Bước vào thế kỷ XXI, bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi to lớn, vượt bậc. Có rất nhiều yếu tố tác động, nhưng có thể nói vốn đầu tư XDCB là nhân tố có vai trò hết sức to lớn. Nhờ đó mà xây dựng được cơ sở hạ tầng, phát triển và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư .Tính chung trong 9 năm (từ 1991-1999) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 1.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn NSNN chiếm 22%-24% [2].
Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hàng năm phải được trung ương trợ cấp. Tuy nhiên những năm gần đây, Quảng Bình đều đạt các chỉ tiêu đề ra, có nhiều lĩnh vực được địa phương chú trọng, đặc biệt là công tác đầu tư XDCB. Đường lối phát triển theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV: "đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa tỉnh nhà ra khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ phát triển ngang mức trung bình của cả nước"[28]. Muốn làm được điều này, Quảng Bình cần phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh cao.
Thực tế hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của Quảng Bình đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho vốn đầu tư XDCB từ NSNN sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Điều này đã làm hạn chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.
Để tăng cường hơn nữa vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại, thì: các cấp, ban, ngành quản lý vốn đầu tư XDCB ở Quảng Bình phải tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn hiện nay. Là một cán bộ làm việc ở ngành Tài chính với những kiến thức đã học, nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài: "Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình" .
141 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế - xã hội từ dự án được thu nhận. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức sản xuất; quản lý kỹ thuật, công nghệ; quản lý lao động, tài chính, tiêu thụ sản phẩm để hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao; vốn sản xuất được tiết kiệm; sản phẩm tiêu thụ nhanh; giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cần phải được xem xét toàn diện trên cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN SỬ DỤNG VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN CỦA QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010.
3.3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV để xác lập các quy hoạch phát triển, các kế hoạch dài hạn. Thực chất của quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược phát triển về mặt thời gian và không gian. Vì vậy, các quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng phải gắn với tiềm lực phát triển của vùng phân cấp cho các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện. Cần coi trọng phát triển các ngành kinh tế - xã hội riêng biệt. Các ngành, các cấp của tỉnh phải có trách nhiệm điều phối và gắn kết các quy hoạch đó để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà và cân đối. Cụ thể là:
- Hệ thống quy hoạch phải đi trước một bước và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, khu công nghiệp, dân cư... Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng - trước hết ở các vùng trọng điểm. Việc hoàn thành quy hoạch các ngành, các vùng là điều kiện tiên quyết để xác định các dự án; cũng như tiến độ thực hiện. Từ đó, sẽ căn cứ xác định các dự án cần đầu tư và lộ trình thực hiện chúng. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bước: đầu tư mới, vận hành, bảo dưỡng, duy tu sau đầu tư...
- Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững các vùng, ngành trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng; tạo bước đột phá trong kinh tế. Đồng thời các khu vực khó khăn sẽ từng bước hỗ trợ bằng vốn của NSNN; Quy hoạch phát triển ngành cần chú trọng đến hướng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư.
- Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch của tỉnh. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo được tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải công khai hoá để nhân dân biết và thực hiện, làm yên tâm các nhà đầu tư. Đối với quy hoạch mang tính chiến lược phải mời những chuyên gia tầm cở quốc tế và đầu ngành trong nước.
- Cần chấn chỉnh lại công tác quy hoạch tổng thể theo định hướng chung của tỉnh. Gắn kết công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch các ngành, các vùng. Tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi vùng đưa nhiều mục tiêu, mà không quan tâm đến tính cân đối; tác động của các quy luật, yếu tố liên quan, dẫn đến các quy hoạch thiếu tính đồng bộ và khoa học.
- Khi quy hoạch phải lường trước mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); từ đó hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.
- Có các biện pháp chế tài cụ thể, quy kết trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quy hoạch.
Bổ sung đầy đủ cán bộ có năng lực và trình độ. Trang bị điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo và cập nhật các thông tin để điều chỉnh kịp thời, chính xác công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện gây tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. Nên thành lập sở Quản lý kiến trúc đô thị; quy hoạch và chuẩn bị nhiều dự án mang tính đột phá và tạo điểm nhấn kiến trúc cho Đồng Hới nói riêng và Quảng Bình nói chung.
Tóm lại, công tác quy hoạch là khâu quan trọng nhất, những nhà quản lý, lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, lâu dài phù hợp với định hướng phát triển KT - XH; Đồng thời QH phải đồng bộ với đầu tư, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.
Tỉnh Quảng Bình là tỉnh có một thành phố đô thị loại III, do đó cần có chiến lược lâu dài trong quy hoạch phát triển ngành, vùng, khu dân cư cho phù hợp để trong thời gian thích hợp sẽ trở thành đô thị loại II. Trước mắt nên tập trung đầu tư quy hoạch, phát triển mạnh lên phía Tây thành phố.
3.3.2. Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư
Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu tư hàng năm với kế hoạch đầu tư theo dự án. Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách; công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm để đồng vốn phát huy được hiệu quả tối đa. Kiên quyết không bố trí vốn cho những dự án không đủ thủ tục theo quy định (trừ các dự án đặc biệt). Cụ thể là:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở. Muốn vậy, cần xây dựng các quy hoạch phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh. Trước tiên cần phải thẩm định về mọi mặt (nhất là nguồn vốn) để xác định tính khả thi của dự án. Các cơ quan chức năng liên quan đến bố trí vốn cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Cùng với kế hoạch hoá nguồn vốn hàng năm, các ngành, các cấp cần lập kế hoạch chi tiết theo từng dự án.
