Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoài quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chi trả cổ tức là một trong 3 quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm một mục đích nhất quán là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích của cổ đông. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty cổ phần hầu như đều chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong việc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Việc chi trả cổ tức còn mang nặng tính đối phó và phục vụ mục đích trước mắt chứ chưa có một chiến lược dài hạn và hợp lý. Một trong các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp là các ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập. Thị trường chứng khoán đang quan tâm đến Luật thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2009 và các tác động của nó đến việc ra quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Trong điều kiện Nhà nước thu thuế trên thu nhập từ chứng khoán, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là áp dụng chính sách cổ tức như thế nào là có lợi nhất cho cổ đông và sự phát triển của công ty. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng còn một số quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 là chưa hợp lý, cần hoạn thiện, bổ sung để tạo nên sự hỗ trợ pháp lý cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu lý luận tổng quan về chính sách cổ tức của công ty cổ phần, các tranh luận về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, các chính sách cổ tức trong thực tiễn của các công ty trên thế giới. Phân tích chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập hiện nay ở Việt Nam đến việc quyết định chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết. Đề xuất chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn hiên nay. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phân tích trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, thống nhất và logic. Đề tài cũng dùng các công cụ toán học để so sánh, thống kê và xử lý dữ liệu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay và tác động của chính sách thuế của Chính phủ đối với việc quyết định chính sách cổ tức cho các công ty này. IV. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức Chương 1 trình bày tổng quát về cổ tức cũng như chính sách cổ tức như các khái niệm, các phương thức, các chính sách cổ tức, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức; tóm tắt quan điểm của lý thuyết M&M về chính sách cổ tức và xem xét một số kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Chương I cũng giới thiệu một số mô hình lý thuyết đề cập đến tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Chương này tập trung phân tích chính sách cổ tức trong thực tiễn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua; phân tích các yếu tố tác động đến việc ra quyết định cổ tức trong thực tế tại Việt Nam, đặt biệt là tác động của thuế thu nhập. Chương 3: Lựa chọn chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập Chương này giới thiệu một số phương thức chi trả cổ tức hiện ít được sử dụng tại Việt Nam và phân tích, định hướng quy trình ra quyết định cổ tức cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3 cũng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập của nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán, doanh nghiệp và nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. MỤC LỤC CHI TIẾT CHƯƠNG 1: .1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC: 1 1.1.1 Khái niệm: . 1 1.1.2 Các chính sách chi trả cổ tức: . 1 1.1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: 1 1.1.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: .2 1.1.2.3 Chính sách chi trả cổ tức khác: 4 1.1.3 Đo lường chính sách cổ tức: . 4 1.1.3.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức : .4 1.1.3.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield): 5 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức: . 5 1.1.4.1 Các hạn chế pháp lý: 5 1.1.4.2 Các ảnh hưởng của thuế : .6 1.1.4.3 Nhu cầu thanh khoản: .6 1.1.4.4 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn: 6 1.1.4.5 Tính ổn định của lợi nhuận: .6 1.1.4.6 Các cơ hội tăng trưởng vốn: .6 1.1.4.7 Lạm phát: 7 1.1.4.8 Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) 7 1.1.4.9 Bảo vệ chống loãng giá 7 1.1.5 Lý thuyết MM về chính sách cổ tức : . 7 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP 9 1.2.1 Các mô hình đánh giá tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: 9 1.2.2 Sự phù hợp của 3 mô hình với thực tiễn: 11 1.3 KINH NGHIỆM CHI TRẢ CỔ TỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 13 1.3.1 Xu hướng chi trả cổ tức ở một số nước phát triển 13 1.3.1.1 Cổ tức thường đi đôi với lợi nhuận 13 1.3.1.2 Cổ tức thường ổn định 14 1.3.1.3 Cổ tức ít biến động hơn lợi nhuận 15 1.3.1.4 Chính sách cổ tức của một công ty có xu hướng tùy thuộc vào vòng đời của công ty: 16 1.3.1.5 Chính sách cổ tức khác nhau giữa các quốc gia .17 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 18 CHƯƠNG 2: .20 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY .20 2.1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRƯỚC THUẾ THU NHẬP 20 2.1.1 Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tại Việt Nam trong thời gian qua 20 2.1.1.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 20 2.1.1.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 24 2.1.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua . 34 2.1.2.1 Tổng quan về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua 34 2.1.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần 41 2.1.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành 41 2.1.3.1 Ngành ngân hàng 42 2.1.3.2 Ngành may mặc 43 2.1.3.3 Ngành thực phẩm - đồ uống .44 2.1.3.4 Ngành bất động sản: .46 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC 47 2.2.1 Hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam . 47 2.2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 47 2.2.1.2 Thuế thu nhập cá nhân .48 2.2.2 Tác động của thuế thu nhập đến chính sách chi trà cổ tức: . 50 2.2.3 Thuế và chi phí đại diện: . 58 2.2.4 Thuế và cổ đông lớn: 61 CHƯƠNG 3: .64 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHÙ HỢP TRONG 64 MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP 64 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI RA QUYẾT ĐỊNH CỔ TỨC 64 3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC . 66 3.2.1 Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt 66 3.2.2 Trả cổ tức bằng cổ phiếu . 68 3.2.3 Mua lại cổ phần 69 3.2.4 Thưởng bằng cổ phiếu quỹ . 70 3.2.5 Dùng lợi nhuận để phát hành cổ phiếu thưởng 71 3.2.6 Chia nhỏ cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu 72 3.3 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP 73 3.3.1 Phân tích chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập 73 3.3.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế thu nhập 75 3.3.2.1 Về chính sách thuế TNDN .76 3.3.2.2 Về chính sách thuế TNCN .77 Cổ tức trả bằng tiền mặt 83 Cổ tức trả bằng tài sản .86 Tham khảo vài số liệu cổ tức trên giới 90 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

