Bằng phương tiện ngôn ngữ, Hồ
Biểu Chánh đã xây dựng lên một xã hội
giao thời với đầy đủ mọi hạng người
trong xã hội, với những lối sống, cách
sống, những tập tục của cả thôn quê lẫn
thành thị Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh đã
ghi lại những cái hay, cái đẹp cũng như
chỉ ra những mặt trái, sự xấu xa của xã
hội. Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
chúng ta được sống lại với những khung
cảnh, sinh hoạt hàng ngày của mọi tầng
lớp người trong xã hội. Đó là những bác
sỹ, văn sỹ, ký giả, thầy lang, thầy
thuốc, thầy dây thép, thầy thông, thầy
ký, ông cò, ông cò tàu, nhà buôn, thợ
may, người bán rong, trẻ bán vé số, xếp
ga, cai ngục, thầy bá, thầy tướng, biện
lý, chưởng khế, mái chín, bác vật, chệc
khách, chà và, cu ly, quan kinh lý, quan
trường tiền, chánh bố, chánh tổng, ông
phủ, tá điền, điền chủ, hương bộ, hương
sư, hương quản, cai tuần, chúa tàu,
từng khạo, đà công, trạo phu, kẻ trộm,
kẻ cướp, gái giang hồ
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
103
Đặc sắc ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Nguyễn Quang Tuấn (a)
Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những đặc sắc ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh: sử dụng đắc địa từ địa ph−ơng và lớp từ của khẩu ngữ; vận dụng thành ngữ,
tục ngữ linh hoạt, sáng tạo; tạo phong cách khẩu ngữ cho câu văn; bảo l−u những mặt
tích cực của câu văn biền ngẫu; du nhập vốn từ ngoại lai. Những đặc sắc này đã tạo nên
phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, khẳng định đóng góp của nhà văn đối
với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
ồ Biểu Chánh đ−ợc xem là một
trong những ng−ời mở đ−ờng và
có những đóng góp lớn cho sự hình
thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại. Trong những yếu tố đ−a tới thành
công của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có
yếu tố phong cách ngôn ngữ. ở bài viết
này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích
những điểm đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh để góp phần lý
giải cái sức hút mạnh mẽ mà tác phẩm
của ông có đ−ợc đối với độc giả một thời.
1. Sử dụng đắc địa từ địa ph−ơng
và lớp từ của khẩu ngữ
Tr−ớc Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà văn
Nam Bộ đã có công khai thác và đ−a vốn
từ ngữ bình dân Nam Bộ vào trong địa
hạt văn học nh− một phong cách ngôn
ngữ. Trong những truyện thơ Lục Vân
Tiên, D−ơng Từ-Hà Mậu, Ng− tiều y
thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu đã
sử dụng những từ ngữ, những cách nói
sinh động của bản thân đời sống, của
ngôn ngữ dân gian Nam Bộ. Tr−ơng
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn
Trọng Quản… là những tác giả đầu tiên
dùng chữ quốc ngữ để viết văn xuôi. Các
tác phẩm Chuyến đi Bắc Kỳ năm ất Hợi
(1876), Chuyện khôi hài (1882) của
Tr−ơng Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn
(1885) của Huỳnh Tịnh Của, Truyện
thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn
Trọng Quản… đã sử dụng lớp từ của
khẩu ngữ khá linh hoạt và đạt hiệu
quả cao. Nếu nh− Tr−ơng Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản
là những ng−ời tiên phong đặt nền
móng cho văn xuôi quốc ngữ thì Hồ
Biểu Chánh là một trong những ng−ời
làm cho văn quốc ngữ phong phú hơn.
Ông chắt lọc lời ăn tiếng nói của nhân
dân và vận dụng vào sáng tác của
mình khá thuần thục.
