Chuyên đề Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Qua nghiên cứu để viết chuyên đề: Chăm sóc bệnh nhân Parkinson. Tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Bệnh Parkinson chưa xác định rõ nguyên nhân, độ tuổi mắc trung bình từ 45 đến 70, bệnh có thể gặp ở mọi giới không phân biệt nam hay nữ. + Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm: Run, cứng, giảm động và tư thế không ổn định. + Các thương tật thường gặp: Chấn thương, nhiễm khuẩn, suy kiệt. - Cách chăm sóc: + Hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân hiểu rõ về bệnh, thay đổi những thói quen đơn giản hàng ngày để cho bệnh nhân cảm thấy bớt căng thẳng và có cảm giác thành công trong điều trị. + Phục hồi chức năng: Tập phục hồi tiến hành song song với việc điều trị.

pdf38 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 6971 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chăm sóc bệnh nhân Parkinson, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa Điều dưỡng Trường đại học Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Tôi xin trân thành cảm ơn Viện Lão Khoa trung ương, Bộ môn Thần Kinh học trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm chuyên đề tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Bs Đào Bích Hòa,Ts Nguyễn Thanh Bình, Ts Trần Viết Lực đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Bs Nguyễn Văn Hướng - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian học tập và làm chuyên đề. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và người thân của tôi đã giành cho tôi sự giúp đỡ, động viên và ủng hộ nhiệt tình trong suốt những năm tháng học tập. Hà Nội ngày..... tháng.... năm 2012 Sinh viên Vũ Thị Lan Anh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 CHƯƠNG1: TỔNG QUAN ....................................................................... 2 1.1 Đại cương về bệnh Parkinson .............................................................. 2 1.1.1 Lược sử bệnh Parkinson ...................................................................... 2 1.1.2 Dịch tễ học .......................................................................................... 2 1.1.3 Cơ sở giải phẫu, sinh lý và sinh lý bệnh............................................... 3 1.1.3.1 Cơ sở giải phẫu....................................................................... 3 1.1.3.2 Cơ sở sinh lý học .................................................................... 3 1.1.3.3 Giải phẫu bệnh........................................................................ 4 1.2 Đặc điểm bệnh học của bệnh Parkinson ............................................. 5 1.2.1 Khái niệm ............................................................................................ 5 1.2.2 Phân loại ............................................................................................. 5 1.2.3 Những yếu tố liên quan........................................................................ 6 1.2.4 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................... 7 1.2.5 Các thương tật thường gặp .................................................................. 9 1.2.6 Cận lâm sàng....................................................................................... 10 1.2.7 Tiến triển và biến chứng ...................................................................... 10 1.2.8 Nguyên tắc điều trị .............................................................................. 10 Thang Long University Library CHƯƠNG 2: CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG .................... 11 2.1 Vai trò của chăm sóc và phục hồi chức năng ...................................... 11 2.2 Qui trình điều dưỡng............................................................................ 11 2.2.1 Nhận định ............................................................................................ 11 2.2.2 Chẩn đoán điều dưỡng ........................................................................ 14 2.2.3 Lập kế hoạch chăm sóc........................................................................ 14 2.2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc .............................................................. 16 2.2.4.1 Theo dõi ................................................................................. 17 2.2.4.2 Can thiệp y lệnh...................................................................... 17 2.2.4.3 Chăm sóc cơ bản .................................................................... 17 2.2.4.4 Phục hồi chức năng................................................................. 19 2.2.4.5 Tư vấn giáo dục sức khỏe ....................................................... 23 2.2.5 Đánh giá.............................................................................................. 27 KẾT LUẬN................................................................................................. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 33 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ PHCN Phục hồi chức năng HA Huyết áp SSTT Sa sút trí tuệ Thang Long University Library DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống nhân xám trung ương ở đáy não ............................ 4 Hình 1.2 Đặc điểm giải phẫu bệnh ở bệnh nhân Parkinson ........................... 5 Hình 1.3 Các biểu hiện của bệnh nhân Parkinson ......................................... 