Cùng với một số bệnh khác, bệnh viêm gan B mạn tính đang tăng
nhanh ở nước ta trong những năm gần đây. Điều đó liên quan đến những
thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Đối với người bệnh viêm gan B mạn,
chế độ ăn là một yêu cầu thiết yếu để bảo vệ gan vì gan là một cơ quan đảm
nhận nhiều chức năng chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Mặt khác gan
còn là một cơ quan khử độc quan trọng trong cơ thể đối với các độc tố nội
sinh, các độc tố do vi khuẩn, độc tố rượu, của thuốc
Ngoài ra gan còn là cơ quan dự trữ vitamin A, D, K, chuyển
carotene thành vitamin A, dự trữ các yếu tố khoáng như sắt, đồng cần
cho chuyển hóa cơ thể. Do đó khi bị viêm gan thì hàng loạt rối loạn về
chuyển hóa sẽ xảy ra do đó việc điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ
nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý thì tế bào gan có thể được tái tạo, chức năng
gan có thể hồi phục hoặc không tiến triển nặng hơn. Là người điều dưỡng
với vai trò chăm sóc người bệnh, những hiểu biết về bệnh và chế độ dinh
dưỡng cho người bệnh viêm gan B mạn sẽ giúp người điều dưỡng viên thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc giúp
người bệnh hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Điều quan trọng là sử dụng thực phẩm sao cho vẫn đủ năng lượng cho cơ
thể nhưng phải hạn chế được sự nặng lên của bệnh, góp phần duy trì và
tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Viêm gan B mạn tính và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoài xuất huyết còn có các sao mạch ở trán, má, cổ ngực, vai do các
vi mạch bị giãn nở. Giãn mạch ở ô mô út, mô cái, các ngón tay bị đỏ từng đám
nên được gọi là bàn tay son.
- Thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu: Thiếu máu là do thiếu protid,
thiếu sắt, thiếu vitamin, do chảy máu, do các chất độc ức chế tủy xương, giảm
bạch cầu, tiểu cầu vì có sự tăng cường hoạt động của lách.
- Nồng độ protein huyết thanh giảm do chức năng tổng hợp của gan
giảm, Albumin giảm do gan giảm sản xuất, globulin không giảm mà tăng do tổ
chức võng nội mô tăng cường hoạt động chống nhiễm khuẩn và sinh kháng thể.
Rối loạn enzym trong máu như enzym ALT, AST là các enzym xúc tác sự
chuyển đổi nhóm amino của aspatat và alanin dẫn đến việc hình thành acid
Oxaloaxetic và acid Pyruvic. Đây là những enzym đều tăng lên trong hầu như
tất cả những bệnh gan, và có tương quan chặt chẽ với mức độ nặng hay nhẹ
của tình trạng tổn thương gan. Định lượng bilirubin huyết thanh cũng giúp
cho việc đánh giá chức năng gan vì chức năng gan giảm có thể dẫn đến hiện
tượng giảm kết hợp Bilirubin và giảm bài xuất các sắc tố mật đã được kết hợp
từ gan ra mật [2].
- Rối loạn chức năng thận: thiểu niệu, urê huyết cao do thận bị tổn
thương thực thể vì các chất độc chung của cơ thể. Đó là hội chứng gan thận.
- Rối loạn chức năng thần kinh: hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc
do tác dụng của các chất độc đối với gan và các chất độc do chính gan không
trung hoà được. Biểu hiện của các rối loạn thần kinh là run tay, rối loạn ý thức
và cuối cùng là hôn mê [10], [11], [25], [26].
1.7. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm gan B mạn tính:
- Đặc điểm lâm sàng
+ Trường hợp viêm gan B cấp nếu trong vòng 6 tháng mà chức năng gan
trở về bình thường, bệnh nhân lên cân, sức khoẻ bình phục nhanh chóng,
nhưng tồn tại HBsAg kéo dài trên 6 tháng trở đi thì người ta gọi là người lành
mang trùng (mang HBsAg mạn tính) .
+ Nếu trong trường hợp sau thời gian bị viêm gan cấp mà chức năng gan
luôn luôn thay đổi, vàng da lúc thuyên giảm, lúc tăng, enzym ALT, AST lúc
tăng, lúc giảm nhưng không bao giờ trở về bình thường. Kéo dài trên 6 tháng
thì bệnh nhân bị viêm gan mạn.
+ Các triệu chứng lâm sàng của viêm gan mạn là mệt mỏi kéo dài, người
khó chịu, mất ngủ, ăn không ngon miệng, gầy sút nhanh, đau cơ, đau khớp,
thỉnh thoảng phát ban. Trường hợp nặng có thể có phù, bụng có dịch, gan,
lách to [7], [10], [25], [26].
- Đặc điểm cận lâm sàng
Hóa sinh máu: chức năng gan thay đổi, lúc bình thường, lúc rối loạn.
+ Bilirubin trong máu bình thường hoặc tăng, chủ yếu là tăng
Bilirubin trực tiếp.
+ Enzym ALT và AST tăng gấp hơn 2 lần giới hạn trên bình thường.
+Tỷ lệ prothrombin giai đoạn đầu bình thường. Giai đoạn sau, nếu có
suy gan thì tỷ lệ prothrombin giảm.
+ Gama globulin tăng. Albumine trong huyết thanh giai đoạn đầu bình
thường. Nếu giai đoạn có suy gan thì Albumine giảm [10],[24].
1.8. Phân loại viêm gan B mạn tính:
- Dựa vào mô bệnh học:
Trước đây, viêm gan mạn tính được chia thành 2 loại theo tiêu chuẩn
mô bệnh học là:
+ Viêm gan mạn tính ổn định: tổn thương chủ yếu xảy ra ở khoảng cửa
tổ chức xơ phát triển rất ít, hoại tử tế bào gan cũng ít, tiểu thuỳ gan bình
thường, ranh giới tiểu thùy không bị phá vỡ.
Thang Long University Library
+ Viêm gan mạn tính tiến triển: Hoại tử tế bào gan theo nhiều hình thái
khác nhau thoái hoá tế bào gan, ranh giới tiểu thùy bị phá vỡ nhưng không
làm đảo lộn cấu trúc tiểu thùy, không có nhân tái sinh [7], [10].
- Dựa vào nguyên nhân:
+ Viêm gan mạn tính do virus B
+ Viêm gan mạn tính tự miễn typ 1, 2, 3 dựa trên các xét nghiệm huyết
thanh.
+ Viêm gan mạn tính do nhiễm độc hoặc do thuốc.
+ Viêm gan mạn tính không rõ nguồn gốc [10],[24].
1.9. Điều trị viêm gan B mạn tính:
Mục đích chủ yếu của điều trị VGBMT là làm sạch virus, cải thiện quá
trình viêm và hoại tử của gan, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ đơn thuần
là khỏi bệnh mà còn dự phòng cho người bệnh thoát khỏi những biến chứng
nặng (xơ gan, ung thư gan) cũng như dự phòng lây lan bệnh cho cộng đồng
[7], [12], [26], [27], [28], [29], [30].
- Dùng các thuốc bảo vệ gan:
+ Interferon: là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, ngăn
ngừa sự xâm nhập của virus vào tế bào, điều hoà miễn dịch, chống ung thư.
Thuốc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới [28]. Trong những
năm gần đây Interferon cũng bắt đầu được ứng dụng điều trị tại Việt Nam ,
Thuốc có đáp ứng tốt và giá thành cao. Mặt khác thuốc cũng có nhiều tác
dụng không mong muốn [7].
+ Lamivudine (Zeffix): là thuốc giống nucleoside thế hệ 2. Thuốc có tác
dụng kìm hãm sự nhân lên của virus do cơ ức chế men sao chép ngược của
virus, không độc tế bào. Thuốc chỉ có tác dụng ổn định bệnh chứ không diệt
được virus [26], [27].