Về ph−ơng diện ngữ âm, tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh cho ng−ời đọc
thấy đ−ợc đặc điểm phát âm của ng−ời
Nam Bộ. Ông đã thể hiện một cách
chân thật, sinh động cách nói năng của
ng−ời dân miền Nam. Nhà văn ghi lại
các biến thể phát âm trong lời đối thoại
của nhân vật. Những biến thể phát âm
này th−ờng diễn ra ở bộ phận âm chính
nh− bá nhựt (bá nhật), chác nghĩa
(chuốc nghĩa), đờn cầm (đàn cầm),
h−ỡn b−ớc (hoãn b−ớc), h−ờn công
(hoàn công), đờn ông (đàn ông), bất
nhơn (bất nhân), n−ng (nâng), huê
(hoa), ph−ớc (phúc), hun (hôn), kiếng
(kính), mơi (mai), bịnh (bệnh), v−ng
(vâng), chánh đáng (chính đáng), hiệp
ý (hợp ý), chính chiên (chính chuyên)…
Hồ Biểu Chánh cũng sử dụng những
biến thể phát âm về phụ âm đầu nh−:
day (quay), nhắm nhía (ngắm nghía),
Nhận bài ngày 05/12/2006. Sửa chữa xong 28/12/2006.
H
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
104
hửi (ngửi), mắc (đắt), nhỏ mức (nhỏ
sức), hực hỡ (rực rỡ), giồi (dồi), chắt lót
(chắt mót), đôi tôi (thôi nôi), giọi (rọi),
giợt (lợt), guộn (cuộn), khoả (thỏa), lún
thún (lún phún), nhếu nháo (lếu láo),
vắn (ngắn), vồng (trồng), xăng xái (hăng
hái)…
ở ph−ơng diện từ vựng, độc giả gặp
rất nhiều từ ngữ đ−ợc nhà văn sử dụng
phù hợp, phản ánh đ−ợc đặc tr−ng nói
năng của ng−ời dân vùng đất cực Nam
Tổ quốc. Đó là những từ chỉ cây cối, sản
vật gắn với một vùng sông n−ớc mênh
mông: mắm, đ−ớc, bầu, tràm, dừa n−ớc,
bông súng, cây còng, cây tra, đậu hũ,
đậu phộng, bánh ú, bông l−ờng, bông
lồng đèn, bông vông, cá chẽm, cá hố, cá
ngác… Đó là các từ ngữ chỉ trạng thái,
tính chất, chẳng hạn: buồn nghiến, nằm
dàu dàu, ngồi chồm hỗm, đứng xớ rớ, đi
lầm lũi, nói mờ ơ, ngủ nhầu, ngó chằng
chằng, nhẹ hều, buồn hiu, lừ lừ, im re,
đứng dụ dự một hồi, ngồi ngó cững,
n−ớc mắt n−ớc mũi choàm ngoàm, ngồi
chim bỉm, mừng quýnh, chết điếng,
buồn so, tròn vìn, nín khe, mặt chừ bự,
ngó chừng xăn văn xéo véo, nằm không
cục cựa, râu lún thún, nhảy xoi xói…
Hồ Biểu Chánh cũng có những cách
diễn đạt hết sức Nam Bộ, với những
tình thái từ: nghen, hen, vậy ta, hôn,
há, chớ…; với những cách x−ng hô: qua,
má, tía, thẩy, cổ, cỏn, thẳng, sắp nhỏ,
ảnh, chỉ, bả, ổng, tao, má nó, mầy, tao,
hắn, y, mình… và những ngữ khí từ đặt
ở cuối câu hoặc dùng để nhấn mạnh ý:
bất nhân hôn, dữ hôn, mắc giống gì, còn
ức nỗi gì, làm giống gì, thiệt chớ, nhiều
hôn, mà làm gì, biết hôn, đ−ợc hôn,
nghe hôn, giàu giống gì, nh− vầy nè,
phải hôn, nghĩ nỗi gì…
Nhân vật trong tiểu thuyết của ông
là những con ng−ời Nam Bộ với những
cái tên bình dị, chân chất, đặt theo thứ
và cách x−ng gọi thứ kết hợp với tên:
Hai, Ba, T−, út…, Hai Liền, Hai Cam,
Hai Phục, Ba Có, Ba Điệp, Ba Thời, T−
Cu, T− Kiến, T− Đỏ, T− Tiền, Năm Đào,
Năm Kiêu, Sáu Lý, Sáu Quýt… Những
con ng−ời đó gắn liền với tên ấp, tên
làng, tên chợ, tên kênh rạch hết sức
Nam Bộ: xóm Rạch, xóm Chí Hoà, xóm
Củi, làng Bình Thạnh Đông, kinh Vĩnh
Tế, cầu Rạch Bần, cầu Ông Lãnh, cầu
Khánh Hội, chợ Mỹ Lợi, chợ Giồng, chợ
Lớn, chợ Đủi, chợ Gạo, chợ Gò Công,
