Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về môi trường vĩ mô của Singapore. Ta
có thể thấy, nhu cầu về cà hạt ở thị trường này sẽ không ngừng tăng lên. Có rất
nhiều phương thức xâm nhập khi hướng tới thị trường này như xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, liên doanh, nhượng quyền. tuy nhiên phương thức
bán trực tiếp trên sàn SICOM là thuận lợi nhất. Với phương thức này, các
doanh nghiệp sẽ ít gặp các vấn đề liên qua tới thủ tục, hơn nữa khi sàn giao dịch
đã là một kênh trung gian thì các doanh nghiệp sẽ ở thế cân bằng hơn và không
có hiện tượng bị ép giá.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu cà phê sang Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âu,
đặc biệt là đối với mặt hàng thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng hóa sang đây các
Doanh Nghiệp cần nghiên cứu các tiêu chuẩn này thật kĩ, đáp ứng đầy đủ để tạo
lòng tin với khách hàng. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu, nhưng nếu làm được điều này, doanh nghiệp có thể tự tin mở rộng sản xuất
và thâm nhập nhiều thị trường lớn khác thông qua các cảng mậu dịch tự do ở
Singapore.
2.3) Chính sách đối ngoại của Singapore :
Hai vấn đề cơ bản trong chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore là: an ninh và
thịnh vượng của Singapore gắn liền với khu vực Đông Nam Á; là quốc gia nhỏ (diện
tích khoảng 712 km2 tính cả đất khai hoang), Singapore phải tìm cách mở rộng không
gian kinh tế, không chỉ trong khu vực mà trên phạm vi toàn thế giới; ủng hộ hệ thống
quốc tế có trật tự để làm kinh tế.
Vì sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên cho nên Singapore luôn cố gắng nỗ
lực liên kết với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Các tổ chức kinh tế mà
Singapore đã tham gia: ADB, AOSIS, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CP, EAS, FATF,
G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO,
IMSO, Interpol, IOC, IPU, ISO, ITSO, ITU, ITUC, MIGA, NAM, OPCW, PCA, UN,
UNCTAD, UNESCO, UNMIT, UPU, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTO.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 9
III. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI
1 – Dân số
Tính đến cuối tháng 6/2010 dân số Singapore ước tính khoảng 5,08 triệu người,
trong đó có 3,23 triệu công dân Singapore, 0,54 triệu người nhập cư. Tỷ lệ tăng dân số
hằng năm là 1,8% và số công dân Singapore tăng 0,9% từ 2009 sang 2010. Dân số
Singapore đang trở nên già hơn với tỷ lệ người từ độ tuổi 45 có xu hướng tăng trong
vòng một thập nên qua, từ khoảng 28,5% năm 2000 lên đến 37,7% vào năm 2010. Độ
tuổi trung bình cũng tăng từ 34 tuổi năm 2000 lên 37,4 tuổi trong năm 2010 đưa cơ
cấu dân số từ trẻ trở thành cơ cấu già hóa dân số nhanh nhất với số lao động nhập cư
thuần tuý đáng kể. Kể từ năm 2000 thành phần nữ giới bắt đầu có xu hướng nhiều hơn
nam giới và đến năm 2010 nữ đã đông hơn nam 49500 người, tỷ lệ giới tính của
Singapore là 1000 nữ trên 974 nam. Lực lượng lao động của Singapore (trên 15 tuổi)
chiếm 66,2% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa giảm 1,9% trong quý
1/2011 so với mức 2,2% trong quý 4/2010.
Vì thế với lợi thế về dân số, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về nhân công giá
rẻ để xuất khẩu vào Singapore những sản phẩm gia công cần nhiều lao động: Giày
dép, Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù… Mặc khác, do nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
phát triển, nhu cầu thuê mướn lao động có thể sẽ tăng cao, thôi thúc Singapore phải
nhập khẩu lao động từ các nước khác. Xuất khẩu lao động cũng là một lĩnh vực kinh
doanh hấp dẫn tại Singapore.
2 – Tôn giáo
Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê, có khoảng 42,5% dân số
Singapore theo đạo Phật, 14% theo Hồi giáo, 14.6% là tính đồ Cơ đốc giáo, 8.5% theo
Đạo giáo, 4% theo Ấn Độ giáo và có khoảng 14.8% dân số không theo một tôn giáo
nào, các tôn giáo khác không đáng kể. Người dân Singapore thuộc nhiều tôn giáo khác
nhau, và nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, đời sống của người Singapore. Mặc
dù các nền văn hóa đa sắc tộc và đa dạng tôn giáo của mình, Singapore mang mô hình
một thành phố quốc tế phương Tây với các khuynh hướng khác biệt đối với tiền bạc và
kinh doanh, nên các nhà đầu tư quốc tế và khu vực lựa chọn thiết lập trụ sở chính tại
Singapore như một điểm khởi đầu để tiếp cận vào thị trường châu Á. Tuy nhiên, nghi
thức và giao thức vẫn còn nhiều nét theo truyền thống châu Á. Do đó, trong hoạt động
kinh doanh của mình các doanh nghiệp cần nghiên cứu cẩn thận, chú ý tránh cung
cấp những sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với văn hóa địa phương.
3 – Ngôn ngữ
Singapore có ngôn ngữ đại diện cho từng dân tộc trong số bốn nhóm dân
tộc chính của mình. Bốn ngôn ngữ chính thức trong Hiến pháp của Singapore là tiếng
Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Tuy tiếng Mã Lai là quốc ngữ của
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 10
Singapore nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa là 2 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày. Đa số người dân tại Singapore có thể sử dụng ít nhất hai ngôn
ngữ trong đó có tiếng Anh. Điều này tại điều kiện rất thuận lợi trong giao tiếp khi
kinh doanh, giao thương với đối tác Singapore, giảm bớt rào cản về ngôn ngữ trong
kinh doanh quốc tế.
4 – Giáo dục
Chính phủ Singapore rất chú trọng phát triển giáo dục. Trẻ em bắt đầu đi học
khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, gồm 6 năm cấp I và 4
năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp vào học dự bị đại học (pre-university)
hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic). Bên cạnh đó, Singapore liên tục cải tiến hệ
thống giáo dục, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư tiến sĩ. Hiện tại, du học
sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo
uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ
Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia
Singapore (NUS)... Chính nhờ những chính sách giáo dục rất hiệu quả, Singapore có
đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Những người này tạo ra năng suất vô cùng
lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực giúp Singapore
có một sự phát triển và cạnh tranh vượt bậc trong các ngành như công nghệ thông tin,
điện tử…(những ngành đòi hỏi lượng chất xám cao). Tại Singapore, Chính phủ rất coi
trọng giá trị con người. Họ xem giáo dục là một phương tiện quan trọng giúp thế thế
trẻ nhận ra tiềm năng của mình nên Chính Phủ đã đầu tư, trang bị cho các cơ sở giáo
dục đào tạo các trang thiết bị giảng dạy với công nghệ hiện đại nhất.
