Dân số Thế giới và Việt Nam qua các thời kì. Ảnh hưởng của việc tăng dân số với môi trường

Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường.

doc11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân số Thế giới và Việt Nam qua các thời kì. Ảnh hưởng của việc tăng dân số với môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN: SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG BÀI BÁO CÁO: MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ Chủ đề: Dân số Thế giới và Việt Nam qua các thời kì. Ảnh hưởng của việc tăng dân số với môi trường TỔ 6: 1. Lê Quang Sơn 6. Nguyễn Thị Kiều Thu 2. Hồ Thị Sương 7. Phan Thị Thái Thuyền 3. Phạm Ngọc Tài 8. Nguyễn Thị Thúy 4. Đặng Thị Khánh Thảo 9. Lê Trung Tiến 5. Nguyễn Thị Thi Huế, 2012 Lời giới thiệu Trong khi dân số thế giới sẽ chính thức cán mốc 7 tỉ người vào ngày 31/10 thì tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa cho biết con số này sẽ còn tăng lên rất nhanh và đến năm 2100, dân số thế giới sẽ đạt ít nhất 10 tỉ và có thể lên tới 15 tỉ người nếu tỉ lệ sinh chỉ cần cao hơn một chút so với dự báo.Trong bản báo cáo trước thềm lễ kỷ niệm ngày 31/10 ghi dấu ấn người thứ 7 tỉ ra đời, Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) cảnh báo sự gia tăng dân số này tạo ra sức ép vô cùng to lớn đối với việc xóa đói giảm nghèo cũng như bảo vệ môi trường. Giám đốc điều hành UNFPA Babatunde Osotimehin khẳng định: “Đây là một thách thức mà cần phải hành động ngay. Vấn đề dân số là vấn đề vô cùng quan trọng đối với nhân loại và cả Trái Đất”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng thế giới nên tập trung vào cách thức giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ lo lắng về con số. Ông cũng kêu gọi chú trọng tới quyền của phụ nữ và những người trẻ tuổi để giúp kiểm soát được tình trạng dân số toàn cầu. UNFPA cho biết các dự báo mới cho biết dân số toàn cầu sẽ đạt mốc 9,3 tỉ người vào năm 2050, tăng hơn so với con số dự báo trước đó và hơn 10 tỉ người vào cuối thế kỷ này. Mặc dù vậy, báo cáo của tổ chức trên cũng khẳng định “chỉ cần có thay đổi nhỏ về tỉ lệ sinh, đặc biệt là ở những nước đông dân nhất, dân số thế giới có thể tăng cao hơn: đến năm 2050 có thể là 10,6 tỉ người và hơn 15 tỉ người vào năm 2100”. Dân số thế giới qua các thời kì: - Khoảng 2.000 năm trước: Dân số thế giới vào khoảng 300 triệu người. - Năm 1800: 1 tỉ người. - Năm 1927: 2 tỉ người. - Năm 1959: 3 tỉ người. - Năm 1974: 4 tỉ người. - Năm 1987: 5 tỉ người. - Năm 1999: 6 tỉ người. - Năm 2011: 7 tỉ người. - Đến năm 2050: Dự kiến khoảng 9,3 tỉ người. - Đến năm 2100: Dự kiến khoảng 10 tỉ người. (Nguồn: UNFPA) Mỗi năm dân số thế giới có thêm khoảng 80 triệu người, tương đương với dân số của Đức, Việt Nam hoặc Êtiôpia. Số người trong độ tuổi dưới 25 chiếm 43% dân số thế giới. Lý do chính khiến dân số thế giới tăng trong các thập kỷ vừa qua là do sự Bùng nổ dân số trong những năm 1950 và 1960. Tuổi thọ trung bình tăng từ mức khoảng 48 tuổi trong đầu những năm 1950 lên khoảng 68 trong thập niên đầu tiên trong thiên niên kỷ mới. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 2/3. Châu Á chiếm 4,2 tỉ người và dự kiến sẽ đạt 5,2 tỉ người vào năm 2052 trước khi giảm dần. Trung Quốc là đất nước có số dân lớn nhất thế giới, với 1,35 tỉ người, sau đó là Ấn Độ 1,24 tỉ người. Vào năm 2025, Ấn Độ sẽ có số dân là 1,46 tỉ người, qua đó vượt Trung Quốc khi đó mới có 1,39 tỉ người. Dân số Việt Nam qua các thời kì: Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm.  Trong đó: - Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm; - Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và sốngười bị chết trong chiến tranh. - Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm; - Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm; - Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm; riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm. Như vậy, mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng về quy mô tuyệt đối hàng năm vẫn còn tăng trên dưới 1 triệu người, bằng với quy mô dân số trung bình của một tỉnh.  Với quy mô gần 86,2 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines. Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á. Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Đó là kết quả tích cực của công tác kế hoạch hóa dân số từ khá sớm. Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm. Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Đó là kết quả tích cực của công tác kế hoạch hóa dân số từ khá sớm. Sự gia tăng dân số tác động đến môi trường như thế nào? Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát: I= P x A x T Trong đó: I là ảnh hưởng lên môi trường. P là dân số (bao gồm kích cỡ, sự gia tăng dân số và sự phân bố dân số). A là mức độ giàu có (sự tiêu dùng trên một đầu người). T là công nghệ được sử dụng để cung cấp cho mức độ tiêu dùng. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh: - Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... - Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Sự chênh lệch về độ phát triển dân số giữa các tốc nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. - Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. - Do dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nên dù năng suất lúa có tăng nhanh, bình quân lương thực đầu người vẫn tăng chậm. Dân số tăng nhanh như hiện nay đã gây ra hệ quả nhiều mặt từ công ăn việc làm, phát triển kinh tế, lương thực... đến nhà ở, học hành, văn hóa, y tế và phần nào tác động tiêu cực đến môi trường sống với những dấu hiệu cụ thể như: - Tác hại của môi trường đối với con người chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, năng suất lao động và các tác hại khác: Sức khỏe, niềm hạnh phúc của con người bị giảm sút do ốm đau và chết yểu, vì suy thoái chất lượng nước và không khí, vì những nguy hiểm khác của môi trường. Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh những vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường vật lý, tác động của nó trải rộng từ việc tăng bức xạ ánh sáng mặt trời đến việc giảm dinh dưỡng. Sức khỏe bị suy yếu làm giảm năng suất lao động của con người và sự suy thoái môi trường làm giảm hiệu năng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp. - Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, rừng nước ta bị tàn phá một cách nhanh chóng. Trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng nước ta đã bị giảm hơn một nửa, từ 19 triệu ha xuống còn 9 triệu ha, bình quân mỗi năm giảm 200 ngàn ha. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài khai thác gỗ và các loại lâm sản một cách bừa bãi, còn do nhu cầu lương thực cho số dân tăng quá nhanh đòi hỏi phải phá rừng mở rộng diện tích canh tác. Một số dân tộc ít người có tập quán du canh, du cư, rừng sau khi đốt phát thành nương rẫy chỉ gieo trồng được vài ba vụ là lại phải di chuyển sang nơi khác phá rừng làm nương rẫy mới. Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại hết đời này sang đời khác làm cho diện tích rừng tự nhiên nhanh chóng bị thu hẹp lại. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ mà còn có các chức năng xã hội và sinh thái rộng lớn. Diện tích rừng giảm sút, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên làm lũ lụt xảy ra nhiều hơn. - Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số và mật độ dân số cao trên thế giới. Nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho nên dân số tăng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả tài nguyên đa dạng sinh học, ngày càng sử dụng nhiều hơn. Dân số tăng đã gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, số lượng các loài ngày càng ít đi, khối lượng các quần thể sinh vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn. - Dân số gia tăng và tình trạng khan hiếm nước đang đẩy thế giới đến trước nguy cơ khủng hoảng lương thực và môi trường. Tình trạng này chỉ có giảm thiểu nếu áp dụng các phương pháp kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả hơn, sử dụng hệ sinh thái thông minh hơn. Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Viện Quản lý nước quốc tế (IWMI) mới đưa ra cảnh báo nói trên Tuần lễ Nước thế giới 2011 (22-28/8). Dự kiến mới nhất cho hay, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng từ 7 tỷ người năm 2011 lên ít nhất 9 tỷ người trong năm 2050, làm gia tăng nhu cầu về nước và làm trầm trọng hơn tình trạng Trái Đất nóng dần lên do biến đổi khí hậu. Khoảng 1,6 tỷ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước, nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỷ nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay.   