chợ Cần Thơ, chợ Bến Thành, chợ Thủ,
cầu Kho, chợ Cầu Nổi... Đó là môi
tr−ờng để ng−ời dân Nam Bộ sinh sống
với những ngành nghề gắn liền với quê
h−ơng sông n−ớc miền Nam nh− chăn
vịt, len trâu, nghề theo gánh xiếc rong,
làm v−ờn, ruộng, rẫy, câu rê, lái tàu,
chèo ghe…
Nhiều từ địa ph−ơng nếu không
đ−ợc đ−a vào một ngữ cảnh cụ thể thì
sẽ rất khó hiểu. Có thể so sánh một số
từ địa ph−ơng trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh với từ “phổ thông” để thấy
rõ điều đó: chác nghĩa = chuốc nghĩa,
mang nghĩa; cháng = choáng; chau vau
= mất tinh thần, vẻ mặt nh− ng−ời mất
ngủ; chạy tờ = báo cáo; chiết: sẻ, chia;
chim bỉm = không nói, không có ý kiến,
nín thinh; chừ bự: thụng mặt khi giận
dữ; cừ ngạnh = cứng đầu, chống đối;
đáo để = tận đáy, tận cùng; đếm = mua
sỉ, bán sỉ; leo cheo = lời qua tiếng lại;
l−ng túc = thiếu thốn; mảng = chuyên
chú; nhụt nhụt = không còn mới; tầm
ruồng = lòng vòng, không có chủ đích;
thả rều = đi dạo không có mục đích; trịt
= kéo xuống, xệ xuống; trộ trạo = trừng
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
105
trợn; ui ui = có mây che, không đủ ánh
sáng; vi kiến = vây cánh; viết não = viết
nháp; vúc vắc = múa tay, múa chân;
xẳng = nói nặng; xáng = thoáng; xốc =
đảo lộn để kiểm điểm; xọp = teo, xẹp; xơ
xải = xơ xác, tơi bời; xạc lơ = không
nhiệt tình; tửng = sang lại…
Ngôn ngữ bình dân trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh giản dị
nh−ng không kém phần độc đáo. Các từ
láy vừa có tác dụng gợi thanh, gợi hình,
vừa diễn tả đ−ợc tâm t−, tình cảm của
nhân vật. Những từ láy đ−ợc Hồ Biểu
Chánh sử dụng trong tiểu thuyết
th−ờng xuất hiện d−ới dạng phó từ,
động từ. Trong khi sử dụng từ láy, để
tăng thêm tính hình t−ợng, sinh động
và cụ thể trong việc miêu tả ngoại hình,
tâm lý, tính cách nhân vật, Hồ Biểu
Chánh đã dùng những từ láy t− điệp
âm. Lớp từ này xuất hiện với tần số khá
cao, ch−a xuất hiện trong các từ điển
tiếng Việt phổ thông nh− lu ầm lu ì, ní
na ní nần, rấm ra rấm rít, lao nhao lố
nhố, dấp dính dấp d−ởi, hun trơ hút
trất, xăng văng xéo véo, xí xô xí xào,
lăng nhăng lít xít, bù xa bù xích, chộn
rộn chàng ràng, chết ngắt chết ngỏm, bè
hè bặc hặc, lững thững lờ thờ… Những
từ láy nói trên thể hiện rất rõ tính chất
ph−ơng ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh.
Đ−a từ địa ph−ơng và lớp từ của
khẩu ngữ vào sáng tác văn học là một
đặc điểm chung của văn xuôi quốc ngữ
đầu thế kỷ XX. Đây là một thao tác tất
yếu của văn học giai đoạn giao thời từ
trung đại chuyển sang hiện đại. Văn
học hiện đại Việt Nam đã dần dần từ bỏ
cách sử dụng ngôn ngữ sang trọng, đài
các, khuôn mẫu của văn học trung đại
để đi đến cách viết tự nhiên, bình dị,
gần gũi với nhân dân lao động. Cùng
với nhiều nhà văn khác, Hồ Biểu Chánh
đã khai thác tối đa lớp từ khẩu ngữ
Nam Bộ, không những dùng trong lời
đối thoại của các nhân vật mà cả trong
lời thuật truyện, mô tả của tác giả. Sự
xuất hiện của lớp từ khẩu ngữ đã làm
cho tiểu thuyết của ông có sự gần gũi,
quen thuộc với công chúng bình dân.
