MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 6
I .Đầu tư phát triển 6
1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển 6
1.1.Khái niệm 6
1.2.Đặc điểm 7
2- Vai trò của đầu tư 8
2.1. Trên giác độ nền kinh tế của đất nước 8
2.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 8
2.1.2.Đầu tư tác động hai mặt đến sự tăng trưởng và ổn định kinh tế 8
2.1.3. Đầu tư có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
2.1.4 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 11
3. Nguồn vốn đầu tư 11
3.1. Vốn trong nước 11
3.2. Nguồn vốn nước ngoài 12
II Đầu tư Xây Dựng cơ bản 13
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư Xây Dựng Cơ Bản 13
1.1. Khái niệm 13
1.1.1.Khái niệm Đầu tư Xây Dựng cơ Bản 13
1.1.2. Nội dung và đặc điểm của Xây Dựng Cơ Bản 14
1.2 Vai trò của Đầu tư Xây Dựng Cơ Bản 15
2. Vốn đầu tư XDCB 16
2.1. Khái niệm 16
2.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB 17
2.3.Cấu thành vốn đầu tư XDCB 18
2.3.1.Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt 18
2.3.2. Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho đối tượng xây dựng 19
2.3.3. Những chi phí XDCB khác làm tăng giá trị tài sản cố định 19
3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản 20
4. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB 21
4.1- Kết quả hoạt động đầu tư XDCB 21
4.1.1.Khối lượng vốn thực hiện 21
4.1.2. Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 23
4.2-Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư XDCB 25
III Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 31
1. Khả năng huy động và phân bổ nguồn vốn theo cấu thành vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 31
2. Cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền 33
3.Trong quá trình đầu tư 33
PHẦN II TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2000 35
I - Thực trạng đầu tư phát triển ở việt nam giai đoạn 1991-2000 35
1. Khối lượng vốn thực hiện 35
2. Tình hình cụ thể về cơ cấu các nguồn vốn 38
2.1. Cơ cấu theo nguồn vốn 38
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 40
2.3. Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế 41
2.3.1. Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện được trong 10 năm qua (1991-2000) 42
II Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB 45
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB thời kỳ 1991-1995 45
2. Vốn đầu tư XDCB trong năm 2001 56
III. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 58
1. Kết quả thực hiện đầu tư trong 10 năm 1991- 2000 58
2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 60
2.1. Hiệu quả tài chính 61
2.2. Hiệu quả xã hội 64
2.3. Hiệu quả trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ 64
3. Những tồn tại còn gặp phải trong quá trình sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản ở nước ta 65
3.1. Đầu tư dàn trải 65
3.2. Trong đầu tư XDCB tiến độ đầu tư còn chậm 66
3.3. Cơ cấu đầu tư trong XDCB còn có mặt chưa hợp lý 68
3.4. Tình trạng vốn chờ dự án trong những năm gần đây 69
3.5. Lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư Xây dựng cơ bản 70
PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 73
I - Định hướng đầu tư XDCB trong thời gian tới 73
1. Mục tiêu phát triển : 73
2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB 74
3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế 75
II - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 77
1. Giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển 77
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư xây dựng 77
3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư 83
4. Trong hoạt động đầu tư XDCB 86
4.1. Công tác đấu thầu 86
4.2. Công tác thẩm định 90
KẾT LUẬN 92
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bị thừa, vì vậy đến nay vẫn còn tình trạng nhiều Bộ, địa phương vẫn đang làm thủ tục điều chỉnh vốn từ các công trình không thực hiện được hay thừa vốn sang các công trình đã có khối lượng thực hiện hay đang thực hiện mà bị dừng lại do thiếu vốn.
3.2. Trong đầu tư XDCB tiến độ đầu tư còn chậm.
Theo như quy định về việc lập kế hoạch đầu tư, tuy Chính phủ giao kế hoạch đầu tư XDCB từ rất sớm nhưng các Bộ, ngành địa phương phân khai kế hoạch đến các chủ dự án, chủ đầu tư còn rất chậm. Khi bắt đầu triển khai kế hoạch vẫn còn nhiều dự án với số vốn lớn khoảng 1000 tỷ đồng chưa có quyết định đầu tư, tổng dự án được duyết nhưng vẫn được bố trí vào kế hoạch đầu tư kể cả các công trình quan trọng của nhà nước như quốc lộ 1A, trung tâm hội nghị Hùng Vương...
Trong năm 1997 vốn đầu tư XDCB là 12526 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 8092 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 4434 tỷ đồng, bao gồm cả vượt kế hoạch năm 1996 là 400 tỷ đồng. Các công trình trung ương quản lý 8902 tỷ, địa phương quản lý 3624 tỷ. Cuối năm 1997 giá trị khối lượng XDCB thực hiện 8626,6 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch (vốn trong nước 6354,3 tỷ đồng đạt 79% kế hoạch và vốn ngoài nước 2274,3 tỷ đồng đạt 51% kế hoạch). Trong đó giá trị khối lượng XDCB thực hiện các công trình trung ương 5456 tỷ đồng đạt 61% kế hoạch (vốn trong nước 3556 tỷ đồng đạt 72% kế hoạch, ngoài nước là 1900,4 tỷ đồng đạt 50% kế hoạch). Các công trình địa phương là 3172 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch (vốn trong nước 2798,3 tỷ đồng đạt 94% kế hoạch, vốn ngoài nước 373,9 tỷ đồng đạt 59% kế hoạch).
Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo đặc biệt năm 2000 trong 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt được khối lượng vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách Nhà nước là 11400 tỷ đạt 44,3% so với kế hoạch mặc dù các Bộ, ngành, địa phương đã có rất nhiều cố gắng.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do: Các cấp các ngành triển khai rất chậm các giải pháp về kích cầu đầu tư chưa thấy được hết yêu cầu cấp bách và ý nghĩa quan trong trong việc tập trung chỉ đạo điều hàng đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB nhằm đạt cho được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội năm 2000. Mặt khác, quy trình thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng ở một số ngành, điạ phương còn rườm rà qua nhiều lần xem xét, tốn nhiều thời gian thẩm định và ra quyết định một số Bộ, ngành địa phương do chưa thực hiện hết nguồn vốn bổ xung năm trước nên chưa khẩn trương phân bổ nguồn vốn năm sau. Đồng thời nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB hàng năm còn hạn hẹp làm cho việc bố trí vốn đầu tư còn theo kiểu bao cấp mang nặng tính bình quân.
Nguyên nhân thứ hai là chất lượng chuẩn bị dự án đầu tư còn thấp. Điều này được thể hiện ở khâu điều tra, khảo sát ban đầu không tình toán hết khả năng, dẫn đến không sát với thực tế. Nhiều dự án chất lượng khả thi chưa cao, chưa xem xét đầy đủ đến yếu tố đầu ra nên trong quá trình triênd khai thường bị vướng mắc và phaỉ thay đổi nhiều lần về quy mô, tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ... làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Nguyên nhân thứ ba là cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng thể hiện trong các nghị định của Chính phủ dù đã được đổi mới nhưng vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó việc hướng dẫn thi hành còn thực hiện chậm.