- Đối với một số ngành và địa phương hiện có nhiều công trình dỡ dang do chưa đủ thủ tục, thì kiên quyết đình hoãn để tập trung vốn cho các dự án có thể hoàn thành dứt điểm trong thời gian sớm hơn và các dự án đã hoàn thành nhưng thiếu vốn. Cần phát huy vai trò của HĐND các cấp đối với việc sử dụng vốn NSNN. Nếu dự án thuộc vốn NSNN, phải đưa ra HĐND thảo luận, quyết nghị và công bố rộng rãi. Thực hiện công khai hoá vốn đầu tư trong tỉnh.
- Theo dõi sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án bất khả thi sang các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch được giao và các dự án cần tập trung vốn. Hạn chế đến mức tối đa việc đầu tư dàn trãi cho các dự án. Cân đối nguồn thu để từ đó đưa ra mức chi hợp lý. Việc bố trí vốn cho từng dự án phải tuân thủ theo đúng Nghị định 16/CP của Chính phủ. Cụ thể dự án nhóm C bố trí kế hoạch vốn không quá 2 năm; các dự án còn lại phải cân đối trên cơ sở tuân thủ kế hoạch tiến độ của dự án được phê duyệt. Để làm được điều này ngay từ đầu năm, tỉnh phải tập trung trả nợ cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành; sau đó mới tiến hành bố trí cho các dự án xây dựng mới (trừ các dự án đặc biệt, khẩn cấp...).
3.3.3. Dự án đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu đầu tư cần dựa vào các mục tiêu phát triển KT - XH trong từng thời kỳ. Đồng thời phải lấy quy hoạch của các ngành, vùng làm cơ sở. Thực chất của cơ cấu đầu tư hợp lý là tập trung vốn cho những ngành, vùng cần chuyển dịch. Khi đó, những ngành, vùng này sẽ có sức thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư. Do vậy, có thể lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó là:
- Tăng cường nguồn vốn đầu tư trong các ngành, vùng... hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Trước hết là trong công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo; phát triển các lĩnh vực văn hoá, hỗ trợ đầu tư cho các vùng khó khăn... cũng phải hướng vào mục tiêu tạo khả năng chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
- Rà soát và xây dựng chương trình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho thật hiệu quả, đúng đối tượng. Vốn đầu tư từ NSNN phải giữ vai trò là hạt nhân hướng dẫn và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế để đảm bảo đủ vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án đầu tư từ NSNN phải có tính chiến lược, mang lại hiệu quả KT - XH chung của ngành, vùng. Nó là cơ sở để triển khai các dự án khác, như: đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển, công nghệ phải xem xét những tiềm năng, lợi thế của những ngành, vùng cần chuyển dịch để từ đó lựa chọn dự án đầu tư thích hợp.
Các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và lợi thế mà Quảng Bình cần tập trung đầu tư là:
Thứ nhất, những năm tới cần tập trung đầu tư cho các dự án của công nghiệp địa phương chậm phát triển, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến. Đầu tư và tái đầu tư cho các cơ sở công nghiệp địa phương có lợi thế để thúc đẩy nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm như: chế biến hải sản, vật liệu xây dựng, làng nghề... Đầu tư cho các khu di dân tái định cư, cho đào tạo và chuyển giao công nghệ mới. Đầu tư cho dự án ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu kinh tế. Từ đó mới thúc đẩy, kêu gọi được nhà đầu tư vào Quảng Bình.
Thứ hai, đầu tư cho ngành du lịch - dịch vụ.
Đây là ngành mũi nhọn của Quảng Bình, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh. Những năm tới, cần tiếp tục đầu tư đồng bộ cho các dự án du lịch, cụm du lịch để đảm bảo thu hút khách cả trong và ngoài nước (đặc biệt là khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng). Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, đảm bảo yêu cầu phát triển KT - XH ở cả đô thị và nông thôn. Ưu tiên đầu tư cho các tuyến giao thông quan trọng; Từng bước nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, cấp điện và cấp thoát nước... nhằm phát triển đồng bộ cho ngành du lịch - dịch vụ.
Thứ ba, đầu tư cho ngành nông nghiệp, ngư nghiệp.
Tăng cường vốn NSNN cho các ngành mũi nhọn có lợi thế so sánh, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, xây dựng hạ tầng các làng nghề, nuôi trồng thuỷ sản và giao thông nông thôn. Cụ thể:
- Đầu tư cho các vùng chuyên canh, các dự án giống cây trồng, gia súc có năng suất cao và đầu tư để chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng. Ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng tốt. Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu chủ động.
- Chú trọng đầu tư cho các ngành thuỷ sản để tạo ra một bước đột phá, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành này. Khởi công xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch đã được duyệt. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng để các HTX nông nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đầu tư hạ tầng nghề cá và hỗ trợ đầu tư các khu chế biến thuỷ, hải sản...
Thứ tư, ngành y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao và các ngành khác.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo đầy đủ các yếu tố phát triển của những ngành này nhằm nâng cao mức sống và phúc lợi của dân cư.
- Đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ tin học vào sản xuất và quản lý. Tin học hoá công tác quản lý ở các cơ quan cấp tỉnh; thực hiện nối mạng thông tin.