+Adefovir Dipivoxil: là acyclic được công nhận năm 2002. Hiệu quả điều
trị VGBMT sau 1 năm thấp hơn Lamivudine (24% so với 32%). Sự đề kháng
thuốc đối với Adefovir rất hiếm, sau hai năm là 3%, sau 3 năm là 6%. Tỷ lệ
kháng thuốc của Lamivudine cao gấp 15- 20 lần Adefovir. Do tỷ lệ kháng thuốc
thấp nên có thể kéo dài thời gian điều trị [29].
+ Các thuốc có tác dụng hỗ trợ tế bào gan: có nhiều loại bao gồm các
vitamin chủ yếu là nhóm B, các thuốc hỗ trợ tế bào gan như Fortex, Legalon
Các thuốc có tác dụng ổn định màng tế bào, khử các gốc tự do, trong đó đặc
biệt chú ý là các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Thang Long University Library
2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MẠN TÍNH
Mọi thức ăn khi vào cơ thể đều phải đi qua gan để chuyển hóa. Chức năng
gan như một cái máy lọc để bảo vệ cơ thể khỏi những chất có hại, và chịu trách
nhiệm cho việc sản xuất và sử dụng các chất dinh dưỡng. Vì vậy mọi thứ được tiêu
hoá đều có một ảnh hưởng đến gan: có tốt, có xấu. Đó là lý do tại sao cần sự phù
hợp cho mọi người ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe của gan. Đó là sự thật
quan trọng khi gan bị tổn thương. Hiểu những vấn đề cơ bản về dinh dưỡng là cần
thiết để có những chọn lựa thức ăn sáng suốt mà sẽ tốt cho gan.
Chế độ dinh dưỡng bao gồm cả 2 yếu tố chất và lượng đảm bảo đủ những
chất cần thiết để tồn tại và phát triển, bao gồm những chất cơ bản như đạm, bột,
đường, sinh tố và các yếu tố vi lượng, chất xơ tùy theo thể trạng và tính chất bệnh
lý của gan. Nhìn chung, ở cơ thể trưởng thành trung bình chúng ta cần từ 1.800 -
2.500 kcal, trong đó đạm là 1-1,5 gr/kg thể trọng; ngoài ra cơ thể chúng ta cũng cần
khoảng từ 20-30 gr chất xơ. Chất xơ này có nhiều trong trái cây và rau như cam,
chuối, cà rốt, đậu đỏ, đậu đen, gạo lức...; các loại rau muống, rau dền, cải cúc, rau
ngót [23].
Một chế độ ăn kiêng toàn diện đơn giản thì không thể tồn tại. Nhiều yếu tố
được coi không khả thi đối với một chế độ ăn kiêng gan được chuẩn hóa, bao
gồm những thay đổi giữa những loại khác nhau của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan rượu
khác với bệnh gan mật nguyên phát) và các giai đoạn của bệnh gan (ví dụ: bệnh
gan ổn định không có nhiều tổn thương thì ngược với bệnh gan mất bù không ổn
định). Thậm chí một trong những rắc rối y khoa khác của những người này mà
không liên quan đến bệnh gan của họ, như tiểu đường hay bệnh tim, cũng phải được
chú ý trong chế độ ăn. Mỗi một người có những yêu cầu dinh dưỡng cá nhân của
bản thân, và những yêu cầu này có thể thay đổi cùng thời gian [3],[7].
Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt
cả ngày thì là phương pháp tốt nhất, đạt tối đa mức năng lượng và khả năng tiêu
hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba bữa trong một
ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một
hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”.
Điều quan trọng là nhớ sự khác nhau ở thành phần calori giữa những
nhóm thức ăn khác nhau. Trong khi protein và carbohydrate cung cấp 4 kcal trên
1 gram, thì lipid cung cấp 9 kcal trên 1 gram. Cũng quan trọng để biết rằng 1
gram cồn tương đương với 7 kcal. Vì vậy cồn thật sự cũng cung cấp nhiều năng
lượng trong cấu trúc năng lượng cho cơ thể hơn protein và carbohydrate và hơi
nhỏ hơn một chút so với cung cấp của lipid. Tuy nhiên, trong khi cồn có thể
cung cấp cho một người với một vài mức năng lượng thì nó hoàn toàn không có
giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, cồn được coi là cung cấp “những calori vô nghĩa”
[23].
Người bị bệnh viêm gan B không cần phải quá chú trọng đến việc ăn kiêng
nhưng cần thanh đạm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý có lợi cho
tế bào gan phục hồi và tái sinh, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy chức
năng gan hồi phục.
Hình 2.1: Những thức ăn cần thiết cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
2.1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B MẠN
TÍNH
Một số tác giả cho rằng nguy cơ đầu tiên lại chính là sự thiếu dinh dưỡng,
chính vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống
một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự
ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau, nên ăn nhiều rau quả và trái
cây để có đủ chất xơ cũng như nên ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật, uống thêm
một số thuốc bổ bổ sung vitamin và khoáng chất nhưng không nên uống hay ăn
Thang Long University Library
những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan là cơ quan có chứa rất nhiều chất sắt.
Gan của người nhiễm siêu vi B có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình
thường vì vậy đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương
các cơ quan khác như tim, tụy [5], [6].
Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, giai đoạn đầu có thể sự tiêu hoá chưa
gặp trở ngại nào nhưng về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần vì vậy dễ dẫn đến
thiếu dinh dưỡng. Các chất đa sinh tố, axit folic cũng được khuyến khích sử dụng
nhất là trong những trường hợp viêm xơ gan do rượu.
Khi viêm gan mạn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế
sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như
Vitamin A, D, E, K sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố
trên mỗi ngày.
Việc bổ sung chất đạm trong viêm gan là cần thiết, vì chất đạm giúp cơ thể
nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng
trưởng và phục hồi. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh,
đậu nành và từ tôm cá Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm
với gan. Ngoài ra cũng nên tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim,
mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở
thành xơ gan, vì vậy những người viêm gan mạn tính cũng nên có chế độ tập thể
dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo, cholesterol và đường;
nên có chế độ ăn uống ít calo hơn ở những người bị viêm gan mạn mà không mắc
bệnh béo phì. Nhưng cũng cần lưu ý ở những người béo phì bị viêm gan mạn vẫn
có thể bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng mặc dù bên ngoài có vẻ như rất mập mạp [3],
[7], [23].
2.2. NHỮNG HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG NÓI CHUNG ĐỐI VỚI BỆNH
GAN
Một chế độ ăn tối ưu cho một người với bệnh gan ổn định có thể bao gồm
tất cả những yếu tố được liệt kê bên dưới. Chế độ ăn kiêng này tương tự một chế độ
ăn cho sức khỏe nói chung đối với mọi người- thậm chí cả người không bệnh gan
[13].
- 60 đến 70% carbohydrate- tổng carbohydrate cơ bản.
- 20 đến 30% protein - chỉ thịt nạc động vật hay protein thực vật
- 10 đến 20% mỡ đa không bão hòa
- 8 đến 12 ly nước (200-250ml) mỗi ngày
- 1000 đến 1500 miligram natri mỗi ngày
- Tránh số lượng quá nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là
vitamin A, vitamin B3 và sắt.
- Không rượu
- Tránh những thực phẩm đã được chế biến
- Sử dụng thoải mái những trái cây và rau tươi
- Tránh sử dụng caffein quá mức - không nhiều hơn 1 đến 3 ly caffein -
chứa trong những túi đồ uống mỗi ngày.
- Bổ sung vitamin D và calcium
- Vitamin C
- Chất chống oxy hoá như vitamin E hay CoQ10
- Glucosamin chondroitin
2.2.1. Protein
Những Protein là những khối xây dựng chính mà cơ thể dùng để tạo những
thành phần cơ thể như cơ, tóc, móng, da và máu. Các protein cũng tạo nên
những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch được gọi là kháng thể, nó giúp
chống lại bệnh tật Việc ăn protein bình thường thì quan trọng để xây dựng, duy
trì khối cơ và chữa lành bệnh. Khi mắc bệnh gan, do tế bào gan bị tổn thương
chức năng miễn dịnh cơ thể giảm nên cần ăn nhiều protein để phục hồi và tăng
cường chức năng miễn dịch. Gan mang trách nhiệm cho việc là những protein cũ
bị phá huỷ và tái tạo lại và những protein mới này thì luôn sẵn sàng. Những
protein cũng có thể được dùng như một nguồn năng lượng, mặc dù chúng không
có hiệu quả như carbohydrate và lipid.