Nguyên nhân thứ tư là chủ trương phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án chưa đi đôi với việc tăng cường bộ máy quản lý nghiệp vụ về đầu tư XDCB ở các cấp. Trước hết phải thấy rằng chủ trương phân cấp này là đúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ sở, song việc này lại chưa làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng ngành từng cấp, chưa có cá chế tài đối với các cá nhân và đơn vị không thực hiện theo đúng quy định.
Cuối cùng là việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của các thành phố, thị xã thực hiện rất chậm do sự phối hợp không đồng bộ giữa các ngành địa chính và xây dựng. Các thủ tục cấp đất cho thuê đất đã được cải tiến nhưng thực tế chủ đầu tư vẫn gặp không ít khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém...
Tuy năm 2001 việc thực hiện tiến độ vốn đầu tư XDCB có tăng và đảm bảo vượt kế hoạch nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1991-2000 vẫn còn chậm và cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
3.3. Cơ cấu đầu tư trong XDCB còn có mặt chưa hợp lý.
Sự chưa hợp lý này không phải diễn ra ở sự phân bố giữa các ngành mà trong từng ngành: Trong nông nghiệp ít chú đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá chưa đầu tư cho nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, giống, công nghiệp sau thu hoạch như chế biến và bảo quản...Mạng lưới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm ...
Đầu tư cho công nghiệp còn thấp chưa đử sức cơ cấu lại ngành công nghiệp tăng khả năng cạnh tranh chưa chú trọng đầu tư để tăng công suất nâng cao chất lượng sản phẩm mà đầu tư ồ ạt và một số ngành cung vượt quá cầu như thép, xi măng, ô tô, rượu, bia, nước ngọt... Rất nhiều công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như thép Việt Hàn, Việt úc, xi măng liên doanh Việt Pháp như Bút sơn, Việt- Nhật: Nghi Sơn gây nên sự dư thừa không cần thiết.
Trên đây là thực trạng đầu tư XDCB ở nước ta. Tuy rằng kết quả đạt được là rất lớn: kết cấu hạ tầng được cải thiện, năng lực sản xuất tăng đáng kể tạo thêm việc làm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện... nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB.
3.4.Tình trạng vốn chờ dự án trong những năm gần đây.
Một nghịch lý đang diễn ra găy gắt trong lĩnh vực đầu tư Xây dựng cơ bản là trong khi nhiều dự án quan trọng không thể triển khai được do thiếu vốn thì những dự án đã ghi kế hoạch lại không thể “tiêu” hết số vốn đã được phân bổ. Cho đến đầu năm 2000 nguồn vốn Ngân sách dành chho đầu tư Xây dựng cơ bản năm 1999 còn đọng trên 2000 tỉ đồng nằm chờ công trình. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Ngân sách được cấp phát nguồn vốn kế hoạch năm 1999 đến hết ngày 31-3-2000(thêm 3 tháng)nhưng theo Kho bạc Nhà Nước thì việc giải ngân là không đúng hạn. Nguyên nhân chính vẫn là do tiến độ triển khai của nhiều dự án còn chậm khiến khối lượng thực hẹn kjông có hoặc nếu có thì cũng không bằng so với kế hoạch để chuyển tới thanh toán cho kho bạc.
Theo thống kê cho thấy đến hết tháng 12 năm 1999, riêng nguồn vốn trung ương dành cho đầu tư xây dựng còn thừa tới gần 1900 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn Ngân sách địa phương, vốn Ngân sách vay trong và ngoài nước(theo như ước tínhcòn 2000 tỉ đồng )… đã tạo ra áp lực rất lớn về giải ngân trong những tháng đầu năm 2000.Mặc dù chính phủ đã đề ra các giải pháp tháo gỡ bằng các văn bản ban hành cho phép chủ đầu tư được tạm ứng trước một phần vốn hay cho thanh toán trước tới 80% khối lượng công việc đã hoàn thành nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán, đơn giản hoá thủ tục thanh toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản. Đặc biệt, việc nghiệm thu khối lượng thực hiện, chất lượng công trình mà trước đâyTổng cục đầu tư phát triển thường lấy làm lí do chính để kéo dài thời gian cấp phát vốn nay đã không cònn được áp dụng đối với hệ thống kho bạc. Các bên A(chủ dự án )và bên B (đơn vị thi công) tự chịu trách nhiệm về việc này và cứ có xác nhận của bênA là Kho bạc cấp phát vốn. Tuy nhiên những biện pháp thông thoáng này vẫn chưa khắc phục được tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản bằng vốn Ngân sách. Sang đến năm 2001 tình trạng vốn chờ dự án lại được tái diễn và dường như đây là một căn bệnh khó chữa mà chúng ta đang gặp phải. Theo báo cáo của Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, qua 10 tháng thực hiện kế hoạch đầu tư Xây dựng cơ bản năm 2001 giá trị khối lượng Xây dựng cơ bản hàon thành đạt36,6% so với kế hoạch năm,trong đó Trung ương đạt 40,1% kế hoạch, địa phương đạt 34,6%. Vốn thanh toán gồm cả tạm ứng đạt 41,3% so với kế hoạch năm, trong đó Trung ương đạt 46,1%, Địa phương đạt 38,7%kế hoạch. Số vốn thanh toán 10 tháng đầu năm là20700 tỉ đồng trong đó vốn thanh toán cho kế hoạch năm 2000 kéo dài khoảng 6000 tỉ đồng và thanh toán cho kế hoạch năm 2001 đạt khoảng 14700 tỉ đồng cao hơn so với cùng kỳ năm 2000 (16000tỉ đồng ).
Nguyên nhân của việc tỷ lệ vốn thanh toán so với kế hoạch còn thấp là do nhiều dự án mặc dù đã có khối lượng thực hiện nhưng rất thiếu các điều kiện thanh toán cho nên không thể thanh toán được. Đối với các dự án nhóm A, kể cả các dự án chuyển tiếp như dự án xây dựng 38 cầu giao thông nông thôn đồng bằng sông Mê Kông, dự án hồ Tả Trạch, dự án làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam…tiến độ triển khai còn rất chậm, tốn khá nhiều thời gian cho việc hoàn tất các thủ tục đấu thầu, chọn thầu, ký kết hợp đồng thi công , trình duyệt thay đổi thiết kế phát sinh khối lượng, bổ sung hợp đồng nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện và thanh toán…