- Đảm bảo vốn cho các dự án an ninh-quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
3.3.4. Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm
Phải tập trung cho các dự án trọng điểm và các khu công nghiệp của địa phương. Hỗ trợ hoặc tham gia cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án có khả năng thu hồi vốn để tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn khác...
- Đối với các dự án trọng điểm tỉnh phải có sự phân loại để tập trung đầu tư. Những dự án này phải có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các ngành, vùng và thu hút các nguồn vốn đầu tư như: các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và những vùng ngành có nhiều tiềm năng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, đòi hỏi các ngành các cấp phải có sự ưu tiên, chú trọng và tuân thủ đúng trình tự thủ tục đầu tư.
- Đối với các khu công nghiệp của địa phương và những ngành, vùng có nhiều lợi thế, tỉnh cần lập phát triển quy hoạch đồng bộ. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...). Mặt khác, phải có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý như: ưu đãi thuế, tín dụng, về đầu tư chuyển giao công nghệ... để từ đó thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư. Có thể nói, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là những điều kiện quan trọng để thu hút các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư trên địa bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt. Trong những năm tới phải thông qua vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh để tập trung thu hút các nguồn vốn này.
- Muốn vậy, vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách địa phương phải đóng vai trò hạt nhân để vừa thu hút các nguồn vốn khác, vừa có sức lan toả mạnh. Trước mắt, tỉnh cần thông qua chính sách thuế, tài chính và các chính sách khác để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng, kiên cố hoá kênh mương, cứng hoá giao thông nông thôn, các công trình điện nước, phát triển thêm ngành nghề và sản xuất các sản phẩm mới...
3.3.5. Tỉnh cần có chính sách tăng thu, giảm chi
- Thực hiện chính sách tiết kiệm tiêu dùng là biện pháp tích cực để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Cần lưu ý tiết kiệm chi trên cơ sở thực hiện đổi mới cơ cấu chi ngân sách. Mở rộng diện và quy mô khoán chi thường xuyên và chi sự nghiệp kinh tế. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao... Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi và đối tượng chi từ ngân sách của tỉnh. Thắt chặt chi tiêu, nhất là các khoản chi không gắn với sản xuất - kinh doanh. Hạn chế đến mức tối đa việc mua sắm các phương tiện sinh hoạt đắt tiền.
- Mở rộng diện thu, chống thất thu cho NSNN...
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Ở vùng đô thị nên quy hoạch khu tái định cư. Khi quy hoạch tổng thể, chi tiết đã được xác lập và xác định rõ dự án, vùng dự án thì phải nhanh chóng tiến hành công tác đền bù GPMB, thiết lập ngay khu tái định cư (nếu có); nếu không nhanh chóng, khẩn trương làm việc này thì sau một thời gian các chính sách, cơ chế thay đổi gây trượt giá trong đền bù, gây hoang mang cho người bị ảnh hưởng, làm tăng tổng vốn đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
- Ngoài ra công tác đền bù GPMB phải hoàn thành mới được phép triển khai dự án. Tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ. Trước khi tiến hành đền bù, phải tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của người bị ảnh hưởng đồng ý phương án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện.
- Áp dụng cơ chế đền bù lấy của người được lợi thế mới để đền bù cho người bị ảnh hưởng (đặc biệt là trong đền bù xây dựng giao thông đô thị). Nếu làm tốt việc này thì không những dự án đỡ tốn chi phí đền bù mà Nhà nước còn được khoản chênh lệch đáng kể (chênh lệch giữa người được hưởng lợi do có lợi thế so sánh mới với người bị ảnh hưởng).
- Tỉnh cần tập trung chỉ đạo sát sao, kiên quyết các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Không cho thực hiện những dự án mà phương án giải phóng mặt bằng, di dân không khả thi.
- Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù; phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như: định mức, đơn giá, cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm. Để từ đó áp dụng cụ thể cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hưởng. Tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng vốn đầu tư cho dự án.
- Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo.
- Nên thành lập một cơ quan GPMB trực thuộc UBND tỉnh để thống nhất quản lý và thực hiện.
- Trong thời gian trước mắt, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình phải chú trọng giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong GPMB của tất cả dự án trên toàn tỉnh.
3.3.7. Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư
3.3.7.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán
* Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Các ngành, các cấp phải xem đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để lựa chọn phương án và chủ trương đầu tư.
Khi lập một dự án, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải tính toán và đưa ra các phương án. Sau đó chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất (gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội). Vạch rõ sự cần thiết phải đầu tư, xác định sơ bộ về công nghệ, điều kiện cung cấp vật liệu, thiết bị; tổng vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, phương án quản lý - khai thác và sử dụng lao động, thời gian thực hiện... Dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của ngành. Dự án càng chi tiết khoa học và chính xác sẽ tạo điều kiện để chọn phương án có hiệu quả vốn đầu tư cao. Cần tăng cường và chú trọng nâng cao chất lượng công việc trong các cơ quan thẩm định dự án. Theo quy định các dự án đầu tư khi thẩm định phải đảm bảo:
Thứ nhất, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác. Khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai... đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.
Thứ ba, đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt. Lập dự án khoa học, hợp lý, tiên tiến, tiết kiệm vốn đầu tư.
Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Có chế độ khen thưởng với những cán bộ làm tốt. Đồng thời quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ đưa ra những kết quả thẩm định (hoặc quyết định) đầu tư sai, gây thiệt hại lớn về vốn và tài sản.