Các nhà nghiên cứu đã lập bảng kê
những từ ngữ th−ờng dùng trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh để độc giả
“có đ−ợc một nhịp cầu ngôn ngữ với quá
khứ và có thể phát triển nó cho t−ơng
lai” [2, 305]. Do ông sáng tác nhiều mà
dấu ấn ông để lại trên ph−ơng diện này
có đậm hơn so với những nhà văn Nam
Bộ cùng thời. Hiển nhiên, không thể
không xem đây là một đóng góp quan
trọng của Hồ Biểu Chánh đối với văn
học (tr−ớc hết là tiểu thuyết) đầu thế kỷ
XX, dẫu rằng trong việc sử dụng lớp từ
khẩu ngữ, Hồ Biểu Chánh ch−a đạt tới
sự thành thục khéo léo nh− Nguyên
Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn
Tuân sau này…
2. Vận dụng sáng tạo thành ngữ,
tục ngữ
Hồ Biểu Chánh khi viết tiểu thuyết
đã dùng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ.
Nhà văn vận dụng thành ngữ, tục ngữ
một cách uyển chuyển, linh hoạt, sáng
tạo. Nhờ vậy, việc ghi lại cuộc sống của
ng−ời dân Nam Bộ trong tiểu thuyết
của ông vừa hình t−ợng, vừa khái quát,
hấp dẫn và có sức thuyết phục cao. Hồ
Biểu Chánh có nhiều cách vận dụng
thành ngữ, tục ngữ… Có khi nhà văn sử
dụng thành ngữ ở dạng nguyên bản,
không thay đổi, thêm bớt. Ví dụ: mẹ góa
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
106
con côi, quả báo nhãn tiền, no cơm ấm
áo, trôi sông lạc chợ, đền ơn đáp nghĩa,
n−ớc đổ lá môn, khắc cốt ghi tâm, an c−
lạc nghiệp, tan x−ơng nát thịt, ngậm
đắng nuốt cay…
Kết cấu của thành ngữ vốn “chặt chẽ
nh− nắm đấm”, do vậy, khi sử dụng nó,
ng−ời ta th−ờng dùng liền một khối.
Nh−ng trong nhiều tr−ờng hợp, Hồ Biểu
Chánh lại sử dụng khá biến hoá. Ông
tách thành ngữ ra từng bộ phận, đảo vị
trí hoặc xen vào những yếu tố phụ để
nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ, tục
ngữ. Chẳng hạn:
- “Họ cũng liệu cơm mà gắp mắm
chứ” (Một đời tài sắc).
- “Từ ấy về sau vợ chồng Quảng Giao
ở với nhau mặt càng yêu lòng càng mến,
tình càng mặn, nghĩa càng nồng, trên
d−ới thuận hoà, trong êm ngoài ấm”
(Một chữ tình).
- “Hay là khiến cho gái hồng nhan
phải dày gió dạn s−ơng” (Ngọn cỏ gió
đùa).
- “Đàm Tự Chấn nghe nói chuyện đó
thì ông giận, Kim Diệp làm con gái
không biết trọng danh tiết, cha mẹ
không định mà giám trộm nhớ thầm
yêu con trai, bởi vậy ông cau mày xụ
mặt” (Ngọn cỏ gió đùa).