Khi protein như là một thành phần sống còn của cơ thể, thì nhiều người tin
tưởng một cách sai lầm rằng họ ăn nhiều protein hơn thì sẽ tốt hơn. Đó là hướng
dẫn sai lầm mà đối với một vài người, gan suy yếu thì việc tiến hành dinh dưỡng
như thế có thể nguy hiểm thật sự. Rắc rối là một gan suy yếu thì không thể chuyển
hoá được nhiều protein như một gan khỏe mạnh. Và khi một gan suy yếu quá tải
với protein thì bệnh não có thể xảy ra. Những chế độ ăn cao protein đã được chứng
minh làm kiệt sức hoạt động của hệ thống enzyme cytochrome P-450, hệ thống có
Thang Long University Library
trách nhiệm chuyển hoá thuốc. Hoạt động quá sức này làm gia tăng khả năng mà
thuốc quay trở thành độc tố bởi sản phẩm do gan tổn thương tạo ra [17], [23].
- Những đề nghị chế độ ăn đối với protein
Protein có nguồn gốc thực vật thì cũng tốt như protein có nguồn gốc từ động
vật, ăn protein phải được điều chỉnh theo cân nặng của cơ thể và mức độ của biểu hiện
suy yếu gan. Khoảng 0,8 gram protein trên kg cân nặng cơ thể (2,2 pounds) được đề
nghị cho chế độ ăn mỗi ngày của những người với bệnh gan ổn định. Tổng lượng
protein ăn vào vào khoảng 40 đến 100 gram mỗi ngày - tương đương từ 20 đến 30 %
số calori có nguồn gốc từ protein mà một người nên ăn vào thật sự. Khi chọn ăn đạm
động vật, điều quan trọng là chọn những miếng nạc của thịt (mỡ thấp) như cá, thịt gà
trắng, và thịt gà tây trắng. Hãy giữ quan điểm là cho dù những miếng thịt nạc nhất của
thịt đỏ thì lượng mỡ cũng cao. Trên thực tế, xấp xỉ 50 đến 75% lượng calori từ hầu hết
thịt đỏ đến thật sự từ mỡ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh
gan bởi vì sẽ thừa cân nặng, khi một chế độ ăn nhiều mỡ có thể gây ra những bất
thường liên quan đến gan của một người. Những người với bệnh gan không ổn định
(xơ gan mất bù) cần giảm phần trăm đạm động vật ăn vào và cần ăn hầu hết là đạm có
nguồn gốc thực vật. Một chế độ ăn đạm động vật cao (nó chứa nhiều amoniac) có thể
thúc đẩy một giai đoạn của bệnh não ở những người này [17], [23].
Bảng 2.1: Số lượng protein của những thức ăn thông thường
Thực phẩm Số lượng protein
(trong 100g thực phẩm ăn được)
Đậu tương (đậu nành) 34.0 g
Lạc hạt 27.5 g
Sữa bột toàn phần 27.0 g
Vừng (đen, trắng) 20.0 g
Thịt trâu thăn 22.8 g
Cá mối 22.1 g
Thịt bò loại 1 21.0 g
Cá ngừ 21.0 g
Thịt gà ta 20.3 g
Cá thu đao 20.0 g
Cá rô phi 19.7 g
Thịt lợn lạc 19.0 g
Tôm đồng 18.4 g
2.2.2. Carbohydrate
Chức năng chính của carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Carbohydrate cung cấp năng lượng này dưới dạng glucose (đường máu). Có
hai loại carbohydrate. Loại đầu tiên được biết là carbohydrate đơn (những
đường có thể bẻ gẫy bằng tiêu hoá). Carbohydrate đơn có thể bao gồm chỉ
đường đơn, được gọi là monosaccharide và chúng gồm glucose, fructose
(đường trái cây), và galactose (một thành phần của những sản phẩm sữa). Hay
chúng có thể gồm những đường đôi, được gọi là disaccharide và chúng gồm
maltose (được dùng lên men bia), sucrose (đường mía) và lactose (đường sữa).
Carbohydrate phức bao gồm những polysaccharide (hàng trăm những
đường đơn được liên kết với nhau) và thường được biết như những tinh bột và
xơ. Carbohydrate phức không thể ngay lập tức sử dụng cho cơ thể như năng
lượng. Đầu tiên chúng phải bị bẻ gãy thành glucose bằng cách nấu hay quá
trình tiêu hoá. Ví dụ những carbohydrate phức như hạt ngũ cốc, quả hạch, hạt
giống, bánh mì, mì ống, gạo, thức ăn từ ngũ cốc, và khoai tây [21] [23].
Bảng 2.2: Số lượng carbohydrate của những thức ăn thông thường.
Thực phẩm Số lượng carbohydrate
(trong 100g thực phẩm ăn được)
Gạo tẻ 76.2 g
Bột mì 72.9 g
Ngô tươi 39.6 g
Đậu tương (đậu nành) 24.6 g
Chuối tiêu 22.2 g
Na 15.0 g
Táo tây 11.4 g
Khoai tây 21.0 g
Đậu xanh 53.1 g
Thang Long University Library
- Những đề nghị về chế độ ăn của carbohydrate
Những người bệnh gan nên phấn đấu một chế độ ăn bao gồm xấp xỉ 60
đến 70 % carbohydrate, với carbohydrate phức chiếm số lượng nhiều hơn. Đối
với những người như vậy, một chế độ ăn cân bằng tốt sẽ bao gồm ít nhất 400
gram carbohydrate. Nếu có quá nhiều carbohydrate ở chế độ của một người,
điều này sẽ có kết quả giống ở việc ăn quá nhiều protein và mỡ. Nếu quá nhiều
protein được ăn và không đủ carbohydrate, thì gan sẽ bắt buộc phải dùng
protein như một nguồn năng lượng. Đấy là một việc dùng protein không hiệu
quả và không khôn ngoan, bởi vì protein có nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng tế
bào và mô. Vì vậy, điều này sẽ đặt những stress đối với gan như là gây nên
thêm sự mệt mỏi hơn đối với gan để đảo ngược protein thành năng lượng hơn
là đảo ngược carbohydrate thành năng lượng. Nếu quá nhiều mỡ và không đủ
carbohydrate được ăn thì nhiều rối loạn về sức khỏe, bao gồm béo phì, có thể
gây ra. Điều đó có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ hay bệnh gan nhiễm mỡ không
rượu (NAFLD) .
2.2.3. Lipid
Lipid là thành phần hiệu quả nhất của cơ thể cho việc dự trữ năng lượng
thừa. Chúng là một nguồn rất tập trung calori. Vì vậy, một chế độ ăn mỡ nhiều thì
có thể đưa đến việc tăng cân nhiều hơn so với một chế độ ăn cao protein hay
carbohydrate.
Điều quan trọng ở những người bệnh gan là hạn chế tối thiểu việc ăn vào
mỡ bằng cách tránh những thức ăn có thành phần mỡ cao . Mỡ quá nhiều trong
cơ thể thì có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Mặc dù không phổ biến, có thể một vài
người bị gan nhiễm mỡ sẽ phát triển thành xơ gan và suy gan. Một gan nhiễm
mỡ có thể gây nên bệnh gan hay có thể góp phần làm xấu hơn những bệnh gan
khác [21], [23].
Bảng 2.3: Số lượng lipid của những thức ăn thông thường.
