Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nitrite, nitrate, lân tổng, đạm
tổng trong nước nuôi tôm sau khi được năng tượng xử lý giảm một cách đáng
kể từ hàm lượng có thể gây hại cho tôm (ngưỡng chịu đựng nitrite của tôm
biển không quá 2 mg/l) giảm xuống trong mức an toàn (hàm lượng nitrite <
0,1mg/l) chỉ trong vòng một tuần lễ.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá khả năng lọc sinh học của năng tượng (scirpus littoralis) trong hệ thống nuôi tôm sú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối lượng tuyệt đối (kg) và khối lượng tương
đối (%) của năng tượng........................................................................................ 28
v
This is trial version
www.adultpdf.com
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của tôm sú ............................................................. 3
Hình 2.2: Vòng đời và tập tính sống của tôm sú ................................................... 5
Hình 2.3: Hình thái của cỏ năng tượng.................................................................. 8
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm trồng năng tượng................................................ 16
Hình 3.2: Ba nghiệm thức trồng năng ................................................................. 17
Hinh 4.1: Hàm lượng nitrate đầu vào và đầu ra của các nghiệm thức ở các đợt
thu mẫu ................................................................................................................ 21
Hình 4.2: Hàm lượng tổng lân đầu vào và đầu ra của các nghiệm thức ở các
đợt thu mẫu .......................................................................................................... 22
Hình 4.3: Hàm lượng tổng lân trong nước đầu vào và nước sau khi cho vào bể
năng tượng (mg) của các nghiệm thức ở các đợt thu mẫu................................... 24
Hình 4.4: Hàm lượng đạm tổng trước và sau khi năng tượng xử lý ở các đợt
thu mẫu ................................................................................................................ 26
vi
This is trial version
www.adultpdf.com
PHẦN I
GIỚI THIỆU
Việt nam là một quốc gia có diện tích mặt nước lớn, kể cả nước ngọt, lợ
và mặn, đây là một lợi thế rất lớn cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản và cũng là một trong những lý do dẫn tới sự thành công của ngành trong
thời gian qua. Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta đang đứng thứ
3 và là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 2006, sản
lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đạt 1,67 triệu tấn với giá trị xuất khẩu
đạt 1,7 tỷ USD (năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành đạt
3,35 tỷ USD). Trong đó sản lượng xuất khẩu tôm sú chiếm tỷ trọng rất lớn,
mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, đóng góp vào sự phát triển của ngành
nuôi trồng thủy sản, với các mô hình nuôi hiện nay như: quảng canh, quảng
canh cải tiến, bán thâm canh và đặc biệt là thâm canh mang lại năng suất cao
cho nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, do phần lớn người nuôi không có ý thức tốt về việc bảo vệ
môi trường xung quanh, cũng như trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Do đó tình
trạng sử dụng thuốc, hóa chất một cách tùy tiện dẫn đến tạo ra các dòng vi
khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong việc chữa trị, mặt khác nó còn làm tích
lũy thuốc trong sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó việc nuôi ở mật độ cao dẫn
đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại cho người nuôi, sản
phẩm thủy sản không đạt yêu cầu an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ thực tế trên, các nhà nuôi trồng thủy sản luôn nghiên cứu
tìm ra các mô hình nuôi nhằm mục đích phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
một cách bền vững bằng các nghiên cứu nuôi tôm kết hợp như: tôm-rừng,
tôm-rong, tôm-lúa,… nhằm tận dụng khả năng cải thiện môi trường của
chúng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế chi phí,… Vì lý do đó mà đề
tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng lọc sinh học của năng tượng (Scirpus
littoralis) trong hệ thống ao nuôi tôm sú” được thực hiện nhằm tìm hiểu khả
năng xử lý nước, mức độ kết hợp của năng tượng trong ao nuôi và những ưu
điểm khác của chúng để mang lại hiệu quả cao cho mô hình nuôi, góp phần
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long một cách
bền vững.
1 This is trial version
www.adultpdf.com
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: góp phần phát triển mô hình nuôi tôm
kết hợp với thực vật thủy sinh thân thiện với môi trường và bền vững ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là: xác định khả năng xử lý nước của năng
tượng ở ba khối lượng khác nhau thông qua việc phân tích chất lượng nước
(đầu vào và đầu ra).
Nội dung của đề tài
+ Nội dung của đề tài là đánh giá các chỉ tiêu môi trường : NO2-, NO3-,
TN, TP của nước nuôi tôm đầu vào và sau khi được năng tượng xử lý để xác
định khả năng cải thiện môi trường của năng tượng ở ba khối lượng khác
nhau.
+ Đánh giá tăng trưởng của năng tượng giữa các nghiệm thức.
Thời gian và địa điểm
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành chính thức trong 6 tuần
(25/3/2009-8/5/2009)
Địa điểm: Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
2 This is trial version
www.adultpdf.com
PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú ( Penaeus monodon)
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Holthius (1980) và Barnes (1987).
Ngành : Arthropoda
Ngành phu : Crustacea
Lớp : Malacostraca
Lớp phụ : Eumalacostraca
Bộ : Decapoda
Họ : Penaeidae
Giống : Penaeus
Loài : Penaeus monodon
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của tôm sú
2.1.2 Phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng
Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu
Phi (Racek-1955, Holthuis và Rosa-1965, Moto-1981, 1985). Nhìn chung, tôm
sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các
nước
3 This is trial version
www.adultpdf.com
vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm
bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần
bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì
chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
Ở Việt Nam tôm Sú phân bố nhiều ở vùng ven biển phía Bắc, Duyên
Hải Miền Trung, ven biển phía Nam đến độ sâu 162 m tuỳ theo giai đoạn phát
triển của tôm.
2.1.3 Tập tính sống
Tôm sú có khả năng chịu đựng trong môi trường có nồng độ muối từ 0
‰-34 ‰ nhưng thích hợp cho tăng trưởng ở độ mặn khoảng 15‰-25‰ (Bùi
Quang Tề, 2006). Giai đoạn nhỏ và tiền trưởng thành sống ven bờ biển, vùng
cửa sông hay rừng ngập mặn, khi trưởng thành chuyển xa bờ, sống ở vùng
nước sâu hơn tới 110 m, trên nền đáy bùn hay cát (Phạm Văn Tình, 2003).
Tôm sú là loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm từ 24-
340C, dưới 150C và trên 350C tôm hoạt động không bình thường và có thể dẫn
đến chết hàng loạt (Nguyễn Văn Chung, 2004), pH trong khoảng 6,5-9,5
nhưng thích hợp nhất là trong khoảng 7,5-8,3 (Bùi Quang Tề, 2006). Bãi đẻ
của tôm sú thường ở vùng có độ mặn trên 33‰, độ pH 7,5-8,2, chất đáy bùn
cát và độ sâu 10-20 m (Nguyễn Văn Chung, 2000).
2.1.4 Tập tính ăn và loại thức ăn
Tôm sú là loài ăn tạp, ăn tạp cơ hội, ăn chất vẫn, ăn thịt hay là loài địch
hại của nhau. Thức ăn của tôm sú bao gồm: giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn
thể, côn trùng, tảo và các mảnh thực vật. Tính ăn của tôm sú thay đổi theo giai
đoạn, ở giai đoạn tôm bột và tôm giống, chúng ăn nhiều các mảnh động-thực
vật bao gồm lab-lab, vi tảo, chất vẩn, thực vật lớn, giun, copepode, moina, ấu
trùng nhuyễn thể và giáp xác. Khi tôm lớn chúng ăn các loài động vật không
xương sống như ruốc, giáp xác chân đều, giun nhiều tơ, nhuyễn thể hay cả cá
nhỏ. Khi tôm thành thục, chúng ăn nhiều nhuyễn thể.
