Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4373 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuyến nông tỉnh Lào Cai
Giám đốc
Các phó giám đốc
Phòng tổ chức xây dựng mạng lưới
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kĩ thuật & chuyển giao
Phòng thông tin truyền thông
- 152 KN viên cơ sở
- 555 cộng tác viên KN
- 129 CLB khuyến nông
- 18 tổ chức nhóm KN thôn bản
Trạm KN tp Lào cai
Bát Xát
Bảo Yên
Bảo Thắng
Sa Pa
Văn Bàn
Mường Khương
Bắc Hà
Sima cai
Sơ đồ 2.4: Tổ chức trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai
(Nguồn: trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai)
2.2.2. Đặc điểm địa bàn xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình.
Xã Bản Xèo là một xã vùng cao của huyện Bát Xát cách trung tâm huyện lỵ 24km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc giáp xã Dền Thàng, xã Cốc Mỳ
Phía Tây giáp xã Nậm Pung
Phía Nam giáp xã Pa Cheo
Phía Đông giáp xã Mường Vy và Bản Vược
Xã Bản Xèo có địa hình phức tạp, thuộc vùng chuyển tiếp giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và thung lũng sông Hồng với các dãy núi đặc trưng ( dãy núi San Lùng cao 1181,3m) dãy Tây Nam cao 1256m và 1258m, dãy Đông Nam cao 1693m. Là một xã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế mặc dù có địa hình phức tạp ¾ diện tích của xã là đồi núi nhưng do có đường giao thông và chợ nên là một trung tâm giao thương liên thông với các xã lân cận.
Khí hậu.
Xã Bản Xèo là một xã vùng cao của huyện Bát Xát nơi đây chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên xã cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các tác động trên. Ở xã có 2 mùa rõ rệt trong năm đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Tuy nhiên tùy theo từng năm thì thời gian mưa nắng cũng khác nhau. Điển hình như năm nay đến gần hết tháng 5 mà thời tiết khô hạn vẫn kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của nhân dân làm dân không có nước mà sinh hoạt và sản xuất. Các loại cây lúa ngô rau màu đều không thể phát triển được.
Bảng 2.1: Tổng hợp khí hậu xã Bản Xèo năm 2010
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ TB (oC)
Nhiệt độ tối cao (oC)
Nhiệt độ tối thấp (oC)
Lượng mưa(mm)
Ẩm độ (%)
1
10.5
13.2
9.5
21
80
2
11.2
14.4
9.3
27
82
3
15.3
18.7
13.7
123
85
4
18.1
22.0
15.4
235
86
5
23.5
29.3
21.1
168
82
6
26.5
37.2
23.5
254
88
7
24.4
35.2
20.9
386
88
8
23.2
30.0
22.3
380
89
9
22.1
25.1
20.1
151
86
10
19.3
20.1
15.6
119
85
11
15.1
18.2
11.2
101
85
12
12.0
14.5
8.4
26
83
TB
18.43
23.16
15.92
165.92
85
(Nguồn: Trạm khí tuợng thủy văn huyện Bát Xát )
Nhìn chung nhiệt độ của xã giữa các tháng chênh lệch nhau rõ rệt. có tháng 12 nhiệt độ tối thấp xuống 8.4(oC) trong khi đó nhiệt độ tối cao cao nhất ở tháng 6 là 37.2(oC) nhiệt độ trong năm tính theo trung bình khá là mát mẻ chỉ với 18.43(oC). Thời tiết rét đậm nhất vào tháng 12,1 và tháng 2 do đó đã làm cho địa phương cấy vụ lúa chiêm muộn so với các xã khác trong huyện.
Lượng mưa trung bình trong năm 165.92 mm mưa tập trung chủ yếu vào tháng 4 cho đến tháng 8. Các tháng khác cũng có mưa nhưng ít hơn.
Ẩm độ không cao trung bình 85% cao nhất vào tháng 9 (89%) và thấp nhất vào tháng 1(80%).
Tài nguyên.
Đất đai.
Đất nông nghiệp có tổng diện tích 176,25 ha trong đó đất trồng cây hang năm 161,46 ha, đất trồng cây lâu năm 14,28 ha, đất nuôi trồng thủy sản 2,01 ha.
Đất phi nông nghiệp : 117,75 ha
Đất chưa sử dụng : 1.292,06 ha
Rừng
Diện tích tự nhiên 2.665 ha diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 1.464 ha (trong đó diện tích đất có rừng là 1.103,8 ha, rừng tự nhiên 820,2 ha, rừng trồng 283,7 ha, đất trống là 360,2 ha)
Rừng phân loại theo 3 loại :
- Rừng phòng hộ tổng số 982,7 ha ( rừng tự nhiên 800,1 ha, rừng trồng 182,6 ha, đất trống 217 ha)
- Rừng sản xuất tổng số 121,1 ha (rừng tự nhiên 20 ha, rừng trồng 101,1 ha, đất trống 143,2 ha)
Diện tích mặt nước 5,1 ha
2.2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Bản Xèo là một xã thuần nông có đến 95% người dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với 5 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 7 thôn. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng đã tạo nên một nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Ở đây có dân tộc Dao là đông nhất chiếm 49.6%, dân tộc Giáy (38.1%), Kinh (12%), Mông (1.2%) và ít nhất là Hà Nhì chỉ có 0.2 %. Người dân tích cực lao động sản xuất nhằm nâng cao đời sống của chính gia đình mình. Thể hiện ở bình quân lương thực trên đầu người ngày càng tăng. Trong 3 năm qua bình quân lương thực trên đầu người tăng khá nhanh năm 2009 là 606 (kg/người/năm) đến năm 2010 tăng lên 716 (kg/người/năm) tăng 18% so với năm 2009 đến năm 2011 chỉ tăng (741/716) 3.5% so với năm 2010. Do năm 2011 xảy ra dịch bệnh và thời tiết biến đổi đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của người dân.
Theo thống kê của UBND xã thì cả xã có 1.939 người (2011) 420 hộ, mật độ dân số là : 67 người/km2. Số hộ nghèo trên địa bàn xã là 267 hộ, cận nghèo 114 hộ, khá giầu là 39 hộ. Mục tiêu nhằm xóa đói giảm giảm nghèo đưa các các hộ nghèo ngày càng phát triển thoát khỏi đói nghèo là mục tiêu hàng đầu của địa phương hiện nay.
Số người trong độ tuổi lao động 1014 người chiếm 52,3% trong tổng số nhân khẩu của xã. Đó là một nguồn lực lao động dồi dào nếu tận dụng tốt sẽ tạo ra nhiều lương thực thực phẩm phục vụ cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên nguồn lao động ở xã không có chuyên môn tay nghề là rất lớn. Họ tham gia lao động trong gia đình là chủ yếu. Do vậy vào những lúc nông nhàn thì lượng lao động này thường không có việc làm. Vì vậy khuyến nông cần có các giải pháp nhằm tận dụng được số lao động đem lại hiệu quả cao nhất.
