LỜINÓIĐẦU
Đểđưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế là vấn đềô nhiễm môi trường đã vàđang trởthành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, phải vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yêu cầu vàđòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự cân đối cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam từng bước đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực, tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng vào khoảng 7%. Với tốc độ tăng trưởng này đã dần thay đổi toàn cảnh kinh tế, xã hội đất nước. Các khu công nghiệp ngày càng một nhiều và mở rộng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phảt triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường, mất đa dạng sinh học đang ngày một rõ nét, trạng thái cân bằng của môi trường dần bị phá vỡ. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao mà không ai hết chính con người gánh chịu nhưỡng hậu quảđó.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của nhân loại, nếu môi trường không được bảo vệ mà cứ dần bị phá huỷ, bịô nhiễm thì con người không có khả năng hay cơ hội nào để tồn tại và phát triển. Mặc dù thấy được vai trò, tầm quan trọng của nó nhưng trong hoạt động sản xuất của chung ta bằng cách này hay cách khác gây ra những tác động xấu cho môi trường, đe doạ cuộc sống không chỉ những người lao động trực tiếp sản xuất mà còn đối với những khu dân cư lân cận và chính nước thải, khí thải đó sẽ lan truyền tới đâu, mức độảnh hưởng rộng tới đâu là cả vấn đề lớn mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vấn đềbảo vệ môi trường và yêu cầu có những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa, xử lý các chất thải một cách hữu hiệu đang trở nên vô cùng bức bách.
Nhận thức được vấn đề này cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của Công ty Phân lân Văn Điển, em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phân lân là chủ yếu thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, vì vậy nước thải chứa một lượng hoá chất là tương đối lớn nhưng Công ty có một hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn có thể thu hồi đến hơn 90% nước thải để tái sử dụng, hơn nữa công nghệ xử lý này lại do chính những kỹ sư của Công ty tự chế tạo ra nên đã tiết kiệm chi phí hàng tỷđồng cho nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý bụi và xử lý chất thải rắn cũng được công ty quan tâm, công nghệ xử lý khí thải hiệu suất thu hồi bụi từ 80% đến 85% nhằm giảm tối đa bụi trước khi thải ra môi trường.
Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu và phân tích thực tế em quyết định lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”.
Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tính toán lợi ích thu được từ công nghệ xử lý nước thải đối với công ty, với môi trường, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, môi trường của phương án xử lý nước thải.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chếvề trình độ và thời gian tiếp cận nên em chỉ tập trung phân tích chi phí- lợi ích của phương án xử lý nước thải, phân tích chi phíđể xử lý nước thải và phân tích các lợi ích về sức khoẻ của những người lao động trực tiếp sản xuất và khu dân cư lân cận.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I- Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA ) đối với giảm thiểu ô nhiễm
Chương II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát thải gây ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển
Chương III- Phân tích hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm ở Công ty phân lân Văn Điển.
MỤCLỤC
LỜINÓIĐẦU 3
LỜICẢMƠN 6
Chương I - CƠSỞKHOAHỌCCỦAPHƯƠNGPHÁPPHÂNTÍCHCHIPH� �- LỢIÍCH(CBA) ĐỐIVỚIGIẢMTHIỂUÔNHIỄM 7
I-KHÁINIỆMCBA: 7
1.1-Khái niệm CBA: 7
1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: 8
1.2.1-Các bước tiến hành 8
1.2.2- Các hạn chế của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích 13
1.2.2.1- Hạn chế về mặt kỹ thuật của CBA 13
1.2.2.2- Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan tới 13
1.2.3- Những biện pháp khắc phục hạn chế của CBA. 13
1.2.3.1- Biện pháp khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA 13
1.2.3.2- Biện pháp khắc phục những mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan đến 14
II- PHÂNTÍCHTÀICHÍNH- PHÂNTÍCHKINHTẾXÃHỘIVÀPHÂNTÍCHKỸTHUẬT CỦADỰÁN. 16
2.1- Phân tích tài chính- phân tích kinh tế xã hội của dựán: 16
2.2- Phân tích kỹ thuật của dựán: 17
2.3- Sự khác biệt giữa phân tích tài chính- kinh tế xã hội với phân tích kỹ thuật: 17
III- CÁCCHỈTIÊUSINHLỜICỦADỰÁN 18
3.1- Giá trị hiện tại ròng (NPV) 18
3.2- Lợi nhuận tương đối của dựán (BCR) 20
3.3- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) 21
IV-KINHNGHIỆMSỬDỤNG CBA TRONGPHÂNTÍCHĐÁNHGIÁYẾUTỐMÔITRƯỜNG 22
Chương II- THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHVÀP HÁTTRIỂNTẠICÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 25
I-TỔNGQUANVỀCÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 25
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
1.2-Đặc điểm trang thiết bị, lao động, nguyên liệu sản xuất kinh doanh 27
1.2.1- Đặc điểm trang thiết bị. 27
1.2.2- Đặc điểm về lao động 28
1.2.3- Đặc điểm nguyên liệu sản xuất 28
1.3- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 30
II- CÔNGNGHỆSẢNXUẤTPHÂNLÂN 31
2.1- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.1-Sơđồ công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy. 33
2.1.3- Nguồn gây ô nhiễm 35
2.2- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
2.2.1- Sơđồ công nghệ sản xuất phân lân tại lò cao. 36
2.2.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
III- ĐÁNHGIÁTÁCĐỘNGTỚIMÔITRƯỜNGDOHOẠTĐ� ��NGSẢNXUẤTCỦACÔNGTY 37
3.1- Tác động tới môi trường không khí 37
3.1.1- Tác động của tiếng ồn 37
3.1.2- Tác động của khí thải 38
3.2- Tác động của nước thải tới môi trường. 38
3.3- Tác động của chất thải rắn tới môi trường 39
3.4- Tác động tới sức khoẻ cán bộ công nhân viên 40
3.5- Tác động tới người dân quanh vùng 40
Chương III- PHÂNTÍCHHIỆUQUẢKINHTẾCHOGIẢMTHIỂUÔNHI ỄM (XỬLÝNƯỚCTHẢI) ỞCÔNGTYPHÂNLÂNVĂNĐIỂN 41
I-GIỚITHIỆUVỀDÂYCHUYỀNCÔNGNGHỆXỬLÝNƯ ỚCTHẢIMỚI 41
1.1- Sơđồ công nghệ: Phương pháp bể lắng 41
1.2- Chu trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải. 42
1.3- Chất lượng nước đạt được sau khi qua xử lý: 42
II- CÁCCHIPHÍCỦACÔNGNGHỆSỬLÝ 43
2.1- Tổng chi phí ban đầu(C0): 43
2.2- Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm (Ct): 43
2.3- Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh: 44
III- LỢIÍCHMANGLẠITỪVIỆCXỬLÝNƯỚCTHẢI 44
3.1- Lợi ích sức khoẻ của người dân 44
3.2- Lợi ích của việc sử lý nước thải đối với Công ty 48
IV- ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢVỀMẶTKINHTẾ- XÃHỘIVÀMÔITRƯỜNGCỦAPHƯƠNGÁNXỬLÝNƯ ỚCTHẢI 48
4.1- Sử dụng các chỉ tiêu đểđánh giá phương án đầu tư về mặt xã hội 48
4.1.1- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng 48
4.1.2- Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của dựán (CBR) 49
4.2- Đánh giá hiệu quả dựán đối với môi trường xung quanh Công ty 50
KẾTLUẬNCHUNG 51
TÀILIỆUTHAMKHẢO 53
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
LỜI CẢM ƠN 6
Chương I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ- LỢI ÍCH(CBA) ĐỐI VỚI GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 7
I-KHÁI NIỆM CBA: 7
1.1-Khái niệm CBA: 7
1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: 8
1.2.1-Các bước tiến hành 8
1.2.2- Các hạn chế của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích 13
1.2.2.1- Hạn chế về mặt kỹ thuật của CBA 13
1.2.2.2- Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan tới 13
1.2.3- Những biện pháp khắc phục hạn chế của CBA. 13
1.2.3.1- Biện pháp khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA 13
1.2.3.2- Biện pháp khắc phục những mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan đến 14
II- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH- PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN. 16
2.1- Phân tích tài chính- phân tích kinh tế xã hội của dự án: 16
2.2- Phân tích kỹ thuật của dự án: 17
2.3- Sự khác biệt giữa phân tích tài chính- kinh tế xã hội với phân tích kỹ thuật: 17
III- CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA DỰ ÁN 18