Khi nuôi ở mật độ cao, thiếu thức ăn, thức ăn thiếu dinh dưỡng hay mất
cân bằng trong dinh dưỡng thường xãy ra hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau.
Tôm ăn suốt ngày đêm, nhưng ăn mạnh vào ban đêm, ăn mạnh vào lúc
triều cao. Tôm thích ăn đáy và ăn ven bờ, khi lột xác, oxy hòa tan thấp, nhiệt
độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chúng giảm ăn.
Tôm phát hiện và bắt mồi chủ yếu nhờ vào các cơ quan xúc giác nằm ở
đầu mút của râu, châu râu, phụ bộ miệng và càng. Tôm dùng càng cắt thức ăn
rồi đưa vào miệng, miệng và phụ bộ miệng cũng cắt mồi thành mảnh nhỏ thích
4 This is trial version
www.adultpdf.com
hợp trước khi nuốt. Ngoài ra các enzym tiêu hóa được tiết ra từ ruột giữa sẽ
giúp tiêu hóa thức ăn, các hệ vi sinh vật trong ruột tôm cũng có vai trò quan
trọng trong việc tạo ra các enzyme tiêu hóa.
2.1.5 Vòng đời phát triển của tôm sú
Vòng đời của tôm sú trãi qua một số giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng, ấu niên và trưởng thành.
Hình 2.2: Vòng đời và tập tính sống của tôm sú
Giai đoạn ấu trùng bao gồm :
Nauplius (N1-N6) kéo dài 1,5-2 ngày: ấu trùng Nauplius mới nở có
chiều dài 0,3 mm, có 3 đôi phụ bộ và một điểm mắt nằm ở giữa trước. Ấu
trùng có tập tính trôi nổi, hướng quang, dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
Zoae (Z1-Z3) kéo dài 4-5 ngày, có tính ăn lọc thụ đọng, thức ăn chính
là tảo, có kích cỡ 3-30 µm. Tuy nhiên Z1 vẫn còn sữ dụng noãn hoàng trong
khi bắt đầu ăn ngoài, ấu trùng Zoae có tính hướng quang mạnh.
Mysis (M1-M3) kéo dài 3- 4 ngày, ấu trùng chuyển sang ăn động vật
phiêu sinh, bơi ngửa và giật lùi.
Hậu ấu trùng: Postlarvae có hình dạng như tôm trưởng thành, PL1 có
chiều dài khoảng 4,5 cm. Các chân bụng có nhiều lông tơ. PL giai đoạn đầu
5 This is trial version
www.adultpdf.com
một số còn tập tính bơi trong cột nước, phần lớn bắt đầu sống đáy, từ PL6 tôm
chủ yếu sống đáy.
2.1.6 Lột xác và tăng trưởng của tôm
Quá trình lột xác trãi qua các giai đoạn như: tiền lột xác, lột xác, hậu lột
xác, giữa chu kỳ lột xác với những diễn biến bao gồm
Sự kết dính giữa biểu mô và vỏ tôm bị lỏng lẻo ra-cơ thể nhanh chóng
rút ra khỏi vỏ cũ-cơ thể hấp thụ nước để nở rộng vỏ và lớn nhanh-cơ thể cứng
cáp lại nhờ chất khoáng và chất đạm. Do đó quá trình tăng trưởng của tôm
không liên tục mà có tính gián đoạn.
Quá trình lột xác của tôm chịu ảnh hưởng bởi hormone lột xác được tiết
ra từ cơ quan Y và hormone ức chế lột xác được tiết ra từ cơ quan X. Chu kỳ
lột xác là khoảng thời gian giữa hai lần lột xác kế tiếp nhau, chu kỳ lột xác
ngắn ở giai đoạn tôm con và dài ở giai đoạn tôm trưởng thành. Ngoài ra quá
trình lột xác của tôm chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ, loài,
dinh dưỡng, môi trường nước.
Tuổi thọ của tôm cái cao hơn tôm đực (trong tự nhiên: cái 2 tuổi, đực
1,5 tuổi).
2.1.7 Yêu cầu chất lượng nước trong nuôi tôm
Theo Trần Ngọc Hải (2008) cho rằng để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, các chỉ
tiêu lý hóa của môi trường nước nuôi tôm phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- pH: 7,5-8,5.
- nhiệt độ: 25-300C.
- Độ mặn thích hợp: 15-25‰
- Nitrite: < 0,1 mg/L.
- Amon: < 1 mg/L.
- H2S không có.
- Độ kiềm: 80-150 mg/L.
- DO: > 3 mg/L.
- Độ trong: 35-40 cm.
6 This is trial version
www.adultpdf.com
2.2 Đặc điểm sinh học của năng tượng (Scirpus littoralis)
Cỏ năng tượng có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (hay dân
gian còn gọi là Hến Biển theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ (Quyển III,
tập 2, trang 633, NXB Mekong, 1993). Đây là cây họ Lác (Cyperaceae) mọc
tự nhiên trong các đầm lầy vùng ven biển. Thân hình trụ tròn, cao đến một mét
hay hơn, khi khô có màu vàng rơm. Cây mọc tự nhiên bằng hạt trôi theo nước
hoặc từ gốc mùa trước. Chu kỳ phát triển của loài cỏ này là mọc vào đầu mùa
mưa, ra hoa khoảng tháng 11-12 và rụi dần vào khoảng tháng 3-4. Có khả
năng chịu được độ mặn lên đến 20‰ và ngập sâu đến 0,5 m. Trong hệ sinh
thái ao nuôi tôm, năng tượng giúp ổn định nhiệt độ nước và làm giảm các chất
ô nhiễm do thức ăn tôm dư thừa gây ra, do đó làm tăng nồng độ khí oxy trong
ao nuôi tôm. Năng tượng là nhóm cây tích lũy (accumulator) nên có thể dùng
để cải thiện độ mặn trong đất (vì có thể hấp thu được muối và tích lũy trong
thân).
Quan sát bằng mắt thường thấy tôm sú và cua ăn các ngó non và sử
dụng môi trường của năng tượng để trốn kẻ thù. Kinh nghiệm của nông dân là
nên giữ năng tượng khoảng 30% diện tích nuôi tôm sẽ lớn nhanh và ít bị rủi
ro. Một khảo sát năm 2003 cho thấy là các ao nuôi có năng tượng chịu rủi ro ít
hơn các ao nuôi khác đến 22,3%, đặc biệt là trong đợt nắng nóng và tôm chết
hàng loạt năm 2004. Hiện nay, bà con nông dân của huyện Đông Hải (Bạc
Liêu) áp dụng rất phổ biến mô hình nầy (Dương Văn Ni, 2006).
Ngoài khả năng cải thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro cho vùng nuôi
tôm, cây năng tượng còn là nguồn nguyên liệu sản xuất hàng thủ công có giá
trị xuất khẩu. So với lục bình, cây năng tượng có nhiều ưu điểm như sợi dài dễ
thao tác hơn, không thay đổi màu sắc cả trong môi trường điều hòa nhiệt độ.
Mùa thu hoạch tốt nhất là sau khi năng tượng ra hoa (tháng 11-12) kéo dài đến
hết tháng 2, thu trong lúc này, năng tượng sẽ có độ dai rất cao và màu sáng
đẹp. Thu trễ hơn vào mùa khô thì nguyên liệu bị giòn ở phần ngọn và màu
không sáng. Ngoài ra, nếu thu trễ thì năng tượng hấp thụ một lượng muối cao
hơn do đó dễ làm sét rỉ các khung sản phẩm làm bằng sắt. Mỗi ký nguyên liệu
khô có giá từ 1.000 - 1.500 đồng, thấp hơn nguyên liệu lục bình (4.000-5.000
đồng/kg), (Dương Văn Ni, 2006).
