Chuyên đề Chăm sóc bệnh nhân u não được điều trị xạ phẫu bằng dao gamma quay

Tránh ăn uống những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín. Đừng ép mình phải ăn một thực phẩm đã từng ưa thích nào đó khi đã buồn nôn, vì điều này có thể làm cho người bệnh ghét thực phẩm đó vĩnh viễn. - Không gian sống phải thoáng, không khí trong lành. - Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian xạ trị hoặc hóa liệu pháp, bệnh nhân cần tránh ăn trước khi điều trị khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

pdf57 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3461 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chăm sóc bệnh nhân u não được điều trị xạ phẫu bằng dao gamma quay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bất kỳ giai đoạn nào của bệnh) bao gồm điều trị giảm đau và những triệu chứng khác, làm giảm những tác dụng phụ của những phương pháp điều trị chính và làm giảm những rối loạn tinh thần do bệnh gây ra. Bác sĩ là người tốt nhất để giải thích những biện pháp điều trị và đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân. 1.2. Điều trị u não bằng phƣơng pháp xạ phẫu bằng dao gamma quay 1.2.1. Đặc điểm của hệ thống dao gamma quay Dao Gamma (Gamma Knife) là phương tiện phẫu thuật bằng bức xạ gamma tập trung, định vị ba chiều, cho phép xác định chính xác và điều trị các khối u nằm sâu trong não hoặc các khối dị dạng động tĩnh mạch có đường kính nhỏ hơn 5 cm chỉ bằng một lần phẫu thuật trong điều kiện gây tê cục bộ [4], [6]. Thang Long University Library Gọi là xạ phẫu bằng Dao Gamma, có nghĩa là ở đây giống như phẫu thuật cắt bỏ nhưng không phải dùng dao kéo thông thường mà dùng chùm tia Gamma rất mảnh có năng lượng cao đưa vào để tiêu diệt khối u trong não [4], [6]. Nguyên lý hoạt động của Dao Gamma khá đơn giản. Sau khi xác định được điểm cần phẫu thuật, dựa vào chụp cắt lớp mô phỏng định vị khối u, sẽ dùng chính tia GAMMA (nhiều tia xuất phát từ các vị trí khác nhau xung quanh hộp sọ cùng chiếu một lúc và các tia này sẽ hội tụ vào đúng vị trí u đã được định vị). Vì vậy, điểm tập trung các tia này có cùng độ lớn sẽ phá huỷ và tiêu diệt khối u mà vùng não xung quanh hầu như không bị tổn thương. Đó là ưu điểm nổi bật của xa phẫu bằng dao gamma so với mổ mở [4], [6]. Hệ thống dao Gamma quay: các chùm tia phát ra từ nguồn xạ, sẽ thay đổi liên tục do các nguồn và các lỗ quay. Vì vậy nó đạt được hiệu quả điều trị cao nhất với mô bệnh mà liều chiếu cho mô lành lại rất thấp. Đây là ưu điểm nổi bật so với dao Gamma cổ điển Leksell [4]. Hình 1.5. Nguyên lý hoạt động của dao gamma [4] Xạ phẫu bằng dao Gamma điều trị các u não, tổn thương dị dạng mạch máu não có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí sâu, khó với tới một cách an toàn bằng lưỡi dao mổ thông thường. Khi tổn thương nằm sâu, nếu mổ hở như thông thường, phẫu thuật viên có thể làm tổn thương vùng não lành, gây biến chứng cho bệnh nhân sau đó như rối loạn thần kinh, tâm thần, liệt nửa người hoặc liệt các vùng thần kinh. Thậm chí nếu đụng chạm đến những trung khu thần kinh quan trọng, bệnh nhân còn có thể tử vong ngay trên bàn mổ[4], [5], [6]. Xạ phẫu bằng dao Gamma đặc biệt có giá trị cao đối với những trường hợp u ác tính di căn lên não. Khi di căn đến những cơ quan trong cơ thể, u ác tính thường tạo ra nhiều khối u khác nhau và gây chèn ép. Đối với những cơ quan thông thường, u ác tính thường không tạo ra hậu quả tức thời, nhưng đối với não lại gây ra tăng áp lực trong sọ, đe dọa tức khắc đến tính mạng bệnh nhân. Khi can thiệp bằng dao gamma, hiện tượng chèn ép được giải quyết, phù não giảm nhanh chóng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân [4], [6]. Việc lập kế hoạch và điều trị với dao Gamma phải rất chính xác,cẩn thận đòi hỏi người thao tác phải có trình độ kĩ thuật cao, làm việc kết hợp chặt chẽ với các bác sĩ. Một sai sót nhỏ trong quá trình thao tác có thể gây tác hại rất lớn [4], [6]. 1.2.2. Chỉ định điều trị bằng dao gamma Chỉ định điều trị bằng dao gamma [2], [3], [4], [8] 1. Các khối u nguyên phát và di căn vào não 3. U màng não (meningiomas) 4. U thần kinh đệm (gliomas) 5. U tuyến yên (pituitary adenomas) 6. U sọ hầu (cranio pharyngiomas) Thang Long University Library 7. Các khối u lành ở nền sọ (skull base tumors) 8. U vùng tuyến tùng và tuyến yên 9. U thính giác (trigeminal neuralgia) 10. Đau dây thần kinh V, u dây V Theo một số thống kê từ hàng chục ngàn bệnh nhân trên toàn thế giới cho thấy tỷ lệ chỉ định dùng dao gamma là 29% đến 32% cho các u lành, 31% và 36% chữa các u ác trong sọ và 2% do rối loạn chức năng và đau [2], [3], [5], [6]. 1.2.3. Quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay Quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay [2]: Bƣớc 1. Cố định khung định vị vào đầu bệnh nhân (việc này bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng cùng phối hợp làm) Một khung lập thể (stereotactic) được cố định vào đầu bệnh nhân bằng các thanh trụ điều chỉnh được và hãm bằng các bu - lông. Khung này là cơ sở cho việc xác định toạ độ của mục tiêu. Thường cần phải gây tê tại chỗ, nhưng với trẻ em có khi phải gây mê (Trong chuyên đề này chúng tôi không bàn tới bệnh nhân được gây mê). Bƣớc 2. Chụp mô phỏng (Chụp CLVT hoặc MRI, PET/CT - Positron Emission Tomography/ Computed Tomography) để lấy hình ảnh lập kế hoạch điều trị (việc này: kỹ thuật viên, điều dưỡng phối hợp làm) Sau khi cố định khung, một hộp định vị tương thích sẽ được ghép nối . Chuỗi hình ảnh đã chụp bằng các kỹ thuật CLVT, MRI, SPECT (PET) hay Angiogram trước đó sẽ được truyền đến hệ thống lập trình xạ phẫu , vùng mục tiêu sẽ được tự động xác định chính xác với các chiều x,y, z trong không gian và khoanh vùng cụ thể. Bƣớc 3. Lập trình xạ phẫu trên phần mềm máy tính chuyên dụng (việc này do bác sĩ và kỹ sư vật lý cùng phối hợp thực hiện) Thông tin vừa được xác định sẽ được nhập vào hệ thống lập trình xạ phẫu để thiết lập phác đồ xạ phẫu. Trong nhiều trường hợp đó là các trung tâm đồng liều (isocenter) hay còn gọi là shot. Nó cũng cho chúng ta biết collomator cần sử dụng, hướng định vị để chiếu trúng đích. Quá trình này được tự động hoá hoàn toàn. Bƣớc 4. Tiến hành xạ phẫu (việc này: kỹ thuật viên, điều dưỡng phối hợp làm) Bệnh nhân được đặt nằm trên bàn phẫu thuật