Những khách hàng hướng dẫn dưluận là những người cũng bịcuốn hút vào những
trải nghiệm mua sắm sản phẩm quần áo thời trang. Thông qua quá trình này mà
người tiêu dùng có thểthu nhận thêm nhiều kiến thức vềsản phẩm. Họcũng mong
muốn chia sẽnhững trải nghiệm và kiến thức này cho những người khác. Nên nếu
công ty có thểtạo môi trường mua sắm có tính thư giãn mà ở đó khách hàng sẽcó
được một trải nghiệm đa giác quan đểhấp dẫn những người hướng dẫn dư luận, thì
lời giới thiệu của họlúc này sẽmang lại hiệu ứng tích cực, đem lại thành công liên
tục cho công ty. Công ty cũng cần đảm bảo thông điệp và sản phẩm của công ty đến
được với những khách hàng này. Hãy cung cấp cho họthông tin vềsản phẩm của
công ty (hoặc thậm chí cung cấp cho họchính sản phẩm của công ty), và đểcho
thôngtin đó lan truyền tựdo giữa những bạn bè của họ.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000
R bình phương hiệu chỉnh 0.24
Chú thích: (a) OpLe = b3 + b31*InVo + ε3;
OpLe=hướng dẫn dư luận; InVo=sự cuốn hút
Các kết quả của phân tích hồi qui trên được thể hiện trong các mối quan hệ trong
Hình 4.1, và độ phù hợp của mô hình nghiên cứu này là R2:
36
R2 = 1 – (1 – R12)*(1 – R22)* (1 – R32)
= 1 – (1 – 0.342)*(1 – 0.412)*(1 – 0.242) = 0.31 hay 31%
Hình 4.1: Kết quả của phân tích hồi qui
Kết quả của những phân tích ở trên cho thấy các hệ số beta (chuẩn hóa) đều có ý
nghĩa thống kê. Theo đó, giá trị hình ảnh và giá trị tiêu khiển có tác động dương có
ý nghĩa thống kê lên sự cuốn hút. Vì thế giả thuyết một và hai được chấp nhận.
Cũng như thế, tác động dương của sự cuốn hút lên mức độ hiểu biết và hướng dẫn
dư luận có ý nghĩa nên giả thuyết ba và bốn được chấp nhận (xem Bảng 4.10).
Thêm vào đó, khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu này là 31 phần trăm, điều
này có nghĩa rằng độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với bộ dữ liệu thị trường là
31 phần trăm.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Giá trị
P
Kết quả
H1
Nếu mức độ cảm nhận của người tiêu dùng
về giá trị thể hiện bản thân của sản phẩm
quần áo thời trang càng tăng thì
họ càng bị cuốn hút vào sản phẩm ấy.
P<0.05 Chấp nhận
H2
Nếu mức độ cảm nhận của người tiêu dùng
về giá trị của sự tiêu khiển qua việc mua sắm
sản phẩm quần áo thời trang càng tăng thì
họ càng bị cuốn hút vào sản phẩm ấy.
P<0.05 Chấp nhận
37
Giả thuyết Nội dung Giá trị
P
Kết quả
H3
Nếu người tiêu dùng càng bị cuốn hút vào
sản phẩm quần áo thời trang thì
mức độ hiểu biết của họ với sản phẩm ấy
càng tăng.
P<0.05 Chấp nhận
H4
Nếu người tiêu dùng càng bị cuốn hút vào
sản phẩm quần áo thời trang thì
họ càng có xu hướng trở thành người hướng
dẫn dư luận đối với sản phẩm ấy.
P<0.05 Chấp nhận
4.5. Thảo luận về kết quả
Thách thức lớn đang đối mặt với những nhà nghiên cứu về sự cuốn hút nằm ở chổ
không những về hiểu biết bản thân sự cuốn hút mà còn là hiểu về vai trò của sự
cuốn hút đối với các yếu tố khác trong việc hình thành nên hành vi mua hàng, sử
dụng, và trải nghiệm của người tiêu dùng. Thách thức này gợi ra nhu cầu về việc
thực hiện một nghiên cứu không những về sự cuốn hút mà còn là nghiên cứu sự
cuốn hút trong những mối quan hệ với nó. Nghiên cứu này chỉ ra các khám phá
quan trọng về các mối quan hệ giữa sự cuốn hút với các yếu tố ảnh hưởng và hệ quả
của nó. Nghiên cứu được áp dụng vào sản phẩm quần áo thời trang.
Theo Evans (1989) và Goldsmith & ctg (1996) thì giá trị thể hiện bản thân là một
yếu tố quan trọng được người tiêu dùng chú ý khi sử dụng sản phẩm quần áo thời
trang. Điều này một lần nữa được thể hiện trong kết quả của nghiên cứu này. Theo
đó, người tiêu dùng khi càng chú ý đến việc thể hiện bản thân của mình thông qua
sử dụng quần áo thời trang thì họ càng bị cuốn hút vào sản phẩm này.
Flynn & Goldsmith (1993) cho rằng sản phẩm quần áo thời trang là một loại sản
phẩm đem lại cho người tiêu dùng nhiều điều thú vị và tiêu khiển khi họ có được
những trải nghiệm mua sắm sản phẩm. Nghiên cứu này cũng cho thấy một mối quan
hệ dương có ý nghĩa giữa giá trị tiêu khiển và sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo
thời trang. Điều này có nghĩa rằng khi người tiêu dùng càng cảm nhận được những
38
thú vị khi họ trải nghiệm mua sắm sản phẩm quần áo thời trang, họ càng trở nên bị
hấp dẫn, bị cuốn hút vào sản phẩm ấy.
Theo hai kết quả trên của nghiên cứu, giá trị thể hiện hình ảnh bản thân và giá trị về
tiêu khiển của người tiêu dùng khi họ trải nghiệm mua sắm sản phẩm quần áo thời
trang là hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên sự cuốn hút vào sản phẩm này. Kết quả
này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Flynn & Goldsmith (1993). Thêm vào
đó, hai biến này giải thích được 34% sự biến thiên của biến sự cuốn hút vào sản
phẩm quần áo thời trang. Đây là một kết quả khá tốt mặc dù mô hình chỉ có hai biến
độc lập. Kết quả phân tích cũng cho thấy giữa hai biến độc lập này thì giá trị về thể
hiện hình ảnh bản thân ảnh hưởng lên sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang
mạnh hơn so với giá trị tiêu khiển của khách hàng có được do trải nghiệm mua sắm
sản phẩm, với hệ số beta tương ứng cho giá trị hình ảnh và giá trị tiêu khiển lần lượt
là 0.39 và 0.29.
Nghiên cứu thực nghiệm của O’Cass (2004) chỉ ra rằng sự cuốn hút có tác động
dương tới mức độ hiểu biết của người tiêu dùng sản phẩm quần áo thời trang. Mối
quan hệ dương giữa sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang và mức độ hiểu
biết của người tiêu dùng về sản phẩm này cũng được khẳng định trong nghiên cứu
này. Khi người tiêu dùng càng bị hấp dẫn, bị cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời
trang thì họ càng có xu hướng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm một cách
thường xuyên hơn (thông qua quảng cáo, tạp chí, và bạn bè) (Richins & Bloch,
1986) và dần dần họ có được nhiều thông tin và hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm
này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời
trang giải thích được 41% sự biến thiên của mức độ hiểu biết về sản phẩm này. Đây
là một kết quả tốt vì mô hình chỉ có một biến độc lập (sự cuốn hút). Điều này chứng
tỏ tầm quan trọng của sự cuốn hút trong việc làm tăng mức độ hiểu biết của người
tiêu dùng đối với sản phẩm quần áo thời trang.