3.5. Lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư Xây dựng cơ bản.
Thiếu vốn cho tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với nước ta. Song vấn đề sử dụng chưa có hiệu quả nhất là thất thoát lãng phí lại vẫn đang tồn tại. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức thất thoát vốn đầu tư Xây dựng cơ bản vào khoảng 15%,20%, 25% thậm chí con số này có thể lên tới 30% hoặc hơn. Như ở Hà Nội trong 3 năm 1991-1993 Ngân hàng đầu tư và Phát triển thành phố đã tiến hành thẩm định, giám sát dự toán các công trình và hạng mục công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách Trung ương, qua đó đã rút giảm được 27,7 tỉ đồng, bằng 5% tổng giá trị các công trình và hạng mục công trình. Đồng thời thông qua việc thẩm tra quyết toán công trình cũng trong thời gian đó đã giảm được32,1 tỉ đồng chiếm 5% giá trị quyết toán. Tính chung lại tỷ lại vốn đã rút giảm được 10% so với vốn dự toán ban đầu. Riêng năm 1993 sở giao dịch của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam và các chi nhánh trong toàn quốc đã tiến hành thẩm định 3487 dự án đầu tư bằng vón ngân sách trung ương với tổng giá trị 2439 tỉ đồng. Qua công tác thẩm định đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 88 tỉ đồng chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư nói trên. Rút giảm ở khâu thanh toán và quyết toán được 40 tỉ đồng. Trong đó Hải Phòng số vốn giảm được 9,7 tỉ đồng chiếm gần 11%, Gia Lai 6,5 tỉ đồng chiếm 10%…,theo đánh giá sơ bộ của nước ta năm 1992 tổng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản toàn xã hội là 200000 tỷ đồng thất thoát khoảng 700 tỷ đồng. Năm 1993 tổng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản toàn xã hội là 30000 tỷ đồng thất thoát khoảng 910 tỷ đồng …
Trong năm 1998 vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đã bị cắt giảm nhằm hạn chế lãng phí và thất thoát là 838 tỷ đồng so vơí dự toán, riêng khâu kiểm tra quyết toán cắt giảm 105 tỷ đồng thẩm tra phiếu gía 423 tỷ đồng…Dây chỉ là nhưnngx con số sơ bộ, nhiều Bộ, ngành ngoài sự thẩm tra của tổng cục đầu tư phát triển đã tiến hành các biện pháp kiên quyết như: Bộ Thương mại cắt giảm 126 tỷ đồng, nhỏ như tỉnh Bắc Giang cũng tiết kiệm được 10 tỷ đồng, Hà Nội cắt giảm bình quân từ 8-10% so với giá trị tổng dự toán đã được duyệt.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp:
- Thất thoát do nguyên nhân trực tiếp vì cố tình vi phạm các quy định về chế độ quản lý của Nhà nước. Theo báo cáo kết quả thanh tra tài chính năm 2001 do thanh tra Bộ tài chính thực hiện thì công tác quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đang vi phạm nghiêm trọng quy chế, quy định về Xây dựng cơ bản.
- Thất thoát do nguyên nhân gián tiếp vì có những sơ hở trong chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước ở các khâu của quá trình hoạt động đầu tư và Xây dựng.
PHẦN 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
I - ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN TỚI .
1. Mục tiêu phát triển :
Trong đại hội đảng lần thứ IX, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra mục tiêu chiến lược mười năm 2001-2010 là : Đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .
Mục tiêu cụ thể của chiến lược là :
- Đưa GDP bình quân đầu người năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%.
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế –xã hội, quốc phòng an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông đẩm bảo an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc, hệ thống thuỷ nông phát triển phần lớn kiên cố hoá. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho phổ thông cả ngày tại trường, có đủ giường bệnh cho bệnh nhân Đối với ngành xây dựng có định hướng phát triển: Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trong nước và có năng lực đấu thầu những công trình ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại. Nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt đọng tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, cảng, cầu đường…Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp( kể cả xây dựng ) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-15% năm.Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng23-24% lao động
2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB
Theo như dự báo của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô thì để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 7-8% trong giai đoạn 2001-2010 thì nhu cầu vốn đầu tư XDCB cần thực hiện trong giai đoạn này là 2555 nghìn tỷ đồng. Trong đó dự dự kiến cơ cấu các nguồn vốn như sau :
Biểu 15
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB
giai đoạn 2001-2010.
Vốn đầu tư
(1000 tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
2.555
100
I. Vốn Nhà nước
920-1020
36-40
1. Vốn NSNN
195-240
20-25
- Trong đó ODA
90-110
40-50
2.Vốn tín dụng NN
290-340
30-35
3. Vốn DNNN
390-490
40-50
II. Vốn của dân cư
1020-1070
40-42
III. Vốn FDI
460-610
18-24
Nguồn Bộ KH&ĐT
Qua bảng số liệu ta thấy được sự chuyến biến của cơ cấu vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn này, đó là vốn đầu tư XDCB của dân cư sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong số các nguồn vốn được huy động cho đầu tư XDCB.
3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế.
Với lượng vốn đầu tư XDCB dự kiến sẽ được huy động như trên thì ssẽ phân bổ cho các ngành kinh tế như sau:
Biểu 16
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB cho các ngành kinh tế
giai đoạn 2001-2010
Vốn đầu tư
(1000 tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
2555
100
NN-LN- TS- TL
205-230
8-9
Công nghiệp
1280-1330
50-52
GTVT
305-360
12-14
GD- ĐT, Ytế, Văn hóa
165-190
6,5-7,5
KHCN- BCVT
140-155
5,5-6
Ngành khác
290-460
11,5-18
Nguồn Bộ KH&ĐT
Theo dự kiến nhu cầu về vốn đầu tư XDCB cho các ngành kinh tế giai đoạn 2001-2010 thì nhu cầu về vốn đầu tư trong ngành công nghiệp là lớn nhất, vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ từ 8-9%. GTVT chiếm tỷ lệ từ 12-14% có tăng hơn so với các năm trước, đồng thời qua bảng trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư XDCB cho ngành giáo dục đào tạo, văn hóa , y tế trong giai đoạn này có sự tăng lên so với giai đoạn trước, điều này cho thấy Nhà nước ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân. Vậy với nhu cầu đầu tư vô cùng to lớn như trên trong giai đoạn 2001-2010 đã tạo ra cho các doanh nghiệp xây lắp những cơ hội việc làm rất lớn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hoà nhập với xu thế phát triển chung của nề kinh tế thế giới.
II-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB.
1. Giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, thiếu vốn trong lĩnh vực đầu tư là một vấn đề nan giải, nhu cầu cho đầu tư phát triển rất lớn nhưng khả năng đáp còn rất hạn chế, vì vậy việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư là rất cần thiết trong thời gian tới.
Về cơ chế quản lý và chính sách đầu tư nên đồng bộ giữa các luật, các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng như các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan đến lĩnh vực đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời bổ sung sửa đổi kịp thời những điểm còn chưa phù hợp của các văn bản pháp quy gây cản trở, ách tắc trong thực tế sản xuất.
