Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang

1.1. Huyện Yên Sơn có tiềm năng lớn về chăn nuôi đại gia súc với tập đoàn cây thức ăn gia súc phong phú, đa dạng. Huyện có diện tích cỏ trồng lớn nhất tỉnh (223,76 ha, chiếm 71,28% tổng diện tích đất trồng cỏ của tỉnh) và hiện đang tiếp tục đưa thêm giống cỏ cao sản VA 06 vào sản xuất thâm canh trên diện rộng. 1.2. Thành phần cỏ tự nhiên đa dạng, có chất lượng cao hơn cỏ trồng, đặc trưng là thảm cỏ ở bãi bằng và thảm cỏ dưới tán rừng trồng. Năng suất cỏ tự nhiên không phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất mà phụ thuộc chủ yếu vào kiểu thảm thực vật. Bãi chăn thả tự nhiên hiện còn không nhiều và cỏ tự nhiên có năng suất thấp. Tuy nhiên có thể sử dụng thảm có dưới tán rừng trồng làm nơi chăn thả gia súc trong mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10).

pdf131 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có độ pH 3,13 – 3,18 - đất có độ chua cao. Nitơ được biết đến chủ yếu cho khả năng "lên xanh" bãi cỏ. Nitơ giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Hàm lượng Nitơ tổng số trong các mẫu phân tích dao động từ 0,1 – 0,26, thấp nhất ở điểm số 2, 3 và cao nhất ở điểm số 5. Hàm lượng mùn dao động từ 1,331 – 3,620, thấp nhất ở điểm 3 và cũng cao nhất ở điểm số 5. Như vậy, hàm lượng Nitơ tổng số và mùn đều đạt cao nhất ở điểm số 5, điều này góp phần giải thích năng suất cao vượt trội của điểm số 5. Vì hàm lượng mùn và Nitơ tổng số của đất có liên quan rất chặt chẽ đến khối lượng chất xanh của cỏ, góp phần lớn trong việc tạo ra sinh khối. Kết quả phân tích cũng phù hợp với nhận định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 khách quan từ bên ngoài vì chất đất ruộng giàu mùn rất phù hợp cho sự phát triển của cỏ. Phospho cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng. Phospho thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Phospho giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi…Trong các mẫu nghiên cứu, Hàm lượng Phospho (P2O5) cao nhất ở mẫu 1: 0,185 %, thấp nhất ở mẫu 2: 0,032 %. Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng nông sản. Trong các mẫu nghiên cứu, hàm lượng K cao nhất ở các điểm 2:  0,226, thấp hơn là mẫu 1: 0,128%. Như vậy, dinh dưỡng đất có vai trò quan trọng đối với năng suất cỏ trồng. Đất trồng cỏ được chăm sóc và sử lí cẩn thận hơn đất cỏ tự nhiên nên có hàm lượng dinh dưỡng đất cao hơn, cho năng suất cỏ trồng cao. Tuy nhiên các mẫu đất cỏ trồng nghiên cứu cũng chưa đạt đủ các tiêu chuẩn đất tốt. Chính vì vậy năng suất cỏ thu được chưa phải là năng suất tối đa trong điều kiện lí tưởng. 4.4. Đánh giá một số mô hình kinh tế chăn nuôi trong địa bàn huyện 4.4.1. Mô hình trồng cỏ Voi thƣơng phẩm Chúng tôi điều tra mô hình trồng cỏ voi thương phẩm tại gia đình anh Lâm – Xã Hoàng Khai – Huyện Yên Sơn, thời gian: Tháng 7 năm 2008. Anh Lâm trồng cỏ voi thương phẩm trên đất của trại bò Hoàng Khai, diện tích là 1,8 ha, giống cỏ voi không lông, năm thứ 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Diện tích cỏ voi trên được trồng từ chương trình bò sữa, để phục vụ nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò của trại Hoàng Khai. Kết quả điều tra như sau: Lứa đầu mới cắt, cỏ sinh trưởng mạnh nên cho năng suất đạt 100 tấn/1,8 ha, lứa sau chăm sóc tốt, năng suất đạt 80 tấn/1,8 ha. Những lứa cắt sau thường xấp xỉ 50 tấn/1,8 ha. Vào mùa khô năng suất còn 30-40 tấn/1,8 ha. Từ thực tế trên cho thấy, vào mùa khô, năng suất cỏ voi trồng tại đây đạt 16,67–22,22 tấn/ha/lứa, bình thường cho năng suất 27,78 tấn/ha/lứa, chăm sóc tốt cho năng suất 44,44 tấn/ha/lứa, lứa cắt cao nhất có thể đạt đến là 55,55 tấn/ha. Như vậy, có thể tính năng suất bình quân một lứa cắt là: (44,44x2 + 27,78x2 + 22,22)/5 = 33,33 tấn/ha, năng suất cả năm là: 33,33 x 5 = 166,65 tấn. Cỏ được bán cho trại bò Hoàng Khai với giá 220 vnđ/kg nên số tiền thu được từ bán cỏ là: 166.650kgx220vnđ/kg = 36.663.000 vnđ/ha/năm. Chăm sóc: Anh Lâm sử dụng nguồn phân từ trại bò ngay bên cạnh để bơm tưới cho bãi trồng cỏ là chính, bơm tưới sau mỗi lứa cắt và giữa một chu kỳ cắt. Phân vô cơ NPK bón sau 2 lứa cắt với lượng: 20 kg/sào, giá 6540 vnđ/kg, bón thúc đạm: 4kg/sào, giá 6300 vnđ/kg. Chi phí trên 1,8 ha/năm là: 15.600.000 vnđ, tương ứng với khoảng 8,6 triệu/ha/năm. Như vậy, trừ chi phí, mỗi năm anh Lâm lãi khoảng: 28.063.000 vnđ/ha/năm. Đây là một con số không lớn so với diện tích đất anh Lâm đang sử dụng. 4.4.2. Mô hình chăn nuôi bò sữa tại trại bò Hoàng Khai – Xã Hoàng Khai – Yên Sơn Trại bò Hoàng khai được thành lập khi tỉnh Tuyên Quang khởi động chương trình bò sữa bắt đầu từ Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 20/11/2001 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế của tỉnh, toàn tỉnh Tuyên Quang đã hạ quyết tâm: "Đẩy mạnh phát triển đàn bò; trong thời gian ngắn nhất, hình thành đàn bò sản xuất sữa, đàn bò thịt chất lượng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Phấn đấu đến năm 2005 có trên 4.800 con bò sữa, trong đó có 1.600 bò cái sinh sản". Năm 2002, sau một chuyến thăm thú, khảo sát dài ngày về nuôi bò sữa tại bang Queenslend (Australia), tỉnh Tuyên Quang đã quyết định nhập khẩu 714 con bò sữa Australia (gồm 709 bò cái và 5 bò đực giống) để mở đầu chương trình "Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản" ồ ạt của mình. Tháng 5/2003, tỉnh tiếp tục nhập khẩu 1.869 con bò (gồm 1.763 bò sữa và 106 bò thịt) và đợt nhập khẩu cuối cùng là vào tháng 4/2004 với 1.668 con (802 bò sữa và 758 bò thịt). Tổng chi phí cho đàn bò nhập khẩu lên tới 99,88 tỉ đồng. Tính ra, bình quân mỗi con bò sữa nhập khẩu có giá 25,7 triệu đồng và bò thịt là 16,3 triệu đồng. