Cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Hiện có 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ. Hệ thống cây xanh đô thị còn tương đối trẻ. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku theo đầu người là 1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với TCXDVN 362: 2005). Cần quy hoạch đủ diện tích đất để đảm bảo mật độ cây xanh theo tiêu chuẩn qui định của đô thị loại II.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 CÂY XANH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI Nguyễn Danh Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Phan Thị Thanh Thủy Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Thành phần loài cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Đã xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ. Cây xanh đường phố được bố trí theo các kiểu đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4 hàng cây. Mô hình trồng cây trong các công viên ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng: Gồm các mô hình công viên hành lang kỹ thuật giao thông và các mô hình bồn hoa trang trí trong các công viên nghỉ ngơi – giải trí. 1. Đặt vấn đề Hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai không những góp phần điều hòa nhiệt độ, tạo bóng mát, cải thiện môi trường mà còn góp phần quan trọng tạo nên kiến trúc cảnh quan, là một bộ phận không thể thiếu trong kiến trúc đô thị thành phố Pleiku. Tuy nhiên, việc phát triển cây xanh đô thị ở đây chưa được quan tâm đúng mức, số lượng cây xanh còn quá ít, chủng loại chưa phong phú nên cảnh quan đường phố còn hoang sơ, nhiều khu vực trong thành phố bố trí trồng cây xanh chưa theo quy hoạch cụ thể, cây bị khô héo, gãy cành, tét nhánh, hoặc một số cây bị người dân tự ý chặt phá làm mỹ quan thành phố bị xuống cấp. Từ thực trạng trên, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên, đồng thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị để đề xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 28 2. Đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật bậc cao có mạch, tập trung vào các cây trồng làm cảnh ở đường phố và công viên thuộc khu vực nội thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp điều tra kết hợp đánh giá nhanh nông thôn RRA để đánh giá về thành phần loài, sự phân bố của các loài cây xanh. - Đối với những loài cây chưa xác định tên chính xác tiến hành thu mẫu thực vật theo R. M. Klein và D. T. Klein (1979) [4]. - Xác định tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000) [2] và Trần Hợp (1997) [3]. 2.3.Thời gian nghiên cứu: Năm 2009. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 3.1.1. Thành phần loài cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Qua điều tra đã thống kê và xác định được 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế nhất về số loài, số chi và số họ với 62 họ chiếm 89,86% tổng số họ, 131 chi chiếm 93,57% tổng số chi, 156 loài chiếm 94,55% tổng số loài. Tiếp đến là ngành Thông (Pinophyta) với 5 họ chiếm 7,25% tổng số họ, 7 chi chiếm 5,00% tổng số chi, 7 loài chiếm 4,24% tổng số loài. Cuối cùng là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 2 họ chiếm 2,90% tổng số họ, 2 chi chiếm 1,43% tổng số chi, 2 loài chiếm 1,21% tổng số loài. 3.1.2. Hiện trạng cây xanh ở đường phố Pleiku - Đã thống kê có 57 loài cây xanh thuộc 28 họ với tổng số cây là 5.995 cây. Trong đó những chủng loại cây có số lượng lớn như Sao đen với 1.272 cây, Thông ba lá với 717 cây,… - Cây xanh đường phố được chia theo 6 cấp đường kính thân: D ≤ 10cm (D10), 10cm < D ≤ 20cm (D20), 20cm < D ≤ 40cm (D40), 40cm < D ≤ 60cm (D60), 60cm < D ≤ 80cm (D80), D > 80cm (D100). Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường kính: D10 (38,48%), D20 (39,03%), D40 (18,32%) D60 (2,44%), D80 (0,82%), D100 (0,92%). Qua đó, có thể thấy rằng cây xanh đường phố Pleiku đang trong giai đoạn còn trẻ và cần được quan tâm chăm sóc. 29 3.1.3. Hiện trạng cây xanh ở công viên thành phố Pleiku - Ở các công viên hành lang kỹ thuật (vòng xoay, băng két), công viên nghỉ ngơi - giải trí (hoa viên, công viên), đã xác định được 130 loài thực vật thuộc 54 họ, trong đó có 45 loài cây xanh bóng mát thuộc 21 họ với tổng số cây là 2.499 cây. Trong đó các loài cây được trồng với số lượng lớn như Thông ba lá với 1.144 cây, Sao đen với 244 cây,… Các loài cây có số lượng thấp chủ yếu là cây ăn quả như Nhãn, Mận, Mít,... và một số cây như Đa, Ngọc Lan, Sanh, Sung,... - Tỷ lệ % số lượng cây được phân chia theo cấp đường kính: D10 (44,66%), D20 (25,97%), D40 (23,65%) D60 (3,92%), D80 (0,96%), D100 (0,84%). Có thể thấy rằng hệ thống cây xanh ở công viên còn tương đối trẻ, số cây mới trồng (D10) chiếm tỷ lệ khá cao 44,66%. Số cây đại thụ và cổ thụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 3.1.4. Hiện trạng diện tích đất cây xanh công cộng ở thành phố Pleiku Theo các số liệu về diện tích xanh công cộng do công ty Công trình đô thị cung cấp và số liệu về dân số của thành phố Pleiku (tính đến tháng 5/2008), bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku được tính và so sánh với Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” (TCXDVN 362: 2005) [5] như sau: Bảng 1. Bình quân đất cây xanh sử dụng công cộng theo đầu người ở thành phố Pleiku so với TCXDVN 362: 2005. Loại Diện tích xanh công cộng (m2) Dân số (người) Bình quân (m2/người) TCXDVN 362: 2005 (m2/người) TCXDVN 362: 2005 áp dụng với đô thị miền núi (m2/người) Đường phố 181.090,28 236.982 0,76 1,9 – 2,0 1,33 – 1,4 Công viên 151.915,30 0,64 6 – 7,5 4,2 – 5,25 Vườn hoa 18.452,70 0,08 2,5 – 2,8 1,75 – 1,96 Tổng cộng 351.458 1,48 10 - 12 7 – 8,4 Qua đó cho thấy: So với tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng quy định đối với đô thị loại 2 thuộc khu vực miền núi, hải đảo trong TCXDVN 362: 2005 là 7 – 8,4 m2/người thì diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku rất thấp 1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với tiêu chuẩn). Vậy để đạt được chỉ tiêu so với quy định đề ra, trong thời gian tới thành phố Pleiku phải có thêm ít nhất 1.307.416 m2 diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng. 30 3.2. Các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên ở thành phố Pleiku 3.2.1. Mô hình bố trí cây xanh trên đường phố. Có thể phân loại các kiểu mô hình dưới đây: - Mô hình 1 hàng cây trên đường phố: Mô hình này có ở một số đoạn đường trên một số tuyến đường như Hùng Vương (đoạn từ Ngã 3 Phù Đổng đến nút giao thông Diệp Kính) trồng một hàng cây Viết, tuyến đường Đoàn Thị Điểm (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Hoàng Văn Thụ) trồng một hàng cây Xà cừ,… - Mô hình bố trí 2 hàng cây trên