Báo cáo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (tóm tắt)

Đề án “ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” được thực hiện khi đất nước đang trong thời kỳ “Đổi mới-Mở cửa-Hội nhập” với bao vận hội mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là một trung tâm kinh tế-văn hóa-khoa học có vị trí lớn thứ hai sau thủ đô Hà Nội, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước, có vị trí chính trị quan trọng đối với đất nước ở phía Nam và trên khu vực Đông Nam Á cũng đứng trước những vận hội mới và thách thức mới. Để xứng đáng với vai trò lớn lao này Thành phố cần phải tạo được những chuyển biến cơ bản trên các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó giao thông vận tải vốn được xem là “mạch máu” của nền kinh tế cần được ưu tiên phát triển trước một bước. Từ trước đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có một số nghiên cứu về quy hoạch giao thông đô thị ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào giải quyết một cách đồng bộ, tổng thể và cũng chưa có nghiên cứu nào được phê duyệt chính thức. Nghiên cứu lần này hướng tới việc giải quyết vấn đề đó. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nghiên cứu trước đề án này đã điều chỉnh một số vấn đề được xem là không còn phù hợp và bổ sung những vấn đề mới hoặc còn thiếu so với yêu cầu phát triển chung của thành phố, của vùng theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Trước viễn cảnh phát triển tươi sáng của đất nước, thành phố sẽ có những thay đổi lớn lao, nhanh chóng, vì vậy quy hoạch tổng thể của thành phố nói chung cũng như quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố nói riêng cũng sẽ cần được điều chỉnh, bổ sung định kỳ. Đây cũng là vấn đề bình thường của sự phát triển. Mặc dù vậy, bản đề án này vẫn tạo được “khung cơ bản“ cho việc xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông sau này. Trong phần kết luận của bản đề án kiến nghị: 1) Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” và kế hoạch đầu tư đến năm 2010 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. 2) Thành lập một ban chỉ đạo để phối hợp hoạt động giữa Bộ GTVT, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, Ngành liên quan trong việc lập kế hoạch triển khai các dự án theo kế hoạch 5 năm, kế hoạch từng năm trình Chính phủ phê duyệt cho thực hiện. 3) Bộ GTVT chủ trì việc đề xuất cơ chế thực hiện xây dựng các tuyến giao thông liên vùng theo quy hoạch chung để phân luồng từ xa góp phần giảm ùn tắc giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh. 4) Bộ GTVT và các Bộ, Ngành liên quan hỗ trợ Thành phố về kỹ thuật, về tìm nguồn vốn để phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng chở lớn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân. 5) Bộ GTVT, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan cho lập kế hoạch cụ thể thực hiện di dời các cảng đã được xác định trong quy hoạch.

doc37 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (tóm tắt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng tâm, đường xuyên tâm có cấp hạng là đường ô tô cấp I, cấp II, cấp III, đường cao tốc; các đường phố chính cấp I cấp II đô thị trong nội thành.Về mặt lý luận, đây được xem là điều kiện bắt buộc không thể bỏ qua bởi vì mạng lưới đường cơ sở quyết định sự hình thành và phát triển một cách ổn định lâu dài toàn bộ mạng lưới đường theo hoạch định. Về mặt thực tiễn, thì việc hình thành mạng lưới đường cơ sở không phải là xuất phát từ chỗ “không có gì cả” mà là trên cơ sở của hệ thống đường hiện có thực hiện cải tạo, nâng cấp tuyến kết hợp với xây dựng một số tuyến mới. Như vậy, việc xây dựng mạng lưới đường cơ sở sẽ không phá vỡ không gian đô thị hiện nay mà ngược lại sẽ tạo tiền đề cho việc cải tạo, phát triển đô thị theo quy hoạch. Ở thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đường cơ sở về cơ bản đã được xác định và hình thành một phần. Trong vòng 20 năm tới cần cải tạo, nâng cấp các tuyến có sẵn và xây dựng mới thêm một số tuyến theo quy hoạch để có được một mạng lưới đường cơ sở hoàn chỉnh. Việc phát triển thêm số lượng đường mới trong mạng lưới đường cơ sở sau này có lẽ sẽ chỉ trên những khu vực mới mang tính cục bộ ngoài đường vành đai 2 như: ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn còn việc phát triển mạng tổng thể theo hướng rộng hơn nữa về lãnh thổ thì phải sau năm 2020. Điều này có ý nghĩa thực tiễn không chỉ do định hướng quy hoạch mạng đã rõ mà còn do khả năng mở thêm đường trong phạm vi đường vành đai 2 là không hiện thực vì mức độ đô thị hóa cao. 3.4 Quy hoạch phát triển vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 Quy hoạch phát triển các phương thức vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 được lập trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, kinh nghiệm phát triển các phương thức vận tải ở các nước tiên tiến và khu vực cũng như các điều kiện thực tế ở Việt Nam. 3.4.1 Dự báo nhu cầu vận tải Kết quả dự báo nhu cầu vận tải trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: tổng số lượt người đi lại trong ngày năm 2004 là 20,5 triệu; năm 2010 là 26,0 triệu (tăng 1,26 lần so với năm 2004) và năm 2020 là 36,0 triệu (tăng 1,76 lần). Với mức gia tăng như vậy đến năm 2020 trên một số trục chính nội đô và một số trục đối ngoại số lượt người đi lại sẽ đạt 16-26 ngàn lượt người/giờ/hướng vượt xa năng lực vận tải của hệ thống xe buýt (4-5 ngàn lượt/giờ/hướng). 3.4.2 Lựa chọn phương thức vận tải Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển cho một đô thị cần dựa vào quy mô dân số, lưu lượng hành khách trong giờ cao điểm và khả năng đáp ứng những yêu cầu cơ bản vận chuyển hành khách công cộng của từng loại phương tiện. Việc tổ chức mạng giao thông đô thị dựa trên quy mô dân số có ưu điểm là có thể xác định được xu hướng phát triển của các loại phương tiện giao thông chính trong tương lai, trên cơ sở đó lên kế hoạch, sắp xếp tổ chức mạng giao thông cho giai đoạn hiện tại. Dưới đây là bảng quan hệ giữa quy mô dân số và các phương tiện giao thông cần có: Quy mô dân (1000 người) Lưu lượng tối đa (người/giờ/hướng) Phương tiện vận chuyển 15 ¸ 20 - Phương tiện cá nhân 20 ¸ 60 Nhỏ hơn 1.000 Xe buýt + xe cá nhân 60 ¸ 100 1.000 ¸ 2.000 Xe buýt là chính + xe cá nhân 100 ¸ 300 2.000 ¸ 6.000 Xe buýt là chính + taxi + xe cá nhân 300 ¸ 500 6.000 ¸ 8.000 Xe điện + xe buýt + taxi + xe cá nhân 500 ¸ 1.000 8.000 ¸ 12.000 Đường sắt nhẹ + xe buýt + taxi + xe cá nhân Trên 1.000 Trên 12.000 Đường sắt nội - ngoại ô; tàu điện ngầm và các phương tiện kể trên Dân số thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 6,2 triệu người (chưa kể số cư trú vãng lai), trong đó dân số nội thành là 5,2 triệu người. Đến năm 2020 dân số sẽ đạt 10 triệu người, nội thành là 6 triệu người. Dự