Thực phẩm Số lượng lipid
(trong 100g thực phẩm ăn được)
Dầu thực vật 99.7 g
Vừng (đen, trắng) 46.4 g
Bơ 83.5 g
Pho mát 30.9 g
Sữa bột toàn phần 26.0 g
Thịt gà ta 13.1 g
Sườn lợn (bỏ xương) 12.8 g
- Những lời khuyên về chế độ ăn đối với lipid
Như một quy luật chung, không nhiều hơn 30% lượng calori của con người
đưa vào từ mỡ. Đấy là việc hấp thu tối đa. Lý tưởng, một người nên nhắm vào
khoảng 10 đến 20%. Những người thừa cân thì vào khoảng 10%. Trong khi việc
quan trọng là ăn mỡ ít như có thể thì việc ăn một lượng nhỏ những mỡ tốt cho sức
khỏe hơn thì có một vài thuận lợi. Mỡ cung cấp cho cơ thể như một nguồn năng
lượng dự trữ. Vì vậy, acid béo thật sự cần thiết cho chức năng bình thường của
những chuyển hoá cơ thể. Thêm vào đó, con người cần chất béo để dễ dàng 4
vitamin tan trong chất béo A, D, E, và K, không có chất béo, những vitamin này có
thể trở nên thiếu trong cơ thể, thậm chí cả khi chúng được trong thành phần bổ sung
[21], [23].
2.2.4. Các vitamin và những khoáng chất
Gan là kho chứa chính của cơ thể cho việc dự trữ những chất dinh dưỡng. Nó
hấp thu và dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất từ máu. Nếu chế độ ăn của một
người không cung cấp một số lượng thích hợp các chất dinh dưỡng này cho một
ngày nhất định thì gan sẽ giải phóng ngay số lượng cần thiết của chúng vào trong
máu. Tuy nhiên, khả năng của gan có giới hạn là không chuyển hoá các vitamin và
Thang Long University Library
các khoáng chất. Bất kỳ số lượng dư thừa vitamin nào mà gan không thể chuyển
hóa được nói chung sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Chưa nói đến tại một vài khía
cạnh, gan có thể trở nên bị nguy hiểm bởi xu hướng chuyển hoá quá mức thừa của
những vitamin và những khoáng chất. Vì vậy, những lượng bổ sung quá nhiều
vitamin và khoáng chất có thể có hại nhiều hơn là tốt đối với một cái gan đã tổn
thương thật sự [15], [21], [23].
Các vitamin
Các vitamin là những chất hữu cơ được đến từ những động vật và thực vật.
Chúng là thành phần cơ bản để phát triển, lớn lên và hoạt động của con người. Các
vitamin được biết như những chất dinh dưỡng vi lượng bởi vì chúng được yêu cầu
bởi cơ thể chỉ một số lượng nhỏ (so với protein hay nước làm ví dụ) để duy trì sức
khoẻ. Bình thường số lượng được yêu cầu được cung cấp bằng một chế độ ăn đầy
đủ. Cũng giống như thức ăn, và dược phẩm, các vitamin cũng phải đi qua gan để
được chuyển hóa. Nếu ăn vào quá nhiều, bất kỳ vitamin nào cũng có khả năng gây
nên những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Đấy là sự thật thậm chí đối với những
người có chức năng gan bình thường. Tuy nhiên, ở những người có bệnh gan thì
khả năng cho tổn hại sẽ cao hơn nhiều. Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn
thương gan mà người nào đó thậm chí có thể cần phải loại bỏ khỏi chế độ ăn của họ
những thức ăn mà nó làm tăng mạnh những vitamin được xác định. Chúng có thể
bao gồm những thức ăn thông thường như một vài món ăn ngũ cốc buổi sáng [15],
[21], [23].
Ở mặt khác, một vài bệnh gan có khuynh hướng khiếm khuyết vitamin và
phải ăn bổ sung vitamin. Nếu bác sĩ của bạn khuyên một bổ sung vitamin cụ thể thì
chắc chắn là nó được uống cùng bữa ăn để được hấp thu vào trong cơ thể thích
đáng. Hơn nữa những vitamin bổ sung nên được bảo quản ở chỗ mát mẻ và khô
ráo, vì hiệu lực của chúng có thể bị giảm bởi ánh sáng mặt trời và ẩm ướt.
Các vitamin có thể được phân loại dựa vào đặc điểm hoà tan của chúng – tan được
trong mỡ và tan được trong nước. Sự khác biệt này có hàm ý quan trọng cho những
người bệnh gan và sẽ được biểu hiện ở những phần sau trên những loại vitamin
khác nhau [15], [21], [23].
- Các vitamin tan trong mỡ
Các vitamin tan trong mỡ bao gồm vitamin A, D, E và K. chúng được hấp thu
vào cơ thể chỉ với sự giúp đỡ của mỡ hay mật. Những vitamin này được tích lũy ở
trong những tế bào mỡ. Ở những người với bệnh gan ứ mật ( bệnh gan mà có sự suy
yếu hay hư hỏng dòng chảy của mật bên trong ống mật), chúng có thể làm hấp thu
kém cho cơ thể. Ở những trường hợp này, bổ sung vitamin là cần thiết. Loại
vitamin tốt nhất để dùng ở trường hợp này là một vitamin tan trong dầu nhưng có
cấu tạo tan trong nước được. Mỗi một vitamin tan được trong mỡ sẽ được thảo luận
chi tiết thêm ở dưới [15] [23].
Vitamin A.
Vitamin A thì cần để duy trì thị lực bình thường, và chủ yếu cho hệ miễn
dịch. Nó cũng đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe cho
da, xương, răng. Khoảng 80 đến 90% tổng số trong cơ thể được dự trữ dưới dạng
retinoid được tìm thấy trong gan. Gan có quyết định quan trọng là nơi nào vitamin
A được cần nhất trong cơ thể.
Ăn quá nhiều vitamin A (liều xấp xỉ 25.000 đến 50.000 IU mỗi ngày) là rất
nguy hiểm cho gan vì nó có thể gây nên bệnh gan được biết như thừa vitamin
A.Trong thực tế, tình trạng này có thể dẫn đến xơ gan. Những người với bệnh gan
nên tránh ăn gan vì nó chứa một lượng lớn vitamin A, hơn hẳn bất kỳ cơ quan nội
tạng nào khác. Khả năng của vitamin A gây nên ngộ độc gan có thể tăng bởi việc
uống rượu hay dùng quá nhiều những vitamin tan trong dầu khác (như vitamin E)
hay việc thiếu vitamin C. Ngộ độc vitamin A có thể biểu hiện chỉ một vài giờ sau
khi một người dùng một liều quá lớn. Những người bệnh gan được khuyên giảm
dùng vitamin này.
Vitamin A được tìm thấy ở gan động vật và những trái cây cam và xanh, và
những rau như măng tây, bông cải xanh, cà rốt, và dưa đỏ. Nguồn gốc từ động vật
chứa vitamin A có khuynh hướng chứa hàm lượng vitamin này nhiều hơn (6 lần) so
với nguồn gốc từ thực vật. Vì thế, người ta khuyên những người mắc bệnh gan
tránh dầu gan cá moruy và gan động vật. Rau thì có thể ăn tự do. Tuy nhiên, thực
hiện dùng sinh tố hàng ngày với lượng lớn trái cây và rau nên tránh ở những người
mắc bệnh gan nặng [15] [21]. [23].
Vitamin D
Thang Long University Library
Vitamin D, một vitamin tan trong mỡ, được coi như “vitamin ánh nắng mặt
trời”. Đó là vì nhờ có ánh sáng mặt trời mới biến đổi cholesterol thành vitamin D.
Vitamin D thì quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa calcium. Vitamin này
cho phép calcium có khả năng vào xương. Vitamin D thì quan trọng đặc biệt đối
với những người mắc bệnh gan mãn tính, những người có khuynh hướng bị hủy
xương hay loãng xương. Những người này được khuyên dùng vitamin D bổ sung
hay ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin D.
Những thức ăn chứa dồi dào lượng vitamin D bao gồm sữa (nó được bổ sung
vitamin D), cá ở xứ lạnh, dầu cá, dầu gan cá moruy, và lòng đỏ trứng [15]. [21], [23].
