• Đề nghị tỉnh, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư triển khai, hoàn thiện mạng lưới giao thông nội thị của thị trấn Quảng Hà đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại IV. Đến năm 2020, hoàn thành xây dựng các tuyến đường chính như đường cao tốc, đường sắt cao tốc, mở rộng quốc lộ 18, đồng thời các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, đường thôn làng được trải nhựa hoặc bê tông phục vụ cho vận chuyển hàng hóa tới các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư trong và ngoài huyện được thuận tiện, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.
176 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường nông thôn
Ranh giới địa lý của vùng môi trường nông thôn thuộc phía nam (phần thấp) các xã Đường Hoa, Quảng Sơn, Quảng Đức và phần làm nông nghiệp thuộc các xã Tiến Tới, Quảng Long, Quảng Chính, Quảng Phong, Quảng Thịnh, Quảng Thành, Quảng Thắng và Quảng Minh.
Các vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng đối với vùng môi trường này:
Đây là khu vực có nguy cơ tai biến thiên nhiên do trượt lở đất, lũ quét bùn đá từ các sông Tài Chi và sông Hà Cối vào mùa mưa lũ (lũ quét nghẽn dòng), cần dự phòng các biện pháp phòng tránh.
Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân hữu cơ, tưới nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và yêu cầu bảo vệ môi trường. Hạn chế dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu. Sử dụng rộng rãi phân vi sinh để trả lại màu mỡ cho đồng ruộng, phòng ngừa suy thoái tài nguyên đất.
Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn. Cần quy hoạch hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, thu gom và xử lý rác thải tập trung.
Vùng nông thôn thường có các chợ tương đối tập trung, do vậy cần có các quy định và biện pháp cụ thể về vệ sinh nước thải, rác thải phòng tránh ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh (cho người và gia súc).
2.3. Vùng môi trường thị trấn Quảng Hà và các cụm dân cư xung quanh
Ranh giới địa lý của vùng môi trường này bao gồm toàn bộ thị trấn Quảng Hà, các cụm dân cư sát thị trấn thuộc các xã Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Thịnh và Quảng Minh.
Các vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng cần được chú trọng trong vùng:
Thực hiện các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải hợp lý và tiêu thoát nước mưa chảy tràn.
Quy hoạch khu liên hợp xử lý và chế biến rác thải trên địa hình gò đồi thoải tại khu vực xã Quảng Long.
Xây dựng phương án thu gom và xử lý rác thải nguy hại từ các phòng khám bệnh tư, các trung tâm y tế thị trấn và các xã xung quanh, các cơ sở dịch vụ sửa chữa xe máy, ôtô, các cơ sở sản xuất gia đình
Phòng tránh nguy cơ tai biến sạt lở bờ sông Hà Cối, trượt lở đất trên các đoạn đường xung yếu.
Cần có các giải pháp bảo vệ môi trường tích cực trong quá trình thi công xây dựng khu đô thị mới Hải Hà.
Xây dựng dự án cải tạo và lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước sinh hoạt cho toàn vùng môi trường, để tận dụng hết công suất nhà máy xử lý nước của thị trấn. Hiện nay nhà máy hoạt động chưa đến 40% công suất thiết kế.
Bảo vệ môi trường không khí (bụi, ồn, khí độc hại) dọc tuyến đường quốc lộ 18 do lượng xe quá đông.
2.4. Vùng sản xuất công nghiệp tập trung - cảng biển
Ranh giới địa lý của vùng môi trường này bao gồm toàn bộ khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà và các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở khai thác khoáng sản trên toàn huyện.
Các khu vực định hướng phát triển công nghiệp và đô thị như khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà sẽ là nơi có chất lượng môi trường suy giảm. Dự báo lượng rác thải tại Hải Hà sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi dự án đi vào khởi công xây dựng và hoạt động. Chất lượng môi trường nước và không khí cũng tiếp tục suy giảm do sự tăng thêm lượng khí thải, rác thải và nước thải từ sản xuất công nghiệp, các hoạt động giao thông và sinh hoạt. Vì vậy huyện cần có các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ngoài khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà còn có 254 cơ sở sản xuất, khai thác hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó: công nghiệp khai thác là 24 cơ sở; công nghiệp chế biến 230 cơ sở. Đáng chú ý là các cơ sở: Nhà máy Gạch tuynel Quảng Phong, khu vực khai thác Caolin -Pyrophilit Tấn Mài, khai thác Antimona của Công ty Thống Nhất, khai thác Titan của Công ty Anh Phong. Tại cả 4 cơ sở lớn này, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đều có nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Các vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng cần được chú trọng trong vùng:
Tổ chức không gian bảo vệ môi trường, gìn giữ, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan tự nhiên, đặc biệt đối với thảm rừng, nguồn nước khu vực khai thác khoáng sản.
Thu gom rác thải công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, xử lý nước thải công nghiệp đối với các cơ sở công nghiệp và khai thác khoáng sản.
Có những biện pháp chế tài đủ mạnh ngăn cấm việc xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường.
Bắt buộc phải thực hiện công tác hoàn thổ sau khai thác khoáng sản.
Quy hoạch hợp lý các bãi thải do khai thác khoáng sản tạo ra.
Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, đặc biệt là giảm ô nhiễm bụi, tiếng ồn khu vực khai thác, chế biến và chuyên chở quặng.
Cải thiện môi trường lao động, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.
Ngăn ngừa các tai biến thiên nhiên như đổ lở, trượt lở đất, đá do phát quang, đào bới khai thác khoáng sản.