3.1- Giá trị hiện tại ròng (NPV) 18
3.2- Lợi nhuận tương đối của dự án (BCR) 20
3.3- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) 21
IV-KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CBA TRONG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 22
Chương II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN 25
I-TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN 25
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
1.2-Đặc điểm trang thiết bị, lao động, nguyên liệu sản xuất kinh doanh 27
1.2.1- Đặc điểm trang thiết bị. 27
1.2.2- Đặc điểm về lao động 28
1.2.3- Đặc điểm nguyên liệu sản xuất 28
1.3- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 30
II- CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN LÂN 31
2.1- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.1-Sơ đồ công nghệ sản xuất phân lân nung chảy 31
2.1.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy. 33
2.1.3- Nguồn gây ô nhiễm 35
2.2- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
2.2.1- Sơ đồ công nghệ sản xuất phân lân tại lò cao. 36
2.2.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy tại lò cao. 36
III- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 37
3.1- Tác động tới môi trường không khí 37
3.1.1- Tác động của tiếng ồn 37
3.1.2- Tác động của khí thải 38
3.2- Tác động của nước thải tới môi trường. 38
3.3- Tác động của chất thải rắn tới môi trường 39
3.4- Tác động tới sức khoẻ cán bộ công nhân viên 40
3.5- Tác động tới người dân quanh vùng 40
Chương III- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM (XỬ LÝ NƯỚC THẢI) Ở CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN 41
I-GIỚI THIỆU VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI 41
1.1- Sơ đồ công nghệ: Phương pháp bể lắng 41
1.2- Chu trình hoạt động của công nghệ xử lý nước thải. 42
1.3- Chất lượng nước đạt được sau khi qua xử lý: 42
II- CÁC CHI PHÍ CỦA CÔNG NGHỆ SỬ LÝ 43
2.1- Tổng chi phí ban đầu(C0): 43
2.2- Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm (Ct): 43
2.3- Chi phí khấu hao tài sản cố định: 44
III- LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI 44
3.1- Lợi ích sức khoẻ của người dân 44
3.2- Lợi ích của việc sử lý nước thải đối với Công ty 48
IV- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 48
4.1- Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá phương án đầu tư về mặt xã hội 48
4.1.1- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng 48
4.1.2- Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối của dự án (CBR) 49
4.2- Đánh giá hiệu quả dự án đối với môi trường xung quanh Công ty 50
KẾT LUẬN CHUNG 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
LỜI NÓI ĐẦU
Để đưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, phải vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự cân đối cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam từng bước đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực, tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng vào khoảng 7%. Với tốc độ tăng trưởng này đã dần thay đổi toàn cảnh kinh tế, xã hội đất nước. Các khu công nghiệp ngày càng một nhiều và mở rộng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phảt triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường, mất đa dạng sinh học đang ngày một rõ nét, trạng thái cân bằng của môi trường dần bị phá vỡ. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao mà không ai hết chính con người gánh chịu nhưỡng hậu quả đó.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của nhân loại, nếu môi trường không được bảo vệ mà cứ dần bị phá huỷ, bị ô nhiễm thì con người không có khả năng hay cơ hội nào để tồn tại và phát triển. Mặc dù thấy được vai trò, tầm quan trọng của nó nhưng trong hoạt động sản xuất của chung ta bằng cách này hay cách khác gây ra những tác động xấu cho môi trường, đe doạ cuộc sống không chỉ những người lao động trực tiếp sản xuất mà còn đối với những khu dân cư lân cận và chính nước thải, khí thải đó sẽ lan truyền tới đâu, mức độ ảnh hưởng rộng tới đâu là cả vấn đề lớn mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường và yêu cầu có những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa, xử lý các chất thải một cách hữu hiệu đang trở nên vô cùng bức bách.
Nhận thức được vấn đề này cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của Công ty Phân lân Văn Điển, em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phân lân là chủ yếu thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, vì vậy nước thải chứa một lượng hoá chất là tương đối lớn nhưng Công ty có một hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn có thể thu hồi đến hơn 90% nước thải để tái sử dụng, hơn nữa công nghệ xử lý này lại do chính những kỹ sư của Công ty tự chế tạo ra nên đã tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng cho nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý bụi và xử lý chất thải rắn cũng được công ty quan tâm, công nghệ xử lý khí thải hiệu suất thu hồi bụi từ 80% đến 85% nhằm giảm tối đa bụi trước khi thải ra môi trường.
Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu và phân tích thực tế em quyết định lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”.
Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tính toán lợi ích thu được từ công nghệ xử lý nước thải đối với công ty, với môi trường, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, môi trường của phương án xử lý nước thải.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chếvề trình độ và thời gian tiếp cận nên em chỉ tập trung phân tích chi phí- lợi ích của phương án xử lý nước thải, phân tích chi phí để xử lý nước thải và phân tích các lợi ích về sức khoẻ của những người lao động trực tiếp sản xuất và khu dân cư lân cận.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I- Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA ) đối với giảm thiểu ô nhiễm
Chương II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát thải gây ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển
Chương III- Phân tích hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm ở Công ty phân lân Văn Điển.
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý môi trường, đặc biệt cảm ơn Th.S Đinh Đức Trường đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn tới chú Sơn- Phó phòng kỹ thuật và các chú trong Công ty phân lân Văn Điển đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Chương I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ- LỢI ÍCH(CBA) ĐỐI VỚI GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
I-KHÁI NIỆM CBA:
1.1-Khái niệm CBA:
Hầu hết các dự án đầu tư đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường và xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có dự điều tiết của nhà nước, mọi hoạt động đầu tư đều được xem xét theo các góc độ sau: người đầu tư, người tham gia vào hoạch định chính sách và các cá nhân trong lĩnh vực xã hội.
Trên góc độ là nhà đầu tư ngoài những mục tiêu như lợi thế cạnh tranh, đổi mới, uy tín… thì mục tiêu lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính. Khả năng sinh lợi về mặt tài chính là thước đo chủ yếu quyết định đầu tư, sinh lợi càng cao thi càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải dự án nào có khả năng sinh lời về mặt tài chính đều tạo ra những tác động tích cực tới môi trường và xã hội.
Nếu đứng trên góc độ nhà hoạch định chính sách thì phải xem xét một cách toàn diện theo cả ba mặt kinh tế,xã hội và môi trường. Mọi phân tích đối với họ phải là nhìn thấy hoặc phải chứng minh được để từ đó họ mới quyết đinh cho phép đầu tư hay không. Nhưng trong thực thế, đối với các CBA mang tính xã hội có những vấn đề có thể tính toán được nhưng có những vấn đề không thể tiên đoán được, vì vậy thuyết phục được họ là rất khó.
Dứng trên phương diện là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội như các nhà triết học, kinh tế chính trị, xãhội học thường ranh luận về cơ sở vị lợi của CBA họ cho rằng mọi hoạt động là không thể tiền tệ hoá như uy tín của doanh nghiệp, lòng chung thành của khách hàng… Trong trường hợp này, đòi hỏi các nhà làm CBA phải có những phân tích đầy đủ, chính xác và có tính thuyết phục.
