Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp

Báo cáo Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp” LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây thị trường chứng khoán cuả nước ta ngày càng phát triển, số lượng các công ty cổ phần mới liên tục tăng kéo theo đó vai trò của quản trị tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 1. CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG2 1.1 L ý thuyết về cơ cấu nguồn vốn. 2 1.1.1 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu. 2 1.1.2 Cơ cấu vốn mục tiêu. 3 1.1.3 Lý thuyết về cơ cấu vốn được phát triển theo 2 nhánh chính: thuyết cân đối và thuyết tín hiệu3 1.2 Các yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp:. 5 2. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA NĂM 2008. 7 2.1 Giới thiệu sơ nét về công ty đường Biên Hòa. 7 2.1.1 Giới thiệu về công ty:. 7 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính:. 7 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển:. 8 2.1.4 Những thành tích đạt được:. 8 2.1.5 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty:. 9 2.1.6 Hoạt động kinh doanh:. 16 2.1.7 Vị thế của công ty so với doanh nghiệp khác:. 21 2.1.8. Chính sách đối với người lao động. 23 2.2 Xác định cơ cấu vốn tối ưu. 24 2.2.1 Phân tích mối quan hệ EBIT/EPS dưới ảnh hưởng của đòn cân nợ. 24 2.2.2 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn trong giá chứng khoán và chi phí vốn. 35 2.2.3 Phân tích điểm bàng quang. 40 2.2.4 Cấp độ đòn cân định phí41 2.2.5 Cấp độ đòn cân tài chính (Degree of Financial Leverage-DFL)44 2.2.6 Cấp độ ảnh hưởng của đòn cân định phí và đòn cân tài chính (Degree of Total Leverage –DTL)46 3. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU BẰNG BẢNG TÍNH EXCEL VÀ PHẦN MỀM MÔ PHỎNG KINH DOANH CRYSTAL BALL 2000. 47

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại : (08) 8 269 717 Fax : (08) 8 264 873 c) Chi nhánh Đà Nẵng Địa chỉ : 120 Ông Ích Khiêm - Q. Thanh Khê - Tp. Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 744 622 Fax : (0511) 744 623 d) Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ : 550 CMT8 - P. An Thới - Q. Bình Thủy - Tp. Cần Thơ Điện thoại : (071) 761 488 Fax : (071) 761 489 2.1.5.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty: Công ty cổ phần Đường Biên Hòa được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. a) Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ: ƒ Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty; ƒ Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; ƒ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định. b) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ: ƒ Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty; Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc; ƒ Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty; ƒ Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông; ƒ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đường Biên Hòa hiện có 9 thành viên bao gồm: Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 7 uỷ viên. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, có quá trình hoạt động lâu năm trong ngành mía đường. c) Ban kiểm soát Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. d) Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám Đốc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và không nhất thiết phải là cổ đông Công ty. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: ƒ Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh; ƒ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ Công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị; ƒ Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty; ƒ Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị; ƒ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các Phó Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách nhân sự - Kế hoạch Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách nhân sự - Kế hoạch do HĐQT bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động tổng hợp xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư nguyên, nhiên vật liệu (trừ nguyên liệu đường) cho sản xuất tại Công ty và Nhà Máy, điều độ sản xuất, quản trị nhân sự, tiền lương, khen thưởng và đào tạo CBCNV. Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách Sản xuất Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách sản xuất do HĐQT bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại nhà máy, nghiên cứu sản phẩm mới, hệ thống mạng thông tin, đào tạo công nhân sản xuất. Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách Kinh doanh Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách Kinh doanh do HĐQT bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn: tiêu thụ sản phẩm, Marketing, huy động nguyên liệu đường và xuất nhập khẩu hàng hoá. Phó Tổng Giám đốc - Giám đốc Nhà máy Đường Biên Hoà - Tây Ninh Phó Tổng Giám đốc - Giám Đốc Nhà máy Đường Biên Hoà - Tây Ninh do HĐQT bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Đường Biên Hoà - Tây Ninh. e) Các phòng chức năng Phòng Tài chánh - Kế toán: ƒ Hạch toán kế toán; ƒ Quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính; Thống kê, báo cáo và phân tích hoạt động kinh tế; ƒ Quản lý hệ thống mạng vi tính. Phòng nhân sự: Quản lý lao động, tiền lương, chế độ, chính sách đối với người lao động; ƒ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; ƒ Huấn luyện, đào tạo; ƒ Quản lý hành chính, văn thư; Quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phòng; Bảo vệ trật tự an ninh; ƒ Quản lý, điều hành xe đưa rước, dịch vụ; Phòng Kế hoạch - Vật Tư ƒ Tổng hợp xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn. Theo dõi, hỗ trợ các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch. Tổng hợp xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. ƒ Theo dõi, tổng hợp thông tin, đánh giá, điều độ sản xuất; ƒ Cung ứng nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, vật tư, thiết bị phục