Tài nguyên dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên vô tận của một quốc gia, chính vì thế trong
tƣơng lai Việt Nam nên tiếp tục phát triển hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô ở nƣớc ngoài để đảm
bảo nguồn cung dầu thô cho Việt Nam, phục vụ ngành công hiệp lọc dầu đang bƣớc đầu phát triển.
Tuy nhiên hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô vẫn luôn là một hoạt động có nhiều rủi ro, và
nếu nhƣ là thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài thì rủi ro này càng cao hơn nữa. Vì thế trong hoạt động
thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài, Việt Nam nên thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ đa dạng, từ cơ cấu cho
đến hình thức (hợp đồng thăm dò, hợp đồng khai thác, hợp đồng mua mỏ v.v ) chứ không tập trung
vào một lĩnh vực nào cả.
88 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác động tiêu cực cho Việt Nam. Thêm vào đó, các công ty
này với nguồn vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm do thƣờng là các công ty có nguồn gốc từ nƣớc
ngoài sẽ giúp phát triển ngành dầu khí Việt Nam nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng tại Việt
Nam.
Vietsopetro, đơn vị khai thác dầu thô hàng đầu của Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng thành công
nhiều công nghệ khai thác độc đáo dầu trong đá móng nứt nẻ mà cả thế giới còn rất ít kinh nghiệm:
- Hầu hết các mỏ dầu đã và đang đƣợc thiết kế khai thác ban đầu theo chế độ năng lƣợng tự
nhiên đàn hồi của dầu và khí hòa tan. Để nâng cao hệ số thu hồi dầu, lần đầu tiên mỏ
Bạch Hổ đã áp dụng giải pháp bơm ép nƣớc duy trì áp suất vỉa ở cả hai đối tƣợng cát kết
Miocen, Oligocen và đặc biệt móng nứt nẻ trƣớc Đệ Tam. Công nghệ khai thác thứ cấp
(bơm ép nƣớc) đã cho phép gia tăng đáng kể thu hồi dầu so với khai thác sơ cấp đơn
thuần chỉ sử dụng năng lƣợng tự nhiên của vỉa, hệ số thu hồi dầu cuối cùng có thể đạt tới
0,35 – 0,4 theo các phƣơng án phát triển mỏ Bạch Hổ đã đƣợc phê duyệt và triển khai.
- Bên cạnh đó các giải pháp nâng cao “hệ số bao trùm của bơm ép” (hệ số quét) thông qua
điều chỉnh áp suất bơm; phƣơng thức bơm; khoảng cách giữa các đới bơm ép, khai thác
và số lƣợng các giếng bơm ép cũng nhƣ nâng cao “hệ số bao trùm thu hồi “(tích của hệ số
bao trùm thu hồi theo diện tích và theo chiều dày) thông qua đan dày một cách hợp lý
mạng lƣới giếng khai thác kết hợp với điều chỉnh chế độ bơm ép và khai thác cũng nhƣ
làm sạch vùng cận đáy giếng… đã góp phần không nhỏ trong kết quả sản xuất của
Vietsovpetro.
Ngoài ra, Vietsovpetro còn có rất nhiều thế mạnh khác: là Liên doanh dầu khí hoạt động đa
ngành, hiện đại, có sự đóng góp quan trọng vào ngành dầu khí Việt Nam (do là tập đoàn liên doanh
giữa Zarubezhneft với Petrovietnam); cùng với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao,
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 67
giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sƣ, công nhân với độ dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực Địa chất, Địa
Vật lý giếng khoan, khai thác, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí biển, …
3.1.1.2 Điểm yếu
Hiện nay ngành công nghiệp Việt Nam chƣa có cơ sở sản xuất đƣợc những thiết bị liên quan đến
khâu thăm dò, nghiên cứu, khai thác dầu thô. Toàn bộ trang thiết bị đều nhập từ nƣớc ngoài (tiêu biểu
là đƣợc cung cấp từ Nga). Điều này làm tăng tính phụ thuộc của ngành dầu khí trong nƣớc vào các
công cụ, thiết bị tiên tiến nhập khẩu. Đây không chỉ là trƣờng hợp riêng của Việt Nam mà của khá
nhiều các quốc gia khai thác dầu khí (ngoại trừ các cƣờng quốc về dầu mỏ - các nƣớc khối OPEC, …).
Một minh chứng cụ thể nhất cho tác hại của sự phụ thuộc công cụ ngoại nhập này có thể đề cập đến là
khủng hoảng giá dầu 2008, ngay trong thời điểm giá dầu tăng cao, mọi hoạt động khai thác dầu sẽ trở
nên sôi nổi trên toàn thế giới, kéo theo đó là sự tăng giá của các trang thiết bị liên quan đến ngành dầu
khí đặc biệt là trang thiết bị khai thác dầu thô. Các công ty dầu khí gặp khó khăn nghiêm trọng khi nhập
trang thiết bị trong thời gian này, mọi hoạt động đầu tƣ trong thời gian này phải cân nhắc lại. Việc nhập
khẩu trang thiết bị thời điểm này có chi phí cao làm chi phí sản xuất tăng, nhƣng chỉ thu đƣợc lợi nhuận
ngắn trong cơn sốt giá, khi giá dầu trên thị trƣờng bình ổn thì hoạt động đầu tƣ này sẽ bị lỗ nặng.
3.1.1.3 Cơ hội
Khu vực vỉa Sông Hồng đã có những phát hiện dầu khí mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế
trung bình đến cao.
Sự tham gia đầu tƣ của các công ty dầu khí quốc tế trong những năm gần đây, đặc biệt là các
công ty dầu khí quốc tế đến từ khu vực Châu Á nhƣ Nhật, Malaysia, Hàn Quốc v.v…
Cơ hội kí kết các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí ớ nƣớc ngoài, trong đó đặc biệt chú ý tới
khu vực Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Indonesia.
3.1.1.4 Thách thức
Các diễn biến về thời tiết trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp gây khó khăn
cho các dàn khoan ngoài biển của Việt Nam trong việc khai thác dầu thô.
Tất cả trữ lƣợng dầu của các mỏ đƣợc phát hiện cho đến thời điểm hiện tại đều ở thềm lục địa
dƣới 200 m nƣớc. Vì vậy việc phát triển và khai thác các mỏ ngoài khơi đòi hỏi kiến thức chuyên môn
trong thăm dò, thẩm lƣợng, phát triển và khai thác mỏ.
Mỏ dầu chính của Việt Nam là mỏ Bạch Hổ đã qua đỉnh khai thác từ năm 2004, vì thế càng
những năm về sau này sản lƣợng càng giảm. Những mỏ mới phát hiện lại khó triển khai khai thác do
điều kiện địa chất phức tạp và trữ lƣợng thấp không đạt hiệu quả kinh tế cao.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 68
Việc khai thác ở nƣớc ngoài để bổ sung cho sản lƣợng trong nƣớc dùng cho nhà máy lọc dầu
Dung Quất trong hiện tại và bù đắp thụt giảm sản lƣợng trong dài hạn gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn
dự tính. Đã có một số hợp đồng thu về kết quả không đƣợc nhƣ mong đợi.
3.1.2. Về xuất khẩu dầu thô
3.1.2.1 Điểm mạnh
Phẩm chất tốt của dầu thô Việt Nam có thể nói là một ƣu ái của thiên nhiên dành cho Việt Nam
mà không phải một quốc gia nào cũng có đƣợc.
Nhƣ đã đề cập ở trên thì chất lƣợng dầu thô Việt Nam không hề thua kém gì so với dầu Brent
(Đặc biệt là dầu từ mỏ Bạch Hổ với giá trị = 99.99% giá trị dầu Brent thậm chí). Dầu thô Việt Nam
luôn đƣợc các chuyên gia về dầu khí thế giới đánh giá rất cao về chất lƣợng.
