CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chi bảo hiểm xã hội.
Chi bảo hiểm xã hội (BHXH) là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH.
Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào quỹ BHXH. Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng nhất định.
Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ BHXH.
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ và BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trong thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá trình này theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục đích chi trả các chế độ BHXH, số còn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng trưởng. Nghĩa là quỹ phải có số dư mới thực hiện đầu tư tăng trưởng. Như vậy có thể đưa ra khái niệm quản lý chi BHXH như sau:
- Các bạn dowload tài liệu về xem tiếp nhé.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyên sâu Quản lý chi bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng tháng;
21. Mẫu số 15a-CBH: Hợp đồng quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH;
22. Mẫu số 15b-CBH: Hợp đồng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM;
23. Mẫu số 15c-CBH: Hợp đồng quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH;
24. Mẫu số 16-CBH: Phiếu truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng tháng;
25. Mẫu số 17-CBH: Giấy đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận chế độ BHXH hàng tháng;
26. Mẫu số 18a-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH;
27. Mẫu số 18b-CBH: Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH;
28. Mẫu số 19- CBH: Giấy đề nghị tiếp tục hưởng chế độ BHXH hàng tháng;
29. Mẫu số 20-CBH: Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH;
30. Mẫu số 21-CBH: Giấy đề nghị xác nhận chữ ký;
31. Mẫu số 22-CBH: Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH một lần qua tài khoản cá nhân;
32. Mẫu số S01-CBH: Sổ theo dõi đối tượng tạm dừng in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
33. Mẫu số 01-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp DS-PHSK;
34. Mẫu số 02-HSB: Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp DS-PHSK;
35. Mẫu số 21A-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn NSNN;
36. Mẫu số 21B-HSB: Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn quỹ BHXH.
2.4. Phân cấp quản lý chi trả BHXH
2.4.1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý;
- Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH.
2.4.2. Đối với Bảo hiểm xã hội huyện
- Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh uỷ quyền;
- Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn;
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, . . . ).
2.5. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH
Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (Ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH) và các quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có).
1. BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a-CBH, 1b-CBH). Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.
2. BHXH tỉnh: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh (mẫu số1a- CBH, 1b-CBH). Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng.
3. BHXH VN: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH tỉnh; lập dự toán chi BHXH của Ngành. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã được duyệt của BHXH các tỉnh, trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua. Trong năm thực hiện, trên cơ sở dự toán được Bộ Tài chính duyệt và đề nghị điều chỉnh kế hoạch của BHXH tỉnh (nếu có), BHXH Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh.
2.6. Quy trình quản lý chi BHXH
Quy trình quản lý chi BHXH tổng quan được khái quát như sau:
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHI BHXH
Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên hàng tháng
5
Đại lý chi trả ở phường, xã
43
Đơn vị sử dụng lao động, người lao động
43
3
Bảo hiểm xã hội huyện
4
2
4
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị sử dụng lao động và người lao động
1
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quỹ Bảo hiểm xã hội
Bộ Tài chính
Ngân sách Nhà nước
7
6
(1): Theo quy định hiện hành, Ngân sách Nhà nước cấp đủ kinh phí cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH từ 1/1/1995 trở về trước. Hàng năm căn cứ vào số đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH có mặt đến cuối năm trước và chế độ được hưởng của từng loại đối tượng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng để trình Hội đồng Quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm tra và tổng hợp vào tổng dự toán Ngân sách Nhà nước để trình Quốc hội. Căn cứ vào dự toán được Quốc hội phê chuẩn, hàng quý, Bộ Tài chính cấp kinh phí chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước đảm bảo) cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Khi kết thúc năm kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tổng hợp báo cáo quyết toán chi BHXH (phần do Ngân sách Nhà nước cấp) do BHXH các huyện và BHXH các tỉnh đã thực chi để gửi Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính kiểm tra và quyết định phê duyệt chi BHXH của toàn ngành.
(2): Hàng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở các chế độ, chính sách mà người lao động được hưởng. BHXH tỉnh được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" và chỉ được phép sử dụng tiền trong tài khoản để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện để có nguồn kinh phí chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện trực tiếp quản lý. Một tài khoản mở ở Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí hạn mức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng đang được hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01/01/1995 trở về trước (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do Ngân sách Nhà nước đảm bảo). Một tài khoản mở ở Ngân hàng No và PTNT để tiếp nhận kinh phí do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01/01/1995 trở đi (là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo).
(3): Tương tự như BHXH tỉnh, BHXH huyện được mở hai tài khoản "chuyên chi BHXH" để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chuyên chi BHXH cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH huyện quản lý.
(4): BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ do người lao động và người sử dụng lao động lập gửi đến, thực hiện thẩm định, quản lý và tổ chức chi trả cho đối tượng được hưởng.
(5, 6, 7): Đây là nội dung công việc do BHXH huyện thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Các đối tượng được quản lý và theo dõi biến động (do di chuyển, hết thời hạn hưởng, do chết) và tổ chức chi trả theo địa bàn huyện, xã (hoặc phường). Yêu cầu của việc chi trả cho các đối tượng này là phải đầy đủ, đến tận tay người được hưởng và trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày vào một thời điểm cố định trong tháng. Việc chi trả cho các đối tượng hoàn toàn bằng tiền mặt, do đó công tác quản lý tiền mặt (trong quá trình nhận từ Ngân hàng, Kho bạc, vận chuyển đến từng phường, xã, tổ dân phố; trong lúc chi trả cho từng người) là một vấn đề khó khăn và cần đặc biệt quan tâm (thông thường BHXH huyện phải thuê lực lượng công an ở địa phương bảo vệ).
Căn cứ vào giấy báo đối tượng di chuyển (từ xã này sang xã khác, từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh này sang tỉnh khác), hết thời hạn hưởng (tuất, mất sức lao động) và đối tượng chết. Hàng tháng, BHXH tỉnh phải điều chỉnh và lập danh sách chi tiết từng đối tượng, phân theo từng loại chế độ (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuất) và trên từng địa bàn huyện, phường (hoặc xã), tổ dân phố. BHXH tỉnh chuyển tiền và danh sách các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH cho BHXH huyện để làm căn cứ chi cho đối tượng.
2.7. Các phương thức chi trả BHXH:
Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng hiện nay tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng cụ thể của từng huyện mà bảo hiểm xã hội tỉnh cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp.