báo lưu lượng giao thông trên một số trục đường chính ở trung tâm lúc đó sẽ đạt khoảng 16 ¸ 26 ngàn lượt người/giờ/hướng. Đối chiếu giữa bảng quan hệ quy mô dân số-loại phương tiện vận chuyển cần có nêu trên với số liệu dự báo về dân số và lượng người đi lại bình quân trên các trục đường chính trong tương lai ở thành phố Hồ Chí Minh có thể nhận thấy xu hướng phát triển của các loại phương tiện giao thông chính trong tương lai của thành phố Hồ Chí Minh phải là phương tiện vận chuyển khối lượng lớn (đường sắt nội-ngoại ô, tàu điện ngầm) với sự hỗ trợ của các loại phương tiện vận tải đường bộ khác. 3.4.3 Cơ cấu các phương thức vận tải Trên cơ sở quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 cần đạt 30% và đến năm 2020 đạt 50% khối lượng vận tải. Từ mục tiêu này xác định cơ cấu phương thức vận tải như sau: 1. Đường bộ: Các phương thức vận tải hành khách đường bộ chủ yếu gồm: Vận tải công cộng bằng xe buýt và taxi; vận tải cá nhân gồm: xe con, xe máy và xe đạp. Lộ trình thay đổi các phương thức vận tải hành khách nhằm tăng mạnh các phương tiện vận tải công cộng, giảm xe máy, xe đạp song song với quá trình tăng xe con cá nhân do mức sống tăng. Cụ thể là: Tăng tỷ lệ vận chuyển hành khách bằng xe buýt và taxi từ 3,2% như hiện nay lên 10-12% năm 2010-2015 và 15-18% năm 2020. Tăng tỷ lệ đi lại bằng xe con từ 4,8% năm 2004 lên 7% năm 2010-2015 và giữ nguyên tỷ lệ đó đến năm 2020. Tăng tỷ lệ đi lại bằng xe đạp từ 5,0% năm 2004 lên 6% năm 2010 và giữ nguyên tỷ lệ đó đến năm 2020. Giảm tỷ lệ xe máy từ 78,8% năm 2004 xuống còn khoảng 51,0-58,0% năm 2010-2015 và 27-33% năm 2020. LỘ TRÌNH THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG ĐẦU XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ Đơn vị : xe TT Loại phương tiện Năm 2004 2010 – 2015 2020 1 Xe đạp 1.143.000 2.178.000 2.900.000 2 Xe máy 2.429.000 2.500.000 1.800.000 3 Xe con cá nhân 114.600 216.900 263.000 4 Xe buýt 2.840 9.000 15.000 5 Ta xi 6.000 9.500 12.700 6 Xe khách liên tỉnh và xe khác 35.850 48.100 53.400 Đường sắt: Giai đoạn năm 2010 – 2015 Thành phố cần có phương thức vận chuyển hành khách công cộng khối lượng lớn là đường sắt đô thị để đảm nhận được 12-14% nhu cầu đi lại. Phấn đấu xây dựng trước bốn đoạn tuyến xe điện ngầm: Bến Thành-Tham Lương, Bến xe Miền Đông-Vòng xoay Phú Lâm, Ngã sáu Gò Vấp-Khánh Hội và Bến Thành-Suối Tiên. Cần triển khai nghiên cứu để sớm xây dựng một số tuyến xe điện mặt đất hoặc Monorail ở các tuyến có lưu lượng hành khách lớn, có mặt cắt ngang đường hiện tại rộng hoặc có khả năng giải tỏa. CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH Đơn vị : % TT Loại phương tiện Năm 2004 2010-2015 2020 •1 Xe buýt + Taxi 3,2 10,0 – 12,0 15,0 – 18,0 2 Đường sắt đô thị 12,0 – 14,0 32,0 – 35,0 Vận tải HKCC = (1) + (2) 3.2 22,0 – 26,0 47,0 – 53,0 3 Xe đạp 5,0 6,0 6,0 4 Xe máy 78,8 51,0-58,0 27,0-33,0 5 Xe con 4,8 7,0 7,0 6 Xe khách liên tỉnh và xe khác 8,2 8,0 7,0 3.5 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 3.5.1 Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ 1) Các đường vành đai Đường vành đai 1 với tổng chiều dài 56 km theo các trục và các điểm khống chế: Ngã tư Bình Thái-cầu Bình Lợi mới-sân bay Tân Sơn Nhất-đường Hoàng Văn Thụ-ngã tư Bảy Hiền-đường Âu Cơ-cắt trục xuyên tâm Đông-Tây-đường Nguyễn Văn Linh-cầu Phú Mỹ-cắt đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây-ngã tư Bình Thái thành đường đô thị cấp I 6-10 làn xe, chiều rộng 60-120 m, hoàn thành năm 2010, trong đó đoạn đã có tuyến nhưng chưa đạt tiêu chuẩn là 4,0 km, đoạn chưa có tuyến là 21 km và đoạn đi chung với đường vành đai 2 là 31 km (với 12,4 km đã có tuyến đạt tiêu chuẩn). Đường vành đai 2 với tổng chiều dài 65 km theo các trục và các điểm khống chế:Ngã ba Gò Dưa-Ngã tư Bình Phước-Ngã tư An Sương-cắt trục xuyên tâm Đông-Tây-đường Nguyễn Văn Linh-cầu Phú Mỹ-cắt đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây-ngã tư Bình Thái-đường Kha Vạn Cân-Ngã ba Gò Dưa thành đường đô thị cấp I 8-10 làn xe, chiều rộng 120 m, hoàn thành năm 2009-2010, trong đó đoạn đã có tuyến đạt tiêu chuẩn là 38 km, đoạn đã có tuyến nhưng chưa đạt tiêu chuẩn là 5 km và đoạn chưa có tuyến là 22 km. Đường vành đai 3 có tổng chiều dài khoảng 83 km theo hướng: Điểm đầu từ điểm kết nối với đường cao tốc liên vùng phía Nam tại Nhơn Trạch – cắt sông Đồng Nai (cầu Nhơn Trạch) – cắt đường Hà Nội tại khu vực Tân Vạn –theo đường quy hoạch phía Nam T.p Biên Hòa – song hành với đường tỉnh 747, đường tỉnh 743 – phía Nam thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương – phía Bắc thị trấn Hóc Môn – song hành đường Đặng Công Bỉnh (dọc rạch Tra-kênh Xáng nông trường Nhị Xuân, nông trường Lê Minh Xuân) – phía Nam huyện Bình Chánh – điểm cuối nối vào đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương-Cần Thơ (điểm đầu đường cao tốc liên vùng phía Nam ở khu vực huyện Bình Chánh). Đây là đường ô tô cấp I 6-8 làn xe, hoàn thành khoảng năm 2015. Như vậy đường vành đai 3 cùng với một đoạn của đường cao tốc liên vùng phía Nam tạo lưu thông khép kín. Đường cao tốc liên vùng phía Nam phục vụ vận tải quá cảnh theo các trục cao tốc từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành, khu vực cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải và ngược lại. Tuyến còn dùng để khép kín lưu thông của đường vành đai 3 phục vụ vận tải bao quanh ngoại vi thành phố trên phạm vi rộng giữa các quận, huyện với nhau, đồng thời phân bổ giao thông từ ngoài vào nội thành và ngược lại. Tuyến có tổng chiều dài khoảng 59 km theo hướng: Bắt đầu từ đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương-Cần Thơ (điểm cuối của đường vành đai 3 ở khu vực huyện Bình Chánh) – qua khu vực phía Nam huyện Bình Chánh, phía Bắc huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh – cầu Bình Khánh (sông Nhà Bè) –cầu Phước Khánh (sông Lòng Tàu) – điểm đầu đường vành đai 3 (khu vực Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai) – theo đường bao thành phố Nhơn Trạch – cầu Phước An (sông Thị Vải) nối vào đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Đây là đường cao tốc 6-8 làn xe, trên đó có cầu Bình Khánh và Phước Khánh mỗi cầu dài khoảng 2000m; hoàn thành khoảng năm 2015. Đường vành đai 4 nối các đô thị vệ tinh liền kề thành phố Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 152 km theo các hướng: Điểm đầu giao với quốc lộ 1 ở phía Bắc khu công nghiệp Bàu Xéo huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai – cắt quốc lộ 13 ở phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một – cắt quốc lộ 22 ở gần khu công nghiệp Tây-Bắc huyện Củ Chi – theo đường tỉnh 824, 823, 830 – gần thị trấn Đức Hòa – theo đường bao thị trấn Bến Lức – cắt quốc lộ 1 tại khu vực thị trấn Bến Lức – cắt quốc lộ 50 gần thị trấn Cần Giuộc – nối vào đường xuyên tâm Bắc-Nam tại khu công nghiệp Hiệp Phước. Đây là đường ô tô cấp I 6-8 làn xe (có sử dụng một số tiêu chuẩn của đường cao tốc); hoàn thành khoảng năm 2020. Như vậy, đường vành đai 4 có dạng bán vành khuyên (không khép kín). Đặc điểm không khép kín xuất phát từ 2 nguyên nhân: Ở phía Đông-Bắc hệ thống giao thông đã được phủ đủ dày bởi các quốc lộ:1, 1K, 51, đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây; ngoài ra, mật độ các khu công nghiệp, các khu đô thị của tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực này đã rất cao khiến cho việc mở tuyến rất khó thực hiện. Ở phía Nam, theo điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã được chính phủ phê duyệt thì huyện Cần Giờ với diện tích rừng ngập mặn khoảng 33 ngàn ha được xem là khu vực bảo tồn thiên nhiên, một “lá phổi” của thành phố mà trên đó không được xây dựng các công trình hạ tầng, công nghiệp lớn gây nguy hại đến sự cân bằng sinh thái của vùng. 2) Các đường xuyên tâm Đường Đông-Tây: Đường Đông-Tây với tổng chiều dài khoảng 29 km theo hướng: Ngã ba Thủ Đức-đường Hà Nội-ngã ba Cát Lái-hầm Thủ Thiêm-đường Bến Chương Dương-Hàm Tử-An Lạc thành đường 6 làn xe, mặt cắt ngang phía Thủ Thiêm rộng 120m, phía đường Bến Chương Dương rộng 42 m, hoàn thành năm 2007. Đường Bắc-Nam: Hướng xuyên tâm Bắc-Nam hình thành không rõ nét do khó khăn về mặt bằng; vì vậy, hướng này được tổ chức bằng cách phối hợp giữa : Đoạn đường hướng tâm đã có sẵn: Quốc lộ 22-nút giao An Sương (trên đường vành đai 2)-đường Trường Chinh; Đường nội đô Cách Mạng Tháng Tám-сầu Ông Lãnh-cầu Kênh Tẻ nối với đường hướng tâm từ khu vực cụm cảng biển Hiệp Phước tới đường Nguyễn Văn Linh (một đoạn của đường vành đai 1, 2); và 3 tuyến trên cao: tuyến số 1 từ nút giao Cộng Hòa-đường Cộng Hòa-đường Bùi Thị Xuân, nối vào tuyến số 2 theo đường Tô Hiến Thành và nối vào tuyến số 3 theo đường Lê Hồng Phong-đường Lý Thái Tổ-đường Nguyễn Văn Cừ –đường Lê Văn Lương-đường Nguyễn Văn Linh. 3) Các đường hướng tâm Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại: Quốc lộ 1 phía Đông đoạn ngã 3 chợ Sặt-Nút giao thông Thủ Đức 6 làn xe; quốc lộ 1K đoạn ngã 3 chợ Sặt-cầu Hóa An-nút Linh Xuân 4 làn xe; quốc lộ 13 đoạn Thủ Dầu Một-Nút giao thông Bình Phước 6 làn xe; quốc lộ 22 đoạn Củ Chi-Nút giao thông An Sương 6-8 làn xe; quốc lộ 1 phía Tây đoạn Long An-An Lạc 4-6 làn xe. Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 50 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Gò Công 4 làn xe, riêng đoạn từ đường vành đai 2 vào thành phố được cải tạo nâng cấp thành đường đô thị và xây dựng mới tuyến song hành 4 làn xe. Xây dựng các đường cao tốc song hành với quốc lộ hướng tâm có lưu lượng lớn: Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây-Phan Thiết; Thành phố Hồ Chí Minh- Thủ Dầu Một-Chơn Thành; Thành phố Hồ Chí Minh-Củ Chi-Mộc Bài; Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Cần Thơ;Thành phố Hồ Chí Minh-Nhơn Trạch-Long Thành (đường cao tốc liên vùng phía Nam). Cải tạo một số đường tỉnh để hỗ trợ cho các tuyến quốc lộ hướng tâm: đường tỉnh 12 đoạn Lái Thiêu-Ngã tư Ga 4 làn xe; đường tỉnh 16 đoạn Cầu Phú Cường-Đường vành đai 2 4 làn xe; đường tỉnh 15 đoạn Hóc Môn-Quang Trung 4 làn xe; đường tỉnh 14 đoạn vành đai 2-vành đai 4 4 làn xe; đường tỉnh 10 đoạn vành đai 2-vành đai 4 4 làn xe; đường liên tỉnh 15 đoạn đường Rừng Sát-Cầu Tân Thuận 4 làn xe; các đường tỉnh 7, 8, 9 ở hai huyện Hóc Môn, Củ Chi 4 làn xe. Xây dựng mới trục Tây-Bắc đoạn Đức Hòa-khu công nghiệp Vĩnh Lộc 4 làn xe. 4) Các đường phố chính nội đô Cải tạo, nâng cấp các đường phố chính tạo thành mạng lưới đường “Xương sống” trong nội đô với tổng chiều dài khoảng 252 km bao gồm : 1. Đường Hà Nội (đoạn Ngã tư Bình Thái-Điện Biên Phủ) : dài 6,7 km; 2. Đường Võ Thị Sáu : dài 2,2 km; 3. Đường Bạch Đằng-Phan Đăng Lưu-Hoàng Văn Thụ : dài 5,6 km; 4. Đường Mùng Ba Tháng Hai : dài 6,0 km; 5. Đường Hồng Bàng-Hùng Vương : dài 10,4 km; 6. Đường Hải Thượng Lãn Ông-Tháp Mười-Hậu Giang : dài 4,6 km; 7. Đường Hàm Nghi-Trần Hưng Đạo : dài 6,1 km; 8. Đường XôViết Nghệ Tĩnh-Nguyễn Thị Minh Khai : dài 6,3 km; 9. Đường Nguyễn Hữu Cảnh : dài 3,3 km; 10. Đường Trần Xuân Soạn-Phạm Thế Hiển : dài 19,3 km; 11. Đường Tôn Đức Thắng- Đinh Tiên Hoàng : dài 4,1 km; 12. Đường Hai Bà Trưng-Nguyễn Kiệm-Nguyễn Oanh : dài 10,9 km; 13. Đường Paster : dài 2,8 km; 14. Đường Nguyễn Văn Trỗi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa : dài 6,1 km; 15. Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài : dài 3,1 km; 16. Đường Lý Thường Kiệt : dài 3,7 km; 17. Đường Nguyễn Tri Phương-Chánh Hưng nối dài : dài 7,6 km; 18. Đường Bình Quới : dài 3,7 km; 19. Đường Vười Lài : dài 4,4 km; 20. Đường Âu Cơ-Lê Đại Hành-Thuận Kiều-Châu Văn Liêm: dài 7,1 km; 21. Đường vòng cung Tây-Bắc Tây-Nam : dài 48,4 km; 22. Đường Lê Trọng Tấn : dài 2,3 km; 23. Đường Bà Hom : dài 4,8 km; 24. Đường Trường Chinh-Cách Mạng Tháng Tám : dài 13,0 km; 25. Ngoài ra, còn một số tuyến đường chính của các quận 9, Thủ Đức, quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh. 5) Hệ thống đường trên cao Hệ thống đường trên cao được xây dựng để giải quyết giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng lớn, có mặt cắt ngang đương hiện tại đủ rộng hoặc có khả năng giải tỏa đạt từ 30 m trở lên ; gồm 4 tuyến liên thông với nhau, tổng chiều dài khoảng 37,7 km: Tuyến 1: Từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa –Bùi Thị Xuân-Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh , dài khoảng 10,8 km, 4 làn xe. Tuyến 2: Từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành-theo đường Tô Hiến Thành-Lữ Gia-Bình Thới-Lạc Long Quân-đường số 3-đường vành đai 2, dài khoảng 10 km, 4 làn xe. Tuyến 3: Từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành-theo đường Lê Hồng Phong nối dài-Lê Hồng Phong-Lý Thái Tổ-Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn văn Cừ nối dài-Lê văn Lương-đường Nguyễn Văn Linh, dài khoảng 7,3 km, 4 làn xe. Tuyến 4: Từ nút giao thông Bình Phước-theo quốc lộ 13-vượt sông Sài Gòn-đường Vười Lài-Nguyễn Xí-Đinh Bộ Lĩnh-Điện Biên Phủ-nối vào tuyến số 1, dài khoảng 9,6 km, 4 làn xe. Đối với một số tuyến có hành trình dài sẽ tổ chức một số điểm lên xuống từ mặt đất để tăng thêm hiệu quả sử dụng. Các điểm lên xuống được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc sau: Cự ly giữa các điểm là khoảng 5-6 km. Đây là cự ly để xe có thể lưu thông với tốc độ cao liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu 5 phút. Tại mỗi quận mà tuyến đi qua cần có ít nhất một điểm lên xuống; Tiếp nối được với các đường phố chính trên khu vực tuyến đi qua. 6) Các nút giao thông Cải tạo, xây dựng mới 80 nút giao thông chính khác mức tập trung trên các đường vành đai, các đường hướng