Chế độ ăn trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.
Hạn chế muối , đường
Ăn hơn 5 suất trái cây và rau mỗi ngày
Chọn thức ăn giàu hạt nguyên (gạo lức )
Sử dụng rượu bia vừa phải
Đưa bữa ăn phụ vào chế độ ăn nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ ăn trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ ĂN TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THÀNH VIÊN NHÓM: Đặng Thị Kim Huệ Huỳnh Nguyễn Bảo Linh Ngô Hoàng Nam Diệp Phương Tuyền. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường, là bệnh ngày càng phổ biến, gây nhiều biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân và xã hội. Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) . Phân loại Loại 1 (Typ 1): Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (< 30T). Loại 2 (Typ 2): Chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây bệnh Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có 2 yếu tố chính góp phần gây ra bệnh tiểu đường: Yếu tố di truyền hoặc gia đình Yếu tố xã hội Triệu chứng của bệnh tiểu đường Tiểu đường typ 1: tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Tiểu đường typ 2: thường ít có triệu chứng hoặc có các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Biến chứng của tiểu đường Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt Thần kinh: dị cảm, tê tay chân Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân… Tử vong. Cách phòng trị bệnh Phòng tránh thừa cân, béo phì Chế độ dinh dưỡng hợp lý Rèn luyện cơ thể Chương trình huấn luyện bệnh nhân Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin). MỤC TIÊU CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Nồng độ Glucose gần bình thường Huyết áp bình thường Lipide máu bình thường Cân nặng hợp lý Nâng cao toàn bộ sức khỏe Còn phù hợp từng người , tùy theo sở thích, tuổi, nhu cầu, văn hóa, lối sống. Tháp dinh dưỡng Việt Nam TINH BỘT 6 – 11 Suất SỮA 1 - 2 Suất DẦU,MỠ,ĐƯỜNG Hạn chế THỊT 2-3 Suất TRÁI CÂY 2 - 4 Suất RAU 3 – 5 Suất TINH BỘT * Tinh bột có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc từ : Gạo, Bột mì Bắp Khoai củ Đậu… Trái cây (Nên ăn trái cây hơn là uống nước trái cây) Rau, đậu Ngũ cốc TINH BỘT TỐT : Cung cấp nhu cầu Carbonhydrate cơ bản cho cơ thể, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đường tinh luyện Bánh kẹo, nước ngọt Soda, nước uống nhiều đường,rượu TINH BỘT KHÔNG TỐT: Làm tăng cao Đường trong máu rất nhanh NHÓM ĐƯỜNG Cần hạn chế tối đa Mỗi ngày nên ăn khoảng 2 – 3 suất Nhóm đạm Tốt nhất 0,8g protein/kg cân nặng/ngày đối với người lớn Thịt đỏ :heo, bò ,dê, cừu Thịt trắng: hải sản,cá... Trứng Đạm thực vật Hạt, đậu nành ,đậu hủ... Dầu thực vật không có cholesterol CHẤT XƠ Mục tiêu = 10 – 35 grams/ngày Có nhiều trong rau cải CHẤT XƠ Chức năng: Giúp giảm táo bón Giúp giảm cân. Giảm khả năng ung thư ruột kết Giữ đường huyết ổn định Giảm sản xuất cholesterol ở gan, làm giảm cholesterol trong máu Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và bệnh lý mạch vành TRÁI CÂY mỗi ngày nên ăn 2 - 4 suất 1 suất TRÁI CÂY 1 lát xoài 4 lát nhỏ dưa hấu 1/2 trái thanh long 1/2 trái chuối 1 lát khóm CHÚ Ý: Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Đường trong trái cây cũng làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch vậy nên dùng với lượng vừa phải. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. NHÓM MỠ,DẦU Cung cấp nhiều năng lượng và acid amin thiết yếu cho cơ thể Mỡ tốt: Nên được sử dụng Mỡ đơn không bão hòa: Hạt Dầu Olive Dầu dừa Mỡ đa không bão hòa: Dầu hướng dương Dầu bắp Đậu nành Omega 3 and 6 Mỡ tốt (tt…) Omega-3 and Omega-6 Fatty Acids Cải thiện sức khỏe tim mạch Nguồn :Cá (cá hồi, cá ngừ ,cá tuyết),đậu nành… Mỡ xấu : Nên hạn chế sử dụng Sản phẩm có nguồn gốc động vật Bơ Mỡ heo Thức ăn chiên NHÓM SỮA Nên uống khoảng 1-2 suất sữa mỗi ngày, nên dùng sữa dành cho bệnh nhân Đái Tháo Đường, tuy nhiên sữa dành cho bệnh nhân cũng có khả năng tăng đường huyết nếu uống nhiều 1 SUẤT SỮA: Mỗi suất sữa là 1 ly (250ml), loại đậm đặc : ½ ly loại sữa bột không béo : 1/3 ly Yaourt : 1 ly Rượu , bia Giới hạn lượng cồn đưa vào không nhiều hơn 1-2 lượng chuẩn mỗi tuần. 1 lượng chuẩn : 285 ml bia, 375 ml bia nhẹ, 100ml rượu (vang, champagne), 30ml rượu mạnh (rượu đế, whisky, scott…) 30ml = 1 chung rượu Muối Giới hạn muối ăn vào ít hơn 6g mỗi ngày, đặc biệt bệnh nhân có tăng huyết áp Giới hạn thức ăn có nhiều muối như thức ăn chế biến sẵn (mì gói, thịt đóng hộp…) NHÓM ĐƯỜNG Tỉ lệ các nhóm thức ăn trong mỗi buổi ăn ¼ là tinh bột ¼ là thịt, cá, gà ½ là rau không có tinh bột. Sữa và trái cây Khuyến cáo về chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Hạn chế muối , đường Ăn hơn 5 suất trái cây và rau mỗi ngày Chọn thức ăn giàu hạt nguyên (gạo lức…) Sử dụng rượu bia vừa phải Đưa bữa ăn phụ vào chế độ ăn nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_do_dinh_duong_cho_benh_nhan_7242.ppt