MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
I.Lịch sử hình thành và phát triển. 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC 4
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC. 7
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: 8
3.1.Phòng kiểm tra nội bộ có các chức năng sau 8
3.2. Phòng tổ chức cán bộ có các chức năng sau: 8
3.3. Phòng kế toán có các chức năng sau: 9
3.4. Phòng giám định bồi thường có các chức năng sau: 9
3.5. Phòng đầu tư có các chức năng sau: 9
3.6. Phòng phát triển triển kinh doanh có các chức năng sau: 10
3.7. Phòng khai thác có các chức năng sau: 10
3.8. Phòng quản lý nghiệp vụ: 10
3.9.Phòng tái bảo hiểm: 11
3.10. Phòng công nghệ thông tin: 11
4. BIC chi nhánh Hà Nội. 11
II.Tình hình hoạt động của BIC. 16
1.Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007 16
2. Tình hình hoạt động của BIC 16
2.1. Năng lực tài chính của BIC. 18
2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. 20
2.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm gốc. 20
2.2.2. Công tác giám định bồi thường: 22
2.3. Hoạt động tái bảo hiểm của BIC. 23
2.4. Hoạt động đầu tư của BIC. 24
III.Nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế của công ty. 24
1. Thuận lợi 24
1.1. Thuận lợi chung của toàn thị trường 24
1.2. Thuận lợi riêng của BIC. 25
2.Khó khăn: 26
2.1. Khó khăn chung của toàn thị trường: 26
2.2 Khó khăn về phía doanh nghiệp. 26
2.2.1. Do hạn chế về năng lực bảo hiểm. 26
2.2.2. Do hạn chế về nguồn nhân lực. 26
2.2.3. Hạn chế về mạng lưới đại lý. 27
2.2.4. Do hạn chế về chương trình phần mềm. 28
IV.Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới. 28
1. Về phát triển mạng lưới. 28
2. Về mô hình tổ chức: 29
3.Về phát triển kinh doanh. 29
4.Về công nghệ thông tin. 30
5. Về công tác đào tạo: tập trung tổ chức các khoá đào tạo. 30
6. Về nghiệp vụ và hoạt động khác: 30
V. Đánh giá của cá nhân về BIC. 31
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư phát triển (BIC) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sau hơn 30 năm chỉ có một mình Bảo Việt “đơn thương độc mã” hoạt động, đến nay ngoài Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường với các hình thức sở hữu khác nhau, tạo nên sự phát triển sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiệ+ n nay, sự liên kết liên ngành giữa ngân hàng - bảo hiểm đang trở thành một xu thế tất yếu. Sự liên kết này không những đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên là công ty bảo hiểm và ngân hàng mà hơn hết nó còn đem lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIC), thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng là một công ty bảo hiểm đang có được những lợi thế như vậy.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về công ty, được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc của cán bộ nhân viên công ty, em thấy rằng BIC có một môi trường làm việc tương đối chuyên nghiệp do được kế thừa từ bề dày kinh nghiệm từ tiền thân là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc. Nhưng do hạn chế về nguồn tài liệu, em chỉ xin được giới thiệu mấy nét về công ty, cũng như tình hình hoạt động của quý công ty trong thời gian qua .
I.Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh bảo hiểm Việt –Úc (BIDV-QBE), là công ty Liên doanh Bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc, được cấp phép thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2126/ GP của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 16/07/1999.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Bảo hiểm Việt – Úc đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.
Ngày 10/4/2004, Bộ tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hoạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Thời hạn hoạt động: 89 năm.
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 8 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIC tiếp tục cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống và tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói, tích hợp với sản phẩm ngân hàng, chứng khoán để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát huy thế mạnh riêng có của công ty là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vì vậy có khả năng chấp nhận rủi ro rất lớn.
BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm trách nhiẹm chung; Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm cháy; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm con người và các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: nhận và nhượng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước theo quy định của luật hiện hành.
Các hoạt động khác: hoạt động đầu tư vốn theo quy định hiện hành; các dịch vụ có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba.
Hệ thống mạng lưới của BIC.
Trụ sở chính đặt tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Các chi nhánh và văn phòng đại lý:
- Chi nhánh BIC Hà Nội
- Chi nhánh BIC tại thành phố Hô Chí Minh
- Chi nhánh BIC tại Đà Nẵng
- Chi nhánh BIC tại Hải Phòng
- Chi nhánh BIC tại Nghệ An
- Chi nhánh BIC tại Tây Nguyên.
- Chi nhánh BIC tại Bình Định
- Chi nhánh BIC tại Vũng Tàu
- Chi nhánh BIC tại Đồng Nai
- Chi nhánh BIC tại Cần Thơ
- Chi nhánh BIC tại Hải Dương
- Chi nhánh BIC tại Quảng Ninh
Ngoài các chi nhánh, hiện nay BIC còn có 30 Phòng Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh thành trong cả nước và có gần 1000 đại lý bảo hiểm đặt trên toàn quốc.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC.
Gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
Phßng KiÓm tra néi bé
Phßng Tæ chøc c¸n bé
Phßng KÕ to¸n
Phßng Ph¸t triÓn kinh doanh
Phßng §Çu t
CN.Tp. HCM
CN. §µ N½ng
CN Hµ Néi
CN H¶i Phßng
CN T©y
Nguyªn
CN B×nh §Þnh
CN Vòng Tµu
CN NghÖ An
CN §ång Nai
CN CÇn Th¬
CN H¶i D¬ng
CN Qu¶ng Ninh
Phã gi¸m ®èc
Phßng Gi¸m ®Þnh- båi
thêng
Phßng Khai th¸c
Phßng Qu¶n lý nghiÖp vô
Phßng T¸i b¶o hiÓm
Phßng C«ng nghÖ th«ng tin
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
3.1.Phòng kiểm tra nội bộ có các chức năng sau
+ Thực hiện côg tác kiểm tra nội bộ đối với toàn bộ hoạt động của Công ty để đảm bảo hoạt động của Công ty chấp hành, tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quy định và quy trình nghiệp vụ của Công ty.
+ Hỗ trợ Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc Công ty hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật, của BIDV và của BIC được yêu cầu.
+ Phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty trong việc soạn thảo các văn bản chế độ pháp lý.
+ Đầu mối xử lý các vấn đề pháp lý giữa Công ty với các cơ quan chức năng.
3.2. Phòng tổ chức cán bộ có các chức năng sau:
+ Quản trị nhân sự trong toàn hệ thống, xây dựng các chính sách nhân sự nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên.
+ Thực hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ thống.
+ Thực hiện mua sắm tài sản của công ty và công cụ lao động của Công ty theo thẩm quyền do Ban Giám đốc giao phó. Chiu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
+ Thực hiện các công tác quản lý hành chính , quản trị văn phòng tại trụ sở chính. Thực hiện các công tác hậu cần cho trụ sở chính trong các hoạt động hàng ngày.
+ Đầu mối triển khai công tác quan hệ công chúng của Công ty.
3.3. Phòng kế toán có các chức năng sau:
+Tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách tài chính kế toán của Công ty.
+ Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính Công ty. Tổng hợp phân tích số liệu, báo cáo về tình hình tài chính kế toán, kết quả kinh doanh của Công ty.
+ Quản lý toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán của Công ty; thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc Công ty theo phân cấp ủy quyền của Ban Giám Công ty.
3.4. Phòng giám định bồi thường có các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động bảo hiểm toàn Công ty.
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định bồi thường tại các đơn vị trực thuộc Công ty theo phân cấp ủy quyền của Giám đốc công ty.
+ Đề xuất, xây dựng các biện pháp đánh giá rủi ro sau bồi thường nhằm hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty .
3.5. Phòng đầu tư có các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về chủ trương, định hướng hoạt động đầu tư của Công ty đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Trực tiếp tổ chức, xúc tiến đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của Công ty đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đầu tư tài chính theo mục tiêu và kế hoạch triển khai hàng năm.
+ Quản lý nguồn vốn đầu tư ( bao gồm cả trực tiếp và ủy thác)
+ Hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản phẩm bảo hiểm tới các đối
3.6. Phòng phát triển triển kinh doanh có các chức năng sau:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc định hướng, hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trong dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
+ Xây dựng các chính sách và biện pháp liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kênh phân phối. Đầu mối quản lý và triển khai hoạt động dịch vụ khách hàng của toàn Công ty.
+ Lập kế hoạch phát triển mạng lưới, hệ thống đại lý bảo hiểm trực tiếp tổ chức, theo dõi và thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch.
+ Quản lý và triển khai dự án Bancassurance và là đầu mối quản lý, cấp đơn chương trình bảo hiểm tập trung cho BIDV.
3.7. Phòng khai thác có các chức năng sau:
+ Đầu mối tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc Công ty.
+ Tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp ủy quyền được giao phó.
+ Đầu mối tiếp nhận và thực hiện các dự án đặc thù, các dự án lớn phải đấu thầu trong toàn hệ thống.
+ Hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty.
3.8. Phòng quản lý nghiệp vụ:
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm: tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành, điều chỉnh các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc bảo hiểm ,…cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty.
+ Quản lý các rủi ro trong hoạt động của Công ty : tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty.
3.9.Phòng tái bảo hiểm:
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về chủ trương hoạt động liên quan đến hoạt động tái bảo hiểm của Công ty.
+ Đầu mối nhận thông tin, tham mưu, đề xuất thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhận - nhượng tái bảo hiểm của Công ty.
+ Quản lý, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị thành viên và các Phòng nghiệp vụ thuộc trụ sở chính thưc hiện nhiệm vụ công tác có kiên quan đến hoạt động tái bảo hiểm.
3.10. Phòng công nghệ thông tin:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông tin (CNTT)
+ Thực hiện các công tác phát triển ứng dụng CNTT cho Công ty.
+ Quản trị hệ thống mạng của Công ty.
4. BIC chi nhánh Hà Nội.
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng đa dạng và phức tạp, BIC đã đề nghị lên Bộ Tài chính cho phép thành lập BIC chi nhánh Hà Nội, cùng với các chi nhánh Hải Dương Quảng Ninh, hỗ trợ BIC thực hiện tốt hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình.
Theo quyết định số 11/GPĐC4/KDBH của Bộ Tài chính ban hành ngày 07 tháng 09 năm 2007, BIC chi nhánh Hà Nội đã chính thức được thành lập. Chi nhánh có trụ sở tại 773 đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Do có đặc thù riêng so với các chi nhánh khác, đó là ở trên cùng địa bàn hoạt động với trụ sở chính vì vậy BIC chi nhánh Hà Nội phải đảm nhiệm nhiệm vụ lớn hơn các chi nhánh khác, có vai trò hỗ trợ đắc lực cho BIC trong phạm vi quyền hạn của mình.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay BIC chi nhánh Hà Nội mới chỉ hơn 3 tháng tuổi, với đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, năng động song cũng có một hạn chế không thể tránh khỏi đó là thiếu kinh nghiệm; vì vậy trong bước đầu hình thành và phát triển của mình BIC chi nhánh Hà Nội sẽ còn phải phấn đấu, kiện toàn hơn nữa mới có thể hoàn thành tốt vai trò, trọng trách của mình đối với BIC.
