Việc phối hợp cstk và cstt của ta gặp vướng mắc do bản chất các mục tiêu
chính sách thường mâu thuẫn với nhau đòi hỏi lựa chọn mục tiêu chủ đạo
một cách chính xác. Thêm vào đó, chúng ta chưa hoàn thành đồng bộ các yếu
tố thị trường, thiếu thị trường lao động và thị trường bđs chính thức, thị
trường tiền tệ chậm phát triển và bị hạn chế, thị trường vốn cũng sơ khai và thiếu tính ổn định,
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - Một số bài học từ giai đoạn 2006-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - một số bài học từ
giai đoạn 2006-2010
Ts. Vũ Đình Ánh
Một vài nột lý luận
các chính phủ thường sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ -
tín dụng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế. hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô
tác động tới tổng cầu được trỡnh bày trong khung dưới đây:
tăng tổng cầu
1. nới lỏng chính sách tài khóa gồm: (i)
tăng chi tiêu cp; (ii) giảm thuế suất; (iii)
tăng chi chuyển nhượng (chi không cần
hàng hóa hay dịch vụ đáp lại như chi
lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm...) (tranfer
payments).
2. nới lỏng chính sách tiền tệ gồm: (i) mua
chứng khoán trên thị trường mở; (ii)
giảm những yêu cầu về dự trữ; (iii)
giảm lói suất chiết khấu.
3. khuyến khích người tiêu dùng và nhà
kinh doanh tin và tăng chi của khu vực
tư nhân.
4. tăng tốc độ lưu thông tiền tệ hay giảm
lói suất.
5. tăng kỳ vọng lạm phát (inflationary
expectations).
6. tăng xk rũng gồm: (i) giảm nk; (ii) tăng
xk.
giảm tổng cầu
1. chính sách tài khóa thắt chặt: (i) giảm
chi tiêu cp; (ii) tăng thuế suất; (iii) giảm
chi chuyển nhượng.
2. chính sách tiền tệ thắt chặt: (i) bán
chứng khoán ở thị trường mở; (ii) tăng
các yêu cầu dự trữ; (iii) tăng lói suất
chiết khấu.
3. giảm niềm tin của người tiêu dùng và
dn nhằm hạ thấp chi tiêu khu vực tư
nhân.
4. giảm tốc độ lưu thông tiền tệ hay tăng
lói suất
5. giảm kỳ vọng lạm phỏt
6. giảm xk thuần: (i) tăng nk; (ii) giảm xk
rừ ràng, khi chớnh phủ cho rằng tổng cầu ở mức quỏ thấp thỡ phải ỏp dụng
chớnh sỏch tài khúa - tiền tệ nới lỏng để kích thích tổng cầu. ngược lại, nếu cho
rằng tổng cầu quỏ cao thỡ chớnh phủ phải thực hiện chớnh sỏch thắt chặt tài
khúa và tiền tệ. trong trường hợp tổng cầu vừa phải, về dài hạn, chính phủ nên
chọn chính sách tài khúa thắt chặt và chính sách tiền tệ nới lỏng để khuyến khích
đầu tư và tăng trưởng kinh tế. tuy vậy, chính sách tài khóa thắt chặt thường dẫn
2
đến cắt giảm đầu tư vào các công trỡnh cụng cộng (một phần trong chi tiờu của
chớnh phủ). chớnh vỡ vậy, chớnh phủ phải cõn nhắc giữa lợi ớch của việc cắt
giảm đầu tư nhà nước với lợi ích tăng đầu tư tư nhân do chính sách tiền tệ nới
lỏng tạo ra.
Thực trạng giai đoạn 2006-2010
giai đoạn 2006-2007, chính sách tài khóa – tiền tệ việt nam đều nới lỏng
nhằm tập trung hoàn thành 2 nhiệm vụ cơ bản là ưu tiên tăng trưởng kinh tế và
ổn định kinh tế vĩ mô với gdp năm 2006 tăng 8,17%, năm 2007 tăng 8,48% và
cpi tăng lần lượt 6,6% và 12,63% đi đôi với thặng dư cán cân vốn và tăng dự trữ
ngoại tệ.
tổng thu nsnn liên tục vượt dự toán, năm 2006 thực hiện thu được 350.482 tỷ
đồng, tăng tới 47,5% so với dự toán và tương đương 36%gdp. đại đa số các
khoản thu thuế đều vượt dự toán. thu từ dầu thô đạt 83.346 tỷ đồng, vượt tới
31% so với dự toán, chiếm 23,7% tổng thu nsnn và tổng thu từ hàng hóa xnk đạt
42.825 tỷ đồng, tuy chỉ vượt 7,06% so với dự toán, nhưng vẫn chiếm 12,2% tổng
thu nsnn.
tổng chi nsnn đạt 346.017 tỷ đồng, vượt tới 31,5% so với dự toán, tương
đương 35,5%gdp (cao hơn hẳn so với mức bình quân giai đoạn 2001-2005 là
28,5%gdp). chi đtpt đạt 88.341 tỷ đồng, vượt 8,3% dự toán, chiếm 25,5% tổng
chi nsnn. các con số tương ứng của chi thường xuyên là 180.069 tỷ đồng, vượt
5,8% và chiếm 52%. trừ chi cải cách tiền lương, tất cả các khoản chi ngân sách
khác đều vượt dự toán.
bội chi nsnn năm 2006 tiếp tục duy trì ở mức an toàn (0,9%gdp - bằng một nửa
so với dự toán 1,8%gdp theo tiêu chuẩn quốc tế và xấp xỉ 5% theo tiêu chuẩn
việt nam) được bù đắp chủ yếu bằng vay trong nước (73,8%) và vay nước ngoài
(26,2%). tuy vậy, tỷ lệ bội chi nsnn theo tiêu chuẩn việt nam cao hơn mức bình
quân 4,86%gdp giai đoạn 2001-2005. nợ nước ngoài và nợ chính phủ duy trì
trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính. nsnn đủ khả năng chi trả nợ gốc
(3,2%gdp) và chi trả nợ lãi (4,9% tổng chi thường xuyên) đúng hạn. năm 2006
thực hiện phát hành 48.613 tỷ đồng vay bù đắp bội chi nsnn. vay nợ của chính
phủ góp phần phát triển thị trường tài chính theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên, lãi
suất trái phiếu chính phủ chưa trở thành lãi suất chuẩn trên thị trường, hơn nữa,
tới 2/3 số vay phát hành mới trong nước là để trả nợ gốc và phát sinh những lo
ngại về hiệu quả của các hoạt động tài chính phát sinh ngoài ngân sách như vay
về cho vay lại theo cơ chế tín dụng ưu đãi.
năm 2006, nhnn cơ bản không thay đổi chính sách tiền tệ so với năm 2005
với lãi suất cơ bản 8,25%, lãi suất tái cấp vốn 6,5% và lãi suất tái chiết khấu
4,5% đồng thời giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5,0-8,0% đối với tiền gửi dưới
3
12 tháng và 2% đối với tiền gửi 12-24 tháng. do tác động của tự do hóa lãi suất
nên chính sách lãi suất của nhnn ngày càng giảm ảnh hưởng đối với các nhtm,
trong khi nghiệp vụ thị trường mở (omo) chưa thực sự phát triển và hoàn thiện.
nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ có xu hướng thắt
chặt, theo đó, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (m2) giảm từ 30% năm
2004 xuống 26% năm 2005 và còn 25% năm 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng
cũng giảm từ 41% năm 2004 xuống 26% năm 2005 và 21% năm 2006.
