Đánh giá khía cạnh kinh tế-kỹ thuật của hai mô hình lúa-tôm càng xanh-cá kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở tỉnh Sóc Trăng

Về cơ cấu chi phí đầu tư của mô hình lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp và mô hình tôm sú, chi phí con giống tôm càng xanh chiếm tỉ lệ cao nhất 69,2% ở mô hình kết hợp (Hình 4.6), và 44% ở mô hình tôm sú (Hình 4.8). Như vậy, để nuôi có hiệu quả thì đòi hỏi tỷ lệ sống của tôm cá nuôi cao. Riêng đối với mô hình kết hợp có lẽ chỉ nên trồng lúa kết hợp với thả cá mà không nên thả tôm càng xanh do chi phí sản xuất cao và thời gian nuôi ngắn ở vùng nhiễm măn. Thu nhập từ tôm càng xanh và cá lần lượt là 1.419.000 đồng/ha/vụ và 800.000 đồng/ha/vụ, tương ứng là 14% và 8%/tổngthu.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá khía cạnh kinh tế-kỹ thuật của hai mô hình lúa-tôm càng xanh-cá kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở Bangladesh nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng giống tự nhiên do thủy triều đưa vào năng suất tôm cá thu được từ 280-450 kg/ha (Haroom và Karim, 1998 - trích dẫn bởi Đoàn Văn Vũ, 2004). Ở Israel nuôi ghép tôm càng xanh với cá rô phi và cá chép với mật Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 độ 0,5-1,5 con/m2 cho năng suất 220- 780 kg/ha/vụ, trọng lượng tôm đạt 45-90 g/con (Cohen, 1984 được trích dẫn bởi Phạm Minh Truyền, 2003). Còn ở Philippines canh tác theo mô hình này năng suất đạt 150-180 kg/ha/vụ (Guerrero, 1982 được trích dẫn bởi Phạm Minh Truyền, 2003). 2.1.1.2 Mô hình lúa-cá Mô hình lúa-cá được xem là một phương thức lý tưởng cho việc sử dụng đất do năng suất lúa và cá được tạo ra từ mô hình này (Coche, 1969 – trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2001). Theo Sevileja (1986) được trích dẫn bởi Padmanabhan, 2001 cho rằng, mô hình canh tác lúa-cá kết hợp đã làm tăng thêm khoảng 40 % thu nhập cho người nông dân so với mô hình độc canh cây lúa. Phương thức canh tác này đang được phát triển ở nhiều quốc gia. Trong đó, Indonesia là nước có diện tích canh tác lúa giành cho mô hình này chiếm cao nhất so với các nước trong khu vực Châu Âu (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2001) Ở Bangladesh, có hơn 1/3 diện tích cả nước dùng cho việc trồng lúa (11,5 triệu ha), nuôi ghép các loài cá (chép, trôi ấn độ, mè trắng) trong ruộng lúa, năng suất cá lúa đạt lượt là 590 kg/ha/năm và 5.828 kg/ha/năm, lợi nhuận mang lại từ mô hình này là 50.504 TK (Roy, 2001). Bằng cách nuôi các loài tôm, cá kết hợp trong ruộng lúa, quá trình kiếm ăn của chúng làm tăng quá trình trao đổi khí của rễ lúa, cá ăn các loài sâu, rầy, cỏ dại và các loại thức ăn tự nhiên có trong ruộng (Lettle, 1987 - được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2001). Theo Rothius et al., 1999 cho rằng cá có khả năng diệt hiệu quả từ 54% đến 97% cỏ dại trên mặt ruộng và diệt 92% đến 100% các loại cỏ ngầm và cỏ nổi trên mặt nước. Bên cạnh đó, việc nuôi ghép cá mè vinh, rô phi và cá chép có khả năng làm giảm ít nhất 93% lượng sâu phao (case worm), giúp làm giảm đáng kể lượng sâu trưởng thành và phần trăm thiệt hại do chúng gây ra so với mô hình không thả cá (Vroman et al., 1998 - được trích dẫn bởi Đặng Kiều Nhân và ctv., 2001). Trung tâm Học liệ ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 2.1.2 Trong nước 2.1.2.1 Tôm càng xanh Việt Nam là một trong 13 nước có tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Bộ, tập trung ở lưu vực sông Hậu, sông Tiền (Dương Tấn Lộc, 2001). Do nguồn giống tôm càng xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên việc phát triển nghề nuôi tôm càng xanh giống nhân tạo là một xu hướng tất yếu. ĐBSCL được coi là vùng có diện tích nuôi tôm càng xanh lớn nhất nước. Trong năm 2002, tổng diện tích và sản lượng tôm nuôi đạt 10.000 ha và 1.400 tấn. Diện tích và sản lượng tôm càng xanh tiếp tục gia tăng và đạt con số 5.680 ha và 2.760 tấn trong năm 2005 (Lê Xuân Sinh và ctv., 2006 - trích dẫn bởi Trương Hoàng Minh, 2006). Theo số liệu gần đây, sản lượng tôm càng xanh nuôi của cả nước ước đạt 6.400 tấn, trong đó các tỉnh Nam Bộ chiếm 6.012 tấn trong năm 2005 (Báo con tôm số 121 - tháng 2/2006). Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản (2006), diện tích nuôi tôm càng xanh của cả nước sẽ đạt 32.000 ha và sản lượng tương ứng đạt 60.000 tấn vào khoảng 2010. Riêng các tỉnh ĐBSCL, diện tích nuôi trong năm 2005 và kế hoạch 2006 được thống kê trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Diện tích nuôi tôm càng xanh ở các tỉnh ĐBSCL trong năm 2005 và kế hoạch phát triển năm 2006. Tỉnh Đơn vị 2005 Kế hoạch 2006 Long An ha 422 500 Tiền Giang ha 38 - Vĩnh Long ha 500 - Đồng Tháp ha 250 500 An Giang ha 588 927 Cần Thơ ha 291 500 Bến Tre ha 2000 2100 (Nguồn: www.mekongfish.net.vn) Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, giống tôm thả trong ruộng lúa hầu hết có nguồn gốc ngoài tự nhiên trọng lượng 5-10 g/con, mật độ thả từ 0,5-2 con/m2. Tôm không được cung cấp thức ăn hoặc bổ sung thêm cám, tấm, bột mì, cá bằm cho ăn một lần/ngày, lượng thức ăn chiếm từ 1-3 % trọng lượng đàn tôm. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 Ở Cần Thơ năng suất tôm biến động tùy nơi, ở Phụng Hiệp đạt từ 100-200 kg/ha, ở Thốt Nốt đạt 268 kg/ha (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Ở Tiền Giang tôm càng xanh được nuôi trong ruộng lúa sử dụng giống tự nhiên và thức ăn chủ yếu là cá tạp, đạt năng suất 200-300 kg/ha/vụ (Sở Thủy Sản Tiền Giang, 1999). Còn ở Trà Vinh cũng với mô hình trên, năng suất đạt 150 kg/ha (Sở Thủy Sản Trà Vinh, 1999). Năm 2002, Hội nghị báo cáo khoa học về tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh cho thấy với mật độ thả nuôi 2-3 tôm giống/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp và tươi sống kết hợp, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất trung bình 159 kg/ha/vụ, tỷ lệ sống 20 %, khối lượng bình quân 43,2 g/con (Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Trà Vinh, 2002). Nghề nuôi tôm càng xanh phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh với các mô hình nuôi khác nhau bao gồm nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm đăng quầng, nuôi bán thâm canh, thâm canh và nuôi trong ao đất. Trong đó, mô hình nuôi tôm kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi tôm luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi trong ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi đăng quầng trên sông đạt bình quân 4,12 tấn/ha/vụ (Vũ Nam Sơn và ctv., 2003). Tại Châu Thành - Cần Thơ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng giống nhân tạo, cỡ giống dài 1,5 cm, nặng trung bình 0,045 g/con, thời gian nuôi 7 tháng, năng suất 180-200 kg/ha/vụ (Lê Thị Minh Tâm, 2002). Ở Ô Môn nuôi tôm trong ruộng lúa bằng giống nhân tạo, cỡ giống dài 3-5 cm/con, mật độ thả 1-2 con/m2, năng suất tôm nuôi đạt 90-157 kg/ha/vụ (Trần Tấn Huy, 2002). Theo Phạm Minh Truyền (2003), mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa ở Trà Vinh, với mật độ 2 và 3 con/m2 đạt năng suất tương ứng là 150 kg/ha/vụ và 163 kg/ha/vụ sau 6 tháng nuôi. Trọng lượng và tỷ lệ sống tôm bình quân tương ứng là 53,6 g/con và 14,1% (ở 2 con/m2), 46,3 g/con và 12,4% (ở 3 con/m2). Ngoài ra, theo báo cáo của Nguyễn Văn Hạnh (2001), tôm càng xanh trong ruộng lúa ở Trà Vinh với mật độ 2,5-5 con/m2 cho năng suất từ 42-375 kg/ha, với tỷ lệ sống từ 7,5-60%. Báo cáo gần đây cũng cho thấy tiềm năng của tôm càng xanh nuôi theo các mô hình khác nhau cũng cho năng suất khả quan. Theo Lê Quốc Việt (2005), năng suất tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa và mương vườn ở tỉnh Vĩnh Long tương ứng đạt 150-350 kg/ha/vụ (mật độ 1-4 con/m2) và 300-537 kg/ha/vụ. Về khía cạnh kinh tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi cá, tôm kết hợp với lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với độc canh cây lúa. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv. (1999) - được trích dẫn bởi Trương Hoàng Minh (2006), năng suất cá bình quân trong mô hình lúa cá trong Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 năm 1996-1997 đạt 429 kg/ha/vụ, và năng suất cao hơn ở những năm sau đó (801 kg/ha/vụ). Tác giả cũng báo cáo rằng, sự gia tăng năng suất cá nuôi là do thay đổi về cơ cấu thành phần loài và mật độ cá thả nuôi, trong đó, tôm càng xanh được đánh giá là đối tượng có giá trị kinh tế cao nhất so với các loài thủy sản nước ngọt nuôi kết hợp trong ruộng lúa. Theo báo cáo gần đây cho thấy, lợi nhuận bình quân đạt 8,3 triệu đồng/ha.vụ. Đa số các hộ (77% số hộ điều tra) có lợi nhuận từ 1,4 đến 49 triệu đồng/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005). 2.1.2.2 Tôm sú Tôm sú (Penaeus monodon) là loài quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong các mô hình nuôi thủy sản ven biển Việt Nam. Đặc biệt ĐBSCL chiếm 80-85% tổng diện tích 70-75% sản lượng tôm nuôi của cả nước (hình 2.1a & b). Trong năm 2003, khoảng 460.000 ha diện tích được sử dụng cho nuôi tôm với sản lượng đạt 223.000 tấn (Bộ Thủy sản, 2004). Sản lượng tôm nuôi vẫn tiếp tục gia tăng và đạt 330.200 tấn trong tổng sản lượng 1.437.400 tấn sản phẩm thủy sản Việt Nam năm 2005 (Bộ Thủy sản, 2006). Năng suất tôm nuôi đạt 250- 300 kg/ha/vụ đối với mô hình quảng canh cải tiến, 2.5-3 tấn/ha/vụ ở mô hình bán thâm canh và 5-7 tấn/ha/vụ đối với mô hình thâm canh (Bộ Thủy sản, 2004 & 2005). Theo Bộ Thuỷ sản (2003), trong tổng diện tích nuôi tôm của ĐBSCL (476.528 ha) thì Cà Mau (224.000 ha), Bạc Liêu (109.258 ha) và Sóc Trăng (51.044 ha) là các Tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất, chiếm tỷ lệ đáng kể nhất so với các Tỉnh ven biển khác trong vùng Đồng Bằng Nam Bộ (Hình 2.2). 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 D iệ n tíc h (h a) 1991 1994 1999 2000 2001 2002 2003 Việt Nam ĐBSCL 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 Sả n lư ợn g (tấ n) 1991 1994 1999 2000 2001 2002 2003 Việt Nam ĐBSCL Hình 2.1b. Sản lượng tôm nuôi của ĐBSCL và Việt Nam, 2003 Hình 2.1a. Diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL và Việt Nam, 2003 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8 Nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL phát triển không chỉ có các mô hình nuôi chuyên tôm như quảng canh cải tiến, bán thâm canh-thâm canh mà còn có các mô hình nuôi kết hợp như rừng-tôm, rừng-tôm-cua; và mô hình tôm-lúa luân canh. Bên cạnh đó, mô hình tôm-cá luân canh cũng đang được phát triển gần đây, do sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa một vụ không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã làm cho diện tích canh tác tôm-lúa luân canh ở các Tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, … Điều này làm cho diện tích nuôi tôm-lúa luân canh gia tăng đáng kể (Hình 2.3). Riêng đối với mô hình tôm-lúa luân canh, đây là mô hình canh tác đã được đánh giá là bền vững về khía cạnh kinh tế và môi trường (ACIAR, 2003). Theo Trương Hoàng Minh và ctv. (2003), chất lượng nước trong ruộng nuôi tôm (ở mô hình tôm-lúa luân canh) hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng và phát 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 ha Soc Trang Bac Lieu Ca Mau Long An Kien Giang Provinces 1999 2000 2001 Hình 2.3. Sự phát triển mô hình tôm-lúa luân canh ở các Tỉnh ven biển ĐBSCL 23% 11% 9% 6% 5% 46% Cà Mau Bạc Liêu Kiên Giang Sóc Trăng Bến Tre Các Tỉnh Khác Hình 2.2: Tỷ lệ diện tích nuôi tôm giữa các Tỉnh của ĐBSCL, 2003 Trung tâm Học liệu ĐH Cầ Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 9 triển của tôm nuôi. Tăng trưởng đặc biệt đạt 0,23 g/ngày và năng suất 392 kg/ha/vụ. Nghiên cứu khác về ảnh hưởng của việc thay nước lên năng suất tôm nuôi theo mô hình tôm-lúa luân canh cũng đã được thực hiện gần đây. Theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv. (2003), áp dụng biện pháp ít thay nước trong mô hình tôm-lúa luân canh sẽ cho năng suất (132,5 kg/ha/vụ) cao hơn so với thay nước thường xuyên (10 kg/ha/vụ). Điều này cho thấy tính rủi ro có liên quan đến tần xuất thay nước cho ruộng nuôi tôm. Theo báo cáo của Trần Thanh Bé (2002), đang có xu hướng tích tụ ruộng đất và diện tích của nông hộ tăng trong những năm qua và đạt 1,82 ha/hộ ở Mỹ Xuyên và 1,70 ha/hộ ở Giá Rai. Mật độ thả nuôi tôm sú tăng dần lên từ 0,72- 1,4 con/m2 ở Giá Rai và từ 1,58-2,34 con/m2 ở Mỹ Xuyên. Ngoài ra một số hộ thử nuôi theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh với mật độ rất cao 10-15 con/m2 nhưng chưa thành công đồng đều. Tỷ lệ sống bình quân của tôm sú rất thấp từ 14,5-22,1% ở Mỹ Xuyên và Giá Rai chỉ 1,3-4,25%, nguyên nhân là do chất lượng tôm giống kém và dịch đốm trắng gây chết tôm hàng loạt. Ngoài ra, theo báo cáo của Thiều Lư (2001), tỷ lệ sống của tôm nuôi trong mô hình tôm-lúa luân canh ở các tỉnh ĐBSCL giảm theo sự gia tăng mật độ nuôi (Bảng 2.2). Bảng 2.2: Mật độ và tỷ lệ sống tôm nuôi trong mô hình tôm-lúa luân canh ở ĐBSCL (Thiều Lư, 2001) Huyện Năng suất (kg/ha/năm) Tỷ lệ sống (%) Mật độ 6 m -2 6 m -2 Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) 295 427 458 31.1 22.4 16.0 Giá Rai (Bạc Liêu) 272 270 140 23.6 15.8 10.4 Phước Long (Bạc Liêu) 232 459 - 33.3 19.8 13.1 Đầm Dơi (Cà Mau) 139 304 267 15.7 10.4 6.9 Trung bình 234,5 365 288,3 25,9 17,1 11,6 Khi phân tích về khía cạnh kinh tế của mô hình tôm-lúa luân canh, theo báo cáo của Thiều Lư (2001) cho thấy, tỷ suất lợi nhuận (B:C) của vụ nuôi tôm bình quân là 170%, một vài trường hợp đặc biệt có thể đạt 400% (Trương Hoàng Minh và ctv., 1999). Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của vụ nuôi tôm thấp hơn so với trồng lúa (230%) nhưng lợi nhuận mang lại từ vụ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa (2,4 lần). Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm cao gấp 9,3 lần so với trồng lúa (Nguyễn Văn Vượng, 2001 được trích dẫn bởi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10 Trương Hoàng Minh, 2006) . Bên cạnh đó, nếu tăng mật độ nuôi và mức độ đầu tư cho vụ nuôi tôm thì tỷ lệ sống tối thiểu để đạt ngưỡng hoà vốn là 8% đối với nuôi mật độ thấp và không cho ăn) và 17% đối với mô hình nuôi tôm mật độ cao và có cho ăn (Brennan et al., 1999). 2.2 Tình hình nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng nằm cuối hạ lưu sông Hậu có bờ biển dài 72 km. Điều kiện tự nhiên đã phân chia Sóc trăng thành hai vùng sinh thái rõ rệt. Tỉnh Sóc Trăng gồm có 9 huyện, thị trong đó có 4 huyện, thị là vùng có hệ sinh thái mặn, lợ. Sóc Trăng là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản với khoảng 100.000 ha (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005) bao gồm các loại hình nuôi ao, mưong vườn, nuôi kết hợp trong ruộng lúa, kết hợp trồng rừng và vùng nuôi chuyên tôm. Trong năm 1998, diện tích nuôi tôm sú là 22.599 ha, đạt sản lượng 5.749,81 tấn, nhưng đến năm 2002 thì diện tích nuôi tôm sú là 34.160 ha, đạt sản lượng 16.100 tấn (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2002). Đến năm 2005 diện tích nuôi thủy sản là 55.199ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú chính vụ là 43.311 ha (lấp vụ 8.792 ha), tổng sản lượng thu được từ nuôi và khai thác là 52.151 tấn, trong đó tôm 37.200 tấn chiếm 71,3% (Hình 2.4a và b). Từ kết quả này cho thấy diện tích và sản lượng nuôi thủy sản của Tỉnh trong năm 2005 tăng tương đối nhanh gấp 1,9 lần diện tích và 6,5 lần sản lượng của năm 1998. Kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh cũng tăng lên và đạt 320 triệu USD (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005). Hình 2.4a. Diện tích nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng qua các năm Hình 2.4b. Sản lượng nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng qua các năm 22.599 34.16 43.311 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1998 2002 2005 Năm ha 5.74981 16.1 37.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1998 2002 2005 Năm Ng hì n tấ n Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11 Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó, nghề nuôi thủy sản của Tỉnh cũng gặp không ít những khó khăn làm hạn chế đến hiệu quả sản xuất như giá vật tư, nhiên liệu, giá tôm xuống thấp, từ đó ảnh hưởng đến tình hình nuôi và đời sống nhân dân ngày càng bấp bênh hơn, cụ thể là năm 2005 đã có 36,5% số hộ nông dân nuôi thủy sản bi thua lỗ và huề vốn (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005). Từ đó càng cho thấy rủi ro về mặt kinh tế của nghề nuôi tôm là rất cao. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2005 đến 2/2006 tại ấp Trung Hoà, xã Gia Hoà 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 3.2 Bố trí thử nghiệm Hai ruộng nuôi (còn mặt trảng) có diện tích lần lượt là 10.000 m2/ruộng 1 và 4.500 m2/ruộng 2 được chọn làm thử nghiệm từ hai hộ dân ở địa bàn nghiên cứu. Hai ruộng này đã nuôi tôm sú trong mùa khô trước khi làm thử nghiệm. Ruộng 2 (4.500m2) tiếp tục nuôi tôm sú trong mùa mưa và ruộng 1 (10.000m2) trồng lúa và thả tôm càng xanh, cá kết hợp vào mùa mưa. Trong thử nghiệm này, mỗi ruộng được ngăn (bằng mê bồ) làm 2 lô thử nghiệm tương đương nhau và tương ứng ở mỗi nghiệm thức. Thử nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức và hai lần lặp lại gồm: Nghiệm thức 1: lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp Các lô thử nghiệm có diện tích 5.000 m2/lô thử nghiệm, mức nước ở mương bao là 1-1,2 m, mức nước trên mặt ruộng là 30-40 cm. Tôm càng xanh kích cỡ 2-2,5 cm được mua từ Cần Thơ và thả nuôi với mật độ 2 con/m2 (sau khi cấy lúa 1 tháng). Cá mè vinh, cá trôi và cá mè trắng được mua ở Sóc Trăng, với kích cỡ trung bình là 4,5 g/con. Mật độ cá thả nuôi là 0,4 con/m2, trong đó, cá mè vinh chiếm 12,4%, cá trôi 43,8% và cá mè trắng 43,8% trong cơ cấu đàn cá nuôi (cá được thả sau khi cấy lúa 2 tháng). Tôm càng xanh và cá nuôi trong thử nghiệm không cho ăn, nước được thay thường xuyên do nhu cầu nước cho canh tác lúa. Nghiệm thức 2: tôm sú nuôi trong mùa mưa Các lô thử nghiệm có diện tích là 2.250 m2/lô thử nghiệm. Mức nước trên mặt ruộng là 40-50 cm và ở mương bao từ 1,2-1,5 m. Tôm sú PL15 với kích cỡ 13- 15 cm được mua và thuần đến 1‰ ở các trại giống trước khi thả. Mật độ thả là 2 con/m2, không cho ăn và ít thay nước trong quá trình thử nghiệm. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 13 Sơ đồ bố trí thử nghiệm: Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu MẶT RUỘNG CỐNG MẶT RUỘNG TẤM NGĂN BẰNG MÊ BỒ CỐNG MƯƠNG BAO M Ư Ơ N G B A O LÔ 2 LÔ 1 LÔ 2 LÔ 1 Hình 3.1a: Sơ đồ bố trí thử nghiệm NT lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp. Hình 3.1b: Sơ đồ bố trí thử nghiệm NT tôm sú nuôi trong mùa mưa. LƯỚI CƯỚC LƯỚI CƯỚC Địa điểm nghiên cứu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 14 3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu Chỉ tiêu sinh trưởng: tôm sú, tôm càng xanh và cá các loại được thu theo định kỳ 15 ngày/lần bằng cách chài ngẫu nhiên 5 điểm/lô thử nghiệm và cân tổng trọng lượng của mỗi loài tôm, cá ở mỗi lô thử nghiệm. Tỷ lệ sống tôm, cá: được xác định bằng cách chài ở 5 điểm khác nhau (đầu, giữa và cuối ruộng) ở mương bao của mỗi lô thử nghiệm. Số tôm, cá được đếm sau mỗi lần chài, đếm số chài và diện tích chài để tính được tỷ lệ sống theo công thức: Ni SR(%) = --------- * 100 Nđ Trong đó: SR(%): tỷ lệ sống Ni: số cá thể thu được Ni = Ntb/diện tích trung bình chài*S (Ntb: số cá thể trung bình đếm được qua các chài; S: diện tích ao nuôi) Nđ: số cá thể ban đầu Tăng trưởng tuyệt đối: Cân trọng lượng các cá thể tôm hoặc cá ở mỗi đợt thu mẫu tại các lô thử nghiệm và ghi nhận số liệu. Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối được tính theo công thức sau: Wc-Wđ DWG = ----------- * 100 Tc-Tđ Trong đó: DWG: tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) Wđ, Wc trọng lượng đầu (g), trọng lượng cuối (g) Tđ, Tc thời gian đầu , thời gian cuối Ngoài ra, năng suất được tính dựa trên trọng lượng của từng đối tượng thu hoạch ở mỗi nghiệm thức. Bên cạnh đó, các số liệu về khía cạnh kinh tế của các nghiệm thức cũng được ghi nhận trong suốt quá trình nghiên cứu. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp điều tra Các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình tôm sú và lúa-cá cũng được đánh giá thông qua việc điều tra ngẩu nhiên 22 hộ nuôi tôm sú trong mùa mưa (mật độ dưới 5 con/m2) và 14 hộ canh tác lúa-cá cũng đã được thực hiện thông qua phiếu phỏng vấn soạn sẳn, với kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal-RRA, FAO, 1996) trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Các chỉ tiêu về kinh tế mô hình được tính toán như sau: - Tổng chi = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi - Tổng thu = giá * trọng lượng thu hoạch được - Lợi nhuận (đồng/ha) = tổng thu - tổng chi - Tỷ suất lợi nhuận (B:C): lợi nhuận/tổng chi 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị cũng như phân tích ANOVA để so sánh giá trị trung bình của các biến về kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình được xử lý bằng phần mềm Excel. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 16 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình lúa-cá và tôm sú 4.1.1 Về khía cạnh kỹ thuật Kinh nghiệm canh tác và mức độ thành công Kết quả điều tra 14 hộ canh tác mô hình lúa-cá kết hợp (ít hơn so với dự kiến 20 hộ) và 22 hộ nuôi tôm sú trong mùa mưa cho thấy, mô hình canh tác lúa-cá kết hợp đã có cách đây nhiều năm (>13 năm) (chiếm 92,9% số hộ điều tra) (Bảng 4.1), vì thế người dân có rất nhiều kinh nghiệm canh tác theo mô hình này và ít bị thua lỗ (92,9% số hộ thành công) (Bảng 4.2). Trong khi đó, mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây, vì thế kinh nghiệm nuôi tôm sú trong mùa mưa chưa nhiều và mức độ rủi ro cao (31,8% số hộ thất bại) (Bảng 4.2). Bảng 4.1. Kinh nghiệm canh tác theo hai mô hình lúa-cá và tôm sú Số năm canh tác lúa từ 13 đến > 13 năm; số năm nuôi tôm sú từ 10 năm Bảng 4.2. Mức độ thành công của hai mô hình lúa-cá và tôm sú Mô hình Mức độ thành công Tần suất (n) Phần trăm (%) 1/4 1 7,1 Lúa-cá 4/4 13 92,9 1/4 7 31,8 2/4 8 36,4 3/4 3 13,6 Tôm sú 4/4 4 18,2 Mức độ thành công thấp đến cao nhất: 1-4 Lúa-cá Tần suất Phần trăm(%) Tôm sú Tần suất Phần trăm(%) > 13 13 92.9 > 10 4` 18,2 13 1 7.1 5-9 12 54,5 < 5 6 27,3 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 17 Đặc điểm ruộng nuôi Diện tích trung bình ruộng nuôi và mương bao lần lượt là 13.200 m2 và 2.000 m2 ở mô hình lúa-cá kết hợp; 15.000 m2 và 3.000 m2 ở mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa. Mực nước trung bình là 1,2 m (mô hình lúa-cá) và 1,3 m (mô hình nuôi tôm sú). Tỷ lệ diện tích mương bao ở mô hình lúa-cá và tôm sú lần lượt là 14,4% và 20% (Bảng 4.3). Kết quả này khá cao so với nghiên cứu trước đây. Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001), tỷ lệ mương bao so với diện tích ruộng ở Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân phước là 1-11%. Theo Lê Xuân Sinh (1995), tỷ lệ năng suất lúa có khuynh hướng giảm khi tỷ lệ diện tích mương bao vượt quá 20%/tổng diện tích canh tác. Bảng 4.3. Diện tích, độ sâu và tỷ lệ mương bao của hai mô hình khảo sát Cải tạo ruộng nuôi Mô hình tôm sú nuôi trong mùa mưa, việc cải tạo ruộng nuôi cẩn thận hơn so với mô hình lúa cá kết hợp, nghĩa là sên vét bùn đáy, bón vôi, phơi đáy ruộng, lấy nước vào ruộng nuôi qua túi lọc để hạn chế trứng và cá tạp, diệt tạp bằng dây thuốc cá và có bón phân gây màu nước. Đối với mô hình lúa-cá kết hợp thì việc cải tạo ruộng nuôi đơn giản hơn nghĩa là người dân chỉ tháo cạn nước, bừa và chan bằng mặt ruộng, không cày mặt ruộng hay bón vôi, lấy nước vào ruộng không cần qua túi lọc. Mùa vụ Mô hình lúa-cá, mùa vụ canh tác bắt đầu từ tháng 6-12 dương lịch. Trong đó, 57,2% số hộ bắt đầu canh tác từ tháng 6 (DL), 21,4% số hộ canh tác từ tháng 7 và tháng 8 (DL) (Bảng 4.4). Kết quả trên cho thấy, phần lớn hộ canh tác từ tháng 6 do mưa sớm và có nước ngọt trên sông. Bên cạnh đó, do đây là vùng trũng và năm sâu trong nội địa nên nước mặn xâm nhập ít vào các tháng mùa mưa. Những hộ canh tác vào tháng 7 & 8 (DL) có lẽ là do giống lúa thời gian trưởng ngắn, hoặc có thể do thời gian nuôi tôm sú ở vụ trước kéo dài. Trung bình Đặc điểm ruộng nuôi Lúa - cá Tôm sú Diện tích ruộng (m2) 13.200±8.000 15.000±6.000 Diện tích mương bao (m2) 2.000±1.200 3.000±2.000 Độ sâu mực nước (m) Phần trăm diện tích mương bao (%) 1,2±0,1 14,4 1,3±0,2 20 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 18 Mô hình tôm sú trong mùa mưa, mùa vụ nuôi tôm bắt đầu từ tháng 7-11 dương lịch. Trong đó, 50% số hộ thả tôm từ tháng 7 (DL), 31,8% số hộ thả vào tháng 8 (DL), 13,6% số hộ thả nuôi vào tháng 10 (DL) và 4,6% số hộ thả tôm vào tháng 11 (DL). Bên cạnh đó, nguồn giống các hộ nuôi tôm sú mua về chủ yếu từ các trại giống trên địa bàn Nhu Gia (68,2% số hộ) và 31,8% số hộ mua giống từ nơi khác chuyển tới (Cần Thơ, Bạc Liêu, Miền Trung) (Bảng 4.4). Bảng 4.4: Tháng canh tác và nguồn giống của hai mô hình khảo sát Tháng canh tác Tần suất Phần trăm (%) Lúa 6 8 57,2 7 3 21,4 8 3 21,4 Tôm sú 7 11 50 8 7 31,8 10 3 13,6 11 1 4,6 Nguồn giống Địa phương (Nhu Gia) 15 68,2 Nơi khác (Cần Thơ, Bạc Liêu) 7 31,8 Về mật độ nuôi Ở mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa, mật độ nuôi trung bình là 4±1 con/m2. Trong đó, mật độ 4 con/m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (40,9% số hộ khảo sát), mật độ 5 con/m2 chiếm tỷ lệ 31,9% số hộ (Bảng 4.5). Kết quả này cho thấy, mật độ tôm sú nuôi có xu hướng tăng ở địa bàn nghiên cứu. Việc gia tăng mật độ nuôi cũng ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của tôm nuôi theo mô hình này. Theo Trần Thanh Bé (2002), mật độ tôm nuôi tăng từ 1,58-2,34 con/m2, tỷ lệ sống bình quân đạt từ 14,5-22,1% ở huyện Mỹ xuyên. Theo Thiều Lư (2001) ở các Tỉnh ĐBSCL, tôm sú nuôi ở mật độ từ 3-6 con/m2 cho năng suất 365 kg/ha/vụ và tỷ lệ sống là 17,1%. Vì vậy, để có được năng suất và tỷ lệ sống cao thì mật độ nuôi vừa phải. Mật độ được đề nghị cho mô hình tôm-lúa luân canh là 2-4 con/m2 (Thiều Lư, 2001). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 19 Bảng 4.5. Mật độ tôm nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 Mật độ nuôi (con/m2) Tần suất (n) Phần trăm (%) 2 3 13,6 3 3 13,6 4 9 40,9 5 7 31,9 Trung bình 4±1 Chăm sóc và quản lý Mô hình lúa-cá kết hợp, việc quản lý và chăm sóc tương đối đơn giản. Chỉ bón phân (18 kg/1000m2) cho lúa, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Cá chỉ thả nhưng không cho ăn. Nước được trao đổi thường xuyên theo thủy triều. Mô hình tôm sú (mùa mưa), tôm được cho ăn 3-4 lần/ngày (77,3% số hộ) với các loại thức ăn công nghiệp, chủ yếu là CP (45,5% số hộ). Bên cạnh đó, việc thay nước ruộng nuôi của các hộ dân cũng không giống nhau, 40,9% số hộ không thay nước, 59,1% số hộ thay nước tùy theo thời điểm cần thiết (Bảng 4.6). Bảng 4.6: Loại thức ăn, số lần cho ăn và cách trao đổi nước của các hộ nuôi tôm sú trong mùa mưa Loại thức ăn Số lần cho ăn (lần/ngày) Thay nước CP Thức ăn khác (UP, Thần Tài, Tomboys,…) 0-2 3-4 5 Không Thay khi cần thiết Tần suất (n) 10 12 2 17 3 9 13 Phần trăm (%) 45,5 54,5 9,1 77,3 13,6 40,9 59,1 Tỷ lệ sống và năng suất Mô hình lúa-cá kết hợp, năng suất bình quân đạt 4,7±4,1 tấn/ha/vụ và 136±17 kg cá/ha/vụ. Kết quả này tương tự với nghiên cứu trước đây đối với mô hình tôm-lúa luân canh, nghĩa là 5-6,3 tấn/ha/vụ (Tô Phúc Tường và ctv., 2003). Theo Lê Xuân Sinh và ctv. (2001), năng suất lúa trong mô hình lúa-cá đạt 5,6 tấn/ha/vụ. Bên cạnh đó, năng suất cá nuôi đạt 136 kg/ha/vụ (mật độ 0,3 con/m2). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu trước đây trong mô hình kết Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 20 hợp lúa-cá. Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001), năng suất cá nuôi ở Tân Phước (Tiền Giang) từ 25-103 kg/ha/vụ (mật độ 0,3 con/m2). Đối với mô hình tôm sú nuôi trong mùa mưa, tỷ lệ sống và năng suất bình quân của mô hình này đạt lần lượt là 55±11,6% và 415±254 kg/ha/vụ. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu trước đây. Theo kết quả điều tra của Thiều Lư (2001), tỷ lệ sống và năng suất của tôm đạt lần lượt là 17,1% và 365 kg/ha/vụ (mật độ 3-6 con/m2). 4.1.2 Về khía cạnh kinh tế Kết quả điều tra cho thấy, lợi nhuận thu được từ mô hình lúa-cá kết hợp là 7.242.000 đồng/ha/vụ thấp hơn so với mô hình tôm sú nuôi trong mùa mưa (11.170.000 đồng/ha/vụ) (Bảng 4.9a & 4.9b). Lợi nhuận từ nuôi tôm sú cao gấp 1,5 lần so với mô hình lúa-cá kết hợp, nhưng tỷ suất lợi nhuận (B:C) chỉ đạt 0,5, trong khi ở mô hình canh tác lúa-cá là 1,97. Bên cạnh đó, số hộ thua lỗ trong mô hình tôm sú chiếm 18,2% số hộ, trong khi không có hộ thua lỗ ở mô hình lúa-cá. Ngoài ra, để đạt được ngưỡng hòa vốn trong nuôi tôm sú thì tỷ lệ sống của tôm nuôi ở mật độ 5 con/m2 phải đạt 17,6%. Điều này càng cho thấy mức rủi ro về mặt kinh tế của việc nuôi tôm sú trong mùa mưa là rất cao. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, ngưỡng hòa vốn đối với mô hình nuôi tôm sú ở mức 17,1% tỷ lệ sống với mật độ từ 3-6 con/m2 (Thiều Lư, 2001). Theo Brennan et al. (1999), ngưỡng hòa vốn của mô hình nuôi tôm sú (có bổ sung thức ăn) ở mức 17% tỷ lệ sống. Đối với mô hình lúa-cá kết hợp, chi phí sản xuất cho mô hình này tương đối thấp, ít rủi ro hơn so với mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa. Chi phí sản xuất của các hộ canh tác theo mô hình lúa-cá là 3,67 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn 6 lần so với các hộ nuôi tôm sú (22 triệu đồng/ha/vụ). Trong khi đó, lợi nhuận từ nuôi tôm sú chỉ chiếm 50% (khoảng 11 triệu đồng/tổng lợi nhuận 22 triệu đồng) so với tổng chi phí cho vụ nuôi tôm. Điều này cho thấy, nếu thất bại trong vụ nuôi tôm sú thì khả năng đầu tư tái sản xuất của nông hộ là rất khó. Mặt khác, lợi nhuận thu được từ mô hình lúa cá là 7.242.000 đồng/ha/vụ, trong đó nguồn thu từ cá chiếm 12,5% trong tổng thu nhập của nông hộ (Hình 4.1). Bên cạnh đó, trong tất cả các khoản chi phí sản xuất theo mô hình lúa-cá thì chi phí phân bón và công lao động chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 27,2% và 21,2% (Hình 4.2). Trong khi đó, mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa thì chi phí thức ăn và tôm giống lại chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 62,4% và 12,3% trong tổng chi phí sản xuất (Hình 4.3). Mặt khác, nếu xét về giá thành sản xuất thì chi phí để sản xuất 1 kg lúa là 710 đồng/kg và cá là 6.200 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiê cứu 21 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí sản xuất 1 kg tôm sú thì phải tốn 53.000 đồng/kg. Bảng 4.9a: Chi phí sản xuất và lợi nhuận của mô hình lúa-cá kết hợp ở Mỹ Xuyên, Sóc trăng năm 2005 Chi phí trên ha Triệu đồng/ha/vụ Đào mương 0,24 Sên vét 0,35 Công lao động (cấy/suốt…) 0,78 Thuế 0,64 Cá giống 0,246 Lúa giống 0,294 Phân 1 Hoá chất 0,128 Tổng chi 3,678 Thu Từ lúa 9,56 Từ cá-tôm 1,36 Tổng thu 10,92 Lợi nhuận 7,242 B/C 1,97 87.5% 12.5% Lúa Cá-tôm Hình 4.2: Tỷ lệ các chi chi phí sản xuất trong mô hình lúa-cá kết hợp Hình 4.1: Tỷ lệ thu nhập từ lúa và cá trong mô hình lúa-cá kết hợp 6.5 9.5 21.2 17.46.7 8.0 27.2 3.5 Đào mương Sên vét Công lao động (cấy/suốt…) T huế Cá giống Lúa giống Phân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 22 Bảng 4.9b: Chi phí và lợi nhuận từ mô hình canh tác tôm trong mùa mưa ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 2005 Chi phí trên ha Triệu đồng/ha/vụ Đào mương 0,2 Sên vét 1,97 Công lao động 1,47 Máy bơm 0,59 Dầu/vận chuyển 0,73 Con giống 2,71 Thức ăn 13,74 Thuốc/hoá chất 0,62 Lượng TĂ (kg) 780 Lượng tôm (kg) 415 FCR 1,9 Tổng chi 22,03 Tổng thu 33,2 Lợi nhuận 11,17 B/C 0,51 Hình 4.3: Tỷ lệ các chi phí sản xuất trong mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 0.9% 8.9% 6.7% 2.7% 3.3% 12.3%62.4% 2.8% Đào mương Sên vét Công lao động Máy bơm Dầu/vận chuyển Con giống Thức ăn Thuốc/hoá chất Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 23 4.2 Sự tăng trưởng của tôm, cá nuôi ở hai mô hình thử nghiệm Ở nghiệm thức lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp Kết quả