Chúng ta đang sống trong một “thế giới thông minh”, nơi trang bị những công nghệ thông minh và tối ưu nhất. Vì thế smartphone đang là xu thế tất yếu bởi nó mang lại những giá trị và tiện ích thiết thực cho cuộc sống của con người. Dù tình hình kinh tế khó khăn, thị trường điện thoại di động tăng trưởng chậm cả về doanh số lẫn số lượng thì smartphone vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nó thực sự trở thành thị trường hết sức hấp dẫn, thu hút rất nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh. Do đó, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp buộc phải có chiến lược định giá và truyền thông riêng, phù hợp với thế mạnh, nguồn lực của mình. Là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, Iphone lựa chọn con đường “hớt phần ngon” bằng cách định giá cao, người dùng chủ yếu mua giá trị thương hiệu của nó, đồng thời truyền thông mạnh mẽ để tạo dựng hình ảnh và niềm tin của người tiêu dùng. Trong khi đó, cũng khai thác trên đoạn thị trường smartphone giá cao nhưng HTC lại lựa chọn chiến lược kinh doanh thầm lặng, thua hẳn Iphone về nghệ thuật truyền thông và ngân sách đầu tư quảng cáo. Điều đó đã làm cho một sản phẩm không thua kém gì Iphone về mặt công nghệ này rơi xuống đà tụt dốc, buộc họ phải thay đổi chiến lược để tồn tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào bước chân vào thị trường khốc liệt này đều có thể dễ dàng “hớt phần ngon” như các doanh nghiệp hàng đầu, là một trong những doanh nghiệp theo sau, Q-smart và Huawei tìm mọi cách để sản xuất ra những sản phẩm có chức năng tương tự nhưng có mức giá thấp nhất, cũng như len lỏi vào các đoạn thị trường nhỏ, thu nhập của người tiêu dùng không cao và nhạy cảm về giá mà các đối thủ lớn của họ đã bỏ qua.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15558 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trong thị trường điện thoại thông minh (smartphone), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rnet ở tốc độ cao nhờ vào sự tăng trưởng của mạng Internet di động có băng thông rộng tốc độ cao như 3G và 4G hay khả năng kết nối không dây Wi-Fi. Không phải tất cả các smartphone đều có khả năng truy cập Internet tốc độ cao, nhưng hầu hết chúng đều cho phép truy cập Internet theo cách này hay cách khác. Do vậy người dùng vẫn có thể sử dụng smartphone của mình để lướt web mà không cần phải ngồi vào máy tính. Đây được coi là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của smartphone.
Bàn phím QWERTY
Một chiếc smartphone phải có bàn phím QWERTY tức là các phím phải được sắp đặt tương tự như bàn phím máy vi tính chứ không phải theo thứ tự alphabet ở trên các phím số. Bàn phím QWERTY có thể là bàn phím cứng hoặc bàn phím ảo như ở iPhone, bàn phím QWERTY cho phép người dùng nhắn tin và ghi chú công việc nhanh hơn.
Email/ chat
Tất cả điện thoại di động đều có thể gửi và nhận tin nhắn, nhưng điều khiến smartphone trở nên khác biệt so với điện thoại là nó có thể đọc email. Một chiếc smartphone có thể đồng bộ với tài khoản cá nhân và công việc của người dùng. Một số smartphone có thể hỗ trợ nhiều tài khoản email, một số khác cho phép sử dụng các dịch vụ chat như Yahoo! Messenger, Skype. Trên đây mới chỉ là một số tính năng làm cho smartphone trở nên thông minh. Công nghệ di động luôn luôn thay đổi rất nhanh và những gì tạo nên một chiếc smartphone ngày hôm nay rất có thể sẽ bị thay đổi vào tuần tới, tháng tới hoặc năm tiếp theo. Hãy cùng theo dõi sự phát triển của smartphone trong những năm tới và biết đâu một khái niệm mới sẽ được ra đời (
Chiến lược giá hớt váng nhanh của hãng Apple với dòng điện thoại thông minh Iphone.
Lịch sử hình thành của Apple.
Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngày nay. Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất vào thời điểm đó. Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên, Apple cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome, IBM.Seriously”.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời.
Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng, các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple. Chính vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với công ty. Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ không thương xót các sản phẩm không có tiềm năng.
Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng. Sau thành công này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh.
Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác: Máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod. Cho dù thời điểm đầu gặp phải một vài phản đối, Apple tiếp tục phát triển Ipod cùng với hệ thống iTunes, kết quả là chúng thực sự đã trở thành một hiện tượng. Nhờ Ipod, bạn có thể mang theo những bài hát ưa thích bên mình, lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi.
Năm 2005, thêm một bước ngoặt nữa đối với Apple, với việc người tiêu dùng không còn ưu thích Macintosh truyền thống. Bởi vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC và chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel. Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt. Nhờ việc kết hợp hệ thống Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị đa năng nhất trên thị trường.
Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs. Sản phẩm iPhone là một điện thọa di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.
Những năm tiếp theo Apple đã cho ra mắt lần lượt các loại iphone với tính năng loại sau vượt trội hơn loại trước.
Apple đã làm thế nào để khiến cho hàng triệu người tiêu dùng biết đến những chiếc Smartphone của mình?
Điểm cốt lõi trong hoạt động marketing của Apple rất giống như một củ hành. Từng lớp riêng biệt kết hợp với nhau tạo thành một bức tranh toàn cảnh. Ở mọi khâu, từ phát triển sản phẩm đến tiếp thị đều có các bước: thu thập dữ liệu, đánh giá và ý tưởng. Tại Apple không hề có cái gọi là “bộ phận marketing” chuyên biệt quản lý mọi hoạt động quảng cáo và kế hoạch; thay vào đó, cả công ty cùng với khách hàng của mình chính là bộ phận marketing. Mấy người xếp hàng ngoài kia liệu có phải chỉ đơn giản muốn mình là người đầu tiên được cầm trong tay chiếc iPhone? Không hẳn vậy. Họ làm thế là để thể hiện cái tôi của mình. Chiến thuật marketing của Apple thúc đẩy thứ ham muốn đó. Họ lôi kéo mọi người tập hợp lại một cách vô thức xung quanh một “lý tưởng chung” bằng sự kết hợp tài tình các chiến thuật tiếp thị, tâm lý và xã hội.
IPhone 5 ra đời trong hoàn cảnh thị trường smartphone đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt. Các hãng sản xuất đã định hình được hướng đi riêng và chọn những chiến thuật phù hợp để chinh phục người dùng. IPhone 5 đã ra mắt hoành tráng, thu hút lượng người đón chờ sản phẩm ra mắt
Xuất bản: 05:40, Thứ Năm, 13/09/2012 (MegaFun)
Làm thế nào Apple có thể khiến mọi người mê mẩn suốt hàng thập kỷ qua?
“Nó giống như một sự sùng bái. Chính lòng trung thành của khách hàng đã cứu vớt Apple qua những thời khắc quyết định tồi tệ nhất trong kinh doanh mà tôi chưa từng thấy ở đâu khác.” - Cựu CEO Apple Gil Amelio ngụ ý nói.
Apple đã gần đến mức độ như một thứ tôn giáo. Marketing của Apple là kết hợp chiến thuật tạo cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.
Chiến lược thứ nhất: Truyền thông điệp từ trong cốt lõi ra ngoài
Phương pháp này được Apple sử dụng bắt đầu bằng câu hỏi "Tại sao": Lý do căn bản cho sự tồn tại và hoạt động của công ty.
Sự phát triển hệ thống niềm tin cốt lõi là lý do thu hút mọi người đi theo một cách sùng bái. Một khi Apple còn duy trì được thông điệp mạnh mẽ từ cốt lõi, họ sẽ còn bán được nhiều thứ khác ngoài máy tính.