Ngoài ra, một trong những điểm mạnh của giáo dục Singapore là cầu nối vững
chắc giữa các trường và nền kinh tế do đó đảm bảo nền giáo dục mang tính định
hướng nghề nghiệp cao, phát huy tính sáng tạo, đổi mới và tinh thần lập nghiệp ở sinh
viên. Sinh viên của Singapore cũng đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi ví dụ như
Cuộc thi Vô địch Hùng biện Quốc tế bằng tiếng Anh và các kỳ thi Olympic Quốc tế về
toán, vật lý, hoá học, và sinh học, vượt qua các học sinh đến từ nhiều nước khác nhau
để dành các giải thưởng và danh hiệu hàng đầu.Khi đầu tư vào Singapore, các doanh
nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao vào bậc nhất thế
giới.
Về chỉ số phát triển con người, theo đánh giá của Asian Statistical Book năm
2006, Singapore có chỉ số phát triển con người là 0,907 trong khi ở Việt Nam chỉ có
0,704. Điều này chứng tỏ là công dân Singapore có trình độ giáo dục, ngôn ngữ, sức
khỏe rất tốt so với Việt Nam và các nước khác.
5 – Văn hóa trong kinh doanh
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 11
Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy nghĩ, lòng trung thành với công
ty là thế mạnh của nhân viên người Singapore. Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là
ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên người nhiều tuổi nhất thường
được chỉ định làm lãnh đạo. Năng lực chuyên môn, thành tích và khả năng làm việc
theo nhóm được đánh giá cao. Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm
việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore. Bạn hàng Singapore phải cảm
thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Ở Singapore, việc kinh doanh ít nhiều vẫn mang
tính sắc tộc người Hoa thích làm việc với người Hoa, người gốc Ấn Độ thích làm việc
với người Ấn Độ. Văn hóa kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao, có đạo
đức làm việc mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù văn hóa kinh doanh ở Singapore mang nhiều nét
Âu Châu nhưng vẫn nhuốm chút văn hóa Đông Phương, mỗi dân tộc tương ứng với
những đặc điểm, nét văn hóa, những nguyên tắc nhất định mà nếu chỉ cần vô tình
quên, doanh nghiệp có thể phá vỡ tất cả những thành quả đã tạo dựng trước đó.
6 - Ẩm thực
Với khoảng 77% dân số là người Hoa, văn hóa Singapore mang nhiều bản sắc
của người Hoa đại lục. Trà được xem là 1 trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống.
Dùng Trà để tiếp khách là một thói quen của người Hoa. Trà đã thịnh hành ở Trung
Quốc từ hơn ngàn năm trước và khi di cư sang Singapore, người Hoa nhập cư vẫn giữ
bản sắc riêng đặc trưng của mình. Từ đó, Trà đã hình thành nên một nét độc đáo trong
cộng đồng người Hoa ở Singapore. Họ coi việc pha, thưởng thức Trà là một nghệ thuật.
Café lại là một khái niệm Tây phương với người Hoa, tuy nhiên trong một xã hội mà
văn hóa phương Tây ảnh hưởng sâu sắc ngoài văn hóa sắc tộc như Singapore thì việc
dùng Café trong cuộc sống hàng ngày cũng không hề xa lạ.Cafe tượng trưng cho sự
mạo hiểm, cởi mở, trẻ, năng động và giàu có với lối sống đô thị. Do đó, Singapore là
một thị trường đã, đang và sẽ là thị trường xuất khẩu cà phê tốt cho Việt Nam ở khu
vực Asian. Mặc khác, xuất khẩu chè) sang Singapore lại mở ra một thị trường mới
cho các nhà xuất khẩu.
Với những nét đặc trưng đã phân tích, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm
nhập thị trường Trà hoặc Café sang Singapore đòi hỏi sự đầu tư, tìm hiểu xu hướng tiêu
dùng của thị trường và từng nhóm cộng đồng ở đây. Và xuất khẩu trà đã qua chế biến là
một hướng đi mới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm. Cần quan tâm khai
thác tốt thị trường Café Singapore. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia thuộc Hiệp hội
Cacao, Cà phê Việt Nam. Xuất khẩu Café 6 tháng đầu năm 2011 đạt 21 triệu USD, tăng
72,59% so với cùng kỳ, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch. Với mức sống cũng như văn
hóa Singapore, những quán hoặc chuỗi cửa hàng café với đầy đủ các tiện nghi cũng là
một gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường café
Singapore.Tương tự, họ cũng ưa thích văn hóa ẩm thực của các nước khác và yêu cầu
cao về chất lượng thực phẩm. Đây là triển vọng đầu tư vào lĩnh vực ẩm thực, nhà
hàng cho các nhà đầu tư.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 12
Singapore được biết đến như một trong những thủ đô lương thực toàn cầu,
Singapore là huyền thoại về sự đa dạng tuyệt đối, sự phong phú, và sự sáng tạo của ẩm
thực. Một trong các điểm hấp dẫn của ẩm thực Singapore là các món ăn từ hải sản: hàu,
mực, sò, cua, cá đuối gai độc, và gần như các loại hải sản tươi sống. Các doanh nghiệp
Việt Nam đã sớm quan tâm đến thị trường hải sản Singapore.
Một nét hấp dẫn khác trong văn hóa ẩm thực Singapore là hương vị ẩm thực Ấn
Độ ảnh hưởng rất sâu đậm. Các món ăn của Singapore thường gồm nhiều loại gia vị
như me, nghệ, nước dừa… khiến mùi vị tăng thêm phần hấp dẫn. Đây là một lĩnh vực
mới mà chưa có nhiều doanh nghiệp thực sự quan tâm. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
mới quan tâm đến thị trường Ấn Độ với một số loại gia vị nhất định mà thôi. Vì thế,
thiết nghĩ, các nhà kinh doanh Việt Nam nên hướng đến xuất khẩu các loại gia vị
sang Singapore để mở rộng thị trường hơn, thị trường ngách, dù sẽ vấp phải một số
khó khăn do yêu cầu về hương vị gia vị của người Ấn cũng như người Hoa có những
nét rất đặc trưng và khó đáp ứng.
IV. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Vị trí chiến lược của Singapore trên các tuyến đường biển lớn và dân số siêng
năng… đã đưa Singapore trở thành một nền kinh tế quan trọng trong khu vực Đông
Nam Á. Tuy nhiên, với một nền kinh tế mở, giống như hầu hết các trung tâm tài chính,
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009 kéo dài đến nay đã tác động
mạnh vào nền kinh tế mở theo định hướng thương mại của Singapore, tăng trưởng
GDP giảm từ khoảng 7,8% năm 2007 đến 1,1% trong năm 2008 và -2,6% trong năm
2009,nhưng, đã có một sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010, khi nền kinh tế tăng
trưởng 14,7% so với năm 2009, theo Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS ). Dự kiến năm
2011, GDP của Singapore sẽ tăng trưởng ở mức từ 4 đến 6% (MAS) một phần do tăng
đột biến trong giá dầu và những ảnh hưởng sau những thảm họa tự nhiên ở Nhật Bản .