Một điểm mới của Hồ Biểu Chánh
khi dùng thành ngữ là nhà văn đã cải
biến cách phát âm đối với nhiều từ
trong đó để chúng phù hợp với ph−ơng
ngữ Nam Bộ (cũng có thể trong ph−ơng
ngữ này, nhiều thành ngữ đã có hình
thức nh− thế, giờ đ−ợc ông sử dụng lại -
dù sao đây cũng cần đ−ợc xem là một sự
lựa chọn hợp lý). Một số thành ngữ đ−ợc
cải biến cách phát âm: tu nhơn tích đức
(tu nhân tích đức), nhắm mắt đ−a chơn
(nhắm mắt đ−a chân), phú quý vinh
huê (phú quý vinh hoa), tâm đầu ý
hiệp (tâm đầu ý hợp), cải tử huồn sinh
(cải tử hoàn sinh)… Không chỉ cải biến
cách phát âm đối với nhiều từ trong
thành ngữ, Hồ Biểu Chánh còn tiến
hành sự thay thế từ vựng: ghẹo nguyệt
giỡn hoa (ghẹo nguyệt trêu hoa),
nghèo cho sạch, rách cho thơm (đói cho
sạch, rách cho thơm), chuột sa hũ nếp
(chuột sa chĩnh gạo), xót ruột bầm gan
(bầm gan tím ruột), dàu s−ơng gội
nắng (dầm s−ơng dãi nắng), góp gió
làm bão (góp gió thành bão), ham phú
phụ bần (tham phú phụ bần), nâng
khăn sửa tráp (nâng khăn sửa túi)…
Có thể nói, việc sử dụng thành ngữ,
tục ngữ trong văn học Việt Nam truyền
thống mới chỉ diễn ra ở thơ và truyện
thơ Nôm. Tiểu thuyết Việt Nam trung
đại chủ yếu viết bằng chữ Hán, các tác
giả không thể sử dụng tục ngữ, thành
ngữ Việt. Đến đầu thế kỷ XX, tục ngữ,
thành ngữ đã đ−ợc dùng trên địa hạt
văn xuôi chữ quốc ngữ. Hồ Biểu Chánh
là một trong những ng−ời đã vận dụng
thành công tục ngữ, thành ngữ vào
sáng tác của mình.
3. Tạo phong cách khẩu ngữ cho
câu văn
Việc sử dụng nhiều từ của khẩu ngữ
và từ địa ph−ơng trong tác phẩm là một
trong những điều kiện quan trọng giúp
nhà văn có đ−ợc sự cách tân ở câu văn.
Bàn về văn phong của Hồ Biểu Chánh,
Thanh Lãng cho rằng ông là ng−ời đầu
tiên làm cách mạng vì đã đập vỡ khuôn
khổ văn ch−ơng đài các đ−ơng thời.
Nhận định này là đúng nếu đem so
sánh văn Hồ Biểu Chánh với lối văn
trang trọng của các tác giả miền Bắc lúc
bấy giờ. Đây cũng chính là một cách
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
107
phản ứng của Hồ Biểu Chánh đối với
những hình thức ngôn ngữ vốn có trong
văn học cổ, th−ờng gắn liền với chữ
Hán, có nhiều điển tích, điển cố mang
tính −ớc lệ và là cách thể hiện ý thức
dân tộc trong việc bảo vệ tiếng nói dân
tộc chống lại âm m−u Pháp hoá của
thực dân Pháp.
Tr−ớc khi tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh ra đời, các tác giả của Nam Bộ
đã bắt đầu có ý thức viết câu văn xuôi
gần với khẩu ngữ hàng ngày của nhân
dân. Các câu sử dụng phần lớn là từ
thuần Việt khá nôm na. Nhờ báo chí
phát triển, phong trào dịch thuật tiểu
thuyết ph−ơng Tây ngày càng rầm rộ
nên câu văn xuôi tiếng Việt không
ngừng thay đổi theo chiều h−ớng diễn
đạt rõ ràng, đầy đủ và chính xác hơn.
Hồ Biểu Chánh đã viết những câu văn
giản dị, tự nhiên, bình dân để thể hiện
sắc nét hơn tính cách bộc trực, mạnh
mẽ, đôn hậu, thẳng thắn, “ăn mặn nói
ngay”, nghĩ sao nói vậy, không che đậy,
ngụy trang… của con ng−ời Nam Bộ.
Một ví dụ tiêu biểu là đoạn đối thoại
giữa Ba Thời với chồng:
- “Ban đầu má nó hỏi:
- Mấy năm nay mình đi làm ăn khá
hay không?
- Sao lại không khá.
- Khá sao không về, bỏ tôi ở nhà khổ
hết sức vậy?
- Về làm giống gì?
- Nh− mình đi mình tính không về,
thời hồi đó dắt tôi đi theo, chớ sao lại bỏ
tôi l−u vong ở nhà vậy.
- Mầy ở nhà s−ớng hòng chết, còn ức
nỗi gì?
- Mình đừng có nói vậy. S−ớng giống
gì? Tôi biết hết; mình mắc dắt con vợ bé
bên Cần Đ−ớc đi với mình, nên không
chịu dắt tôi đi chớ gì.
- ừ, tao dắt vợ bé đi đa, mầy làm sao
tao?