đường phố: Có 2 dạng: + Dạng thuần loài: Các hàng cây trồng đã được quy hoạch cụ thể trên từng tuyến phố theo từng chủng loại cây như: Đường Huỳnh Thúc Kháng (Lim xẹt), Tăng Bạt Hổ (Nhạc ngựa),… + Dạng hỗn loài: Hai bên vỉa hè được trồng nhiều loài cây khác nhau. Các tuyến đường thuộc dạng này như Nguyễn Du, Quang Trung,… - Mô hình bố trí 4 hàng cây trên đường phố: Tiêu biểu cho loại hình này có đường Hai Bà Trưng với 2 hàng Bằng lăng và 2 hàng Thông phân bố đều hai bên vỉa hè, hay đường Lê Duẩn mỗi bên vỉa hè trồng 1 hàng Nhạc ngựa, 1 hàng Xà cừ hoặc có đoạn trồng 1 hàng Xà cừ, 1 hàng Sao đen. Việc bố trí cây xanh theo các mô hình khác nhau phù hợp với từng tuyến đường trong thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo nên mỹ quan và bảo vệ môi sinh cho thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoạn đường chưa được bố trí cây xanh, nhiều tuyến đường còn vắng bóng cây xanh không những ở các khu vực cách xa trung tâm thành phố mà còn cả trong khu vực trung tâm thành phố. 3.2.2. Mô hình bố trí cây xanh trong các công viên - Bố trí cây xanh trong các công viên hành lang kỹ thuật: Công viên hành lang kỹ thuật là các khoảng xanh được tạo ra với vai trò định hướng giao thông và có tác dụng quan trọng trong việc tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Căn cứ vào vị trí và chức năng của công viên trong bố cục giao thông, có thể phân biệt các loại sau: - Vòng xoay: Là các nút giao thông trọng điểm, có tác dụng định hướng giao thông. Hiện ở thành phố Pleiku có 9 vòng xoay, thành phần cây trồng trên các vòng xoay gồm: Cây trang trí nền (Cỏ nhung, Cỏ lá tre), Cây làm viền (Ngàn sao, Chuỗi ngọc, Cẩm thạch), Cây trang trí (Đơn đỏ, Ngũ tinh, Ngũ sắc, Cô tòng các loại, Hỏa hoàn, Long thủ, Bướm bạc, Cau, Vạn tuế,...). Về việc bố trí cây trồng trong các vòng xoay nhìn chung phù hợp với kiến trúc của vòng xoay và với cảnh quan đô thị. - Băng két: Được xây dựng với mục đích chính là tận dụng các không gian đất, 31 tạo cho kiến trúc cảnh quan thành phố đa dạng, bớt tẻ nhạt và góp phần tích cực vào việc gia tăng mảng xanh cho thành phố. Các băng két được xây dựng tương đối giống nhau, được bố trí các loại cây xanh chủ yếu như Cỏ (trang trí nền), Chuỗi ngọc (trang trí viền), và các cây trang trí như Sanh, Sơn tùng, Chà là, Hoa giấy, Huỳnh Anh,... - Bố trí cây xanh trong bồn hoa tại các công viên nghỉ ngơi - giải trí: Qua khảo sát cho thấy rằng bồn hoa được trang trí khác nhau ở từng công viên tạo ra nét đặc sắc cho từng công viên của thành phố. Nhìn chung, các chủng loại cây trồng trong các bồn hoa gồm: Cây trang trí nền (Cỏ), cây làm viền (Chuỗi ngọc, Cẩm tú mai, Ngàn sao, Cẩm thạch, Cô tòng,…), cây trang trí (Bướm bạc, Tai tượng đỏ, Mắt nai, Ngũ sắc, Cau bụng,...). 3.3. Đề xuất tập đoàn cây xanh cho sự phát triển cây xanh đô thị tại thành phố Pleiku - Căn cứ vào điều kiện sinh thái của thành phố Pleiku và đặc tính hình thái, sinh thái của các loài cây xanh hiện có ở thành phố, đề nghị duy trì và phát triển các loài sau: + Tập đoàn cây trên đường phố: Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa Pers.), Kiều hùng (Calliandra haematocephala Hassk.