Chuyên đề : Biện pháp canh tác, vai trò và ứng dụng trong IPM

Tỉ lệ C/N phù hợp lý 12-14/1 sẽ giúp vsv có ích hoạt động tốt, hấp thu được phân tránh hiện tượng trực di (Dương Minh, 2011). Hạn chế được truyền thể cỏ còn sống Diệt mầm bệnh trong phân ủ Không mất đi các thành phần dinh dưỡng trong phân.

ppt36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề : Biện pháp canh tác, vai trò và ứng dụng trong IPM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO IPM Chuyên đề: BIỆN PHÁP CANH TÁC, VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG TRONG IPM Sinh Viên Thực Hiện (Nhóm 1) 1. Nguyễn Trung Dương 3083791 2. Huỳnh Bích Thủy 3083828 3. Nguyễn Cô Băng 3083782 4. Võ Thị Yến Nhi 3083812 5. Bùi Thái Dương 3083790 Giáo viên hướng dẫn: Ts. Trần Vũ Phến I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ Khái niệm Biện pháp canh tác (BPCT) BPCT (hay kỹ thuật canh tác) bao gồm tất cả các hoạt động của con người có liên quan tới việc trồng cây nông nghiệp, bất đầu từ lúc gieo hạt giống đến thu hoạch mùa màng. Ví dụ: Làm đất, xen canh…. Khái niệm BPCT BVTV Là nhóm biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra các điều kiện sinh thái thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như các thiên địch tự nhiên của địch hại và không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích lũy và lây lan của dịch hại. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) BPCT BVTV được chia thành 2 nhóm - Nhóm các biện pháp kỹ thuật chuyên dùng để trừ dịch hại. Ví dụ: tháo cạn nước khi mật độ sâu phao cao, làm cỏ bằng tay… - Nhóm các biện pháp thông thường giúp hạn chế tác hại của dịch hại. Vd làm đất, thời vụ gieo trồng, mật độ gieo trồng, chọn giống khỏe… I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) Ưu điểm của BPCT BVTV - Là nhiều biện pháp cổ truyền ít tốn kém. - Dễ áp dụng - Không gây tính kháng thuốc, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không làm ô nhiễm môi trường. - Dễ dàng kết hợp với các biện pháp khác. - Hiệu quả kinh tế I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) Khuyết điểm - Mang tính phòng ngừa, phải áp dụng trước rất nhiều so với biểu hiện gây hại của dịch hại. - Không triệt để vì trên cây trồng có nhiều loài dịch hại. - Không phải lúc nào cũng áp dụng được. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) Vai trò của BPCT BVTV trong IPM - Bất cứ biện pháp tác động nào lên hệ sinh thái nông nghiệp cũng đều có thể ảnh hưởng đến quần thể dịch hại. Ví dụ: Đưa giống lúa mới vào sản xuất, bón nhiều phân đạm và mở rộng diện tích chủ động được nước tưới là nguyên nhân chính làm cho rầy nâu từ loài dịch hại thứ yếu thành loài dịch hại chính nguy hiểm. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) Sử dụng hợp lý các biện pháp canh tác hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng tính chống chịu, khả năng tự đền bù; tạo điều kiện không thuận lợi cho dịch hại phát triển. => BPCT là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống IPM trên bất kỳ một loại cây trồng nào. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ (tt) Cây Khỏe Ngăn Ngừa 1. Quản Lý Thời Vụ 2. Làm Đất 3. Vệ Sinh Đồng Ruộng 4. Giống Khỏe 5. Luân canh, Xen canh 6. Diệt Kí Chủ Trung Gian II. ỨNG DỤNG CỦA BPCT TRONG IPM 7. Khoảng cách trồng hợp lí 8. Quản lí nước và dinh dưỡng 9. Bẫy cây trồng 10. Đa Dạng Hóa Nơi Sinh Sống Của Thiên Địch 11. Sử Dụng Phân Hữu Cơ, Phân Xanh 1. Quản Lý Thời Vụ Bố trí lịch thời vụ hợp lý nhằm: Đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và pháp triển tốt, đạt năng suất cao. Hạn chế những rủi ro do các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh gây ra cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác. Ví dụ: Bố trí lịch thời vụ né rầy, trồng mía né lũ. 2. Làm Đất Cải tạo tính chất vật lý và hóa học của đất. Hạn chế sâu bệnh trong đất và các truyền thể cỏ. 3. Vệ Sinh Đồng Ruộng Thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại nhằm diệt trừ các mầm mống sâu bệnh trong đất. Làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của sâu bệnh. 3. Vệ Sinh Đồng Ruộng (tt) 4. Giống Khỏe Giống khỏe phải đạt những yêu cầu sau: Hạt giống,cây giống phải thuần, đúng giống, phải đồng nhất về kích cỡ, giống không bị lẫn những giống khác, hạt cỏ và tạp chất. Tỷ lệ nẩy mầm cao. Hạt giống, cây giống không bị côn trùng phá hoại, không lẫn hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm. Sức sống mạnh. 5. Luân Canh, Xen Canh Luân canh  Khái niệm: Luân canh là trồng luân phiên các loại cây trồng qua các mùa vụ trên cùng một mãnh ruộng trong một năm.  Nguyên lý: Cắt đứt quan hệ thức ăn chuyên tính giữa cây trồng và dịch hại. Ví dụ: - Rầy nâu chuyên hại trên lúa. - Sâu tơ chuyên hại bắp cải… 5. Luân Canh, Xen Canh (tt)  Ưu điểm: -Thay đổi điều kiện sinh thái của sâu bệnh, cỏ dại, nên hạn chế mật số đến mức thấp nhất. - Ít xảy ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi lượng. - Lợi nhuận cao. Khuyết điểm: - Nếu chọn loại cây trồng không phù hợp để luân canh thì sâu bệnh sẽ phá hoại mạnh hơn, thường xuyên hơn.  Nên chú ý việc chọn loại cây trồng thích hợp. 5. Luân Canh, Xen Canh (tt) Ví dụ: Trồng luân canh lúa nước và rau màu, đậu đỗ, hoặc dưa hấu… 5. Luân Canh, Xen Canh (tt) 5. Luân Canh, Xen Canh (tt) Xen canh  Khái niệm: Xen canh là trồng nhiều loại cây trên cùng một mảnh ruộng.  Ưu điểm: - Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất, nước, không gian, ánh sáng… - Lấy ngắn nuôi dài - Hạn chế cỏ dại. - Hạn chế sâu bệnh - Rủi ro thất mùa được trãi đều cho các loại cây đó. - Mật số và số loài thiên địch tăng. 5. Luân Canh, Xen Canh (tt) Ví dụ: - Trồng xen sầu riêng, cà phê, tiêu. - Bắp và đậu phộng. - Cà chua và bắp cải  Giảm 50% thiệt hại do sâu tơ gây ra trên bắp cải so với chỉ trồng bắp cải. Hệ thống canh tác lúa-cá Mô hình “Con Tôm Ôm Cây Lúa” 6. Diệt Kí Chủ Trung Gian Cần diệt và phòng ngừa các kí chủ là trung gian truyền bệnh trên cây trồng, vì đa số các bệnh này rất khó trị nếu đã bị nhiễm bệnh. Ví dụ: - Rầy nâu trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa. - Bù lạch truyền vi rút gây bệnh đầu lân trên dưa hấu. - Rầy chổng cánh trung gian truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi… 7. Khoảng Cách Trồng Hợp Lí Mỗi giống cây trồng đều có một  mật độ  khoảng cách hợp lý để đạt năng suất  cao. Mật độ này phụ thuộc vào độ phì của đất, khả năng đẻ nhánh của giống và điều kiện  thời tiết. Mật độ cây trồng liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng đất, tiểu khí hậu đồng ruộng và tình hình sâu bệnh hại. Ví