- Nói chuyện mà nghe vậy chớ ai làm
sao mình đ−ợc.
- Tao đi, mầy ở nhà có đ−ợc một đứa
con, còn ức hiếp gì nữa mà nói” (Cay
đắng mùi đời).
Có thể nói, nếu Tr−ơng Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của còn dò dẫm b−ớc đi với
những câu văn xuôi quốc ngữ mộc mạc,
thô kệch, nếu Nguyễn Trọng Quản còn
ng−ợng nghịu khi vận dụng kỹ thuật
viết tiểu thuyết theo lối Tây ph−ơng thì
Hồ Biểu Chánh đã có những b−ớc đi
vững vàng, vừa Tây hoá kỹ thuật viết
văn, vừa bảo tồn sắc thái ngôn ngữ địa
ph−ơng, dân tộc. Những cố gắng cách
tân của ông đã đ−a ngôn ngữ đậm
phong cách khẩu ngữ trở thành ngôn
ngữ văn ch−ơng.
4. Bảo l−u những mặt tích cực
của câu văn biền ngẫu
Chịu ảnh h−ởng của tiểu thuyết cổ
điển, Hồ Biểu Chánh nhiều lần sử dụng
câu văn biền ngẫu. Nhà văn đã tạo nên
cách diễn đạt súc tích, kiệm lời, có nhịp
điệu cân đối, tạo nên vẻ đẹp đối xứng
hài hoà, phù hợp với thẩm mỹ ph−ơng
Đông. Hồ Biểu Chánh sử dụng câu văn
biền ngẫu ở ba khía cạnh chính là: tả
cảnh, khắc họa ngoại hình nhân vật và
thể hiện tâm trạng nhân vật. Những lời
văn có đối, có vần tự nhiên, l−u loát là
một trong những yếu tố tạo ra sức hấp
dẫn của tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Đọc
tiểu thuyết của ông, ta gặp những câu
văn tả cảnh, tả vật, sự việc nghe rất êm
đềm, du d−ơng.
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
108
- “Gió thổi hiu hiu, trăng soi vằng
vặc, hoa đơm chớm nở, lá giũ lào xào.
Trăng chào hoa trăm đoá hữu duyên,
hoa mừng trăng một vừng tỏ rạng” (Đoá
hoa tàn).
- “ở chung quanh chợ Tân Châu nhà
nào cũng sửa soạn đốt đèn sập cửa,
ng−ời lo ôm củi vào bếp, kẻ lo đuổi gà
vào chuồng, đầu này inh ỏi giọng mẹ
hát ru con, đầu nọ ngâm nga tiếng học
trò đọc sách” (Chúa tàu Kim Quy).
Hồ Biểu Chánh đã sử dụng những
câu văn cầu kỳ, trau chuốt để miêu tả
ngoại hình nhân vật, chẳng hạn: “Một
ng−ời mỹ nữ, chừng m−ời tám, m−ời
chín tuổi thủng thẳng b−ớc ra, mình
mặc một bộ đồ lụa trắng, chơn mang
một đôi dép da đen, môi đỏ nh− thoa
son, da trắng nh− dồi phấn, mặt sáng
rỡ nh− hoa t−ơi, tóc láng m−ớt nh−
huyền giồi” (Đoá hoa tàn). Ngay cả khi
miêu tả tâm trạng nhân vật, lời văn
trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
cũng nhịp nhàng đăng đối, lên bổng
xuống trầm. Ví dụ:
- “Có nhiều khi canh khuya trò
chuyện, có nhiều lúc d−ới nguyệt nhìn
nhau, trai bát ngát lòng vàng, gái ngẩn
ngơ dạ ngọc, sóng tình dồi dập, biển ái
mênh mông, chàng không thể dằn lòng
đ−ợc, muốn mở miệng ép liễu nài hoa”
(Vì nghĩa vì tình).
- “Thủ Nghĩa tay nắm chèo, chơn
kềm lái, chí tang bồng khấp khởi với
dòng xanh, nhớ chuyện cũ, tính đ−ờng
đi, lòng ân oán chập chồng nh− non cả
… Mắt trông trời cao ngậm ngùi nhớ ơn
cha nghĩa mẹ, tai nghe sông bủa đau
đớn thay mối thảm đoạn sầu, ngồi d−ới
tàu mà lòng dạ ở Tân Châu, trong tàu
chứa bạc hai ngàn nén, vàng hơn một
ngàn thoi mà lòng ảo não khác chi
ng−ời bạch thủ” (Chúa tàu Kim Quy).