7 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Parkinson là một bệnh mãn tính của hệ thần kinh trung ương, được xếp trong nhóm bệnh lý thoái hóa, với tỉ lệ mắc bệnh khá cao dao động trong khoảng 1% - 2% diễn biến lâm sàng phức tạp, đa dạng gây khó khăn cho chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Mặc dù bệnh đã được biết từ lâu và người đầu tiên mô tả bệnh này James Parkinson vào năm 1987 ông gọi là bệnh liệt rung, sau này bệnh được mang tên ông, từ đó tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, bệnh sinh, bệnh căn. Và các tác giả đều cho rằng Parkinson là một bệnh khá phức tạp cả về bệnh căn, bệnh sinh. Do vậy khả năng điều trị về y học hiện đại mới chỉ trong giới hạn cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 50, ở mọi tầng lớp không phân biệt nghề nghiệp hay vị trí địa lý sau 10 – 15 năm mắc bệnh 80% bệnh nhân trở lên tàn phế. Cùng với việc nâng cao tuổi thọ các tác giả dự báo tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong thế kỷ tới sẽ tăng cao và sẽ là một gánh nặng cho ngành y tế và xã hội. Đặc điểm chủ yếu của bệnh Parkinson là tổn thương các tế bào thần kinh tiết dopamine ở đường liềm đen và thể vân cầu não, đặc biệt ở phần đặc của liềm đen. Những tổn thương này gây nên các rối loạn vận động đặc trưng của bệnh Parkinson như: run khi nghỉ, tăng trương lực cơ, giảm vận động và tư thế không ổn định. Cùng với sự phát triển các thành tựu của y học, các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, chăm sóc, phục hồi chức năng tốt hơn. Khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và phòng tránh các thương tật thứ cấp phụ thuộc vào việc chẩn đoán điều trị, chăm sóc và PHCN. Vì vậy tôi viết chuyên đề này với nội dung: 1. Nhận biết được bệnh Parkinson. 2. Biết cách chăm sóc, tư vấn và PHCN cho người bệnh. Thang Long University Library 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH PARKINSON 1.1 . ĐẠI CƯƠNG 1.1.1. Lược sử bệnh Parkinson Căn bệnh này được một thầy thuốc người nước Anh sống ở Luân Đôn tên là James Parkinson (1755 -1824) mô tả lần đầu tiên vào năm 1817. ông gọi các triệu chứng run chân tay, cứng, vận động khó khăn của bệnh nhân là bệnh liệt rung. Charcot (1886) xác định đây không phải là bệnh liệt mà là một bệnh của tuổi già và đề xuất gọi tên là bệnh Parkinson. Từ đó tới nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh của căn bệnh này. Năm 1912, Lewy đã mô tả các thể vùi trong bào tương của tế bào thần kinh ở bệnh nhân Parkinson. Đến những năm 60 của thế kỷ XX người ta chú ý đến chất dopamin ở thể vân và vai trò dẫn truyền thần kinh của chất này. Từ đó cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson ngày càng được sáng tỏ; các triệu chứng của bệnh Parkinson được xác định chủ yếu là do là do tổn thương các tế bào thần kinh của hệ thống dopamin ở não đặc biệt là các tế bào ở thể vân và liềm đen. 1.1.2. Dịch tễ học Trong các bệnh lý thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, bệnh Parkinson là một bệnh hay gặp, nam giới mắc nhiều hơn nữ. Tuổi khởi phát bệnh dao động trong khoảng rất rộng từ 20 đến 80 tuổi, tuy nhiên bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 60 với xu hướng tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson dao động trong khoảng từ 1 đến 2% và tỷ lệ mới mắc hàng năm là 0,045 đến 0,19% Còn ở những người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc là 5,5%, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 1,2%, tăng cao hơn hẳn so với lứa tuổi khác. 3 1.1.3. Cơ sở giải phẫu, sinh lý và sinh lý bệnh 1.1.3.1. Cơ sở giải phẫu - Thể vân gồm hai thành phần: - Nhân đuôi nằm cạnh não thất bên gồm ba phần: đầu, thân và đuôi - Nhân bèo còn gọi là nhân đậu gồm hai phần là nhân cùi hay bèo sẫm, nhân cầu nhạt. - Liềm đen : Là một thành phần đặc biệt nằm ở não giữa giàu tế bào sắc tố chứa nhiều sắt được chia làm hai phần: - Phần đặc là vùng giàu tế bào hơn sản xuất ra dopamin. - Phần lưới nghèo tế bào hơn sản xuất ra acid gamma-amino- butyric. Nhân đuôi và nhân bèo sẫm được gọi là vân mới còn nhân cầu nhạt và liềm đen gọi là vân cổ. Hệ thống thể vân - nhợt là một đơn vị chỉnh hợp các thành phần cấu thành đều có liên hệ với nhau cũng như với các khu vực khác của não. Cùng với một số cấu trúc khác của tầng dưới vỏ, hệ vân - nhợt hợp thành hệ ngoại tháp từ đó toả ra những sợi đi đến tuỷ sống . 1.1.3.2. Cơ sở sinh lý học Hệ ngoại tháp có vai trò quan trọng đối với chức năng vận động của cơ thể đặc biệt là trương lực cơ, tư thế của các chi và các động tác tự động. Tổn thương hệ vân cổ sẽ sinh ra hội chứng Parkinson: Run khi nghỉ, giảm động. tăng trương lực cơ. Thang Long University Library 4 Đám rối mạch mạc của não thất bên Thể chai Thùy đảo Đầu nhân đuôi Bèo xẫm Cầu nhạt Bao ngoài Bao trong Đồi thị Đuôi nhân đuôi Hải mã và tua Nhân trước tường Não thất ba Não thất bên Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống nhân xám trung ương ở đáy não 1.1.3.3. Giải phẫu bệnh Các tổn thương trong bệnh Parkinson chủ yếu là ở hệ thống dopamin của đường liềm đen - thể vân. Trong bệnh Parkinson hầu hết các hệ thống tiết dopamin ở não đều bị tổn thương nhưng ở mức độ khác nhau, phần đặc của liềm đen gồm các tế bào thần kinh tiết dopamin tiếp nối chủ yếu với thể vân 5 bị tổn thương đến 70-80%, trong khi các tế bào thần kinh tiết dopamin ở gian não bị ảnh hưởng 40-50%. Ngay trong phần đặc của liềm đen tổn thương cũng không đồng nhất, vùng đuôi và vùng bụng bên của liềm đen thường bị nặng hơn cả; ngoài các tế bào ở gian não gian não một phần các tế bào thần kinh thuộc hệ tiết dopamin của võng mạc đặc biệt là vùng điểm vàng cũng bị tổn thương. Tuy nhiên các tế bào thần kinh tiết dopamin ở quanh cống, dưới đồi, tuỷ sống lại không thấy bị tác động. 1.2 ®Æc ®iÓm bÖnh häc cña bÖnh Parkinson: Hình 1.2: Đặc điểm giải phẫu bệnh ở bệnh nhân Parkinson Hình ảnh liềm đen nhạt màu ở người bệnh (A) so với người thường (B) A B 1.2.1 Kh¸i niệm: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hoá hệ thần kinh: Tiến triển mạn tính. Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm. Run khi nghỉ, tăng trương lực cơ, giảm vận động và rối loạn về dáng đi và tư thế . 