thử nghiệm cho thấy, tôm càng xanh đạt trọng lượng 13,7 g/con, sau 130 ngày nuôi (Hình 4.4), với mức tăng trưởng tuyệt đối là 0.10 g/ngày. Năng suất và tỷ lệ sống tôm càng xanh chỉ đạt 21,5 kg/ha và 7,9% (Bảng 4.9). Kết quả này khá thấp so với các nghiên cứu trước đây ở mô hình kết hợp lúa-tôm càng xanh ở vùng nước ngọt. Theo Phạm Minh Truyền (2003), trọng lượng trung bình tôm càng xanh nuôi kết hợp trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh (mật độ 2 con/m2, cỡ 0,036 g/con) đạt 56,6 g/con (sau 6 tháng nuôi), với tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là 0,7 g/ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm càng xanh (giống 2-3 cm) nuôi trong ruộng lúa ở tỉnh Vĩnh Long là 0,16 g/ngày, trọng lượng thu hoạch đạt 26 g/con, tỷ lệ sống và năng suất lần lượt là 40,3% và 344 kg/ha (Lý Văn Khánh, 2005). Kết quả thử nghiệm này thấp hơn so với các nghiên cứu khác có lẽ do kích cỡ tôm nuôi nhỏ (2,2 cm) và thời gian nuôi quá ngắn (130 ngày) so với các nghiên cứu khác (180 ngày). Theo Trần Ngọc Hải và ctv. (2001), trọng lượng tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa đạt 18,2-30 g/con sau 6 tháng nuôi. Mặc dù năng suất tôm nuôi thấp nhưng kết quả nghiên cứu này cho thấy tính khả thi (nếu thời gian nuôi dài hơn) của việc nuôi kết hợp tôm càng xanh với lúa ở vùng nhiễm mặn theo mùa của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 40 55 75 90 110 130 Hình 4.4: Tăng trưởng tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở huyện Mỹ xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 2006 Tr ọn g lư ợn g (g /c on ) Ngày nuôi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiê cứu 24 Các loài cá Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá mè trắng, mè vinh và cá trôi đạt lần lượt là 0,44 g/ngày, 0,56 g/ngày và 0,58 g/ngày sau 100 ngày nuôi. Trọng lượng bình quân là 58,9 g/con (cá mè trắng), 60,2 g/con (cá mè vinh) và 66,7 g/con (cá trôi). Tỷ lệ sống của cá mè trắng, mè vinh và trôi lần lượt là 52%, 93% và 6% (Bảng 4.10). Năng suất các loài cá nuôi đạt 80 kg/ha, trong đó cá mè trắng là 45 kg, cá mè vinh là 28 kg, và cá trôi 7 kg. Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất cá chỉ đạt 80 kg/ha/vụ thấp hơn so với kết quả điều tra 1,7 lần (136 kg/ha/vụ) và cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001) từ 1,9-2,5 lần (300-400 kg/ha/10 tháng), với mật độ là 0,3 con/m2. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cá này có khả năng sinh trưởng tốt trong ruộng lúa ở vùng nhiễm mặn theo mùa của huyện Mỹ Xuyên. Bảng 4.10. Tăng trưởng tuyệt đối, trọng lượng trung bình, tỷ lệ sống và năng suất của các loài tôm, cá nuôi trong ruộng lúa ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006 Đối tượng Tăng trưởng (g/ngày) TL TB thu hoạch (g/con) Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/ha) TCX 0,10 13,7 7,9 21,5 Mè trắng 0,44 58,9 52 45 Mè vinh 0,56 60,2 93 28 Trôi 0,58 66,7 6 7 Ở nghiệm thức nuôi tôm sú trong mùa mưa Kết quả cho thấy, trọng lượng trung bình tôm thu hoạch là 53,3 g/con (sau 115 ngày nuôi), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là 0,46 g/ngày (Hình 4.5). Năng suất và tỷ lệ sống của tôm nuôi khá thấp chỉ đạt 15,6 kg/ha và 1,5% sau 115 ngày nuôi. Nguyên nhân có lẽ do độ mặn lúc thả nuôi khá thấp (1‰) mặc dù tôm đã được thuần hóa nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống tôm. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, độ mặn của nước có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm sú nuôi. Theo Châu Tài Tảo và ctv. (2004), tôm sú PL15 không thể sống hơn hai tháng ở nồng độ muối 0‰. Theo Dương Thúy Yên và ctv. (2003), tỷ lệ sống của tôm giảm nhanh sau 15-45 ngày thả nuôi ở độ mặn 0‰. Bên cạnh đó, trong quá trình thử nghiệm thấy có xuất hiện rất nhiều cá tạp (cá lóc, cá rô phi), mặc dù ruộng đã được diệt tạp trước khi thử nghiệm, điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thấp. Do tỷ lệ sống của tôm thấp nên tốc độ tăng trưởng của tôm khó xác định theo định kỳ nữa tháng/lần. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 25 0 10 20 30 40 50 60 1 60 115 Ngày nuôi Hình 4.5: Tăng trưởng của tôm sú nuôi trong mùa mưa ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006 4.3 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình thử nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận mang lại từ mô hình lúa-tôm càng xanh và cá kết hợp là 4.439.000 đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình này đạt 0,7. Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây và kết quả điều tra trong nghiên cứu này (7.242.000 đồng/ha/vụ và 1,97). Trong khi đó, ở mô hình tôm sú nuôi trong mùa mưa bị lỗ (240.000 đồng/ha/vụ) (Bảng 4.11a & b). Kết quả này thấp hơn so với kết quả điều tra của các hộ nuôi tôm sú trong mùa mưa ở cùng địa bàn nghiên cứu. Nguyên nhân có lẽ là việc thuần hóa từ trại giống chưa đảm bảo, đồng thời việc cải tạo cũng như quản lý ruộng nuôi của hộ thử nghiệm chưa tốt nên ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm. Về cơ cấu chi phí đầu tư của mô hình lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp và mô hình tôm sú, chi phí con giống tôm càng xanh chiếm tỉ lệ cao nhất 69,2% ở mô hình kết hợp (Hình 4.6), và 44% ở mô hình tôm sú (Hình 4.8). Như vậy, để nuôi có hiệu quả thì đòi hỏi tỷ lệ sống của tôm cá nuôi cao. Riêng đối với mô hình kết hợp có lẽ chỉ nên trồng lúa kết hợp với thả cá mà không nên thả tôm càng xanh do chi phí sản xuất cao và thời gian nuôi ngắn ở vùng nhiễm măn. Thu nhập từ tôm càng xanh và cá lần lượt là 1.419.000 đồng/ha/vụ và 800.000 đồng/ha/vụ, tương ứng là 14% và 8%/tổng thu. Tr ọn g lư ợn g (g /c on ) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 26 Bảng 4.11: Chi phí và lợi nhuận của hai mô hình thử nghiệm lúa, tôm càng xanh, cá kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006 Triệu/ha Chi phí TCX Tôm sú Cải tạo 0,5 1,3 Giống tôm 4 1,1 Giống cá 0,73 Lúa 0,35 Phân, thuốc 0,2 0,1 Tổng chi 5,78 2,5 Thu Tôm càng xanh 1,419 Cá 0,8 Lúa 8 Tổng thu 10,219 2,262 Lợi nhuận 4,439 -0,238 Tỷ suất lợi nhuận (B:C) 0,7 -0,1 Hình 4.6: Tỷ lệ các chi phí sản xuất nghiệm thức lúa, tôm càng xanh và cá kết hợp ở Mỹ Xuyên năm 2006 8.7 69.2 12.6 6.1 3.5 Cải tạo Giống tôm Giống cá Lúa Phân, thuốc Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 27 Hình 4.7: Tỷ lệ thu nhập từ mô hình lúa, tôm càng xanh và cá kết hợp ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006 Hình 4.8: Tỷ lệ các chi phí sản xuất trong mô hình thử nghiệm nuôi tôm sú trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên năm 2006 Tóm lại, từ kết quả thử nghiệm và điều tra cho thấy, mô hình lúa-cá kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao và ít rủi ro hơn so với nuôi tôm sú trong mùa mưa. Mặc dù mô hình lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp này được coi là có tính khả thi về mặt sinh trưởng của tôm, cá nuôi, nhưng trong thực tế nếu đứng trên khía cạnh kinh tế xã hội thì mô hình này chưa được người dân chấp nhận do một số lý do như: (i) nguồn tôm càng xanh giống (2-3 cm) khó mua và giá cao (200 đồng/con), trong khi tôm sú giống dễ mua và giá rẻ hơn tôm càng xanh (50 đồng/con); (ii) thời gian nuôi tôm càng xanh dài hơn (6 tháng) so với tôm sú (4 tháng); (iii) giá tôm tôm càng xanh (kích cỡ thu hoạch) thấp (50.000-70.000 đồng/kg) hơn so với tôm sú (90.000-120.000 đồng/kg); (iv) người dân chưa có 52%44% 4% Cải tạo Giống tôm Phân, thuốc 14% 8% 78% Tôm càng xanh Cá Lúa Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 28 kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, trong khi họ có nhiều kinh nghiệm cũng như quan điểm làm giàu từ con tôm sú; (v) rất nhiều hộ dân nuôi tôm sú đã bị thất bại trong nhiều vụ nuôi và đã rơi vào tình trạng thiếu nợ (ngân hàng hoặc người dân xung quanh), nên tâm lý muốn trả nợ bằng lợi nhuận cao từ con tôm sú; và (vi) chưa có mô hình trình diễn cũng như mức độ thành công đáng kể của mô hình lúa-tôm càng xanh kết hợp trên địa bàn nghiên cứu, nên khó thuyết phục người dân áp dụng mô hình canh tác này. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 29 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Qua điều tra, mô hình lúa-cá kết hợp cho lợi nhuận thấp (7.242.000 đồng/ha/vụ) hơn so với mô hình tôm sú trong mùa mưa (11.170.000 đồng/ha/vụ), nhưng mức đầu tư thấp (16,7% so với chi phí nuôi tôm sú) và tỷ suất lợi nhuận (B:C) cao (1,97) gấp 4 lần so với mô hình tôm sú (0,5). Mô hình lúa-cá kết hợp có mức rủi ro về kinh tế thấp (0% số hộ thua lỗ) hơn so với mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa (31,8% số hộ thua lỗ). Sự sinh trưởng của các loài cá ở nghiệm thức lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp là (0,44 g/ngày mè trắng, 0,56 g/ngày mè vinh và 0,58 g/ngày cá trôi) đối với tôm càng xanh (0,10 g/ngày). Năng suất và tỷ lệ sống đạt lần lượt là 21,5 kg/ha và 7,9% (tôm càng xanh), 80 kg/ha và 50,3% (cá) ở nghiệm thức lúa- tôm càng xanh, cá kết hợp và 15,6 kg/ha và 1,5% ở nghiệm thức tôm sú. Mặc dù mức lợi nhuận của nghiệm thức lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp tương đối thấp nhưng hiệu quả kinh tế (4,4 triệu/ha/vụ) cao hơn so với nghiệm thức tôm sú (thua lỗ 240.000 đồngha/vụ). Lợi nhuận ở nghiệm thức lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp chủ yếu từ lúa (92,8%) và cá (7,2%). 5.2. Đề xuất Mô hình lúa-tôm càng xanh,cá kết hợp trong mùa mưa nên được khuyến cáo nông dân áp dụng ở những vùng nhiễm mặn theo mùa để giảm thiểu rủi ro kinh tế cho nông hộ. Cần khuyến cáo cho nông dân không nên phát triển mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa vì rủi ro kinh tế cũng như khả năng thất bại cao hơn so với mô hình lúa-cá kết hợp. Cần tiếp tục nghiên cứu chọn đối tượng và cơ cấu đàn cá nuôi thích hợp trong mô hình lúa-tôm càng xanh, cá kết hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế năng suất của mô hình này. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ACIAR, 2003. Rice- Shrimp farming system in the MeKong Delta: Biophysical And Socioeconomic Issues. Technical report 52e, 2003. 2. Báo con tôm số 121 – tháng 2/2006. Trang 12. 3. Bộ thủy sản, 2003. Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002, kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2003. 4. Bộ thủy sản, 2004. Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2003, kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2004. 5. Bộ thủy sản, 2005. Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2004, kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2005. 6. Bộ thủy sản, 2006. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà Nước năm 2005, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006 của Ngành Thủy sản. 7. Brennan, D., Clayton, H., Tran Thanh Be and Tran The Nhu Hiep, 1999. Socioeconomic characteristics and farm management practices in the brackish water region of Soc Trang and Bac Lieu provinces, Mekong Delta, Vietnam: results of a 1997 survey. 8. Bùi Như Ý. 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) luân canh và xen canh trong ruộng lúa ở Ô Môn, Cần Thơ. LVTN. ĐHCT. 36 trang. 9. Châu Tài Tảo và Đỗ Thị Thanh Hương, 2004. Khảo sát thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon) trong môi trường nuôi có nồng độ muối thấp. Tạp chí thuỷ sản Đại học Cần Thơ chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trang 91-95. 10. Dương Tấn Lộc. 2001. Ương giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long (Macrobrachium rosenbergii). NXB Nông Nghiệp. 108 trang. 11. Dương Thuý Yên, Nguyễn Anh Tuấn và Lý Văn Khánh, 2004. Thử nghiệm nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở nồng độ muối thấp. Tạp chí Trung tâm Học liệu ĐH ần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 31 thuỷ sản Đại học Cần Thơ chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trang 318-328. 12. Đặng Kiều Nhân, Nico Vromant, Lê Thành Đương, 2001. Sản lượng cá và sự chấp nhận mô hình canh tác lúa-cá trên vùng đất đã được thủy lợi hóa ở ĐBSCL: Những yếu tố kỹ thuật và kinh tế xã hôi. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 59- 64. 13. Đoàn Văn Vũ. 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại Ô Môn, Cần Thơ. LVTN. ĐHCT. 29 trang. 14. FAO, 2002. The state of World Fisheries And Aquaculture 2000. 15. Lê Quốc Việt. 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long. LVCH. ĐHCT. 80 trang. 16. Lê Thị Minh Tâm. 2002. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa ở Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. 20 trang. 17. Lê Xuân Sinh. 1995. The effects of Aquaculture on Farm Household Economy. A Case Study of Omon District, Can Tho Province, Vietnam, Dissertation, AIT, Bangkok, Thailand. The summary was published on NAGA January,1996. p50-52. It was presented at World Aquaculture 1996 (WAS’96), Bangkok, Thailand, 29 Jan-2 Feb, 1996, abstracts p372. 