Tiếp tục đổi mới cải tiến mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá, sử dụng triệt để có hiệu quả chính sách và công cụ quản lý ở cấp vĩ mô theo hướng phân cấp mạnh hơn nữa cho các bộ ngành địa phương gắn trách nhiệm với công việc. Giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, đơn giản hoá thủ tục, tránh lãng phí tiêu cực trong công tác đầu tư XDCB, nhằm động viên được nhiều nguồn lực cho đầu tư.
Nghiên cứu cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư của mọi chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, nhằm động viên thu hút đầu tư. Góp phần làm gia tăng lượng vốn đầu tư để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
2.Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư xây dựng .
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và nghị định 12/2000/NĐ-CP của chính phủ thay thế cho điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (ban hành theo các nghị định số 42,92/CP năm 1996-1997 của chính phủ). Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng được quan tâm sủa đổi trong đợt sủa đổi bổ sung. Quy chế này tạo động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư và xây dựng của các thành phần kinh tế góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Quy chế mới đã giải quyết được những vấn đề sau đây:
- Cải tiến quy trình, đơn giản các thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt dự án và các nội dung quản lý đã làm giảm đáng kể chi phí cho giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư.
Theo quy chế này thì chỉ những dự án có quy mô lớn, phức tạp mới phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các dự án có quy mô nhỏ (dưới 1 tỉ đồng) thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mà chỉ lập báo cáo đầu tư với nội dung đơn giản và không phải làm thủ tục thẩm định. Những quy định này đã làm giảm bớt được khá nhiều thủ tục trình duyệt đối với các loại dự án nêu trên và rút ngắn thời gian cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Để phù hợp với tình hình đầu tư của xã hội, đồng thời giảm thiểu các dự án phải đưa trình Chính Phủ phê duyệt, quy mô của các dự án nhóm A được chỉnh nâng lên từ 1,5 - 3 lần so với quy định của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
Quy định mới này đã cơ bản giải quyết được việc Thủ tướng Chính phủ phải mất quá nhiều thời gian cho việc xem xét phê duyệt dự án, đồng thời thực hiện chủ trương phân cấp mạnh hơn cho các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Quy trình thẩm định phê duyệt dự án và các nội dung quản lý khác được cải tiến theo nguyên tắc: Chủ đầu tư trực tiếp trình lên cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để thẩm định và phê duyệt( kể cả các dự án nhóm A). Quy trình này giảm bớt được những thủ tục ở cấp trung gian( là các cơ quan chủ quản như trước đây).
Nội dung thẩm định thiết kế cũng được quy định rõ ràng cụ thể hơn. Nhà nước chỉ thẩm định về một số nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của Nhà nước và xã hội như quuy hoạch kiến trúc, tư cách nhà thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng , quy chuẩn xây dựng, bảo vệ môi trường và quản lý vốn của nhà nước tham gia vào dự án. Còn các nội dung khác dành quyền tự quyết cho chủ đầu tư nhằm loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư.
-Việc phân loại dự án theo tính chất nguồn vốn để quản lý có hiệu quả là khâu đột phá trong quá trình đổi mới, là một đóng góp quan trọng cho quá trình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và xây dựng ở nước ta.
Theo quy chế của Nghị định số52-12/CP, các dự án đầu tư và xây dựng được phân chia thành 4 nhóm theo tính chấ các nguồn vốn đó là:
+Dự án sử dụng vốn NSNN
+Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh Và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
+Dự án sử dụng vốn đầu tư của DNNN
+Dự án sử dụng các nguồn vốn khác
Việc phân chia dự án theo tính chất nguồn vốn và qui định cơ chế quản lý phù hợp không những giảm được nhiêù thủ tục hành chính mà còn tạo thế chủ động khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và xây dựng, đẩy mạnh quá trình phát triển nền kinh tế đất nước.
- Quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh đã được tách bạch, từng bước thực hiện chuyển hướng Nhà nước đầu tư phát triển thông qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Quy định: “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư, cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở vật chất của cơ quan mình” là bước quan trọng tách bạch giữ quản lý nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong đầu tư và xây dựng. Nhà nước chuyển hướng đầu tư thông qua các doanh nghiệp của mình( thay thế cho việc đầu tư thông qua các cơ quan hành chính như trước đây) nhằm giảm bớt các khâu trung gian và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Các quy định về chủ đầu tư cũng đầy đủ và rõ ràng hơn, đã khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong đầu tư và xây dựng.
Về giấy phép xây dựng, đã giảm thiểu các đối tượng phải xin giấy phép xây dựng và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Quy chế này đã mở rộng đối tượng được miễn giấy phép xây dựng, trong đó đáng kể như: Công trình thuộc dự án nhóm B, C có quyết định đầu tư và có thiết kế kỹ thuật được duyệt, công trình nhà ở xây dự án trong khuôn viên của dự án phát triển nhà ở đô thị đã được phê duyệt. Những đối tượng trên trước đây nhà nước quản lý ở cả hai khâu là thẩm định kinh tế kĩ thuật và cấp giấy phép xây dự án dựng, nay đã giảm bớt một khâu để tránh sự trùng lặp trong quản lý.
Quy chế 52-12/CP cũng đã cơ bản giải quyết được vướng mắc lớn trong khâu cấp giấy phép xây dựng (là điều kiện để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ), tháo gỡ ách tắc và tạo điều kiện để chủ đầu tư công trình (đặc biệt là người dân xây dựng nhà ở riêng lẻ) tuân thủ pháp luật, từng bước đưa hoạt động xây dựng đi vào trật tự nề nếp.
Tuy nghị định 52-12/CP đã có nhiều nội dung tích cực nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, nội dung vẫn còn bị chồng chéo và khi áp dụng còn bộc lộ những hạn chế cần phải tiếp tục điều chỉnh. Đồng thời quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng và sâu rộng làm cho hệ thống luật pháp và chính sách theo không kịp. Khi áp dụng vào thực tế quản lý đầu tư xây dựng chúng bộc lộ những nhược điểm là vừa chồng chéo lại vừa sơ hở nên dễ bị lợi dụng, làm thất thoát vốn đầu tư.
Chính vì vậy mà cải cách thủ tục hành chính có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy cải cách hành chính là một việc khó, trong quá trình thực hiện gặp không ít rào cản về cơ chế điều hành và cơ chế con người. Do vậy chúng ta cần xác định rõ cải cách hoàn thiện cơ chế chính sách là một quá trình và phải có từng bước đi thích hợp. Cần phải dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được để nghiên cứu và giải quyết tốt một số vấn đề sau:
Phải đồng bộ hệ thống các quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng. Trước hết cần sớm ban hành luật xây dựng để giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tế hiện nay phân định rõ chức năng của các bộ, ngành trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, từng bước thể chế hoá các văn bản pháp luật. Đầu tư và xây dựng là nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hàng năm vốn dành cho đầu tư và xây dựng của toàn xã hội lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Không chỉ có vốn của nhà nước mà còn có sự tham gia đáng kể và ngày càng tăng nhanh của thành phần kinh tế tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy, sự ra đời của luật xây dựng để điều chỉnh các hoạt đọng trong lĩnh vực này là rất cần thiết, không thể kéo dài mãi tình trạng các quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng bị cắt khúc phân tái và được điều chỉnh ở nhiều nghị định khác nhau như hiện nay.