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) Back. ex K. Heyne.), Me (Tamarindus indica L.), Móng bò tím (Bauhinia purpurea L.), Muồng hoàng yến (Cassia fistula L.), Muồng xiêm (Cassia siamea Lam.), Sấu (Dracontomelum duperreanum Pierre.), Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon.), Viết (Mimusops elengi L.). + Tập đoàn cây trong công viên: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roacutangula Gaertn.), xb.), Long não (Cinnamomum camphora L.), Lộc vừng (Barringtonia acutangula Gaertn.), Ngân hoa (Grevillea robusta A.C. ex R. Br.), Ngọc lan (Michelia alba DC.), Nhạc ngựa (Swietenia macrophylla King in Hook.), Phượng vĩ (Delonix regia (Boj.) Raf.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), - Đề nghị di thực và bổ sung các loài cây bản địa sau vào thành phần cây trồng trong công viên: Chò chỉ (Parashorea stellata Kurz.), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz.), Gõ mật (Sindora cochinchinensis H. Baill.), Mun (Diospyros mun Lec.), Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre in Lan.). - Nên đầu tư du nhập các giống cây ở các địa phương khác, đặc biệt là Đà Lạt để bổ sung vào hệ thống cây xanh đường phố ở Pleiku: Thông 5 lá (Pinus dalatensis de Ferré.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz.), Mimosa Đà Lạt (Acacia podalyriaefolia A.Cunn. ex G.Don.), Muồng hoa đào 32 (Cassia javanica L.), Sa mu (Cunninghamia lanceolata (L.) Hook.), Sò đo cam (Spathodea campaulata P.Beauv.), Phượng tím (Jacaranda mimosifolia D.Don.), Vông nem (Erythrina variegata L.). - Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số loài cây nhập nội như Cọ dầu (Elaeis guineensis Jacq.), Thốt nốt (Borassus flabellifer L.),… để tăng tính đa dạng và giá trị khoa học cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Pleiku. 3.4. Đề nghị các cây xanh cần bảo tồn ở thành phố Pleiku Căn cứ vào hiện trạng cây xanh và vai trò của hệ thống cây xanh, đặc biệt là các loài cây lâu năm trong việc tạo cảnh quan và có giá trị trong nghiên cứu khoa học và lịch sử đô thị, cần phải bảo tồn các loài cây ở các địa điểm sau: - Cây xanh trong công viên: Hoa viên Nguyễn Viết Xuân: 5 cây Phượng (đường kính 40cm - 60cm). Công viên Lý Tự Trọng: 13 cây Thông 3 lá (đường kính > 70cm). Công viên Quảng Trường 17/3: 2 cây Phượng (đường kính 60cm – 80cm) và 10 cây Thông 3 lá (đường kính > 80cm). Công viên Diên Hồng: 1 cây Dầu rái (đường kính 60cm – 80cm), 4 cây Đa búp đỏ (đường kính > 100cm), 4 cây Đa xoan (đường kính > 100cm), 5 cây Long não (đường kính 60cm – 80cm), 2 cây Phượng (đường kính 60cm – 80cm), 2 cây Sanh (đường kính > 70cm). - Cây xanh đường phố: Để giữ gìn dáng vẻ riêng cho thành phố, rất cần thiết phải bảo tồn các loài cây lâu năm trên các tuyến đường như Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung,… Bảng 2. Các loài cây cần được bảo tồn trên các tuyến đường. Tên cây Tên đường Dầu rái Phạm Văn Đồng (2 cây) Dẻ Nguyễn Du (1 cây) Đa bồ đề Nguyễn Trãi ( 1 cây) Đa búp đỏ Đinh Tiên Hoàng (3 cây) Đa xoan Nguyễn Du (1 cây đường kính > 300cm) Long não Nguyễn Du (1 cây), Hai Bà Trưng (11 cây), Hoàng Hoa Thám (3 cây), Hùng Vương (1 cây), Lê Lợi (1 cây), Nguyễn Thiện Thuật (2 cây), Quang Trung (8 cây), Trường Chinh (12 cây), Trần Hưng Đạo (2 cây) 33 Me Quang Trung (1 cây) Muồng ngủ Hoàng Văn Thụ (8 cây), Trần Phú (2 cây), Muồng ngủ (2 cây) Muồng xiêm Hoàng Hoa Thám (3 cây), Trần Phú (2 cây) Ngân hoa Lý Thái Tổ (1 cây), Trần Quang Khải (2 cây), Phan Đình Phùng (1 cây) Ngô