- Phân cấp, phân quyền rõ ràng cho đội ngũ cán bộ cấp quản lý – từ cấp phó trưởng phòng trở lên. Xây dựng các quy chế, quy định quản lý của Công ty phù hợp với luật pháp, rõ ràng, minh bạch.
- Thuê các tổ chức, doanh nghiệp chuyên tư vấn cho công ty về công tác tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cấu trúc lại công tác quản trị doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình hệ thống quản lý cho công ty ngày một minh bạch, rõ ràng, phát huy được sức mạnh tập thể.
65 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn hiện chiến lược kinh doanh và triển khai chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Indeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị trong phạm vi của Đội.
Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho CBCNV.
Nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng.
Báo cáo tình hình sản xuất cho Ban Giám đốc Công ty.
Báo cáo sổ sách kế toán cho Phòng Tài chính - Kế toán.
Quản lý và báo cáo nhân sự cho Phòng Tổ chức - Hành chính.
Thông tin kịp thời cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Phòng Đầu tư Xây dựng về tiến độ sản xuất, các phát sinh về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Phối hợp cùng các Phòng/Ban Công ty giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các dự án, công trình.
2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh
Xây lắp:
Thực hiện nhiệm vụ SXKD xây dựng theo quy định của nhà nước và theo đăng ký kinh doanh, bao gồm các lĩnh vực thi công xây lắp:
Các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
Kinh doanh phát triển nhà; tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Thiết kế tư vấn bao gồm:
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng: Thiết kế quy hoạch công trình xây dựng; Thiết kế kiến trúc công trình; Thiết kế nội ngoại thất công trình;
- Thiết kế công trình cầu đường bộ, đường bộ;
- Thiết kế công trình thuỷ lợi, thuỷ điện;
- Thiết kế cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông gió, điều hoà không khí, cấp nhiệt công trình xây dựng;
- Thiết kế hệ thống báo cháy, camera giám sát và âm thanh công trình;
- Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình cầu đường bộ, đường bộ;
- Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, hệ thống thông gió, điều hoà không khí công trình xây dựng;
- Tư vấn đấu thầu
- Tư vấn quản lý dự án
2.2.4. Ngành nghề kinh doanh
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bến cảng, sân bay, thủy lợi, cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, bưu điện, cơ sở hạ tầng của khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đường dây và trạm biến thế điện;
• Xây dựng khu vui chơi giải trí (không bao gồm Casino), thể thao, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động;
• Thiết kế kiến trúc công trình; Khảo sát địa chất công trình;
• Thiết kế hệ thống điều hòa không khí, thông gió cấp nhiệt, cấp thoát nước, kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
• Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
• Tư vấn đấu thầu, chọn thầu; Tư vấn điều hành, quản lý dự án đầu tư;
• Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, dự thầu và xét thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thủy lợi; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trong xây dựng;
• Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp;
• Giám sát lắp đặt thiết bị, công nghệ điện, thiết bị cấp thoát nước, thiết bị công trình dân dụng và công nghiệp;
• Thẩm tra, thẩm định thiết kế và tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, bưu chính viễn thông và hạ tầng;
• Trang trí nội, ngoại thất công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
• Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng; sản xuất kinh doanh gạch granite, gốm sứ dân dụng, công nghiệp;
• Sản xuất, buôn bán, cho thuê máy móc, thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải;
• Kinh doanh những loại hình mà Nhà nước không cấm.
2.2.5. Kết quả kinh doanh 2013 – 2015
2.2.5.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Công tyBảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2013 -2015
CHỈ TIÊU
2013
2014
2015
Chênh lệch 2014/2013
Chênh lệch 2015/2014
Lệch
(%)
Lệch
(%)
1.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
98,746,554,566
80,249,089,605
79,540,047,305
-18,497,464,961
-18.73%
-709,042,300
-0.88%
2.
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
0
0
3.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
98,746,554,566
80,249,089,605
79,540,047,305
-18,497,464,961
-18.73%
-709,042,300
-0.88%
4.
Giá vốn hàng bán
92,905,421,321
70,754,123,329
70,272,078,566
-22,151,297,992
-23.84%
-482,044,763
-0.68%
5.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5,841,133,245
9,494,966,276
9,267,968,739
3,653,833,031
62.55%
-226,997,537
-2.39%
6.
Doanh thu hoạt động tài chính
25,424,215
37,406,450
40,406,450
11,982,235
47.13%
3,000,000
8.02%
7.
Chi phí hoạt động tài chính
45,586,214
1,646,027,092
1,745,464,057
1,600,440,878
3510.80%
99,436,965
6.04%
- Trong đó: Chi phí lãi vay
1,646,027,092
1,745,464,057
1,646,027,092
99,436,965
6.04%
8.
Chi phí bán hàng
0
0
0
0
0
9.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4,804,054,022
3,247,073,614
3,015,498,534
-1,556,980,408
-32.41%
-231,575,080
-7.13%
10.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1,016,917,224
4,639,272,020
4,547,412,598
3,622,354,796
356.21%
-91,859,422
-1.98%
11.
Thu nhập khác
0
50,234,543
0
50,234,543
12.
Chi phí khác
0
40,050,500
30,050,500
40,050,500
-10,000,000
-24.97%
13.
Lợi nhuận khác
0
0
0
14.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1,016,917,224
4,639,272,020
4,547,412,598
3,622,354,796
356.21%
-91,859,422
-1.98%
15.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
177,960,514
1,011,828,734
1,004,871,261
833,868,220
468.57%
-6,957,473
-0.69%
16.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
0
0
0
17.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
838,956,710
3,627,443,286
3,542,541,337
2,788,486,576
332.38%
-84,901,949
-2.34%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Công tyĐơn vị: triệu đồng
Hình 2.3: Biểu đồ kết quả kinh doanh 2013 -2015
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng 2.3 và biểu đồ hình 2.3 trên ta thấy trải qua nhiều năm hoạt động Công ty cổ phần và xây dựng Indeco đã đạt được một số thành công nhất định. Đó chính là sự tăng trưởng mức lợi nhuận qua các năm, sự đóng góp của Công ty vào Ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cụ thể như sau:
Tổng doanh thu của Công ty trong vòng 3 năm bị giảm sút. Cụ thể năm 2014 giảm 18,497 triệu đồng, tương ứng giảm 18.73%% so với năm 2013, đến năm 2015 tiếp tục giảm 709 triệu đồng, tương ứng giảm 0.88% so với năm 2014.
