui 2 4
Trong khi dự giờ, ngoài việc đánh giá khả năng tiếp thu bài trên lớp, nhóm nghiên cứu
còn chú ý tới quá trình diễn biến về tâm lý như biểu hiện về ngôn ngữ, cảm xúc và hành động
của HSKT:
- Ngôn ngữ: Nói chung, diễn đạt của các em về câu chữ là bình thường (68%), phát âm tương
đối rõ, trong đó khoảng 22% số em được khảo sát có biểu hiện diễn đạt khó khăn (bảng 3),
GV và các bạn phải chờ nghe mỗi khi các em trả lời.
- Vận động: Tính chất thao tác nổi bật là hơi chậm, khó khăn nhưng tạm coi là có thể
theo kịp các bạn trong lớp (70%). Nhưng cũng có đến 22% em có thao tác nhanh nhẹn.
Chúng tôi nhận thấy, tiến độ giờ học có phần nào bị chùng xuống khi cả lớp đợi sự kết thúc
các thao tác của HSKT trên lớp, tuy nhiên, HSKT hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động
học tập chung với HS thường.
- Cảm xúc: Nhìn chung, qua quan sát trong các tiết dự giờ, HSKT có diễn biến tâm
trạng tương đối ổn định. Nhưng số em thực sự vui vẻ, chan hòa với lớp còn ít (24%), mức độ
bình thường được xem xét dưới góc độ: không vui, không buồn, không gây ồn ào nhưng cũng
không có biểu hiện nhiệt tình với các hoạt động xảy ra bên mình, nguyên nhân một phần do
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
53
hạn chế của các giác quan nên nhiều khi có phản xạ chậm hoặc không đáp ứng được với các
tác động từ bên ngoài, nguyên nhân khác là do mặc cảm với tình trạng khuyết tật của mình.
Một số GV có nhận biết khá tốt về vấn đề này nên có những lời nói và cử chỉ dẫn dắt lớp học
linh hoạt mà không làm gián đoạn mạch chung của giờ học. Nhưng cũng còn có nhiều GV
hoặc quá quan tâm và dành nhiều thời gian cho HSKT, hoặc đi qua các vấn đề nhanh đến
mức không nhận ra là HSKT không thể theo kịp, các trường hợp này các em HSKT coi như
không hòa vào được với không khí học chung của cả lớp và trở nên lạc lõng. Khi GV dành sự
chú ý nhiều cho học sinh khuyết tật thì xảy ra tình trạng bị hụt thời gian cho bài giảng chung
của cả lớp và nhất là có sự ồn ào phân tán của số đông học sinh thường. Đây là thực trạng
chung khá điển hình cho các lớp học hòa nhập hiện nay.
Đánh giá về biểu hiện tâm lý là một việc khó, nhất là đối với HSKT, vì tâm trạng của
các em vốn đã không ổn định, sự tác động của bên ngoài lại thay đổi liên tục. Việc quan sát
các biểu hiện về vận động, ngôn ngữ và cảm xúc trên lớp là rất cần thiết, nhưng kết quả thu
được bị hạn chế do nguyên nhân nêu trên, đề tài chỉ mong có được những nhận xét được coi
là đại diện chung cho HSKT.
Sau đây là một số trường hợp cụ thể học hòa nhập, phản ánh tình trạng bệnh tật, hoàn
cảnh gia đình, khả năng học tập..., mang tính đặc trưng, đại diện cho phần lớn HSKT.
1. Trần Thanh T, 13 tuổi, học lớp 4. Dạng tật: chậm phát triển nhẹ, kèm theo chân tay
yếu, hơi khó khăn trong vận động . Hoàn cảnh gia đình: kinh tế khó khăn, mẹ mất, cha đi làm
ă n xa, ở với ông nội đã già hàng ngày ông phải đưa đón đi học, thường nghỉ học vào những
hôm Ông không đưa đi được. Thỉnh thoảng giáo viên chủ nhiệm phải hỗ trợ trong việc đưa
đón em.
Vào học lớp 1 trễ một năm, bị lưu ban rồi bỏ học, nhà trường và địa phương động
viên gia đình cho đi học lại.
Cao to hơn các bạn cùng lớp, ít hòa đồng trong lớp, thụ động trong giờ sinh hoạt và
giờ ra chơi. Đi lại hơi chậm.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
54
Biểu hiện trên lớp: (Dự giờ toán)
- Lớp học có 46 em, ngồi ở bàn cuối, chính giữa lớp, ánh sáng lớp vừa đủ, biểu hiện sự
tự lập trong giờ học, không được bạn ngồi cạnh chú ý giúp đỡ.
- It nói, phản ứng chậm với các hoạt động trong giờ học, có chú ý trong khi nghe giảng
nhưng không tập trung được lâu, GV phải nhắc lại nhiều lần nhiệm vụ mới hiểu để thực hiện.
Trả lời câu hỏi khá chính xác nhưng đòi hỏi phải suy nghĩ lâu, cố gắng mới theo kịp các bạn.
- Khi thảo luận nhóm, tỏ ý thích thú vì được các bạn quan tâm hỏi ý kiến, được tham
gia đóng vai.
- Bài tập ở nhà thường xuyên không hoàn thành hoặc không đạt yêu cầu, do chỉ tự học,
không người giúp và cũng không học thêm ngoài giờ trên lớp.
Nhận xét chung: có thể học tập cùng các bạn tuy có khó khăn là không được hỗ trợ từ
gia đình, trong khi sự giúp đỡ của GV và các bạn còn hạn chế.
2. Thiều Thị T, 11 tuổi, học lớp 3. Dạng tật: khiếm thị.
Hoàn cảnh gia đình: ở trường sơ, sáng được đưa đến trường học, chiều về lại trường
sơ. Một tuần mới về với gia đình một lần. Có thuận lợi là được rèn thêm bài vở bằng chữ nổi
Braille do các sơ giúp đỡ.
Nhập học lớp 1 trễ, sức khỏe bình thường.
Biểu hiện trong lớp: (dự giờ Tiếng Việt)
- Lớp học có 46 em, ngồi gần bàn cuối, ánh sáng lớp vừa đủ, nhưng không tác động
nhiều đến em, ngồi bên 2 bạn khá nhiệt tình.
- Rất chăm chú khi nghe giảng. Lĩnh hội nhanh kiến thức, nhưng chậm trong thao tác
do bị cản trở về thị giác, GV và bạn ngồi cạnh phải giúp nhiều.
- Có sách giáo khoa chữ nổi, có dụng cụ viết chữ nổi, viết khá nhanh, gần như theo
kịp các bạn, cùng dò bài với bạn. Tuy nhiên, sách bài tập không có. Khi làm bài, chờ bạn bên
cạnh đọc đề: bị chi phối thời gian nên kết quả thường chậm so với lớp. Kết quả làm bài tập,
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
55
nếu cả lớp viết vào bảng đưa GV xem thì T phải viết vào giấy.