đồng Nguyễn Du (7 cây) Phượng vĩ Hai Bà Trưng (2 cây), Lê Hồng Phong (2 cây), Phan Đình Phùng (1 cây), Quang Trung (3 cây), Trần Hưng Đạo (5 cây) Sanh Nguyễn Du (3 cây), Lý Thái Tổ (2 cây) Sao đen Nguyễn Du (5 cây), Lê Lai (1 cây) Thông 3 lá Nguyễn Du (2 cây), Hoàng Hoa Thám (6 cây), Hai Bà Trưng (2 cây), Hùng Vương (1 cây), Lý Thái Tổ (5 cây), Phạm Văn Đồng (1 cây), Quang Trung (10 cây), Trần Hưng Đạo (5 cây) Xà cừ Hoàng Hoa Thám (3 cây), Hùng Vương (4 cây) 4. Kết luận 4.1. Về hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Hiện có 165 loài cây xanh đô thị thuộc 140 chi của 69 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ. Hệ thống cây xanh đô thị còn tương đối trẻ. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ở thành phố Pleiku theo đầu người là 1,48 m2/người (chỉ đạt tỷ lệ 21,14% so với TCXDVN 362: 2005). Cần quy hoạch đủ diện tích đất để đảm bảo mật độ cây xanh theo tiêu chuẩn qui định của đô thị loại II. 4.2. Về mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên Cây xanh ở đường phố được bố trí khác nhau trên các hoàn cảnh đường phố khác nhau, gồm các mô hình đường phố 1 hàng cây, 2 hàng cây và 4 hàng cây. Mô hình trồng cây trong các công viên ở thành phố Pleiku tương đối đa dạng: Gồm các mô hình công viên hành lang kỹ thuật giao thông như vòng xoay, băng két và các mô hình bồn hoa trang trí trong các công viên nghỉ ngơi – giải trí. Cần quan tâm đầu tư nhập nội các loài cây có hình dáng, hoa đẹp và phù hợp với đặc điểm sinh thái môi trường của thành phố Pleiku nhằm bổ sung thành phần loài cây và nâng cao giá trị thẩm mỹ, đa dạng của thành phố cao nguyên. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (tập 1 - 3), Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, (1999 - 2000). 2. Trần Hợp, Cây cảnh, hoa Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1993). 3. Klein R.M, Klein D.T, Phương pháp nghiên cứu thực vật (Nguyễn Tiến Bân và Nguyễn Như Khanh dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1979). 4. Công ty Công trình đô thị thành phố Pleiku, Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố Pleiku, Gia Lai (2007). 5. Quyết định số 01/2006/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 05/01/2006 Ban hành TCXDVN 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”. ACTUAL STATE OF URBAN VEGETATION IN PLEIKU CITY, GIA LAI PROVINCE Nguyen Danh The National Assembly Deputies Delegation of Gia Lai province Phan Thi Thanh Thuy College of Sciences, Hue University SUMMARY The result has showed that species composition of urban vegetation in Pleiku city, Gia Lai provine is very rich anddiverse. The authors has determined 165 species belonging to 140 genera, 69 families of 3 vascular highter plant phyla. Among these, street trees include 57 species belonging to 28 families, park trees 130 species, with 45 species of shade trees belonging to 21 families. The ystem of urban vegetation is rather young. Trees on streets are arranged in three ways: One row, two rows and four rows. Trees in parks are arranged in form of technique corridor park and in form of entertaiment park. 35 Phụ lục DANH LỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÂY XANH Ở THÀNH PHỐ PLEIKU STT TÊN KHOA HỌC TÊN PHỔ THÔNG I POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ (1) Davalliaceae Họ Ráng Đà