1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích:
1.2.1-Các bước tiến hành:
Bao gồm 9 bước
Bước 1: Quyết định lợi ích- chi phí thuộc về ai.
Trong quan điểm thực hiện phân tích chi phí- lợi ích có tính xã hội và môi trường, vấn đề phân tích chi phí- lợi ích là bước đầu tiên có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở để ta có cách nhìn khá toàn diện đối với phân bổ nguồi lực và mỗi một sự phân định đều có sự thay đổi về chi phí và lợi ích.
Tuỳ thuộc là đứng trên quan điểm nào sẽ có cách nhìn nhận theo quan điểm đó, nếu là các nhà hoạch định chính sách có quan điểm vĩ mô hơn nữa là tầm cỡ quốc tế, nếu là các nhà quản lý địa phương thì chỉ là lợi ích của địa phương họ, từ đó sẽ đưa ra những quyết định phù hợp theo từng quan điểm.
Bước 2: Trên cơ sở phân định, lựa chọn các dự án có khả năng thay thế
Phải lựa chọn nhiều giải pháp có khả năng thay thế chó nhau tuỳ thuộc vào quan điểm tiếp cận và cách thức tiếp cận. Vì bất cứ một dự án nào trong thực tế cũng có nhiều phương án lựa chọn khác nhau. Khi đã có nhiều phương án lựa chọn khác nhau thì đó là cơ hội để lựa chọn phương án tối ưu nhất.(hình1)
/
hình1: sự biến thiên hai dòng tiền
Về mặt lý thuyết: chúng ta xem xét hai dòng tiền B(Q) và C(Q) theo mô hình trên. Giả sử rằng khi phân tích một dự án, hàm biến thiên của lợi ích đối với dự án này là B(Q). Để có được B(Q) phải bỏ ra chi phí tương ứng là C(Q), như vậy hoạt động của dự án này đạt giá trị cực đại về lãi ròng nằm ngoài Q*. Xét về tính tương đồng sẽ có hai nhóm giải pháp còn lại:
Mức hoạt động tương ứng với Qi: 0 < Qi < Q*
Mức hoạt động tương ứng với Qk: Q* < Qk <
Đối với các mức lãi ròng thuộc mức hoạt động tương ứng với Qi
chúng ta có thể hiểu: Nếu tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ tăng. Ngược lại nếu mức lãi ròng thuộc Qk thì cứ tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ giảm
Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường
Trong phân tích các dự án, đặc biệt là các dự án có liên quan đến môi trường, đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng và từ đó xem xét các chỉ số để tính toán là vấn đề đòi hỏi một kỹ thuật cao. Để xác định các tác động tới môi trường khi thực hiện một dự án và xác định các tác động đó một cách đầy đủ là rất khó. Không chỉ việc xác định khó mà việc lựa chọn những chỉ số để đo lường, định tính là việc vô cùng khó.
Nếu bước này không làm chính xác, không đảm bảo tính toàn diện thì quá trình thực thi dự án dễ gặp phải rủi ro. Mặt khác, nếu tính không đầy đủ xét về mặt dài hạn thì những tiềm năng mà chúng ta không dự đoán được trước sẽ là nguyên nhân trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh sai lầm.
Bước 4: Dự đoán, tính toán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình dự án
Tác động của dự án xảy ra trong một không gian, thời gian cụ thể trên cơ sở chúng ta đã liệt kê xác định được những ảnh hưởng có tính tiềm năng,vấn đề quan trọng là những ảnh hưởng tiềm năng đó phải được lượng hoá như thế nào dựa vào các nguyên lý và các chỉ tiêu để chúng ta xác định về mặt lượng.
Bước 5: Lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định.
Từ thực tế của những người đã thực hiện CBA cũng như vận dụng lý luận kinh tế để xem xét vấn đề này thì ở bước 5 đòi hỏi các nhà phân tích phải tiền tệ hoá. Trong vấn đề quy đổi thành tiền của các tác động thì vấn đề cơ bản là giá. Có hai dạng giá mà chúng ta cần sử dụng trong quá trình lượng hoã bằng tiền:
+ Giá thị trường
+ Giá tham khảo
Việc chuyển hoá các tác động thành giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của người làm đánh giá.
Nếu ta gọi chi phí dự án, chi phí môi trường ( thiệt hại) mà dự án đưa lại ở năm thư nhất là C1, EC1, ở năm thứ hai là C2, EC2, và ở năm thứ n là Cn, ECn thì tổng chi phí của dự án và chi phí môi trường là :
Tổng quát ta có tổng chi phí cho hoạt động là:
Trong đó:
C0: Chi phí ban đầu như khảo sát, thiết kế hay xây dựng và thiết bị …
ECt: Chi phí môi trường cho dự án hoạt động ở năm thứ t.
t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…n năm
Cũng như vậy nếu gọi lợi ích mà dự án đem lại cho doanh nghiệp , môi trường tại khu vực dự án năm thư nhất là B1 ,EB1, và năm thư hai là B2, EB2 … ,năm thư n là Bn, EBn, thì tương tự tổng lợi ích mà dự án đưa lại là:
Trong đó:
EBt: là lợi ích tính bằng tiền ở năm thứ t.
Bt: là lợi ích dự án ở năm thứ t.
t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm.
Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ.
Đây là việc bất cứ nhà phân tích nào cũng phải làm vì đối với tất cả các dự án được triển khai trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như trong kế hoạch, luôn có sự thay đổi khi dự án tiến hành trong nhiều năm. Để phả ánh đúng bản chất của nó, người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích và tất cả các giá trị chi phí về các thời điểm sau để so sánh:
+ Giá trị trong hiện tại
+ Giá trị trong tương lai
Hệ số được sử dụng để tính giá trị hiện tại và tương lai là hệ số chiết khấu ( tỷ lệ chiết khấu). Cơ sở xác định giá trị chiết khấu căn cứ vào hệ sốdo chính phủ đề ra: có thể lấy ra từ phần quản lý ngân sách, Bộ tài chính hay kho bạc hoặc phòng tổng hợp kế toán quốc gia.
Giả sử có khoản tiền P gửi ngân hàng với lãi suất hàng năm là r ( r được tính bằng %). Thì số tiền thu được sau t năm là:
P(t) = P(1+ r)t
Ngược lại số tiền gửi ban đầu là:
Tương tự như vậy, để tính lượng tiền thu được sau t năm (năm đầu tư tại thời điểm ban đầu được coi là thời điểm hiện tại ) ta đưa ra đại lượng tương tự lãi suất, đó là hệ số chiết khấu đồng tiền r, được tính bằng % theo năm. Hệ số chiết khấu được biểu thị qua hai yếu tố của đòng tiền đó là:
+ Cơ hội đầu tư của đồng tiền.
+ Cơ hội vay mượn tiền.
Như vậy muốn tính được giá trị hiện tại thực phải nhân với hệ số:
Trong đó:
t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm.
r: là hệ số chiết khấu
Bước 7: Tổng kết các lợi ích và chi phí.
Bước này được thành lập sau khi đã tính toán quy đổi các giá trị tiền tệ. Việc tổng kết các lợi ích và chi phí được căn cứ vào các chỉ tiêu IRR, NPV, B/C nhưng trong thực tế các chỉ tiêu trên không phả ánh đúng giá trị thị trường. Do đó, đòi hỏi các nhà phân tích phải có quan điểm giả thích phù hợp đối với từng loại dự án một.
Bước 8: Tiến hành phân tích độ nhạy.
Là khả năng đối phó của dư án khi những diễn biến sau có thể xảy ra:
+ Thay đổi lãi suât ngân hàng.
+ Lạm phát.