Chính vì đây là một trong những khâu quan trọng nhất, đồng thời tránh tình trạng "xin cho", tránh dàn trải trong đầu tư; nhất thiết các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp phải lưu ý: chỉ khi nào ban hành chủ trương cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tư tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ưu tiên những dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tư, lường hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài; tránh tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tư, gây bất bình cho nhân dân.
Đơn vị thẩm định dự án nên trực thuộc UBND tỉnh để tham mưu kịp thời và đỡ mất thời gian trình sữa chữa, bổ sung khi UBND tỉnh không đồng ý một số nội dung trong bản thẩm định dự án.
* Khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán cần lưu ý:
Thứ nhất, hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, vừa hiện đại, mỹ quan, chất lượng và hiệu quả, vừa tiết kiệm vốn đầu tư.
Thứ hai, dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá và hệ số. Áp dụng số hiệu định mức nào? Những định mức không có trong định mức của Nhà nước thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khối lượng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.
Thứ ba, việc thẩm định và phê duyệt TK-DT của các cơ quan chức năng hoặc của chủ đầu tư phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao. Thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt TK-DT tại Nghị định 16/2005/CP, Nghị định 112/2006/CP và các Thông tư hướng dẫn khác.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản phẩm của mình. Gắn chặt trách nhiệm tư vấn với quá trình thực hiện dự án. Nếu chất lượng tư vấn thấp thì phải bồi thường. Các chủ đầu tư khi ký kết hợp đồng với các cơ quan tư vấn cần gắn trách nhiệm vật chất với chất lượng sản phẩm thiết kế - dự toán và sản phẩm khảo sát. Thực hiện rộng rải việc đấu thầu tư vấn, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực tốt. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn.
Rà soát lại các đơn vị tư vấn có năng lực yếu từ đó có biện pháp cụ thể hoặc xoá tên hoặc rút giấy phép hành nghề.
Thứ năm, phải có chính sách xếp hạng cho các đơn vị tư vấn. Theo đó, quy định rõ hạng doanh nghiệp nào được làm công việc gì, tránh tình trạng các đơn vị tư vấn chỉ lo "chạy" được dự án, chỉ chú trọng về mặt số lượng mà không đảm bảo chất lượng dự án.
3.3.7.2.Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, chống phá giá trong đấu thầu. Phải ban hành các tiêu chí chuẩn mực, rõ ràng của hồ sơ mời thầu. Mỗi một dự án đều có những tiêu chí chấm thầu một cách cụ thể và công khai. Tránh tình trạng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn cố tình lập hồ sơ mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng. Áp dụng thống nhất hình thức hợp đồng từ khi mời thầu đến khi quyết toán gói thầu. Cần phải xử lý kiên quyết, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn Luật.
- Giảm đến mức thấp nhất hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Nghiêm cấm việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định. Khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng đấu thầu đối với các gói thầu được chỉ định.
- Rà soát lại các nhà thầu có năng lực yếu kém từ đó có biện pháp chế tài thích hợp. Cần phải xử phạt thật nghiêm các nhà thầu có hình thức gian lận trong đấu thầu như: mượn pháp nhân, mượn các nguồn năng lực... Tuỳ theo mức độ mà xử lý, nếu nặng thì cấm tham gia hoạt động vĩnh viễn, nhẹ thì cấm tham gia từ 3 đến 5 năm.
- Chính phủ nên sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 111/CP. Trong đó phải:
+ Quy định mức "giá sàn" của từng loại hình dự án (giao thông, thuỷ lợi, dân dụng...). Tránh tình trạng các nhà thầu không tính toán cụ thể, hoặc do lý do khác mà giảm giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ, đến chất lượng công trình.
+ Đối với gói thầu xây lắp khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu nên áp dụng tiêu thức chấm điểm tổng hợp như gói thầu tư vấn.
+ Khi thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, chủ đầu tư phải mời các chuyên gia của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (về kỹ thuật, tài chính, pháp lý...) tham gia; tránh tình trạng thành lập các cá nhân, tổ chức trực thuộc hoặc có cùng quyền lợi, hoặc ở trong "tầm kiểm soát" của chủ đầu tư; từ đó làm sai lệch, điều chỉnh theo ý muốn của chủ đầu tư. Làm cho chất lượng công tác đấu thầu không cao, thiếu minh bạch, công bằng.
+ Tiến tới trong hồ sơ mời thầu chỉ mời số liệu thiết kế mà không nên mời tiên lượng, để cho các nhà thầu chủ động, sáng tạo trong khi lập hồ sơ dự thầu...
+ Tỉnh nên ban hành quyết định bãi bỏ tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu, chỉ định thầu. Vì như vậy là vi phạm các quy định của luật pháp trong đấu thầu và gây bất bình do ảnh hưỡng đến quyền lợi của các nhà thầu.
+ Ngoài việc công bố thông tin trên tập tin đấu thầu và trang Wep đấu thầu của bộ Kế hoạch & đầu tư thì phải công bố thêm trên một tờ báo địa phương, nhằm thông tin về đấu thầu được công khai rộng rãi.
+ Bải bỏ các nội dung không phù hợp như: bán hồ sơ mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu. Đây là một điều không khả thi và dể gây thông đồng, móc ngoặc trong đấu thầu...
