Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung antistress vào thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Hàm lượng đạm trong cơ thể cá cao nhất ở AS 0,6% (48,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với AS 0% (44,5%) v à AS 0,2% (44,2%), không có khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Kết quả này phù hợp với Nguyễn Thanh Phương (1998) khi nghiên cứu trên cá basa: hàm lượng đạm trong cơ thể cá có xu hướng gia tăng theo mức tăng đạm trong thức ăn nhưng sự gia tăng này không thể hiện rõ ràng.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung antistress vào thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........... 27 5.2 Đề xuất ................................ ................................ ................................ ........... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ......................... 27 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra trong tự nhiên ................................ ..4 Bảng 2.2 Kết quả sử dụng chất bột đ ường của 3 loài cá................................ ................. 5 Bảng 2.3: Một số dấu hiệu thiếu vitamin C tr ên cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)............. 8 Bảng 2.4: Nhu cầu Vitamin C của một số lo ài tôm cá ................................ .................... 9 Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của nấm men chết (%) vật chất kh ô ....................... 11 Bảng 3.1 Thành phần Antistress trong thức ăn thí nghiệm (%)................................ .... 15 Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm ................................ ............................... 18 Bảng 4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệ m ................................ ................ 20 Bảng 4.3 Sinh trưởng của cá sau thí nghiệm ................................ .............................. 23 Bảng 4.4 FCR và PER của cá tra sau 8 tuần thí nghiệm ................................ .............. 24 Bảng 4.5 Thành phần sinh hóa của cá trước và sau thí nghiệm ................................ .... 25 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hinh 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra................................ ................................ ....3 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm ................................ ................................ .................. 14 Hình 4.2 Tăng trưởng của cá sau thí nghiệm................................ .............................. 23 Hình 4.4 Màu sắc thịt cá................................ ................................ ............................ 26 vi Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản đang chiếm một vị trí quan trọng trong h ướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống có hiệu q uả của người dân, đặc biệt là vùng ĐBSCL* với 80% tổng diện tích nuôi v à sản luợng nuôi của cả nước. Trong đó, cá tra là loài chủ lực của vùng. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả n ước đã chạm mức 4 tỷ USD. Đây là một kỳ tích của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2008. Cá tra, basa chiếm 32,4%, với 550.070 tấn, trị giá 1.240 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng cao nhất, tăng 74,5% về lượng và 53,3% về giá trị so với cùng kỳ. Cũng như ở những hình thức chăn nuôi động vật khác, các loại thứ c ăn và việc cho ăn là những yếu tố có tính chất quyết định trong việc nuôi các động vật thủy sinh. Việc nuôi các đối tượng này đã tập trung sự chú ý vào nhu cầu khẩu phần ăn, trang thiết bị, và thực tiễn quản lý mới cũng như những tác động của môi trường. Trong các khoản chi phí đầu tư thì chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong việc nuôi cá tra thâm canh, khoảng 77% chi phí sản xuất (Nguyễn Thanh Phương, 1998). Vì vậy thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, đầu t ư và lợi nhuận của người nuôi. Stress đưa đến sự gia tăng tỉ lệ chuyển hóa c ơ bản, sự hao tổn năng lượng liên quan đến việc xử lý các tác nhân gây stress n ày sẽ làm giảm tỉ lệ tăng trưởng (Silva and Anderson, 2006). Nhằm tối đa hóa các tỷ lệ tăng trưởng và năng suất loài nuôi nhân tố quan trọng là nổ lực làm giảm stress ở cá nuôi. Vấn đề đặt ra là tìm ra loại thức ăn có hàm lượng Antistress ở mức thích hợp bổ sung vào thức ăn cho cá từ giai đoạn giống, l à giai đoạn cá dễ dàng cảm nhiễm với một số bệnh và quyết định đến tỷ lệ sống của cá giai đoạn sau này. Đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Antistress v ào thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và sức kháng bệnh của cá. 1.2 Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu bổ sung Antistress vào thức ăn của cá tra nhằm năng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và sức kháng bệnh của cá** * ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long ** Phần sức kháng bệnh của cá do sinh vi ên Trần Hoa Cúc, Bệnh Học Thủy Sản k31 thực hiện 1 1.3 Nội dung đề tài Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn không bổ sung v à có bổ sung Antistress với hàm lượng khác nhau lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra. Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn không bổ sung v à có bổ sung Antistress với hàm lượng khác nhau lên chất lượng cá nuôi. 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2009 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.1 Hệ thống phân loại Ngành: Chordata Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus Rainboth, 1996. Hinh 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá Tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rế cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn tr ùng, ốc và cá (Dương Nhật Long, 2004). Thức ăn để ương nuôi cá tra trong giai đo ạn 1 tháng tuổi cần phải có h àm lượng đạm khoảng 28-32%. Có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc trộn thêm cám. Lượng thức ăn cho cá dao động từ 10 -20 kg/100kg cá, cho cá ăn 2-4 lần trong ngày (Dương Nhật Long, 2004) Theo Trần Thanh Xuân (1994), khi nghi ên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên có tỉ lệ thành phần thức ăn trong dạ dày được trình bày ở bảng 2.1 3 Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra trong tự nhiên Loại thức ăn Tỉ lệ (%) Cá tạp 37,8 Ốc 23,9 Thực vật 6,67 Mùn bã hữu cơ 31,6 Theo Dương Nhật Long (2004) thức ăn cho cá thay đổi t ùy vào giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn cho cá nuôi thịt cá h àm lượng đạm thích hợp từ 18-28%. 