Theo Richins & Shaffer (1988), Venkatraman (1990) thì khi bị cuốn hút càng nhiều
vào sản phẩm, người tiêu dùng càng có xu hướng ảnh hưởng lên quan điểm của
39
những người khác về sản phẩm ấy. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy điều này.
Khi người tiêu dùng càng bị cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang thì họ có xu
hướng là người hướng dẫn dư luận về sản phẩm này theo nghĩa họ chia sẻ quan
điểm, kiến thức, trải nghiệm về sản phẩm và ảnh hưởng đáng kể lên quan điểm sử
dụng, lên cách thức lựa chọn sản phẩm quần áo thời trang của những người thân,
bạn bè, và những người mà họ quen biết. Thêm vào đó, Summers (1971) (trích từ
Venkatraman, 1990) đã chứng minh rằng đối với nữ giới thì sự cuốn hút vào sản
phẩm quần áo thời trang là một trong năm yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến
hướng dẫn dư luận. Các yếu tố khác là nhân khẩu, phương tiện truyền thông, cá
tính, thái độ và giá trị. Qua đó, chúng ta thấy rằng đã có một số nghiên cứu thực
nghiệm chứng minh rằng việc thích thú và cuốn hút mạnh vào sản phẩm quần áo
thời trang có mối quan hệ dương với hướng dẫn dư luận và các đặc điểm của nó.
Ngoài những đặc điểm của người hướng dẫn dư luận là chia sẻ quan điểm, kiến
thức, trải nghiệm, và ảnh hưởng đến quan điểm của những người khác thì họ còn có
một đặc điểm nổi bật là người cách tân trong hành vi mua sắm sản phẩm mới
(Richins & Root-Shaffer,1988). Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự
cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang giải thích được 24% sự biến thiên của
hướng dẫn dư luận. Khả năng giải thích này là khá tốt cho một mô hình chỉ có một
biến giải thích (sự cuốn hút).
Theo kết quả của nghiên cứu này, khi bị cuốn hút càng nhiều vào sản phẩm quần áo
thời trang thì người tiêu dùng càng hiểu biết về sản phẩm và có xu hướng trở thành
người hướng dẫn dư luận. Theo O’Cass (2004) thì khi người tiêu dùng càng hiểu
biết nhiều về sản phẩm quần áo thời trang, họ càng cảm thấy tự tin hơn trong các
quyết định và hành vi của mình trong mua sắm và sử dụng sản phẩm. Điều này có
thể góp phần giải thích cho việc khi càng bị cuốn hút vào sản phẩm này thì người
tiêu dùng càng có khả năng hướng dẫn dư luận: khi người tiêu dùng càng bị cuốn
hút vào quần áo thời trang, họ càng có nhiều kiến thức về sản phẩm, đến lượt nó sẽ
làm cho họ càng tự tin khi chia sẽ quan điểm, kiến thức, kinh nghiệm về sản phẩm
40
hay đưa ra các ý kiến ảnh hưởng đến những người khác trong việc lựa chọn và sử
dụng sản phẩm này.
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mô hình nghiên cứu phù hợp
31 phần trăm với bộ dữ liệu thị trường thu thập được. Kết quả này là khá tốt đối với
nghiên cứu về hành vi. Tuy nhiên độ phù hợp của mô hình sẽ tốt hơn nếu có xét đến
các mối quan hệ khác trong mô hình, hay đưa vào mô hình một số yếu tố khác (ví
dụ: giới tính, quảng cáo).
4.6. Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả
về kiểm định các thang đo khái niệm nghiên cứu, và kết quả về kiểm định các giả
thuyết. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach alpha và EFA cho thấy sau khi loại
hai biến quan sát thuộc thang đo sự cuốn hút (InVo_05 và InVo_06) do không đạt
yêu cầu, các thang đo đều đạt yêu cầu. Kết quả cũng cho thấy các giả thuyết đề ra
trong nghiên cứu đều được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên
cứu, những đóng góp và hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và các
hướng nghiên cứu tiếp theo.
41
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
5.1. Giới thiệu
Mục đích của nghiên cứu này là xác định rằng hai yếu tố giá trị hình ảnh của quần
áo thời trang và giá trị tiêu khiển trong mua sắm quần áo thời trang có thể giải thích
cho sự cuốn hút vào sản phẩm này hay không. Kế tiếp là khi người tiêu dùng bị
cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang thì mức độ hiểu biết của họ về sản phẩm
này có tăng hay không, và họ có xu hướng trở thành người hướng dẫn dư luận về
sản phẩm này hay không. Những kết luận có được dựa trên những kết quả của phân
tích thống kê của mẫu khảo sát thị trường. Những mối quan hệ với sự cuốn hút vào
sản phẩm quần áo thời trang được thể hiện qua hai phần: phần một là về các yếu tố
ảnh hưởng lên sự cuốn hút bao gồm hai biến giá trị hình ảnh và giá trị tiêu khiển;
phần hai đề cập về hệ quả của sự cuốn hút gồm mức độ hiểu biết và hướng dẫn dư
luận.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thiện thang đo và kiểm định các
mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm hai bước chính: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn
trực tiếp với 8 người tiêu dùng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm làm rõ các khái
niệm và nội dung của thang đo để hiệu chỉnh thang đo dùng cho nghiên cứu định
lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát bằng
bảng câu hỏi trực tiếp với một mẫu có kích thước n = 193. Nghiên cứu này dùng để
đánh giá thang đo (thông qua độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA) và kiểm định các giả thuyết thông qua phương pháp hồi qui.
Mục đích của Chương 5 này là tóm tắt lại các kết quả chính và đưa ra kết luận từ
nghiên cứu. Chương này bao gồm ba phần chính: (1) Tóm tắt kết quả chủ yếu, và
các đóng góp về lý thuyết, (2) Hàm ý cho nhà quản trị, và (3) Các hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
42
5.2. Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết
Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết đề xuất đều được chấp nhận. Kết quả này
đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các
công ty thực hiện chức năng hỗ trợ tiếp thị như quảng cáo, chiêu thị cũng như
những nhà nghiên cứu trong ngành tiếp thị.
