Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách để phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó ngoại thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó. Ngoại thương có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống như cá thể không thể tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ. Ngoại thương phát triển mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khích mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương là một trong những ngành được Nhà nước ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinh tế. Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế tạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đó không thể không kể đến hoạt động của ngành Thuỷ Sản nước ta. Thuỷ Sản là một ngành ngày càng phát triển với tốc độ cao, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, mà trước hết là nguồn nhân lực nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và ổn định xã hội, góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và đã tạo được những bước ngoặt đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình hợp tác vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức không nhỏ đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức không nhỏ đối với ngành Thuỷ Sản của ta là lập chiến lược xuất khẩu hàng Thuỷ Sản sang thị trường nước ngoài, một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của ta hiện nay là thị trường Mỹ. Muốn hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thị trường và cơ chế quản lý XNK hàng Thuỷ Sản ở cả hai thị trường. Sau đó là công tác lập phương án xuất khẩu, là việc hết sức cần thiết đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó là một bước khởi đầu trong một dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án kinh doanh của doanh nghiêp thành công hay thất bại là do doanh nghiệp có tính toán một cách chính xác các nguồn lực và dự kiến phương thức thực hiện đúng hay sai. Do đó lập phương án xuất khẩu là một công việc không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nào.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần I : Cơ sở lập phương án
Chương 1: Cơ sở pháp lý
1.1. Căn cứ pháp lý để lập phương án xuất khẩu
1.2. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011
Chương 2 : Cơ sở thực tế
2.1. Các order của khách hàng
2.2. Nghiên cứu thị trường
2.2.1. Thị trường nội địa
2.2.2. Thị trường nước ngoài
2.3. Xây dựng giá hàng và nguồn hàng xuất khẩu
2.3.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu
2.3.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu
2.3.3. Phân tích tài chính
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án
Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường
3.1.Chọn bạn hàng
3.2.Gửi thư chấp nhận giao dịch 3
3.3. Nhận được xác nhận của đối tác
Chương 4 : Tổ chức giao dịch ký hợp đồng
4.1. Lựa chọn hình thức giao dịch
4.2. Lập hợp đồng
4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế
4.3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện
4.3.2. Các quy trình thực hiện hợp đồng
Kết luận
50 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rder
Yours faithfully,
c, Đơn đặt hàng từ thị trường Nhật
Geremi Co.,Ltd
No : 256 YJ Tower, Tokyo, Japan Tel : (81) 03.678-590-3191
Fax : (81) 03.678-588-3191
To : Minh Thuan Co.,Ltd
No : No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08,
HCM City ,Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
ORDER
Dear sir,
Thank you for your offer for Frozen Black Tiger Prawn .
We have read all of your terms and conditions.They are quite acceptable to us.However,we find that your price is much higher than those of other firms who have made us similar offers.
We could make use of your Offer and place our order with you if you reconsider your price and reduce them at least by 10%
We are looking forward to your favorable reply
Yours faithfully,
2.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
2.2.1. Thị trường nội địa
a. Nguồn cung trong nước
Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản là ngành đang phát triển nhanh chóng. Ngành thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước.
Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên 4.574.900 tấn (xem Bảng 1 ở dưới). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.085.200 tấn, vượt lên sản lượng khai thác thác thủy sản đang ở mức 2.063.800 tấn. Ngành thủy sản cũng là ngành đứng thứ 4 về xuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc và giầy da. Trong suốt thập kỷ qua, xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008, chúng ta đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này tăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ USD.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tổng diện tích đất được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đã tăng 5,8%, từ 952.600 lên 1.008.000 ha. Bảng 2 ở dưới cho thấy năm 2008, nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ chiếm diện tích 702.500 ha (70%) còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 305.500 ha (30%). Trong tổng số 702.500 ha nuôi mặn lợ, có 625.600 (89%) ha dành cho nuôi tôm. Trong khi đó,trong tổng số 305.500 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích danh cho nuôi tôm (nước ngọt) chỉ là 4.700 ha, tương đương với 1,5%.
Từ năm 2004 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 102%, từ 1.202.500 lên 2.430.944 tấn, trong đó 381.728 tấn (15,7%) là tôm nuôi (xem Bảng 3). Hiện nay, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam.
BẢNG 1. TỔNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, TÍNH THEO NĂM Đơn vị: hec-ta.
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
2005
3.465.900
1.987.900
1.478.000
2006
3.720.500
2.026.600
1.693.900
2007
4.149.000
2.063.800
2.085.200
2008
4.574.900
2.143.900
2.430.944
Nguồn: FiCEN/CIS.
BẢNG 2. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .
Đơn vị: hec-ta.
Năm
2005
2006
2007
Tổng số
952.600
976.500
1.008.000
Diện tích nước mặn, lợ
661.000
683.000
702.500
Nuôi cá
10.100
17.200
26.400
Nuôi tôm
528.300
612.100
625.600
Nuôi kết hợp và các sản phẩm thủy sản khác
1.22.200
53.400
50.200
Nuôi sinh sản
400
300
300
Diện tích nước ngọt
291.600
293.500
305.500
Nuôi cá
281.700
283.800
295.700
Nuôi tôm
4.900
4.600
4.700
Nuôi kết hợp và các sản phẩm thủy sản khác
1.600
1.700
1.600
Nuôi sinh sản
3.500
3.400
3.500
Nguồn: FiCEN/CIS.
BẢNG 3. SẢN LƯỢNG CÁ VÀ TÔM NUÔI Đơn vị: tấn
Năm
Tổng số
Cá
Tôm
Loài khác
2004
1.202.500
761.600
281.800
2005
1.478.000
971.200
327.200
2006
1.693.900
1.157.100
354.500
2007
2.085.200
1.494.800
386.600
2008
2.430.944
1.828.068
381.728
221.148
Nguồn: FiCEN/CIS.