tâm, các đường xuyên tâm và các đường phố chính nội đô; ở các vị trí có điều kiện và có nhu cầu ưu tiên tổ chức thành các nút giao liên thông. Cải tạo, mở rộng 33 nút giao chính đồng mức. Cải tạo, chỉnh trang các nút giao còn lại. 7) Các cầu lớn, hầm vượt sông Sông Nhà Bè: Xây dựng mới cầu Bình Khánh trên đường cao tốc liên vùng phía Nam 8 làn xe. Sông Lòng Tàu: Xây dựng mới cầu Phước Khánh trên đường cao tốc liên vùng phía Nam, 8 làn xe. Sông Thị Vải: Xây dựng mới cầu Phước An trên đường cao tốc liên vùng phía Nam, 8 làn xe. Sông Đồng Nai: Ngoài 3 cầu hiện có là cầu Đồng Nai (quốc lộ 1), cầu Hóa An (quốc lộ 1K) và cầu Đồng Nai Lớn (đường sắt Bắc-Nam), xây dựng mới 5 cầu từ thượng lưu đến hạ lưu: cầu Thủ Biên 6-8 làn xe (đường vành đai 4), cầu Hóa An II 4 làn xe (quốc lộ 1K), cầu Đồng Nai 6-8 làn xe (đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây), cầu Nhơn Trạch 6-8 làn xe (đường vành đai 3) và cầu Nhơn Trạch (đường sắt Thủ Thiêm-Nhơn Trạch-sân bay quốc tế Long Thành) đường đôi. Sông Sài Gòn: Ngoài 6 cầu đã và đang xây dựng là cầu Bến Súc, cầu Phú Cường (đường tỉnh 8), cầu Bình Phước (đường vành đai 2), cầu Bình Triệu I, cầu Bình Triệu II (quốc lộ 13) và cầu Sài Gòn (đường Hà Nội), xây dựng mới 14 cầu từ thượng lưu đến hạ lưu: cầu Phú Thuận 6-8 làn xe (đường vành đai 4), cầu Bình Gởi 6-8 làn xe (đường vành đai 3), cầu Phú Long 4 làn xe (đường tỉnh 12), cầu Tam Bình (đường sắt vành đai thành phố Hồ Chí Minh) đường đôi, cầu Bình Lợi 4 làn xe (đường trên cao số 2), cầu Bình Lợi 4-6 làn xe (đường vành đai 1), cầu Bình Lợi (đường sắt Bắc-Nam) đường đôi, cầu Bình Quới 4 làn xe (bán đảo Thanh Đa), cầu Sài Gòn II 4 làn xe (đường Hà Nội), cầu Thủ Thiêm 1 (đường Ngô Tất Tố) 4 làn xe, cầu Thủ Thiêm 2 (cầu Ba Son-đường Tôn Đức Thắng) 4 làn xe, cầu Thủ Thiêm 3ù (nối quận 4) 4 làn xe, cầu Thủ Thiêm 4ù (nối quận 7) 4 làn xe, cầu Phú Mỹ 6 làn xe (đường vành đai 1-2); xây dựng mới 2 hầm: hầm Thủ Thiêm đường bộ 6 làn xe, hầm Thủ Thiêm đường sắt đôi. Kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Chợ Đệm, rạch Ông Lớn, rạch Xóm Củi, rạch Các: Ngoài 12 cầu đã và đang xây dựng là cầu Chánh Hưng (đường Chánh Hưng), cầu Chữ Y (đường Nguyễn Biểu), cầu Kênh Tẻ (đường Bắc-Nam), cầu Tân Thuận (đường liên tỉnh 15), cầu Nguyễn Văn Cừ 4 làn xe (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài), cầu Tân Thuận II 3 làn xe (đường liên tỉnh 15), cầu Bình Điền (quốc lộ 1), cầu Cần Giuộc, cầu Ông Lớn, cầu Xóm Củi (đường vành đai 1), cầu Rạch Ông (đường Trần Xuân Soạn), cầu Nhị Thiên Đường (quốc lộ 50), xây dựng mới 8 cầu từ thượng lưu đến hạ lưu: cầu Chợ Đệm II 6-8 làn xe (đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương), cầu Chợ Đệm III 6-8 làn xe (đường vành đai 3), cầu Chợ Đệm (đường sắt thành phố Hồ Chí Minh-Mỹ Tho) đường đôi, cầu Phú Định 6-8 làn xe (đường vành đai 2), cầu Rạch Lò Gốm-Kênh Đôi 4-6 làn xe (đường vành đai 1), cầu Rạch Các I 8 làn xe (đường cao tốc liên vùng phía Nam), cầu Rạch Các II 6-8 làn xe (đường vành đai 4) và cầu Rạch Các III (đường sắt vành đai phía Tây-cảng Hiệp Phước) đường đơn. Tổng cộng có 51 cầu lớn qua các các sông, kênh, rạch chính của thành phố, trong đó có 21 cầu đã và đang xây dựng, 30 cầu và 2 hầm sẽ xây dựng mới. 8) Hệ thống bến-bãi đỗ xe 1. Cải tạo, xây dựng mới 7 bến với tổng diện tích khoảng 79 ha, trong đó có 3 bến xe cũ: bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Xuyên Á (xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn); 4 bến mới: bến xe Suối Tiên (bến xe miền Đông mới - quận 9), bến xe Sông Tắc (bến xe miền Đông mới bám trục cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây), bến xe Bình Chánh I (bến xe miền Tây mới bám quốc lộ 1 đoạn phía Tây– huyện Bình Chánh), bến xe Bình Chánh II (bám quốc lộ 50 – huyện Bình Chánh). 2. Cải tạo, xây dựng mới 17 bến kỹ thuật cho xe buýt với tổng diện tích 44 ha, trong đó có 6 bến cũ: Hậu Cần 1, Hậu Cần 2, Hậu Cần 3, Hậu Cần 4, An Tôn, Bắc Việt; 11 bến mới: Nam cầu Đồng Nai, Bình Phước, Bình Chánh, Cần Giuộc, Bình Khánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 9, Vĩnh Lộc, Tỉnh lộ 10. 3. Xây dựng 15 bến đỗ xe taxi và một số bến nhỏ hiện có với tổng diện tích khoảng 31 ha ở một số quận, huyện; có một số bến chính như sau: Công viên 23/9, Hòa Hưng, Thủ Thiêm, Chợ Bà Chiểu, Tân Sơn Nhất, Bảy Hiền, Tân Thới Hiệp, Bình Triệu, Chợ Lớn. 4. Xây dựng 42 bãi đỗ xe với tổng diện tích khoảng 410 ha cho xe tải và xe con; các bãi và điểm đỗ xe trong các khu dân cư với tổng diện tích khoảng 1100 ha theo hình thức xây dựng trên mặt đất, trên cao hoặc ngầm dưới mặt đất; phần còn lại sẽ sử các bãi thứ cấp, các hình thức nhỏ linh hoạt khác như: garage riêng của từng cơ quan, gia đình; ngay kết cấu của các bãi thứ cấp cũng cần cải tiến theo kiểu Garage nhiều tầng để tăng được sức chứa mà không tăng diện tích chiếm dụng. 5. Xây dựng 11 đầu mối trung chuyển hành khách chính với tổng diện tích khoảng 3 ha. 6. Xây dựng12 bãi tiếp chuyển hàng hóa ở cửa ngõ ra vào nội đô phục vụ lưu giữ hàng hóa từ các tỉnh đến để sau đó chuyển tiếp vào nội đô hoặc chuyển tiếp ra cảng và ngược lại, tổng diện tích khoảng 300 ha. 7. Cải tạo kho thông quan nội địa Linh Xuân (20 ha), xây dựng mới kho Long Trường (50 ha) và kho Tân Kiên (60 ha). Tổng diện tích bến-bãi là khoảng 1140 ha, chiếm khoảng 2,6% đất đô thị. 3.4.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt 1) Đường sắt quốc gia: Từ nay đến năm 2020, cần xây dựng hoàn chỉnh đầu mối đường sắt phía Nam như sau: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom-Hòa Hưng, trong đó xây dựng mới đoạn tuyến tránh Biên Hòa về phía Nam và xây dựng mới đoạn trên cao Bình Triệu-Hòa Hưng; Xây dựng mới tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu nối ray với đường sắt Bắc-Nam tại ga Biên Hòa mới; Xây dựng mới tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh-Lộc Ninh (đường sắt Xuyên Á) nối ray với đường sắt Bắc-Nam tại Dĩ An; Xây dựng mới tuyến vành đai phía Tây thành phố, nối từ ga lập tàu An Bình đến ga Tân Kiên và tuyến Tân Kiên-Mỹ Tho-Cần Thơ; Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt chuyên dùng nối từ tuyến đường sắt quốc gia tới cảng Hiệp Phước và cảng Cát Lái; Về các ga trong khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng mới các ga Lập tàu và bãi hàng An Bình(tại Bình Dương), ga Bình Thắng (Bình Dương - nối ray xuống cảng Cát Lái), ga Gò Vấp, ga khách kỹ thuật Bình Triệu, ga khách Sài Gòn (tại Hòa Hưng) và các trạm khách cho tàu vé tháng trên đoạn đường sắt đi cao Bình Triệu-Tân Kiên cũng như trên các đoạn Tân Kiên-Mỹ Tho, Bình Triệu- Biên Hòa. Xây dựng mới các ga trên tuyến đường sắt vành đai bao gồm các ga Tân Thới Hiệp, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, ga khách kỹ thuật Tân Kiên, ga hàng hoá và cảng cạn (ICD) Tân Kiên, ga Long Định (nối ray xuống cảng Hiệp Phước). 