Tìm cách tiếp cận nhóm khách hàng tiên phong và để họ truyền thông giúp bạn
Sáng tạo và độc đáo thôi chưa đủ để đảm bảo thành công. Bạn cần phải đạt tới và vượt qua "điểm bùng phát" (the tipping point) bao gồm nhóm khách hàng sớm thích ứng và nhóm khách hàng đại chúng sớm chấp nhận xu thế. Điều này được giải thích theo nguyên lý Law of Diffusion of Innovation áp dụng cho mọi sản phẩm công nghệ, từ lúc ra mắt cho tới khi ngừng sản xuất.
Apple đã tự nhận cho mình sứ mệnh làm mê đắm các tín đồ công nghệ và những ai yêu thích sáng tạo. Đây cũng chính là những người sẽ giúp họ truyền bá hình ảnh cho những người khác. Họ thực hiện sứ mệnh này cho Apple trên mọi mặt trận: khắc tên lên iPhone.
Tạo ấn tượng khác biệt nhưng vẫn không xa rời thực tế nhu cầu của khách hàng.
Câu chuyện của 10 năm sau... Để khuyến khích mọi người mua Iphone thay vì những smartphone bình thường khác, Apple đã phải sáng tạo nhiều loại Iphone khác nhau , cho ra nhiều đời iphone như:Iphone 3G, Iphone3GS, Iphone 4, Iphone 4s, Iphone5, và có thể trong tương lai cho ra đời Iphone5s hoặc Iphone6
Nhưng lý do iPhone trở thành sản phẩm hot nhất không phải dung lượng lưu trữ lớn mà là giá trị trải nghiệm của khách hàng cảm nhận khi sử dụng sản phải của iphone .
Apple luôn sang tạo và tiên phong trong thị trường cho ra đời các sản phẩm mới, với phương châm thỏa mãn nhu cầu “ bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mình có”
Tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng khi đón nhận những điều mới mẻ
Đôi khi mọi người đơn giản là không muốn thay đổi cho dù sản phẩm mới của bạn tốt hơn hẳn thứ họ đang dùng. Thay đổi là một điều khó vì người ta không biết thay đổi rồi sẽ ra sao, thậm chí đôi khi nó còn gây hại. Để thuyết phục mọi người dùng thử sản phẩm của mình, theo cách mà Apple và một số công ty hàng đầu khác đã làm, đó là hãy tạo điều kiện tối đa cho mọi người thử dùng. Hãy cân nhắc các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để người ta mua và sử dụng hàng của bạn? Sau bao lâu họ bắt đầu thấy sự khác biệt?
- Có tốn thời gian và tiền bạc không khi đổi sang sử dụng sản phẩm của bạn?
- Nếu không thích sản phẩm của bạn khi đã dùng thử thì sao? (có được trả lại không?...)
Như đã biết, cách Apple làm marketing là muốn ưu tiên truyền tải thông điệp “tại sao” đầu tiên. Sau đó mới nói cho mọi người biết họ "làm gì" và "làm thế nào"..
Nguồn:
Chiến lược thứ hai: Không dẫm chân sản phẩm đi trước
Đầu tiên có thể khẳng định, về mặt kinh doanh, bất kỳ hãng sản xuất nào cũng muốn giữ bí mật về sản phẩm mà mình đang phát triển. Lấy 1 ví dụ thế này: Nếu bạn đang có ý định mua smartphone, như iPhone 4 chẳng hạn, và bạn biết rằng iPhone 5 sẽ ra mắt vào tháng sau, với giá đúng bằng giá iPhone 4 và có thiết kế mới đẹp hơn, cấu hình cao hơn, nhiều tính năng hiện đại hơn. Bạn sẽ làm gì? Có lẽ đến 99% trong số chúng ta sẽ nhịn... thèm thắt chặt hầu bao đợi ngày iPhone 5 ra mắt.
Bạn sẽ mua iPhone 5 chứ?
Tất nhiên. Tôi đã phải chờ đợi quá lâu
27.11%
373 phiếu
Sẽ mua nhưng không phải lúc này
31.90%
439 phiếu
Chờ mua iPhone 6
17.81%
245 phiếu
Không bao giờ
23.18%
319 phiếu
Tổng cộng: 1376 phiếu
Chiến lược thứ ba: Sét đánh không kịp bưng tai
Năm 2007, khi Iphone lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng với giao diện cảm ứng đa điểm thân thiện với thao tác bằng ngón tay, màn hình điện dung, 1 HĐH trực quan , đơn giản thì các smartphone chạy WinMo hay Symbian vẫn còn đang mải mê với màn hình cảm ứng điện trở và giao diện bắt buộc dùng bút.
Sau khi iPhone trở thành một hiện tượng công nghệ, chúng ta lập tức thấy các điện thoại mới xuất hiện với dáng dấp của chiếc smartphone này. Màn hình cảm ứng choán hết mặt trước của máy với số nút bấm được tối giản, cảm ứng điện dung.... dần dà trở thành một xu hướng chung của smartphone đương đại. Thậm chí các hãng sản xuất như HTC, Samsung còn cố nhồi nhét vào WinMo cũ kỹ 1 giao diện mang phong cách iPhone với khả năng thao tác thuận tiện bằng ngón tay, cảm ứng đa điểm...
Nhưng tất cả đều đã là quá muộn. Những tính năng của iPhone đã khắc sâu vào trong tiềm thức của người sử dụng đến nỗi tất cả các sản phẩm về sau dường như đều ăn cắp ý tưởng từ chiếc smartphone của Apple. Rồi từ đó, thuật ngữ Iphone killer ra đời để chỉ những sản phẩm "bom tấn" với hi vọng có thể soán ngôi iPhone. Đến thời điểm hiện tại, chưa 1 iPhone killer nào thành công.
Có thể nói, thất bại của các sản phẩm đi sau Iphone là do Apple đã giành mất "tiên cơ". Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Apple công bố các tính năng của iPhone ngay trong khâu sản xuất, trước khi sản phẩm ra đời hàng năm trời như các hãng khác vẫn làm? Với tính cẩn thận, chi chú của Steve Jobs, việc phát triển iPhone mất tới hơn 2 năm trời. Còn với HTC hay Samsung, trong 2 năm từ 2009 đến 2011, bạn hãy thử đếm xem 2 hãng này đã cho ra đời bao nhiêu mẫu smartphone chạy Android? Nếu Apple để rò rỉ thiết kế của mình, tạo điều kiện cho các hãng khác học theo, thì khi iPhone ra mắt, những sản phẩm "từa tựa" nó đã tràn ngập thị trường từ lâu.
Chiến lược thứ tư: Không cho khách hàng thời gian suy nghĩ.
Vậy thì tại sao họ lại bỏ cả đống tiền ra để mua về 1 chiếc Iphone trong khi với số tiền ít hơn người ta có thể mua các smartphone hoàn toàn tương tự như Iphone .
Câu trả lời rất đơn giản: Vì họ không có sự lựa chọn. Tâm lý của người tiêu dùng là như thế này: Khi bạn nói trước vài tháng cho người tiêu dùng biết rằng iPhone sẽ ra mắt vào thời điểm cụ thể như thế này, với tính năng và thiết kế ra sao, người ta sẽ có khoảng thời gian vài tháng ấy để cân nhắc và suy nghĩ. Họ sẽ lên mạng tìm các bài review, đánh giá, ý kiến của chuyên gia để tìm hiểu và đưa ra quyết định cuối cùng có mua iPhone hay không. Và qua quá trình tư duy logic như thế, rất có thể sẽ nhiều người cảm thấy không cần phải mua 1 chiếc Iphone với giá cao nhưng vẫn có thể sử dụng các sản phẩm khác.Nhưng nếu bất thình lình bạn tung ra chiếc iPhone đó mà không hề có thông tin hay bình luận gì trước đó để người tiêu dùng tham khảo thì đại đa số người tiêu dùng sẽ lựa chọn bằng cảm tính: Thiết kế có đẹp hay không, thương hiệu có "sang" hay không.
Theo cafef Bản sắc thương hiệu
Chiến lược giá của Apple cho dòng điện thoại Iphone.