Hiện nay BIC chi nhánh Hà Nội có sơ đồ bộ máy tổ chức như sau:
PKD Lµo Cai
PKD Th¸i Nguyªn
PKD
B¾c Ninh
PKD Ninh B×nh
Gi¸m §èc chi nh¸nh
PG§ chi nh¸nh
PKD §èng §a
PKD B¾c Hµ Néi
PKD BIC Hµ Néi
PKD Hµ T©y
Khèi hç trî
P. Gi¸m ®Þnh båi thêng
P. KÕ to¸n- hành chÝnh.
Khèi kinh doanh
Giám đốc, Phó giám đốc BIC chi nhánh Hà Nội được uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chấp nhận rủi ro được bảo hiểm:
+ Thẩm định đánh giá rủi ro, chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo hiểm rủi ro, chấp nhận các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm cho các nghiệp vụ và giới hạn bảo hiểm Phụ lục kèm theo.
+ Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận rủi ro ở mức cao nhất theo uỷ quyền này. Phó Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền bằng 75% của Giám đốc chi nhánh.
+ Giám đốc chi nhánh có thể phân cấp và uỷ quyền lại cho các cấp điều hành. Việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản và được Giám đốc Công ty phê chuẩn trước khi thực hiện.
- Ký bản chào, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm:
+ Chỉ Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh mới có thẩm quyền ký chào bán, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng sau khi đã được người có thẩm quyền chấp nhận rủi ro chấp nhận bảo hiểm.
+ Trong trường hợp cả Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh vắng mặt thì bản chào, giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm sẽ được chuyển về trụ sở chính Công ty ký duyệt.
- Ký các văn bản khác:
Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh được quyền ký kết:
+ Các hợp đồng đại lý bảo hiểm với các cá nhân, tổ chức không phải là đơn vị thành viên BIDV.
+ Các văn bản giao dịch khác liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm như hợp đồng giám định rủi ro, hợp đồng hỗ trợ khai thác, hợp đồng đề phòng hạn chế tổn thất…trong phạm vi định mức chi phí được giao.
Các phòng thuộc khối kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của BIC chi nhánh Hà Nội có chức năng trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động khai thác, kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi được uỷ quyền đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Công ty.
Nhiệm vụ:
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ khai thác bảo hiểm từ khâu tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, phân tích đánh giá rủi ro, cấp hoặc trình duyệt cấp đơn/ hợp đồng bảo hiểm theo thẩm quyền đối với khách hàng nằm trong địa bàn được giao phụ trách.
+ Quản lý toàn bộ hồ sơ bảo hiểm, thông tin khách hành thuộc phạm vi phụ trách.
+ Thực hiện các biện pháp phát triển thị trường, phát triển đại lý bảo hiểm.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện chính sách khách hàng, thường xuyên liên hệ và chăm sóc khách hàng/ đại lý được giao trực tiếp quản lý.
+ Tổ chức triển khai thực hiện để đạt được chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.
+ Trực tiếp (hoặc phối hợp với Phòng Giám định bồi thường) thực hiện các công việc liên quan đến xử lý bồi thường cho khách hàng thuộc phân vùng hoạt động theo phân cấp uỷ quyền của Ban Giám đốc Công ty.
+ Xử lý các kiến nghị của khách hàng liên quan đến hoạt động của phòng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Công ty giao.
Các phòng thuộc khối hỗ trợ ở BIC chi nhánh Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ tương tự như ở trụ sở chính, tuy nhiên quyền hạn sẽ ít hơn các phòng này tại hội sở chính.
Tổng số cán bộ nhân viên của BIC Hà Nội hiện nay là hơn 50 người. Do mới thành lập nên lực lượng phân bố tại các phòng ban của BIC Hà Nội còn khá mỏng, phòng Kế toán – hành chính mới chỉ có 3 nhân viên trong đó Công ty một cán bộ đang thử việc, phòng Giám định - bồi thường có 5 nhân viên trong đó có một cán bộ đang thử việc, đây là phòng yêu cầu cần phải có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt vì điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của chi nhánh. Tiếp đến là phòng KD chi nhánh Hà Nội (tại trụ sở) cũng mới chỉ có 5 nhân viên trong đó có một cán bộ thử việc, phòng KD Bắc Hà Nội 5 nhân viên trong đó có một cán bộ thử việc, phòng KDKV Đống Đa có 5 nhân viên đều là nhân viên chính thức của công ty, phòng KDKV Thái Nguyên 2 nhân viên và phòng KDKV Hà Tây 3 nhân viên trong đó có 1 nhân viên đang thử việc.
Chi nhánh chỉ được phép triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm trực tiếp mà BIC đã triển khai, chi nhánh không có thẩm quyền nhận, nhượng tái bảo hiểm và tham gia các dịch vụ đồng bảo hiểm. Về kỳ hạn bảo hiểm: đối với nghiệp vụ bảo hiểm thông thường là 12 tháng, đối với nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng/ lắp đặt thời hạn bảo hiểm tối đa là 36 tháng cộng với 12 tháng bảo hành (nếu có) .