Hiện nay BHXH VN đang thực hiện theo 3 phương thức chi trả sau:
a) Phương thức chi trả trực tiếp
Là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội không qua khâu trung gian. Hàng tháng cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp chi trả cho đối tượng; cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến công tác chi trả từ khi nhận danh sách, tạm ứng tiền và thanh quyết toán.
Thực hiện phương thức chi trả này có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau:
- Ưu điểm:
+ Giữa đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm xã hội có mối quan hệ trực tiếp. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội thường xuyên nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, đồng thời truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời và chính xác cho đối tượng.
+ Bảo đảm được an toàn tiềm mặt vì số tiền chưa chi hết cho đối tượng phải hoàn ứng trong ngày.
+ Vì các cán bộ thực hiện chi trả là người trong ngành nên có ý thức hơn trong việc chấp hành chế độ kế toán, nguyên tắc tài chính: Hạn chế được trường hợp ký thay nhận hộ, chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ.
+ Thời gian chi trả nhanh hơn. Đây là ưu điểm nổi bật được các đối tượng hoan nghênh, khắc phục được tình trạng đối tượng phải mất nhiều thời gian đi lại.
+ Do yêu cầu của cơ quan BHXH là trả trực tiếp đến từng đối tượng, do đó hầu hết các đối tượng đều đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ. Vì vậy các chứng từ thanh toán đều thực hiện đúng quy định (các đối tượng đều có mặt để ký vào phiếu lĩnh tiền và danh sách chi trả lương hưu), tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH trong công tác kiểm tra và thanh quyết toán, bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ.
- Nhược điểm
+ Muốn thực hiện tốt công tác chi trả trực tiếp thì yếu tố quyết định đó là phải chủ động được lượng tiền mặt để có lịch chi trả ấn định ở từng địa phương, đơn vị. Đây là vấn đề mà đơn phương cơ quan BHXH không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ của hệ thống kho bạc. Chính bởi vậy nếu không có sự phối hợp tốt giữa cơ quan BHXH với hệ thống kho bạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi trả BHXH cho đối tượng thụ hưởng.
+ Cần phải có sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc bố trí nơi chi trả, các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình chi trả. Nếu không làm tốt việc này thì cũng không thực hiện tốt được.
+ Công tác vận chuyển bảo quản tiền mặt tuy tốt hơn nhưng vẫn không đảm bảo được an toàn tuyệt đối nếu thiếu các phương tiện chuyên dụng, mà hiện tại cơ quan BHXH chưa được trang bị phương tiện chuyên chở và bảo quản tiền mặt.
+ Điều kiện địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt không cho phép chi trả ở diện rộng.
+ Do không thể tiến hành đồng thời ở các xã, phường trong huyện được vì biên chế của bảo hiểm xã hội các huyện hiện nay thường chỉ từ 4 đến 8 người, mỗi điểm chi trả phải cần ít nhất 2 người nên không đủ thời gian chi trực tiếp cho tất cả các địa bàn với yêu cầu kịp thời, nhanh gọn.
+ Do cán bộ thực hiện chi trả không phải là người địa phương, một cán bộ có thể phụ trách nhiều xã, phường nên đôi lúc chưa nắm bắt được kịp thời các đối tượng chết, không đủ điều kiện hưởng, vi phạm pháp luật.
b) Phương thức chi trả gián tiếp
Phương thức chi trả gián tiếp là hình thức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng thông qua các đại diện chi trả xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện ký hợp đồng với các đại diện chi trả có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường (các nhân tham gia đại diện chi trả phải do Uỷ ban nhân dân xã, phường giới thiệu).
- Hàng tháng, đại diện chi trả có trách nhiệm đến bảo hiểm xã hội quận, huyện nhận danh sách đối tượng và số tiền phải chi trả trong tháng để tổ chức chi trả kịp thời, đầy đủ cho đối tượng. Đại diện chi trả cũng có othể nhận tiền tay ba tại ngân hàng khi có sự thoả thuận với bảo hiểm xã hội quận, huyện. Sau mỗi kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với bảo hiểm xã hội quận, huyện theo quy định.
Thực hiện mô hình chi trả gián tiếp có những ưu điểm và nhược điểm chính sách như sau:
- Ưu điểm:
+ Trong cùng một thời gian, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn và đơn vị sử dụng lao động.
+ Đại diện chi trả là người ở địa phương, vì vậy họ nắm bắt được kịp thời, thường xuyên tình hình biến đọng của đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội để phản ánh kịp thời cho cơ quan Bảo hiểm xã hội các đớitợng chết, hết hạn hưởng, bị đi tù hoặc hưởng sai chế độ để cắt giảm, điều chỉnh và quản lý theo quy định.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội tiết kiệm được nhiều biên chế để thực hiện công tác chi trả.
+ Vì người tham gia đại diện chi trả cho Uỷ ban nhân dân xã, phường giới thiệu nên Cơ quan bảo hiểm xã hội luôn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện trong công tác quản lý, chi trả cho đối tượng của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
- Nhược điểm:
+ Nhiều đại diện chi trả không chấp hành đúng quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác quản lý tài chính: Danh sách chi trả còn thiếu chữ ký của đối tượng, còn nhiều trường hợp ký thay nhận hộ không có giấy uỷ quyền, thậm chí có nơi tổ trưởng ký nhận thay cho cả tổ.
+ Có đại diện chi trả còn thu thêm tiền phí chi trả của đối tượng ngoài số tiền cơ quan bảo hiểm xã hội đã trích từ nguồn lệ phí chi cho đại diện chi trả theo hợp đồng.
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội do không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng mà phải qua đại diện chi trả hoặc đơn vị sử dụng lao động nên không nắm bắt được đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng cũng như giải đáp các thắc mắc của đối tượng.
+ Việc đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và tổ chức chi trả còn hạn chế.
c) Phương thức chi trả thông qua tài khoản ATM:
Đây là hình thức phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngân hàng để cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM. Thực chất hình thức chi trả này cũng chính là hình thức chi trả gián tiếp. Tuy nhiên, đây là một hình thức chi trả hoàn toàn mới và bắt đầu thực hiện ở các tỉnh, thành phố nên có thể để riêng thành một phương thức chi trả, nhằm tổng kết, đánh giá sau một thời gian thực hiện.