Cũng vì chính ƣu thế là nguồn dầu thô chất lƣợng tốt, việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam gặp
rất nhiều thuận lợi. Đặc biệt là giá cao: nguyên nhân từ việc dầu thô Việt Nam có phẩm chất gần giống
nhƣ dầu Brent thêm vào đó dầu Brent gần nhƣ là thƣớc đo quy chuẩn cho các loại dầu khác ( cách tính
giá dầu theo phẩm chất nhƣ phần trên đề cập) nên giá dầu thô xuất khẩu Việt Nam “neo sát” theo giá
dầu Brent – giá dầu cao nhất trong các loại dầu thô thế giới. Thêm vào đó là theo phân tích nghiêm cứu
các chuyên gia thế giới thì từ trƣớc đến nay, nếu có xảy ra khủng hoảng tăng giá dầu thì dầu Brent sẽ là
một trong những loại tăng mạnh nhất, ngƣợc lại khi giá dầu sụt giảm mạnh thì giá dầu Brent sẽ là một
trong những loại giảm giá ít nhất. Chính điều đó tạo cho giá dầu thô xuất khẩu Việt Nam một sự ổn
định ở mức cao.
3.1.2.2 Điểm yếu
Ngành dầu khí Việt Nam nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng tại Việt Nam chịu sự chi phối
lớn từ phía công ty đầu ngành - Tổng công ty dầu khí Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
"PETROVIETNAM"). Nguyên nhân nhƣ đã đề cập trên thì theo Luật Dầu khí Việt Nam ban hành năm
1993, Điều 14 đã thể hiện mức ảnh hƣởng và tính đại diện cao từ Petrovietnam cho toàn ngành.
Petrovietnam đã nằm ở vị trí nhà độc quyền về xuất khẩu dầu thô Việt Nam với đơn vị thành viên:
Tổng công ty Dầu Việt Nam ( PV Oil) là đơn vị duy nhất đƣợc phép xuất khẩu dầu thô tại Việt Nam.
Thêm vào đó, một thành viên khác của Petrovietnam không thể không nhắc đến là VIETSOVPETRO –
đơn vị với chức năng chủ yếu, đóng góp đến 48% sản lƣợng dầu thô khai thác cả nƣớc. Cũng chính vì
mức ảnh hƣởng quá lớn của những đơn vị đầu đàn này của ngành dầu khí Việt Nam thì bất kì sự yếu
kém nào của họ cũng sẽ làm yếu kém toàn bộ ngành dầu khí nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng.
Yếu kém quan trọng nhất hiện nay của Petrovietnam là quá phụ thuộc vào đối tác Liên Bang Nga
trong các hoạt động kinh doanh, do đó, trong các quyết định kinh doanh thì ý kiến từ phía nhà góp vốn
phía Nga sẽ có đối trọng lớn so với ban lãnh đạo Việt Nam. Thêm vào đó, bản thân công ty
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 69
Petrovietnam cũng chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ ngày một tăng nhanh của mình làm hạn
chế sự phát triển của công ty nói riêng và toàn ngành dầu khí nói chung. Hiện nay, Petrovietnam cùng
với các đơn vị thành viên đang có sự tụt giảm mạnh sản lƣợng kinh doanh. Điều này không chỉ làm
giảm tầm ảnh hƣởng của các công ty đầu ngành này mà còn kéo theo sự tụt giảm sản lƣợng lĩnh vực
xuất khẩu dầu thô. Một yếu điểm khác là việc khai thác của công ty Vietsovpetro đang bị sụt giảm làm
ảnh hƣởng sụt giảm trữ lƣợng khai thác toàn ngành.
3.1.2.3 Cơ hội
Việt Nam thuộc khu vực có các quốc gia có nhu cầu về dầu thô rất cao nhƣ Trung Quốc,
Singapore, Nhật Bản, gần gũi với Ấn Độ v.v…, vì thế dầu thô Việt Nam có điều kiện rất tốt về thị
trƣờng tiêu thụ.
Các thị trƣờng xuất khẩu dầu thô chủ lực của Việt Nam đều ở khu vực có khoảng cách địa lý
tƣơng đối gần gũi với Việt Nam (trừ thị trƣờng Mỹ). Ví dụ nhƣ Nhật Bản, Úc, Singapore, Malaysia.
Điều kiện gần gũi về địa lý nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang các
thị trƣờng này, và cũng là điều kiện khiến các quốc gia này đƣa Việt Nam vào danh sách các quốc gia
xuất khẩu dầu thô thƣờng xuyên. Ví dụ nhƣ Nhật Bản, trong chính sách giảm bớt sự phụ thuộc vào các
quốc gia xuất khẩu dầu thô truyền thống đã lựa chọn Việt Nam làm một trong các đối tác quan trọng để
tăng tỷ trọng nhập khẩu dầu thô.
3.1.2.4 Thách thức
Sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu dầu thô khác trong cùng khu vực: ở khu vực Đông Nam
Á Việt Nam chỉ xếp hạng 3 về xuất khẩu dầu thô, ngoài Việt Nam còn có nhiều quốc gia khác xuất
khẩu dầu thô với phẩm chất cũng rất cao nhƣ dầu ở mỏ Bạch Hổ của Việt Nam ví dụ nhƣ Malaysia,
Indonesia, Brunei…Ở khu vực châu Mỹ nơi có thị trƣờng chính là Hoa Kỳ thì Việt Nam lại càng không
thể so sánh với các quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới nhƣ Mexico, Venezuela v.v…
Gần đây các quốc gia Châu Phiu nổi lên là những quốc gia xuất khẩu dầu thô mới. Chất lƣợng
dầu thô từ Châu Phi có một vài chỉ tiêu không đạt bằng mức của dầu Bạch Hổ nhƣng quan trọng là giá
bán thƣờng thấp hơn giá dầu Việt Nam là 5USD. Chính vì chất lƣợng xấp xỉ mà giá lại rẻ hơn nhiều
nên dầu thô Việt Nam đã mất một số thị trƣờng chủ lực vào tay các quốc gia Châu Phi, trong đó quan
trọng nhất là thị trƣờng Trung Quốc. Từ những năm 2000 thì tỷ trong dầu thô Việt Nam xuất snag
Trung Quốc bắt đầu giảm và từ năm 2005 thì Trung Quốc đã không còn là một trong những thị trƣờng
xuất khẩu chủ lực cho dầu thô Việt Nam.
Thị trƣờng Mỹ, một trong những thị trƣờng chủ lực của Việt Nam lại có khoảng cách địa lý quá
xa, gây khó khăn cho việc vận chuyển và làm tăng giá cả, làm cho dầu Việt Nam khó cạnh tranh đƣợc
so với dầu thô từ các quốc gia khác có khoảng cách địa lý gần hơn.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 70
Sự thay đổi cơ cấu đối tác xuất dầu thô của một số quốc gia. Ở đây nảy sinh hai tình huống, một
là các quốc gia chuyển hƣớng sau dùng dầu thô tƣ Việt Nam nhiều hơn (nhƣ trƣờng hợp của Nhật), hai
là sẽ giảm dần lƣợng dầu nhập từ Việt Nam (nhƣ Úc). Những sự thay đổi trong cơ cấu này chắc chắn
ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
Từ 2005, Nhà Nƣớc Việt Nam nhận định: việc tăng xuất khẩu những mặt hàng nhƣ dầu thô ra nƣớc
ngoài lên mức cao là làm tăng hiện tƣợng “chảy máu tài nguyên”. Cùng với nhận định trên là hoàn loạt
biện pháp theo định hƣớng giảm xuất khẩu dầu thô ra nƣớc ngoài từ phía chính phủ Việt Nam:
+ Tăng thuế xuất khẩu đối với dầu thô nhằm mục tiêu nuôi dƣỡng các ngành công nghiệp dầu
lửa và hóa chất: nhƣ quy định ngày 16/6/2008: thuế áp dụng cho xuất khẩu xăng dầu đã tăng lên thành
20% thay vì 8%.
+ Bộ Tài Chính đề nghị sửa đổi khung thuế suất đối với một số mặt hàng xuất khẩu và khai
thác tài nguyên. Theo đó, thuế xuất khẩu dầu thô và than đá sẽ tăng hơn gấp đôi hiện nay1.