vụ sửa chữa, lắp đặt dự án đầu tư (mua trong nước); ƒ Quản lý kho tàng. Phòng Dịch vụ ƒ Tổ chức phục vụ ăn uống nội bộ; ƒ Kinh doanh dịch vụ ăn uống. Phòng Kinh Doanh Thu thập thông tin tức thời và nghiên cứu thị trường; ƒ Thiết lập chiến lược Marketing; Quản lý và khai thác hệ thống phân phối của Công ty; Cung ứng nguyên liệu đường, mật chè cho sản xuất; ƒ Kinh doanh các sản phẩm khác; ƒ Quản lý hệ thống kho tang; ƒ Tham mưu Ban điều hành xây dựng kế hoạch, kiểm soát, theo dõi và tổng hợp đánh giá tình hình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, huy động nguyên liệu đường của toàn Công ty. Phòng Xuất Nhập Khẩu ƒ Thực hiện công tác xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu ủy thác; ƒ Thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh tế thế giới liên quan đến hoạt động của Công ty; ƒ Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho Ban lãnh đạo. Phòng QM ƒ Công tác quản lý và triển khai công tác của hệ thống quản lý chất lượng; ƒ Giám sát quá trình sản xuất của các Phân xưởng; ƒ Kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng; nghiệm thu nguyên, vật liệu cho sản xuất. Phòng Kỹ Thuật - Đầu tư ƒ Quản lý thiết lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật thiết bị toàn Công ty, kiểm soát tình hình sử dụng của các đơn vị, quản lý hồ sơ các sự cố, tham mưu trong sử dụng thiết bị và giải quyết sự cố; ƒ Thiết lập các qui trình kỹ thuật công nghệ sản xuất các sản phẩm và kiểm soát việc thực hiện trong toàn Công ty; ƒ Xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Tổng hợp xây dựng các kế hoạch sửa chữa tháng, kỳ, năm. Tổng kết quyết toán; ƒ Tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại Nhà máy; ƒ Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới; ƒ Tham gia huấn luyện, đào tạo công nhân kỹ thuật. f) Các Phân xưởng sản xuất ƒ Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt; ƒ Kiểm soát thực hiện các quy trình, quy phạm về thiết bị, công nghệ; ƒ Kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định; ƒ Quản lý thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc thuộc phạm vi trách nhiệm kể cả hệ thống xử lý nước thải; Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa tháng, năm. Riêng phân xưởng đường còn thêm chức năng sau: ƒ Quản lý thiết bị gia công cơ khí, dụng cụ cầm tay thuộc đơn vị; ƒ Thực hiện gia công cơ khí, tu bổ, sửa chữa thiết bị theo kế hoạch và nhu cầu của các đơn vị; Thực hiện thi công lắp đặt, chế tạo cho các dự án. 2.1.6 Hoạt động kinh doanh: 2.1.6.1 Các nhóm sản phẩm của công ty: a) Nhóm sản phẩm đường luyện ƒ Đường bao: bao 50 kg, bao 12 kg. ƒ Đường túi: túi 1 kg, túi 0,5 kg, … b) Nhóm sản phẩm đường rượu ƒ Rượu bình dân: rượu Rhum, Rhum trái cây, nếp thơm, … ƒ Rượu cao cấp: Marten, St Napoleon, Royal, Napoli-Brandy, Golden-Brandy, … 2.1.6.2 Kế hoạch phát triển kinh doanh Trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu và là một ngành kinh tế xã hội. Do vậy trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty luôn hướng đến tính bền vững với các dự án cụ thể sau: ƒ Đầu tư lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường; ƒ Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông, chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu cung ứng ra thị trường 100.000 tấn đường tinh luyện hàng năm; ƒ Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ethanol phù hợp với nhu cầu năng lượng sạch trong tương lai; ƒ Phát điện lên lưới quốc gia từ nguồn nguyên liệu là bã mía, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao; ƒ Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm đường, sản xuất phân vi sinh từ phế liệu qua quá trình sản xuất đường. Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế địa lý, Công ty còn thực hiện một số dự án sau: ƒ Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản phẩm rượu cao cấp, đủ khả năng thay thế các loại rượu nhập; ƒ Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; ƒ Đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm có sử dụng hàm lượng đường cao. 2.1.6.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Để đảm bảo sự phát triển bền vững, Công ty luôn chú trọng quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Do tính đặc thù sản phẩm của Công ty chủ yếu là đường tinh luyện đường tinh luyện Biên Hoà đã đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện nay (Độ Pol: 99,9), vì vậy việc nghiên cứu chỉ tập trung đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ hạt khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuỳ theo cỡ hạt mà đường tinh luyện Biên Hòa có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: ƒ RE tinh luyện ƒ RE hạt nhuyễn ƒ RE hạt mịn Một trong những thành quả nghiên cứu nổi bật của Công ty là sản xuất thành công đường Vitamin A. Đường Vitamin A là sản phẩm của sự hợp tác nghiên cứu cùng Tập đoàn Roche (Pháp) trong chương trình hành động tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Thiếu Vitamin A là nguyên nhân chính của tình trạng mù mắt và là yếu tố gây tử vong ở trẻ em. Theo UNICEF thì Vitamin A được bổ sung dưới 3 hình thức: ƒ Bổ sung bằng cách uống trực tiếp (giải pháp tình thế) Tăng cường Vitamin A vào thực phẩm (giải pháp trung hạn) ƒ Đa dạng chế độ ăn uống của người dân (giải pháp lâu dài) Trong điều kiện hiện nay, giải pháp tăng cường Vitamin A vào thực phẩm, cụ thể là vào sản phẩm đường là phù hợp và hữu hiệu nhất. Tại Công ty, quy trình bổ sung Vitamin A được kiểm soát hàm lượng và chất lượng rất nghiêm ngặt: Vitamin A, đường và các chất bảo quản được trộn đều tại phòng kiểm nghiệm để tạo ra hỗn hợp premix. Hỗn hợp này được định lượng và đóng gói kín trước khi đưa vào sản xuất. Theo một tỷ lệ nhất định, đường tinh luyện và hỗn hợp premix được trộn đều bằng các thùng quay, sau đó được đưa vào phễu chứa của máy đóng túi. Tại máy đóng túi, sản phẩm sẽ được đóng trong các túi có phủ màn che để không cho ánh sáng lọt vào sản phẩm. Do đặc điểm Vitamin A sẽ bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng nên toàn bộ dây chuyền sản xuất đều trong hệ thống kín. Với việc tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, bồi dưỡng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ công nghệ, Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà luôn tự hào có được những sản phẩm sạch, không có hoá chất gây độc hại cho sức khỏe con người. Những sản phẩm có được màu trắng tinh khiết của tự nhiên do đó bền vững với thời gian mà những sản phẩm khác không có được. Đầu tư nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vì “Chất lượng làm nên thương hiệu” là quan niệm luôn được quán triệt bởi toàn thể Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà. 2.1.6.4 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng Toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận vào ngày 03/02/2000. Bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty Phòng QM chịu trách nhiệm quản lý và triển khai công tác của Hệ thống quản lý chất lượng. Nhiệm vụ của phòng QM có thể tóm tắt như sau: ƒ Đề xuất và lập các phương án triển khai, cải tiến HTQLCL. Theo dõi tiến độ thực hiện; kiểm tra tổng thể và báo cáo kết quả trong từng thời điểm; ƒ Theo dõi và phân tích các kết quả, tiến trình thực hiện của hệ thống; Đưa ra các hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến; ƒ Kiểm soát cập nhật, ban hành tài liệu (kể cả có nguồn gốc từ bên ngoài) ƒ Chủ trì và phối hợp các hoạt động: đánh giá nội bộ, đánh giá nhà cung ứng, hoạt động khắc phục phòng ngừa, xử lý sản phẩm không phù hợp, ý kiến phản hồi của khách hàng; ƒ Tham gia theo dõi về mặt chất lượng các hoạt động mua hàng, lưu kho và bán hàng; ƒ Theo dõi các hoạt động phân công trách nhiệm quyền hạn, tuyển dụng, đào tạo, điều động nhân viên nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ƒ Phối hợp với Phòng Kinh Doanh thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá và đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty; ƒ Kiểm soát các hoạt động sản xuất và kiểm tra thử nghiệm; ƒ Kiểm soát tình trạng bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, cấp chứng chỉ thư chất lượng, đăng ký chất lượng sản phẩm cho khách hàng có yêu cầu. 2.1.6.5 Hoạt động Marketing Quảng bá thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô hình không thể thiếu được trong cơ chế thị trường để quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, Công ty không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu để giữ vững vị trí của mình trên thị trường: ƒ Thường xuyên củng cố và hoàn thiện tính chuyên nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là bộ phận marketing có nhiệm vụ thiết lập chiến lược marketing và quản lý thương hiệu. Vì vậy, sản phẩm của Công ty liên tục được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 10 năm liền (1997-2006) do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức và Công ty hiện nằm trong danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam. ƒ Ngoài ra Công ty còn đạt được nhiều giải thưởng khác, khẳng định giá trị thương hiệu như: Cúp vàng Top Ten Thương hiệu Việt do mạng Thương hiệu Việt (www.thuonghieuviet.com) bình chọn trong 02 năm 2004-2005, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng năm 2005 do Bộ Văn hóa - Thông tin trao tặng. ƒ Tiếp tục duy trì sự ổn định chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín thương hiệu phát triển vững bền. Công ty đã đạt giải thưởng Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006 do Bộ Thương mại trao tặng. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng: ƒ Xây dựng và triển khai mạnh chiến lược chiêu thị cổ động: Tham gia quảng cáo, tài trợ các chương trình giải trí đang thu hút nhiều khán giả xem truyền hình theo dõi như: chương trình “Vui cùng Hugo” trên HTV7, chương trình “Vượt lên chính mình” trên HTV7, chương trình “Âm vang tuổi trẻ” trên VTV1. ƒ Tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng: - Hỗ trợ trẻ em nghèo vào các dịp Lễ, Tết Nguyên đán và Tết Trung thu tại các địa phương. - Hợp tác cùng Trung tâm dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh triển khai chương trình bổ sung Vitamin A cho bà mẹ và trẻ em. - Tham gia đóng góp vào quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam. - Phụng dưỡng 19 bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Xây dựng 26 căn nhà tình nghĩa và tình thương... Vì những hoạt động và đóng góp tích cực này, BSJC đã được phong tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”, Biểu tượng vàng Doanh nhân văn hoá năm 2006. Chính sách giá cả Công ty xây dựng một chiến lược giá cả linh hoạt trên cơ sở giá thành hợp lý, kết hợp với diễn biến giá trên thị trường để điều chỉnh chiến lược giá cho phù hợp với các yêu cầu như: ƒ Xây dựng chiến lược giá theo thị trường, mục tiêu kinh doanh Công ty trong từng giai đoạn; ƒ Xây dựng chiến lược giá hợp lý theo từng phân khúc thị trường, theo hệ thống phân phối; ƒ Xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm mới để thâm nhập, mở rộng phát triển thị trường; Hệ thống phân phối Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải đều trên cả nước, bao gồm trên 100 đơn vị sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào và trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty cũng quan tâm phát triển kinh doanh xuất khẩu và trong các năm qua đã xuất khẩu đường tinh luyện đi một số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và IRAQ. Hệ thống phân phối của Công ty gồm 2 kênh: Phân phối vào lĩnh vực sản xuất: đường tinh luyện Biên Hòa được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm cao cấp. Phân phối tiêu dùng trực tiếp: chủ yếu thông qua hệ thống các Đại lý trên cả nước và qua các siêu thị như: BigC, Coopmark, Maximark, Metro, Siêu thị Hà Nội... 2.1.6.6 Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số: 14105 do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cục Sở hữu Công nghiệp cấp theo quyết định số 3427/QĐNH ngày 03/11/1994 và Giấy chứng nhận được cấp lại theo Quyết định số 82/QĐ-ĐK ngày 09/05/2002. 