dụ: Đối với cây lúa: Sạ thưa dễ bị cỏ dại  lấn át nhưng sạ dầy quá lại tạo môi trường  thuận lợi (nơi cư trú, ẩm độ...) cho sâu bệnh  phát triển  như rầy nâu, khô vằn, đạo ôn… 8 Quản Lí Nước Và Dinh Dưỡng 8.1 Quản lí nước Nước là một nhu cầu không thể thiếu của cây trồng, cung cấp nước theo đúng yêu cầu sinh trưởng  của cây và tuỳ từng điều kiện cụ thể của sâu bệnh  hại là một phương pháp quan trọng trong việc quản lý  tổng hợp dịch hại. Ví dụ:            Mỗi giai đoạn cây trồng có nhu cầu nước khác nhau. Sau giai đoạn lúa đẻ rộ nên rút nước để hạn chế sự đẻ nhánh và giúp rễ đâm sâu để tăng tính chống đổ ngã. 8.2 Quản lí dinh dưỡng Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và thông qua cây trồng có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhiều loại sâu bệnh. Phân bón là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu giúp cây trồng  phát triển  tốt. Tuy nhiên, bón nhiều phân hoặc bón không hợp lý sẽ làm cây phát triển  không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ví dụ: Ruộng lúa bón nhiều phân dễ hấp dẫn các loại  sâu cuốn lá, sâu keo gây hại và thường các bệnh đạo ôn, khô vằn  phá hại mạnh. 8. Quản Lí Nước Và Dinh Dưỡng (tt) 9. Bẫy Cây Trồng Bẫy cây trồng là một nhà máy thu hút sâu hại nông nghiệp, thường là côn trùng, từ cây trồng gần đó.  Ví dụ: - Mô hình làm bẫy cây trồng gồm đào mương, dùng bao nylon bao quanh ruộng lúa và đặt bẫy, ruộng gieo sạ trước 17 ngày. - Mô hình bẫy cây trồng bằng cải ram hạn chế bệnh sưng rễ cây trồng họ thập tự. Mô hình làm bẫy cây trồng diệt chuột tại HTX Nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) 10. Đa Dạng Hóa Nơi Sinh Sống Của Thiên Địch Mục đích: Gia tăng nơi lưu trú của thiên địch nhằm làm tăng mật số của từng thiên địch và đa dạng hóa quần thể thiên địch  tăng hiệu quả kiểm soát dịch hại. Ứng dụng thực tiễn: + Công nghệ sinh thái trên lúa + Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: loại giống, loại cây trồng. Ruộng trình diễn mô hình “1 phải, 5 giảm” kết hợp công nghệ sinh thái giúp nông dân đạt lợi nhuận trên mỗi héc-ta hơn 16,7 triệu đồng và cao hơn ruộng đối chứng của nông dân canh tác theo tập quán 6,5 triệu đồng. (BC tổng kết của Trạm BVTV huyện An Phú, 2011) Mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” (Ảnh: nongnghiep.vn) Xen canh ngô - khoai. Xen canh Mía-Đậu phộng. Xen canh Khoai mì-Đậu phộng. (Nguồn: Sở nông nghiệp Quãng Ngãi, 2009) 11. Sử Dụng Phân Hữu Cơ, Phân Xanh Mục Đích: Cải thiện tính chất vật lý và hóa học của đất đồng thời cung cấp thêm vsv có lợi Cây khỏe. Ứng dụng trong thực tiễn: Phân bò (nhiều Mycorhizae), phân gà, Xác bả thực vật ủ hoai… * Tuy nhiên, nếu quy trình ủ phân không đúng cách sẽ gây hại cho cây trồng (nguồn bệnh, hạt cỏ). Tiêu Chuẩn Phân Ủ An Toàn Cho Cây Tỉ lệ C/N phù hợp lý 12-14/1 sẽ giúp vsv có ích hoạt động tốt, hấp thu được phân tránh hiện tượng trực di (Dương Minh, 2011). Hạn chế được truyền thể cỏ còn sống Diệt mầm bệnh trong phân ủ Không mất đi các thành phần dinh dưỡng trong phân. Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng Đơn vị % Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (% chất khô)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptipm_bien_phap_canh_tac_vai_tro_va_ung_dung_7058.ppt
Luận văn liên quan