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ của chúng tôi, tổng chi phí cho chương trình bò sữa của Tuyên Quang đến cuối năm 2005 đã lên tới 214,5 tỉ đồng (bao gồm: 130,7 tỉ đồng vay từ nguồn Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển, nguồn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước... và 83,8 tỉ đồng lấy từ ngân sách). Nếu tính cả giá trị vốn đầu tư cho các công trình xây dựng hiện nay chưa được thanh quyết toán, tổng vốn đầu tư của "dự án bò sữa" lên tới 250,23 tỉ đồng [9]. Chương trình bò sữa thất bại vì nhiều nguyên nhân. Đa số bò và trại bò Phú Lâm chuyển giao lại cho công ty Vinamilk. Trại bò Hoàng Khai là một trong hai trại bò vẫn tồn tại và từng bước khắc phục khó khăn để đi lên. Chủ trại bò: Ông Trần Nhất Súy, nhân lực làm việc cho trại: 23 người Số lượng bò: 105 con bò trong đó có 42 con đang lấy sữa (40%), còn lại là bê và chờ đẻ (60%). Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều tra mô hình chăn nuôi bò sữa tại Hoàng Khai (Tháng 7 năm 2008) Nhóm bò Thức ăn Khối lượng (Kg/con/ngày) Đơn giá: vnđ Chi phí/con/ngày (vnđ) Chi phí Cả đàn/ngày Cho sữa: (42 con) Thức ăn thô xanh 45 220 9900 415.800 Thức ăn tinh 8 5.700 45.600 1.915.200 Lượng sữa thu được 14,5 8.500 123.250 5.176.500 Bò chờ đẻ + bê (63 con) Thức ăn thô xanh 35 220 7700 485.100 Thức ăn tinh 3 5.700 17100 1.077.300 Chi phí cho cả đàn/ngày: 3.893.400 (ba triệu tám trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm đồng) Thu lại: 5.176.500 (năm triệu một trăm bảy mươi sáu nghìn năm trăm đồng) Lãi từ chăn nuôi: 5176500 - 3.893.400 = 1.283.100 vnđ Trả lương cho công nhân: 23 x 50.000 = 1.150.000 vnđ Từ số liệu điều tra được thống kê trên bảng 4.9, cho thấy kết quả kinh doanh chăn nuôi không có lãi. Chỉ đủ trả lương công nhân và duy trì, phát triển đàn bò. Chưa tính đến rất nhiều khoản chi phí phải sử dụng trong quá trình chăn nuôi như tiền thuốc men, tiền điện, nước, thuế, vận chuyển sữa, trang thiết bị phục vụ vắt và bảo quản sữa, … Vậy thì nguyên nhân nào giúp trại bò Hoàng Khai có thể tồn tại được đến hôm nay. Theo ông Trần Nhất Súy – chủ trại, giám đốc công ty TNHH Hoàng Khai, người đã gắn bó với trại bò từ những ngày đầu tiên của chương trình bò sữa cho biết: ngay cả lúc bò mang số hiệu AHF123 đạt 45 lít sữa/ngày (sản lượng cao nhất Việt Nam) thì trại của ông vẫn thua lỗ vì giá sữa bán được vẫn thấp hơn giá thành sản phẩm, “Giá một chai sữa bò lúc bấy giờ còn rẻ hơn một chai nước khoáng thiên nhiên”. Đó cũng là nguyên nhân mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 từ năm 2003, các trại bò Đồng Thắm, Thắng Hiền, Đức Lương… không có tiền trả cho người dân và phải tuyên bố phá sản. Nhưng hiện nay giá sữa tươi ở Việt Nam đã được cải thiện: 8500 vnđ/kg (sữa tốt giá 8750 vnđ/kg – thời điểm tháng 7/2008). Điều đó giúp ông có cơ sở để tin tưởng vào tương lai của đàn bò. Hơn nữa, theo ông Súy, khi đàn bò ổn định thì có thể có đến 60% con bò cái cho sữa, như vậy sản lượng sẽ gấp 1,5 lần hiện nay. Để trại bò có thể tồn tại lâu dài, ông Súy quan tâm đến nguồn nhân lực làm cho trại. Lương có thể không được cao nhưng công nhân trại bò có chỗ để ở, có đất để trồng cỏ bán cho trại, sử dụng nguồn phân bò của trại để chăm sóc cho cỏ, và có ao (sử dụng đất của trại) để nuôi cá tăng thêm thu nhập để ổn định cuộc sống. Nên công nhân yên tâm làm việc cho trại. Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình nuôi bò sữa như trên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Phải dựa trên cơ sỏ hạ tầng đã có từ trước và vẫn phụ thuộc rất nhiều vào giá sữa nguyên liệu bấp bênh. Theo GS.TS Đinh Văn Cải (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), hiện Việt Nam có 8 nhà sản xuất sữa là Nestle, Dutch Lady, NutiFood, Lottramilk, F&N, Hanoimilk, Vinamilk và Bình Định với 17 nhà máy chế biến sữa. Từ năm 2006, thị trường còn có thêm Cty sữa Elovi (Thái Nguyên); Cty sữa Quốc tế (Hà Tây cũ); Việt Mỹ (Hưng Yên); Milas (Thanh Hoá)... Tuy nhiên, sản lượng sữa tươi từ tổng đàn bò trong nước chỉ đáp ứng 28% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước. Hàng năm, Việt Nam phải nhập một lượng sữa lớn (khoảng 72%) chủ yếu là sữa bột để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Cả miền Bắc có 27.300 con bò nhưng chỉ có một nửa số bò cho sữa với khối lượng khoảng 90 tấn/ngày. Khoảng 10% trong số này đã được chế biến để bán lẻ tại địa phương. Với lượng sữa như vậy, chỉ có thể cung cấp cho 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 nhà máy sản xuất với công suất nhỏ hoạt động. Vậy nhưng ở miền Bắc có tới 10 doanh nghiệp sản xuất với tổng sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 330 tấn/ngày. Như vậy, sản lượng sữa tươi từ đàn bò của miền Bắc chỉ chiếm khoảng hơn 20% sản lượng sữa tiêu thụ thực tế trên thị trường. Lượng lớn sữa tươi trên thị trường được làm từ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, khi mà sữa nguyên liệu vẫn chủ yếu là sữa bột ngoại nhập (72%), giá sữa tươi nguyên liệu thấp và bấp bênh, người chăn nuôi không được đảm bảo quyền lợi để phát triển thì mô hình chăn nuôi bò sữa khó có thể nhân rộng vì không có lãi. Số lượng đàn bò sữa không thể tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. 4.4.3. Mô hình trồng cỏ voi, nuôi bò thịt Chủ hộ: Nguyễn Văn Hoàn – Xóm Tiền Phong – Xã Phú Lâm – Yên Sơn Diện tích trồng cỏ voi là 2 ha, với năng suất bình quân xấp xỉ 50 tấn/lứa cắt/ha. Một năm cắt 5 lứa. Như vậy sản lượng cỏ cả năm là 50x5x2 = 500 tấn/2ha/năm. Lượng cỏ này dùng để nuôi bò tại nhà và bán cho trại bò Phú Lâm với giá 250 vnđ/kg. Như vậy giá trị thu được hàng năm từ trồng cỏ nếu bán hết là 125 triệu đồng, trừ chi phí phân bón còn xấp xỉ 100 triệu/năm tương ứng với 50 triệu/ha/năm. Ông Hoàn bắt đầu nuôi bò từ năm 2004 với số lượng 20 con bò Bradman nhập từ Australia theo chương trình của tỉnh. Nuôi theo hình thức nuôi rẽ (nuôi bò mẹ, giữ lại 50% số bò con sinh ra). Đến năm 2006, ông đã trả lại hết cho nhà nước số bò ban đầu và 9 bê con, ông giữ lại được 9 bê con giống Bradman. Sau đó mua thêm 10 con: 7 con bò lai Sind và 3 con bò Bradman, bán được 3 bê con. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Bảng 4.10. Số lượng đàn và biến động số lượng qua các năm tại gia đình ông Hoàn Năm Bò mẹ đẻ Mua/nhập Bán/trả Tổng đàn 2004 20 20 2005 9 29 2006 9 20 bò + 9 bê 36 2007 3 7 + 3 22 2008 3 3 22 2009 2 24 Trồng cỏ voi, diện tích 2ha, năng suất 250 tấn/năm Như vậy, sau 2 năm nuôi rẽ, ông Hoàn đã thu về 9 con bò ngoại Bradman cho mình (2006), hiện nay đã trưởng thành và có khối lượng xấp xỉ 500 kg/con. Về hiệu quả kinh tế, những năm nuôi bò số lượng từ 20-24 con, hàng năm ông Hoàn phải dùng trên 50% cỏ trồng để nuôi. Thời gian có 29 con phải dùng tới 60-70% cỏ trồng. Như vậy tổng thu từ cỏ đạt 30-50 triệu/năm. Nếu ước tính giá trị đàn bò 24 con khoảng 240 triệu thì bình quân mỗi năm thu 40 triệu. Tổng thu của gia đình khoảng 70 – 90 triệu/năm. Như vậy giá trị lợi nhuận là khá cao. Mặt khác, với đàn bò hơn 20 con, ông Hoàn đã xây dựng được hệ thống Biogas, cung cấp đủ điện và chất đốt cho cả gia đình, mỗi tháng ông tiết kiệm được hơn 2 triệu tiền điện, mỗi năm tiết kiệm được hơn 20 triệu. Mô hình kết hợp trồng cỏ cao sản và nuôi nhốt bò thịt giống ngoại của ông Hoàn đạt giá trị kinh tế cao. Phù hợp với những hộ gia đình có diện tích đất trồng cỏ không quá lớn, có điều kiện để xây dựng chuồng trại nuôi nhốt và hệ thống sử lý chất thải chăn nuôi. 4.4.4. Mô hình trồng cỏ Voi, VA 06 thƣơng phẩm Chủ hộ: Anh Trần Văn Vỹ – Thôn Ngòi Xanh – Xã Phú Lâm – Yên Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Anh Vỹ trồng cỏ Voi từ năm 2006, đầu tư chung với anh Khánh, thầu 5 ha đất thuộc trại bò Phú Lâm, nhưng diện tích trồng cỏ thực xấp xỉ 4 ha. Năng suất cỏ trung bình 150 tấn/lứa/4 ha, cắt 5 lứa/năm, sản lượng thu được: 750 tấn/năm. Bán cho trại bò với giá 220 vnđ/kg. Như vậy, tổng số tiền thu được ước tính khoảng: 165 triệu. Chi phí sản xuất bao gồm: Chăm sóc: Phân hữu cơ: 70 m3/lần x 2 lần/năm x 60.000/m3 = 8.400.000. Phân vô cơ: NPK: Bón lót 5 tạ/lần x 2 lần/năm x 310.000 vnđ/tạ = 3.100.000 vnđ/năm. Đạm bón thúc: 3 tạ đạm/lứa cắt x cắt 5 lứa/năm x 520.000vnđ/tạ = 7.800.000 vnđ. Công cắt: 35.000/tấn x 750 = 26.250.000. Công vận chuyển: 15.000/tấn x 750 = 11.250.000. Tổng chi phí sản xuất ước tính là: 30.550.000. Như vậy một năm trồng cỏ thu về khoảng: 134.450.000 vnđ/4ha, 33.612.500 vnđ/ha. Cuối năm 2007, anh Vỹ chuyển toàn bộ diện tích trên cho anh Khánh làm, chuyển sang làm đồi keo với diện tích khoảng 4 ha. * Mô hình trồng cỏ voi quy mô gia đình: Ngoài diện tích đầu tư chung với anh Khánh, anh Vỹ trồng gần nhà một đơn vị diện tích cỏ thương phẩm. Diện tích cỏ Voi trồng gần nhà của anh Vỹ là: 1800 m 2 (5 sào Bắc bộ). Chăm sóc tốt, có thể cho năng suất trung bình là 11 tấn/lứa cắt, cắt 5 lứa/năm, ước đạt sản lượng: 55 tấn/1800m2/năm, tương đương 305,55 tấn/ha/năm. Bán với giá: 250 vnđ/kg, số tiền thu được khoảng: 76.387.500 vnđ/ha/năm. Chi phí chăm sóc: gồm công cắt cỏ, vận chuyển và phân bón ước khoảng: 2.978.000 (Trong đó: Công cắt cỏ: 1.925.000, phí vận chuyển: 825.000, bón thúc đạm: 104.000, bón lót NPK 124.000). Trừ chi phí, anh Vỹ thu được: 12.299.000/5 sào/năm, thu khoảng 68 triệu/ha. Giá trị kinh tế thu được từ diện tích cỏ voi trên là rất lớn. So với những điểm khác thì cao hơn hẳn. Tuy nhiên đây là số liệu lí tưởng khi chăm sóc tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 và mùa vụ thuận lợi. Mặt khác, bãi cỏ nhà anh Vỹ là bãi bồi ven suối nên liên tục được bồi đắp hàng năm, hàm lượng dinh dưỡng đất cao. Nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn nguy cơ bị lũ quét. Thực tế, năm 2009, bãi cỏ nhà anh Vỹ đã bị lũ quét mất gần 50% diện tích ven bờ suối. Nhưng nếu loại trừ các nguy cơ từ bên ngoài, kết quả trên cho thấy trồng cỏ voi có thể cho lợi ích kinh tế rất cao nếu đầu tư chăm sóc thâm canh đúng kỹ thuật trên nền đất tốt. * Mô hình trồng ngô làm thức ăn gia súc quy mô gia đình Đồng thời với trồng cỏ thương phẩm, anh Vỹ còn trồng ngô thương phẩm làm thức ăn gia súc với diện tích 3 sào: 1080 m2. Chăm sóc ngô và làm đất tương tự như đối với cỏ: Bón phân chuồng 2 lần/năm, NPK 20kg/sào, bón đạm khi ngô được 5 lá: 4 kg/sào, giống thường trồng là VN 10, Bioseed, HQ2000 có giá 40.000 – 50.000/kg, cần khoảng 1kg/sào. Ngô được trồng làm 3 vụ trong năm. Thu hoạch làm thức ăn gia súc khi có bắp non có thể luộc được. Đạt năng suất từ 1,2 – 1,5 tấn/sào/vụ: năng suất cao nhất vào vụ đông. Bán cho trại bò Phú Lâm với giá hiện nay là 550 vnđ/kg. Ảnh 4.9, bãi ngô trồng làm thức ăn gia súc (phụ lục). Như vậy, tổng năng trung bình trong một năm của 3 sào ngô là: 12,15 tấn. Thu về là 6.682.500, tiền chi phí chăm sóc, giống và thu hoạch là: 2.515.380 vnđ. Số tiền lãi khoảng 4.167.120 vnđ/3sào tương ứng 38.584.444 vnđ/ha/năm. Như vậy, so với trồng cỏ, lãi suất từ trồng ngô làm thức ăn gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa, vào mùa đông, khi cỏ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp nhất thì ngô vẫn sinh trưởng mạnh. Đây là thời điểm khan hiếm nhất thức ăn xanh trong năm. Chính vì vậy, trồng ngô làm thức ăn gia súc là một phương án tốt để khắc phục sự thiếu hụt thức ăn xanh trong mùa đông, vưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện địa phương còn nặng về cơ cấu đất trồng lúa thì có thể trồng 2 vụ lúa một vụ ngô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 xen canh. Như thế vừa có thể sử dụng tối đa quỹ đất vừa giải quyết được vấn đề thức ăn thô xanh trong mùa đông. 4.4.5. Mô hình kết hợp trồng cỏ giống và thƣơng phẩm Chủ hộ: Dương Quốc Thắng - Trại bò Quyết Thắng – Thôn Quyết Thắng – Xã Mỹ Bằng - Huyện Yên Sơn Thời gian bắt đầu nuôi bò: Từ 12/2002 – 2007, số lượng ban đầu: 90 con bò sữa Holstein Friesian nhập ngoại theo chương trình của tỉnh. Chuồng trại được đầu tư, bãi trồng cỏ được mở rộng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án bò sữa tan rã. Đàn bò sữa 90 con bị loại thải. Sau đó, anh Thắng mua 47 bò vàng và 10 trâu vào cuối năm 2007 với tổng số tiền: 320 triệu Đến 2008: bán từ tháng 9 đến tháng 11/2008: Thu về 352 triệu. Trong tổng thời gian nuôi là 11 tháng. Chăm sóc: 25 kg cỏ/con/ngày và một người chăm, 2 công cắt cỏ x 35.000/ngày = 70.000. Giá cỏ: 250 vnđ/kg. Tổng số chi phí để nuôi đàn bò và trâu trong 11 tháng có thể tính nhanh như sau: 25 kg/ngàyx250 vnđ x 57con x 330 ngày + 330 ngàyx70.000 vnđ/ngày công cắt cỏ = 140.662.500 vnđ. Tổng tiền chi phí sản xuất và vốn