Đánh giá thực trạng ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã
Thực trạng ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã qua các năm đều tăng truởng nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như : Giống lúa lai, giống ngô có năng suất cao được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng đưa vào sản xuất. Ngoài ra còn mở rộng một số ngành nghề như: Nuôi dê hộ gia đình, chế biến xay sát theo nhóm hộ, nghề mộc phục vụ tại địa phương và các xã lân cận. Ngành nghề chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ gắn với việc phát triển kinh tế gia đình. Ngoài làng nghề nấu rựơu của dân tộc Dao tại thôn San Lùng đã được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2007 là làng nghề truyền thống nên sản phẩm rượu đã được tiêu thụ nhanh chóng và có thương hiệu trên thị trường.Vẫn còn nhiều sản phẩm tiêu thụ chưa có mũi nhọn người dân bán không được giá và thu lại lợi nhuận thấp.[9]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động khuyến nông tại xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai.
- Hoạt động sinh kế của người dân xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Một số thôn tại xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai.
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 6/2/2012 đến ngày 19/5/2012, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm ( 2009 - 2011).
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá các hoạt động khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu.
- Các hoạt động sinh kế chính của các hộ nông dân tại xã Bản Xèo huyện Bát Xát- tỉnh Lào Cai.
- Những khó khăn và thuận lợi và đề ra gải pháp trong các hoạt động sinh kế của người dân.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Số lượng điều tra 60 hộ nông dân trên địa bàn 4 thôn của xã Bản Xèo.
Bảng 3.1: Số lượng nông dân được phỏng vấn
Các đối tượng
Thôn Bản Xèo 1
Thôn Nậm Pầu
Thôn Shanlung
Thôn Thành Sơn
Tổng
Cán bộ KN xã (người)
1
Nông dân (hộ)
15
15
15
15
60
3.3.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản báo cáo của UBND xã Bản Xèo, các nguồn thống kê của huyện Bát Xát… về lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.
3.3.1.3. Thu thập số liệu ở thực địa
Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện các mối quan hệ trong bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp để ghi nhận những gì quan sát được ở thời điểm khảo sát, quan sát.
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Các thông tin thu được qua điều tra phỏng vấn sẽ được tổng hợp trên EXCEL và xử lý số liệu bằng phần mềm Pivot Table excel 2003. Tổng hợp thành các bảng, biểu rồi đưa ra các phân tích nhận xét tổng hợp trên trang văn bản Microsft Word,
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng hoạt động trạm khuyến nông huyện Bát Xát
Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, vận động, chuyển giao các tiến bộ KHKT nông nghiệp mới cho nông dân, Nhiều năm trở lại đây Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện.[14]
Là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, Bát Xát có địa hình phân bổ rộng với 14 dân tộc anh em sinh sống, toàn huyện có 23 xã thị trấn, trong đó 18 xã vùng 3 và giáp biên, đường xá giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Từ thực tế đó nên phần lớn nông dân trong huyện Bát Xát vẫn còn tập quán sản xuất manh mún, áp dụng các quy trình sản xuất không đồng bộ nên hiệu quả sản xuất không cao. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho huyện về xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người nghèo làm công tác khuyến nông..vv.. nên nhiều năm trở lại đây trạm khuyến nông huyện Bát Xát đã tăng cường xây dựng mô hình giúp nông dân nắm bắt được những tiến bộ KHKT mới để áp dụng vào sản xuất.
Trong 5 năm 2005-2010, từ nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh và huyện… hỗ trợ, với nguồn vốn hàng tỷ đồng, Trạm khuyến nông huyện đã xây dựng hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đưa các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các mô hình KN-KL tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: khảo nghiệm, sản xuất thử, chọn lọc các giống lúa lai SYN 6, ngô lai, đậu tương trên chân ruộng 1 vụ, thuốc lá, rau các loại; trồng thâm canh thảo quả; chăn nuôi bò sinh sản, nuôi gà sinh học, nuôi nhím… Đáng chú ý là chương trình trồng thử nghiệm giống ngô CP- A88 và giống thịnh ngô TQ, C919 được đưa vào trồng thử nghiệm tại Bát Xát cho thấy các giống ngô này đều phù hợp với điều kiện khí hậu, đất bãi và đất ruộng, thời gian sinh trưởng bằng nhau 105-115 ngày. Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Ngô Thịnh Dụ đạt năng suất Đại trà 7 tấn, ngô 919 mật độ cao đạt 7,6 tấn. Ngô C919 với bộ rễ chân kiềng chống đổ, chịu hạn tốt phù hợp với nhiều loại đất. Đến khi thu hoạch hai giống ngô trên đều tận dụng được lá còn xanh để làm thức ăn xanh hoặc ủ chua dự trữ thức ăn cho gia súc
Bên cạnh xây dựng các mô hình, Trạm khuyến nông huyện Bát Xát cũng thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân. Hàng năm, đơn vị đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn hộ nông dân trước mỗi vụ sản xuất; mở nhiều lớp hội thảo chuyên đề về việc ứng dụng các tiến bộ KHKT mới trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đồng thời, in ấn và cấp phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho hàng trăm ngàn nông dân trong tỉnh, giúp nhiều nông dân nắm bắt được các kỹ thuật mới, áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.
Lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản cũng được các ngành, địa phương và nông dân chú trọng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chủ động cho hướng phát triển này, Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai một số mô hình nuôi thả thủy sản chất lượng cao như cá chép lai, cá rô phi đơn tính… Đây là giống thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, song đòi hỏi trình độ kỹ thuật thâm canh và vốn đầu tư lớn. Để đạt hiệu quả, Trạm đã hỗ trợ nông dân triển khai các quy trình kỹ thuật, đầu tư cải tạo ao nuôi, phòng bệnh cho cá bảo đảm yêu cầu. Qua các năm thực hiện cho thấy mô hình nuôi thả thủy sản chất lượng cao, đặc biệt là cá rô phi đơn tính cho hiệu quả cao gấp 3-4 lần cá thường.
Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng cường chuyển giao kiến thức KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của địa phương, đáp ứng đúng yêu cầu của nông dân và thực tế sản xuất. Trạm khuyến nông huyện Bát Xát tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án, tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nắm bắt được kỹ thuật sản xuất mới, rút ngắn chênh lệch về kinh tế giữa vùng cao và đồng bằng. Đồng thời, từng bước nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả để giúp nông dân giảm nghèo, nâng cao đời sống...Với những kết quả trong hoạt động, Trạm Khuyến nông Bát Xát đã góp phần tạo nên sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình thâm canh cây trồng đã giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện.