2.5. Đánh giá về công tác quản lý chi BHXH trong những năm qua
2.5.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành bảo hiểm xã hội, luôn được BHXH các cấp xác định việc đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời và an toàn cho đối tượng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng triệu đối tượng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chi trả cho hàng triệu người nghỉ hưởng các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, hàng chục triệu lượt người hưởng trợ cấp một lần, lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức với số tiền chi trả hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH từ nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH.
Kết quả chi trả các chế độ BHXH được thể hiện trong các bảng số liệu sau:
Tổng hợp tiền chi bảo hiểm xã hội từ năm 2001 - 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Năm
Tổng số
NSNN đảm bảo
Quỹ BHXH
1
2001
9.031.614
7.175.272
1.856.339
2
2002
9.605.236
7.033.016
2.572.220
3
2003
13.576.799
9.784.768
3.792.031
4
2004
15.048.082
10.182.148
4.865.934
5
2005
18.695.720
11.936.159
6.759.561
6
2006
26.218.178
15.437.971
10.780.207
7
2007
33.951.700
19.435.200
14.516.500
Nguồn: BHXH Việt Nam
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số chi BHXH liên tục tăng qua các năm, kể cả nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH. Năm 2001, số chi BHXH mới chỉ trên 9 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 34 ngàn tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn NSNN là 19,5 ngàn tỷ đồng, chi từ nguồn quỹ BHXH là 14,5 ngàn tỷ đồng.
Nếu so sánh về tốc độ tăng tiền chi BHXH thì chúng ta thấy, tỷ lệ tăng chi BHXH bình quân là 25,4%/năm. Năm 2007 tổng số tiền chi BHXH tăng gấp 2,73 lần so với năm 2001, với số tăng tuyệt đối là 24.839 tỷ đồng. Năm 2003 là năm có số tăng nhiều nhất so với năm trước, với tỷ lệ tăng chung trên 41,3%, tỷ lệ tăng chi từ nguồn NSNN là 39,1% và từ nguồn quỹ BHXH là 47,4%. Nguyên nhân là do thời gian này Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích người lao động nghỉ hưu nên số người hưởng mới tăng đột biến và do nhà nước tăng lương tối thiểu.
Tốc độ tăng tiền chi BHXH hàng năm
Đơn vị: %
TT
Năm
Tổng số
NSNN đảm bảo
Quỹ BHXH
1
2001
-
-
-
2
2002
6,4
-2,0
38,6
3
2003
41,3
39,1
47,4
4
2004
10,8
4,1
28,3
5
2005
24,2
17,2
38,9
6
2006
40,2
29,3
59,5
7
2007
29,5
25,9
34,7
- Trong cơ cấu tiền chi BHXH thì chi cho chế độ hưu trí chiếm tỷ trọng lớn nhất với số chi hàng tháng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tổng hợp số người hưởng và kinh phí chi trả chế độ hưu trí hàng tháng
Năm
NGUỒN
Số ngời
Số tiền
(Người)
(Tr. đồng)
2001
Tổng
1,242,887
6,650,588
TĐ: NSNN
1,091,014
5,739,437
Quỹ
151,873
911,151
2002
Tổng
1,274,140
6,926,307
TĐ: NSNN
1,074,518
5,646,296
Quỹ
199,622
1,280,011
2003
Tổng
1,309,178
10,081,268
TĐ: NSNN
1,055,114
7,920,915
Quỹ
254,064
2,160,353
2004
Tổng
1,364,700
11,057,135
TĐ: NSNN
1,036,811
8,320,156
Quỹ
327,889
2,736,979
2005
Tổng
1,438,348
13,902,278
TĐ: NSNN
1,017,003
9,793,458
Quỹ
421,345
4,108,820
2006
Tổng
1,527,972
19,683,166
TĐ: NSNN
997,310
12,681,583
Quỹ
530,662
7,001,583
Tổng
1,632,015
25,614,675
2007
TĐ: NSNN
977,951
15,979,266
Quỹ
654,064
9,635,409
Bảng số liệu trên cho thấy:
Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng do nguồn NSNN đảm bảo có xu hướng ngày càng giảm, chủ yếu do các đối tượng chết, hết hạn hưởng. Nếu như năm 2001 có 1.091 người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì đến năm 2007 còn 977 người, giảm 114 người, tỷ lệ giảm bình quân hàng năm là 1,81%. Tuy vậy số tiền chi từ NSNN cho đối tượng này vẫn tăng mạnh qua các năm do sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Nhà nước trong các năm 2003, 2005 và 2006.
Ngược lại với sự giảm dần qua các năm của các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn NSNN đảm bảo thì các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn quỹ BHXH đảm bảo tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2001 chỉ có 151.873 người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ nguồn quỹ BHXH thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 654.064 người, tăng 502.191 người, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 27,58%.
Lý do tăng là do hưởng mới chế độ. Do nhà nước ban hành chính sách về tinh giản biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thông qua một số Nghị quyết, Nghị định như: Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/2005 của Chính phủ, theo đó quy định tuổi nghỉ hưu của một số đối tượng trong một số trường hợp được sớm hơn (nam nghỉ trước 60 tuổi, nữ nghỉ trước 55 tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng), cách tính thời gian để giải quyết chế độ được mở rộng hơn: đối tượng có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng được tính tròn là 1 năm, nên có nhiều đối tượng trước đây không đủ năm nhưng theo cách tính mới thì được đủ năm công tác để nghỉ hưu. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước quy định không bị trừ % khi nghỉ trước tuổi và nhà nước đóng BHXH cho năm còn thiếu đối với một số trường hợp để nghỉ hưu trước tuổi và thiếu năm tham gia BHXH.