đồng việt nam chỉ mất giá 1% so với usd trong khi chênh lệch đáng kể
trong tốc độ tăng cpi nên thực chất vnd lên giá so với usd theo tỷ giá thực. mặc
dù nhnn đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá hối đoái từ 0,25% lên 0,5% và đẩy
mạnh mua usd từ các nhtm với mong muốn hạn chế sự tăng giá của vnd so với
usd song do dư cung ngoại tệ tỷ giá danh nghĩa vnd/usd khó tăng lên.
tình hình kinh tế – tài chính vĩ mô việt nam đã có những thay đổi quan
trọng từ nửa đầu năm 2007, tác động trực tiếp tới thay đổi chiến lược trong phối
hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền. tăng trưởng kinh tế khả quan về mặt
tốc độ, chất lượng tăng trưởng có thể bị bỏ qua, ít nhất là trong năm 2007 vì: (i)
tốc độ tăng trưởng gdp cao trở thành yếu tố chính trị quan trọng của chính phủ
mới trong khi các vấn đề khác như chống tham nhũng, lãng phí, bức xúc xã hội
không hứa hẹn có tiến bộ rõ rệt; (ii) nếu 2007-2008 không đạt được tốc độ tăng
gdp cao thì kế hoạch 2006-2010 khó hoàn thành1; (iii) các tổ chức quốc tế đều
tin (và mong) việt nam sẽ tăng trưởng 8-8,5% năm 2007 như quyết tâm của
chính phủ trước quốc hội; (iv) diễn biến kinh tế tài chính thế giới rất khó lường
nên chính phủ việt nam muốn tận dụng cơ hội để tăng trưởng nhanh khi có thể.
diễn biến giá cả lạm phát năm 2007 phức tạp, có xu hướng tăng nhanh do:
(i) tác động giá cả quốc tế đến giá các mặt hàng chiến lược phải nhập khẩu hầu
như toàn bộ như xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu đầu vào của phần lớn các
ngành công nghiệp chủ lực; (ii) thiên tai dịch bệnh bùng phát trong nông nghiệp
làm giá lương thực thực phẩm tăng nhanh; (iii) điều hành cơ chế và chính sách
quản lý giá lúng túng, thị trường nhiều mặt hàng thiết yếu bị buông lỏng quản lý
cả về giá cả, chất lượng và vệ sinh an toàn; (iv) tác động của tăng trưởng kinh tế
dựa vào tăng vốn đầu tư dẫn đến tăng trưởng nóng; (v) kỳ vọng về tăng trưởng
và tăng thu nhập kích thích tiêu dùng cả hàng hoá thiết yếu cũng như lâu bền, cả
1 cần lưu ý là xu hướng tăng gdp của việt nam trong 3 kế hoạch 5 năm gần đây rất không đều. năm năm 1991-
1995, năm sau cao hơn năm trước, đạt đỉnh vào năm 1995 (9,54%), bình quân 8,2%/năm. giai đoạn 1996-2000,
năm sau lại thấp hơn năm trước, xuống đáy vào năm 1999 (4,77%), bình quân 7%/năm. kế hoạch 2001-2005 lại
lặp lại năm sau cao hơn năm trước, đến đỉnh năm 2005 (8,43%), bình quân 7,5%/năm. giai đoạn 2006-2010, nếu
theo diễn biến như giai đoạn 1991-1995 và 2001-2005 thì triển vọng tăng trưởng kinh tế có thể tới 8,5%/năm
(năm đầu tiên kh 1991-1995 gdp tăng 5,81%; kh 2001-2005 tăng 6,89%. ngược lại, nếu diễn biến như thời kỳ
1996-2000 (có tác động khủng hoảng khu vực và tâm lý lạc quan quá đà đi đôi với giảm tốc độ đổi mới cải cách)
thì gdp 2006-2010 có thể chỉ tăng bình quân 6-6,5%/năm (năm đầu tiên kh 1996-2000 gdp tăng tới 9,34%).
4
dịch vụ thông thường cũng như cao cấp. cpi năm 2007 cao hơn kế hoạch (kế
hoạch là cpi thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế) lên đến 8,5-9%. để đạt mục tiêu
tăng trưởng cao, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã nới lỏng rất mạnh
trong năm 2007 bất chấp hậu quả gia tăng lạm phát.
thu chi nsnn đến năm 2007 đều đạt và vượt kế hoạch năm như “truyền
thống” hàng chục năm nay. thâm hụt nsnn vẫn trong giới hạn an toàn như cam
kết với quốc hội (dưới 5%gdp) đi đôi với các chỉ số về nợ công trong giới hạn an
toàn.
vốn đầu tư từ nsnn vẫn vượt 4,9% so với dự toán mặc dù có tình trạng
chậm giải ngân những tháng đầu năm (đã thành thông lệ) song lại dồn dập giải
ngân vốn nsnn những tháng cuối năm cho kịp kế hoạch. hơn nữa, tăng tốc độ giải
ngân vốn nsnn những tháng cuối năm đi đôi với chi cải cách tiền lương theo
đúng lộ trình, khối lượng chi thường xuyên (vượt dự toán 9,3%) và chi trả nợ,
viện trợ tăng gây áp lực tăng tốc độ lạm phát. thêm vào đó, kế hoạch vay nợ, kể
cả phát hành trái phiếu và tín phiếu, của chính phủ chưa có sự phối hợp đồng bộ
với sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng nên hạn
chế vai trò kiểm soát lạm phát của chính sách tiền tệ. bên cạnh đó, vấn đề quản
lý rủi ro trong sử dụng các nguồn thu ngoài nsnn như vay nợ trong nước và quốc
tế về cho vay lại chưa được quan tâm đúng mức có thể dẫn đến rủi ro trong môi
trường kinh tế tài chính vĩ mô.
rất tiếc là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ năm 2007 đã không có
những điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi của diễn biến kinh tế – tài chính
vĩ mô việt nam. tăng trưởng kinh tế năm 2007 xấp xỉ mục tiêu kế hoạch là 8,5% -
tốc độ tăng gdp cao nhất trong 10 năm qua trong xu hướng tăng kể từ khi tăng
trưởng chạm đáy 4,77% năm 1999 do tác động của khủng hoảng tài chính khu
vực. do diễn biến kinh tế tài chính thế giới rất khó lường nên chính phủ việt nam
muốn tận dụng cơ hội để tăng trưởng nhanh khi có thể2.