2.1.3 Nhu cầu đạm và acid amin Nhu cầu đạm Theo NRC, 1993 nhu cầu đạm là lượng đạm tối thiểu có trong thức ăn nhằm thõa mãn yêu cầu các amino acid để cá đạt tăng trưởng tối đa (trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Nhiệm vụ chính của đạm l à xây dựng cấu trúc cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) nhu cầu đạm của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn. Nhu cầu đạm của cá dao động trong khoảng 25-55%, trung bình 30%. Nhu cầu đạm tối ưu của một loài đó phụ nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ nguồn đạm và năng lượng, thành phần amino acid và độ tiêu hóa đạm), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu tố bên ngoài khác. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền v à ctv (2004) về nhu cầu đạm của 2 loài cá tra, basa cho thấy, hàm lượng đạm trong thức ăn thích hợp với tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế cho 2 lo ài này ở giai đoạn giống nhỏ là từ 27,8-40%. Theo Dương Nhựt Long (2003), thức ăn có h àm lượng đạm thích hợp cho giai đoạn nuôi thịt cá tra dao động từ 18 -28%. Nhu cầu amino acid Khi nói đến đạm, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên đạm (đặc biệt là thành phần và tỉ lệ các acid amin thiết yếu trong đạm). Chính v ì vậy, nhu cầu đạm nói một cách chính xác hơn đó là nhu c ầu amino acid. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên đạm, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đ ổi chất khác. Có 2 loại amino acid: thiết yếu và không thiết yếu (Trần Thị Thanh Hiền v à ctv, 2004) 4 Acid amino không thiết yếu: Alanin, Glycin, Serin, Tyrosin, Cystein, Cystin Acid amino thiết yếu: Arginin, Histidin, Isoleucin, Lysin, Methionin, Phenillalanin, Threonin, Trytophan và Valin 2.1.4 Nhu cầu chất bột đường Chất bột đường được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho động vật thủy sản. Sự ti êu hóa chất bột đường biến động rất lớn giữa các loài và phụ thuộc rất lớn vào thành phần của chất bột đuờng trong nguyên liệu (Hiền và ctv, 2004) Garling và Wilson (1977) nhận thấy cá nheo Mỹ giống giảm tăng trưởng khi thức ăn không có dextrin có c ùng mức năng lượng và mức đạm, ở mức dextrin 25% trong thức ăn cá vẫn sinh tr ưởng tốt. Mặt khác, Wilson và ctv (1988) còn nhận thấy cá nheo Mỹ sử dụng các dạng chất bột đ ường cao phân tử như tinh bột, dextrin hiệu quả hơn so với đường đơn và đường đôi (glucose, sucrose,...) do quá trình bi ến dưỡng của cá thì chậm mà tốc độ tiêu hóa đường đơn và đường đôi lại nhanh (Trích dẫn bởi Lưu Thanh Tùng, 2008) Theo trích dẫn của Silva and Anderson (2006) các nghi ên cứu về cho ăn (Furuichi và Yone, 1980) đã cho thấy các mức tối ưu của chất bột đường trong khẩu phần ăn của cá chép là 30-40%, cho cá hanh đỏ là khoảng 20% và cho cá cam là khoảng 10%. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền v à ctv (2004) khả năng tiêu hóa chất bột đuờng của động vật thủy sản thấp h ơn so với đạm và chất béo, khả năng sử dụng chất bột đường trên 3 loài cá tra, basa, hú ở giai đoạn nhỏ cho thấy khả năng sử dụng chất bột đường là khác nhau giữa các loài cá với nhau. Bảng 2.2 Kết quả sử dụng chất bột đ ường của 3 loài cá Loài cá Trọng lượng cá thí nghiệm (g) Khoảng chất bột đường cho cá tăng trưởng tốt (%) Cá hú 5,10 35 Cá tra 2,90 30-45 Cá basa 5,13 20-45 2.1.5 Nhu cầu chất béo Theo Mertrampf (1992) chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản, l à nguồn cung cấp các acid béo và các hợp phần khác tham gia vào cấu tạo màng cơ bản, là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất 5 tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K,….Chất béo trong thức ăn có độ ti êu hóa cao trung bình 85-90%. Acid béo có chuỗi carbon dài và độ bão hòa cao thì càng khó được tiêu hóa (trích dẫn bởi Lưu Thanh Tùng, 2008) Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2004) động vật thủy sản không có khả năng tổng hợp các acid béo n ên khả năng tổng hợp acid béo vào thức ăn là rất quan trọng. Nhóm cá nước ngọt có nhiều acid béo 18 carbon v à n-6PUFA hơn cá biển. Đối với giai đoạn ấu trùng, chất béo đóng vai trò quan trọng bởi nó cung cấp các acid béo cần thiết. Hàm lượng acid béo cần thiết ở giai đoạn ấu trùng cao hơn giai đoạn trưởng thành. Khi nghiên cứu về nhu cầu chất béo của cá tra, Hiền v à ctv (2004) đề nghị mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn của cá tra l à 4-8%. 2.1.6 Nhu cầu năng lượng Cũng như các loài động vật khác, động vật thủy sản cần năng l ượng để duy trì hoạt động sống cơ thể. Theo Hiền và ctv (2004) động vật thủy sản là một trong những động vật chuyển hóa năng lượng từ thức ăn để xây dựng cơ thể hiệu quả nhất do: ĐVTS có khả năng thải amonia trực tiếp ra môi tr ường ngoài, chi phí năng lượng cho thực hiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chỉ chiếm 3-5%, ĐVTS sống trong môi trường nước có lực đẩy lớn và độ nhớt, là động vật biến nhiệt và năng lượng cho chi phí trao đổi chất cơ sở thấp. Trong tỷ lệ chuyển hóa cơ bản, quá trình tổng hợp đạm đòi hỏi mức năng lượng cao. Trừ khi năng lượng không phải là dạng đạm được cung cấp trong khẩu phần, các nguồn năng lượng thay thế để đáp ứng nhu cầu này là chất bột đường và chất béo (Silva and Anderson, 2006) Năng lượng lấy từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá tr ình bài tiết (trong phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dùng cho sinh trưởng. Các giá trị này thay đổi tùy thuộc vào mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá, nhu cầu năng lượng thô trong thức ăn cá trơn được đề nghị là 2750-3100 kcal/kg (Hiền và ctv, 2004) 6 2.2 Các chất bổ sung vào thức ăn làm tăng sức đề kháng của động vật thủy sản. Stress đưa đến sự gia tăng tỉ lệ chuyển hóa c ơ bản và nó có thể được gây ra bởi 1 loạt các yếu tố bao gồm sự tích tụ các sản phẩm thải trong n ước, hàm lượng oxy thấp, mật độ dày, việc cầm giữ, sự xáo trộn do tác động b ên ngoài, ô nhiễm nước, thức ăn chất lượng thấp, hoặc sự tấn công của đối t ượng khác. Sự hao tổn năng lượng liên quan đến việc xử lý các tác nhân gây stress này sẽ làm giảm tỉ lệ tăng trưởng (Silva and Anderson, 2006 ) Stress cũng cần đến một quá tr ình phân giải mô ở động vật, một cách độc lập với nhu cầu về sự gia tăng các chất dinh d ưỡng hoặc các chất sinh năng lượng. Theo Braley và AndersonI (1992) cho r ằng việc giảm lượng đường glucoza trong máu