- Vui vẻ, tự tin, hòa với không khí chung của lớp học. Ngôn ngữ rõ, động tác nhanh
nhẹn, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Giờ ra chơi thích ở trong lớp, có bạn đến nói chuyện hoặc ngồi một mình. Không
tham gia các hoạt động ngoài sân trong giờ ra chơi.
- Nhận xét chung: Hòa nhập tốt, được nhà trường tạo điều kiện miễn học môn Mỹ
thuật, Kỹ thuật, Tập viết... Khó khăn là sách chữ nổi còn thiếu, GV không biết chữ nổi Braille
nên gặp khó khăn trong việc kiểm tra, nhất là môn Tiếng Việt. Biện pháp hiện nay là bài vở
của HS khiếm thị được gửi nhờ các sơ dịch sang ngôn ngữ thường để GV chấm. Hạn chế là
GV không kiểm tra bài kịp thời cùng với các bạn khác để có đánh giá và điều chỉnh kịp thời.
3. Đoàn Minh A, 14 tuổi học lớp 4. Dạng tật: Khiếm thính.
Từ nhỏ học tại trường dòng với các sơ, chỉ đến trường phổ thông khi học lớp hai.
Hoàn cảnh gia đình: Ba mẹ kinh doanh, kinh tế khá, chăm sóc kỹ nhưng cho em nhập
học lớp 1 muộn. Hàng ngày học tại trường sơ, chiều mới về nhà. Khi lên lớp 4 thì sáng tới
trường phổ thông, chiều về lại trường sơ, tối về nhà.
Sức khỏe tốt, thường xuyên đeo máy trợ thính, nhưng nghe vẫn hơi khó khăn.
Biểu hiện: (dự giờ Toán)
- Lớp 44 em, ngồi bàn thứ 2, thuận lợi cho việc đoán chữ khi giáo viên giảng bài và dễ
tập trung trong giờ học, được các bạn ngồi cạnh hỗ trợ kịp thời, ví dụ, chỉ cho bài tập cần
phải làm, kiểm tra ngay đúng hay sai để sửa, được giáo viên chú ý gọi lên bảng sửa bài.
- Cao lớn hơn các bạn cùng tuổi. Tính hơi trầm. Thao tác hơi chậm, lúc theo kịp hoạt
động của lớp, lúc không.
- Tiếp thu bài khá tốt, lên bảng giải được bài. Khi nghe giảng phải chú ý kết hợp cả
nghe và nhìn hình miệng cô giáo. Đọc tương đối rõ nhưng khi phát biểu thì diễn đạt khó
khăn.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
56
- Tham gia chung các hoạt động với lớp. Giờ ra chơi có chơi chung với các
bạn.
Nhận xét chung: có thể hòa nhập tốt. Nhưng HS khiếm thính bị hạn chế bởi môn
Tiếng Việt, do đòi hỏi phát â m phải rõ ràng, nghe tốt. GV dạy các lớp hòa nhập chưa được
học ngôn ngữ ký hiệu nên bị hạn chế khả năng truyền đạt cho HS khiếm thính.
UNhân xét chung về các buổi dự giờ:
- Đa số các lớp đều đông học sinh (từ 40 đến 50 HS). Với lớp học hòa nhập là không
phù hợp. GV khó bao quát đến toàn HS trong lúc thực hiện bài tập nhỏ trên lớp,
không kiểm soát được mức độ tiếp thu bài của cả lớp. Ở một số lớp GV chỉ tập
trung đến một số em nhất định, các em khác hoàn toàn bị thả tự do: hoặc theo kịp
các hoạt động trên lớp hoặc không.
- Với các buổi dự giờ thì các HS khuyết tật được GV chú ý đặc biệt trung bình số lần
được gọi từ 2 đến 3 lần. Nói chung, các em tiếp thu được bài giảng và thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ trong một tiết học nhưng bị chậm so với các bạn. Lớp học thường phải chờ các em.
- Phần lớn GV dạy các lớp hòa nhập chưa qua các khóa đào tạo về dạy hòa nhập. Chỉ
một số ít GV được dự các hội thảo và lớp học ngắn ngày, nên có phần lúng túng trong khi
trực tiếp truyền đạt cho HS khuyết tật. Ví dụ: không hiểu ngôn ngữ ký hiệu, không biết chữ
nổi Braille, kết quả bài tập phải chờ đợi dịch ra chữ thường nên không thể kịp thời sửa cho
HS.
- Học sinh khiếm thị tuy bị hạn chế bởi thiếu sách chữ nổi nhưng biểu hiện khả năng
thu nhận kiến thức tốt nhất trong ba loại tật. Hành vi hòa hợp với các bạn trong giờ học. Giờ
ra chơi thường ngồi trong lớp chứ không ra sân.
- Học sinh khiếm thính gặp khó khăn đặc biệt trong môn tiếng Việt: đọc khó nghe, tập
làm văn diễn đạt hạn chế, thường phải tập trung vừa nhìn hình miệng cô giáo khi nói vừa
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
57
đoán nghĩa, nên em nào không có tính chú ý cao, lập tức hiệu quả nghe giảng bị giảm ngay.
Thậm chí nhiều lúc không theo kịp các lệnh của giáo viên.
- Số lượng học sinh chậm phát triển trí tuệ đi học hòa nhập nhiều nhất, tuy có chậm
trong tiếp thu và thực hiện các hoạt động học tập nhưng lại có biểu hiện tích cực, đặc biệt có
hứng thú học tập khi được GV chú ý và các bạn khích lệ.
- Qua các tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy hình thức làm việc theo nhóm khá hiệu quả,
các thành viên trong nhóm hoán đổi cho nhau các vị trí điều khiển nhóm, thư ký, thay mặt
nhóm trình bày trước lớp, HS khuyết tật tỏ ra thật sự thích thú với hình thức này và từ đó cảm
nhận được sự hòa nhập với các bạn.
- Hầu hết trong các giờ học, GV đều sử dụng phương pháp đồng loạt: HSKT thực hiện
các hoạt động trên lớp như các HS khác và dẫn đến tình trạng là có thể theo kịp và có thể
không. GV chưa đánh giá kịp thời khả năng hiệu quả của tiết học đối với HSKT.
- GV còn rất lúng túng giữa việc phải hoàn thành giáo án chung cho cả lớp và dành
phần chú ý tới trẻ KT, có GV lại quá chú ý tới trẻ KT (mỗi lần tiếp xúc, dừng lại ở trẻ KT khá
lâu tạo sự sao lãng, mất tập trung của cả lớp).
Tóm lại, phần kết quả khảo sát đã tóm lược tình hình chung của thực trạng giáo dục
hòa nhập, đặc biệt là những khó khăn và thuận lợi của quá trình học tập và sinh hoạt tập thể
tại trường phổ thông bình thường. Thực tế cho thấy, vai trò của các nhà quản lý giáo dục
(trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường) và giáo viên đứng lớp đóng vai trò quyết định trong
việc nâng cao hiệu quả việc tiếp thu kiến thức trên lớp của học sinh khuyết tật.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
58
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khuyết tật học hòa nhập cần
theo bốn qui trình chung:
1.Tim hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ.