Vitamin E
Vitamin E được biết như tocopherol, hoạt động như một chất chống oxy hóa
trong cơ thể. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E có thể bảo
vệ gan. Vì vậy những người uống rượu thường xuyên, và đặc biệt những người bị
bệnh gan do rượu, có thể có lợi từ việc bổ sung vitamin E.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E là dầu thực vật, các loại ngũ cốc,
xanh nhiều lá sẫm màu, quả hạch và họ đậu. Những thức ăn này được xếp trong
nhóm những acid béo dạng chuỗi không bão hòa. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng
điều trị bằng vitamin E có thể là một hỗ trợ có lợi cho điều trị viêm gan virus.
Trong một vài nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân mắc viêm gan virus C
mạn, tỉ lệ đáp ứng được cải thiện bởi việc thêm vào vitamin E trong việc điều trị
bằng interferon và ribavirin. Do đó, đã có đề nghị là vitamin E có thể làm chậm sự
tiến triển của bệnh gan; trì hoãn đợt cấp và giảm mức độ của bệnh, giảm tác dụng
phụ khi dùng ribavirin là những thuận lợi có liên quan đặc biệt đến vitamin E
trong điều trị với interferon và ribavirin [15], [21], [23].
Vitamin K
Vitamin K được dùng bởi gan để sản xuất protein prothrombin. Prothrombin,
như đã được thảo luận , thì có vai trò chủ yếu cho việc cầm máu. Không có vitamin
K, con người sẽ chảy máu như bị cắt. Vitamin K cũng giúp giữ cho xương cứng
chắc. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi glucose thành
glycogen. Glycogen sau đó được dự trữ ở gan, tạo nên năng lượng dữ trữ. Một nửa
vitamin K trong cơ thể được tạo bởi vi khuẩn cộng sinh mà sống tự nhiên trong
đường ruột. Phần còn lại được lấy từ nguồn thức ăn. Những thực phẩm chứa dồi
dào vitamin K gồm spinach và những rau nhiều lá xanh, cà rốt, khoai tây, món ăn
làm từ ngũ cốc, và gan. Không có một bổ sung hàng ngày được yêu cầu đối với
vitamin K [15], [21], [23].
- Các vitamin tan trong nước
Những vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C và các vitamin B. Phức
hợp vitamin B gồm 8 vitamin B khác nhau. Không cần mỡ hay mật để hấp thu các
vitamin tan trong nước từ đường tiêu hóa, và vì thế sự thiếu những vitamin này
không thường xảy ra ở những người mắc bệnh gan ứ mật. Những vitamin tan trong
nước được dự trữ trong cơ thể hay được dùng để thỏa mãn những yêu cầu hàng
ngày. Lưu giữ những vitamin này có thể kéo dài nhiều tháng. Vì thế, những người
bệnh gan hiếm khi có thiếu một vitamin tan trong nước. Một ngoại lệ cho quy luật
này: những người mắc bệnh gan do rượu. Ở nhóm này thường yêu cầu việc bổ
sung vitamin tan trong nước bởi vì thiếu dinh dưỡng xảy ra bởi rượu trong cơ thể.
Việc ngộ độc bởi những vitamin tan trong nước thì hiếm, vì những liều quá nhiều
những vitamin này có thể dễ dàng thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hay nước tiểu
[15], [21], [23].
Vitamin C
Vitamin C được biết như axit ascorbic là một chất chống oxy hóa. Vitamin
này hỗ trợ cho việc lành vết thương bị cắt và bầm tím và cũng giúp cứng chắc
xương, sụn, răng và da. Thêm vào đó, vitamin C làm tăng việc hấp thu sắt. Vitamin
này giúp trong quá trình sản xuất interferon – một protein của hệ miễn dịch được
tạo bởi cơ thể, cho nên việc bổ sung vitamin này có thể có lợi trong việc điều trị
những bệnh nhân viêm gan virus C và B. Do đó, một vài chuyên gia cảm thấy rằng
vitamin C có thể làm chậm đợt bùng phát của bệnh và giảm mức độ của việc thiếu
máu liên quan đến ribavirin ở một vài bệnh nhân viêm gan virus C được điều trị
bằng interferon và ribavirin. Hầu hết những trái cây tươi và rau chứa hàm lượng
phong phú vitamin C. Người ta có thể thấy rằng việc nấu phá huỷ vitamin C bên
trong thực phẩm. Hàm lượng vitamin C được đề nghị là khoảng 60 đến 72 mg mỗi
ngày [15], [21], [23].
Phức hợp vitamin B
Các vitamin B gồm có 8 vitamin khác nhau: thiamine (vitamin B1),
Thang Long University Library
riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), pantothenic (vitamin B5), pyridoxine
(vitamin B6), cyanocobalamin (vitamin B12), folate, và biotin. Tất cả chúng, ngoại
trừ việc quá liều niacin, là an toàn đối với người bệnh gan. Sau đây là một thảo luận
về một số vitamin.
+Thiamine (vitamin B1) thì cần thiết cho việc chuyển hoá các
carbohydrate thành năng lượng. Thiamin có thể tìm thấy ở các loại ngũ cốc
hay những món ăn từ ngũ cốc, bánh mì, gạo nâu, thịt lợn, gan, và đậu nành.
Khoảng 5 mg là hàm lượng tối đa thiamine có thể được hấp thu mỗi ngày từ
việc bổ sung.
+ Riboflavin (vitamin B2) thì quan trọng cho việc sản xuất năng lượng.
Nó giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng và sửa chữa những cơ quan và mô, đặc biệt
là da, màng nhầy, mắt, và thần kinh. Nó cũng có vai trò trong việc tiêu hóa tốt.
Riboflavin có thể tìm thấy ở ngũ cốc còn nguyên vỏ và cả ở những sản phẩm
ngũ cốc tinh chế, cũng như ở gan, sữa và những rau nhiều là xanh.
+ Pyridoxine (vitamin B6) thì cần cho việc chuyển hoá hiệu quả protein,
carbohydrate,và mỡ. Nó hỗ trợ trong việc sản xuất các hormon và tế bào hồng
cầu. Vitamin B6 được tìm thấy nhiều trong thực phẩm (thí dụ như gan, cá hồi,
quả hạch, gạo nâu, hầu hết các loại rau và thịt) [15], [21], [23].
Các khoáng chất
Các khoáng chất là các chất vô cơ, nghĩa là chúng không được tạo ra bởi
thực vật cũng như động vật. Chúng có ở trong đất và nước và được tập hợp lại ở
những mức độ thay đổi khác nhau để thành tất cả cuộc sống của động và thực vật.
Các chất khoáng có vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các chức năng của cơ thể.
Những khoáng chất lớn bao gồm những khoáng mà cơ thể cần với khối lượng lớn.
Những khoáng chất lớn này thì đặc biệt liên quan đến những người mắc bệnh gan
bao gồm calcium và nartri. Những khoáng chất nhỏ là những khoáng chất mà cơ thể
cần với số lượng một ít. Những khoáng chất ít có liên quan đặc biệt đến những
người mắc bệnh gan gồm kẽm, sắt, và selenium. Sau
đây là việc thảo luận về những khoáng chất này [18], [22], [23].
Calcium (Ca)
Calcium có vai trò quan trọng trong sức khỏe răng và xương, co cơ bình
thường, và đông cục máu. Loãng xương là đặc trưng của việc giảm khối lượng
xương và hậu quả là gia tăng nguy cơ gẫy xương. Loãng xương thì là thông
thường đối với nhiều bệnh gan. Quan trọng đối với tất cả những người bệnh gan
mạn tính là sử dụng những thực phẩm giàu calcium và bổ sung chế độ ăn của họ
khoáng chất này. Trên thực tế, như những gì đã nêu trên, ý kiến tốt đối với tất cả
những người mắc bệnh gan mạn tính là dùng bổ sung cả calcium và vitamin D.