4.2. Thực trạng hoạt động khuyến nông của xã Bản Xèo
Khuyến nông là người bạn đồng hành và cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của trạm khuyến nông huyện xã đã được tổ chức khá nhiều hoạt động khuyến nông như: tập huấn, xây dựng mô hình, hội thảo, chuyển giao TBKT....
Tập huấn kĩ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao TBKT vào sản xuất. Xác định được điều đó, trạm khuyến nông huyện Bát Xát đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân.
Bảng 4.1: Các lớp tập huấn kĩ thuật qua các năm 2009 – 2011
Thời gian
Tên
Số người tham gia
Địa điểm
Mục đích
2009
Kĩ thuật trồng và chăm sóc lúa Séng cù
50
UBND xã
Người dân áp dụng kĩ thuật chăm sóc giống lúa mới vào sản xuất
Kĩ thuật trồng chăm sóc cây ngô lai vụ đông
50
UBND xã
Trồng ngô vụ đông đạt hiệu quả cao
Nhận biết và cách phòng trừ một số loại sâu hại lúa
50
UBND xã
Phát hiện và có biện pháp đúng đắn khi có sâu bệnh hại lúa
2010
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thảo quả bền vững
50
UBND xã
Phát triển rừng thảo quả bền vững
2011
Biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm
40
UBND xã
Người dân biết cách phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi
Biện pháp tránh rét cho gia súc gia cầm
65
UBND xã
Cách tránh rét cho gia cầm
Kĩ thuật trồng và chăm sóc khoai tây vụ đông
50
UBND xã
Trồng khoai tây vụ đông đạt năng suất cao.
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong 3 năm qua xã được trạm khuyến nông huyện đến tổ chức lớp tập huấn về kĩ thuật trồng trọt chăn nuôi cho người dân. Nhằm giúp họ có thêm kiến thức, tiến bộ kĩ thuật để áp dụng vào sản xuất của chính gia đình mình năng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Năm 2009 xã đã tổ chức 3 lớp tập huấn về kĩ thuật trồng lúa, ngô vụ đông và một số loại sâu bệnh trên cây lúa mỗi lớp 50 người thành 150 nguời dân được tham gia. Năm 2010 tổ chức 1lớp cho 50 người dân về kĩ thuật chăm sóc nương thảo quả bền vững. Năm 2011 nhận thấy điều kiện tự nhiên mưa rét kéo dài để đáp ứng theo đúng nguyện vọng của nhân dân địa phương trạm khuyến nông đã phối hợp với sở Nông nghiệp tỉnh mở lớp tập huấn về kĩ thuật phòng trừ dịch bệnh và tránh rét cho gia súc, gia cầm cho người dân. Do mùa đông kéo dài mà địa phương thường bỏ không đất ruộng sau thu hoạch lúa. Trạm khuyến nông còn mở lớp tập huấn hướng dẫn nông dân kĩ thuật trồng và chăm sóc khoai tây vụ đông nhằm giúp họ biết cách trồng và chăm sóc cây khoai tây. Mặt khác giúp họ tìm ra giống mới trồng lúc nông nhàn. Các lớp tập huấn được người dân tham gia đầy đủ theo đúng kế hoạch của trạm khuyến nông đề ra. Tuy nhiên mỗi lớp chỉ có khoảng 60 người dân được tham gia nên không thể tránh các thiếu sót. Đối tượng được tham gia lớp tập huấn không có nhu cầu học tập còn những người thực sự có nhu cầu lại không được tham gia. Do vậy hiệu quả áp dụng vào thực tiễn chưa cao.
Mô hình trình diễn
Xây dựng mô hình trình diễn là nội dung hoạt động quan trọng trong công tác khuyến nông, giúp cho nông dân nhìn thấy kết quả thực tế của KHKT, từ đó mở rộng triển khai trong sản xuất tại hộ.
Bảng 4.2: Mô hình trình diễn đã thực hiện tại xã
Năm
Tên mô hìmh
Số hộ tham gia
Quy mô
Giống
Mục tiêu
Kết quả
2009
Trồng cây đậu tương
25
2ha
Giống đậu tương cao sản DT84
Khảo nghiệm giống mới phù hợp địa phương
Phù hợp với ĐKTN thu được hiểu quả năng suất cao đạt 14tạ/ha.
2010
Trồng khảo nghiệm giống lúa chất luợng cao từ Nhật
8
1ha
Giống lúa ĐS1
Áp dụng giống mới và các biện pháp kĩ thuật đến người dân
Cho năng suất vượt trội, trung bình từ 6 - 7 tấn/ha, nơi thâm canh tốt đạt 7,5 - 8 tấn/ha, chất lượng gạo tốt, cơm dẻo, phù hợp với nhu cầu thị trường, giá trị thu nhập cao hơn sản xuất lúa lai 1,3 - 1,5 lần.
Trồng cây cao lương đỏ.
10
1,5ha
Có thêm nguồn nguyên liệu mới cho người dân nấu rượu
Đạt năng suất cao và phù hợp với yêu cầu đưa ra ban đầu.
2011
Trồng cây khoai tây vụ đông
20
3ha
Tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa.
Tạo việc làm tăng thu nhập.
Phù hợp với ĐKTN năng suất đạt 12tạ/ha. Tăng thu nhập cho nông dân
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong 3 năm qua trên địa bàn xã đều có các mô hình được triển khai. Điều này không những làm chuyển biến cơ bản cơ cấu cây trồng vật nuôi của xã, mà còn góp phần thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của đại bộ phận người dân .
Nhìn chung các mô hình trình diễn được thực hiện qua các năm đạt kết quả tốt nhân dân vẫn đang tiến hành áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Các mô hình mới đầu trồng thử nghiệm từ 1 đến 3 ha nhưng đến nay các mô hình đã được nhân dân nhân rộng lên đến gần 30ha mỗi loại cây trồng.
Năm 2009 mô hình trồng cây đậu tương đã đem lại năng suất cao hơn các giống cũ mà người dân đang trồng. Từ đây có thêm giống mới chuyển giao cho nông dân. Năm 2010 mô hình trồng khảo nghiệm lúa chất lượng cao ĐS1. Đây là giống lúa thuần nên người dân sẽ chủ động nguồn giống tại chỗ, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, do đặc điểm nổi trội, chịu rét tốt phù hợp với cơ cấu xuân sớm và xuân chính vụ, đảm bảo khung thời vụ để phát triển sản xuất, tăng vụ 3 trên đất 2 vụ lúa, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất trong thâm canh. Mô hình trồng cây khoai tây vụ đông nhằm sử dụng nguồn đất bỏ phí mùa đông vào sản xuât. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.
Chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật
Chuyển giao giống mới.
Bảng 4.3: Giống lúa và ngô được chuyển giao ở xã
Giống
2009
2010
2011
Lúa
Vụ xuân
Nhị ưu 838(TQ), VL20(trung tâm giống LC)
Bắc thơm số 1(trung tâm giống TW) Nhị ưu 838(TQ)
Nhị ưu 838(TQ), VL20(trung tâm giống LC)
Vụ mùa
Nhị ưu 838(TQ), VL20(trung tâm giống LC) Séng cù
Nhị ưu 838(TQ), VL20(trung tâm giống LC)
Nhị ưu 838(TQ), ĐS1
Ngô
Ngô Bioxit 838, 9698, C919,
885, NK54, CP3Q, NK66
885, AG59( BVTV An Giang), B06
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Chuyển giao các máy móc.
Bảng 4.4: Các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Các loại máy móc được chuyển giao
Năm
2009
2010
2011
Máy tuốt, máy bừa
Máy tẽ ngô, máy phun thuốc sâu, máy say sát.
Máy say đậu, máy sát mini (cá nhân)
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ngoài thực hiện các mô hình trình diễn, mở lớp tập huấn nâng cao kĩ thuật cho người dân. Trong 3 năm qua các cán bộ khuyến nông đều chuyển giao các loại giống mới và các máy móc phục vụ cho sản xuất đến với nông dân. Nhằm giúp người dân lựa chọn được các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, đạt năng suất cao còn hỗ trợ các hộ nghèo có giống để sản xuất. Các loại máy được được tài trợ 100% đến người dân theo nguồn vốn của dự án xóa đói giảm nghèo.
Còn các giống lúa thì được sự hỗ trợ của nhà nước (xã 135) như giống Nhị ưu 838 được trợ giá 40%, giống lúa VL20 được hỗ trợ 100% giá cho các hộ nghèo, các giống ngô được trợ giá 60%. (theo trạm khuyến nông huyện)
Các hoạt động khuyến nông ngày càng được quan tâm nông dân đa số ai cũng biết đến. Theo số liệu điều tra gần đây nhất trong quá trình thực tập thì gần như 100% các hộ đều biết đến các hoạt động khuyến nông nhưng số lượng người dân được tham gia còn hơi ít.
Bảng 4.5: Một số hoạt động khuyến nông được thực hiện ở xã
Các hoạt động
Được tham gia (hộ)
Được biết (hộ)
Không biết (hộ)
Tập huấn kĩ thuật
21
60
0
Mô hình trình diễn
5
54
6
Chuyển giao giống
58
60
0
Chuyển giao máy móc
11
60
0
Hội thảo
0
52
8
Thăm nông dân
60
60
0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Số lượng người dân biết đến các hoạt động khuyến nông gần như là 100%. Nhưng vẫn có một số hoạt động mà nhiều người dân không biết đến như có 10% số hộ không biết mô hình trình diễn, 13% không biết hội thảo là gì? Các hoạt động khác đa phần họ đều biết nhưng số lượng người dân được tham gia vẫn chưa nhiều. Chuyển giao giống và việc gặp gỡ CBKN là người dân đa phần được biết và tham gia.
Tập huấn kĩ thuật là hoạt động rất quan trọng nhằm đưa các TBKHKT đến với nông dân. Nhưng ở đây số lượng người dân được tham gia chỉ chiếm 35%. Mô hình trình diễn có 8% người dân tham gia ít nhất là hội thảo không một hộ nào được tham gia.
Như vậy, cần mở thêm nhiều lớp tập huấn, khi tiến hành mô hình nên để cho nhiều người dân được tham gia. Thường xuyên liên lạc và quan tâm tới người nông dân là nhiệm vụ hàng đầu của công tác khuyến nông.
4.3. Các hoạt động sinh kế của người dân xã Bản Xèo hiện nay
4.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
4.3.1.1. Hoạt động trồng trọt
Trồng trọt là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã Bản Xèo. Trong những năm gần đây, khuyến nông với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao TBKT tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn xã. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được cao.
Bảng 4.6: Một số cây trồng chính tại xã Bản Xèo
Năm
Loại cây
2009
2010
2011
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất TB (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất TB (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất TB (tạ/ha)
Lúa
127,3
681
53,5
131
720
55
134
750
56
Ngô
123
442
36
170
578
34
164
656
40
Đậu tương
17
17
10
Khoai tây
7
8,4
12
16
19,2
12
20
20
10
Cao lương
2
3,2
16
20
30
14,5
Thảo quả
30,58
14,5
20,5
(Nguồn: UBND xã )
Theo bảng 4.6 thì ta thấy rằng tổng diện tích các cây trồng đa phần tăng nhưng năng suất nhiều cây lại giảm.
Cây lúa : Diện tích lúa tại xã tăng dần theo các năm, năm 2009 diện tích 127,3ha nhưng đến năm 2011 đã là 134ha năng suất lúa cũng tăng dần từ 53,5tạ/ha (2009) đã tăng lên 56tạ/ha (2011). Diện tích trồng lúa tăng do chuyển đổi các chân ruộng 1vụ lên 2 vụ, nhiều diện tích đất trống người dân đã khai hoang thành các mảnh ruộng. Việc áp dụng các giống lúa mới và đầu tư nhiều công sức, phân bón nên năng suất lúa tăng dần qua các năm.
Cây ngô : Diện tích ngô năm 2010 tăng mạnh từ 123ha (2009) lên 170ha còn năm 2011 thì lại giảm xuống con 164ha. Năm 2010 diện tích sản xuất ngô tăng do người dân dùng thuốc diệt cỏ vào phun chỉ việc phun thuốc vào là trồng không tốn nhiều công sức do vậy diện tích trồng ngô tăng mạnh. Nhưng do thời tiết biến động phức tạp, nắng hạn kéo dài, gió lốc xảy ra đã làm cho năng suất ngô giảm đạt hiệu quả không cao. Mặt khác việc áp dụng các loại thuốc trừ cỏ vào sản xuất rất gây hại cho môi trường và ảnh hưởng tới việc thâm canh cây trồng nên khuyến nông cần có các khyến cáo cho bà con nông dân hạn chế dùng các loại thuốc hóa học. Hướng họ tiến tới thâm canh cây trồng bền vững. Năm 2011 diện tích ngô giảm đáng kể so với năm 2011 là do sạt lở đã lấp khá nhiều diện tích đất trồng ngô. Ngoài ra do năm 2010 năng suất ngô không cao nên nhiều hộ đã trồng với diện tích ít đi và đầu tư nhiều phân bón vào chăm sóc năng suất tăng lên 40tạ/ha.