Nghiên cứu này cho thấy rằng giá trị hình ảnh và giá trị tiêu khiển là hai yếu tố
đóng góp quan trọng vào việc hình thành sự cuốn hút của cá nhân vào sản phẩm
quần áo thời trang. Vì thế, việc tìm hiểu giá trị hình ảnh và giá trị tiêu khiển của
người tiêu dùng sẽ cho thấy sự tương tác của hai yếu tố trên vào sự cuốn hút vào
quần áo thời trang. Khi chúng ta nói về sự cuốn hút của người tiêu dùng vào quần
áo thời trang, chúng ta xem nó như là một sự gắn kết lâu dài (sự say mê) của người
tiêu dùng với quần áo thời trang. Quần áo thời trang càng đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống của người tiêu dùng thì họ càng bị cuốn hút vào nó. Vai trò quan
trọng của quần áo thời trang được thể hiện trong nghiên cứu là giá trị hình ảnh và
giá trị tiêu khiển. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giữa hai yếu tố trên thì
giá trị của việc thể hiện bản thân thông qua sử dụng quần áo thời trang (giá trị hình
ảnh) đóng góp vào việc hình thành sự cuốn hút vào sản phẩm này mạnh hơn là yếu
tố tiêu khiển – trải nghiệm của việc mua sắm quần áo thời trang (giá trị tiêu khiển).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang là
một nguyên nhân làm gia tăng mức độ hiểu biết (kiến thức chủ quan) của người tiêu
dùng đối với sản phẩm này. Điều này có thể được lý giải rằng vì bị hấp dẫn, bị cuốn
hút vào sản phẩm quần áo thời trang mà người tiêu dùng tích cực hơn trong việc tìm
kiếm thông tin về sản phẩm và trải nghiệm nhiều hơn với những sản phẩm quần áo
thời trang khác nhau. Việc này được thực hiện một cách thường xuyên hơn những
người tiêu dùng ít bị cuốn hút vào sản phẩm và do đó càng ngày họ càng cảm thấy
am hiểu nhiều hơn về sản phẩm này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời
trang là một nguyên nhân làm gia tăng khả năng hướng dẫn dư luận của người tiêu
43
dùng. Khi người tiêu dùng càng cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang, họ càng
có khả năng hơn trong việc chia sẻ quan điểm, kiến thức, và kinh nghiệm về sản
phẩm hay đưa ra các ý kiến ảnh hưởng đến những người khác trong việc lựa chọn
và sử dụng sản phẩm này. Vấn đề này có thể hiểu rằng chính sự chia sẻ quan điểm
hay ảnh hưởng lên quan điểm của những người khác là một cách mà những người
này thể hiện bản thân đối với cộng đồng, sự thể hiện ấy có thể hiểu rằng họ là một
người sành về thời trang, là người am hiểu về thời trang, và là người luôn theo kịp
xu hướng thời trang. Sự thể hiện bản thân là một trạng thái mà con người cảm thấy
khác biệt, ở mức độ nào đó, từ những người khác và chọn cách hành xử khác biệt từ
những người khác. Giai đoạn này có liên quan đến những hành vi tạo sự chú ý, đó là
một cách mà con người ấy thể hiện nhân cách và cá tính riêng của mình (Chan &
Misra, 1990). Việc rút ra nhận xét như trên là vì những người bị cuốn hút vào sản
phẩm quần áo thời trang là những người rất chú trọng đến việc thể hiện bản thân,
chú trọng đến bản ngã của mình. Nên những người càng bị cuốn hút vào sản phẩm
này càng có xu hướng thể hiện mình là người hướng dẫn dư luận.
Thêm vào đó, kết quả cho chúng ta thấy rằng những người tiêu dùng càng cuốn hút
nhiều vào sản phẩm quần áo thời trang thì họ càng hiểu biết về sản phẩm này. Vì họ
am hiểu về sản phẩm nên họ sẽ tự tin trong các hành vi mua sắm và sử dụng sản
phẩm này (O’Cass, 2004). Có lẽ vì vậy mà họ càng tự tin khi chia sẽ quan điểm,
kiến thức, và kinh nghiệm về sản phẩm hay đưa ra các ý kiến ảnh hưởng đến những
người khác trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm này.
Trong thời đại mà các phương tiện thông tin đại chúng trở nên là nguồn quảng bá
chính thì sự hướng dẫn dư luận đóng một vai trò quan trọng trong việc chấp nhận
sản phẩm mới và truyền bá thông tin. Thông tin theo kiểu truyền miệng ngày càng
trở nên phát triển mạnh mẽ và đáng tin cậy đối với khách hàng hơn là những mẫu
quảng cáo (Berkman & Gilson, 1986, trích từ Chan & Misra, 1990). Hơn nữa, sự
tương tác cá nhân được cho là một tiềm năng trong việc mang lại sự thuyết phục
khách hàng cao hơn là truyền thông đại chúng (Homans, 1961, trích từ Chan &
Misra, 1990). Vì thế mà người tiêu dùng thường tìm đến bạn bè và những người có
44
khả năng ảnh hưởng khác khi họ cần lời khuyên cho quá trình ra quyết định trong
những trường hợp không chắc chắn, điều này làm cho sự ảnh hưởng ấy (ảnh hưởng
thông qua truyền miệng) trở nên là một nhân tố quan trọng tác động đến hành vi
tiêu dùng, cũng như sự hình thành các quan điểm mua sắm.
Nói thêm về quá trình ảnh hưởng của sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang,
khi người tiêu dùng bị cuốn mạnh vào một sản phẩm, họ thường tìm kiếm thông tin
về sản phẩm ấy một cách thường xuyên qua những mẫu quảng cáo, tạp chí và bạn
bè (Richins & Bloch, 1986). Vì quá trình trên mà những người này có được thông
tin và kiến thức đáng kể về sản phẩm và có thể nhận biết về sản phẩm mới nhanh
hơn những người khác. Họ có xu hướng là một người chấp nhận sớm về sản phẩm
ấy. Đặc điểm trên có lẽ cũng được phản ánh qua hệ quả của sự cuốn hút vào sản
phẩm quần áo thời trang mà chúng ta thấy đó là hướng dẫn dư luận. Những người
hướng dẫn dư luận về sản phẩm quần áo thời trang có thể là những người chấp nhận
sớm sản phẩm mới và thuyết phục những người chấp nhận muộn hơn thử sử dụng
sản phẩm ấy. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của sự cuốn hút vào sản
phẩm quần áo thời trang.
5.3. Hàm ý cho nhà quản trị
Các kết quả của nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho nhà sản xuất và nhà quản
trị tiếp thị quần áo thời trang. Vì hiểu được tác động hữu ích trong việc hấp dẫn
người tiêu dùng cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang là nâng cao mức độ hiểu
biết của họ về sản phẩm này và làm cho họ có khả năng trở thành người hướng dẫn
dư luận (một vai trò rất tốt trong việc truyền bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm
mới của công ty) mà các nhà làm tiếp thị sẽ tìm cách tác động vào người tiêu dùng
để họ trở nên cuốn hút vào sản phẩm hơn. Để có thể hấp dẫn người tiêu dùng thì các
nhà làm tiếp thị nên hiểu được mối liên kết giữa tính hữu ích của sản phẩm và
những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phong cách sống và giá trị của người
tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu thì giá trị thể hiện bản thân và giá trị tiêu khiển
là hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa lên sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang.
45
Khi người tiêu dùng càng cảm nhận được rằng sản phẩm quần áo thời trang thỏa
mãn được giá trị hình ảnh bản thân của họ thì họ càng cảm thấy sản phẩm đó quan
trọng. Vì thế, người tiêu dùng có xu thế bị cuốn hút mạnh vào sản phẩm này – sản
phẩm có giá trị hình ảnh phù hợp với giá trị hình ảnh của bản thân người tiêu dùng.