diễn biến giá cả lạm phát phức tạp, cpi năm 2007 lên tới 12,63% - mức
cao nhất kể từ năm 1995 (nếu tính bình quân năm thì cpi tăng 8,3%) do nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: (i) tác động giá cả quốc tế đến giá các mặt
hàng chiến lược phải nhập khẩu hầu như toàn bộ như xăng dầu, phôi thép,
nguyên liệu đầu vào của phần lớn các ngành công nghiệp chủ lực3; (ii) thiên tai
dịch bệnh bùng phát trong nông nghiệp làm giá lương thực thực phẩm tăng
nhanh; (iii) điều hành cơ chế và chính sách quản lý giá lúng túng, chưa thoát
khỏi tư duy kế hoạch hóa tập trung; (iv) tác động của tăng trưởng kinh tế dựa vào
tăng vốn đầu tư dẫn đến tăng trưởng nóng; (v) kỳ vọng về tăng trưởng và tăng
2 gdp hai năm 2006-2007 đều tăng trên 8% và kế hoạch 2008 là 9% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn
2006-2010 chỉ có 7,5-8%/năm cho thấy chính phủ muốn “chớp cơ hội” tăng trưởng nhanh khi có thể.
3 cuối năm giá xăng a92 đã lên mức cao nhất từ trước đến nay là 13.000 đ/lít khi giá dầu thế giới gần 100
usd/thùng.
5
thu nhập kích thích tiêu dùng cả hàng hoá thiết yếu cũng như lâu bền, cả dịch vụ
thông thường cũng như cao cấp. nguyên nhân quan trọng nhất là mất cân đối tiền
- hàng do các biện pháp tăng cung tiền trước áp lực của dòng ngoại tệ đổ vào quá
lớn. do các nguyên nhân gây ra cpi cao của năm 2007 vẫn chuyển toàn bộ sang
năm 2008 nên cpi năm 2008 cũng cao hơn kế hoạch (kế hoạch ban đầu là cpi
thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế).
thâm hụt nsnn năm 2007 vẫn trong giới hạn an toàn như cam kết với quốc
hội (dưới 5%gdp) và được bù đắp chủ yếu bằng nguồn vay trong nước (trên 3/4)
đi đôi với các chỉ số về nợ công trong giới hạn an toàn. đây là những nhân tố
kích thích thị trường trái phiếu chính phủ phát triển, đặc biệt là khi thị trường
tpcp thứ cấp được đẩy mạnh giai đoạn 2008-20104.
trọng tâm chính sách vĩ mô năm 2008 là kiểm soát luồng vốn vào thông
qua các biện pháp về tỷ giá hối đoái, kiểm soát vốn, trung hòa ngoại tệ, chi tiêu
chính phủ để cải thiện khả năng hấp thụ nguồn vốn nước ngoài, giảm áp lực dư
thừa ngoại tệ, đặc biệt là dư thừa usd.
cả năm 2007 và từ đầu năm 2008, nhnn vẫn tiếp tục duy trì lãi suất chiết
khấu (4,5%), lãi suất tái cấp vốn (6,25%) và lãi suất cơ bản (8,25%) ở mức độ ổn
định như năm 2005-2006. từ 28/5/2007, nhnn tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm
giảm bớt lượng tiền cung ứng, kiềm chế lạm phát. trước áp lực lạm phát tăng cao
và không thể duy trì lãi suất thực dương nhưng nhnn vẫn không điều chỉnh tăng
các loại lãi suất tương ứng hay/và tăng cường kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn,
nhất là đối với tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước, cho vay kinh doanh
chứng khoán và kinh doanh bất động sản5 do: (i) sức ép thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế tốc độ cao buộc phải nới lỏng chính sách tiền tệ; (ii) hiệu lực điều tiết thị
trường của các công cụ lãi suất của nhnn không cao; (iii) vnd lên giá tương đối
so với usd trong khi lãi suất cơ bản usd liên tục giảm. tuy vậy, áp lực cạnh tranh
buộc lãi suất cho vay và huy động tiền gửi cả nội tệ của các nhtmcp có xu hướng
tăng (đối với ngoại tệ sẽ giảm) và các nhtmcp bước vào cuộc chạy đua tăng lãi
suất nội tệ trong năm 2008, một mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường, mặt khác nhằm tăng qui mô vốn khả dụng và tổng tài sản cho tương ứng
với qui mô vốn sở hữu đã và đang tăng mạnh với sự hỗ trợ của khoản lợi nhuận
tương đối khả quan thu được bắt đầu từ năm 2006 đến nay, hơn nữa, tự do hóa
lãi suất không cho phép duy trì lãi suất thực âm trong thời gian dài.
4 tốc độ lạm phát cao không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình mà còn giúp
giảm gánh nặng vay nợ bằng tiền đồng của chính phủ, kể cả vay đầu tư và vay bù đắp thâm hụt ngân sách. vì vậy,
giảm lạm phát có thể không phải là ưu tiên trước mắt của các nhà hoạch định chính sách từ góc độ áp lực trả nợ
chính phủ song lạm phát cao có thể tác động tiêu cực tới mở rộng thị trường tpcp sơ cấp và hạn chế thị trường thứ
cấp.
5 tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế năm 2007 tăng tới 37,8% - cao hơn nhiều so với kế hoạch 21-22% và tổng
phương tiện thanh toán cũng tăng tới 37% (con số này năm 2006 là 34% và năm 2005 là gần 30%).
6
quan điểm xuyên suốt 2007 của chính phủ và nhnn là cố định lãi suất và tỷ giá
nên mặc dù nửa đầu năm tỷ giá hối đoái vnd/usd có xu hướng tăng6 do áp lực tốc
độ lạm phát của việt nam cao hơn hẳn của mỹ và usd lên giá so với các ngoại tệ
chủ chốt khác nhờ kinh tế mỹ tăng trưởng tốt với các chỉ số lạm phát và tỷ lệ thất
nghiệp được cải thiện, song nửa cuối năm, khi usd mất giá nghiêm trọng, kinh tế
mỹ lâm vào khủng hoảng tín dụng bất động sản, giá dầu thô tăng vọt, … thì do
việt nam thực hiện “neo” tỷ giá vào usd nên giá usd hầu như không thay đổi
(giảm 0,03%).
việt nam bước vào năm 2008 đứng trước sự lựa chọn quyết định: tiếp tục
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bất chấp lạm phát hay ưu tiên kiềm chế lạm phát.
phương án thứ nhất được lựa chọn từ quí i năm 2008, thực ra là từ quí iv năm
2007 với tham vọng tăng trưởng kinh tế tới 9% và lạm phát “thấp hơn tăng
trưởng”, nói cách khác ở mức một con số.