Bắt buộc tất cả các cơ sở công nghiệp, khai thác khoáng sản phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung giảm thiểu ô nhiễm đã cam kết thực hiện trong ĐTM.
2.5. Vùng môi trường ven biển và hải đảo
Ranh giới địa lý của vùng môi trường này bao gồm phần diện tích ven biển các xã: Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Phong, Quảng Điền, Phú Hải, Quảng Minh, Quảng Thắng; Một số đảo trong đó có xã đảo Cái Chiên và 200 nghìn ha biển (nằm giữa bờ và các đảo).
Các vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng cần được chú trọng trong vùng:
Chú trọng bảo vệ và nâng cấp hệ thống đê biển.
Nâng cấp hệ thống thoát nước thải, phòng tránh ô nhiễm môi trường nước. Vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra biển phải được chú ý, nhất là khu đô thị Hải Hà đã được quy hoạch và được xây dựng trong tương lai. Nếu không khi diện tích mặt bằng đô thị tăng lên, chắc chắn nồng độ ô nhiễm và hàm lượng rác trên biển tăng nhanh sẽ là điều khó tránh khỏi.
Cải tạo, củng cố chất lượng 2 hồ chứa nước ngọt của đảo Cái Chiên.
Cải thiện hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã và trên đảo Cái Chiên. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân của các xã vên biển và trên đảo Cái Chiên.
Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện đang có nguy cơ suy giảm mạnh. Bảo vệ và cân đối diện tích rừng ngập mặn với phát triển nuôi trồng thủy sản. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản của vùng biển nằm giữa các đảo và bờ, tuyệt đối cấm đánh bắt hải sản kiểu huỷ diệt.
Xây dựng phương án phòng tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường nước do phát triển khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà sẽ được xây dựng trong tương lai gần.
Cần ưu tiên bảo vệ môi trường nước biển ven bờ, thường xuyên quan trắc môi trường và có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, tràn dầu. Mọi phương tiện vận tải thuỷ hoạt động trong khu vực này cần phải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải trên tàu.
2.6. Vùng môi trường biên giới và cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Vùng này nằm trên độ cao từ 300m đến 1.200m, đường biên giới với Trung Quốc dài 17,2 km thuộc địa phận 2 xã là Quảng Đức và Quảng Sơn.
Các vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng cần được chú trọng trong vùng:
Cảnh giác với những nguy cơ về lan truyền ô nhiễm xuyên biên giới do các cơ sở công nghiệp, khai khoáng và đô thị của tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc nằm gần biên giới.
Diện tích cây xanh, đất rừng dành cho xây dựng khu dịch vụ cửa khẩu, khu trung tâm thị trấn Quảng Đức, xây dựng đường giao thông bị san lấp gây bụi, xói mòn rửa trôi đất, sạt lở đá và tạo ra khoảng trống rộng.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt, rác thải y tế và nước thải sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ thoát ra sẽ tăng lên theo quá trình phát triển dịch vụ, sản xuất, tăng quy mô dân số và khách du lịch tại khu vực cửa khẩu.
Khí thải độc hại và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải chuyên chở hàng xuất, nhập khẩu.
Các chất thải, rác thải, nước bị ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, vườn ươm trồng rừng (thuốc bảo vệ thực vật)
Trang bị đầy đủ cho các cơ quan chức năng những trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường khu vực biên giới và cửa khẩu.
Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường, các chính sách liên quan phát triển bền vững về mặt kinh tế- xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu.
Thực hiện những biện pháp hoàn thổ hợp lý, hiệu quả sau khi san lấp mặt bằng xây dựng. Tổ chức trồng lại cây rừng, trồng cây tạo các vành đai xanh, vườn hoa, công viên trong các khu vực xây dựng mới, xây dựng tập trung như khu dịch vụ cửa khẩu, các khu du lịch
Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực cửa khẩu, các khu du lịch và trong các thôn, bản dọc biên giới.
Tận dụng địa hình, độ cao để thiết kế, xây dựng các công trình cho phù hợp. Hạn chế đến mức thấp nhất việc san gạt mặt bằng để tránh các hiện tượng sạt lở, trôi đất đá (vì khu cửa khẩu nằm trong tiểu vùng khí hậu có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao).
XIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
1. Chương trình phát triển công nghiệp và xây dựng, giao thông và thủy lợi
1.1. Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Dự án xây dựng KCN-cảng biển Hải Hà và các cụm công nghiệp Quảng Phong theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Công nghiệp khai thác- chế biến khoáng sản: Cụm khai thác chế biến khoáng sản Hải Hà (vùng nguyên liệu Đèo Mây – Tấn Mài, Quảng Hà): Cao lanh- pyrophylit, antimony, granit ốp lát, đá xây dựng, sét gạch ngối, ilmenit, sắt limonit, cuội sỏi cát, cát san lấp.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Gạch nung tuy nen: Giai đoạn 2011-2015: Nhà máy gạch Quảng Thành, công suất 20 triệu viên/năm; Vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020: Nhà máy gạch Tuy nen Hải Hà, công suất 20 triệu viên/năm tại xã Quảng Phong, vốn 25 tỷ đồng.
Gạch nung lò đứng liên tục: Giai đoạn 2011-2015: Xây dựng cụm lò đứng liên tục tại huyện Hải Hà, công suất 2 triệu viên/năm, vốn 1,4 tỷ đồng.
Gạch không nung: Giai đoạn 2016-2020: Nhà máy gạch không nung Quảng Thành, nâng công suất từ 10 lên 20 triệu viên/năm, vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.