Tốc độ tăng về số người hưởng và kinh phí chi trả chế độ hưu trí hàng tháng
Năm
NGUỒN
Hưu hàng tháng
Tốc độ tăng năm sau so với năm trước (%)
Số người (người)
Số tiền (triệu đồng)
Người
Tiền
2001
Tổng
1,242,887
6,650,588
TĐ: NSNN
1,091,014
5,739,437
Quỹ
151,873
911,151
2002
Tổng
1,274,140
6,926,307
2.51
4.15
TĐ: NSNN
1,074,518
5,646,296
(1.51)
(1.62)
Quỹ
199,622
1,280,011
31.44
40.48
2003
Tổng
1,309,178
10,081,268
2.75
45.55
TĐ: NSNN
1,055,114
7,920,915
(1.81)
40.29
Quỹ
254,064
2,160,353
27.27
68.78
2004
Tổng
1,364,700
11,057,135
4.24
9.68
TĐ: NSNN
1,036,811
8,320,156
(1.73)
5.04
Quỹ
327,889
2,736,979
29.06
26.69
2005
Tổng
1,438,348
13,902,278
5.40
25.73
TĐ: NSNN
1,017,003
9,793,458
(1.91)
17.71
Quỹ
421,345
4,108,820
28.50
50.12
2006
Tổng
1,527,972
19,683,166
6.23
41.58
TĐ: NSNN
997,310
12,681,583
(1.94)
29.49
Quỹ
530,662
7,001,583
25.94
70.40
Tổng
1,632,015
25,614,675
6.81
30.13
2007
TĐ: NSNN
977,951
15,979,266
(1.94)
26.00
Quỹ
654,064
9,635,409
23.25
37.62
Nguồn: BHXH Việt Nam
- Bên cạnh chi chế độ hưu trí hàng tháng, cơ quan BHXH VN còn phải thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng như trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng với số tiền cũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tổng hợp số người hưởng và kinh phí chi trả
chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng
Năm
NGUỒN
TC mất sức lao động
Tuất hàng tháng
TNLĐ-BNN tháng
Số ngời
Số tiền (tr.đ)
Số ngời
Số tiền (tr.đ)
Số ngời
Số tiền (tr.đ)
2001
Tổng
330,065
973,842
183,962
199,625
21,663
31,646
TĐ: NSNN
330,065
973,842
153,766
164,532
12,651
18,749
Quỹ
30,196
35,093
9,012
12,897
2002
Tổng
317,133
929,488
185,451
206,252
23,798
41,645
TĐ: NSNN
317,133
929,488
151,786
161,599
12,600
18,824
Quỹ
33,665
44,654
11,198
22,821
2003
Tổng
309,347
1,239,845
188,207
281,340
25,701
55,083
TĐ: NSNN
309,347
1,239,845
150,775
218,553
12,440
25,477
Quỹ
37,432
62,787
13,261
29,606
2004
Tổng
303,351
1,212,252
193,709
310,469
27,831
59,473
TĐ: NSNN
303,351
1,212,252
153,209
219,438
12,710
25,783
Quỹ
40,500
91,032
15,121
33,691
2005
Tổng
299,267
1,422,093
198,160
315,643
30,040
67,913
TĐ: NSNN
299,267
1,422,093
154,634
236,037
12,679
26,961
Quỹ
43,526
79,606
17,361
40,952
2006
Tổng
294,759
1,856,421
202,921
398,016
31,775
87,534
TĐ: NSNN
294,759
1,856,421
156,379
296,592
12,629
33,226
Quỹ
46,542
101,424
19,146
54,309
Tổng
290,331
2,194,469
207,336
470,237
34,242
104,820
2007
TĐ: NSNN
290,331
2,194,469
158,167
310,902
12,580
39,881
Quỹ
49,169
159,336
21,662
64,939
Bảng số liệu trên cho thấy số tiền chi trợ cấp BHXH hàng tháng của các loại đối tượng trên cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do số đối tượng hưởng tăng hàng năm và do điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu của nhà nước. Riêng đối tượng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng do nguồn NSNN đảm bảo giảm dần qua các năm do hết hạn hưởng, chết. Tuy nhiên do tiền lương tối thiểu tăng nên số tiền chi cho loại đối tượng này vẫn tăng.
- Chi trợ cấp một lần (bao gồm trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp khi nghỉ hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, trợ cấp tuất một lần và mai táng phí) cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó nguồn chi từ quỹ BHXH cho các loại trợ cấp này tăng nhiều hơn so với nguồn chi từ NSNN. Đặc biệt chi trợ cấp BHXH một lần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi trợ cấp một lần và số chi này hoàn toàn do quỹ BHXH chi trả. Tiếp đến là chi trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp mai táng phí. Nguyên nhân trợ cấp một lần tăng là do số người hưởng trợ cấp tăng liên tục qua các năm và sự điều chỉnh về chính sách tiền lương của Chính phủ.
Tổng hợp chi trợ cấp một lần
Năm
Nguồn
TC BHXH một lần
TC khi nghỉ hu
TNLĐ-BNN 1 lần
Tuất 1 lần
Mai táng phí
Số ngời
Số tiền
Số ngời
Số tiền
Số ngời
Số tiền
Số ngời
Số tiền
Số ngời
Số tiền
(Ngươi)
(Tr. đồng)
(Ngời)
(Tr. đồng)
(Ngời)
(Tr. đồng)
(Ngời)
(Tr. đồng)
(Ngời)
(Tr. đồng)
2001
Tổng
122,910
340,901
21,358
51,135
2,739
5,903
12,935
22,559
26,364
42,221
TĐ: NSNN
10,037
12,303
20,720
33,316
Quỹ
122,910
340,901
21,358
51,135
2,739
5,903
2,898
10,256
5,644
8,905
2002
Tổng
143,430
395,075
24,839
61,446
3,349
7,728
14,226
25,638
27,773
46,379
TĐ: NSNN
10,871
13,454
21,459
35,889
Quỹ
143,430
395,075
24,839
61,446
3,349
7,728
3,355
12,184
6,314
10,490
2003
Tổng
110,127
361,001
40,208
131,147
3,563
9,133
15,227
35,829
28,255
61,027
TĐ: NSNN
11,241
18,263
21,248
45,881
Quỹ
110,127
361,001
40,208
131,147
3,563
9,133
3,986
17,566
7,007
15,146
2004
Tổng
146,439
521,106
57,091
185,990
3,818
11,925
17,328
46,389
32,366
74,515
TĐ: NSNN
12,542
22,831
23,773
54,734
Quỹ
146,439
521,106
57,091
185,990
3,818
11,925
4,786
23,558
8,593
19,781
2005
Tổng
203,149
710,081
71,535
252,666
3,688
11,386
16,534
47,606
29,972
70,611
TĐ: NSNN
11,490
23,484
21,547
50,830
Quỹ
203,149
710,081
71,535
252,666
3,688
11,386
5,044
24,122
8,425
19,781
2006
Tổng
240,191
934,126
70,658
312,566
3,860
13,809
17,177
67,203
30,760
86,678
TĐ: NSNN
11,220
30,624
21,279
60,540
Quỹ
240,191
934,126
70,658
312,566
3,860
13,809
5,957
36,579
9,481
26,138
2007
Tổng
170,037
1,210,000
99,298
750,000
4,636
16,597
18,718
260,602
35,253
158,636
TĐ: NSNN
11,252
47,821
23,753
106,886
Quỹ
170,037
1,210,000
99,298
750,000
4,636
16,597
7,466
212,781
11,500
51,750
Nguồn: BHXH Việt Nam
- Đối với các loại trợ cấp ngắn hạn (bao gồm các loại trợ cấp: ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức) cho các đối tượng đang tham gia BHXH luôn được BHXH VN hết sức quan tâm từ việc tiếp nhận hồ sơ xét hưởng, quy trình chi trả và thanh quyết toán luôn được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng được hưởng trợ cấp, giúp họ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ để tiếp tục làm việc. Từ năm 2001 đến hết năm 2007 BHXH VN đã chi trả trợ cấp ốm đau cho 11.258 nghìn lượt người với tổng số tiền là 1.864 tỷ đồng; chi trả trợ cấp thai sản cho 1.673 nghìn người với tổng số tiền là 5.052 tỷ đồng và chi nghỉ dưỡng sức 2.062 tỷ đồng.