Các chính sách kinh tế hợp lí và hiệu quả đã đưa Singapore trở thành trung tâm giao
dịch ngoại hối lớn thứ 4 thế giới. Một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu châu Á nhận
định kinh tế Singapore phát triển theo mô hình công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu,
có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Sản xuất (bao gồm cả
xây dựng) và dịch vụ là hai công cụ của nền kinh tế Singapore và chiếm 26,7% và
67,5% tương ứng, tổng sản phẩm nội địa của Singapore trong năm 2010. Kinh tế của
Singapore chủ yếu dựa vào các mặt hàng nhập khẩu cho các ngành công nghiệp như
điện tử, lọc dầu, chế biến cao su, chế biến thực phẩm và thương mại xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu máy vi tính, linh kiện điện tử…mở ra một thị trường mới để phát triển
ngành công nghiệp gia công máy móc thiết bị ở Việt Nam.
Để duy trì vị thế cạnh tranh của nền kinh tế, mặc dù tiền lương tăng, chính phủ
tìm cách thúc đẩy các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn trong sản xuất và các ngành
dịch vụ. Nó cũng đã mở ra, hoặc là trong quá trình mở cửa, dịch vụ tài chính, viễn
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 13
thông, và phát điện và các lĩnh vực bán lẻ để các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và
cạnh tranh hơn. Chính phủ cũng đã theo đuổi các biện pháp cắt giảm chi phí, bao gồm
cắt giảm thuế và tiền lương và cắt giảm tiền thuê, để giảm chi phí kinh doanh tại
Singapore. Chính phủ đang tích cực đàm phán tám hiệp định thương mại tự do (FTA)
với các đối tác kinh tế mới nổi và đã kết luận 18 FTA với nhiều đối tác thương mại
quan trọng của nó, bao gồm cả một với Hoa Kỳ có hiệu lực từ 1 tháng một năm 2004.
Là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore là
một phần của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), và ký kết ASEAN FTA
với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và một thỏa thuận chung với New
Zealand và Úc. Singapore cũng là một bên tham gia Hiệp định Liên minh các chiến
lược đối tác kinh tế, bao gồm Brunei, Chile, và New Zealand. Điều này tạo ra một
môi trường thuận lợi và dễ dàng liên kết với các tổ chức quốc tế nhằm thu hút các
nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Singapore đang có sự chuyển đổi dần trong cơ cấu kinh tế: từ
giảm dần tỷ trọng nhập khẩu hàng thô, sơ chế có nguồn gốc từ nông – lâm – khoáng
sản, những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả, chuyển sang tăng nhanh tỷ trọng nhập
khẩu vật tư đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp nhằm tái tạo, lắp ráp các sản
phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất
khẩu, tái xuất khẩu. Từ sự chuyển đổi trên, muốn tăng xuất khẩu vào thị trường này
các doanh nghiệp phải tự tìm cơ cấu cho riêng mình hoặc là đi vào những phẩm, sản
phẩm hàng hoá tiêu dùng đã qua chế biến, sản phẩm của các ngành công nghiệp
hoặc là đi vào các dạng sản phẩm công nghiệp, kỹ thuật cao như, thiết bị, máy móc,
linh kiện đầu vào mà thị trường đang có nhu cầu.
V. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
Nằm ở vị trí chiến lược là giao lộ của Châu Á, Singapore có một môi trường
công nghệ và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh để phục vụ cho mục tiêu trở thành trung
tâm kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Về cơ sở hạ tầng, Singapore có một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đáp ứng tất
cả nhu cầu kinh doanh và công nghiệp. Singapore có hệ thống giao thông đô thị tiên
tiến nhất thế giới, môi trường nổi tiếng xanh, sạch và đẹp. Chất lượng đường bộ của
đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Singapore là một trong những
quốc gia có hệ thống vận chuyển công cộng với phạm vi hoạt động và tính hiệu quả
cao nhất thế giới. Có tám sân bay tại Singapore, một trong những chính là Sân bay
quốc tế Changi với 80 hãng hàng không quốc tế hoạt động tại đây và điều hành hơn
4.000 chuyến bay mỗi tuần. Có một mạng lưới đường bộ tốt, với một đường đắp cao
nối Singapore với Malaysia. Ngoài ra còn có một dịch vụ xe lửa nối liền Singapore,
Malaysia và Thái Lan, với xe lửa chạy đến Kuala Lumpur, Penang và BangkokViệc đi
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 14
lại giữa các nơi trong thành phố và khu vực ngoại ô hoàn toàn là việc dễ dàng với mức
chi phí khá hợp lý.
Hệ thống viễn thông của Singapore cũng rất xuất sắc. Singapore quốc gia sử
dụng dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Châu Á và là một trong số các quốc gia có mức
kết nối nhiều nhất trên thế giới.Hơn 71% dân số Singapore sử dụng dịch vụ điện thoại
di động và số người sử dụng dịch vụ Internet chiếm khoảng 48% dân số. Gồm có fax,
telex và dịch vụ điện thoại quốc tế kết nối nhanh chóng tới tất cả các quốc gia trên thế
giới. Fax được sử dụng rộng rãi và có sẵn. Người ta ước tính rằng, với điện thoại cố
định và di động, có khoảng 175 điện thoại trên 100 người. Trong năm 2008, có 3,37
triệu người sử dụng Internet.
Cảng Singapore là bận rộn nhất của thế giới về tổng số chuyến và trọng tải vận
chuyển, các thùng chứa, cập cảng khoảng 140.000 tàu mỗi năm . Cảng cũng xây dựng
một trong ba nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất thế giới. Các hoạt động đóng tàu và các cơ
sở sữa chữa tàu thủy với kỹ thuật tiên tiến và hiệu quả nhất của Đông Nam Á. Cơ quan
đăng ký tàu biển Singapore có hơn 3.000 tàu được đăng ký tổng cộng hơn 29 triệu tấn,
và cung cấp các lợi thế về thuế và các ưu đãi tài chính cho các tàu đăng ký tại
Singapore theo chương trình quốc tế được các doanh nghiệp vận chuyển đường biển
chấp thuận. Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án, chương trình ưu đãi Tài chính Hàng
hải, Quỹ hàng hả Clusteri. ..
Hệ thống ngân hàng với hơn 100 ngân hàng trong đó có hơn 40 ngân hàng
liên kết với nước ngoài hoạt động rất hiệu quả. Có 6 Ngân hàng lớn thuộc sở hữu của
ba tập đoàn ngân hàng: DBS Bank Limited, Công ty TNHH Viễn Đông Ngân hàng,
Ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài Corp Ltd, Singapore đảo Ngân hàng, Công ty
TNHH Ngân hàng Hồi giáo Châu Á, và Ngân hàng United Overseas Ltd.