pdf100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp đang cần huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nhiều năm. - Nhà nước cần có chính sách tiền tệ hợp lý để giảm lãi suất huy động tiền gửi xuống thấp và phấn đấu cho bằng lãi suất huy động của các nước khu vực. Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức phi vật chất. Nhà nước cần có giải pháp chống đầu cơ bất động sản nhằm tránh chôn vốn vì đầu cơ... hướng mọi luồng vốn nhàn rỗi vào thị trường vốn. Điều chỉnh phương thức đánh thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán (phương thức này chỉ được áp dụng khi thị trường chứng khoán đã phát triển) theo hướng: thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp (Luật thuế Thu nhập hiện hành chưa tính đến việc đánh thuế cổ tức cho mọi đối tượng đầu tư). Đi đôi với việc áp dụng thuế cổ tức, cần 66 phải giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở phương diện công ty cổ phần và nhà đầu tư để hướng nguồn vốn vào thị trường chứng khoán, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp tái đầu tư. Để có thể tiến tới việc trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách hiệu quả, bước đầu Nhà nước nên có chính sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần cổ tức được tái đầu tư (không chia cho cổ đông) nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai đoạn tối thiểu. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các định chế tạo tập thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, nhằm huy động vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Hành động chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp nhưng không bị xử lý - Luật hiện hành chưa qui định chế tài để xử lý Ban quản lý và Hội đồng quản trị các doanh nghiệp này. Việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. 3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC 3.2.1 Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng và có thể được xem là phương thức chi trả cổ tức cơ bản (hầu như 100% công ty trên thị trường đều lựa chọn hình thức này). Bởi vì xét về mặt bản chất, khi nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua cổ phiếu với kỳ vọng thu được số tiền lớn hơn trong tương lai, mà cổ tức là một nguồn tiền được trả từ công ty khi công ty có lợi nhuận, và được xem như một phần thưởng cho sự tin tưởng của nhà đầu tư khi nhà đầu tư vào công ty. Chính vì vậy, phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt có lẽ được xem xét đầu tiên:  Ưu điểm: - Đáp ứng được đại bộ phận cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân (do hành vi sợ rủi ro: rủi ro lạm phát, lãi suất, rủi ro không kiểm soát được,… nên các nhà đầu tư thường có sở thích nhận ngay một lượng cổ tức bằng tiền mặt hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập trong tương lai không chắc chắn). Do đó, cổ phiếu công ty sẽ thu hút được sự 67 quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là với các công ty chi trả một lượng cổ tức bằng tiền mặt ổn định qua các năm. - Phát tín hiệu tốt đến thị trường. Ta thấy các công ty muốn duy trì được một lượng trả cổ tức bằng tiền mặt thì phải duy trì được một mức khả năng thanh toán nhất định và phải đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định nhằm cân bằng giữa việc chi trả cổ tức và giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Do đó, thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn thì các công ty còn cho các nhà đầu tư thấy rằng tình hình hoạt động của công ty vẫn thuận lợi. - Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao có mặt tích cực là tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn; đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém.  Nhược điểm: - Vốn tích lũy bị giảm và về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông. Ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Về bản chất thì chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra; do đó, sẽ làm ảnh tới lượng tiền mặt của công ty. Tốc độ đầu tư các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng (về số lượng dự án cần triển khai ngay). Ta thấy việc giải ngân các dự án đầu tư theo từng giai đoạn, có những lúc không cần tiền nhưng có những lúc lại rất cấp bách. Còn việc chi trả cổ tức lại dựa vào bản báo cáo tài chính mang tính thời điểm. Vì vậy, nhiều lúc việc chi trả cổ tức không lường trước được những nhu cầu vốn của các dự án đầu tư; làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiến độ chung của các dự án. - Có thể tăng các khoản vay ngân hàng. Bởi lẽ, khi chi các dòng tiền đi ra để chi trả cổ tức, nhưng nếu có một dự án mới phát sinh hoặc các khoản thanh toán bất thường trong khi thị trường lại không tốt cho việc phát hành cổ phiếu mới thì việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng là một lựa chọn của các công ty. Và như vậy tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế. - Có thể làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn. Làm hạn chế việc tích luỹ nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Doanh nghiệp càng lớn thì tổng số tiền thanh toán cổ tức càng lớn, hiện số doanh nghiệp hàng năm thanh toán cổ tức trên 50 tỷ đồng/năm ngày càng tăng lên, đây là số tiền không nhỏ nếu như có biện pháp thích hợp để chuyển lượng vốn này tái đầu tư thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Thậm chí, do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một 68 số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Hành động chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp nhưng không bị xử lý - Luật hiện hành chưa qui định chế tài để xử lý Ban quản lý và Hội đồng quản trị các doanh nghiệp này. 3.2.2 Trả cổ tức bằng cổ phiếu Đây là hình thức kết hợp của việc phân chia lợi nhuận với việc huy động vốn của công ty. Tuy công ty không nhận được cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại nhận được cổ phiếu; do đó, nhà đầu tư sẽ thu được lãi vốn trong tương lai. Trong thời gian đầu mới hoạt động, trên thị trường chứng khoán chỉ có hai loại cổ phiếu là REE và SAM, hình thức chi trả cổ tức duy nhất là trả bằng tiền mặt. Năm 2004, công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (mã chứng khoán – GMD) và công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bắt đầu áp dụng trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có rất nhiều công ty lựa chọn phương thức này. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thường ở tỷ lệ cao (cao hơn trả cổ tức bằng tiền mặt); thậm chí có nơi rất cao như công ty cổ phần cao su Hòa Bình – HRC (80%), Gemadept– GMD (66%), REE (50%), …  Ưu điểm: - Hạn chế lượng tiền mặt đi ra khỏi doanh nghiệp; đồng thời, các nhà đầu tư cũng nhận được cổ tức bằng cách chuyển hóa phần lợi nhuận giữ lại sang vốn góp cổ phần. Qua đó, gia tăng việc tái đầu tư, khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất đem lại lợi tức thu nhập cao hơn trước. - Trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho cổ tức bằng tiền mặt trong trường hợp công ty có nhiều cơ hội thì sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của công ty; từ đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức và làm giá cổ phiếu tăng lên. Khắc phục giới hạn của công cụ vay nợ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi công ty tăng trưởng thì công ty có thể phải đi vay để mở rộng sản xuất, đầu tư mới do thâm hụt tiền mặt. Nhưng số nợ vay sẽ bị giới hạn vì chủ nợ sẽ thấy rủi ro ngày càng lớn. Lúc đó, công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để vừa tăng cường giữ lại lợi nhuận, giữ hình ảnh tốt đẹp về sự tăng trưởng bền vững vừa không làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu do phải cắt giảm cổ phiếu bằng tiền mặt. - Giảm bớt chi phí so với việc phát hành cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài 69 trợ tiền mặt sẽ có lợi hơn nhiều so với hình thức phát hành cổ phiếu mới vì không phải mất chi phí phát hành.  Nhược điểm: - Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên; do đó, có thể làm giá cổ phiếu bị giảm do các chỉ số tài chính như EPS sẽ giảm trong ngắn hạn. Tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Bởi vì, khi số lượng cổ phiếu tăng lên thì để đảm bảo một tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ổn định qua các năm thì công ty cần phải có một mức lợi nhuận cao hơn. - Khó duy trì thường xuyên vì sẽ làm loãng giá cổ phiếu. Hiện tại, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu chưa diễn ra thường xuyên và liên tục trong nhiều năm, mà thường diễn ra lẻ tẻ và đi thường đi kèm với việc trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn ở mức cao. Việc trả cổ phiếu thưởng thường ở tỷ lệ rất cao, phổ biến ở mức từ 30%/- 100% /vốn điều lệ và sau đó tiếp tục chính sách trả bằng tiền mặt ở mức cao. Nếu làm như vậy thì sẽ khó áp dụng phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách liên tục. - Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc công ty phải sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả. Đó là chưa kể nếu chi ở tỷ lệ cao như vậy thì công ty sẽ khó áp dụng một cách liên tục, nhất quán trong nhiều năm. - Do đó, mặc dù việc chuyển từ trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt sang trả một phần bằng cổ phiếu là rất phù hợp trong thời điểm này nhưng các công ty không nên chỉ vì thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mà cần phải có chiến lược phát triển kinh doanh trong dài hạn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn huy động một cách tốt nhất. - Trả cổ tức bằng cổ phiếu nên áp dụng như thế nào? - Doanh nghiệp cần huy động nhiều vốn để thực hiện các dự án đầu tư thì nên vận dụng cách thức trả cổ tức bằng cổ phiếu diễn ra liên tục hoặc vài năm, có thể định kỳ 1 năm 2 lần hoặc 1 năm 1 lần, trong trường hợp này không nên trả cổ tức bằng tiền mặt nữa. - Mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hàng năm nên dao động trong khoảng từ 10%- 15%/năm (mức cổ tức tiền mặt phổ biến hiện nay), đây là mức hợp lý đủ để làm cho cổ phiếu mang tính thanh khoản cao và cao hơn rất nhiều so với việc trả cổ bằng tiền mặt. 3.2.3 Mua lại cổ phần Thay vì dùng lợi nhuận để chia cổ tức, doanh nghiệp có thể tiến hành mua lại toàn bộ 70 hoặc một phần số cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành hiện đang thuộc sở hữu cá nhân của cổ đông. Khi bán lại cổ phiếu cho chính doanh nghiệp, các cổ đông sẽ nhận được một khoản tiền từ phía doanh nghiệp và họ không còn nắm giữ quyền sở hữu số cổ phiếu đó nữa. - Sau khi quá trình mua lại kết thúc, vốn cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp bị giảm xuống. Hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), hệ số thu nhập trên cổ phần (EPS) sẽ tăng lên. Cũng giống như khi trả cổ tức, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành thì các cổ đông cũng được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả. Vì vậy, về bản chất khi xét trên khía cạnh phân phối nguồn tiền cho cổ đông, việc mua lại cổ phiếu cũng tương tự như trả cổ tức bằng tiền và hành động này được xem như một cơ chế phân phối tiền cho cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế cho việc trả cổ tức bằng tiền. - Công ty có thể mua lại cổ phiếu của chính mình hay của các công ty có khả năng phát triển khác. Điều này giúp công ty giảm sự phân tán cổ phiếu lưu hành, mang lại lợi nhuận từ thặng dư vốn cho cổ đông, tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu. Hình thành suy nghĩ chia cổ tức không phải là trả cổ tức bằng tiền mặt để có được sự đầu tư lâu dài và gắn bó bới doanh nghiệp từ các cổ đông. Tuy nhiên việc mua lại cổ phiếu không phân chia lợi nhuận đều cho toàn bộ các cổ đông như việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ có những cổ đông bán lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu đang nắm giữ mới nhận được số tiền phân phối Vì vậy, việc mua lại cổ phần phải được chào mua công khai, minh bạch. 3.2.4 Thưởng bằng cổ phiếu quỹ Sau khi doanh nghiệp mua lại cổ phần như phần trên thì doanh nghiệp sẽ có được một lượng cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không còn sở hữu các quyền của cổ phiếu lưu hành, trong đó có quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới. Khi doanh nghiệp dùng cổ phiếu quỹ để thưởng hoặc bán với giá ưu đãi thì thực chất không phải là phát hành thêm, không phải là chuyển từ vốn lợi nhuận thành vốn cổ phần mà chỉ là bán hay thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông cũ thay cho trả cổ tức bằng tiền mặt. Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả và nhanh chóng giúp các công ty niêm yết điều hòa vốn cổ phần, tạo khoản thu nhập chênh lệch giá 71 (thặng dư vốn) là nguồn để công ty có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức mà không tác động lớn đến các nhà đầu tư. 3.2.5 Dùng lợi nhuận để phát hành cổ phiếu thưởng Cổ phiếu thưởng là hình thức doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu cho người được hưởng tương tự như việc chia phần lợi nhuận. Về nguyên tắc, có nhiều nguồn vốn được sử dụng cho cổ phiếu thưởng như thặng dư vốn, lợi nhuận tích lũy, quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khác. Nhưng trong phần này ta chỉ xem xét việc dùng lợi nhuận sau thuế để phát hành cổ phiếu thưởng như một phương thức phân chia lợi nhuận thay thế việc chi trả cổ tức. Thông thường, công ty phát hành thêm một lượng cổ phiếu mới và phân chia cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu hiện họ đang nắm giữ. Như vậy, thay vì nhận cổ tức bằng tiền, cổ đông nhận được thêm một số cổ phiếu mới không phải trả tiền. Đây chính là quá trình vốn cổ đông hóa một phần lợi nhuận giữ lại của công ty. Thời gian qua, có một số công ty sử dụng hình thức cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, như: FPT (30 triệu cổ phiếu), VNM (hơn 8 triệu), STB (gần 19 triệu), REE (gần 5 