Tổng hợp tình hình chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức
Năm
Trợ cấp óm đau
Trợ cấp thai sản
Tiền chi dưỡng sức (Tr.đồng)
Lượt ngời
Số tiền (tr.đ)
Lượt ngời
Số tiền (tr.đ)
2001
1,194,596
117,368
142,882
292,456
22,188
2002
1,279,000
182,238
138,800
339,574
180,985
2003
1,510,775
207,707
217,855
519,035
198,555
2004
1,625,674
243,531
222,921
655,121
263,606
2005
1,758,560
282,375
292,000
758,605
322,370
2006
1,852,000
397,058
318,750
1,136,138
508,337
2007
2,037,200
433,993
339,825
1,351,165
565,908
Nguồn: BHXH Việt Nam
Nhìn chung, công tác chi trả đã đi vào nề nếp và tạo được niềm tin cho các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp ốm đau đã ổn định cuộc sống cho những người lao động và gia đình khi gặp rủi ro ốm đau, tạo điều kiện nhanh chóng cho họ phục hồi sức khoẻ tiếp tục tham gia lao động, đã thể hiện tính tránh nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ sức khoẻ của người lao động khi hưởng chế độ thai sản; Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đã đảm bảo ổn định cuộc sống và gia đình trong trường hợp gặp tai nạn thông qua việc điều tiết chia sẻ rủi ro giữa những người lao động cùng tham gia Bảo hiểm xã hội, nhờ có chế độ ngày mà hàng nghìn lao động không còn khả năng làm việc vẫn có nguồn sống ổn định thông qua trợ cấp của quỹ Bảo hiểm xã hội; Trong những năm qua, chế độ hưu trí đã làm bảo ổn định cuộc sống của hàng triệu người lao động hoặc mất sức lao động, thông qua đó góp phần ổn định xã hội và công bằng xã hội ; Chế độ tử tuất góp phần ổn định cuộc sống của thân nhân lao động bị chết, đã trợ cấp cho hàng năm ngàn con và bố mẹ già của họ.
Sở dĩ đạt được các kết quả trên là do:
- Toàn ngành BHXH đã có sự phối hợp chỉ đạo quản lý chi từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, BHXH các cấp luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp Uỷ đảng và chính quyền, của các Ban ngành chức năng liên quan cũng như sự công tác chặt chẽ của các đại diện chi trả ở xã, phường, thị trấn, của đơn vị sử dụng lao động và của đối tượng hưởng BHXH.
- Sự phân cấp chi trả các chế độ BHXH từ bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện đến đại diện chi trả, đơn vị sử dụng lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phục vụ tốt đối tượng tham gia BHXH.
- Tổ chức chi trả đúng, đủ, kịp thời và đảm bảo thuận lợi cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Tuỳ tình hình từng địa phương, theo từng địa bàn để tổ chức chi trả cho phù hợp.
- Với tinh thần tạo mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ cho đối tượng, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ứng từ nguồn Quỹ BHXH để cấp cho bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố để kịp thời chi cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH dô NSNN đảm bảo tránh những trường hợp như các năm trước đây, nguồn ngân sách thường thiếu, thường xuyên bị chậm nên đối tượng không được nhận trợ cấp BHXH định kỳ vào những ngày đầu tháng. Các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thường xuyên được nhận trợ cấp ngay tại địa phương nơi cư trú từ ngày 5 đến 10 hàng tháng do các đại diện chi trả hoặc do cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trực tiếp.
- Nhận thức vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng trợ cấp BHXH hàng tháng, ngay từ những ngày đầu thành lập, khi tiếp nhận hồ sơ do ngành Lao động Thương binh và xã hội bàn giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xây dựng đề án rà soát hồ sơ và số tiền hưởng, đảm bảo đối tượng hưởng trợ cấp BHXH phải có hồ sơ đủ tính pháp lý: Tiếp đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng chương trình công nghệ tin để quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Đến ngày 20/12/2004, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2057/QĐ - BHXH Quy định quản lý, khai thác, sử dụng chương trình ứng dụng "xét duyệt và quản lý đối tượng BHXH (BHXHSOFT-01)" nhằm thống nhất việc xét duyệt hồ sơ và quản lý đối tượng hưởng BHXH bằng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của toàn ngành.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác chi BHXH không ngừng được củng cố và nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
2.5.2. Một số nội dung còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, trong công tác chi BHXH hiện nay vẫn còn một số tồn tại, cụ thể như sau:
2.5.2.1. Về công tác quản lý.
a) Quản lý, chi trả đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
- Quản lý chi trả cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chưa được chặt chẽ.
Ở một số địa phương, việc quyết toán kinh phí chi trả thực hiện còn chưa được chặt chẽ, còn mang tính hình thức: chủ yếu căn cứ vào mức trợ cấp, số lượng đối tượng theo danh sách chi trả và số tiền đã được cấp mà không tiến hành kiểm tra, đối chiếu cụ thể số đối tượng thực hiện đã nhận trợ cấp. Thủ tục chi trả có nơi còn sơ sài, chưa theo đúng quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tình trạng ký thay nhận hộ không có giấy uỷ quyền còn nhiều, cán bộ chi trả ký nhận thay đối tượng còn xảy ra ở nhiều nơi, ở một số nơi việc in danh sách chi trả hàng tháng còn chưa được kiểm tra chặt chẽ, đồng bộ nên còn có đối tượng báo giảm nhưng vẫn có tên trên danh sách chi trả.