Đá xây dựng: Giai đoạn 2011-2015: Đầu tư cơ sở nghiền cuội sỏi tại xã Quảng Thành, công suất 30 ngàn m3/năm. Vốn đầu tư 1 tỷ đồng.
Cát xây dựng: Giai đoạn 2011-2015: Đầu tư mở rộng nâng sản lượng khai thác cát của huyện từ 90 lên 100 ngàn m3/năm. Vốn đầu tư 0,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư mở rộng nâng sản lượng khai thác cát của các cơ sở hiện có trong huyện từ 100-120 ngàn m3/năm.
Đá ốp lát: Giai đoạn 2011-2020: Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất đá ốp lát.
Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản:
Đầu tư cơ sở xử lý rau quả sơ bộ sau thu hoạch công suất 20tấn/ngày.
Xây dựng kho lạnh bảo quản rau quả công suất 8.000-10.000 tấn/năm.
Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung (công suất khoảng 250 con/giờ);
Đầu tư cơ sở chế biến chè theo hình thức liên doanh với Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, công suất 1.000 tấn/năm, vốn 20 tỷ đồng.
Xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại Quảng Đức và Quảng Phong.
1.2. Giao thông – thủy lợi và các dự án khác
Xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long-KCN cảng biển Hải Hà-Móng Cái.
Dự án nâng cấp giao thông thôn bản: Bê tông hóa đường vào các bản, thôn;
Dự án khảo sát xây dựng đập mới Tài Chi (ranh giới khảo sát giáp 2 xã Quảng Sơn, Quảng Đức), vốn nguồn thủy lợi (ổn định nguồn nước tưới, cung cấp nước sạch cho khu công nghiệp).
Dự án cải tại và nâng cấp đê biển.
Dự án cải tạo, hỗ trợ nâng cấp hệ thống tưới tại các xã vùng cao.
Phát triển hệ thống điện tại xã đảo Cái Chiên.
Xây dựng bãi xử lý rác thải đô thị của huyện (xã Quảng Thành).
Dự án phát triển chợ tại các xã vùng cao (xây các kho bảo quản).
Dự án cấp nước sinh hoạt tại các xã - thị trấn;
1.3. Các công trình và dự án đầu tư tại KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh:
Đường biên giới Bắc Phong Sinh-Hoành Mô (tỉnh lộ 341).
Cầu đường bộ qua cửa khẩu; hệ thống kè biên giới sông Ka Long.
Kết cấu hạ tầng khu thương mại-dịch vụ cửa khẩu.
Bãi đỗ xe cửa khẩu; Kho, bãi hàng hóa cửa khẩu; nâng cấp chợ cửa khẩu.
Kết cấu hạ tầng thị trấn cửa khẩu.
Trạm cấp nước sinh hoạt tại khu thương mại-dịch vụ cửa khẩu và khu trung tâm Quảng Đức.
Kết cấu hạ tầng khu dân cư trung tâm Quảng Đức.
Trung tâm thương mại tổng hợp cửa khẩu (khách sạn, văn phòng giao dịch, siêu thị cửa hàng miễn thuế, nhà hàng...).
Xây dựng Khu du lịch Suối Tiên.
1.4. Chương trình phát triển dịch vụ, du lịch
Dự án xây dựng chợ nông thôn.
Dự án phát triển các tour du lịch Hải Hà (đầu tư 3 tàu cao tốc ra đảo Cái Chiên; du lịch hồ Trúc Bài Sơn...).
1.5. Chương trình phát triển nông lâm nghiệp, thủy lợi, thuỷ sản
Xây dựng khu chăn nuôi tổng hợp và chế biến quy mô 1 triệu con lợn tại xã Quảng Phong.
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Hải Hà đến năm 2020.
Các công trình và dự án đầu tư tại KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh giai đoạn 2013-20202: Dự án trồng cây ăn quả kết hợp trồng rừng; Dự án trồng quế kết hợp trồng rừng; Dự án trồng chè.
Dự án phát triển nông nghiệp (trồng trọt): Xây dựng các vùng nông sản hàng hoá tập trung.
Dự án phát triển vùng rau an toàn quy mô 80ha năm 2015 và 120ha vào năm 2020 tại các xã: Quảng Long, Đường Hoa, Quảng Trung, Quảng Điền, Quảng Chính, Quảng Thành, Quảng Minh;
Dự án phát triển các vùng cây ăn quả kết hợp tại Quảng Đức, Quảng Sơn.
Dự án phát triển trồng gấc thương mại trên đất tận dụng tại 15 xã, quy mô 100 ha đến 2015. Từ 2013 hỗ trợ kinh phí xây dựng lò sấy.
Phát triển chăn nuôi: Tập trung nuôi đại gia súc, chuyển đổi cơ cấu con nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Dự án chăn nuôi dê tại Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thành, Quảng Long. Dự án phát triển đàn bò thịt, trâu lấy thịt chất lượng cao tại Quảng Đức, Quảng Thành, Quảng Long. Dự án phát triển đàn lợn hướng nạc. Dự án phát triển đàn gia cầm chăn nuôi công nghiệp;
Phát triển nuôi trồng thủy sản: Dự án đánh bắt xa bờ và phát triển kinh tế biển. Dự án phát triển thuỷ sản kết hợp tại các xã ven biển và đảo Cái Chiên;. Dự án cơ sở hậu cần dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Dự án nuôi Hải Sâm.
1.6. Chương trình phát triển văn hóa – xã hội
Dự án phát triển Y tế thôn bản (chuẩn Quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất ngành y tế);
Dự án chuẩn hóa giáo dục (chuẩn quốc gia) các cấp;
Dự án phát triển sự nghiệp Phát thanh – truyền hình;
Dự án phát triển sự nghiệp thể dục thể thao huyện Hải Hà;
Các công trình và dự án đầu tư tại KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh: Phòng khám đa khoa khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh; Trung tâm Văn hóa-Thể thao.