Với tốc độ sử dụng nước cho nông nghiệp, đô thị hóa và sản xuất thực phẩm, lượng nước sử dụng trong nông nghiệp sẽ tăng từ 70-90% so với mức 7.130 km3 hiện nay để nuôi sống số dân 9 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, các vùng sản xuất lương thực chính đều đang phá vỡ ngưỡng sử dụng nước, bao gồm các vùng đồng bằng ở miền Bắc Trung Quốc, ở Punjab (Ấn Độ) và ở Hoa Kỳ. Việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng và mở rộng diện tích canh tác sẽ dẫn đến thảm họa khó tránh khỏi là làm suy thoái hoặc phá hủy hoàn toàn nguồn nước sạch trên Trái Đất và hệ sinh thái ven biển, các yếu tố giữ vai trò quan trọng đảm bảo sự sống. - Trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây. Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm… Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu … Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là: (i)    Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển, (ii)    Phá hủy nơi cư trú tự nhiên, (iii)   Khai thác và đánh bắt cá quá mức, (iv)  Tác động của biến đổi khí hậu, (v)   Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên. - Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy các thảm họa thiên nhiên do hậu quả của biến đổi khí hậu đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Đồng thời việc dân số tăng liên tục cũng là một nhân tố gây biến đổi khí hậu thế giới, vì càng nhiều người sinh sống trên Trái Đất sẽ càng thải ra nhiều lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Ngay trước Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới ở Copenhagen, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã cảnh báo dân số thế giới tăng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu.  Báo cáo của UNFPA công bố tại Berlin ngày 18/11 khẳng định, việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO2 trên thế giới.  Do vậy, sẽ là rất thiếu sót nếu Hội nghị khí hậu thế giới ở Copenhagen tháng 12 tới chỉ thảo luận về công nghệ làm giảm lượng khí thải CO2, mà không đề cập tới chính sách phát triển dân số, bởi đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình sẽ góp phần vào chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu.  Tình trạng tăng dân số diễn ra đặc biệt nhanh ở các nước nghèo kém phát triển. 41% dân số châu Phi là dưới 15 tuổi, trong khi ở châu Âu chỉ là 15%. Châu Phi không chỉ là lục địa có dân số trẻ nhất trên thế giới, mà các nước Nam sa mạc Sahara cũng nghèo nhất thế giới.  Những người nghèo nhất trong số người nghèo phải chịu hậu quả nặng nề nhất của quá trình biến đổi khí hậu. Hạn hán, sa mạc hóa, đất đai khô cằn đã đẩy 25 triệu người phải rời bỏ quê hương; ước tính tới năm 2050 sẽ có 200 triệu người phải tị nạn do biến đổi khí hậu.  Ngoài ra, 1/10 dân số thế giới đang sống ở các khu vực ven biển. Biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng cao có thể khiến 650 triệu người buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm nơi cư trú mới.  Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo rằng cả nạn tăng dân số lẫn biến đổi khí hậu đều diễn ra trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển.  Hiện trên Trái Đất có gần 7 tỷ người sinh sống; dự đoán tới năm 2050 sẽ tăng lên hơn 9 tỷ người. Tuy nhiên, nếu hạn chế được dân số ở mức 8 tỷ người thì sẽ giảm bớt được 2 tỷ tấn khí thải CO2. Giám đốc điều hành Quỹ dân số thế giới của Đức, bà Renate Baehr cho biết, viện trợ phát triển của cộng đồng quốc tế cho kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua liên tục giảm. Trong khi năm 1995 mức viện trợ là 723 triệu USD, thì nay đã giảm xuống còn 340 triệu USD/năm. Bà cũng kêu gọi các nước cần tăng đầu tư cho kế hoạch hóa gia đình. Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường. - Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường để nâng cao chất lượng dân số. Con người vẫn là nguyên nhân chủ quan chính yếu của mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội. Vì thế, trong bất cứ giải quyết vấn đề nào thì việc tác động đến ý thức người dân là điều đầu tiên cần phải thực hiện. Chất lượng môi trường có tác động trực tiếp đến tác động dân số, chất lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_dan_so_va_moi_truong_2156.doc
Luận văn liên quan