của hệ thống dao gamma, đầu đặt vào lồng chụp. Điều chỉnh khung lập thể để ổ tổn thương vào đúng điểm hội tụ của các chùm gamma từ các nguồn Co-60. Lúc này nhân viên ra khỏi phòng và các nguồn xạ sẽ được dẫn đến các collimator. Các nguồn xạ được chiếu đồng thời. Bước 5. Theo dõi trong xạ phẫu (việc này: kỹ thuật viên, điều dưỡng phối hợp làm) Bước 6. Kết thúc xạ phẫu (việc này bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng cùng phối hợp làm) Thang Long University Library Hình 1.6. Quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu bệnh viện Bạch Mai [2] 1.2.4. Một số tác dụng phụ của xạ phẫu bằng dao gamma quay Một số tác dụng phụ của xạ phẫu bằng dao gamma quay [2], [3], [6], [9]: 2. Mệt mỏi 3. Viêm da vùng chiếu xạ 4. Khô, rụng tóc 5. Giảm tiêt nước bọt B4: Tiến hành xạ phẫu B5: Theo dõi trong XP B6: Kết thúc XP B1: Cố định đầu BN B2: Chụp mô phỏng B3: Lập KHXP 6. Mất ngủ 1.2.5. Một số vấn đề bệnh nhân thường quan tâm khi được xạ phẫu bằng dao gamma quay Một số vấn đề bệnh nhân thường quan tâm khi được xạ phẫu bằng dao gamma quay [5], [9]: 1. Xạ phẫu là gì? 2. Điều trị bằng máy xạ phẫu có an toàn, hiệu quả? 3. Ai sẽ điều trị và chăm sóc tôi? 4. Xạ phẫu có đau không? 5. Xạ phẫu sẽ làm tôi nhiễm xạ không? 6. Tôi phải nằm viện nội trú mấy ngày? 7. Tôi phải chuẩn bị những gì trước khi xạ phẫu? 8. Quá trình xạ phẫu của tôi sẽ kéo dài bao lâu? 9. Tôi phải trải qua các bước gì trong ngày xạ phẫu? 10. Tôi có thể làm việc ngay sau điều trị không? Có những gì tôi nên và không nên làm trong và sau điều trị? Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi? 11. Tôi sẽ bị những tác dụng phụ gì? 12. Sau bao lâu có thể nhìn thấy rõ rệt hiệu quả điều trị của xạ phẫu bằng dao gamma quay? 13. Tôi có phải tái khám sau điều trị không? Nếu có thì sau bao lâu phải tái khám một lần? 14. Xạ trị có thể gây hậu quả kéo dài không? Thang Long University Library Trả lời các câu hỏi trên được trình bày ở tài liệu phát tay cho bệnh nhân (phụ lục 2- giải đáp một số câu hỏi thường gặp của bệnh nhân xạ phẫu bằng dao gamma quay tại Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai). CHƢƠNG 2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN U NÃO XẠ PHẪU BẰNG DAO GAMMA QUAY 2.1. Vai trò của chăm sóc điều dƣỡng Công tác chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân u não nói chung cần toàn diện và được quan tâm chú ý ngay từ khi mới chẩn đoán và xác định phương hướng điều trị. Điều này giúp cho BN có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần và thể chất với điều trị, phòng ngừa và giảm nhẹ các tác dụng phụ và biến chứng của điều trị, làm tăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng điều trị. Để làm được điều đó, bên cạnh bác sĩ (quyết định phương pháp điều trị) thì điều dưỡng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi lẽ họ là những người gần gũi nhất với người bệnh, trực tiếp thực hiện những y lệnh của bác sĩ, nên kịp thời phát hiện một cách sớm nhất những diễn biến bất thường ở người bệnh (cả về sức khỏe lẫn tâm lý), trên cơ sở đó có hướng xử trí thích hợp [5]. Vai trò của điều dưỡng chủ yếu ở các khâu: chăm sóc trước trong và sau xạ phẫu, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình người bệnh biết cách tự chăm sóc và theo dõi tiếp theo (sau khi ra viện). 2.2. Quy trình điều dƣỡng 2.2.1. Nhận định Hỏi bệnh - Thông tin chung: họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện - Diễn biến bệnh và lý do chính làm BN phải vào viện (đau đầu, nôn, chóng mặt, liệt, giảm thị lực) - Hỏi tiền sử gia đình để xác định trong gia đình có ai mắc u não hay không. Thang Long University Library - Tiền sử dị ứng (để dự phòng các phản ứng quá mẫn với điều trị) - Các phương pháp điều trị trước đó: phẫu thuật, hóa chất (phác đồ gì, bao nhiêu chu kỳ, tác dụng phụ nào đã gặp phải), xạ trị (xạ vào đâu, lúc bao nhiêu buổi, tác dụng phụ gặp phải)... - Tâm lý xã hội: tìm hiểu tình cảm và những thay đổi tiêu cực trong cảm xúc như: trầm cảm, lo lắng, sợ hãi và buồn phiền, mất ngủ. - Hiểu biết của bệnh nhân về bệnh, giai đoạn, quá trình điều trị và các tác dụng phụ có thể gặp phải. Khám lâm sàng - Toàn trạng: + Tri giác: dựa vào thang điểm Glasgow (Theo phụ lục 1), đánh giá mắt (kích thước đồng tử, phản xạ ánh sáng), lời nói, vận động (bình thường là 15 điểm). + Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, tần số thở, kiểu thở. + Thể trạng (béo, gầy, trung bình), cần ghi cụ thể số kg cân nặng, chiều cao + Da niêm mạc: đánh giá thiếu máu, mẩn ngứa, mụn nhọt, loét. + Hạch ngoại biên: hạch cổ, hạch thượng đòn, hạch bẹn - Hệ thần kinh, tâm thần: + Tình trạng tăng áp lực nội sọ: nôn, đau đầu + Yếu hoặc liệt nửa người một bên hoặc tứ chi do di căn não hay di căn tủy, màng tủy, đánh giá mức độ liệt theo Franken (I-V). + Rối loạn ngôn ngữ do hiểu biết kém hoặc diễn đạt kém + Mắt: đánh giá đồng từ: kích thước, phản xạ, thị lực, thị trường + Rối loạn về nói: nói khó, nói lắp, khàn tiếng + Rối loạn trí nhớ: gần và xa, khả năng ghi nhớ + Rối loạn về nuốt: nuốt nghẹn, nuốt vướng, nuốt sặc + Rối loạn cơ tròn: đại tiểu tiện không tự chủ - Hệ hô hấp: + Tần số thở/phút (14-25 lần/phút, dưới 15 lần/phút hay trên 25 lần/phút) + Kiểu thở: thở ngực, thở bụng. + Âm thở: mịn, thô + Xuất tiết đờm dãi: có, không. Đờm đặc hay lỏng + Khả năng ho khạc hiệu quả: bình thường, yếu hay không ho được + Kiểm tra đờm có thay đổi màu sắc hay không, đặc biệt có máu, màu đỏ nâu hay mủ không. - Hệ tim mạch: + Nhịp tim: tần số, đều hay rối loạn nhịp. + Tiếng tim: rõ, mờ (tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi trái) + Bệnh lý kèm theo: bệnh mạch vành - Tình trạng bài tiết, tiêu hóa: + Nôn, buồn nôn, cảm giác chán ăn, số lượng bữa ăn trong ngày, lượng ăn từng bữa. + Số lần đi ngoài, phân đặc hay lỏng. + Đau bụng: có, không. Vị trí đau, kiểu đau, hướng lan, liên quan đến bữa ăn. - Hệ nội tiết-sinh dục: bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, tăng lipid máu. Giảm hoặc mất ham muốn tình dục. - Cơ xương khớp: tình trạng đau mỏi cơ khớp, vận động khớp chủ động và thụ động. - Tâm lý: buồn phiền, lo lắng, cáu gắt, trầm cảm, sợ hãi, thờ ơ, mất ngủ, ... Thang Long University Library Tham khảo hồ sơ bệnh án: + Chẩn đoán chuyên khoa: Mô bệnh học? Phân loại TNM (Tumor, Node, Metastasis) và