Đối với nhà phân tích phải căn cứ vào sự biến thiên giá trị đồng tiền, thị trường có liên quan đến lạm phát… để lựa chọn các chỉ số r phù hợp.
Bước 9: Tiến cử những phương án có lợi ích xã hội cao nhất.
Phương án được ưa thích nhất trong tiến cử là phương án đem lại lợi ích nhất, hiệu quả nhất, đạt được các chỉ tiêu mong muốn như y đồ ban đầu đưa ra. Đối với người làm CBA chỉ có quyền tiến cử các phương án nên lựa chọn chứ không thể đưa ra một quyết định nào, còn quyết định là do cấp cao hơn hoặc là đối tượng yêu cầu tiến hành CBA. Vì trong thực tế giữa quan điểm nhìn nhận của người phân tích chuyên môn có sự khác nhau với nhà quản lý và lãnh đạo vì nhà chuyên môn chỉ nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn: lãi ròng thông qua gia trị tiền tệ. Còn nhà quản lý lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo chính quyền còn phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác: chính trị, an ninh, xã hội.
Tóm lại: Như vậy thông qua 9 bước nêu trên, người làm CBA và các nhà phân tích phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước đồng thời hiểu rõ các quy định của từng bước, đó là sự kế thừa lẫn nhau.
1.2.2- Các hạn chế của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích
Trong thực tế, CBA được sử dụng nhiều vào phân tích dự án thực thi hoạch định chính sách từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Từ thực tiễn vận dụng phương pháp này, các nhà phân tích CBA thường vấp phải những hạn chế trước khi đưa ra những quyết định. Các hạn chế đó là:
+ Hạn chế về mặt kỹ thuật gây ra những khó khăn trong việc chúng ta định lượng, tiếp theo là tiền tệ hoá các tác động liên quan đến chi phí- lợi ích.
+ Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả liên quan đến dự án.
1.2.2.1- Hạn chế về mặt kỹ thuật của CBA.
Để thực hiện được tiêu chí Kaldor- Hocks, về cơ bản mọi tác động liên quan phải lượng hoá bằng tiền, như vậy chúng ta mới xác định được NPV (lãi ròng). Nhưng trong thực tiễn, vì các nhà phân tích sẽ gặp phải một số khó khăn, hạn chế về mặt lý thuyết, về mặt dữ liệu, trình độ, làm thế nào để quy đổi ra giá trị tiền tệ mà những giá trị đó trong thực tế việc đo lường được là việc rất khó khăn. Những quy luật thị trường như hiện nay nhiều quy luật không phản ánh về giá cả, do đó chúng ta phải đổi mới khả năng quy đổi về giá trị tiền tệ. Chính vì vậy buộc các nhà CBA phải có những phương thức khác để áp dụng thích hợp nhằm tháo gỡ mâu thuẫn ấy.
1.2.2.2- Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan tới
Khi xem xét đến hiệu quả cần đặc biệt chú ý tới hiệu quả pareto vì để đi đến quyết định CBA nhất là trong vấn đề giải quyết chính sách các vấn đề công cộng nhưng không phải trong thực tiễn đều đạt được mong muốn như vậy. Khi các giá trị đó phản ánh ngoài tính hiệu quả thì người làm CBA phải tiếp cận theo các cách khác để cho phù hợp hơn.
1.2.3- Những biện pháp khắc phục hạn chế của CBA.
1.2.3.1- Biện pháp khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA:
* Phương pháp CBA định tính:
Theo quan điểm của Benjamin Franklin cho rằng để thực hiện CBA định tính, trước hết người làm CBA phải cố gắng tiền tệ hoá được những tác động có thể lượng hoá càng tốt. Còn đối với những trường hợp không lượng hoá được bằng tiền thì ước lượng định tính theo nguyên tắc: những tác động đó là những tác động được xã hội thừa nhận và có cơ sở khoa học để đưa ra những tác động đó điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ của người phân tích.
Định lượng các chi phí đầu vào: trong trường hợp này chúng ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật khác nhau, quan trọng là đòi hỏi những người được hưởng lợi ích từ đầu tư này đẫn đến phải điều tra lấy ý kiến của những người được hưởng những lợi ích đó. Khi xác định được về mặt định tính và định lượng những lợi ích mà dự án cải tạo mang lại một cách chính xác, hoàn toàn không được áp đặt tính chủ quan.
*Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả:
Những phân tích tác động không tiền tệ hoá được, trong trường hợp đó ngoài cách tiếp cận trên thì còn có một phương thức tiếp cận nữa đảm bảo thích hợp hơn đó là phân tích chi phí hiệu quả. Đây là phương pháp khắc phục trường hợp không sử dụng được CBA nghĩa là không tính được toàn bộ chi phí về mặt kỹ thuật mà chỉ tính được một khoản nào đó.
Nguyên tắc của phương pháp này: Dựa trên nguyên lý là xây dựng hệ số liên quan đến lợi ích định lượng nhưng lại không tiền tệ hoá được so với tổng chi phí bằng tiền. Chúng ta so sánh các hệ số đó với các chính sách lựa chọn khác để đưa cùng một hệ số sắp xếp thứ tụ cho lựa chọn và mục tiêu cần đạt là chi phí mà bỏ ra cho các sự lựa chọn thì chi phí nào là chi phí hiệu quả nhất. Hiệu quả hoàn toàn khác biệt với lợi ích cao nhất.
1.2.3.2- Biện pháp khắc phục những mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan đến.
* Phương pháp phân tích đa mục tiêu.
Vấn đề quan trọng của phương pháp phân tích đa mục tiêu là những phạm trù để lựa chọn chính sách cần được so sánh được với nhau trên cơ sở quy đổi về các giá trị liên quan. Để thực hiện nó, thường tiến hành theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1:
Người làm phân tích phải chuyển tất cả các giá trị liên quan đến mục tiêu chug sang các mục tiêu cụ thể mà có thể được sử dụng như là các tiêu chuẩn để đánh giá các chính sách lựa chọn.
Bước 2:
Người phân tích phải đánh giá từng chính sách lựa chọn kể cả những vấn đề có tính nguyên trạng đối với từng mục tiêu cụ thể.
Bước 3:
Trong thực tế cho thấy không có một chính sách lựa chọn nào có thể lấn át đước các chính sách khác trong mọi mục tiêu đặt ra, do đó người làm CBA chỉ có thể đưa ra các kiến nghị về việc nên chấp nhận một chính sách nào đó trong số các chính sách lựa chọn thông qua việc xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng và nhận xét chu quan của mình liên quan đến sự đánh đổi trong việc đạ được những mục tiêu đối với chính sách mà chúng ta lựa chọn.
*Phương pháp phân tích chi phí chú trọng đến phân phối.
Trong hoạt động kinh tế thì phân phối nguồn lực của cải sản phẩm của xã hội là một trong những vấn đề cơ bản trong quy trình vận hành của nền kinh tế mà nó sẽ tác động tới kích thích sự tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất ổn định về mặt xã hội đặc biệt là tính công bằng. Vì vậy, trong khi thực hiện CBA đặc biệt vấn đề liên quan đến xã hội phải chú trọng tới phân phối.
Do đó CBA chú trọng tới phân phối tức là cung cấp một quy tắc quyết định lựa chọn đối với việc tối đa hoá các lợi ích thực tế nên phương pháp này người ta sẽ xem xét tới tổng lợi ích thực giống như trong phương pháp CBA tiêu chuẩn trên cơ sở tính theo từng nhóm liên quan để có sự phân biệt với nhau về thu nhập, về giàu nghèo, về đặc thù hiệu quả đóng góp công việc.