Lối văn biền ngẫu trong tiểu thuyết
hiện đại Việt Nam thời kỳ đầu hay đ−ợc
nhìn nhận một cách tiêu cực. Thật ra,
tính thẩm mỹ của nó không phải là
không có, nếu nó đ−ợc khảm một cách
khéo léo vào giữa dòng văn diễn đạt
theo lối tự nhiên, bình dị. Chính trong
các sáng tác mẫu mực của Nguyễn
Tuân sau này, câu văn biền ngẫu thỉnh
thoảng vẫn trở về và gây đ−ợc mỹ cảm
tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều
câu văn biền ngẫu, tác phẩm dễ trở nên
khuôn sáo, chú trọng vẻ đẹp hình thức
réo rắt du d−ơng mà làm hại nội dung
t− t−ởng và diễn tả sai lệch bản chất
của hiện thực đ−ợc phản ánh. Có lẽ ý
thức đ−ợc điều đó nên càng về sau, Hồ
Biểu Chánh càng ít dùng câu văn biền
ngẫu mà chú tâm trau dồi một lối văn
hiện đại, bình dị.
5. Du nhập vốn từ ngoại lai
Ngôn ngữ là một sản phẩm có tính
xã hội, qua ngôn ngữ tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh, chúng ta sẽ thấy đ−ợc
một xã hội Nam Bộ những thập niên
đầu thế kỷ XX. Nam Bộ là vùng đất
cuối cùng của đất n−ớc về phía Nam,
nằm trọn vẹn trong l−u vực của sông
Đồng Nai và sông Mê Kông. Ng−ời Việt
đến khai phá vùng đất này vào khoảng
thế kỷ XVI. Cuối thế kỷ XVIII, Mạc
Cửu đem ng−ời Trung Quốc vào lập
nghiệp ở Hà Tiên. Ng−ời Khơ me đến
khai phá vùng này vào thế kỷ XVIII.
Còn ng−ời Chăm thì đến định c− ở đây
vào thế kỷ XIX. Nam Bộ lại là nơi đầu
tiên chịu sự thống trị của ng−ời Pháp.
Nh− vậy, nói đến nền văn hoá Nam Bộ
là nói đến sự giao thoa văn hoá giữa hai
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
109
nền văn hoá ph−ơng Đông và ph−ơng
Tây. Nam Bộ cũng là vùng văn hoá có
nhiều tôn giáo tín ng−ỡng cùng đan xen
tồn tại. Ngoài các tôn giáo lớn ở n−ớc
ngoài du nhập vào nh− Phật giáo, Thiên
chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Nam Bộ
còn có các tôn giáo tín ng−ỡng địa
ph−ơng nh− Cao Đài, Hoà Hảo…
Bằng ph−ơng tiện ngôn ngữ, Hồ
Biểu Chánh đã xây dựng lên một xã hội
giao thời với đầy đủ mọi hạng ng−ời
trong xã hội, với những lối sống, cách
sống, những tập tục của cả thôn quê lẫn
thành thị Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh đã
ghi lại những cái hay, cái đẹp cũng nh−
chỉ ra những mặt trái, sự xấu xa của xã
hội. Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
chúng ta đ−ợc sống lại với những khung
cảnh, sinh hoạt hàng ngày của mọi tầng
lớp ng−ời trong xã hội. Đó là những bác
sỹ, văn sỹ, ký giả, thầy lang, thầy
thuốc, thầy dây thép, thầy thông, thầy
ký, ông cò, ông cò tàu, nhà buôn, thợ
may, ng−ời bán rong, trẻ bán vé số, xếp
ga, cai ngục, thầy bá, thầy t−ớng, biện
lý, ch−ởng khế, mái chín, bác vật, chệc
khách, chà và, cu ly, quan kinh lý, quan
tr−ờng tiền, chánh bố, chánh tổng, ông
phủ, tá điền, điền chủ, h−ơng bộ, h−ơng
s−, h−ơng quản, cai tuần, chúa tàu,
từng khạo, đà công, trạo phu, kẻ trộm,
kẻ c−ớp, gái giang hồ…
Trong quá trình viết tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh đã góp phần làm phong
phú, làm giàu thêm cho vốn từ vựng
của ngôn ngữ dân tộc. Đó là kết quả tự
nhiên của sự giao l−u giữa các nền văn
hoá. Hồ Biểu Chánh đã Việt hoá những
từ ngữ n−ớc ngoài vào câu văn một cách
linh hoạt. Đó có thể là những từ x−ng
hô: toa, moa, mông xừ, ma đam, sốp
phơ, đốc tơ, nị, ngộ, momcher, ma
femme, khách, còm mi, chệc, chệc