Cây thảo quả: là cây thuốc quý đựơc trồng khá nhiều ở địa phương nó là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta thấy diện tích đất trồng loại cây này giảm rõ rệt. Từ 30,58ha (2009) xuống 14,5ha (2010) giảm hẳn 52% so với năm 2009. Đến năm 2010 thì diện tích lại tăng lên 20,5ha. Nguyên nhân của tình trạng này là do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp người dân phát đi trồng các loại cây khác và khai thác không hợp lý. Mà thảo quả là cây ưa bóng chỉ sống được những nơi ẩm thấp dưới bóng cây trong rừng già.
Cây cao lương mới đầu chỉ với 1.5ha diện tích trồng thử nghiệm làm mô hình. Nhưng người dân thấy cây cao lương đạt hiệu quả cao khi đưa vào sản xuất rượu nên đến năm 2011 đã nhân rộng mô hình và trồng hơn 20ha. Tuy nhiên do người dân tự chăm sóc phân bón và kĩ thuật chưa đúng vì vậy năng suất thấp hơn so với năm 2010 chỉ đạt 14,5tạ/ha. Một số cây trồng khác cây đậu tương và cây cao luơng, cây khoai tây người dân vẫn tiếp tục gieo trồng nhưng với diện tích không nhiều đa phần các sản phẩm thu được họ chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình.
Trong quá trình tìm hiểu tại một số thôn trên địa bàn xã tôi thu được kết quả về tình hình trồng lúa và ngô như sau:
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh diện tích lúa và ngô giữ các thôn
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh sản lượng lúa và ngô giữa các thôn
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Dựa vào hình 4.1 và 4.2 ta thấy lúa và ngô được trồng ở tất cả các thôn. Nhưng do tập quán canh tác của các dân tộc khác nhau nên diện tích và sản lượng không giống nhau.
Thôn Thành Sơn đa phần là dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu làm kinh doanh buôn bán nhỏ việc cày cấy cũng có một vài hộ làm nhưng diện tích rất ít. Do vậy diện tích cả lúa và ngô ở thôn Thành Sơn là thấp nhất so với các thôn các.
Thôn Bản Xèo I có 98% dân số là người dân tộc Giáy sinh sống họ có tập quán lâu đời thâm canh cây lúa. So với các thôn khác diện tích trồng lúa của thôn Bản Xèo I là nhiều nhất năng suất trung bình cũng là cao nhất đạt 54tạ/ha. Thôn Bản Xèo I dân cư phân bố dọc theo đường liên xã nối với các xã lân cận giao thông đi lại thuận tiện hơn các thôn Nậm Pầu, San Lùng. Mặt khác lúa là cây trồng thiết yếu của họ, là nguồn thu nhập chính và phục vụ cho đời sống dân sinh. Do vậy họ đầu tư nhiều công sức, giống, phân bón kĩ thuật vào phát triển cây lúa.
Thôn San Lùng cách trung tâm xã Bản Xèo khoảng 8,5km, là một trong những thôn xa và khó khăn nhất của địa phương. Toàn thôn hiện có 47 hộ dân, trong đó có 100% là đồng bào dân tộc Dao, điều kiện kinh tế xã hội gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, giao thông hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu. Đối với người dân thôn San Lùng 100% diện tích là đồi núi người dân ở đây chủ yếu trồng lúa, ngô, trồng thảo quả và nấu rượu. Diện tích trồng lúa thấp hơn Bản Xèo I nhưng diện tích ngô ở đây cũng khá nhiều vì nhiều đồi núi thích hợp cho người dân trồng ngô. Tuy nhiên hiệu quả chưa được cao.
Thôn Nậm Pầu 100% là dân tộc Dao sinh sống là thôn có diện tích và sản lượng ngô nhiều nhất trong tất cả các thôn diện tích lúa đứng thứ 2 vì là thôn không có ngành nghề khác do vậy trồng lúa và ngô là chủ yếu.
Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy rằng sản lượng lúa và ngô của các thôn chưa cao. Công tác khuyến nông cần thường xuyên tìm hiểu bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục khi có dịch bệnh trên cây trồng. Chuyển giao các TBKT vào cho nông dân áp dụng sản xuất để năng cao năng suất cây trồng.
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng giữa các thôn
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tỷ lệ các hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai được thể hiện ở hình 4.3. Qua đây ta thấy rằng người dân không muốn thay đổi là (57%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn số hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng (47%). Thôn Thành Sơn đa phần là không muốn thay đổi cơ cấu cây trồng vì họ trồng trọt rất ít với lại đó không phải là ngành nghề chủ lực của họ nên họ không có ý định thay đổi trong tương lai. Các thôn Bản Xèo I, Nậm Pầu và San Lùng có tỷ lệ các hộ muốn thay đổi cơ cấu cây trồng ngang nhau. Lý do các hộ có ý định thay đổi vì theo như sự phản ánh của người dân đa số họ cho rằng “ Bây giờ trồng lúa trồng ngô muốn thu được năng suất cao thì phải đầu tư nhiều phân bón, công sức nhưng hiệu quả lại không cao” mặt khác điều kiện thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Khuyến nông cần mở rộng thị trường đầu ra cho nông dân để họ sản xuất ra có nơi mà tiêu thụ.
4.3.1.2. Hoạt động chăn nuôi
Trong xã thì hộ gia đình nào cũng có chăn nuôi. Ở đây không phải họ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, các sản phẩm từ trồng trọt họ tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi và ngược lại chất thải của vật nuôi chính là nguồn phân bón cho cây trồng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên họ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ số lượng ít. Theo thống kê của UBND xã về một số vật nuôi phổ biến ở xã từ năm 2009 – 2011 số lượng được thể hiện qua bảng 4.7
Bảng 4.7: Số lượng một số vật nuôi phổ biến của xã từ năm 2009 – 2011
Loại vật nuôi
Năm
2009
2010
2011
Lợn
1800
2570
5153
Trâu
643
739
609
Bò
52
70
35
Ngựa
95
83
32
Dê
51
62
43
Gia cầm
7530
8645
7240
(Nguồn: UBND xã)
Qua bảng trên ta thấy vật nuôi nhiều nhất của xã là lợn số lượng lợn tăng rất nhanh qua các năm, năm 2009 có 1800 con năm 2010 là 2570 con tăng 770 con so với năm 2009. Đến năm 2011 thì số lượng lợn đã là 5153 con tăng 2573 con so với năm 2010 vật nuôi ít gần như ngang bằng nhau là bò, ngựa và dê.