Khi mới tung sản phẩm ra thị trường lần đầu tiền, tận dụng sự tin tưởng của khách hàng vào các sản phẩm trước của mình cùng với sự kỳ vọng cao của khách hàng về những tính năng độc đáo và chất lượng của iphone, Apple đã áp dụng ngay chiến lược giá hớt váng , định giá cao cho sản phẩm của mình với giá 599 USD cho một chiếc iphone. Chỉ sau ba tháng có mặt trên thị trường, Apple đã giảm giá xuống còn 399 USD nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới đồng thời giải quyết dần lượng hàng tồn kho để tiếp tục tung ra thị trường dòng sản phẩm mới.Giá bán iPhone 5 cho 2 năm hợp đồng có các mức là 199 USD cho bản 16GB, 299 USD cho bản 32GB, 399 cho bản 64GB.. có mặt tại những thị trường đầu tiên là Mỹ, Canada,Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore.
IPhone 4S trước lúc Iphone 5 ra đời,dao động từ 13 đến 13,5 triệu cho phiên bản 16GB. Máy 32GB có mức giá 15,5-16,5 triệu đồng.sau khi Iphone 5 xuất hiện trên thị trường thì Iphone 4s giảm xuống còn mức Điện thoại iPhone 4S Giá: 11,9 triệu , hiện tại Iphone 4s đã giảm có giá dao động từ 7 triệu đến 10 triệu .
Ví dụ: Iphone 4s 16GB giá 10,899,000vndModel: LL - B - X - KH - ZA – ZPIphone 4s giá 10,099,000VNĐModel: LL - B - X – KH Iphone 4 32GB giá 7,799,000VNĐmodel: LL-B-X-KHTheo một nguồn tin không chính thức từ MacRumors, thứ năm vừa qua, các cửa hàng của Apple sẽ tiến hành bán ngang giá iPhone 4 ở mức 49,99 USD và iPhone 4S là 149,99 USD giúp khách hàng có thể tiết kiệm được gần 50 USD nếu đem so sánh với giá trước đây. Mức giá trên vốn được Sprint áp dụng khi bán các bản hợp đồng 2 năm sử dụng iPhone cho khách hàng của mình đồng thời cũng bỏ qua phí kích hoạt sản phẩm ( 15/05/2013 )Ngoài ra Apple cũng tung ra bản iPhone 4S giá rẻ, 8 GB, có giá 99 USD kèm hợp đồng.
Thế hệ thứ 3 của dòng iPhone ra đời vào tháng 6 của năm 2009, với cái tên 3GS. Sự ra đời của thế hệ iPhone thứ 6 (iphone 5) cũng đã khiến cho dòng sản phẩm iPhone 3GS chính thức bị khai tử, sau khi đã có 3 năm làm mưa làm gió.
(cập nhật 4/2013 tại
Chiến lược giá hớt váng chậm của HTC.
Bên cạnh Iphone của Apple còn có một loại Smartphone của một hãng có cấu trúc gần giống Iphone đó chính là smartphone của HTC, nó khác hẳn những mẫu điện thoại trước đây của HTC và những loại smart phone khác hiện có trên thị trường. Giống như iPhone 5, nó có thân máy làm bằng kim loại. " HTC One mới có kiểu dáng đẹp, thanh lịch và chế tác tinh xảo, nhưng nó có thể hiện được nhiều hơn một tấm kim loại? Có nhiều lời đồn thổi về sản phẩm mới của nhà sản xuất điện thoại thông minh Đài Loan HTC
Sự xuất hiện của HTC One được tung vào một thị trường đã đông nghẹt, bị Samsung với Galaxy S3 và Apple với iPhone 5 chi phối. Cuộc chiến đấu giành vị trí số 3 thị trường điện thoại thế giới là cuộc đối đầu của một nhóm “tay chơi”, Blackberry, Nokia, LG tới HTC. Bám sát gót họ là những đối thủ mới từ Trung Quốc như Huawei và ZTE. Vậy HTC có những đặc điểm như thế nào để chống chọi trong cuộc chiến này?
HTC là công ty của Đài Loan, được thành lập vào năm 1997. HTC tạo dựng tên tuổi ban đầu của mình như là một công ty chuyên sản xuất các thiết bị được gắn thương hiệu của các nhà cung cấp mạng hàng đầu thế giới. HTC được coi là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực điện thoại di động.
Business Week xếp hạng HTC là công ty công nghệ tốt thứ hai ở châu Á trong năm 2007, đồng thời xếp công ty ở vị trí số 3 trong danh sách toàn cầu vào năm 2006. Cũng từ năm 2006, công ty thiết kế những chiếc máy tính bảng và smartphone của riêng mình, giành giật một phần thị trường từ tay các "ông lớn" như Apple và Nokia. Năm 2010, HTC bán được 24,67 triệu smartphone thương hiệu HTC, gấp hơn 2 lần so với năm trước đó. ( Trước đây, HTC chỉ lặng thầm sản xuất điện thoại theo đơn đặt hàng của các mạng di động và chứng kiến các sản phẩm do mình tạo ra bị dập đè logo của nhà mạng lên trên. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2007 và nhãn hiệu HTC bắt đầu xuất hiện trên điện thoại. HTC đang bước ra ánh sáng và từng bước gây dựng thương hiệu cho mình trên đấu trường quốc tế. Hiện HTC đang cung cấp điện thoại cho 3 mạng di động lớn của Mỹ là Verizon, Sprint và T-Mobile.
Nhưng đến nay HTC đang có thứ hạng không tốt trên thị trường smartphone, năm 2012 còn bị coi là năm thảm họa chiến lược kinh doanh, từ một hãng sản xuất Android hàng đầu, giờ họ lại không có mặt trong top 5 công ty smartphone lớn nhất, theo trang vietnamplus.vn, ngày 2/5/2013, hãng HTC đã công bố kết quả kinh doanh của quý 1 vừa qua sau khi kiểm toán, doanh thu quý 1/2013 của HTC là 1,45 tỷ USD, trong khi lợi nhuận hoạt động tụt xuống chỉ là 0,1%. ( Dù cho các công ty công nghệ có sáng tạo ra những chiếc điện thoại tốt nhất với phần mềm tốt nhất, họ vẫn không thể tránh khỏi thất bại nếu không có chiến lược marketing hiệu quả. Nhiều dòng smartphone của HTC được đánh giá rất cao về mặt công nghệ nhưng vẫn không thành công trong khía cạnh kinh doanh, lý do nằm ở chiến lược kinh doanh quá nghiêm túc của HTC, với câu slogan “quietly brilliant” (sự toả sáng trong thầm lặng) - thông điệp quảng bá sản phẩm đã đi cùng với tập đoàn điện thoại Đài Loan trong suốt 4 năm qua, kể từ lần đầu được công bố vào năm 2009, trên đấu trường di động khốc liệt và công ty nào cũng có những vũ khí ngang tầm nhau thì còn phải tính đến yếu tố may mắn và những khác biệt,nếu chỉ thầm lặng thì không thể toả sáng, HTC đang thua Apple về nghệ thuật truyền thông và ngân sách đầu tư quảng cáo, chiến lược thầm lặng của HTC đã không hiệu quả bằng lối đánh ồn ào nhưng rất thực dụng của Apple trong thời gian qua. Cách tổ chức sự kiện, chiến lược truyền thông mỗi khi tung ra sản phẩm mới của Apple được đẩy lên hàng “nghệ thuật”, tạo được sự hứng khởi, kích thích ham muốn và tò mò tột cùng đối với người tiêu dùng và thu hút gần như toàn bộ các hãng thông tấn có tiếng trên thế giới. Sự thầm lặng của HTC được thể hiện qua chiến lược quảng cáo chính của họ là phụ thuộc vào các nhà mạng và mở các cuộc triển lãm sản phẩm trước khi tung ra thị trường nhưng họ quá chắc chắn khi đưa ra thông tin sản phẩm luôn đi sau những sản phẩm của đối thủ, mặc dù hai sản phẩm sẽ có mặt tại thị trường cùng thời điểm, do sự chậm trễ này đã khiến cho chiến lược quảng bá của HTC không đạt hiệu quả và nhiều khách hàng sẽ lãng quên. Để thành công trong cuộc chiến công nghệ ngày càng khốc liệt, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm là chưa đủ. HTC cần có chiến lược quảng bá sản phẩm thật sự độc đáo, có như vậy, HTC mới trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu…
Theo đánh giá của trang CNN( trang mạng truyền hình cáp Hoa Kỳ) , HTC One mẫu smartphone đầu bảng vừa được công bố của HTC, hội tụ đầy đủ cấu hình và tính năng để cạnh tranh với những smartphone tốt nhất thị trường hiện nay của Apple, LG, Nokia lẫn Samsung, CNN cũng đánh giá HTC One hiện sở hữu những linh kiện hiện đại và tối tân nhất hiện hành, tất cả những sự thay đổi nói trên giúp HTC One đủ sức cạnh tranh với tất cả các bom tấn Android sắp đổ bộ trong năm nay.