Từ nhận định giảm xuất khẩu dầu thô ra nƣớ ngoài trong tƣơng lai, có thể sẽ có nhiều hạn chế
hơn cho việc xuất khẩu dầu thô ra khỏi biên giới Việt Nam, trong đó việc áp thuế cao sẽ là một trong
những nguy cơ nguy hiểm nhất vì : sẽ làm tăng chi phí cho nhà xuất khẩu, thêm vào đó giá dầu Việt
Nam trên thế giới đã quá cao không thể tăng giá thêm nữa, nên thiệt hại sẽ thuộc về nhà xuất khẩu.
3.1.3 Về xuất khẩu xăng dầu các loại
3.1.3.1 Điểm mạnh
Tuy chỉ tạm nhập tái xuất xăng dầu trong suốt thời gian qua nhƣng trong thời gian gần đây, với
nỗ lực của chính phủ và toàn ngành dầu khí Việt Nam, nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi vào hoạt động.
Hiệu quả kinh tế Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên thực tế đã "vƣợt" cao hơn so với phƣơng án
tính toán ban đầu .Do đó, từ giữa 2010, nhà máy lọc dầu Dung Quốc đã sản xuất thành công xăng máy
bay Jet A1 đã đƣợc Công ty BP Singaapore Pte.Ltd thuộc Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tiếp nhận để đƣa
sang tiêu thụ tại Singapore2. Điều này thể hiện rằng chất lƣợng các sản phẩm từ dầu cụ thể ở đây là
xăng máy bay đã đƣợc nhà nhập khẩu nƣớc ngoài công nhận về chất lƣợng.
3.1.3.2 Điểm yếu
1
2
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 71
Thực sự phần lớn hoạt động xuất khẩu xăng dầu Việt Nam là tạm nhập tái xuất qua nƣớc khác, chủ yếu
là Singapore, Úc. Thực chất Việt Nam chƣa hoàn toàn đủ khả năng tự lọc dầu xuất đi nƣớc ngoài mà
chỉ tạm nhập tái xuất hƣởng chênh lệch lợi nhuận.
Gần đây, nhà máy lọc dầu Dung Quốc đã sản xuất thành công xăng máy bay Jet A1 và có xuất
khẩu nhƣng theo báo cáo đánh giá, Nhà máy đã vận hành an toàn, ổn định với 100% công suất thiết kế,
sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cũng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trƣờng
trong nƣớc do đó vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc nên không thể hỗ trợ cho xuất khẩu.
3.1.3.3 Cơ hội
Nhiều trung tâm lọc dầu tƣơng tự nhƣ Dung Quốc đã và đang đƣợc xây dựng. Những nhà máy
lọc dầu tiếp theo nhƣ Long Sơn (Vũng Tàu); Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang đƣa vào xây dựng. Hiện Việt
Nam đã hình thành đƣợc khu công nghiệp lọc dầu đầu tiên và sắp tới nƣớc ta sẽ còn ít nhất 2 dự án về
nhà máy lọc dầu, một ở Nghi Sơn-Thanh Hóa, một ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong tƣơng lai có thể sản
phẩm xăng dầu các loại từ những nhà máy này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nƣớc mà còn cho
xuất khẩu để ngành xuất khẩu các sản phẩm từ dầu của Việt Nam không chỉ dừng lại ở hoạt động tạm
nhập tái xuất nhƣ hiện nay.
3.1.3.4 Thách thức
Từ 2008 trở đi mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tạm nhập tái xuất xăng dầu thực hiện theo
các quy định từ “Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu ban hành theo Quyết định số 01/2008/
QĐ-BTM)1. Theo nhƣ quy định này, ngành xuất khẩu xăng dầu các loại đặc biệt là từ hoạt động tạm
nhập tái xuất sẽ phải đối mặt nhiều nguy cơ nhƣ:
+ Kiểm soát chặc chẽ bằng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mới đƣợc
xuất khẩu xăng dầu, nhiều doanh nghiệp thiếu điều kiện sẽ không thể tham gia kinh doanh làm giảm số
lƣợng doanh nghiệp hoạt động do thiếu điều kiện.
+ Nhà nƣớc Việt Nam không bù giá cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu này. Điều này sẽ tạo
khó khăn cho các doanh nghiệp khi kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện mới hoạt động cạnh tranh quốc
tế trở nên phức tạp hơn.
+ Thƣơng nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu đƣợc chuyển vào tiêu thụ nội địa số
xăng dầu đã tạm nhập nhƣng không tái xuất hoặc không tái xuất hết sau khi hoàn thành đầy đủ các
nghĩa vụ về thuế, tài chính và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lƣợng xăng dầu
nhập khẩu, lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc. Chính quy định này tạo nên nguy cơ giảm xăng dầu
các loại xuất khẩu vì một khi thị trƣờng nội địa có mức giá cao hơn tại nƣớc nhập khẩu thì nhà xuất
1
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 72
khẩu sẽ chuyển những lô hàng đáng ra dành cho xuất khẩu vào tiêu thụ thị trƣờng nội địa; việc này sẽ
mang nhiều lợi ích cho nhà xuất khẩu nhƣ:
- Giảm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, rủi ro
- Thu lợi nhuận cao hơn do chênh lệch giá cao
- Nếu trong bối cảnh xăng dầu trong nƣớc khan hiếm và sốt giá, hoạt động này sẽ đƣợc
chính phủ khuyến khích thông qua.
Nguy cơ này sẽ có thể diễn biến tiếp tục và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lƣợng xăng dầu sản phẩm
tái xuất đi các nƣớc vì theo nhƣ “Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2006 -
2015, định hƣớng đến năm 2025” thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu ở Việt Nam đƣợc dự báo là
sẽ tăng trung bình 8 – 10%/năm (giai đoạn 2006 - 2010). Trong khi đó việc tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí trong thời gian tới đang đƣợc đẩy mạnh; các nhà máy lọc dầu đang xây dựng chỉ có nhà
máy Dung Quốc – vốn chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu hiện tại nội địa. Một khi nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu nội địa tăng cao trong tƣơng lai thì một lƣợng không nhỏ xăng dầu sẽ tạm nhập mà không tiến hành
tái xuất. Sản lƣợng các sản phẩm xăng dầu sẽ có nguy cơ sụt giảm.
Hoạt động tạm nhập tái xuất các sản phẩm xăng dầu Việt Nam chủ yếu qua hai thị trƣờng Úc và
Singapore nên các nhà xuất khẩu chịu sự phụ thuộc lớn vào chính sách từ chính phủ các quốc gia này.
Bất cứ sự thay đổi làm hạn chế hoạt động này từ phía chính phủ các nƣớc này sẽ chi phối hoạt động của
nhà nhập khẩu.
3.1.4 Về dịch vụ dầu khí
3.1.4.1. Điểm mạnh
Hầu hết các hoạt động của dịch vụ dầu khí đều đã có mặt tại Việt Nam với hoạt động của PVN và
các công ty liên kết, công ty thành viên của nó.
Trình độ kỹ thuật về mảng thị trƣờng này của PVN và các đơn vị thành viên, liên kết đã đƣợc cải
tiến và nâng cao bằng chứng là Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã nhận đƣợc lời mời
từ các công ty của Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Australia nhằm hợp tác chế tạo các công
trình giàn khoan và những cụm công trình rời phục vụ khai thác dầu khí trên biển, …
PVN cũng sắp xếp lại các doanh nghiệp dịch vụ theo hƣớng tập trung và chuyên môn hóa sâu,
với hàng chục cuộc sáp nhập, nhằm giải quyết tình trạng phân tán và giẫm chân nhau.
Các thành viên của PVN đã ý thức và ƣu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị thành viên tập
đoàn
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 73
3.1.4.2 Điểm yếu
Tuy trình độ kỹ thuật có cải tiến so với trƣớc nhƣng thuật vẫn còn khá yếu. Rất nhiều dịch vụ có
yêu cầu cao về kỹ thuật, các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa thể với tới nhƣ trong việc xây lắp nhà máy
lọc dầu Dung Quất thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm nhà thầu phụ.
Trình độ công nhân, nhân viên lành nghề, có chuyên môn của ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam
chƣa cao, chƣa đủ đáp ứng yêu cầu.