Nên giao chức năng quản lý nhà nước về công tác đấu thầu trong Xây dựng cơ bản cho bộ xây dựng quản lý. Vì mục tiêu đấu thầu là lựa chọn nhà tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiện dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chỉ có Bộ xây dựng mới đủ khả năng xem xét toàn diện các năng lực này, trước hết là về công nghệ và nhân lực, sau đó là kỹ thuật xây dựng cũng như chất lượng công trình trong xuốt quá trình đầu tư xây dựng. Bộ xây dựng cũng nên được giao chức năng quản lý nhà nước mọt cách toàn diện trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản và giảm bớt chức năng quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc như hiện nay, làm như vậy sẽ khắc phục được những bất hợp lý trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, góp phần hạn chế lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.
Cần phát huy và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp như hội xây dựng, hội kiến trúc sư, hiệp hội tư vấn đầu tư, hiệp hội nhà thầu xây dựng trong việc tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Chính phủ nên cho phép các tổ chức này cấp các loại chứng chỉ và công nhận các chức danh nghề nghiệp( như chủ nhiệm thiết kế, kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án, chủ trì các bộ môn thiết kế, các chức danh về tư vấn xây dựng, giám sát, quản lý xây dựng công trình…) đồng thời tham gia quản lý các hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cần có sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư và xây dựng của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, vừa bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, vừa đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm cho các nhà đầu tư và xây dựng. Phân định rành mạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, ngành từ Trung Ương đến địa phương trong quản lý đầu tư và xây dựng. Đối với các dự án có sử dụng vốn do Nhà nước quản lý cần thực hiện nguyên tắc phân cấp mạnh để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước. Khắc phục tình trạng quyền hạn, nhiệm vụ không rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm, sinh ra nhiều thủ tục không cần thiết, gây tốn kém và cản trở quá trình thực hiện dự án.
3. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư.
Xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư nhằm các mục tiêu:
Xoá bỏ tình trạng “ngẫu hứng” trong đầu tư, các quyết định đầu tư vội vàng thiếu kế hoạch, vi phạm các quy trình đầu tư. Chủ trương đầu tư là khâu được đánh giá là dễ gây ra và đã gây ra thất thoát trong đầu tư XDCB. Điều này được minh chứng bằng hàng loạt các ví dụ: Chủ trương xây dựng thủ đô ở Xuân Hoà trước thời kỳ1975;nhà máy nhiệt điện Cầu Đỏ, nhà máy phân đạm Núi Đính Ninh Bình, Nhà Máy lọc hoá dầu Tuy Hạ ( đã đầu tư trên 20 tỉ đồng theo giá hiện hành thời kỳ1989-1992) đều bị huỷ bỏ vì việc lựa chọn địa điểm xây dựng và công nghệ chưa thích hợp.Khi nhu cầu vè xi măng lớn, chính phủ có chủ trơơng đầu tư phát triển xi măng lò đứng, vì thế một loạt nhà máy xi măng lò đứng với công suất từ 3-10 vạn tấn/ năm, thiết bị Trung Quốc ở các địa phương ra đời( xi măng Thanh Ba – Vĩnh Phú, xi măng Hà Bắc, Xi măng Bắc Thái, xi măng Sơn La…). Rồi đến lượt các nhà máy đường, để đảm bảo nhu cầu 1 triệu tấn đường, một loạt các nhà máy đường thiết bị Trung Quốc được đầu tư xây dựng. Tuy đáp ứng được phần nào nhu cầu về xi măng hay đem lại một số hiệu quả xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn nông dân trong việc khai thác quỹ đất.. hiệu quả trực tiếp của các nhà máy này rất thấp, nhiều nhà máy sản xuất kinh doanh bị lỗ khó khăn hoặc không trả được nợ khi đến hạn.
Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư thiếu các giải pháp điều chỉnh, bổ sung thậm chí nhiều dự án lớn vừa thiết kế , vừa thi công, vừa lên dự toán.Tình trạng đó đã tạo nên sơ hở trong quản lý, dẫn đến lãng phí thất thoát vốn đầu tư kéo dài trong nhiều kế hoạch 5 năm.
Tuy trong các nghị định về quản lý và đầu tư đã quy định trình tự thẩm quyền của các cấp ra quy định đầu tư, nhưng để nâng cao trách nhiệm khi ra các quyết định về chủ trương đầu tư (quyết định đầu tư, duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán chi tiết…) cần quy định cụ thể yêu cầu đối với từng loại quyết định và khẳng định trách nhiệm về kinh tế và luật pháp của người được quyền kí các quyết định đó trong trường hợp để vốn đầu tư bị lãng phí và thất thoát.
Trong công tác kế hoạch hoá đầu tư cũng góp phần không nhỏ gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư. Nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục:
Bản chất của kế hoạch hoá đầu tư là dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trên quy hoạch dài hạn và ngắn hạn của các ngành. Nhưng trong công tác kế hoạch hoá lại thiếu kế hoạch đầu tư XDCB tổng quát theo ngành và lãnh thổ năm năm và hàng năm.
- Hàng năm việc phân phối vốn mang tính chất “chia phần” và cơ chế “xin cho” còn tồn tại dẫn đến kế hoạch phân tán, đầu tư không tập trung, công trình thi công kéo dài, chậm đưa vào khai thác không đúng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt dẫn đến không phát huy được hiệu quả kinh tế.
- Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư.
- Nhiều dự án thiếu thủ tục theo quy định của nhà nước như dư án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn được đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
Để khắc phục nhược điểm trên cần:
+Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn( kế hoạch 5 năm) theo ngành vùng, lãnh thổ dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trên quy hoạch dài hạn và ngắn hạn của các ngành. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. Xoá bỏ tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn đến dự án thiếu vốn phải thi công kéo dài, lãng phí, thất thoát vốn và mất thời cơ kinh doanh.
+ Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn theo nguyên tắc:
Thủ tướng Chính Phủ giao tổng mức vốn đầu tư và danh mục các dự án nhóm A, các mục tiêu hiện vật, gía trị, thời gian đối với các dự án đã được duyệt.
Những dự án còn lại giao cho Bộ trưởng, chủ tịch UBND thành phố triển khai trong khuôn khổ tổng mức vốn đầu tư đã được Chính Phủ giao song phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hiện vật, giá trị, thời gian. Những dự án có mức vốn từ 3 tỉ đồng trở xuống chỉ được bố trí trong một năm kế hoạch, từ 2-3 tỉ đồng tối đa không được quá 2 năm kế hoạch. Quy định số lượng dự án tối đa không được phép vượt quá tuỳ theo tổng mức vốn giao cho các ngành các địa phương.