Chính phủ quản lí hầu như tất cả các kênh phát sóng truyền hình trong nước
và tất cả các đài phát thanh. Chỉ có một đài phát thanh, đài BBC World Service, là
hoàn toàn độc lập. Cáp thuê bao có thể truy cập các kênh tin tức nước ngoài rất nhiều.
Các phương tiện truyền thông in được thống trị bởi một công ty có quan hệ gần gũi với
chính phủ. Báo hàng ngày được xuất bản bằng tiếng Anh, Trung Quốc, Mã Lai, và
Tamil.
Mặc dù có nguồn tài nguyên hạn chế nhưng Sigapore đạt được những thành
tựu to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Số lượng bằng sáng chế
của Singapore được đăng ký bởi các công ty, cá nhân và các tổ chức khác tăng điều
đặn từ 572 vào năm 2005 lên 729 năm 2007 và 827 trong năm 2009. Singapore đã và
đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển, với ngân sách chiếm từ 1,9% đến
2,5% GDP trong khoảng từ năm 2000 đến 2007, và đã xây dựng được mối quan hệ
gắn bó giữa giới nghiên cứu học thuật với các doanh nghiệp. Hệ quả là, thành tựu
nghiên cứu của Singapore phần lớn do đóng góp của nghiên cứu ứng dụng và công
nghệ như kỹ thuật và công nghệ nano. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 15
công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp
đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi.
Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.
Singapore đã xây dựng thành công cổng công nghệ thông tin gọi là Portnet, nơi mà
thông tin được quản lý và chia sẻ bởi các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các
nhà giao nhận và cả các cơ quan chính phủ. Đây cũng chính là một trong những kết
quả đã đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có hệ thống logistics tốt
nhất thế giới hiện nay.
Một môi trường công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho bất cứ
nhà đầu tư nào kinh doanh ở Singapore. Việc liên lạc hay giao dịch với các đối tác
ở nước ngoài rất nhanh chóng và tiện ích. Đây cũng là lí do Singapore thu hút được
rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Ngày nay, cả giới kinh doanh lẫn những cư dân
bình thường, đặc biệt là giới trẻ rất thích lựa chọn Singapore làm nơi sinh sống,
học tập và làm việc.
PHẦN II: QUAN HỆ VIỆT NAM – SINGAPORE VÀ LỰA CHỌN
NGÀNH XÂM NHẬP
I – Mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore
1.1 – Quan hệ ngoại giao:
Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Tháng
12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore
tại Hà Nội được thành lập. Từ đó, hợp tác song phương không ngừng phát triển.
1.2 – Quan hệ chính trị:
Trước năm 1979, quan hệ hai nước phát triển tốt, đánh dấu bằng chuyến thăm
chính thức Singapore (16 – 17/1/1978) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; hai bên ra
Tuyên bố chung khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước. Giai đoạn
1979 – 1990, do có vấn đề Cam-pu-chia nên quan hệ hai nước không có tiến triển.
Từ năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và tình hình
khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia năm 1991, cũng như tác
động của chính sách đổi mới của ta, quan hệ hai nước được cải thiện nhanh chóng.
Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên
đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và
Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư
của Singapore ở Đông Nam Á.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 16
Trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải
(3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ
21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác
nhiều mặt giữa hai nước.
Ngày nay,lãnh đạo cấp cao của hai nước thường xuyên có các chuyến thăm lẫn
nhau. Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại và chuyến thăm chính
thức để tìm cách thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia.
1.3 – Quan hệ kinh tế thương mại:
Hai bên đã ký kết được những văn bản sau như Hiệp định hàng hải thương
mại (4/1992); Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992); Hiệp định thương mại
(9/1992); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992); Hiệp định hợp tác
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993); Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần (3/1994); Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994);và một số thoả thuận hợp tác
trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995) và báo chí (01/1996), văn hoá thông tin
(4/1998)...Đặc biệt, quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore đã vươn tới tầm cao mới kể
từ khi hai nước thực hiện Hiệp định Kết nối Việt Nam – Singapore (2006) là chương
trình hợp tác toàn diện tập trung vào 6 nội dung cụ thể, bao gồm: tài chính, giáo dục và
đào tạo, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, đầu tư, thương mại
và dịch vụ. Ngoài ra, hai bên còn trao đổi các biện pháp nhằm mở rộng phạm vi hợp
tác phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia.
1.4 - Triển vọng phát triển kinh tế - thương mại Việt Nam- Singapore trong
những năm tới:
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore trong những năm qua đã đạt được
nhiều thành tựu nổi bật. Hiện nay, Singapore đã trở thành một trong những bạn hàng
lớn nhất của nước ta và Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại
đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Mối quan hệ hữu nghị hợp tác về kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và
Singapore ngày càng lớn mạnh. Việt Nam có thể tìm thấy ở Singapore những sản
phẩm của nghành công nghệ tiên tiến như máy móc, thiết bị, điện tử, linh kiện ô tô, xe
máy đồng thời có thể xuất sang Singapore những mặt hàng là thế mạnh của mình như
hàng nông sản, thuỷ sản, lao động….Hợp tác chặt chẽ với Singapore cũng có nghĩa là
gắn kết chặt chẽ học hỏi được kinh nghiệm quý báu trong quản lý đất nước, phát triển
công nghệ, ứng dụng khoa học và giáo dục hiện đại.
Ngày nay, hai bên nhất trí không ngừng củng cố và phát triển một mối quan
hệ hợp tác toàn diện, lâu dài, bền vững và gắn bó chặt chẽ giữa Việt Nam và
Singapore, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 17
II- Ngành có tiềm năng thâm nhập vào thị trường Singapore
Singapore là một quốc gia đa văn hóa, hài hòa giữa nền văn hóa phương Đông
lẫn phương Tây. Mỗi nền văn hóa khác nhau đều có những nét đặc trưng, đặc biệt là
về phương diện ẩm thực, người Ấn Độ ở Singapore mang đạo Hindu sẽ không ăn thịt
bò, trong khi người Malaysia phần lớn theo đạo Hồi Giáo lại không ăn thịt lợn…Tuy
nhiên, có một loại thức uống rất hợp khẩu vị với nhiều người ở những quốc gia, nền
văn hóa khác nhau, đó là cà phê. Với nhu cầu cà phê của người Singapore và khả năng
đáp ứng cà phê của Việt Nam thì cà phê là một trong những mặt hành tiềm năng có thể
phát triển ở thị trường Singapore.