Sự giảm sút doanh thu có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thị trường bất động sản đóng băng, các dự án xây dựng bị đình trệ, các dự án mới rất ít. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở lên khốc liệt hơn giữa các công ty xây dựng
Về nộp ngân sách: Vấn đề đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế như thuế VAT, thuế doanh nghiệp, là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp đối với nhà nước, nó thể hiện sự công bằng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có sự thiên vị giữa các loại hình doanh nghiệp. Công ty cổ phần và xây dựng Indeco đã đem lại khoản nộp ngân sách đáng kể với tổng mức nộp ngân sách năm 2013 là 177,960,514 VNĐ năm 2014 nộp 1,011,828,734 VNĐ và năm 2015 là 1,004,871,261.
Về lợi nhuận: Đối với mọi Công ty mục tiêu lợi nhuận luôn quan trọng, mức lợi nhuận cao là cần thiết cho việc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Công ty, đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như khuyến khích họ tận tuỵ với công việc. Mặt khác mức lợi nhuận cao cho thấy khả năng tài chính của Công ty, tạo uy tín và lấy được lòng tin với khách hàng.
Qua số liệu về lợi nhuận của Công ty ta thấy lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm 2013- 2014, và có giảm nhẹ trong năm 2015. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng cao cụ thể năm 2013 đạt 838,956,710 VNĐ đế năm 2015 đạt 3,542,541,337 VNĐ. Năm 2014 lợi nhuận tăng 2,788,486,576 đồng tương ứng tăng 332.38% so năm 2013. Năm 2015 lợi nhuận có giảm nhẹ 84,901,949 đồng tương ứng 2.34% so với năm 2014.
Có được kết quả này là do Công ty đã biết lựa chọn các nhà cung cấp có chất lượng đảm bảo nhưng giá rẻ để nhập các nguyên vật liệu đầu vào làm cho giá vốn hàng bán giảm. Bên cạnh đó công tác quản lý chi phí cũng được công ty quan tâm và điều chỉnh quản lý một cách chặt chẽ để giảm chi phí và hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Indeco
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hoa đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong năm 2010 là Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp. Nhu cầu VLXD cũng như các dịch vụ về xây dựng tăng mạnh hàng năm. Các Khu Công Nghiệp và các khu đô thị mới phát triển một cách dữ dội. Tất cả những điều đó đã tạo ra cơ hội rất lớn đối với ngành xây dựng.
Việt Nam đang và đã xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới cụ thể là gia nhập AFTA, WTO, TPP điều đó sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cũng có những chính sách thích hợp để phát triển tất cả các thành phần kinh tế nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm sắp tới.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 luôn được nhà nước giữ vững và ổn định ở mức 5-7%, với GDP bình quân đầu người 1.100-1.300 USD. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các Doanh nghiệp nói chung và DN xây dựng nói riêng có điều kiện để phát triển.
(Đơn vị: %)
Hình 2.3: Tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2013 -2015
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản thống kê)
Tuy vậy, tình hình tài chính thế giới từ năm 2012 trở lại đây đang lâm vào tình trạng suy thoái, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng cũng đã ảnh hưởng đến môi trường kinh tế của Việt Nam. GDP Việt Nam từ năm 2012 vẫn tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn, năm 2012 là 5.03%, năm 2013 là 5.4%, năm 2014 là 5.98% và năm 2015 là 6.68%. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam còn đang phải đối mặt với lạm phát khá cao đây cũng là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó giá cả xăng dầu, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng cũng gây ra những khó khăn đáng kể đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một thành công lớn, trong năm 2015 GDP đã tăng mạnh và đạt 6.68%, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục. Đặc biệt là trong thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu hồi phục, điều này có thể thấy qua các chỉ số tồn kho bất động sản của Việt Nam năm 2014 giảm 43% so với năm 2013, đến năm 2015 giảm 23% so với năm 2014.
Các yếu tố chính trị
Việt Nam là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua nhiều luật mới, ban hành nhiều nghị định, thông tư tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặt biệt là Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Chính phủ với cơ cấu hợp lý và nhiều thành viên trẻ đang điều hành nền kinh tế năng động hiệu quả. Cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cãi cách toàn diện nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số tồn tại cần được Quốc hội bàn sửa như hệ thông pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất, các văn bản dưới luật còn thiếu nhất quán và hay thay đổi làm các nhà đầu tư còn ngần ngại ở mức độ nào đó khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài và Việt Kiều sở hữu bất động sản tại Việt Nam và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2015. Các dự án xây dựng metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc hoàn thiện hệ thống cầu đường hiện đại như cầu Nhật Tân (Hà Nội), tuyến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP. HCM) cũng là những yếu tố góp phần tạo nên cú hích cho thị trường bất động sản.
Cùng với những yếu tố tích cực trên, tính bất ổn của các thị trường tài chính khác do tác động của các vấn đề chính trị và diễn biến toàn cầu (thị trường vàng, chứng khoán, ngoại hối cùng chính sách điều chỉnh giảm về lãi suất tiền gửi) đã biến bất động sản thành kênh trú ẩn an toàn trong thời điểm hiện nay. Tất cả những điều nêu trên tạo ra cơ hội rất tốt để các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phát triển (Nguồn: webisite: esquirevietnam.com.vn,2015).
2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội:
Mặc dù thời gian qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và những biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, song nhìn lại về tổng quát, Việt Nam đã đạt bước tiến mới về phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự ổn định về tình hình chính trị.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo; lao động và việc làm; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thích đáng. Theo báo cáo phát triển con người năm 2014 do Tổ chức Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc UNDP công bố, Việt Nam xếp thứ 113/169 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển con người trung bình
Dân số Việt Nam đã chạm ngưỡng hơn 90tr dân và tốc độ phát triển cũng như tốc độ người dân ra các khu đô thị lớn ngày càng tăng cao. Dân số đô thị chiến hơn 20tr người. Dân số Hà Nội hơn 4tr người đây là những thuận lợi để cho các DN xây dựng khai thác và phục vụ nhu cầu về nhà ở ngày càng cao của người dân.