Sau hơn 3 tháng hoạt động BIC chi nhánh Hà Nội đã từng bước đi vào guồng máy hoạt động và đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của BIC. Chi nhánh Hà Nội đã đóng góp hơn 43 tỷ đồng chiếm 27,2% trong tổng doanh thu của toàn Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các chi nhánh của BIC, vượt qua cả chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian tới BIC chi nhánh Hà Nội sẽ còn phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về bộ máy tổ chức, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên để chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn và trở thành cánh tay phải hỗ trợ đắc lực đắc lực cho hội sở chính.
II.Tình hình hoạt động của BIC.
1.Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007
Toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007 đạt doanh thu gần 6000 tỉ đồng tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2006. Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 1717 tỉ đồng, tiếp đó là bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người 746 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt 661 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 603 tỉ đồng, bảo hiểm xây dựng lắp đặt 538 tỉ đồng. Trong đó, tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm 23.5%. Các nghiệp vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm tỉ lệ lớn là dầu khí 70.3%, cháy nổ và rủi ro đặc biệt 41.9%, xây dựng lắp đặt 38%, gián đoạn kinh doanh 37.6%.
Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc thuộc top 5 bao gồm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PJICO, PTI. Các doanh nghiệp bảo hiểm có phí bảo hiểm thực thu (cộng thêm phần nhận tái bảo hiểm và trừ đi phần đã tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước) thuộc top 5 bao gồm Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVI, PTI.
2. Tình hình hoạt động của BIC
Công ty bảo hiểm đầu tư và phát triển (BIC) dù chưa nằm trong top 5 dẫn đầu thị trường, nhưng với phương châm phục vụ tận tình nhưng cẩn trọng, phong cách quản lý tiên tiến của nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, đã đạt được một số dấu ấn trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2007 và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Trong năm 2007 BIC có tổng doanh thu là 162.7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 25,89 tỷ đồng. Kết quả hoạt động các chi nhánh của BIC:
Doanh thu và tỷ trọng doanh thu các chi nhánh của BIC
Chi nhánh BIC Bình Định
6.813.876.314 VNĐ
4.30 %
Chi nhánh BIC Cần Thơ
7.815.312.251 VNĐ
4.93 %
Chi nhánh BIC Đà Nẵng
6.989.710.576 VNĐ
4.41 %
Chi nhánh BIC Đồng Nai
5.329.146.330 VNĐ
3.36 %
Chi nhánh BIC Hà Nội
3.122.892.378VNĐ
27.20 %
Chi nhánh Hải Dương
1.907.086.186 VNĐ
1.20 %
Chi nhánh Hải phòng
9.893.765.013 VNĐ
6.24 %
Chi nhánh Hồ Chí Minh
29.720.499.581 VNĐ
18.74 %
Chi nhánh Nghệ An
8.335.575.343 VNĐ
5.26 %
Phòng khai thác-TSC
13.799.607.506 VNĐ
8.70 %
Chi nhánh Tây Nguyên
7.492.482.900 VNĐ
4.73 %
Phòng tái bảo hiểm-TSC
17.343.299.921 VNĐ
10.94 %
Tổng
158.563.254.299.00
100.00
Nguồn tài liệu: Báo cáo thường niên 2007
Tỷ trọng doanh thu các chi nhánh
của BIC
Bình Định
Cần Thơ
Đà Nẵng
Đồng Nai
Hà Nội
Hải Dương
Hải phòng
Hồ Chí Minh
Nghệ An
Phòng khai thác-TSC
Tây Nguyên
Phòng tái bảo hiểm-TSC
Chi nhánh Nghệ An
Nguồn tài liệu: Báo cáo thường niên của BIC.
2.1. Năng lực tài chính của BIC.
Sau 8 năm triển khai kinh doanh bảo hiểm, từ một đơn vị nhỏ về quy mô, mỏng về mạng lưới và có con số doanh thu thấp, đến nay Công ty đã từng bước thu được những kết quả khả quan và sau khi chuyển đổi từ Công ty Liên doanh sang Công ty sở hữu 100% vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Điều này thể hiện rất rõ trong báo cáo tài chính hàng năm của Công ty được kiểm toán bởi Công ty Earnst & Young (E&Y) và Price WaterHouse Coopers (PWC).
Một số chỉ tiêu cơ bản được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị : 1000 000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
- Tæng tµi s¶n
- Tæng tµi s¶n lu ®éng vµ ®Çu t ng¾n h¹n.
- Tæng nî ph¶i tr¶
- Tæng nî ng¾n h¹n
- Tæng nî dµi h¹n
- Lîi nhuËn tríc thuÕ
- Lîi nhuËn sau thuÕ
- Nguån vèn chñ së h÷u
114.530
90.432
43.177
9.084
0
3.462
3.462
71.353
316.980
261.161
106.631
67.006
0
13.042
9.810
210.350
500.000
319.000
120.000
71.000
0
45.000
39.000
320.000
Nguồn tài liệu: Báo cáo thường niên của BIC năm 2007.