Thứ nhất, xét về nhu cầu cà phê của người Singapore, đây là một trong những
nước có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á. Diên tích đất nông nghiệp rất ít và tất nhiên
cà phê sẽ không được trồng phổ biến ở Singapore. Để đáp ứng nhu cầu trong nước,
Singapore phải nhập cà phê từ nước ngoài. Nữa đầu niên vụ 2009/2010 Singapore phải
nhập 3 nghìn tấn từ Việt Nam, đến niên vụ 2010/2011 con số này tăng lên 16 nghìn
tấn, tức là sản lượng đã tăng 433%. Nguồn cà phê của Singapore phục vụ vào hai việc
chính là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và tái xuất khẩu sang các nước khác.
Theo báo cáo, trong năm 2010 Singapore là quốc gia đúng thứ 5 trên thế giới về sản
lượng cà phê tái xuất khẩu với 1,5 triệu bao. Đối với nhu cầu trong nước, dù kinh tế có
khó khăn nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê của Singapore cũng không giảm do cà phê đã
trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong nếp sinh hoạt hằng ngày của người
dân nơi đây. Bằng chứng là suốt trong nhiều ngày tại hội chợ ẩm thực quốc tế tại khu
triển lãm Expo của Singapore, quầy hàng cà phê lúc nào cũng có hàng chục người xếp
hàng để chờ thưởng thức hương vị cà phê của Việt Nam. Nhiều quán cà phê lớn nhỏ
có thể dễ dàng được tìm thấy ở đất nước Singapore, người Singapore cũng có thói
quen tụ tập ở các quán cà phê để tán gẫu. Thêm vào đó, mỗi năm Singapore đón
khoảng 6 triệu du khách, chưa kể 27 triệu du khách quá cảnh từ khắp nơi trên thế giới
đến Singapore, nhu cầu về ăn uống cũng tăng cao, trong đó có những du khách đến từ
những quốc gia yêu chuộng cà phê, đây là những khách hàng tiềm năng cho việc tiêu
thụ cà phê tại Singapore.
Thứ hai là xét về khả năng đáp ứng nhu cầu cà phê của Việt Nam. Việt Nam tiếp
tục đứng thứ hai thế giới về sản lượng cà phê trong niên vụ 2010/2011 với tổng sản
lượng là 18.725 nghìn bao. Hiện nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt do biến đổi
khí hậu làm mất mùa ở một số quốc gia, đồng thời cũng đẩy giá cà phê luôn ở xu
hướng tăng. Trong khi đó, những vùng trọng điểm trồng cây cà phê ở Việt Nam đều có
khả năng cho năng suất cao, từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên. Bên cạnh nâng sản lượng
để đáp ứng nhu cầu cà phê hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến khâu
chế biến bằng cách đầu tư các thiết bị tiên tiến, xây dựng và lấp đặt dây chuyền chế
biến hiện đại, tìm nguồn cung đạt tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà
phê, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 18
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VI MÔ NGÀNH CÀ PHÊ TẠI
SINGAPORE
1- Khách hàng
Ta có thể quan tâm tới những yếu tố sau khi xâm nhập thị trường Singapore: nhu
cầu sử dụng cà phê của người dân Singapore với xu hướng xu hướng uống cà phê
theo phong cách phương Tây và lượng khách du lịch tới quốc đảo này. Thêm nữa
là nhu cầu của doanh nghiệp Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam và tái xuất
khẩu ra thị trường thế giới.
a- Đối với nhu cầu uống cà phê tại Singapore
Cơ cầu nhóm tuổi của Singapore
Tỷ lệ Năm 2000 Năm 2010
Dưới 15 tuổi 21,9% 17,4 %
Từ 15 – 24 tuổi 12,2% 13,3%
Từ 25 – 54 tuổi 50,7% 48,4%
Từ 55 tuổi trở lên 14,2% 20,7%
Nguồn: Tổng cục thống kê Singapore,2010
Theo như bảng thống kê ở trên, tỷ lệ người Singapore có độ tuổi từ 25 – 54 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của nước này, con số này chưa kể đến các
du học sinh, các doanh nhân có tuổi đời tương đương nhóm tuổi đang học và làm
việc tại Singapore. Những người thuốc nhóm tuổi này hầu hết đều đã đi làm và
thường có xu hướng họp mặt bàn bè, hay các đối tác kinh doanh…tại các quán nước,
và tất nhiên quán cà phê là một trong những nơi lý tưởng phục vụ cho nhu cầu này.
Ở Singapore có nhiều khu phố ẩm thực, thu hút rất nhiều khách du lịch về đêm và
những quán cà phê đủ loại loại kích thước lớn nhỏ đã góp phần tạo nên sự đa dạng
cho khẩu vị của khách hàng.
Như vậy ta có thể thấy cùng với việc không ngừng mở rộng loại hình kinh doanh
dạng quán cà phê để phục vụ cho dân địa phương và khách du lịch đồng nghĩa với
nhu cầu cà phê là rất lớn. Hơn nữa, xu hướng uống cà phê hiện nay ở Singapore
theo phong cách phương Tây, uống cà phê xay ngay tại chỗ thì sản phẩm cà phê hạt
ở thị trường này có tiềm năng hơn hết.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 19
b- Khách hàng là doanh nghiệp thu mua cà phê và tái xuất khẩu.
Hiện nay Singapore là quốc gia đứng thứ 5 thế giớ về tái xuất khẩu cà phê,
như vậy ta cần quan tâm tới đối tượng khách hàng này.
2- Nhà cung ứng
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Sản phẩm chúng ta đi xuất
khẩu đa phần là cà phê vối robusta, và một lượng nhỏ là Arabica. Khoảng 85 – 90%
diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10 – 15% còn lại do
các nông trường nhà nước khai thác. Diện tích gieo trồng cà phê theo các niên vụ có xu
tăng nhưng chậm trong thời gian từ 2008 đến 2011, trong niên vụ 2009/2010 nguồn
cung cà phê của Việt Nam đạt 19.731 nghìn bao, niên vụ 2010/2011 tạo ra nguồn cung
khoảng 20.588 nghìn bao.
Đứng trước thực trạng trên, để đảm bảo nguồn cung cho mình, doanh nghiệp cần
chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung. Với việc phần lớn diện tích cà phê do
người dân trồng, cộng vào đó yêu cầu về tiêu chuẩn đối với thị trường Singapore nói
riêng và thế giới nói chung là rất khắt khe, doanh nghiệp nên hỗ trợ nông dân về kĩ
thuật cũng như nguồn vốn và các yếu tố cần thiết khác.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 20
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 21
3- Đối thủ cạnh tranh
Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn cà phê tập trung vào 4 khu
vực lớn là Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Các nước Châu Á tham gia
thị trường cà phê thế giới gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Là nước xuất
khẩu cà phê lớn, cà phê Việt Nam có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó,
Singapore là một trong những thị trường tiềm năng. Một thị trường tiềm năng tất nhiên
cũng chứa đựng nhiều mối lo ngại, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày
nay, và một trong những mối lo ngại đó là số lượng đối thủ cạnh tranh đang ngày càng
gia tăng, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Những nước xuất khẩu café đều có lợi thế riêng nên đều gây ra áp lực đối với
ngành xuất khẩu café Việt Nam. Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Niên
vụ 2008/2009 tổng sản lượng xuất khẩu cà phê đạt được là 31,4 triệu bao tăng so với
mức 27,4 triệu bao niên vụ trước. Con số này đã phá vỡ kỷ lục sản lượng 29,5 triệu
bao niên vụ 2002/2003. 85% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Brazil thuộc loại arabica
là loại cà phê chất lượng tốt và có mức giá cao trên thị trường, 11% là cà phê hòa tan,
còn lại là loại robusta. Brazil có lợi thế về diện tích và sản lượng sản xuất cà phê
nhưng lại có khoản cách địa lý khá xa Singapore so với Việt Nam và Indonesia.