Thông qua phương pháp này để điều chỉnh tính công bằng thu nhập và đầu tư xã hội đối với nhóm dân cư để nhằm tới mục tiêu giảm bớt chênh lệch gữa các nhóm dân cư với nhau. Trong thực tế, để làm điều này, thường phải dùng hệ số điều chỉnh để đánh giá phân biệt giữa các nhóm.
II- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH- PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN.
2.1- Phân tích tài chính- phân tích kinh tế xã hội của dự án:
* Phân tích tài chính của dự án:
+ Phân tích tài chính của một dự án phản ánh lợi ích của chủ doanh nghiệp.
+ Phân tích tài chính dựa trên phương pháp phân tích quá trình luân chuyển dòng tiền tệ trong đời dự án mà khi thực hiện dự án có thể xảy ra.
*Phân tích kinh tế- xã hội của dự án:
+ Phân tích kinh tế, xã hội và môi trường phản ánh lợi íc của dự án đưa lại trên quan điểm nền kinh tế quốc dân.
+ Phân tích kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên phương pháp phân tích lợi ích-chi phí.
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế thu được so với các đóng góp của nền kinh tế cà xã hội bỏ ra khi thực hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với cuệc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện chính sách của Nhà nước, góp phần phòng chống ô nhiễm, cải tạo môi trường môi sinh…, hoặc có thể đo lường bằng các tính toán định lượng như tăng thu ngân sách, mức tăng số người có việc làm, mức gia tăng sử dụng tài nguyên, mức tăng thu ngoại tệ…
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vậ chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công cuộc khác trong tương lai không xa.
2.2- Phân tích kỹ thuật của dự án:
* Vị trí: Phân tích kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và là tiền đề cho phân tích tài chính. Sau khi phân tích kinh tế xã hội- tài chính sẽ có những thông số kinh tế tác động trở lại phân tích kỹ thuật và bắt buộc phải làm lại phân tích kỹ thuật, do vậy phân tích kinh tế tài chính tạo thành một vòng lặp đi lặp lại.
* Khái niệm: Phân tích kỹ thuật là phân tích lựa chọn phương pháp sản xuất, công nghệ, thiết bị dự án, giải pháp dự án, đánh giá ĐTM. Tất cả những phương án đưa ra phải phù hợp những rằng buộc về vốn, trình độ quản lý kỹ thuật, quy mô thị trường, phù hợp yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra.
* ý nghĩa: Phân tích kỹ thuật là nội dung hết sức quan trọng vì nó quyết định sản phẩm của dự án sẽ được sản xuất bằng cách nào, chi phí bao nhiêu, chất lượng như thế nào (chi phí và chất lượng là hai nhân tố chính để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường). Nói cách khác nghiên cứu kỹ thuật cho biết dự án nên được đầu tư như thế nào là có lợi nhất, hiệu quả nhất.
* Yêu cầu: Phải đảm bảo số liệu chính xác đáng tin cậy phục vụ cho việc đánh giá dự án và dự tính các chi phí của dự án.
Một dự án được chấp nhận khi chi phí thấp hơn so với các dự án khác và có chất lượng tốt.
2.3- Sự khác biệt giữa phân tích tài chính- kinh tế xã hội với phân tích kỹ thuật:
* Giống nhau: Phân tích tài chính và phân tích kỹ thuật có quan hệ mật thiết. Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho phân tích tài chính, sau khi phân tích kinh tế tài chính sẽ có những thông số kinh tế tác động trở lại phân tích kỹ thuật, do đó phân tích tài chín và phân tích kỹ thuật tạo thành một vòng lặp đi lặp lại.
Cả hai loại phân tích đều xem xét dự án dựa trên chi phí và lợi ích.
*Khác nhau: Phương pháp kỹ thuật là lựa chọn những thiết bị , công nghệ … để đánh giá dự án, xem xét dự án và đưa ra những rằng buộc mà dự án phải tuân theo như về vốn kỹ thuật, trình độ quản lý kỹ thuật.
Phương pháp phân tích kinh tế xem xét dụa án dựa trên góc độ kinh tế, nó chỉ phản ánh lợi ích của doanh nghiệp sẽ đạt được nếu dự án được thực thi
III- CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA DỰ ÁN
3.1- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
+ Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai có nghĩa là tất cả lợi nhuận hàng năm được chiết khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã định trước, dự án chỉ được chấp nhận khi giá trị hiện tại ròng có giá trị dương ()
Chỉ tiêu này là số thu nhập ròng sau khi đã trừ đi mọi chi phí và thiệt hại kể cả chi phí để trả lãi vốn vay ở mức lãi suất tối thiểu. ở đây mọi chỉ tiêu thu chi đều được qui về thời điểm hiện tại.
+ Công thức:
Nếu trị số Bt, Ct, EBt, ECt hàng năm là không đổi thì công thức trên NPV sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó: r : tỉ suất chiết khấu
Bt : Lợi ích năm t
EBt : Lợi ích khác mà dự án đưa lại cho xã hội, môi trường
Ct : Chi phí năm t
ECt : Chi phí mà dự án mang lại năm t
C0 : Vốn đầu tư tại thời điểm dự án mang lại năm t
SV(Salvage value): Giá trị thanh lý tại sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động đã bỏ ra ban đầu.
n: Số năm hoạt động của cả đời dự án
+ Nguyên tắc quyết đinh:
Nếu dự án cho thì dự án được coi là khả thi
Nếu dự án cho NPV< 0 thì dự án không khả thi bị loại bỏ
Nếu trong tường hợp một dự án có nhiều phương án mà các phương án này đều ci NPV> 0 phương án nào cho NPV lớn nhất thì dự án đó sẽ được lựa chọn.
+ Ưu nhược điểm:
Ưu điểm
. Có tính đến giá trị theo thời gian của tiền, tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh Bt, Ct, mức tỷ suất chiết khấu r.
. Tính toán tương đối đơn giản so với các chỉ tiêu khác
Nhược điểm
. Chỉ tiêu nếu này xét đến sự vận động của vốn vay sẽ bị xét 2 lần. Lần thứ nhất số vốn đó nhân với hệ số , lần thứ hai sẽ tính đến chi phí trả lãi vốn vay.
. Chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô lãi nhiều hay ít chứ không phản án được mức độ hiệu quả của dự án.
. Chỉ tiêu này chỉ thực sự có ý nghĩa đối với các dự án có cùng quy mô và tuổi thọ.
. Để tính được NPV cần phải xác định được mức tỷ suất chiết khấu thích hợp vì chỉ tiêu này rất nhạy cảm với tỷ suất chiết khấu nếu tỷ suất chiết khấu thay đổi thì chỉ tiêu này cũng thay đổi theo.
3.2- Lợi nhuận tương đối của dự án (BCR)
+ Khái niệm: Chỉ tiêu BCR là tỷ số lợi ích- chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi íc thu được và chi phí bỏ ra. Lợi ích- chi phí của dự án có thể tính vệ thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng.
+ Công thức:
Trong đó:
r: tỷ suất chiết khấu
Bt: Lợi ích ở năm t
EBt: Lợi ích môi trường năm t
Ct : Chi phí năm t
ECt: Chi phí môi trường năm t
t: là thời gian hoạt động của dự án (t=1,2,…, n năm)
n: Số năm hoạt động của dự án
+ Nguyên tắc quyết định:
B/C 1 khi đo tổng các khoản của dự án để bù đắp các khoản chi phí phải bỏ ra của du án và dự án khả thi.
B/C <1 Dự án không khả thi.
+ Ưu nhược điểm
Ưu điểm
. Có tính đến sự biến động của các khoản thu, chi theo thời gian cho cả đời dự án
. Ngoài việc dùng để đánh giá dự án, B/C có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ số B/C cao hơn.