7 This is trial version
www.adultpdf.com
Hình 2.3: Hình thái của cỏ năng tượng
2.3 Tổng quan về tình hình nuôi và xu thế phát triển mô hình nuôi tôm trên
Thế Giới và Việt Nam
2.3.1 Tổng quan về tình hình nuôi tôm trên Thế Giới
Trong nông nghiệp vai trò của thủy sản rất quan trọng và ngày càng
tăng. Từ những năm 1960, việc nghiên cứu và phát triển nuôi tôm trên thế giới
đã bắt đầu nhưng mãi đến những năm đầu thập kỷ 80-90 thì nghề này mới
thực sự phát triển. Sản lượng khai thác gần như ngừng gia tăng trong chục
năm qua do sự khai thác quá mức. Việc giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đồng
nghĩa với việc nuôi trồng thuỷ sản sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng
trong việc cung cấp thuỷ sản cho tiêu thụ của thế giới (Bộ Thủy sản, 2003).
Nuôi thủy sản bao gồm cá, giáp xác, nhuyển thể và một số đối tượng
nuôi khác có mức tăng trưởng sản lượng từ 3,9% vào năm 1970 lên đến 27,1%
năm 2000 và 32,4% vào năm 2004. Từ 1970, tốc độ tăng trưởng từ nuôi trồng
thủy sản trung bình là 8,8%/năm trong khi so với khai thác thủy sản chỉ
1,2%/năm. Mức tiêu thụ sản phẩm nuôi thủy sản vào năm 1970 là 0,7
kg/người, trong khi đó đến năm 2004 đã lên đến 7,1kg/người, tốc độ tăng
8 This is trial version
www.adultpdf.com
trưởng trung bình hàng năm là 7,1%. Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản thế
giới đóng vai trò quan trọng trong nửa thập kỷ qua, sản lượng tăng từ dưới 1
triệu tấn (1995) lên 59,4 triệu tấn (2004) với giá trị 70,3 tỷ USD; trong đó tăng
trưởng trung bình hàng năm là 6,9% về số lượng và 7,7% về giá trị. (FAO,
2006)
Bảng 2.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 nước có sản lượng cao
(Nguồn FAO, 2006)
Nước 2002 2004 Tăng trưởng
Tấn (%)/năm
Trung Quốc 27.767.251 30.614.968 5,0
Ấn Độ 2.187.189 2.472.335 6,3
Việt Nam 703.041 1.198.617 30,6
Thái Lan 954.567 1.172.866 10,8
Indonesia 914.071 1.045.051 6,9
Bangladesh 786.604 914.752 7,8
Nhật Bản 826.715 776.421 -3,1
Na Uy 545.655 674.979 11,2
Chi lê 550.209 637.993 7,7
Mỹ 497.346 606.549 10,4
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên
Hiệp Quốc FAO (2004), sản lượng nuôi thuỷ sản thế giới đạt 59,4 triệu tấn,
thuỷ sản nuôi nước lợ chiếm 5,7% với sản lượng 3,4 triệu tấn. Trong tổng sản
lượng thuỷ sản nuôi nước lợ, sản lượng tôm chiếm 63,1% . Tôm vẫn được coi
là mặt hàng chiến lược, do giá trị mặt hàng này đạt xấp xỉ 19% tổng giá trị
thương mại thuỷ sản quốc tế.
Châu Á hiện là khu vực có nghề nuôi tôm biển phát triển nhất thế giới.
Các quốc gia có nghề nuôi tôm biển phát triển nhanh là Đài Loan, Thái Lan,
Trung Quốc và gần đây là Việt Nam (Bộ thủy sản, 2006). Châu Á tiếp tục dẫn
9 This is trial version
www.adultpdf.com
đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi. Năm 2003, sản lượng tôm nuôi của châu
Á là 1,35 triệu tấn, chiếm 86% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu
Theo Đình Nam (2007) tôm thẻ chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản
lượng tôm nuôi toàn thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú
chỉ cố gắng duy trì ở một sản lượng nhất định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên
1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (2009). Thái Lan đã
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh. Người nuôi tôm ở
Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu
thế vượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3
lần so với tôm sú. Dự báo sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 sẽ đạt
533.000 tấn, gồm 160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng
Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 trường phái: 1) nuôi tôm thân thiện môi
trường ít sử dụng thuốc, hóa chất và 2) sử dụng bừa bãi với mục tiêu tăng năng
suất tôm nuôi. Từ đó gây ra những bất lợi cho nghành như: rào cản thương mại
về dư lượng thuốc, hình thành tác nhân kháng khuẩn và vấn đề ô nhiễm môi
trường trở nên trầm trọng hơn. Theo Khánh Hà (2004), người ta đang hoài
nghi về tính bền vững của nghành nuôi tôm ở Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,
Philippines, Bangladesh và nhiều quốc gia đang phát triển khác. Một loạt các
tác động có hại cho môi trường do phát sinh từ tư tưởng muốn làm giàu nhanh
của người nuôi tôm. Những tác hại được đề cập là phá hủy rừng ngập mặn ven
biển, đe dọa sức khỏe con người và thiên nhiên do kháng sinh, thuốc trừ sâu
và nhiều hóa chất khác, nước thải làm ô nhiễm môi trường và hủy diệt các loài
thủy sản sống ngoài tự nhiên.
Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục, hàng thuỷ sản nuôi sẽ có
nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giành thị trường sẽ ngày càng
khốc liệt. Phần thắng sẽ thuộc về các quốc gia nào có được sự quản lý chặt chẽ
sự phát triển NTTS và một chiến lược thông minh trên thị trường thế giới. Vì
vậy, muốn phát triển thương mại thủy sản trong NTTS cần phát triển đa dạng
các đối tượng, đặc biệt là các loài đặc sản như tôm hùm, nhuyễn thể, rong
biển, cua, ghẹ, cá biển,…có chất lượng cao và giá rẻ. Nhưng muốn có lợi thế
cạnh tranh phải phát triển nuôi bền vững, bảo vệ môi truờng, nuôi thâm canh
đạt năng suất cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thuỷ sản.
2.3.2 Tổng quan tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam và ĐBSCL bắt đầu từ năm 1982 và phát
triển nhanh chóng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Nuôi tôm trở thành
một ngành quan trọng của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4
tỷ USD đã đưa Việt Nam trở thành một trong 10 cường quốc xuất khẩu thủy
10 This is trial version
www.adultpdf.com
sản trên thế giới. Năm 2004 sản lượng tôm nuôi đạt mức 290.797 tấn, đóng
góp 1.028 triệu đô la Mỹ vào kim nghạch xuất khẩu thủy sản (Bộ thủy sản
2005).
Thuận lợi cho sự phát triển nghành thủy sản Việt Nam trên thị trường
thế giới là khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ ký kết vào cuối năm 2001 mở ra
triển vọng xuất khẩu thủy sản vào Mỹ, kế đến là khối liên minh Châu Âu (EU)
tiếp tục công nhận nhiều cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện xuất hàng vào
thị trường EU tạo ra cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam cũng như
ĐBSCL.
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài nuôi quan trọng nhất và chiếm ưu
thế trong các mô hình nuôi thủy sản ven biển Việt Nam hiện nay. Trong năm
2008, tôm sú đóng góp 1,5 tỉ USD, chiếm hơn 33% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản. (Bộ Nông Nghiệpvà PTNT, 2008)
Năm 2006, Bộ Thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm thẻ chân trắng
tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng cấm nuôi tôm này ở các
tỉnh ĐBSCL. Trước đề nghị của VASEP và nhu cầu thực tế thị trường, tháng
12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức một hội
thảo khoa học về con tôm này tại Tp.HCM. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng thư
ký VASEP, cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển tôm thẻ chân
trắng nếu nhập tôm giống bố mẹ sạch bệnh và kiểm soát chặt quá trình nhập
khẩu. Khi đó, nông dân sẽ có thêm sự lựa chọn cho ao nuôi của mình, còn
doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm từ con tôm
(Đình Nam, 2007).