Các yếu tố tự nhiên:
Các nguyên liệu chính của các nhà máy khai thác và sản xuất như đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào, dễ khai thác, giao thông thuận tiện là những điều kiện thuận lợi của các yếu tố tự nhiên.
2.2.1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, nhất là các dự án lớn. Ứng dụng công nghệ trộn bê tông, công nghệ thông tin trong bán hàng mạng cũng rất phát triển. Các công nghệ thi công hiện đại giúp cho các chủ đầu tư có những công trình cao đến 30-50 tầng, những công trình mang tầm vóc quốc tế.
Những công nghệ mới được áp dụng và ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực làm giảm chi phí như: Công nghệ khoan cọc nhồi. sàn dầm thép, sàn bóng đã dần thay đổi và đẩy nhanh năng suất, tiết kiệm chi phí và thời gian hoàn thành dự án được rút ngắn.
Trong điều kiện các DN xây dựng Việt Nam có lượng vốn nhỏ, việc tính toán đầu tư thiết bị thế nào vừa đảm bảo kế hoạch SX vừa khai thác có hiệu quả nhất các dây chuyền thiết bị đã đầu tư là một bài toán mà các DN cần phải tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng.
2.2.1.5 Môi trường quốc tế, toàn cầu
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện này là cột mốc lịch sử quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp trong ngành mà còn đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Sự kiện này tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp
Khuynh hướng hội nhập, toàn cầu hóa trên thế giới và ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố quốc tế khi muốn hoạch định cho doanh nghiệp của mình một chiến lược dài hơi, có tính hội nhập cao, có khả năng vươn xa về phạm vi địa lý và chính trị; đồng thời phải có năng lực cạnh tranh cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các đối thủ quốc tế có tầm cỡ.
Báo cáo mới nhất của Savills được công bố mới đây cho thấy, bất động sản (BĐS) đã đi vào khai thác trên toàn cầu trong năm 2015 có tổng giá trị lên tới 217 nghìn tỷ USD. Những BĐS này bao gồm các BĐS nhà ở, thương mại, đất nông-lâm nghiệp.
Giá trị BĐS toàn cầu trong năm 2015 (với 75% là BĐS nhà ở) đạt mức cao gấp 2,7 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, chiếm khoảng 60% tổng lượng tài sản của thế giới. Đồng thời, BĐS cũng đại diện cho trữ lượng tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, cá nhân và doanh nghiệp(Nguồn: 2015).
2.2.2. Phân tích môi trường ngành
Xây Dựng Dân Dụng: Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiên tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp.
Theo ước tính thì đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 105,45 triệu dân và dân số đô thị sẽ chiểm tỷ lệ 44,2%, tương đương với 46,6 triệu người tăng 48% so với hiện nay. Trong năm 2014, diện tích sàn nhà ở tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013 và diện tích bình quân 20,6 m2/người. Tốc độ tăng trưởng sàn nhà ở bình quân cũng đạt 3-5%/năm. Và theo ước tính của “Chương trình phát triển đô thị quốc gia”, tới năm 2020 diện tích sàn nhà bình quân ở đô thị sẽ đạt 29 m2/người, tăng 48% so với hiện nay. Do đó, tiềm năng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng sẽ còn rất cao trong thời gian tới.
Xây Dựng Công Nghiệp: Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất luôn chiểm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán 6 hiệp định FTAs mới, trong đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển vọng của ngành xây dựng công nghiệp được đánh giá khả quan trong những năm tới.
Xây Dựng Cơ sở hạ tầng: Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ USD.
2.2.2.1. Khách hàng
Nhóm khách chủ yếu của Công ty hầu như chỉ tập trung ở thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, do đó các hợp đồng xây dựng, tư vấn cũng như các đại lý phân phối cũng chỉ nằm trong thị trường Hà Nội . Nhằm tăng cường các quan hệ hợp tác và phát triển, Công ty cũng tổ chức các hội nghị khách hàng.
Đây là cơ hội gặp gỡ giữa Công ty và các nhà phân phối cùng nhau đánh giá lại tình hình thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng thông báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự án mở rộng dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, từ các cuộc hội nghị, Công ty nhận được các ý kiến đóng góp liên quan đến chất lượng sản phẩm để từ đó hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay áp lực từ phía khách hàng ngày càng lớn bởi khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, nhiều thông tin hơn do lượng cung đang vượt quá cầu trong thị trường tư vấn đầu tư xây dựng.
Các dự án xây mới rất ít do đó mà khi có một dự án thì khách hàng có rất nhiều lựa chọn về nhà thiết kế cũng như tư vấn đầu tư, dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa các Doanh nghiệp trong ngành thiết kế tư vấn cũng như xây dựng dân dụng.
. Đối thủ cạnh tranh
Nhu cầu xây dựng trên thị trường ngày càng nhiều và đa dạng do đó, các công ty xây dựng luôn gặp phải sự canh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh, INDECO cũng không ngoại lệ, các đối thủ cạnh tranh chính bao gồm:
Công Ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng CONINCO.
Công Ty TNHH MTV Tư Vấn Thiết Kế SOMECO.
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn & Thiết Kế Xây Dựng ACE
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Thương Mại CMD Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế & Đầu Tư Xây Dựng
Công Ty CP Tư Vấn Thiết Kế & Giám Định Xây Dựng Sao Việt
Các tập đoàn từ nước ngoài ngày càng tỏ ra vững mạnh hơn về tài chính cũng như họ lựa chọn các phân khúc cao cấp để khai thác. Các chung cư cao cấp như Royal, Times City, Lotte, tòa nhà FLC.đang được rất nhiều khách hàng đón nhận và chiếm lĩnh được không nhỏ thị phần của các tập đoàn trong nước. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh bên cạnh sự dồi dào về nguồn vốn cùng với công nghệ hiện đại họ còn cho thấy khả năng đứng vững và khai thác thị trường rất tốt.