2.Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục.
3.Thực hiện kế hoạch giáo dục.
4.Đánh giá kết quả giáo dục.
Trong đó, cần chú trọng các giải pháp cụ thể như: Đào tạo bồi dưỡng giáo viên trực
tiếp dạy hòa nhập, cung cấp đầy đủ trang thiết bị, có sự kết hợp của phụ huynh học sinh v.v...
Với mục đích nhằm đi sát điều kiện thực tế hiện nay ở các địa phương, đồng thời đáp ứng với
phạm vi của đề tài là tìm giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập cho học sinh
khuyết tật học hòa nhập. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên là giải quyết tốt sự kết
hợp của ba yếu tố:
1.Đánh giá định kỳ HSKT học trong lớp.
2.Tổ chức lớp học hợp lý.
3.Xây dựng vòng tay bạn bè.
TỔ CHỨC LỚP HỌC HỢP LÝ
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ HSKT
HỌC TRONG LỚP
HỌC SINH KHUYẾT TẬT
XÂY DỰNG VÒNG TAY BẠN
BÈ
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
59
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ HỌC SINH KHUYẾT TẬT (sau mỗi học kỳ) :
Mục tiêu chung: - Về phát triển và phục hồi chức năng: Trẻ khuyết tật phải đạt được
gì?
- Về kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học: trẻ phải đạt được gì?
- Khả năng hòa nhập cộng đồng: hành vi ứng xử: trẻ phải biết được gì?
- Về khả năng tự phục vụ, kĩ năng sống: trẻ đạt được đến đâu?
4.1.1. Đánh giá về y tế :
Do các bác sĩ chuyên ngành phụ trách, có sự cộng tác của các GV chuyên ngành giáo dục đặc
biệt để có sự đánh giá về nhu cầu và khả năng học tập, điều kiện sức khỏe có thể theo kịp các
hoạt động ở trường phổ thông hay không.
Mỗi năm có phiếu theo dõi về sức khỏe của HSKT: (khám định kỳ
có thể 2 lần/năm học).
Họ và tên: Lớp: Dạng tật:
THỰC
TRẠNG
NHU CẦU
CẦN TRỢ
GIÚP
THỰC
TRẠNG
NHU CẦU
CẦN TRỢ
GIÚP
GHI
CHÚ
Học kỳ I Học kỳ II
Cân nặng
Chiều cao
Thị giác
Thính giác
Bệnh tật
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
60
Các trường hợp thiếu sức khỏe hoặc có bệnh tật cần được phát hiện kịp thời và có sự
quan tâm tích cực của các nhà quản lý, cán bộ y tế và gia đình
Các trẻ có nhu cầu phục hồi chức năng đều được lập hồ sơ riêng được trạm y tế cùng
nhân viên sức khỏe cộng đồng theo dõi và hướng dẫn luyện tập thường xuyên với những
phương pháp thích hợp cho từng trẻ.
Tổ chức và mời phụ huynh của trẻ khuyết tật tham dự các lớp tập huấn về chương
trình phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức về tâm sinh lý trẻ khuyết
tật, nguyên nhân bị khuyết tật và kỹ năng luyện tập tại nhà, hướng dẫn phụ huynh theo dõi có
ghi chép tiến triển của quá trình phục hồi chức năng cho trẻ.
4.1.2. Giáo viên lập phiếu theo dõi về khả năng học tập qua từng học kỳ :
Họ tên: Lớp: Dạng tật:
HOẠT ĐỘNG DÊ DÀNG KHÓ KHĂN HẦU NHƯ KHÔNG
THỰC HIÊN ĐƯC
NHU CÀU CẦN
TRỢ GIÚP
Khả năng chú ý nghe giảng
Ghi nhớ bài học
Tập đọc
Chính tả
Khả năng giải toán
Mỹ thuật
Nhạc
Đạo đức
Tự nhiên và xã hội
Thể dục
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
61
Nhu Cầu cần trợ giúp: có thể là do GV trong lớp phát hiện đề xuất và cũng có thể xuất
phát từ yêu cầu của chính bản thân HSKT.
Các nhu cầu (vật chất và tinh thần) sau khi được phát hiện phải được đáp ứng kịp
thời. Giải quyết vấn đề này không chỉ là công việc của giáo viên đứng lớp mà cần có sự tham
gia của các cơ quan chức năng.
4.1.3. Giáo viên lập phiếu đánh giá về khả năng hòa nhập cộng đồng :
Họ và tên: Lớp: Dạng tật:
KHẢ NĂNG HÒA
NHẬP
DỄ DÀNG KHÓ KHĂN HẦU NHƯ
KHÔNG
THỰC HIỆN
ĐƯỢC
BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC
Tham gia phát biểu
ý kiến trong giờ học
Tham gia các trò
chơi trong giờ ra
chơi
Tham gia lao động
với lớp
Tham gia vào họat
động văn nghệ và
thể thao
Chủ động giao tiếp
với bạn
Khả năng giúp bạn
Qua phiếu này, nhà trường, GV và các tổ chức trong trường có kế hoạch điều chỉnh
kịp thời để làm thay đổi theo hướng tích cực: Ví dụ: nếu trẻ chưa chủ động giao tiếp với bạn
thì GV nên động viên HSKT và khuyên khích để vòng tay bạn bè trong lớp có hiệu quả hơn,
cụ thể, có thể phân công một số HS trong lớp gần gũi với HSKT hơn.
4. Từ kết quả đánh giá khả năng học tập của trẻ KT, GV xây dựng mục tiêu từng môn
học (theo bảng):
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
62
Họ và tên: Lớp: Dạng tật:
MÔN HỌC MỤC TIÊU ĐỀ
RA
YÊU TO TÁC
ĐỘNG
KẾT QUẢ THU
ĐƯỢC
BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC
Toán
Chính tả
Tập đọc
Tập làm văn
Đạo đức
Tự nhiên và xã
hội
Nhạc
Mỹ thuật
...
Ngoài ra, GV có thể lập mục tiêu cụ thể cho từng bài học.
Ví dụ: Đối với HS khiếm thị, môn Mỹ thuật, mục tiêu là không bắt buộc, nhưng với
giờ Âm nhạc thì mục tiêu cho mỗi bài học và môn học phải như HS thường vì thính giác của
trẻ khiếm thị là bình thường, ở một số em còn vượt trội. Ngược lại, đối với trẻ khiếm thính,
giờ Mỹ thuật có thể có mục tiêu chung với cả lớp, nhưng giờ nhạc, lại tùy khả năng tiếp thu
của từng trẻ.
Ví dụ 2: Với một học sinh chậm phát triển trí tuệ ở một mức độ nào đó (GV đã biết
mức độ cụ thể cho từng trường hợp), trong giờ tập làm văn tả người: "Em hãy tả hình dáng và
tính tình về một người thân mà em yêu quí nhất".