Đối tượng chủ lực quyết định thành công của ngành tôm vẫn là tôm sú. Năm 2010, giá trị xuất khẩu tôm sú đạt xấp xỉ 1,45 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm sú cả nước đạt hơn 613.000 ha với sản lượng gần 333.000 tấn (tập trung vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), trong đó diện tích nuôi công nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% số còn lại là các hộ nuôi gia đình và doanh nghiệp. Diện tích nuôi trồng tôm ngày 1 tăng, nghề nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển, là cơ sở vững chắc tạo nguồn nguyên liệu cho mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả, trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam liên tục tăng. Cụ thể, năm 2010 là năm xuất khẩu tôm Việt Nam đạt nhiều thắng lợi với sản lượng 240.000 tấn và thu về hơn 2 tỷ USD cho ngành thủy sản. Bước qua năm 2011, ngành hàng này vẫn được dự báo sẽ đạt con số xấp xỉ như năm trước, thậm chí còn vượt xa hơn.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao song năm 2011 được dự báo vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu dẫn tới giá tôm nguyên nguyên liệu tăng mạnh, đạt mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tình trạng này cũng khiến cho một số nhà máy chế biến thủy sản nói chung và doanh nghiệp Minh Thuận nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, với kế hoạch về
sản lượng xuất khẩu đã đề ra, cùng việc ký hợp đồng chặt chẽ, kịp thời và cũng là bạn hàng lâu năm với công ty THHH Anh Dương – công ty chuyên thu mua tôm nguyên liệu các loại nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào mà không phải chịu chi phí nguyên liệu quá cao.
b. Cầu nội địa
Thị trường thuỷ sản nội địa nói chung và thị trường tôm trong nước nói riêng tuy tiềm năng, nhưng tổ chức còn nhỏ lẻ, lượng tiêu thụ những loại tôm cỡ lớn còn khá ít. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn cho rằng thị trường nội địa còn tồn tại nhiều khó khăn. Doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, tiền của để điều tra thị trường, thiết lập hệ thống phân phối, doanh nghiệp cũng phải thay đổi đổi kiểu dáng, kích cỡ bao bì, cũng như quy trình chế biến để giảm giá sản phẩm nhằm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và điều kiện lưu thông phân phối hàng thủy sản trong nước còn yếu kém cũng là yếu tố cản trở doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước … Để thay đổi những điều này cần một quá trình thực hiện lâu dài chứ không chỉ trong một sớm một chiều. Chính vì vậy chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới vẫn là tập trung xuất khẩu ra nước ngoài.
2.2.2.Thị trường nước ngoài
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ trước đến nay, tôm nhất là tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990, kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hằng năm. Cùng với thời gian, hoạt động xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng mạnh, đồng thời tỷ trọng của các mặt hàng khác tôm như cá, nhuyễn thể, cũng dần tăng lên. Từ những năm 2000 trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn liên tục tăng trưởng và đến năm 2003 đã lần đầu tiên vượt qua mức 1 tỷ USD, bằng khoảng 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước và chiếm gần 10% giá trị xuất khẩu tôm trên toàn cầu (Bao gồm cả tôm nước ấm và tôm nước lạnh). Với giá trị đó, Việt Nam đã nằm trong số 5 nước xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới. Ðây là một niềm tự hào của chúng ta, là yếu tố xác định vị thế của một nhà xuất khẩu tôm lớn với tiếng nói có trọng lượng cao trên thị trường.
Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2010
Nguồn: VASEP Đơn vị tính: triệu USD
a. THỊ TRƯỜNG MỸ
Mặc dù phải đối mặt với rào cản thuế chống bán phá giá, XK tôm sang Mỹ 9 tháng đầu năm 2010 vẫn tăng trưởng rất “ấn tượng” với khối lượng 36.258 tấn, giá trị thu về trên 376 triệu USD, tăng 13,9% về khối lượng và gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Góp phần tạo nên sức tăng trưởng này chính là sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng DN chế biến ngay trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu trong nước và sự nhạy bén, biết tận dụng thời cơ thuận lợi do chính các thị trường NK tạo ra.
Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8% trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng. Đến hết tháng 11/2010, Việt Nam xuất sang Mỹ gần 48.000 tấn tôm trị giá 511,7 triệu USD, tăng 20,3% về khối lượng và 40,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), giá tôm của VN xuất khẩu vào Mỹ được giá cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bình vào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg các tháng cuối năm 2010, cao hơn 20-30% so với cùng kỳ năm 2009.
Giá tôm xuất vào Mỹ tăng một phần do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico hồi giữa năm 2010, cùng với đó là giá các loại tôm sú tăng mạnh do các nước xuất khẩu giảm sản lượng. . Nhiều năm qua, Inđônêxia luôn là đối thủ “đáng gờm” nhất của ngành XK tôm Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ sau quý I năm 2010, XK tôm của nước này sang Mỹ liên tục sụt giảm do khối lượng XK của Công ty CP Prima - công ty sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất Inđônêxia - giảm sút bởi lây nhiễm dịch bệnh. Thêm vào đó, sản lượng khai thác tôm nội địa của Mỹ năm nay giảm mạnh so với năm ngoái do vụ tràn dầu trên vịnh Mêhicô - khu vực khai thác tôm chính của Mỹ - làm cho nguồn cung tôm nội địa vốn đã ít càng ít hơn, thậm chí còn tạo ra sự thiếu hụt.
Tiêu thụ tôm trên mỗi người dân Mỹ tăng nhanh và ngành sản xuất tôm trong nước chỉ cung cấp khoảng 10% tổng tiêu thụ nội địa đã dẫn đến khối lượng tôm nhập khẩu vào thị trường này tăng đều trong 20 năm qua. Mỹ nhập khẩu hải sản đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, Mỹ sẽ qua mặt Nhật trong vài năm tới. Các loại hải sản được nhập nhiều nhất vào Mỹ hiện nay là tôm, tôm hùm, sò và cua. Trong đó, tôm các loại là mặt hàng được nhập nhiều nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hải sản vào thị trường này, trước tiên phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc FDA thuộc Bộ Y tế Mỹ. Trước mắt là các cơ sở chế biến mặt hàng hải sản muốn xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình, sau đó phải đăng ký kiểm tra để được cấp chứng nhận của Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và An toàn vệ sinh thuộc Bộ Thuỷ sản (NAFIQACEM), là cơ quan nhà nước của ta được FDA uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.Từ cuối năm 1997 đến nay, FDA đã thiết lập một hệ thống giám sát chế biến và xuất khẩu hải sản theo tiêu chuẩn HACCAP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm).
b. THỊ TRƯỜNG NHẬT
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam.