Chiếc HTC one sắp ra mắt tại Việt Nam với mức giá xấp xỉ 16 triệu đồng cho phiên bản quốc tế, một mức giá tương đối cao cho người dùng smartphone tại Việt Nam dù khách hàng hoàn toàn có thể mua được những sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn ( .Các sản phẩm của HTC được định giá hớt váng, khi mới xuất hiện trên thị trường đều được định giá cao và mức giá này sẽ giảm dần trong những tháng sau đó. Nhiều dòng sản phẩm của HTC đã giảm giá mạnh trong thời gian qua như dòng sản phẩm HTC Butterfly lúc mới ra mắt thị trường Việt Nam vào dịp tết nguyên đán năm 2013 có giá là 16,9 triệu đồng, mức giá hơi cứng trên smartphone ở Việt Nam, nhưng đến nay sau gần 3 tháng HTC lại cho ra mắt siêu phẩm HTC one thì HTC Butterfly đã giảm giá còn 14 triệu đồng. ( HTC One X có giá 16,5 triệu đồng thời điểm bán vào tháng 04/2012 (kèm tai nghe Beats Solo trị giá 4 triệu đồng và gói cước ưu đãi của Viettel trị giá 3,7 triệu đồng) và 15,3 triệu đồng không tặng kèm tai nghe. Sau 8 tháng kể từ ngày ra mắt, HTC One X đã có vài lần giảm giá và hiện có giá chính hãng còn 9,5 triệu đồng, giảm triệu đồng so với lúc bán ra. ( HTC One S là smartphone thứ hai thuộc dòng HTC One với cấu hình và kích cỡ màn hình khiêm tốn hơn một chút so với One X. One S chính thức bán ra thị trường Việt Nam từ cuối tháng 06/2012 với giá 13 triệu đồng và 14,2 triệu đồng kèm tai nghe urBeats. Sau gần 1 năm kể từ ngày ra mắt, điện thoại này hiện có giá niêm yết chính hãng 6,3 triệu đồng, giảm mạnh so với thời điểm bán ra. (HTC One V là smartphone cấp thấp nhất trong dòng One. One V được bán chính hãng ở Việt Nam cùng thời điểm One X vào tháng 04/2012 với giá 7,5 triệu đồng. Hiện tại, giá niêm yết chính hãng là 5,5 triệu đồng, giảm 2 triệu đồng. (HTC Desire V là smartphone hai sim duy nhất của HTC năm nay. Máy được bán ra thị trường vào tháng 07/2012 với giá 8,6 triệu đồng. Hiện tại, giá niêm yết của hãng giảm giá còn 5,5 triệu đồng, giảm 3,1 triệu đồng. (
Với sự kỳ vọng rằng khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm smartphone của mình nên HTC đã chọn chiến lược hớt váng chậm, tung ra sản phẩm với giá cao kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán yếu, nhưng chiến lược này chưa thật sự hiệu quả và đem lại cho HTC những kết quả không mong muốn trong năm qua, nhận ra được sự tụt dốc của mình HTC vừa mới quyết định thay đổi slogan dựa trên ba từ chính là "Bold,Authentic, And Playful" (táo bạo, tin cậy, và vui vẻ), hy vọng sự thay đổi này sẽ giúp HTC đứng vững trong thị trường smartphone.
Qua quá trình tìm hiểu sản phẩm của hai hãng Apple và HTC thì nhóm đã đưa ra bảng so sánh giữa HTC và Iphone5 của aplple.
Phone
HTC One
HTC Droi DNA
Apple Iphone 5
OS
Androi 4.1
Androi 4.1
IOS6
Processor ( tốc độ xử lý)
1.7GHz quad-core Snapdragon 600
1.5GHz quad-core Qualcomm Snapdragon S4 Pro
Proprietary A6 CPU
Screen (màn hình)
4.7-inch LCD 1,920*1,080 pixels 468ppi
5-inch LCD3 1,920*1,080 pixels 440ppi
4-inch IPS LCD 1,136*640 pixels 326ppi
RAM
2GB
2GB
Not listed
Ntermal storage (bộ nhớ)
32GB, 64GB
16GB
16 GB, 32GB, 64GB
Carrier (nhà cung cấp)
T- Moblie, AT&T, and Sprint
Verizon
AT&T, Sprint, Verizon
Chiến lược giá thâm nhập nhanh của dòng điện thoại thông minh Qsmart
Đã có thời kỳ thương hiệu nội địa “trăm hoa đua nở”. Cách đây năm năm, ước tính trên thị trường có khoảng 30 thương hiệu, chủ yếu tập trung vào nhóm điện thoại phổ thông. Nhưng cách đây hai năm, khi nhóm điện thoại phổ thông lụi tàn cũng là lúc nhiều thương hiệu nội địa tàn theo. Hiện nay, nhóm thương hiệu nội địa còn tồn tại chỉ đếm trên “đầu ngón tay”, như: Mobiistar, Q-Mobile, FPT, Viettel… Ước chừng, trên thị trường, phần đóng góp đầu sản phẩm của các thương hiệu nội địa là khoảng 20 sản phẩm với mức giá từ 1,3–4,5 triệu đồng/cái (
Không tham vọng sẽ tạo ra những sản phẩm “dẫn dắt người dùng” như các thương hiệu toàn cầu đã và đang làm, các thương hiệu nội địa đang tìm nhiều cách lách để sản xuất ra những sản phẩm có chức năng tương tự nhưng có mức giá thấp nhất cũng như len lỏi về thị trường tỉnh, thậm chí là huyện để bán hàng, trong khi sản phẩm của thương hiệu lớn chưa vươn tới.
Ông Nguyễn Quang Minh, giám đốc Q-Mobile cho biết, nhóm điện thoại thông minh trong cơ cấu hàng hóa của thương hiệu chỉ chiếm 20% nhưng doanh thu chiếm đến 60%, “là mặt hàng chiến lược” của doanh nghiệp này. “Vì không làm chủ được công nghệ cũng như yếu vốn mà thương hiệu trong nước, như Q-Mobile chỉ nhắm đến chất lượng sản phẩm cũng như giá trị của máy phù hợp với thu nhập của nhóm lao động có thu nhập thấp. Nếu đứng được ở phân khúc này sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại”, ông Minh cho biết.
G iá cả luôn là một yếu tố ảnh hướng lớn tới tâm lý mua hàng của người dùng bởi đôi khi mức giá hơi cao sẽ có thể khiến bạn chùn tay trước khi móc túi ra sắm sửa một món đồ và cũng đôi khi mức giá rẻ lại làm cho bạn mờ mắt để rồi mua lấy một sản phẩm có chất lượng không tốt để rồi phải ôm hận. Đó là câu chuyện chung vẫn ít khi nào sai và thế giới công nghệ cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính vì thế mà cũng chẳng hề ngạc nhiên khi chủ đề về những smartphone giá rẻ tuy không mới nhưng lại chẳng hề cũ một chút nào và chúng luôn nhận được sự chú ý của người dùng từ mức giá, cấu hình cho đến hiệu năng. Đã có rất nhiều sản phẩm smartphone có mức giá rẻ như thế nhưng độ bền không cao cũng như tính năng không ổn định đã khiến cho phần nhiều trong số chúng đều chỉ mang đến những cái lắc đầu ngán ngẩm cho những ai đã lỡ mua.