Một đối thủ khác mà ngành cà phê Việt Nam cần chú ý là Indonesia – một
quốc gia thuộc Đông Nam Á, rất gần với Singapore và khẩu vị tiêu dùng cà phê cũng
có nhiều điểm tương đồng. Indonesia là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ tư thế giới sau
Brazil, Việt Nam và Columbia. Với diện tích lên đến 1,3 triệu ha trồng cà phê nhưng
năm 2009 Indonesia chỉ sản xuất được 689 tấn cà phê. Đến năm 2010, riêng cà phê
hạt Indonesia đã xuất khẩu 350.000 tấn trị giá 795,5 triệu USD, trong đó có 280.000
tấn cà phê robusta trị giá 504,4 triệu USD và 56.000 tấn cà phê arabica trị giá 224,1
triệu USD. Trong số các đồn điền trồng cà phê ở Indonesia, 96 % do nông dân canh
tác, nhà nước chỉ kiểm soát 2% và phần còn lại thuộc về các công ty tư nhân. Do đồn
điền chủ yếu do nông dân quản lý, thương canh tác theo phương pháp truyền thống
nên sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Bù lại diện tích đất trồng cà
phê rộng lớn và nguồn nhân lực dồi dào đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho
Indonesia trên thị trường xuất khẩu cà phê.
Ngoài ra phải kể đến Colombia là nước sản xuất arabica chất lượng cao lớn
nhất thế giới, có thể cạnh tranh với Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường
Singapore.
Muốn giành thắng lợi trong cuộc chơi với các doanh nghiệp nước ngoài thì
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê trong nước buộc phải nâng cao năng
lực hoạt động, đổi mới phương thức kinh doanh và tích cực bảo vệ quyền lợi chính
đáng của nông dân cũng như bảo vệ thương hiệu cà phê Việt…Việt Nam cần tập trung
đủ nguồn lực nội tại để tự tin bước ra nước ngoài cạnh tranh với những thương hiệu cà
phê đã trở nên quá nổi tiếng và quen thuộc với phong cách công nghiệp tại Singapore.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 22
4- Pháp lý
4. 1 – Về phía Việt Nam
Theo kế hoạch được Bộ duyệt, ban kỹ thuật về tiêu chuẩn cà phê
(TCVN/TC/F16) mà Hiệp hội là cơ quan chủ trì đã hoàn thành việc soát xét một số
tiêu chuẩn nhà nước về cà phê và được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trình
lên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xét duyệt. Ngày 05/11/2001, Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có quyết định số 57/2001/QĐ-KHCNMT
ban hành 5 bản tiêu chuẩn về cà phê đó là:
• TCVN 4193:2005: Cà phê nhân- yêu cầu kỹ thuật (Soát xét lần 3 – Thay thế
TCVN 4193: 2001)
• TCVN 4334:2001: Cà phê và các sản phẩm của cà phê-Thuật ngữ và định
nghĩa (ISO 3509 -1989) (Soát xét lần 1-Thay thế TCVN 4334-86)
• TCVN 4807:2001: Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng
tay (ISO4150-1991) (Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89)
• TCVN 6928:2001: Cà phê nhân – Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC
(ISO 6673-1983)
• TCVN 6929:2001: Cà phê nhân-Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy
định (ISO 9116-1992)
Trong số 5 tiêu chuẩn trên thì TCVN 4193:2005 có những thay đổi cơ bản
trong xếp hạng cà phê, từ chỗ căn cứ vào một vài chỉ tiêu đơn giản chuyển sang xếp
hạng theo phương pháp tính số lỗi trong một mẫu cà phê nhân. Ngày nay, Tiêu chuẩn
TCVN 4193:2005 được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà
phê hiện nay của thế giới và được Tổ chức Cà phê thế quốc tế (ICO) xem như một tiêu
chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới.
Những qui định cơ bản của bộ tiêu chuẩn TCVN 4193 – 2005:
Bảng 1 - Phân hạng chất lượng cà phê nhân
Cà phê chè Cà phê vối
Hạng đặc biệt Hạng đặc biệt
Hạng 1 Hạng 1:
1a
1b
Hạng 2 Hạng 2:
2a
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 23
2b
2c
Hạng 3 Hạng 3
Hạng 4 -
Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân.
Mùi: Mùi đặc trưng của lừng loại cà phê nhân, không có mùi lạ.
Độ ẩm: Nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %.
Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại, được qui định trong bảng 2.
Bảng 2 - Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê
Loại cà
phê
Hạng đặc biệt và
hạng 1
Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4
Cà phê chè Không được lẫn R
và C
Được lẫn R: ≤
1% và C: ≤ 0,5%
Được lẫn R: ≤
5% và C: ≤ 1%
Được lẫn R: ≤
5% và C: ≤ 1%
Cà phê vối Được lẫn C: ≤
0,5% và A: ≤ 3%
Được lẫn C: ≤
1% và A: ≤ 5%
Được lẫn C: ≤
5% và A: ≤ 5%
-
Chú thích:
- A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít (Chari).
- % tính theo phần trăm khối lượng
Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê, được quy định
trong bảng 3 và xem phụ lục A về trị số lỗi quy định cho từng loại khuyết tật.
Bảng 3 - Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê
Hạng chất lượng Mức tối đa
(trong 300 g mẫu)
Cà phê chè Cà phê vối
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 24
Hạng đặc biệt 15 30
Hạng 1:
1a
1b
30
-
-
60
90
Hạng 2:
2a
2b
2c
60
-
-
-
120
150
200
Hạng 3 120 250
Hạng 4 150 -
Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn, được qui
định trong bảng 4 và kích thước lỗ sàng theo phụ lục B.