- Thời gian và thủ tục để đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú chưa thuận tiện, mất nhiều thời gian.
+ Đa số các địa phương sau khi xét duyệt xong, Bảo hiểm xã hội tỉnh trả hồ sơ và viết giấy giới thiệu cho đối tượng đến đăng ký với Bảo hiểm xã hội huyện nhận tiền đồng thời phải kê khai nơi nhận chế độ BHXH để Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh đưa vào tổ lĩnh lương hưu trên danh sách chi trả từ tháng sau.
+ Có địa phương sau khi phòng Chế độ chính sách xét duyệt xong, trả hồ sơ và viết giấy giới thiếu để đối tượng đến đăng ký nhận tiền tại Bảo hiểm xã hội huyện. Bảo hiểm xã hội huyện tiếp nhận và báo tăng về Bảo hiểm xã hội tỉnh các đối tượng hưởng mới để Bảo hiểm xã hội tỉnh đưa vào danh sách chi trả từ tháng sau.
Nhìn chung theo quy trình hiện nay đối tượng chưa được nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng kịp thời tại các tổ (đại diện chi trả)- thời gian thường chậm một vài tháng; Đồng thời đối tượng phải đi lại, làm thủ tục ở nhiều nơi: nhận hồ sơ, giấy giới thiệu tại phòng chế độ chính sách rồi đăng ký, kê khai tại Bảo hiểm xã hội huyện rồi mới được lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú.
- Quy trình luân chuyển chứng từ giữa các phòng ở Bảo hiểm xã hội tỉnh để in danh sách chi trả chuyển Bảo hiểm xã hội huyện còn lòng vòng.
Phòng CĐCS lập các mẫu tăng, điều chỉnh, giảm vừa chưa trả các tháng trước để chuyển phòng CNTT in danh sách chi trả rồi chuyển lại toàn bộ cho Phòng Chế độ chính sách trình Giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển toàn bộ các mẫu về phòng KHTC để tổng hợp, in biểu số 2 - CBH (rất mất thời gian, phải tổng hợp bằng thủ công vì không có dữ liệu các dưa liệu để tổng hợp chỉ có ở phòng CNTT) rồi mới chuyển danh sách cho Bảo hiểm xã hội huyện chi trả.
- Chưa có quy định đối với việc chi trả cho đối tượng đã bị cắt khỏi danh sách chi trả vẫn còn số tiền chưa nhận của các tháng trước.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể để quản lý, chi trả cho những đối tượng đã bị cắt khỏi danh sách chi trả (do chết, hết hạn hưởng, vi phạm pháp luật bị kết án từ giam) nhưng vẫn còn số tiền chưa nhận của các tháng trước nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách khác nhau.
- Việc quy định Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện chi trả trực tiếp cho những đối tượng có trợ cấp lần đầu (nam trên 30 năm, nữ trên 25 tham gia BHXH) là chưa thuận tiện cho đối tượng do phải đến Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi duyệt hồ sơ để lĩnh tiền trợ cấp lần đầu.
- Về quản lý cắt giảm đối tượng.
+ Công tác quản lý, cắt giảm đối tượng hiện nay ở Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đa số là thực hiện tốt so với quy định: Các đối tượng mất sức lao động và tuất hưởng định xuất cơ bản đang đi học đều được cơ uan Bảo hiểm xã hội huyện báo trước từ 3 đến 6 tháng để đối tượng nếu còn điều kiện hưởng chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, ở một địa phương hiện nay vẫn còn tình trạng báo giảm chậm đối với các đối tượng chết, vi phạm pháp luật, đối tượng không còn điều kiện hưởng. Lý do: cán bộ quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc đại diện chi trả chưa làm hết trách nhiệm được giao hoặc do nể nang tình làng nghĩa xóm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước và nguồn Quỹ BHXH.
+ Một số Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện thực hiện chưa tốt quản lý, chi trả cho đối tượng, buông lỏng công tác quản lý, không thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác chi trả tại xã, phường, thị trấn, thực hiện quyết toán kinh phí còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa có biện pháp cụ thể để nắm chắc các trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp chết, hết tuổi hưởng.
- Quản lý chi trả cho đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Theo quy định hiện hành, tất cả các đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được chi trả tại nơi có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay người lao động có thể đi làm việc ở nhiều nơi khi bản thân họ có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu ở nơi có nhu cầu về lao động. Khi chuyển đến nơi mới làm việc, có thể cách xa nơi có hộ khẩu thường trú rất xa, nếu không may bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng thì nơi nhận trợ cấp lại ở nơi có hộ khẩu thường trú nên rất khó khăn cho đối tượng trong việc nhận trợ cấp đồng thời cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng khó khăn trong việc theo dõi, quản lý, chi trả cho đối tượng.
- Chi trả tạm trú đối với những người hưởng lương hưu có thân nhân cùng di chuyển đang hưởng trợ cấp mất sức lao động.
Theo quy định hiện hành thì chỉ chi trả tại nơi tạm trú đối với đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hàng ngày (hưu quân đội và hưu công nhân viên chức). Thực tế hiện nay có nhiều đối tượng đang hưởng trợ cấp mất sức lao động sống cùng thân nhân (vợ, chồng hoặc con) đang hưởng chế độ hưu trí; khi người đang hưởng chế độ hưu trí di chuyển cùng với thân nhân đang hưởng chế độ mất sức thì chỉ có người đang hưởng lương hưu được nhận tại nơi tạm trú, còn người đang hưởng chế độ mất sức thì không được. Do đó gây khó khăn cho đối tượng trong việc nhận trợ cấp, đồng thời cũng khó khăn trong công tác quản lý đối tượng.
b) Quản lý, chi trả các chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức.
- Về chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, chi trả các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức) hiện nay chưa thống nhất giữa các Ban ở Trung ương và Phòng ở địa phương: Ban Giám định y tế không có chức năng, nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ chi 3 chế độ ngắn hạn nhưng Phòng Giám định chi ở địa phương lại thực hiện nhiệm vụ này và báo cáo về Ban chế độ chính sách. Ban Chế độ chính sách hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, còn Ban chi cũng hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, tổng hợp và xét duyệt quyết toán chi 3 chế độ.
- Tỷ lệ chi trả chế độ ốm đau ở một số địa phương chưa phản ánh được đầy đủ, đúng bản chất của chế độ này.