Nhược điểm
Sử dụng tỷ số B/C trong việc so sánh lựa chon phương án có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các phương án loại trừ nhau có quy mô khác nhau. Phương án có tỷ lệ B/C cao hơn nhưng do quy mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn và phương án có tỷ số B/C thấp hơn song do quy mô lớn hơn nên có NPVcao hơn. Bởi vậy, nếu lựa chọn phương án có tỷ số B/C cao đã bỏ qua cơ hội thu nguồn lợi lớn.
3.3- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR)
+ Khái niệm: Đây là chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc đánh giá sự đáng giá về mặt kinh tế, tài chính của dự án đầu tư độc lập.
Tỷ suất lợi nhuận nội bộ là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo các kết số còn lại vủa dự án đầu tư ở đầu các năm của dòng tiền tệ do nội tại của phương án mà suy ra và với gủa thiết la các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính IRR của dự án cần tìm.
+ Công thức:
Trong đó: i1,i2: Tỷ suất chiết khấu (i2> i1)
: Giá trị hiện tại ròng của i1 và i2
+ Nguyên tắc xác định: IRR igiới hạn
igiới hạn chính là lãi suất thực tế của các khoản vay dài hạn trên thị trường vốn hay lãi suất phải trả của những người đi vay.
+ Ưu điểm: IRR tính được khả năng sinh lãi riêng của dự án với dòng doanh thu và chi phí đã biết.
IV-KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CBA TRONG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, phương pháp CBA ngày càng được áp dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế các yếu tố môi trường, từ đó nhiều công nghệ thân thiện với môi trường được đưa vào áp dụng trong thực tế.
Ơ việt Nam, trong đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thực hiện sản xuất sạch hơn ở các cơ sở công nghiệp bằng phương pháp CBA dã cho những kết quả sau:
Lợi ích đạt được từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn ở các cơ sở công nghiệp của Việt Nam
Đặc trưng sản xuất
Loại hình công nghiệp
Công ty Dệt len mùa đông
Công ty Giấy Bình Minh
Sản lượng hàng năm
Hơn 500.000 áo len, 300.000 đôI tất, 85 tấn len nhuộm
1.500 tấn giấy
Các hoạt động nhằm áp dụng sản xuất sạch hơn
Hoàn lưu sử dụng nước làm mát để tiết kiệm nhiệt
Thay quạt nồi hơI và hoàn lưu nước ngưng tụ: thu hồi sợi giấy từ nước thải
Lượng nhiên liệu than tiết kiệm được mỗi năm
140 tấn (26%)
124 tấn (16%)
Giảm thiểu tro than phát thải mỗi năm
42 tấn
37 tấn (31%)
Lợi ích kinh tế mỗi năm
94 triệu đồng
90 triệu đồng
Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn
Trong hoạt động tái chế chất thải rắn nhờ áp dụng phương pháp CBA nên các nhà Kinh tế Môi trường đã lượng hóa được bằng tiền vụ thể như sau: Năm 1995, tổng giá trị của các loại vật liệu tái chế lưu thông trên thị trường thuộc khối phi chính thức ở Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 135 tỷ đồng, con số này thấp hơn 15 tỷ đồng so với tổng chi phí mà Thành phố phải chi cho hoạt động quản lý chất thải trong cùng năm đó. Ơ HảI Phòng, giá trị các loại phế liệu nhựa, giấy, kim loại và thủy tinh lưu thông trên thị trường ước tính cỡ 33 tỷ đồng trong năm 2008. Phần lớn các loại vật liệu tái chế được là nhựa dẻo (trị giá cỡ 11 tỷ đồng), tiếp sau đó là giấy (10 tỷ đồng) và kim loại (8,5 tỷ đồng). Kết quả khảo sát các hoạt động của khu vực của khu vực phi chính thức ở Hà Nội năm 1996 cho thấy là cỡ 18- 22% tổng các loại chất thảI đã được chuyển sang các cơ sở tái chế tư nhân từ các bãI chôn lấp. Với con số xấp xỉ 1,4 triệu tấn chất thải phát sinh ở Hà Nội mỗi năm thì hoạt động tái chế đã tiết kiệm chi phí đáng lẽ phải dành cho hoạt động tiêu hủy chất thải với mức hiện tại cỡ từ 38 đến 47 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004- Chất thải rắn
Các nhà Kinh tế Môi trường cũng ước tính rằng nếu mỗi loại hình công nghiệp tái chế cỡ 50% lượng chất thải của ngành mình, sẽ có khả nămg tiết kiệm được gần 3,5 triệu đô la Mỹ chi phí cho tiêu hủy chất thải.
Trên thế giới, phương pháp CBA được đưa ra áp dụng rộng để phân tích chi phí- lợi ích kinh tế chất thải nhằm bảo vệ môi trường, ……..
Ngoài ra, trong đánh giá chi phí- lợi ích khí thải, theo nghiên cứu của các nhà Kinh tế Môi trường cho biết khi khí hậu biến đổi, những ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu tới các thành phố, đặc biệt là thành phố bờ biển được xây dựng dựa trên một mực nước biển nhất định là rất nghiêm trọng.
Theo báo cáo của các nhà Môi trường nghiên cứu về khí thải đưa ra trong một cuộc triển lãm có nhan đề là: ZeroCarbonCity Reading to Climate Change tại Việt Nam cho biết: Chỉ riêng ở NewYork, cơ sở hạ tầng bờ biển có 6100 dặm đường cống, 14 trạm xử lý ô nhiễm nước, 80 nhà máy điện và rất nhiều đường hầm, ống thông hơI, đường ray, các trạm lọc dầu, các đường ống chất thải độc hại và các bể chứa. Tất cả những thứ này đều bị đe dọa bởi mực nước biển tăng. Những vấn đề do mực nước biển tăng tạo ra có thể là nước và nước thải tràn vào đường phố, rò rỉ chất thải độc hại, rò rỉ đường ống nước, úng lụt trong các đường ống thông hơi và thoát khí, các hệ thống vận chuyển và điện không vận hành được, xói mòn và sụt lún nề đường và các phương tiện khác, làm hư hại các cơ cấu hỗ trợ khác. Ngoài việc thay đổi cơ sở hạ tầng, có thể phải từ bỏ các thành phố và chuyển lên các khu vực cao hơn với chi phí hàng tỷ đô la.
Chương II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN
I-TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty phân lân Văn Điển là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Năm 1960 được sự giúp đỡ của Trung Quốc từ khâu thiết kế xây dựng đến các trang thiết bị, Công ty được khởi công xây dựng từ tháng 2/1960 đến cuối năm 1963 được đưa vào hoạt động với mục đích là cung cấp phân bón cho ruộng, công suất là 2vạnT/ năm.
Ban đầu nhà máy chỉ có khoảng 200 lao động bao gồm 24 người thực tập, 150 công nhân viên và 3 kỹ sư. Với lực lượng lao động như trên cộng với dây chuyền công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu phải ngừng hoạt động để sửa chữa, nguyên vật liệu để sản xuất bị phụ thuộc nên không đủ cung cấp thường xuyên và kịp thời cho nhà máy hoạt động tối đa công suất.
Sản lượng phân lân từ năm 1961- 1964
Năm
Sản lượng(T)
Hiệu suất(%)
1961
595
2,975
1963
6600
33,0
1964
18396
91,98
Nguồn: Phòng kinh tế
Sản phẩm chính của Công ty trong giai đoạn này chủ yếu là phân lân nung chảy, nguồn nguyên vật liệu ban đầu đều do Trung Quốc cấp, khi nhà máy xây dựng xong và chính thức đưa vào hoạt động thì đầu vào ,đầu ra do nhà nước cung cấp và tiêu thụ.