Theo kết quả này thì để gia tăng mức độ cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang
của công ty, nhà tiếp thị nên thiết kế những chương trình quảng cáo đề cao rõ nét về
giá trị của sản phẩm của mình trong việc thể hiện tính cách, hình ảnh, vị thế của
người sử dụng, chẳng hạn như trẻ trung, năng động, quí phái, quyến rũ, hay thành
đạt, tự tin, vv.
Khi người tiêu dùng càng cảm nhận rằng việc đi mua sắm, việc trải nghiệm mua
sắm sản phẩm quần áo thời trang là một hoạt động rất thú vị và thư giãn thì họ càng
bị cuốn hút vào sản phẩm này. Vì thế, các cửa hàng, các trung tâm mua sắm quần áo
thời trang của công ty nên chú ý đến việc thiết kế có thể tạo ra một không gian mua
sắm thư giản và trải nghiệm tốt cho khách hàng, vì đây chính là một yếu tố ảnh
hưởng lên sự cuốn hút vào sản phẩm này.
Tuy nhiên, việc đưa vào ứng dụng hai kết quả trên cần chú ý rằng giá trị hình ảnh có
tác động mạnh hơn lên sự cuốn hút so với giá trị tiêu khiển. Nên nếu nguồn lực
công ty có hạn thì nên ưu tiên các chương trình nâng cao giá trị hình ảnh của sản
phẩm quần áo thời trang.
Những khách hàng bị cuốn hút mạnh vào sản phẩm quần áo thời trang có xu hướng
là những người hướng dẫn dư luận. Khi so sánh với những khách hàng chỉ tìm kiếm
những lời khuyên từ người khác, những người hướng dẫn dư luận thường xuyên
biểu thị mức độ tò mò và hành vi khám phá mạnh hơn, họ biểu thị mức độ cuốn hút
vào sản phẩm mạnh hơn, và họ là trung tâm của các mối truyền thông lẫn nhau giữa
các cá nhân. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiêu dùng này là những
người rất quan tâm đến những xu hướng thời trang mới, những kênh thông tin thời
trang, và là những người có mức chi tiêu nhiều cho sản phẩm thời trang (ví dụ
Goldsmith & Flynn, 1992, trích từ Goldsmith & ctg, 1999). Thêm vào đó, họ cung
46
cấp những dữ liệu liên quan đến những xu hướng thời trang hiện hành, diễn giải
những xu hướng này và nêu ra quan điểm chủ quan về sản phẩm ảnh hưởng lên
những người thân và bạn bè xung quanh – những người luôn tìm kiếm sự hướng
dẫn về cách thức lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Họ đóng vai trò như là môi trường
xã hội trung gian quan trọng cho việc phát triển sản phẩm này. Vì thế những nhà
sản xuất và tiếp thị nên quan tâm đặc biệt đến nhóm người này trong việc thiết kế
sản phẩm đề cao giá trị hình ảnh, giá trị cảm xúc hòa hợp với những giá trị của bản
thân những người hướng dẫn dư luận, và tiếp thị sản phẩm tới những người này và
thông qua thông tin truyền miệng có giá trị cao từ nhóm người tiêu dùng này ảnh
hưởng đến những người khác.
Tiếp thị truyền miệng là một hình thức truyền thông cổ điển nhất trong tiếp thị. Sau
một thời gian phát triển nhanh chóng của các phương thức truyền thông hiện đại
như quảng cáo, quan hệ cộng đồng, vv., các hình thức này bắt đầu gây rối loạn cho
người tiêu dùng. Hình thức tiếp thị truyền miệng lúc này lại phát huy tác dụng. Cho
dù các phương thức tiếp thị có thay đổi và hiện đại đến đâu, thông tin truyền miệng
vẫn luôn duy trì cho mình một vị trí không thể thay thế và thậm chí, nó sẽ còn trở
nên ngày càng quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin như ngày nay. Điều này
đã được khẳng định tại công bố gần đây của công ty Nielsen vào tháng 10 năm
2007. Nghiên cứu của Nielsen cho thấy ở thị trường Việt Nam, các kênh quảng cáo
như quảng cáo truyền miệng, ti vi và báo lần lượt chiếm vị trí số 1, 2 và 3, tương
ứng với 79%, 73% và 72% (Tuổi trẻ online, 2007). Điều này cho thấy người tiêu
dùng đánh giá giá trị thông tin truyền miệng là cao nhất bên cạnh thông tin có từ ti
vi và báo. Người hướng dẫn dư luận lại là người có ảnh hưởng mạnh đến những
người khác thông qua hình thức truyền miệng. Bởi những trải nghiệm và kiến thức
của họ về sản phẩm nên họ được mọi người đánh giá là nguồn cung cấp thông tin và
lời khuyên rất tốt. Nhà sản xuất, nhà tiếp thị sản phẩm quần áo thời trang nên tận
dụng điểm mạnh của phương thức truyền thông này thông qua người hướng dẫn dư
luận để giới thiệu những mẫu thời trang mới, những xu hướng mới đến với thị
47
trường một cách nhanh và hiệu quả. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò
quan trọng của việc hướng dẫn dư luận.
Những khách hàng hướng dẫn dư luận là những người cũng bị cuốn hút vào những
trải nghiệm mua sắm sản phẩm quần áo thời trang. Thông qua quá trình này mà
người tiêu dùng có thể thu nhận thêm nhiều kiến thức về sản phẩm. Họ cũng mong
muốn chia sẽ những trải nghiệm và kiến thức này cho những người khác. Nên nếu
công ty có thể tạo môi trường mua sắm có tính thư giãn mà ở đó khách hàng sẽ có
được một trải nghiệm đa giác quan để hấp dẫn những người hướng dẫn dư luận, thì
lời giới thiệu của họ lúc này sẽ mang lại hiệu ứng tích cực, đem lại thành công liên
tục cho công ty. Công ty cũng cần đảm bảo thông điệp và sản phẩm của công ty đến
được với những khách hàng này. Hãy cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm của
công ty (hoặc thậm chí cung cấp cho họ chính sản phẩm của công ty), và để cho
thông tin đó lan truyền tự do giữa những bạn bè của họ. Việc làm này hoàn toàn có
thể tiết kiệm rất nhiều tiền mà hiện nay các công ty đang phải chi trả cho các đoạn
quảng cáo trên truyền hình và các sách báo, tạp chí đắt tiền nhờ đầu tư một phần chi
phí tiếp thị ấy vào các chiến dịch tiếp thị dựa trên truyền thông truyền miệng về cơ
bản là miễn phí mà lại rất hiệu quả. Điều này cũng đem đến cho công ty một lợi ích
khác. Những nguồn tin đáng tin cậy là vô cùng quan trọng trong chiến lược tiếp thị
bằng truyền miệng vì khách hàng sẽ tin họ hơn là những nhân viên bán hàng của
công ty. Đây là điều hết sức tự nhiên. Chúng ta thường tin tưởng những người
chúng ta biết và quen hơn là người lạ.