3.1.4.3 Cơ hội
Đây là một mảng thị trƣờng rất hấp dẫn của ngành dầu khí Việt Nam với quy mô toàn thị trƣờng
hàng chục tỷ USD (năm 2009: quy mô thị trƣờng của dịch vụ dầu khí Việt Nam là 12 tỷ USD)
3.1.4.4 Thách thức
Từ trƣớc đến nay, thị phần dịch vụ dầu khí Việt Nam đã có các công ty nƣớc ngoài mạnh chiếm
ƣu thế nhƣ: BP, Petronas (Malaysia), SK (Hàn Quốc),…
Việt Nam đã chính thức gia nhập các tổ chức thƣơng mại quốc tế lớn của khu vực và thế giới nhƣ
AFTA, WTO... do đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa để chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế hàng
đầu thế giới sẽ tham gia vào thị trƣờng dịch vụ dầu khí trong nƣớc. Mà Những công ty này lại có lợi thế
cạnh tranh rất lớn về công nghệ, kỹ thuật và tài chính.
3.2 Hệ thống giải pháp
3.2.1 Định hƣớng chung cho hệ thống giải pháp
Trƣớc khi đề ra bất kì giải pháp nào cho hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của
Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ định hƣớng của chính phủ dành cho các dòng sản phẩm này. Không
giống các loại hàng hóa khác, dầu thô và các sản phẩm từ dầu là nhóm hàng hóa mang tính nhạy cảm
cao, không phải cứ đẩy mạnh ồ ạt là tốt. Nhóm hàng hóa này vừa gắn liền với một loại tài nguyên
không thể phục hồi, vừa gắn liền với an ninh năng lƣợng của quốc gia, vì thế định hƣớng phát triển cho
nhóm hàng hóa này có thể khác với định hƣớng phát triển của một số nhóm hàng hóa khác.
Một điều khác cũng rất quan trọng khi đề xuất giải pháp, đó là về hoạt động của nhà máy lọc dầu
Dung Quất ảnh hƣởng thế nào đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam. Ở đây cần định hƣớng lại một lần
nữa: sản lƣợng xuất khẩu dầu thô sẽ không bị ảnh hƣởng bởi hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung
Quất vì nhƣ đã trình bày ở các phần trên, dầu từ mỏ Bạch Hổ dùng cho Dung Quất cũng phải làm thủ
tục hải quan xuất khẩu. Nhƣ vậy có nghĩa là dầu Bạch Hổ có thực sự xuất ra nƣớc ngoài hay là xuất vào
Dung Quất thì cũng vẫn tính vào kim ngạch xuất khẩu. Gía cả cũng không khác biệt theo quy định của
thông tƣ 98/2008/TT-BTC.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 74
Nhƣ vậy thì tại sao chúng ta lại chủ trƣơng không thực sự xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài
mà lại “xuất khẩu danh nghĩa” vào Dung Quất trong khi giá thành không khác nhau, thủ tục hải quan
thì vẫn phải làm. Việc này chắc chắn không phải vì Dung Quất là đặc khu kinh tế vì cho đến năm nay,
2010 thì chính phủ mới xem xét việc chuyển đổi Dung Quất thành đặc khu kinh tế. Trong một vài năm
tới đây vẫn là khu kinh tế, không có sự khác biệt về biên giới kinh tế ở đây (ít nhất điều này vẫn đúng
trong vài năm tới).
Sở dĩ có điều này là do một số nguyên nhân sau đây:
- Bất kì một quốc gia nào phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu nhập khẩu đều không có lợi
cho nền kinh tế của quốc gia đó. Nhất là với một quốc gia xuất khẩu dầu thô ròng nhƣ
Việt Nam thì việc không có đƣợc cho riêng mình một ngành công nghiệp lọc dầu phát
triển thì quả thật rất vô lý. Việc tự chủ về nhiên liệu xăng dầu là một định hƣớng đúng đắn
của chính phủ ta nhằm giảm bớt những ảnh hƣởng tiêu cực thì thị trƣờng nhiên liệu thế
giới.
- Hiệu quả kinh tế là một điều đáng bàn tới. Mặc dù khi khởi công xây dựng nhà máy lọc
dầu Dung Quất, rất nhiều ý kiến cả trong và ngoài nƣớc đều cho rằng dự án này không
khả thi. Tuy nhiên trong báo cáo Vietnam Oil&Gas report quý 3 năm 2010 đã có những
nhận định nhƣ sau: Với sự gia tăng dầu thô cung cấp cho Dung Quất, sản lƣợng dầu thô
Việt Nam xuất ra thế giới sẽ giảm, nhƣng đồng thời nhập khẩu xăng dầu cũng giảm theo.
Ngoài ra việc pha trộn 20% dầu chua từ Venezuala cũng giúp giảm chi phí lọc dầu, giá
xăng dầu trong nƣớc có thể sẽ hạ xuống.
- Ngoài ra còn có các lợi ích về kinh tế-chính trị-xã hội khác đi kèm với dự án Dung Quất.
Chính vì vậy mà mặc dù xuất khẩu ra nƣớc ngoài hay xuất khẩu vào Dung Quất cũng nhƣ nhau
(thực tế là tuy thông tƣ 98/2009/TT-BTC có yêu cầu giá bán cho Dung Quất bằng giá bán thị trƣờng
thế giới nhƣng giá bán cho Dung Quất trong thực tế vẫn thấp hơn đôi chút) nhƣng chính phủ vẫn ƣu
đãi việc xuất vào Dung Quất hơn.
Chính vì vậy cần chú ý rằng những giải pháp nhóm chúng em đƣa ra cho mặt hàng dầu thô không
nhằm thúc đẩy xuất khẩu ồ ạt mà sẽ theo đúng định hƣớng của chính phủ: Giảm dần xuất khẩu sang thị
trƣờng nƣớc ngoài. Và với mỗi lô hàng xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài, phải có những giải pháp
để lựa chọn thị trƣờng, giá bán v.v…để đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.1.1 Về Dầu thô
Nhƣ đã đề cập ở phần trên, hiện nay dầu thô đang đƣợc xem xét giảm dần về sản lƣợng xuất khẩu
sang nƣớc ngoài để có thể phát triển khu vực hạ nguồn của ngành dầu khí mặc dù xét cho cùng thì tổng
sản lƣợng xuất khẩu cũng không bị ảnh hƣởng bởi việc xuất đi đâu, nƣớc ngoài hay Dung Quất. Chính
vì thế mọi giải pháp về xuất khẩu dầu thô không thể đơn thuần là tìm cách gia tăng sản lƣợng một cách
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 75
đơn thuần mà phải đi theo đúng định hƣớng của cả ngành và của chính phủ đã dành riêng cho dòng sản
phẩm này. Nói một cách cụ thể, những giải pháp dành cho mặt hàng này sẽ chủ yếu nhằm tăng hoặc
ổn định sản lượng khai thác, còn về việc xuất khẩu cũng sẽ chỉ tập trung vào những giải pháp nhằm
giúp xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang nước ngoài đạt được giá trị cao nhất, vừa bảo vệ tài nguyên
trong nước chứ không hoàn toàn là đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài ồ ạt làm “ chảy
máu tài nguyên không thể phục hồi của quốc gia”.
3.2.1.2 Về xăng dầu các loại
Đối với các sản phẩm xăng dầu các loại, xu hƣớng sắp tới cũng phải nói là rất khó đoán. Hiện nay
định hƣớng phát triển của ngành dầu khí là tập trung cho công nghiệp tinh lọc dầu thô, phát triển mảng
hạ nguồn của ngành dầu khí. Tuy nhiên việc xuất khẩu xăng dầu nói riêng hay các sản phẩm tinh lọc từ
dầu thô nói chung còn khá xa vời. Hiện nay sản lƣợng xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu vẫn là
xuất khẩu theo kiểu tạm nhập tái xuất ăn chênh lệch, riêng từ tháng 8 năm 2010 thì có thêm sản lƣợng
xuất khẩu lô xăng máy bay đầu tiên từ nhà máy lọc dầu Dung Quất cho BP. Hiện nay thì Dung Quất
hoạt động hết công suất theo đúng thiết kế cũng chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu xăng dầu trong nƣớc. Kể cả
xăng máy bay, lô đầu tiên xuất sang cho BP ở Singapore, trong tƣơng lai không biết có thể tiếp tục xuất
khẩu không khi mà các hãng hàng không trong nƣớc bắt đầu sử dụng sản phẩm này của Dung Quất.