Số lượng vật nuôi qua các năm có sự thay đổi rõ rệt. Nhìn chung lượng các năm 2010 lượng vật nuôi tăng cao nhưng năm 2011 lại giảm xuống. Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2010 không xảy ra dịch bệnh gì đàn trâu và bò phát triển tốt nên số lượng gia súc đều tăng. Còn năm 2011 do tình hình khí hậu thay đổi thất thường đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu và khí hậu rét đậm rét hại nên đã làm cho một số lượng trâu bò chết (chết rét 137con trâu, 5con bò) số trâu, bò chết do dịch bệnh và bán đi cũng đã làm giảm số lượng trâu bò và dê tại địa phương.
Số lượng ngựa thì giảm dần qua các năm từ 93con (2009) xuống 83 con (2010) đến năm 2011 thì chỉ còn 32 con. Nguyên nhân số lượng ngựa giảm là vì: Trước đây ngựa là phương tiện vận chuyển chủ yếu mà các hộ dân sống trên vùng cao. Nhưng càng ngày được sự quan tâm của đảng ủy, sự đầu tư từ các dự án xóa đói giảm nghèo, dân trí phát triển các tuyến đường liên thôn cũng dần được mở rộng người dân đi lại vận chuyển bằng phương tiện khác (xe máy, xe thô sơ). Một phần cũng là do họ bán đi và không muốn nuôi nữa.
Đàn gia cầm cũng tăng ở năm 2010 và giảm xuống vào năm 2011 vì thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại và dịch bệnh làm gia cầm bị chết. Mặt khác khi nhận thấy thời tiết không thuận lợi người dân cũng không muốn nuôi nhiều vì rủi ro cao vật nuôi kém phát triển thu lại lợi nhuận thấp.
Hiện nay tình hình chăn nuôi vẫn được người dân coi trọng và phát triển. Trong quá trình điều tra tôi thấy rằng các vật nuôi của các hộ là trâu, bò và lợn.
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh số lượng vật nuôi giữa các thôn
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhìn vào Hình 4.4 ta thấy tổng số lượng lợn là được nuôi nhiều nhất và ít nhất là bò.
Lợn được nuôi nhiều ở thôn San Lùng vì đây là làng nghề có truyền thống nấu rượu do vậy họ tận dụng bã rượu làm thức ăn cho lợn nên đàn lợn của thôn nhiều so với các thôn khác.
Con trâu là đầu cơ nghiệp là vật nuôi rất quan trọng trong mỗi hộ gia đình, trâu nuôi chủ yếu là để sử dụng sức kéo vì ruộng nương tại địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, ruộng bậc thang nên không sử dụng các loại cày kéo vào sản xuất. Vì vậy mỗi gia đình nhà nào cũng nuôi 1- 2 con. Giữa các thôn Bản Xèo I, San Lùng, Nậm Pầu thì số lượng trâu nhiều và ngang bằng nhau còn thôn Thành Sơn do các hộ không làm ruộng nhiều nên số lượng trâu cũng ít hơn.
Số lượng bò ít vì chỉ mấy năm gần đây do được sự tài trợ của nguồn vốn WB chuyển giao bò cho các hộ đặc biệt khó khăn nuôi theo hình thức luân chuyển cho nhau nhằm từng bước xóa đói giảm nghèo. Lúc đầu có vài gia đình nuôi về sau nhân rộng ra khá nhiều. Nhưng do không hợp với điều kiện tự nhiên, dịch bệnh xảy ra làm cho số lượng bò ít đi và không được người dân nuôi phổ biến ở xã.
Ngoài các loại gia súc ra các hộ dân cũng nuôi khá nhiều gia cầm. Tuy nhiên số lượng còn ít nuôi theo mô hình thả vườn và chỉ để phục vụ cho gia đình là chính. Tỷ lệ nuôi gia cầm ở các thôn gần như ngang bằng nhau và được thể hiện ở hình 4.5.
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh tỷ lệ gia cầm giữa các thôn
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhìn chung nhà nào cũng nuôi gia cầm nhưng với số lượng không nhiều chỉ vài chục con có nhà có chỉ tầm 10 con. Vì số lượng ít nên thu lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
4.3.1.3. Hoạt động lâm nghiệp
Mặc dù là một xã miền núi nhưng lĩnh vực hoạt động trong nông nghiệp không phải là thế mạnh của địa phương. Người dân trồng chủ yếu là mỡ, keo… tuy nhiên nó không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì khả năng thu hồi vốn chậm mà năng lực tài chính của người dân không dồi dào do vậy đầu tư vào lâm nghiệp không được chú trọng. Ở đây người dân trồng rừng đa phần là hưởng ứng theo các phong trào dự án trồng nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong những năm qua diện tích đất rừng tự nhiên ngày càng giảm do người dân chặt phá nhiều. Hiện nay người dân cũng đang tích cực trồng cây để nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc. Theo báo cáo tổng kết của UBND xã qua các năm thì : Năm 2009 cả xã tập trung bảo vệ diện tích rừng sẵn có và trồng mới thêm được 26 ha rừng kinh tế. Năm 2010 tổng diện tích rừng kinh tế đã lên 54ha tăng 28ha so với năm 2009. Đến năm 2011 diện tích rừng chỉ còn 27.2ha. Lý do năm 2011 còn ít rừng như vậy là do năm 2010 nắng nóng kéo dài đã xảy ra 5vụ cháy rừng làm diện tích rừng giảm đi đáng kể.
4.3.2. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Trong xã có thôn San Lùng đã được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận làng nghề truyền thống năm 2007. Sản phẩm rượu của người dân trong thôn sản xuất ra công ty cổ phần du lịch dầu khí Sapa bảo hộ và tiêu thụ với số lượng lớn. Rượu có thương hiệu nên bán được giá hơn góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân trong thôn. Do vậy chính quyền xã cần quan tâm hơn nữa tới người dân hưỡng dẫn họ sản xuất tập trung để hoạt động này ngày càng bền vững và là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn. Ngoài ra trong xã cũng đang tiến hành xây dựng hợp tác xã làm miến Đao hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao tăng thu nhập cho bà con nơi đây.
4.3.3. Các hoạt động sinh kế khác
Ngoài các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp xã còn có chợ là trung tâm giao thương với các xã lân cận và là nơi phục vụ nhu cầu của người dân về các dịch vụ sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại xã có chợ phiên vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần đã tạo điều kiện cho bà con mang các sản phẩm nông sản ra bán. Tuy nhiên các hộ chỉ buôn bán nhỏ lẻ nên thu nhập chưa cao.
Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân xã rất phong phú và đa dạng mỗi hình thức có một thế mạnh riêng tất cả cùng góp phần giúp người dân cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo.