nhưng thực tế diễn ra không như những gỡ chỳng ta mong muốn. lạm phỏt
liờn tục leo thang và vượt ra khỏi mọi qui luật đó hỡnh thành từ hàng chục năm
nay buộc việt nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng trưởng sang ưu tiên
kiềm chế lạm phát. chỉ sau 6 tháng, tổng cục thống kờ cụng bố chỉ số cpi đó lờn
tới 26,8% so với thỏng 6 năm 2007 và 18,44% so với cuối năm 2007, riêng giá
nhóm hàng lương thực tăng tương ứng tới 74,3% và gần 60% - phá vỡ mọi dự
tính của chúng ta về kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và cũn nghiờm
trọng hơn khi việt nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp với nông dân vẫn chiếm
trên 60% dân số và lực lượng lao động. giá cả tăng mạnh không chỉ trong dịp tết
mậu tý mà cũn cả trong cỏc thỏng sau tết – trỏi hẳn với qui luật vận động của giá
cả những năm gần đây. sau hơn 1 thập kỷ dường như “bóng ma” lạm phát đang
quay trở lại đe dọa những thành quả kinh tế xó hội mà chỳng ta đó đạt được.
bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bắt đầu suy giảm mặc dù tỷ
lệ đầu tư tiếp tục ở mức cao, gdp cả năm chỉ tăng 6,23% - thấp hơn mục tiờu 6,5-
7%, xuất hiện trở lại những “cơn sốt ảo” usd, vàng, gạo, thép, vật liệu xây dựng,
v.v. thâm hụt thương mại cũng tăng vọt cho dù kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh,
sau khi vn-index qua đỉnh điểm 1.173 điểm vào 11/3/2007, thị trường chứng
khoán hầu như chỉ đi xuống và thiết lập các đáy mới chỉ cũn bằng hơn ¼ đỉnh
cao nhất – trên dưới 300 điểm vào cuối năm 2008, hastc-index cũng rơi trở lại
mốc xuất phát điểm ban đầu, thị trường bất động sản “đóng băng” ở mức giá cao
“ngất ngưởng” sau khi đó ngốn hàng triệu tỷ đồng vốn trong cũng như từ nước
ngoài. nền kinh tế việt nam đến cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2008 đó mấp mộ
bờn bờ vực khủng hoảng.
lạm phát cao năm 2007-2008 do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
hai nguyên nhân cơ bản là:
6 ngày 14/6/2007, tỷ giá hối đoái là 16.125 vnd/usd và đến 6.9.2007 lên cao nhất là 16.310 vnd/usd.
7
(i) các biện pháp kích cầu đầu tư nhằm vượt qua khủng hoảng tài chính khu vực
1997-1998 khởi nguồn từ đầu những năm 2000 và nỗ lực đẩy tốc độ tăng
trưởng kinh tế lên cao đó làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng, icor
tăng lên đến trên 5 vào năm 2007, thậm chí có thể xấp xỉ 7 vào năm 2008, đi
đôi với mở rộng tín dụng ngân hàng quá mức và có phần quá dễ dói tương tự
như cho vay dưới chuẩn của mỹ từ nửa cuối năm 2007. ngoài ra, thâm hụt
nsnn “triền miên” ở mức 5%gdp theo chuẩn việt nam cũng khoét sâu thêm cái
hố “lạm phát”;
(ii) theo bỏo cỏo của bộ tài chớnh, mặc dự chỳng ta tuyờn bố thắt chặt tài khoỏ
để gúp phần kiềm chế lạm phỏt song thực tế năm 2008, chi nsnn vẫn lờn tới
549.784 tỷ đồng, vượt 37,8% dự toán, tương đương 37%gdp cũn tổng thu
nsnn cũng tới 36,8%gdp, vượt 70% dự toán, tương đương 548.529 tỷ đồng.
(iii) lạm phát mang tính toàn cầu trong nửa đầu năm 2008 với giá cả nhiều
hàng hóa chiến lược tăng vọt, điển hỡnh như giá gạo lên tới trên 1.000
usd/tấn vào tháng 5 năm 2008 – khủng hoảng lương thực toàn cầu đó bỏo
động đỏ hay giá dầu thô lên đỉnh 147 usd/thùng vào tháng 7/2008, giá sắt
thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi,… cũng liên tục lập các kỷ lục mới và tất
yếu tác động tức thỡ tới giỏ cả của một nền kinh tế cú độ mở lớn như việt
nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tới trên 150%gdp. giá xăng ron 92
tại việt nam lập kỷ lục tăng thêm tới 4.500 vnd/lít lên 19.000 vnd/lít vào
21/7/2008. bên cạnh đó, do những hạn chế trong dự báo thị trường nên việt
nam lại phải chịu đựng thêm những thua thiệt không đáng có trước biến động
trên thị trường quốc tế, chẳng hạn như việc dừng xuất khẩu gạo trong khi giá
gạo xuất khẩu tăng cao, sau đó lại phải hỗ trợ để xuất khẩu gạo khi giá gạo đó
xuống thấp, ồ ạt mua phụi thộp giỏ cao dẫn đến tồn đọng khối lượng lớn
trong khi giá thép trên thị trường quốc tế đó giảm rất mạnh, hay như liên tục
giảm giá xăng dầu một cách “nhỏ giọt” tới 9 lần trong vũng hơn 4 tháng
nhưng cũng khụng theo kịp sự mất giỏ tới 2/3 của giỏ dầu thụ quốc tế, v.v.
thực ra dấu hiệu lạm phát cao đó bắt đầu xuất hiện từ tháng 7/2007 và gần
như ngay lập tức chính phủ đó quan tõm và cú biện phỏp đối phó với các chỉ thị
số 18/2007/ct-ttg ngày 1/8/2007 về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ
tăng giá thị trường và chỉ thị số 23/2007/ct-ttg ngày 31/10/2007 v/v tăng cường
thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bỡnh ổn thị trường trong những tháng
cuối năm 2007 và phục vụ tết nguyên đán mậu tý 2008, rồi đến chỉ thị số
05/2007/ct-btc ngày 26/12/2007 v/v bỡnh ổn giỏ trong dịp tết nguyờn đán mậu tý
2008 và chỉ thị số 319/ttg-ktth ngày 3/3/2008 v/v tăng cường các biện pháp kiềm
chế lạm phát năm 2008. tuy nhiên, do chưa nhận định đúng về mức độ nghiêm
trọng của vấn đề lạm phát nên các biện pháp đề ra đều chưa đúng hướng, chưa
đủ liều lượng và việc thực thi cũng không thật sự nghiêm túc. công cuộc chống
lạm phát chỉ thực sự thay đổi kể từ nghị quyết số 10/2008/nq-cp ngày 17/4/2008
8
về cỏc biện phỏp kiềm chế lạm phỏt, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xó
hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp: (i) thắt chặt tiền tệ; (ii) thắt
chặt tài khóa; (iii) tăng cung; (iv) giảm nhập siêu; (v) tiết kiệm; (vi) quản lý thị
trường giá cả; (vii) an sinh xã hội; (viii) thông tin tuyên truyền. nội dung cơ bản
của nghị quyết 10/2008/nq-cp được khẳng định một lần nữa bằng nghị quyết số
20/2008/nq-cp ngày 29/8/2008 tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xó hội và tăng trưởng bền vững
trong những tháng cuối năm 2008.