Trong giai đoạn 1965- 1973 do chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhà máy phải sơ tán nhiều lần và bị bắn phá làm hư hỏng một số phân xưởng sản xuất của nhà máy nên phải mất thời gian để sửa chữa, khôi phục nên sản lượng sản đạt rất thấp. Bên cạnh đó, trong cơ chế bao cấp cộng với hậu quả của chiến tranh để lại đã đẩy nhà máy lâm tình trạng bế tắc, gặp nhiều khó khăn nhiều lúc tưởng như phải đóng cửa ngừng hoạt động.
Trước tình hình đó, đường lối “đổi mới ” của Đảng đã tạo động lực mới giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, đi lên khẳng định mình. Từ đầu những năm 90 Công ty bắt đầu quá trình đổi mới. Công ty cải tạo lò ôxy hoá than mà không dùng đến thành lò cao để sản xuất phân lân, năm 1991 tiếp tục cải tạo lò thư 2 và đến năm 1993 thì xây dựng thêm lò thứ 3 tất cả có công suất 4vạnT/năm. Nhờ những cải tiến công nghệ liên tục tring nhiều năm, đến thời điểm này Công tyđã tạo ra được thế hệ lò cao sản xuất phân lân theo công nghệ Việt Nam có nhiều ưu điểm như: có công suất cao hơn so với công nghệ của Trung Quốc, sủ dụng được nguyên liệu trong nước, tận cụng tối đa các cỡ hạt, cơ khí hoá các thao tác. Năm 1991 Công ty đã cấp bằng độc quyền giải quyết hữu ích về đóng bánh quặng mịm, đã thu hồi được 1780T bụi lò đủ để sản xuất gần 2900T phân lân. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn khép kín cũng thu hồi được một khối lượng phân lân khá lớn mà không ai khác chính là tập thể các kỹ sư của công ty đã thiết kế và xây dựng đã tiết kiệm được cho nhà nước hàng chục tỷ đồng nếu phải nhập công nghệ tương tự từ nước ngoài.
Trước đây công ty sử dụng quặng Apatit loại I nhưng từ khi chuyển sang sử dụng loại II để sản xuất, chất lượng phân bón giảm. Để giải quyết Công ty đã sử dụng sa thạch là quặng giàu silic làm phụ gia thích hợp và đem lại tác động hạ nhiệt độ nóng chảy của quặng làm giảm tiêu hao nhiệt. Hàm lượng P2O5 cũng được tăng lên từ 15,5% lên 16%
(năm 1992) đây là loại sản phẩm được xếp vào sản phẩm hàm lượng P2O5 hữu hiệu >15%.
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm Giám đốc, 3 Phó Giám đốc- PGĐ kỹ thuật, PGĐ kinh tế thị trường, PGĐ đời sống tương ứng là các phồng ban: Phòng kỹ thuật, Phòng kinh tế, Phòng tổ chức, 4 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng lò cao, phân xưởng sấy nghiền, phân xưởng cơ điện
1.2-Đặc điểm trang thiết bị, lao động, nguyên liệu sản xuất kinh doanh
1.2.1- Đặc điểm trang thiết bị.
Các thiết bị máy móc mà Công ty sử dụng:
- Máy xúc
Hệ thống dây chuyền đập,sàng quặng
Hệ thống nước tưới làm ẩm quặng trong quá trình đập nhằm giảm bụi.
Dây chuyền sấy nghiền
Hệ thống băng chuyền quặng
Hệ thống sàng,rửa quặng trước khi đưa vào lò nung
Máy trộn
Lò nung quặng
Hệ thống lám lạnh đột ngột bằng nước áp lực cao
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm các khâu sau:
+ Hệ thống hút bụi qua tháp lọc khô
+Tháp lắng bụi trọng lực, bụi thu được đem đóng bánh quặng mịm
+ Rửa bụi
+ Tháp hấp thụ khí độc (khí SF & SO2)
+Lò đốt CO đốt khí CO
+Tháp tách nước
Hệ thống xử lý nước thải khép kín gồm các khâu:
+ Bể lắng
+ Trạm bơm nước tuần hoàn
Một số công nghệ trên là thiết bị cũ vẫn sử dụng và một số là mới được đầu tư và Công ty tự chế tạo.
Thống kê máy móc, thiết bị công nghệ
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm lắp đặt
1
Lò cao
3
Việt Nam
2000
2000
2
Máy nghiền
5
Trung Quốc-Việt Nam
1975
1975
3
Máy trộn
3
Liên Xô
1993
1999
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
1.2.2- Đặc điểm về lao động
Từ số lượng khoảng 200 cán bộ công nhân viên ở những năm đầu mới thành lập thì hiện nay Công ty đã có 438 người trong đó trình độ cũng được nâng cao. Từ con số 3 kỹ sư hiên nay con số nay đã nên tới 21 người. Ngoài ra trình độ trên đại học là 2 người, công nhân lao động từ bậc 5 trở nên cũng chiếm tương đối.
Về cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân viên được thể hiện ở bảng sau:
Độ tuổi
Số lượng(người)
Tỷ lệ(%)
18-30
171
39,04%
30-45
200
45,66%
45 trở lên
67
15,3%
Nguồn: Phòng kinh tế
1.2.3- Đặc điểm nguyên liệu sản xuất
Căn cứ vào qui trình công nghệ sản xuất phân lân và thực tế hoạt động năm 2005 của Công ty thì nguyên liệu cần để sản xuất phân lân như sau:
Nguyên liệu sử dụng(T/tháng)
Tên nguyên liệu
Mức sử dụng theo thiết kế
Mức sử dụng trung bình
Apatit
16500
12000
Sêcpentin
10500
7000
Sa thạch
2000
1600
Phân urea
1380
1250
Phân (KCl)
1000
460
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Trong đó quặng Apatit bao gồm 3 loại: Loại I (P2O5 chiếm từ 32% đến 36%); loại II (P2O5 chiếm 22% đến 28%); loại III. Hiện nay Công ty thường sử dụng quặng loại II khi nung chuyển thì tổng P2O5 chỉ còn 15% đến 16% , kích cỡ hạt được đưa vào sử dụng là từ 11mm đến 90mm, mức tiêu hao nguyên liệu là 0,845T sản phẩm/T nguyên liệu.
Đá sà vân có kích cỡ hạt từ 11mm đến 90mm, thành phần chủ yếu trong đá là CaO, Mg(58,26%),SiO2(24,27%),mức tiêu hao nguyên liệu là 0,845T sản phẩm/ T nguyên liệu
Sa thạch có cỡ hạt từ 11mm đến 90mm, thành phần chủ yếu là: SiO2 chiếm 92% đến 98%,
Nhiên liệu để sản xuất phân lân bao gồm:
+ Than đá antaxit mua từ mỏ Vàng Danh (Uông Bí) cho nhiệt từ 6000kcal/kg trở lên, mức tiêu hao nhiên liệu là 0,22T than/Tsản phẩm.
+ Chất bốc từ 2% đến 4%
+ Tro: mức sử dụng dưới 12%
Điện tiêu thụ cho sản xuất là 750.000 kwh/tháng
Ngoài ra Công ty còn sử dụng xi măng phục vụ cho khâu đóng bánh quặng mịm từ tháp lắng bụi và quặng đóng bánh để tái sử dụng.
Bên cạnh những loại nguyên liệu trên, Công ty còn phải dùng thêm một số hoá chất trong quá trình sản xuất phân lân nung chảy.
Hoá chất sử dụng
Loại hoá chất
Số lượng(T/năm)
Dạng tồn tại
HCl (35,5%)
0,02
Dung dịch
H2SO4 (98%)
0,008
Dung dịch
K2MnO4
0,0005
Bột mịm
Nguồn: Phòng kỹ thuật
1.3- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Từ đầu những năm 90 Công ty bắt đầu quá trình đổi mới và đã thu được những thành công rõ rệt. Thu nhập bình quân của công nhân cũng dần tăng lên.