Tổng kết lại ta thấy hoạt động sinh kế chủ yếu nhất của người dân nơi đây dựa vào cây lúa là chính. Do đó phát triển nâng cao năng suất cho cây lúa chính là giúp cải thiện đời sống nông dân. Khuyến nông cần phải có các biện pháp nhằm thâm canh cây lúa cho nông dân thu lại hiệu quả cao nhất.
4.4. Tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế theo đánh giá của người dân địa phương
Công tác KN được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Khuyến nông đã giúp cho người dân biết dựa vào nguồn lực có sẵn mà từng bước phát triển.
Hình 4.6: Biểu đồ tác động của các hoạt động khuyến nông
tới sản xuất người dân (Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua hình 4.6 ta thấy không có người dân nào cho rằng các hoạt động khuyến nông tác động xấu tới sản xuất kinh tế của họ. 23% cho rằng các hoạt động khuyến nông không ảnh hưởng gì tới họ (có cũng được, không có cũng chẳng sao). Tuy nhiên có 77% số lượng người dân cho rằng các hoạt động khuyến nông tác động tích cực tới hoạt động sản xuất của họ.
Trong trồng trọt: khuyến nông chuyển giao các giống lúa ngô, khoai tây… chất lượng cao cho nông dân. Làm cho họ thay đổi phương thức canh tác cũ như tự để giống, ít bón phân… các giống để lâu đã bị thoái hóa năng suất và chất lượng thấp thay thế bằng các loại giống mới phù hợp với điều kiện canh tác thu lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn kĩ thuật được mở ra đã giúp người dân được tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật, thông qua mô hình bà con nông dân được trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” do đó khả năng nhân rộng phát triển sản xuất nhanh và hiệu quả cao.
Chăn nuôi: hàng năm khuyến nông phối hợp với trạm thú y tiêm phòng cho các loại gia súc phòng trừ dịch bệnh. Mở lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, các biện pháp tránh rét cho gia súc gia cầm. nhờ có công tác này mà nhân dân chủ động hơn trong chăn nuôi giúp giảm tối thiểu thiệt hại khi dịch bệnh sảy ra.
Các hoạt động khác khuyến nông cũng luôn tham gia và là cầu nối giữa nông dân với nguồn thông tin bên ngoài. Tư vấn và chuyển giao các loại giống cây trồng, vật nuôi… phát hiện các dấu hiệu bất thường của dịch bệnh mà đưa ra các khuyến cáo phù hợp cho nông dân. Nhiều người dân bày tỏ rằng: “Có cán bộ khuyến nông thường xuyên ra thăm đồng nên phát hiện rầy nâu hại lúa và tư vấn cho chúng tôi nên dùng loại thuốc nào nhờ đó mà chúng tôi mới thu được lúa như này không có khi mất trắng”.
Một số hoạt động qua lại giữa người dân và khuyến nông tại địa phương.
Khuyến nông
Nông dân
- Tư vấn
- Đề xuất ý kiến nông dân lên cấp trên.
- Phổ biến kĩ thuật.
Gặp trực tiếp
Gửi thư
Đề xuất ý kiến
Hình 4.7: Sơ đồ các hoạt động giữa người dân với CBKN
Bảng 4.8: Tổng hợp phiếu điều tra về các hoạt động giữa nông dân với khuyến nông
(n = 60 hộ)
STT
Nội dung
Số hộ
Tỷ lệ %
1
Gặp trực tiếp cán bộ khuyến nông hỏi các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp
Có
12
20
Không
48
80
2
Gửi thư hỏi cán bộ khuyến nông
Có
0
0
Không
60
100
3
Cán bộ khuyến nông tư vấn cho không
Có
60
100
Không
0
0
4
Cán bộ khuyến nông phổ biến kĩ thuật
Rất dễ hiểu
8
13
Dễ hiểu
28
47
Bình thường
24
40
5
Có đề xuất ý kiến lên cán bộ khuyến nông
Có
12
20
Không
48
80
6
Khuyến nông đề xuất ý kiến lên cấp trên
Có
0
0
Không
0
0
Không biết
60
100
7
Có cần thiết có các hoạt động khuyến nông
Có
60
100
Không
0
0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua sơ đồ trên ta thấy rằng khuyến nông và nông dân luôn tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong quá trình tìm hiểu tại địa phương với việc điều tra phỏng vấn 60 hộ dân tôi thu được kết quả sau: 100% hộ được cán bộ khuyến nông tư vấn về việc sử dụng các loại giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… họ được tư vấn bằng các hình thức như nghe thông báo trên loa đài của thôn, họp thôn. Có 13% cho rằng cán bộ khuyến nông truyền đạt thông tin rất dễ hiểu, 47% cho là dễ hiểu còn lại 40% người dân trả lời là bình thường. Còn gặp trực tiếp cán bộ khuyến nông để hỏi các kĩ thuật các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của gia đình rất ít chỉ có 12 hộ nói đã từng tới gặp trực tiếp cán bộ khuyến nông để hỏi và đề xuất các nhu cầu về giống, vật tư nông nghiệp. tuy nhiên họ đều trả lời rằng không biết các cán bộ khuyến nông có đề xuất ý kiến của họ lên cấp trên không. Không có một hộ dân nào đã từng gửi thư cho cán bộ khuyến nông. Từ thực tế này đưa ra bài học kinh nghiệm cho cán bộ khuyến nông cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tới người dân. Thường xuyên tiếp xúc với người dân khuyến khích họ mạnh dạn đưa ra các ý kiến. Khi người dân kiến nghị điều gì lên cấp trên thì cần phải thông báo lại cho họ biết để người nông dân thấy yên tâm và đặt hết lòng tin vào khuyến nông vì họ thấy mình thật sự quan tâm đến các vấn đề của họ.
Khi được hỏi rằng có cần thiết có các hoạt động khuyến nông không? thì 100% các hộ đều trả lời có. Theo người dân cán bộ khuyến nông đã giúp họ rất nhiều trong hoạt động sản xuất. Nhờ có khuyến nông mà họ được khuyến cáo dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, được áp dụng các giống mới vào sản xuất đạt năng suất cao hơn. Các loại giống nhận từ khuyến nông người dân yên tâm hơn vì không lo mua phải các loại giống kém chất lượng ngoài thị trường mà năng suất không đạt như họ mong muốn. Điều này cho thấy rằng khuyến nông rất quan trọng đối với người nông dân họ là người bạn là người đồng hành cùng người dân trong quá trình lao động sản xuất.
4.5. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân và biện pháp giải quyết của khuyến nông
4.5.1. Yếu tố bên ngoài
Điều kiện tự nhiên: thời tiết thay đổi thất thường năm thì hạn hán năm rét đậm rét hại, mưa bão sạt lở đất thường hay xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân.
Địa hình hiểm trở giao thông đi lại khó khăn do vậy việc giao thương với bên ngoài còn hạn chế.