triệu) ..., mặc dù số cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không thanh toán bằng tiền mà chỉ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, nhưng do tâm lý không phải trả thêm tiền mà có thêm cổ phiếu nên hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ tìm mua những cổ phiếu này trước khi chia cổ phiếu thưởng (nhất là cổ phiếu của các công ty có tính thanh khoản cao), làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc này cũng có nghĩa là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, dẫn đến gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này đã tạo tính hấp dẫn trong việc áp dụng hình thức này đối với cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý của công ty. Ngoài ra, cổ phiếu thưởng còn có thể áp dụng cho người làm việc trong doanh nghiệp như là phần thưởng cho nhân viên khi đạt kết quả tốt (đây thường gọi là chương trình ESOP) nhằm gắn kết người lao động với công ty, khuyến khích họ cống hiến cho công ty, thu hút lao động trình độ cao. Cổ phiếu ESOP có 2 dạng cơ bản: thưởng liền cổ phiếu cho nhân viên (các công ty Việt Nam thời gian qua sử dụng) hoặc cho quyền mua với giá thị trường ở thời điểm tương lai (cách truyền thống được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển). Vừa qua, có một số công ty áp dụng phương thức này như: Vinamilk, REE, 72 Kinh Đô, Alphanam, Sacombank, FPT... Nhưng nếu lạm dụng cách làm này bằng việc bán khối lượng cổ phiếu lớn với giá rẻ cho cổ đông nội bộ sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư khác. Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu thưởng nên có sự chọn lọc kỹ, không áp dụng đại trà hay áp dụng cho có phong trào để thu hút nhà đầu tư. Cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi phát hành cổ phiếu thưởng vì có thể làm cho giá cổ phiếu bị “pha loãng”, quyền kiểm soát công ty bị ảnh hưởng, và những năm sau công ty còn cần phải trả thêm cổ tức cho những cổ phiếu này. Khi triển khai các chương trình ưu đãi cổ phần cho nhân viên, công ty nên chú trọng đến các yếu tố như: Xác định mục tiêu trong từng giai đoạn của mình để trên cơ sở đó xây dựng một chương trình cổ phần ưu đãi thích hợp. Do người lao động chưa hiểu nhiều về ích lợi của các chương trình này, doanh nghiệp cần phải tuyên truyền để mọi người có được sự nhận thức đúng đắn. Nếu không, chương trình sẽ không được hưởng ứng mạnh mẽ. Công ty không nên chỉ áp dụng chương trình này cho một nhóm ít người, như vậy sẽ không công bằng và tác dụng không cao. Khi thực hiện các chương trình cổ phần ưu đãi của công ty nên chú ý đến khía cạnh chi phí- hiệu quả . Ban đầu có thể nâng cao tiêu chuẩn để giới hạn số người tham gia nhưng dần dần mở rộng cho mọi nhân viên. 3.2.6 Chia nhỏ cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu Việc chia nhỏ cổ phiếu (hay tách cổ phiếu) và việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là hai hình thức phát hành cổ phiếu mới mà không thu tiền nên tương tự giống nhau: - Không làm thay đổi giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty. - Không ảnh hưởng gì đến tỷ lệ quyền sở hữu công ty của từng cổ đông hiện hành. Nó chỉ làm tăng thêm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và vì thế, giá trị sổ sách của một cổ phiếu cũng giảm xuống. Những điều này xảy ra tương tự như khi công ty thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, cũng giống như chia chiếc bánh hiện có thành nhiều phần nhỏ hơn. Thông thường, công ty thực hiện việc chia nhỏ cổ phiếu khi cổ phiếu của công ty được bán ở mức cao. Công ty có thể thực hiện thu về số cổ phiếu cũ và phát hành, phân phối cho cổ đông số cổ phiếu mới với tỷ lệ 1 thành 2 hay nhiều hơn. Đây được xem như việc chia nhỏ hay thay thế số cổ phiếu cũ bằng cổ phiếu mới với số lượng nhiều hơn. Mục đích chủ yếu của việc chia nhỏ cổ phiếu là làm giảm giá thị trường của cổ phiếu nhằm 73 làm cho việc mua bán cổ phiếu của công ty trên thị trường được thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia nhỏ cổ phiếu cũng có những điểm khác nhau: - Khi thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng thêm một lượng cổ phiếu mới, nhưng số cổ phiếu tăng thêm này thường nhỏ hơn rất nhiều so với số cổ phiếu đang lưu hành trước đó. Còn việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ làm tăng rất lớn số lượng cổ phiếu đanh lưu hành trước đó. Điều này sẽ làm giá cổ phiếu giảm mạnh hơn rất nhiều so với trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu. - Công ty thực hiện chia nhỏ cổ phiếu nhưng không kèm theo sự chuyển dịch một bộ phận giá trị nào từ phần lợi nhuận giữ lại vào phần vốn góp của công ty. 3.3 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP 3.3.1 Phân tích chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập Ba quyết định tài chính của Ban quản trị công ty đều nhắm đến mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty và lợi ích của cổ đông. Quyết định cổ tức tuy không được đánh giá quan trọng bằng Quyết định đầu tư và Quyết định tài trợ nhưng vì sự tồn tại của các bất hoàn hảo thị trường nên Quyết định cổ tức cũng có tác động đến giá trị của công ty và lợi ích cổ đông. Chính sách thuế đối với thu nhập từ chứng khoán có những sự khác biệt về thuế suất giữa các hình thức thu nhập. Với những sự khác biệt này, những quyết định cổ tức khác nhau của công ty có tác động đến dòng tiền của công ty cũng như thu nhập thực nhận của cổ đông. Vấn đề của các giám đốc tài chính trong việc ra quyết định cổ tức trước tác động của các loại thuế thu nhập xoay quanh hai câu hỏi lớn: một là, chi trả hay giữ lại lợi nhuận bổ sung vào vốn hoạt động của công ty; hai là, nếu chi trả thì chi trả với tỷ lệ bao nhiêu và với hình thức nào. Giải quyết được hai câu hỏi này một cách hợp lý nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty, tối đa lợi ích của cổ đông mà vẫn đáp ứng dòng tiền của công ty không phải là một vấn đề đơn giản. Nên chi trả hay giữ lại lợi nhuận? Câu trả lời cho câu hỏi này trước hết phải xem xét đến nhu cầu vốn của công ty trong kỳ kế hoạch. Như đã nói ở phần trên, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì lợi nhuẫn giữ lại luôn được ưu tiên hàng đầu do tính sẵn có và chi phí rẻ nhất, mức độ rủi ro thấp. Nếu như 74 công ty có dự án mới hoặc trong kế hoạch kỳ tới có những khoản chi vượt trội thì việc nhắm đến khoản lợi nhuận này phải được các giám đốc tài chính đặt biệt quan tâm. Tuy nhiên, chính sách cổ tức của công ty không đơn giản như thế, nó còn có hàm ý thông tin. Một công ty nếu không chi trả, hoặc không có mức chi trả cố định hay không theo đuổi một chính sách cổ tức nhất quán có thể gây tác động đến các nhà đầu tư về triển vọng và khả năng sinh lời của công ty. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhà đầu tư. Dưới tác động của thuế thu nhập đối với thu nhập từ chứng khoán, như đã phân tích ở chương 2, ta thấy nếu công ty không chi trả cổ tức, nhưng nhà đầu tư thực sự cần tiền mặt, họ sẽ bán cổ phần để nhận được lượng tiền mà mình mong muốn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải chịu thiệt thòi vì lượng thuế phải nộp cho khoản lãi vốn sẽ cao hơn so với khi nộp thuế cho cùng mức cổ tức tiền mặt. Trong trường hợp công ty không chi trả cổ tức mà giữ lại để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động thì trên góc độ thuế, quyết định này có hợp lý hay không còn tùy thuộc vào khả năng sinh lợi của công ty và phương pháp tính thuế đối với lãi vốn mà nhà đầu tư chọn lựa. Như đã phân tích tác động của thuế đến thu nhập thực sự của nhà đầu tư ở chương 2, có những trường hợp xảy ra khi so sánh giữa việc chi trả bằng tiền mặt hay là không chi trả: - Nếu không chi trả mà nhà đầu tư cần tiền, bán ngay chứng khoán để thu tiền mặt thì rõ rang nhà đầu tư phải nộp mức thuế cao hơn cho cùng một khoản thu nhập. - Nếu không chi trả, nhà đầu tư vẫn giữ chứng khoán trong tài khoản thì khi bán chứng khoán ở tương lai, nhà đầu tư phải chịu thuế lãi vốn: Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế lãi vốn là 20% trên khoản chênh lệch mua bán: Trong trường hợp này, để tính số thuế thực nộp thì ta phải quy về hiện giá số thuế (hoặc thu nhâp) này để so sánh. Ta cũng phải tính đến mức sinh lợi của chứng khoán trong thời gian nắm giữ và lãi suất thị trường trong thời gian này. Rõ ràng trong trường hợp này, để đạt được thu nhập ngang với mức cổ tức (được nhận nếu công ty chia cổ tức và cổ tức này đã được đánh thuế), chứng khoán phải có khả năn sinh lời cao, khoảng trên 30%/ năm. Do đó, nhà đầu tư không nên chọn phương pháp này để tính thuế lãi vốn. Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế lãi vốn là 0,1% trên giá lúc chuyển nhượng: Trong trường hợp này, con số khả năng sinh lợi cần đạt được của chứng khoán (như phân tích ở trường hợp trên) chỉ khoảng 10%. 75 Qua phân tích này, ta thấy việc ưu tiên chọn chi trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu vốn của công ty trong năm tới, đòi hỏi tiền mặt của cổ đông, chính sách cổ tức mà công ty đang theo đuổi. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ tìm phương cách nào để được lợi nhất về thuế, thiết nghĩ công ty nên chi trả cổ tức nếu công ty có mức sinh lời cao hơn 10%. Còn nhà đầu tư thì nên chọn phương pháp tính lãi vốn là 0,1% trên giá lúc chuyển nhượng. Nếu chi trả thì nên chọn chi trả theo phương thức nào? Hiện tại có hai phương thức chi trả cổ tức phổ biến là chi trả bằng tiền mặt và chi trả bằng cổ phiếu (thường gọi là cổ phiếu thưởng). Việc chi trả bằng cổ phiếu có đặc điểm là tiền mặt không đi khỏi công ty mà về bản chất vẫn được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Số tiền này được chuyển thành cổ phiếu nắm giữ cho công ty. Một cách hoàn hảo, nghĩa là tất cả các nhà đầu tư đều nhận số cổ phiếu này và không chuyển nhượng cho ai, thì sau khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ nắm giữ công ty của các cổ đông không thay đổi. Sự khác biệt của phương thức chi trả này so với giữ lại lợi nhuận không chi trả là số cổ phiếu được tăng lên và gía cổ phiếu được tính khi chi trả bằng mệnh giá, do đó sẽ gây ra loãng giá nếu cổ phiếu công ty đang có giá cao hơn mệnh giá. Xem lại bảng so sánh phương thức chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu, ta thấy dù nhà đầu tư có chọn phương pháp tính lãi vốn nào thì chi trả bằng cổ phiếu vẫn đạt được lợi thuế cao hơn. Đặt biệt , nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng thì lợi thuế này đạt cực đại. Qua phân tích trên, phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp với việc lựa chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng có thể tối thiểu hóa mức thuế phải nộp, tạo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Phương pháp này còn có một lợi điểm rất thiết thực là góp phần gia tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty và tính thanh khoản cho cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp chi trả bằng cổ phiếu cần lưu ý đến tác động làm loãng giá của cổ phiếu, có thể kéo theo sự sụt giảm ngoài dự tính của giá cổ phần, gây thiệt hại cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. 3.3.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế thu nhập Việc xây dựng hệ thống thuế của Nhà nước phải nhằm đến mục tiêu hiệu quả và công bằng, tạo điều kiện tăng tích luỹ vốn cho DN. Một hệ thống thuế hiệu quả hơn hệ thống thuế khác nếu số thu như nhau nhưng chi phí của người nộp thuế thấp hơn, cụ thể nhất là giảm thiểu 76 những tổn thất tải trọng phát sinh từ việc thuế làm biến dạng các quyết định của mọi người và những chi phí hành chính mà người nộp thuế phải chịu khi họ tuân thủ luật thuế. Một hệ thống thuế như thế nào là công bằng là một vấn đề còn được tranh cãi khá nhiều, tuy nhiên có thể xem xét trên hai nguyên tắc sau để đánh giá hệ thống thuế có công bằng hay không, đó là nguyên tắc lợi ích được hưởng và nguyên tắc khả năng nộp thuế. Mà biểu hiện cụ thể nhất là hệ thống thuế phải khuyến khích được sản xuất kinh doanh phát triển và người lao động nỗ lực làm việc, nhà đầu tư hứng thú với kết quả đồng vốn mình bỏ ra. 3.3.2.1 Về chính sách thuế TNDN Tại thời điểm năm 2003, việc giảm mức thuế suất là 32% xuống còn 28% của Việt Nam so với các nước trong khu vực như: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippin (35%), Trung Quốc (33%) đã đáp ứng sự khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN có thêm tiềm lực, tích luỹ vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Nếu chỉ tính riêng 45 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, số vốn kinh doanh đã bổ sung thêm là 5.000 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển tăng 13.000 tỷ đồng, số thuế TNDN thực thu vẫn ổn định và gia tăng so với trước khi điều chỉnh giảm thuế suất. Luật Thuế TNDN 2008 một lần nữa giảm thuế suất TNDN còn 25% là một khuyến khích lớn cho các doanh nghiệp. Phần giảm thuế này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập sau thuế của doanh nghiệp, do đó có tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, với số vốn của các DN nhỏ và vừa của Việt Nam (DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các DN đang hoạt động trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Việc xây dựng một thuế suất chung như hiện nay là một nội dung cần sửa đổi trên cơ sở hai lý do cơ bản sau: - Chính sách thuế phải vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vừa phải tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn để tái đầu tư, từ đó sẽ tạo ra thu nhập lớn hơn và số thuế thu được chắc chắn sẽ cao hơn. - Chính sách thuế phải nhằm đến các đối tượng nộp thuế theo khả năng của người nộp thuế, tạo sự công bằng trong nghĩa vụ thuế. Nghĩa là đối tượng có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. Do đó, cơ quan thuế nên nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến theo tiêu chí số vốn bình quân và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân, từ đó xác định khung 77 thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng. Để nghiên cứu vấn đề này, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu chuyên sâu. 3.3.2.2 Về chính sách thuế TNCN Thuế suất đánh trên cổ tức theo luật thuế TNCN là 5% còn trên lãi vốn là 20%. Tuy nhiên, thu nhập từ chứng khoán về bản chất là một loại thu nhập cá nhân thông thường. Do đó, để đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc đóng góp cho ngân sách, thiết nghĩ cơ quan thuế cũng nên áp dung một biểu thuế lũy tiến theo số thu nhập này như đã đối xử với thu nhập cá nhân thông thường. Việc quy định thuế suất của cổ tức là 5% trong khi thuế suất của các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn lên đến 20% là chưa hợp lý và cũng tạo ra sự bóp méo. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư. Nếu chia cổ tức, các cổ đông phải đóng 5% thuế thu nhập. Nếu giữ lại không chia, về nguyên tắc, giá cổ phiếu sẽ tăng lên một lượng tương ứng với lợi nhuận giữ lại. Lúc này, nếu cổ đông nào có nhu cầu chi tiêu sẽ bán bớt một phần cổ phiếu, và số lợi vốn phải đóng 20% thuế thu nhập. Như vậy, một khoản thu có cùng nguồn gốc, nếu đến với cổ đông bằng hai con đường khác nhau, lại chịu hai thuế suất khác nhau. Điều này vô tình khuyến khích việc chi tiêu, hơn là tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nước Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra. Do đó, cơ quan thuế nên nghiên cứu áp dụng một mức thuế suất hiệu lực cho cả thu nhập bằng cổ tức và lãi vốn. Thuế suất hiệu lực có nghĩa là thu nhập chịu thuế đã được tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian. Cụ thể thì thuế suất đánh trên cổ tức phải bằng với thuế suất hiệu lực đánh trên lãi vốn. Điều này dẫn đến mức thuế lãi vốn danh nghĩa quy định trong luật thuế cao hơn mức thuế suất cổ tức, nhưng phần chênh lệch này xấp xỉ giá trị thời gian của khoản thuế lãi vốn. Giá trị thời gian này có thể lấy trung bình thời gian nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư là 5-10 năm và lãi suất quy về hiện giá ngang bằng với mức lãi suất ngân hàng bình quân qua các năm. Ví dụ: nếu áp dụng mức thuế cổ tức 5% thì thuế lãi vốn nên xấp xỉ (5% x 1,1%^7) = 9,7% (ở ví dụ này lấy lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân là 10% và số năm nắm giữ bình quân là 7 năm). Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thuế theo hệ thống và quy trình quản lý hiện đại, cụ thể như: 78 Xây dựng tách bạch mô hình quản lý thuế đối với các DN lớn được phân loại theo tiêu chí vốn hoạt động, trong đó có các công ty cổ phần niêm yết. Các CTNY tiêu biểu cho các công ty có kinh nghiệm, có trình độ phát triển nhất định, tuân thủ và thực hiện chế độ sổ sách kế toán công khai minh bạch, khả năng hiểu biết về luật pháp và tuân thủ pháp luật. Do đó, mô hình này sẽ tiết kiệm chi phí bộ máy thu thuế, tạo điều kiện xử lý nhanh chóng các tình huống vướng mắc trong hoạt động sản xuất, do tầm hoạt động của các DN thuộc nhóm này ở phạm vi lớn và đa dạng, sẽ là điều kiện để cơ quan thuế phát hiện kịp thời các khiếm khuyết để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế Quy định mọi giao dịch chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết đều phải thực hiện qua các tổ chức được nhà nước cho phép thành lập, cụ thể là các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán. Khi thực hiện chuyển nhượng, các tổ chức này sẽ thực hiện tạm khấu trừ thuế tại nguồn theo một tỷ lệ thích hợp theo luật. Mọi cá nhân tham gia trên TTCK đều phải đăng ký cấp mã số thuế cá nhân và thanh toán qua tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại. Tổ chức chi trả cổ tức và trái tức chi trả bằng tiền mặt cũng thực hiện qua tài khoản cá nhân và mã số thuế của người thụ hưởng. Có thể quy định với một mức cổ tức chi trả trên 4 triệu đồng (mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế) thì tổ chức chi trả phải tạm khấu trừ thuế tại nguồn. Khi kết thúc năm thì các cá nhân sẽ thực hiện kê khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Cơ quan thuế phải kết hợp đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế để chính sách thuế là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước, để thu hút và khuyến khích đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và những kết luận quan trọng ở cuối chương I là những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết đinh chính sách cổ tức. Trước hết cần phải xác định là không có một chính sách cổ tức nào là tối ưu cho tất cả các công ty. Trong quá trình ra quyết định cổ tức, các giám đốc tài chính cần quan tâm đến lý thuyết trật tự phân hạng, nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định và nhất quán, gắn liền với những chiến lựa đầu tư cụ thể của công ty trong tương lai. Việc đa dạng hóa phương thức 79 chi trả cũng có thể góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty. Trong mối quan hệ với thuế thu nhập, mục tiêu của chính sách cổ tức vẫn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích cổ đông (chứ không phải tối thiểu hóa số thuế phải nộp). Để đạt được mục tiêu đó cần tìm được phương thức chi trả, phương pháp tính thuế có lợi nhất. Cơ quan thuế cũng cần hoàn thiện hơn chính sách thuế thu nhập nhằm tạo điều kiệ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán mà vẫn đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước. Cụ thể, đối với thuế TNDN, cơ quan thuế nên nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến theo tiêu chí số vốn bình quân và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân, từ đó xác định khung thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng. Đối với thuế TNCN, cơ quan thuế nên nghiên cứu áp dụng một mức thuế suất hiệu lực chung cho cả thu nhập bằng cổ tức và lãi vốn, tránh sự đối xử khác biệt giữa các thu nhập có cùng bản chất. 80 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ---------------------------- Qua đề tài, ta có thể thấy được việc lựa chọn chính sách cổ tức có tầm quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp. Sự sẵn sàng và khả năng trả cổ tức ổn định và khả năng làm gia tăng cổ tức của công ty cung cấp những thông tin về triển vọng tốt đẹp của công ty. Cổ tức có thể cho các nhà đầu tư những cảm giác về giá trị thực của một công ty. Việc lựa chọn một chính sách cổ tức cho một doanh nghiệp riêng biệt phải dựa trên sự cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng và phải nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đối với các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay có lẽ tỷ lệ cổ tức là khá cao so với thông lệ quốc tế. Điều này gây nhiều hạn chế và khó khăn đối với doanh nghiệp (cho dù doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ tăng trưởng rất tốt). Nhưng một phần có lẽ các doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức cao như thế chắc hẳn là muốn truyền đạt một thông tin tốt đẹp về tăng trưởng, triển vọng của công ty nhằm thu hút các nhà đầu tư tại một thị trường còn khá mới mẻ và các nhà đầu tư cũng dường như chưa mặn mà gì lắm. Thuế thu nhập có tác động đến việc ra quyết định cổ tức của công ty vì nó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và lợi ích của công đông. Việc lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp với tình hình hoạt động của công ty và trong mối quan hệ với thuế thu nhập nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông không phải là một công việc đơn giản. Quyết định này đòi hỏi các giám đốc tài chính phải phân tích tình hình công ty và triển vọng đầu tư trong tương lai, đồng thời cũng phải chú ý đến thuế thu nhập nhằm đạt được các lợi điểm thuế. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------- A. Tài liệu tiếng Việt: 1. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công ty - Những gợi ý cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 2. Huỳnh Thế Du (2007), Thuế thu nhập cá nhân: Hai điều nên cân nhắc, TBKTSG ( dieu-nen-can-nhac.htm ). 3. Lê Hường, Cơ cấu vốn và chính sách cổ tức: Bài toán khó, TBKTVN. 4. Nguyễn Duy Lương (2008), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. 5. Phạm Thị Thanh Xuân (2007), Chính sách cổ tức – Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ phần khu vực TP. HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. 6. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Chứng khoán (2006), Luật Thuế TNDN (2008), Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007). 7. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 8. Trần Phương Minh, Cổ tức có thật sự hấp dẫn như mong đợi?, Finance Times. 9. Trần Tấn Hùng (2008), Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. 10. Trần Thị Mỹ Liên (2006), Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. B. Tài liệu tiếng Anh: 1. Aswath Damodaran, Returning Cash to the Owners: Dividend Policy. 82 2. Aswath Damodaran (2003), Dividends and Taxes: An Analysis of the Bush Dividend Tax Plan, Stern School of Business. 3. Avner Kalay and Roni Michaely (2000), Dividends and Taxes: A Re- Examination, Financial Management. 4. Danniel M. Holiand (1962), Dividends under income tax, Princeton University Press. 5. Matthias A. Nnadi and Meg Akpomi (2008), The Effect of Taxes on Dividend Policy of Banks in Nigeria, International Research Journal of Finance and Economics, Issue 19 (2008). 6. Roger Gordon and Martin Dietz (2006), Dividends and Taxes, National Bureau of Economic Research. C. Nguồn số liệu thu thập: 1. 2. www.cophieu68.com 3. www.vndirect.com.vn 4. New York University ( 5. Social Sience Research Network ( 6. Tổng cục thống kê ( 83 PHỤ LỤC 1: Cổ tức và các phương thức chi trả cổ tức Khái niệm cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dành để chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu công ty) sau một thời kỳ hoạt động nhất định. Bên cạnh những chiến lược về quyền chọn, cổ tức được xem là cách duy nhất để nhà đầu tư lấy được lợi nhuận từ việc sở hữu cổ phiếu mà không phải bán chúng đi. Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty. Các phương thức chi trả cổ tức: Cổ tức trả bằng tiền mặt Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty. Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng và có thể được xem là phương thức chi trả cổ tức cơ bản. Xét về mặt bản chất thì nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua cổ phiếu với kỳ vọng thu được số tiền lớn hơn trong tương lai, mà cổ tức là một nguồn tiền được trả từ công ty khi công ty có lợi nhuận, và được xem như một phần thưởng cho sự tin tưởng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty. Chính vì vậy, 84 phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt có lẽ được xem xét đầu tiên Ví dụ: Mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 12%. Nghĩa là mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức là 10.000x12%=1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100x1.200= 120.000 đồng.  Ưu điểm: - Đáp ứng được đại bộ phận cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân (do hành vi sợ rủi ro: rủi ro lạm phát, lãi suất, rủi ro không kiểm soát được,… nên các nhà đầu tư thường có sở thích nhận ngay một lượng cổ tức bằng tiền mặt hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập trong tương lai không chắc chắn). - Phát tín hiệu tốt đến thị trường. Thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn thì các công ty cho các nhà đầu tư thấy rằng tình hình hoạt động của công ty vẫn thuận lợi. - Tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn; đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém.  Nhược điểm: - Vốn tích lũy bị giảm và về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Tốc độ đầu tư các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng (về số lượng dự án cần triển khai ngay). Còn việc chi trả cổ tức lại dựa vào bản báo cáo tài chính mang tính thời điểm. Vì vậy, nhiều lúc việc chi trả cổ tức không lường trước được những nhu cầu vốn của các dự án đầu tư; làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiến độ chung của các dự án. - Có thể tăng các khoản vay ngân hàng, tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế. 85 - Có thể làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn. Làm hạn chế việc tích luỹ nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Cổ tức trả bằng cổ phiếu: Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông. Ví dụ: Doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa là cổ đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có thêm được 9 cổ phiếu nữa. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Nhưng trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận giảm xuống, trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần.  Ưu điểm: - Hạn chế lượng tiền mặt đi ra khỏi doanh nghiệp; đồng thời, các nhà đầu tư cũng nhận được cổ tức bằng cách chuyển hóa phần lợi nhuận giữ lại sang vốn góp cổ phần. Qua đó, gia tăng việc tái đầu tư, khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất đem lại lợi tức thu nhập cao hơn trước. - Trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho cổ tức bằng tiền mặt trong trường hợp công ty có nhiều cơ hội thì sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của công ty; từ đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức và làm giá cổ phiếu tăng lên. 86 - Giảm bớt chi phí so với việc phát hành cổ phiếu.  