ở cá bị stress là rất rõ (trích dẫn bởi Silva and Anderson, 2006). Năng lư ợng cần cho việc phân giải và sau đó tái tổng hợp mô có thể là năng lượng, về mặt khác, không sẵn sàng cho sự tăng trưởng. Vì vậy, trong mọi lúc cần phải nổ lực làm giảm stress ở cá nuôi nhằm tối đa h óa các tỷ lệ sinh trưởng. Vì vậy, nghiên cứu bổ sung Antistress vào thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và sức kháng bệnh của cá. Chế phẩm Antistress bao gồm: -Selenium hữu cơ -Stay C -B. Glucan -FC 20 2.2.1 Vitamin C Theo Dabrowki (1990) Vi tamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sản bởi v ì trong khi hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp vitamin C từ glucuronic acid th ì cá và giáp xác lại thiếu enzim gulonolactone oxidase cần thiết cho bước cuối cùng của quá trình tổng hợp. Chính vì vậy vitamin C của động vật thủy sản chủ yếu hấp thu từ thức ăn ( trích dẫn bởi Hiền và ctv, 2004) Vitamin C có dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, dễ hấp thụ qua niêm mạc ruột, không tích lũy trong c ơ thể, thải trừ nhanh. Nhưng vitamin C dễ bị phân hủy, mất tác dụng d ưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm v à sự oxy hóa. Có 4 loại vitamin C th ường được dùng trong nuôi trồng thủy sản là: L Ascorbyl-2 Monophosphate, L Ascorbyl -2 Diphosphate, L Ascorbyl -2 Triphosphate, L Ascorbyl-2 Sulphate 7 Phạm Khắc Hiếu (1997) cho rằng vitamin C đảm bảo tổng hợp acid hyaluronic và acid chondroitinsunfuric là hai acid t ạo thành các thể dính liền các liên bào sụn, khi thiếu vitamin C chất n ày không thể tổng hợp làm ảnh hưởng đấn cấu tạo xương, xương dễ gãy, vết gãy lâu lành. Việc cung cấp thức ăn thiếu vitamin C hay do t ình trạng cơ thể bị stress vì điều kiện môi truờng hay cơ thể bị mắc bệnh hậu quả dẫn đến t ình trạng cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể cá dễ bị nhiễm bệnh và không có khả năng hồi phục lại chức năng bình thường của cơ thể Bảng 2.3: Một số dấu hiệu thiếu vitamin C tr ên cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004) Loài Dấu hiệu bệnh Tác giả Cá trê phi Có sự rạn nứt, xuất huyết ở đầu và Eya (Clarias gariepinus) ăn mòn vây, mõm và mang (1996) Cá chép Không tìm thấy dấu hiệu biểu hiện Sato (1978) (Cyprinus carpio) Tật ưỡn lưng, ăn mòn vây đuôi, Dabrowksi biến dạng mang và uốn cong mõm (1988) Cá chẽm Không tìm thấy dấu hiệu biểu hiện Merchie và ctv (Scophthalmus maximus) (1996) Cá trắm cỏ Vây và mắt bị xuất huyết Lin (Ctenopharyngodon idella ) (1991) Cá rô phi lai Giảm hàm lượng khoáng, mất sắc Shiau và Jan (Tilapianilotica cái x tố ở da, tổn thương da, mất vảy, (1992) T. auea đực) xuất huyết da và vây Cá bơn Dị tật xương sống, tật ưỡn lưng, Coustans và ctv (Scophthalmus maximus ) xuất huyết, mất thăng bằng (1990) Vitamin C được ghi nhận là có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, nó tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen, tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá. Theo Durve and Lovell (1982) các m ức Vitamin C cao hơn nhu cầu dinh dưỡng cực đại đảm bảo sự sinh tr ưởng bình thường của cơ thể cá giống cá nheo Mỹ đã làm tăng sức đề kháng của cá thí nghiệm đối với bệnh do vi khuẩn E. tarda và E. ictaluri đặc biệt ở nhiệt độ dưới 23oC và theo Robert khi dùng vitamin C b ổ sung vào thức ăn, lượng lysozym của các tế bào máu tiết ra nhiều hơn so với nhóm cá 8 không dùng vitamin C, khả năng thực bào ở thận, lá lách của cá có liên quan đến hàm lượng vitamin C (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Kha, 2006) Kontara và ctv (1997) thí nghiệm, đối với tôm càng khả năng chống lại virus Vibio harveyi sau 18 ngày thí nghiệm với thức ăn vitamin C từ mức 0- 40% AA/kg thức ăn thì sau 1 tuần tôm chết từ 63-73% trong khi mức 1500 AA/kg thì không có tôm chết (trích dẫn bởi Hiền và ctv, 2004) Các loài cá khác nhau thì nhu c ầu về vitamin C cũng khác nhau cho sự đề kháng của cơ thể cá đối với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Kha (2006) cho thấy thức ăn có hàm lượng vitamin C ở mức 1000 -3000 mg/kg thức ăn tỉ lệ sống là 100% sau 10 ngày gây cảm nhiễm. Thức ăn lô đối chứng không bổ sung vitamin C cá có hiện t ượng xuất huyết ở vây, xung quanh miệng và mắt bị lồi là triệu chứng bệnh do nhóm vi khuẩn Aeromonas. Theo Lương Thanh Trúc (2000) ở liều lượng 2000 mg Vitamin C thức ăn ph òng được bệnh ngoại kí sinh trùng tốt trên cá tra giai đoạn 1 tháng tuổi. Để giảm sự hòa tan vitamin C trong nước, người ta dùng ethylcellulose để bao lấy các hạt vitamin C th ành thể AA bọc vỏ. Bảng 2.4: Nhu cầu Vitamin C của một số lo ài tôm cá Nhu cầu Nguồn Kích cỡ cáLoài Tác giả(mg/kg) AA (gam) Cá trê phi (Clarias gariepinus) Cá trê trắng (Clarias batrachus) Cá chép (Cyprinus carpio) Cá chẽm (Scophthlamus maximus) Cá rô phi lai (Tilapia nilotica cái x T. auea đực) Cá bơn Nhật Bản Eya45 ECAA 19.9 (1996) Misfra và ctv69 AA 1.5 (1996) Gouillou-Coustans45 APP Cá bột (1998) Merchie và ctv20 APP Cá bột (1996) Shiau và Jan79 AA 1.1 (1992) Teshima và ctv600-100 AMP 3.43 (1993) 2.2.2 Hoạt chất kích thích hệ miễn dịch Theo Verlhae et al (1998) cá là động vật có xương sống đầu tiên và là mắc xích quan trọng giữa động vật không có xương sống và động vật bậc cao có xương sống. Chúng có cơ chế miễn dịch không đặc hiệu của động vật không x ương sống 9 được xem là cơ chế phát triển của các đại thực b ào và bạch cầu hạt. Nhưng chúng còn có hệ đáp ứng miễn dịch thể ở ng ười và động vật hữu nhủ là các tế bào lymphocyte, đồng thời cũng cho rằng cơ quan lymphocyte của cá chính là thận trước, tuyến yên và tỳ tạng (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Kha, 2006) Hệ miễn dịch là khả năng chống lại bệnh tật của sinh vật. Hệ miễn dịch cơ thể có thể do di truyền hay do sự ti êm chủng. Gia tăng miễn dịch của động vật thủy sản là một chức năng quan trọng của thức ăn (L ê Thanh Hùng, 2008) Những hợp chất thiên nhiên có tác dụng kích hoạt tế bào trong hệ thống miễn dịch. Các hợp chất n ày thường là: -Các sản phẩm từ vi khuẩn - Glucan và nucleotide từ nấm men - Các glycan tạo tính miễn dịch -Các peptide ly trích từ động vật. Hoạt chất kích thích hệ miễn dịch đ ược bổ sung vào thức ăn thủy sản, có nhiều nhóm. Trong đó, beta -glucan và chất trích từ nấm men có giá trị nhất và thường được dùng cho thức ăn thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2008). Beta glucan Beta glucan là một polysaccharide được ly trích từ hạt ngũ cốc hay từ men bánh mì. Beta glucan làm