1.2.2 Phân loại: Hội chứng Parkinson được chia làm hai loại: - Hội chứng Parkinson nguyên phát hay còn gọi là bệnh Parkinson chưa rõ nguyên nhân. - Hội chứng Parkinson thứ phát: Gồm nhiều nguyên nhân như: Vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn thần kinh, nhiễm độc kim loại nặng, Thang Long University Library 6 sau dùng một số thuốc hướng thần, do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, một số khác có yếu tố gia đình. 1.2.3 Những yếu tố liên quan và cơ chế bệnh sinh: - Tuổi mắc bệnh giới: Các tác giả trong và ngoài nước đều khảng định bệnh Parkinson là bệnh ở người cao tuổi,nam nhiều hơn nữ. Theo Hauser R Tuổi trung bình của bệnh nhân Parkinson là 60 tuổi, thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Không gặp bệnh Parkinson ở người dưới 25 tuổi. Tỷ lệ mắc mới, tỷ lệ chết theo tăng dần theo tuổi thọ, mọi giới đều mắc, nam mắc nhiều hơn nữ nhưng không có sự khác biệt không đặc trưng cho chủng tộc hay địa lý. + Thuốc lá: Người hút thuốc lá được thấy có nguy cơ phát bệnh Parkinson thấp hơn người không hút thuốc lá. Các tác giả cho rằng hút thuốc lá làm giảm các enzym bảo vệ nhưng chưa được chứng minh. + Trourio C va CS qua một nghiên cúu bênh chứng tác giả nhận thấy hút thuốc không có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở tuổi già và cũng ít tác động đến tuổi trẻ. + Chấn thương sọ đóng vai trò là một yếu tố thuận lợi, giúp bộc lộ một quá trình thoái hóa đã tiềm ẩn từ lâu. + Tác nhân nhiễm độc: Năm 1987, Rạjput qua nghiên cứu cho thấy dù có yếu tố độc hại ở bên ngoài tác động vào thì việc xuất hiện bệnh Parkínon còn phụ thuộc vào cả tính nhậy cảm cũng như yếu tố di truyền của từng cá thể. + Yếu tố di truyền: Theo Duvóin (1986) cho thấy có yếu tố di truyền tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson. + Là bệnh có tỷ lệ mắc thấp tuy nhiên do tuổi thọ ngày càng tăng vì vậy xu hướng bệnh có tỷ lệ tăng lên. Cơ chế bệnh sinh: - Tổn thương vùng não sản xuất Dopamine. 7 - Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh chuyển tín hiệu điện năng giữa các tế bào thần kinh tới các cơ quan để tạo ra hành động. - Thiếu hụt Dopamin là rối loạn nhiều chức năng gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm: Run, cứng, giảm động và tư thế không ổn định. Hình 1.3: Các biểu hiện của bệnh nhân Parkinson Thang Long University Library 8 Hội chứng run: - Run là những động tác bất thường không hữu ý, là sự co nhịp nhàng luân chuyển của một nhóm cơ nhất định và các cơ đối động tương ứng. - Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong những năm đầu của bệnh về sau có thể run cả hai bên. - Run khi nghỉ ngơi, mất đi khi bệnh nhân làm động tác hữu ý, hoặc khi ngủ. Run tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi, xúc động hoặc tập trung suy nghĩ, xảy ra chủ yếu ở ngọn chi nhất là bàn tay. - Một số trường hợp hiếm gặp bệnh nhân không run. Tăng trương lực cơ- Cứng: Cứng được xác định là sự tăng sức đề kháng với vận động thụ động. Khi sờ nắn bắp cơ bao giờ cũng thấy cứng và căng, mức độ co doãi của bắp cơ cũng giảm nhiều. Khi vận động thụ động dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”. Mất động- Giảm động tác: Mất động là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở người bị Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp, bất thường, giảm tốc độ thực hiện động tác và giảm biên độ của động tác làm các động tác trở nên nghèo nàn. Người bệnh thực hiện các động tác chóng mệt và nhiều khi dừng lại ngay khi đang cử động. Tại các cơ mặt: Ít nháy mắt, giảm biểu hiện nét mặt tạo cho bệnh nhân có bộ mặt lạnh lùng, vô cảm và không thể biểu hiện được tình cảm. Có khi triệu chứng này biểu hiện ở một bên mặt gây cảm giác bị liệt mặt. Lời nói cũng chậm chạp, giọng đều đều mất âm điệu. Khi viết khởi đầu chậm chạp, ngập ngừng, chữ viết ngày càng nhỏ đi. Các động tác hữu ý đều chậm chạp và thiếu tự nhiên. Đặc biệt trong một số trường hợp có hiện tượng đứng ngồi không yên. 9 Bất thường về dáng đi và tư thế: Khi đi khởi động rất khó và chậm, trong khi đi người bệnh di chuyển như một khối, không mềm mại, bước nhỏ không vung tay với khuynh hướng tăng dần tốc độ như chạy để đề phòng ngã vì sự thay đổi trung tâm trọng lực gây nên bởi tư thế bất thường. Khi đã đi rồi muốn dừng lại rất khó. Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng của người bệnh bị Parkinson. Lúc đầu gấp ở khỷu tay. Giai đoạn sau đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Người bệnh như bị đông cứng trong tư thế này khi trong hoạt động, trong khi nằm tư thế gấp tạo ra dấu hiệu “gối đầu” nâng đầu người bệnh rồi thả đột ngột, đầu người bệnh hạ xuống giường rất từ từ. Ngoài các triệu chứng cơ bản trên các tác giả còn mô tả các dấu hiệu ít điển hình khác;  Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, mất ngủ đầu giấc, mất ngủ giữa đêm  Rối loạn tiêu hoá: Tăng tiết nước bọt, buồn nôn. Trào ngược thực quản, táo bón.  Rối loạn tình dục: Giảm khả năng quan hệ tình dục, đôi khi tăng.  Rối loạn cơ tròn bàng quang: Mót đái, đái són, đái nhiều và đái dầm về ban đêm  Rối loạn huyết áp: Hạ huyết áp tư thế.  Rối loạn tâm thần nhận thức: Trầm cảm, lo âu, ảo giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ. 1.2.5 Các thương tật thường gặp: Bệnh nhân thường đi dễ ngã, mất khả năng lao động, sa sút trí tuệ trầm trọng, chấn thương, suy dinh dưỡng,nhiễm khuẩn. Thang Long University Library 10 1.2.6 Cận lâm sàng: Cho tới nay các tác giả đều công nhận trong bệnh Parkinson các xét nghiệm máu, dịch não tủy trong giới hạn bình thường và không có chỉ tiêu đặc hiệu. Biến đổi não điện não đồ trong Parkinson không có tính chất đặc hiệu, không giúp chuẩn đoán xác định nhưng có ý nghĩa về tiên lượng và theo dõi điều trị. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cũng chỉ góp phần trong chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với một số bệnh lý khác có hội chứng Parkinson Cùng với các xét nghiệm khác, có thể giúp chuẩn đoán phân biệt hội chứng Parkinson do nhiều nguyên nhân khác nhau. 1.2.7 Tiến triển và biến chứng: Bệnh Parkinson là một bệnh mạn tính, tiến triển từ từ và nặng dần. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ làm kéo dài thêm sự tiến triển của bệnh và làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện. 1.2.8 Nguyên tắc điều trị: Yêu cầu của mọi phương pháp điều trị bệnh Parkinson bao giờ cũng nhằm giải quyết bốn trọng tâm là:  Làm giảm bớt tối đa các triệu chứng bệnh, trước hết là các biểu hiện lâm sàng.  Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.  Gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.  Bảo vệ chức năng của hệ thần kinh. 11 CHƯƠNG 2 CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH PARKINSON 2.1. VAI TRÒ CỦA CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG. Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh, tiến triển mạn tính khi người bệnh vận động di chuyển rất khó khăn. tuy nhiên những thay đổi đơn giản trong cuộc sống hàng ngày có thể làm cho cuộc sống của người bệnh trở lên dễ dàng hơn. Việc chăm sóc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm tùy thuôc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, càng về sau việc chăm sóc chiếm vị trí rất quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng nghĩa với việc phòng ngừa và làm giảm các biến chứng, tai nạn cho bệnh nhân. Cuộc sống của bệnh nhân Parkinson có thể là một thử thách lớn tuy nhiên nếu chúng ta hiểu rõ, quan sát và chăm sóc chu đáo sẽ giúp được người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.2. Quy tr×nh ®iÒu d­ìng 2.2.1. Nhận định: Nhận định người bệnh cần dựa vào kỹ năng giao tiếp để hỏi bệnh, quan sát và theo dõi kỹ các triệu chứng điển hình của người bệnh Parkinson như: run, dáng vẻ cứng đờ, cử động chậm chạp, vẻ mặt đờ đẫn, lưng còng xuống, giảm động và tư thế không ổn định. - Các thông tin chung: Họ và tên, tuổi ,giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện. - Hỏi bệnh - Lý do vào viện - Tiền sử bệnh - Khai thác nguyên nhân, yếu tố nguy cơ - Khám lâm sàng - Cận lâm sàng. - Toàn trạng. Thang Long University Library 12 - Mức đô run? - Mức độ cứng cơ? - Đi lại sinh hoạt? - Các triệu chứng khác kèm theo? ĐÁNH GIÁ: *Mức độ 1: Các triệu chứng biểu hiện nhẹ (Độ 1) Các triệu chứng một bên cơ thể chức năng chưa bị suy giảm. *Mức độ 2: Có biểu hiện dấu hiệu 1 bên giảm chức năng nhẹ, chưa rối loạn thăng bằng. *Mức độ 3: Có biểu hiện 2 bên, mất thăng bằng vẫn tự chủ trong hoạt động nhưng bị hạn chế. *Mức độ 4: Mất tự chủ rõ rệt, bị suy giảm chức năng nặng, đi đứng cần có người hỗ trợ *Mức độ 5:Bệnh nhân ngồi xe lăn hoặc nằm,không còn khả năng đi lại kể cả khi có người khác hỗ trợ. - Nhận định các rối loạn chức năng khác như: trầm cảm, ảo giác, SSTT, tăng tiết nước bọt, rối loạn nuốt, táo bón, phù, rối loạn điều hòa thân nhiệt, gày sút, hạ HA tư thế, ngã, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn cơ tròn bàng quang. - Nhận định các biến chứng: + Chấn thương: Gãy cổ xương đùi. + Nhiễm khuẩn : Viêm phổi. +Suy kiệt. + Tri giác + Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp. + Thể trạng: Béo, gầy, trung bình. + Tình trạng về thần kinh tâm thần. + Bệnh nhân có tự vận động được hay không? + Tư thế có ổn định không? 13 + Rối loạn ngôn ngữ do hiểu kém hoặc diễn đạt kém. + Mất các cử động quen thuộc như: Chải đầu,mặc quần áoVụng về khó khăn. + Rối loạn về nói: Nói khó, nói chậm hoặc nói nhỏ dần khó nghe. +Rối loạn về nuốt: Nuốt nghẹn, nuốt sặc. - Tim mạch: + Huyêt áp cao hay thấp? + Nhịp tim? tần số, có rối loan nhịp? - Tình trạng hô hấp: Khó thở? tức ngực? + Tần số thở/phút (14-25lần/phút, dưới 15 lần/phút hay trên 25 lần/phút) + Kiểu thở: Thở ngực, thở bụng. + Rì rào phế nang: Rõ hay giảm. + Xuất tiết đờm dãi: Có hay không. + Khả năng ho khạc hiệu quả, bình thường, yếu hay không ho được? - Tình trạng bài tiết tiêu hóa: + Rối loạn cơ tròn - bàng quang: Mót đái, đái són, đái nhiều, đái dầm về ban đêm? + Rối loạn tiêu hóa: Tăng tiết nước bọt? buồn nôn? trào ngược thực quản? táo bón? - Sinh dục nôi tiết: + Rối loạn tình dục? giảm hoặc tăng hưng phấn tình dục. - Cơ xương khớp: + Tư thế gấp? cứng cơ? Đau kiểu chuột rút? đau co thắt các cơ ở vùng cổ, thắt lưng, bắp chân? đau quanh khớp vai? đau cột sống thắt lưng? đau thần kinh tọa? + Hệ da: Có sạch không? có mụn nhọt? có loét? + Vệ sinh: Bệnh nhân có tự vệ sinh được không? quần áo, đầu tóc, móng tay móng chân...? Thang Long University Library 14 + Nhận định những biến chứng: Bệnh nhân có lú lẫn không? chấn thương không? + Nằm tại chỗ? loét? bội nhiễm phổi? tiết niệu? + Tham khảo hồ sơ bệnh án: Các xét nghiệm cận lâm sàng; máu? dịch não tủy? bản ghi điện não đồ? phim chụp MRI?CT scanner? (nằm trong giới hạn bình thường hay bất thường) 2.2.2 .Chẩn đoán điều dưỡng: Nguy cơ nhiễm khuẩn phổi liên quan đến nuốt sặc và khả năng ho khạc kém. Nguy cơ chấn thương liên quan đến hậu quả của ngã. Nguy cơ suy kiệt liên quan đến dinh dưỡng bị thiếu hụt do khả năng nhai nuốt bị hạn chế. Nguy cơ thiếu khả năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân liên quan đến hạn chế vận động. Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến rối loạn cơ tròn bàng quang. Nguy cơ táo bón liên quan đến chế độ ăn và hoạt động của các cơ tiêu hóa bị chậm lại. Thiếu hòa nhập xã hội liên quan đến không có khả năng tự tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Nguy cơ giao tiếp bằng lời bị hạn chế liên quan đến ngôn ngữ bị cản trở. Tâm lý lo lắng, chán nản liên quan đến chưa được cung cấp thông tin về bệnh tật. 2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc: Qua nhận định người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau tùy từng giai đoạn của bệnh. 15 Biện pháp chung: +Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. +Hướng dẫn cụ thể chu đáo về cách dùng, đường dùng thuốc. + Bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên. + Liều thuốc phải chia nhỏ nhiều lần trong ngày. + Liều phải đủ phải đúng theo chỉ định. + Theo dõi chặt chẽ các tác dụng không mong muốn như; chóng mặt , buồn nôn, hạ huyết áp tư thế, dị ứng thuốc. + Các thuốc điều trị dopamin thường dùng trước bữa ăn. - Chế độ dinh dưỡng : Đảm bảo đủ dinh dưỡng tránh các chất gây táo bón. - Chế độ tập luyện : Thường xuyên và theo mức