Để đánh giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ta có bảng đánh giá với các tiêu chí đánh giá như sau:
Tiêu chí đánh giá
INDECO
CONINCO
SOMECO
Công ty khác
Quan hệ chính quyền
3
1
2
1
Tiếp thị
1
1
2
3
Thị phần
2
1
2
2
Cạnh tranh giá
1
2
1
2
Chất lượng
2
1
2
2
Tài chính
1
1
2
3
Thỏa mãn khách hàng
1
2
1
2
Tổng số điểm
10
9
12
15
Xếp hạng
3
1
2
1
Bảng 4.1: Bảng đánh giá sức cạnh tranh các doanh nghiệp
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng phân tích trên cho thấy các tập đoàn nước ngoài đang cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ cùng với khả năng tài chính dồi dào luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và được lòng khách hàng. Đây là đối thủ mà INDECO phải hết sức quan tâm nếu như muốn phát triển. Thị trường đầu tư xây dựng nhà ở chứng kiến sự bùng nổ năm 2007-2008 và sau đó là sự đóng băng của thị trường bất động sản từ những năm 2010 – 2012. Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong khi đó nhu cầu thực sự của người dân vẫn chưa có những thay đổi khi phân khúc nhà giá rẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Các tập đoàn nước ngoài này ngày càng lớn mạnh và phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các Công ty này đưa ra giá cả hết sức cạnh tranh và có thể xem là đối thủ tiềm ẩn đáng phải quan tâm của Công ty.
Hình 2.3: Biểu đồ thị phần các công ty 2015
(Nguồn: phòng kinh doanh )
Nhà cung ứng
Công ty có nguồn cung ứng vật liệu dồi dào từ phía Công ty con và Công ty liên kết. Gạch từ Tuynen Đức Hòa, xi măng từ Công ty liên kết Hạ Long. Ngoài ra, các nhà cung ứng độc quyền ( điện, nước, xăng, dầu) với giá cả ngày càng tăng gây nên những khó khăn cho Công ty trong việc cạnh tranh về giá.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngành Tư vấn và xây dựng là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao và vẫn có xu hướng tăng trưởng cao trong nhiều năm tới. Nhu cầu cho TV & XD của Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trong những năm qua, trung bình trong giai đoạn 2012-2015, nhu cầu cho TV & XD bình quân đạt mức tăng trưởng là 22,8%/năm, và còn tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Theo số liệu dự báo của IDC, nhu cầu cho TV & XD của Việt Nam đến năm 2015 cụ thể như sau:
ĐV: Phần trăm( %)
Hình 2.4. Biểu đồ nhu cầu cho TV & XD của Việt Nam
(Theo Số liệu dự báo
Do vậy có rất nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này, nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn cũng rất cao
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Bảng 2.3. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài
Các yếu tố chủ yếu bên ngoài
Mức độ quan trọng
Phân loại
Tổng điểm
Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng
0.15
3
0.45
Nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao
0.15
1
0.15
Giá thành nguyên vật liệu tăng
0.1
2
0.2
Hệ thống Pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất
0.05
1
0.05
Công nghệ trong xây dựng ngày càng hiện đại
0.1
2
0.2
Có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
0.1
4
0.4
Cạnh tranh tranh từ đối thủ
0.15
3
0.45
Đối thủ tiềm ẩn ngày càng phát triển
0.05
2
0.1
Có nguồn cung ứng từ Công ty con và Công ty liên kết
0.05
3
0.15
Xu hướng hội nhập của nền kinh tế
0.1
1
0.1
Tổng cộng
1
1-4
2.25
Từ ma trận các yếu tố bên ngoài trên ta có thể thấy số điểm tổng cộng của môi trường bên ngoài đối Indeco là 2,25 ( so với mức trung bình là 2.50 ) cho thấy phản ứng của Công ty Indeco đối với môi trường bên ngoài chỉ dừng lại ở mức dưới trung bình. Do đó điều cân thiết đối Indeco là các yếu tố cơ hội cần phải được giữ vững và phát huy là các mối quan hệ khách hàng, yếu tố công nghệ, nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong và ngoài nước với các nhà cung ứng nước ngoài sẽ là lựa chọn tốt cho công ty trong tương lai. Tuy nhiên, Công ty phải chú ý nguy cơ đang có áp lực rất mạnh mẽ đến từ phía đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh.
Phân tích môi trườngnội bộ
Phân tích các yếu tố nội bộ
2.3.1.1 Năng lực tài chính
Hiện nay Công ty Indeco là đơn vị hạch toán độ lập về tài chính. Hàng năm, căn cứ vào khả năng của Công ty, nhu cầu phát triển của thị trường và các hạng mục, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (kế hoạch doanh thu, chi phí), kế hoạch tài chính để trình giám đốc Công ty phê duyệt. Ngoài ra Công ty có thể điều chỉnh kế hoạch kinh doanh vào quý thứ 3 của năm.
Bảng 2.5: Năng lực tài chính công ty Indeco 2015
(Đơn vị: VN đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2015
1. Tổng số tài sản
61,525,973,266
2. Tài sản lưu động
60,998,523,900
3. Tổng số tài sản nợ
51,017,745,816
4. Tài sản nợ lưu động
51,017,745,816
5. Tổng lợi nhuận trước thuế
4,639,272,020
6. Lợi nhuận sau thuế
3,627,443,286
7. Tổng doanh thu
80,249,089,605
7.1 Doanh thu xây dựng cơ bản
80,249,089,605
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Bảng 2.6: Chỉ số tài chính của Indeco 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2015
1. Cơ cấu nguồn vốn
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn/ Tổng tài sản
%
0.86%
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/ Tổng tài sản
%
99.14%
Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
%
17.08%
2. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn
Lần
1.20
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0.01
3. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần
%
5.78%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
%
4.52%
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu
%
34.52%
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh
%
72.55%
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng 2.5 và 2.6 trên ta thấy trong cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty thì có tớ hơn 98% là tài sản lưu động, điều này đảm bảo khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 17.08% còn lại là vốn vay dài hạn và ngắn hạn, điều này cũng cho thấy công ty sử dụng tốt công cụ đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán của công ty đạt 1.2 lần, tuy nhiên việc công ty không nắm giữ nhiều tiền mặt làm cho khản năng thanh toán nhanh của công ty Indeco chỉ đạt 0.01 lần.