Từ 07/09/ 2007 vốn điều lệ của BIC được nâng lên 500 tỉ đồng, tính đến 1/10/2007 vốn điều lệ của BIC đã đứng thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sau Bảo Minh, Bảo Việt, PIV; trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ sung vốn cổ đông tăng 150%, tổng tài sản của BIC cho đến ngày 30/9/2007 đã đạt 662 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối năm 2006 là 316 tỷ đồng. Về vốn, BIC đang là một trong 5 công ty bảo hiểm có số vốn lớn nhất Việt Nam và thị phần nằm trong top 10 công ty bảo hiểm lớn nhất trên tổng số các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Phí bảo hiểm gốc năm 2007 đạt gần 82 tỷ đồng trong khi đó cùng kì năm 2006 chỉ đạt gần 24 tỷ đồng. Thị phần của BIC trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng đáng kể, chiếm 1,38% thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
ACE INA
AIG VIETNAM
Bảo Long
Bảo Minh
Bảo Ng©n
ABIC
B¶o Tin
B¶o ViÖt
BIC
Công ty AAA
C«ng ty b¶o hiÓm liªn hiÖp
Groupama
LIBERTY
PJICO
PTI
PVInsurance
QBE
Samsung vina
TOAN CẦU
VIA
ViÔn ®«ng
ThÞ phÇn cña BIC trªn thÞ trêng b¶o hiÓm
phi nh©n thä ViÖt Nam n¨m 2007
Nguồn tài liệu: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
2.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm gốc.
Doanh thu phí bảo hiểm gốc của một số nghiệp vụ mà BIC đã triển khai:
Phí BH gốc các NV ( triệu đồng)
Nghiệp vụ
Năm 2006
Năm 2007
-Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt.
-Bảo hiểm trách nhiệm chung.
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
+ Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
-Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
-Bảo hiểm cháy và mọi rủi ro cho tài sản
-Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
-Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
-Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không.
-Bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
-Bảo hiểm thân tàu biển, tàu sông và các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tàu biển tàu sông.
8,478
396
1,752
9,683
226
0
1,909
6.372
1,053
17,537
265
2,284
14,163
116
0
4,501
23.079
3,347
Nguồn tài liêụ: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam .
Trong quá trình phát triển BIC đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Ngày càng nghiên cứu và triển khai nhiều hơn các nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu bảo hiểm của những khách hàng “ ruột” đã gắn bó với BIC từ trước đó, cũng như những khách hàng vì sự tín nhiệm mà đã đến với BIC.
Nhìn chung phí bảo hiểm gốc của các nghiệp vụ trong năm 2007 đều tăng so với năm 2006, điều đó chứng tỏ rằng mục tiêu “ tăng tốc” trong năm 2007 của BIC đã được thực hiện, và đi đúng hướng.
Sắp tới BIC sẽ triển khai sản phẩm Bảo An là một sản phẩm thể hiện rõ nhất sự liên kết giữa bảo hiểm và Ngân hàng. Sản phẩm này nhằm hướng tới tăng thêm nhiều lợi ích cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của hệ thống BIDV.
Trong những nghiệp vụ bảo hiểm mà BIC đã triển khai thì nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt là một trong những nghiệp vụ phát triển nhanh chóng nhất. BIC đã tiến hành bảo hiểm cho nhiều công trình xây dựng - lắp đặt lớn nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau từ xây dựng dân dụng tới những dự án lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo hiểm nhà máy thuỷ điện, nhà máy xi măng, cầu đường các loại, cảng biển… Thông qua việc giải quyết các vụ tổn thất thuộc nghiệp vụ xây dựng - lắp đặt một cách nhanh chóng và thuận tiện, trình độ của cán bộ BIC đã chứng minh BIC hoàn toàn có khả năng đảm đương bảo hiểm cho các công trình lớn, thi công phức tạp, dài ngày tại Việt Nam. Doanh thu của Nghiệp vụ xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, trên 30% doanh thu của công ty. Với những kết quả đã đạt được và kinh nghiệm tích luỹ cùng sự hậu thuẫn của các Công ty Tái bảo hiểm trong và ngoài nước, Công ty BIC là Công ty bảo hiểm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Việt Nam hiên nay. Không chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ trong nước, BIC còn vươn ra bảo hiểm cho các công trình lớn ở nước ngoài, cụ thể như các công trình thuỷ điện, công trình làm đường tại Lào và các nước trong khối ASEAN.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của BIC cũng đã tăng từ 39 tỷ năm 2006 lên 91.5 tỷ năm 2007, để đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán thường xuyên cho khách hàng khi có rủi ro tổn thất xảy ra.
2.2.2. Công tác giám định bồi thường:
Công tác giải quyết bồi thường đã được BIC thực hiện tốt. Hàng năm, BIC giải quyết hàng ngàn vụ bồi thường lớn nhỏ, trong đó có nhiều vụ có giá trị tổn thất lớn, quá trình giải quyết phức tạp do liên quan đến nhiều bên. Tuy nhiên, BIC đã giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng và dứt điểm cho khách hàng, được khách hàng khen ngợi.
Với đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giám định bồi thường tận tuỵ, có kinh nghiệm và hết lòng vì khách hàng, BIC đã tạo dựng được uy tín đáng kể trong hoạt động giải quyết bồi thường.
Danh sách một số vụ giải quyết bồi thường BIC đã thực hiện:
Nội dung
Tổng giá tri tổn thất (ngàn đồng)
Tổng số tiền bồi thường (ngàn đồng)
Thời gian giải quyết bồi thường
Phương án phối hợp và giải quyết.
Bão làm thiệt hại hàng hoá của công ty TNHH Giấy Vĩnh Tiến.
1.150.000
1.120.000
15 ngày
Thuê giám định độc lập
Bão làm đổ gãy cần cẩu của công ty đầu tư và phát triển nhà Đà Nẵng.