Những nguồn phong phú calcium gồm những sản phẩm bơ sữa, rau nhiều lá
xanh đậm, đậu hũ, và cá mòi có xương đóng hộp. Ngoài ra nhiều thực phẩm như
nước cam ép cũng làm tăng thêm calcium. Ăn quá nhiều calcium có thể cản trở
sự hấp thu sắt và kẽm. Thêm vào đó, việc dùng quá nhiều calcium cũng có thể
gây nên sự thay đổi về những vấn đề sức khỏe, bao gồm: sỏi thận, táo bón, và
mệt mỏi [18], [22], [23].
Natri (Na)
Natri là một khóang chất mà cơ thể yêu cầu để duy trì một cách cân đối sự
cân bằng nước. Natriclua thường được biết như muối. Cơ thể yêu cầu khoảng 50
đến 400 mg natri mỗi ngày. Cho đến bây giờ, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng
25 đến 30 lần số lượng này! Trong khi việc sử dụng quá nhiều muối này không
nguy hại đến hầu hết những người khoẻ mạnh, thì nó có thể gây nên những vấn đề
cho một người bị bệnh gan tiến triển.
Xơ gan mất bù có thể dẫn đến dịch cổ trướng (việc lắng đọng bất thường
dịch trong bụng. Những người có báng bụng phải có một chế độ ăn hạn chế muối
nghiêm khắc. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có hàm lượng natri cao. Cho nên, tham gia
một chế độ ăn kiêng có thể trở thành cần thiết đối với những người đang báng bụng
trầm trọng [15], [22], [23].
Sắt (Fe)
Có hai loại sắt cho chế độ ăn. Sắt Heme (động vật) được tìm thấy ở những
thực phẩm động vật, như thịt đỏ, được hấp thu tốt từ chế độ ăn. Sắt không heme ở
những thực phẩm thực vật được hấp thu ít vào trong cơ thể. Số lượng sắt trong cơ
thể thường vào khoảng 3 đến 4 gram (50 mg/kg ở nam và 40 mg/kg ở nữ). Sắt là
một phần quan trọng của hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát
oxygen cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể của sắt với năng lượng và sức khỏe.
Những người mắc bệnh gan thường cho rằng khi họ cảm thấy yếu và mệt, họ cần
Thang Long University Library
dùng bổ sung sắt. Quá tải sắt trong cơ thể của một bệnh nhân gan có thể là rất nguy
hiểm. Trong việc quá thừa, thì sắt là độc chất của gan và có thể dẫn đến xơ gan, suy
gan, và ung thư gan. Những người mắc bệnh này và những người mắc bệnh có hàm
lượng sắt cao bởi những rối loạn khác của gan nên tránh nấu ăn với đồ nấu bằng
gang và nên tránh ăn với những dụng cụ bằng gang. Những người này chỉ nên ăn
khối lượng trung bình thức ăn có hàm lượng sắt cao [15], [22], [23].
Bảng 2.4: Hàm lượng sắt của một vài thực phẩm thông dụng
Thực phẩm Hàm lượng sắt
(trong100g thực phẩm ăn được)
Mộc nhĩ 56.1g
Nấm hương 35.0 g
Cần tây 8.0 g
Tiết lợn 20.4 g
Gan lợn 12.0 g
Rau giền trắng 6.1 g
Kẽm (Zn)
Kẽm có vai trò chủ yếu đối với chức năng bình thường của hệ miễn dịch,
quan trọng đối với cảm giác vị giác và khứu giác, và có thể bảo vệ gan khỏi sự tổn
thương hóa học. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng kẽm thậm chí có thể bảo vệ cơ thể
khỏi các virus, bao gồm cảm lạnh thông thường. Thêm kẽm đối với điều trị
interferon ở những bệnh nhân viêm gan virus B có thể gia tăng tỉ lệ đáp ứng tiệt trừ
virus. Nguồn phong phú kẽm gồm thịt bò, gan, men làm bia, hải sản, lòng đỏ trứng,
cá, và đậu lima [15], [22], [23].
Selenium (Se)
Selenium là một chất chống oxy hóa mà có thể kích thích hệ miễn dịch và
bảo vệ chống lại những ung thư nào đó. Selenium và vitamin E họat động cùng
nhau để giúp duy trì sức khỏe tim mạch và gan và giúp trong việc sản xuất kháng
thể [23].
2.3. NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG KHÁC
Một vài thực phẩm và các chất bổ sung có liên quan đến viêm gan và những
rối loạn về gan. Vì vậy, người ta đề nghị rằng những người mắc bệnh gan tránh
những thực phẩm và những chất bổ sung được bàn luận trong phần này. Những vấn
đề về dinh dưỡng khác mà mọi người thường có bao gồm việc dùng nước và
caffeine ảnh hưởng đến gan như thế nào. Những vấn đề liên quan này sẽ được lưu
tâm trong phần này.
2.3.1. Thực phẩm và những bổ sung cần tránh
Động vật có vỏ chưa chế biến (sò và hến) là nguồn cực nhiều gây viêm
gan virus A. Những người bệnh gan mạn tính thì có nguy cơ gia tăng các biến
chứng và có kết quả xấu nếu họ bị nhiễm virus viêm gan A. Sụn cá mập là một
bổ sung dinh dưỡng được xem có ý nghĩa đem lại điều có lợi cho một vài người
mắc bệnh ung thư. Điều này có thể, mặc dù không được chứng minh, có sự liên
quan giữa sụn cá mập và viêm gan do thuốc. Những người mắc bệnh gan mãn
được khuyên tốt nhất nên tránh bổ sung chất này cho đến lúc nó được đánh giá
trong tương lai [22], [23], [26].
2.3.2. Uống nước đầy đủ
Cơ thể có khoảng 70% là nước. Yêu cầu nước để thực hiện những chức năng
chủ yếu của cơ thể. Quan trọng đối với mọi người là phải uống ít nhất 6 đến 8 ly
nước ( 1ly khoảng 220 ml) nước mỗi ngày. Điều quan trọng nhất đối với những
người mắc bệnh viêm gan virus B hay C, mà những người đang điều trị interferon
phải ngăn chặn tình trạng thiếu nước. Những người này nên tăng việc uống nước
của họ ngoài số lượng được đề nghị phải ít nhất một gallon (3,78 lít) nước mỗi
ngày. Những người mắc bệnh gan thường cho rằng việc uống nước quá nhiều sẽ
giúp họ một cảm giác cải thiện về sức khỏe. Và những người đang dùng interferon
thường cho rằng uống nước thoải mái giúp họ giảm một vài tác dụng phụ của thuốc.
[15], [23], [26].
2.3.3. Ảnh hưởng của caffeine lên những người mắc bệnh gan
Caffeine thì có ở trong cà phê, trà, ca cao, cola, và vài dược phẩm bán không
cần đơn của bác sĩ. Caffeine được chuyển hoá thông qua gan. Tuy nhiên, bản thân
caffeine không có hại trực tiếp đến gan. Trên thực tế, một nghiên cứu thậm chí đã
phát biểu rằng cà phê, không như những thức uống chứa cafferine khác, có thể làm
chậm lại tiến trình của bệnh gan đến xơ gan. (kết luận này không được chứng minh
bởi các nghiên cứu khác). Một cách điều độ (một đến hai tách đồ dùng chứa
Thang Long University Library
caffeine mỗi ngày), caffeine có thể làm giảm sự mệt mỏi liên quan đến bệnh gan
trong một chừng mực nào đó [23], [26].
2.4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG:
Dựa trên giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn, để xây dựng chế độ ăn
cho người bệnh viêm gan B mạn tính. Người điều dưỡng nên áp dụng qui trình 5
bước để xây dựng một thực đơn phù hợp cho người bệnh cho phù hợp với giai đoạn
của bệnh, thói quen ăn uống, hoàn cảnh kinh tế, sự dụng thực phẩm sẵn có tại địa
phương. Thực đơn cho người bệnh đa dạng đủ chất và lượng, sử dụng nhiều loại
thực phẩm trong ngày [26].
- Bước 1: Nhận định
+ Hỏi: Khai thác bệnh sử, tiền sử của bệnh, thói quen ăn uống, thức ăn
đã dùng, chất bài tiết (số lần, tính chất, màu sắc, số lượng), có buồn
nôn hay nôn không.