18. Lê Xuân Sinh, 2001. Những mối quan tâm chủ yếu về các khía cạnh kinh tế xã hội của hệ thống canh tác lúa-cá ở ĐBSCL, Việt nam. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 41-53. 19. Ling, S.W. 1969. Method of rearing and culturing Macrobrachium rosenbergii (Deman). FAO Fish Red. 57 (3) 607. 20. Lý Văn Khánh. 2005. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế và kỹ thuật trong nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa và trong mương vườn ở tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo đề tài cấp trường. Khoa Thủy Sản. ĐHCT. 84 trang. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 32 21. Nguyễn Minh Niên, 2003. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh ven biển ĐBSCL và xu thế phát triển. Trong: Tuyển tập hội thảo toàn quốc về NC & ƯD KHCN trong NTTS. Trang 101-113. 22. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy Sản. ĐHCT. 102 trang. 23. Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Thanh Long, Bùi Minh Tâm, 2001. Cải thiện hiệu quả sản xuất ở vùng canh tác lúa qua kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 54-58. 24. Nguyễn Thành Phước. 2001. Nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa tại Tam Bình - Vĩnh Long. LVTN. ĐHCT. 25. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Trọng Hiền, Phạm Đình Khôi, Nguyễn Thọ Đan và Don Griffiths, 2001. Những kết quả bước đầu về phát triển hệ thống canh tác lúa-cá ở Tiền Giang. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 123-139. 26. Nguyễn Văn Hạnh. 2001. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở Trà Vinh. LVTN. ĐHCT. 27. Padmanabhan, P.G. (2001). Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của mô hình sử dụng tài nguyên tổng hợp bền vững ở Kuttanad. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 65- 96. 28. Phạm Minh Truyền. 2003. Khảo sát các yếu tố môi trường và sinh học trong mô hình tôm - lúa ở Trà Vinh. LVCH, Đại học Cần Thơ. 73 trang. 29. Rothuis, A.J., Vromant, N., Xuan, Vo Tong., Richter, C.J.J. and Ollevier, F., 1999. The effect of rice seeding rate on rice and fish production in derect seeded rice-fish culture. Aquaculture Research 172: p255-p274. 30. Roy, J.K., 2001. Tổng quan về mô hình lúa-cá ở Bangladesh. Trong: Kỹ yếu hội thảo quốc tế canh tác lúa-cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Trang 22-40. Trung tâm Học liệu ĐH Cầ Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 33 31. Sở Thủy Sản Tỉnh Tiền Giang, 1999. Trong: Hội thảo phát triển nuôi tôm càng xanh ở đồng bằng nam bộ. UBND tỉnh An Giang, 1999. 32. Sở Thủy Sản tỉnh Trà Vinh, 1999. Trong: Hội thảo phát triển nuôi tôm càng xanh ở đồng bằng nam bộ. UBND tỉnh An Giang, 1999. 33. Sở Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường Trà Vinh, Trường Đại Học Cần Thơ, 2002. Nghiên cứu phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tỉnh Trà Vinh. 34. Sở thủy sản Sóc Trăng, 1998. Báo cáo tổng kết 1998 phương hướng kế hoạch năm 1999. 35. Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2002. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2002 và biện pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2003, tỉnh Sóc Trăng. 36. Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2002. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2005 và kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2006, tỉnh Sóc Trăng. 37. Tô Phúc Tường, Ngô Đăng Phong, B.A.M Bouman, 2003. Đánh giá năng suất lúa trong các hệ thống lúa-tôm ở ĐBSCL Việt Nam: Cách tiếp cận mô hình hóa. Trong: ACIAR, 2003. Hệ thống canh tác lúa tôm ở ĐBSCL: những vấn đề sinh lý và kinh tế xã hội. Báo cáo kỹ thuật ACIAR 52e. Trang 103-112. 38. Thiều Lư. 2001. Đề tài điều tra tổng kết các mô hình nuôi kết hợp tôm lúa, tôm rừng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Long. LVTN. ĐHCT. 39. Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Đặng Hữu Tâm,Võ Thành Toàn, Nguyễn Thanh Phương và Marcy N. Wilder, 2001. Culture of fresh water prawn (Macrobrachium rosenbergii) in rice-fields using hatchery reared postlarvae in Tam Binh district, Vinh Long province. In: proceeding of the annual workshop of JIRCAS Mekong Delta project, Cantho University, Vietnam, November 27-29, 2001. p159- p166. 40. Trần Tấn Huy. 2002. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa từ giai đoạn giống. LVTN. ĐHCT. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 34 41. Trần Thanh Bé, 2002. Kết quả dự án hợp tác nghiên cứu “Đánh giá tính bền vững hệ thống canh tác lúa-tôm vùng nước lợ ĐBSCL từ năm 1997-2000”. 42. Trần Thị Thanh Hiền, Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thanh Phương and M.N. Wilder, 1998. Current status of freshwater prawn culture in the Mekong delta of Vietnam. JIRCAS Journal No. 6: p89-p100. 43. Trần Thị Tuyết Hoa, Trương Hoàng Minh, Lê Bảo Ngọc và Tạ Văn Phương, 2003. Ảnh hưởng của quá trình thay đổi nước lên chất lượng nước, lượng bùn lắng tụ và sự sinh trưởng của tôm sú trong mô hình tôm-lúa. Trong: ACIAR, 2003. Hệ thống canh tác lúa tôm ở ĐBSCL: những vấn đề sinh lý và kinh tế xã hội. Báo cáo kỹ thuật ACIAR 52e. Trang 35-39. 44. Trương Hoàng Minh, 1999. Chất lượng nước và sinh trưởng tôm sú trong ruộng nuôi luân canh tôm lúa. Trong : Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, 1999. Tr156- Tr160. 45. Trương Hoàng Minh, Christopher J. Jackson, Trần Thị Tuyết Hoa, Lê Bảo Ngọc, Nigel Preston Và Nguyễn Thanh Phương, 2003. Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) trong mối tương quan với các đặc điểm lý tính trong ruộng lúa-tôm ở ĐBSCL. Trong: ACIAR, 2003. Hệ thống canh tác lúa tôm ở ĐBSCL: những vấn đề sinh lý và kinh tế xã hội. Báo cáo kỹ thuật ACIAR 52e. Trang 27-34. 46. Trương Hoàng Minh. 2006. Nghiên cứu nâng cao tính bền vững mô hình tôm lúa luân canh thông qua nuôi bổ sung một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao kết hợp trồng lúa. Báo cáo khoa học. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. ĐHCT. 46 trang. 47. Vũ Nam Sơn, Yang Yi và Nguyễn Thanh Phương, 2003. Nuôi tôm càng xanh đăng quầng trên sông ở ĐBSCL. Trích trong Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản, 2004. Trang 240-247. 48. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiê cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_nc_lam_405.pdf
Luận văn liên quan