Tuy nhiên hiện nay nghành thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, môi
trường ngày càng ô nhiễm, tôm nuôi chậm lớn, dễ xảy ra dịch bệnh, giá thành
tăng do các nguồn đầu vào tăng. Trong khi đó giá bán lại giảm, theo báo cáo
tổng kết năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá thu mua tôm nguyên
liệu thấp nhất trong 10 năm gần đây. Người nuôi tôm ngày nay có xu hướng
giảm mật độ nuôi , sử dụng các chất bổ sung để tăng tính an toàn cho tôm nuôi
để nuôi tôm đạt kích cỡ lớn. Điều đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học là
nghiên cứu những sản phẩm và qui trình nuôi hợp lý để vừa hạ giá thành, đảm
bảo lợi nhuận cho người nuôi tôm vừa mang tính thân thiện môi trường.
2.3.3 Tổng quan về tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL
Năm 2005, tổng diện tích nuôi tôm biển của cả nước đạt 604.479 ha.
ĐBSCL chiếm 88,5% diện tích (535.145 ha) và 81,2% sản lượng (324.680
tấn) và diện tích nuôi tôm sú không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.
11 This is trial version
www.adultpdf.com
Ở ĐBSCL phổ biến là các mô hình nuôi tôm sau: quảng canh, quảng
canh cải tiến (tôm-lúa, tôm-rừng, tôm-năng), bán thâm canh, mô hình thâm
canh. Hiện nay mô hình nuôi tôm thâm canh (phổ biến ở 2 tỉnh Sóc Trăng và
Bạc Liêu) gặp những khó khăn về chất lượng giống, dịch bệnh, giá cả, và đặc
biệt là thiếu trình độ kỹ thuật và ý thức môi trường, khiến cho người nuôi phải
trăn trở, do nuôi tôm ở mật độ cao dẫn đến dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại
lớn cho người nuôi, đặc biệt nguồn nước từ các ao nuôi tôm khi đổ ra sông gây
ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hộ khác và phá hủy hệ sinh thái vùng
ven biển. Tuy mô hình này đạt năng suất cao nhưng do sử dụng nhiều loại
thuốc và hóa chất nên sản phẩm khó xuất khẩu ra thị trường thế giới do tồn lưu
hóa chất trong sản phẩm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó
hiện nay ở ĐBSCL các mô hình nuôi tôm kết hợp được chú trọng phát triển
nhằm mục tiêu phát triển ngành thủy sản một cách bền vững, tạo sản phẩm
sạch bệnh, đảm bảo về chất lượng hơn là số lượng, tuy năng suất thấp nhưng
giá cả lại cao. Đặc biệt ở ĐBSCL khái niệm nuôi tôm sinh thái đang được
nhắc đến. Đó là mô hình nuôi tạo ra con tôm sạch bệnh, thân thiện với môi
trường, không sử dụng thuốc và hóa chất như: nuôi tôm kết hợp với rừng ở Cà
Mau, mô hình này đã hình thành vào năm 1978 và đang phát triển trong tương
lai và được xem là mô hình nuôi thủy sản truyền thống của Việt Nam, các mô
hình khác như tôm-lúa ở (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,…), tôm-năng ở Bạc
Liêu, Cà Mau. Đặc điểm chung của các mô hình này là: mật độ nuôi thấp, tận
dụng nguồn thức ăn tự nhiên, khả năng cải thiện môi trường của đối tượng kết
hợp, lợi dụng diện tích lớn, nuôi thưa, hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất.
2.3.4 Xu hướng phát triển nghề nuôi tôm
Ngày nay nhu cầu về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
cao, người ta không những ăn no đủ mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Vì thế tiêu chuẩn nhập khẩu sản phẩm thủy sản ngày một khắt khe hơn
nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ, từ đó việc nuôi thủy sản an tàn được quan
tâm đặc biệt, có một số hình thức nuôi thủy sản an toàn sau đây (Nguyễn Tử
Cường và ctv, 2004):
GAP (Good Aquaculture Practices): Qui phạm thực hành nuôi thủy sản
tốt.
CoC (Code of conduct for responsible aquaculture): Quy tắc ứng xử
nghề cá có trách nhiệm.
BMP (Better Management Practices in Aquaculture): Thực hành nuôi
thủy sản tốt hơn.
12 This is trial version
www.adultpdf.com
BAP (Best Aquaculure Practices): Qui phạm thực hành nuôi thủy sản
tốt nhất.
CoP (Code of Practices for Responsible Shrimp Farming): Qui tắc thực
hành nuôi tôm có trách nhiệm.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
Organic shrimp culture: Tôm sinh thái
Đặc biệt mô hình GAP đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam,
theo tổ chức mạng lưới các trung tâm NTTS Châu Á-Thái Bình Dương
(NACA, 2005a,b) có tiêu chí là:
- Giảm bệnh.
- Năng suất cao.
- Bảo vệ môi trường và môi sinh.
- Kiểm soát quá trình: tập trung kiểm soát chất lượng, an toàn thực
phẩm nguyên liệu thủy sản nuôi trước khi thu hoạch.
- Đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh theo GAP
- Có sông cấp và thải riêng biệt, kênh cấp và thải riêng biệt.
- Có khu xử lý thải, xử lý nước thải, chất thải.
- Ngăn ngừa được nhiễm dọc, nhiễm ngang, kiểm soát được mầm bệnh.
- Lấy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước ao nuôi, nước thải.
- Không sử dụng kháng sinh, ít sử dụng hóa chất.
- Kiểm tra vi sinh vật gây bệnh, kiểm tra kháng sinh có hại
2.4 Các mô hình nuôi tôm kết hợp
2.4.1 Mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng rong câu
Xuất phát từ những khó khăn của người nuôi tôm như chất thải và nước
thải từ các ao nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường, các nhà khoa học thủy sản tại
viện Hải Dương Học Nha Trang đã nghiên cứu và đưa ra mô hình nuôi tôm
kết hợp với các loại rong câu như Gracilaria spp, Gracilariales, Rhodophyta đã
mang đến biện pháp khắc phục cho những khó khăn trên. Các nhà khoa học
tiến hành phương pháp nuôi tôm thâm canh kết hợp trồng rong câu trong hệ
thống tuần hoàn kín. Trong đó, sử dụng ao rong câu mật độ cao đóng vai trò
bể lọc sinh học (để làm sạch nước thải). Kết quả cho thấy đây là mô hình rất
có lợi cho môi trường (tăng 5% pH, tăng 49% oxy, đồng thời làm giảm 60,3%
13 This is trial version
www.adultpdf.com
nitơ vô cơ hòa tan, 38,1% phốt-pho, 66% chlorophyll, 56% chất lơ lửng từ
nguồn của ao nuôi tôm. Bên cạnh đó ta có thêm thu nhập về rong (6 tấn/vụ
nuôi). Như vậy, mô hình này giúp người nuôi tận dụng được diện tích canh
tác, hạn chế chi phí, tránh được ô nhiễm và tăng nguồn thu nhập.
(Nguồn:
article&sid=144)
2.4.2 Nghiên cứu mô hình nuôi tôm kết hợp với vẹm xanh và bào ngư
Để phát triển nghề nuôi thủy sản một cách bền vững các nhà khoa học
thủy sản đã nghiên cứu mô hình nuôi thủy sản kết hợp với thực vật và động
vật hai mảnh vỏ nhằm tạo ra sự cân bằng về mặt môi trường. Cụ thể là mô
hình nuôi khép kín gồm cá, vẹm, rong biển. Trong đó tảo sẽ hấp thu chất dinh
dưỡng từ phân của cá rồi vẹm sẽ lọc tảo để làm thức ăn, rong biển thì hấp thu
phân thải của vẹm, cuối cùng ta dùng vẹm cho cá ăn, tạo nên một chuỗi thức
ăn trong thủy vực, nhờ đó tạo sự cân bằng trong môi trường sống, tạo sự bền
vững lâu dài cho mô hình nuôi (Brzeski và Newkirk, 1997 trong Nguyễn Hữu
Khánh và Thái Ngọc Chiến, 2008).