2.1.7 Vị thế của công ty so với doanh nghiệp khác: Cho đến nay Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa có thể tự tin khẳng định thương hiệu Đường Biên Hòa là một trong những thương hiệu mạnh của ngành đường. Tính đến 30/04/2006 ngành sản xuất mía đường Việt Nam còn 37 đơn vị tiếp tục sản xuất, trong đó khu vực Miền Bắc có 11 đơn vị, Miền Trung có 13 đơn vị và Miền Nam có 13 đơn vị. Xét trên phương diện tổng thể, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA là một những đơn vị hàng đầu của ngành đường. Đặc biệt, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, Công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm kể từ khi danh hiệu này ra đời. Đây là một danh hiệu rất có giá trị do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Mặt khác, sản phẩm đường tinh luyện của Công ty được sản xuất đa dạng như đường bao 50kg phục vụ sản xuất, cung ứng cho thị trường; đường nhuyễn; đường mịn. Đường túi các loại phục vụ tiêu dùng trực tiếp 1kg; 0,5kg; 0,4kg; 0,3kg; đường que 8gr…Có thế nói trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Danh mục sản phẩm bao gồm các loại sau: TÊN SẢN PHẨM TÊN SẢN PHẨM Đường RE bao 50kg Đường RS bao 50kg Đường RE cây 12kg Đường tinh luyện Vitamin A 1kg/túi Đường tinh luyện Vitamin A 0,5kg/túi Đường cát trắng Vitamin A 1kg/túi Đường cát trắng Vitamin A 0,5kg/túi Đường RE 1kg/túi Đường RE 0,5kg/túi Đường RE 1kg/túi (cành mai)  Đường RE 0,5kg/túi (cành mai) Đường RE 1kg/túi - “B” Đường RE 0,5kg/túi - “B” Đường xanh lá 1kg/túi Đường xanh lá 0,5kg/túi Đường xanh lá 0,4kg/túi Đường xanh lá 0,3kg/túi Đường que 8gr hộp nhựa vuông Đường que 8gr hộp nhựa tròn Đường que 8gr túi in Cho đến nay thị phần đường Biên Hoà đã chiếm gần 10% thị trường đường trong nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) Công ty chiếm khoảng 60-70% thị phần cả nước. Đặc biệt, sản phẩm đường có bổ sung vitamin A có tên thương phẩm là “ SugarA” đã được Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đánh giá cao về chất lượng sản phẩm mang đến cho cộng đồng lợi ích thiết thực, phù hợp. Đây là những đặc điểm về sự phong phú của sản phẩm mà các đơn vị khác không có được. Ngoài tính phong phú của sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa còn tỏ rõ ưu thế về chất lượng sản phẩm. Chính chất lượng sản phẩm đã làm nên thương hiệu “Đường Biên Hòa”. 2.1.8. Chính sách đối với người lao động 2.1.8.1 Cơ cấu lao động: Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 20/10/2006 là 765 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau: Phân theo trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 131 17,12 131 17.12 - Cán bộ có trình độ trung cấp 156 30.29 - Lao động tay nghề 266 34.77 - Lao động phổ thông 212 27.72 - Tổng cộng 765 100.00 2.1.8.2 Chính sách đối với người lao động: ƒ Đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. ƒ Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động theo đúng quy định của pháp luật. ƒ Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty. ƒ Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. ƒ Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm gia tăng về chất. ƒ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực. 2.2 Xác định cơ cấu vốn tối ưu 2.2.1 Phân tích mối quan hệ EBIT/EPS dưới ảnh hưởng của đòn cân nợ Để xác phân tích được mối quan hệ giữa EBIT/EPS dưới ảnh hưởng của đòn cân nợ yếu tố đầu tiên mà ta cần xác định đó chính là giới hạn trên và giới hạn dưới của tỉ số nợ/vốn. theo đánh giá của các chuyên gia cũng như những chuyên gia tài chính thì tỉ lệ nợ an toàn đối với các doanh nghiệp là không quá 60% do đó nhóm sẽ phân tích tỉ lệ này trong khoảng từ 0% đến 60%. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ không vay nợ quá 60% trên tổng tài sản và không xét tỉ lệ nợ trên mức này trong việc xác định cơ cấu vốn tối ưu. Bảng 2.1: Tỉ lệ lãi suất, lãi phải trả cho các mức nợ khác nhau của công ty Đường Biên Hòa ĐVT: Triệu đồng TỈ LỆ D/A TỔNG NỢ MỚI VAY THÊM LÃI SUẤT VAY LÃI PHẢI TRẢ 0 0 0 0.00% 0 0.1 66942.6 24621.48828 15.00% 3693.223242 0.15 100413.9 36932.23242 16.00% 5909.157187 0.2 133885.2 49242.97656 17.00% 8371.306015 0.25 167356.5 61553.7207 18.00% 11079.66973 0.3 200827.8 73864.46484 19.00% 14034.24832 0.35 234299.1 86175.20898 20.50% 17665.91784 0.4 267770.4 98485.95312 22.00% 21666.90969 0.45 301241.7 110796.6973 23.50% 26037.22386 0.5 334713 123107.4414 25.00% 30776.86035 0.55 368184.3 135418.1855 27.00% 36562.9101 0.6 401655.6 147728.9297 29.00% 42841.38961 Giải trình + Tổng nợ mới = Tổng tài sản x tỉ lệ D/A ( Tổng tài sản cuối năm 2007 của đường Biên Hòa là 669426 triệu đồng) + Vay thêm = Tổng nợ mới x Tỉ lệ vốn vay trong tổng nợ ( Tỉ lệ vốn vay trong tổng nợ cuối năm 2007 của đường Biên Hòa là 36.78% giả sử không đổi theo các mức nợ) + Lãi phải trả = Lãi suất vay x Vay thêm Ta thấy rằng lãi suất vay sẽ tỉ lệ thuận với số tiền mà doanh nghiệp vay thêm. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ khi tỉ lệ D/A của doanh nghiệp càng tăng thì nguy cơ vỡ nợ sẽ tăng theo do đó nhà cho vay sẽ tăng lãi suất cho vay để có thể bù lại rủi ro mà họ phải gánh chịu. Bảng 2.2 : Bảng phân phối xác suất cho doanh thu DOANH THU 550000 650000 695500 749000 XÁC SUẤT 0.1 0.2 0.3 0.4 Đây là bảng dự báo doanh thu và xác suất xảy ra tương ứng với doanh thu trong năm 2008. Để có được kết quả trên nhóm đã căn cứ vào doanh thu của công ty đường Biên Hòa qua các năm sau đó tiến hành dự báo bằng chương trình ANOVA trong Excel, ngoài ra còn xét đến sự biến động của thị trường trong năm tới để đưa ra mức doanh thu hợp lí. Theo kết quả này nếu thị trường trong năm 2008 không có những biến động bất thường như suy thoái kinh tế hay thiên tai thì hai mức doanh thu 695.000 triệu đồng và 749.000 triệu đồng có khả năng xảy ra nhất. Sự thay đổi của EPS dưới tác động của đòn cân nợ ứng với tỉ lệ D/A khác nhau Trường hợp D/A = 0% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DT 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 0 0 0 0 EBT 16293 56293 74493 95893 THUẾ 4562.04 15762.04 20858.04 26850.04 LÃI RÒNG 11730.96 40530.96 53634.96 69042.96 EPS 0.000696293 0.002405723 0 0.003184 0.004098 EPS KÌ VỌNG 0.003145051 Trường hợp D/A = 10% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 3693.223242 3693.223242 3693.223 3693.223 EBT 12599.77676 52599.77676 70799.78 92199.78 THUẾ 3527.937492 14727.93749 19823.94 25815.94 LÃI RÒNG 9071.839266 37871.83927 50975.84 66383.84 EPS 0.00059829 0.002497656 0.003362 0.004378 EPS KÌ VỌNG 0.003319132 Trường hợp D/A = 15% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 5909.157187 5909.157187 5909.157 5909.157 EBT 10383.84281 50383.84281 68583.84 89983.84 THUẾ 2907.475988 14107.47599 19203.48 25195.48 LÃI RÒNG 7476.366825 36276.36683 49380.37 64788.37 EPS 0.000522072 0.002533165 0.003448 0.004524 EPS KÌ VỌNG 0.003402963 Trường hợp D/A = 20% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 8371.306015 8371.306015 8371.306 8371.306 EBT 7921.693985 47921.69398 66121.69 87521.69 THUẾ 2218.074316 13418.07432 18514.07 24506.07 LÃI RÒNG 5703.619669 34503.61967 47607.62 63015.62 EPS 0.000423174 0.002559961 0.003532 0.004675 EPS KÌ VỌNG 0.003484121 Trường hợp D/A = 25% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 11079.66973 11079.66973 11079.67 11079.67 EBT 5213.330274 45213.33027 63413.33 84813.33 THUẾ 1459.732477 12659.73248 17755.73 23747.73 LÃI RÒNG 3753.597797 32553.5978 45657.6 61065.6 EPS 0.000297061 0.0025763 0.003613 0.004833 EPS KÌ VỌNG 0.003562071 Trường hợp D/A = 30% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 14034.24832 14034.24832 14034.25 14034.25 EBT 2258.75168 42258.75168 60458.75 81858.75 THUẾ 632.4504705 11832.45047 16928.45 22920.45 LÃI RÒNG 1626.30121 30426.30121 43530.3 58938.3 EPS 0.000137899 0.002579941 0.003691 0.004998 EPS KÌ VỌNG 0.003636124 Trường hợp D/A = 35% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 17665.91784 17665.91784 17665.92 17665.92 EBT -1372.917841 38627.08216 56827.08 78227.08 THUẾ -384.4169955 10815.583 15911.58 21903.58 LÃI RÒNG -988.5008454 27811.49915 40915.5 56323.5 EPS -9.02656E-05 0.002539626 0.003736 0.005143 EPS KÌ VỌNG 0.003677054 Trường hợp D/A = 40% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 21666.90969 21666.90969 21666.91 21666.91 EBT -5373.909686 34626.09031 52826.09 74226.09 THUẾ -1504.694712 9695.305288 14791.31 20783.31 LÃI RÒNG -3869.214974 24930.78503 38034.79 53442.79 EPS -0.000382763 0.002466286 0.003763 0.005287 EPS KÌ VỌNG 0.003698499 Trường hợp D/A = 45% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 26037.22386 26037.22386 26037.22 26037.22 EBT -9744.223856 30255.77614 48455.78 69855.78 THUẾ -2728.38268 8471.61732 13567.62 19559.62 LÃI RÒNG -7015.841176 21784.15882 34888.16 50296.16 EPS -0.000757139 0.002350914 0.003765 0.005428 EPS KÌ VỌNG 0.003695147 Trường hợp D/A = 50% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 30776.86035 30776.86035 30776.86 30776.86 EBT -14483.86035 25516.13965 43716.14 65116.14 THUẾ -4055.480898 7144.519102 12240.52 18232.52 LÃI RÒNG -10428.37945 18371.62055 31475.62 46883.62 EPS -0.001237957 0.002180902 0.003736 0.005566 EPS KÌ VỌNG 0.003659558 Trường hợp D/A = 55% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 36562.9101 36562.9101 36562.91 36562.91 EBT -20269.9101 19730.0899 37930.09 59330.09 THUẾ -5675.574827 5524.425173 10620.43 16612.43 LÃI RÒNG -14594.33527 14205.66473 27309.66 42717.66 EPS -0.001924999 0.001873733 0.003602 0.005634 EPS KÌ VỌNG 0.003516685 Trường hợp D/A = 60% XS phân phối DT 0.1 0.2 0.3 0.4 DOANH THU 550000 650000 695500 749000 ĐỊNH PHÍ 203707 203707 203707 203707 BIẾN PHÍ 330000 390000 417300 449400 LÃI VAY 42841.38961 42841.38961 42841.39 42841.39 EBT -26548.38961 13451.61039 31651.61 53051.61 THUẾ -7433.54909 3766.45091 8862.451 14854.45 LÃI RÒNG -19114.84052 9685.159483 22789.16 38197.16 EPS -0.002836412 0.001437161 0.003382 0.005668 EPS KÌ VỌNG 0.003285482 BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ D/A EPS KÌ VỌNG (đồng) 0% 3145 10% 3319 15% 3402 20% 3484 25% 3562 30% 3636 35% 3677 40% 3698 45% 3695 50% 3659 55% 3516 60% 3285 Giải trình Biến phí chiếm 60% doanh thu và thay đổi theo từng mức doanh thu khác nhau EBT (earning before tax) = lợi nhuận trước thuế và lãi – lãi phải trả Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% EPS = lãi ròng/số lượng cổ phiếu thường (hiện tại là 16847727 cổ phiếu) Nhận xét Sau khi tính toán EPS ở từng mức nợ khác nhau ta thấy rằng EPS tăng tỉ lệ thuận với tỉ số D/A từ mức 0-40% tương ứng tăng từ 3145 ở mức 0% đến 3677 ở mức 35% và đạt cực đại tại mức 40% là 3698. Cũng từ tỉ lệ nợ này thì EPS có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên để có thể kết luận cơ cấu vốn tối ưu của Công ty đường Biên Hòa là cơ cấu có tỉ lệ nợ trên tổng tài sản là 40% hay không thì ta vẫn chưa có cơ sở bởi lẽ còn rất nhiều các yếu tố khác mà doanh nghiệp cần quan tâm. Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố mà các doanh nghiệp thường quan tâm nhất đó chính là ảnh hưởng của cơ cấu vốn đối với thị giá cổ phiếu và chi phí vốn bình quân WACC. VỐN VAY K(D) EPS KỲ VỌNG HỆ SỐ B(I) K(S) PO P/E WACC 0% 0.00% 3145 1.090 16.7% 57320.16 18.22581 16.7% 10% 15.00% 3319 1.100 16.8% 59217.95 17.84211 16.2% 15% 16.00% 3402 1.115 16.9% 58840.71 17.29592 16.1% 20% 17.00% 3484 1.120 17.0% 59650.3 17.12121 16.0% 25% 18.00% 3562 1.127 17.0% 60135.36 16.88247 16.0% 30% 19.00% 3636 1.130 17.0% 61020 16.78218 16.0% 35% 20.50% 3677 1.137 17.1% 60864.4 16.61765 16.3% 40% 22.00% 3698 1.140 17.1% 60855.44 16.45631 16.6% 45% 23.50% 3695 1.145 17.2% 60221.39 16.29808 17.1% 50% 25.00% 3659 1.150 17.2% 59066.71 16.14286 17.6% 55% 27.00% 3516 1.270 18.2% 46198.6 13.13953 18.9% 60% 29.00% 3285 1.300 18.4% 41245 12.55556 19.9% 2.2.2 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn trong giá chứng khoán và chi phí