Tuy nhiên đó không phải là tất cả, trong số các sản phẩm điện thoại được gán mác giá rẻ thì vẫn đâu đó nổi lên những gương mặt xuất sắc đủ sức chiếm được niềm tin và sự ủng hộ của người dùng như loạt sản phẩm smartphone đến từ HKPhone mang tên H8-3G, Revo hay các sản phẩm điện thoại giá rẻ của các hãng điện thoại danh tiếng khác như LG L3, Samsung Galaxy Y, Samsung Galaxy Duo. Dù vẫn còn có những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận chúng đã và đang đem đến nhiều nét mới mẻ cho thị trường điện thoại Việt cũng như góp một phần không nhỏ giúp người dùng có thêm nhiều tùy chọn hơn mỗi khi muốn sắm sửa một chiếc điện thoại mới mà túi tiền lại không được rủng rỉnh.
Mới đây, phân khúc giá rẻ này lại xuất hiện thêm một cái tên mới đến từ thương hiệu Việt Q-Mobile với sản phẩm smartphone S11 mang mức giá rẻ đến giật mình: 1,99 triệu đồng kèm thẻ nhớ 4GB. Liệu rằng S11 chỉ đơn giản là lên kệ và gây xáo trộn thị trường một chút hay thực sự có thể là một đối thủ xứng tầm với các đối thủ cùng phân khúc?
Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Viễn thông An Bình.
Năm 2003, Công ty TNHH Viễn Thông An Bình (ABTEL) được thành lập. ABTEL có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.ABTEL đã xác định thị trường viễn thông đầu cuối là lĩnh vực công ty sẽ tập trung phát triển. ABTEL đã tham gia vào thị trường điện thọai di động được 5 năm và đã khẳng định mình trong thị trường điện thoại di động tại Việt Nam. Năm 2003 ABTEL bắt đầu là nhà phân phối điện thoại di động SIEMENS. Khi BENQ và SIEMENS sát nhập, ABTEL tiếp tục là nhà phân phối độc quyền và bán các sản phẩm BENQ – SIEMENS và BENQ. Tháng 1 năm 2007, ABTEL đã được Tập đoàn Dopod International – Singapore, là nhà phân phối điện thoại PDA và smartphone hàng đầu trong khu vực Châu Á chọn là đối tác phân phối sản phẩm điện thoại hi-end nhãn hiệu Dopod và hiện nay là HTC.Tháng 5 năm 2008 , với nỗ lực và kinh nghiệm trong làm việc điện thoại di động nắm bắt được nhu cầu và sở thích của người tiêu dung Việt Nam, ABTEL đã mạnh dạn đầu tư và tâm huyết mang lại cho thị trường điện thoại di động Việt Nam một thương hiệu Việt –Qmobile. ABTEL đã xây dựng và củng cố ABTEL đã mạnh dạng kênh phân phối của mình và liên tục mở rộng thị trường. Công ty đã đạt mục tiêu vào top những công ty phân phối hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực của mình. Bên cạnh đó, ABTEL còn cấu trúc lại hệ thống quản lý của mình trên tòan quốc nhằm đáp ứng và thích nghi với yêu cầu về một hệ thống chuyên nghiệp về tài chính, xuất nhập khẩu, kiểm tra và lựa chọn sản phẩm. địa phương hóa các sản phẩm và thực hiện các dịch vụ marketing.
Tầm nhìn: Với Sự am hiểu về văn hoá vùng, miền và sự phát triển nhanh của thị trường đầy tiềm năng 86 triệu dân với 57% dân số dưới 30 tuổi sẽ giúp chúng tôi trở thành một nhà phân phối, sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam.
Sứ mệnh: Không ngừng chuyên nghiệp hoá ở mức cao nhất để hoàn thiện bộ máy làm việc tạo ra các giá trị gia tăng cho cộng đồng và xã hội, mang lại sự hài lòng cho nguời tiêu dùng và sự phồn vinh cho công ty - đối tác của chúng tôi.
Nguyên tắc hoạt động: Hiểu và chia sẽ kề hoạch làm việc với đối tác để có hiệu quả cao nhất trong công việc. Bảo vệ quyền lợi của đối tác là bảo vệ quyền lợi của công ty.
Chiến lược giá của Q-Smart.
Q-Smart là dòng điện thoại di động thông minh chạy hệ điều hành Android của Q-mobile. Các sản phẩm thuộc thương hiệu Q-Smart được phát triển nhằm đem lại những trải nghiệm mới nhất, thông minh nhất trên điện thoại di động cho người dùng. Với slogan “Trải nghiệm thông minh đích thực”, các sản phẩm Q-Smart sẽ tập trung vào “Sức mạnh - Tốc độ - Kết nối” với cấu hình phần cứng được nâng cấp mạnh mẽ và các tính năng phần mềm mới nhất được tích hợp để đem lại những tiện ích thiết thực cho người dùng như người trợ lý thông minh đích thực trong cuộc sống hàng ngày.
Quan trọng nhất, Q-Smart vẫn sẽ kế thừa chiến lược giá của Q-mobile trước đây. Đó là chiến lược định giá mà theo đó, người dùng chủ yếu trả tiền cho sự trải nghiệm “đích thực” chứ không phải bỏ phần lớn tiền để mua giá trị thương hiệu của sản phẩm. Do đó, mức giá của các sản phẩm Q-Smart thấp hơn các smartphone của các hãng khác, phù hợp với đa số người dùng Việt và mang lại cơ hội tiếp cận smartphone đến mọi tầng lớp người dùng. Đây sẽ là một bước tiến tiếp theo trên con đường phổ cập hóa điện thoại tại thị trường Việt Nam, giúp người dùng hiện thực hóa mơ ước về việc chạm vào những công nghệ thông minh cũng như hòa mình vào xu hướng smart hóa cuộc sống ngày nay.
Tất cả đều đi theo một chiến lược đã được nung nấu trong suốt 2 năm nay là “giá trị thực” cho người tiêu dùng. Có nghĩa là những sản phẩm Q-Smart sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng theo từng phân khúc tương ứng với số tiền họ phải trả. Chiến lược đi theo “giá trị thực” sẽ tạo nên giá trị cạnh tranh cho Q-Smart.Với chiến lược giá rẻ, Q-Smart tung ra thị trường 5 sản phẩm bắt đầu cho “hành trình Q-mobile” gồm Q-Smart S1, Q-Smart S12, Q-Smart S15, Q-Smart S18 và Q-Smart S22, với giá trung bình từ trên 1,5 – 4 triệu đồng. Nhìn qua, thiết kế cũng không có nhiều khác biệt để tạo ra một dấu ấn riêng so với nhiều mẫu điện thoại của Samsung, LG… và ít nhiều vẫn “na ná” các sản phẩm đã có trên thị trường của các hãng này. Mục tiêu của Q-Smart trong thời kỳ tới là mang điện thoại di động thông minh đến cho mọi người Việt Nam, để mọi người đều có thể trải nghiệm công nghệ thông minh trên chiếc điện thoại di động của mình. Và để thực hiện mục tiêu “smart hóa” thị trường di động Việt Nam, Q- Smart tập trung các chiến lược truyền thông mạnh mẽ vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, nhất là giới lao động và sinh viên, những người yêu thích trải nghiệm và sống trong môi trường internet nhưng chưa đủ khả năng tiếp cận các dòng smartphone cao cấp. Để làm tốt mục tiêu này, Q-Smart khai thác PR trên các diễn đàn công nghệ uy tín như Tinhte, Vozforum… hoặc các trang công nghệ trên các báo phổ biến như Zing, VnExpress, DanTri…
Các thương hiệu điện thoại thường liên kết với các đơn vị viễn thông lớn của thế giới. Đây là yếu tố cần thiết và bắt buộc trong lĩnh vực viễn thông. Trong lĩnh vực công nghệ cao, ngành viễn thông có tốc độ phát triển và sự thay đổi nhanh nhất nên nếu ko cập nhật kịp thời thì dễ trở nên lạc hậu và gặp thất bại. Bên cạnh đó thì bản thân mình cũng phải có kiến thức nền tảng để kết hợp với việc tiếp nhận nhiều kiến thức từ đối tác.