Yêu cầu chung cho cả lớp: tả được hình dáng, nói lên được những tính tình và có thể
yêu cầu thêm là tại sao em yêu mến người đó v.v...
Nhưng yêu cầu với HSKT: chỉ cần nói được tên, cao hay thấp, hay giúp gì em và mở
rộng thêm yêu cầu tùy khả năng của từng học sinh.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
63
Sau mỗi học kỳ phải có sự điều chỉnh và kết quả đánh giá qua từng năm học được tiếp
nối lên các năm học trên.
Có thể bổ sung thêm nhận xét của phụ huynh về quá trình học ở nhà để GV tham
khảo.
Nói chung, người GV dạy hòa nhập đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lĩnh
hội kiến thức của HS khuyết tật học hòa nhập ở trên lớp học
4.2. TỔ CHỨC LỚP HỌC :
4.2.1. Tổ chức lớp học một cách hợp lý :
- Bố trí trẻ khuyết tật ngồi chỗ thuận lợi cho việc nghe giảng, đầy đủ ánh sáng và không nhất
thiết phải ngồi luôn một chỗ cho hết học kỳ hoặc hết năm học. Nên sắp xếp tùy từng môn học
để GV có thể thường xuyên tiếp cận trực tiếp. GV cần thường xuyên đi lại giữa HS, chú ý
đều đến toàn bộ HS, trong đó có phần lưu ý hơn đến các HS khuyết tật trong lớp.
- HSKT được xếp cạnh những người bạn sẵn lòng giúp đỡ, thay đổi ngay người ngồi cạnh
nếu HSKT không muốn hợp tác nữa.
- Lớp phải có số lượng HS vừa phải, thông thoáng, dễ dàng cho các hoạt động tích cực: HS
khuyết tật chỉ tiếp thu tốt khi trong lớp có hình thức dạy học sinh động.
- Số lượng HS quyết định nhiều đến việc tham gia tích cực vào các hoạt động của tiết học,
đảm bảo mỗi hoạt động học tập, các HS đều được thể hiện mình bằng hành động cá nhân
(phát biểu, lên giải bài trên bảng), trong đó HS khuyết tật phải được tham gia ít nhất 3 lần.
Các phương pháp giảng dạy tích cực phải được coi như yếu tố làm cho HS khuyết tật chủ
động được bản thân và dễ hòa nhập với bạn cùng lớp. Phương pháp thảo luận và làm việc
theo nhóm cần phải được ưu tiên á p dụng. Nên để cho HS khuyết tật cũng được giữ các vị trí
như
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
64
người điều khiển, thư ký và người báo cáo thay mặt nhóm trình bày trước lớp các em cũng
được coi như một thành viên thực thụ của lớp mà không bị phân biệt. Từ đó, hình thành sự
tự tin cho các em. Tuy nhiên, không đòi hỏi yêu cầu cao về kết quả chính xác như HS bình
thường khác. Đánh giá về HS khuyết tật qua hoạt động ở lớp thiên về tính tham gia và sự
tiếp thu tùy theo năng lực của từng em.
4.2.2. Giáo viên theo dõi thực hiện các phương pháp giảng dạy đối với các môn học
theo bảng sau: (dành riêng cho trẻ khuyết tật) :
Họ và tên: Lớp: Dạng tật:
MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP MỨC ĐỘ TIẾP THU
Phương
pháp đồng
loạt
Phương
pháp đa
trình độ
Phương
pháp
trùng lặp
giáo án
Phương
pháp
thay thế
Tốt Đạt
yêu
cầu
Chưa đạt
yêu cầu
Toán
Tiếng Việt
Tự nhiên xã hội
Đạo đức
Mỹ thuật
Nhạc
Thể dục
v.v...
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
65
Cách áp dụng phương pháp khác nhau đối với trẻ có dạng tật khác nhau. Ví dụ:
HSKT A, trong học kỳ 1 với môn Toán, GV đã áp dụng phương pháp đồng loạt, nghĩa là mục
tiêu học tập chung cho HS cả lớp, nhưng trong quá trình học, nếu nhận thấy HS A không theo
kịp lớp, GV có thể thay đổi bằng một trong các phương pháp khác còn lại cho phù hợp,
không nhất thiết phải đợi hết học kỳ.
Học kỳ tiếp theo có thể thay đổi cách áp dụng các phương pháp tùy theo sự tiến bộ
của trẻ đối với các môn.
Sau mỗi năm học, đánh giá các mặt về HSKT phải được bàn giao cho GV sẽ nhận
lớp năm học tiếp theo để việc theo dõi và học tập có tính liên tục.
Việc xây dựng tiết học cá nhân là cần thiết đối với HSKT, nhưng đòi hỏi phải có sự cộng tác
của giáo viên trường chuyên biệt: Các giáo viên cùng lên kế hoạch, cùng thực hiện. Thực
hiện việc này phải có qui định cụ thể của các nhà quản lý giáo dục và các chế độ về thời gian
và kinh phí.
4.2.3. Giáo viên cần vận dụng các yếu tố sau trong lớp học hòa nhập :
- Giao cho HSKT làm những việc phù hợp với khả năng.
- Dạy trẻ bằng cách hướng dẫn cụ thể: từng hoạt động, thao tác và tìm hiểu khám
phá các tình huống cụ thể.
- Dành cho HSKT nhiều thời gian hơn đối với phần thực hành.
- Luyện tập cho HSKT các kỹ năng xã hội từ các tình huống trong lớp trong trường.
- Khi giảng bài chú ý vừa mô tả bằng lời vừa bằng các hình tượng cụ thể.
- Sử dụng những câu ngắn, rõ ràng và đơn giản.
- Không đưa ra dồn dập quá nhiều thông tin trong một lần.
- Tránh gây không khí căng thẳng trước khi vào giờ học.
- Sử dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp nhằm giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ
nhớ.
- Thường xuyên ôn tập và nhắc lại nhiều lần những kiến thức đã học để trẻ khắc sâu
kiến thức.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
66
4.3. XÂY DỰNG VÒNG TAY BÈ BẠN :
Khi mới vào lớp, GV có thể chủ động phân công các hs ngồi cạnh và giúp đỡ HSKT
nhưng sau một học kỳ, để cho trẻ KT được tự chọn bạn mà trẻ cho là thích nhất và có thể
giúp trẻ học tốt nhất.
GV phân chia HS trong lớp theo ba mức tiếp cận với trẻ KT:
1. Mức 1 (nhóm 1): từ 1 đến 3 HS có học lực khá trở lên, có khả năng giúp bạn
và được trẻ KT thân thiện nhất.
2. Mức 2 (nhóm 2) là nhóm bạn cùng tham gia giúp trẻ KT thực hiện nhiệm vụ
học tập, cùng chơi, cùng sinh hoạt, giúp đỡ trong các vấn đề cá nhân.
3. Mức 3 (nhóm 3): là toàn thể HS trong lớp luôn ủng hộ, thân thiện đoàn kết,
tuy không trực tiếp giúp đỡ.