giai đoạn? + Vị trí và kích thước khối u và các tổn thương khác trên phim CT, MRI, kết quả siêu âm, PET/CT. + Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa: kết quả nằm trong giới hạn bình thường hay bất thường. + Phương pháp điều trị: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hay xạ phẫu. 2.2.2. Chẩn đoán điều dưỡng Qua những nhận định ban đầu, người điều dưỡng cần biết cách tổng hợp, phân tích các dữ kiện thu nhận được nhằm xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoach chăm sóc cụ thể, đề xuất vấn đề ưu tiên tùy từng trường hợp cụ thể. Một số chẩn đoán điều dưỡng thường gặp [5]: 1. Đau (đầu) liên quan đến tình trạng tăng áp lực nội sọ, phù não tại vị trí khối u Kết quả mong đợi: Bệnh nhân giảm đau đầu sau khi được điều trị 2. Giảm khả năng tự chăm sóc bản thân liên quan đến tình trạng giảm chức năng vận động Kết quả mong đợi: Bệnh nhân sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ chăm sóc ở mức tối đa 3. Thiếu hiểu biết liên quan đến tình trạng chưa được tư vấn rõ về bệnh Kết quả mong đợi: Bệnh nhân đã hiểu biết hơn về bệnh sau khi được tư vấn 4. Lo lắng liên quan đến giai đoạn cuối của bệnh Kết quả mong đợi: bệnh nhân giảm lo lắng. 2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc Phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới chăm sóc những bệnh nhân đã được chỉ định gây tê tại chỗ (4 vị trí đặt vít) trước khi được đặt khung cố định đầu. Bệnh nhân áp dụng phương pháp mê nội khí quản không đề cập tới trong chuyên đề này [5]. A- Trƣớc xạ phẫu Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ thường quy B- Ngày xạ phẫu Thực hiện theo quy trình xạ phẫu C- Sau xạ phẫu - Theo dõi + Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 2 lần/ngày hay khi có báo cáo tình trạng bất thường của bệnh nhân hoặc theo chỉ định của bác sỹ. + Đánh giá tình trạng tri giác, dấu hiệu phù não, dấu hiệu thần kinh khu trú 3 giờ/lần + Đánh giá tình trạng sợ hãi hay lo lắng của BN liên quan đến khủng hoảng kéo dài, lo sợ hoặc do thay đổi tiến triển bệnh, lo sợ chết. - Can thiệp y lệnh + Thuốc điều trị: thuốc tiêm, thuốc uống, + Thực hiện các thủ thuật - Chăm sóc cơ bản + Đảm bảo vệ sinh và phòng chống nhiễm khuẩn. + Đảm bảo dinh dưỡng: - Chăm sóc tâm lý xã hội - Giáo dục sức khỏe: 2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc A- Trƣớc xạ phẫu Thang Long University Library - Đưa bệnh nhân đi chụp CT hoặc MRI theo y lệnh. - Các xét nghiệm: sinh hóa, huyết học, vi sinh - Thực hiện thuốc uống, tiêm, truyền theo y lệnh. - Chuẩn bị thường quy trước mổ. - Hướng dẫn người bệnh gội đầu vào buổi tối trước ngày điều trị (không cạo đầu). - Cho người bệnh uống thuốc an thần theo y lệnh. - Thực hiện tâm lý liệu pháp cho bệnh nhân (Trao đổi với bệnh nhân theo mục lục 2- phần giải đáp một số câu hỏi thường gặp của bệnh nhân xạ phẫu bằng dao gamma quay, để bệnh nhân có thể hình dung rõ ràng hơn về những bước mình sẽ đi trong ngày xạ phẫu, người điều dưỡng sẽ luôn ở bên cạnh người bệnh) B- Ngày xạ phẫu Thực hiện theo quy trình kỹ thuật: - Điều dưỡng phòng xạ phẫu nhận bàn giao người bệnh và các phim CT, MRI, bệnh án có kết quả các xét nghiệm liên quan + Kiểm tra: giấy cam đoan xạ phẫu đã được bệnh nhân hoặc người được ủy quyền ký. + Hướng dẫn bệnh nhân các bước của quy trình xạ phẫu. - Chuẩn bị trước xạ phẫu: + Đo các thông số sống: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. + Đánh giá tình trạng tri giác, phù não, dấu hiệu thần kinh khu trú. + Thử phản ứng thuốc tê theo y lệnh (thuốc Marcain- làm test lẩy trong da). + Báo bác sĩ đọc kết quả thử phản ứng thuốc tê (âm tính). + Tiêm thuốc tê (dưới da) vào 4 vị trí đã được xác định trên da đầu bệnh nhân (theo y lệnh). + Chọn và bắt vít khung cố định đầu vào các vị trí đã được xác định và gây tê. Hình 2.1. Hình ảnh kíp xạ phẫu bắt vít đặt khung cố định đầu bệnh nhân + Theo dõi sát diễn biến sắc mặt, thái độ, tâm lý bệnh nhân. + Động viên, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân cả về thể chất và tinh thần. + Đưa bệnh nhân đi chụp CT hoặc MRI mô phỏng (theo y lệnh) + Theo dõi bệnh nhân trong khi chờ lập kế hoạch xạ phẫu: (tri giác, dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu thần kinh khu trú 1 giờ/lần, hoặc theo y lệnh). + Thực hiện các y lệnh chính xác, kịp thời. + Đưa bệnh nhân vào phòng xạ phẫu, hỗ trợ bệnh nhân lên bàn máy, thực hiện tâm lý liệu pháp để bệnh nhân yên tâm suốt quá trình xạ phẫu. Hình 2.2. Hình ảnh đưa bệnh nhân lên bàn máy xạ phẫu Thang Long University Library - Trong thời gian xạ phẫu + Phối hợp với kỹ thuật viên xạ trị, theo dõi suốt quá trình chiếu xạ (không rời bỏ vị trí). Có bất thường báo bác sĩ xử lý kịp thời. + Nắm vững quy trình và thực hiện thành thạo các bước xử lý sự cố phóng xạ để phối hợp với kỹ thuật viên xử lý sự cố khẩn cấp (nếu có) trong phòng chiếu xạ. Hình 2.3. Phòng điều khiển, điều đưỡng theo dõi bệnh nhân bên ngoài phòng xạ phẫu. - Kết thúc chiếu xạ: + Phối hợp cùng kỹ thuật viên vận hành máy: đưa bệnh nhân ra khỏi phòng chiếu xạ + Kiểm tra tri giác, đo dấu hiệu sinh tồn, các dấu hiệu thần kinh khu trú. + Tiến hành tháo vít, khung cố định đầu + Sát khuẩn các vị trí đặt vít, băng vô khuẩn. + Đưa bệnh nhân về khu chăm sóc sau xạ phẫu. C- Sau xạ phẫu Ngay sau xạ phẫu, bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng (đã có trước khi xạ phẫu) như: đau đầu, động kinh, yếu, liệt chi, giảm hoặc mất cảm giác. Tuy nhiên, việc chăm sóc và theo dõi đơn giản hơn nhiều so với bệnh nhân sau phẫu thuật u não (đã đề cập đến trong phần tổng quan). Hình 2.4. Bệnh nhân sau xạ phẫu bằng dao gamm quay. - Theo dõi: o Tri giác, dấu hiệu sinh tồn: 3 lần/ngày, và theo y lệnh (do đặc điểm của xạ phẫu: không gây chảy máu, không có các biến chứng nặng nề ngay sau xạ phẫu) o Dấu hiệu phù não: đau đầu, nôn, buồn nôn o Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt, động kinh tùy theo vị trí, loại khối u, theo y lệnh - Thực hiện y lệnh: o Thuốc chống phù nề não: Dung dịch Manitol 20%, truyền tĩnh mạch VIII giọt/phút, theo y lệnh. o Các thuốc giảm đau đầu: Efferalgan 500mg sử dụng đường uống, Dung dịch perfalgan 1g truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút o Thuốc chống viêm steroid: Solumedrol 40 mg, tiêm tĩnh mạch o Thuốc bảo vệ dạ dày: pantolog, pantocid tiêm tĩnh mạch o Thay băng bốn vị trí bắt vít, để thoáng nếu vị trí chân vít khô, sạch. - Chăm sóc cơ bản Thang Long University Library - Đảm bảo vệ sinh và phòng chống nhiễm khuẩn - Đảm bảo dinh dưỡng: + Mục tiêu là duy trì cân nặng hợp lý với BMI trong khoảng 20-23 + Khuyên BN tăng khẩu phần ăn: tăng số bữa ăn, tăng năng lượng và lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm và dịch, đồ uống giàu dinh dưỡng. Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. + Ăn nhiều loại hoa quả và rau (khuyến cáo hoa quả 25-35gam/ngày, rau ít nhất 300 gam/ngày) + Không ăn quá nhiều thịt các loại (khoảng 100 gam/ngày) + Uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày (khoảng 1,5-2 lít/ngày) + Hạn chế uống rượu, bia, hạn chế hút thuốc lá + Không tự uống bổ sung caroten và các vi chất dinh dưỡng liều cao vì đến giờ vẫn chưa xác định được nguy cơ và hiệu quả. + Chế độ ăn cho BN nôn và buồn nôn:  Uống ít nước trong khi ăn, tránh gây cảm giác đầy bụng, óc ách, dễ nôn. Tốt nhất là uống chậm, sử dụng ống hút.  Tránh ăn thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nóng  Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày  Không nên nằm ngay sau khi ăn  Tránh ăn uống những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín  Tránh bắt ăn những thức ăn mà BN không thích hoặc trước đó đã gây nôn - Chăm sóc tâm lý xã hội cho bệnh nhân + Xác định ý nghĩa cuộc sống, điều trị. Điều này giúp BN học cách chấp nhận bệnh tật, xây dựng niềm tin và xác định mong đợi điều trị phù hợp với thực tế từng BN. + Giúp BN lên kế hoạch (phương hướng & mục tiêu), chế ngự lòng tự trọng và kiêu hãnh (hợp tác với nhân viên y tế và người chăm sóc, bộc lộ cảm xúc) + Giúp BN học cách chấp nhận các kết quả không như mong đợi & đau khổ, từ đó xác định lại hy vọng, điểm mạnh và nguồn lực để tìm tới sự thanh thản. + Báo với bác sỹ điều trị để kịp thời sử dụng thuốc (an thần, chống trầm cảm, ...) nếu có những biểu hiện bất thường. D- Giáo dục sức khỏe: Tùy theo mức độ, và tình trạng bệnh mà bệnh nhân được theo dõi sau xạ phẫu ngắn hay dài, song thông thường sau khi xạ phẫu, bệnh nhân có thể xuất viện ngay ngày hôm sau. Các thông tin tư vấn thực sự cần thiết đối với bệnh nhân tại thời điểm ra viện. Sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ trở về nhà, trở lại cuốc sống của mình, bệnh nhân sẽ không tiếp xúc với nhân viên y tế nơi điều trị trong một khoảng thời gian (tới khi khám lại). Người bệnh có thể thiếu kiến thức liên quan đến tình trạng bệnh, điều trị, tiên lượng, chăm sóc bản thân và nhu cầu liên quan đến thiếu sự tiếp xúc, không quen thuộc với các nguồn thông tin, hiểu sai thông tin, không tái khám. Hình 2.5. Giáo dục sức khỏe bệnh nhân trước, trong và sau xạ phẫu bằng dao gamma quay – một phần quan trọng của công tác điều dưỡng - Can thiệp điều dưỡng: Trước xạ phẫu: Thang Long University Library + Thảo luận về chẩn đoán, các phương pháp và kế hoạch điều trị hiện tại. Mục đích là cung cấp thông tin cần thiết theo nhu cầu của từng cá nhân cụ thể, tạo nền tảng cơ sở cho BN tìm kiếm thông tin. + Củng cố lại giải thích của bác sỹ điều trị về quy trình xạ phẫu, cung cấp các thời gian biểu để bệnh nhân hiểu. Kết hợp các thông tin này khi thảo luận với bệnh nhân về các triệu chứng có thể gặp phải sau điều trị và thời gian hồi phục. Biến chứng và việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân phụ thuộc vào loại phác đồ hóa chất điều trị, tình trạng trước điều trị, mức độ và thời gian biến chứng. Sau xạ phẫu: + Thảo luận với BN về sự cần thiết của việc lập kế hoạch theo dõi trước khi ra viện. Việc đánh giá tình trạng tri giác, dấu hiệu phù não, dấu hiệu thần kinh khu trú và các vấn đề khác (tùy theo đặc thù của từng loại u não) hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự hồi phục tối đa cho BN. Cung cấp cho BN địa chỉ để liên lạc khi họ có các thắc mắc hay lo lắng khác sau khi gặp điều dưỡng. + Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng cần phải có đánh giá chuyên môn, chẳng hạn như sự xuất hiện của dấu hiệu đau đầu, nôn, buồn nôn, liệt nửa người hay tứ chi, rối loạn cảm giác từng phần cơ thể, đái nhiều, tiết sữa, nhìn mờ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện sớm để có thể có phương thức điều trị cụ thể, kịp thời. + Xem lại các nhu cầu về dinh dưỡng và dịch. Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị (xem phụ lục 3). + Giúp đỡ BN xác định khả năng hoạt động và đặt ra các mục tiêu. Mệt mỏi và suy nhược có thể làm kéo dài thời gian lành tổn thương và làm giới hạn chức năng hô hấp sau khi điều trị. Trong trường hợp ung thư tiến triển thì việc đề ra các mục tiêu về những hoạt động họ vẫn có thể làm được giúp người bệnh có động lực sống và tự lập tối đa. + Khuyến khích việc xen kẽ thời gian nghỉ ngơi với những hoạt động nhẹ và những hoạt động mạnh. + Khuyến cáo ngừng bất kỳ hành động nào gây ra mệt mỏi quá mức hoặc làm thở nhanh nông, làm suy hô hấp trầm trọng hơn. + Gợi ý BN mặc quần áo mềm, thoáng để được thoải mái và vận động dễ dàng. + Hướng dẫn BN đến cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra khi có bất thường xảy ra sau khi ra viện. 2.2.5. Đánh giá Tình trạng BN sau khi đã được thực hiện y lệnh và kế hoạch chăm sóc so với lúc ban đầu của người bệnh: Ghi rõ ngày giờ lượng giá. Sử dụng các kết quả mong đợi là tiêu chuẩn lượng giá. - Đánh giá toàn trạng, tri giác, dấu hiệu phù não, dấu hiệu thần kinh khu trú - Đánh giá tình trạng tinh thần, thể chất, tâm lý xã hội - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Đánh giá mức độ hiểu biết về bệnh và điều trị - Đánh giá công tác chăm sóc và thực hiện y lệnh đối với BN - Những vấn đề còn thiếu hay cần bổ sung thêm vào kế hoạch chăm sóc Trước xạ phẫu - Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, an toàn - Bệnh nhân có tâm lý vững vàng, Trong ngày xạ phẫu - Bệnh nhân hiểu được diễn biến các bước tiến hành, phối hợp tốt trong quá trình chuẩn bị và thời gian xạ phẫu - Các dấu hiệu sống ổn định - Tình trạng tinh thần, thần kinh và thể chất dần ổn định - Không có triệu chứng bất thường xảy ra. Thang Long University Library - Người bệnh được sử dụng thuốc đúng, an toàn, không có tai biến. - Quá trình xạ phẫu không xảy ra tai biến với người bệnh Sau xạ phẫu + Các dấu hiệu sống ổn định + Tình trạng tinh thần, thần kinh và thể chất dần ổn định + Không có triệu chứng bất thường xảy ra. + Người bệnh có kiến thức và thực hành tốt lời dặn dò của thầy thuốc sau khi ra viện. KẾT LUẬN Qua chuyên đề “chăm sóc bệnh nhân u não xạ phẫu bằng dao gamma quay” tôi đưa ra một số kết luận như sau: U não được điều trị xạ phẫu bằng dao gamma quay là một bước đột phá của chuyên ngành phẫu thuật thần kinh và xạ trị ung thư. Kể từ khi hệ thống dao gamma quay ra đời rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống, kéo dài thời gian sống có ích; cũng như rút ngắn được thời gian nằm viện, giảm viện phí, cũng như giảm thiểu các biến chứng và chi phí điều trị biến chứng. Bệnh nhân u não được xạ phẫu bằng dao gamma quay có thời gian nội trú rất ngắn, có khi chỉ 1 ngày. Vì vậy công việc của người điều dưỡng cũng được giảm tải hơn. Tuy nhiên, các kiến thức về giáo dục sức khỏe trước và sau xạ phẫu rất quan trọng đối với người bệnh. Trước xạ phẫu: người điều dưỡng có vai trò: hướng dẫn, củng cố niềm tin cho người bệnh vượt qua các bước của quá trình xạ phẫu. Trong xạ phẫu: điều dưỡng phối hợp với đồng nghiệp (bác sĩ, kỹ thuật viên) theo dõi người bệnh trong quá trình xạ phẫu, phối hợp xử trí các bất thường có thể xảy ra trong khi xạ trị cho bệnh nhân. Sau xạ phẫu: thực hiện y lệnh, theo dõi các diễn biến hậu xạ phẫu, giáo dục sức khỏe. Bằng vào sự chăm sóc toàn diện của người điều dưỡng về cả thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội thì người bệnh có thể đối mặt tốt hơn với căn bệnh và sẵn sàng hợp tác với điều trị, giúp nâng cao chất lượng điều trị, giảm các tác dụng phụ và biến chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí liên quan đến điều trị (cả trực tiếp và gián tiếp), nâng cao chất lượng cuộc sống và người bệnh có động lực sống và cảm thấy mình còn có thể đóng góp cho xã hội. Thang điểm Glasgow dùng cho bệnh nhân ngƣời lớn Thang Long University Library Điểm Đáp ứng bằng mắt tốt nhất  Mở mắt tự phát.  Mở mắt khi nghe gọi.  Mở mắt khi bị làm đau  Không mở mắt 4 3 3 1 Đáp ứng bằng lời nói tốt nhất  Trả lời chính xác  Trả lời, nhưng nhầm lẫn  Phát ngôn vô nghĩa  Phát âm khó hiểu  Hoàn toàn im lặng 5 4 3 2 1 Đáp ứng vận động tốt nhất  Thực hiện yêu cầu  Cấu véo đáp ứng chính xác  Cấu véo đáp ứng không chính xác  Co cứng (kiểu) mất vỏ khi đau  Duỗi cứng (kiểu) mất não khi đau  Không đáp ứng với đau 6 5 4 3 2 1 Tổng 15 Thang điểm Glasgow dùng cho bệnh nhân trẻ em Điểm Đáp ứng bằng mắt tốt nhất  Mở mắt tự phát.  Mở mắt khi nghe gọi.  Mở mắt khi bị làm đau  Không mở mắt 4 3 3 1 Đáp ứng bằng lời nói tốt nhất  Trẻ giao tiếp bình thường (bằng lời nói nếu đã biết nói).  Trẻ bứt rứt, khó chịu và khóc thường xuyên.  Trẻ kêu la khi bị làm đau.  Trẻ rên rỉ khi bị làm đau, nhưng không thành những từ ngữ hẳn hoi.  Hoàn toàn im lặng. 5 4 3 2 1 Đáp ứng vận động tốt nhất  Trẻ cử động tự nhiên, có chủ đích.  Trẻ co tay hoặc chân bị sờ chạm.  Trẻ co tay hoặc chân bị làm đau.  Co cứng (kiểu) mất vỏ khi đau. (Mô tả ở phần người lớn).  Duỗi cứng (kiểu) mất não khi đau. (Mô tả ở phần người lớn).  Không đáp ứng với đau. 6 5 4 3 2 1 Tổng 15 GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI THƢỜNG GẶP CỦA BỆNH NHÂN XẠ PHẪU BẰNG DAO GAMMA QUAY Hướng dẫn này có thông tin về các câu hỏi thường gặp và các thông tin về quá trình điều trị. Chúng tôi hy vọng nó sẽ cung cấp thông tin cơ bản nói chung và chỉ dẫn cho bạn một quá trình điều trị điển hình. Một số thắc mắc thƣờng gặp ở bệnh nhân u não có chỉ định xạ phẫu bằng dao gamma quay: 15. Xạ phẫu là gì? 16. Máy xạ phẫu hoạt động ra sao, có an toàn, hiệu quả? Nó làm việc như thế nào? Thang Long University Library 17. Điều trị xạ phẫu bằng dao gamma quay đem lại lợi ích gì? 18. Ai sẽ điều trị và chăm sóc tôi? 19. Xạ phẫu có đau không? 20. Xạ phẫu sẽ làm tôi nhiễm xạ không? 21. Tôi phải nằm viện nội trú mấy ngày? 22. Tôi phải chuẩn bị những gì trước khi xạ phẫu? 23. Quá trình xạ phẫu của tôi sẽ kéo dài bao lâu? 24. Tôi phải trải qua các bước gì trong ngày xạ phẫu? 25. Tôi có thể làm việc ngay sau điều trị không? Có những gì tôi nên và không nên làm trong và sau điều trị? Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi? 26. Tôi sẽ bị những tác dụng phụ gì? 27. Sau bao lâu có thể nhìn thấy rõ rệt hiệu quả điều trị của xạ phẫu bằng dao gamma quay? 28. Tôi có phải tái khám sau điều trị không? Nếu có thì sau bao lâu phải tái khám một lần? 29. Xạ trị có thể gây hậu quả kéo dài không? Giải đáp: 1. Xạ phẫu là gì? Xạ phẫu (Gamma Knife) là phẫu thuật não không vết mổ. Tính ưu việt của xạ phẫu: Mổ các tổn thương, u não nằm sâu trong não (u dây thần kinh thính giác, u tuyến yên, u sao bào, màng não...) mà không làm tổn thương tới trung ương thần kinh xung quanh như phương pháp mổ thông thường. • Không gây đau do không có vết mổ. Thường thì chỉ 2 ngày sau xạ phẫu, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt thường ngày. • Bệnh nhân sử dụng kỹ thuật này sẽ tránh được rủi ro và biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn hay nguy cơ liên quan đến gây mê (đặc biệt đối với người bị bệnh tim hoặc lớn tuổi). • Lợi ích thẩm mỹ rất rõ vì người bệnh không có vết mổ, không sẹo và không cần cạo tóc. 2. Máy xạ phẫu hoạt động ra sao, có an toàn, hiệu quả? Nó làm việc nhƣ thế nào? Mặc dù bức xạ ảnh hưởng đến cả tế bào ung thư và tế bào bình thường, vì bản chất của các tế bào ung thư là , nó có một hiệu quả lớn hơn. Chiếu xạ nhằm mục đích chữa bệnh sẽ cung cấp liều bức xạ cao nhất có thể, trong giới hạn an toàn, để có thể tiêu diệt tất cả các tế bào u, ung thư. Đôi khi bác sĩ sử dụng liều lượng nhỏ hơn, mục đích là để giảm kích thước của khối u và / hoặc giảm triệu chứng. 