tăng khả năng thực bào của tế bào leukocyte. Do khả năng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, beta glucan từ lâu đ ã được chế biến và sử dụng trong dược phẩm cho người và ngành chăn nuôi (Lê Thanh Hùng, 2008) Nhiều thí nghiệm đã chứng minh vai trò của beta glucan trong kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu ở các lo ài tôm cá. Ở cá hồi (Salmo salar) khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh Vibrio salmonicida và V. anguillarum, cá sử dụng beta glucan bổ sung trong thức ăn và tăng cường được khả năng chống chịu bệnh, thí nghiệm trên cá hồi Đại Tây Dương bổ sung beta glucan giúp cá có khả năng chống chịu tốt hơn bệnh hoại tử nội tạng gây ra bởi virut IHNV, tương tự, các loài cá nước ngọt như: cá trê phi và cá da trơn Mỹ, bổ sung beta glucan sẽ giúp gia tăng sự chống chịu các vi khuẩn gây bệnh nh ư: Aeromonas hydrophila, Edwadsialla tarda và E. Serillocida (Lê Thanh Hùng, 2008). Welker (2007) cũng nghiên cứu về phản ứng miễn dịch, chống lại stress v à E. ictaluri ở cá nheo có chế độ ăn chứa đựng men th ương mại hoặc thành phần men phụ có sự pha trộn β-glucan. Ghi nhận cá có tỉ lệ sống sau khi nhiếm E. ictaluri là 10 5-17% cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng và có sự giảm stress ở cá có cho ăn thức ăn bổ sung thành phần men. Kumari (2006) nghiên cứu về khả năng miễn dịch bẩm sinh và kháng bệnh ở cá trê có chế độ ăn β- 1,3 glucan. Tác giả ghi nhận rằng với mức glucan 0,1% trong thức ăn có sự khác biệt về sự nâng cao MPO, lysozyme, O-và khả năng bảo vệ của huyết thanh chống lại Aeromonas hydrophila. Ở chế độ cho ăn glucan 0,1% trên 1 tuần có khả năng nâng cao khả năng miễn dịch không đặc hiệu và kháng bệnh của cá trơn một cách hiệu quả. Tế bào nấm men Nấm men là thuật ngữ chung để chỉ các tế b ào thuộc nhóm Ascomycetes, bao gồm 363 loài. Phổ biến nhất là: những tế bào men bia, men rượu và men bánh mì. Tế bào men chia ra làm 2 nhóm: men ch ết và men sống -Men chết bao gồm: men bia rượu, men lactic, men Torula và men kiềm (từ dầu lửa) -Men sống bao gồm: men bánh m ì, và các môi trường đang phát triển men. Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của nấm men chết (%) vật chất khô Men bia Men Men mật Men MenThành phần rượu Torula mía lactic alkane Vật chất khô (%) 92,2 92,3 94,8 91,8 94,0 Protein thô (%) 46,3 45,9 42,5 48,1 66,0 Béo thô (%) 1,70 4,20 2,80 4,40 0,90 Tro (%) 6,80 8,10 8,80 8,30 7,30 Chất xơ (%) 2,40 2,20 0,50 1,00 0,10 Dẫn xuất không đạm (%) 35,0 31,9 40,2 30,0 19,7 Nguồn: Hertrampf and Piedad -Pascual (2000) Theo Lê Thanh Hùng (2008) nấm men có thể được sử dụng như nguồn cung cấp đạm thức ăn cho các loài cá, men bánh mì được sử dụng thay thế 50% bột cá, men alkane được sử dụng lên đến 25%. Tỉ lệ sử dụng nấm men trong thức ăn thủy sản ở các loài cá được đề nghị 5-10%, các loài tôm 2-5%. Nhìn chung, dùng nấm men làm nguồn cung cấp đạm không hiệu q uả kinh tế so với sử dụng bột cá. Tuy nhi ên, ngoài cung cấp đạm, nấm men còn là nguồn cung cấp yếu tố tăng trưởng. Selenium (Se) Trong biến dưỡng chức năng chính của Se l à chống lại sự oxy hóa chất béo trong các màng cơ bản, do Se là cấu tạo chính của enzym glutathionine peroxidase. Vai trò của Se và Vitamin E trong tăng trưởng các mô cơ. Sự thiếu Se trong thức ăn sẽ làm cá giảm sinh trưởng. 11 Theo Lê Thanh Hùng (2008) nhu c ầu Se khoảng 0,15-0,4 mg/kg thức ăn, cá có khả năng hấp thu một tỉ lệ nhỏ Se tr ong nước nhưng không đủ do nhu cầu. Bột cá là nguồn cung cấp dồi dào Se, Se cũng được cung cấp qua dạng muối. Lưu ý, khi bổ sung Se quá cao cũng sẽ gây ngộ độc, liều gây độc cho cá trong khoảng 10 mg/kg thức ăn. Ngoài ra Se còn có tác dụng bảo vệ, chống lại tính độc của các kim loại nặng như thủy ngân và cadmum (Silva and Anderson, 2006) 2.3 Tiêu chuẩn ngành về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và Ba sa Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188: 2004 ( trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004) quy định các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thú y của thức ăn hỗn hợp dạng viên (gọi tắt là thức ăn viên); được phối chế từ nhiều loại nguyên liệu đảm bảo có đủ các chất dinh d ưỡng; sử dụng để ương giống và nuôi cá tra và basa thương phẩm. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn viên cho cá tra và cá basa. Thức ăn viên cho cá tra và cá basa gồm 6 loại sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá với các số hiệu từ số 1 đến số 6. Thức ăn viên cho cá tra và cá basa khi sản xuất phải có dạng h ình trụ (hoặc mảnh) đều nhau, bề mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Màu sắc và mùi vị đặc trưng của nguyên liệu phối chế, thức ăn có màu nâu vàng đến nâu, không có mùi men mốc và mùi lạ khác. Bên cạnh đó, đường kính viên thức ăn không lớn hơn 12 mm, chiều dài so với đường kính nằm trong khoảng 1,0 -1,5 lần. Khi chế biến thức ăn tỷ lệ vụn nát không lớn hơn 2% khối lượng, đồng thời độ bền không nhỏ h ơn 30 phút. Hơn nữa, năng lượng thô không nhỏ hơn 1500-3300 kcal cho 1 kg thức ăn, độ ẩm không lớn hơn 11%, hàm lượng protein thô không nhỏ h ơn 18-40%, hàm lượng lipid thô không nhỏ hơn 3-8%, hàm lượng xơ thô không lớn hơn 6-8% và hàm lượng tro không lớn hơn 10-16% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Ngoài ra, cát sạn (tro không hoà tan trong HCl 10%) không lớn hơn 2%, hàm lượng phospho không nhỏ hơn 1%, natri clorua không lớn hơn 2,5%, hàm lượng lyzin không nhỏ hơn 0,9-2,0%, methionin không nhỏ hơn 0,4-0,9% khối lượng tuỳ theo số hiệu của từng loại thức ăn quy định. Cùng với các quy định trên, các chỉ tiêu vi sinh và an toàn vệ sinh thú y của viên thức ăn cho cá tra và basa không cho phép có côn trùng s ống, vi khuẩn gây 12 bệnh (Salmonella), nấm mốc độc (Aspergillus f lavus), chất độc hại (Aflatoxin), các loại kháng sinh và hóa chất đã bị cấm sử dụng theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy Sản. Thêm vào đó bao đựng thức ăn phải bền, kín, không rách, đ ã được tẩy trùng. Nhãn phải được ghi theo đúng quy định gồm tên hàng, tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, khối lượng tịnh, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (hàm lượng protein thô, chất béo thô, độ ẩm, chất x ơ thô, hàm lượng khoáng…), ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của h àng hóa. Thức ăn phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để tr ên kệ kê cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng. Kho phải có biện pháp chống chuột và côn trùng phá hoại. Thời gian bảo quản sản phẩm kể từ ngày sản xuất cho đến khi sử dụng không quá 90 ng ày. 13 Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Hệ thống bể composite (500 L/bể), 15 bể. Máy đo oxy, pH, nhiệt kế, heater, cân, thước đo,… Các hóa chất: Chlorin, formol, green water,… Hệ thống máy bơm và sục khí Tủ nung, tủ sấy,… Dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm Nguồn cá thí nghiệm: Cá thí nghiệm đ ược lấy từ nguồn giống sản xuất nhân tạo. Cá được chọn đồng cỡ, khoẻ mạnh, có màu sắc sáng, không xây sát, không dị tật, không nhiễm bệnh có khối lượng ban đầu trung bình khoảng 12 g/con. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Hệ thống thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trên 15 hệ thống bể composite (500 L/bể), nước chảy tràn, có sục khí liên tục. Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm 14 3.2.2 Thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện với 4 nghiệm thức thức ăn đ ược bổ sung Antistress từ 0% đến 0,6% và nghiệm thức đối chứng. Kích cỡ viên thức ăn là 2-2,5 mm. Trọng lượng trung bình 1 viên thức ăn là 0,01 g ĐC: Thức ăn viên phổ biến trên thị trường. Và 4 loại thức ăn bổ sung Anti stress với mức: AT 0% : Thức ăn không bổ sung Anti stress AT 0,2%: Thức ăn bổ sung 0,2% Anti stress AT 0,4%: Thức ăn bổ sung 0,4% Anti stress AT 0,6%: Thức ăn bổ sung 0,6% Anti stress Bảng 3.1 Thành phần Antistress trong thức ăn thí nghiệm (%) Nghiệm Thức ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 Selenium hữu cơ (%) 0 0 0,03 0,07 0,10 Stay C (%) 0 0 0,03 0,07 0,10 B. Glucan (%) 0 0 0,07 0,13 0,20 FC 20 (%) 0 0 0,07 0,13 0,20 3.2.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức, mật độ bố trí ban đầu l à 50 con/bể, trọng lượng trung bình khoảng 12 g/con. Cá mới đem về đem trữ khoảng 1 tuần cho khỏe sau đó tiến h ành bố trí và cho ăn thức ăn thí nghiệm. 3.2.4 Chăm sóc và quản lý Cá được cho ăn 2 lần/ngày. Cho cá ăn theo nhu cầu, thức ăn dư được ghi nhận để tính lượng thức ăn cá ăn vào. Nhiệt độ và oxy đo hằng ngày. 3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và chỉ tiêu thu mẫu -Các yếu tố môi trường -Trước khi thí nghiệm thu 10 con cá phân tích th ành phần hóa học -Tỉ lệ nuôi sống (SR) -Tăng trọng trong thời gian thí nghiệm (WG) -Tốc độ tăng trọng theo ngày (DWG) -Hệ số thức ăn (FCR) và hệ số sử dụng protein (PER) -Phân tích thành phần hóa học của cá thu mẫu để đánh giá ảnh h ưởng của thức ăn. 15 -Filler thịt cá ở mỗi nghiệm thức để so màu bằng đánh giá cảm quan của 10 người. 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 3.3.1 Chỉ tiêu phân tích Mẫu thức ăn: ẩm độ, tro, xơ, đạm, chất béo, chất bột đường (NFE). Mẫu cá: ẩm độ, tro, đạm, chất béo. 3.3.2 Phương pháp phân tích Ẩm độ: xác định bằng cách sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 0C khoảng 4- 5 giờ. Đạm: phân tích bằng phương pháp Kjeldahl Chất béo: phương pháp Soxhlet Dẫn xuất không đạm: (NFE): 100 - (tro + xơ + đạm + chất béo) Xơ: Phương pháp thủy phân trong dung dịch acid và bazơ. Tro: xác định bằng cách đốt cháy mẫu v à nung trong tủ nung ở nhiệt độ 5600C khoảng 4 giờ (cho đến khi mẫu có màu trắng hoặc xám). Năng lượng: đo bằng máy đo năng lượng. 3.3.3 Tính toán số liệu Tỉ lệ sống của cá (Survival rate, SR%) Số cá thể cuối SR (%) = × 100 Số cá thể ban đầu Tăng trọng trong thời gian thí nghiệm ( WG, weight gai n) WG=Wf-Wi Trong đó: Wf: khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm Wi: Khối lượng cá ban đầu Tốc độ tăng trọng theo ngày (Daily Weight Gain) Wf – Wi DWG = T 16 Hệ số thức ăn (Feed convertion ratio, FCR) Thức ăn sử dụng FCR = Khối lượng cá gia tăng Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio) Wf – Wi PER = Lượng protein ăn vào Wc: Khối lượng cá sau thí nghiệm Wđ: Khối lượng cá trước thí nghiệm 3.3.4 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình Excel version 5.0 và Stat istica. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA và phép thử DUCAN với mức ý nghĩa p<0,05. 17 Phần 4 KÊT QUẢ-THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường nước thí nghiệm Sự sinh trưởng và phát triển của cá phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, và đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt kém, dễ bị bệnh khi điều kiện môi tr ường thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, các loài cá khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào trạng thái sinh lý thì có khả năng thích ứng với các yếu tố môi tr ường khác nhau. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy, pH, NH3, NO2, CO2, H2S,...đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Một trong các yếu tố trên thay đổi hoặc quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn cá nuôi đặc biệt là cá giai đoạn nhỏ.Vì vậy thường xuyên theo dõi và kiểm tra các thông số môi trường là việc hết sức cần thiết Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm Nhiệt độ (0C) Oxy (ppm) pHNghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều ĐC 29,7±1,02 29,8±1,07 6,04±0,43 5,94±0,43 7,30±1,17 7,39±0,19 AT 0% 29,8±0,66 30,0±0,82 6,03±0,56 6,00±0,44 7,32±0,20 7,44±0,26 AT 0,2% 29,9±0,56 30,0±0,56 5,95±0,64 5,94±0,54 7,31±0,19 7,42±0,25 AT 0,4% 29,8±0,79 29,9±0,96 6,01±0,71 5,98±0,56 7,33±0,16 7,45±0,21 AT 0,6% 29,8±1,12 29,9±1,19 6,10±0,48 5,95±0,56 7,32±0,14 7,42±0,18 Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Từ kết quả Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ dao động giữa các nghiệm thức trong cùng một buổi trong khoảng 29,7 -29,90C vào buổi sáng và 29,8-30,00C vào buổi chiều. Nhiệt độ chênh lệch giữa buổi sáng với buổi chiều của c ùng một nghiệm thức từ 0,1-0,30C. Nhiệt độ là yếu tố cần thiết mà không thể tách rời khỏi đời sống thủy sinh vật, vì cá là động vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2006). Theo định luật Van Hốp, khi nhiệt độ tăng lên 100C thì cường độ trao đổi chất tăng lên 3-4 lần (trích bởi Trương Quốc Phú, 2006). Vì vậy, khi nhiệt độ thay đổi lớn (quá nóng hay quá lạnh ) đều gây cho cá bị sốc, giảm ăn, chậm lớn, dễ mắc bệnh. Theo Brown (1984) cho 18 rằng bệnh ngoại kí sinh trùng thường bộc phát vào mùa mưa, nhiệt độ thấp kéo dài, gây thiệt hại nặng nề ở cá giống ương trên bể ương cũng như dưới ao. Theo Niconski (1995) thì nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ của môi trường khoảng 0,5-10C. Vì vậy kiểm tra yếu tố nhiệt độ để điều chỉnh l ượng thức ăn rất quan trọng trong thí nghiệm dinh dưỡng. Như vậy, yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm dao động không đáng kể, phù hợp với sự phát triển tốt nhất của cá. Bảng 4.1 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan chênh lệch giữa các nghiệm thức là 6,10–5,94 ppm. Trong suốt quá trình thí nghiệm oxy dao động từ 5,95–6,10 ppm vào buổi sáng và 5,94–6,00 ppm vào buổi chiều. Sự chênh lệch hàm lượng oxy buổi sáng với buổi chiều của cùng nghiệm thức là 0,01-0,16 ppm. Nhìn chung hàm lượng oxy trong quá trình thí nghiệm là phù hợp với nhu cầu phát triển tốt nhất của cá. Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các khí h òa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt đối với thủy sinh vật vì hệ số khuyếch tán của oxy trong n ước nhỏ hơn rất nhiều so với không khí. Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 ppm ( trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Đồng thời, cá tra có khả năng sống tốt trong ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao (Dương Nhật Long, 2003). Theo Bảng 4.1 cho thấy sự dao động pH giữa các nghiệm thức trong khoảng 7,30-7,45. Sự chênh lệch pH trong ngày của các nghiệm thức từ 0,09 - 0,12. Mặt khác pH giữa các nghiệm thức trong c ùng một buổi chỉ nằm trong khoảng 7,30-7,33 đối với buổi sáng và 7,39-7,45 đối với buổi chiều. pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật nh ư: tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH thay đổi quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá tr ình phát triển của thủy sinh vật. Theo Trương Quốc Phú (2006) pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá cao (hay quá thấp) sẽ không sinh sản hoặc sinh sản rất ít, đôi khi gây chết. V ì vậy, pH trong điều kiện thí nghiệm là thích hợp cho sự phát triển của cá. 19 4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm Bảng 4.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm Nghiệm thứcThành phần ĐC AS 0% AS 0,2% AS 0,4% AS 0,6% Ẩm độ (%) 7,05 5,03 6,38 6,15 5,20 Đạm (%) 27,5 26,1 26,3 27,1 28,4 Chất béo (%) 1,80 1,92 1,82 1,80 1,76 Xơ (%) 6,11 6,81 7,38 7,44 7,46 Tro (%) 10,5 10,0 9,95 9,95 9,96 Chất bột đường (%) 54,1 55,2 54,5 53,7 52,4 Năng lượng (Kcal/g) 3,93 3,91 3,90 3,91 3,94 Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188: 2004 thức ăn dành cho cá tra và basa có độ ẩm tính bằng phần trăm khối l ượng không lớn hơn 11%. Nên tất cả các loại thức ăn thí nghiệm đều phù hợp tiêu chuẩn, độ ẩm thức ăn dao động 5,03 -7,05%. Theo kết quả phân tích từ Bảng 4.2 h àm lượng đạm thức ăn thí nghiệm là đạt tiêu chuẩn qui định, dao động trong khoảng 26,1 -28,4%, thấp nhất là thức ăn AS 0% (26,1%) và cao nhất ở AS 0,6% (28,4%). Trong nuôi trồng thủy sản, đạm là thành phần quan trọng của thức ăn cả về định tính v à định lượng do đạm là vật liệu cần cho cơ thể phát triển, đồng thời cũng tham gia cấu tạo các thành phần enzyme. Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188: 2004 thức ăn dành cho cá tra và basa có khối lượng từ 20-200 g/con phải có hàm lượng đạm thô không nhỏ hơn 26%. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) nhu cầu đạm của cá dao động từ 25-55%, trung bình 30%. Thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp cho giai đoạn nuôi cá tra thịt dao động từ 18 -28% (Dương Nhật Long, 2003). Vì vậy hàm lượng đạm thức ăn thí nghiệm đáp ứng nhu cầu tăng tr ưởng của cá. Hàm lượng chất béo của thức ăn thí nghiệm th ấp nhất là thức ăn AS 0,6% (1,76%) và cao nhất ở thức ăn AS 0% (1,92%). H àm lượng chất béo của thức ăn công nghiệp là rất biến đổi theo từng nhà máy sản xuất vì đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về chất lượng cá nuôi về lượng chất béo trong cơ thể cá. Bổ sung chất béo vào thức ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng. Theo Mertrampf, 1992 chất béo l à nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản ( trích dẫn bởi Lưu Thanh Tùng, 2008). Theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng chất béo trong thức ăn dành cho cá tra cỡ 20-200 g/con không nhỏ hơn 5%. Khi nghiên cứu về nhu cầu chất béo của cá tra, Hiền và ctv (2004) đề nghị mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn của cá tra l à 4- 8%... Sticney và Anderewws (1972); Yungst và Stiency (1979) đ ã làm thí nghiệm trên cá nheo khẳng định trong khẩu phần ăn có chứa mỡ 20 động vật hoặc dầu cá sẽ cho kết quả tăng tr ưởng cao hơn nhiều so với khẩu phần ăn có chứa dầu thực vật ( trích bởi Huỳnh Văn Hiền, 2003). Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều chất béo có tác dụng l àm giảm lượng nitrogen bài tiết, khi tăng chất béo lên 20% thức ăn dẫn đến lượng nitrogen bài tiết cho 1 kg tăng trọng giảm 23,8 g (Lê Thanh Hùng, 2008). Kết quả phân tích hàm lượng chất bột đường dao động 52,4-55,2% cao nhất ở nghiệm AS 0% (55,2%) v à thấp nhất ở AS 0,6% (52,4%). Theo mức đề nghị của Trần Thị Thanh Hiền (2004) khả năng sử dụng tinh bột của cá tra l à trên 45%. Khả năng sử dụng chất bột đường của động vật thủy sản khác nhau theo loài. Ở cá biển trung bình khoảng 20% trong khi đó cá nước ngọt thì cao hơn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Cá ăn thực vật có hệ thống enzym ti êu hóa hiệu quả hơn cá ăn tạp và ăn động vật. Hàm lượng xơ trong thức ăn dao động 6,11-7,46%, cao nhất ở thức ăn AS 0,6% và thấp nhất ở thức ăn đối chứng. Chất x ơ làm tăng tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa vì thế giúp gia tăng lượng thức ăn ăn vào và làm giảm độ tiêu hóa dưỡng chất. Chất xơ trong thức ăn tác dụng như chất pha loãng và được sử dụng để cân bằng năng l ượng hay dưỡng chất của các công thức. Theo Lê Thanh Hùng (2008) đối với thức ăn cho cá, tỉ lệ chất xơ được đề nghị không vượt quá 6-7%. Riêng đối với thức ăn tôm, tỉ lệ này thường không quá 3-4%. Theo Silva and Anderson (2006) khi tăng hàm lư ợng xơ tăng quá mức sẽ dẫn đến một sự giảm sút về tổng chất khô, v à độ tiêu hóa chất dinh dưỡng của khẩu phần làm chậm tăng trưởng. Theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng xơ trong thức ăn có tỷ lệ không lớn hơn 7%. Vì vậy hàm lượng xơ trong thức ăn thí nghiệm là phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng tốt của cá. Hàm lượng tro trong thức ăn thí nghiệm từ 9,95-10,5% tương đương tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng xơ không lớn hơn 10%, cao nhất ở thức ăn đối chứng 10,5%, còn các thức ăn các nghiệm thức còn lại tương đương