Tiếp điểm A biểu hiện sự tương đối trong cách phân chia HS ra làm các nhóm bạn ở
các mức khác nhau. Các HS có thể hoán đổi cho nhau các vị trí trong suốt năm học.
Vòng tay bè bạn có thể tiếp tục theo các năm học tiếp theo, có tính đến sự thay đổi vị
trí HS trong lớp ở các nhóm, tùy hoàn cảnh, tùy ý thích của trẻ KT. Giáo viên cũng cần chỉ
A
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
67
dẫn phụ huynh xây dựng vòng tay bè bạn cho trẻ khuyết tật gồm bố mẹ và người thân cùng
các bạn gần nơi sống theo từng mức tiếp cận với trẻ như vòng tay bè bạn ở lớp. Qua vòng
tay bè bạn, nhận thức, kỹ năng sống của HSKT sẽ được rèn luyện, bồi đắp ngày càng phong
phú.
Sự thành công của vòng tay bạn bè còn tùy thuộc vào tinh thần thiện chí hợp tác của
các em HS trong lớp: phải được giáo dục thường xuyên về ý thức cộng đồng, tình thương và
sự đồng cảm. Cách giáo dục hiệu quả là cho học sinh xem tranh, xem phim, nghe kể chuyện
về đời sống và sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống của học sinh khuyết tật, tác dụng nhất là
những mảnh đời thực gần nơi HS sinh sống.
Giáo viên là người chủ động trong việc tăng cường các kỹ năng xã hội cần thiết cho
việc giao tiếp: Tạo môi trường giao lưu, hoạt động vui chơi trong nhóm bạn và cả tập thể lớp
với nhau, tạo mối quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh để phát triển ngôn ngữ nói.
Trong công tác Đội của từng trường nên có nội dung dành cho việc tuyên truyền cho
đội viên về tình thươngvà trách nhiệm với các bạn HSKT, có những hoạt động cụ thể để kèm
cặp và giúp đỡ.
Các công việc cụ thể nêu trên không cố định trong mọi hoàn cảnh và giữ nguyên cho
mọi học sinh khuyết tật mà theo nguyên tắc điều chỉnh lỉnh hoạt cho phù hợp với từng
trường hợp.
Trong việc học tập, không thể không nói đến SỰ PHỐI HỢP CỦA PHỤ HUYNH
HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN :
- Phụ huynh phải được coi là những thành viên trong việc giáo dục học sinh khuyết tật.
- Giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải đến nhà học sinh khuyết tật để tìm hiểu hoàn cảnh gia
đình, mức độ tật, nguyên nhân bị tật và tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ. Trong quan hệ với gia
đình học sinh, giáo viên luôn giữ vai trò chủ động từ việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung,
xác định nhiệm vụ phù hợp với phụ huynh. Cụ thể: hàng ngày sau mỗi buổi học, khi phụ
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
68
huynh đón con, giáo viên có thể giành khoảng 5 phút để trao đổi ngay với phụ huynh về
những diễn biến trong buổi học để kịp thời có biện pháp khắc phục, không để quá lâu mới
trao đổi với phụ huynh.
- Đầu mỗi năm học, cần có buổi họp giữa nhà trường và phụ huynh HSKT và thành
lập chi hội phụ huynh trẻ khuyết tật: có chương trình, kế hoạch cụ thể cho việc phối hợp với
nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc học tập của con. Thường xuyên cung cấp tài
liệu hình ảnh để cha mẹ HS hiểu và hỗ trợ nhà trường trong việc học tập.
- Mời PH có trẻ khuyết tật cùng dự các buổi tập huấn do ngành giáo dục tổ chức, dự
hội thảo chuyên đề để phụ huynh thấy được triển vọng cũng như khó khăn của GDHN, từ đó
có sự hợp tác tích cực với giáo viên và nhà trường. Nói chung, phải thống nhất nội dung giáo
dục hòa nhập ở lớp và ở nhà để phụ huynh cùng thực hiện.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
69
KẾT LUẬN
Công tác giáo dục hòa nhập ở thành phố Hồ Chí Minh đang được xúc tiến một cách
tích cực, số trường nhận học sinh học hòa nhập tăng cùng với số lượng học sinh khuyết tật
được đến trường phổ thông. Để đưa được trẻ khuyết tật đi học hòa nhập là sự cố gắng lớn của
cán bộ ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể, đó cũng là thuận lợi lớn. Một số học sinh
khuyết tật ở trường chuyên biệt từ nhỏ nên khi vào học hòa nhập tương đối dễ dàng hơn các
em khác. Có trường tiểu học có lớp chuyên biệt trong trường dành cho học sinh khuyết tật
nặng, ở đây các em chủ yếu được tập luyện nhằm cho việc phục hồi chức năng, khi các em
tiến bộ đến mức có khả năng hòa nhập sẽ được đưa vào lớp bình thường. Việc hòa nhập
thành công phụ thuộc nhiều vào lòng nhiệt tình của giáo viên, sự quan tâm, lòng yêu trẻ
khuyết tật của Ban giám hiệu nhà trường, điều này thể hiện rất rõ ở một số trường tiểu học
được khảo sát. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều tồn tại do các nguyên
nhân chủ quan và khách quan:
- Một bộ phận cán bộ và giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích lâu
dài của việc cho trẻ khuyết tật được học ở lớp hòa nhập.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các nhà quản lý giáo dục với phụ huynh trong việc đưa
trẻ khuyết tật ra lớp: nhiều phụ huynh không nhận thức được quyền lợi đi học của con mình
để tích cực làm thủ tục nhập học cho con.
- Chưa có sự phân loại về y tế theo chuẩn chung (áp dụng cho tất cả các trường) để xác
định khả năng học của trẻ ở trường thường.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
70
- Lớp học hiện nay khá đông, với 40 - 45 phút cho một tiết học, GV vừa hoàn thành
giáo án vừa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nên trẻ khuyết tật khó có thể theo kịp
giờ học với trẻ khác.
- Giáo viên chưa sử dụng hết các phương pháp (đồng loạt, thay thế, đa trình độ...) để điều
chỉnh hợp lý sức học của HSKT.
- Việc sắp xếp trẻ nhiều dạng tật vào một lớp đã làm cho GV gặp khó khăn, một lúc
GV phải hướng dẫn cách tiếp thu bài cho ba dạng HS trở lên, làm phân tán lớp học và mất
nhiều thời gian.
- Các trường hòa nhập hiện nay chưa tổ chức được các tiết học cá nhân cho trẻ khuyết
tật.
- Rất ít giáo viên đang dạy hòa nhập được tham gia các khóa bồi dưỡng về GDHN.
- Các trẻ khuyết tật nếu được bắt đầu việc học tập từ trường chuyên biệt đều gặp thuận
lợi khi học hòa nhập, trẻ tỏ ra thích nghi và làm quen nhanh với quá trình học tập ở trường
phổ thông.