Các chỉ số hoạt động và chỉ số về lợi nhuận của công ty là khá tốt, khi chỉ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần là 5.787%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lên tới 34.52%, đây là chỉ số khá tốt. Nghĩa là trong cứ 100đ vốn chủ sở hữu tạo ra 34.52 đồng lợi nhuận cho công ty Indeco.
2.3.1.3 Nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng INDECO có đội ngũ nhân sự chất lượng cao bao gồm: các Chuyên gia hàng đầu về kinh tế - tài chính, kỹ sư chuyên ngành thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp, kiến trúc sư thiết kế, chuên viên kinh tế quản lý dự án... được đào tạo cơ bản tại các trường đại học có uy tín ở Nước ngoài cũng như trong các trường Đại học, Cao đẳng chính quy của Việt Nam, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề từ bậc 3 đến bậc 7, được đào tạo và lựa chọn kỹ càng, có nhiều kinh nghiệm lâu năm và nhiều uy tín trong việc triển khai thực hiện thi công các công trình có quy mô lớn và phức tạp.
Bảng 2.7: Nhân sự của công ty Indeco 2015
STT
Năm
2015
Các chỉ tiêu
Tổng số
Tỷ trọng
1
Tổng số
125
100.00%
2
Trên ĐH
2
1.60%
3
Đại học
28
22.40%
4
Trung cấp
20
16.00%
5
Công nhân lành nghề
65
52.00%
6
LĐ phổ thông
10
8.00%
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Đội ngũ nhân sự của Công ty có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế để triển khai thực hiện các lĩnh vực như: Tổ chức thi xông xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình thủy lợi, giao thông, tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát các dự án Đầu tư xây dựng, thi công trang trí nội ngoại thất và lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng.
2.3.2Đánh giá các yếu tố nội bộ
2.3.2.1 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu
Từ những phân tích các yếu tố nội bộ ở trên, những điểm mạnh và điểm yếu mà Công ty Indeco – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực phải đối mặt cụ thể như sau:
Điểm mạnh:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên và kỹ sư xây dựng trẻ, năng động, liên kết chặt chẽ với khách hàng trong ngành.
Chính sách phát triển nhân lực được chú trọng.
Có hệ thống khách hàng trung thành khá lớn trong lĩnh vực tư vấn thi công và xây dựng dân dụng.
Có khả năng huy động một số lượng vốn lớn phục vụ kinh doanh.
Có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt qua các năm 2013-2015.
Có nguồn lực tài chính khá ổn định và được cơ cấu hợp lý phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng.
Điểm yếu:
Nhóm sản phẩm, dịch vụ của Công ty chưa có những ưu điểm nổi trội so với các đối thủ khác trong ngành.
Hoạt động của phòng Marketing đặc biệt là hoạt động R&D chưa được đẩy mạnh để tạo điều kiện có được các sản phẩm có chất lượng tốt. Đội ngũ thăm dò nhu cầu khách hàng chưa chuyên nghiệp
Chưa tận dụng/áp dụng có hiệu quả về sản phẩm/dịch vụ kết hợp cùng với nhau một cách hiệu quả trong gói sản phẩm: tư vấn giám sát dự án kết hợp với việc xây dựng vận chuyển chất thải, nền móng công trình.
Năng lực và khả năng quản lý dự án xây dựng do công ty Indeco triển khai trực tiếp, việc trễ tiến độ thi công vẫn còn khá phổ biến nhất là bộ phận thi công giải phóng mặt bằng và nền móng công trình chưa tốt.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và kinh nghiệp thiết kế tư vấn xây dựng còn khá ít, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp.
2.3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Bảng 2.8: Ma trận IFE - Internal Factor Evaluation Matrix
STT
Tiêu chí đánh giá
Trọng số
Giá trị
Giá trị có trọng số
I
Điểm mạnh
1
Đội ngũ CNTT trẻ, năng động
0.06
3.35
0.2
2
Chính sách phát triển nhân lực được chú trọng
0.07
3.3
0.23
3
Có hệ thống khách hàng trung thành lớn trong nội bộ ngành điện.
0.08
3.6
0.29
4
Có khả năng huy động một số lượng vốn lớn phục vụ kinh doanh.
0.13
3.2
0.42
II
Điểm yếu
1
Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mang tính đặc thù trong ngành, chưa có tính thương mại hóa cao
0.15
1.7
0.26
2
Hoạt động R&D chưa được đẩy mạnh
0.1
1.2
0.12
3
Chưa tận dụng/áp dụng có hiệu quả về sản phẩm/dịch vụ giá trị gia tăng có sẵn bên ngoài
0.11
1.65
0.18
4
Có những biến động lớn về mặt tổ chức
0.15
1.65
0.25
5
Năng lực và khả năng quản lý dự án CNTT, dự án về dịch vụ giá trị gia tăng chưa tốt
0.14
1.25
0.18
Tổng
1
2.13
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2,13 < 2,5 dưới mức trung bình. Mặc dù Công ty Indeco có một số điểm mạnh như đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, có khả năng huy động vốn; nhưng Công ty còn nhiều điểm yếu chưa giải quyết được ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong kinh doanh như hoạt động nghiên cứu phát triển, sản phẩm dịch vụ còn mang tính đặc thù ngành, năng lực quản lý chưa tốt. Do vậy Công ty cần chú trọng tổ chức nhiều giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng này.
2.4. Phân tích ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty ta có thể thấy được những cơ hội và nguy cơ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Từ đó ta có thể thiết lập ma trận SWOT để xây dựng các chiến lược cho Công ty trong giai đoạn mới.
Bảng 2.9: Ma trận SWOT của công ty Indeco
SWOT
Cơ hội (Opportunites)
O1:Nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng.
O2: Các dư án khu dân cư, khu đô thị đang có những dấu hiệu phát triển mạnh trở lại.
O3: Công nghệ trong xây dựng ngày càng hiện đại.
O4: Các chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với ngành xây dựng.
O5: Cơ hội hợp tác phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO và TTP
O6: Sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng và tổng Công ty.
Đe dọa (Threat)
T1: Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ ngày càng gay gắt.
T2: Xuất hiện đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài với tiềm lực về vốn và công nghệ.
T3: Giá xăng và các nhiên liệu khác không ổn định và đang có dấu hiệu đồng loạt tăng giá.