hoa 1 Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. Ráng Cốt cắn, Thận lân lá tim (2) Gleicheniaceae Họ Ráng Tây Sơn 2 Dicranopteris linearis ( Burm.) Undrew. Guột, Tế, Vọt II PINOPHYTA NGÀNH THÔNG (3) Araucariaceae Họ Bách tán 3 Araucaria excelsa R. Br. Bách tán (4) Cupressaceae Họ Tùng 4 Cupressus torulosa D. Don. Sơn tùng 5 Sabina chinensis (L.) Ant. Tùng sà 6 Thuja orientalis (L.) Endl. Trắc bách diệp (5) Cycadaceae Họ Thiên tuế 7 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế (6) Pinaceae Họ thông 8 Pinus kesiya Royle ex Gordon. Thông ba lá (7) Podocarpaceae Họ kim giao 9 Podocarpus brevifolius (Thunb.) D. Don. Tùng la hán III MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN A. MAGNOLIOPSIDA LỚP NGỌC LAN (8) Acanthaceae Họ ô rô 10 Beloperone guttala Brandegee. Long thủ, Cửu long nhả ngọc 11 Crossandra undulaefolia Salisb. Hỏa hoàng 12 Pachystachys lutea L. Long thủ vàng 13 Thunbergia grandiflora Roxb. Cát đằng, Dây bông xanh (9) Amaranthaceae Họ Rau dền 14 Alternanthera bettzickiana (Regel) Nichols. Dền kiểng, Dền lửa nhỏ 15 Celosia argentea L. Mồng gà 16 Cyathula prostrata (L.) Blume. Mắt nai, Cỏ cước đài (10) Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 17 Dracontomelum duperreanum Pierre. Sấu 18 Mangifera indica L. Xoài 36 19 Spondias pinnata Kurs. Cóc rừng (11) Annonaceae Họ Mãng cầu 20 Polyalthia longifolia (Lam.) Hook.f. var. pendula. Huỳnh diệp, Hoàng nam (12) Apocynaceae Họ Trúc đào 21 Adenium obesum Roem. et Sch Sứ Thái lan 22 Allamanda catharica L. Huỳnh anh lá lớn 23 Allamanda neriiforia Hook.f. Huỳnh anh lá nhỏ 24 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Hoa sữa, Mò cua 25 Catharantus roseus (L.) G. Don. Bông Dừa, Hải đằng 26 Nerium oleander L. Trúc đào 27 Plumeria acutifolia Poir. Đại, Sứ 28 Tabernaemontana coronaria Willd. Ngọc bút, Lài trâu 29 Thevetia peruviana (Pres.) K. Schum. Thông thiên 30 Wrightia religiosa Hook.f. Mai chiếu thủy (13) Araliaceae Họ Nhân sâm 31 Polyscias fruticosa (L.) Harms. Đinh lăng 32 Schefflera octophylla (Lour.) Harms. Chân chim tám lá (14) Asteraceae Họ Cúc 33 Cosmos sulphureus Cav. Cúc chuồn 34 Gerbera jamesonii Hook. Đồng tiền 35 Melampodium paludosum H.B.K Cúc mặt trời, Cúc gót (15) Balsaminaceae Họ Bóng nước 36 Impatiens balsamina L. Bóng nước, Nắc nẻ (16) Begoniaceae Họ Thu hải đường 37 Begionia semperflorens Link. et Otto. Thu hải đường trường xuân (17) Bignoniaceae Họ Đinh (Núc nác) 38 Bignonia hymenaea DC. Ánh hồng, Dây bông tỏi 39 Campsis radicans Seen. Dây đăng tiêu (18) Bombacaceae Họ Gạo 40 Durio zibenthinus Murr. Sầu riêng (19) Boraginaceae Họ Vòi voi 41 Carmora microphylla (Lam.) G.Don. Cùm rụm, Cườm rụng 42 Cordia latifolia Roxb. Lá trắng (20) Caesalpiniaceae Họ Vang 43 Bauhinia purpurea L. Móng bò tím 44 Caesalpinia pulcherima (L.) Sw. Kim phượng, Diệp cúng 45 Cassia fistula L. Muồng hoàng yến, Bò cạp 37 nước 46 Cassia splendida Vogel. Muồng hoa vàng 47 Cassia siamea Lam. Muồng xiêm, Muồng đen 48 Delonix regia (Boj.) Raf. Phượng vĩ 49 Peltophorum pterocarpum (DC.) Back. ex K. Heyne. Lim xét 50 Tamarindus indica L. Me (21) Capparaceae Họ Màn Màn 51 Cleome speciosa Raf. Màn màn đẹp (22) Combretaceae Họ Bàng 52 Terminalia catappa L. Bàng 53 Quisqualis indica L. Sử quân tử, Dây giun (23) Convolvulaceae Họ Bìm bìm 54 Ipomoea quamoclit L. Dây