+ Quan sát: Da niêm mạc, thể trạng tinh thần người bệnh.
+ Khám: Miệng lưỡi người bệnh có sạch hay bẩn, gõ bụng đánh giá
độ to của gan lách, có trướng hơi hay không.
+ Tham khảo hồ sơ: Theo dõi thường xuyên các xét nghiệm về chức
năng gan, chẩn đoán của bác sĩ.
- Bước 2: Chẩn đoán điều dưỡng
+ Người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh.
+ Nhu cầu dinh dưỡng cần giải quyết.
- Bước 3: Lập kế hoạch chăm sóc
+ Xây dựng thức đơn phù hợp cho người bệnh.
+ Giúp ngưòi bệnh có kiến thức về dinh dưỡng, biết cách chế biến
thức ăn phù hợp, cách phòng bệnh.
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chăm sóc
+ Cho người bệnh ăn theo kế hoạch đề ra.
- Bước 5: Lượng giá
+ Đáp ứng của người bệnh đối với chế độ ăn.
+ Mức độ cải thiện của bệnh.
+ Sự hiểu biết của người bệnh về dinh dưỡng.
2.5. VÍ DỤ MỘT VÀI MẪU THỰC ĐƠN: [23]
Thực đơn 1:
Bảng 2.5: Thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính (Ăn mềm)
Giờ
ăn
Thứ 2 + 5 Thứ 3 + 6 + CN Thứ 4 + 7
7 giờ Sữa tách bơ 200 ml:
(Sữa bột tách bơ 25g;
Đường glucose 10g)
Bánh bột khoai hấp
2cái: (Bột khoai lang
hoặc khoai sọ 50g;
Đường glucose 20g)
Sữa chua tách béo: (Sữa
bột tách bơ 25g;
Đường glucose 10g)
Bánh bột hấp 2 cái: (Bột
khoai lang 50g; Đường
glucose 20g)
Sữa tách bơ 200 ml:
(Sữa bột tách bơ 25g;
Đường glucose 10g)
Bánh mì bơ (Bánh mì
30g: Bơ 5g)
11
giờ
Cháo thịt (Gạo 100g;
Thịt nạc 30g; Dầu 5g;
Hành 5g)
Chuối tiêu 100g
Miến nấu rau + tôm nõn
(Miến 100g; Tôm nõn
khô 10g; Rau cải xanh
100g; Dầu 5g; Hành mùi
10g)
Quýt ngọt 200g
Phở bò xào (Bánh phở
200g; Thịt bò 30g;
Rau cải trắng 100g;
Dầu 5g; Hành mùi
10g)
Chuối tiêu 100g
14
giờ
Nước mía 250ml Nước cam 300ml (Cam
ngọt 300g; Đường
glucose 15g)
Nước cam 300ml
(Cam ngọt 300g;
Đường glucose 15g)
16
giờ
Súp rau thịt + bún:
(Bún 150g; Bắp cải
100g; Khoai tây
150g; Hành mùi 10g;
Dầu 5g)
Bún nấu canh rau thịt
(Bún 300g; Thịt gà nạc
30g; Rau cải trắng 100g;
Dầu 5g; Hành mùi 10g)
Nho ngọt 100g
Cháo trứng gà (Gạo
100g; Trứng gà 1quả;
Hành mùi 10g; Dầu
ăn 5g)
Hồng ngọt 1 quả
Thang Long University Library
Quýt ngọt 200g (150g)
19
giờ
Chè bột sắn dây
200ml (Bột sắn 25g;
Đường glucose 15g)
Mứt chuối 50g Bánh trôi bột sắn (Bột
sắn 30g; Đường
glucose 15g)
Giá trị dinh dưỡng: Năng lượng 1650 – 1750 Kcal; Protein 65g (50% là protein
động vật); Lipid 13 – 15g; Glucid 300 – 320g.
Thực đơn 2:
Bảng 2.6: Thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính (Ăn cơm)
Giờ
ăn
Thứ 2 + 5 Thứ 3 + 6 + CN Thứ 4 + 7
7
giờ
Sữa chua 250 ml +
đường glucose 10g
Bánh bột khoai sọ 2cái:
(Bột khoai sọ 50g;
Đường glucose 20g)
Sữa chua vớt béo:
(200ml + đường glucose
10g). Bánh bột hấp 2
cái: (Bột khoai lang 50g;
Đường glucose 20g)
Sữa chua vớt béo 200
ml + đường
glucose10g
Khoai lang luộc 200g
11
giờ
Cơm + thịt + rau (Gạo
tẻ 100g; Thịt hấp cà
chua: (Thịt nạc 30g; Cà
chua 150g; Dầu 5g;
Hành 5g)
Canh cải xoong 100g
Cơm + thịt + rau
(Gạo tẻ 100g; Thịt nạc
30g; Bí xanh 200g;
Hành mùi 10g; Dầu 5g)
Táo ngọt 100g
Cơm + rau + trứng
(Gạo tẻ 100g; Trứng
gà 1quả; Dầu 3g;
Khoai tây 100g; Cải
cúc 100g)
Quýt ngọt 200g
14
giờ
Nước cam 300ml (Cam
ngọt 300g; Đường
glucose 15g)
Nước cam 300ml (Cam
ngọt 300g; Đường
glucose 15g)
Nước mía 250ml
16
giờ
Miến nấu rau + tôm
nõn: 400ml (Miến
100g; Tôm nõn khô
10g; Cải cúc 100g; Dầu
5g; Hành mùi 10g)
Bún nấu canh rau (Bún
300g; Thịt gà nạc 30g;
Rau cải trắng 100g; Dầu
5g; Hành mùi 10g; Cà
chua 100g)
Phở bò xào (Bánh phở
200g; Thịt bò 30g;
Rau cải trắng 100g;
Dầu 5g; Hành mùi
10g)
Chuối 100g Chuối khô 50g Chuối tiêu 100g
19
giờ
Bánh trôi bột sắn 250ml
(Bột sắn 30g; Đường
glucose 20g)
Chè bột sắn dây 250ml
(Bột sắn dây 20g;
Đường glucose 20g)
Bánh trôi bột sắn (Bột
sắn 30g; Đường
glucose 20g)
Giá trị dinh dưỡng: Năng lượng 1700 – 1800 Kcal; Protein 37g (50% là protein
động vật); Lipid 13 – 15g; Glucid 330 – 380g.
KẾT LUẬN
Cùng với một số bệnh khác, bệnh viêm gan B mạn tính đang tăng
nhanh ở nước ta trong những năm gần đây. Điều đó liên quan đến những
thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Đối với người bệnh viêm gan B mạn,
chế độ ăn là một yêu cầu thiết yếu để bảo vệ gan vì gan là một cơ quan đảm
nhận nhiều chức năng chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Mặt khác gan
còn là một cơ quan khử độc quan trọng trong cơ thể đối với các độc tố nội
sinh, các độc tố do vi khuẩn, độc tố rượu, của thuốc
Ngoài ra gan còn là cơ quan dự trữ vitamin A, D, K, chuyển
carotene thành vitamin A, dự trữ các yếu tố khoáng như sắt, đồng cần
cho chuyển hóa cơ thể. Do đó khi bị viêm gan thì hàng loạt rối loạn về
chuyển hóa sẽ xảy ra do đó việc điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ
nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý thì tế bào gan có thể được tái tạo, chức năng
gan có thể hồi phục hoặc không tiến triển nặng hơn. Là người điều dưỡng
với vai trò chăm sóc người bệnh, những hiểu biết về bệnh và chế độ dinh
dưỡng cho người bệnh viêm gan B mạn sẽ giúp người điều dưỡng viên thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc giúp
người bệnh hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Điều quan trọng là sử dụng thực phẩm sao cho vẫn đủ năng lượng cho cơ
thể nhưng phải hạn chế được sự nặng lên của bệnh, góp phần duy trì và
tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. ĐẠI CƯƠNG 2
1.1. Định nghĩa 2
1. 2. Hình thể và cấu trúc của virus viêm gan B 2
1. 3. Các dấu ấn (marker) trong viêm gan virus B 2
1. 4. Đường lây truyền virus viêm gan B 4
1. 5. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HBV 4
1. 6. Sinh lý bệnh viêm gan vi rút B mạn tính 5
1. 7. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm gan B mạn tính 6
1.8. Phân loại viêm gan B mạn tính 7
1.9. Điều trị viêm gan B mạn tính 8
2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN B
MẠN TÍNH
9
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B mạn tính 10
2.2. Những hướng dẫn dinh dưỡng nói chung đối với bệnh gan 11
2.2.1. Protein 12
2.2.2. Carbohydrate 14
2.2.3. Lipid 15
2.2.4. Các vitamin và những khoáng chất 16
2.3. Những lời khuyên về chế độ ăn kiêng khác 23
2.3.1. Thực phẩm và những bổ sung cần tránh 23
2.3.2. Uống nước đầy đủ 24
2.3.3. Ảnh hưởng của caffeine lên những người mắc bệnh gan 24
2.4. Quy trình chăm sóc điều dưỡng 25
2.5. Ví dụ một vài mẫu thực đơn 26
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC VIẾT TẮT
- ALT : Alanin aminotransaminase.