Ở một số nông lâm trường, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà lại có bệnh xá của đơn vị thì tỷ lệ ốm rất cao. Lý do: vì không có việc làm đời sống khó khăn, có nơi không có tiền để đóng BHXH, trong khi đó trạm xã của đơn vị lại có thẩm quyền cấp giấy cho người lao động nghỉ ốm để hưởng các chế độ BHXH nên người lao động đồng loạt để xin, nhận giấy chứng nhận nghỉ ốm. Ví dụ: Nông trường 2/9, Hoà Bình 6 tháng đầu năm 2001 có 154 người tham gia BHXH thì 262 lượt người nghỉ ốm (chiếm 170%) chi ốm đau, thai sản trong năm chiếm tỷ lệ 7,7% so với tổng quỹ lương. Công ty may Sông Đà, Hoà Bình 6 tháng đầu năm 2001 có 539 người tham gia BHXH thì 562 lượt người nghỉ ốm (chiếm 104%), chi ốm đau, thai sản trong năm chiếm tỷ lệ 5,97% so với tổng quỹ lương. Qua kiểm tra một số đơn vị sử dụng lao động ở Hà Tây năm 2001 có những đơn vị có tỷ lệ ốm đau, thai sản cao so với quỹ lương là Nông trường Suối Hai: 9,04%, Nông trường Sông Đà: 8,04%, Công ty thêu may NXK Sơn Hà 6,83%, trong đó hầu hết là số tiền thanh toán chi ốm đau.
Ngược lại với tình trạng trên thì ở khối hành chính sự nghiệp việc thanh toán ốm đau là rất ít. Lý do: Người lao động khi bộ ốm đau không thanh toán nghỉ ốm mà vẫn hưởng lương tại đơn vị do thanh toán ốm đau chỉ chỉ được 75% lương, còn không thanh toán thì vẫn được giữ nguyên 100% lương do ngân sách nhà nước chi trả hàng tháng nên họ không thanh toán BHXH.
- Đối với chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Chi nghỉ dưỡng sức hiện nay ở đa số doanh nghiệp chưa thực hiện theo đúng bản chất của chế độ này là để phục hồi sức khoẻ cho người lao động sau thời gian làm việc tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ. Chủ yếu hiện nay các đơn vị thực hiện cho người lao động nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức tại nhà hoặc thanh toán nghỉ dưỡng sức nhưng vẫn đi làm việc tại cơ quan, chưa tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức.
c) Phương thức cấp phát kinh phí, chi trả các chế độ BHXH.
- Trong công tác chi BHXH hiện nay, lương tiền mặt cấp phát để chi trả với khối lượng rất lớn (bình quân mỗi tháng trên 1000 tỷ đồng). Phương thức cấp phát hiện này chủ yếu Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố cấp phát cho Bảo hiểm xã hội các quận (huyện) qua ngân hàng quận, huyện, sau đó Bảo hiểm xã hội huyện đến nhận tiền về giao cho các đại diện chi trả trụ sở Bảo hiểm xã hội để chi trả cho đối tượng. Trong khi đó phương tiện vận chuyện tiền mặt của người thực hiện chi trả hiện nay còn thô sơ (chủ yếu là xe máy, thậm chí có nơi còn dùng xe đạp để chuyên chở), phương tiện bảo quản tiền mặt tiền mặt hiện nay chưa có mà tuỳ từng người khi nhận tiền và chi trả họ đựng bằng bao tải, túi xách. Với phương thức cấp phát bằng tiền mặt và phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt như hiện nay là chưa đảm bảo an toàn, nhất là ở những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện đi lại khó khăn.
- Về phương thức chi trả hiện nay ở các địa phương tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà áp dụng phương thức chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc chi thông qua tài khoản ATM. Tuy rằng cho đến nay công tác chi trả chưa có thất thoát và mất mát lớn nhưng xét về độ an toàn thì phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp độ an toàn chưa cao và khối lượng công việc dồn hết vào những ngày đầu tháng, đòi hỏi một lượng tiền mặt rất lớn trong khâu lưu thông và cần một số lượng người tương đối để phục vụ công tác chi trả.
d) Về quản lý chi trợ cấp 1 lần.
* Thủ tục để đối tượng nhận trợ cấp 1 lần chưa thuận tiện: đối tượng phải đi lại nhiều lần, cơ quan BHXH mất nhiều thời gian, công sức để nghi chép, tổng hợp và theo dõi trên các biểu mẫu
* Quản lý chưa được chặt chẽ.
Số người vào số tiền chi trợ cấp BHXH 1 lần hiện nay là rất lớn, có xu hướng ngày càng tăng. Nếu như năm 2003 có 111.709 đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần với số tiền là 356,6 tỷ đồng thì đến năm 2004 Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã chi trả cho 137.025 đối tượng với số tiền chi trả gần 545 tỷ đồng.
Trong khi đó việc theo dõi, quản lý các đối tượng này tương đối phức tạp như: Có đối tượng lĩnh tiền ngay sau khi có kết quả được duyệt, nhưng có đối tượng kéo dài đến một vài năm mới lĩnh, cá biệt có nhiều có nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH hàng vài năm cho đến nay vẫn chưa đến lĩnh, trong khi số tiền của các đối tượng đối lớn, ít nhất là hàng trăm, hàng triệu đồng có đối tượng số tiền trợ cấp 1 lần lên đến hàng trục triệu đồng nhưng việc theo dõi, quản lý hiện nay là chưa được chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
2.5.2.2. Về mẫu biểu quản lý: Quy định hiện hành quá nhiều mẫu biểu quản lý dẫn đến mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện công tác quản lý chi BHXH. Trong đó vẫn còn một số mẫu biểu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và không cần thiết.
PHẦN III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Từ các quy định hiện hành và tình hình thực hiện thực tế tại Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố; Để công tác quản lý chi BHXH ngày càng chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng đối với công tác quản lý và phục vụ đối tượng ngày một tốt phải thực hiện các giải pháp sau:
3.1. Quản lý chặt chẽ, khoa học các biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH:
Đối với các biến động tăng thì được cập nhật hàng tháng chặt chẽ tại cơ quan BHXH, nhưng đối với các biến động giảm thì hoàn toàn phải từ cơ sở báo cáo lên. Muốn vậy cần có các giải pháp như: rà soát lại hồ sơ và phân loại danh sách đối tượng hưởng chế độ MSLĐ và trợ cấp tuất hàng tháng theo thời gian ngừng trợ cấp. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cắt giảm và thông báo cho những người sắp hết hạn hưởng.