Chính vì thế hiện nay mảng sản phẩm xăng dầu chỉ tập trung hướng về việc tăng sản lượng sản xuất,
còn định hƣớng xuất khẩu có lẽ phải chờ đợi trong thời gian từ 5 đến 10 năm nữa khi các dự án lọc dầu
khác của Việt Nam đƣợc hoàn chỉnh và đi vào sản xuất thì mới có thể thật sự đẩy mạnh xuất khẩu
nhóm sản phẩm này.
3.2.1.3 Về dịch vụ dầu khí
Riêng về dịch vụ dầu khí, chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu loại hình dịch vụ này. Và thực
sự thì định hƣớng của tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu loại hình dịch
vụ này.
Tóm gọn lại chúng ta sẽ có các nhóm giải pháp chính sau đây:
1/ Nhóm giải pháp về sản lƣợng khai thác: phục vụ cho cả hoạt động xuất khẩu dầu thô (sang
nƣớc ngoài và sang Dung Quất) và xăng dầu các loại.
2/ Nhóm giải pháp về xuất khẩu dầu thô sang nƣớc ngoài sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (vì xuất
khẩu sang Dung Quất hiện nay đã đạt mức tối đa mà nhà máy này có thể tiếp nhận đƣợc).
3/ Nhóm giải pháp về dịch vụ dầu khí.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 76
3.2.2 Hệ thống giải pháp cụ thể
Về việc khai thác
1/ Tiếp tục chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng
mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò. Hiện tại các mỏ dầu mới ở Việt Nam đƣợc phát hiện
với điều kiện địa chất khá phức tạp, với khả năng công nghệ và vốn của riêng Việt Nam thì không thể
đáp ứng cho nhu cầu khai thác dầu các mỏ mới ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế vẫn cần có sự có mặt
của các công ty dầu khí quốc tế.
Tuy nhiên đồng thời với việc mời gọi các công ty dầu khí quốc tế, tập đoàn dầu khí Việt Nam
cũng nên chú trọng đến việc học tập các công nghệ mới, thông qua các công ty dầu khí quốc tế để trang
bị cho nền dầu khí Việt Nam các công nghệ hiện đại, thực hiện chuyển giao công nghệ dần dần. Từ đó
tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô của Việt Nam, giảm dần sự
phụ thuộc vào các công ty dầu khí quốc tế và làm giàu nội lực đủ để tham gia vào thị trƣờng thế giới
bằng các hợp đồng xuấ khẩu dịch vụ dầu khí hoặc thăm dò, khai thác ở nƣớc ngoài.
2/ Áp dụng một số biện pháp kĩ thuật mới nhất để nâng cao hệ suất thu hồi dầu thô hiện nay, cụ
thể nhƣ:
- Áp dụng giải pháp bơm ép: Để nâng cao hệ số thu hồi dầu, lần đầu tiên mỏ Bạch Hổ đã áp
dụng giải pháp bơm ép nƣớc duy trì áp suất vỉa Công nghệ khai thác thứ cấp (bơm ép nƣớc)
đã cho phép gia tăng đáng kể thu hồi dầu so với khai thác sơ cấp đơn thuần chỉ sử dụng
năng lƣợng tự nhiên của vỉa. Thời gian sắp tới nên đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ này
tại các mỏ khác.
- Áp dụng công nghệ thu nổ, xử lý, minh giải tài liệu địa chấn 3D để làm rõ cấu trúc địa chất
của các đối tƣợng thăm dò. Đó chính là chìa khóa cho sự thành công trong thăm dò gia tăng
trữ lƣợng trong tƣơng lai.
- HiỆn nay chúng ta đã áp dụng hệ thống khai thác nổi di động cho một số mỏ nhƣ Mỏ Đại
Hùng. Tuy hệ thống này có tính linh hoạt và đƣa mỏ vào khai thác nhanh, song công việc
sửa chữa, bảo dƣỡng trong giếng gặp nhiều khó khăn hơn, chƣa kể cả các rủi ro tiềm ẩn về
an toàn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các giàn cố định bảo đảm khai thác mỏ an toàn
hơn mà vẫn kinh tế ngay cả ở độ sâu nƣớc biển đến trên 200 m. Bởi vậy trong tƣơng lai cần
cân nhắc giữa giải pháp giàn cố định và giàn nổi (bán chìm) để phát triển khai thác các mỏ
có độ sâu nƣớc tƣơng tự mỏ Đại Hùng ở bể Nam Côn Sơn.
- Để có thể giữ ổn định trong thời gian dài mức khai thác khoảng 50 đến 60 nghìn tấn/ngày
(400 đến 450 nghìn thùng/ngày) đang đẩy mạnh phát triển các mỏ đang khai thác và sớm
đƣa các mỏ đang khai thác và sớm đƣa các mỏ mới vào khai thác.
- Trong tƣơng lai khai thác dầu ngoài khơi ở Việt Nam số lƣợng mỏ nhỏ, hay còn gọi là mỏ
biên trên góc độ kinh tế ngày càng tăng. Để khai thác hiệu quả các mỏ này, cần nghiên cứu
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 77
áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “thiết bị/giàn tối thiểu” với các kiểu giàn nhẹ
đầu giếng và một tàu nổi có công suất thích hợp cho chứa/xử lý/xuất dầu. Đồng thời đẩy
mạnh việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp tăng cƣờng thu hồi dầu sau khi đã áp dụng
khai thác thứ cấp, đặc biệt đối với các đối tƣợng móng nứt nẻ trƣớc Đệ Tam của các mỏ
dầu ở bể Cửu Long đang là vấn đề cực kỳ cấp thiết khi sản lƣợng các mỏ này bắt đầu suy
giảm nhanh.
- Các giải pháp vi sinh – hóa – lý đã đƣợc áp dụng cho đối tƣợng Miocen dƣới từ 2007 đến
2009 cũng cho kết quả tốt và đang đƣợc nghiên cứu, mở rộng, áp dụng trong thời gian tới.
3/ Tài nguyên dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên vô tận của một quốc gia, chính vì thế trong
tƣơng lai Việt Nam nên tiếp tục phát triển hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô ở nƣớc ngoài để đảm
bảo nguồn cung dầu thô cho Việt Nam, phục vụ ngành công hiệp lọc dầu đang bƣớc đầu phát triển.
Tuy nhiên hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô vẫn luôn là một hoạt động có nhiều rủi ro, và
nếu nhƣ là thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài thì rủi ro này càng cao hơn nữa. Vì thế trong hoạt động
thăm dò và khai thác ở nƣớc ngoài, Việt Nam nên thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ đa dạng, từ cơ cấu cho
đến hình thức (hợp đồng thăm dò, hợp đồng khai thác, hợp đồng mua mỏ v.v…) chứ không tập trung
vào một lĩnh vực nào cả.
Về việc xuất khẩu dầu thô sang nƣớc ngoài
Nhƣ đã phân tích ở trên, ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào hoạt động
của Petrovietnam, hƣớng phát triển cho PV sẽ trở thành “ kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp khác
trong ngành và sẽ chi phối hoàn toàn tình hình xuất khẩu dầu thô tƣơng lai. Cũng vì lý do đó, chúng em
nhận thấy muốn thúc đẩy cho xuất khẩu dầu thô Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất thì điều kiện tiên quyết
là phải có đề xuất biện pháp cho việc hoàn thiện hoạt động của PV từ khâu khai thác đến khâu xuất
khẩu. Qua nghiên cứu phân tích đã thực hiện cũng nhƣ tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng em xin
đề xuất một vài giải pháp trọng điểm cho tổng công ty Petrovietnam cùng các thành viên nói riêng và
toàn ngành dầu khí Việt Nam nói riêng nhƣ:
1/ Petrovietnam cần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu dầu thô một cách hợp lý nhất.