631.000
621.000
10 ngày
Thuê giám định độc lập
Sạt lở taluy dương trong xây đường của C.ty Kim Vinh
96.000
96.000
10 ngày
Thuê giám định độc lập
Sạt lở đất cho công trình đường tại ban QLDA các công trình GT Lào Cai
250.000
250.000
10 ngày
BIC giám định và bồi thường
Tổn thất thang máy của công ty xây dựng Avalon.
200.000
200.000
15 ngày
BIC giám định và bồi thường
Tổn thất mũi khoan số 2 cầu Mỹ Thuận.
15.000
15.000
15 ngày
BIC GĐ và BT
Trên đây chỉ là một số ít trong các vụ mà BIC đã giải quyết bồi thường thành công, điều này đã giúp BIC ngày càng nâng cao được uy tín và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường bảo hiểm.
2.3. Hoạt động tái bảo hiểm của BIC.
Vì đã chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang mô hình công ty nhà nước nên BIC cũng phải có những thay đổi trong việc xác định cơ cấu doanh thu của mình. Khi hoạt động theo hình thức liên doanh thì doanh thu chủ yếu của BIC là từ hoạt động môi giới và nhận tái. Nhưng khi chuyển sang mô hình công ty nhà nước thì doanh thu chủ yếu của BIC lại từ hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. Tuy nhiên, dù là KDBH gốc hay tái bảo hiểm thì bất kỳ một công ty bảo hiểm muốn đảm bảo khả năng tài chính của mình thì cũng cần phải triển khai hoạt động tái bảo hiểm, vì đôi khi chính công ty bảo hiểm đó cũng không đánh giá được hết rủi ro khi kí kết hợp đồng bảo hiểm.
So với năm 2006 năm 2007 tình hình nhận tái bảo hiểm ở BIC đều tăng, tăng nhiều nhất là bảo hiểm thiết bị điện tử, năm 2006 BIC không nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ này nhưng đến năm 2007 BIC đã nhận tái trong nước nghiệp vụ này 120 triệu đồng. Tiếp đến là nghiệp vụ bảo hiểm cháy 2006 BIC chỉ nhận tái 60 triệu đồng thì năm 2007 BIC đã nhận tái lên đến 268 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng năng lực tài chính của BIC đã tăng lên đáng kể trong năm 2007.
Về nhượng tái bảo hiểm: năm 2007 phần nhượng tái bảo hiểm trong nước của BIC hầu hết đều giảm so với năm 2006 vì BIC nhận thấy mình có đủ khả năng tài chính để chi trả cho phần lớn những hợp đồng bảo hiểm gốc mà công ty đã kí kết.
2.4. Hoạt động đầu tư của BIC.
Nhằm tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. BIC đầu tư nhiều lĩnh vực khác nhau qua các hình thức:
+ Đầu tư trái phiếu, cổ phiếu
+ Góp vốn đầu tư.
+ Ủy thác đầu tư, đầu tư tiền gửi và các hình thức đầu tư khác.
III.Nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế của công ty.
Công ty có được những thành công nêu trên là do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan đưa lại. Đó là những thuận lợi của toàn thị trường nói chung, cũng như những thuận lợi riêng của doanh nghiệp.
1. Thuận lợi
1.1. Thuận lợi chung của toàn thị trường
Trong năm 2007, nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với nhiều cơ hội từ việc gia nhập WTO mang lại, đây cũng là tiền đề, cơ sở quan trọng để ngành Bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau một năm gai nhập WTO đã có những hình ảnh đậm nét của một ngành sẵn sàng hội nhập và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế:
+ Chế độ Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện hơn để củng cố và phát triển thị trường bảo hiểm. Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp quy điều chỉnh theo hướng đưa ra những chuẩn mực tiên tiến mang tính quốc tế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công khai minh bạch chế độ quản lý, tăng tính chủ động tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
+ Các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất hình thành quỹ tập trung, quy mô lớn để thực hiện những công tác lớn như đóng góp 5% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhằm góp phần phát triển lực lượng phòng cháy chữa cháy, 2% phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chư xe cơ giới để góp phần đảm bảo an toàn giao thông, đề phòng hạn chế tổn thất và bồi thường nhân đạo.
1.2. Thuận lợi riêng của BIC.
Thuận lợi lớn nhất và cũng vô cùng quan trọng đối với BIC khi mới gia nhập thị trường đó là BIC là “ con đẻ “ của BIDV nên có thể tận dụng các mối quan hệ khách hàng của BIDV. Và đây cũng là nguồn khách hàng chủ yếu của BIC cho đến nay.
BIC đã xác định, xây dựng được định hướng hoạt động phù hợp với mô hình và điều kiện hoạt động mới.
Đội ngũ nhân viên đa số đều còn trẻ, được đào tạo cơ bản, là nền tảng phát triển rất tốt cho BIC nếu có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ tốt.
Hoàn thành giao dịch chuyển nhượng vốn, chuyển giao và bàn giao thành công. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng mua một công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài nhưng việc chuyển giao đã đáp ứng yêu cầu pháp lý, không ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường bảo hiểm, đáp ứng mục tiêu của từng bên tham gia và khách hàng, đáp ứng được yêu cầu của BIC.
Thị phần của BIC trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tính đến hết năm 2007 đã ở trong top 10 doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu trên 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
2.Khó khăn:
2.1. Khó khăn chung của toàn thị trường:
Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng khốc liệt, nhiều công ty bảo mới xuất hiện, trong đó có những công ty sẵn sang cắt giảm lợi nhuận để lôi kéo khách hàng.