3. Xạ phẫu bằng dao gamma quay đem lại lợi ích gì? Xạ phẫu bằng dao gamma quay có hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn, chính xác và hiệu quả. Hệ thống ống định hướng quay quanh đầu bệnh nhân, giảm từ 201 nguồn Co-60 xuống còn 30 nguồn, có lá chắn: không gian điều trị ở mức đóng khi không điều trị, đạt liều tối đa cho u, tối thiểu cho mô não lành xung quanh, giảm thiểu tối đa sự tán xạ ra môi trường xung quanh. Hầu hết các trường hợp được xạ phẫu bằng dao gamma quay đều có cải thiện triệu chứng lâm sàng tốt lên rõ rệt. Triệu chứng cơ năng cải thiện bắt đầu sau điều trị 1 tháng chiếm 80,2%, trong đó cải thiện hoàn toàn triệu chứng: 20,2%, cho đến tháng thứ 36 triệu chứng cơ năng cải thiện chiếm tới 100%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng: 94%; Kích thước khối u giảm dần theo thời gian, bắt đầu ở tháng thứ 3. Kích thước khối u tan hoàn toàn bắt đầu ở tháng thứ 3 chiếm 4,8%. Tỷ lệ này tăng dần ở tháng thứ 6 chiếm 12,5%; tháng thứ 12 chiếm 21%; đến tháng thứ 24 là 29,4%. Chưa có trường hợp nào nhiễm trùng hoặc tử vong do điều trị. 4. Ai sẽ điều trị và chăm sóc tôi? Thang Long University Library Một bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ là người trực tiếp điều trị cho bạn. Bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ lập kế hoạch và giám sát điều trị của bạn. Ngoài ra, sẽ có một nhóm chăm sóc bạn. Đó là các điều dưỡng (điều dưỡng phòng xạ phẫu, và điều dưỡng buồng bệnh): là người gần gũi nhất, sẽ luôn sát cánh bên bạn, chăm sóc bạn cả về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó có kỹ sư vật lý: người sẽ cùng bác sĩ điều trị lập kế hoạch xạ phẫu, tính liều xạ tối ưu cho khối u não của bạn; và kỹ thuật viên xạ trị: là người vận hành máy gamma knife xạ phẫu cho bạn. 5. Xạ phẫu có đau không? Việc điều trị hoàn toàn không đau. Bức xạ không thể nhìn thấy hay cảm thấy trong khi nó đang được phát ra. 6. Xạ phẫu sẽ làm tôi nhiễm xạ không? Không. Không có khả năng này xảy ra. 7. Tôi phải nằm viện nội trú mấy ngày? Bạn sẽ nằm viện nội trú ngày trước xạ phẫu và ít nhất 1 ngày sau xạ phẫu. Bác sĩ điều trị của bạn sẽ quyết định số ngày bạn phải điều trị nội trú. 8. Tôi phải chuẩn bị những gì trƣớc khi xạ phẫu? Sau khi đã hoàn tất các thủ tục xét nghiệm, chụp chiếu..., bạn phải: - Viết giấy cam đoan chấp thuận xạ phẫu (đây là thủ tục bắt buộc phải làm). Ngày trước khi xạ phẫu bạn nên: - Cắt ngắn móng tay. - Gội đầu, tắm rửa sạch. - Đi ngủ sớm. Nếu bạn khó ngủ hoặc không ngủ được thì hãy nói tình trạng này với bác sĩ điều trị của mình. Bác sĩ sẽ cho thêm thuốc an thần nếu cần thiết. 9. Quá trình xạ phẫu của tôi sẽ kéo dài bao lâu? Sẽ kéo dài 1 ngày, vì quá trình điều trị xạ phẫu có nhiều bước khác nhau. Mỗi bước cần có thời gian để chuẩn bị và hoàn tất (đặt khung định vị, chụp mô phỏng, lập kế hoạch xạ phẫu, chiếu tia, kết thúc xạ phẫu). Tuy nhiên, thời gian chiếu xạ sẽ từ khoảng 15-90 phút, tùy theo từng trường hợp cụ thể. 10. Tôi phải trải qua các bƣớc gì trong ngày xạ phẫu? Khi bạn được chuyển xuống phòng Xạ phẫu: Bạn sẽ được điều dưỡng làm các đánh giá: đo huyết áp, mạch, kiểm tra cân nặng. B4: Tiến hành xạ phẫu B5: Theo dõi trong XP B6: Kết thúc XP B1: Cố định đầu BN B2: Chụp mô phỏng B3: Lập KHXP Thang Long University Library Bạn sẽ được đặt 1 đường truyền tĩnh mạch để: truyền dịch và thuốc qua đó (nếu cần) và được thử phản ứng thuốc tê. Bạn sẽ được tiêm thuốc tê vào 4 vị trí trên da đầu (chỗ đặt vis, khung cố định đầu) mà bác sĩ của bạn đã đánh dấu. Sau đó bác sĩ sẽ đặt khung cố định đầu bạn bằng việc bắt 4 vít lên đầu bạn ở 4 vị trí đã được gây tê. Khung cố định đầu này sẽ gắn với bạn cho tới khi kết thúc xạ phẫu, nó giúp cho việc định vị khối u, phục vụ công tác lập kế hoạch xạ phẫu và định hướng tia xạ vào vị trí khối u. Bạn sẽ cảm thấy đầu bị ép chặt lại trong khi khung đang được cố định, nhưng sẽ không đau. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang khoa chẩn đoán hình ảnh để chụp CT hoặc MRI mô phỏng. Hình ảnh này dùng để xác định mục tiêu chính xác cho chiếu xạ, phục vụ công tác lập kế hoạch xạ phẫu. Sẽ mất khoảng 30 – 60 phút để tính toán liều bức xạ phù hợp (gọi là lập kế hoạch xạ phẫu). Việc tính liều hoàn toàn tự động và được lập trình bằng máy tính. Bác sĩ và kỹ sư vật lý sẽ kiểm soát việc tính liều tối ưu vào khối u và bảo vệ tối đa các tế bào lành. Trong khoảng thời gian chờ lập kế hoạch xạ phẫu, người nhà bạn có thể vào thăm và ở lại với bạn, còn bạn có thể nằm nghỉ trên giường hoặc ngồi ở ghế. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc hay ăn kẹo trong lúc chờ lập kế hoạch xạ phẫu. Điều dưỡng sẽ theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bạn: mạch, huyết áp, nhịp thở và đảm bảo bạn được thoải mái. Sau khi việc lập kế hoạch xạ phẫu đã được hoàn tất, bạn sẽ được đưa vào phòng xạ phẫu, và được đặt nằm lên giường máy xạ phẫu. Khung định vị trên đầu bạn sẽ được gắn vào khung định vị ở giường máy Gamma. Máy gamma sẽ làm giường chuyển động theo lập trình tự động của kế hoạch xạ phẫu, cả giường và bạn sẽ tự động di chuyển dần vào trong nguồn xạ, nơi này tia xạ sẽ chiếu vào khối u. Giường máy và bạn có thể sẽ phải di chuyển vào máy nhiều hơn 1 lần (tùy thuộc vào kế hoạch xạ phẫu đã được lập trình), và mỗi lần kéo dài khoảng 3-5 phút. Bạn sẽ được bác sĩ, điều dưỡng quan sát, theo dõi từ ngoài phòng điều trị qua 1 màn hình camera. Các bác sĩ và điều dưỡng có thể nói chuyện với bạn qua hệ thống loa 2 chiều. Sau khi kết thúc quá trình xạ phẫu, bạn sẽ được tháo khung định vị, và 4 vết đinh sẽ được sát khuẩn và băng lại bằng 4 miếng gạc nhỏ. Sau đó bạn sẽ được đưa về phòng hậu phẫu theo dõi. Tại đây bạn sẽ được cho dùng thuốc nếu đau đầu và có khó chịu ở dạ dày. Xuất viện: Điều dưỡng sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà trước khi bạn xuất viện. Bạn cũng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống sau khi ra viện và hẹn tái khám sau xạ phẫu, cũng như hướng dẫn về phát hiện các dấu hiệu bất thường để đi khám kịp thời. 11. Tôi có thể làm việc ngay sau điều trị không? Có những gì tôi nên và không nên làm trong và sau điều trị? Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi? Có, nếu tình trạng sức khỏe chung của bạn cho phép. Thời gian nằm viện sau xạ phẫu rất ngắn, thường là 1 ngày (trừ những trường hợp đặc biệt, bất thường). Về nhà bạn có thể nghỉ ngơi 1 vài ngày và trở lại làm việc bình thường. 