Mô hình nuôi tôm hùm kết hợp với vẹm xanh, bào ngư và rong sụn đã
được thử nghiệm ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3. Kết quả cho thấy
mô hình nuôi ghép có lợi hơn so với nuôi đơn (chỉ tôm hùm) cả về khía cạnh
môi trường và kinh tế. Các chỉ tiêu về BOD, nitrite, nitrate trong môi trường
nước ở lồng nuôi ghép thấp hơn so với nuôi đơn. Tương tự, hàm lượng nitơ và
phospho tổng số trong nền đáy ở nghiệm thức nuôi ghép cũng thấp hơn so với
nuôi đơn. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cao hơn nuôi đơn, lợi nhuận
thu được tăng 42,44% trong khi chi phí đầu tư chỉ tăng thêm 16,42%, tổng chi
phí sản xuất tăng 39,37% (Nguyễn Hữu Khánh và Thái Ngọc Chiến, 2008).
14 This is trial version
www.adultpdf.com
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm
- Cỏ năng tượng (lấy ở ruộng năng tại Gành Hào, Bạc Liêu).
- Hệ thống trồng năng tượng gồm 9 bể composite 500 lít/bể.
- Đất (lấy ở ruộng năng tại Gành Hào, Bạc Liệu).
- Máy bơm, máy thổi khí, khúc xạ kế.
- Cân điện tử, cân 5 kg.
- Lọc gòn, túi siêu lọc.
- Ống PVC, ống nhựa, dây sục khí, đá bọt, thước dây.
- Ống siphone, vợt, thau, xô,…
- Hóa chất xử lý nước: chlorine.
3.1.3 Nguồn nước thí nghiệm
Nước ngọt được lấy từ nguồn nước máy thành phố và nước ót lấy từ
Bạc Liêu. Nước dùng trong thí nghiệm có độ mặn 10‰ được pha từ 2 nguồn
nước nói trên. Sau đó xử lý chlorine với hàm lượng 30 ppm, rồi sục khí liên
tục trong khoảng 1 ngày, trước khi dùng cần kiểm tra dư lượng clo bằng bộ
test chlorine, nếu dư ta có thể trung hòa bằng Thiosulfat Natri. Nước sau khi
xử lý đạt yêu cầu thì bơm vào bể nuôi qua túi lọc.
3.1.4 Nguồn tôm
Trước khi bố trí thí nghiệm tôm PL 15 (5000 con) được bắt về ương
trong vòng khoảng 2 tháng đến khi đạt trọng lượng 10g/con thì tiến hành bố trí
thí nghiệm. Tôm sú được nuôi riêng trong bể composite 2000 lít . Nguồn tôm
bắt từ trại giống Minh Thuận (Cần Thơ) với các tiêu chuẩn chọn lựa như: đồng
cỡ, màu sắc sáng bóng, phản ứng nhanh khi có tiếng động, ...
3.1.5 Thức ăn
Dùng thức ăn Tom Boy để nuôi tôm.
15 This is trial version
www.adultpdf.com
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp
lại 3 lần.
- Nghiệm thức 1: trồng 3 kg năng tượng/bể 0,5 m . 3
- Nghiệm thức 2: trồng 2 kg năng tượng/bể 0,5 m . 3
- Nghiệm thức 3: trồng 1 kg năng tượng/bể 0,5 m . 3
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm trồng năng tượng
Năng tượng trước khi bố trí được rửa sạch đất và để khô nước, sau đó
cân trọng lượng, đo chiều dài (từ gốc đến ngọn). Năng tượng được trồng trong
lớp đất dày 10 cm ở độ mặn 10‰. Thí nghiệm được bố trí ngoài trời để có đủ
ánh sáng cho cây quang hợp và có hệ thống bạt che đậy khi có trời mưa.
Sau khi năng tượng phát triển tốt ta tiến hành cho vào mỗi bể 150 lít
nước trong bể nuôi tôm và để 1 tuần lễ cho năng tượng xử lý sau đó lấy nước
ra cho ngược vào bể tôm, lặp lại trong 6 tuần.
16 This is trial version
www.adultpdf.com
Tôm sú được nuôi riêng trong 1 bể composite 2 m với mật độ 400 con/
bể. Trong bể tôm ta cho vào giá thể chùm nilong để tôm lẩn trốn, bể tôm được
sục khí bằng đá bọt.
3
Hình 3.2: Ba nghiệm thức trồng năng
3.2.2 Chăm sóc và quản lý
Cho tôm ăn ngày 4 lần (7h , 11h , 16h , 21h) bằng thức ăn công nghiệp
với liều lượng 5%-10% trọng lượng tôm. Hằng ngày che mưa các bể năng để
tránh nước mưa rơi vào làm sai lệch lượng nước và ảnh hưởng đến chất lượng
nước.
17 This is trial version
www.adultpdf.com
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.3.1 Chỉ tiêu môi trường
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: nitrite, nitrate, tổng đạm, tổng lân 1
lần/1 tuần, theo dõi trong 6 tuần
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu môi trường cần phân tích
Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Chu kỳ thu mẫu
NO2- PP Diazonium 7 ngày/lần
NO3- PP Salicilate 7 ngày/lần
TKN nước PP Kjeldahl 7 ngày/lần
TP nước PP Kjeldahl 7 ngày/lần
3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
3.3.1 Cách thu mẫu
Nước trong bể tôm được cho vào 9 bể năng với cùng một thể tích 150
lít, sau một tuần xử lý ta cho nước từ các bể năng vào bể tôm, tiến hành thu
mẫu nước trước khi cho vào và sau khi lấy ra khỏi bể năng vào chai nhựa 1 lít
sau đó trữ lạnh rồi phân tích trong phòng phân tích chất lượng nước.
Đất mỗi bể thí nghiệm được phân tích hàm lượng tổng đạm và tổng lân
trước lúc bố trí và sau khi thí nghiệm kết thúc (mỗi mẫu 1 (kg) được lấy nhiều
điểm trong bể bằng ống nhựa rồi trộn đều lại, cho vào bọc nylon rồi bảo quản
lạnh đến khi phân tích).
Năng tượng trước lúc bố trí và sau khi thí nghiệm kết thúc được phân
tích tổng đạm và tổng lân ( lấy 200 g cây tươi, thu nguyên cây luôn rể/ 1 mẫu).
Năng tượng trước khi bố trí và sau khi thí nghiệm kết thúc được đo
chiều dài, cân trọng lượng từng bể riêng biệt để xác định tăng trưởng của năng
tượng.
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ phân tích giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
lớn nhất, nhỏ nhất, phần trăm, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức
(ANOVA), …sử dụng phần mềm Excel, SPSS,…
18 This is trial version
www.adultpdf.com
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá khả năng cải thiện môi trường của năng tượng
4.1.1 Hàm lượng nitrite
Nitrite ( NO2-) là sản phẩm trung gian của sự chuyển hoá các thành
phần giàu đạm: Nitrate hóa và khử nitrate. Trong hai con đường trên thì quá
trình oxy hóa amoniac (nitrate hóa) tạo ra nitrite là chủ yếu. Đây là tác nhân
gây độc cho động vật thủy sản.