T4: Nền kinh tế đang trong giai trì trệ, khủng hoảng kinh tế thế giới về nợ công đang ảnh hưởng.
T5: Giá các yếu tố đầu vào là nguyên liệu xi măng, săt thép, sỏi, cát đang tăng.
T6: Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa thống nhất trong việc hỗ trợ cho ngành xây dựng.
Điểm mạnh (Stengths)
S1: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ khá ổn định.
S2: Đã có uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng.
S3: Có nguồn cung ứng từ Công ty liên kết.
S4: Khả năng tài chính khá tốt với việc đảm bảo cán cân thanh toán tốt.
Kết hợp SO
Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S5, S7, O1, O2,O4)
Chiến lược phát triển sản phẩm (S6, S7, O1, O2)
Kết hợp ST
Chiến lược phát triển sản phẩm (S2, S7, T1, T4, T6)
2. Chiến lược hội nhập về phía trước (S7, T4, T1, T5)
Điểm yếu (weaknesses)
W1 : Hoạt đông Marketing chưa hiệu quả.
W2: Công nghệ máy móc lạc hậu.
W3: Công tác tổ chức chưa hiệu quả.
W4: Thị phần chủ yếu chỉ ở Hà Nội.
W5: Hệ thống thông tin quản lý còn yếu.
W6: Công tác quản lý sản xuất còn yếu kém.
Kết hợp WO
1. Chiến lược phát triển thị trường (W1, W4, O1, O2, O3)
2. Chiến lược phát triển sản phẩm (W1, W5, O1, O2, O3, O4)
Kết hợp WT
1. Chiến lược hội nhập phía sau (W3, W6, T1, T3, T4, T5)
2. Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W4, W5, T1, T2)
Hình thành chiến lược qua phân tích ma trận SWOT
Nhóm chiến lược S – O
Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S5, S7, O1, O2,O4): Tận dụng thế mạnh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ổn định, sự tín nhiệm của khách hàng, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, khả năng tài chính để nâng cao thị phần bằng việc nâng cao hoạt động marketing táo bạo hơn nhằm nắn bắt cơ hội nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng, các dự án khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh, các chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với ngành xây dựng.
Chiến lược phát triển sản phẩm (S6, S7, O1, O2): Nhu cầu xây dựng và các dịch vụ tư vấn ngày càng tăng do dân số tăng, các dư án khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh. Vì vậy Công ty sử dụng thế mạnh về tài chính cộng với công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhóm chiến lược S – T
Chiến lược phát triển sản phẩm (S2, S7, T1, T4, T6): Sử dụng thế mạnh về sự tín nhiệm của khách hàng, khả năng tài chính, Công ty đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tào ra các sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về giá cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng ngày càng cao.
Chiến lược hội nhập về phía trước (S7, T4, T1, T5): Nhằm giúp mở rộng thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh của Công ty, chất lượng, giá cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, Công ty tận dụng khả năng tài chính để lập các chi nhánh, mở rộng mạng lưới phân phối ở thị trường.
Nhóm chiến lược W – O
Chiến lược phát triển thị trường (W1, W4, O1, O2, O3): Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng, xúc tiến thương mại để gia nhập thị trường mới.
Chiến lược phát triển sản phẩm (W1, W5, O1, O2, O3, O4): Đẩy mạnh hoạt động công tác marketing, tăng cường quảng cáo sản phẩm mới, đồng thời chú trọng thu thập thông tin trên thị trường để tận dụng cơ hội phát triển sản phẩm cho thị trường hiện tại.
Nhóm chiến lược W – T
Chiến lược hội nhập phía sau (W3, W6, T1, T3, T4, T5): Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu chặt chẽ nhằm giúp Công ty khắc phục điểm yếu về quản lý chất lượng, đồng thời tránh né những rủi ro khi yếu tố đầu vào biến động.
Chiến lược hội nhập phía trước (W1, W4, W5, T1, T2): Công ty lập thêm các chi nhánh, cửa hàng nhằm nâng cao mạng lưới phân phối để nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng và giả cả với đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG INDECO
Phương hướng và mục tiêu chiến lược của Indeco đến 2020
3.1.1. Phương hướng của công ty Indeco
Chiến lược phát triển của Công ty là triển khai hoạt động sản xuất trên hai lĩnh vực thế mạnh: Tổ chức thi công xây lắp và Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Các công trình do INDECO thi công xây dựng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: thi công trụ sở làm việc, văn phòng, trường học, Công ty thương mại, khách sạn, các khu trung cư khu đô thị mới, các công trình tái định cư, nhà xưởng, các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp, khu đô thị mới, các công trình thủy lợi, giao thông, bến cảng
Các công trình do INDECO tư vấn thiết kế gồm chủ yếu loại hình như sau: Trụ sở làm việc, trường học, Công ty thương mại, khu đô thị mới, khách sạn, văn phòng cao cấp đến các nhà hàng, từ biệt thự đến nhà ở lô phố.Ở bất cứ loại hình hay quy mô nào, INDECO đều nỗ lực sáng tạo hết mình để mang đến cho khách hàng những bản thiết kế tốt nhất và chất lượng sản phẩm cao nhất với giá thành phù hợp.
INDECO hiểu rằng, việc nỗ lực không ngừng để tạo ra các sản phẩm thiết kế, các công trình xây dựng chất lượng cao không chỉ thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng mà còn thể hiện trách nhiệm đối với bộ mặt đô thị, với môi trường và cộng đồng.
3.1.2. Mục tiêu phát triển.
Công ty sẽ tăng cường đầu tư về Công nghệ, nhân lực, trang thiết bị thi công, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, liên doanh liên kết để thực hiện xây dựng các Dự án lớn trong và ngoài nước, mở rộng quy mô hoạt động ngang tầm khu vực và thế giới.
Các công trình do INDECO thi công, thiết kế, giám sát, quản lý dự án phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, phải đạt yêu cầu kỹ mỹ thuật, đúng tiến độ được Chủ đầu tư đánh giá cao. Công trình phải được xếp hạng chất lượng cao.