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015.
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.
Tôm đông lạnh là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.
Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu
Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định; : là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; : sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.
So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, phía Nhật Bản đã phát hiện 1 số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30% (ba lô kiểm tra một lô
Theo quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức
kiểm soát lên 100%. Có nghĩa là trong thời gian gần đây, tất cả lô hàng tôm của VN xuất khẩu sang Nhật Bản đều bị kiểm tra hàm lượng trifluralin tại cảng đến.. Một số đối tác Nhật Bản đã yêu cầu các công ty trong nước tạm ngưng xuất khẩu đến khi họ cho phép do lo ngại chất trifluralin. Nghiêm trọng hơn, nếu tiếp tục phát hiện nhiều lô hàng của VN chứa trifluralin thì Nhật Bản có thể cấm nhập khẩu tôm từ VN . Việc này làm giảm uy tín đáng kể của mặt hàng tôm đông lạnh được nhập từ Việt Nam.
Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hóa và phát triển các mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi, cá hồi, cua huỳnh đế,... và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.
c. THỊ TRƯỜNG PHÁP
Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến 2010 thị phần của EU đã chiếm đến 16, %, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam. Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên năm 2010 vừa qua đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó - 2009.
Năm 2010, Việt Nam đã XK sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009. Thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai nước NK lớn nhất.
Pháp là thị trường xuất tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) chỉ sau Tây Ban Nha. Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết. Tuy nhiên các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng phát triển mạnh tại Pháp.
Năm 2010 Pháp là nước có sức tăng trưởng mạnh nhất, với 68,3% về giá trị. Đơn giá NK bình quân của Pháp cũng cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nước khác trong khối EU.
Ba năm gần đây Việt Nam liên tục gia tăng XK tôm sang EU, với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Các nước NK nhiều nhất là Đức, Anh và Pháp. Tiêu thụ tôm Việt Nam tại các nhà hàng của Pháp tăng lên đáng kể mặc dù tình hình kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn.
Pháp cũng tăng NK từ nhiều nguồn khác như Êcuađo, Thái Lan. NK tôm chế biến cũng tăng khá mạnh (13% trong 9 tháng đầu năm năm 2010). Trong khuôn khổ WTO, Pháp cùng EU thực thi chính sách thương mại, đồng thời tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thực thi chính sách cải cách kinh tế có hiệu quả. Khung pháp lý về thị trường Pháp đã mở hoàn toàn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đều không bị áp hạn ngạch.
Một số yêu cầu khi thâm nhập vào thị trường thuỷ hải sản tại Pháp :
Quy định pháp lý
Có rất nhiều quy định về nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản vào thị trường Pháp nhưng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường này. Nhìn chung thị trường Pháp đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh an toàn thực phẩm và sức khỏe thì Luật là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thành công thị trường này.
Kể từ khi việc điều hòa luật của EU phần lớn đã hòan tất thì hầu hết luật về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe được áp dụng toàn EU trong đó có Pháp. Song, một số nước Châu Âu như Pháp vẫn áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do Ủy Ban Châu Âu (EC) quy định. Do đó, các sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu cho dù phù hợp với điều kiện của EU nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng Pháp chấp nhận.
* Chứng nhận kiểm dịch
Việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào Pháp phải đi kèm chứng nhận kiểm dịch. Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra (thú y) trước khi sản phầm được phép đưa vào thị trường Pháp. Việc kiểm tra rất khắt khe. Chứng nhận kiểm dịch cần được viết bằng ngôn ngữ chính thống Pháp và nếu cần viết bằng thứ tiếng của nước đến. Các nước thuộc EEA không phải tuân theo quy định này.
* Quy định kiểm dịch
Luật sản phẩm liên quan nhiều nhất đến các nhà sản xuất tại các nước thứ ba sẽ được nói tới dưới đây, bao gồm luật chung về điều kiện vệ sinh, sức khỏe vật nuôi lẫn luật riêng về các vấn đề như nguyên liệu đóng gói thực phẩm và kiểm soát cặn và chất gây ô nhiễm.
* Độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm cá
EU nói chung và Pháp nói riêng đã chi tiết hóa quyền kiểm soát của luật đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác dùng cho cá và các sản phẩm cá. Luật kiểm soát những loại thuốc cấm chỉ định cho vật nuôi và các sản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba.
* Nguyên vật liệu đóng gói cho phép
Những hướng dẫn về nguyên vật liệu đóng gói thực phẩm: Hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và Hướng dẫn cụ thể đối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (Hướng dẫn 2002/72/EC), bằng giấy bóng kính tái tạo lại ( 93/10/EEC) và monome vinyl chloride (Hướng dẫn 78/142/EEC).
Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác
Đóng gói nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm cá khỏi tác động cơ học và tạo ra khí hậu vi sinh thuận lợi hơn; là yếu tố thiết yếu của chất lượng bởi vừa đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ sản phẩm đó. Đó cũng là phương tiện giao tiếp thiết yếu với người tiêu dùng. Đóng gói và nhãn hiệu đặc biệt quan trọng trong phân phối.
* Vật liệu và kích cỡ
Cần lưu ý những điểm sau khi chọn vật liệu đóng gói thích hợp để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Pháp:
- trọng lượng sản phẩm
- kích cỡ sản phẩm
- số lượng đóng trong một thùng carton
- tính lành của vật liệu
- mùi
- khả năng xếp chồng lên nhau
- bắt mắt
- dễ cầm
- vấn đề môi trường.
Vấn đề môi trường cũng đóng vai trò trong đóng gói, cũng như an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, luật châu Âu nói chung và Pháp nói riêng quy định chất lượng các túi nhựa trong thùng carton nên cùng cấp với chất lượng thức ăn, có nghĩa là tiếp xúc giữa thức ăn và túi nhựa không gây hại sức khỏe. Trong trường hợp các sản phẩm cá đóng hộp, có các quy định dành riêng cho chất thủy ngân và catmi bên trong. Đặc biệt việc sử dụng thùng carton phủ sáp và bọc ngoài vốn không tái chế được dễ bị chỉ trích.