độ bệnh. - Phòng chống tai nạn xẩy ra. - Dự phòng tốt các biến chứng như viêm phổi, loét tỳ đè, suy kiệt. Đặc biệt bệnh nhân ở mức độ 4 – 5. - Giải quyết tốt các triệu chứng khác nếu có như: Trầm cảm, ảo giác, SSTT, tăng tiết nước bọt, táo bón, phù, rối loạn điều hòa thân nhiệt, ngã, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn cơ tròn bàng quang. - Tùy theo mức độ phân loại bệnh mà có kế hoạch chăm sóc cụ thể. - Kết quả mong đợi: + Người bệnh dần ổn định hơn trong hoạt động sinh hoat hàng ngày. + Không có dấu hiệu triệu chứng bất thường xảy ra. - Can thiệp y lệnh: + Thuốc : thuốc uống. + Thực hiện các thủ thuật: Đặt sond bàng quang khi bệnh nhân có bí tiểu + Các xét nghiệm: Máu, dịch não tủy - Kết quả mong đợi: + Người bệnh được dùng thuốc đúng, đủ, an toàn. + Quá trình can thiệp thủ thuật không xảy ra tai biến. Thang Long University Library 16 - Chăm sóc căn bản + Đảm bảo đủ dinh dưỡng. + Chăm sóc vể tiêu hóa. + Kiểm soát thời gian dùng thuốc. + Chăm sóc về sinh hoạt hàng ngày như ; mặc quần áo, đứng, ngồi, đi lại, luyện tập thể dục thể thao, cải thiện tình trạng nhai và nuốt. + Phòng chống các biến chứng xẩy ra trong quá trình điều trị. + Chăm sóc tâm lý. - Kết quả mong đợi: + Cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. + Bệnh nhân kiểm soát được tương lai của mình và chủ động sử lý các triệu chứng phát sinh trong cuộc sống. - Phục hồi chức năng: + Liệu pháp thể dục, tập luyện, hoạt động. + Liệu pháp ngôn ngữ. - Kết quả mong đợi: + Bệnh nhân dần ổn định tư thế ban đầu. + Bệnh nhân có thể đối mặt với bệnh tật. Giảm căng thẳng hàng ngày và có cảm giác thành công. - Giáo dục sức khoẻ: + Người bệnh và gia đình hiểu rõ về bệnh Parkinson, căn nguyên và cách điều trị. - Kết quả mong đợi: + Người bệnh không cảm thấy cô đơn và chủ động trong việc kiểm soát bệnh tật của mình. 2.2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Người điều dưỡng cần ghi rõ giờ thực hiện các hoạt động chăm sóc. Các hoạt động chăm sóc cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch chăm sóc. 17 Các hoạt động theo dõi. Cần được thực hiện theo đúng khoảng cách thời gian có trong kế hoạch, các thông số cần được ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời. 2.2.4.1. Theo dõi - Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn, báo lại khi huyết áp không ổn định ( hay gặp tụt huyết áp khi thay đổi tư thế). Theo dõi nhịp tim. - Theo dõi tình trạng ý thức bệnh nhân, các rối loạn tâm thần và nhận thức. - Theo dõi các rối loạn chức năng hô hấp; khó thở, tức ngực, ứ đọng dịch tiết, nếu cần phải hút hoặc vỗ rung. - Theo dõi các hoạt động tự chủ của bệnh nhân. 2.2.4.2. Can thiệp y lệnh: Khi có y lệnh, cần thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đúng thời gian, chỉ định, thực hiện thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Thực hiện các thủ thuật: Đặt sond bàng quang. Phụ chọc dịch não tủy Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiêm sinh hóa, công thức máu, vi sinh 2.2.4.3. Chăm sóc cơ bản: Thông qua nhận định người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể, đề xuất các vấn đề ưu tiên tốt nhất cho bệnh nhân, với bệnh nhân Parkinson cần theo dõi thay đổi những lối sống đơn giản để cho bệnh nhân cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn trong ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân Parkinson hay gặp khó khăn trong việc mặc quần áo, việc cài cúc và kéo khóa gặp khó khăn do mất kiểm soát các vận động vì vậy lưu ý để người bệnh ngồi ghế có tay vịn khi mặc quần áo. Nếu bệnh nhân đứng lên ngồi xuống gặp khó khăn nên cho bệnh nhân dùng ghế cao, có tay vịn và tựa lưng thẳng, nếu bệnh nhân bị đông cứng lại Thang Long University Library 18 một chỗ hãy giúp bệnh nhân vận động từ từ, từ bên này sang bên kia, giúp bệnh nhân đứng yên để lấy lại thăng bằng sau khi vừa đứng dậy. - Kiểm soát huyết áp: Đo huyết áp 2 lần/ngày. Và đo ngay khi có dấu hiệu hạ huyết áp, cần ăn đủ muối hoặc ăn mặn một thời gian cần thiết. - Kiểm soát cơn đau: Bệnh nhân thường gặp đau dạng chuột rút, đau co thắt các cơ xảy ra từng đợt. cần chườm ấm, xoa bóp kết hợp dùng thuốc ở những trường hợp cứng và biến đổi tư thế. - Chăm sóc tâm lý: Bệnh nhân lo lắng bi quan, tình trạng trầm cảm, sa sút, chán ăn kéo dài. Động viên, an ủi, chia xẻ coi bệnh nhân như người thân sẽ là một liều thuốc vô giá với người bệnh. - Chăm sóc tiêu hóa: Bệnh nhân hay bị nôn, đầy bụng, táo bón cần chuẩn bị thức ăn mềm, lỏng, cháo, súp rau củ quả. Ăn nhiều bữa / ngày. Uống nhiều nước.. Cải thiện tình trạng nhai và nuốt. Thay đổi tư thế ngồi trong khi ăn, ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, nên tránh một số loại thức ăn khó nhai và khó nuốt như rau sống, lạc - Chăm sóc về ngôn ngữ: Về mặt ngôn ngữ và tiếp xúc. Đó có thể là các triệu chứng xuất hiện sớm ở bệnh nhân. Do đó cần chú ý tới hiện tượng bệnh nhân suy yếu, phát âm không rõ, có lúc nói nhanh nhưng có khi lại im lặng thường thấy ngữ điệu bị mất, mặt khác bản thân các triệu chứng rối loạn vận động cơ thể cũng đều ảnh hưởng tới hoạt động ngôn ngữ. Vì những kỹ năng như tập thở, tập phát âm cho chỉnh, tập nói câu ngắn, phát âm to, nhìn vào người đối thoại khi tiếp xúc. - Chăm sóc về hô hấp: Vỗ rung. Kết hợp cho bệnh nhân thở sâu, ho khạc tránh ứ đọng đờm dãi. - Chăm sóc giấc ngủ: Bệnh nhân thường rối loạn giấc ngủ và mất ngủ nên cần cho bệnh nhân ngủ muộn nhưng không nên dậy quá muộn, giường ngủ phải đủ tiện nghi, an toàn thoải mái. - Vệ sinh thân thể: Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày. Thay gas giường, quần áo 1 lân/ngày. Tắm rửa, gội đầu khi cần thiết. 