- Một số đối tác chiến lược của Q-mobile:
+ Qualcomm: đối tác chiến lược để phát triển các dòng điện thoại di động 3G và smartphone.+ Yahoo: đối tác hợp tác phát triển dịch vụ internet trên điện thoại di động. Xu hướng của Q-mobile là phát triển thêm mảng giải pháp di động chứ ko đơn thuần chỉ cung cấp thiết bị đâu cuối.+ Media Tek: đối tác chiến lược để nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp chipset mới, tích hợp nhiều tính năng mới cho điện thoại.
Tóm lại, tuy chưa thể đánh giá thế nào là hòa nhập trọn vẹn 100% nhưng mức độ hòa nhập và mối quan hệ trong tổng thể ngành công nghiệp là 1 trong những sức mạnh lớn nhất của ABTel bên cạnh khả năng thích nghi.
(Nguồn:
Tuy nhiên bên cạnh đó, so với các dòng sản phẩm smartphone giá rẻ ở cùng mức giá của các hãng lớn như Nokia Asha, Samsung Galaxy Mini… cấu hình không có nhiều nổi bật. Cụ thể, như với Q-Smart S1 được trang bị vi xử lý tốc độ 1GHz, RAM 256 MB, màn hình cảm ứng 3,2 inch và camera 2 megapixel; S15 với hai phiên bản Wi-Fi và 3G, màn hình 4 inch, vi xử lý 1 GHz, RAM 256 MB, camera 2 "chấm" và chạy trên nền Android 2.3.6; Q-smart S18 có kích thước màn hình là 4.0", độ phân giải 480x800, ROM và RAM là 4GB và 512 MB, hệ điều hành Android 4.0, camera 5 megapixel, pin 1500 mAh… ( Nguồn: Vneconomy.vn ).
Qsmart cũng đưa ra các chiến lược truyền thông mạnh mẽ đến người tiêu dùng.
Mở các cuộc họp báo để giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng
Khuyến mãi: Tặng kèm nhiều khuyến mĩ hấp dẫn
Phát triển thương mại điện tử, đưa sản phẩm bán trên các trang web đảm bảo như lazada.vn, qmobile.vn….
Từ 24/01/2013 đến 28/02/2013, Q-mobile triển khai chương trình khuyến mại “Q-Smart trong tay – Nhận ngay SH” với những giải thưởng hấp dẫn bao gồm: 01 xe máy Honda SH 2012, 05 xe máy Honda Vision, 10 Tivi LED Panasonic 32” và 80 điện thoại thông minh Q-Smart mới nhất của Q-mobile. Chương trình được quảng bá rộng rãi trên các báo như báo Dân Trí, Baomoi.vn, trên khắp các cửa hàng, đại lý phân phối sản của Qmobile như Viettelstore.vn… Mục đích của Qsmart là muốn mở rộng thị phần và thu hút khách hàng mua và biết đến sản phẩm của mình.
Tài trợ Smartphone Test cho Vistacon 2013 (hội nghị Quốc Tế về kiểm thử phần mềm và kiểm thử tự động) diễn ra 25 và 26 tháng 4 năm 2013. Có thể nói, VISTACON là một sự kiện đáng chú ý của giới học giả công nghệ tại Việt Nam cũng như đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh kiểm thử phần mềm đang là một ngành mới và có nhiều tiềm năng, sau hội nghị sẽ mở ra những cơ hội mới cho lĩnh vực này trước sự phát triển toàn cầu hoá một cách nhanh chóng của ngành phát triển phần mềm tại Việt Nam. Đó là lý do mà Qmobile đã tài trợ cho chương trình này.
Những điều này cho thấy Qsmart rất chú trọng tới việc cổ động mạnh mẽ, để khách hàng có thể nhanh chóng biết đến sản phẩm của họ.
Chiến lược giá thâm nhập chậm của Huawei
Dẫn đầu trong dòng smartphone giá rẻ thuộc về Huawei, hãng điện thoại di động đã chiếm vị trí thứ 3 thế giới về sản lượng smartphone hiện nay sau Samsung và Apple.(
Huawei là nhà cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới do ông Ren Zhengfei- nguyên là một kỹ sư trong quân đội sáng lập năm 1987 tại Thâm Quyến- Trung Quốc, với đại lý bán hàng cho công ty Hồng Kông sản xuất Private Branch Exchange (PBX) chuyển mạch và lớn mạnh qua từng năm. Hiện nay, Huawei có hơn 70.000 sản phẩm và giải pháp R & D, nhân viên chiếm 45% tổng lực lượng lao động trên toàn thế giới. Huawei đã thiết lập 16 trung tâm R & D ở các nước bao gồm Đức, Thụy Điển, Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc. Để đạt được một lợi thế cạnh tranh riêng biệt trong tương lai. Năm 2012, Huawei thiết lập phòng thí nghiệm có chức năng như sự đổi mới, nghiên cứu và công nghệ nền tảng hay phát triển của công ty. Huawei tập trung vào việc đầu tư liên tục trong công nghệ chủ chốt, kiến trúc, và các tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và được dành riêng để cung cấp rộng hơn, thông minh hơn, và tiết kiệm năng lượng ống đòi hỏi thời gian chờ đợi không, từ đó tạo ra một kinh nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Smartphone của Huawei chỉ mới xuất hiện năm 2009, nhưng vì hầu hết smartphone của Huawei được trang bị chip do chính họ thiết kế và sản xuất vì theo Huawei, ai nắm được công nghệ chip, người đó có thể tối ưu hoa tính năng với mức độ sâu hơn như công nghệ tiết kiệm pin bằng cách lắp MCU quản lý năng lượng trong quá trình thiết kế chip…từ đó họ mà họ giảm được giá thành sản xuất sản phẩm, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhưng có mức giá phù hợp vì vậy mà họ đã nhanh chóng lọt vào nằm trong Top 4 trên thị trường Smartphone vốn vô cũng khốc liệt.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu IDC, Huawei là hãng sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ ba thế giới, với mức thị phần 4,9% sau Samsung( Hàn Quốc) là 29% và Apple( Mỹ) là 21,8%( quý IV/ 2012) và xếp vị trí thứ 4 trong quý I/ 2013, dẫn đầu trong dòng smartphone giá rẻ. Theo báo cáo của Cty, trong năm 2012 Huawei đã tiêu thụ được 32 triệu smartphone và hơn 50 triệu MiFi (thiết bị Mobile Wifi hay 3G-Wifi hotspots
Các model điện thoại thông minh của Huawei: IDEOS X5 U8800, Huawei Vision U8850 & Huawei Honor U8860, cũng như U8800, model U8860, Honor U8860.
Bảng so sánh các điện thoại thông minh của Huawei
Thiết bị
Bộ nhớ trong
Thời gian chờ
Thời gian đàm thoại
Kích thước màn hình
Độ phân giải camera
Hệ điều hành
3G
Wifi
GPS
Huawei Ideos X5
4GB
350 giờ
360 phút
3,8 inch
5 Megapix
Android
có
Có
Có
Huawei Boulder
0,512 GB
220 giờ
240 phút
2,6 inch
3.2 Megapix
Android
Có
có
Có
Huawei X3
0,512 GB
300 giờ
250 phút
3,2 inch
3.2 Megapix
Android
có
Có
Có
Huawei Sonic
0,512 GB
220 giờ
240 phút
3,5 inch
3.2 Megapix
Android
có
Có
Có
Huawei Honor
4GB
? giờ
600 phút
4 inch
8 Megapix
Android
Có
có
Có
Smartphone của Huawei được mọi người biết đến là một thương hiệu điện thoại
có giá cả phải chăng và được hỗ trợ hệ điều hành Adroid.