Thuế nhập khẩu
Nhiều loại thủy sản bị áp thuế khi nhập khẩu vào Pháp. Mức thuế của EU từ 0% đối với hào, lươn; đến 23% đối với cá mòi và 25% đối với cá thu, cá ngừ và cá trồng
Nhập khẩu từ các nước đang phát triển thường được hưởng mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế. Các nước thành viên hệ thống GSP của EU có thể tận dụng các mức thuế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển. Tại Pháp, thủy sản cũng phải chịu thuế VAT 5,3%.
2.3. XÂY DỰNG GIÁ HÀNG VÀ NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU
2.3.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu
Công ty dự tính bán mỗi tấn Tôm sú đông lạnh với giá bán FOB là 16.000 USD
Để thực hiện thì công ty phải đặt mua nguyên liệu từ các cơ sở trong nước. Do Hệ số chế biến (trọng lượng tôm tươi sống/1kg tôm chế biến) là 1,2. Như vậy để xuất khẩu được 100 tấn tôm sú đông lạnh thì Công ty phải mua 120 tấn tôm tươi nguyên liệu.
Như vậy ta sẽ có được bảng dự trù chi phí sản xuất 100 tấn tôm đông lạnh như sau
Bảng 1: Dự trù kinh phí tôm nguyên liệu Ròng ( VNĐ/kg)
STT
Khoản mục
Đơn giá (VNĐ)
1
Đơn giá tôm nguyên liệu (VND/kg tôm nguyện liệu)
200.000
2
Hệ số chế biến (trọng lượng tôm tươi sống/1kg tôm chế biến)
1,2
3
Chi phí tôm nguyên liệu (VND/kg) (1 x 2)
240.000
4
Phụ phẩm thu hồi (VND/tôm chế biến)
10.000
5
Chi phí tôm nguyên liệu ròng (3 - 4)
230.000
Bảng 2: Dự tính chi phí cho 100 tấn tôm đông lạnh
STT
Khoản mục chi phí
Đơn vị tính
Đơn giá
Thành tiền
1
Chi phí nguyên liệu ròng
103 VNĐ
230.000 đ/kg
23.000.000
2
Chi phí bao bì
103 VNĐ
2000đ / kg
200.000
3
Chi phí xếp dỡ
103 VNĐ
3 USD/MT
6.255
4
Phí hải quan
103 VNĐ
60
5
Phí lấy C/O
103 VNĐ
0
6
Phí vận đơn
103 VNĐ
10
7
Phí kiểm dịch
103 VNĐ
20 đ/ kg
2.000
8
Phí bảo quản
103 VNĐ
1,5 tr / MT
150.000
9
Chi phí khác
103 VNĐ
3.500
10
Trích dự phòng
103 VNĐ
3% x tổng CP
700.856,25
11
Lãi vay ngân hàng( lãi vay 1,4%/tháng, vay 5 tỷ trong 3 tháng)
103 VNĐ
1.4% x 5 tỷ x 3
210.000
Tổng
24.272.681.250 đ
Với tỷ giá : 1USD= 20.850 VNĐ
Như vậy, giá thành sản xuất 100 tấn tôm đông lạnh là 24.272.681.250VNĐ
Đây mới là giá tính sơ lược, còn chưa kể tới một số khoản như lương, thưởng của công nhân viên, thuế thu nhập doanh nghiệp…
2.3.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu
Công ty dự kiến sẽ thu mua nguyên liệu tôm sú (loại 1: 20con/ kg) thông qua nhà cung cấp là Công ty TNHH Anh Dương với giá bán buôn là 200.000đ/kg (Chưa bao gồm VAT, đã bao gồm chi phí vận chuyển). Dự kiến số lượng mua là 120 tấn. Vận chuyển bằng ghe đục trực tiếp từ nơi khai thác về công ty để tôm còn sống. Từ bến tôm được cho vào thừng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ.
Công ty phải ký hợp đồng mua nguyên liệu tôm tươi như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------&-------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Hợp đồng số:9898KT/2009
- Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1998 của Hội đồng Nhà nước Nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào nghị định số 17/HDKT ngày 16/01/1990 của Hội ĐỒng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hôm nay ngày 2 Tháng 5 năm 2011
Tại địa điểm: Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam .
Chúng tôi gồm:
Bên A:
- Tên doanh nghiệp: Cty TNHH Anh Dương
- Địa chỉ trụ sở chính: 88 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 10, TP. HCM, Việt nam
- Điện thoại: ( 84-8)-3862104 Fax: (84-8) 77-3862677
- Tài khoản số: 0102 577 696
- Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đông Á
- Đại diện là: Ông Nguyễn Phúc Dương
- Chức vụ: Giám đốc
Bên B:
- Tên doanh nghiệp: Công ty THHH Minh Thuận
- Địa chỉ trụ sở chính: 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM
- Điện thoại: (08). 8280835– 9543365 ; Fax: (08). 8280835
- Tài khoản số: 718A0058900756
- Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Đại diện là: Ông Phạm Lê Minh
- Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế số 9898KT/2009 với những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây:
Điều 1: Hàng hóa:
Tôm sú loại 1 (loại 20 con/ kg)
Điều 2: Số lượng:
120 tấn.
Điều 3: Giá cả:
Đơn giá: 200.000 VNĐ/kg
Tổng giá trị : 24.000.000.000 VNĐ
Điều 4: Chất lượng, quy cách:
- Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị ươn
- Nguyên liệu phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 5: Phương thức giao nhận
- Bên A Sẽ giao hàng cho bên B vào từ ngày 5/5 đến 10/5,thành 3 đợt, mối đợt giao 40 tấn tôm theo đúng theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận tại địa chỉ:
Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang
Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam
Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên A chịu.