19 - Chăm sóc về tiết niệu: Bệnh nhân có rối loạn cơ tròn, bàng quang nên mót tiểu hoặc tiểu són phải vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu. Bệnh nhân có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu thấp hơn giường nằm của bệnh nhân.kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sond không bị tắc, tuột. - Chăm sóc trăn trở vận động, phòng ngừa loét với trường hơp bệnh nhân phải nằm tại chỗ. - Đảm bảo dinh dưỡng: Với từng trường hợp bệnh nhân nhất định, cần xem xét chế độ ăn thích hợp đảm bảo đủ năng lượng không để ảnh hưởng tới thể trạng của bệnh nhân. Việc sử dụng các thức ăn lỏng, có đủ chất sơ, đủ thành phần năng lượng và vi chất phải được hết sức chú trọng. Ngoài ra cần đề phòng tình trạng loãng xương bệnh nhân. Người nhà chăm sóc bệnh nhân cần nhắc nhở bệnh nhân, không nên nuốt vội, nuốt miếng nhỏ, nhai kỹ, nuốt từng miếng cho hết trước khi ăn miếng tiếp theo. Đồng thời cũng cần biết cách cấp cứu tại chỗ khi có tình trạng nghẹn hoặc nuốt lạc đường. -Tập thể dục: Một chế độ tập luyện tốt sẽ giúp cho bệnh nhân đối phó tốt với bệnh Parkinso, khi cho bệnh nhân tập thể dục phải kiểm tra thể trạng của bệnh nhân có khỏe không, các triệu chứng có kiểm soát được không. Trước và sau khi tập thể dục nên cho bệnh nhân thư giãn, làm ấm lại cơ bắp sẽ giúp cho bệnh nhân phòng cứng cơ cải thiện sự mềm dẻo và thăng bằng, hãy làm cho thể dục trở thành một yêu cầu cần thiết trong công việc chăm sóc cho người bệnh Parkinson. 2.2.4.4. Phục hồi chức năng: Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có được kết quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc thần kinh, thầy thuốc phục hồi chức năng và đặc biệt sự kiên nhẫn của người bệnh. Các biện pháp phục hồi chức năng phải được tiến hành song song với việc điều trị bằng thuốc để khắc phục các tàn tật do bệnh Parkinson gây ra. Cụ Thang Long University Library 20 thể người bệnh cần biết khắc phục trạng thái cứng khi thuốc gần hết, biết điều chỉnh giọng nói (ví dụ: Tăng âm lượng ) khi đang có khuynh hướng yếu dần, biết cách tìm tư thế thuận lợi để ngồi, đứng, nằm, tránh khuynh hướng ngã ra sau do bệnh gây ra. Một vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh Parkinson là cố gắng duy trì chức năng thông thường của các cơ bắp. Dưới đây là một trong những bài tập phục hồi chức năng đơn giản có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. a. Các bài tập khi đi 1. Khi bước đi phải nhấc đầu ngón chân lên. Cần quan niệm rằng nếu không nhấc được ngón chân lên khỏi mặt đất thì coi như là chưa đi. 2. Bước chân nên cách nhau 25 centimet để khi đi bộ hay quay đầu có trọng tâm an toàn, đứng tốt hơn và đỡ bị ngã. Dáng đi như vậy có thể trông không đẹp, nhưng bị ngã chắc chắn sẽ còn nguy hiểm hơn. 3. Để khi quay đầu được an toàn hơn, không bao giở được bước chéo chân này qua chân kia khi quay đầu. Đi một vài bước rồi mới quay. Đi theo hướng ngược lại rồi lại quay tiếp. Làm như vậy 15 phút mỗi ngày. 4. Tập đi vào những chỗ góc phòng chật để quen với cảm giác chật chội 5. Để giữ cho người cân bằng, làm thật nhanh các động tác ngả người ra sau, trước, phải, trái trong 5 phút, nhiều lần mỗi ngày. Đừng cố gắng tìm cách dựa vào tường khi bạn nghĩ là bạn sắp ngã. Thực tế là không phải lúc nào cũng có tường để tựa, chỉ có bản thân bạn mới biết cách đỡ mình nếu bạn tập giữ cân bằng hàng ngày. 6. Khi chân bạn tê cứng, có cảm giác như bị dính xuống sàn, hãy nhấc đầu ngón chân lên để giảm sức nặng của cơ bắp và cảm giác sợ ngã. 7. Khi đi, tay nên để vung vẩy tự do, điều này có thể làm cho trọng lượng cơ thể đỡ dồn xuống chân, làm cho bạn đỡ mệt và làm cho khớp bàn tay và khớp vai mềm ra. 8. Nếu đang ngồi ghế mà đứng lên cảm thấy khó khăn, bạn hãy đứng bật lên để tránh sức kéo của trọng lực. Khi ngồi xuống phải ngồi chậm, cơ thể 21 ngả mạnh về phía trước cho đến khi mông chạm xuống ghế. Luyện tập ít nhất 12 lần/ngày. 9. Nếu cơ thể bị nghiêng về một phía,nên xách một túi xách nặng hoặc bất cứ đò gì có trọng lượng ở tay bên kia để đỡ phải nghiêng người. 10. Bất cứ việc gì khó, ví dụ như cài cúc áo hay từ giường ngủ đứng lên, hãy tập làm 20 lần /ngày, đến ngày 21 bạn sẽ thấy đỡ hơn nhiều. b. Các bài tập ở tư thế đứng 1. Đứng quay mặt cách tường khoảng 20 cm, giơ tay lên càng cao càng tốt, cúi dần về phía tường và vươn dài. 2. Dựa lưng vào tường, lần lượt nâng chân lên càng cao càng tốt bằng cách gập gối như đang đi diễu hành. 3. Giữ vào ghế đẩu, ngồi xổm, gập đầu gối càng sâu càng tốt, rồi đến gập cổ chân. c. Các bài tập ở tư thế ngồi 1. Ngồi vào ghế có lưng thẳng, đặt tay về phía sau ghế, đẩy vai càng ra sau càng tốt, nâng đầu lên và nhìn lên trần. 2. Ngồi lên ghế đó, chặt hai đầu của một cái que bằng 2 tay, nâng qua đỉnh đầu ra phía sau, để đầu và vai càng thẳng càng tốt. 3. Ngồi lên ghế, đặt một chân lên ghế khác và duỗi đầu gối thẳng, giữ như vậy 15 phút, đổi chân kia rồi làm đồng thời cả 2 chân. 4. Ngồi lên ghế, nâng đầu gối lên lần lượt như thể đang dậm chân. d. Các bài tập ở tư thế nằm 1. Nằm ngửa, duỗi thẳng lưng và chân, duỗi căng người. Nghiêng đầu sang hai bên càng xa càng tốt. Nhớ là người, vai, lưng và khoeo phải giữ ở trên sàn nhà. 2. Nằm sấp, lần lượt đặt tay ra sau lưng và ngửa đầu nhìn lên trần, cố gắng nâng ngực lên khỏi sàn. Đá chân lần lượt như đang bơi. Nghiêng đầu sang phải rồi sang trái. Thang Long University Library 22 e. Bài tập cân bằng 1. Đứng hai tay sau mông, chân choãi rộng. Tập dậm chân tại chỗ. Giơ chân ra phía trước rồi phía sau. Giơ chân sang 2 bên. Quay người vòng tròn và ngược lại. 2. Đứng hai tay chống mạng sườn, chân doãi rộng, nghiêng về phía trước và ngả người phía sau. Ngả sang hai bên. Quay người vòng tròn và ngược lại. f. Bài tập đi bộ 1. Khi đi bộ phải nhớ bước dài. Nhấc ngón chân khi bước về phía trước, đặt chân xuống bằng gót chân, hai chân, sải rộng và giữ người thẳng. Tay vung và mắt nhìn thẳng, chân bạn tự biết phải bước đi đâu. 2. Xếp báo, tạp chí thành một đường thẳng dài. Tập bước đi trên đường thẳng đó mà không dẫm phải báo. 3. Hai tay cầm hai tờ báo cuộn tròn, khuỷu tay thẳng. 