1.7. Chương trình phát triển giáo dục, đào tạo
Dự án đào tạo nghề cho nông dân.
Tiếp tục thực hiện dự án kiên cố hóa trường lớp học.
PHẦN THỨ TƯ
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư
Để đảm bảo phát triển theo định hướng như trên, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hải Hà để đảm bảo mức tăng trưởng như trên, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2012 – 2015 cần khoảng 3.163 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 cần khoảng 15.905 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2030 cần khoảng 70.272 tỷ đồng. Chỉ số ICOR ước tính giai đoạn 2012 – 2015 icor = 6,0; giai đoạn 2016 – 2020 icor =5,0 và giai đoạn 2021-2030 icor = 4,0.
Nhu cầu vốn trên được tính toán từ góc độ vĩ mô và tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án ưu tiên giai đoạn quy hoạch, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và phát triển sản xuất để phục vụ chủ yếu cho KCN – cảng biển.
Hải Hà trong những năm tới có mức tăng trưởng nóng, trong trường hợp KCN – cảng biển Hải Hà đầu một phần, đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, các cụm điểm công nghiệp được hình thành sẽ đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của kinh tế Huyện, Tỉnh và vùng Đông Bắc. Đây là phương án khả thi của huyện đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội (giá TT)
ĐVT: Tỷ đồng
Hạng mục
2012-2015
2016-2020
2021-2030
Toàn bộ nền kinh tế
3.163
15.905
70.272
Nông lâm thuỷ sản
1.177
3.658
7.027
Công nghiệp, xây dựng
845
6.362
35.839
Thơng mại dịch vụ
1.142
5.885
27.406
Cơ cấu vốn đầu tư
100,0
100,0
100,0
Nông lâm thuỷ sản
37,2
23,0
10,0
Công nghiệp, xây dựng
26,7
40,0
51,0
Thơng mại dịch vụ
36,1
37,0
39,0
Cơ cấu đầu tư được chuyển đổi theo hướng đầu tư có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và tạo các khâu đột phá cho các ngành kinh tế trong huyện. Định hướng đầu tư các ngành lĩnh vực sau:
Đầu tư vào ngành công nghiệp để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, lĩnh vực đầu tư này tăng nhanh vì có khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và các cụm công nghiệp, giai đoạn 2012 - 2015 chiếm 26,7% và 2016 - 2020 chiếm 40% tổng nguồn vốn, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm khoảng 51%.
Đầu tư cho các lĩnh vực dịch vụ từ nay đến 2015, 2020 chiếm khoảng 36-37% vốn đầu tư, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm 39%.
Đầu tư cho nông lâm thuỷ sản: do vốn được đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ lớn nên tỷ trọng vốn đầu tư cho nông lâm thuỷ sản so với tổng nhu cầu vốn giảm nhanh còn khoảng 23% tổng nguồn vốn vào năm 2020 và 10,0% vào năm 2030.
2. Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:
Giai đoạn 2013-2015: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn đầu tư là 3.163 tỷ đồng. Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước 35%; vốn doanh nghiệp 55%; vốn trong dân 5% và nguồn vốn đầu tư khác 5%.
Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn đầu tư là 15.905 tỷ đồng. Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước 25%; vốn doanh nghiệp 55%; vốn trong dân 10% và nguồn vốn đầu tư khác 15%.
Giai đoạn 2021 - 2030: Dự kiến nhu cầu nguồn vốn đầu tư là 70.272 tỷ đồng. Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước 15%; vốn doanh nghiệp 55%; vốn trong dân 15% và nguồn vốn đầu tư khác 15%.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 15 -35% nhu cầu vốn đầu tư. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện, giáo dục, văn hóa, y tế
Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn; vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): chiếm 45-55% cơ cấu vốn đầu tư, trong đó:
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn chiếm khoảng 25 – 30% cơ cấu vốn đầu tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm bằng cách tạo thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...
Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến đáp ứng khoảng 20 – 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp, lọc hóa dầu, gang thép, điện, vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản... đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.
Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được Trung ương để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả. Dự kiến chiếm khoảng 10-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
1. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện Hải Hà
Các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện Hải Hà sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai và thuế thu nhập doanh nghiệp theo “Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” và “Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu”.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp đầu tư chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện: Các doanh nghiệp này nằm trong danh mục lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi theo Nghị định Số 61/2010/NĐ - CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn (tuy nhiên các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Thông tư số 06/4/2011 của Bộ Kế hoạch Đầu tư để được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, khi đó doanh nghiệp mới đủ điều kiện để được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư).
2. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã
Hỗ trợ thành lập mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác: Các sáng lập viên chuẩn bị thành lập Hợp tác xã viết đơn đề nghị hỗ trợ thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác có xác nhận của xã, thị trấn nơi Hợp tác xã, Tổ hợp tác sẽ đóng trụ sở. Ngân sách hỗ trợ hợp tác xã 15 triệu đồng (trong đó 10 triệu đồng ngân sách của huyện, 5 triệu đồng ngân sách của tỉnh) để tìm hiểu thông tin, nghiên cứu Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, xây dựng điều lệ, tổ chức hội nghị thành lập Hợp tác xã (chính sách hỗ trợ trên đây tính trong giai đoạn 2012 - 2015).
Hỗ trợ về tài chính tín dụng
Hợp tác xã nông nghiệp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền (theo Luật đất đai).