2) Đường sắt đô thị : Các tuyến đường sắt nội, ngoại ô: Trên cơ sở 4 tuyến đường sắt quốc gia được quy hoạch nêu trên sẽ tổ chức 4 vùng chạy tàu ngoại ô để vận chuyển lao động con lắc tới các khu công nghiệp và các đô thị vệ tinh, trên đó tàu đô thị chạy chung với tàu đường dài, cụ thể như sau: Hòa Hưng-Biên Hòa-Xuân Lộc dài 77 km (trên đoạn Trảng Bom- Hòa Hưng thuộc đường sắt Bắc-Nam); Hòa Hưng-Phú Mỹ dài 50 km (thuộc đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu); Hòa Hưng-Chơn Thành dài 81,5 km (thuộc đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh); Hòa Hưng-Mỹ Tho dài 70 km (thuộc đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh-Mỹ Tho-Cần Thơ); Các tuyến đường sắt nhẹ: Quy hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ tốc độ nhanh phục vụ cho phát triển các khu đô thị, công nghiệp và sân bay quốc tế mới, cụ thể như sau: Tân Thới Hiệp - Trảng Bàng dài 33 km (phục vụ cho khu đô thị-công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và Khu công nghiệp Trảng Bàng); Thủ Thiêm-Nhơn Trạch-Sân Bay quốc tế Long Thành dài 56 km (phục vụ đô thị và sân bay mới). Hệ thống tàu điện ngầm (Metro): Hệ thống metro thành phố Hồ Chí Minh sẽ bao gồm 6 tuyến xuyên tâm và 1 tuyến vành khuyên nối kết các trung tâm chính của thành phố với tổng chiều dài 107 km, bao gồm: Tuyến số 1: Bến Thành-Suối Tiên dài 18 km (thuộc tuyến vận tải khối lượng lớn Bến Thành-Biên Hòa); Tuyến số 2: Bến xe Tây Ninh-Trường Chinh-Tham Lương-Cách Mạng Tháng Tám-Bến Thành-Thủ Thiêm dài 19 km; Tuyến số 3: Quốc lộ 13-Bến xe Miền Đông-Xô Viết Nghệ Tĩnh-Nguyễn Thị Minh Khai-Trần Phú-Hùng Vương-Hồng Bàng-Kinh Dương Vương-Bến xe Miền Tây-Tân Kiên dài 23 km; Tuyến số 4: Cầu Bến Cát-Đường Thống Nhất-đường 26/3 dự phóng-Nguyễn Oanh-Nguyễn Kiệm-Phan Đình Phùng-Hai Bà Trưng-Bến Thành-Nguyễn Thái Học-Khánh Hội-Lê Văn Lương-Nguyễn Văn Linh dài 24 km (bao gồm cả nhánh metro nối từ tuyến số 4 vào nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất); Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới-Quốc lộ 50-Tùng Thiện Vương-Lý Thường Kiệt-Hoàng Văn Thụ-Phan Đăng Lưu-Bạch Đằng-Điện Biên Phủ-ga cầu Sài Gòn dài 17 km; Tuyến số 6: Bà Quẹo-Âu Cơ-Lũy Bán Bích-Tân Hóa-Vòng xoay Phú Lâm dài 6 km; Ngoài ra để đậu tàu qua đêm, chỉnh bị, sửa chữa và vận dụng đoàn tàu metro, trong Quy hoạch dự kiến 7 đề pô cho 6 tuyến metro với tổng diện tích chiếm đất khoảng 150 ha, bao gồm: đề pô Suối Tiên –25 ha cho tuyến số 1 ; đề pô Tham Lương -25ha cho tuyến số 2 và số 6; depot Hiệp Bình phước –25 ha và Tân Kiên –25 ha cho tuyến số 3 ; đề pô cầu Bến Cát -25ha và rạch Cây Khô -25ha cho tuyến số 4 ; đề pô khu vực giao lộ đường Nguyễn văn Linh-Quốc lộ 50 –25 ha cho tuyến số 5. Từ nay đến năm 2015 phấn đấu xây dựng được 4 đoạn tuyến metro với tổng chiều dài 54,6 km, bao gồm : Tham Lương - Bến Thành dài 12,3 km (thuộc tuyến số 2); Bến xe Miền Đông -Vòng xoay Phú Lâm dài 13 km (thuộc tuyến số 3); Ngã sáu Gò Vấp - Khánh Hội dài 11,3 km (thuộc tuyến số 3). Bến Thành - Suối Tiên dài 18 km (thuộc tuyến số 1) để nối bến xe liên tỉnh mới Suối Tiên, các khu đô thị mới đang phát triển dọc xa lộ Hà Nội với các quận trung tâm Thành phố. Trước mắt từ nay đến năm 2007 cần hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư cho bốn đoạn tuyến này. Xe điện mặt đất hoặc monorail: Trên các tuyến có lưu lượng lớn và có mặt cắt ngang đường đủ rộng hoặc có khả năng giải tỏa, qui hoạch cải tạo mở rộng đường và xây dựng các tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail gồm 3 tuyến dưới đây với tổng chiều dài 35 km: Tuyến XĐ 1: Sài Gòn-Chợ Lớn-Bến xe Miền Tây dài 12,5 km; Tuyến XĐ 2: Nguyễn văn Linh từ Quốc lộ 50 (quận 8) – Quận 2 dài 14 km; Tuyến XĐ 3: Ngã sáu Gò Vấp – Công viên phần mềm Quang Trung dài 8,5 km (sau này nối tiếp đến ga Tân Thới Hiệp); 3 đề pô cho xe điện với tổng diện tích khoảng 13 ha, bao gồm: đề pô cho tuyến XĐ 1 tại Bến xe Miền Tây–5ha; cho tuyến XĐ 2 tại khu vực giao lộ đường Nguyễn văn Linh-Quốc lộ 50 – 5ha; cho tuyến XĐ 3 tại khu vực giao lộ Xa lộ Đại Hàn-Quang Trung –3 ha. Trước mắt chọn tuyến có điều kiện thuận lợi để xây dựng thí điểm. 3.5.3 Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy 1) Tuyến-Luồng 1. Luồng tàu biển Luồng sông Lòng Tàu: Lượng giao thông trên luồng Lòng Tàu năm 2010 dự kiến ở mức 16900 tàu/năm, gấp đôi lượng giao thông hiện nay. Do vậy, cần cải tạo các đoạn cong, rẽ gấp và hệ thống điều khiển giao thông hàng hải (VTS) để đảm bảo an toàn chạy tàu. Luồng sông Soài Rạp: Giai đoạn đầu luồng này sẽ được sử dụng từ luồng sông Lòng Tàu và sẽ được khai thác như một luồng lưu thông hai chiều có lợi dụng thủy triều. Luồng lưu thông hàng hải thượng nguồn sông Soài Rạp sẽ được phát triển để tiếp nhận tàu Container với tải trọng tới 20000 DWT tại cảng tổng hợp mới ở Hiệp Phước. Chiều cao của đường dây điện cao áp cần được nâng lên để đảm bảo tĩnh không thông thuyền của luồng chạy tàu. 2. Luồng tàu sông Cải tạo, nâng cấp các tuyến đi các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau đạt tiêu chuẩn sông cấp III; Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Lương (qua Rạch Sỏi) đạt tiêu chuẩn sông cấp III; Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Tháp Mười (qua tứ giác Long Xuyên) đạt tiêu chuẩn sông cấp III; Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Hóa đạt tiêu chuẩn sông cấp III; Thành phố Hồ Chí Minh-Bến Súc đạt tiêu chuẩn sông cấp III; Tuyến nối tắt giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đạt tiêu chuẩn sông cấp IV; Tuyến nối tắt sông Thị Vải-Vũng Tàu đi đồng bằng sông Cửu Long đạt tiêu chuẩn sông cấp III. Cải tạo, nâng cấp các tuyến vận tải thủy nội đô: Tuyến vành đai 1:Sông Sài Gòn-rạch Bến Cát-rạch Chợ Mới-rạch Nước Lên-kênh Đôi-kênh Tẻ-sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV, dài khoảng 60 km; Tuyến vành đai 2: Sông Sài Gòn-rạch Tra-kênh Xáng-kênh Cầu An Hạ-sông Chợ Đệm-kênh Đôi-kênh Tẻ-sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV, dài khoảng 96 km. 2) Hệ thống cảng biển 1. Quy hoạch cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 cơ bản phù hợp với quy hoạch chung của thành phố đến năm 2020 được phê duyệt trong quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch nhóm cảng biển thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai-Bà RịaVũng Tàu (nhóm số 5). 