12. Tôi sẽ bị những tác dụng phụ gì? Thang Long University Library Mặc dù nhiều người có ít, nếu có, tác dụng phụ, tất cả mọi người phản ứng khác nhau và trong quá trình điều trị của bạn, bạn có thể gặp một hoặc nhiều điều sau đây: • Mệt mỏi Sau khi xuất viện, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này là rất phổ biến, và có thể kéo dài khác nhau giữa mỗi người. Nếu điều đó xảy ra với bạn, hãy nghỉ ngơi cho đến khi bạn nào thấy cần và dần dần mệt mỏi sẽ hết. • Da mỏng, nhạy cảm Một thời gian sau điều trị, phần da đầu của bạn ở khu vực được điều trị có thể chuyển sang màu đỏ, giống như bị cháy nắng nhẹ, và thậm chí có thể tăng lên đến hai tuần sau xạ phẫu. Nó sẽ dần dần hồi phục, nhưng X-quang hoặc y tá điều trị cho quý vị sẽ giải thích chính xác làm thế nào bạn nên chăm sóc làn da của bạn trong và sau khoá học bạn cần điều trị. • Cảm thấy ốm Sau xạ phẫu, bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc cảm thấy ốm. Điều này không xảy ra với tất cả mọi người. Nếu bạn thấy biểu hiện trênl hãy báo với bác sĩ của mình để điều chỉnh thuốc kịp thời. • Rụng tóc Có thể bạn sẽ bị rụng tóc. Tóc có thể mọc lại hay không là tùy vào liều bức xạ. Bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn sẽ giải thích điều này có ý nghĩa gì đối với bạn. Nếu tóc của bạn được dự kiến sẽ phát triển trở lại, thì nó sẽ mọc trong vòng vài tháng 13. Sau bao lâu có thể nhìn thấy rõ rệt hiệu quả điều trị của xạ phẫu bằng dao gamma quay? Thời gian đáp ứng có thể thay đổi từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào loại khối u đang được điều trị. Hiệu quả của điều trị được theo dõi bằng cách chụp MRI đều đặn sau mỗi lần tái khám (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Triệu chứng cơ năng cải thiện bắt đầu sau điều trị 1 tháng chiếm 80,2%, trong đó cải thiện hoàn toàn triệu chứng: 20,2%, cho đến tháng thứ 36 triệu chứng cơ năng cải thiện chiếm tới 100%, trong đó hết hoàn toàn triệu chứng: 94%. Trong khi mục tiêu của phẫu thuật thường khối u não là loại bỏ hoàn toàn khối u, thì mục tiêu của xạ phẫu là kiểm soát khối u, được định nghĩa như là ổn định kích thước khối u hoặc khối u thu nhỏ kích thước. 14. Tôi có phải tái khám sau điều trị không? Nếu có thì sau bao lâu phải tái khám một lần? Có. Tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị, và tiến triển của khối u. Thông thường thì khi xuất viện, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám sau xạ phẫu 1 tháng để kiểm tra tình trạng lâm sàng, và sau đó cứ 3 tháng tái khám/lần. Trong trường hợp có các biểu hiện, triệu chứng bất thường xảy ra thì bệnh nhân có quyền tái khám bất cứ lúc nào. 15. Xạ trị có thể gây hậu quả kéo dài không? Mặc dù điều trị xạ phẫu được lập kế hoạch và phân phối liều tối ưu, đôi khi vẫn có bộ phận nhạy cảm của cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này là bởi vì để điều trị ung thư hiệu quả, chúng ta đôi khi phải sử dụng liều cao của bức xạ, gần sát giới hạn các mô bình thường có thể chịu được. Hệ thống ruột, bàng quang và thần kinh đặc biệt nhạy cảm, nhưng các bộ phận khác của cơ thể có thể bị thay đổi dài hạn. Nếu bạn đang có xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư của bạn, có khả năng 5% các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là để cân bằng điều này chống lại các nguy cơ tiềm ẩn cao hơn nhiều cho cuộc sống của bạn do bệnh tiến triển hoặc tái phát mà không cần điều trị. Mặt khác, nếu bạn đang có xạ trị để thu nhỏ khối u và / hoặc làm giảm triệu chứng, liều bức xạ được sử dụng thấp hơn nhiều và không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn gì trong tương lai mà bạn cảm thấy có thể liên quan đến tình trạng xạ phẫu của bạn, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn hoặc bác sĩ gia đình. Nếu có bất kỳ nguy cơ hoặc các vấn đề đặc biệt trong trường hợp của bạn, bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn sẽ thảo luận điều này với bạn. Hãy nhớ rằng bạn được xạ phẫu vì có lợi nhiều hơn những rủi ro. Thang Long University Library Điều dƣỡng viên CHĂM SÓC DINH DƢỠNG CƠ BẢN BỆNH NHÂN XẠ TRỊ Chế độ ăn là một phần quan trọng trong xạ phẫu. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của tia xạ mang lại và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm - bột đường – béo – vitamin, khoáng chất - nước. Một thói quen ăn uống tốt, có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được nhiều bất lợi do quá trình điều trị cũng như chính bản thân căn bệnh mang lại. Một chế độ ăn cao năng lượng, hàm lượng đạm cao hợp lý có thể điều chỉnh được vấn đề nêu trên và ngăn ngừa được chứng suy mòn. Những bất lợi thường gặp do bệnh và bản thân quá trình điều trị gây nên có thể kể đến: - Chán ăn - Thay đổi khẩu vị - Khô miệng - Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng - Buồn nôn – nôn - Tiêu chảy - Bạch cầu giảm trong máu - Vấn đề nước uống - Táo bón 1. Chán ăn: Chán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những bệnh nhân đang được xạ trị. Trầm cảm, nỗi sợ hãi cũng làm cho người bệnh mất ngon miệng. Đôi khi, những tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Đối với một số người, chán ăn chỉ kéo dài trong vài ngày. Ở những người khác, chán ăn có thể kéo dài lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do gì, một số gợi ý sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng trên: - Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn lớn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng. - Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen). - Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn(trong trường hợp bệnh nhân khó ăn được những thức ăn rắn). - Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dung mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phômai, bánh quy dòn, nho khô) - Buổi sáng phải là buổi ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm nhập cho suốt một ngày. - Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với những thực phẩm nặng mùi, nên sử dụng bếp có quạt hút mùi, nấu ăn ngoài trời, sử dụng thực phẩm nguội thay cho nóng (vì thức ăn đang nóng, thực phẩm sẽ có mùi rất mạnh), mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang thức ăn vào phòng cho bệnh nhân. Sử dụng quạt để xua bớt mùi thức ăn quanh người bệnh. - Sáng tạo đổi món, đa dạng hóa thức ăn và món tráng miệng. - Thời gian lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, buổi ăn cần được trình bày thật hấp dẫn. Thang Long University Library - Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần gặp bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với chính bản thân mình. 2. Thay đổi khẩu vị Điều này có thể xảy ra trong suốt thời gian bệnh và điều