Chi phí bốc xếp: mỗi bên chịu một đầu
Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là 600.000 đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Phương thức thanh toán:
Bên B đặt trước 7.200.000.000 VNĐ ( Bảy tỷ hai trăm triệu đồng ) cho bên A và sẽ thanh toán phần còn lại cho bên A bằng hình thức chuyển khoản trong thời gian 20 ngày kể từ ngày bên A giao hàng.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 8 % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 02/5/2011 Đến ngày 01/6/2011
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành 2 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chứcvụ
Ký tên Ký tên
2.3.3. Phân tích tài chính
Căn cứ vào các ORDER của các khách hàng ta lập được bảng dự tính các chi phí mà mức doanh thu,lợi nhuận thu được khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu đối với mỗi đối tác như sau:
Tỷ giá ngoại tệ quy đổi 1 USD = 20850 VNĐ
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Đơn giá
Các thị trường và các đối tác
Pháp
Mỹ
Nhật
1
Số lượng các đối tác đặt mua tính theo tấn
100
100
100
2
Doanh thu bán hàng theo điều kiện FOB
USD
1.450.000
1.520.000
1.440.000
3
Chi phí mua nguyên liệu
103 VND
23.000.000
23.000.000
23.000.000
4
Phí vận chuyển nội địa
103 VND
10USD/MT
20.850
20.850
20.850
5
Phí giám định
103 VND
9.069,750
9.207,360
8.807,040
6
Chi phí xếp dỡ
103 VND
3 USD/MT
6.255
6.255
6.255
7
Phí Hải quan
103 VND
60
60
60
8
Phí kiểm dịch
103 VND
20 đ/ kg
2.000
2.000
2.000
9
Phí bao bì để xuất khẩu
103 VND
2000đ / kg
200.000
200.000
200.000
10
Phí bảo quản
103 VND
1,5 tr / MT
150.000
150.000
150.000
11
Quỹ dự phòng
103 VND
906.975
920.736
880.704
12
Lãi vay ngân hàng
103 VND
210.000
210.000
210.000
13
Chi phí khác
103 VND
10.070
11.210
11.010
14
Chi phí tiền lương, thưởng
103 VND
5,1%x∑DT
1.541.857,5
1.565.251,2
1.497.196,8
15
Tổng chi phí
VNĐ
26.057.187.250
26.095.619.560
25.968.932.840
16
Lợi nhuận trước thuế(LNTT)
VNĐ
4.175.312.750
5.596.380.440
4.055.067.160
17
Thuế TNDN
VNĐ
25%x LNTT
1.043.828.188
1.399.095.110
1.013.766.790
18
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
3.131.484.563
4.197.285.330
3.041.300.370
19
Tỷ suất lợi nhuận
%
12.02%
16.08%
11.71%
20
Tỷ suất ngoại tệ
USD/VNĐ
1/17.970
1/17.168
1/18.034
Trong đó
Phí bao bì để xuất khẩu:
Giá thành sản xuất 1 bao bì dạng 2 lớp, bao gồm cả mã hiệu, thông tin về hàng hóa, nơi sản xuất, hướng dẫn sủ dụng, hạn sử dụng... là 2000 VNĐ ( chưa bao gồm thuế GTGT)
Vậy
Chi phí bao bì = Giá thành bao bì đóng gói 1 kg thành phẩm x Số lượng
= 2000x100x1000 = 200.000.000 (VNĐ)
Phí vận chuyển nội địa:
Đơn giá : 10 USD/ MT
Phí vận chuyển nội địa = 10 x 20850 x 100 =20.850.000 ( VNĐ
Phí Giám định: 0,03 % Tổng giá trị hợp đồng
Phí xếp dỡ
Đơn giá 3 USD/MT
Phí xếp dỡ = 3 x 100 x 20850 = 6.255.000(VNĐ)
Phí hải quan ( VNĐ)
Lệ phí làm thủ tục hải quan là 30.000 đồng/tờ khai
Bộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau.
Vậy: Phí Hải quan = 30.000 x 2 = 60.000 ( VNĐ)
Phí bảo quản (VNĐ)
Đơn giá :1,5 triệu /MT.
Vậy:
Phí bảo quản = 1.500.000 x 100 = 150.000.000 (VNĐ)
Quỹ dự phòng = Doanh số bán ra x 3%
Lãi vay ngân hàng
Vay 5 tỷ VNĐ , lãi suất 1,4%/tháng
Thời gian vay là 3 tháng
Vậy Lãi vay ngân hàng = 5.109 x 1,4% x 3 = 210.000.000 ( VNĐ)
Chi phí tiền lương, thưởng:
Tiền lương tiền thưởng = Tỷ lệ tiền lương tiền thưởng x Doanh thu dự tính
Chi phí lương thưởng năm 2010
Tỷ lệ tiền lương, tiền thưởng = x 100 %
Doanh thu năm 2010
9.001.500.000
= x 100 % = 5,1%
176.500.000.000
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu dự tính – Chi phí dự tính
Thuế thu nhập DN p/n = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN p/n
Tỷ suất lợi nhuận: P’ = x 100 (%)
Tỷ suất ngoại tệ = x 100 (%)
PHẦN II : TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường
3.1.CHỌN BẠN HÀNG
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu thị trường và phân tích tài chính khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu đối với từng đối tác.Căn cứ trên việc lựa chọn bạn hàng xuất khẩu theo tiêu chí đem lại doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu lớn nhất ,tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu lớn nhất công ty quyết định lựa chọn công ty KINGFOOD của Mỹ làm bạn hàng trong đợt xuất khẩu này
3.2. GỬI THƯ CHẤP NHẬN GIAO DỊCH
Công ty đã gửi chấp nhận thư tới công ty KINHFOOD với nội dung như sau:
From : Minh Thuan Co.,Ltd
No : 26 Hung Phu, Ward 09,
District 08, HCM City ,Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
To: King food co.,Ltd
No : 110 William street, New York, USA
Tel : (420212) 5136300
Fax : (420212) 6188989
ACCEPTANCE
Dear Sir,
We have received your order and very pleasure that you agreed with all our request about the goods with their specification, the quantity, the delivery time and the payment made. We can grant you a discount at 5% as you requested.
Please send us your confirmation.
Yours sincerely,
Director
3.3. NHẬN ĐƯỢC XÁC NHẬN CỦA ĐỐI TÁC
From: King food co.,Ltd No : 110 William street, New York, USA
Tel : (420212) 5136300
Fax : (420212) 6188989
To : Minh Thuan Co.,Ltd
No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08, HCM City
Tel : 0084.08.8280835
Fax: 0084.08.8280835
CONFIRMATION
Dear sirs,
We are very happy to have dealing with you. We send this confirmation to ensure that we agree with all the iterms you gave in your offer. Thank you for giving us a discount at 5%.