Tóm lại, để thực hiện chiến lược tiếp thị dựa trên truyền miệng, công ty cần sử dụng
sức mạnh của khách hàng để thực hiện chiến dịch quảng bá. Để làm được điều đó,
công ty phải nhận diện những người dẫn đầu không chính thống trong số khách
hàng của công ty, đó là những người dẫn đầu về quan điểm (họ là những người biểu
thị mức độ cuốn hút mạnh vào sản phẩm quần áo thời trang, họ bị hấp dẫn bởi giá
trị thể hiện bản thân mà sản phẩm mang lại, bởi những trải nghiệm và thư giãn cùng
quá trình mua sắm sản phẩm; họ cũng là những người có mức độ hiểu biết nhiều về
sản phẩm). Bằng cách tiếp cận những người này, công ty sẽ không tốn nhiều tiền
48
bạc mà câu chuyện về công ty lại được họ giúp lan truyền đi xa. Cuối cùng, để được
hưởng lợi từ những người hướng dẫn dư luận về sản phẩm quần áo thời trang, công
ty nên hiểu cách thức hấp dẫn họ đến với sản phẩm của công ty bằng cách thõa mãn
những giá trị của họ thông qua việc thiết kế sản phẩm đề cao giá trị hình ảnh, giá trị
cảm xúc; và tạo môi trường mua sắm có tính thư giãn mà ở đó họ sẽ có được những
trải nghiệm thú vị.
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có một vài hạn chế. Thứ
nhất là nghiên cứu chỉ thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp chọn
mẫu thuận tiện để phân tích. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là sinh viên tại chức.
Tuy rằng nghiên cứu trên nhiều nước cho thấy việc sử dụng sinh viên và đặc biệt là
sinh viên tại chức trong nhiều nghiên cứu hành vi tiêu dùng có nhiều lợi điểm và
khả năng tổng quát hóa của nó cho thị trường khá cao. Tuy nhiên, khả năng tổng
quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại một số thành phố
khác nữa tại Việt Nam với phương pháp chọn mẫu có tính đại diện cao hơn và đối
tượng nghiên cứu thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp
theo là các nghiên cứu lặp lại tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, vv. với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên
cứu này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng xứng đáng để thực hiện.
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ xem xét một vài yếu tố liên quan đến sự cuốn hút vào
sản phẩm quần áo thời trang. Các nghiên cứu sau có thể mở rộng thêm các yếu tố
như tuổi (age), giới tính (gender) cho các yếu tố ảnh hưởng lên sự cuốn hút; và mở
rộng thêm các yếu tố như tìm kiếm thông tin (information search) và thời gian dành
cho mua sắm (time spent shopping) cho hệ quả của sự cuốn hút.
Thứ ba, nghiên cứu này giới hạn ở sản phẩm quần áo thời trang nói chung mà chưa
chú ý tới thương hiệu cụ thể. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng
sang nghiên cứu sự cuốn hút và các mối quan hệ của sự cuốn hút đối với những
thương hiệu cụ thể.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Auty, S., & Elliot, R. (1998). Fashion involvement, self-monitoring and the
meaning of brands. Journal of Product and Brand Management 7 (2), 109-123.
Bertrandias, L., & Goldsmith, R.E. (2006). Some psychological motivations for
fashion opinion leadership and fashion opinion seeking. Journal of fashion
marketing and management, 10 (1), 25-40.
Bloch, P.H. (1981). An Exploration into the Scaling of Consumers’ Involvement
with a Product Class. Advances in Consumer Research, 6, 61-65.
Bloch, P.H. (1986). Product enthusiasm: many questions, a few answers. Advances
in Consumer Research, 13, 539–543.
Bloch, P.H., & Richins, M. (1983). A theoretical model for the study of product
importance perceptions. Journal of Marketing, 47, 69–81.
Browne, B.A., & Kaldenberg, D.O. (1997). Conceptualizing self-monitoring: links
to materialism and product involvement. Journal of Consumer Marketing, 14 (1),
31-44.
Brucks, M. (1985). The Effects of Product Class Knowledge on Information Search
Behavior. Journal of Consumer Research, 12, 1-16.
Chan, K.K., & Misra, S. (1990). Characteristics of the opinion leader: a new
dimension. Journal of Advertising, 19 (3), 53-60.
Darden, W.R., & Reynolds, F.D. (1972). Predicting opinion leadership for men’s
apparel fashions. Journal of Marketing Research, 9, 324-8.
Dye, R. (2000). The buzz on buzz. Harvard business review, 78 (6), 139-146.
Evans, M. (1989). Consumer behaviour towards fashion. European Journal of
Marketing, 23, (7), 7-15.
Fairhurst, A.E., Good, L.K., & Gentry, J.W. (1989). Fashion involvement: An
instrument validation procedure. Clothing and textile research journal, 7, 10-14.
Flynn, L.R., & Goldsmith, R.E. (1993). A causal model of consumer involvement:
replication and critique. Journal of Social Behavior and Personality, 8 (6), 129-142.
Flynn, L.R., & Goldsmith, R.E. (1999). A short, reliable measure of subjective
knowledge. Journal of business research, 46, 57-66.
Gerbing, W.D., & Anderson, J.C. (1988). An update paradigm for scale
development incorporating unidimensionality and its assessments. Journal of
marketing research, 25 (2), 186-192.
Goldsmith, R.E., & De Witt, T.S. (2003). The predictive validity of an opinion
leadership scale. Journal of marketing Theory and Practice, 28-35.
50
Goldsmith, R.E., Flynn, L.R., & Moore, M. (1996). The self-concept of fashion
leaders. Clothing and Textiles Research Journal, 4 (4), 242-8.
Goldsmith, R.E, Moore, M., & Beaudoin, P. (1999). Fashion innovativeness and
self-concept: a replication. Journal of Product & Brand Management, 8 (1), 7-18.
Green, S.B. (1991). How many subjects does it take to do a regression analysis?.
Multivariate behavioral Research, 26 (3), 499-510.
Higie, R.A, & Feick L. (1989). Enduring involvement: Conceptual and
measurement issues. Advances in Consumer Research, 16, 690-696.
Hirschman, E.C, & Holbrook, M.B. (1982). Hedonic consumption: emerging
concepts, methods and propositions. Journal of Marketing, 46, 92-101.
Hopkinson, G.C., & Pujari, D. (1999). A factor analytic study of the sources of
meaning in hedonic consumption. European Journal of Marketing, 33, 273-290.
James, W.L, & Sonner, B.S. (2001). Just say no to traditional student samples.
Journal of advertising research, 41, 63-71.
Kinard, B.R., & Capalla, M.L. (2006). Relationship marketing: the influence of
consumer involvement on perceived service benefits. Journal of service marketing,
20 (6), 359-368.
Laurent, G., & Kapferer, J. (1985). Measuring consumer involvement profiles.
Journal of Marketing Research, 22 (1), 1-53.
Marks, L.J., & Olson, J.C. (1981). Toward a cognitive structure conceptualization
of product familiarity. Advances in Consumer Research, 8 (1), 145-150.
Martin, C. (1998). Relationship marketing: A high-involvement product attribute
approach. Journal of Product and Brand Management, 7 (1), 6-26.
Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ (2004). Một số yếu tố chính tác động
vào xu hướng tiêu dùng hàng nội của người Việt. B.2004.22.65: Trường Đại học
Kinh tế TPHCM.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2005). Cạnh tranh cá nhân và xu
hướng tiêu dùng thương hiệu quốc tế của người Việt Nam. B.2002.22.86: Trường
Đại học Kinh tế TPHCM.