Một số biện pháp thoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Indeco
Giữ vững thị trường hiện tại và từng bước mở rộng quy mô và phạm vi thị trường hoạt động
Hiện tại các sản phẩm dịch vụ của công ty Indeco với thế mạnh chính vẫn là tư vấn thiết kế và xây dựng, do đó cần phải giữ vững thị phần của mình trong lĩnh vực này dần dần mở rộng quy mô thị trường bằng các triển khai thêm nhiều các gói sản phẩm dịch vụ dựa trên những điểm mạnh của Indeco. Cụ thể công ty có thể triển khai các gói dịch vụ sản phẩm sau:
Tư vấn thiết kế trọn gói bao gồm cả xây dựng hoàn thiện công trình.
Tư vấn thiết kế kết hợp với giám sát thi công toàn bộ công trình.
Thiết kế hoàn thiện công trình với thi công nền móng công trình.
Mở rộng phạm vi của sản phẩm không chỉ là các công trình dự án xây dựng chung cư, trường học, bệnh viện mà các các côn trình nhà ở cao cấp, côn trình san lấp giải phóng mặt bằng thi công đường bộ.
Mở rông thị trường ra các tỉnh lân cận, nơi đang có tốc độ đo thị hóa và công nghiệp hóa cao như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc...
Kết hợp với các đối tác nước ngoài trong việc tư vấn thiết kế thi công và giám sát công trình dự án lớn có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ.
Đánh giá phương án:
Lợi ích: Vẫn tập trung giữ vững và phát triển thị trường tư vấn thiết kế thi công xây dựng, thị trường mà Công ty Indeco đã có thị phần; đồng thời từng bước mở rộng thị trường ra bên ngoài
Rủi ro: thấp do vẫn tập trung giữ vững phát triển thị trường sẵn có, từng bước mở rộng thị trường mới.
Chi phí triển khai thấp do không phải đầu tư nhiều cho hệ thống mới chủ yếu phát triển dựa trên các hệ thống sẵn có.
Tính khả thi cao vì đã có kinh nghiệm triển khai với thị trường sẵn có.
Thời gian triển khai ngắn do đã có nhiều kinh nghiệm.
3.2.2. Huy động nhiều nguồn lực hơn nữa cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực thi công xây dựng, đặc biệt là các hoạt động còn yếu kém nhằm từng bước nâng cao năng lực
Ngành xây dựng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng. Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2010-2015 đạt 15-15%/năm, tuy gặp nhiều khó khăn vì thị trường BĐS đóng băng nhưng toàn ngành xây dựng vẫn có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Với mục tiêu từng bước thâm nhập thị trường và nâng cao vị thế của mình trong lĩnh xây dựng nội dung số, Công ty Indeco sẽ tiến hành chuẩn bị và tạo những tiền đề tốt nhất cho việc mở rộng khu vực thị trường.
Việc thi công xây dựng các công trình hiện nay đang có của Indeco đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu các lao động lành nghề có trình độ chuyên môn cao, do đó công ty Indeco trong thời gian tới cần có chính sách đào tạo tuyển dụng những công nhân có tay nghề trình độ cao, để từng bước đáp ứng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng như nâng cao chất lượng công trình của mình.
3.2.3.Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Lợi thế cạnh tranh có được từ việc doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực (hữu hình hoặc vô hình) mà các nguồn lực này mang tính khó sao chép, độc đáo, và có giá trị, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có khả năng để khai thác sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực đó. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay găt như hiện nay thì công ty Indeco cần phải có kinh nghiệm và chiến thuật thật hợp lý để tận dụng những cơ hội biến đó thành lợi thế cạnh tranh của mình để có thể đem lại thành công cho công ty.
Công ty Indeco cần thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình đó là:
Các giải pháp về Tổ chức
Công ty Indeco nên có những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, cần có một cơ cấu tổ chức mới đáp ứng được những sự đòi hòi của khách hàng cũng như phải linh hoạt trong mọi hoạt động để ứng phó kịp thời với các biến đổi liên tục của thị trường nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
Công ty Indeco sẽ đa dạng hóa mạnh mẽ các hoạt động của mình và mô hình tổ chức theo phòng chức năng sẽ không còn phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai sắp tới của Công ty Indeco. Vì mỗi lĩnh vực hoạt yêu cầu một mô hình tổ chức đặc thù khác nhau.
Các giải pháp về Marketing
Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Indeco trước đây chư thật sự quan trâm chú trọng đến vai trò của phòng Marketing. Do vậy hoạt động Marketing của Công ty chưa được chú trọng, hoạt động nghiên cứu thị trường và sản phẩm của Công ty hiện chưa được đầu tư thích đáng, chưa xây dựng được đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác này.
Trong hoàn cảnh mới, Công ty Indeco cần đẩy mạnh hoạt động điều tra tiếp cận thị trường, cập nhật và phân tích thông tin. Từ đó nắm bắt được mức độ thoả mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng và hiện có, đồng thời nắm bắt được dự báo phát triển và những chiều hướng của thị trường.
Các giải pháp về Marketing cụ thể đề xuất như sau:
Tổ chức bộ phận chuyên trách làm công tác Marketing trong phòng Kinh doanh của Công ty. Từ đó nắm bắt tốt những thông tin xác thực từ bên ngoài, làm cơ sở cho việc cải tiến trong sản phẩm, giúp cho lãnh đạo ra những quyết định chính xác trong đấu thầu, thi công dự án, trong điều hành sản xuất kinh doanh và những chiến lược thị trường khác trong tương lai.
Tăng cường công tác truyền thông, quảng cáo, giới thiệu quảng bá, hình ảnh thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ cung cấp lên trang thông tin điện tử của Công ty và kênh thông tin khác.
Xây dựng nội dung quảng bá; vừa thuê các đơn vị chuyên ngành làm dịch vụ quảng cáo, vừa tự thực hiện. Các hình thức như thuê ngoài như quảng cáo trên báo, truyền hình, truyền thanh; các hình thức tự thực hiện như lập trang Web, catalogue, quà tặng, hội trợ triển lãm.
3.2.3.3.Các giải pháp về Công nghệ
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tuy việc thay đổi công nghệ là không quá nhanh nhưng các công nghệ máy móc thi công của công ty hiện tại đã khá cũ và tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu công việc khi triển khai các dự án chung cư trên 40 tầng, hay các dự án trung tâm thương mại cao cấp. Do vậy việc đổi mới công nghệ yêu cầu bắt buộc khách quan mà mỗi doanh nghiệp phải tự ý thức và có kế hoạch cụ thể cho riêng mình.