- Trẻ khuyết tật, thường có khác biệt trong hành vi ứng xử mà chưa thật sự được sự
thông cảm và chia sẻ của GV và các bạn trong lớp.
- Chất lượng học tập của HSKT còn phụ thuộc vào sự quan tâm của các gia đình. Có sự
chênh lệch khá rõ về khả năng tiếp thu kiến thức của HSKT khiếm thị, khiếm thính và chậm
phát triển trí tuệ. Các em còn gặp nhiều trở ngại trong việc tham gia các hoạt động của lớp,
vòng tay bạn bè ở lớp chưa phát huy tác dụng để thúc đẩy sự hòa nhập giữa HSKT và HS
bình thường.
- Nói chung các trường, lớp có trẻ học hòa nhập đều xác định được nhiệm vụ và những
khó khăn khi nhận trẻ khuyết tật vào học, đa số các Ban giám hiệu và GV đều thông cảm và
có một tấm lòng cao thượng để giúp
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
71
trẻ khuyết tật hòa nhập được. Tuy nhiên, còn không ít cán bộ quản lý nhà trường và GV còn
tỏ ý lo ngại cho việc phải đảm nhận dạy trẻ khuyết tật, lo cho thành tích học tập của lớp, lo
mất thời gian thêm cho trẻ khuyết tật và đặc biệt là họ chưa tin vào khả năng hòa nhập vào
cộng đồng của các em, chưa tin vào việc học tập của các em sẽ có ích sau này.
- Qua thực tế khảo sát một số trường hợp đã học hòa nhập, cho thấy một vấn đề cần lưu ý: Để
trẻ khuyết tật học hòa nhập có hiệu quả, cần phải thực hiện chương trình can thiệp sớm (đây
cũng là một vấn đề lớn, được coi như nhân tố ban đầu của quá trình học hòa nhập)
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài có một số kiến nghị sau:
1. Ưu tiên giải quyết ba yếu tố đóng góp phần quan trọng cho các hoạt động học tập trên lớp
của trẻ khuyết tật: Đánh giá định kỳ HSKT học trong lớp, tổ chức lớp học hợp lý và xây dựng
vòng tay bạn bè.
Nâng cao nhận thức của GV đối với công tác GD trẻ khuyết tật bằng các đợt tập huấn ngắn
ngày, bồi dưỡng chuyên môn định kỳ ở các cơ sở đào tạo GV dạy trẻ khuyết tật, thường
xuyên tổ chức tham quan chéo giữa các trường có GDHN để học hỏi và rút kinh nghiệm.
3. Khi đã coi GDHN là một nhiệm vụ thì cần quan tâm đến điều kiện vật chất hơn ở những
lớp có trẻ KT học: sĩ số của lớp chỉ từ 30 - 35 em, trang thiết bị trong lớp học như đủ ánh
sáng, bàn ghế phải đúng qui cách, có đầy đủ các dụng cụ học tập hỗ trợ.
4. Nên sắp xếp trẻ cùng một loại tật vào trong một lớp học để tạo thuận tiện cho GV, GV cần
được tập huấn kỹ cách dạy hòa nhập với từng loại dạng tật, đặc biệt dạy trẻ khiếm thính phải
biết về ký hiệu ngôn ngữ, dạy trẻ khiếm thị cần biết về sách chữ nổi...
5. Tổ chức tuyên truyền về quyền đi học của trẻ khuyết tật một cách thường xuyên và sâu
rộng: qua báo đài, truyền hình, các buổi tập trung tại các trường học và đặc biệt tại địa
phương, nơi gia đình trẻ khuyết tật sinh sống.
6. Kết hợp các lực lượng: Giáo viên, phụ huynh, các tổ chức xã hội trong việc huy động trẻ ra
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
72
lớp và theo dõi việc đến lớp thường xuyên, hạn chế không để tình trạng nghỉ học giữa chừng,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
7. Hàng năm cần tiến hành điều tra số lượng và tình trạng dị tật, sức khỏe của trẻ khuyết tật
trên cả nước để có kế hoạch cho công tác hòa nhập. Đặc biệt chú ý tới quá trình can thiệp
sớm đối với lứa tuổi mầm non.
8. Có mức trợ cấp hợp lý cho GV dạy hòa nhập và trẻ KT học hòa nhập.
9. Thống nhất cách đánh giá chung về học tập, đạo đức cho trẻ KT trên cả nước.
10. Xây dựng các phòng học phục vụ cho tiết học cá nhân của từng loại tật ở các trường.
Tóm lại, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật muốn thực hiện thành công là vào
nhiều yếu tố: chính sách, nguồn đầu tư của chính phủ. Và trên hết là độ, nhận thức và nỗ lực
của cả xã hội đối với sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật trong đó công tác tư tưởng đối với các
nhà quản lý giáo dục và các giáo là nhân tố quan trọng nhất, vì chính họ là người trực
tiếp tham gia vào trình học tập của học sinh khuyết tật.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số văn bản pháp qui về vấn đề người khuyết tật và trẻ khuyết tật :
- Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992.
- Luật phổ cập Giáo dục tiểu học ngày 16/8/1991.
- Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
- Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2010.
2. Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
3. Mô hình giáo dục hòa nhập cấp xã cho trẻ khuyết tật - Thực tiễn và triển vọng, NXB
Quốc gia, Hà Nội, 2002.
4. Đặng Huỳnh Mai, Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt Nam từ năm 2003-2010, Kỷ Yếu
Hội thảo "Trao đổi kinh nghiệm GDHN trẻ khuyết tật", Hà Nội, 6/2003.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên, Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (tài liệu bồi
dưỡng cán bộ giảng viên các trường sư phạm), Hà Nội, 7/2003.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch chiến lược giáo dục khuyết tật Việt Nam giai đoạn
2005-2015, Hà Nội, 2005.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu mười năm thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt
Nam, Hà Nội, 2005.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng kết 10 năm giáo dục trẻ khuyết tật,
TP HCM, 2005.
9. Lê Văn Tạc, Thập kỷ giáo dục hòa nhập Việt Nam thành tựu và viễn cảnh, Kỷ yếu mười
năm thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt Nam, Hà Nội, 2005.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
74
10. Viện khoa học giáo dục -Trung tâm tật học, Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, Hà Nội,
12/2002.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo-Trao đổi kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 6/2003.
12. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Khoa Giáo dục đặc biệt, Kỷ yếu hội thảo hữu nghị
Việt Nam - Nhật Bản: hòa nhập giáo dục và hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật, Hà Nội,
2003.
13. Nguyễn Thị Hoàng Yến, vấn đề đào tạo giáo viên và chuyên gia trong giáo dục đặc biệt,
Kỷ yếu hội thảo "trao đổi kinh nghiệm giáo dục khuyết tật tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh",
6/2003.
14. Trịnh Đức Duy, Đỗ Văn Ba, Lê Nguyên Huân, Lê Văn Tạc, Giáo dục trẻ khuyết tật thính
giác, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1995.
15. Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt (Tây
Ban Nha 1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
16. Richard A.Villa, Các kỹ năng cần thiết để dạy trong một lớp hòa nhập, TPHỒ Chí Minh,
2003.
17. Phạm Minh Hạc, Tâm lý học Vư-gôt-xki, tập 1, NXB Giáo dục, 1997.
18. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành tâm lý học, NXB Giáo dục. 1990.
19. Nguyễn Hữu Chùy, Đào Thị Vân Anh, Đánh giá tình hình giáo dục trẻ khuyết tật trên cơ
sở tâm lý học sinh và bước đầu định hướng phương thức đào tạo giáo viên, Đề tài cấp bộ,
2000.
20. Nguyễn Hữu Chùy, Đào Thị Vân Anh, Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở
một số tỉnh phía Nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Đề tài cấp bộ,
2003.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
1
PHỤC LỤC
PHIÊU LẤY Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Tuổi: Nam Nữ
Sô năm dạy học: Số năm dạy hòa nhập:
Dạng tật của trẻ: Khiếm thị: , Khiếm thính: , Chậm phát triển trí tuệ:
Để góp phần nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy hòa nhập. Xỉn anh (chị) vui lòng
trả lời các câu hỏi sau:
1/Anh (chị) đã được bồi dường về dạy hòa nhập:
7T1. Hội thảo (từ 1-3 ngày) :7T
2. Tập huấn (từ 4 ngày đến 1 tháng) :
3. Khóa đào tạo (từ 1 tháng trở lên) :
4. Chưa được dự loại nào như trên :
Ý kiến
khác5T............................................................................................................................................
2/ Anh (chị) có được trang bị thêm Utài liêuU và Udụng cụ học tậpU dành cho việc dạy hòa
nhập
Có 7T:7T
Không 7T:7T
3/Mức độ khó khăn của Utrẻ khuyết tậUt trong lớp về mặt học tập (mỗi hoạt động, chọn
một mức độ - đánh dấu x)
Stt Hoạt động Dễ dàng Khó khăn Hầu như không thực hiện
được
1 Chú ý nghe giảng bài
2 Ghi nhớ bài học
3 Tập đọc
4 Chính tả
5 Giải toán
4/Mức độ biểu hiện của Utrẻ khuyết tậtU trong sinh hoạt tập thể (mỗi biểu hiện, chọn 1
mức độ - đánh dấu x)
Stt Biểu hiện Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Hầu như
không
1 Giơ tay phát biểu
2 Cùng tham gia trò chơi (giờ ra chơi)
3 Tham gia các HĐ tập thê (văn nghệ,
sinh hoạt v.v...)
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
2
5/ Có trẻ khuyết tật học hòa nhập, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập chung của cả
lớp
Nhiều 7T:7T Vừa 7T:7T Ít7T:7T
6/ Mức độ khó khăn của Ugiáo viênU trong lớp hòa nhập (đánh số thứ tự vào ô 7T:7T theo độ
khó từ cao xuống thấp)
1.Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn:...
2.Khả năng tiếp thu của trẻ khuyết tật:
3.Thiếu sự hướng dẫn (tài liệu, phương pháp bổ trợ):
4. Thiếu kiến thức về lĩnh vực khuyết tật của học sinh:
7/Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học hòa nhập (mỗi
giải pháp chỉ chọn một mức độ, đánh dấu x)
Stt Giải pháp Rất cần
thiết
Cần Không cần
thiết
1 Giáo viên được bồi dưỡng kiến thức về khuyết tật
và kỹ năng dạy hòa nhập
2 Có chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy hòa nhập
3 Giảm chỉ tiêu thi đua đối với các lớp học hòa nhập
4 Hình thành nhóm bạn giúp nhau
5 Sư ủng hô, đồng cảm của phụ huynh cả lớp
6 Có những buổi học riêng: rèn kỹ năng ghi nhớ, sự
tậptrung... (đối với trẻ khuyết tật)
8/Đánh số từ cao xuống thấp theo mức độ hiệu quả của các hình thức kèm cặp trẻ
khuyết tật trong lớp hòa nhập
Giáo viên kèm trực tiếp:
Đôi bạn giúp nhau:
Nhóm bạn giúp nhau:
Ý kiến khác:
Cám ơn sự cộng tác của anh (chị)
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
PHIẾU QUAN SÁT HỌC SINH
Họ và tên HS: Tuổi: Nam, Nữ
Lớp: Trường: Quận:
Dạng tật: Số năm học hòa nhập: Học lực:
Ngày: Môn học: Vị trí ngồi trong lớp:
GV của lớp đã được tập huấn về GD HN:
BIỂU HIÊN
Nghe GV hướng dẫn
nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ Số lần tự
giơ tay
phát biểu
Số lần
được GV
gọi trả lời
Giờ ra
chơi
Chăm
chú
Lơ đãng Chăm chú Lơ đãng Cùng chơi
với các
bạn
Không
tham gia
BIỂU HIỆN TÂM LÝ
BIẾU HIỆN
NGÔN NGỮ
Lưu loát, truyền cảm
Diễn đạt bình thường
Diễn đạt khó khăn
VẬN ĐỘNG Thao tác nhanh nhẹn
Thao tác hơi chậm nhưng theo kịp các họat động của lớp
Quá chậm, hầu như không theo kịp các họat động trên lớp
CẢM XÚC
Vui vẻ, nhiệt tình
Bình thường
Chán nản, không vui
Biểu hiện khác:
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
PHIẾU LẤY Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU
Để góp phần nghiên cứu các giải pháp, nhằm tăng hiệu quả của quá trình giáo dục hòa
nhập, xin đ/c trả lời một số câu hỏi sau:
1/ Số năm trường nhận học sinh học hòa nhập:
6 năm
2/ Ý kiến của đ/c về giáo dục hòa nhập: (chỉ chọn 1 câu trả lời)
Nên thực hiện vì mang nhiều ý nghĩa cho trẻ khuyết tật
Khó thực hiện, tuy có ý nghĩa cho trẻ khuyết tật
Không nên thực hiện vì không mang lại ích lợi gì cho trẻ KT
3/ Lớp học hòa nhập trong trường đã: (Chỉ chọn một câu trả lời)
Ảnh hưởng nhiều đến phong trào thi đua của lớp và trường
Gây khó khăn phần nào cho các phong trào thi đua
Không gây ra khó khăn nào
4/Hiện nay, Trường có tạo điều kiện cho giáo viên dạy lớp hòa nhập:
Giảm bớt chỉ tiêu thi đua
Có tiền phụ cấp thêm (từ nguồn kinh phí của trường)
Giảm bớt các hoạt động khác
5/Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học hòa nhập (mỗi
giải pháp chỉ chọn một mức độ, đánh dấu x)
Stt
Giải pháp Rất cần
thiết
Cần Không cần
thiết
1
Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên kiến thức
về khuyết tật và kỹ năng dạy hòa nhập
2
Có chế độ ưu đãi đặc biệt cho giáo viên day hòa
nhập
3
Giảm chỉ tiêu thi đua đối với các lớp học hòa nhập
4
Hình thành nhóm bạn giúp nhau
5
Sự ủng hộ, đồng cảm của phụ huynh cả lớp
6
Có những buổi học riêng (tiết cá nhân): rèn kỹ năng
ghi nhớ, sự tập trung v.v... (đối với trẻ khuyết tật)
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên:........................................... ................. Tuổi: Nam: Nữ:
Học lớp: Trường:
Em vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
1/ Em thường chơi với các bạn nào trong giờ ra chơi (Em viết tên những người bạn đó
của em- Nếu không có thì không ghi)
2/ Em thường học bài với những bạn nào (em viết tên các bạn đó-Nếu không có thì
không ghi)
3/ Em thích cách học bài nào nhất (em chỉ chọn một cách và đánh dấu x vào ô □)
Học một mình
Học với một bạn khác
Học với một nhóm bạn
Cảm ơn em.