việc lựa chọn chính sách thắt chặt tiền tệ làm trọng tâm, vừa tăng lói suất
cơ bản vừa hạn chế tăng tổng mức tín dụng dưới 30%, đồng thời thắt chặt các
điều kiện tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho kinh doanh chứng khoán và kinh
doanh bất động sản đó nhanh chúng đem lại những hiệu ứng mong muốn, làm
thay đổi hẳn bức tranh tiền tệ - tín dụng ngân hàng trong một thời gian ngắn.
sau một thời gian dài duy trỡ lói suất cơ bản ở mức thấp, thêm vào đó, tác
động của lói suất cơ bản tới mặt bằng lói suất tiền gửi – cho vay của cỏc nhtm
hầu như bị triệt tiêu thỡ sang năm 2008, nhnn việt nam đó 8 lần điều chỉnh lói
suất cơ bản với 3 lần tăng liên tiếp và 5 lần giảm liên tiếp, tất cả các lần điều
chỉnh này đều tác động rất tích cực tới mục tiêu kiềm chế lạm phát mà chính phủ
đó đặt ra như ưu tiên hàng đầu trong năm 2008.
mặc dù chúng ta đó gần như không thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa
với tổng chi nsnn cả năm 2008 vượt cao so với dự toỏn cũng như so với thực
hiện năm 2007. qui mụ chi nsnn so với gdp vẫn ở mức rất cao và thu nsnn cũng
tương tự song chỉ với chủ trương thắt chặt tiền tệ đi đôi với sự đảo chiều của thị
trường quốc tế - từ lạm phát cao sang giảm phát và suy thoái kinh tế - nên bắt
đầu từ tháng 7/2008, lạm phát ở việt nam đó cú dấu hiệu lắng dịu và thậm chớ
cpi xuống mức tăng âm vào quớ iii/2008 – chỉ sau hơn 5 tháng áp dụng chính
sách tiền tệ thắt chặt.
trong khi sức mua đối nội của vnd bước đầu được phục hồi nhờ các biện
pháp kiềm chế lạm phát sau một thời gian sụt giảm thỡ sức mua đối ngoại – tỷ
giá vnd/usd - cũng sụt giảm chút ít với tỷ giá bỡnh quõn cả năm 2008 ở mức
16.600 vnd/usd. việc tỷ giá hối đoái được duy trỡ tương đối ổn định trong bối
cảnh usd liên tục trồi sụt so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới chứng
tỏ việt nam vẫn kiên định chính sách tỷ giá hối đoái cố định nhằm góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô. tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối đoái kém linh hoạt đó hầu
như không có tác động đến thương mại và luân chuyển các luồng vốn quốc tế.
một mặt, thâm hụt thương mại trở nên nặng nề mặc dù xuất khẩu đó cú những cố
gắng đáng ghi nhận, mặt khác, việt nam trở thành “vùng trũng” cho các dũng
vốn nước ngoài đổ vào trong bối cảnh usd mất giá trị ở nhiều thị trường khác.
kết quả là cả cỏc dũng vốn đầu tư trực tiếp (fdi), cả đầu tư gián tiếp (fii),
cả vốn thật (chính thức và không chính thức), cả vốn “ảo” (đăng ký và hứa hẹn)
9
ồ ạt đổ vào việt nam, vượt ra khỏi tầm kiểm soát và khả năng hấp thụ của nền
kinh tế. thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng vọt với tổng số dự ỏn
cấp mới tới 1557 dự án với tổng vốn đăng ký 71 tỷ usd. tổng vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài thực hiện năm 2008 cũng đạt kỷ lục 11,5 tỷ usd. bờn cạnh đó,
dòng vốn đầu tư gián tiếp sau khi ồ ạt đổ vào việt nam vượt khỏi tầm kiểm soát và
trở thành một trong những tác nhân gây ra lạm phát năm 2007-2008 do nhnn dùng
tiền đồng để mua vào lượng ngoại tệ khổng lồ này nhằm tăng dự trữ ngoại tệ - đến
cuối năm 2008 đã có dấu hiệu rút ra mà chúng ta cũng chưa thể kiểm soát được.
tình trạng vốn nước ngoài đảo chiều từ năm 2009 đã làm cho tình trạng thặng dư
cán cân thanh toán tổng thể của việt nam nhanh chóng rơi vào thâm hụt do thặng
dư tài khoản vốn luôn được dùng để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại và
thâm hụt tài khoản vãng lai triền miên. kết quả là dự trữ ngoại hối đã giảm từ 23
tỷ usd cuối năm 2008 xuống 16 tỷ usd cuối năm 2009 và chỉ còn chưa đầy 10 tỷ
usd cuối năm 2010.
khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã lan rộng và tác động mạnh
tới tất cả các nền kinh tế, trong đó có việt nam. đặc biệt trong bối cảnh độ mở
của nền kinh tế nước ta rất lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới
160%gdp và vốn fdi đã chiếm tới gần 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội, lộ trình
thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế tài chính quốc tế đang diễn ra và nền kinh
tế vừa phải trải qua giai đoạn lạm phát cao 2007-2008.
năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đã kịp thời ban hành một
gói kích thích kinh tế có qui mô lớn tới gần 10%gdp, toàn diện để đối phó với tác
động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. về bản chất, tuy khụng hẳn là gúi “kớch
cầu” như ở nhiều nước khỏc nhưng gúi kớch thớch kinh tế năm 2009 vẫn dựa
trờn nới lỏng mạnh đồng bộ cả chớnh sỏch tiền tệ và chớnh sỏch tài khoỏ, bao
gồm cỏc nội dung thỳc đẩy tăng tớn dụng, giảm và hỗ trợ lói suất, tăng chi tiờu
nsnn, đặc biệt là chi đầu tư và miễn giảm thuế.
gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17.000 tỷ đồng để cung cấp tín dụng ngắn hạn
với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn theo
quyết định số 131/qđ/ttg ngày 23/1/2009 với qui mô khoảng 450.000 tỷ đồng -
chiếm gần 1/4 tổng tín dụng. từ tháng 4/2009, các quyết định số 443/qđ/ttg về
mở rộng hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn tối đa 24 tháng thực hiện
đến 31/12/2011 và quyết định 497/qđ/ttg ngày về hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp
nông thôn tiếp tục được triển khai. bên cạnh đó, lãi suất cơ bản cũng được điều
chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7% - bằng một nửa so với mức đỉnh của năm 2008 -
và duy trì liên tục tới cuối tháng 11/2009.
những kết quả đạt được là rất khả quan với tổng phương tiện thanh toán
tăng 28,7% và tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng 37,7% so với năm 2008, tạo
điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá
thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sxkd, tạo việc làm cho người lao động, giúp
10
cho nhiều doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trước “cơn bão” khủng hoảng toàn
cầu.