3.3.7.3. Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình, theo hướng
- Các chủ đầu tư cần tuân thủ triệt để trình tự nghiệm thu theo quy định của từng khối lượng công việc. Hồ sơ nghiệm thu phải đầy đủ, rõ ràng. Khối lượng nghiệm thu đảm bảo chính xác, đúng thực tế. Giá đề nghị thanh toán phải theo đúng chế độ quy định. Hạn chế việc thay đổi chủng loại vật tư trong quá trình thi công.
- Đảm bảo việc nghiệm thu kịp thời theo từng điểm dừng kỹ thuật. Lập phiếu giá thanh toán theo đúng quy định. Tránh hiện tượng dồn công tác nghiệm thu vào cuối năm (hoặc cuối năm mới hoàn tất thủ tục để nghiệm thu).
- Cần bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất để giám sát dự án. Chú trọng giám sát công tác khảo sát tại hiện trường. Quy định rõ trách nhiệm của những cá nhân cố ý tính sai khối lượng nghiệm thu hoặc nghiệm thu khống, gây thất thoát vốn đầu tư. Các chủ đầu tư cần có quy trình, quy chế làm việc cụ thể cho từng cán bộ và giám sát chặt chẽ các công việc của họ. Thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Khuyến khích các đơn vị đăng ký công trình đạt chất lượng cao khi thi công.
3.3.7.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư
- Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đầu tư. Gắn trách nhiệm vật chất đối với những nhà thầu, chủ đầu tư chậm thanh toán, quyết toán. Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư XDCB theo quy định. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- Tránh hiện tượng vốn chờ công trình và khuyến khích đẩy nhanh tiến độ bằng cách: khi chuyển nguồn thanh toán qua KBNN, sở Tài chính chỉ cấp cho các dự án có đầy đủ khối lượng được đề xuất hàng tháng. Cuối quý III hàng năm, cấp có thẩm quyền nên điều tiết kế hoạch bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án không có khối lượng và bổ sung cho các dự án thừa khối lượng.
- Nên áp dụng tỷ lệ % tạm giữ chờ quyết toán, để khi tiến hành thẩm tra, phê duyệt công trình hoàn thành nếu có điều chỉnh tăng giảm chi phí thì các cơ quan hữu quan đỡ mất thời gian kiểm tra tình hình thực hiện công nợ của chủ đầu tư đối với các đơn vị thụ hưởng (chưa nói đến việc thất thoát vốn của Nhà nước khi nhà thầu tuyên bố phá sản, bỏ trốn hoặc cố tình không nộp tiền vào tài khoản NSNN). Ngoài ra còn thúc đẩy các chủ đầu tư lập nhanh báo cáo quyết toán để thanh toán phần tạm giữ.
- Nên bố trí một nguồn vốn dự phòng để thanh toán cho các dự án đã quyết toán xong mà thiếu vốn, vừa tránh tổn thất cho nhà thầu do phải chịu lãi suất các tổ chức tín dụng, vừa khuyến khích chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán.
- Trước khi thẩm tra, phê duyệt, khuyến khích chủ đầu tư mời các tổ chức kiểm toán để kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình hoàn thành.
- Khi nghiệm thu các phần khuất của công trình, nên mời cơ quan chủ trì quyết toán chứng giám; lúc đó có thể xác định được các thông số, kích thước hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi công trình hoàn thành không thể thấy được. Nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thoát vốn cho công trình.
- Bộ Tài chính nên có quy định rõ phần kinh phí thẩm tra phê duyệt quyết toán được sử dụng như thế nào, tránh tình trạng các địa phương thực hiện không nhất quán, dẫn đến áp dụng chi không đúng quy định.
- UBND tỉnh nên uỷ quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành cho sở Tài chính (nhóm B, C). Đây là việc làm phù hợp với quy định của bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán công trình hoàn thành, vừa thuận lợi đỡ mất thời gian trong trình ký phê duyệt.
- Công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư.
3.3.7.5. Chấn chỉnh lại công tác quản lý giá vật tư, vật liệu. Rà soát lại các định mức chưa phù hợp với thực tế
- Hàng tháng UBND tỉnh phải có thông báo đơn giá vật tư, vật liệu một cách kịp thời, đầy đủ tất cả các loại trên thị trường. Để làm được điều này, ngay bây giờ phải cập nhật đầy đủ, liên hệ với các tỉnh khác có vật liệu, vật tư mà Quảng Bình chưa xuất hiện để đưa vào danh mục của Quảng Bình. Khi cập nhật phải ghi rỏ tên, nơi xuất xứ, qui cách, phẩm chất... thuận lợi cho việc thanh quyết toán và thanh kiểm tra sau này.
- Rà soát lại các đơn giá không phù hợp với thực tế để điều chỉnh cho phù hợp (đặc biệt là gỗ và sản phẩm từ gỗ). Tránh tình trạng các nhà thầu gian dối trong thi công như: giảm kích thước cấu kiện, làm sai chủng loại... do phải mua vật tư, vật liệu cao hơn giá quy định.
- Thống nhất việc nối mạng tin học trong quản lý giá từ bộ Tài chính xuống các sở, phòng trong toàn quốc. Niêm yết và công khai rộng rải để mọi người cùng biết. Từ đó hạn chế việc thẩm định, phê duyệt giá tuỳ tiện, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
- Các bộ, ngành phải thống nhất, hoàn thiện lại công tác xây dựng các định mức, bổ sung các định mức còn thiếu trong thực tế (đặc biệt là phần hoàn thiện của nhóm công việc cao cấp) để các địa phương thực hiện hiệu quả, chính xác trong lĩnh vực xây dựng.