Please send us a signed contract as soon as possible.
Yours sincerely,
Director
Chương 4: Tổ chức giao dịch ký hợp đồng
4.1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC GIAO DỊCH
Trong quá trình tiến hàng giao dịch với khách hàng, công ty đã quyết định chọn hình thức giao dịch bằng thư tín, đây được coi là phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trong mỗi hoạt động giao dịch hiện nay, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như trao đổi thương mại, dịch vụ.
Hình thức thư tín được sử dụng chủ yếu không chỉ bởi tính phổ biến, lịch sự, tính kinh tế trong chi phí giao dịch mà còn bởi tính pháp lí rõ ràng của thư tín trong mỗi giao dịch.
Thư tín được sử dụng trong giao dịch có nhiều ưu điểm so với các hình thức giao dịch khác, người sử dụng có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian, đặc biệt là đối với những đối tác các bên ở cách xa nhau về địa lý, các bên không cần thiết phải trực tiếp gặp mặt nhau và kí kết, thương lượng các điều khoản với nhau mà vẫn có thể đảm bảo được tính pháp lí ở một mức nhất định trong mỗi giao dịch. Hơn nữa người sử dụng hình thức này có thể giao dịch với nhiều đối tác cùng một lúc, có thể không bộc lộ trực tiếp ý kiến, ý định thực sự của mình.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó của hình thức giao dịch qua thư tín, hình thức này cũng có những khuyết điểm nhất định, đó là nó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chờ đợi đối tác trả lời, điều đó có thể dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh… hình thức giao dịch thông qua điện tín có thể khắc phục khuyết điểm này. Đặc biệt khi sử dụng hình thức thư tín là ngôn ngữ cần phải lịch sự, ngắn gọn súc tích, đi thẳng vào vấn đề, chính xác về ngôn từ sử dụng cũng như đòi hỏi khẩn trương, kiên nhẫn đối với người sử dụng.
Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ phổ biến, nhiều người biết đến trên thế giới, có tính chất chính xác về ngôn từ, cấu trúc, trang trọng lịch sự nhưng vẫn đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, tránh những cách hiểu sai đối với người đọc.
Tuy nhiên để đảm bảo tuyệt đối tính chất pháp lí cũng như những thỏa thuận được quyểt định với sự đồng ý từ hai bên, hình thức đàm phán vẫn cần được thực hiện giữa các bên trong các trường hợp như đàm phán kí kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh có quy mô lớn…
4.2. LẬP HỢP ĐỒNG
Contract No. U-T/08/09
Between
Minh Thuan Co.,Ltd
No : 26 Hung Phu, Ward 09, District 08, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Tel : 0084.08.8280835 Fax: 0084.08.8280835
Hereinafter referred as the seller
And
King food co.,LTD
No : 110 William street, New York, USA
Tel : (420212) 5136300 Fax : (420212) 6188989
Hereinafter referred as the buyer
It is agreed that the seller commits to sell and the buyer commits to buy the following discribed goods upon the terms and conditions hereinafter set forth:
Article 1: Commodity:
Frozen Black Tiger Prawn grade 1
(scientific name : )
Article 2: Quality:
GMQ
Article 3: Quantity:
100 MT units moreless 5% at the buyer’s option
Article 4: Packing:
Frozen Black Tiger Prawn grade 1 must be Packed in PVC bag of 1kg net each , which must be packed in export customany cartons of 50kgs net each
Article 5: Price:
Unit price: USD 15.200/ MT
Total price: about USD 1.520.000
These price are understood FOB HO CHI MINH as per Incoterms 2000, packing charges included
Article 6: Shipment:
Shipment shall be made during the period of June to July 2011
Partial shipment : Not allowed.
Transhipment : permitted
- Port of loading: Ho Chi Minh city port – Vietnam
- Port of discharge:
Article 7: Inspection of goods:
In respect of quality to weight for shipment certificate of inspection and certificate of weight issued by VINACONTROL at loading port shall be taken as final.
All claim by the buyer shall be made within 30 days after arrival of the goods at port of destination.
Article 8: Payment:
The Buyer must open an irrevocable Letter of credit, at sight, in US Dollars covering full value lodged with the Bank for Foreign Trade of Vietnam( Sai Gon) by a Bank agreed by both parties. L/C must reach the Seller no later than 15 days prior to expected shipment time and be valid 45 days. TTR is acceptable.
The such L/C shall be available for payment against presentation of the following documents:
Bill of exchange at sight, drawn under the Buyer.
Full set(s) of clean on board ocean bill(s) of lading marked “Freight prepaid”.
Commercial invoice in quadruplicate.
Packing list in duplicate.
Certificate of origin in duplicate.
Article 9: Force majeure:
The contracting parties are not responsible for the non – performance of any contract obligation on case of usually recognized force majeure.
As soon as occured the condition under which force majeure has been invoked, i.e. extra ordinary, un – foreseenable and irresistible event, a cable should be sent to the other for information.
A cerificate of force majeure issued by the competent Government Authorities will be sent to the other party within 7 days.
As soon as the condition under which force majeure has been invoked has been ceased to exist, this contract will enter immediately into force.
Article 10: Penalty:
In the event that the Buyer fails to open L/C under this contract in due time, the Seller will have the right to demand from the Buyer the payment of a penalty in the amount equivalent to 1% per day of the contract amount. Should the Seller fails to deliver the goods in due time, the Buyer will have the right to demand from the Seller the payment of a penalty of 1% per day of the value of goods not delivered.
Article 11: Arbitration:
Any disputes arising out from this contract, if the two parties cannot reach an amicable arrangement for them, must be refered to arbitration. Arbitration to be held in the country of the defending party. Awards by arbitration to be final and binding both parties. All charges relating to arbitrations to be born by the losing party.