Liên kết với Liên minh Hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Quảng Ninh để vay vốn hỗ trợ sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường.
Hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường
Hợp tác xã có sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm trong nước được ngân sách hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng gian hàng trong suốt thời gian hội chợ.
Hợp tác xã được tìm kiếm đối tác trong nước hoặc nước ngoài để hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh, liên kết để phát triển sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường.
Hỗ trợ về tập huấn, đào tạo: Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo tập huấn của Liên minh Hợp tác xã, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Quảng Ninh.
3. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn.
Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quyết định 63/2010-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản.
Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
Tăng mức hỗ trợ trồng rừng và khuyến lâm theo quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.
Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để nâng cao mức sống cho người trồng rừng đồng thời nâng cao công tác bảo vệ rừng.
Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 7/5/2012 về việc hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015
Thực hiện văn bản số 1186/BNN-LN ngày 5/9/2009 về việc hướng dẫn việc liên doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ.
Áp dụng chính sách hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về khuyến nông.
III. KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ
Huyện thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư trực thuộc UBND huyện cử đồng chí Phó Chủ tịch huyện làm trưởng ban, dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện, giúp cho huyện phê duyệt chủ trương, địa điểm và quyết định đầu tư, xây dựng chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, quảng bá xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thị trường. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư huyện Hải Hà tiến hành các công việc như sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện các ấn phẩm
Đầu tư nâng cấp trang Website của huyện, đăng tải chuyên đề: “Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, tiềm năng và cơ hội đầu tư” cung cấp các thông tin về:
Thông điệp lãnh đạo, tiềm năng, cơ hội, môi trường đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh các chính sách khuyến khích, các thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư để gây ấn tượng cho các nhà đầu tư.
Đưa ra các các danh mục dự án cụ thể với các thông tin: địa chỉ, địa điểm dự án, mục tiêu dự án, quy mô dự án, hình thức đầu tư, hiện trạng mặt bằng, giao thông, cấp nước, cấp điện, khả năng cung ứng lao động, chính sách ưu đãi nhà đầu tư . để kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
Chuyên đề được thể hiện thành 2 ngôn ngữ : Việt, Anh đăng tải lên trang Website để truyền tải thông tin nhanh nhất tới đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đầu tư nâng cấp xây dựng phim, Video clip giới thiệu hình ảnh tài nguyên thiên nhiên - con người huyện Hải Hà bằng 2 ngôn ngữ Anh và Việt đăng tải trên Website của huyện.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch
Liên kết Website của huyện với Website của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của Tỉnh Quảng Ninh.
Liên kết với Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, các Hiệp Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, Nhật Bản, Phối hợp với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: tổ chức JICA, văn phòng JETTRO tại Việt Nam, văn phòng KOTRA tại Hà Nội; văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội để vận động thu hút đầu tư.
Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài truyền hình) ở tỉnh tăng cường quảng bá hình ảnh của huyện; chủ động giới thiệu tiềm năng, cơ hội, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của huyện tới các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các hình thức: gửi thư mời, thư điện tử, thông tin trên Website.
Gửi các tài liệu, ấn phẩm của huyện tới các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư; tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước về các mặt hàng có lợi thế của huyện.
Xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư đang hoạt động thành công tại tỉnh để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp khác trên địa bàn huyện.
2. Nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến đầu tư:
Phối hợp với Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các cán bộ trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư, các cán bộ quản lý Nhà nước có liên quan.
Tổ chức cho các cán bộ chủ chốt làm công tác xúc tiến đầu tư đi thăm quan học tập kinh nghiệm tốt của các địa phương khác về xúc tiến đầu tư
Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
3. Hỗ trợ nhà đầu tư
Thực hiện tốt việc đón tiếp và giới thiệu địa điểm thực hiện dự án cho các nhà đầu tư và cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan cho nhà đầu tư, tăng cường công trợ giúp nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Duy trì các cuộc đối thoại giữa nhà đầu tư và các lãnh đạo huyện để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật thực tế, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, tạo nên hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới các nhà đầu tư mới.
IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Đặc biệt đối với đội ngũ công nhân viên chức Nhà nước, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hóa cán bộ, cần tạo điều kiện để cán bộ đương chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết hợp với các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mở các chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cho huyện, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo xã.
Nguồn lực từ bên ngoài:
Hiện nay khi các ngành kinh tế ở Hải Hà chưa phát triển, việc thu hút cán bộ về làm việc chưa thực hiện được thì chính sách thuê khoán chuyên gia trong từng việc là cơ chế cần thiết và có hiệu quả.
Có chính sách khuyến khích thỏa đáng để phát huy khả năng cao nhất, khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có môn giỏi, nghiệp vụ giỏi ở địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài, đặc biệt đối với những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng như.Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo (trung tâm dạy nghề, trường hướng nghiệp, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc) để nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng như giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp. Do vậy một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và xây dựng, đòi hỏi cần mở rộng hệ thống dạy nghề trên cơ sở tiềm năng phát triển của huyện. Đối với huyện Hải Hà cần coi trọng đào tạo các chuyên ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; Công nghiệp cơ khí và gia công kim loại; công nghiệp điện, thương mại và dịch vụ theo từng giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tập trung đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để lao động sớm có ngành nghề kinh doanh, giai đoạn tiếp theo hướng tới vừa đào tạo ngắn hạn vừa đào tạo dài hạn nâng cao tay nghề cho người lao động.
V. ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
Tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất, dịch vụ và cách thức quản lý vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của các cấp, các ngành của huyện.