Công ty Huawei Technologies đang định trở thành nhà tiên phong của thế giới về điện thoại thông minh (ĐTTM) rẻ tiền từ 100 - 200 euro (~2,58 triệu đến ~5,16 triệu đồng). Để thực hiện được mục tiêu đề ra Huawei đã sản xuất smartphone giá rẻ dành cho thị trường đại chúng và dòng điện thoại cao cấp mang thương hiệu Ascend để giúp công ty gia tăng thị phần và để cạnh tranh với các đại gia Samsung, Apple vốn đã chiếm lĩnh thi trường cao cấp.
Ngoài việc định giá rẻ Huawei còn thực hiện nhiều chương trình giảm giá để thu hút người tiêu dùng, tăng doanh thu và chiếm lĩnh thị trường. Năm 2013, Huawei đưa ra chiến lược trọng tâm là chiến lược thương hiệu mới "Make it Possbile" nhắm đến người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thực hiện phương châm “Make It Possible” bằng chương trình “Giảm giá tối đa”, mức giảm được coi là kỷ lục trên thị trường điện thoại thông minh hiện nay, mức trợ giá lớn này giúp cho sản phẩm Huawei đến tay với đa số đối tượng khách hàng và khiến các thương hiệu khác không thể khoanh tay đứng nhìn. Ngoài việc giảm giá trực tiếp, các model còn được tặng kèm các gói quà tặng vô cùng hấp dẫn như: thẻ nhớ microSD 2G-4GB, tai nghe Bluetooth, SIM+gói cước khủng 1,8 triệu VNĐ (tuỳ từng model). Model có giá “hạt dẻ” nhất là Ascend Y100, với giá chỉ có 1,190,000 VNĐ (tặng kèm thẻ nhớ 2G + tai nghe Bluetooth) thích hợp đối tượng trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, người có nhu cầu bắt đầu trải nghiệm điện thoại thông minh.
Hiện tại giá bán của Honor qua chương trình “Giảm giá tối đa” với mức giá đến tay người dùng chỉ có 3,990,000 VNĐ (với quà tặng là thẻ nhớ microSD 4G, SIM+tài khoản trị giá 1,8 triệu VNĐ của Vinaphone.
Huawei hy vọng chương trình giảm giá sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường điện thoại thông năm 2013, chuẩn bị cho sự ra mắt 1 loại mẫu điện thoại khủng như Huawei Ascend Mate màn hình 6,1 inch, Ascend D2 màn hình FullHD, Ascend P2 v.v… hứa hẹn người dùng yêu công nghệ sớm tiếp cận với những sản phẩm công nghệ hợp thời.
Sự thành công của Huawei đến từ việc giá bán rẻ, chất lượng tốt của sản phẩm và đa dạng model phù hợp mọi đối tượng khách hàng. Chiến lược kinh doanh của Huawei là sẽ tiếp tục đẩy mạnh dòng smartphone cao cấp Ascend trong năm 2013 này để xâm nhập sâu hơn vào thị trường smartphone quốc tế. Huawei cũng cho thấy năng lực “sáng tạo” khi tung ra những sản phẩm như smartphone mỏng nhất thế giới Ascend P1, hay Ascend Mate, smartphone 6,1 inch đầu tiên trên thế giới, Huawei Vision, phong cách điện thoại thông minh mới của Huawei với một giao diện người dùng 3D và màn hình hiển thị hình ảnh động băng chuyền.
Ông Scott Sykes, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông khu vực Châu Á – TBD của tập đoàn Huawei cho biết “Mục tiêu trong năm nay của chúng tôi là bán ra 60 triệu smartphone. Tuy nhiên, số lượng không phải là điều mà Huawei quan tâm. Chúng tôi thực sự quan tâm đến chất lượng của các sản phẩm smartphone khi được tung ra thị trường”. Ghz Richard Yu, chủ tịch của Huawei nói: "Thương hiệu của chúng tôi là không quá nổi tiếng, nhưng các thiết bị của chúng tôi là tốt nhất,"
Trong năm 2012, trong số 52 triệu điện thoại được bán ra, 32 triệu là lô hàng điện thoại thông minh, tăng 60% so với năm trước. Công ty cũng vận chuyển 50 triệu (MBB) các thiết bị băng rộng di động và 25 triệu thiết bị nhà trong vòng 12 tháng. Huawei tăng trưởng kinh nghiệm chưa từng có trong quý tư năm 2012 với các lô hàng 10,8 triệu USD, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo vị trí số ba cho các nhà cung cấp điện thoại thông minh trên toàn cầu, theo số liệu của IDC.
"Tại MWC năm ngoái, chúng tôi đưa ra các tên sản phẩm của Ascend, và giới thiệu một loạt các sản phẩm hàng đầu. Hôm nay lúc nền tảng này, chúng tôi đang củng cố lời hứa thương hiệu của các sản phẩm của chúng tôi với chiến dịch thương hiệu mới của chúng tôi," Làm cho nó có thể "," ông Richard Yu, Giám đốc điều hành của Huawei tập đoàn kinh doanh tiêu dùng. "Điều này cho chúng ta động lực mạnh mẽ để tập trung nỗ lực của chúng tôi là một thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu trong những năm tới. Tôi vui mừng rằng 'Làm cho nó có thể' không chỉ xác định chúng ta là ai, nó cũng đại diện cho mong muốn những kinh nghiệm đặc biệt của người tiêu dùng trên toàn thế giới. "
'Thực hiện nó có thể "chiến dịch tiêu biểu cho tinh thần của Huawei như nó kết hợp chuyên môn và trí tưởng tượng để biến điều không thể, có thể. Lúc bắt đầu tại MWC 2013, chiến dịch sẽ được tung ra tại các thị trường được lựa chọn trên toàn thế giới trong suốt cả năm, và sẽ bao gồm cảm ứng, ví dụ như kinh nghiệm bán lẻ, hoạt động trực tuyến, và tham gia phương tiện truyền thông. "Làm cho nó có thể" là kết quả của nghiên cứu diện rộng được tiến hành trong thị trường toàn cầu, nơi người tiêu dùng đã chỉ ra mong muốn của họ đối với các sản phẩm tiên tiến có thể truy cập và giá cả phải chăng từ Huawei thiết bị. (
Huawei cũng khẳng định sẽ tích cực tham gia các sự kiện như CES, Mobile World Congress... Trước đây, triển lãm công nghệ quốc tế luôn là nơi những "bom tấn" của năm trình làng trong sự trầm trồ của khách tham quan. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi. Lần lượt từ Apple, Samsung cho đến BlackBerry, HTC quyết định tách sản phẩm đình đám nhất của họ ra khỏi các triển lãm. Hội chợ công nghệ vẫn là nơi hội tụ của những hãng lớn, nhưng không phải là nơi mà Iphone 5, Galaxy S4, HTC One xuất hiện. Và năm nay Huawei sẽ tiếp tục xu hướng này. Tại Las Vegas, Hoa Kỳ, 07 Tháng 1 năm 2013: Huawei, một thông tin hàng đầu thế giới và công nghệ truyền thông (ICT) cung cấp giải pháp, vừa cho ra mắt điện thoại thông minh với màn hình lớn nhất thế giới, Huawei Ascend Mate, tại 2013 Consumer Electronics Show (CES ). Các HUAWEI Ascend Mate có lớn màn hình HD 6.1-inch, một bộ xử lý quad-core 1,5 GHz Hi-Silicon và một pin 4050 mAh. Cùng với độc quyền nhanh Power Control của Huawei (QPC) và tiếp nhận không liên tục tự động (ADRX) hiệu quả pin công nghệ và công nghệ chia sẻ nhanh, HUAWEI Ascend Mate là bằng chứng cho thấy càng lớn càng tốt.