Kết quả phân tích hàm lượng nitrite trong nước nuôi tôm trước và sau
khi xử lý bằng năng tượng qua 6 đợt thu mẫu (mỗi đợt cách nhau một tuần)
được trình bày trong Bảng 4.1. Sau một tuần xử lý hàm lượng nitrite của nước
giảm một cách rõ rệt ở tất cả các nghiệm thức. Ví dụ, ở đợt 1 hàm lượng nitrite
trong nước trước xử lý (đầu vào) là 6,06 mg/l thì sau một tuần chỉ còn 0,037
mg/l (trung bình của 3 nghiệm thức). Điều đó cho thấy khả năng cải thiện chất
lượng nước của năng tượng là rất lớn.
Bảng 4.1: Hàm lượng nitrite (mg/l) trong nước trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng qua các đợt thu mẫu
Nước ra
Đợt Nước vào NT1 NT2 NT3 TB
1 6,06 0,056 ±0,066a 0,052 ±0,044a 0,003 ±0,002a 0,037±0,047
2 6,18 0,025 ±0,024a 0,016 ±0,013a 0,123 ±0,205a 0,055 ±0,115
3 6,25 0,008 ±0,005a 0,055 ±0,081a 0,033 ±0,051a 0,032 ±0,052
4 4,57 0,109 ±0,158a 0,002 ±0,001a 0,006 ±0,003a 0,039 ±0,095
5 6,06 0,015 ±0,016a 0,072 ±0,107a 0,003 ±0,003a 0,030 ±0,063
6 5,19 0,035 ±0,025a 0,092 ±0,125a 0,000 ±0,001a 0,042 ±0,075
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Mặc dù có sự chênh lệch lớn về hàm lượng nitrite trong nước trước và
sau khi xử lý bằng năng tượng nhưng không có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức qua thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan (Bảng 4.1). Như
vậy thí nghiệm không có sự khác biệt về khả năng hấp thu Nitrite giữa các
nghiệm thức.
19 This is trial version
www.adultpdf.com
4.1.2 Hàm lượng nitrate
Nitrate (NO3-) là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa amoniac, dễ
được tảo và thực vật hấp thu, nitrate là hợp chất có tính độc rất thấp đối với
động vật thủy sản. Trong các nguồn nước ngầm hay nước mặt tự nhiên nồng
độ nitrate thường rất thấp, không vượt quá 2 mg/l và trong ao nuôi hàm lượng
nitrate cũng rất thấp. Thực vật phát triển nhanh sẽ hấp thu amoniac, làm mất
nguồn nguyên liệu ban đầu của quá trình hình thành nitrate.
Tương tự nitrite, kết quả thể hiện ở Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy hàm
lượng nitrate trong nước khi đưa vào và sau khi xử lý có sự chêch lệch rất lớn
qua các đợt thu mẫu (ví dụ ở đợt 1 trong nước đầu vào là 6,14 mg/l sau khi
năng tượng xử lý thì hàm lượng nitrate trong nước đầu ra giảm còn 0,84 mg/l
chỉ qua 1 tuần xử lý). Điều đó chứng tỏ năng tượng cũng có khả năng hấp thụ
rất tốt nitrate.
Bảng 4.2: Hàm lượng Nitrate trong nước (mg/l) trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng qua các đợt thu mẫu.
Nước ra
Đợt Nước vào
NT1 NT2 NT3 TB
1 6,13 0,739 ±0,337a 1,248 ±0,589a 0,536 ±0,056a 0,841±0,466
2 4,94 0,379 ±0,111a 0,529 ±0,089a 0,430 ±0,006a 0,446 ±0,097
3 5,51 0,610 ±0,075a 0,650 ±0,076a 0,492 ±0,124a 0,584 ±0,108
4 11,84 0,664 ±0,128a 0,433 ±0,016a 0,605 ±0,140a 0,567 ±0,141
5 10,94 0,522 ±0,235a 0,384 ±0,111a 0,583 ±0,143a 0,496 ±0,173
6 17,23 0,414 ±0,031a 0,418 ±0,050a 0,364 ±0,055a 0,399 ±0,048
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Hàm lượng nitrate giữa các nghiệm thức có sai lệch rất ít và không khác
biệt qua thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 4.2) qua cả 6 đợt thu mẫu. Như
vậy, sự khác biệt về khối lượng năng tượng giữa các nghiệm thức không có sự
khác biệt về khả năng hấp thu hàm lượng nitrate trong nước.
20 This is trial version
www.adultpdf.com
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV Đợt V Đợt VI
Đợt thu mẫu
H
àm
lư
ợ
ng
n
itr
at
e
(m
g/
l)
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
Vào
Hinh 4.1: Hàm lượng nitrate đầu vào và đầu ra của các nghiệm thức ở các đợt
thu mẫu
4.1.3 Hàm lượng lân tổng
Bảng 4.3: Hàm lượng lân tổng (mg/l) trong nước trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng qua các đợt thu mẫu.
Nước ra
Đợt Nước vào
NT1 NT2 NT3 TB
1 1,768 0,96 ±0,08a 0,99 ±0,06a 1,00 ±0,05a 0,98 ±0,06
2 1,656 1,01 ±0,21a 1,11 ±0,11a 1,08 ±0,19a 1,07 ±0,16
3 2,096 1,17 ±0,09a 1,31 ±0,05a 1,27 ±0,08a 1,25 ±0,09
4 2,664 1,28 ±0,05a 1,26 ±0,09a 1,31 ±0,14a 1,28 ±0,09
5 1,792 1,33 ±0,20a 1,07 ±0,05a 1,11 ±0,03a 1,17 ±0,16
6 2,256 1,08 ±0,10a 1,15 ±0,05a 1,06 ±0,16a 1,10 ±0,10
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
21 This is trial version
www.adultpdf.com
Giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
qua phép thử Duncan ở cả 6 đợt thu mẫu (Bảng 4.3) mặc dù có sự chênh lệch
rất lớn giữa hàm lượng lân tổng đầu vào và đầu ra. Như vậy sự khác biệt về
khối lượng năng tượng không có khác biệt nhau về khả năng hấp thu lân trong
nước qua các đợt thu mẫu.
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV Đợt V Đợt VI
Đợt thu mẫu
H
àm
lư
ợ
ng
T
P
(m
g/
l)
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệmthức 3
Vao
Hình 4.2: Hàm lượng tổng lân đầu vào và đầu ra của các nghiệm thức ở các đợt
thu mẫu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy hàm lượng tổng lân trong nước nuôi tôm đầu
vào và nước đầu ra sau khi được năng tượng xử lý có sự chênh lệch lớn, điều
đó cho thấy khả năng hấp thu lân của năng tượng rất tốt (ở đợt IV, hàm lượng
tổng lân trong nước đầu vào là 2,664 mg/l sau khi năng tượng xử lý hàm lượng
tổng lân trong nước đầu ra giảm xuống còn 1,28 mg/l). Giữa các nghiệm thức
ở các đợt thu mẫu có sự chênh lệch rất ít (ở đợt I, nghiệm thức 1: 0,96 ±0,08
mg/l, nghiệm thức 2: 0,99 ±0,06 mg/l, nghiệm thức 3: 1,00 ±0,05 mg/l). Sự
khác biệt về khối lượng năng tượng ở các nghiệm thức không có sự khác biệt
về khả năng hấp thu hàm lượng tổng lân trong nước.
22 This is trial version
www.adultpdf.com
Bảng 4.4: Hàm lượng lân tổng (mg) trong nước trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng qua các đợt thu mẫu.
Nước ra
Đợt Nước vào NT1 NT2 NT3 TB
1 265,2 112,68 ±10,39a 118,75 ±8,56a 117,16 ±5,58a 116,20 ±7,81
2 248,4 127,66 ±24,93a 141,88 ±15,83a 136,07 ±23,26a 135,20 ±19,79
3 314,4 150,03 ±8,91a 163,52 ±4,56a 156,98 ±8,28a 156,84 ±8,74
4 399,6 172,98 ±16,74a 160,03 ±14,56a 172,21 ±20,31a 168,41 ±16,30
5 268,8 176,56 ±24,99a 144,94 ±7,86a 149,02 ±4,34a 156,84 ±19,95
6 338,4 141,97 ±15,00a 151,47 ±4,52a 138,31 ±17,08a 143,92 ±13,00
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 6 đợt thu mẫu
Bảng 4.5: Phần (%) hàm lượng lân tổng (mg) mất đi.