Tăng cường đầu tư dành cho hoạt động khoa học - công nghệ trên địa bàn thành phố gồm cả trang thiết bị và nguồn nhân lực.
Tăng cường hoạt động trao đổi, chuyển giao các tiến bộ công nghệ sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng.
Phòng nông nghiệp của huyện, thông qua hệ thống ngành dọc, thông qua hoạt động khuyến nông, hoạt động của các hiệp hội, tổ chức đoàn thể phổ biến thông tin về thị trường; về mô hình sản xuất; kỹ thuật nuôi trồng; về giống cây trồng vật nuôi mới, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh tới nông dân.
Chú trọng việc quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, sinh thái cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Đối với các doanh nghiệp, tăng cường nghiên cứu, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhất là với thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta hiện nay. Hơn ai hết, chủ doanh nghiệp chính là người cần luôn chủ động đẩy mạnh cải tiến công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp mình, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
VI. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG
Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần quán triệt, coi trọng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, của các thành phố lớn trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long; đồng thời quan tâm đặc biệt đến sức mua của thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đối với từng khu vực nông thôn và thành thị.
Củng cố mạng lưới thương mại, phát triển hệ thống chợ, khuyến khích các hoạt động thương mại, bán buôn hàng hóa.
Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước
Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt tiêu thụ nông sản và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, kích thích sức mua của dân, nhất là vùng nông thôn
Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm, tìm kiếm, mở rộng thị thị trường tiêu thụ, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng.
Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thị trường Hà Nội, Hạ Long, Móng Cái và các huyện trong tỉnh.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu.
Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.
VIII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Thực hiện quy hoạch nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng quy hoạch chi tiết từng vùng nông thôn.
Tăng cường đầu tư, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo quy hoạch; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, quảng bá, tiêu thụ nông sản của huyện.
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống của nông dân trên địa bàn.
Đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề cho lao động trên địa bàn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động nông thôn. Trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thu hút lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời góp phần ổn định xã hội.
IX. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quy hoạch, UBND huyện giao cho các ban ngành có liên quan trong huyện khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch.
Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh
Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch mặt bằng các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung...
XI. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Sau khi quy hoạch được phê duyệt, việc phổ biến và triển khai thực hiện cần phải được quán triệt và thực hiện với chế độ giám sát thường xuyên
Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện cần bảo đảm được chế độ báo cáo, phải được thông tin đầy đủ và thường xuyên về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện
Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có được thông tin về việc triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo
HĐND các cấp đại diện cho dân thực hiện chức năng giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến cho UBND tổ chức quản lý thực hiện
UBND huyện tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền được giám sát thực hiện quy hoạch.
PHẦN THỨ NĂM
TRIỂN VỌNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ
I. TRIỂN VỌNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Nếu thực hiện được phương án tăng trưởng đã chọn thì KTXH Hải Hà có bước phát triển và thay đổi rõ rệt vị trí trong nền kinh tế tỉnh như sau:
Tăng trưởng kinh tế thời 2012–2015 bình quân tăng 13,7%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng 18,8%/năm và giai đoạn 2021-2030 tăng 15,7%/năm.
Thu nhập/người/năm (giá TT) tăng từ 17,4 triệu đồng năm 2012 lên 25 triệu đồng (1.200 USD) năm 2015 và đạt 60,0 triệu đồng (2.900 USD) năm 2020
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm nông lâm thuỷ sản ở mức cao. Cơ cấu giá trị tăng thêm (giá TT)
Năm 2015: Nông-lâm-thuỷ sản 37,2%; dịch vụ 36,1%; công nghiệp - xây dựng 26,7%.
Năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 40,0%; dịch vụ 37,0%, nông- lâm-thủy sản 23,0%.
Năm 2030: Công nghiệp – xây dựng 51,0%; dịch vụ chiếm 39,0%; nông-lâm-thủy sản 10,0%.
Chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 45%, đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ 60% và năm 2030 đạt 80% lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên địa bàn.
Năng suất lao động toàn nền kinh tế và từng ngành không ngừng tăng lên, do kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đạt 60 triệu/ha năm 2015; đạt 80 triệu/ha năm 2020 và đạt 120 triệu/ha năm 2030.
Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, công trình công cộng, kiến trúc đô thị cải thiện rõ rệt theo hướng hiện đại. Khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hoá tinh thần giữa đô thị và nông thôn ít chênh lệch. Tỷ lệ dân số đô thị năm 2015 đạt trên 35% và 2020 đạt trên 45%.
Giảm đáng kể hộ nghèo còn dưới 4% đến năm 2020, tăng số hộ giàu, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân số nông thôn giảm dần, tăng dân số đô thị theo xu thế đô thị hoá. Lao động nông nghiệp giảm dần chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU
Đề nghị Hội đồng thẩm định “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” sớm thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch để dự án được đưa vào tổ chức triển khai thực hiện.
Để giúp huyện có điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đề nghị tỉnh và các ban, ngành Trung ương giúp huyện một số nội dung sau:
Đề nghị tỉnh quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt (về cơ chế, chính sách, về vốn đầu tư...) cho huyện, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị để đạt được các tiêu chí đô thị loại IV năm 2016.
Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
Đề nghị tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, tiếp tục hỗ trợ huyện xây dựng đường vào khu công nghiệp, mở rộng và nâng cấp các đường liên huyện, liên xã.
Đề nghị Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh tăng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu cửa khẩu và xây dựng mới thị trấn Bắc Phong Sinh là đối trọng tương xứng với thị trấn Na Lương (Khu Phòng Thành, thành phố Cảng Phòng Thành – Quảng Tây – Trung Quốc).