Nhu cầu của người dân, cũng như các tổ chức về bảo hiểm ngày càng cao, song yêu cầu của họ về chất lượng dịch vụ cũng cao hơn nhiều.
Các công ty bảo hiểm theo đuổi chiến lược giảm phí nhằm lôi kéo khách hàng nhưng đôi khi lại không lường hết được rủi ro, dẫn đến mất khả năng thanh toán làm ảnh hưởng không nhỏ đến cả thị trường bảo hiểm nói chung.
Thị trường bảo hiểm hiện nay thực sự thiếu mộ đội ngũ cán bộ bảo hiễm có “ đẳng cấp”, vì vậy gặp khó khăn trong việc triển khai những nghiệp vụ phức tạp, và trong công tác định phí.
2.2 Khó khăn về phía doanh nghiệp.
2.2.1. Do hạn chế về năng lực bảo hiểm.
Sau khi tách khỏi QBE, năng lực bảo hiểm của BIC đã giảm xuống đáng kể dẫn tới giảm khả năng nhận tái bảo hiểm.
2.2.2. Do hạn chế về nguồn nhân lực.
Việc tổ chức lại công ty đã làm suy giảm đáng kể nhân lực của công ty cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ kinh nghiệm đã chuyển công tác, sự ra đi của những cán bộ này kéo theo sự ra đi của một số khách hàng, một số khách hàng cũ của những nhân viên này đã không tiếp tục tái tục hợp đồng bảo hiểm ở BIC. Mặt khác nó còn ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của những cán bộ ở lại.
Lực lượng cán bộ tâm huyết, làm việc vì sự phát triển chung của BIC còn chưa nhiều do cơ chế làm việc chưa khuyến khích được cán bộ công ty; lương và các chính sách chưa thu hút được nguồn nhân lực tốt từ thị trường, chưa khuyến khích được các nhân viên trong công ty có tinh thần thi đua, cạnh tranh kết quả khai thác do chưa thực sự tác động trực tiếp, tích cực tới lợi ích của người lao động.
Hơn nữa, thị trường nhân lực ngành bảo hiểm hiện nay đang rất thiếu cán bộ có đẳng cấp. Với sự ra đời và mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm, các cán bộ có kinh nghiệm, năng lực luôn được chào mời với mức lương và vị trí công tác hấp dẫn cao hơn hẳn so với BIC. Đây là khó khăn đối BIC khi chưa thay đổi cơ chế lương của doanh nghiệp nhà nước.
Thêm vào đó, số lượng nhân viên khai thác chủ yếu là nhân viên chưa có kinh nghiệm. Việc thu hút các nhân viên có đẳng cấp từ thị trường lại khó khăn do thu nhập phúc lợi từ BIC chưa cao, mặt khác còn chịu sự cạnh tranh từ các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm tư nhân và các công ty trong nước khác.
2.2.3. Hạn chế về mạng lưới đại lý.
Hiện nay BIC đã thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển hướng sang khai thác trực tiếp, tức là việc khai thác dựa vào hệ thống các chi nhánh của BIDV. Song một thực tế đặt ra là, mạng lưới của BIC mặc dù đã được mở rộng nhưng vẫn còn mỏng, quan hệ với các đơn vị thành viên của BIDV còn thiếu chặt chẽ hình thức liên kết nhiều nơi còn mang tính chất văn bản, giấy tờ, vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa tận ung hết được lợi thế của mình.
Những chi nhánh mới được thành lập của BIC chưa có kết quả kinh doanh cao do phải tập trung vào ổn định tổ chức nhân sự, thiết lập quan hệ, nghiên cứu học hỏi nghiệp vụ. Khu vực có doanh thu cao nhất vẫn là trụ sở chính tại Hà Nội và BIC thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.4. Do hạn chế về chương trình phần mềm.
Chương trình quản lý dữ liệu lạc hậu thiếu đồng bộ vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thông tin, dữ liệu.
Hiện nay BIC đã được BIDV cho phép mua chương trình phần mềm do chương trình hiện tại không đáp ứng, hỗ trợ được nhiều cho hoạt động kinh doanh, công khai tài chính kế toán. Một khó khăn nữa của BIC đó là: khi các công ty phần mềm vào thăm dò, tìm hiểu thì nhiều công ty không dám bỏ thầu vì xác định ngân sách cũng như khách hàng triển khai quá phức tạp ( do việc bán sản phẩm bảo hiểm được triển khai qua mạng lưới ngân hàng nên khi hoạch toán rất phức tạp).
IV.Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới.
Năm 2008 là năm hoạt động thứ 3 của BIC sau khi tách khỏi liên doanh. Sau những thành quả mà BIC đạt được trong năm 2007 BIC sẽ phải đặt ra cho mình phương hướng phát triển trong năm tới, phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế để trong năm 2008 đạt được những kết quả khả quan hơn nữa.Và luôn phải hướng tới phương trâm hoạt động đó là “ tận tâm cho sự an tâm” .
1. Về phát triển mạng lưới.
- Trong nảm 2008 và những năm tiếp theo với những chiến lược và khách hàng đã hoạch định. BIC sẽ toàn tâm toàn lực thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới theo yêu cầu mới của BIDV theo hướng tập trung cho hoạt động bảo hiểm để trở thành một trong ba trụ cột của hệ thống ngân hàng- bảo hiểm- đầu tư tài chính.