2. Cụm cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm khu cảng Sài Gòn (sông Sài Gòn), khu cảng Nhà Bè (sông Nhà Bè), khu cảng Cát Lái (sông Đồng Nai), khu cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp). Cụm cảng Hiệp Phước và cụm cảng Cát Lái sẽ là các cảng chính phục vụ trực tiếp việc xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến công suất cụm cảng vào năm 2020 đạt 35,1 triệu tấn/năm và khoảng 326 ngàn lượt hành khách/năm. Quy mô các khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái chỉ đáp ứng cho tầu chở Container 15000-20000 DWT, tầu bách hóa, hàng rời 20000-25000 DWT, tàu chở hàng lỏng đến 30000 DWT, tàu khách đến 50000 GRT; cảng Hiệp Phước có thể đáp ứng cao hơn. Các cảng trên toàn đoạn sông Sài Gòn không mở rộng phát triển thêm, có kế hoạch di dời cụ thể cho từng giai đoạn. Trước mắt giai đoạn từ nay đến năm 2010 di dời các cảng Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Cảng; riêng Tân Cảng đề nghị hoàn thành việc di dời sớm hơn (vào khoảng năm 2006-2007). Đầu tư xây dựng phát triển khu cảng Cát Lái, khu cảng Hiệp Phước phục vụ di chuyển các cảng trong nội thành và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực, các khu công nghiệp, khu chế xuất sau cảng, các nhà máy, cơ sở sản xuất ven sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp. Khu cảng Nhà Bè chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhập xăng dầu của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Đồng thời sẽ xây dựng cảng tổng hợp Nhà Bè phục vụ việc di chuyển các cảng trong nội thành và phục vụ khu công nghiệp Nhà Bè sau này. Xây dựng một bến tàu khách 50000 GRT tại trung tâm khu bến Nhà Rồng-Khánh Hội. Nghiên cứu xây dựng bến canô, tàu khách tại Cần Giờ phục vụ du lịch và khai thác tuyến Vũng Tàu-Cần Giờ-thành phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng phải gắn với việc bảo tồn khu rừng sinh thái ngập mặn ở huyện Cần Giờ và hành lang ven sông Lòng Tàu-Nhà Bè. 3) Hệ thống cảng sông Xây dựng mới cảng Phú Định trên địa bàn phường 16, quận 8 cặp theo ngã ba sông Chợ Đệm và rạch Nước Lên, công suất 2,5 triệu tấn/năm. Đề xuất xây dựng mới cảng sông Nhơn Đức (nằm tại ngã 3 rạch Bà Lào và rạch Dơi) trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm cảng biển Hiệp Phước, công suất 2,5 triệu tấn/năm. Quy hoạch bến tàu khách trên sông Sài Gòn gần rạch Thị Nghè với tổng diện tích khu đất khoảng 2,2 ha, công suất 1,8 triệu lượt người/năm. 3.5.4 Quy hoạch hệ thống sân bay Mục tiêu chiến lược phát triển vận tải hàng không đến năm 2010 là từng bước vững chắc mở rộng thị trường trên cơ sở cân đối quan hệ cung-cầu, hoàn chỉnh chính sách hợp tác kinh doanh toàn cầu của Việt Nam Airlines. Theo quy hoạch, khu vực thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 2 sân bay: Tân Sơn Nhất và Long Thành. Sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 là 20 triệu hành khách/năm. Phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay đủ khả năng tiếp nhận các máy bay hiện đại hoạt động 24/24 giờ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách đến năm 2025. Chuẩn bị xây dựng mới sân bay quốc tế Long Thành tỉnh Đồng Nai. 3.6 Dự kiến quỹ đất Với tổng chiều dài các tuyến đường bộ, đường sắt, bến-bãi, khu đầu mối kỹ thuật, bến cảng, sân bay như đã trình bày ở các phần trên, quỹ đất dành cho giao thông là 12.331 ha, chiếm 17% diện tích đất đô thị. Diện tích chiếm dụng của các hạng mục chính như sau: Hạng mục Chiều dài (km) Diện tích chiếm dụng (ha) 1. Đường bộ : - Đường vành đai - Trục hướng tâm - Đường phố nội đô cấp I, II - Đường trên cao - Đường quận, huyện - Đường nội bộ khu dân cư - Bến-bãi - Nút giao thông 2. Đường sắt: 2.989 357 314 520 38 1.485 275 593 10.046 2.490 1.820 1.728 66 1.847 118 1.140 809 1.072 - Đường sắt quốc gia - Đường sắt đô thị - Xe điện, Monorail và đường sắt nhẹ 3. Đường thủy - Cảng biển - Cảng sông Sân bay - Tân Sơn Nhất - Long Thành 383 175 35 8 8 446 611 15 397 278 119 5.816 816 5.000 Tổng cộng (Khoâng bao goàm dieän tích saân bay Long Thaønh) 12.331 4. DỰ KIẾN TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ ƯỚC TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2003-2020 4.1 Dự kiến trình tự đầu tư Trình tự đầu tư được xác định trên nguyên tắc sau: - Phù hợp với yêu cầu giao thông của từng thời kỳ; - Đảm bảo tỷ lệ tham gia của vận tải hành khách công cộng ở từng thời kỳ theo kế hoạch; - Tập trung nguồn lực xây dựng xong Mạng lưới đường cơ sở trước khi cải tạo, xây dựng mới các đường khu vực, thứ cấp để tạo tiền đề cho việc sớm hình thành và phát triển mạng xe buýt; - Đầu tư xây dựng cần được tập trung làm hoàn chỉnh từng tuyến để nâng cao hiệu quả đầu tư-khai thác. Từ những nguyên tắc như vậy trong nghiên cứu này đề xuất một trình tự đầu tư như sau: (chi tiết xem trong phụ lục 9). Giai đoạn 1 : Từ năm 2006 đến năm 2010: Xây dựng khép kín đường vành đai 2 (đạt đủ chiều rộng mặt cắt quy hoạch ở những đoạn làm mới) bao gồm cả 2 cầu lớn: Phú Mỹ, Phú Định; xây dựng đường vành đai 1 đoạn Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-nút Kha Vạn Cân (điểm tách ra của vành đai 1 và vành đai 2) bao gồm cả cầu Bình Lợi cùng tất cả các nút giao thông chính trên tuyến để : - Di dời các nhà máy, xí nghiệp và các cảng ra khỏi khu vực nội đô-ngoài đường vành đai 1, trên cơ sở đó cấm các xe ô tô tải ra vào khu nội đô phía trong đường vành đai 1 đồng thời cũng tạo điều kiện hạn chế giao thông quá cảnh xuyên qua khu vực trung tâm cũ của thành phố. - Nâng cao khả năng tự điều chỉnh của các dòng xe ra vào khu vực nội đô để không gây ách tác trên một số trục hướng tâm có khổ đường còn hẹp so với quy hoạch. Tiến độ mong đợi của 2 tuyến này là : Khởi công năm 2006 và kết thúc chậm nhất là năm 2010. Xây dựng đường vành đai 3 đoạn nút giao Tân Vạn-quốc lộ 22 (32 km); Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường hướng tâm từ khu vực cảng biển Hiệp Phước tới đường Nguyễn Văn Linh đạt mặt cắt quy hoạch để cùng với việc cải tạo một số đường phố chính nội đô theo hướng Bắc-Nam tạo hướng xuyên tâm Bắc-Nam. Như vậy, cùng với việc xây dựng đường xuyên tâm Đông-Tây và hầm Thủ Thiêm sẽ sớm ổn định lộ giới của 2 hướng giao thông quan trọng trong nội thành, góp phần chỉnh trang đô thị ở khu vực nội đô, tạo tiền đề cho việc cải tạo các đường phố chính trong giai đoạn tiếp theo. Tiến độ mong đợi đối với tuyến này là : Khởi công năm 2005 và kết thúc chậm nhất là năm 2007. Cải tạo , nâng cấp một số trục hướng tâm (bao gồn tất cả các cầu, các nút giao thông trên tuyến) theo thứ tự ưu tiên: - Quốc lộ 1K : Khởi công năm 2004, kết thúc năm 2006; - Đường tỉnh 43 : Khởi công năm 2004, kết thúc năm 2006; - Đường tỉnh 12 : Khởi công năm 2006, kết thúc năm 2008; - Đường tỉnh 10 : Khởi công năm 2006, kết thúc năm 2008; - Quốc lộ 50 : Khởi công năm 2006, kết thúc năm 2008; - Đường Rừng Sác: Khởi công năm 2004, kết thúc năm 2006; Xây dựng một số đường cao tốc (bao gồn tất cả các cầu, các nút giao thông trên tuyến) theo thứ tự ưu tiên: - Đoạn đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh-Trung Lương: Khởi công năm 2005, kết thúc năm 2008; - Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây: Khởi công năm 2007, kết thúc năm 2011; Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1: Từ đường Trường Chinh, theo đường Cộng Hòa-dọc kênh Nhiêu Lộc đến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Việc xây dựng tuyến này nhằm hỗ trợ cho hành lang Bắc-Nam đoạn từ Nút giao Cộng Hòa-Trường Chinh vào khu vực trung tâm có lưu lượng rất cao nhưng khả năng mở rộng tuyến bị hạn chế. Tiến độ mong đợi đối với tuyến này là : Khởi công năm 2006 và kết thúc chậm nhất là năm 2010. Cải tạo, mở rộng một số đường phố chính theo thứ tự ưu tiên như sau: - Đường Nguyễn Văn Trỗi-Nam Kỳ khởi Nghĩa : Khởi công năm 2005, kết thúc năm 2007; - Đường Chánh Hưng nối dài : Khởi công năm 2004, kết thúc năm 2006; - Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài: Khởi công năm 2005, kết thúc đầu năm 2007; - Quốc lộ 13 đoạn nút giao Bình Phước- cầu Bình Triệu-đài Liệt sĩ; Đường Nguyễn Xí; đường Ung Văn Khiêm: Khởi công năm 2006, kết thúc năm 2007; - Quốc lộ 50 đoạn từ cầu Nhị Thiên Đườngđến đường Nguyễn Văn Linh: Khởi công năm 2006, kết thúc năm 2007; - Các đường: Nguyễn Kiệm-Nguyễn Oanh, Vườn Lài, Đặng Thúc Vịnh (tỉnh lộ 9), đường mở mới từ nút Linh xuân đến nút Kha Vạn Cân (vành đai 2), Bến Vân Đồn và đường trong khu vực đô thị mới Thủ Thiêm. Mở rộng và xây dựng một số nút giao thông cùng mức, khác mức trong khu vực nội đô. Cải tạo, xây dựng mới một số bến-bãi. - Tiến hành cải tạo, xây dựng, chuyển công năng 3 bến xe cũ : Bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Xuyên Á (huyện Hóc Môn); xây dựng 3 bến xe mới: Bến xe Suối Tiên ( bến xe miền Đông mới trên trục Quốc lộ 1A - Quận 9), bến xe Bình Chánh I ( bến xe Miền Tây mới bám qốc lộ 1 đoạn phía Tây - huyện Bình Chánh), bến xe Bình Chánh II (bám quốc lộ 50 - huyện Bình Chánh). - Xây dựng 11 bến mới ở các khu vực: Nam cầu Đồng Nai, Vĩnh Bình, HTX 19/5, Củ Chi,Vĩnh Lộc, Tỉnh lộ 10, Cần Giuộc, Bình Chánh, Bình Khánh, Thạnh Xuân, Trường Thạnh. - Xây dựng 7 bến đỗ xe taxi chính, 21 bãi đỗ xe cho xe tải và xe con; các bãi và điểm đỗ xe trong các khu dân cư (danh sách trong phụ lục 4). - Xây dựng 11 đầu mối trung chuyển hành khách chính (danh sách trong phụ lục 4). - Xây dựng 7 bãi tiếp chuyển hàng hóa ở cửa ngõ ra vào nội đô và trên vành đai 2 (danh sách trong phụ lục 4). - Cải tạo kho thông quan nội địa Linh Xuân, xây dựng mới kho Long Trường và kho Tân Kiên. Khởi công, xây dựng 3 đoạn tuyến tuyến Metro ưu tiên và tuyến số 1: Tham Lương - Bến Thành dài 12,3 km (thuộc tuyến số 2); Bến xe Miền Đông -Vòng xoay Phú Lâm dài 13 km (thuộc tuyến số 3); Ngã sáu Gò Vấp - Khánh Hội dài 11,3 km (thuộc tuyến số 4); Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên dài 18 km. Xây dựng tuyến xe điện XĐ1: Sài Gòn-Chợ Lớn-bến xe miền Tây (dọc theo trục Đông-Tây). Cải tạo 2 luồng tàu biển: Luồng sông Lòng Tàu; luồng sông Soài Rạp. Xây dựng mới cụm cảng Hiệp Phước, cảng tổng hợp Nhà Bè, cảng Cát Lái. Các cảng này phục vụ kế hoạch di dời các cảng cũ nằm trong nội thành ra ngoài. Cải tạo, nâng cấp 7 luồng tàu sông đi các tỉnh lân cận thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cải tạo, nâng cấp 2 tuyến vận tải thủy nội đô vành đai 1, vành đai 2. Xây dựng cảng sông Phú Định và Nhơn Đức: kết thúc trước năm 2010. Giai đoạn 2 : Từ năm 2011 đấn năm 2015: Xây dựng, cải tạo một số đường hướng tâm: - Quốc lộ 1 phía Bắc và xa lộ Hà Nội đoạn từ ngã ba Vũng tàu đến ngã tư Bình Thái: Khởi công năm 2011, kết thúc năm 2013; - Đường mở mới phía Tây-Bắc từ thị trấn Đức Hòa-tỉnh Long An đến đường vành đai 2: Khởi công năm 2011, kết thúc năm 2013; - Đường tỉnh 15: Khởi công năm 2011, kết thúc năm 2014; - Đường tỉnh 16: Khởi công năm 2013, kết thúc năm 2015; Xây dựng đường cao tốc liên vùng phía Nam: Khởi công năm 2011, kết thúc năm 2015; Cải tạo, xây dựng đường vành đai 1 đoạn từ Tân sơn Nhất đến đường Nguyễn Văn Linh, khép kín đường vành đai 1 (đạt đủ chiều rộng mặt cắt quy hoạch nhưng chưa làm đoạn đi trên cao): Khởi công năm 2012, kết thúc năm 2014; Xây dựng tiếp các đoạn còn lại của đường vành đai 3 (theo mặt cắt ngang quy hoạch) bao gồm cầu lớn cùng tất cả các nút giao thông trên tuyến: Kết thúc vào năm 2013. Xây dựng đường vành đai 4 đoạn từ quốc lộ 22 (huyện Củ Chi) đến cảng Hiệp Phước (theo mặt cắt ngang quy hoạch) bao gồm cầu lớn cùng tất cả các nút giao thông trên tuyến: Khởi công năm 2011, kết thúc năm 2015; Mở rộng, kéo dài đường xuyên tâm Bắc-Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh-KCN Hiệp Phước-ranh tỉnh Long An: Khởi công năm 2013, kết thúc năm 2015; Cải tạo, mở rộng một số đường phố chính theo thứ tự ưu tiên như sau: Phan Văn trị, đường tỉnh 7, Lũy Bán Bích, Aâu Cơ-Lê Đại Hành-Thuận Kiều-Châu Văn Liêm, Bà Hom, Bình Thới, Tô Hiến thành, đường huyện 80B-đường vòng cung phía Tây Bắc, Tạ Quang Bửu, Trần Xuân Soạn-Phạm Thế Hiển, Lê đức Thọ, Nguyễn Thị Thập, đường tỉnh 14, Lý Thường Kiệt, Bình Long, Nơ Trang Long; Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 2: Từ tuyến số 1 theo đường Tô Hiến Thành-Lữ Gia-Bình Thới-đường số 2 đến đường vành đai 2; Xây dựng mới một số cầu vượt sông trên các tuyến trục chính đô thị: (danh sách cụ thể xem trong phụ lục 9): Mở rộng và xây dựng một số nút giao thông cùng mức, khác mức trong khu vực nội đô: (danh sách cụ thể xem trong phụ lục 9): Xây dựng tiếp hệ thống bến-bãi: Xây dựng bến xe liên tỉnh Sông Tắc (bến xe Miền Đông mới bám trục cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Quận 9); và mở rộng 6 bến xe đã xây dựng ở giai đoạn 1; Kết thúc xây dựng 17 bến kỹ thuật chuyên dụng cho xe buýt; Xây dựng 21 bãi đỗ xe ô tô trong khu vực nội thành và cải tạo, mở rộng 21 bến đã xây dựng ở giai đoạn 1; Xây dựng 8 bến đậu xe taxi và mở rộng tiếp 7 bến đã xây dựng ở giai đoạn 1; Xây dựng 5 kho bãi trung chuyển hàng hóa và cải tạo, mở rộng 7 bến đã xây dựng ở giai đoạn 1; Kết thúc xây dựng 11 đầu mối trung chuyển hành khách; Cải tạo, mở rộng 3 kho thông quan nội địa; Xây dựng xong 4 đoạn ưu tiên của các tuyến tuyến Metro số 1, 2, 3 và 4 với tổng chiều dài 54,6 km; Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Tp. Hồ Chí Minh-Nhơn Trạch- sân bay Long Thành; Giai đoạn 3 : Từ năm 2016 đấn năm 2020: Mở rộng các đường trục hướng tâm còn lại đạt đủ mặt cắt ngang quy hoạch; Xây dựng và hoàn thành các tuyến cao tốc còn lại; Mở rộng đường vành đai 2 đoạn nút giao Gò Dưa-nút giao An Lạc đủ mặt cắt ngang theo quy hoạch, xây dựng đường trên cao đường vành đai 1 đoạn từ công viên chiến thắng đến đường Nguyễn văn Linh; Xây dựng tiếp đường vành đai 4 đoạn từ quốc lộ 1 phía Bắc (thị trấn Trảng Bom-tỉnh Đồng Nai) đến quốc lộ 22 (huyện Củ Chi); Mở rộng các đoạn còn lại của trục Bắc-Nam đủ mặt cắt ngang theo quy hoạch; Cải tạo, mở rộng các đường phố chính cấp I, cấp II còn lại; Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh 4 tuyến metro số 1, 2, 3, 4 và xây dựng hai tuyến metro mới số 5 và 6; Hoàn thành việc xây các cầu vượt sông lớn trên các trục đường chính; Hoàn thành việc xây dựng, mở rộng hệ thống bến-bãi; Hoàn chỉnh Mạng lưới xe buýt cơ sở; Xây dựng 2 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail XĐ2 và XĐ3; Xây dựng hệ thống đường sắt quốc gia: Xây dựng tuyến tránh Trảng Bom-Hoà Hưng; Xây dựng mới tuyến đi cao Hoà Hưng- Tân Kiên; Xây dựng tuyến Biên Hòa-Vũng Tàu; Xây dựng tuyến Tp. Hồ Chí Minh-Lộc Ninh-Campuchia; Xây dựng tuyến vành đai phía Tây: An Bình-Tân Kiên và Tân Kiên- Mỹ Tho-cần Thơ; Xây dựng tuyến Biên Hòa-Vũng Tàu; Xây dựng 2 tuyến đường sắt chuyên dụng xuống các cảng Cát Lái và Hiệp Phước; Hoàn thiện tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-sân bay Long Thành và xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Tân Thới Hiệp-Trảng Bàng. 11.2 Ước tính tổng mức đầu tư Ước tính tổng mức đầu tư cải tạo, xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và sân bay trên địa bàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh như sau : Đơn vị : Tỷ đồng) TT Hạng mục 2006 -2010 2011 -2015 2016 -2020 Tổng cộng công trình Kinh Phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) 1 Đường bộ: 54.518 64 73.364 54 60.623 32 188.505 46 Các tuyến đường đối ngoại 21.965 27.957 15.242 65.164 - Các cầu lớn 4.158 7.566 3.357 15.080 - Các tuyến đường phố nội đô 17.358 15.328 24.883 57.596 - Nút giao thông 5.919 13.140 6.529 25.588 - Bến-bãi 3.191 8.547 10.374 22.112 - Hệ thống xe buýt 1.901 825 238 2.964 2 Đường sắt: 10.424 12 21.203 16 125.109 66 156.736 38 - Đường sắt quốc gia 57.092 57.092 - Đường sắt đô thị 7.854 18.325 66.269 92.448 - Xe điện mặt đất, Monorail 2.570 2.878 1.748 7.196 3 Đường thủy: 15.518 18 0 0 4.490 2 20.008 5 - Đường biển 15.000 19.490 - Đường sông 518 518 4 Đường không: 5.000 6 40.000 30 0 0 45.000 11 Tổng cộng 85.460 100 134.567 100 190.222 100 410.249 100 Nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông khu vực T.p Hồ Chí Minh đến năm 2010 là : 85.460 tỷ đồng; trong đó các công trình đã có vốn và đang được triển khai thi công là : 18.773 tỷ đồng. 5. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ- CHÍNH SÁCH Do đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nên Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố chịu tác động lớn của hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ-thương mại, du lịch, quốc phòng, môi trường, văn hóa, dân sinh; ngược lại, việc thực hiện bản đề án Quy hoạch này cũng sẽ tạo ra những chuyển đổi tích cực, rõ nét cho các lĩnh vực khác, mang lại những hiệu quả thiết thực cho thành phố và toàn khu vực phía Nam. Đây cũng là một đề án lớn về quy mô-kinh phí, phức tạp về tính chất và phải thực hiện trong một thời kỳ dài; vì vậy, việc tổ chức quản lý giao thông và xây dựng cơ chế-chính sách phù hợp là hết sức quan trọng quyết định việc thực hiện thành công quy hoạch. Những vấn đề sau đây cần được thống nhất chủ trương để UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan thực hiện: 1. Sớm thông qua Quy hoạch, công bố rộng rãi và tổ chức quản lý chặt chẽù quy hoạch. 2. Xây dựng cơ chế huy động vốn để thực hiện các dự án của Quy hoạch theo hướng huy động rộng rãi các nguồn vốn (ngân sách nhà nước, đóng góp từ xã hội, tư nhân, nước ngoài và các nguồn khác). 3. Lập và triển khai các dự án cấp bách theo thứ tự ưu tiên để giải quyết ùn tắc giao thông trong những năm tới. 4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động giáo dục nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông và nghĩa vụ đóng góp bảo trì, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. 5. Có cơ chế phối hợp giữa Trung Ương và địa phương, giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊâ Đề án “ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” được thực hiện khi đất nước đang trong thời kỳ “Đổi mới-Mở cửa-Hội nhập” với bao vận hội mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là một trung tâm kinh tế-văn hóa-khoa học có vị trí lớn thứ hai sau thủ đô Hà Nội, một trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước, có vị trí chính trị quan trọng đối với đất nước ở phía Nam và trên khu vực Đông Nam Á cũng đứng trước những vận hội mới và thách thức mới. Để xứng đáng với vai trò lớn lao này Thành phố cần phải tạo được những chuyển biến cơ bản trên các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó giao thông vận tải vốn được xem là “mạch máu” của nền kinh tế cần được ưu tiên phát triển trước một bước. Từ trước đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã có một số nghiên cứu về quy hoạch giao thông đô thị ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào giải quyết một cách đồng bộ, tổng thể và cũng chưa có nghiên cứu nào được phê duyệt chính thức. Nghiên cứu lần này hướng tới việc giải quyết vấn đề đó. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nghiên cứu trước đề án này đã điều chỉnh một số vấn đề được xem là không còn phù hợp và bổ sung những vấn đề mới hoặc còn thiếu so với yêu cầu phát triển chung của thành phố, của vùng theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Trước viễn cảnh phát triển tươi sáng của đất nước, thành phố sẽ có những thay đổi lớn lao, nhanh chóng, vì vậy quy hoạch tổng thể của thành phố nói chung cũng như quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố nói riêng cũng sẽ cần được điều chỉnh, bổ sung định kỳ. Đây cũng là vấn đề bình thường của sự phát triển. Mặc dù vậy, bản đề án này vẫn tạo được “khung cơ bản“ cho việc xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông sau này. Trong phần kết luận của bản đề án kiến nghị: 1) Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” và kế hoạch đầu tư đến năm 2010 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. 2) Thành lập một ban chỉ đạo để phối hợp hoạt động giữa Bộ GTVT, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, Ngành liên quan trong việc lập kế hoạch triển khai các dự án theo kế hoạch 5 năm, kế hoạch từng năm trình Chính phủ phê duyệt cho thực hiện. 3) Bộ GTVT chủ trì việc đề xuất cơ chế thực hiện xây dựng các tuyến giao thông liên vùng theo quy hoạch chung để phân luồng từ xa góp phần giảm ùn tắc giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh. 4) Bộ GTVT và các Bộ, Ngành liên quan hỗ trợ Thành phố về kỹ thuật, về tìm nguồn vốn để phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng chở lớn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân. 5) Bộ GTVT, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan cho lập kế hoạch cụ thể thực hiện di dời các cảng đã được xác định trong quy hoạch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqhgt_bao_cao_tom_tat_4818.doc
Luận văn liên quan