cựng với chớnh sỏch tiền tệ nới lỏng, nới lỏng chớnh sỏch tài khoỏ cũng
được thực hiện mạnh mẽ, đặc biệt là tăng chi nsnn. tổng chi nsnn năm 2009 là
trờn 584 ngàn tỷ đồng, tăng 19% so với dự toỏn, tương đương 35,26%gdp, trong
đú, chi đầu tư phỏt triển tăng tới gần 60% so với dự toỏn, chiếm gần 31% tổng
chi nsnn, chi trả nợ và viện trợ vượt 10,2% so với dự toỏn và chi thường xuyờn
cũng lờn tới xấp xỉ 21%gdp, đặc biệt, tổng chi an sinh xó hội lờn đến gần 22.500
tỷ đồng. mặc dự đó thực hiện miễn giảm thuế vat, thu nhập doanh nghiệp, thu
nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 và lệ phí trị giá khoảng 28.000 tỷ đồng
và chịu tác động của giá dầu thô thấp nhưng tổng thu nsnn vẫn vượt dự toỏn
20,2% đạt 468.795 tỷ đồng. tuy vậy, do tăng chi kớch thớch kinh tế nờn thõm
hụt nsnn lờn tới 6,9%gdp, nợ chính phủ cũng tăng từ 36,5% gdp năm 2008 lên
đến 40% gdp năm 2009 và năm 2010 khoảng 44% gdp và nợ nước ngoài khoảng
30,5%gdp.
kết quả tổng hợp của gúi kớch thớch kinh tế năm 2009 là gúp phần tớch
cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quớ sau cao hơn quớ trước. nếu so với cựng
kỳ, quớ i chỉ tăng trưởng 3,1% thỡ sang quớ ii đó tăng 4,5%, quớ iii tăng 5,76%,
quớ iv tăng 6,8% và cả năm đạt 5,32%. mặc dự đõy là mức tăng trưởng gần như
thấp nhất trong hai thập kỷ qua song vẫn là thành tựu đỏng ghi nhận trong bối
cảnh suy thoỏi toàn cầu. hơn nữa, chỳng ta vẫn cơ bản đảm bảo được ổn định
kinh tế vĩ mụ, kiểm soỏt được lạm phỏt. cpi so với thỏng 12/2008 chỉ tăng 1,32%
sau quớ i, tăng 2,68% sau quớ ii, tăng 4,11% sau quớ iii và cả năm tăng 6,52%
(bỡnh quõn cpi năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008).
như vậy, gúi kớch thớch kinh tế năm 2009 đó thành cụng, gúp phần giải
quyết được nhiều vấn đề cấp bỏch về duy trỡ tốc độ tăng trưởng và ổn định kinh
tế vĩ mụ trong bối cảnh chịu tỏc động sõu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng cũng đặt ra cho chỳng ta nhiều bài toỏn khú cần giải quyết, đặc biệt là cỏc
bài toỏn cõn đối kinh tế vĩ mụ để đảm bảo điều kiện cho tăng trưởng cao và bền
vững.
nhằm đạt cỏc mục tiờu của năm 2010 (tốc độ tăng trưởng là 6,5%, lạm
phát khoảng 7%, nguồn vốn đầu tư toàn xó hội khoảng 41,5%gdp, kim ngạch
xuất khẩu tăng 6% so với năm 2009, bội chi nsnn khoảng 6,2% gdp) chúng ta
tiếp tục chủ trương nới lỏng vả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thụng
qua cỏc biện phỏp khụng mang tớnh cấp bỏch, tỡnh thế như gúi kớch thớch kinh
tế năm 2009. tổng thu nsnn năm 2010 đạt 528.100 tỷ, vượt 14,4% dự toán, tương
đương 27,1%gdp. tổng chi nsnn cũng vượt 1% dự toán, đạt 588.210 tỷ, tương
đương 30,15%gdp. riêng chi đtpt vượt 19,5% dự toán, chiếm hơn ¼ tổng chi
nsnn và chi thường xuyên vượt 8,1% dự toán đạt 428.210 tỷ đồng, tương đương
22%gdp. mức thâm hụt nsnn tuy thấp hơn so với dự toán song cũng lên tới
11
3%gdp theo chuẩn quốc tế hay 5,8%gdp theo chuẩn việt nam. trong khi đó,
chính sách tiền tệ lại phải “vật lộn” với lạm phát cao vào quí i và quí iv cũng như
lạm phát quá thấp vào quí ii và iii.
xuyên suốt cả năm 2010 là một thị trường tín dụng ngân hàng chịu sự chi
phối của chính sách tiền tệ không thắt chặt mà cũng không nới lỏng với tốc độ
tăng tổng tín dụng tương đối cao trong khi lói suất cho vay cũng khụng hề thấp.
đến cuối tháng 3/2010, nhnn việt nam cụng bố lói suất cơ bản vẫn giữ ở mức 8%
trong thỏng 4/2010 như từ thỏng 12/2009 do từ 26/2/2010, nhnn đó chớnh thức
hoỏ lói suất cho vay ở mức 16-20%/năm thụng qua thụng tư số 07/2010/tt-nhnn
về ỏp dụng lói suất thoả thuận cho cỏc khoản tớn dụng trung và dài hạn. đõy là
bước đi phự hợp với định hướng tự do hoỏ lói suất đó triển khai từ năm 2002
nhưng đó chững lại năm 2008 do phải đối phú với lạm phỏt dõng cao lờn mức 2
con số. trong thực tế, cỏc nhtm đó chuyển cỏc khoản cho vay ngắn hạn (chịu qui
định trần lói suất cho vay 12%/năm sang cho vay trung dài hạn để ỏp dụng lói
suất thoả thuận tới 16-20%/năm nờn lói suất cơ bản chỉ cũn đúng vai trũ tõm lý
như tớn hiệu là nhnn việt nam sẽ thắt chặt hay nới lỏng chớnh sỏch tớn dụng núi
riờng và chớnh sỏch tiền tệ núi chung.
từ đầu năm 2010, khi không cũn chớnh sỏch hỗ trợ lói suất 4% như trong
năm 2009, lói suất cho vay bằng vnd liờn tục tăng cao lờn mức 16% - 18%/năm,
cá biệt có những trường hợp lên tới 18-20%/năm nờn nhiều doanh nghiệp
chuyển sang vay bằng usd do lói suất vay usd thấp hơn nhiều so với lói suất vay
vnd trong khi rủi ro tỷ giỏ hối đoỏi chưa hiện hữu. lói suất cho vay usd ngắn hạn
đầu thỏng 4/2010 chỉ 5,5% - 6%/năm và cho vay dài hạn 6% - 8%/năm đủ sức
hấp dẫn cỏc doanh nghiệp trong khi đại đa số cỏc doanh nghiệp đều kỳ vọng tỷ
giỏ vnd/usd sẽ tương đối ổn định trong thời gian tới. thờm vào đú, một nguyờn
nhõn quan trọng khỏc khiến tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng đột biến là
do việc mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo thông tư số 25/2009/tt-nhnn, trong
đú bổ sung thêm 2 đối tượng được vay bằng ngoại tệ là các nhu cầu để thực hiện
các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng húa dịch vụ xuất khẩu và
cho vay bằng ngoại tệ để sử dụng trong nước nhưng phải bán số ngoại tệ vay đó
cho tổ chức tín dụng cho vay.