ban đầu bỏ ra mua bò là 460.662.500, chưa tính đến phí chăm sóc cỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng… Như vậy, sau 11 tháng nuôi, kết quả là thua lỗ khoảng: 108.662.500 vnđ. Với chuồng trại có sẵn, bãi cỏ rộng có thể chủ động nguồn thức ăn xanh, vậy thì tại sao mô hình nuôi bò thịt và trâu lại thua lỗ. Phân tích nguyên nhân thua lỗ, anh Thắng cho rằng phí mua bò giống cao, bò vàng Việt Nam lớn chậm, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp nên giá bán không cao. Hơn nữa lại gặp thời tiết không thuận lợi, mùa đông lạnh làm gia súc ốm, chết… Bán hết gia súc, chuồng trại để không, anh Thắng tập trung đầu tư vào mô hình trồng cỏ thương phẩm để bán cho trại bò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 * Mô hình trồng cỏ Voi thương phẩm Anh Thắng bắt đầu trồng cỏ voi thương phẩm từ năm 2002 để cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa của trại bò Quyết Thắng. Diện tích trồng đến năm 2007 là: 4 ha, trên địa hình bằng phẳng, đất thịt pha cát nhẹ. Năng suất trung bình 35-37 tấn/ha, năm cắt 5 lứa, sản lượng đạt 175 – 185 tấn/ha/năm, tương đương 700 – 740 tấn/4ha/năm, bán cho trại bò với giá 250 vnđ/kg, Số tiền thu được: 175 – 185 triệu/4ha/năm. Chi phí sản xuất: 32,96 triệu vnđ (16 triệu tiền NPK, đạm/4ha/năm + 1,5 triệu tiền thuốc diệt cỏ/4ha/năm + 10,4 triệu tiền công cắt cỏ/4ha/năm + 5 triệu công vận chuyển). Số tiền lãi trong một năm khoảng 147 triệu đồng/4ha, tương đương 36,75 triệu/ha. Như vậy, mô hình trồng cỏ thương phẩm của anh Thắng cho thấy lãi xuất cao hơn nhiều lần so với việc nuôi bò sữa hay nuôi bò thịt và nuôi trâu. * Mô hình trồng cỏ VA 06 thương phẩm và bán giống Nhận thấy giống cỏ mới lai tạo VA 06 có nhiều triển vọng, anh Thắng đã chủ động đi mua giống tại viện chăn nuôi, trạm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì về trồng từ tháng 9 năm 2007 với diện tích là 5000 m2 (đến năm 2008, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với các Trạm Khuyến nông Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang triển khai thực hiện mô hình trồng và thâm canh giống cỏ VA06 với diện tích 12,5 ha). Như vậy, có thể nói anh Thắng là người đầu tiên đưa giống cỏ VA 06 về trồng để nhân giống. Thời gian cắt lứa đầu: Tháng 1 năm 2008. Năng suất: 4,5 tấn/5000 m2, không dùng làm giống, bán với giá 250 vnđ/kg. Thu được 1.125.000. Thời gian cắt lứa 2: 27/7/2008 (sau khoảng 6 tháng): Để bán làm giống. Anh thu được 84.600 hom, bán giống với giá 1200 vnđ/hom, thu được: 101,52 triệu đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Thời gian cắt lứa 3: 7/11/08 Thu được: 59.400 hom, giá bán 1200 vnđ/hom, thu được: 71,28 triệu đồng. Như vậy, sau khoảng 1 năm từ khi bắt đầu trồng đến khi cắt lứa thứ 3, anh Thắng thu về 173.925.000/0,5ha/năm tương đương với 347.850.000/ha/năm. Chi phí sản xuất được hạch toán: Tiền mua giống + phí vận chuyển: 10,5 triệu. Tiền làm đất, trồng, phân bón: 3,13 triệu. Vận chuyển bán giống: 16 triệu. Tổng chi phí là 29,63 triệu. Tiền lãi khoảng 144,295 triệu/0,5 ha tương đương 288,59 triệu/ha. Tháng 7 năm 2008, anh trồng thêm 2,5 ha, nâng diện tích cỏ VA 06 lên 3ha, vừa để bán giống, vừa để bán cỏ thịt: năng suất bán giống: 600 kg/sào, năng suất bán cỏ thịt: 1 – 1,2 tấn/sào (thời gian trung bình 50 ngày/lứa cắt). Năm 2009 anh đã ký một hợp đồng bán cỏ giống với khối lượng 44.800 kg, giá 2500 vnđ/kg, ước tính thu được khoảng 112 triệu đồng. Kết luận: Trong thời điểm giống cỏ mới xuất hiện và có nhiều ưu điểm, có thể nhân rộng trên nhiều địa phương, anh Thắng đã nhạy bén nắm bắt và mạnh dạn đầu tư nên mô hình trồng cỏ bán giống cho lợi ích kinh tế rất cao. Sau một thời gian, khi thị trường giống đã bão hòa, diện tích cỏ trên lại được chuyển sang bán cỏ thịt cao sản. Đây là một mô hình và cách làm rất hiệu quả, có thể vận dụng tốt tại những địa phương đang mới bắt đầu khảo nghiệm mô hình. 4.4.6. Mô hình trồng cỏ, nuôi bò kết hợp chăn thả 4.4.6.1. Quy mô gia đình Chủ hộ: Nguyễn Trọng Oánh, Địa chỉ: Thôn Cây Trám – Xã Phú Lâm - Huyện Yên Sơn. Cỏ trồng: cỏ voi; diện tích: 2 sào, trên đất soi bãi, có điều kiện để chăm sóc tốt, năng suất: 8 tạ - 1 tấn/1 sào/lứa cắt, cắt 4 lứa/năm, Xấp xỉ 3,3 tấn/2 sào/lứa cắt tương đương 13,2 tấn/2 sào/năm. Khối lượng này chỉ dùng để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò của ông ăn thêm và dự trữ cho mùa đông. Giá trị của cỏ trồng đâu tư nuôi bò là 3.300.000 vnđ/2sào/năm. Cây trồng khác làm thức ăn gia súc: Cây ngô có bắp non với diện tích khoảng 4 sào, năng suất bình quân 1 tấn/sào/vụ, một năm trồng 3 vụ, năng suất bình quân là 12 tấn/4 sào/năm. 50% để bán cho trại bò với giá 450-550 vnđ/kg, 50% còn lại để làm thức ăn thêm và thức ăn dự trữ trong mùa đông cho đàn gia súc. Giá trị của sản lượng ngô là 6.600.000 vnđ/4sào/năm. Ngoài ra còn có rơm rạ, cây sắn, mùa đông có cho ăn thêm bột sắn. Nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu của đàn bò là cỏ tự nhiên trên đồi keo 1 năm tuổi, 3 năm tuổi và 6 năm tuổi thuộc đồi Pháo gần nhà. Vì ông Oánh nuôi theo hình thức chăn thả là chính. Như vậy, số tiền đầu tư cho nuôi bò hằng năm là: 3.300.000 + 6.600.000/2 = 6.600.000 vnđ/năm Ông Oánh bắt đầu nuôi gia súc: từ 1997, số lượng 2 con bò vàng, 1 con trâu. Vốn đầu tư: 4,5 triệu. Hiện tại: 17 con bò: với 15 bò vàng (13 bò + 2 bê), 2 bò Laisind, 4 con trâu (trong đó có 2 nghé). Ông đã mua: 2 bò vàng + 1 bò lai: 12 triệu, đã bán: 2 bê đực + 1 bò loại thải: 13 triệu. Sau 11 năm, đàn trâu bò của ông đã tăng từ 3 con trâu bò lên 21 con (thời điểm điều tra tháng 4/2009 có một con bê con chết khi vừa mới sinh, nếu không đàn trâu bò là 22 con). Trung bình mỗi năm ông có thêm 2 con, đa số là bò lai Sind. Sử lí phân trâu bò và lợn: Đánh đống cho hoai ải để làm phân chuồng sử dụng và bán, thu được 3-4 triệu/năm (nếu không sử dụng bán được 7-8 triệu/năm). Như vậy, trong mô hình này, số tiền đầu tư hằng năm rất thấp: khoảng 6,5 triệu/năm, nhưng thu được 2 con trâu bò/năm, giá khoảng hơn 10 triệu, làm tăng số lượng và khối lượng đàn, tiền bán phân chuồng khoảng 