O’Cass, A. (2000). An assessment of consumers product, purchase decision,
advertising and consumption involvement in fashion clothing. Journal of Economic
Psychology, 21, 545-576.
O’Cass, A. (2004). Fashion clothing consumption: antecedents and consequences of
fashion clothing involvement. European Journal of Marketing, 38 (7), 869-82.
Park, C.W., Mothersbaugh, D.L., & Feick, L. (1994). Consumer knowledge
assessment. Journal of Consumer Research, 21, 71-82.
51
Pedhazur, E.J. (1982). Multiple regression in behavioral research: explanation &
prediction (2nd ed.). New York: Holt, Rinehart & Winston.
Peterson, R.A. (2001). On the use of college students in social science research:
Insight from a second-order meta-analysis. Journal of consumer research, 28, 284-
298.
Richins, M.L., & Bloch, P.H. (1986). After the new wears off: The temporal context
of product involvement. Journal of Consumer Research, 13, 280-285.
Richins, M.L., & Shaffer, T.R. (1988). The role of involvement and opinion
leadership in consumer Word-of-mouth: An implicit model made explicit. Advances
in Consumer Research, 15, 32-36.
Sài Gòn Tiếp Thị (2007). Sang mùa thời trang: hàng nội đấu với hàng ngoại. Ngày
30, tháng 11.
Sài Gòn Tiếp Thị (2008). Ngành dệt may lật ngược thế cờ?. Ngày 21, tháng 01.
Selnes,F., & Gronhaug, K. (1986). Subjective and Objective Measures of Product
Knowledge Contrasted. Advances in Consumer Research, 13, 67–71.
Tigert, D., Ring, L., & King, C. (1976). Fashion involvement and buying behavior:
A methodological study. Advances in Consumer Research, 3, 46-52.
Tuoitre.com.vn (2007). Người tiêu dùng Việt tin nhiều vào quảng cáo. Ngày 22,
tháng 10.
Venkatraman, M.P. (1989). Investigating differences in the roles of enduring and
instrumentally involved consumers in the diffusion process. Advances in Consumer
Research, 15, 299-303.
Venkatraman, M.P. (1990). Opinion leadership, enduring involvement and
characteristics of opinion leaders: a moderating or mediating relationship. Advances
in Consumer Research, 7 (1), 60-7.
Vietbao.vn (2007). Ý tưởng là yếu tố quyết định. Ngày 21, tháng 11.
Zaichkowsky, J. (1985). Measuring the involvement construct. Journal of
Consumer Research, 12 (3), 341-352.
Zaichkowsky, J. (1986). Conceptualizing involvement. Journal of Advertising, 15
(2), 4-34.
52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi
Phần giới thiệu
Xin chào bạn, tôi là.. Hôm nay tôi rất vui khi được cơ hội nói chuyện với các
bạn về đề tài luận văn của mình. Mong các bạn cho nhận xét chân thành về các phần
sau đây, và cũng xin lưu ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả ý kiến
của bạn đều có ích cho nghiên cứu của tôi.
Phần chính
TỔNG QUÁT VỀ SẢN PHẨM QUẦN ÁO THỜI TRANG
Theo bạn thế nào là thời trang? Khi nói đến sản phẩm quần áo thời trang thì bạn
nghĩ về điều gì?
ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
Bây giờ tôi đưa ra những câu hỏi sau đây, xin bạn cho biết là bạn có hiểu được
câu hỏi không? Nếu không? Tại sao? Có từ ngữ nào khó hiểu? Các bạn muốn thay
đổi gì? Theo bạn các phát biểu này muốn nói lên điều gì? Và các bạn có nhận ra
những câu hỏi nào trùng lấp ý nghĩa nhiều hay không? (đưa ra từng nhóm phát biểu
của từng khái niệm):
1. Quần áo thời trang rất có ý nghĩa đối với tôi
2. Quần áo thời trang là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi
3. Tôi xem quần áo thời trang là một phần trung tâm của cuộc sống
4. Tôi dành nhiều tâm trí cho sản phẩm quần áo thời trang
5. Đối với tôi thì quần áo thời trang là một sản phẩm rất quan trọng
6. Tôi rất thích thú với quần áo thời trang
7. Quần áo thời trang thì rất quan trọng đối với tôi
8. Tôi rất quan tâm về quần áo thời trang
9. Tôi nhận thấy quần áo thời trang là một sản phẩm có quan hệ gắn chặt đối với
cuộc sống của tôi
10. Tôi rất rành về sản phẩm quần áo thời trang
11. Tôi cảm thấy tôi biết nhiều về sản phẩm quần áo thời trang
12. Tôi là một người có kinh nghiệm trong việc sử dụng sản phẩm quần áo thời
trang
13. Tôi cho rằng tôi là một người thành thạo về sản phẩm quần áo thời trang
53
14. Quần áo thời trang giúp tôi thể hiện tính cách của mình
15. Tôi có thể biết nhiều về một người thông qua sản phẩm quần áo thời trang mà
họ đang sử dụng
16. Tôi thích thể hiện bản thân thông qua sử dụng sản phẩm quần áo thời trang
17. Tôi nhận thức được rằng việc mua sắm quần áo thời trang là một hoạt động
đem lại cho tôi rất nhiều điều vui thích và thư giãn
18. Quần áo thời trang là một sản phẩm thú vị
19. Việc đi mua sắm quần áo thời trang được xem như là một món quà vui sướng
cho riêng tôi
20. Tôi thường ảnh hưởng đến quan điểm của những người khác về những loại và
nhãn hiệu quần áo thời trang mà họ sẽ mua
21. Những người mà tôi quen biết thường nhờ tôi cho lời khuyên về việc lựa chọn
sản phẩm quần áo thời trang
22. Tôi thường thuyết phục những người khác trong việc mua sản phẩm quần áo
thời trang mà tôi thích
23. Những người mà tôi quen biết thường mua sản phẩm quần áo thời trang dựa
trên những gì tôi đã khuyên họ
24. Tôi cảm thấy rằng tôi được mọi người đánh giá là nguồn cung cấp lời khuyên
tốt cho việc mua sắm quần áo thời trang
25. Quan điểm của tôi về sản phẩm quần áo thời trang có ảnh hưởng mạnh đến
những người khác
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho tôi và cung cấp những
ý kiến quí báu.
54
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng
BẢNG CÂU HỎI
Kính chào Anh/Chị,
Tôi là một học viên cao học Quản trị Kinh doanh, khoa Quản lý Công nghiệp, Đại học Bách
khoa Tp.HCM. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng và hệ
quả của sự cuốn hút vào sản phẩm quần áo thời trang”. Kính mong Anh/Chị dành chút ít thời gian
để trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau đây. Cũng xin lưu ý các Anh/Chị là không có câu trả lời nào
là đúng hay sai, tôi chỉ muốn biết nhận xét của Anh/Chị về các phát biểu.Tất cả ý kiến của
Anh/Chị đều có ý nghĩa cho sự thành công của nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được sự cộng tác
chân thành của Anh/Chị.
Phần I: Xin Anh/Chị liên hệ về sản phẩm quần áo thời trang (quần áo thời trang: quần
áo hợp mốt, hợp xu hướng, hợp thời đại) và cho biết mức độ đồng ý /không đồng ý đối với
các phát biểu sau.