cpi quí ii/2010 tăng quá thấp đó làm giảm đáng kể mối lo về lạm phát,
thậm chí có ý kiến cho rằng việt nam đó hoàn toàn kiểm soỏt được lạm phát cả
năm 2010 nên nhnn việt nam tiếp tục duy trỡ lói suất cơ bản ở mức 8% như từ
thỏng 12/2009 nhằm phát tín hiệu về ổn định chính sách lói suất trong khi thực
thi chớnh sỏch tớn dụng nới lỏng với mặt bằng lói suất cho vay phổ biến khoảng
13-14%/năm. tuy nhiên, cuộc đua tăng lói suất huy động vnd đó quay lại trong
thỏng 5.2010 với lói suất huy động phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm kèm theo
nhiều hỡnh thức khuyến khớch người gửi tiền và lói suất huy động usd cũng tăng
từ 5%/năm lên 5,5%/năm vào cuối quí ii/2010 mặc dù nhnn đó tăng tính thanh
khoản cho nhiều nhtm thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thị trường liên ngân
12
hàng cũng như tuyên bố dư cung ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng và nhnn đó
mua lại hơn 1 tỷ usd để tăng dự trữ ngoại hối. xu thế lói suất trờn thị trường tiền
tệ tín dụng vẫn không thể vận động theo yêu cầu của chính phủ là đưa lói suất
huy động xuống mức 10%/năm và lói suất cho vay xuống 12%/năm. trái với
nhiều dự báo, nhnn đó khụng điều chỉnh lói suất cơ bản từ 8% xuống mức 7%
(theo đó điều chỉnh giảm cả lói suất tỏi cấp vốn và lói suất tỏi chiết khấu) từ
thỏng 7/2010 nờn mặc dự chớnh sỏch tài khoỏ (chi nsnn) đó cú dấu hiệu nới lỏng
rừ ràng thỡ chớnh sỏch tiền tệ vẫn chưa thể hiện sự nới lỏng cần thiết.
đến cuối quí iii và đầu quí iv/2010, nhnn đứng trước lựa chọn đối nghịch
là tăng tổng tín dụng cả năm 2010 khoảng 25% đồng thời hạ mặt bằng lói suất
nhằm phỏt những tớn hiệu mạnh mẽ hơn về nới lỏng chớnh sỏch tiền tệ để đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5% trở lờn song nới lỏng tiền tệ trong bối
cảnh mối lo ngại lạm phát dâng cao lại không khả thi và đặc biệt nguy hiểm.
đầu tháng 11/2010, nhnn phải tăng lói suất cơ bản từ 8% lên 9% sau khi
đó cố định nó suốt từ tháng 12/2009 với kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ để
kiểm soát lạm phát. một mặt, tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ phát ra dường
như chưa đủ mạnh và rừ ràng, mặt khỏc tớn hiệu đó lại phát ra đúng vào thời
điểm cầu tín dụng tăng mạnh theo tính “mùa vụ” của sản xuất kinh doanh và
“room” tăng tín dụng ngân hàng cả năm cơ bản đó hết.
đúng như dự báo, để tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6,8% đồng thời cpi cả
năm tăng 11,75% so với cuối năm 2009 thỡ tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân
hàng năm 2010 đó vượt mục tiêu 25% và tăng tới 29,81% so với cuối năm 2009,
trong đó tín dụng bằng vnd tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng tới 49,3%. bên
cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng 25,3% so với cuối năm 2009
(mục tiêu là tăng 20%) và huy động vốn tăng 27,2%.
bài học kinh nghiệm
từ những phõn tớch nờu trên, chúng ta thấy về phối hợp đồng bộ các cstk
và cstt nổi lờn một số bài học quan trọng sau:
1. chớnh sỏch kinh tế vĩ mụ núi chung, cstk và cstt nói riêng là một trong những
công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế.
chính sách kinh tế vĩ mô không hoạt động riêng rẽ mà tập hợp thành một hệ
thống có các mối quan hệ nội tại tác động qua lại với nhau. các chính sách cơ
bản là tài khóa (thuế và chi tiêu chính phủ), tiền tệ (cung ứng tiền, lói suất,
tớn dụng) và chớnh sỏch tỷ giỏ hối đoái (tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại tệ).
đặc trưng của chính sách kinh tế vĩ mô là các mục tiêu của chúng phù hợp với
từng giai đoạn phát triển nền kinh tế và đặc thù của mỗi quốc gia. chính sách
kinh tế vĩ mô được gọi là có hiệu quả nếu các mục tiêu của nó được thực
hiện.
13
2. đặc điểm quan trọng nhất của chính sách là độ trễ. độ trễ trong là khoảng thời
gian chính sách phản ứng trước những thay đổi của môi trường kinh tế, độ trễ
ngoài là khoảng thời gian chờ đợi để chính sách phát huy tác dụng đối với
nền kinh tế. chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới độ trễ của chính sách kinh tế
vĩ mô trong quá trỡnh hoạch định, triển khai và dự báo những hiệu quả của
chính sách. chính sách tài khoỏ có độ trễ trong dài do thường phải thông qua
nhiều cấp có thẩm quyền (như quốc hội) trước khi quyết định. chính sách tiền
tệ có độ trễ ngoài dài do các đơn vị sản xuất kinh doanh thường lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh từ trước. vấn đề là phải đánh giá chính xác độ trễ của
từng chính sách và nếu có thể cần rút ngắn độ trễ này (cơ chế hoạch định và
thực thi chính sách có hiệu quả, nhanh nhạy và năng động).
3. phối hợp đồng bộ cstk và cstt là xõy dựng một hệ thống chớnh sỏch gắn bú
chặt chẽ với nhau nhằm tạo nờn một tổng hợp lực thực hiện một/một số mục
tiờu kinh tế - xó hội. cỏc mục tiờu này thường xuyên mâu thuẫn với nhau nên
phải lựa chọn một/một số mục tiêu chủ yếu cho từng giai đoạn phát triển và
tập trung sức mạnh của các chính sách để thực hiện mục tiêu đó, đồng thời,
cần có các chính sách để triệt tiêu hay trung hũa những hậu quả tiêu cực do
các chính sách khác gây ra. tính đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ
là tương đối nên phải phân tích và đánh giá nó một cách biện chứng, đặt trong
sự vận động và phát triển với mục tiêu của từng thời kỳ phát triển kinh tế.