Đề nghị Chính phủ cho huyện được hưởng 10 năm số thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh để đầu tư phát triển hạ tầng cho khu vực cửa khẩu.
Đề nghị tỉnh tiếp tục trình Chính phủ có Quyết định phê duyệt nâng cấp điểm thông quan Bắc Phong Sinh hiện nay thành cặp cửa khẩu song phương.
Đề nghị tỉnh, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư triển khai, hoàn thiện mạng lưới giao thông nội thị của thị trấn Quảng Hà đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại IV. Đến năm 2020, hoàn thành xây dựng các tuyến đường chính như đường cao tốc, đường sắt cao tốc, mở rộng quốc lộ 18, đồng thời các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, đường thôn làng được trải nhựa hoặc bê tông phục vụ cho vận chuyển hàng hóa tới các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, khu dân cư trong và ngoài huyện được thuận tiện, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.
Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với phát triển khu công nghiệp để địa phương có căn cứ tổ chức triển khai phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nói chung và khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà nói riêng.
Cho phép UBND tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh được mời các công ty tư vấn giỏi, nhất là những công ty tư vấn nước ngoài có năng lực tham gia lập quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết khu, cụm công nghiệp và các hạng mục công trình ngoài hàng rào có liên quan.
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hiệu quả một số mô hình kinh tế dưới tán rừng
Mô hình trồng mây nếp dưới tán cây lâm nghiệp: mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng độ che phủ của rừng. Trồng mây nếp cho hiệu quả kinh tế rất cao, nếu trồng dưới tán rừng có đầu tư phân bón, chăm sóc tốt thì chỉ sau 4 năm sẽ cho thu hoạch lứa đầu, doanh thu ước tính đạt 4,66 triệu đồng/ha, năm thứ 5 cho giá trị tăng gấp hai lần đạt 9,3 triệu đồng, thu năm thứ 6 tới 25,6 triệu đồng/ha. Chỉ tập trung đầu tư năm đầu, các năm sau chỉ bỏ công chăm sóc là có thể thu hoạch 15 - 17 năm liền. Nếu trồng thâm canh, sản lượng thu hoạch năm đầu đạt 30 - 40 tấn/ha, những năm sau thu hoạch 2 đợt/năm, sản lượng 50 - 75 tấn. Giá mây hiện nay khoảng 10.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 65 triệu đồng/ha. Trồng mây giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng bền vững.
Mô hình trồng gừng dưới tán rừng: trồng gừng xen các cây lâm nghiệp (lát hoa, tếch, trẩu, xoan..) kể cả trong giai đoạn rừng trồng đã khép tán (độ tán che 0,6 - 0,7). Trồng gừng và các loài cây khác xen với cây rừng tạo thành một tầng thảm tươi dưới tán rừng có tác dụng chống xói mòn bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất. Trồng cây rừng xen với gừng, hạn chế cỏ dại, kết hợp chăm sóc cây gừng hàng năm chăm sóc luôn cây rừng đã giảm bớt công chăm sóc rừng trồng hàng năm 50 - 80 công/ha. Cây gừng ít bị thú rừng và trâu bò phá hại, cho thu hoạch tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết.
Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng trồng: cây thảo quả có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt, 1 ha cho thu hoạch 120 - 140 kg quả tươi tương đương 1,4 - 1,5 triệu đồng, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, đảm bảo môi trường sinh thái, ổn định nguồn nước có thể mở rộng diện tích ruộng bậc thang dưới chân rừng trồng thảo quả, tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống; qua đó thu hút được người dân gắn bó với nghề rừng và trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng: góp phần hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây sa nhân tím không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng được đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Với giá 80.000 - 100.000 đ/kg quả khô, trồng 2 năm cho thu nhập 4 - 5 triệu đồng/ha và những năm sau cao hơn.
Trồng sa nhân tím dưới tán rừng keo 2 - 3 năm tuổi: (độ tàn che 0,3 - 0,4) và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt (độ tàn che 0,5 - 0,6) sinh trưởng phát triển tốt. Sau trồng 8 tháng đã cho quả bói và năng suất khô của năm đầu tiên là 13,2 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 5,0 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Năng suất quả khô của năm thứ 2 là 45,1 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 16,4 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Sau trồng 2 năm đã cho thu nhập thuần 4.664.000 đ/ha (dưới tán rừng keo) và 1.712.000 đ/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Những năm tiếp theo thu nhập sẽ tăng gấp 2,25 - 3,96 lần (dưới tán rừng keo) và 4,73 - 8,46 lần (dưới tán rừng tự nhiên) so với 2 năm đầu.
Mô hình nuôi đà điểu dưới tán rừng: nuôi đến 10 tháng tuổi thì mỗi con đà điểu có thể đạt trọng lượng trên 100 kg, theo giá thị trường 45.000 đ/kg thì mỗi con đà điểu thương phẩm có giá trị 4-5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, thu nhập khoảng 3 - 4 triệu đồng/con.