Hướng Dẫn Trả Lời: Xin vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào con số tương ứng
với chọn lựa của Anh/Chị, với qui ước:
Số 1: Hoàn toàn không đồng ý với câu phát biểu
Số 2: Rất không đồng ý với câu phát biểu
Số 3: Không đồng ý với câu phát biểu
Số 4: Trung hòa với câu phát biểu
Số 5: Đồng ý với câu phát biểu
Số 6: Rất đồng ý với câu phát biểu
Số 7: Hoàn toàn đồng ý với câu phát biểu
1
Sản phẩm quần áo thời trang có ý nghĩa rất nhiều đối
với tôi 1 2 3 4 5 6 7
2
Đối với tôi thì quần áo thời trang là một sản phẩm rất
quan trọng 1 2 3 4 5 6 7
3
Tôi xem sản phẩm quần áo thời trang là một phần
chính yếu của cuộc sống 1 2 3 4 5 6 7
4 Tôi dành nhiều tâm trí cho sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
5 Tôi rất thích thú với sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
1.Hoàn toàn
không đồng ý
7.Hoàn toàn
đồng ý
55
6 Tôi rất quan tâm về sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
7
Tôi nhận thấy quần áo thời trang là một sản phẩm có
quan hệ mật thiết đối với cuộc sống của tôi 1 2 3 4 5 6 7
8 Tôi rất rành về sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
9
Tôi cảm thấy tôi biết nhiều về sản phẩm quần áo thời
trang
1 2 3 4 5 6 7
10
Tôi là một người có kinh nghiệm trong việc sử dụng
sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
11
Tôi cho rằng tôi là một người thành thạo về sản phẩm
quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
12
Tôi sử dụng sản phẩm quần áo thời trang để thể hiện
tính cách của mình 1 2 3 4 5 6 7
13
Tôi thật sự có thể đánh giá về một người thông qua sản
phẩm quần áo thời trang mà họ đang sử dụng 1 2 3 4 5 6 7
14
Tôi rất quan tâm đến việc thể hiện hình ảnh của mình
thông qua sử dụng sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
15
Đối với tôi, việc mua sắm quần áo thời trang là một
hoạt động đem lại cho tôi rất nhiều điều vui thích và
thư giãn
1 2 3 4 5 6 7
16 Quần áo thời trang là một sản phẩm rất thú vị 1 2 3 4 5 6 7
17
Việc đi mua sắm quần áo thời trang được xem như là
một món quà vui sướng cho riêng tôi 1 2 3 4 5 6 7
18
Tôi thường ảnh hưởng đến quan điểm của những người
khác về những loại và nhãn hiệu quần áo thời trang mà
họ sẽ mua
1 2 3 4 5 6 7
19
Những người mà tôi quen biết thường nhờ tôi cho lời
khuyên về việc lựa chọn sản phẩm quần áo thời trang 1 2 3 4 5 6 7
20
Tôi thường thuyết phục những người khác trong việc
mua sản phẩm quần áo thời trang mà tôi thích 1 2 3 4 5 6 7
21
Những người mà tôi quen biết thường mua sản phẩm
quần áo thời trang dựa trên những gì tôi đã khuyên họ 1 2 3 4 5 6 7
56
22
Tôi cảm thấy rằng tôi được mọi người đánh giá là
nguồn cung cấp lời khuyên tốt cho việc mua sắm quần
áo thời trang
1 2 3 4 5 6 7
23
Quan điểm của tôi về sản phẩm quần áo thời trang có
ảnh hưởng mạnh đến những người khác 1 2 3 4 5 6 7
Phần II: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân:
1. Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
18-24 25-31 32-38 39-45 >45
2. Giới tính: Nam / Nữ
3. Nghề nghiệp của Anh/Chị:
Cán bộ quản lý Nhân viên kỹ thuật
Nhân viên văn phòng Nhân viên kinh doanh
Khác (xin ghi rõ): ……………
4. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị:
Dưới 2 triệu đồng Từ 2-dưới 4 triệu đồng Từ 4-dưới 6 triệu đồng
Từ 6 - dưới 8 triệu đồng Trên 8 triệu đồng
------------- Xin chân thành cảm ơn ! --------------
57
Phụ lục 3a: Phân tích nhân tố EFA
KMO and Bartlett's Test
.900
2823.162
253
.000
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Approx. Chi-Square
df
Sig.
Bartlett's Test of
Sphericity
Total Variance Explained
9.781 42.525 42.525 9.781 42.525 42.525 3.818 16.601 16.601
2.033 8.839 51.364 2.033 8.839 51.364 3.517 15.291 31.892
1.803 7.840 59.204 1.803 7.840 59.204 3.305 14.370 46.262
1.127 4.899 64.103 1.127 4.899 64.103 3.145 13.675 59.937
1.082 4.703 68.805 1.082 4.703 68.805 2.040 8.868 68.805
.866 3.765 72.571
.738 3.208 75.779
.666 2.897 78.676
.580 2.520 81.197
.534 2.321 83.517
.483 2.102 85.619
.459 1.995 87.613
.427 1.856 89.470
.381 1.656 91.126
.345 1.501 92.627
.323 1.404 94.031
.280 1.219 95.250
.244 1.061 96.311
.210 .912 97.223
.194 .842 98.065
.164 .713 98.778
.145 .630 99.408
.136 .592 100.000
Component
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
%
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Extraction Method: Principal Component Analysis.
58
Rotated Component Matrixa
.048 .181 .752 .209 .065
.112 .162 .842 .132 .172
.314 .199 .681 .097 .096
.259 .454 .570 .161 .052
.096 .331 .356 .621 .184
.083 .279 .436 .482 .234
.134 .296 .563 .338 .289
.249 .813 .192 .065 .179
.235 .775 .173 .275 .160
.286 .781 .278 .154 .175
.234 .795 .323 .084 .083
.143 .308 .253 .249 .605
.267 .079 .055 .081 .793
.136 .189 .259 .365 .674
.190 .074 .212 .827 .102
.163 .158 .039 .840 .093
.330 -.009 .182 .673 .180
.688 .082 .168 .192 .111
.658 .253 .042 .177 .205
.784 .157 .100 .207 -.042
.795 .204 .039 .211 .122
.718 .196 .266 .076 .173
.633 .299 .184 -.044 .354
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Sign_value
Sign_value
Sign_value
Hedonic_value
Hedonic_value
Hedonic_value
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
1 2 3 4 5
Component
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Rotation converged in 6 iterations.a.
59
Phụ lục 3b: Phân tích nhân tố EFA (sau khi loại biến)
KMO and Bartlett's Test
.894
2485.731
210
.000
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Approx. Chi-Square
df
Sig.
Bartlett's Test of
Sphericity
Total Variance Explained
8.928 42.513 42.513 8.928 42.513 42.513 3.766 17.932 17.932
1.899 9.045 51.558 1.899 9.045 51.558 3.415 16.261 34.193
1.744 8.303 59.861 1.744 8.303 59.861 3.058 14.564 48.757
1.122 5.342 65.204 1.122 5.342 65.204 2.485 11.834 60.591
1.070 5.095 70.299 1.070 5.095 70.299 2.039 9.708 70.299
.763 3.632 73.931
.667 3.174 77.105
.652 3.107 80.212
.539 2.565 82.777
.490 2.332 85.110
.470 2.239 87.349
.411 1.958 89.307
.370 1.762 91.069
.351 1.673 92.742
.317 1.508 94.250
.269 1.279 95.529
.239 1.138 96.667
.231 1.101 97.768
.181 .860 98.628
.147 .700 99.329
.141 .671 100.000
Component
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
%
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Extraction Method: Principal Component Analysis.