Nhiều đồi núi cao khó áp dụng các máy móc vào sản xuất.
Giá cả thị trường ngày càng tăng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng trong khi các loại nông sản của nông dân bán lại rất rẻ.
Không có thị trường cho các mặt hàng nông sản nên các sản phẩm dễ bị phá giá, giá thấp.
Dịch bệnh thường hay xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế .
4.5.2. Yếu tố bên trong
Mỗi dân tộc có phương thức canh tác đặc trưng riêng nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí thấp, bảo thủ và lạc hậu người dân thường áp dụng các kinh nghiệm bản địa vào sản xuất đôi khi không phù hợp với phương thức canh tác hiện nay.
Người dân sản xuất không tập chung, manh mún khó áp dụng các phương tiện kĩ thuật vào sản xuất.
Thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất do vậy hiệu quả chưa cao.
4.5.3. Giải pháp
Để sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân khuyến nông cần:
Nâng cao trình độ nhận thức của người dân bằng cách mở thêm nhiều lớp đào tạo tập huấn kĩ thuật tạo điều kiện cho càng nhiều ngươi dân được tham gia càng tốt.
Bám sát địa bàn, thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dịch bệnh thông báo cho người dân có hướng giải quyết kịp thời.
Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.
Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoại tỉnh cho sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao hơn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu đề tài “ Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân xã Bản Xèo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào cai’’ tôi rút ra được kết luận sau:
Sinh kế của người dân nơi đây khá là phong phú và đa dạng có đủ các loại hình sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp…. Nhưng hoạt động sinh kế chính là trồng trọt với cây trồng chủ đạo cây lúa và cây ngô. Hàng năm diện tích lúa, ngô không ngừng được nhân dân mở rộng và luân canh tăng vụ nhằm thu lại lợi ích cao nhất. Theo số liệu thống kê vụ xuân 2012 bà con trồng 44ha tăng 102,3% so với chỉ tiêu kế hoạch giao, diện tích ngô 85ha dự kiến sẽ thu lại năng suất cao. Năng suất các cây trồng luôn giữ vững và ngày càng được nâng cao một phần là dựa vào sự hỗ trợ và chuyển giao các giống và kĩ thuật phù hợp cho nông dân của công tác khuyến nông. Tuy nhiên người dân còn gặp nhiều khó khăn :
Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất.
Dịch bệnh thường xuyên sảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
Canh tác manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụn các TBKT vào sản xuất
Người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Công tác khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh kế của người dân. Tạo tiền đề cho xóa đói giảm nghèo và tiến hành công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.Các hoạt động khuyến nông đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn.
Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản.
Về xã hội và môi trường, khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao TBKT, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN hướng dẫn các hộ chăn nuôi tận dụng chất thải ủ hoai làm phân sinh học, và xây dựng hầm biogas làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.
Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
5.2. Kiến nghị
Củng cố hệ thống Khuyến nông theo nghị định 02 (ít nhất mỗi xã có một cán bộ Khuyến nông chuyên trách).
Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong ngành, các tổ chức chính trị xã hội để trợ giúp, hỗ trợ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để phát triển sản xuất hàng hoá.
Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công với quy mô lớn và tập trung trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó làm cơ sở cho việc khuyến cáo nhân rộng ra trong sản xuất đại trà.
Mở thêm nhiều lớp đào tạo tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho người dân để họ có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Liên hệ, cung ứng và khảo nghiệm các giống cây, con tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm áp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường;
Làm tốt vai trò cầu nối xúc tác mối quan hệ giữa 4 nhà: Nhà nông- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp- nhà nước;
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông để phù hợp với hướng đi mới trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế Quốc tế nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh công tác khuyến nông trong những năm tiếp theo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I . Tài liệu Tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp &PTNT (2012), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc 2011 và triển khai kế hoạch khuyến nông 2012.
Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2004), Giáo trình Khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nghị định số 02/2010/NĐ - CP, Thủ tướng chính phủ, ngày 08/01/2010 về khuyến nông.
Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến nông, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng (2007), Bài giảng Đào tạo huấn luyện trong Khuyến nông, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nguyễn Mạnh Hà (2007), Bài giảng thông tin truyền thông khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ủy ban nhân dân xã Bản Xèo (2009), Báo cáo tổng kết 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010
Ủy ban nhân dân xã Bản Xèo (2010), Báo cáo tổng kết 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011
Ủy ban nhân dân xã Bản Xèo (2011), Báo cáo Đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới xã Bản Xèo năm 2011
Ủy ban nhân dân xã Bản Xèo (2011), Báo cáo tổng kết 2011và phương hướng nhiệm vụ năm 2012
II. Tài liệu nước ngoài
Chambers, R. and G. R. Conway (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296
III. Mạng Internet (Websites)
ipsard.gov.vn Báo cáo tóm tắt các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp khí hậu xã Bản Xèo năm 2010 29
Bảng 3.1: Số lượng nông dân được phỏng vấn 33
Bảng 4.1: Các lớp tập huấn kĩ thuật qua các năm 2009 – 2011 37
Bảng 4.2: Mô hình trình diễn đã thực hiện tại xã 39
Bảng 4.3: Giống lúa và ngô được chuyển giao ở xã 40
Bảng 4.4: Các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 41
Bảng 4.5: Một số hoạt động khuyến nông được thực hiện ở xã 41
Bảng 4.6: Một số cây trồng chính tại xã Bản Xèo 43
Bảng 4.7: Số lượng một số vật nuôi phổ biến của xã từ năm 2009 – 2011 48
Bảng 4.8: Tổng hợp phiếu điều tra về các hoạt động giữa nông dân với khuyến nông 55
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Khuyến nông có vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn 7
Sơ đồ 2.2: Vai trò KN trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp 7
Sơ đồ 2.3: Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo 15
Sơ đồ 2.4: Tổ chức trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai 27
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh diện tích lúa và ngô giữ các thôn 45
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh sản lượng lúa và ngô giữa các thôn 45
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các hộ có ý định thay đổi cơ cấu cây trồng giữa các thôn 47
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh số lượng vật nuôi giữa các thôn 50
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh tỷ lệ gia cầm giữa các thôn 51
Hình 4.6: Biểu đồ tác động của các hoạt động khuyến nông 53
Hình 4.7: Sơ đồ các hoạt động giữa người dân với CBKN 55
MỤC LỤC
Kỹ sư: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Chuyên ngành: Khuyến Nông
Tốt nghiệp: Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Niên khóa: 2008 - 2012-10-12
Người đăng:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _toi_hoat_dong_sinh_ke_nguoi_dan_tai_xa_ban_xeo_huyen_bat_xat_tinh_la.doc