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TIẾT DỰ GIỜ TRẺ KHIẾM THỊ
19TBảng 1.1:
SỐ HỌC SINH
(11)
ĐỘ TUỔI HỌC LỰC ĐÔ DÙNG DH
CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT
(SÁCH CHỮ
NỔI)
Nam nữ Học
đúng
độ tuổi
Học
không
đúng độ
tuổi
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Có Không
sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl %
6 54,5 5 45,5 0 0 11 100 1 9 2 18,2 8 72,7 0 11 100 0 0
19TBảng 1.2:
20TBiểu hiện qua hành động học tập và vui chơi
NGHE GV
HƯỚNG DẪN
VÀ NHẬN
NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ
SỐ LẦN
TỰ GIƠ
TAY
PHÁT
BIỂU
SỐ LẦN
ĐƯỢC GV
GỌI TRẢ
LỜI
GIỜ RA CHƠI
Chăm
chú
Lơ
đãng
Chăm
chú
Lơ
đãng
Tính trung
bình trên
HS (24/11)
Tính trung
bình trên
HS (16/11)
Cùng chơi
với các bạn
Không
tham gia
Số lần 11 0 11 0 1 1,5 0 11
% 100 0 100 0 0 100
Bảng 1.3: Biểu hiện tâm lý
BIỂU HIỆN TÂM LÝ SL %
NGÔN NGỮ
Lưu loát, truyền cảm 2 18,2
Diễn đát bình thường 9 81,8
Diễn đát khó khăn 0 0
VẬN ĐỘNG
Thao tác nhanh nhen 4 36,4
Thao tác hơi chậm nhưng theo kịp các họat động của lớp 7 63,6
Quá chậm, hầu như không theo kịp các họat động trên lớp 0 0
CẢM XÚC
Vui vẻ, nhiêt tình 3 27,3
Bình thường 7 63,6
Chán nản, không vui 1 9
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
7T2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TIẾT DỰ GIỜ TRẺ KHIẾM THÍNH
Bảng 2.1:
SÔ HỌC SINH
(9)
ĐỘ TUỔI HỌC LỰC ĐỒ DÙNG DH
CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT
Nam nữ Học
đúng
độ tuổi
Học
không
đúng độ
tuổi
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Có Không
sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl %
7 77,8 2 22,2 0 0 9 100 0 0 3 33,3 5 55,6 1 11,1 0 0 9 100
Bảng 2.2:
Biếu hiện qua hành động học tập và vui chơi
NGHE GV
HƯỚNG DẪN
VÀ NHẬN
NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ
SỐ LẦN
TỰ GIƠ
TAY
PHÁT
BIỂU
SỐ LẦN
ĐƯỢC GV
GỌI TRẢ
LỜI
GIỜ RA CHƠI
Chăm
chú
Lơ
đãng
Chăm
chú
Lơ
đãng
Tính trung
bình trên
mỗi HS
(4/9)
Tính trung
bình trên
mỗi HS
(46/9)
Cùng chơi
với các bạn
Không tham
gia
Số lần 3 6 3 6 0,4 5,1 9
% 33,3 66,7 33,3 66,7 100
Bảng 2.3: Biểu hiện tâm lý
BIỂU HIỆN TÂM LÝ SL %
NGÔN NGỮ Lưu loát, truyền cảm 2 18,2
Diễn đát bình thường 9 81,8
Diễn đát khó khăn 0 0
VẬN ĐỘNG Thao tác nhanh nhen 4 36,4
Thao tác hơi chậm nhưng theo kịp các họat động củalớp 7 63,6
Quá chậm, hầu như không theo kịp các họat động trên lớp 0 0
CẢM XÚC Vui vẻ, nhiêt tình 3 27,3
Bình thường 7 63,6
Chán nản, không vui 1 9
Báo cáo khoa học Đề tài B2003- 23-52
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TIẾT DỰ GIỜ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Bảng 3.1:
16TSỐ 15T6HỌC SINH
15T(30)
15TĐỘ TUÔI
15THỌC LỰC
15TĐỔ DÙNG DH
15TCHO TRỀ
KHUYẾT
TẬT
18TNam 18Tnữ 18THọc
đúng
độ tuổi
18THọc
không
18Tđúng
đô tuổi
18TGiỏi 18TKhá 18T rung
bình
18TYếu 18TCó 18TKhông
18T 8 18T 2 18T0 18T30 18T0 18T3 18T21 18T6 18T0 18T30
17T% 18T60 18T40 18T0 18T 00 18T0 18T 0 18T70 18T20 18T0 18T 00
Bảng 3.2:
Biểu hiện qua hành động học tập và vui chơi
NGHE GV
HƯỚNG
DẪN VÀ
NHẬN
NHIÊM VỤ
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ
SỐ LÂN TỰ
GIƠ TAY
PHÁT BIỂU
SỐ LẤN
ĐƯỢC GV GỌI
TRẢ LỜI
GIỜ RA CHƠI
Chăm
chú
Lơ
đãng
Chăm
chú
Lơ
đãng
Tính trung
bình trên
mỗi HS
(42/30)
Tính trung bình
trên mỗi HS(
108/30)
Cùng chơi
với các
bạn
Không
tham gia
Số lần 13 17 27 3 1,4 3,6 12 18
% 43,3 56,7 90 10 40 60
Bảng 3.3: Biểu hiện tâm lý
BIỂU HIỆN TÂM LÝ SL %
NGÔN NGỮ Lưu loát, truyền cảm 2 6,7
Diễn đát bình thường 20 66,7
Diễn đát khó khăn 8 26,7
VẬN ĐỘNG Thao tác nhanh nhen 3 10
Thao tác hơi chậm nhưng theo kịp các họat động của lớp 23 76,7
Quá chậm, hầu như không theo kịp các họat động trên lớp 4 13,3
CẢM XÚC Vui vẻ, nhiêt tình 7 23,3
Bình thường 22 73,3
Chán nản, không vui 1 3,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nckh_nghien_cuu_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cac_hoat_dong_hoc_tap_cho_hoc_sinh_khuyet.pdf