khách, chà Chetty, chà và, cặp rằn… Đó
là những từ chỉ vật dụng trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày: canô, cam nhông,
cà ra hoách, cà vạt, đèn pha, hộp số, ghế
tônê, ghế xa lông, giấy săng, location,
măng sông, ma nhê tô, mề đay, mu soa,
pyjima, su dê, tút xơ, bu ri, bê rê, bành
tô, mề đay, đrap... Đó là những từ chỉ
thức ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh: xúc
xích, sô đa, sâm banh, sa bô chê, ram
bon, pa tê, lave, ký ninh, măng, lu cu
ma… Hồ Biểu Chánh cũng hay dùng
một số từ thông dụng khác: bót, đíp
lôm, đít cua, ríp lê, xẹt, lon ton, măng
đa, séc, ma rông, mốt, nôte, phắt tơ, tơ
nít, tút xo, vecni…
Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, độc
giả hiểu đ−ợc quá trình giao l−u, tiếp
xúc giữa Việt Nam với các n−ớc láng
giềng, các n−ớc trong khu vực và các
n−ớc ph−ơng Tây trên bình diện ngôn
ngữ, qua những từ ngữ ngoại nhập
m−ợn từ Hán tự, Hoa ngữ truyền khẩu
và Pháp ngữ phiên âm. Có thể nói, ngôn
ngữ chính là ph−ơng tiện giao tiếp, thúc
đẩy quá trình giao l−u văn hoá của các
quốc gia. Hồ Biểu Chánh đã có đóng góp
tích cực cho quá trình bảo tồn, phát huy
văn hoá dân tộc, làm phong phú và giàu
thêm hệ thống ngôn ngữ của ng−ời Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, toàn bộ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh là một bức tranh truyền
thần bằng chữ hết sức sống động và
chính xác về cuộc sống và phong tục của
ng−ời dân Nam Bộ. Từ tâm lý, tính
cách, diện mạo của nhân vật đến khung
cảnh sinh hoạt, môi tr−ờng sống của
con ng−ời, tất cả đều đ−ợc thể hiện qua
những từ ngữ và cách nói rất riêng của
nhân dân Nam Bộ. Ông không chỉ xác
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007
110
lập đ−ợc chỗ đứng riêng cho mình trong
lòng độc giả mà còn góp công rất lớn vào
việc tạo nên truyền thống văn học riêng
cho miền đất cực Nam của Tổ quốc.
Truyền thống đó đã đ−ợc các nhà văn
thế hệ sau nh− Phi Vân, Bình Nguyên
Lộc, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,
Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Lê Văn Thảo, Dạ
Ngân, Nguyễn Ngọc T−, Trầm Nguyên
ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai… tiếp nối
làm nên những tác phẩm đặc sắc đ−ợc
công chúng cả n−ớc quan tâm, tìm đọc.
Ông, cùng với họ, đã thực sự cho thấy
vai trò, vị trí của văn học Nam Bộ ở quá
khứ cũng nh− hiện tại là rất quan
trọng.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1998.
[2] Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở (chủ biên), Hồ Biểu Chánh - ng−ời
mở đ−ờng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh,
2006.
[3] Website
Summary
Language distinctions of Ho Bieu Chanh’s novels
In this article, we’d like to mention language distinctions of Ho Bieu Chanh’s
novels: propitious use of dialect and spoken language; flexible and creative use of
idioms and proverbs; spoken language style used in sentences; strong point’s
reservation on parallel constructions; borrowed words imported. These distinctive
features create Ho Bieu Chanh’s own style in his novels, affirming his contribution to
the establishment and development of modern Vietnamese novels.
(a) Cao học 12 Văn, Tr−ờng Đại học Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13nguyenquangtuan8tr103_110_091105152720_9841.pdf