Vấn đề xuất khẩu dầu thô hợp lý ở đây có nghĩa là: Việt Nam vẫn phải có những biện pháp tăng cƣờng
xuất dầu thô nhƣng xuất một lƣợng phù hợp đảm bảo an ninh năng lƣợng cho quốc gia, sau khi đã xuất
một lƣợng phù hợp cho hoạt động tại các nhà máy lọc dầu đặc biệt là Dung Quốc. Nguyên nhân là do
dầu Việt Nam có chất lƣợng tốt, xuất đƣợc giá rất cao ra các thị trƣờng nƣớc ngoài trong khi trên thực
tế nguồn nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy lọc dầu nội địa không phải hoàn toàn cần một lƣợng
dầu chất lƣợng cao nhƣ thế. Việc chú trọng đƣa dầu vào nhà máy Dung Quất sẽ ảnh hƣởng đến các thị
trƣờng nói chung và các thị trƣờng chủ lực nói riêng, chính vì thế chúng ta cần có các định mức đƣợc
lên kế hoạch từ trƣớc, càng chính xác càng tốt, tránh tình trạng lỡ hẹn với bạn hàng làm mất uy tín của
Petrovietnam. Việt Nam với đại diện chính trong lĩnh vực này là PV nên có biện pháp điều chỉnh một
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 78
công thức phù hợp với lƣợng dầu thô chất lƣợng cao từ Việt Nam xuất vào các nhà máy lọc dầu, nhập
một lƣợng cần thiết dầu chất lƣợng thấp hơn pha trộn nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng thành phẩm, việc
sản xuất bằng 100% dầu chất lƣợng tốt của Việt Nam tại các nhà máy lọc dầu nhƣ Dung Quốc hiện nay
là rất phí phạm. Thêm một lý do khác là PV không thể và cũng không nên hoàn toàn giảm xuất khẩu
dầu thô sang các thị trƣờng nhập khẩu hiện nay của Việt Nam. Việc làm này khiến Việt Nam có thề
mất luôn những thị trƣờng nhập khẩu dầu thô vốn có. Trong tƣơng lai, khi ngành khai thác phát triển,
sản lƣợng khai thác tăng cao thì Việt Nam không còn thị trƣờng để xuất đi thì thật đáng tiếc.
2/Thêm vào đó, phía Việt Nam với đại diện chính là Petrovietnam nên tập trung hỗ trợ, khuyến
khích các nhà thầu dầu khí nƣớc ngoài thực hiện chƣơng trình công tác và giải ngân theo các hợp đồng
đã ký.
3/ Petrovietnam với chức trách là ngƣời đại diện duy nhất của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực
dầu khí nên thƣờng xuyên làm việc với nhà thầu dầu khí để rà soát và có giải pháp kịp thời bảo đảm
hoàn thành kế hoạch sản lƣợng khai thác dầu khí cũng nhƣ là giám sát và hỗ trợ các nhà thầu bảo đảm
tiến độ phát triển các mỏ. Tập đoàn Petrovietnam phải có biện pháp nhằm chỉ đạo vận hành an toàn và
hiệu quả Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Phú Mỹ; vận hành an toàn Nhà máy điện Cà Mau
1, Cà Mau 2 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.
4/Các công ty dầu khí mà đại diện chính là Petrovietnam nên phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn
Ðiện lực Việt Nam huy động cao nhất công suất của các nhà máy điện. Ðồng thời vận hành hiệu quả,
an toàn các đƣờng ống dầu khí và đẩy nhanh tiến độ triển khai phƣơng án nhập khẩu khí để cung cấp
lâu dài, ổn định nguồn khí cho các hộ tiêu dùng trong nƣớc.
5/Riêng đối với Petrovietnam vì hoạt động dƣới cơ cấu nhiều thành viên nên các nhà lãnh đạo
công ty phải chỉ đạo quyết liệt và sử dụng cao nhất các dịch vụ trong nội bộ tập đoàn, giữa các đơn vị
thành viên trên tinh thần hợp tác hiệu quả...
6/ Trong thời kì kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng nhƣ hiện nay, Việt Nam nên có những
biện pháp kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng và tập trung nguồn lực hƣớng vào hoàn thành đúng tiến độ các
dự án trọng điểm nhƣ Nhà máy lọc dầu Dung Quất; chuẩn bị cơ sở hạ tầng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn,
đạm Cà Mau và đẩy nhanh việc triển khai các dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn, Xơ sợi Ðình Vũ...
sớm đƣa vào hoạt động, có sản phẩm đầu ra phục vụ nền kinh tế, đón đầu khi thị trƣờng thế giới phục
hồi.
7/Trƣớc thực trạng mất dần thị trƣờng trọng điểm nhƣ hiện nay thì ngành dầu khí Việt Nam nói
chung và các công ty xuất khẩu dầu thô nói riêng ( đại diện chính là PV Oil) cần tổ chức rà soát các dự
án đình, giãn tiến độ trong những năm qua đánh giá phân loại và sắp xếp thứ tự ƣu tiên từng thị trƣờng
không quá đẩy mạnh vào những thị trƣờng vốn không tiềm năng hay có chính sách cắt giảm nhập khẩu
dầu thô Việt Nam từ chính phủ nƣớc đó nhƣ: Nhật, Úc, hay có khó khăn về khoảng cách địa lý, về vận
chuyển, giá bán không đƣợc cao, rủi ro về thanh toán v…thay vào đó là phải tận dụng cơ hội thị trƣờng
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 79
tại những thị trƣờng tiềm năng phù hợp để xuất khẩu sao cho đạt giá trị cao nhất và ít rủi ro nhất. Hiện
nay các thị trƣờng chính của Việt Nam là Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia. Trong đó chúng
ta nên tập trung vào các thị trƣờng có điều kiện địa lý gần gũi, giá cao, nghiệp vụ thanh toán an toàn.
Không khuyến khích Việt Nam tiếp tục xuất khẩu tràn lan dầu thô của mình ra bất kì thị trƣờng nào có
nhu cầu. Nhóm chúng em xin đề xuất ý kiến về việc lựa chọn thị trƣờng chủ lực nhƣ sau: Dầu thô Việt
Nam nên tập trung vào thị trƣờng Singapore, Malaysia, Trung Quốc, trong đó đặc biệt là xúc tiến xuất
khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc do những nguyên nhân chính nhƣ sau:
- Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay cũng nhƣ những dự báo tƣơng lai (đƣợc tiến
hàng từ 8/2010) thì Trung Quốc đang và sẽ là nƣớc tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới
sau Mỹ1. Lƣợng nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng không ngừng bởi nhu cầu tiêu dùng
của nƣớc này và chiến lƣợc xây dựng dự trữ dầu. Theo IEA, tổng số năng lƣợng mà
Trung Quốc tiêu dùng trong năm 2009 tƣơng đƣơng với 2,252 tỷ tấn dầu thô; Con số này
cao hơn xấp xỉ 4% so với mức tiêu hao năng lƣợng của Mỹ2.
- Xét theo khoảng cách địa lý thì Trung Quốc - Việt Nam rất gần nhau so với các nƣớc xuất
khẩu chính dầu thô sang Trung Quốc hiện nay đặc biệt là Ả Rập Saudi. Sự gần gũi về địa
lý này sẽ tạo đà thuận lợi cho hoạt động xuất dầu thô sang Trung Quốc do chi phí vận
chuyển và bảo hiểm thấp hơn. Thêm vào đó, Việt Nam chuyển hƣớng sang xuất dầu thô
vào Trung Quốc sẽ làm cải thiện hơn các cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung
Quốc do hiện nay hàng Trung Quốc đang tràn ồ ạt sang Việt Nam.
8/Nguồn tài chính cho Petrovietnam cần phải đƣợc xem xét cẩn thận. Việc phụ thuộc lớn vào vốn
từ đối tác Nga sẽ vô hình chung làm tăng quyền quyết định của Nga trong việc quyết định xuất nhập
khẩu dầu thô của Petrovietnam, mà rộng ra hơn là toàn ngành xuất khẩu dầu thô ( do hiện nay theo quy
định chính phủ mọi công tác xuất khẩu dầu thô đều phải thông qua PV Oil – thuộc Vietnampetro).