Made in Ho Chi Minh on May, 1st2011
For and behalf For and behalf
Of the Buyer Of the Seller
HỢP ĐỒNG SỐ U –T / 08/09
Một bên là : Công ty THHH MINH THUẬN
Số 26, Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số điện thoại: 0084.08.8280835 Fax: 0084.08.8280835
Dưới đây gọi là bên bán
Một bên là : Công ty THHH KINH FOOD
Số 110 phố William, New York, Mỹ
Số điện thoại: (420212) 5136300 Fax : (420212) 6188989
dưới đây gọi là bên mua.
Đã có sự thoả thuận rằng bên bán cam kết bán và bên mua cam kết mua những hàng hoá mô tả dưới đây theo những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây:
Điều 1: Tên hàng
Tôm sú đông lạnh loại 1
( tên khoa học : Penaeus monodon )
Điều 2 : Phẩm chất
Phẩm chất thương mại tốt
Điều 3 : Số lượng
100 tấn mét, hơn kém 5% do bên mua chọn
Điều 4 : Bao bì đóng gói
Cứ 1 kg tôm đông lạnh được đóng gói trong 1 túi PVC, 50 túi PVC (50kg tôm) được đóng trong 1 hòm carton theo tập quán xuất khẩu.
Điều 5 : Gía cả
-Đơn giá : 15.200 USD/ MT
-Tổng giá : khoảng 1.520.000 USD
-Những giá trên đây là giá FOB Sài Gòn theo Incoterm 2000, bao gồm cả chi phí bao bì.
Điều 6 : Gửi hàng
Hàng được gửi trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2011
Giao hàng 1 lần
Cho phép chuyển tải
Cảng bốc hàng : cảng Sài Gòn , Việt Nam
Cảng dỡ hàng :
Điều 7 : Kiểm tra hàng hoá
Đối với trọng lượng và phẩm chất của chuyến hàng gửi từ cảng bốc, Vina Control sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm và giấy chứng nhận trọng lượng , giấy này coi là chứng từ quyết định cuối cùng.
Mọi kiếu nại của người mua phải tiến hành trong vòng 30 ngày sau khi hàng đến cảng đến.
Điều 8 : Trả tiền
Bên mua phải mở 1 L/C không thể huỷ ngang, trả tiền ngay, bằng đồng đôla Mỹ, để trả cho toàn bộ trị giá hàng, chuyển đến ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam( chi nhánh Sài Gòn) từ 1 ngân hàng do 2 bên thoả thuận. L/C phải đến tay bên bán ít nhất 15 ngày trước thời gian dự định giao hàng và có giá trị 45 ngày, chấp nhận TTR, L/C này sẵn sàng thanh toán khi xuất trình những chứng từ sau :
Hối phiếu trả tiền ngay, khí phát cho bên mua
Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng, ghi rõ “cước đã trả”
Hoá đơn thương mại : 4 bản
Phiếu đóng gói : 2 bản
Giấy chứng nhận xuất xứ : 2 bản
Điều 9 : Trường hợp bất khả kháng
Các bên ký kết hợp đồng sẽ không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp vẫn thường được công nhận là trường hợp bất khả kháng.
Ngay khi xảy ra các điều kiện gây nên trường hợp bất khả kháng, nghĩa là sự kiện bất thường , không lường trước được và không khắc phục được, một bức điện thông báo phải được gửi đi để thông báo cho bên đối tác. Thông báo này phải có xác nhận của chính quyền địa phương và gửi cho bên đốit ác trong vòng 7 ngày. Ngay khi chấm dứt điều kiện phát sinh bất khả kháng, hợp đồng có hiệu lực lại ngay.
Điều 10 : Phạt
Khi bên mua không mở L/C kịp thời theo hợp đồng này, bên bán có quyền đòi bên mua nộp phạt một số tiền bằng 1% tính theo mỗi ngày và theo số tiền của hợp đồng. Nếu bên bán không giao hàng đúng thời hạn, bên mua có quyền đòi bên bán phải nộp phạt là 1% mỗi ngày tính trên cơ sở trị giá của hàng chậm giao.
Điều 11: Trọng tài
Mọi tranh chấp xảy ra từ hợp đồng này, nếu hai bên không thể đi đến hoà giải, đều phải đưa ra trọng tài. Trọng tài được tổ chức ở nước bị cáo. Phán quyết của trọng tài được coi là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên. Mọi chi phí về trọng tài là do bên thua chịu.
Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 5 năm 2011
Thay mặt bên mua Thay mặt bên bán
Đã ký Đã ký
4.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
4.3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng
S¬ ®å tæ chøc thùc hiÖn
Ký hîp ®ång
ngo¹i th¬ng
Göi ®¬n chµo hµng
ChuÈn bÞ hµng hãa
NhËn ®¬n ®Æt hµng
Giục Më L/C
KÕ ho¹ch giao hµng
- Th«ng b¸o tµu ®Õn
- KÕ ho¹ch giao hµng
Thñ tôc nghiÖp vô XK
- GiÊy tê XK tê khai HQ
- Gi¸m ®Þnh hµng hãa
Thñ tôc nghiÖp vô giao hµng
- Hîp ®ång bèc xÕp víi c¶ng
- Thñ tôc ra vµo c¶ng
- KÕ ho¹ch kiÓm tra hµng hãa víi HQ
Tæ chøc thùc hiÖn giao hµng
- Tæ chøc giao hµng theo H§
- Gi¸m s¸t hµng hãa
- Gi¸m ®Þnh lîng hµng
-LÊy biªn lai thuyÒn phã ®æi lÊy v©n ®¬n s¹ch.
\
đổi lấy lệnh giao hàng.
NghiÖp vô thanh lý hîp ®ång
-Th«ng b¸o viÖc giao hµng cho ngêi mua
-NhËn thanh to¸n tiÒn hµng vµ thanh lý hîp ®ång.
4.3.2. Các quy trình thực hiện hợp đồng
a. Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu:
Công ty tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế trong nước với Cty TNHH Anh Dương để tập trung đủ nguồn nguyên liệu đảm bảo cho xuất khẩu.
b. Giục mở L/C và kiểm tra L/C
Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng từ phía người nhập khẩu, trước khi giao hàng công ty sẽ yêu cầu bên mua mở L/C và sau khi nhận được L/C của bên mua, bên bán sẽ tiến hành kiểm tra những thông tin kèm theo về :
- Các quy định trong L/C phải phù hợp chính xác với những quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Loại L/C người nhập khẩu mở tại ngân hàng phải là L/C không hủy ngang.