Bảng 4 - Tỷ lệ khối tượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn
Hạng chất lượng Cỡ sàng Tỷ lệ tối thiểu
(%) Cà phê chè Cà phê vối
Hạng đặc biệt No18/No16 No18/No16 90/10
Hạng 1 No16/No14
No16/No 12 2
1
90/10
Hạng 2
No 12 2
1
/No12 No12 2
1
/No12
90/10
Hạng 3 và 4 No12/No10 No12/No10 90/10
4.2 – Về phía Singapore
Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ. Xuất
nhập khẩu tại thị trường Singapore cần phải có đầy đủ các chứng từ sau: hóa đơn
thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập
khẩu...); các loại thực phẩm qua chiếu xạ cần phải có các chứng từ bổ sung; các nhà
nhập khẩu nếu muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan thì cần phải có giấy chứng nhận
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 25
xuất xứ hàng hóa. Trước tiên các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu
qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập
bất kì một loại hàng hóa nào và các nhà xuất khẩu phải in giấy phép đó ra. Việc nộp
thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế hải quan và các phí khác sẽ được tự động khấu
trừ vào tài khoản của thương nhân đó tại ngân hàng. Thông thường,thời gian làm một
thủ tục xin giấy phép qua TradeNet chỉ mất khoảng 10 phút. Tuy nhiên đối với các
hàng nhập khẩu có giấy phép tạm nhập ATA thì không cần phải có giấy phép nhập
khẩu. Singapore chưa áp đặt các loại sản phẩm nhập khẩu vào Singapore phải đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP, tiêu chuẩn
quản lý môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000...tuy nhiên
Chính phủ Singapore đang khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
HACCP.
Vì vậy, đối với cà phê của Việt Nam nhập khẩu vào Singapore cần phải có giấy
kiểm định chất lượng của cơ quan kiểm định Việt Nam và giấy chứng nhận An toàn vệ
sinh thực phẩm của cơ quan Thú y và Thực phẩm nông nghiệp Singapore (AVA). Sau
khi đã đạt tiêu chuẩn về nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cà phê Việt Nam sẽ được
cấp giấy phép chứng nhận hàng hóa (CCP) của Cục Hải quan Singapore. Giấy chứng
nhận CCP có hiệu lực trong hai tuần và mức phí là 11 đô Singapore cho mỗi lô hàng.
Mức phí mỗi lần cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm là 15 đô Singapore,
mỗi lần xác nhận lại giấy chứng nhận này là 12 đô Singapore.
PHẦN IV: NHỮNG PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG DÀNH CHO NGÀNH CÀ PHÊ TẠI SINGAPORE
I. CÁC PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP
1- Xuất khẩu (Exporting)
Phương thức xuất khẩu có tác dụng quan trọng đối với tiếp thị quốc tế. Khi lựa
chọn phương thức xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải xem xét sự giống nhau giữa thị
trường nước ngoài và thị trường trong nước, những công việc cần thiết, biểu thuế và
việc giao hàng, các đòi hỏi về lịch trình, thời gian tiến hành các công việc có liên quan,
hiểu biết về hàng hoá và lợi thế cạnh tranh.
Có 2 hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
+ Xuất khẩu trực tiếp:bán cho khách hàng ở nước khác: nhà phân phối (distributer) ,
đại lý (agent).Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các
sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những
doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có
kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh
nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi
nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 26
khách hàng … Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt
kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức
này không phải là ít.
+Xuất khẩu gián tiếp: Thông qua nhà phân phối hoặc xuất xuất khẩu ở chính
quốc.Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra
nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng
xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với
các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen
biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Thuận lợi:
Vốn và chi phí ban đầu thấp
Thu thập kinh nghiệm, kiến thức
Đạt hiệu quả về qui mô
Khó khăn:
Phí vận chuyển cao
Hàng rào thương mại
Vấn đề với đại lý đặc quyền
2- Liên minh chiến lược (STRATEGIC ALLIANCES).
a- Thuận lợi:
Liên minh chiến lược được xem như là một hình thức liên doanh có hiệu quả
giữa các công ty hiện tại và tương lai về một số hoạt động nhất định. Liên minh giúp
khắc phục điểm yếu của công ty, làm tăng lợi thế cạnh tranh.
Khi xâm nhập thị trường nước ngoài liên mình chiến lược giúp cho việc xâm
nhập dễ dàng hơn, nhanh chóng và giảm được chi phí đầu tư.
Liên doanh tạo ra cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động nhanh chóng, phát triển quy
mô kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ muốn tăng trưởng thích thành lập liên minh vì chúng có
thể tạo điều kiện tiếp cận công nghệ, kỹ năng, marketing, sản xuất, phân phối và các
năng lực khác một cách nhanh chóng và không tốn kém. Các nghiên cứu cho thấy các
doanh nghiệp tham gia liên minh tăng trưởng nhanh hơn, tăng năng suất nhanh hơn và
có doanh thu cao hơn những doanh nghiệp chỉ hoạt động độc lập.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 27
b- Khó khăn:
Phải chia sẽ lợi nhuận với các thành viên trong liên minh dễ dẫn đến mâu thuẫn
về quyền lợi, bất đồng ý kiến và có thể dẫn đến tan rã liên minh.
Việc phải hợp tác với nhau dẫn đến biết được những điểm yếu điểm mạnh của
nhau sẽ là nguy cơ tạo nên các đối thủ cạnh tranh mới.
Chính vì thế một liên minh hiểu quả nên cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước
khi bắt đầu.
3. Liên doanh (JOINT VENTURES).
a- Thuận lợi:
Có nhiều lợi ích từ đối tác địa phương, có thể xâm nhập thị trường dễ dàng và sát
với thị hiếu người tiêu dùng Singapore hơn do những hiểu biết về văn hóa, xã hội, con
người, phong tục tập quán, ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc với người bản xứ do đối
tác hỗ trợ trực tiếp. Không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu. Ngoài ra
văn hóa Singapore còn mang màu sắc văn hóa phương Đông, có nhiều đặc điểm gần
gũi Việt Nam thuận lợi cho việc liên doanh, hợp tác làm ăn.
Chi phí mở cửa hàng, xâm nhập thị trường và phát triển tại thị trường Singapore
thường khá cao trong khi phần đông các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, liên
doanh giúp chia sẻ chi phí và các rủi ro khi kinh doanh tại thị trường địa phương. Hình
thức liên doanh khá có lợi vì các đối thủ cạnh tranh ta là phần lớn là ở các nước công
nghiệp, hoặc nước có tốc độ phát triển cao, thường mạnh về vốn, công nghệ, trình độ
quản lý nên việc xâm nhập thị trường của ta cần nhiều sự chia sẻ kinh nghiệm tại địa
phương.
b- Khó khăn:
Tỷ lệ vốn góp có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp quyền kiểm soát giữa các
công ty đầu tư nếu mục tiêu của đối tác địa phương thay đổi, hoặc trong trường hợp
đưa ra ý kiến khác về chiến lược công ty. Nhiều nghiên cứu cho thấy mâu thuẫn về
chiến lược và mục tiêu thường nảy sinh trong liên doanh, và thường dẫn đến chấm dứt
liên doanh đặc biệt là khi liên doanh giữa các công ty khác quốc gia.