Muốn tăng nguồn lực tài chính, công ty nên triển khai tích cực các dự án đầu tƣ hiệu quả đồng thời kiên
quyết dừng, giãn các dự án không đủ thủ tục, không có phƣơng án thu xếp vốn khả thi có hiệu quả.
Phía Việt Nam cũng cần triển khai thận trọng việc ký kết các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò dầu khí mới
ở nƣớc ngoài, ƣu tiên khai thác các cơ hội mua lại các tài sản dầu khí ở nƣớc ngoài cũng nhƣ là dành
nguồn lực tài chính, tạo nguồn vốn ổn định với lãi suất hợp lý cho các dự án, theo thứ tự ƣu tiên thông
qua Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí. Quan trọng hơn là PV nên có biện pháp tổ chức tiêu thụ
1
Tháng 8, Trung Quốc tăng cƣờng nhập khẩu đồng, dầu thô, link:
2
Trung Quốc thay Mỹ trở thành nƣớc tiêu hao năng lƣợng lớn nhất toàn cầu – link:
Quoc-thay-My-tro-thanh-nuoc-tieu-hao-nang-luong-lon-nhat-toan-cau/45/4579463.epi
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 80
hết xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo giá cạnh tranh thu vốn. Thêm vào đó, PV nên thực
hiện thực hiện cơ chế tài chính, quản lý vốn hiệu quả và linh hoạt, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi
trong tập đoàn và từng đơn vị thành viên, nhằm huy động cao nhất sức mạnh tài chính của tập đoàn
9/ Trong việc xuất dầu ra nƣớc ngoài, Việt Nam từ trƣớc đến nay ít khi dành đƣợc quyền vận tải,
chúng ta chủ yếu vẫn xuất theo điều kiện FOB. Nguyên nhân chủ yếu là các đội tàu Việt Nam không đủ
điều kiện để chuyên chở dầu. Việc chuyên chở dầu cần các loại tàu đặc biệt có thùng chứa đặc dụng.
Trong thời gian tới trong việc xuất khẩu đến các thị trƣờng chủ lực với khoảng cách địa lý gần, chúng
ta có thể cố gắng cải thiện tình hình này bằng cách chủ động kí hợp đồng theo các điều kiện nhóm C
hoặc D. Để làm đƣợc điều này chắc chắn cần có sự phối hợp của ngành vận tải biển.
Về việc đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ dầu khí
1/ Tiếp tục duy trì sự đoàn kết của các công ty thành viên của tập đoàn dấu khí Việt Nam để gia
tăng thị phần của các công ty này trong thị trƣờng ngành dịch vụ dầu khí Việt Nam. Từ đó dần dần bồi
dƣỡng năng lực, trƣởng thành hơn về mặt nghiệp vụ, về chuyên môn khoa học kĩ thuật.
2/ Đầu tƣ đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ (đàm phán, thƣơng lƣợng hợp đồng; chuyên
môn kỹ thuật,…) cho các nhân viên của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Cử các nhân viên đi đào tạo tại
Nga thông qua đơn vị Vietso petro và tại một số quốc gia khác có ngành dầu khí phát triển mạnh nhƣ
Malaysia, các quốc gia OPEC v.v…
3/ Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ cho ngành. Đặc biệt là cho tập đoàn dầu khí Việt Nam,
trong đó đơn vị chủ chốt là Vietso petro. Đây là đơn vị có truyền thống và có nhiều thế mạnh về khả
năng khoa học kĩ thuật, có đội ngũ chuyên viên đƣợc đào tạo bài bản phù hợp với các hoạt động xuất
khẩu dịch vụ dầu khí, đảm bảo uy tín cho ngành dầu khí Việt Nam.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 81
LỜI KẾT
Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là nguồn năng lƣợng quan trọng của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, là đất nƣớc ổn định về chính trị, an ninh xã hội, đƣợc
thiên nhiên ƣu đãi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Đặc biệt trong
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ấy các mỏ Dầu chiếm một vị trí lớn. Cho nên không phải ngẫu
nhiên mà ngành Dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc. Để đƣa ngành Dầu khí là
ngành đầu tàu trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã thực hiện các
biện pháp để huy động vốn đầu tƣ vào phát triển ngành Dầu khí, đặc biệt sự thông thoáng rõ ràng của
Luật đầu tƣ nói chung và Luật Dầu khí nói riêng đã thu hút nhiều vốn và công nghệ của các nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các lĩnh vực trong phát triển ngành Dầu khí từ thăm dò, tìm kiếm, khai
thác đến tinh lọc dầu.
Bên cạnh đó, thì ngành Dầu khí Việt Nam, với hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam –
Petrovietnam cũng đang trên đà phát triển với những thành tựu đạt đƣợc trong nƣớc nhƣ: duy trì mức
tăng trƣởng trung bình gần 20%/năm, chiếm trung bình 18 - 20% GDP cả nƣớc, đóng góp trung bình
28 - 30% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc. Và ngoài ra hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam cũng vƣơn
ra nƣớc ngoài với 22 dự án đã đƣợc kí kết với 17 quốc gia bao gồm nhiều khu vực trên thế giới nhƣ:
Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, Nga và các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, Mỹ La-tinh
Tuy nhiên, do là một ngành công nghiệp mang tính tầm cỡ, đòi hỏi vốn lớn và công nghệ hiện
đại nên trong quá trình phát triển ngành Dầu khí Việt Nam không thể tránh khỏi những vấp váp, yếu
kém. Nhƣng với những thành tựu đạt đƣợc của ngành cũng nhƣ những thay đổi tích cực trong chính
sách đầu tƣ của Chính phủ cho ngành Dầu khí, sự phát triển khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực của
ngành, cùng với nhóm giải pháp đƣa ra cho ngành trong thời gian tới, nhóm em tin chắc rằng ngành
Dầu khí Việt Nam sẽ phát triển vững chắc, tƣơng xứng với tiềm năng mà nó phải có trong một tƣơng
lai không xa.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 82
TÀI LIÊU THAM KHẢO:
Các báo cáo:
1. Business Monitor international ltd: VIETNAM OIL & GAS REPORT Q3 2010
(Có đính kèm file này trong đĩa nộp)
2. Business Monitor international ltd: VIETNAM OIL & GAS REPORT Q2 2008
Link đến file PDF:
3. Business Monitor international ltd: VIETNAM OIL & GAS REPORT Q4 2008
Link đến file PDF:
08.pdf
4. Energy Watch Group: C R U D E O I L T H E S U P P L Y O U T L O O K
Link đến file PDF:
5. International Energy Agency: Oil Market Report
Link đến file PDF:
6. I N T E R N A T IO N A L E N E RGY A G E N C Y: KEY WORLD ENERGYS
TATISTICS 2009
7. Link to file PDF:
8. Joint Oil Data: Initiative Manual
Link to file PDF:
9. The Joint Oil Data Initiative Report: JUNE 2010
Link đến file PDF:
%20achievement%20since%2011th%20IEF%20Ministerial%20(March%202010).pdf
10. The World Bank Group: Crude Oil Prices
Link đến file PDF:
11. U.S. Commercial Service: Vietnam’s Market for Oil and Gas Machinery and Services
Link đến file PDF:
Các văn bản quy phạm pháp luật:
1. Luật Dầu khí 1993.
2. Luật Sửa đổi Luật dầu khí 2000.
3. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài 2005.
4. Nghị định số 121/2007/NĐ-CP về việc Quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong hoạt
động dầu khí.