Mô hình trồng cây thảo quả và song mây dưới tán rừng: loại cây này rất dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản: chỉ cần phát dây leo, cỏ dại, không vun xới gốc và cũng không bón phân. Mô hình này cho thu nhập bình quân 4,5 - 5 triệu đồng/ha/năm. Phương thức canh tác nông lâm kết hợp trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây đặc sản có khả năng chịu bóng dưới tán rừng như: dong riềng, dứa ta, củ mài, ba kích, cây guồng, sa nhân, thảo quả, trám, mây nếp, song mây mật... có tác dụng sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn năng lượng ánh sáng dồi dào ở vùng nhiệt đới. Tăng thêm khả năng thấm nước và giữ nước, khả năng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt và có nước trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
Mô hình nuôi lợn rừng lai dưới tán cây ăn quả: kết hợp trồng cây ăn quả và nuôi lợn rừng dưới tán cây vừa có phân bón cây tươi tốt vừa quản lý và chăm sóc được đàn lợn. Mỗi năm xuất chuồng 2 lứa, cho thu nhập cao. Mô hình có nhiều thuận lợi: lợn ít bị bệnh, thức ăn lại dễ tìm (rau, củ, quả trồng tại vườn và phế phẩm thải ra từ sản xuất nông nghiệp). Mô hình này đang phát triển ở nhiều địa phương. Vì kỹ thuật nuôi khá đơn giản, thức ăn chủ yếu là phế phẩm nông nghiệp, chuối, cây cỏ, bắp, lục bình và một phần cám gạo. Đây là loài vật nuôi mới, sinh lợi cao. Vốn đầu tư ban đầu khoảng 120 triệu đồng, trong đó chi phí cho xây dựng chuồng trại và tường rào bao quanh là 80 triệu đồng với diện tích 4.800 m2, 15 triệu đồng chi phí cho 02 con lợn rừng lai giống đực và 25 triệu đồng dành mua 7 con lợn rừng lai cái. Sau gần 4 năm thả nuôi, giá bán 150.000 đồng/kg lợn thịt, còn lợn giành để bán làm giống nuôi là trên 300.000 đồng/kg. Trừ chi phí thu lợi nhuận trên 95 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng: đầu tư ban đầu với 15 con bò chi phí khoảng 75 triệu đồng, thức ăn chủ yếu là chăn thả dưới tán rừng, kết hợp cho thêm thức ăn tinh, chi phí khoảng 7 triệu đồng, sau một năm đàn bò sinh sản ra bê con và có thể xuất chuồng, từ năm thứ hai trở đi có thể cho thu nhập 35 triệu đồng/năm và số lượng đàn bò vẫn được duy trì do sinh sản trong đàn.
Phụ lục 2. Rà soát một số mục tiêu quy hoạch sản phẩm công nghiệp – nông nghiệp đến năm 2010
STT
Hạng mục
Đơn vị tính
Mục tiêu 2010
Thực hiện 2010
Kết quả
thực hiện
(%)
1
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
-
Gạch chỉ nung
Triệu.V
20
28
140,0
-
Chè sơ chế
Tấn
750
1.052
140,3
-
Khai thác cát, sỏi
1000m3
55
245
445,5
-
Khai thác đá các loại
“
52
140
269,2
-
Sửa chữa, đóng mới TT
Tấn
1.500
2.880
192,0
-
Thức ăn gia súc
“
350
1.050
300,0
2
NÔNG NGHIỆP
a
Trồng trọt
-
Lúa cả năm
Ha
4.200
4.175
99,40
-
Ngô
“
1.800
1.901
105,6
-
Lạc
“
300
352,0
117,3
-
Đậu tương
“
450
187,0
41,6
-
Rau, đậu các loại
“
720
710,5
98,7
Tỷ lệ rau an toàn (%)
“
10
2,0
20,0
-
Chè
“
990
982,3
99,2
-
Cây ăn quả
“
460
414,0
90,0
b
Chăn nuôi
-
Trâu
Con
9.000
9.318
103,5
-
Bò
“
2.800
1.296
46,3
Lai Sind
“
550
192
34,9
-
Lợn
“
43.000
43.662
101,5
-
Gia cầm
“
170.000
185.472
109,1
c
Lâm nghiệp
-
DT trồng rừng hàng năm
‘’
550-600
1524-1324
247,7
-
Tỷ lệ che phủ rừng
%
51
47,2
92,5
d
Thủy sản (diện tích)
Ha
2.000
1.675
83,8
Nguồn: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Hải Hà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; thống kê huyện Hải Hà.
Phụ lục 3. Dự kiến tăng trưởng GTSX ngành NLNN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (giá 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2012
2015
2020
2030
Tốc độ tăng trưởng (%)
2012-2015
2016-2020
2021-2030
GTSX NLTS
310,5
404
712
1.687
9,2
12,0
9,0
1
Nông nghiệp
159,3
199
322
667
7,6
10,1
7,6
-
Trồng trọt
104,1
128
189
339
7,0
8,2
6,0
-
Chăn nuôi
51,0
64
113
268
8,0
12,0
9,0
-
Dịch vụ NN
4,2
7
19
60
18,0
23,0
12,0
2
Lâm nghiệp
15,5
19
31
70
7,0
10,6
8,4
3
Thuỷ sản
135,7
187
359
949
11,2
14,0
10,2
Phụ lục 4. Dự kiến chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (giá TT)
ĐVT: Gía trị-tỷ đồng; cơ cấu-%
TT
Chỉ tiêu
2012
2015
2020
2030
Giá trị
Cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
GTSXNLTS
679,9
100,0
900
100,0
1.550
100
3.200,0
100
1
Nông nghiệp
322,7
47,5
414
46,0
651
42
1.216
38
-
Trồng trọt
213,9
66,3
257
62,0
306
47
353
29
-
Chăn nuôi
104,3
32,3
151
36,5
332
51
827
68
-
Dịch vụ
4,5
1,4
6
1,5
13
2
36
3
2
Lâm nghiệp
32,3
4,8
45
5,0
93
6
256
8
3
Thuỷ sản
324,9
47,8
441
49,0
806
52
1.728
54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_10_quy_hoach_tong_the_ktxh_huyen_hai_ha_gui_thay_6882.doc