Các kế hoạch này xác định thời gian cho việc nghiên cứu dự án, tạo điều kiện cho Nhà nước kiểm soát hướng dẫn đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài. Nếu thấy đầu tư không mang lại hiệu quả thì nhà nước cần can thiệp không cho phép đầu tư với bất kỳ nguồn vốn nào.
Việc nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, chủ trương đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư đòi hỏi nhà nước phải quản lý một cách chặt chẽ, chấn chỉnh nâng cao hiệu lực công tác thanh tra kiểm tra từ trung ương đến địa phương.
Nâng cao trình độ chuyên môn và coi trọng phẩm chất đạo đức thông qua quá trình thử thách rèn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra kiểm tra.
Đồng thời kế hoạch đầu tư cần phải được phân bổ hợp lý theo vùng lãnh thổ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự hợp lý này không những làm phát huy được những ưu điểm của vùng mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan.
4.Trong hoạt động đầu tư XDCB
4.1. Công tác đấu thầu
Quy chế đấu thầu hiện nay đang được áp dụng là NĐ 88/CP, 14/CP thay thế NĐ 43/CP trong đó có quy định tất cả các dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu, chỉ trừ những gói thầu đặc biệt và các gói thầu xây lắp có giá trị dưới 1 tỉ đồng …Điều đó thật ra không cần thiết vì hiện nay vốn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng là từ các nguồn: Ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư do nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển,Vốn doanh nghiệp tự đầu tư. Với các dự án sử dụng NSNN thì đấu thầu là tất yếu, với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư và vốn tín dụng đầu tư phát triển thì với cơ chế mới quyền quyết định đầu tư được giao cho hội đồng quản trị các tổng công ty 91(chỉ có đối với dự án nhóm B và C). Còn đối với các dự án sử dụng vốn doanh nghiệp tự đầu tư thì DNNN được tự quyết định đầu tư mà không cần phải đấu thầu. Như vậy nếu các tổ chức cho vay không yêu cầu tổ chức đấu thầu, thì quyền quyết định chọn nhà thầu đối với từng gói thầu cụ thể cũng nên giao cho doanh nghiệp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm dựa trên hiệu quả đầu tư của các dự án mà doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư.
Giải quyết vấn đề này còn giải toả được những trường hợp bức xúc trớ trêu hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước về xây dựng hoặc các doanh nghiệp có lực lượng xây dựng đang vươn lên làm chủ đầu tư các công trình bằng vốn tự có, hoặc vốn vay nhưng lại phải tổ chức đấu thầu… và điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp này.
Đấu thầu là công việc của chủ đầu tư, do chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý dự án. Khi tổ chức thực hiện dự án đương nhiên chủ đầu tư phải tuân theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính Phủ( NĐ52/CP &12/CP ). Điều này thể hiện qua trình tự đầu tư và xây dựng từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao quyết toán công trình. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, tất cả các khâu này đều được cấp quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ và kinh tế tài chính, được kiểm tra thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước ở từng khâu: kế hoạch-xây dựng – tài chính và được phân cấp từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy đấu thầu phải được thực thi trong khuôn khổ này mà không thể khác được. Ngay đến giá trúng thầu( một trong những tiêu chí quan trọng của đấu thầu ) cũng không vượt quá tổng mức đầu tư, tổng mức dự toán hay dự toán đã được duyệt. Nhưng hiện nay trên thực tế: trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá dự thầu là một trong những nhân tố quyết định được hay mất của mỗi nhà thầu. Thời gian qua có quá nhiều gói thầu trúng với giá chỉ bằng 28-30% giá dự toán của chủ đầu tư. Một số người lấy thế làm mừng vì như thế Nhà nước sẽ tiết kiệm được nhiều tiền để đầu tư vào việc khác . Theo bộ KH&ĐT năm 1998 nhờ áp dụng quy chế đấu thầu, Việt Nam tiết kiệm được gần 400 triệuUSD, năm 1999: 330 triệu.
Một vấn đề nữa liên quan đến giá dự thầu là thư giảm giá hiện tượng này diễn ra với những con số hết sức phi lý: tỷ lệ giảm giá từ 5-7% tăng lên 20-30% thậm chí giảm giá gần 40% với giá trị tuyệt đối từ 5-7 tỉ đồng lên tới gần 100 tỉ đồng ,170tỉ đồng, 223tỉ đồng…Những con số khổng lồ và dị thường ấy lẽ ra không thể qua mắt được các chuyên gia có kinh nghiệm trong xét thầu đặc biệt đối với những dự án lớn hàng dăm bảy trăm tỉ đồng. Vậy tại sao những nhà thầu bỏ giá như vậy lại trúng thầu? Câu trả lời cho từng trường hợp cụ thể chỉ có thể tìm thấy khi có nghiên cứu, phân tích vấn đề một cách nghiêm túc, bởi những chuyên gia giỏi chuyên môn, có trách nhiệm và công tâm. Và chính chủ đầu tư phải là người thực hiện việc này. Có ý kiến cho rằng không cần phải làm gì phức tạp, miễn là buộc nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng, về chất lượng và thời gian. Và như vậy chọn nhà thầu bỏ giá thấp là tối ưu. Quy chế đấu thầu đã quy định rất kỹ, nào là phải vượt qua vòng sơ tuyển, nào là đã có sự đánh giá của tổ chuyên gia xét thầu với hệ thống “giá đánh giá” vượt được 70/100 điểm kĩ thuật, yếu tố còn lại để quyết định giá thắng thầu là giá bỏ thầu. Nhưng trên thực tế có rất nhiều thủ thuật để biến báo làm chất lượng xấu trở nên tốt, làm thời gian chậm trở nên hợp lý… để không bị phạt 1-2%0 giá trị công trình cho một ngày bàn giao chậm như trong hợp đồng. Các loại tiêu cực, tham nhũng ẩn náu trong tất cả các khâu của quá trình tư vấn, thiết kế, giám sát thi công, kiểm dịch, nghiệm thu, bàn giao công trình.Và nhà thầu đại hạ giá chưa chắc đã phá sản ngay, hoặc chịu lỗ lớn nhờ vào các hoạt động ngầm trong tất cả các mắt xích đó.
Như vậy thiệt thòi cuối cùng là do Nhà nước phải chịu hậu quả, đó là những công trình chất lượng thấp dẫn đến hiệu quả của nền kinh tế giảm không đạt như kế hoạch. Và tiết kiệm lại trở thành lãng phí.
Để khắc phục hiện tượng này, Nhà nước cần thể hiện vai trò rất quan trọng của mình. Cần có quy chế, hoặc bổ sung các điều khoản trong quy chế đấu thầu hiện hành; quy định cụ thể về tiêu chuẩn và trách nhiệm của các tổ chức tư vấn dự án tư vấn xét thầu; tổ chuyên gia xét thầu, giám sát thi công, nghiệm thu công trình. Đặc biệt quan tâm đến trình độ chuyên gia được tham gia vào tổ xét thầu. Nhà nước cũng cần phải tổ chức thi kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ để xếp hạng các chuyên gia theo cấp bậc( không phải theo bậc lương) như cấp chứng chỉ cho kiến trúc sư hiện nay. Tuỳ quy mô và độ phức tạp của gói thầu mà chủ đầu tư lựa chọ chuyên gia có đủ trình độ để tham gia tổ xét thầu. Cũng cần phải có chế tài với tât cả những người tham gia vào quá trình đấu thầu và quản lý dự án. Trong xây dựng nói về lý không thể chấp nhận “tiền nào của nấy”, bởi trong số hồ sơ mời thầu đã quy định tiêu chuẩn và chất lượng công trình. Nhà thầu dù thắng thầu với giá nào đi chăng nữa cũng phải hoàn thành bàn giao công trình với chất lượng và điều kiện kỹ thuật đã ghi rõ ràng trong hợp đồng.Sở dĩ thực tế còn nhiều trường hợp “ nhân nhượng” về chất lượng và thời hạn bàn giao công trình, là có sự thông đồng, hối lộ của nhà thầu, hoặc thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát kiểm tra. Vậy cho nên cần thiết chặt công tác kiểm tra chất lượng bao gồm chất lượng tư vấn, kinh tế, kiểm định giám sát nghiệm thu. Ở mỗi khâu đều phải quy định cụ thể trách nhiệm tiêu chuẩn và biện pháp chế tài. Đấu thầu và quản lý dự án là các khâu có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực trạng hiện nay đa phần giá thắng thầu không phải là giá quyết toán. Do đó cần phải quản lý chặt chẽ các khối lượng phát sinh, điều chỉnh…Tiếc rằng còn có nhiều công trình mà cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư nhà thầu, tổ chức giám sát kiểm định đều thuộc một bộ ngành nên nhiều khi thiếu sự thẳng thắn, khách quan. Điều này liên quan đến việc thực hiện kiên quyết chủ trương của Đảng và nhà nước, tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý doanh nghiệp, xoá bỏ chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, cán bộ không quản lý doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trung ương, địa phương. Nhà nước cũng nên xem lại việc giao cho các địa phương, bộ, ngành không có đủ chuyên gia về xây dựng làm chủ đầu tư những công trình phức tạp. Nên chăng những công trình lớn như dự án cấp thoát nước các thành phố lớn, công trình y tế, giáo dục… giao cho bộ Xây dựng tổ chức các ban quản lý dự án độc lập thay mặt chủ đầu tư quản lý xây dựng cho đến khi bàn giao. Hình thành các công ty quản lý dự án, công ty tư vấn thiết kế, giám định độc lập với các bộ, ngành sẽ là một trong những biện pháp tốt nhằm thực hiện chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp và XDCB.
Các thủ tục trong đấu thầu cũng cần cải tiến theo hướng gọn nhẹ, phải quy định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cụ thể (kể cả trách nhiệm kinh tế trước pháp luật) của chủ đầu tư và các cơ quan chủ quản đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn, phải xác định đúng giá trần để làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu. Mặt khác chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm bảo đảm khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật và tài chính của mình.
Một vấn đề nữa là sau khi mở thầu cần phải có một khoảng thời gian để cơ quan chuyên môn tổng hợp đánh giá xếp hạng trình cấp có thẩm quyền phê duyện đơn vị trúng thâu. Khoảng thời gian này sẽ gây nên tiêu cực, vậy nên quy định tiêu chuẩn một cách cụ thể rồi khi mở thầu các thành viên hội đồng bỏ phiếu công khai tại thời điểm mở thầu tổng hợp điểm và công bố kết quả đơn vị trúng thầu tại chỗ.
4.2. Công tác thẩm định
Thẩm định là bước kiểm duyệt nhằm loại bỏ những bất hợp lý trong các khâu lập dự án, dự toán thiết kế, quyết toán công trình, tham mưu giúp cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. ở khâu này chỉ một sơ suất nhỏ cũng dãn đến tăng lãng phí, thất thoát làm mất đi hiệu quả của vốn đầu tư. Thực tế đã có địa phương do thẩm định dự án làm không tốt dẫn đến quyết định đầu tư xây dựng một hệ thống trạm bơm tưới công suất lớn, nhưng không phát huy được hiệu quả phải cho tháo gỡ máy cấp cho các xã làm bơm nhỏ. Có đường điện 35 KV đã dựng cột xong hàng chục cây số lại có yêu cầu phảI dịch chuyển bởi vì vi phạm hành lang an toàn giao thông… Tất cả những chi phí tốn kém ấy nhà nước đều phải chịu.
Trong thẩm định dự toán thiết kế càng có khó khăn hơn, Phát hiện sai sót trong thiết kế, lập dự toán thừa hay thiếu là việc làm có khó khăn nhưng cũng còn mang tính chất chủ quan. Điều đáng nói ở đây là do giá cả thị trường cũng còn biến động luôn, nên thẩm định duyệt xong, khi ban hành quyết định phê duyệt thì gía trị dự toán lại lạc hậu so với thị trường. Khi đưa công trình vào thi công lại một sự trượt giá nữa xảy ra. Những biến động này không thể kiểm soát được.
Khâu thẩm định quyết toán là bước cuối cùng kiểm duyệt tài chính, ổn định giá trị đầu tư cho công trình. Mấy năm gần đây, da phần khâu này do cục đầu tư phát triển địa phương( nay là quỹ hỗ trợ phát triển đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư) chủ trì thẩm duyệt trình UBND tỉnh phê duyệt, có số ít công trình tuỳ theo giá quyết toán mà mà tỉnh uỷ quyền cho huyện hoặc ngành chủ quản thẩm định phê duyệt. Nhìn chung việc thẩm duyệt diễn ra đúng trình tự quy định nhưng kết quả thì chưa thật chính xác, khách quan. Nguyên nhân vì: Cán bộ được cử làm công tác thẩn định khâu này là những người có nghiệp vụ tài chính, ngân hàng nên không chuyên sâu nghiệp vụ kỹ thuật trên các lĩnh vực XDCB. Do cơ chế quản lý nên có một số ít người vì quyền lợi cá nhân mà quên mất vị trí là thước đo giá trị công trình.
Như vậy cần phải có một cơ chế quản lý hợp lý nên bổ sung vào cá thông tư về thẩm định và quan trọng là cần đơn giản hoá các khâu trong quá trình thẩm định tránh rườm rà gây mất thời gian cho bên trình thẩm định. Đồng thời cũng tránh được sự trượt giá trong thẩm định dự toán thiết kế. Nhà nước cũng nên thiết lập một bộ máy kiểm toán thật vô tư để làm ở khâu thẩm định quyết toán. đây là bước cuối cùng và liên quan đến vấn đề tài chính, ở khâu này thường có sự thông đồng với nhau, nếu không thật sự vô tư thì sẽ dẫn đến tình trạng “ bịt lỗ hà” nó lại “ chui ra lỗ hổng” gây nên sự thất thoát khối lượng lớn vốn đầu tư XDCB.