nhau. Tro là một nhóm tạp chất bao gồm các thành phần vô cơ không bị đốt cháy của nguyên liệu thức ăn và khẩu phần. Trong khẩu phần, hàm lượng tro tăng lên sẽ ứng với sự mất đi của của một thành phần dinh dưỡng. Theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng xơ trong thức ăn thí nghiệm là thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá. Năng lượng thức ăn dao động trong khoảng 3,90 -3,94 kcal/g. Năng lượng thức ăn phù hợp với tiêu chuẩn ngành không nhỏ hơn 2,10 kcal/g. Vì vậy năng lượng thức ăn đảm bảo sự phát triển của cá. Hoạt động sống luôn ở trạng thái cân 21 bằng động giữa quá tr ình hấp thu và tiêu thụ năng lượng. Sinh vật cần năng lượng để tăng trưởng và sinh sản. Động vật thủy sản là một trong những động vật chuyển hóa năng lượng từ thức ăn để xây dựng c ơ thể hiệu quả nhất, nhu cầu năng lượng thô trong thức ăn cá trơn được Trần Thị Thanh Hiền (2004) đề nghị là 2750-3100 kcal/kg. 4.3 Tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá 4.3.1 Tỉ lệ sống của cá Tỉ lệ sống của cá là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất của người nuôi và nói lên ảnh hưởng của thức ăn đến sức khỏe v à tình trạng cá. Trong suốt quá trình thí nghiệm cá không bị nhiễm bệnh do đó tỉ lệ sống của cá rất cao và sự sai khác giữa các nghiệm thức không mang ý nghĩa thống k ê. T 105 100 95(% ) 90 100TL S 99.3 9896 95 85 80 ĐC AS 0% AS 0,2% AS 0,4% AS 0,6% NT Hình 4.1 Tỉ lệ sống của cá tra Từ kết quả thí nghiệm cho thấy có sự ch ênh lệch về tỉ lệ sống của cá dao động trong khoảng 95-100%. Tỉ lệ sống đạt cao nhất ở AS 0,4% l à 100%, kế là nghiệm thức đối chứng và AS 0,2% là 99,3% và 98%. T ỉ lệ sống thấp nhất ở AS 0,6% (95%). Nhìn chung, t ỉ lệ sống ở các nghiệm thức đều rất cao v à sự khác biệt này không có ý ngh ĩa. Điều này chứng tỏ thức ăn với hàm lượng bổ sung chế phẩm Antistress mức khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. 22 4.3.2 Sinh trưởng của cá Bảng 4.3 Sinh trưởng của cá sau thí nghiệm Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày) ĐC 12,01±0,00a a 56,0±11,67 44,0±11,67 a 0,79±0,21a a a AS 0% 12,02±0,01a b 66,0±4,76 54,0±4,75 ab b 0,96±0,08 AS 0,2% 12,02±0,01a 72,7±4,83b 60,7±4,83b 1,08±009b a a AS 0,4% 12,03±0,01a b 68,9±3,74 56,8±3,76 ab b 1,01±0,07 a a AS 0,6% 12,04±0,01a b 70,7±9,18 58,7±9,17 ab b 1,05±0,16 Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau th ì sai khác không có ý nghĩa p > 0,05 Trọng lượng cá bố trí thí nghiệm từ 12,01 -12,04 g khác biệt không có ý nghĩa. Vì vậy trọng lượng ban đầu cá không ảnh hưởng đến tăng trọng của cá giữa các nghiệm thức. Khối lượng cá sau thí nghiệm đạt cao nhất ở AS 0,2% là 72,7 g, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (56,0 g), các nghiệm thức c òn lại dao động 66,0-70,7 g. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa AS 0,2% (72,7 g) với nghiệm thức ĐC (56,0 g) nhưng không có khác biệt với các nghiệm thức còn lại. TĂNG TRỌNG CỦA CÁ SAU THÍ NGHIỆM 80 70 60 50 ( g ) 40 W G 60.730 58.756.854 4420 10 0 DC AS 0% AS 0,2% AS 0,4% AS 0,6% NT Hình 4.2 Tăng trọng của cá sau thí nghiệm 23 Tăng trọng là một chỉ tiêu được quan tâm nhất v ì nếu cá tăng trọng nhanh sẽ rút ngắn được thời gian nuôi, hệ số sử dụng thức ăn cao sẽ giúp l àm giảm giá thành và tăng thêm lợi nhuận. Từ Hình 4.2 ta thấy tăng trọng đạt cao nhất ở AS 0,2% 60,7 g và thấp nhất là ĐC 44,0 g. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa AS 0,2% và ĐC (p<0,05), các nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa với 2 nghiệm thức trên Qua xử lí thống kê cho thấy, tốc độ tăng trọng theo ng ày DWG cũng tương đồng với tăng trưởng và khối lượng cá sau thí nghiệm. Ở nghiệm thức AS 0,2% cá có DWG cao nhất 1,08 g/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng là có DWG thấp nhất 0,96 g/ngày. Các nghiệm thức còn lại DWG không có sự khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức tr ên. Như vậy, việc bổ sung Antistress v ào thức ăn trong nghiên cứu này không có hiệu quả về sinh trưởng và thức ăn thí nghiệm không ảnh h ưởng đến tỉ lệ sống của cá. 4.3.3 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER) Bảng 4.4 FCR và PER của cá tra sau 8 tuần thí nghiệm Nghiệm thức FCR PER ĐC 1,30±0,17a 2,83±0,36a AS 0% 1,20±0,05a 3,21±0,13ab AS 0,2% 1,11±0,07a 3,45±0,21b AS 0,4% 1,15±0,02a 3,22±0,07ab AS 0,6% 1,13±0,12a 3,13±0,33ab Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giố ng nhau thì sai khác không có ý ngh ĩa p > 0,05 Hệ số thức ăn là lượng thức ăn mà động vật thực sự ăn vào để tăng lên một đơn vị trọng lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số thức ăn như: thành phần và tính chất thức ăn, giống loài, giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lí, nhiệt độ môi trường, lượng thức ăn và tần số cho ăn (Trần Thị Thanh Hiền v à ctv, 2004) Qua Bảng 4.4 cho thấy hệ số FCR dao động trong khoảng 1,11 -1,30 cao nhất ở đối chứng 1,30 và thấp nhất ở AS 0,2% là 1,11 không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Hệ số thức ăn luôn l à vấn đề được người nuôi quan tâm, nhất là trong quá trình nuôi thâm canh. Cùng v ới FCR của thức ăn thấp, nếu trong quá trình nuôi thức ăn được kiểm soát kỹ thì hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Như vậy, việc bổ sung Antistress vào thức ăn trong nghiên cứu này không có ý nghĩa về hiệu quả sử dụng thức ăn. 24 Đạm luôn là thành phần quan trọng trọng thức ăn, không những nó có giá trị đối với giá thành của thức ăn, là nguồn năng lượng mắc tiền nhất (chất lượng đạm thể hiện chất lượng của thức ăn) mà nó còn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. PER là lượng tăng trọng trên mỗi đơn vị trọng lượng đạm ăn vào, thay đổi theo lượng và loại đạm ăn vào (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Kết quả về hiệu quả sử dụng đạm ở cá tra của thí nghiệm n ày cho thấy hiệu quả sử dụng đạm tốt nhất l à ở AS 0,2% (3,45) khác biệt có ý nghĩa (p0,05) so với AS 0,4% và AS 0,6%, thấp nhất là ở ĐC (2,83). 