Nước ra
Đợt
NT1 NT2 NT3 TB
1 57,51±3,92 55,22±3,26 55,82±2,11 56,19±2,94
2 48,61±10,04 42,88±6,37 45,22±9,36 45,57±7,97
3 52,28±2,83 47,99±1,45 50,07±2,63 50,11±2,78
4 56,71±4,19 59,95±3,64 56,91±5,08 57,86±4,08
5 34,32±9,30 46,08±2,92 44,56±1,61 41,65±7,42
6 58,05±4,43 55,24±1,34 59,13±5,05 57,47±3,83
Dựa vào Bảng 4.5 ta thấy năng tượng đã hấp thu lân rất tốt chỉ trong
thời gian 1 tuần (trung bình đợt thu mẫu lần lượt năng hấp thu (%):
56,19±2.94, 45,57±7,97, 50,11±2,78, 57,86±4,08, 41,65±7,42, 57,47±3,83).
23 This is trial version
www.adultpdf.com
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Đợt I Đợt II Đợt III
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
Vào
Đợt IV Đợt V Đợt VI
Đợt thu mẫu
Hà
m
lư
ợ
ng
tổ
ng
lâ
n
(m
g)
Hình 4.3: Hàm lượng tổng lân trong nước đầu vào và nước sau khi cho vào bể
năng tượng (mg) của các nghiệm thức ở các đợt thu mẫu
4.1.4 Hàm lượng tổng đạm
Bảng 4.6: Hàm lượng tổng đạm (mg/l) trong nước trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng trong thời gian 1 tuần.
Nước ra
Đợt Nước vào
NT1 NT2 NT3 TB
1 13,42 1,47 ±0,20a 1,86 ±0,52a 1,16 ±0,25a 1,49 ±0,43
2 12,19 0,77 ±0,07a 0,87 ±0,05a 0,91 ±0,19a 0,85 ±0,12
3 14,28 1,60 ±0,39a 2,18 ±0,24a 2,21 ±0,26a 2,00 ±0,40
4 19,61 2,14 ±1,19a 1,42 ±0,12a 1,76 ±0,15a 1,77 ±0,68
5 19,11 1,62 ±0,48a 1,61 ±0,31a 1,65 ±0,33a 1,63 ±0,33
6 25,42 1,60 ±0,10a 1,67 ±0,21a 1,48 ±0,36a 1,58 ±0,23
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Kết quả phân tích cho thấy, sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không
có ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan ở cả 6 đợt thu mẫu. Mặc
dù có sự chênh lệch rất lớn giữa hàm lượng tổng đạm lúc đầu vào và sau khi
24 This is trial version
www.adultpdf.com
cho năng tượng xử lý (Bảng 4.6). Thí dụ: ở đợt thu mẫu IV, hàm lượng tổng
đạm trong nước đầu vào là 19,607 mg/l sau khi năng tượng xử lý hàm lượng
tổng đạm trong nước đầu ra giảm xuống còn 1,77 mg/l chỉ sau 1 tuần xử lý).
Điều đó cho thấy khả năng hấp thu đạm của năng tượng rất tốt.
Bảng 4.7: Hàm lượng tổng đạm (mg) trong nước trước và sau khi xử lý bằng
năng tượng trong thời gian 1 tuần
Nước ra
Đợt Nước vào
NT1 NT2 NT3 TB
1 2013 173,42±26,21a 222,09±62,51a 135,21±28,75a 176,91±52,70
2 1828,5 98,02±7,35a 111,23±6,81a 115,03±22,66a 108,09±14,60
3 2141,25 203,70±45,75a 272,10±32,17a 274,16±31,43a 249,99±47,27
4 2941,05 288,54±164,04a 179,98±12,21a 231,46±18,14a 233,33±95,17
5 2866,5 215,74±64,36a 218,95±43,41a 221,81±44,26a 218,83±44,76
6 3813 209,47±10,07a 220,31±23,74a 193,27±45,43a 207,68±28,65
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng tổng đạm (mg) có sự chênh lệch
rất lớn giữa nước nuôi tôm đầu vào và nước nuôi tôm đầu ra sau khi được
năng tượng xử lý. Mặc dù vậy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có
ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan (Bảng 4.7).
25 This is trial version
www.adultpdf.com
Hàm lượng tổng đạm (%) trong nước mất đi ở các đợt thu mẫu
Bảng 4.8: Hàm lượng đạm tổng mất đi ở các đợt thu mẫu
Nước ra
Đợt
NT1 NT2 NT3 TB
1 91,38±1,30 88,97±3,11 93,28±1,43 91,21±2,62
2 94,64±0,40 93,92±0,37 93,71±1,24 94,09±0,80
3 90,49±2,14 87,29±1,50 87,20±1,47 88,33±2,21
4 90,19±5,58 93,88±0,42 92,13±0,62 92,07±3,24
5 92,47±2,25 92,36±1,51 92,26±1,54 92,37±1,56
6 94,51±0,26 94,22±0,62 94,93±1,19 94,55±0,75
Kết quả thu được từ Bảng 4.8 cho thấy lượng đạm tổng mất đi ở các đợt
thu mẫu là rất lớn, lượng đạm ấy có thể được cây và đất hấp thu trong quá
trình xử lý.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV Đợt V Đợt VI
Đợt thu mẫu
Hàm lượng tổng
đạm (mg)
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
vào
Kết quả so sánh giữa hàm lượng tổng lân và tổng đạm mất đi (Bảng 4.5
và Bảng 4.8) cho thấy khả năng hấp thu đạm tốt hơn lân của năng tượng là rất
nhiều
Hình 4.4: Hàm lượng đạm tổng trước và sau khi năng tượng xử lý ở các đợt
thu mẫu
26 This is trial version
www.adultpdf.com
4.2 Tăng trưởng của năng tượng
4.2.1 Chiều dài
Kết quả phân tích tăng trưởng chiều dài của năng tượng được thể hiện ở
Bảng sau:
Bảng 4.9: Bảng tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) và chiều dài tương
đối (%/ngày) của năng tượng
NT1 NT2 NT3 TB
Cddau 90,89 ±3,10b 94,24 ±3,27b 83,50 ±3,59a 89,54 ±5,56
Cdcuoi 113,38 ±2,56ab 115,83 ±0,70b 111,16 ±2,09a 113,46 ±2,64
Tangcd 0,54 ±0,03a 0,51 ±0,08a 0,66 ±0,07b 0,57 ±0,09
SGRcd 0,53 ±0,04a 0,49 ±0,08a 0,68 ±0,08b 0,57 ±0,11
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Dựa vào Bảng 4.9 ta thấy tăng trưởng chiều dài tuyệt đối và chiều dài
tương đối của năng tượng khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa nghiệm thức 3
với nghiệm thức 1, 2. Nghiệm thức 1 khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm
thức 2 ở mức 5% qua phép thử Duncan.
Từ kết quả phân tích trên ta nhận thấy tăng trưởng chiều dài tương đối
và chiều dài tuyệt đối của năng tượng ở nghiệm thức 3 là nhiều nhất, kế tiếp là
nghiệm thức 1 và sau cùng là nghiệm thức 2.