Năm
Mức lương (đ/người/tháng)
Năm
Mức lương (đ/người/tháng)
1991
348.000
1994
717.617
1992
480.000
1995
851.719
1993
600.000
1996
975.000
Nguồn: Phòng kinh tế
Hiện nay, mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân vào khoảng từ 1.000.000 đ/người/tháng đến 1.500.000đ/người/tháng. Bên cạnh đó, Công ty còn cho công nhân ăn ngày 2 bữa (ăn sáng & ăn trưa) toàn bộ tiền ăn là do Công ty lo với mỗi xuất ăn khoảng 4.000đ/bữa/người.
Hàng năm sản lượng phân lân nung chảy cũng tăng lên rõ rệt
Sản lượng phân lân qua các năm(T)
Năm
Sản lượng
Năm
Sản lượng
1991
57.335
1996
115.000
1992
70.000
1997
120.000
1993
80.182
1998
140.000
1994
93.798
1999
187.000
1995
110.098
2000
190.000
Nguồn: Phòng kinh tế
Tính đến năm 1996, sau 6 năm hoạt động hệ thống lò cao kiểu mới Công ty đã tiết kiện được 186.710T than và 34.853.842kwh điện tương đương 99,111 tỷ đ, bình quân 16,5 tỷ đ/năm
Đặc biệt từ năm 1996 Công ty cải tiến công nghệ đã tăng công suất lên từ 120.000T/năm lên 180.000T/năm , lượng than dùng để nung chảy giảm tới 30%, lượng quặng giảm 5%, điện giảm nhiều từ 107kwh xuống còn 44kwh tương đương gần 60% so với trước khi cải tạo. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công tu trong những năm gần đây đạt kết quả khá tốt, doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên chữ ngày càng được nâng cao.
Công ty đã xuất khẩu sang các nước như Malayxia, Đài Loan, úc, Nhật với tổng khối lượng là trên 5000T
Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục tập trung các nghiên cứu áp dụng các biện pháp nhằm giảm việc sử dụng than, giảm ô nhiễm do khí thải theo hướng:
Tiếp tục cảI tạo kết cấu lò, giảm nhiệt độ mất mát qua thân lò nhằm giảm định mức tiêu hao tham ở lò cao.
Tận dụng nhiệt thừa trong nước thải để sấy sản phẩm
Lắp đặt thiết bị thu hồi nhiệt thừa khí thải sau lò đốt CO để lấy sản phẩm
Nghiên cứu thu hồi các sản phẩm trong khí thảI lò cao như khí CO2, HF… thành các sản phẩm phụ
II- CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN LÂN
2.1- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy
2.1.1-Sơ đồ công nghệ sản xuất phân lân nung chảy
/
2.1.2- Quá trình sản xuất phân lân nung chảy.
* Nguyên lý sản xuất phân lân nung chảy: là dùng nhiệt để giữ quặng Apatit, biến chất lân trong quặng từ dạng kết tinh khó hoà tan mà thực vật không hấp thụ được thành dạng vô định hình dễ hoà tan mà thực vật có thể hấp thụ được. Quá trình này chủ yếu tạo thành trạng thái “ thuỷ tinh vô định hình”
Căn cứ vào nguyên lý trên người ta đem quặng Apatit, đá sà vân hoặc những quặng khác có chứa phân lân, CaO, Mg, SiO2 trộn lẫn theo tỷ lệ nhất định rồi nung ở nhiệt độ 1450c đến 1500c, ở nhiệt độ này các chất kết tinh bị hoá dẻo, chảy lỏng linh động, mạng tinh thể bị phá vỡ. Sau đó, nguyên liệu ra ò được làm lạnh đột ngột bằng nước áp lực cao để chất lỏng không trở về trạng thái tinh thể bền vững. Ta được một cản phẩm ở dạng thuỷ tinh có cấu tạo phân tử không theo một trật tự sắp xếp nào, sản phẩm ấy gọi là phân lân nung chảy. Quá trình “ thuỷ tinh hoá” thực chất đây là quá trình chuyển hoá Ca3(PO4)2 từ dạng kết tinh thành dạng “thuỷ tinh”. Chất lượng phân lân nung chảy cao hay thấp có thể đánh giá bằng hàm lượng P2O5 trong sản phẩm về mức chuyển hoá P2O5 từ dạng tinh thể khó hấp thụ thành dạng tinh thể dễ tiêu, lượng chuyển hoá này gọi là hiệu suất chuyển hoá.
*Quá trình sản xuất: Nguyên liệu được đưa vào bãi khi nhạp về và phân theo từng lô riêng biệt, lấy mẫu phân tích thành phần làm cơ sở để tính phối liệu vào lò quặng, đá từ bãi được xúc chuyển bằng ô tô, máy xúc từ bãi vào phễu. Nhờ băng tải sắt chuyển vào đập hàm 6, ở đây nguyên liệu từ ( 300 mm đến 400 mm được thu hẹp vụn xuống cỡ hạt quy định có ( từ 10 mm đến 90 mm sau đó quặng, đá được băng tải 7 chuyển đến sàng quay 8, loại bỏ quặng, đá mịm có cỡ hạt mịm nhỏ hơn 10mm. Lọc riêng loại hạt có cỡ quy định ( từ 10mm đến 90mm theo băng tải 9 đưa về phễu chứa đá 10 và chứa đá 11. Than từ bãi được công nhân sàng thủ công đến cỡ hạt quy định và được chuyên trở bằng xe cải tiến đến sàn lò cao. ở bãi phối liệu lò cao quặng, đá, than được cân định lượng theo đơn phối liệu của phòng kỹ thuật, sau đó phối liệu được đưa vào máy tời 13 chuyển lên lò nạp liệu vào lò. Trong lò phối liệu được nung chuyển nhờ nhiệt độ của phản ứng cháy giữa than trongphối liệu và ôxy không khí nóng do quạt cao áp cung cấp chuyển qua lò đốt 18 nung nóng đến gần 300c. Nhờ phản ứng cháy nguyên liệu đựơc nung ở nhiệt độ cao từ 1400c đến 1500c đến chảy lỏng, chuyển hoá nguyên liệu thành dạng thuỷ tinh và theo cửa lò ra ngoài.
Khí lò sau khi tham gia phản ứng cháy đi lên đỉnh lò theo ống dẫn qua tháp lắng bụi khô 15, rồi qua tháp hấp thụ khí độc HF, SO2 … sau đó được làm khô bằng tháp tách giọt 17 rồi qua lò đốt khí CO cấp nhiệt sưởi ấm không khí đi vào lò cao. Khí sau qua ống khói phóng không khí.
Nguyên liệu lỏng ra khỏi lò được làm lạnh đột ngột bằng áp lực cao để giữ nguyên liệu ở dạng thuỷ tinh dễ tan, rồi chảy xuống bể lắng 21 được máy vớt cầu trục 22 vớt lên bãi ráo để ráo nước đến làm ấm còn7%. Bán thành phẩm phân lân ở bãi ráo được cầu trục 24 múc lên phễu đổ xuống băng tải đưa vào máy sấy 27 được cấp gió nóng từ lò đốt 2 quạt đẩy gió nóng cùng chiều với bán thành phẩm sấy khô đến độ ẩm dưới 1% rồi qua hệ thống xyclon nước tách bụi qua quạt hút phóng không. Bán thành phẩm khô được đưa đi gia công theo yêu cầu sản phẩm. Bán thành phẩm phải được chuyển qua máy nghiền: lân nghiền thường có độ mịm từ 50% đến 51% hoặc nghiền mịm chất lượng đạt độ mịm là 68% đến 80% tất cả các sản phẩm sau khi nghiền theo băng tải lên phễu xuống đóng bao, cân định lượng rồi chuyển đến kho chứa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển.docx