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 83
5. “Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng
dầu” Và “các văn bản hƣớng dẫn của liên bộ Tài Chính - Công Thƣơng về bám sát diễn biến
giá xăng dầu thành phẩm trên thị trƣờng thế giới”, link:
nguoi-tieu-dung/gia-xang-tang-them-590-donglit.htm
6. Thông tƣ 98/2009/TT-BTC về việc xuất bán xăng dầu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
7 . “Quyết định của bộ t rƣởng bộ thƣơng mại số 1752/2003/QĐ -BTM ngày 15
tháng 12 năm 2003 về việc ban hành quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất
xăng dầu”, l ink:
D_BTM.htm
Các bài báo mạng:
1. Khu kinh tế Dung Quất -
2. Tìm nguồn nhân lực cho Khu Kinh tế Dung Quất – Tác giả: Việt Báo (Theo_NLĐ) -
3. Lọc dầu Dung Quất: Kết tinh trí tuệ, sức mạnh Việt – Tác giả: Đăng Lâm
(TTXVN/Vietnam+) -
suc-manh-Viet/20105/46360.vnplus
4. Nhà máy lọc dầu Dung Quất -
Dung_Qu%E1%BA%A5t
5. Nhà máy lọc dầu Dung Quất : bƣớc ngoặt trong ngành dầu khí Việt Nam dù hiệu quả
kinh tế vẫn mơ hồ - Tác giả: Trọng Nghĩa -
6. Nhà máy lọc dầu Dung Quất- Từ mong ƣớc đến hiện thực – Tác giả: Hải Sơn -
thuc/20092/105775.vov
7. Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Hiệu quả kinh tế cao hơn dự tính? – Tác giả: Vân Du -
cao-hon-du-tinh.htm
8. Đảng và Nhà nƣớc trao Huân chƣơng cao quý nhất cho Petrovietnam – Tác giả: Quỳnh
Hoa -
cho-Petrovietnam/20106/32329.vgp
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 84
9. Cổ phần dầu khí: Những ƣu thế và xu hƣớng cạnh tranh – Tác giả: Hoàng Lộc -
10. Doanh thu của Petrovietnam chiếm 25% GDP -
11. Dầu khí đã đi bằng hai chân – Tác giả: Tấn Đức -
12. Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 (Phần I) – Tác giả: TS. Trần Ngọc Toản -
nam-2010--phan-i-.html
13. Hiệu quả kinh tế Nhà máy lọc dầu Dung Quất cao hơn dự tính -
te-nha-may-loc-dau-dung-quat-cao-hon-du-tinh&catid=38:tin-ni-bt&Itemid=83
14. Lĩnh vực Lọc dầu, Hóa dầu, Nhiên liệu sinh học -
15. Tổ hợp hóa dầu Long Sơn: Dự án tầm cỡ quốc tế -
pec.com.vn/?page=news&act=detail&id=001001&proid=32
16. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam -
C3%AD_Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
17. Khởi công Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn – Tác giả: Từ Nguyên -
18. Ra mắt Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn 6 tỷ USD – Tác giả: Trần Thủy -
19. Petronas -
20. Các tập đoàn lớn của Mỹ tìm cơ hội ở Việt Nam -
ca-m-tim-c-hi-vit-nam&catid=87:tin-tong-hop&Itemid=325
21. “Petro Vietnam muốn mua lại dự án của BP” – Tác giả: Bảo Anh -
22. Dầu khí Việt Nam -
Ebt4
23. Korea National Oil Corporation (KNOC) - KNOC Vietnam -
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 85
24. Kinh tế Việt Nam: Tập đoàn Hàn Quốc tìm thấy dầu khí ở miền Nam Việt Nam -
54308.htm
25. Lễ ký Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh Dự án đƣờng ống dẫn Khí Lô B - Ô môn -
26. Chevron tiếp tục nhiều chƣơng trình tài trợ cho nông dân ở ĐBSCL – Tác giả: Thiện
Khiêm -
27. PETROVIETNAM - Đối thủ lớn trên thị trƣờng thế giới -
gii.vietnamep
28. Các loại hình dịch vụ -
29. Đầu tƣ, khai thác và dịch vụ dầu khí - Mở cửa ra nƣớc ngoài – Tác giả: Nguyễn Thu Tuyết -
30. Dự đoán tình hình sản xuất dầu thô -
san-xuat-dau-tho
31. Doanh thu quý 1 của Petro Vietnam chiếm 26% GDP – Tác giả: Từ Nguyên -
gdp.htm
32. Petro Vietnam đặt mục tiêu doanh thu gần gấp đôi năm ngoái -
ngoai/ct-402325
33. API: U.S. Crude Oil Imports Decreased by 9.2% in 2009 – Bài viết trên EERE Network
News, January 27, 2010, link:
34. Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 (Phần I) TS. Trần Ngọc Toản, nguyên
Viện trƣởng Viện Dầu Khí Việt Nam.
kien/502/cong-nghiep-loc-hoa-dau-viet-nam-sau-nam-2010--phan-i-.html
35. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu – Bảng số liệu từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, link:
36. Năm 2009, xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động – Bài viết trên Báo Lao Động
Online 25.11.2008, link:
Viet-Nam-nhieu-bien-dong/200811/115966.laodong
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 86
37. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tăng 8 – 10% / Năm – Bài viết từ link:
ml?id=654ec1&o=267
38. Lần đầu tiên xuất khẩu xăng máy bay thƣơng hiệu Việt – Bài viết trên vnexpress.net -
11/8/2010, link:
39. Giá xăng tăng thêm 590 đồng/lít – Bài báo từ VTC News - 21/02/2010, link:
40. Giá xăng dầu chƣa có biến động mạnh – Bài viết từ Xa lộ tin tức, link:
610425826/gia_xang_dau_chua_co_bien_dong_manh.html?id=1cc19af&o=0
41. Giá dầu mỏ thế giới giảm hơn 4 USD/thùng – Bài viết từ link:
42. Xuất khẩu dầu thô 2008: Sẽ lập kỷ lục về giá – Bài viết từ InfoTV, link:
43. Lịch sử phát triển ngành Dầu khí Việt Nam-Trang web Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Link:
trin-nganh-du-khi-vit-nam&catid=85:gioi-thieu-chung&Itemid=269
44. API: U.S. Crude Oil Imports Decreased by 9.2% in 2009 – Bài viết trên EERE Network News,
January 27, 2010, link:
45. Công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam sau năm 2010 (Phần I) TS. Trần Ngọc Toản, nguyên Viện
trƣởng Viện Dầu Khí Việt Nam.
nghiep-loc-hoa-dau-viet-nam-sau-nam-2010--phan-i-.html
46. Giá xăng dầu chƣa có biến động mạnh – Bài viết từ Xa lộ tin tức, link:
610425826/gia_xang_dau_chua_co_bien_dong_manh.html?id=1cc19af&o=0
47. Giá dầu mỏ thế giới giảm hơn 4 USD/thùng – Bài viết từ link:
48. Giải pháp chống nhập siêu từ Trung Quốc –link:
49. Giá xăng tăng thêm 590 đồng/lít – Bài báo từ VTC News - 21/02/2010,
link:
donglit.htm
50. Lần đầu tiên xuất khẩu xăng máy bay thƣơng hiệu Việt – Bài viết trên vnexpress.net -
11/8/2010, link:
51. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu – Bảng số liệu từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, link:
CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 87
52. Năm 2009, xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động – Bài viết trên Báo Lao Động Online
25.11.2008, link:
nhieu-bien-dong/200811/115966.laodong
53. Ngành dầu khí triển khai các giải pháp duy trì tăng trƣởng – link:
giai-phap-duy-tri-tang-truong
54. “Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng
dầu” Và “các văn bản hƣớng dẫn của liên bộ Tài Chính - Công Thƣơng về bám sát diễn biến
giá xăng dầu thành phẩm trên thị trƣờng thế giới”, link:
nguoi-tieu-dung/gia-xang-tang-them-590-donglit.htm
55. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tăng 8 – 10% / Năm – Bài viết từ link:
ml?id=654ec1&o=267
56. OPEC không thay đổi chiến lƣợc sản xuất dầu mỏ - link:
mo
57. Tháng 8, Trung Quốc tăng cƣờng nhập khẩu đồng, dầu thô – link:
ho.html?id=1cc0ea8&o=0
58. Trung Quốc thay Mỹ trở thành nƣớc tiêu hao năng lƣợng lớn nhất toàn cầu – link:
nhat-toan-cau/45/4579463.epi
59. Xuất khẩu dầu thô 2008: Sẽ lập kỷ lục về giá – Bài viết từ InfoTV, link:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_khi_8685.pdf