- Ngân hàng mở L/C tại nước nhập khẩu, Ngân hàng trả tiền hoặc Ngân hàng xác nhận phải có quan hệ với ngân hàng VIETCOMBANK.
- Giá trị L/C phải đủ lớn để thanh toán cho toàn bộ lô hàng.
- Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C phải phù hợp với nhau. Thời hạn của L/C phải đủ lớn để người xuất khẩu luân chuyển chứng từ tới phía người nhập khẩu.
- Những yêu cầu về chứng từ thanh toán phải đảm bảo ràng và dễ thực.
Mọi sai sót phát hiện sẽ được thông báo kịp thời cho phía nhập khẩu để sửa đổi thay thế cho phù hợp với cam kết giữa các bên đã thỏa thuận.
Nếu chấp nhận L/C thì bên bán tiến hành thực hiện giao hàng cho bên mua
c. Đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu cho hàng hoá:
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu:
Sau khi mua đủ nguyên liệu về cơ sở chế biến, công ty tiến hành chế biến tôm đông lạnh theo đúng quy trình đảm bảo hàng được giao theo yêu cầu. Tôm được gói trong 2 lớp bao bì có khả năng giữ nhiệt độ lạnh và giữ ẩm tốt.
tiện cho việc bốc xếp và bảo quản. Công việc in bao bì đóng gói hàng hóa, in mã hiệu là của công ty sản xuất bao bì Tiến Huy.
d. Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá:
Trước khi giao hàng, công ty tiến hành kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì ... nhằm đảm bảo tính chính xác theo yêu cầu của bên mua.
e. Làm thủ tục Hải Quan:
- Khai báo Hải Quan:
Mua bộ tờ khai với nội dung: tên hàng: tôm sú đông lạnh, khối lượng: 100 tấn, giá trị hợp đồng: 1.520.000 USD, tên phương tiện vận chuyển: tàu VINIC US V.123, xuất khẩu đi Mỹ ....Một bộ tờ khai bao gồm:
+ Tờ khai Hải Quan hàng xuất khẩu.
+ Hợp đồng thương mại.
+ Hóa đơn thương mại.
+ Phiếu đóng gói.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Xuất trình hàng hoá: Sau khi nộp bộ tờ khai cho Hải Quan, công ty xuất trình hàng hoá để cán bộ Hải Quan kiểm tra. Mọi chi phí để thực hiện cho việc kiểm tra công ty phải chịu. Sau khi tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của cán bộ Hải Quan xong, công ty phải nộp thủ tục phí Hải Quan.
f. Giao nhận hàng với tàu
Sau khi hàng hóa được hoàn thành các thủ tục thông quan sẽ được xếp lên tàu chuyên chở theo điều kiện FOB – Incoterms 2000. Để thực hiện bước này, công ty cần nắm được những thông tin về thời điểm tàu đến, các quy định của cảng về xếp dỡ, giờ làm hàng . Từ đó tiến hành liên hệ với người vận chuyển, tuỳ theo khối lượng, quy cách đóng gói của hàng hoá mà chủ tàu sẽ bố trí vị trí sắp xếp trên tàu.
Bố trí xe để đem hàng vào cảng xếp lên tàu
Thanh tóan các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa từ kho của công ti lên đến tàu.
Lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn đường biển, là vận đơn sạch và chuyển nhượng được
Thông báo cho người nhập khẩu biết hàng hóa đã được giao cho người vận tải, tình trạng hàng hóa hiện tại.
g. Làm thủ tục thanh toán
Kiểm tra lại các chứng từ cho phù hợp với L/C, xuÊt tr×nh th«ng qua ng©n hµng th«ng b¸o b¸o cho ng©n hµng më tÝn dông , đòi tiền thông qua ngân hàng( bên mua mở L/C) và thanh lý phí cho ngân hàng khi kết thúc.
Nếu không có vướng mắc gì thì hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng, nếu có thì tiến hành giải quyết khiếu nại.
h. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Nếu khách hàng có khiếu nại thì phải nghiêm túc, thân trọng trong việc xem xét yêu cầu của họ
- Xem hồ sơ khiều nại của khách hàng có đầy đủ có hợp lệ hay không , và có trong thời gian quy định hay không
- Xem yêu cầu của khách hàng có chính đáng có cơ sở hay không
- Các chứng từ đi kèm có hợp lệ có mâu thuẫn nhau hay không .Mọi khiếu nại của hai bên đều phải được giải quyết thoả đáng trên tinh thần hữu nghị, nếu không giải quyết được thì sẽ giải quyết theo như đã thoả thuận trong hợp đồng.
KÕt luËn
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi lớn từng ngày, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp, việc nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt là một trong những yếu tố hàng đầu đem đến sự thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức, và lớn hơn nữa là của cả quốc gia. Trong mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược cụ thể và nắm vững được các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực của mình, từ đó có thể thành công và giảm thiểu được tối đa những thiệt hại, rủi ro đến với mình.
Chính vì vậy mà việc lập một phương án kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng , nó là điều kiện cần thiết mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành. Nhờ việc hạch toán các khoản chi phí một cách rõ ràng, đầy đủ nên giúp doanh nghiệp nắm rõ được các khoản chi phí của mình, đồng thời cũng nắm được khoản lợi nhuận mà công ty mình đạt được là bao nhiêu. Mặt khác thông qua việc so sánh hiệu quả mang lại từ các đối tác ứng với các đơn đặt hàng giúp doanh nghiệp có thể tìm ra đối tác có lợi nhất đảm bảo cho hoạ động của công ty được thường xuyên liên tục. Qua việc lập phương án, các công việc trong việc tiến hành xuất khẩu cũng được công ty xắp xếp một cách khoa học theo một trật tự nhất định, điều đó làm cho các công việc được tiến hành một cách nhanh chóng thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc lập phương án kinh doanh là một trong những khâu vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mà cán bộ ngoại thương là một trong những lực lượng có vai trò chủ chốt quyết định thành công ở khâu này.
Trên đây là những trình bày của em về một phương án xuất khẩu, do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ.doc