4.4 Chất lượng cá nuôi 4.4.1 Thành phần sinh hóa cá tra trước và sau thí nghiệm Thành phần hóa học của cơ thể cá là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt của chúng, mà chất lượng thịt phụ thuộc rất lớn v ào chất lượng của thức ăn (Shearer, 1994; trích bởi Dương Thúy Yên, 2000). Chính v ì vậy, mẫu cá trước và sau thí nghiệm được phân tích thành phần hóa học để đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn thí nghiệm l ên chất lượng thịt cá. Bảng 4.5 Thành phần sinh hóa của cá trước và sau thí nghiệm Ẩm độNghiệm thức Đạm (%) Chất béo (%) Tro (%)(%) Cá đầu vào 77,7 52,2 19,2 11,1 AS 0% 73,1±0,44a 44,5±2,09a 35,4±3,13a 9,36±1,54a AS 0,2% 68,9±1,10b 44,2±2,05a 34,9±1,10a 9,53±1,00a AS 0,4% 70,1±1,59b b 45,8±1,69 a 34,6±1,09a 9,68±0,69a AS 0,6% b 70,4±1,91 a 48,0±0,71b 32,4±1,86a 10,2±0,08a ĐC 71,9±1,20a b 46,7±1,98 a 34,3±0,58a 9,73±0,62a Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau th ì sai khác không có ý ngh ĩa p > 0,05 Đạm, tro, chất béo được tính theo khối lượng khô Hàm lượng nước trong cá dao động từ 68,9 -73,1% thấp nhất là cá AS 0,2% và cao nhất ở AS 0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệ m thức AS 0,2% với AS 0,2% và ĐC, không khác biệt có ý nghĩa với AS 0,4% và AS 0,6%. 25 Hàm lượng đạm trong cơ thể cá cao nhất ở AS 0,6% (48,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với AS 0% (44,5%) và AS 0,2% (44,2%), không có khác bi ệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Kết quả này phù hợp với Nguyễn Thanh Phương (1998) khi nghiên c ứu trên cá basa: hàm lượng đạm trong cơ thể cá có xu hướng gia tăng theo mức tăng đạm trong thức ăn nh ưng sự gia tăng này không thể hiện rõ ràng. Thành phần chất béo trong cơ thể cá tăng lên theo tuổi và kích thước của cá. Ngoài ra các yếu tố thức ăn, di truyền, môi tr ường có ảnh hưởng tích lũy chất béo trong cơ thể cá trong đó thức ăn giữ vai tr ò quan trọng (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Hàm lượng chất béo trong cơ thể cá là cao hơn nhiều so với cá trước thí nghiệm do quá trình phát triển và sinh trưởng cá tích lũy được. Nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa về hàm lượng chất béo giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 32,4 - 35,4%, cao nhất ở AS 0% (35,4%) và thấp nhất ở AS 0,6% (32,4%). Hàm lượng tro không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức dao động từ 9,36-10,2 cao nhất ở AS 0,6% và thấp nhất ở AS 0%, hàm lượng này thấp hơn so với cá ban đầu. Việc bổ sung Antistress với mức khác nhau v ào thức ăn không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cá. 4.4.2 Màu sắc thịt cá sau thí nghiệm Bằng đánh giá cảm quan của 10 ng ười quan sát thịt cá fillet đều cho nhận xét màu sắc thịt cá sau thí nghiệm ở các nghiệm thức l à không khác biệt, thịt cá đều có màu trắng sáng. Như vậy, màu sắc của thịt cá là không bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn thí nghiệm. Hình 4.4 Màu sắc thịt cá 26 Phần 5 KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Kết quả phân tích thức ăn cho thấy tất cả các thức ăn các nghiệm thức đều đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tốt cho cá. Tỉ lệ sống của cá đạt 100% ở AS 0,4% v à thấp nhất ở AS 0,6% là 95% nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê giữa các nghiệm thức với nhau (p<0,05). Thức ăn AS 0,2% cá có khối lượng và tăng trọng lớn nhất 72,7 g và 60,7 g khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng nhưng không các nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa với ĐC. Nh ư vậy, việc bổ sung Antistress vào thức ăn trong nghiên cứu này không có hiệu quả về sinh trưởng. Thức ăn AS 0,2% có hệ số thức ăn FCR đạt giá trị thấp nhất 1,11 v à giá trị cao nhất 1,30 của thức ăn đối chứng. FCR không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. PER tốt nhất ở AS 0,2% (3,45) khác biệt có ý nghĩa ( p<0,05) so với ĐC (2,83) và không khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) so với AS 0,4% và AS 0,6%. Việc bổ sung Antistress với mức khác nhau v ào thức ăn không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cá. Màu sắc thịt cá là không có sự khác biệt giữa các loại thức ăn thí nghiệm. 5.2 Đề xuất -Tìm hiểu ảnh hưởng của Antistress lên khả năng đề kháng của cá tra. 27 28 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brown E. E, J. B. Gratzek, 1984. Fish fa rming handbook 2. De Sliva, S. S and Anderson, T. A, 2006. Dinh Dư ỡng Cá Trong Nuôi Trồng Thủy Sản. 3. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo tr ình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. 4. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trơn. Báo cáo chuyên đ ề. 5. Huỳnh Văn Hiền, 2003. Nghiên cứu nhu cầu protein và carbohydrate của cá tra (Pangasius hypophthalmus ) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Th ơ 6. Kumari J and P. K Sahoo, 200 6. Dietary β-1,3 glucan potentiates innate immunity and disease resistance of Asian catfish, Clarias batrachus. Journal of Fish diseases, 29 (2): 95 -101. 7. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. 8. Lương Thanh Trúc, 2000. Bổ sung Vitamin C để phòng bệnh ngoại kí sinh trùng lên cá tra (Pangasius hupophthalmus ) ở giai đoạn hương. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Th ơ. 9. Lưu Thanh Tùng, 2008. Nghiên c ứu sự ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên sự tăng trưởng của cá tra giai đoạn 150g. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. 10.Nguyễn Kim Kha, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin C lên khả năng miễn dịch không đặc hiệu của cá tra giống ( Pangasius hypothalamus) với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Luận văn tốt ngh iệp, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. 11. Niconsky, 1995. Sinh thái học. Nhà Xuất bản Đại học – THCN. 12. Phạm Khắc Hiếu, Lê thị Ngọc Diệp, 1997. Dược lý học thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội. 13. Phuong, N.T. 1998. Pangasius catfish cage aquaculture in the Mekong delta, Vietnam: current situation analisis and studies for feeding improvement. PhD Thesis. 14. Trần Thanh Xuân, 1994. Cá tra ( Pangasius micronenmus Bleeker ), một số đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo. Tạp chí Thủy sản, tháng 2/1994 30 15. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn v à Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo tr ình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ 16. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo tr ình quản lý chất lượng nước. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. 17. Welker TL, C Lim, M Yildirim- Aksoy, R Selby and P H Klesius, 2007. Channel catfish, Ictalurus punctatus , Fed Diets containing Commercial Whole – cell Yeast or Yeast subcomponents. Journal of the World Aquaculture Society, 38 (1): 24 -35 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ntk_tuyen_5339.pdf
Luận văn liên quan