tóc tiên 55 Ipomoea pulchella Roth. Bìm bìm (24) Crassulaceae Họ thuốc bỏng 56 Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers Thuốc bỏng (25) Caricaceae Họ Đu đủ 57 Carica papaya Linn. Đu đủ (26) Cuscutaceae Họ Tơ hồng 58 Cuscuta hygrrophylla H.W.Bearson. Tơ hồng (27) Dipterocarpaceae Họ Dầu 59 Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don. Dầu rái, Dầu con rái 60 Hopea odorata Roxb. Sao đen (28) Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 61 Acalypha siamensis Oliv. Trà hàng rào 62 Acalypha wilkesiana Muell. Tai tượng đỏ 63 Codiaeum variegatum (L.) Blume. Cô tòng, Ngũ sắc 64 Euphorbia antiquorum L. Xương rồng ông 65 Euphorbia milii Des Moul. Xương rắn, Bát tiên 66 Euphorbia nerrifolia Roxb. Giang lâm 67 Euphorbia pulcherrima Willd. ex Klotzsch. Trạng nguyên 68 Jatropha pandurifolia Andr. Hồng mai 69 Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit var. variegatus Hort Cẩm thạch 70 Phyllanthus acidus (L.) Skeels. Chùm ruột (29) Fabaceae Họ Đậu 71 Clitoria ternatea L. var. pleniflora Đậu biêc kép 38 (30) Fagaceae Họ Sồi dẻ 72 Castanopsis fissa (Champ.) Rehder. et Wilson. Dẻ (31) Gesneriaceae Họ Rau Tai Voi 73 Chrysothemis pulchella (Donn ex Sims) Dcne. Cây lá gấm (32) Lamiaceae Họ Hoa môi 74 Coleus blumei Benth. Tía tô cảnh 75 Salvia coccinea L. Xôn đỏ, Cứu thảo đỏ (33) Lauraceae Họ Long não 76 Cinnamomum camphora L. Long não 77 Persea americana Mill. Bơ (34) Lecythidaceae Họ Lộc vừng 78 Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Lộc vừng (35) Lythraceae Họ Tử vi 79 Cuphea hookeriana Walp. Cẩm tú mai, Cẩm tú 80 Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng nước (36) Magnoliaceae Họ Ngọc lan 81 Michelia alba DC. Ngọc lan hoa trắng (37) Malpighiaceae Họ Kim đồng 82 Galphimia glauca Cav. Kim đồng (38) Malvaceae Họ Bông 83 Hibiscus mutabilis L. Phù dung 84 Hibiscus rosa-sinensis L. Râm bụt, Bụp 85 Malvaviscus arboreus Cav. Bụp kín (39) Meliaceae Họ Xoan 86 Aglaia duperreana Pierre. Ngâu 87 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa 88 Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. Xà cừ, Sọ khỉ 89 Melia azedarach L. Xoan, Sầu đâu 90 Swietenia macrophylla King in Hook. Nhạc ngựa (40) Mimosaceae Họ Trinh nữ 91 Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. Keo lá tràm, Keo bông vàng 92 Acacia mangium Willd. Keo tai tượng 93 Calliandra haematocephala Hassk. Kiều hùng đầu đỏ 94 Leucaena leucocephala (Lamk.) De Wit Keo dậu 95 Samanea saman (Jacq.) Merr. Me tây, Còng, Muồng ngủ (41) Moraceae Họ Dâu tằm 96 Artocarpus communis J.R.Forst. et G.Forst Xa kê 97 Artocarpus heterophylla Lam. Mít 39 98 Ficus benjamina L. Si 99 Ficus benghalensis L. Đa xoan 100 Ficus elastica Roxb. ex Hornum. Đa búp đỏ 101 Ficus microcarpa L.f Gừa 102 Ficus racemosa L. Sung 103 Ficus religiosa L. Đa bồ đề 104 Ficus retusa L Sanh (42) Myrtaceae Họ Sim 105 Callistemon lanceolatus Sweet. Tràm liễu, Tràm bông đỏ 106 Eucalyptus camaldulrnsis Dehnh. Bạch đàn trắng 107 Psidium guajava L. Ổi 108 Syzygium cuminii (L.) Skeels. Trâm vối, Trâm mốc 109 Syzygium semarangense Merr. et Perry. Mận, Đào (43) Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 110 Bougainvillea spectabilis Willd. Hoa giấy 111 Bougainvillea glabra Choisy. Hoa giấy hồng (44) Ochnaceae Họ Mai vàng 112 Ochna integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng (45) Oleaceae Họ Nhài 113 Jaxminum sambac (L.) Ait. Cây Nhài (46) Oxalidaceae Họ Chua me đất 114 Averrhoa carambola L. Khế (47) Polygonaceae Họ Rau răm 115 Antigonon leptopus Hook. & Arn. Ti-gôn (48) Portulacaceae Họ Rau sam 116 Portulaca grandiflora Hook. Hoa mười giờ 117 Portulaca oleracea Linn. Mười giờ nhỏ (49) Proteaceae Họ Cơm vàng 118 Grevillea robusta A. Cunn. ex R. Br. Ngân hoa, Cây Trãi bàn (50) Rhamnaceae Họ Táo ta 119 Ziziphus mauritiana Lam. Táo ta (51) Rubiaceae Họ Cà phê 120 Ixosa coccinea L. Đơn đỏ 121 Ixora coccinea var. caudata Pierre ex Pit Trang cam 122 Ixora coccinea var. compata Pierre ex Pit. Trang lá nhỏ, Trang thái 123 Mussaenda philippica A.C.Rich. var. aurorae Hort. Bướm bạc Philipin 124 Pentas carnea Benth. Ngũ tinh, Diễm châu 40 125 Serissa foetida (L. f.) Comme. ex Poir. Ngàn sao, Bỏng nẻ (52) Sapindaceae Họ Bồ hòn 126 Euphoria longan (Lour.) Steud. Nhãn (53) Sapotaceae Họ Hồng xiêm 127 Chrysophyllum cainito L. Vú sữa 128 Mimusops elengi L. Viết (54) Solanaceae Họ Cà 129 Brunfeldsia hopeana Benth. Lài Nhật, Lài Mỹ (55) Sterculiaceae Họ Trôm 130 Firmiana simplex (L.) W.F. Wight. Ngô đồng (56) Tiliaceae Họ Đay 131 Muntingia calabura L. Trứng cá 132 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa (57) Clerodendron thomsonae Balf. Ngọc nữ 133 Duranta erecta L. Chuỗi ngọc, Thanh quan 134 Lantana camara L. Ngũ sắc, Trâm ổi, Trâm hôi B. LILIOPSIDA LỚP HÀNH (58) Agavaceae Họ Thùa 135 Agave americana L. var. marginata Bail. Thùa trổ (59) Amaryllidaceae Họ Thủy tiên 136 Crinum asiaticum L. Đại tướng quân, Náng trụ (60) Anthericaceae Họ Lan thủy tiên 137 Chlorophytum bichetii Back. Lục thảo cảnh, Lan chi 138 Chlorophytum comosum R. Br. Var. variegatum Hort. Lục thảo trổ (61) Araceae Họ Ráy 139 Caladium bicolor (Ait.) Vent. Môn đốm 140 Dieffenbachia picta Schott. Môn trường sinh 141 Spathiphyllum patinii N.E.Br. Bạch phiến, Cánh buồm trắng (62) Arecaceae Họ Cau 142 Areca catechu L. Cau 143 Cocos nucifera L. Dừa 144 Chrysalidocarpus lutescens H. Wendl. Cau vàng 145 Dypsis pinnatifrons Mard. Cau tua 146 Licuala grandis H. Wendl. Hèo to, Kè Nhật Bản 147 Licuala radula Gagnep. Mật cật 148 Phoenix paludosa Roxb. Chà là 149 Roystonea regia O.F.Cook. Cau bụng 41 150 Thrinax parviflora Sw. Kè quạt 151 Veitchia merilli H. Wendl. Cau trắng (63) Asphodelaceae Họ Lô hội 152 Aloe vera Linn. Lô hội, Nha đam (64) Commelinaceae Họ Thài lài 153 Zebrina pendula Schnizl. Thài lài tía 154 Rhoeo spathacea (Sw.) Stearn. Lẻ bạn 155 Setcreasia purpurea B.K.Boom. Thài lài tím (65) Cyperaceae Họ Cói 156 Cyperus flabelliformis Rottb. Thủy trúc, Lác dù (66) Dracaenaceae Họ Bồng Bồng 157 Cordyline terminalis (L.) Kunth. Huyết dụ 158 Dracaena sanderiana Sander forma virescens Hort. Phát tài, Phát dụ xanh 159 Sansevieria trifasciata Prain. Lưỡi cọp sọc (67) Musaceae Họ Chuối 160 Musa paradisiaca L. Chuối (68) Poaceae Họ Cỏ 161 Bambusa blumeana Schult. ex Schult. F. Tre là ngà 162 Bambusa vulgaris var. striata Gamble. Tre vàng sọc 163 Zoysia tennifolia Willd. ex Trin. Cỏ nhung, cỏ lông heo 164 Oplismenus burmannii (Retz.) P. Beauv. Cỏ lá tre (69) Strelitziaceae Họ Thiên điểu 165 Ravenala madagascariensis J. F. Gmel. Chuối rẽ quạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57_3_5364.pdf
Luận văn liên quan