Đặc biệt có thể gặp rủi ro bị thâu tóm hoặc đầy ra ngoài liên doanh khi việc kinh
doanh ngày càng có hiệu quả và cần phải có những chiến lược hợp lý trong từng bước
liên doanh ở mỗi giai đoạn.
II. PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG
SINGAPORE HIỆN NAY. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN.
Trên thực tế, doanh nghiệp nước ta đa phần là vừa và nhỏ, đối với mặt hàng cà
phê chúng ta có hai đại gia là Trung Nguyên và Vinacaphe. Sản phẩm của họ khi đưa
sang Singapore đều là và phê hòa tan và tới thời điểm này họ vẫn chưa đưa xuất khẩu
trực tiếp sản phẩm cà phê hạt qua đây. Tuy, đảo quốc sư tử là quốc gia tự do thương
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 28
mại vào bậc nhất thế giới nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt.
Doanh nghiệp nước ta tới thời điểm hiện tại không thể chọn những phương thức như
xuất khẩu trực tiếp, liên doanh hay nhượng quyền. Hình thức dạng hợp đồng thương
mại xem ra là hợp lí với 4 con đường xâm nhập dưới đây.
Có 4 con đường để đưa sản phẩm cà phê hạt sang Singapore.
- Trực tiếp bán sản phẩm cho công ty Singapore ở Việt Nam
- Bán sản phẩm cho công ty trung gian mua hàng hóa quốc tế.
- Mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch SICOM
- Dựa trên giá cả tại thị trường NewYork và LonDon, bán hàng hóa qua kênh
Xúc Tiến Thương Mại.
Trong đó, phương thức mua bán trên sàn SICOM là hợp lí hơn cả
Sicom là sàn giao dịch hàng hóa, thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán
Singapore (SGX), là thị trường giao dịch quản lý bởi chính phủ Singapore. Các mặt
hàng đã được giao dịch trên Sicom gồm có cao su, vàng và sắp đến là cà phê Robusta.
Tại sao nên chọn sàn giao dịch SINCOM? Có hai lí do chính : thứ nhất là múi
giờ chênh nhau không nhiều nên thời gian giao nhận hàng bảo đảm hơn và thứ hai là
chất lượng cà phê tuân theo chuẩn châu Á sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp Việt. Thêm vào
đó sàn giao dịch phản ánh đúng mức giá của châu Á; doanh nghiệp có thể giao hàng
thực tế tại kho của SICOM ở TP.HCM. Nếu hàng hóa gặp lỗi hoặc bị trả về, doanh
nghiệp sẽ xử lý và ứng phó nhanh hơn so với khi giao hàng tại các nước châu Âu. Lợi
thế thứ 2 dẫn đến lợi thế thứ 3 là giảm chi phí lưu kho và vận chuyển
Bên cạnh đó, giao dịch trên sàn ở châu Á sẽ phản ánh đúng hơn mức giá của cà phê
các nước vì sử dụng chuẩn chất lượng cà phê châu Á như của Việt Nam, Indonesia.
Trong khi chuẩn chất lượng cà phê Robusta trên sàn Liffe cao hơn của Việt Nam nên
các doanh nghiệp vẫn thường phải ký hợp đồng với giá trừ lùi.
Một số qui tắc khi doanh nghiệp muốn giao dịch trên sàn SICOM
Tóm tắt quy định hợp đồng
Quy định Cà phê Robusta trên Sicom
Nguồn gốc
cà phê Robusta do doanh nghiệp cung
cấp, sẵn sàng xuất đến địa điểm bất kỳ
đã thỏa thuận
Quy mô hợp đồng lô 5 tấn
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 29
Đơn vị giá đô la Mỹ
Thời gian hợp
đồng, tính theo
tháng
6 tháng liên tiếp
Giờ giao dịch (giờ
Singapore)
Đăng ký giao dịch : 07-09h45 ; 12-
15h45
Giao dịch điện tử : 10-12h (phiên
sáng); 16-22h (phiên chiều)
Ngày giao dịch
cuối
ngày thứ 15 dương lịch của tháng giao
hàng
Ngày chốt giá 4 ngày sau ngày giao dịch cuối
Hóa đơn kho hàng
Hóa đơn xuất bởi Quản lý kho được
Sicom chấp nhận ở Việt Nam (*) và
Singapore
Chất lượng
Robusta loại hảo hạng, gồm loại 1 và
loại 2
(*) Công ty Steinweg Warehousing Vietnam,huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và ICD
Biên Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Ta dễ dàng nhận thấy, việc giao dịch trên sàn là phương án tối ưu cho doanh nghiệp
Việt Nam khi đưa sản phẩm cà phê hạt ra thị trường Sinapore. Chỉ cần đáp ứng những
qui định trên đảm bảo nguồn cung ứng, nhanh nhạy trên thị trường chứng khoán là
khả năng thành công rất cao.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 30
KẾT LUẬN
Từ việc phân tích các yếu tô vĩ mô ta có thể thấy, đảo quốc sư tử là một thiên
đường để bất cứ ai đủ mạnh có thể hái ra tiền nơi đây. Đối với Việt Nam, chúng
ta đa phần chưa đủ mạnh, chính vì vậy khi xâm nhập thị trương
" Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về môi trường vĩ mô của Singapore. Ta
có thể thấy, nhu cầu về cà hạt ở thị trường này sẽ không ngừng tăng lên. Có rất
nhiều phương thức xâm nhập khi hướng tới thị trường này như xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, liên doanh, nhượng quyền.... tuy nhiên phương thức
bán trực tiếp trên sàn SICOM là thuận lợi nhất. Với phương thức này, các
doanh nghiệp sẽ ít gặp các vấn đề liên qua tới thủ tục, hơn nữa khi sàn giao dịch
đã là một kênh trung gian thì các doanh nghiệp sẽ ở thế cân bằng hơn và không
có hiện tượng bị ép giá. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn đòi hỏi chúng ta cần
có kiến thức nền về sàn giao dịch chứng khoán, hơn nữa luôn nhanh nhạy với
thị trường để không những đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài mà còn mang lại
giá trị cao
Hiện nay, có nhiều bài báo nói về hiện tượng đẩy giá hay ép giá trên sàn SICOM do
nhà đầu cơ, nguyên nhân làm cho sàn này hoạt động không hiệu quả đối với sản phẩm
cà phê. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng như ban điều hành sàn giao dịch sẽ có
phương pháp thích hợp để ngăn chặn hiện tượng này.
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
Trang 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
A%ADt_B%E1%BA%A3n
2.
3.
4.
5.
6.
7. Bài viết: “mua lại và sát nhập: có thể là hình thức cho các công ty việt nam
muốn đầu tư ra nước ngoài?” của NGUYỄN THỊ THUỶ Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng.
8.
9.
10. www.thptluongvanchanhpy.edu.vn/Tin.../con_nguoi_Nhat_ban.doc
11.
12.
13.
nhat-ban.aspx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI LUẬN ĐỀ TÀI - CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG SINGAPORE.pdf