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước, là tiền đề cơ bản để thực hiện CNH-HĐH đất nước. Trong lĩnh vực này còn rất nhiều những vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn cần phải xem xét. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài : “ Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn 1991-2000 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới”.
Trong đề tài này về mặt lý luận em đã nêu lên những khái niệm và chỉ tiêu dánh giá hiệu quả và một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản. Về mặt thực tiễn em có đưa ra các số liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá được tình hình sử dụng vốn trong đầu tư XDCB thành tựu đạt được và một số hạn chế còn tồn tại. Nhìn chung trong 10 năm thực hiện đầu tư Xây dựng cơ bản ở nước ta đã đạt được những hiệu quả nhất địnhvề mặt taì chhính, xã hội … nhưng bên cạnh đó hiệu quả đạt được chưa thực sự cao. Trong đề tài này em cũng mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lượng vốn này.
Với kinh nghiệm thực tế và lý luận còn hạn chế, bên cạnh đó bài viết được hình thành dưới tư duy phân tích chủ quan cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em có cơ hội nhận thức về bản thân được rõ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo- Thạc sỹ Phạm Văn Hùng và các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế đầu tư Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn chú Hà Ngọc Quang – cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Bộ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2002
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 6
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 6
I .ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 6
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 6
1.1.KHÁI NIỆM: 6
1.2.ĐẶC ĐIỂM. 7
2- VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ. 8
2.1. TRÊN GIÁC ĐỘ NỀN KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC. 8
2.1.1. ĐẦU TƯ VỪA TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG CUNG VỪA TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG CẦU. 8
2.1.2.ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG HAI MẶT ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ. 8
2.1.3. ĐẦU TƯ CÓ TÁC DỤNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 10
2.1.4 ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ . 11
3. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 11
3.1. VỐN TRONG NƯỚC. 11
3.2. NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI. 12
II ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 13
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 13
1.1. KHÁI NIỆM 13
1.1.1.KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN: 13
1.1.2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN. 14
1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 15
2. VỐN ĐẦU TƯ XDCB 16
2.1. KHÁI NIỆM 16
2.2. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XDCB. 17
2.3.CẤU THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XDCB 18
2.3.1.VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT. 18
2.3.2. VỐN ĐẦU TƯ MUA SẮM MÁY MÓC THIẾT BỊ CHO ĐỐI TƯỢNG XÂY DỰNG: 19
2.3.3. NHỮNG CHI PHÍ XDCB KHÁC LÀM TĂNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 19
3. PHÂN LOẠI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 20
4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 21
4.1- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 21
4.1.1.KHỐI LƯỢNG VỐN THỰC HIỆN. 21
4.1.2.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT PHỤC VỤ TĂNG THÊM 23
4.2-HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 25
III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ. 31
1. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN THEO CẤU THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 31
2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN. 33
3.TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ 33
PHẦN II 35
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2000 35
I-THỰCTRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 35
1991-2000. 35
1. KHỐI LƯỢNG VỐN THỰC HIỆN: 35
2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ VỀ CƠ CẤU CÁC NGUỒN VỐN NHƯ SAU: 38
2.1. CƠ CẤU THEO NGUỒN VỐN 38
2.2.CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ THEO NGÀNH. 40
2.3.CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG KINH TẾ: 41
2.3.1. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ĐƯỢC TRONG 10 NĂM QUA (1991-2000). 42
II TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB 45
1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỜI KỲ 1991-1995 45
2. VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG NĂM 2001. 56
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB 58
1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRONG 10 NĂM 1991- 2000 58
2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN . 60
2.1.HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 61
2.2.HIỆU QUẢ XÃ HỘI 64
3. NHỮNG TỒN TẠI CÒN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở NƯỚC TA. 65
3.1. ĐẦU TƯ DÀN TRẢI. 65
3.2. TRONG ĐẦU TƯ XDCB TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ CÒN CHẬM. 66
3.3. CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRONG XDCB CÒN CÓ MẶT CHƯA HỢP LÝ. 68
3.4.TÌNH TRẠNG VỐN CHỜ DỰ ÁN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 69
3.5. LÃNG PHÍ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 70
PHẦN 3 72
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 73
I - ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN TỚI . 73
1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN : 73
2. DỰ KIẾN CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB 74
3. DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XDCB THEO NGÀNH KINH TẾ. 75
II-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB. 77
1. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 77
2.HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG . 77
3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ ĐẦU TƯ. 83
4.TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 86
4.1. CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 86
4.2. CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 90
KẾT LUẬN 92
MỤC LỤC 94
Biểu 5
Vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế thời kỳ 1991-1995
(giá so sánh năm 1995)
Đơn vị: tỷ đồng
Vốn đầu tư (tỉ đồng )
Tốc độ phát triển định gốc(%)
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số
1991
92/91
93/91
94/91
95/91
Tổng số
12.780
19.055
36.403
37.584
42.860
148.682
100
149,1
284,84
249,08
315,37
Nông ng,TL,LN,TS
2.290
3.360
4.050
4.560
5.220
19.480
100
146,72
176,86
199,13
277,95
Công nghiệp
6.430
9.890
24.220
23.870
23.750
88.160
100
153,81
376,67
371,23
369,36
GTVT- BĐ-LL
2.990
4.510
6.500
7.140
10.950
321.090
100
150,84
217,39
238,8
366,22
Khoa học công nghệ
104
98
75
95
167
539
100
94,23
72,12
91,35
160,58
Giáo dục và đào tạo
477
631
734
792
1.291
3.925
100
132,29
153,88
166,04
270,65
Y tế xã hội
257
290
417
484
544
1.992
100
112,84
162,26
188,33
211,67
Văn hoá thể thao
232
276
407
643
938
2.496
100
118,46
175,43
277,15
404,31
Nguồn :Bộ KH&ĐT
Vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế giai đoạn 1996 - 2000.
(Giá so sánh năm 1994)
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển định gốc (%)
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng(%)
1996
97/96
98/96
99/96
00/96
Tổng số
49078
56900
58388
63872
75579
303747
100
115,94
118,83
130
154
NN, TL, LN, TS
5340
5800
7012
7570
8087
33809
100
108,61
131,31
141
151
Công nghiệp
29740
35000
35015
38808
44870
183433
100
117,69
117,74
130
150
GTVT, BĐ, LL
10460
12000
12492
12811
17327
65090
100
114,72
119,43
120
165
Khoa học công nghệ
279
300
256
338
320
1493
100
107,53
91,76
121
114
GD - ĐT
1344
1500
1550
1849
2678
8921
100
111,61
115,23
137
129,2
Y tế, Xã hội
815
1000
872
1084
197
4868
100
122,7
106,99
133
134,6
VH –TT
1100
1300
1121
1367
1520
6408
100
118,18
101,91
124,27
138,18
Nguồn : Bộ KH&ĐT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong thời gian tới.doc