- AST : Aspartat aminotransaminase.
- Anti HBc : Kháng thể kháng kháng nguyên lõi của HBV.
(Antibody against Hepatitis core antigen).
- Anti HBe : Kháng thể kháng kháng nguyên e của HBV.
(Antibody against Hepatitis B e antigen).
- Anti HBs : Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của HBV.
- HBV : Virus viêm gan B (Hepatitis B virus).
- HBeAg : Kháng nguyên e của HBV (Hepatitis B e Antigen)
- HBsAg : Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B
(Hepatitis B surface Antigen)
- VGBM : Viêm gan virus B mạn tính.
- VGMT : Viêm gan mạn tính
Thang Long University Library
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình 1.1 : Hình thể và cấu trúc của virus viêm gan B 2
Hình 2.1 : Những thức ăn cần thiết cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính 10
Bảng 1.1 : Các kháng nguyên, kháng thể tìm thấy ở người nhiễm HBV 4
Bảng 2.1 : Số lượng protein của những thức ăn thông thường 13
Bảng 2.2 : Số lượng carbohydrate của những thức ăn thông thường 14
Bảng 2.3 : Số lượng lipid của những thức ăn thông thường 16
Bảng 2.4 : Hàm lượng sắt của một vài thực phẩm thông dụng 23
Bảng 2.5 : Thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính (Ăn mềm) 26
Bảng 2.6 : Thực đơn cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính (Ăn cơm) 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Triệu An (1987), "Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở Việt Nam", Y
học Việt Nam, 2/137; tr. 1-5.
2. Phan Thị Thu Anh (2004), Sinh lý bệnh, NXB Y học, tr. 372-391.
3. Hoàng Bảo Châu (1997), Nội khoa học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr.
310 - 325.
4. Trần Xuân Chương (2005), "Ý nghĩa lâm sàng của các kiểu gen
(genotypes) của vi rút viêm gan B trong bệnh viêm gan vi rút B cấp", Y
học Thực hành, (512) số 5, tr. 40-43.
5. Phạm Đức Dương (2001), Đánh giá tác dụng điều trị của thuốc VG99
trong điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú ĐHY Hà nội, tr.29- 44.
6. Nguyễn Văn Dũng (2006), Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng gan của
chè tan Livcol trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính, Luận văn
Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Bùi Đại (2001), Viêm gan B và D, NXB Y học, tr. 388 - 393.
8. Vũ Bằng Đình, Đặng Kim Thanh (2005), Viêm gan virus và những hậu
quả, Nhà xuất bản Y học.
9. Lê Đăng Hà (1990), "Nghiên cứu lâm sàng và diễn biến của viêm gan do
vi rút A và B", Tạp chí Y học Việt Nam, 154, 5 tr. 18-23.
10. Lê Đăng Hà (1999), “Nghiên cứu lâm sàng viêm gan virus A và B”, Y học
Việt Nam (5), tr 8-10.
11. Lê Đăng Hà (2001), “Viêm gan virut B’’, Tài liệu đào tạo chuyên ngành
truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội, tr. 116 - 122.
12. Châu Hữu Hầu (2001), Tìm hiểu viêm gan virut B, Nhà xuất bản Y học.
13. Vương Tân Hoa (2004), Đông tây y kết hợp điều trị một số bệnh lâm sàng nhiệt
đới, Hội thảo Y học Việt Trung,Cục quân Y-Viện Y học cổ truyền quân đội,tr. 38-
39.
14. Trịnh Thị Xuân Hoà (1998). Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan
Thang Long University Library
và hiệu quả điều trị của thuốc Haina ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính,
Luận án tiến sỹ Y dược.
15. Lý Thiệu Hưng và cộng sự (1999), “Dùng Interferon α- 1b điều trị viêm
gan B mạn tính”, Tạp chí Tạng gan Trung Hoa, 7(1), tr. 57-58.
16. Đinh Lý Dạ Hương, Bùi Hữu Hoàng (2000), “Điều trị viêm gan siêu mạn
bằng các chất tương tự Nucleoside”, Viêm gan siêu viêm B. Nhà xuất
bản Đà Nẵng, tr.125-145
17. Nguyễn Nhược Kim (2002), ”Viêm gan B mạn tính dưới góc độ của động y
về bệnh sinh và trị liệu”, Tài liệu tập huấn Y học cổ truyền với các chứng
bệnh khó, Viện Y học cổ truyền Việt nam.
18. Trần Văn Kỳ (2000), Đông y điều trị bệnh tiêu hoá gan mật, Nhà xuất bản
Thanh niên, tr. 64 - 87.
19. Trịnh Thị Minh Liên (2001), Ý nghĩa lâm sàng và tiên lượng viêm gan B
dựa vào một số thông số miễn dịch, Luận án tiến sĩ y khoa, ĐHY Hà nội,
tr.1 – 10.
20. Trịnh Thị Ngọc (2000). “Tình hình nhiễm virus viêm gan trong nhóm
bệnh nhân viêm gan cấp vào điều trị tại bệnh viện y học lâm sàng các
bệnh nhiệt đới”. Tạp chí y học thực hành số 12, Tr 8-17.
21. Nhà xuất bản Bắc Kinh (1997), Bệnh học nội khoa lâm sàng đông y, tr.
1510 - 1512.
22. Nhà xuất bản Nhân dân Trung quốc (2001), Thực dụng đông y tiêu hóa học.
tr. 683.
23. Nhà xuất bản y học (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, tr180-182, 276-278
24. Tuệ Tĩnh (1993), Nam dược thần hiệu, Nhà xuất bản Y học, tr. 161 - 163.
25. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (1999),“Viêm gan mạn tính- Xơ
gan”.Bệnh học nội khoa. NXB Y học.
26. Phạm Bá Tuyến, Nghiên cứu tác dụng của viên VIGAB trên một số chỉ tiêu lâm
sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Đề tài cấp Bộ - Bộ Công
An 2010.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
TIẾNG ANH
27. Akuta N., Suzuki F. (2005), “Favorable efficacy of long term lamivudine
therapy in patients with chronic hepatitis B: an 8- year follow up study”,
J Med Virol, 2005 apr ; 75(4); 491-8.
28. Antonio Craxi (1998), “Viral liver disease”, Gastroenterology and
Hepatology, pp. 477-498.
29. Arossemena L. R., Cortes R. A., Servin L. et al. (2005), “Current and
feature treatment of chronic hepatitis B”, Minerva Gastroenterol Dierol,
2005 mar; 51(1): 77-93.
30. Bai S. L., Hu X. Y., Zhong S. (2008), "Evaluation on HBeAg conversion
time when treating chronic hepatitis B patients with combination of
lamivudine and traditional Chinese medicine”, Zhonghua Liu Xing Bing
Xue Za Zhi., 29(12):1243-7.
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b00047_1307.pdf