vốn Bảng tính thị giá cố phiếu và WACC khi tỉ lệ vốn thay đổi Giải trình + Ks: suất sinh lời của cổ phiếu Ks = Krf + ( Km +Krf )bi Krf: suất sinh lời phi rủi ro (đây là mức lãi suất mà nhà đầu tư không gánh chịu bất cứ rủi ro nào và có độ tin cậy rất cao thường bằng mức lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước trong trường hợp này nhóm chọn Krf = 8%) Km: suất sinh lời kì vọng của thị trường chứng khoán giả sử là 16% bi: hệ số beta rủi ro của chứng khoán I trên thị trường chứng khoán. + Po : thị giá cổ phiếu công ty đường Biên Hòa Po = D1/(Ks-g) D1: cổ tức năm đầu (giả sử tỉ lệ chia cổ tức là 60%) g: tốc độ tăng trưởng thu nhập (giả sử=13%) VỐN VAY D1 0% 2132.31 10% 2250.282 15% 2306.556 20% 2362.152 25% 2415.036 30% 2465.208 35% 2493.006 40% 2507.244 45% 2505.21 50% 2480.802 55% 2383.848 60% 2227.23 + Chi phí vốn bình quân (WACC) Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn bên trong và nguồn bên ngoài), mỗi nguồn có chi phí sử dụng khác nhau do đó phải tính chi phí sử dụng bình quân của các nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bình quân là mức doanh lợi vốn tối thiểu cần phải đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động. chi phí sử dụng vốn bình quân trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố là chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỉ trọng của từng nguồn vốn. WACC được tính bằng công thức: WACC = Wd*Kd*(1-T) + Ws*Ks Trong đó T là thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 28%. Trong các nguồn vốn chi phí sử dụng vốn vay thường là thấp nhất, do đó nếu có nhu cầu tài trợ thì doanh nghiệp nên phát hành trái phiếu. Nhưng khi hệ số nợ của doanh nghiệp đã quá cao thì dù chi phí nợ vay là thấp nhất nhưng cũng không nên lựa chọn hình thức tài trợ đó. Vì vậy không thể đơn giản so sánh chi phí của từng hình thức sử dụng vốn để lựa chọn hình thức và quy mô tài trợ này hay hình thức và quy mô tài trợ khác. Nói cách khác quyết định như thế nào phải dựa vào kết cấu tối ưu của các nguồn vốn. Kết cấu nguồn vốn tối ưu là kết cấu đạt được an toàn về tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất. Nhận xét: Từ bảng tính thị giá cổ phiếu và WACC khi tỉ lệ vốn vay thay đổi ta thấy rằng tại tỉ lệ vốn vay là 30% thì giá cổ phiếu của công ty đường Biên Hòa đạt cao nhất là 61020 và đồng thời chi phí sử dụng vốn bình quân cũng ở mức nhỏ nhất là 16%. Sau khi tính toán bảng trên thì đã phát sinh sự mâu thuẩn là với tỉ lệ vốn vay là 40% thì EPS của doanh nghiệp đạt cực đại (3698) và với tỉ lệ vốn vay là 30% thì thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đạt giá trị cao nhất (61020) đồng thời có chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất (16%). Vậy công ty đường Biên Hòa nên chọn tỉ lệ nào cho phù hợp? Câu trả lời là tùy theo mục đích của doanh nghiệp tuy nhiên trong trường hợp này thì thông thường doanh nghiệp chọn phương án tỉ lệ vốn vay là 30% bởi vì: Thứ nhất tối đa hóa tài sản cổ đông và giá trị cổ phiếu luôn là mục tiêu và là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi ra quyết định lựa chọn bất kì một tỉ lệ nào. Thứ hai các cổ đông khi đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng như cổ phiếu thì thường quan tâm đến thị giá cổ phiếu . vì vậy để lựa chọn giữa việc đạt thị giá cao nhất và EPS cực đại thì thị giá được đánh giá cao hơn. Thứ ba cũng tương tự như các nhà đầu tư thì các doanh nghiệp cũng có xu hướng thích tỉ lệ vốn vay làm cho thị giá cổ phiếu đạt giá trị cực đại hơn là EPS. Trên lí thuyết là vậy tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn tỉ lệ nợ/vốn sao cho phù hợp với mục đích, cơ cấu và loại hình doanh nghiệp của mình. Một yếu tố khác cũng được các doanh nghiệp chú ý trong việc lựa chọn cơ cấu là ROE ứng với từng mức nợ khác nhau. Bảng thể hiện ROE ứng với từng mức nợ khác nhau VỐN VAY ROE 0% 7.92% 10% 8.35% 15% 8.56% 20% 8.77% 25% 8.96% 30% 9.15% 35% 9.25% 40% 9.31% 45% 9.30% 50% 9.21% 55% 8.85% 60% 8.27% Nhận xét: ROE tăng theo tỉ lệ vốn vay. ROE đạt giá trị cao nhất tại tỉ lệ vốn vay là 40%. Tuy nhiên ROE không tăng mãi, nó bắt đầu giảm khi tỉ lệ này tăng 45%. Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ lệ vốn vay Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn vay, WACC, Ks 2.2.3 Phân tích điểm bàng quang Điểm bàng quang là điểm tại đó với bất kỳ tỷ lệ vốn vay nào cũng cho ta EPS là như nhau (EPS1 =EPS2 =EPS3 = …= EPSn ) Để có thể tìm điểm bang quang này chúng ta chọn trường hợp minh họa là phương án tài trợ bằng 100% vốn cổ phần (doanh nghiệp không sử dụng nợ ) và phướng án tài trợ 50% vốn cổ phần ( sử dụng 50% vốn vay). Cụ thể: VCP:100%------------ LV: 0% 50%-------------- LV : 25% (S-203707- 0.6*S -0 ) 16448 = (S- 203707- 0.6*S- 30776.86) 8424 0.4S – 203707 = 0.8S -468968 S = 663152 Chú thích : S: doanh thu (triệu đồng) Như vậy với công ty Đường Biên Hòa tại mức doanh thu 663152 triệu đồng thì bất cứ tỷ lệ vốn vay nào đều cho EPS như nhau là 3653 đồng Nhận xét Nếu doanh thu của công ty trong năm 2008 đạt dưới mức 663152 triệu đồng thì sử dụng vốn cổ phần cho EPS cao hơn, còn nếu doanh thu của công ty lớn hơn mức 663152 triệu đồng thì sử dụng vốn vay sẽ cho EPS cao hơn . 2.2.4 Cấp độ đòn cân định phí Như ta đã biết, rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn có thể xảy ra đối với các dự án hoàn vốn đầu tư tổng tài sản, hay hoàn vốn cổ phần thường trong tương lai, khi doanh nghiệp không sử dụng vốn vay trong cơ cấu vốn của mình. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có yếu tố sử dụng đòn cân định phí. Cấp độ đòn cân định phí phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn cân sẽ cao khi doanh nghiệp có chi phí cố định lớn hơn chi phí biến đổi. Ngược lại, đòn cân kinh doanh sẽ thấp nếu chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Đòn cân định phí cho thấy cách thức sử dụng chi phí trong doanh nghiệp như thế nào. Một doanh nghiệp có cấp độ đòn cân định phí cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ thì có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định trong mối quan hệ với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cấp độ đòn cân định phí được xác định theo công thức sau: DOL = Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ lệ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ) Ngoài ra, ta có thể áp dụng công thức tính DOL theo sản lượng Q DOL = Q*(p-v) Q*(p-v)-F Và Công thức tính DOL theo doanh thu S S - V DOL = S – V - F Trong đó: S: Doanh thu V: Biến phí F: Tổng định phí P: Giá thành một đơn vị sản phẩm Q: Sản lượng sản xuất v: Biến phí của một đơn vị sản phẩm Ta tính DOL tại 4 mức doanh thu 550.000.000.000, 650.000.000.000, 695.500.000.000, 749.000.000.000 đồng. Tại mức doanh thu 550.000.000.000 đồng: DOL = 550.000.000.000-330.000.000.000 550.000.000.000 – 330.000.000.000 – 203.707.000.000 Vậy DOL = 13,503 Tại mức doanh thu 650.000.000.000 đồng: DOL = 650.000.000.000-390.000.000.000 650.000.000.000-390.000.000.000-203.707.000.000 Vậy DOL = 4,619 Tại mức doanh thu 695.500.000.000 đồng: DOL = 695.500.000.000- 417.300.000.000 695.500.000.000-417.300.000.000-203.707.000.000 Vậy DOL = 3,735 Tại mức doanh thu 749.000.000.000 đồng: DOL = 749.000.000.000-449.400.000.000 749.000.000.000-449.400.000.000-203.707.000.000 Vậy DOL = 3,124 Như vậy, cấp độ đòn cân định phí phản ánh mức thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay do kết quả từ sự thay đổi doanh thu tiêu thụ (hoặc sản lượng hàng hóa tiêu thụ). Nói một cách khác, nó cho thấy doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ) thay đổi 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm. Ở mức doanh thu 550.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 13,503%. Ở mức doanh thu 650.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 4,619%. Ở mức doanh thu 695.500.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 3,735%. Ở mức doanh thu 749.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 3,124%. Ta thấy, ở các mức doanh thu 650.000.000.000 trở về sau, chi phí biến đổi ngày càng tăng, nhưng chi phí cố định lại không thay đổi, vẫn ở mức 203.707.000.000 đồng. Do đó, cấp độ đòn cân định phí thấp hơn khi chi phí biến đổi tăng lên. 2.2.5 Cấp độ đòn cân tài chính (Degree of Financial Leverage-DFL) Nếu DOL đo mức độ ảnh hưởng của đòn cân định phí dến thu nhập của doanh nghiệp, thi DFL sẽ đo mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng của cổ đông. Công thức : DFL = EBIT / (EBIT-I) = rEPS(%) / rEBIT Sau đây là bảng tính DFL tại các mức doanh thu và tỷ lệ nợ ( ĐV:1.000.000 VND) Bảng tính EBIT ứng với mỗi mức doanh thu dự kiến Doanh thu Sác Xuất Định Phí Biến Phí EBIT 550000 0.1 203707 330000 16293 650000 0.2 203707 390000 56293 695500 0.3 203707 417300 74493 749000 0.4 203707 449400 95893 D/A I(Lãi vay phải trả) DFL của năm 2007 DFL tại DT 550000 DFL tại DT 650000 DFL tại DT 695500 DFL tại DT 749000 0 0 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 10% 3693 1.06 1.29 1.07 1.05 1.04 15% 5909 1.10 1.57 1.12 1.09 1.07 20% 8371 1.14 2.06 1.17 1.13 1.10 25% 11079 1.20 3.12 1.25 1.17 1.13 30% 14034 1.26 7.21 1.33 1.23 1.17 35% 17656 1.36 -11.95 1.46 1.31 1.23 40% 21667 1.48 -3.03 1.63 1.41 1.29 45% 26037 1.63 -1.67 1.86 1.54 1.37 50% 30776 1.85 -1.12 2.21 1.70 1.47 55% 36563 2.20 -0.80 2.85 1.96 1.62 60% 42841 2.77 -0.61 4.18 2.35 1.81 Nhận xét: Qua bảng tính DFL tại các mức doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và lãi vay phải trả ta thấy: F Với mức doanh thu năm 2007 và tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn thì DFL tại mức WD=60% là cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nếu EBIT tăng 100% thì EPS tăng tới 277%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay là 60% thì thu nhập ròng của cố đông là lớn nhất. FVới mức doanh thu 550.000 và WD=30% và biến phí chiếm 60% DT thì ta có DFL =7.21 là cao nhất.Điều này đồng nghĩa với việc với mức doanh thu như vậy thì thu nhập ròng của cổ đông sẽ lớn nhất khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn là 30%. F Với mức doanh thu 650.000 và WD=60% và biến phí chiếm 60% DT thì ta có DFL =4.18 là cao nhất.Điều này đồng nghĩa với việc với mức doanh thu như vậy thì thu nhập ròng của cổ đông sẽ lớn nhất khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn là 60%. F Với mức doanh thu 695.500 và WD=60% và biến phí chiếm 60% DT thì ta có DFL =2.35 là cao nhất.Điều này đồng nghĩa với việc với mức doanh thu như vậy thì thu nhập ròng của cổ đông sẽ lớn nhất khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn là 60%. F Với mức doanh thu 749.000 và WD=60% và biến phí chiếm 60% DT thì ta có DFL =1.81 là cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc với mức doanh thu như vậy thì thu nhập ròng của cổ đông sẽ lớn nhất khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn là 60%. Kết luận : Tại mức D/A = 60% thì EPS của công ty đạt mức cao nhất tại 3 mức doanh thu khác nhau. 2.2.6 Cấp độ ảnh hưởng của đòn cân định phí và đòn cân tài chính (Degree of Total Leverage –DTL) DTL đo mức độ ảnh hưởng tổng hợp của đòn cân định phí và đòn cân tài chính đến sự thay đổi của doanh thu và EPS Công thức: DTL=(DOL)*(DFL) Nếu tính DTL theo doanh thu thì: DTL=(S-V) / (S-V-F-I) S : Doanh thu V: Biến phí F: Định phí I: Lãi phải trả D/A I (Lãi Vay phải trả) DTL( tại mức doanh thu 550,000 và biến phí 0.6%DT DTL( tại mức doanh thu 660,000 và biến phí 0.6%DT DTL (tại mức doanh thu 695,500 và biến phí 0.6%DT DTL (tại mức doanh thu 749,000 và biến phí 0.6%DT) 0 0 13.50 4.62 3.73 3.12 10% 3693 17.46 4.94 3.93 3.25 15% 5909 21.19 5.16 4.06 3.33 20% 8371 27.77 5.43 4.21 3.42 25% 11079 42.19 5.75 4.39 3.53 30% 14034 97.39 6.15 4.60 3.66 35% 17656 -161.41 6.73 4.89 3.83 40% 21667 -40.94 7.51 5.27 4.04 45% 26037 -22.58 8.59 5.74 4.29 50% 30776 -15.19 10.19 6.36 4.60 55% 36563 -10.85 13.18 7.33 5.05 60% 42841 -8.29 19.33 8.79 5.65 Nếu tính theo công thức DTL=DOL*DFL thì ta được kết quả như trên Nhận xét: Qua bảng tính DTL ta có nhận xét sau FTại mức doanh thu 550,000 và WD=30% thì DTL MAX=97.39 tức là với mức doanh thu này thì EPS đặt mức cao nhất hay thu nhập ròng của cổ đông đặt mức cao nhất. FTại doanh thu là 660,000 và WD=60% thì DTL MAX=19.33 tức EPS đạt mức cao nhất. F Tại doanh thu là 695,500 và WD=60% thì DTL MAX=8.79 tức EPS đạt mức cao nhất. F Tại doanh thu là 749,000 và WD=60% thì DTL MAX=5.65 tức EPS đạt mức cao nhất. ð Từ đây ta thấy ở mức D/A= 60% thì công ty đạt mức EPS cao nhất tại 3 mức doanh thu khác nhau. 3. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU BẰNG BẢNG TÍNH EXCEL VÀ PHẦN MỀM MÔ PHỎNG KINH DOANH CRYSTAL BALL 2000 Những giả định của mô hình Mô hình được xây dựng với các giả định dưới đây: Thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% và được giả  sử là sẽ giữ nguyên không đổi trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số beta của doanh nghiệp là 1.2 và được giả định là giữ nguyên không đổi. Lãi suất phi rủi ro là 6% và cũng giả định là giữ nguyên không đổi. Suất sinh lợi của thị trường là 12% và cũng giữ nguyên không đổi. Ta cũng giả sử giám đốc tài chính của doanh nghiệp nghiên cứu đánh giá: Tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ năm 2 đến năm 7 có các trường hợp sau: 10% với xác suất 10%, 11% với xác suất 30% và 13% là 60%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vĩnh viễn của doanh nghiệp bắt đầu từ năm thứ 8 tuân theo phân phối tam giác với các khả năng xảy ra là: 0.05, 0.06, 0.07 và từ năm thứ 8 trở đi vốn điều lệ của doanh nghiệp là không đổi. Mệnh giá của mỗi cổ phần là 10 đồng. Công ty bắt đầu với tổng vốn là 1200, và để đảm bảo cho việc thực hiện các kết quả kinh doanh chúng ta giả định nhu cầu tăng vốn của công ty qua các năm như sau. Và tỉ lệ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp là 0.6. 1 2 3 4 5 6 7 1200 1440 1800 2304 2995 2995 5062 6580 Ta cũng giả định chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt chiếm 0.82, 0.04, 0.1 doanh thu thuần. Doanh thu thuần của doanh nghiệp là 8500 vào năm thứ 1. Thị trường vốn là hoàn hảo, giả định này có ý nghĩa lãi suất cho vay của doanh nghiệp đã tính đến chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Thiết lập mô hình Tại ô C2 ta nhập đại một con số bất kì tất nhiên là lớn hơn không. Sau đó vào cell trên thanh công cụ chọn define decision (cell/define decision) sau đó tạo các tham số như sau: (Ta giả sử rằng doanh nghiệp không thể nào vay vốn đến mức nợ / VCSH là 10 lần) Tại ô: B9 gõ công thức: =B16/(1+$C$2) sau đó copy đến ô I9. B7 gõ công thức: =B16/(1+1/$C$2) sau đó copy đến ô I7. Gia tăng nợ : C8 = C7-B7, copy đến ô I8. Vốn huy động ta tính bằng cách  lấy tổng vốn năm sau trừ năm trước trừ tiếp cho gia tăng lợi nhuận giữ lại: C17=C16-B16-C15, sau đó copy đến I17. Lợi nhuận chưa phân phối:  C14=C66+B14, sau đó copy đến I14. Gia tăng lợi nhuận giữ lại: D15=D14-C14, sau đó copy đến I15. Vốn điều lệ cũ bằng: C12 = B9, sau đó copy đến I12. Gia tăng vốn điều lệ: C11 =C17-C8, sau đó copy đến I11. Vốn điều lệ mới: C10 =C12+C11, copy đến I10, riêng B10=B9 Lãi vay : B31=IF($C$2>=2.5,25%,IF($C$2>=2,20%,IF($C$2>1.5,17%,IF($C$2>=0.5,15%,8%)))) ( khi D/E của doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro đối với người cho vay tăng vì thế người cho vay sẽ căn cứ tỉ lệ này để định mức lãi suất cho vay). Copy đến ô I31. Tốc độ tăng trưởng doanh thu B35: cell/define asumption, thiết lập các tham số, ở ô value nhập 0.1 sau đó vào ô Prob nhập 0.1 rồi click enter làm tương tự cho các giá trị 0.11 và 0.13. ROE: C36 =C66/C9, ROA : C37 =C66/C16, sau đó copy đến ô I36 và I37. Chi phí sử dụng nợ: C43 =C31*(1-$C$32), copy đến ô I43. Chi phí sử dụng vốn:C44=$C$41+$C$40*($C$42-$C$41) copy đến ô I44. WACC: =C7/C16*C43+C9/C16*C44, copy đến ô I45, riêng J45=I45 Chiết khấu lũy kế: C46  =B46*(1+C45), copy đến ô I46 Tăng trưởng lợi nhuận vĩnh viễn : C47: cell/Define asumption rồi thiết lập các tham số. Doanh thu C57 = 8500, D57 =C57*(1+$B$35), copy đên ô I57. Giá vốn hàng bán C58 =C57*$C$51, copy đến I58. Lợi nhuận gộp:C59 =C57-C58, copy đến I59 Chi phí bán hàng: C60 =$C$52*C57, copy đến I60 Chi phí quản lý doanh nghiệp:C61 ==$C$53*C57, copy đến I61 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:C62=C59-C60-C61, copy đến I62. Lãi vay C63 =B7*$C$31, copy đến ô I63 Lợi nhuận trước thuế C64 =C62-C63, copy đến ô I64. Thuế thu nhập doanh nghiệp C65=C64*$C$32, copy đến ô I65 Lợi nhuận thuần C66=C64-C65, copy đến I66, riêng ô J66=I66*C47 Lợi nhuận giữ lại C67=C66*$B$34, copy đến J67. Lợi nhuận dành cho cổ đông C68=C66-C67, copy đến J68. Số lượng cổ phiếu C69=C10/$B$33,  copy đến I69, riêng ô J69=I69. Cổ tức: C70=C68/C69, copy đến J70 Hiện giá cổ tức: C72 =C70/C46, copy đến ô I72 FV vĩnh viễn I73=J70/(J45-C47). Hiện giá của FV vĩnh viễn: C74=I73/I46. Giá trị mỗi cổ phiếu: B76=SUM(C72:I72)+C74. (sau đó vào cell/define forecast). Chạy mô hình Ta vào Cbtools/optquest Chọn Ok Chọn C2>0 rồi click Ok Chọn maximize Objective rồi click ok Kết quả. Vào edit/copy to Excel Kết quả của mô hình Với tỉ lệ D/E =1.499 sẽ cho ta giá trị trung bình của doanh nghiệp cao nhất bằng 17.2 (tỉ lệ này là trong suốt quãng thời gian từ năm 0 cho đến năm thứ 7 của doanh nghiệp), Với kết quả này thì xác suất giá trị mỗi cổ phần doanh nghiệp lớn hơn 14.25 là 93%. Ta cũng giả sử rằng tại thời điểm T=7 giá mỗi cổ phần của doanh nghiệp sẽ nhỏ 30 (tương ứng với giá trị cổ phiếu tại thời điểm 0 là  13.7) với giá trị này tại thời điểm đó thì giá trị của doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn nợ của doanh nghiệp như thế các trái chủ sẽ thu hồi nợ và doanh nghiệp sẽ phá sản, từ đó ta tính được xác suất phá sản của doanh nghiệp sẽ là xác suất để giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm 0 nhỏ hơn 13.7. Dựa vào bảng kết quả ta thấy xác suất này là 2.7%. Bảng tính Excel sau khi chạy xong mô hình   MỤC LỤC 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ cấu vốn của một doanh nghiệp.doc