Ngày 18/6, Huawei "sẽ có một lễ công bố smartphone bí mật, cao cấp của hãng tại London (Anh)" theo lời ông Thomas Liu, Giám đốc nhóm kinh doanh Huawei Device khu vực Đông Nam Á. Đây là điều khá bất ngờ bởi chưa hề có bất cứ hình ảnh hay thông tin rò rỉ nào về sản phẩm này.
Xem ảnh chi tiết smartphone màn hình 6,1 inch Huawei Ascend Mate
Tại Triển lãm MWC 2013 vừa diễn ra tại Tây Ban Nha, nhả sản xuất này tiếp tục gây ấn tượng với smartphone cao cấp Ascend P2. Sản phẩm được mệnh danh là “smartphone nhanh nhất thế giới”, vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên toàn cầu. Và mang đến đây bức tượng chú ngựa thần thoại Pegasus được lắp ghép hoàn tàn bằng Smartphone của Huawei trưng bày bên ngoài hội nghị.
Vì thế với tham vọng vượt qua Apple và Samsung thì Huawei cần phải nỗ lực thật nhiều không chỉ trong việc nâng cao chất lượng cho sản phẩm mà phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động truyền thông.
Ngoài ra để đến gần hơn với người tiêu dùng Huawei cũng đã đầu tư thực hiện nhiều chiến lược thương hiệu phù hợp. Huawei cho biết đã thuê Jack Morton Worldwide, một công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu, để giúp công ty xây dựng thương hiệu của công ty lớn mạnh hơn.Huawei cũng đã có kế hoạch cụ thể cho chiến dịch của mình, bằng việc đầu tư để xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đầu tiên là tại Mỹ và xa hơn là trên toàn thế giới.
Chiến dịch thương hiệu ‘Make it Possbile’ với những hoạt động như trưng bày sản phẩm để người dùng được trải nghiệm thực tế, các hoạt động trực tuyến (online) và các hoạt động truyền thông. Năm 2012, Huawei đã xây dựng hơn 5.000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Chiến lược thương hiệu mới “Make it Possbile” của Huawei nhắm đến người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ là trọng tâm hàng đầu trong năm nay.
Ông Jonson thuyết trình tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu
Huawei cũng tích cực mở rộng các cửa hàng, kênh phân phối tại nhiều quốc gia trên Thế Giới. Trong năm 2012, Huawei đã xây dựng hơn 5.000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.. Kênh phân phối điện thoại chính của Huawei là các nhà mạng và hợp tác này chiếm đến 80% khối lượng kinh doanh của Huawei.
Mục tiêu của Huawei là trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu trong 5 năm tới. Huawei ra mắt của Blaze và thỏa thuận bán lẻ Tesco của nó với điện thoại di động và điện thoại 4u là sự kiện quan trọng trong ổ đĩa của Huawei thành lập chính nó như là một thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu ở Anh, động thái này là một phần của chiến lược toàn cầu của Huawei để thực hiện được mục tiêu của mình.
Để đạt được thành công trong thị trường smartphone cạnh tranh, công ty đưa ra một cách tiếp cận trong thiết kế là chùng ta nói chũng ta phải mê hoặc trong một giây. Vì vậy, nếu người tiêu dùng đi qua một điểm bán hàng như tất cả các thiết bị đen, họ phải được cuốn hút trong một giây bởi dấu chân của Huawei. Sau đó, cấp độ tiếp theo là họ có thể mang nó trong tay của họ. Và sau đó Huawei phải thuyết phục họ với một cấu truc rõ ràng của sản phẩm. Đó là một thiết kế công nghiệp truyền thông có thể làm trên các điểm bán hàng với khách hàng.
“Việc Huawei và ZTE đứng thứ hạng cao là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng trên thị trường smartphone toàn cầu. Cả hai cùng đạt doanh số sản phẩm lớn nhờ tập trung vào phân khúc bình dân nhưng vẫn không bỏ qua dòng thiết bị cao cấp”, Ramon Llamas, chuyên gia nghiên cứu của IDC Mobile Phone, nhận định.
Sự pha trộn giữa smartphone giá rẻ và dòng Ascend giá cao, thiết kế phần cứng và phần mềm khác biệt cùng những yếu tố gây chú ý như smartphone mỏng nhất thế giới (6,68 inch), smartphone to nhất (6,1 inch)… giúp Huawei được giới truyền thông chú ý và người tiêu dùng cũng quen với thương hiệu này hơn.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong một “thế giới thông minh”, nơi trang bị những công nghệ thông minh và tối ưu nhất. Vì thế smartphone đang là xu thế tất yếu bởi nó mang lại những giá trị và tiện ích thiết thực cho cuộc sống của con người. Dù tình hình kinh tế khó khăn, thị trường điện thoại di động tăng trưởng chậm cả về doanh số lẫn số lượng thì smartphone vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nó thực sự trở thành thị trường hết sức hấp dẫn, thu hút rất nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh. Do đó, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp buộc phải có chiến lược định giá và truyền thông riêng, phù hợp với thế mạnh, nguồn lực của mình. Là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, Iphone lựa chọn con đường “hớt phần ngon” bằng cách định giá cao, người dùng chủ yếu mua giá trị thương hiệu của nó, đồng thời truyền thông mạnh mẽ để tạo dựng hình ảnh và niềm tin của người tiêu dùng. Trong khi đó, cũng khai thác trên đoạn thị trường smartphone giá cao nhưng HTC lại lựa chọn chiến lược kinh doanh thầm lặng, thua hẳn Iphone về nghệ thuật truyền thông và ngân sách đầu tư quảng cáo. Điều đó đã làm cho một sản phẩm không thua kém gì Iphone về mặt công nghệ này rơi xuống đà tụt dốc, buộc họ phải thay đổi chiến lược để tồn tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào bước chân vào thị trường khốc liệt này đều có thể dễ dàng “hớt phần ngon” như các doanh nghiệp hàng đầu, là một trong những doanh nghiệp theo sau, Q-smart và Huawei tìm mọi cách để sản xuất ra những sản phẩm có chức năng tương tự nhưng có mức giá thấp nhất, cũng như len lỏi vào các đoạn thị trường nhỏ, thu nhập của người tiêu dùng không cao và nhạy cảm về giá mà các đối thủ lớn của họ đã bỏ qua. Với các chiến lược truyền thông khác nhau, trong khi Q-smart liên tục quảng cáo, PR, đưa ra nhiều ưu đãi và tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn thì Huawei thực hiện chiến lược “giảm giá tối đa”, khuyến mãi tặng kèm, tích cực tham gia các sự kiện lớn mang tầm quốc tế, triển lãm, trưng bày sản phẩm… Nhưng dù đi theo chiến lược định giá nào chăng nữa thì các doanh nghiệp vẫn nhằm mục đích lớn nhất là thu lợi nhuận và tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Họ nỗ lực hết sức để tạo dựng hình ảnh và uy tín của mình trong tâm trí của khách hàng. Vì thế, có thể nói việc lựa chọn chiến lược giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của các doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
Kinh nghiệm viết một bài tình huống.
Trần Minh Đạo, (2009), Markrting căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc doanh Hà Nội.
Phan Thị Thanh Thuỷ, Bài giảng quản trị Marketing, Đại học Kinh tế- Đại học Huế
14/01/2013), Smartphone nào mất giá mạnh nhất trong năm 2012?,
02/05/2013
Trọng Cầm, (20/02/2013), HTC One đọ cấu hình với iPhone 5, Z10, Galaxy S, 01/05/2013
Văn Hưng, ( 03/05/2013), HTC vẫn tự tin nhờ smartphone One dù quý 1 tệ hại, 12/05/2013
(18/02/2013), Hôm nay HTC Butterfly chính hãng bán ở VN: 16,9 triệu đồng, màu trắng, đen và đỏ, 12/05/2013
TGDĐ, (2013), 12/05/20013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- word_thuyet_trinh_0136.docx