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 triệu/năm. Trừ chi phí, tiền lãi hằng năm của ông từ nuôi trâu bò khoảng hơn 10 triệu. Mô hình nuôi bò chăn thả kết hợp với trồng cỏ và một số loài cây khác làm thức ăn gia súc của ông Oánh tỏ ra phù hợp với hộ gia đình có ít diện tích đất, chăn nuôi quy mô nhỏ. Ông Oánh đã sử dụng được hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên và cỏ trồng trên diện tích nhỏ hẹp để phát triển đàn trâu bò của mình. Và đến thời điểm này, khi đàn bò là 21 con thì hệ số nhân đàn chắc chắn sẽ nhanh hơn nhiều lần. 4.4.6.2. Quy mô trang trại Mô hình chăn nuôi tại trại bò quân đội, thuộc Cụm kho CK 28 - Cục KT Quân khu 2 thuộc Phú Lâm và Kim Phú, Yên Sơn. Quản lý chính của trại bò: anh Phạm Văn Thủ. Bắt đầu nuôi bò từ năm 1997 với số lượng ban đầu: 23 con bò vàng, mua với số tiền 80 triệu, hình thức mua chủ yếu là mua gom trong dân. Từ 1997 đến nay, trung bình mỗi năm đàn bò đẻ thêm 9 con, số lượng bê con chết là 3 con. Như vậy, về lý thuyết đàn bò sau 11 năm sẽ có tổng số là 122 con. Nhưng do đơn vị thường xuyên giết thịt nên tổng đàn hiện nay là: 30 con bò vàng (12/4/2009), đến tháng 8/2009 còn 23 con. Tính theo lý thuyết, tổng thu từ chăn nuôi là 122 con x 3,5 triệu/con = 427 triệu, trừ 80 triệu tiền vốn còn 347 triệu, trong vòng 11 năm. Như vậy bình quân một năm thu khoảng 31,5 triệu, chưa trừ đầu tư các loại thức ăn. Tổng diện tích khu vực quản lý của trại bò là 45,5 ha, trong đó diện tích bãi cỏ tự nhiên là 4-5 ha. Là bãi chăn thả chính cho đàn bò, cung cấp thức ăn thường xuyên cho đàn bò trong các mùa trong năm. Trồng cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò với diện tích: 5 sào trên bãi bằng phẳng. Sản lượng cỏ thu được không đủ để cung cấp cho đàn bò. Trồng ngô lấy bắp với diện tích 1-1,5 mẫu (3600 – 5400 m2), trồng 2 vụ/năm, thân lá tận dụng để làm thức ăn xanh cho đàn bò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Trồng sắn với diện tích khoảng 5 mẫu, lấy củ bán, thân, lá cho bò và cho cá ăn. Trồng 3 mẫu lúa, rơm được tận dụng cho bò ăn. Thức ăn mùa đông chủ yếu là thức ăn xanh gồm cỏ và cây rừng mọc trong mùa đông, tinh bột sắn, không có thức ăn ủ chua dự trữ. Tính về lý thuyết, tổng diện tích đang dùng cho đàn bò (cỏ tự nhiên + cỏ trồng + ngô + sắn + lúa) là 8,1 ha. Nếu trồng cỏ VA 06 hoặc cỏ voi cho năng suất bình quân 200 tấn/ha/năm sẽ được khoảng 1.620 tấn/năm. Nếu một con bò vàng ăn một ngày khoảng 25 kg thức ăn xanh, một năm ăn hết khoảng 9 tấn cỏ, thì số lượng cỏ trên có thể cung cấp cho 180 con bò vàng/năm. Như vậy, trại bò quân đội chưa khai thác hết tiềm năng về diện tích đất, khu vực chăn nuôi để tập trung đầu tư cho đàn bò. Đàn bò được nuôi với số lượng ít, theo cung cách truyền thống là tận dụng bãi chăn và những phụ phẩm nông nghiệp. Với những yếu tố tự nhiên rất thuận lợi, hoàn toàn có thể đầu tư để xây dựng mô hình chăn nuôi lý tưởng tại đây để phát triển đàn bò. Giải đáp vấn đề này, anh Thủ cho biết nhiệm vụ của trại bò quân đội không chỉ là chăn nuôi mà còn cung cấp một phần lương thực (Ngô, sắn, lúa) cho đơn vị và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. 4.5. Đề xuất mô hình chăn nuôi Với nền tảng là kinh tế nông nghiệp thì chăn nuôi vẫn là một ngành chủ lực của nhân dân huyện Yên Sơn nói riêng và nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Giai đoạn 2001-2007, đàn trâu khu vực miền núi phía Bắc tăng trưởng 1,16%/năm (cao hơn tốc độ trung bình của cả nước 1,03%/năm), đàn bò tăng 4,88%/năm, đàn bò sữa tăng 14,42%/năm, đàn dê tăng 15,78%/năm, đặc biệt là đàn ngựa ở khu vực này chiếm tới 88,60% tổng đàn cả nước, đàn trâu chiếm 58,84% và đàn dê chiếm 34,81% tổng đàn cả nước. Tổng sản lượng thịt năm 2007 đạt 503,6 nghìn tấn, tổng sản lượng trứng đạt 445,4 nghìn tấn, tổng sản lượng sữa đạt 11,5 nghìn tấn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 tổng sản lượng mật đạt 1,5 nghìn tấn và 805,9 tấn kén tằm. Tiềm năng đất đai ở miền núi phía Bắc còn rất dồi dào. Hiện toàn khu vực mới đưa vào sử dụng 38,9% diện tích (khoảng 1.285.000 ha), còn tới 61,1% diện tích đất chưa sử dụng (khoảng 2.023.000ha). Trong đó có 240.000ha có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuyên Quang cũng là một trong các tỉnh có nghề chăn nuôi gia súc phát triển mạnh với số lượng đàn lớn, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Yên Sơn. Đàn trâu bò của huyện Yên Sơn năm 2008 được thống kê theo Bảng 4.11. Bảng 4.11. Đàn trâu, bò của huyện Yên Sơn tính đến 1/10/2008 TT Xã Đàn trâu (con) Đàn bò (con) TT Xã Đàn trâu (con) Đàn bò (con) 1 Đội bình 1075 948 16 Quý Quân 549 13 2 Nhữ khê 651 823 17 Trung Trực 755 98 3 Nhữ hán 965 343 18 Kiến Thiết 1158 121 4 Mỹ Bằng 1381 980 19 Xuân Vân 1809 204 5 Phú Lâm 1216 957 20 Tân Long 1158 819 6 Hoàng Khai 511 142 21 Tân Tiến 1068 521 7 Kim Phú 874 346 22 Thái Bình 867 484 8 Trung Môn 551 68 23 Tiến Bộ 1148 392 9 Chân Sơn 943 225 24 Phú Thinh 484 310 10 Lang Quán 975 271 25 Đạo Viện 735 239 11 Thắng Quân 988 777 26 Công Đa 988 270 12 Tứ Quận 985 977 27 Trung Sơn 806 501 13 Chiêu Yên 1101 16 28 Kim Quan 896 579 14 Phúc Ninh 1197 171 29 Hùng Lợi 1283 1334 15 Lực Hành 749 6 30 Trung Minh 880 406 Tổng: 28.746 con bò; 13.341 con trâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 Diện tích đất dành cho nông nghiệp theo cơ cấu sử dụng đất ở huyện là khá lớn: riêng đất trồng cỏ là 223,76 ha, chiếm 71,28% tổng diện tích đất trồng cỏ của tỉnh. Chính vì vậy, việc xây dựng một mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương có ý nghĩa rất lớn để phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số mô hình như sau: 4.5.1. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình Chăn nuôi hộ gia đình có đặc điểm là số lượng đàn trâu bò ít, thường 4-5 hoặc xấp xỉ 10 con, quy mô chăn nuôi nhỏ, không đầu tư nhiều để phát triển có chiều sâu. Thức ăn cho gia súc chủ yếu là cỏ tự nhiên và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp khác. Mô hình chăn nuôi nhỏ hợp với những hộ gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp và hiện vẫn là mô hình chủ yếu trong nhân dân. Chăn nuôi hộ gia đình không yêu cầu cao về kỹ thuật, phù hợp với nuôi bò thịt. Mỗi hộ gia đình có thể đầu tư mua 4-5 con bò, giống được quan tâm chủ yếu hiện nay là bò đực lai Sind, có kích thước và trọng lượng tối đa lớn, khả năng sinh trưởng mạnh, tỷ lệ thịt xẻ cao. Giá bò giống loại 100- 120kg/con có giá 5 – 7 triệu đồng, bò sinh sản giá 11- 12 triệu đồng/con, Mỗi con cần khoảng 25-30 kg thức ăn xanh/ngày, khoảng 9 tấn cỏ/năm. Nên có thể trồng khoảng 4 sào (1440 m2) cỏ VA 06 là đủ thức ăn xanh cung cấp cho đàn bò. Mùa mưa có thể sử dụng cỏ dưới tán rừng, cho ăn thêm một phần cỏ trồng, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân ngô, sắn… Lượng lớn cỏ trồng mùa mưa được ủ chua hoặc làm cỏ khô dự trữ để cho ăn trong mùa đông. Thức ăn xanh trong mùa đông là cỏ trồng và cỏ ủ chua. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu thức ăn cho bò. Khác với phương thức truyền thống là chăn thả, phương thức này quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt, giảm lượng năng lượng mất đi trong quá trình đi ăn trên đồi hoặc bãi chăn thả. Trồng cỏ, nuôi nhốt bò thịt là một mô hình phù hợp với hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 gia đình có ít diện tích đất, không nhiều nhân công, chỉ cần một nhân công là đủ có thể chăm sóc đàn bò chu đáo. 4.5.2. Mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ Kinh tế trang trại bao gồm kinh tế Nông – Lâm – Ngư trại, là hình thức tổ chức kinh tế bao gồm chủ trang trại và một số lượng lao động nhất định được trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường [41]. Trang trại kinh tế gia đình được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XVII. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến ngày 1/10/2002, cả nước đã có 60,758 trang trại, trong đó số trang trại trồng trọt là 38,412 (63,2%), chăn nuôi có 1,762 (2,9%), lâm nghiệp có 1,630 (2,7%), nuôi trồng thủy sản có 16,951 (27,9%) và kinh doanh tổng hợp có 2,006 (3,3%), bình quân mỗi trang trại sử dụng 6,08 ha đất đai. Trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ được tính là trang trại có dưới 40 con trâu bò. Mô hình này phù hợp với những hộ gia đình có không quá nhiều diện tích nuôi trồng. Có đủ vốn và nhân lực để đầu tư chăn nuôi theo chiều sâu. Trung bình mỗi con trâu bò ăn 30 kg thức ăn xanh một ngày, thì một đàn 40 con cần 1200 kg/ngày, một năm cần 432 tấn thức ăn xanh. Nếu trồng cỏ VA 06 với năng suất trung bình 300 tấn/ha/năm thì cần khoảng 1,5 ha cỏ trồng. Ngoài ra có thể kết hợp cho ăn thêm các phụ phẩm nông nghiệp khác: thân lá cây ngô, ngọn mía, rơm rạ. Mùa mưa vẫn có thể tận dụng các loài cỏ tự nhiên tuy có năng suất thấp nhưng chất lượng và độ ngon cao hơn cỏ trồng. Với số lượng 40 con bò có thể xây dựng hầm Biogas, cung cấp chất đốt và điện năng tiêu thụ cho cả trang trại. Từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được tiền điện. Nuôi bò với quy mô trang trại cần có một số thiết bị hỗ trợ cho chăn nuôi như máy băm cỏ. Giúp cho gia súc dễ ăn hơn, tỷ lệ tiêu hóa cao hơn, ăn được nhiều hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Nuôi gia súc quy mô lớn thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn thức ăn cho mùa đông. Cần dành một lượng cỏ xanh để làm cỏ khô, ủ chua dự trữ trong mùa đông. Cỏ ủ chua để được lâu, dễ ăn nhưng gia súc không thể chỉ sử dụng cỏ ủ chua mà phải ăn xen kẽ với thức ăn xanh. Nên để đảm bảo lượng thức ăn xanh trong mùa đông, cần tập trung chăm sóc và bón thúc nhiều đạm hơn cho cỏ trồng trong mùa đông. Đồng thời dành một diện tích đất để trồng ngô. Giống bò thịt nuôi nhốt cho hệ số chăn nuôi cao hiện nay là bò lai Sind, là bò lai giữa bò Red Sindhi (Pakistan) với bò vàng Việt Nam, con cái trưởng thành nặng trên 250 kg, con đực nặng trên 450 kg. Tăng trọng một ngày đạt 500– 700g/ngày, giai đoạn vỗ béo có thể đạt xấp xỉ 1000 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 50% [25]. Ngoài ra ở Yên Sơn hiện nay còn nuôi bò Bradman, có thể kiêm nhiệm thịt sữa, khối lượng trưởng thành: Bò cái 380kg, bò đực 600-650kg, năng suất sữa thấp: 600-700kg/chu kỳ. Khối lượng bê sơ sinh 23-24kg. Tỷ lệ xẻ 52,5%. Vấn đề chuồng trại cần được quan tâm đúng mức vì nuôi nhốt đòi hỏi chuồng xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, thoáng mùa hè, ấm vào mùa đông. 4.5.3. Mô hình trồng cỏ, ngô thƣơng phẩm Huyện Yên Sơn hiện tại có 2 trại bò sữa lớn: Phú Lâm, Hoàng Khai và trại Tiền Phong ở huyện Sơn Dương. Nhu cầu thức ăn xanh của các trại bò là rất lớn. Các trại bò vẫn hợp đồng mua cỏ trồng của nhân dân với giá 220 vnđ - 250 vnđ/kg và ngô có bắp non với giá 450 – 550 vnđ/kg. Nên hiện nay ở Yên Sơn, đặc biệt là xã Phú Lâm, Hoàng Khai, Mỹ Bằng đang hình thành nhiều mô hình trồng cỏ thương phẩm. Giống cỏ hiện được trồng với diện tích nhiều nhất là cỏ voi, giống cỏ đang được ưa chuộng và nhân rộng, có khả năng thay thế cỏ voi trong thời gian tới là cỏ VA 06. Nếu chăm sóc tốt, cỏ VA 06 có thể đạt năng suất 450 tấn/ha/năm, bán với giá 250 vnđ/kg, một năm có thể thu được 112,5 triệu đồng/ha/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Nếu trồng lúa, chăm sóc tốt một vụ có thể đạt 50 tạ/ha, cả 3 vụ đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha, lúa bán được giá 3800 đ/kg (giá cao năm 2009), cả năm có thể thu về khoảng 57 triệu đồng. So về công chăm sóc, dịch bệnh, phân bón… trồng lúa đều tốn kém hơn nhiều so với trồng cỏ. Chưa tính đến trồng lúa mất nhiều công khi thu hoạch, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu phải đảm bảo, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tần suất rủi ro cao hơn. Nhưng số tiền lãi thu được trên một đơn vị diện tích đất thì trồng cỏ lại cho lãi suất gấp 2 lần. Số tiền lợi nhuận từ trồng lúa khi trừ đi các khoản chi phí còn lại không đáng bao nhiêu, lãi suất của người nông dân chỉ khoảng 15,33% (Theo TTXVN). Còn nếu trồng cỏ thương phẩm có thể cho lợi nhuận tới 440,10%. Trồng cỏ một lần có thể khai thác 4-5 năm. Như vậy, trồng cỏ cao sản cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đây là một hướng đi mới cho nông dân huyện Yên Sơn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng cho phù hợp, sử dụng được tối đa hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất. Đồng thời phát triển được tiềm lực chăn nuôi là thế mạnh của địa phương. Nếu trồng ngô đến khi có bắp non làm thức ăn gia súc, giá trị kinh tế đạt được có thể đến gần 40 triệu/ha/năm (mô hình tại gia đình anh Vỹ). Giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất không những rất lớn mà còn giải quyết được bài toán về thức ăn cho gia súc trong mùa khô. Có thể trồng ngô thâm canh trên đất trồng lúa để thu được sản lượng cao nhất, hoặc có thể trồng xen canh 2 vụ lúa một vụ ngô đông. Trồng ngô làm thức ăn gia súc nên trồng những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thân mập, lá to thẳng, trồng với mật độ dầy. Các giống LVN-184, VN-8960, SSC-557, PAC 963, NK4300, NK66 … là các giống phù hợp với mô hình này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Huyện Yên Sơn có tiềm năng lớn về chăn nuôi đại gia súc với tập đoàn cây thức ăn gia súc phong phú, đa dạng. Huyện có diện tích cỏ trồng lớn nhất tỉnh (223,76 ha, chiếm 71,28% tổng diện tích đất trồng cỏ của tỉnh) và hiện đang tiếp tục đưa thêm giống cỏ cao sản VA 06 vào sản xuất thâm canh trên diện rộng. 1.2. Thành phần cỏ tự nhiên đa dạng, có chất lượng cao hơn cỏ trồng, đặc trưng là thảm cỏ ở bãi bằng và thảm cỏ dưới tán rừng trồng. Năng suất cỏ tự nhiên không phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất mà phụ thuộc chủ yếu vào kiểu thảm thực vật. Bãi chăn thả tự nhiên hiện còn không nhiều và cỏ tự nhiên có năng suất thấp. Tuy nhiên có thể sử dụng thảm có dưới tán rừng trồng làm nơi chăn thả gia súc trong mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). 1.3. Cỏ trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là cỏ Voi và VA 06, có năng suất cao gấp khoảng 41,36 lần cỏ tự nhiên và là nguồn thức ăn chủ đạo cho gia súc. Cỏ trồng thâm canh và được trồng trên diện tích lớn. Cỏ VA 06 là cỏ trồng có năng suất và chất lượng cao hơn cả, có thể thâm canh trên diện rộng. Năng suất cỏ trồng phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đất. 1.4. Các cây trồng khác làm thức ăn gia súc trên địa bàn huyện có diện tích và sản lượng lớn tuy nhiên chưa được sử dụng một cách hợp lí. Trồng ngô có bắp non để làm thức ăn cho gia súc là một mô hình vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề thức ăn cho gia súc trong mùa đông. 1.5. Mô hình chăn nuôi bò sữa theo cung cách truyền thống không đem lại hiệu quả kinh tế cao vì phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường. Mô hình trồng cỏ thương phẩm và trồng cỏ cao sản kết hợp nuôi nhốt bò thịt là 2 mô hình phù hợp để địa phương phát triển kinh tế chăn nuôi và làm tăng nhanh số lượng đàn bò, đem lại giá trị kinh tế tối ưu trên một đơn vị diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 đất và phát triển ổn định, không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường. 1.6. Mô hình trồng 2 vụ lúa một vụ ngô làm thức ăn gia súc trên một đơn vị diện tích đất đem lại hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng được tối đa quỹ đất và giải quyết được vấn đề thiếu thức ăn cho gia súc trong mùa đông. 2. Đề nghị 2.1. Cần tiếp tục tìm hiểu thành phần loài cỏ tự nhiên và các kiểu thảm thực vật trên địa bàn huyện để có thể đánh giá một cách toàn diện về năng suất và thành phần loài cỏ tự nhiên ở các kiểu thảm khác nhau, tiềm năng thức ăn từ cỏ tự nhiên cho đàn bò. 2.2. Do năng suất cỏ tự nhiên thấp nên có thể trồng xen kẽ một số loài cỏ trồng cao sản dưới tán rừng để tận dụng diện tích đất, làm bãi chăn thả lý tưởng cho trâu bò nuôi theo hình thức chăn thả. 2.3. Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ VA 06 và trồng ngô làm thức ăn gia súc, giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh trong cả năm cho đàn gia súc. 2.4. Khảo nghiệm và đánh giá một cách toàn diện, chi tiết hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cỏ, trồng ngô thương phẩm thâm canh trên đất trồng lúa và trồng cỏ cao sản kết hợp nuôi nhốt để có chiến lược nhân rộng mô hình theo chiều sâu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93. 2. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Báo Lao động (2005), số 59, “ Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò”. 4. Bộ NN&PTNT, Cục chăn nuôi (2006), Theo báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015, Hà Nội. 5. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Hòa Bình và cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991-1992, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1997), Thực hành Hóa sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại Học Thái Nguyên, số 2. 9. Quang Chính - Quang Tiến, Báo Lao Động số 182. 10. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. 11. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tr.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 13. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Tài liệu nội bộ của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 14. Davies V. (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng cỏ. Đồng cỏ nhiệt đới, tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội. 15. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới. Nxb Hà Nội. 16. Nguyễn Lam Điền (2005), Giáo trình ứng dụng sinh học trong trồng trọt, Tài liệu nội bộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 17. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, Nxb Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp tháng 8, tr.347. 18. Đào Lệ Hằng, " Kỹ thuật sản suất thức ăn thô xanh ngoài cỏ", Nxb Nông nghiệp, 2007 19. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Montreal. 20. Nguyễn Anh Hùng, Hoàng Chung (2007), Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn. Luận văn Thạc sĩ Sinh học. 21. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông Thôn, In lần thứ 2. 22. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập. 23. Lê Văn Khoa (Chủ biên), “Cây keo dậu và cây keo dậu lai KX2 trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Nông Nghiệp, 2000. 24. Phạm Thị Hương Lam, Hoàng Chung (2007), Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiêu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ Sinh học. 25. Anh Linh, Báo Nông thôn Ngày nay, số 102, ngày 24/5/2005, tr.7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 26. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật savan trên một vùng đồi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa học–số 1. 27. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Phan Thị Phần, Lê Thị Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng suất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo khoa học phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 28-30 tháng 6/1999. 29. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản xuất và nghiên cứu Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo nhập nội là thức ăn gia súc tại Bá Vân – Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 30. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Indonexia, Trình bày tại Hà Nội lần thứ 3 của chương trình giống cỏ ở Đông Nam Á. 31. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326 – 1986. 32. Tiêu chuẩn Việt Nam 4329 – 1993. 33. Phạm Văn Thiều, “Cây Đậu Tương - Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm), Nxb Nông Nghiệp). 34. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maiximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình Dương, Báo cáo khoa học phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10-12 tháng 4 năm 2001. 35. Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kết quả công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn), Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp – Khoa Sinh vật. 36. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Trong quyển “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 37. Nguyễn Thiện,“Trồng cỏ nuôi bò sữa”, Nxb Nông Nghiệp, 2004. 38. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget M., Boudet G., Cooper J.P.,…(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 39. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH&KT Hà Nội 40. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH&KT Hà Nội 41. Lê Trọng (1994), Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trừờng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.) 42. UBND huyện Yên Sơn (2009), Báo cáo kết quả hoạt động thực tiễn của già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. 43. UBND huyện Yên Sơn (2005), Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Yên Sơn – Tỉnh Tuyên Quang. 44. UBND huyện Yên Sơn, Phòng NN&PTNT (2008), Báo cáo chính thức diện tích – năng suất – sản lượng cây trồng năm 2008. 45. Viện chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp. Tiếng Anh 46. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in lowland areas, Animal Nutrition Division, Deparment of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp.27. 47. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea for dairy cows in Petchburi Province, Animal report in 2001, Department of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives. 48. Barnard, C. (1969), Herbage plant species, Aust, Herbage plant Registration Authority, Can-berra, CSIRO Aust, Divn of plant Tnd, pp.23-35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 49. CIAT (1979), Beef programe, Rept cali, Colombia, Centro Internaiton de Agriculture tropical. 50. CGIAR (2000), Priorities and Strategies for Resource Allocation during 1998-2000 and Centre Proposals and TAC Recommendations, June 2000 51. Davies, J.G (1970), Pasture development in the sub – tropics, with special reference to Taiwan, Throp-Grassl, pp.4,7–16. 52. Food And Agricultural Organization of United Nations: Economic And Social Department: The Statistical Devision) 53. Meilroy R.J (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972, pp.3-7. 54. Middleton, C.H&Micosker, T.H. Makueni (1975), Anew Guiea grass for north Queens-Land, Queensl, Agri.J, pp.101, 351–355. 55. Riveros, F&Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata, Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of Cutting, Proc, 11 th Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp 666-668. 56. Numata M. (1979) 1) Climate and solis in Asian Grassi and Areas 2) Sistribition of Grasses and Grassland in Asia, Ecology of Grassland and Bamboolands in the World. 57. Vieente-Chandler, J.Silva.S & Figarella (1959), The effect of nitrogen fertilization and frequency of cutting on the Yield and composition of three tropical grasses, Argon.J, pp.202–206. Tiếng Nga 58. Kabanop N.E (1962), savan tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong quyển: Những vấn đề của thực vật học, Tập 6, Nxb viện Hàn lâm khoa học Liên Xô M.L (Tiếng Nga). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Ảnh 1.1. Bản đồ huyện Yên Sơn - Tuyên Quang Ảnh 4.1. Một phần của Bãi Hủy– Cụm kho CK28 - Cục Kỹ thuật Quân khu 2 thuộc 2 xã Phú Lâm và Kim Phú – Yên Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4.2. Đồi keo 1 năm tuổi thuộc khu đồi Pháo Xóm cây Trám - Phú Lâm -Yên Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4.4. Đồi keo 6 năm tuổi – xóm Cây Trám – Phú Lâm Ảnh 4.3. Đồi keo 3 năm tuổi – xóm Đát nước nóng – Phú Lâm – Yên Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4.5. Bãi cỏ Voi nhà anh Thắng – Thôn Quyết Thắng - Xã Mỹ Bằng Ảnh 4.6. Bãi cỏ VA 06 nhà ông Cáng-Xóm Hang Hươu-Phú Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4.7. Bãi cỏ VA 06 nhà anh Vỹ-Thôn Ngòi Xanh–Phú Lâm–Yên Sơn Ảnh 4.10. Đàn bò của trại bò quân đội tại bãi Huỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4.8. Đàn bò nuôi nhốt nhà ông Hoàn – Xóm Tiền Phong – Xã Phú Lâm Ảnh 4.9. Bãi trồng ngô làm thức ăn cho gia súc tại xóm Ngòi Xanh – Phú Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_doc_131_0396.pdf
Luận văn liên quan