60
Rotated Component Matrixa
.035 .194 .765 .195 .079
.110 .167 .849 .098 .184
.305 .212 .679 .094 .097
.272 .456 .566 .108 .064
.130 .308 .570 .305 .305
.253 .810 .193 .024 .190
.228 .788 .177 .251 .172
.275 .789 .284 .135 .186
.220 .809 .321 .081 .086
.150 .306 .257 .199 .620
.259 .083 .051 .080 .789
.126 .201 .267 .345 .688
.153 .112 .249 .851 .131
.158 .184 .059 .811 .123
.290 .029 .207 .716 .194
.672 .092 .176 .214 .113
.646 .261 .047 .192 .207
.774 .167 .105 .227 -.040
.813 .196 .039 .175 .131
.729 .191 .261 .054 .176
.655 .281 .175 -.092 .359
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Involvement
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Subjective Knowledge
Sign_value
Sign_value
Sign_value
Hedonic_value
Hedonic_value
Hedonic_value
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
Opinion Leadership
1 2 3 4 5
Component
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Rotation converged in 7 iterations.a.
61
Phụ lục 4: Phân tích mô tả biến
193 1.00 6.50 3.6839 1.14273 .040 .175 .196 .348
193 1.00 7.00 4.5285 1.04992 -.162 .175 .403 .348
193 1.00 7.00 4.7288 1.18568 -.221 .175 .179 .348
193 1.00 6.67 3.8489 1.05343 .282 .175 .124 .348
193 1.00 7.00 4.1005 1.06637 .159 .175 -.023 .348
193
Averge_SuKn
Averge_SiVa
Averge_HeVa
Averge_OpLe
Averge_InVo
Valid N (listwise)
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Std. Error
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Skewness Kurtosis
Phụ lục 5: Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu
Correlations
1 .524** .384** .576** .643**
.000 .000 .000 .000
193 193 193 193 193
.524** 1 .495** .516** .534**
.000 .000 .000 .000
193 193 193 193 193
.384** .495** 1 .454** .485**
.000 .000 .000 .000
193 193 193 193 193
.576** .516** .454** 1 .498**
.000 .000 .000 .000
193 193 193 193 193
.643** .534** .485** .498** 1
.000 .000 .000 .000
193 193 193 193 193
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Averge_SuKn
Averge_SiVa
Averge_HeVa
Averge_OpLe
Averge_InVo
Averge_SuKn Averge_SiVa Averge_HeVa Averge_OpLe Averge_InVo
Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).**.
62
Phụ lục 6a: Phân tích hồi qui (phương trình 1)
Model Summary
.591a .349 .343 .86464
Model
1
R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error of
the Estimate
Predictors: (Constant), Averge_HeVa, Averge_SiVaa.
ANOVAb
76.286 2 38.143 51.020 .000a
142.044 190 .748
218.330 192
Regression
Residual
Total
Model
1
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Predictors: (Constant), Averge_HeVa, Averge_SiVaa.
Dependent Variable: Averge_InVob.
Coefficientsa
1.067 .307 3.481 .001
.395 .068 .389 5.782 .000 .755 1.324
.263 .061 .292 4.339 .000 .755 1.324
(Constant)
Averge_SiVa
Averge_HeVa
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardized
Coefficients
t Sig. Tolerance VIF
Collinearity Statistics
Dependent Variable: Averge_InVoa.
Phụ lục 6b: Kiểm tra phương sai của sai số không đổi
3.000002.000001.000000.00000-1.00000-2.00000-3.00000-4.00000
Standardized Residual
3.00000
2.00000
1.00000
0.00000
-1.00000
-2.00000
-3.00000
-4.00000S
ta
n
d
ar
d
iz
ed
P
re
d
ic
te
d
V
al
u
e
63
Correlations
1.000 -.006
. .938
193 193
-.006 1.000
.938 .
193 193
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
Averge_InVo
AbsZRe
Spearman's rho
Averge_InVo AbsZRe
Phụ lục 7a: Phân tích hồi qui (phương trình 2)
Model Summary
.643a .414 .411 .87709
Model
1
R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error of
the Estimate
Predictors: (Constant), Averge_InVoa.
ANOVAb
103.787 1 103.787 134.913 .000a
146.933 191 .769
250.720 192
Regression
Residual
Total
Model
1
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Predictors: (Constant), Averge_InVoa.
Dependent Variable: Averge_SuKnb.
Coefficientsa
.857 .251 3.407 .001
.689 .059 .643 11.615 .000
(Constant)
Averge_InVo
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardized
Coefficients
t Sig.
Dependent Variable: Averge_SuKna.
64
Phụ lục 7b: Kiểm tra phương sai của sai số không đổi
4.000002.000000.00000-2.00000-4.00000
Standardized Residual
3.00000
2.00000
1.00000
0.00000
-1.00000
-2.00000
-3.00000
S
ta
n
d
ar
d
iz
ed
P
re
d
ic
te
d
V
al
u
e
Correlations
1.000 -.060
. .411
193 193
-.060 1.000
.411 .
193 193
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
AbsZre1
Averge_SuKn
Spearman's rho
AbsZre1 Averge_SuKn
Phụ lục 8a: Phân tích hồi qui (phương trình 3)
Model Summary
.498a .248 .244 .91611
Model
1
R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error of
the Estimate
Predictors: (Constant), Averge_InVoa.
ANOVAb
52.765 1 52.765 62.870 .000a
160.300 191 .839
213.064 192
Regression
Residual
Total
Model
1
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Predictors: (Constant), Averge_InVoa.
Dependent Variable: Averge_OpLeb.
65
Coefficientsa
1.833 .263 6.979 .000
.492 .062 .498 7.929 .000
(Constant)
Averge_InVo
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardized
Coefficients
t Sig.
Dependent Variable: Averge_OpLea.
Phụ lục 8b: Kiểm tra phương sai của sai số không đổi
4.000003.000002.000001.000000.00000-1.00000-2.00000-3.00000
Standardized Residual
3.00000
2.00000
1.00000
0.00000
-1.00000
-2.00000
-3.00000
S
ta
n
d
ar
d
iz
ed
P
re
d
ic
te
d
V
al
u
e
Correlations
1.000 .000
. .996
193 193
.000 1.000
.996 .
193 193
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
Correlation Coefficient
Sig. (2-tailed)
N
AbsZre2
Averge_OpLe
Spearman's rho
AbsZre2 Averge_OpLe
66
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
Họ và tên: Huỳnh Đỗ Công Tâm
Ngày, tháng, năm sinh: 14-05-1982 Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: 101/5 Thành Thái, P14, Q10, Tp. Hồ Chí Minh
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
2000 – 2005: Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Khoa Địa chất – Dầu khí,
chuyên ngành Địa kỹ thuật.
2006 – 2008: Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Khoa Quản lý Công nghiệp, cao
học Quản trị kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mba_thesis_huynh_do_cong_tam_2835.pdf