Để đổi mới công nghệ có hiệu quả, Công ty cần đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động còn chưa được quan tâm và đầu tư nhiều, cụ thể như sau:
Hợp tác với các hãng, các tổ chức chuyên môn để tăng hiệu quả cho công tác nghiên cứu và phát triển.
Đầu tư các dây chuyền băng tải và ô tô chuyên dụng mới trong việc thi công trộn bê tông và vận chuyển bê tông tươi.
Đầu tư một phần mềm theo dõi giám sát quản lý việc vận chuyển của đội xe khi đội xe này hoạt động chủ yếu là ca 3.
Trích lợi nhuận hàng năm đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu và phát triển.
Các giải pháp về Nhân sự
Nhân lực là yếu tố quyết định, là chìa khoá thành công của mọi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thi công xây dựng. Vì vậy, Công ty Indeco coi giải pháp “phát triển nguồn nhân lực” là giải pháp quan trọng, vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài. Công ty cần thực hiện các giải pháp và biện pháp cụ thể như sau:
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Công ty giai đoạn 2016 đến 2020. Chiến lược này phải phù hợp và đồng bộ với chiến lược phát triển của Công ty.
Công ty cần phải cơ cấu lại (rà soát, định biên lại) nhân sự tại tất cả các Phòng và các Đơn vị trực thuộc đúng với chức năng nhiệm vụ, nhu cầu sản xuất, định hướng phát triển chung của Công ty.
Trước tiên xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự của năm 2016 và năm 2020 làm tiền đề cho các năm tiếp theo. Cụ thể:
Bảng 3.1. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự giai đoạn 2016-2020
ĐV: Người
STT
Mục đích tuyển dụng
Số lượng tuyển dụng
Năm 2016
Năm 2020
1
Trên ĐH
3
5
2
Đại học
41
45
3
Trung cấp
22
26
4
Công nhân lành nghề
70
104
5
LĐ phổ thông
12
25
6
Tổng cộng
148
205
Xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng, cải thiện môi trường làm việc để khuyến khích người lao động nhằm khai thác tốt nhất trí tuệ và đóng góp của CBCNV, gắn kết người lao động làm việc lâu dài, đồng thời thu hút lao động giỏi từ bên ngoài về làm việc với Công ty:
Công ty cần phải cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng – không cào bằng, sao cho thông qua Qui chế trả lương, thưởng sẽ cải thiện một bước thu nhập của người lao động; đồng thời nó như một đòn bẩy trong việc tạo động lực cho người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, thu hút, gắn kết người lao động đặc biệt người lao động có trình độ, tay nghề cao (kỹ sư tài năng, người quản lý giỏi, thợ lành nghề) làm việc tâm huyết, đóng góp lâu dài với Công ty.
Công ty cần có chế độ đãi ngộ, chính sách phù hợp nhằm quan tâm đến đời sống văn hóa, môi trường làm việc cũng như điều kiện phát triển, cơ hội thăng tiến của đội ngũ người lao động.
Xây dựng Quy chế tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
Đẩy mạnh công tác tuyển chọn nguồn nhân lực thông qua các kênh tuyển dụng như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, internet), hoặc qua các công ty cung cấp nhân lực chuyên nghiệp (các trường đào tạo, dạy nghề) để tuyển dụng công nhân, kỹ sư.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ theo phương thức vừa đào tạo mới, vừa đào tạo lại; vừa đào tạo trong nước, vừa đào tạo ở nước ngoài. Cụ thể:
Đối với cán bộ quản lý cấp Công ty:
Thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng năng lực công tác như: luân chuyển cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý các cấp, phục vụ cho mục tiêu phát triển Công ty và đào tạo nguồn cán bộ quản lý kế cận nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý.
Mở rộng, đầu tư đào tạo theo nhiều hình thức như cử đi học các lớp về quản lý kinh tế, văn bằng hai về chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và các kỹ năng quản lý khác nhằm nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ.
Đối với đội ngũ người lao động: Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo công nghệ mới cho đội ngũ người lao động.
Các giải pháp về Tài chính
Lập kế hoạch tài chính ngay từ cuối năm 2016; đồng thời tiến hành phân tách các hoạt động theo chuỗi giá trị để quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động, thực hiện tiết kiệm và tối ưu hóa chi tiêu
Tập trung thanh quyết toán dứt điểm các công trình cũ, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh quyết toán thu hồi công nợ tại các dự án, đặc biệt các dự án mà chủ đầu tư đã nghiêm thu bàn giao xong tuy nhiên vẫn còn nợ động nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn.
Các giải pháp về Công tác quản lý
Đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty Indeco nói riêng thường là những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, thâm niên công tác dài, có uy tín... Tuy nhiên hiện nay với xu thế hội nhập, áp lực cạnh tranh, áp lực của khách hàng, áp lực của thị trường ngày một cao, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp không chỉ có những tiêu chí như nêu trên mà cần phải có kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
Đối với Công ty Indecocũng không là ngoại lệ. Công ty cần quan tâm đến công tác quản trị, công tác đổi mới, tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp đề xuất:
Công ty Indeco cần thiết phải thành lập các Công ty trực thuộc có các mô hình tổ chức khác nhau để phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý điều hành đối với từng lĩnh vực.
Phân cấp, phân quyền rõ ràng cho đội ngũ cán bộ cấp quản lý – từ cấp phó trưởng phòng trở lên. Xây dựng các quy chế, quy định quản lý của Công ty phù hợp với luật pháp, rõ ràng, minh bạch.
Thuê các tổ chức, doanh nghiệp chuyên tư vấn cho công ty về công tác tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cấu trúc lại công tác quản trị doanh nghiệp nhằm xây dựng mô hình hệ thống quản lý cho công ty ngày một minh bạch, rõ ràng, phát huy được sức mạnh tập thể....
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Fred David, (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
Micheal E.Porter, (2010), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học Kỹ thuật.
Số liệu báo cáo kết quả kinh doanh công ty Indeco năm 2013, 2014, 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v25_gui_bai_hoan_thien_clkd_va_trien_khai_chien_luoc_kinh_doanh_cty_indeco_1111.docx