- Để cho thống nhất trong việc quản lý và chi trả cho các đối tượng có trợ cấp lần đầu mà khi duyệt mới xong di chuyển ngay đi tỉnh khác trước khi tổng hợp vào danh sách chi trả hàng tháng để chuyển Bảo hiểm xã hội huyện nên quy định: Đối với những đối tượng duyệt phát sinh mới, có trợ cấp lần đầu nhưng di chuyển ngay đi tỉnh khác thì Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đối tượng chuyển đi có trách nhiệm chi trả trợ cấp lần đầu cho đối tượng.
- Để góp phần quản lý đối tượng tốt hơn, phát huy và tăng cường sự giám sát lẫn nhau của đối tượng, đồng thời để những đối tượng khi bị cắt giảm rõ, tránh thắc mắc nên quy định khi có phát sinh tăng, giảm về số người, số tiền của đối tượng, nên quy định Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm in và niêm yết danh sách của các đối tượng tăng, giảm và điều chỉnh tại các điểm chi trả.
3.2. Tùy tình hình thực hiện của từng bảo hiểm xã hội huyện mà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét cấp tiền chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thông qua hệ thống ngân hàng cấp 4 hoặc ngân hàng khu vực có các đại diện chi trả nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả nhưng phải đảm bảo đúng quy định đối với công tác quản lý tiền mặt hiện hành.
Với phương thức thức cấp phát này sẽ đảm bảo an toàn tiền mặt hơn trong quá trình vận chuyển tiền để chi trả cho đối tượng. Các đại diện chi trả không phải đến Bảo hiểm xã hội huyện để lĩnh tiền, rút bớt được quãng đường vận chuyển tiền mặt, đồng thời với phương thức này sẽ bớt được một lần nhận tiền và kiểm đếm, rút bớt được khâu trung gian trong việc giao nhận, bảo quản tiền mặt trong quá trình chi trả.
3.3. Để công tác quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng được chặt chẽ, chính xác, chi trả được an toàn và thanh quyết toán được nhanh chóng nên có cán bộ chuyên trách làm công tác bảo hiểm xã hội ở cấp xã, phường.
Nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách là công tác BHXH ở cấp xã, phường trong công tác quản lý, chi trả các chế độ BHXH như sau:
+ Thực hiện việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho đối tượng, giải pháp đáp những thắc mắc của đối tượng trong việc thực hiện chế độ chính sách BHXH.
+ Quản lý chặt chẽ các đối tượng khi hết hạn hưởng (đối tượng đối tượng hưởng tuất định xuất cơ bản đang đi học phổ thông), đối tượng chết, vi phạm pháp luật, khi chuyển đi để báo giảm cho Bảo hiểm xã hội huyện theo các biểu mẫu và chế độ báo cáo quy định.
+ Thực hiện việc thăm viếng khi đối tượng từ trần.
3.4. Xây dựng chương trình quản lý chi BHXH bằng công nghệ tin học: Hiện nay việc lập danh sách chi trả hàng tháng chủ yếu làm thủ công. Để việc chi trả đi vào chính quy, nề nếp, tương xứng với vị trí, vai trò của công tác BHXH trong thời kỳ mới, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý hồ sơ và chi trả BHXH. Mục tiêu trước mắt là khắc phục những hiện tượng nhầm lẫn, sai sót, trùng lắp trong công tác chi trả, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực hoặc lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý như hiện nay.
Chương trình quản lý chi trả bằng công nghệ tin học được xây dựng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thống nhất và đồng bộ trong quản lý chi BHXH, quản lý và lưu trữ hồ sơ đối tượng và hạch toán kế toán. Cụ thể:
+ Lưu trữ và khai thác thông tin của tất cả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH và cả những người đã hết hạn hưởng chế độ BHXH. Xử lý các thông tin khi có biến động tăng, giảm đối tượng hoặc điều chỉnh tăng, giảm trợ cấp khi chế độ chính sách thay đổi.
+ Lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho từng đầu mối chi trả (xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị sử dụng lao động) theo từng loại đối tượng; theo dõi tình hình cấp phát và thanh toán kinh phí, lập các báo cáo và sổ sách theo quy định.
+ Quản lý lưu trữ hồ sơ của các đối tượng đã hết hạn hưởng, hết tuổi hưởng, chết và vi phạm pháp luật bị tù.
+ Thực hiện hạch toán kế toán trên máy vi tính tại cơ quan BHXH.
3.5. Sửa đổi một số quy định còn bất cập, như: Đối với những đối tượng hưởng hưu trí có số tiền chi trợ cấp lần đầu (nam trên 30 năm, nữ trên 25 năm tham gia BHXH) thì được chọn 1 trong 2 nơi sau nếu thuận tiện để nhận trợ cấp:
- Bảo hiểm xã hội tỉnh nơi xét duyệt hồ sơ hưởng mới.
- Bảo hiểm xã hội huyện nơi nhận lương hưu.
Đối với người lao động đang làm việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì được đăng ký lĩnh trợ cấp tại 1 trong 2 nơi sau (nếu thuận tiện) mà không căn cứ vào hộ khẩu thường trú.
- Tại đại diện chi trả xã, phường, thị trấn đang cư trú.
- Hoặc lĩnh trực tiếp tại Bảo hiểm xã hội huyện nơi đang quản lý thu BHXH.
3.6. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ chính sách BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện, thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức cho người lao động. Kiểm tra các đại diện chi trả, người thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trong việc phục vụ đối tượng và quản lý khi đối tượng chết, hết hạn hay không còn điều kiện hưởng trợ cấp BHXH. Kiểm tra các cơ sở y tế trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng trợ cấp BHXH cho người lao động và cuối cùng kiểm tra lại cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp trong việc xét duyệt, giải quyết chế độ chính sách và thực hiện chi trả cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
3.7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, giảm thiểu đến mức thấp nhất các loại giấy tờ, công việc không cần thiết đối với người lao động, đơn vị sử dụng lao động và đối tượng hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội trong việc thụ hưởng các chế độ chính sách bảo Bảo hiểm xã hội, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng. Sớm triển khai áp dụng công nghệ thông tin đối với công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội trong toàn ngành.
3.8. Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu, sổ sách phục vụ công tác quản lý chi BHXH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề chuyên sâu Quản lý chi bảo hiểm xã hội.doc