động cơ của các nhà hoạch định chính sách là đạt được cân đối bên trong và
bên ngoài.
việt nam cần và có đủ điều kiện để phối hợp đồng bộ cstk và cstt, khắc phục
những nhược điểm trong hoạch định và thực thi chính sách thời gian qua. việc
phối hợp đồng bộ các chớnh sỏch của việt nam theo mụ hỡnh nền kinh tế hỗn
hợp, theo phương thức đỡều chỉnh dần để tiến tới đồng bộ, có tính tới đặc thù
của nền kinh tế.
4. một trong những nguyên nhân cơ bản khiến chính sách kinh tế vĩ mô không
đồng vộ là chính sách được hỡnh thành từ những cơ quan độc lập, lại không
được liên hệ với nhau chặt chẽ do thiếu sự chỉ đạo thống nhất, tập trung (hiện
tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là các cơ quan hoạch định chính sách
ít trao đổi hợp tác với nhau trong quá trỡnh làm chớnh sỏch, mỗi cơ quan theo
đuổi các ý đồ và lập luận riêng trong khi tổ chức điều hành thống nhất của
chính phủ cũn nhiều đỉểm bất cập). chính vỡ vậy, chỳng ta phải cú sự phối
hợp giữa cỏc cơ quan làm chính sách, tăng cường sự chỉ đạo của chính phủ
đảm bảo tính đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô. chúng ta cần tăng
cường hơn nữa phối hợp giữa các bộ ngành trong việc hoạch định các chính
sách kinh tế vĩ mô mới, cũng như rà soát lại để đảm bảo tính thống nhất của
các chính sách đó ban hành, đặc biệt là sự phối hợp hoạt động giữa bộ tài
chớnh và nhnn việt nam.
14
5. trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đó đạt được nhiều tiến bộ đáng
kể trong phối hợp cstk và cstt thực hiện 2 mục tiêu cơ bản là tăng trưởng kinh
tế cao, bền vững, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiến tới cân đối
bên trong và bên ngoài. bắt đầu từ giai đoạn phôi thai 1986-1990, với việc đặt
lên hàng đầu mục tiêu hạ tốc độ lạm phát xuống 2 con số, tới giai đoạn 1991-
1995 phối hợp các chính sách đó được nâng lên một tầm cao mới, vừa tiếp
tục kiềm chế lạm phát, vừa đạt được tốc độ tăng gdp thuộc loại cao trên thế
giới, đóng vai trũ quan trọng đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo
dài suốt 15 năm. từ sự phối hợp cũn khập khiễng, sơ khai và nhiều hạn chế
giai đoạn 1986-1990, chúng ta đó ngày càng hoàn thiện việc phối hợp một
cỏch hợp lý, khoa học và nhuần nhuyễn hơn.
chuyển sang giai đoạn 1999-2010 nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn phát
triển mới với nhiều mục tiêu cao và khó thực hiện hơn đũi hỏi sự phối hợp
cỏc chớnh sỏch kinh tế vĩ mụ đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả hơn. đặc biệt các
cân đối như ns, tích lũy-đầu tư, tài khoản vóng lai vẫn chưa đạt được, thậm
chí có xu hướng trầm trọng thêm, các nguy cơ lạm phát cao vẫn cũn, “bong
búng” trờn thị trường tài chính và thị trường bất động sản hỡnh thành, rủi ro
tín dụng ngân hàng cao,…, thêm vào đó, tỡnh hỡnh kinh tế - tài chớnh khu
vực và thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định
các chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta.
6. nhược điểm lớn nhất trong phối hợp cstk và cstt của việt nam là vẫn thiếu
đồng bộ, thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi (không ổn định) và chưa xây
dựng được một chiến lược hoạch định chính sách khoa học và hợp lý. cỏc
mục tiờu chớnh sỏch tương đối đồng bộ và đúng đắn (nếu xét trên khía cạnh
xây dựng và kết quả thực hiện cỏc mục tiờu chớnh sỏch) song hiệu quả chớnh
sỏch khụng cao (chớnh sỏch tài khúa vẫn cũn để thâm hụt ns lớn, đầu tư trong
nước tăng chậm, chi ns cũn rất lóng phớ; chớnh sỏch tiền tệ cũn lỳng tỳng, bị
động; chính sách tỷ giá chưa phát huy tác dụng tích cực như một công cụ hữu
hiệu trong nền kinh tế mở). nguyờn nhõn của tỡnh trạng trờn là sự phối hợp
đồng bộ trong mối liên hệ chiều dọc của từng chính sách cũn yếu kộm và dõy
chuyền chớnh sỏch – cơ chế - luật pháp kinh tế chưa đồng bộ. chính sách
đúng nhưng cơ chế triển khai thực thi chính sách không đầy đủ và hữu hiệu,
luật pháp cũn thiếu và cũn nhiều kẽ hở, thiếu nghiờm minh. kết quả là cỏc
mục tiờu chớnh sỏch khụng được thực hiện hoặc bị bóp méo. muốn khắc
phục tỡnh trạng này, chỳng ta phải tập trung vào hoàn chỉnh cơ chế, luật pháp
đảm bảo thực thi chính sách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
7. việc phối hợp cstk và cstt của ta gặp vướng mắc do bản chất các mục tiêu
chính sách thường mâu thuẫn với nhau đũi hỏi lựa chọn mục tiờu chủ đạo
một cách chính xác. thêm vào đó, chúng ta chưa hỡnh thành đồng bộ các yếu
tố thị trường, thiếu thị trường lao động và thị trường bđs chớnh thức, thị
trường tiền tệ chậm phát triển và bị hạn chế, thị trường vốn cũn sơ khai và
15
thiếu tính ổn định,… chính vỡ vậy, các công cụ của chính sách tài chính - tiền
tệ vừa thiếu, vừa kém hiệu lực. chính phủ vẫn nặng về sử dụng các công cụ
trực tiếp, hành chính trong khi cơ chế quan liêu bao cấp vẫn chưa được loại
bỏ hoàn toàn, gây trở ngại lớn cho việc phối hợp các chính sách năng động,
linh hoạt và phản ánh đúng diễn biến của cung cầu trên các thị trường của nền
kinh tế.
8. trong nền kinh tế mở và tớch cực tham gia tiến trỡnh hội nhập, việc hoạch định
và phối hợp cstk và cstt của ta cũn chưa thích ứng được với những biến động
từ bên ngoài, nhiều điểm cũn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. song cùng với
việc tăng cường hội nhập kinh tế, chúng ta phải điều chỉnh các chính sách kinh
tế vĩ mô cho phù hợp với tiến trỡnh hội nhập khu vực và thế giới, đặc biệt lưu ý
cỏc chớnh sỏch thuế quan, chớnh sỏch tỷ giỏ và quản lý ngoại hối, chỳ trọng
thực hiện tự do húa từng bước thị trường tài chính và thị trường lao động. các
chính sách kinh tế vĩ mô cần tập trung nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
các dn trong nước, đảm bảo khả năng đương đầu với cạnh tranh quốc tế ngày
càng khốc liệt cũng như tạo ra lợi thế trong liên kết và phân công lao động
quốc tế, thích ứng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - một số bài học từ giai đoạn 2006-2010.pdf