4. Tập đi nghiêng, đi giật lùi , bước sải dài. g. Bài tập quay 1. Khi tập quay phải nhớ, đặt bàn chân choãi rộng và giữ đầu thẳng. Quay bước nhỏ từng ít một. Nhấc chân và đầu gối. 2. Khi thấy chân như bị dính xuống sàn; Ngẩng đầu, hạ trọng tâm xuống gót chân, nghỉ ngơi và nâng mũi chân lên. Đung đưa hai bên, gập nhẹ đầu gối, đứng thẳng lên và nhấc đầu ngón chân. h. Bài tập ngồi lên và đứng dậy : 1. Khi mới bước gần đến ghế mà chân đã bị dính xuống sàn đừng cố gắng bám lấy thành ghế, hẫy bám lấy 1 vật gần bạn hơn. 2. Muốn ngồi xuống, gập ngừời ra phía trước càng sâu càng tốt rồi từ từ ngồi xuống. Tiến sát đến ghế ngồi rồi mới ngồi, đừng ngã ngươiì vào ghế. 3. Muốn đứng lên, ngồi dịch ra mép ghế gập người ra phía trước dùng lực của tay đẩy mạnh người lên. Nếu bạn có ghế tựa riêng, hãy nâng hai chân 23 sau của ghế lên khoảng 10cm cách này sẽ giúp bạn đứng lên dễ hơn đừng nhờ người khác kéo tay mà chỉ tự co tay hoặc nhờ đẩy nhẹ vào lưng. Tập sử dụng cánh tay và bàn tay. Luyện tập cài và cởi khuy quần áo, tập cắt thức ăn, tập viết Cố giữ cho các ngón tay càng hoạt động nhiều càng tốt. Giữ khuỷu tay và vai lỏng, thẳng. Kết hợp kéo ròng rọc bạn sẽ cảm thấy đỡ run hơn. Để an toàn khi tắm và khi đi vệ sinh. Chú ý các thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh phải phù hợp an toàn. Khắc phục những khó khăn trong khi ăn uống, nói và thể hiện nét mặt. Luyện hát và đọc to nhaèm cử động môi thật mạnh. Tập nhăn mặt khi đứng trước gương, tập căng các cơ trên mặt. Khi ăn nhai mạnh và nhai vòng quanh, tránh nuốt một cục thức ăn lớn. 2.2.4.5 Tư vấn, giáo dục sức khỏe: Người điều dưỡng cần cung cấp những kiến thức cần thiết, dễ hiểu để người bệnh và gia đình họ hiểu biết rõ về bệnh Parkinson giúp họ hiểu rõ về căn nguyên và cách điều trị. Giúp bệnh nhân hiểu rõ tương lai và chủ động trong việc sử lý các triệu chứng để bệnh nhân biết và chấp nhận bệnh của mình. Cố gắng không bỏ sót bất cứ vấn đề gì để bệnh nhân tin rằng mình không cô đơn. Cuộc sống của những người bệnh nhân Parkinson có thể là một thử thách lớn, tuy nhiên những thay đổi đơn giản trong lối sống lại có thể làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Với những cải tiến nho nhỏ, bệnh nhân Parkinson có thể được hưởng thụ những điều đơn giản trong cuộc hàng ngày. Rất nhiều bệnh nhân có những băn khoăn, thắc mắc trong sinh hoạt, ăn uống cũng như cách tập luyện. Nhằm giúp cho bệnh nhân có một hướng dẫn cụ thể hơn, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân Parkinson: Thang Long University Library 24 Những điều nên làm trong sinh hoạt hàng ngày với bệnh nhân Parkinson. Đi khám bệnh thường xuyên: - Hãy đi khám bệnh thường xuyên để đảm bảo rằng bạn nhận được sự chăm sóc về y tế tốt nhất. - Có thể hơi mất thời gian trong việc tìm ra loại thuốc phù hợp với bệnh của bạn. Hãy cố gắng kiên nhẫn và phản ánh kết quả với bác sĩ của bạn nhé. Mặc quần áo: Bệnh nhân Parkinson có thể gặp khó khăn trong khi mặc quần áo. Việc cài cúc và kéo khoá có thể gặp khó khăn do mất kiểm soát các vận động. Vì vậy: - Hãy dành nhiều thời gian hơn để mặc quần áo. - Mặc quần áo sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ngồi ghế có tay vịn khi mặc quần áo. - Chọn quần áo dễ mặc, ví dụ như mặc các áo đơn giản, quần chun hoặc dép có quai dán. Đứng, ngồi và đi lại: Nếu ngồi xuống hoặc đứng lên gặp khó khăn, nên dùng ghế cao, có tay vịn và tựa lưng thẳng. Không nên dùng ghế có tay vịn loại mềm và sâu lòng. - Nên đứng yên một lát sau khi vừa đứng dậy để lấy lại thăng bằng. - Nếu bạn bị đông cứng lại ở một chỗ, hãy cử động từ từ, từ bên này sang bên kia. - Để tránh bị ngã, cố gắng để lối đi rộng rãi trong nhà để bạn có thể đi lại dễ dàng. Đi du lịch: - Hãy lập kế hoạch đi du lịch cẩn thận để chuyến đi thuận lợi và bạn có thể tận hưởng nhiều hơn. - Đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo ít nhất một ngày thuốc uống. 25 - Khi đi du lịch dài ngày, bạn nên nghỉ ngơi một ngày trước khi đi và một ngày sau khi trở về. Cũng nên uống đủ nước vào ngày trước khi đi du lịch và ngày sau khi trở về để giảm bớt uống nước vào ngày di du lịch và hạn chế được thời gian đi vào nhà vệ sinh. Theo dõi việc dùng thuốc: - Nên có sổ ghi lại các thuốc đang dùng hàng ngày và các thời điểm thuốc có hiệu quả và không có hiệu quả hoặc là các tác dụng phụ mà bệnh nhân có. - Chia sẻ với bác sĩ những thông tin của bạn. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho bác sĩ, bạn sẽ nhận được sự điều chỉnh thuốc hợp lí và tốt hơn từ bác sĩ. Thay đổi trong hệ thống tiêu hoá: Táo bón là một vấn đề thường gặp của bệnh nhân Parkinson. Táo bón là do hoạt động của các cơ tiêu hoá bị chậm lại, ngoài ra cũng có thể là do tác dụng phụ của các thuốc dang dùng. Táo bón có thể điều chỉnh đuợc bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống đủ nước và ăn tăng cường chất xơ. Cải thiện tình trạng nhai và nuốt: Các biện pháp thông thường như thay đổi tư thế ngồi trong khi ăn, ăn miếng nhỏ và nhai kĩ, tránh một số loại thức ăn khó nhai và khó nuốt như rau sống và lạc Chế độ ăn và dùng thuốc ở bệnh nhân Parkinson: Với người bệnh nhân Parkinson, chế độ ăn đủ dinh dưỡng là rất quan trọng để giữ sức khoẻ và duy trì mức năng lượng tốt cho cơ thể. Nên duy trì chế độ ăn cân bằng rau, hoa quả, đạm cao, dùng các sản phẩm sữa và ngũ cốc. Uống đủ nước hoa quả, nước lọc hàng ngày cũng rất quan trọng. Ngoài việc bổ sung để có chế độ ăn cân bằng, vitamin và muối khoáng cũng rất cần cho một số người. Thang Long University Library 26 Các thông tin có thể ghi lại trong sổ theo dõi là: - Thời gian dùng thuốc Parkinson trong ngày. - Thời gian mà các triệu chứng được kiểm soát tốt. - Các triệu chứng vẫn còn lại và thời điểm xuất hiện. - Các triệu chứng vào ban đêm. - Các triệu chứng như loạn động và các biến chứng khác có liên quan đến thuốc. - Bảng theo dõi dùng thuốc hàng ngày nên có để theo dõi sát các biểu hiện trên. Thể dục thể thao với bệnh nhân Parkinson: Liệu pháp thể dục bao gồm các hoạt động làm cho bệnh nhân có thể thực hiện được các động tác vận động thô sơ và ở mức tối đa cũng như phải mềm dẻo. Mục đích của liệu pháp nhằm duy trì hoặc tăng cường mức độ hoạt động của bệnh nhân, giảm bớt độ co cứng và vận động chậm chạp, tạo thuận lợi cho các động tác và sự mềm dẻo giúp điều phối vận động thô sơ và giữ thăng bằng; giúp cho bệnh nhân cố gắng có thể độc lập tối đa và an toàn trong các hoạt động chức năng, cải thiện được sức bền bỉ, giảm tiêu hao năng lượng, cải thiện hình dáng cơ thể, gây cho bệnh nhân tự tin, huấn luyện tâm lý xã hội, giúp cho các động tác chủ động, tạo thuận lợi mức tối đa cho sự điều phối các động tác tinh vi, tập các tư thế đối với thân như ngửa, cúi và đứng thẳng. Một chế độ luyện tập tốt có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt với bệnh nhân Parkinson. Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì sự mềm dẻo, tư thế, giúp cơ và khớp khoẻ và cải thiện tuần hoàn cho tim và não. Thể dục cũng giúp cho giảm căng thẳng hàng ngày và có cảm giác thành công. Việc tập thể dục cũng sẽ dễ dàng hơn khi bạn tìm thấy những bài tập đơn giản mà bạn thích như đi bộ, làm vườn, bơi Và hãy làm cho thể dục trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn. 27 Chú ý khi tập thể dục: - Chọn thời điểm tập thể dục khi bạn cảm thấy khoẻ và các triệu chứng được kiểm soát tốt nhờ dùng thuốc. - Trước và sau tập thể dục nên thư giãn, làm ấm lại cơ bắp sẽ giúp cho phòng cứng cơ, cải thiện sự mềm dẻo và thăng bằng. - Tập thể dục tại chỗ ở của bạn, thậm chí là cảm thấy rất chậm nhưng đừng vội nản lòng vì bao giờ cũng sẽ gặp khó khăn lúc ban đầu. - Hãy học cách nhận biết khi nào bạn thực sự mệt mỏi. Những điều cần làm: - Hiểu rõ về bệnh Parkinson, căn nguyên và cách điều trị. - Hãy tìm một bác sĩ mà bạn tin tưởng và có thể nói chuyện được. - Hãy kiểm soát tương lai của bạn và chủ động trong việc xử lý các triệu chứng. - Luôn nhớ về các thành công của bạn. - Làm những điều mà bạn thích. - Hãy biết mình và chấp nhận bệnh của mình. - Chấp nhận sự giúp đỡ khi cần thiết. - Cố gắng không bỏ sót bất cứ vấn đề gì. - Hãy nhớ rằng bạn không cô đơn. 2.2.5. Đánh giá: Tình trạng người bệnh sau khi đã thực hiện y lệnh,thực hiện kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu của người bệnh để đánh giá tình hình người bệnh. - Ghi rõ giờ lượng giá. - Lấy kết quả mong đợi làm thước đo đánh giá. - Đánh giá tinh thần, vận động. - Đánh giá tình trạng ý thức . - Đánh giá tình trạng H.A - Đánh giá các chỉ số thong thường. - Đánh giá các biến chứng. Thang Long University Library 28 - Tác dụng phụ của thuốc. - Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện các y lệnh đối với người bệnh. - Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có đáp ứng được với yêu cầu người bệnh không. - Những vấn đề thiếu hay các nhu cầu phát sinh mới cần bổ xung vào kế hoạch chăm sóc,những kiến nghị,đề xuất. 29 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu để viết chuyên đề: Chăm sóc bệnh nhân Parkinson. Tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: - Bệnh Parkinson chưa xác định rõ nguyên nhân, độ tuổi mắc trung bình từ 45 đến 70, bệnh có thể gặp ở mọi giới không phân biệt nam hay nữ. + Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm: Run, cứng, giảm động và tư thế không ổn định. + Các thương tật thường gặp: Chấn thương, nhiễm khuẩn, suy kiệt. - Cách chăm sóc: + Hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân hiểu rõ về bệnh, thay đổi những thói quen đơn giản hàng ngày để cho bệnh nhân cảm thấy bớt căng thẳng và có cảm giác thành công trong điều trị. + Phục hồi chức năng: Tập phục hồi tiến hành song song với việc điều trị. + Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh, tiến triển mạn tính ,Nếu người bệnh được chần đoán đúng và điều trị, chăm sóc phục hồi chức năng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thì sẽ giảm tối đa các di chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh, giảm thời gian điều trị, giảm kinh phí và cơ hội đưa người bệnh trở lại cuộc sống tốt đẹp nhất của họ. Thang Long University Library 30 BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÂM SÀNG BỆNH PARKINSON 1. Giảm động ở tay, cả tay cầm bút viết: 0. Bình thường 1. Chậm mức độ nhẹ 2. Chậm mức độ trung bình, tay cầm bút nặng 3. Chậm nhiều 2. Cứng: 0. Không 1. Nhẹ 2. Trung bình 3. Nặng, mặc dù có dung thuốc 3. Tư thế: 0. Bình thường 1. Hơi khòm lưng 2. Tay gấp 3. Khom người rõ,bàn tay ,cánh tay, đầu gối gấp 4. Độ vung tay: 0. Tốt cả hai bên 1. Một bên vung kém 2. Một bên không vung 3. Cả hai bên không vung 5. Dáng đi: 0. Bình thường, quay dễ dàng 1. Bước ngắn, quay chậm 2. Bước rất ngắn, cả hai gót chân trượt trên sàn 3. Bước khó, đôi khi cứng lại, quay rất chậm 6. Run: 31 0. Không có 1. Biên độ nhẹ ( dưới 2,5cm ) 2. Biên độ vừa ( trên 10cm ) 3. Biên độ nặng, trên 10cm, hằng định và không thể viết được 7. Nét mặt: 0. Bình thường 1. Sự linh hoạt của nét mặt giảm nhẹ 2. Vô cảm, môi hé, ủ rũ 8.Da: 0. Bình thường 1. Tăng tiết mồ hôi 2. Da dầu 3. Thay đổi đáng kể trên mặt 9. Lời Nói: 0. Bình Thường 1. Giọng nói chậm, âm độ tốt 2. Giọng nói đều, lời nói khó hiểu 3. Lời nói khó hiểu đáng kể 10. Sự độc lập: 0. Không phụ thuộc 1. Phụ thuộc ít (mặc quần áo) 2. Cần giúp đỡ trong một số trường hợp, các hoạt động chậm chạp đáng kể. 3. Không tự mặc quần áo, tự ăn uống và đi lại được Các triệu chứng khác: (Xin khoanh tròn nếu có ) 0. Trầm cảm 1. Ảo giác 2. Cơn lú lẫn cấp 3. Sa sút trí tuệ Thang Long University Library 32 4. Tăng tiết nước bọt 5. Rối loạn nuốt 6. Táo bón 7. Phù 8. Rối loạn điều hòa thân nhiệt 9. Gầy sút 10. Hạ huyết áp tư thế đứng 11. Ngã 12. Rối loạn giấc ngủ 13. Rối loạn tình dục 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức Hinh. Bệnh Parkinson.NXBYH-2001 2. Lê Quang Cường. Bệnh và hội chứng Parkinson.NXBYH-2002 3. Ths.Bs Nguyễn Thanh Bình và cộng sự- đơn vị nghiên cứu điều trị Parkinson. 4. Đinh Huy Bích. Phục hồi chức năng đối với bệnh Parkinson. NXBYH – 1996. 5. Nhữ Đình Sơn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson.2004 – Luận án tiến sĩ y học. 6. Trường ĐHYHN – 2001. Bài giảng thần kinh. NXBYH. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00075_8281.pdf
Luận văn liên quan