3.3.7.6. Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB. Thực hiện việc phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB cho các đơn vị
- Kiện toàn lại tổ chức tại các BQL dự án. Những ban đã hoàn thành công trình (không còn hoạt động), hoặc có năng lực kém, không đủ số lượng thì giải thể hoặc sát nhập. Tại mỗi BQL dự án, chú ý bố trí những cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp. Cần có quy trình, quy chế cụ thể trong công việc để nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong ban. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng của các chủ đầu tư, ban quản lý.
- Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án; BQL dự án là đơn vị thay mặt Nhà nước để quản lý vốn đầu tư. Tránh tình trạng khoán trắng công việc cho các tổ chức tư vấn và đổ trách nhiệm cho các đơn vị thi công, chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Thành lập một tổ chức đầu mối (trực thuộc HĐND tỉnh) thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án có sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh từ khâu chuẩn bị dự án đến khi dự án bàn giao đưa vào sử dụng. Yêu cầu là phải đánh giá được quy mô, tốc độ, cơ cấu, hiệu quả đầu tư; theo dõi, đánh giá việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch; giám sát tiến hành thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
Tổ chức này có trách nhiệm đề xuất các kiến nghị với cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, hoặc các cơ quan hữu quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, giúp tỉnh giải quyết những vướng mắc trong quá trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro, lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.
- Tăng cường sự phối hợp giữa chủ đầu tư, các ngành, các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Phân công, phân cấp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các cơ quan trong tỉnh trong quá trình quản lý dự án đầu tư. Đơn giản hoá những thủ tục không cần thiết. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, không chồng chéo, giải quyết công việc nhanh gọn.
- Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các đơn vị cấp dưới.
Trong thời gian qua, thực hiện cơ chế phân cấp của tỉnh, các ngành, các cấp đã phát huy được tính chủ động trong công việc. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn trong quyết định đầu tư, bố trí vốn và thực hiện dự án. Trong thời kỳ từ 2006 - 2010 cần tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho các thành phố, huyện, xã, phường, các đơn vị để đảm bảo các mục tiêu sau:
Thứ nhất, phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp, các ngành trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào cấp trên. Hạn chế việc chạy đua theo số lượng dự án nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chúng.
Thứ hai, đề cao trách nhiệm của cá nhân người ra quyết định đầu tư. Trong thẩm quyền của tỉnh cần ban hành những quy định cụ thể buộc cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với những thất thoát trong quản lý vốn đầu tư XDCB.
Thứ ba, việc phân cấp quản lý phải phù hợp với các quy định tại Nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể này
3.3.8. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN là: có quy mô vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn... Do vậy, cùng với việc phân cấp quản lý, tăng cường kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là hết sức cần thiết trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. Hướng trọng tâm:
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư XDCB nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư XDCB.
- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nước, kiểm toán...) và đưa công tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của tỉnh trong quản lý đầu tư XDCB. Muốn vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lượng và chất lượng. Bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất. Có chế độ khen thưởng kịp thời. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra phải chủ động tập trung vào những nơi có nhiều vướng mắc .
Tuy nhiên trong những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hầu như bị chồng chéo. Một năm có khá nhiều đơn vị "được" nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra (như: kiểm toán, thanh tra Nhà nước, kiểm tra Đảng, thanh tra xây dựng, tài chính, thanh tra nội bộ, công an,...). Việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên. Vì vậy, ngay từ bây giờ các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dưới. Mỗi năm một đơn vị tối đa không quá hai đoàn làm việc (trừ trường hợp đặc biệt hoặc cho thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật).
3.3.9. Nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng
- Bố trí những cán bộ có phẩm chất, năng lực và có chuyên môn phù hợp làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Tại mỗi cơ quan phải có quy trình, quy chế làm việc và quy định cụ thể trách nhiệm của từng người.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý đầu tư XDCB. Thực hiện đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về vốn đầu tư XDCB. Công tác quản lý dự án đầu tư cần được coi là một nghề và vì vậy phải có những cán bộ chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo cần phân chia ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để cán bộ, chuyên viên hoạt động ở lĩnh vực nào thì được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan quản lý về đầu tư XDCB. Hiện đại hoá máy tính và chương trình phần mềm phục vụ công tác nghiệp vụ, thực hiện tin học hoá trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
PHẦN THỨ BA
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. KIẾN NGHỊ
Để đảm bảo cho các giải pháp trên nhanh chóng phát huy tác dụng, trong hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, cần quan tâm chú trọng đến các nội dung sau:
Một là, công tác quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng đã dồn quá nhiều cho cấp trên. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải phân cấp mạnh hơn nữa cho các đơn vị cấp dưới. Tại mỗi cấp cần ban hành quy chế để quy định rõ trách nhiệm về vật chất và hành chính của từng cá nhân liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng. Các chính sách cụ thể của các bộ, ngành về quản lý vốn đầu tư XDCB phải đồng bộ, không chồng chéo. Vừa bao quát, toàn diện; vừa phải chi tiết, cụ thể. Hoàn thiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá trong đầu tư XDCB. Phân định quyền hạn và trách nhiệm vật chất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn trong quản lý bằng những chế tài rõ ràng.