+ Lập thêm các phòng kinh doanh bảo hiểm ở một số tỉnh nữa, xây dựng mạng lưới của BIC trên toàn quốc.
+ Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ đại lý bảo hiểm, cải tiến phương thức hợp tác giữa cán bộ đầu mối tại chi nhánh BIDV để gia tăng hiệu quả khai thác và phục vụ khách hàng.
2. Về mô hình tổ chức:
Mô hình tổ chức phải được cải tổ theo hướng gọn nhẹ, bố trí nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất. Phương hướng trong thời gian tới là:
+ Ổn định và bổ sung nhân lực cho các phòng ban, chi nhánh
+ Thành lập các tổ: tài sản kĩ thuật, hàng hải và phi hàng hải tại các phòng khai thác để định hướng phát triển thành phòng nghiệp vụ khi đủ điều kiện.
3.Về phát triển kinh doanh.
- Xây dựng chính sách phát triển, kế hoạch chiến lược đến năm 2010.
- Trình ban quản lý tổ chức BIDV- HO ( head officer) về việc tiếp tục triển khai chương trình bảo hiểm tập trung cho BIDV.
- Tiếp tục nghiên cứu và từng bước triển khai chương trình bảo hiểm liên kết với ngân hàng (Bancassurace) để tận dụng tốt nhất mạng lưới của BIDV.
- Kiểm soát tìm hiểu kinh nghịêm triển khai Bancassurance. Đồng thời phải nghiên cứu để xây dựng sản phẩm và chương trình quản lý cho phù hợp, hiệu quả.
4.Về công nghệ thông tin.
Triển khai chương trình phần mềm quản lý bảo hiểm, kế toán thay thế phần mềm hiện tại nhanh. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành và quảng bá hoạt động. Triển khai phần mềm hoạt động quản lý tập trung, đồng bộ toàn công ty.
5. Về công tác đào tạo: tập trung tổ chức các khoá đào tạo.
- Mở các lớp đào tạo đại lý cho nhân viên các đại lý của BIC và nhân viên của BIDV ở các chi nhánh có triển khai bảo hiểm.
- Đào tạo cán bộ mới và có chính sách hỗ trợ hợp lý để thu hút nguồn nhân lực từ thị trường.
6. Về nghiệp vụ và hoạt động khác:
- Khuyếch trương sản phẩm và hình ảnh của công ty.
- Giữ mối liên hệ tốt với khách hàng và đối tác không để xảy ra phàn nàn, khiếu nại trong việc xử lý bồi thường, nỗ lực tối đa để tái tục những hợp đồng có thể tái tục để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Xây dựng triển khai từng bước hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chí ISO 9000.
- Cải tiến thủ tục, hồ sơ theo hướng đơn giản nhất để rút ngắn thời gian giao dịch.
- Xây dựng chương trình, danh mục đầu tư hợp lý theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển mạng lưới ngân hàng - bảo hiểm - tài chính của BIDV ngày càng vững mạnh
Tất cả các mục tiêu phương hướng nêu trên đều nhằm xây dựng BIC trở thành một thương hiệu bảo hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV. Đến năm 2010, BIC phấn đấu chiếm trên 6% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Trong năm 2008 BIC sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được một số chỉ tiêu sau:
+ Tổng tài sản đạt 1500 tỷ.
+ Vốn điều lệ đạt 1000 tỷ.
+ Tổng doanh thu phí theo kế hoạch : 300 tỷ
+ Lợi nhuận trước thuế: 107 tỷ đồng
+ ROE: 7.01%
+ Thị phần: 2.5 %
+ Mạng lưới: Số lượng chi nhánh: 20
Số lượng phòng dịch vụ khách hàng khu vực: 100
V. Đánh giá của cá nhân về BIC.
Được tiếp xúc với môi trường làm việc của BIC với đội ngũ cán bộ công nhân viên của BIC, những con người trẻ, năng động luôn hết mình vì công việc, cá nhân em cho rằng đây sẽ là những tài sản quý giá của công ty trong quá trình phát triển của mình nếu như công ty có những chính sách lương thưởng hợp lý để tạo động lực. BIC sẽ là một môi trường làm việc tốt, lý thú sẽ phát huy được “ sức trẻ” của các bạn sinh viên mới ra trường nếu các bạn có cơ hội được BIC tiếp nhận.
Có “mẹ đỡ đầu” lớn mạnh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đây là một lợi thế mà không phải bất kì công ty bảo hiểm nào cũng có được, vì vậy cơ hội phát triển trong tương lai của BIC là không thể phủ nhận nếu như BIC tận dụng tốt lợi thế này.
Tuy nhiên, ngoài “quan hệ sinh” này thì BIC và BIDV cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để phát huy tốt hơn mối quan hệ riêng có này, cùng nhau tạo môi trường cho BIC hoạt động và phát triển hơn nữa, như hợp tác về các sản phẩm Bancassurance. BIC hỗ trợ BIDV đào tạo nguồn nhân lực về bảo hiểm quay trở lại phục vụ cho BIC trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm.
Năm 2007 mặc dù đã nằm trong top 10 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, nhưng thị phần của BIC còn rất khiêm tốn, cách xa so với những công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường. Đây cũng là một thực tế mà BIC phải nhìn thẳng vào để có chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tại Công ty bảo hiểm ngân hàng NHĐT&PT (BIC) Việt Nam.DOC