27 This is trial version
www.adultpdf.com
4.2.2 Khối lượng
Kết quả phân tích tăng trưởng khối lượng của năng tượng được thể hiện
ở Bảng sau:
Bảng 4.10: Bảng tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (kg/ngày) và khối lượng
tương đối (%/ngày) của năng tượng
NT1 NT2 NT3 TB
Kldau 3,00 2,00 1,00 2,00 ±0,87
Klcuoi 5,00 ±0,28 3,71 ±0,10 2,19 ±0,17 3,63 ±1,23
TangKL 0,05 ±0,01a 0,04a 0,03b 0,04 ±0,01
SGRKL 1,21 ±0,13b 1,47 ±0,06b 1,86 ±0,19a 1,51 ±0,31
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
Dựa vào Bảng 4.10 ta thấy tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và khối
lượng tương đối của năng tượng khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa nghiệm
thức 3 với nghiệm thức 1, 2. Nghiệm thức 1 khác biệt không có ý nghĩa với
nghiệm thức 2 ở mức 5% qua phép thử Duncan.
Từ kết quả phân tích trên ta nhận thấy tăng trưởng khối lượng tương đối
của năng tượng ở nghiệm thức 3 là nhiều nhất, kế tiếp là nghiệm thức 2 và sau
cùng là nghiệm thức 3.
28 This is trial version
www.adultpdf.com
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
- Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nitrite, nitrate, lân tổng, đạm
tổng trong nước nuôi tôm sau khi được năng tượng xử lý giảm một cách đáng
kể từ hàm lượng có thể gây hại cho tôm (ngưỡng chịu đựng nitrite của tôm
biển không quá 2 mg/l) giảm xuống trong mức an toàn (hàm lượng nitrite <
0,1mg/l) chỉ trong vòng một tuần lễ.
- Giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê về khả
năng xử lý môi trường.
- Tăng trưởng của năng tượng (khối lượng và chiều dài) có khác biệt
giữa nghiệm thức 3 với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, giữa nghiệm thức 1
và 2 không khác biệt.
Đề xuất
- Ở thí nghiệm trên cần xác định thêm lượng tổng đạm và tổng lân
được hấp thu vào đất và cây bao nhiêu thông qua việc phân tích đạm cây và
đất trước khi bố trí thí nghiệm và sau khi thu mẫu.
- Cần tiến hành thí nghiệm xác định mật độ năng tượng kết hợp với
diện tích ao tôm có hiệu quả nhất và nuôi ở độ mặn nào tốt nhất cho sự sinh
trưởng của năng tượng cũng như tôm nuôi đạt hiệu quả cao.
- Nên tiến hành thí nghiệm trên diện tích lớn và ngay giai đoạn năng
tượng còn non trẻ, bố trí thí nghiệm đồng đều về cỡ cây và đất để thí nghiệm
mang lại tính khoa học cao.
29 This is trial version
www.adultpdf.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật
sản xuất giống và nuôi giáp xác Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
Phạm Văn Tình, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh. Nxb Nông
Nghiệp.
Bùi Quang Tề, 2006. Công nghệ nuôi tôm sú đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội – 2006.
Nguyễn Văn Chung, 2000. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo tôm sú
- 51k
Thạch Thanh, 2005. Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong
sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học.
Nguyễn Duy Dương, 2006. Thử nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo
quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) tại công ty Quốc Việt, tỉnh Cà Mau, luận
văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản.
Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi
trồng thủy sản.
Bộ thủy sản, 2003. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản 2003 và biện
pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản 2004.
Trần Ngọc Hải, 2008. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp
xác khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát. Nước nuôi thủy sản
chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng, nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội.
30 This is trial version
www.adultpdf.com
PHỤ LỤC
Bảng 1. Hàm lượng nitrite (mg/lít)
Nghiệm thức I Nghiệm thức II Nghiệm thức III NO2- Bể Tôm Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 Bể 5 Bể 6 Bể 7 Bể 8 Bể 9
Đợt I 6,06 0,13 0,034 0,003 0,017 0,101 0,038 0,003 0,004 0,001
Đợt II 6,36 0,023 0,003 0,009 0,149 0,008 0,003 0,004 0 0
Đợt III 6,25 0,014 0,005 0,006 0,148 0,011 0,005 0,092 0,004 0,003
Đợt IV 4,57 0,291 0,029 0,007 0,003 0,001 0,003 0,008 0,006 0,003
Đợt V 6,06 0,004 0,034 0,008 0,017 0,195 0,003 0,006 0,002 0,001
Đợt VI 5,19 0,047 0,052 0,006 0,236 0,024 0,016 0,001 0 0
Bảng 2. Hàm lượng nitrate (mg/lít)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Nghiệm
thức Vào 6,135 4,935 5,51 11,842 10,94 17,23
Bể 1 0,794 0,347 0,672 0,613 0,668 0,381
Bể 2 0,378 0,288 0,632 0,81 0,647 0,442I
Bể 3 1,045 0,502 0,526 0,57 0,251 0,42
Bể 4 1,805 0,63 0,733 0,439 0,404 0,468
Bể 5 0,632 0,49 0,633 0,415 0,484 0,368II
Bể 6 1,308 0,466 0,584 0,444 0,264 0,418
Bể 7 0,499 0,431 0,634 0,644 0,48 0,418
Bể 8 0,509 0,436 0,438 0,721 0,747 0,367III
Bể 9 0,601 0,424 0,405 0,45 0,523 0,308
31 This is trial version
www.adultpdf.com
Bảng 3. Hàm lượng lân tổng (mg/lít),
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV Đợt V Đợt VINghiệm
thức Vào 1,768 1,656 2,096 2,664 1,792 2,256
Bể 1 0,976 1,184 1,08 1,272 1,556 1,076
Bể 2 1,024 0,78 1,264 1,336 1,208 1,18I
Bể 3 0,868 1,064 1,176 1,24 1,212 0,984
Bể 4 0,948 1,136 1,328 1,36 1,072 1,1
Bể 5 1,064 0,984 1,256 1,184 1,116 1,148 II
Bể 6 0,964 1,208 1,352 1,224 1,02 1,196
Bể 7 0,948 0,872 1,216 1,432 1,132 1,068
Bể 8 1,016 1,232 1,224 1,16 1,116 0,9 III
Bể 9 1,04 1,128 1,36 1,328 1,08 1,216
Bảng 4. Tổng hàm lượng đạm (mg/lít)
Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV Đợt V Đợt VINghiệm
thức Vào 13,42 12,19 14,275 19,607 19,11 25,42
Bể 1 1,574 0,825 1,181 3,509 1,892 1,578
Bể 2 1,242 0,7 1,947 1,469 1,896 1,504I
Bể 3 1,593 0,798 1,662 1,427 1,064 1,706
Bể 4 2,407 0,892 2,016 1,442 1,606 1,434
Bể 5 1,363 0,815 2,454 1,286 1,924 1,757II
Bể 6 1,801 0,903 2,074 1,517 1,312 1,824
Bể 7 0,872 0,816 2,516 1,892 1,366 1,899
Bể 8 1,293 0,79 2,077 1,792 1,579 1,297III
Bể 9 1,302 1,129 2,043 1,593 2,009 1,248
32 This is trial version
www.adultpdf.com
Bảng 5. Khối lượng năng tượng lúc bố trí và sau khi thu hoạch
Khối lượng (kg) Nghiệm thức Bể Lúc bố trí Thu hoạch
1 3,00 4,90
2 3,00 4,78I
3 3,00 5,32
4 2,00 3,60
5 2,00 3,72II
6 2,00 3,80
7 1,00 2,28
8 1,00 2,30III
9 1,00 1,99
Bảng 6. Chiều dài năng tượng lúc bố trí và sau khi thu hoạch
Chiều dài năng tượng (cm) Nghiệm thức Bể Lúc bố trí Thu hoạch
1 88,06 112
2 90,4 111,8I
3 94,2 116,33
4 97,13 116,5
5 90,69 115,9II
6 94,91 115,1
7 82 112,33
8 87,6 112,4III
9 80,9 108,75
33 This is trial version
www.adultpdf.com
34 This is trial version
www.adultpdf.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_td_huan_3144.pdf