Hai là, Luật hoá các chính sách, chế độ; hạn chế việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Trong các trường hợp cần thiết thì phải chuẩn bị các văn bản dưới Luật cùng một lúc với Luật để triển khai thực hiện kịp thời, tránh tình trạng Luật chờ thông tư. Rà soát thay thế các văn bản không phù hợp, bổ sung các nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau đó phổ biến để quán triệt các chính sách chế độ đầu tư XDCB đến các cấp, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên. Nhất là những người làm chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư XDCB.
Ba là, hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin (xác định các thông tin báo cáo, hệ thống thu thập và xử lý thông tin). Xác định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin đối với những cơ quan liên quan.
Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế. Coi trọng và tập trung vào các dự báo ngắn hạn. Xử lý nhanh, kịp thời những thông tin có tác động trực tiếp đến điều hành kế hoạch nhằm hạn chế tổn thất các nguồn lực.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ. Liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp từ cơ sở đến tỉnh thông qua hệ thống trao đổi thông tin.
Bốn là, cùng với các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tỉnh phải có những chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao (có chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, thuế, hỗ trợ lãi suất...).
Năm là, tỉnh phải quan tâm hơn nữa đến công tác tổ chức, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB. Trong giai đoạn chuyển biến từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức, đầu tư cho con người có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến.
Sáu là, nhanh chóng xúc tiến thành lập tổ chức giám định, đánh giá đầu tư nhằm tăng cường quản lý chất lượng đầu tư XDCB. Đảm bảo đầu tư có hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng các công trình. Tổ chức này phải trực thuộc HĐND tỉnh, có như vậy mới đánh giá, giám định một cách khách quan.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm sắp xếp, tinh giản bộ máy. Chống quan liêu, cửa quyền. Nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp trong tỉnh. Kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn và tập trung, không có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ.
Tỉnh phải có chính sách luân chuyển cán bộ hoạt động trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; trước mắt nên luân chuyển các cán bộ phụ trách thẩm định ở các khâu của quá trình xây dựng.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về XDCB để hạn chế các tiêu cực nảy sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập vào khu vực và thế giới đã tạo ra những thuận lợi, đồng thời đang đặt ra nhiều thách thức với Quảng Bình. Để phát huy được vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh phải huy động được một khối lượng lớn vốn đầu tư (trong đó, vốn đầu tư từ NSNN giữ vai trò chủ đạo), với mục tiêu làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ và đúng hướng nhằm thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư.
Từ thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB cùng những thuận lợi và khó khăn hiện nay của Quảng Bình, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời đã nêu ra các quan điểm, những điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các ngành, các cấp của trung ương và Quảng Bình cần quan tâm tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện các giải pháp đó.
2. KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội. Nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với Quảng Bình mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong phạm vi của luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau đây:
- Khái quát hoá những lý luận cơ bản về đầu tư - đầu tư XDCB, vốn - vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các chỉ tiêu được dùng để nghiên cứu. Từ đó đi sâu phân tích, tìm hiểu về những đặc trưng, phân loại, vai trò, chức năng của các khái niệm trên. Nêu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN để đạt được các mục tiêu KT-XH.
- Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Bình và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2001-2005. Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân bao gồm cả định lượng và định tính.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, trên nền tảng lý luận về đầu tư - vốn đầu tư - hiệu quả và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN thời kỳ 2006-2010.
Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc từ thực tế và là mối quan tâm của nhiều cấp, ngành, đơn vị. Những vấn đề cơ bản đã giới thiệu, phần nào làm sáng tỏ những bức xúc hiện nay; đồng thời luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1- Bộ Kế hoạch và đầu tư (2002), Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
2- Bộ Tài chính (2000), Chiến lược phát triển ngành Tài chính 2001-2010, Hà Nội
3- Bộ Tài Chính (2007) “Đầu tư xây dựng cơ bản: 4 thách thức lớn”, Hà Nội
4- Bộ tài chính (2007) "Kết luận thanh tra công tác quản lý ngân sách Nhà nước năm 2005 tỉnh Quảng Bình"
5- Chính phủ (1999), Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999
6- Chính phủ (2005), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005
7- Chính phủ (2006), Sữa đổi, bổ sung Nghị định 16/NĐ-CP, Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006
8- Chính phủ (2006), Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006
9- Cục Thống kê Quảng Bình (2004), Quảng Bình 15 năm xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới (1990-2004)
10- Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2001-2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
11- Nguyễn Trí Dũng (2004), một số giải pháp tín dụng nhằm phát triển nuôi tôm nước lợ tại huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ kinh tế -trường Đại học Kinh tế Huế
12- Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
13- Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
14- Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010
15- Hội đồng Bộ trưởng (1990), sữa đổi, bổ sung, thay thế điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo Nghị định 232-CP ngày 6/6/1981, Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990
16- Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính Quảng Bình, Các báo cáo tình hình cấp phát vốn đầu tư XDCB từ 2001-2005
17- Kotecha M và Ryan S (2004), “ Vai trò của khu vực tài chính: Thu hút vốn tiết kiệm cá nhân vào đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở hạ tầng tại Châu Á, Thái Bình Dương”, Structured Credit International Corp 575 Madison Avenue, New York NY 10022
18- Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Số 11 /2003/QH11 ngày 26/11/2003
19- Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005
20- Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
21- Nguyễn Thế Mạnh (2004), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội
22- Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), Xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình ĐTXDCB hoàn thành do công ty kiểm toán Việt Nam Chi nhánh Thành phố Đà nẵng thực hiện, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà nẵng
23- Ngân hàng phát triển Châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư
24- Sở Tài chính Quảng Bình, Báo cáo công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành từ 2001-2005
25- Sở Tài chính Quảng Bình (1999), Chiến lược phát triển Ngành Tài chính từ 2001đến 2010
26- Sở Tài chính Quảng Bình, Tình hình thu chi ngân sách từ 2001-2005
27- Lương Duy Tâm (1998), Địa lý lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng tổng hợp, Quảng Bình
28- Tỉnh uỷ Quảng Bình (2006), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV
29- Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội
30- Trường đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
31- Cấn Quang Tuấn (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN ở Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc Sỹ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
32- Bùi Thị Tuyến (2002), "Thuyết trình đề cương nghiên cứu khoa học - Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả các dự án đầu tư XDCB" Sở Kế hoạch và đầu tư, Quảng Bình
33- UBND Tỉnh Quảng Bình (2000), Quảng Bình tiềm năng và triển vọng
34- UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010
35- UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Quảng Bình thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Công ty quảng cáo báo chí - truyền hình Việt Nam, Hà Nội
36- UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo tình quản lý và sử dụng vốn NSNN từ 2001-2005
37- UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2010
38- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội
Tiếng Anh
1-Antonio Estache (2004), “Emerging Infrastructure Policy Issues in Developing Countries: A Survey of the Recent Economic Literature” World Bank Working Paper Series WPS 3442
2-Hair, Anderson, Tatham, and Black et al (2004) “Multivariate Data Analysis”, 5th Ed, Prentice Hall
3- Neils J.S (2000) “Exploring research”, 4th Ed, Prentice Hall.
4- World Bank (2005), “Infrastructure Strategy in Vietnam: Cross-sectional Issues”
5- World Bank (2006) “Infrastructure at cross-roads: lesson from 20 years of World Bank Experience”
PHỤ LỤCPhụ lục
PHIẾU ĐIỀU TRA
Câu hỏi 1. Họ và tên người được điều tra: ……………………………………………….
Tuổi ……………………. Giới tính r Nam r Nữ
Số năm làm việc trong lĩnh vực XDCB ………………. Năm
Câu hỏi 2. Đơn vị công tác: ………………………………………
Câu hỏi 3. Chức vụ: ……………………………………………
Câu hỏi 4. Xin hãy cho biết loại công trình xây dựng cơ bản mà cơ quan quý vị đã và đang thực hiện trong thời gian 3 năm gần đây
Công trình 1 …………………………………………………………………………
Công trình 2 …………………………………………………………………………
Công trình 3 …………………………………………………………………………
Câu hỏi 5. Xin ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào con số mà ông bà cho là phù hợp nhất
CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
Xin hãy khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp theo đánh giá của mình
1 = điểm số thấp nhất cho vấn đề nêu lên
7 = điểm số cao nhất cho vấn đề nếu lên
1. Chất lượng của công tác quy hoạch & CBĐT
1
2
3
4
5
6
7
2. Chất lượng của công tác giải phóng mặt bằng
1
2
3
4
5
6
7
3. Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư XDCB hàng năm
1
2
3
4
5
6
7
4. Công tác lập dự án XDCB
1
2
3
4
5
6
7
5. Công tác thẩm định dự án XDCB
1
2
3
4
5
6
7
6. Việc phê duyệt Thiết kế và dự toán trong công tác XDCB
1
2
3
4
5
6
7
7. Công tác quản lý và thực hiện các dự án đầu tư
1
2
3
4
5
6
7
8. Công tác đấu thầu XDCB của cơ quan ông/bà đã và đang thực hiện
1
2
3
4
5
6
7
9. Công tác chỉ định thầu của công trình XDCB
1
2
3
4
5
6
7
10. Công tác lựa chọn nhà thầu để thực hiện việc XDCB
1
2
3
4
5
6
7
11. Công tác nghiệm thu , giám sát
1
2
3
4
5
6
7
12. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư
1
2
3
4
5
6
7
13. Phân cấp quản lý trong ĐTXDCB
1
2
3
4
5
6
7
14. Các chính sách khuyến khích đầu tư XDCB
1
2
3
4
5
6
7
15. Sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB
1
2
3
4
5
6
7
16. Tình hình lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB
1
2
3
4
5
6
7
17. Ông/bà đánh giá như thế nào về định mức XDCB
1
2
3
4
5
6
7
18. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực hiện đơn giá
1
2
3
4
5
6
7
19. Ông/bà đánh giá như thế nào về tính phù hợp của chính sách chế độ trong XDCB
1
2
3
4
5
6
7
20. Tính phù hợp của công tác khảo sát, nghiệm thu, thanh toán
1
2
3
4
5
6
7
Câu hỏi 6. Xin hãy cho biết 5 tồn tại hoặc những vướng mắc được xem là rất cấp thiết và cần phải lưu tâm đặc biệt đối với công tác XDCB trong thời gian qua
Tồn tại/vướng mắc 1:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tồn tại/vướng mắc 2:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tồn tại/vướng mắc 3:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tồn tại/vướng mắc 4:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tồn tại/vướng mắc 5:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu hỏi 7. Theo ông/bà, cần phải đề ra và thực hiện những giải pháp nào để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác XDCB,
Giải pháp 1:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Giải pháp 2:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Giải pháp 3:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Giải pháp 4:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Giải pháp 5:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.doc