Nhược điểm: - Làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên; do đó, có thể làm giá cổ phiếu bị giảm trong ngắn hạn, tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. - Khó duy trì thường xuyên vì sẽ làm loãng giá cổ phiếu. Hiện tại, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu chưa diễn ra thường xuyên và liên tục trong nhiều năm, mà thường diễn ra lẻ tẻ và đi thường đi kèm với việc trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn ở mức cao.. - Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc công ty phải sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả Cổ tức trả bằng tài sản Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn. Đối với trường hợp chia cổ tức bằng tài sản này thì hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Chỉ có một vài lưu ý rằng đối với việc nhận cổ tức bằng tài sản nợ cần có cho các cổ đông trước khi thông qua là nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát hành. Mua lại cổ phần : Nếu cổ tức tiền mặt thể hiện sự cam kết tiếp tục khoản này trong tương lai của công ty, thì mua lại cổ phần được xem như là hoàn trả tiền một lần. Các doanh nghiệp thực hiện các chương trình mua lại cổ phần theo một số cách thức. Thí dụ, một công ty có thể mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng một cách đưa ra mộ già đệm (thường cao hơn giá thị trường), hoặc có thể mua cổ phần ở thị trường tự do, hay có thể 87 thương lượng riêng để mua lại từ những người đã nắm giữ lượng lớn các cổ phần. Cổ phần mua lại được gọi là cổ phần ngân quỹ. Nguyên nhân khác mà nhà đầu tư lựa chọn cách thức này đó là những công ty có lượng tiền mặt dư thừa nhưng không chắc chắn về khả năng tiếp tục tạo ra dòng tiền thặng dư này trong tương lai, sẽ chọn cách mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức tiền mặt. Hoặc thiết lập một mức cổ tức thấp đủ để duy trì trong những lúc hoạt động khó khăn và sử dụng cách mua lại cổ phần để phân phối lượng tiền thặng dư. Sử dụng như một biện pháp phát tín hiệu tích cực cho tài sản của cổ đông rằng nhà quản trị dự kiến công ty có lợi nhuận và dòng tiền cao hơn trong tương lai. Mua lại cổ phần cũng hữu ích khi công ty muốn thay đổi lớn về cấu trúc vốn, muốn phân phối tiền mặt từ các sự kiện diễn ra một lần như việc bán một bộ phận của công ty; các hoạt động sáp nhập, mua lại công ty. Nhưng hình thức này lại gặp phải những khó khăn nhất định về thuế. Các cơ quan thuế sẽ không cho phép một doanh nghiệp theo đuổi một chính sách mua lại cổ phần thường xuyên như một thay thế cho cổ tức tiền mặt, vì các kế hoạch mua lại chuyển cổ tức tiền mặt thành lãi vốn. Cơ quan thuế xem các mua lại cổ này như tương đương với cổ tức tiền mặt và đòi hỏi phải bị đánh thuế tương ứng.  Ưu điểm: - Tăng giá cổ phiếu công ty trên thị trường. - Tăng thu nhập trên giá của cổ phiếu - Có cơ hội mang lại lợi nhuận cao cho công ty từ việc mua cổ phiếu quỹ này, khi cổ phiếu này tăng giá trong tương lai, công ty có thể bán lại với giá cao hơn.  Nhược điểm: 88 - Bỏ lỡ cơ hội đầu tư khác để phát triển kinh doanh. - Thủ tục phức tạp (công ty phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nướ, côn gbo61 thông tin rộng rãi cho nhà đầu tư) - Tốn kém chi phí ( phải thực hiện thông qua công ty chứng khoán, phải chi trả chi phí giao dịch). Chia nhỏ cổ phần: Cổ tức cổ phần là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường. Nó liên quan đến việc chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường khác của các cổ đông. Về cơ bản các tác động của một cổ tức cổ phần là làm tăng số lượng “các mảnh giấy” nằm trong tay các cổ đông. Tuy nhiên, có một số lý do tại sao các doanh nghiệp công bố cổ tức cổ phần. Trước hết, một cổ tức cổ phần có thề có tác động làm thoáng hơn quyền sở hữu các cổ phần của một doanh nghiệp, vì các cổ đông hiện hữu thường bán cổ tức cổ phần của họ. Thứ hai, trong trường hợp một doanh nghiệp đã chi một cổ tức tiền mặt, một cổ tức cổ phần đưa đến một gia tăng thực tế trong cổ tức tiền mặt, miễn là tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phần không bị giảm . Và cuối cùng, công bố cổ tức cổ phần làm hạ giá cổ phần trước đó, từ đó có thể làm gia tăng tính hấp dẫn của đầu tư. Chia nhỏ cổ phần tương tự với cổ tức cổ phần ở điểm là chúng có tác động gia tăng số cổ phần đang lưu hành và giảm giá của mỗi cổ phần này. Thí dụ, trong một chia nhỏ cổ phẩn mộ thành hai, số cổ phần tăng gấp đôi. Dù có một tác động tương tự như cổ tức cổ phần, thường chia nhỏ cổ phần hầu như không được xem như một bộ phận của chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Có nhiều cách thức chia nhỏ cổ phần. Có thể là chia 1 thành 2 (2 for 1 stock split), chia 1 thành 3 ( 3 for 1 stock split) hoặc chia 2 thành 3( 3 for 2 stock split). Cách đơn giản nhất để quyết định giá trị của cổ phiếu mới là chia giá trị cổ phiếu trước đó cho 89 tỷ lệ chia nhỏ tương ứng Tuy nhiên, đến đây có một câu hỏi đặt ra : nếu giá trị vốn hóa thị trường của công ty không thay đổi thì công ty quyết định chia nhỏ cổ phần để làm gì? Đâu là lời giải thích hợp lý cho hành động trên? Lý do đầu tiên có lẽ là lý do về tâm lý nhà đầu tư. Khi giá một loại cổ phiếu nào đó có khuynh hướng cứ tăng mãi, một số nhà đầu tư sẽ e ngại vì giá quá cao, một số nhà đầu tư nhỏ muốn mua lại không có đủ khả năng. Chia nhỏ cổ phiếu làm cho giá cổ phiếu giảm xuống (tương ứng với tỷ lệ chia) một mức giá có vẻ “ hấp dẫn” hơn. Dĩ nhiên hiệu ứng này chỉ thuần túy về tâm lý, chúng ta thấy rằng gía trị thật sự của cổ phiếu không hề thay đổi, nhưng sau khi chia nhỏ, một mức giá cổ phiếu thấp hơn lại có thể “ cám dỗ” nhiều nhà đầu tư mới. Việc chia nhỏ cổ phiếu cũng tạo cho cổ đông hiện hữu có cảm giác rằng họ đột nhiên có thêm nhiều cổ phần hơn trước và dĩ nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng, họ có nhiều cổ phiếu để bán hơn. Một lý do khác có vẻ hợp lý hơn là việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ làm gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Và dù với lý do nào đi nữa thì điều quan trọng nhất của vấn đề chia nhỏ cổ phần là thật sự nó không mang lại một ảnh hưởng nào đến giá trị thật của công ty ( giá trị vốn hóa thị trường). 90 PHỤ LỤC 2: Tham khảo vài số liệu cổ tức trên giới Số liệu tỷ suất cổ tức ở một số thị trường mới nổi, 1998-2001 (%) Thị trường chứng khoán 1998 1999 2000 2001 Độ lệch chuẩn Argentina 4,0 3,2 3,5 7,8 2,14 Bahrain N/A N/A 7,0 7,2 0,14 Brazil 7,8 3,2 3,7 6,6 2,23 Croatia 2,8 2,0 1,8 6,7 2,29 Czech Republic 3,2 1,7 1,7 10,5 4,21 Egypt 7,4 3,7 5,3 7,7 1,88 Ghana 9,6 6,2 2,7 8,3 3,01 India 1,9 1,2 1,5 2,4 0,52 Jordan 1,8 2,7 3,4 2,8 0,66 Kenya 6,0 7,2 9,6 26,3 9,47 Korea 0,9 0,6 2,1 1,8 0,71 Morocco 1,8 2,2 3,2 4,5 1,20 Oman N/A N/A 7,5 9,2 1,20 Pakistan 13,0 5,7 6,2 12,5 3,94 Saudi Arabia 8,6 3,5 3,2 3,9 2,55 Tunisia 4,7 3,2 2,8 5,2 1,16 (Nguồn: Báo cáo của Standard & Poor, 2002) 91 Thống kế tỷ suất cổ tứccủa các công ty trên thế giới phân theo ngành (Nguồn: Merrill Lynch Global Research iQdatabase) 92 Thống kê những công ty tại Châu Á có tỷ suất cổ tức cao TÊN CÔNG TY Tỷ suất cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức Tăng trưởng EPS S-OIL CORP 8,1% 65% -16% FORMOSA CHEM & F 7,9% 77% 40% NAN YA PLASTICS 7,4% 76% 27% OIL & GAS DEVELOP 7,4% 77% -16% QUANTA COMPURTER 7,2% 60% 29% CHINA STEEL CORP 6,8% 73% 28% SIAM CEMENT PCL 6,7% 68% 5% PORMOSA PLASTIC 6,5% 77% -16% FORMOSA PHETRO 6,4% 79% 53% COMPAL ELECTRON 6,4% 57% 44% ACERR INC 6,3% 71% -16% KOREA EXCHNG BANK 5,9% 48% -16% DELTA ELECT INC 5,8% 75% 26% TAIWAN MOBILE CO 5,8% 70% 123% ADVANCED SEMICON 5,6% 59% 22% PLUS EXPRESSWAYS 5,3% 71% -5% PTT CHEMICAL PLC 5,1% 46% -4% KOOKIN BANK 5,1% 35% -16% BANK PHILIPPINE 5,1% 73% 16% HOPEWELL HLDGS 5,1% 27% 119% TAIWAN SEMICONDU 5,0% 73% 8% PAKISTAN PERTROLE 5,0% 47% -16% (Nguồn: Báo cáo của HSBC tháng 03/2008) 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDe tai NCKH.pdf