trị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng sắt cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Ở hầu hết bệnh nhân, những vấn đề về thay đổi khẩu vị sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Không có một phương pháp cụ thể nào nhằm ngăn ngừa vấn đề thay đổi khẩu vị bởi lẽ mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau do căn bệnh và liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, một số phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu nêu trên (những phương pháp sau đây chỉ dành cho những bệnh nhân không có tình trạng đau hoặc bị thương tổn ở răng miệng hầu họng, nếu có những vấn đề này cần gặp bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng) - Súc miệng với nước sạch trước khi ăn. - Thử ăn những loại trái cây có vị chua (cam, quýt, chanh, bưởi) ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng. - Ăn bữa ăn nhỏ nhiều lần trong ngày. - Sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng nhựa thay vì kim loại đối với những bệnh nhân nào dị ứng với vị tanh. - Tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu (nếu phù hợp) - Sử dụng thịt gia cầm (thịt gà, vịt bỏ da), cá, trứng, phô mai thay cho thịt đỏ (thịt bò) - Tăng chế độ giàu đạm bằng cách sử dụng đạm thực vật như trong chế độ ăn chay. - Nếu miệng có vị tanh hoặc đắng hãy thử nếm một vài giọt chanh (cam, quýt, bưởi) hoặc tinh chất bạc hà. - Thêm gia vị và nước xốt vào thức ăn. - Chú ý trong quá trình xạ trị ở vùng đầu, cổ nên bổ sung thêm viên kẽm sulfate có thể giúp khắc phục tình trạng tanh miệng bất thường nhanh chóng. 3. Khô miệng Xạ phẫu có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi gặp phải điều này, thức ăn đối với bệnh nhân sẽ trở nên cứng hơn, khó nhai và khó nuốt. Khô miệng góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý: - Nên ăn thức ăn mềm xay nhuyễn, hoặc chế biến nhiều nước như xốt, nước thịt, xà lách trộn - Có thể nhai kẹo hơi cứng hoặc nhai kẹo sao su nhằm tăng tiết nước bọt nhiều hơn. - Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh. - Vệ sinh răng miệng (kể cả răng giả) và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày (sau mỗi bữa ăn và trước lúc đi ngủ). - Uống từng ngụm nước, hoặc nước canh sau mỗi vài phút để giúp nuốt dễ dàng hơn. Nhớ đem theo nước uống khi ra khỏi nhà để tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi. - Thử sử dụng một số thức ăn đồ uống chua (không nên thực hiện điều này nếu bệnh nhân đang có những vết thương gây đau ở vùng hầu họng) nhằm giúp tăng tiết nước bọt. - Tránh các thức ăn đồ uống chứa nhiều đường. - Tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn. - Luôn giữ ẩm cho đôi môi bằng vaselin thoa môi. - Nếu tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng, cần gặp bác sĩ chuyên khoa. 4. Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Thang Long University Library Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt: - Trái cây mềm (chuối, dưa hấu) - Phô mai - Khoai tây nghiền - Mỳ sợi, nui, bún, phở - Sữa, bột ngũ cốc khuấy - Tránh những thức ăn khô, thô, cứng (rau sống, bánh mỳ nướng, bánh quy giòn) - Tránh thức ăn cay, mặn. - Tránh trái cây và nước quả có vị chua (cam, quýt, bưởi) - Nấu thức ăn cho đến khi thật mềm, chín tới. - Thực phẩm nên cắt nhỏ - Ăn thực phẩm lạnh hoặc để nguội bằng nhiệt độ phòng - Chà (đánh) răng (kể cả răng giả). Súc miệng ít nhất 4 lần trong ngày. 5. Buồn nôn – nôn - Nên ăn trước khi đói thực sự vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn mạnh hơn. - Uống ít nước trong khi ăn tránh gây tăng cảm giác đầy bụng, óc ách dễ nôn. Tốt nhất là uống chậm, nhiều hớp có thể suốt ngày. Sử dụng ống hút rất hữu ích. - Tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi - Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. - Ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng rải đều trong ngày. - Nên ngồi hoặc nằm tư thế nữa nằm nữa ngồi sau khi ăn khoảng 1 tiếng. - Tránh ăn uống những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín. Đừng ép mình phải ăn một thực phẩm đã từng ưa thích nào đó khi đã buồn nôn, vì điều này có thể làm cho người bệnh ghét thực phẩm đó vĩnh viễn. - Không gian sống phải thoáng, không khí trong lành. - Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian xạ trị hoặc hóa liệu pháp, bệnh nhân cần tránh ăn trước khi điều trị khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. - Mặc áo quần thích hợp, rộng rãi. 6. Bạch cầu trong máu giảm - Chú ý không nên mua và sử dụng những thực phẩm quá hạn sử dụng. - Không mua đồ hộp sưng phồng móp méo. - Thực phẩm xả đông cần phải được nấu, chế biến ngay sau đó. - Tất cả thức ăn còn dư phải được ướp lạnh bảo quản và cần phải được tiêu thụ trong vòng 24 tiếng. - Không sử dụng trái cây, rau quả đã bị cũ, mốc meo hoặc bầm dập. - Nấu chín tất cả thịt, cá. Tránh ăn trứng sống hoặc cá sống. - Mua thực phẩm với số lượng đã được tính toán kỹ để tránh dư thưa, hết hạn hoặc không đảm bảo được vấn đề bảo quản tốt. - Tránh tiếp xúc nhiều, thường xuyên với cộng đồng người bệnh. - Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế lây truyền mầm bệnh. 7. Vấn đề nƣớc uống - Uống 8 – 12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả, thịt) sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước. - Luôn đem theo nước mỗi khi rời nhà. Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát vì khát không phải là một dấu chỉ điểm cho thấy cơ thể cần nước. Thang Long University Library - Hạn chế những thức uống chứa cafein như càfê, trà đậm. - Nên uống nước sau hoặc giữa bữa ăn. 8. Táo bón Gọi là táo bón, táo bón khi 1 tuần đại tiện ít hơn 3 lần và phân rắn. Đây là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: - Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước (lượng xơ khuyến cáo là 25 – 35g cho 1 người/ngày). - Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày - Nước chín, nước ép (rau, quả, thịt) ấm, nước chanh, trà không có cafein sẽ rất hiệu quả. - Nên đi bộ và vận động thường xuyên. - Nếu táo bón vẫn tồn tại sau những biện pháp dinh dưỡng, vận động và đi bộ. Có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để điều chỉnh tình trạng trên. Điều dƣỡng viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00173_0307.pdf
Luận văn liên quan