Như vậy, qua quá trình phát triển giai đoạn 1954 -1975, ta có thể nhận thấ y
giai đoạn này, miền Bắc đã làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc đã dốc toàn lực và
cuốc kháng chiến chống Mỹ cả sức mạnh và thành quả tổng thể của chế độ xã hội
chủ nghĩa, đã tiến hành chiến đấu càng đánh càng mạnh, và không ngừng tăng
cường tiềm lực kinh tế quốc phòng và căn cứ địa cách mạng bằng cách tiếp tục
xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay
trong chiến tranh một cách thích hợp với thời chiến. Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ là thành quả của toàn dân tộc , của chế độ xã hội chủ nghĩa, của
các lực lượng chiến đấu cho độc lập tự do. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
là thử thách lịch sử to lớn nhất đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Một m ặt nó
tiêu hao một bộ phận quan trọng những thành tựu mà chúng ta thu được và gây
khó khăn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng nó cũng là m ột cơ hội
của sự phát triển, một sự thúc đẩy lớn với chuyên chính vô sản trên cả nước.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề bài: Sự phát triển kinh tế - Xã hội miền bắc (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng không sản xuất vật chất phân bố chủ yếu trong: Khu vực hành chính
sự nghiệp, ngân hang và khu vực dịch vụ khác.Lực lượng này luôn bcó biên chế
đông nhất chiếm hơn 90% lực lượng trong khu vực không sản xuất vật chất, băng
27,6 % tổng sood toàn bộ công nhân vien chức nhà nước.
29
Đội ngũ công nhân viên chức tăng lên hàng chục vạn người so với ngày đầu
tiếp quản miền bắc.Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ miền bắc.Tăng về số lượng cùng với quá trình phân bố, điều
chỉnh nhân lực đã tạo nên sức mạnh mới cho giai cấp công nhân nói riêng và toàn
bộ lực lượng lao động xã hội nói chung,
Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, đội ngũ công nhân viên chức phát triển về
mọi mặt. Lực lượng này bao gồm hai thế hệ: Một thế hệ trưởng thành trong giải
phóng dân tộc- mà đa số công nhân chuyên nghiệp thuộc nhóm này.Hai là thế hệ
mới trẻ trung, đâỳ năng lực, mới lớn lên sau hòa bình lập lại.cả hai đã cấu thành
giai cấp nông thôn miền bắc mới.
Sự biến đổi của nhà nước VNDCH luôn gắn bó với sự phát triển của văn hóa –
giáo dục. Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, nghành giáo dục không ngưng lớn
mạnh. Chế độ mới khuyến khích , tạo điều kiện cho thanh thiếu niên đến
trường.Chính sách này đã tạo nên một thế hệ tương lai được hưởng một nền giáo
dục dân chủ, có kiến thức và cơ sở tương đối đồng đều.
Bậc giáo dục đại học, số sinh viên, học sinh học cao đẳng ngày càng
đông.Năm học 1959 – 1960 đã có 1482 sinh viên tốt nghiệp và con em thành
phần công nông ngày càng chiêm số lượng lớn.Là nguồn nhân lực quan trọng bổ
sung vào đội ngũ trí thức công nông.Đây là những năm tháng bản lề quyết định
thành công của xu hướng quá trình công nông hóa đội ngũ khoa học kĩ thuật.
3. Tiểu kết.
Như vậy , cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958 – 1960 đã biến đổi cấu trúc xã hội
lien quan đến mọi lực lượng ở cả nông thôn và thành thị.
Địa bàn quan trọng nhất trong công cuộc cải tạo là nông nghiệp.Cuộc cải tạo
đó đã tạo ra giai cấp nông dân tập thể.
Quá trình cải tạo thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, tư bản tư doanh khác đã
xóa bỏ quyền tư hữu về tư lieu sản xuất, xác lập quyền sở hữ công cộng dưới
dạng toàn dân và tập thể.Sự chuyển đổi này đã tạo nên cơ cấu lao động, cơ cấu xã
30
hội mới.Mọi thành viên trong đó đã trở thành một bộ phận bị phụ thuộc, không
thể tách rời cơ chế quản lý, điều hành chung.
Tuy nhiên ngoài hai giai cấp đã nêu, còn có những bộ phận khác, là những hộ
cá thể, không muốn hoặc chưa được vào sản xuất tập thể, bao gồm những nông
dân làm ăn riêng lẻ, thợ thủ công cá thể, tiểu thương…nhưng nói chung tỷ lệ này
nhỏ và lực lượng của nhóm này ngà càng bị thu hẹp dần trong quá trình xây dựng
XHCN mấy năm sau.
Nhìn tổng thể sau mấy năm xây dựng, lực lượng nông dân vẫn là lớn nhất trong
bức tranh về cơ cấu xã hội miền bắc.Dù kinh tế tiểu nông không còn nữa, nhưng
thực tế chỉ thay đổi quyền sở hữu ruộng đất ( từ tư nhân sang tập thể) chứ không
thay đổi nhiều về tỷ lệ lao động xã hội.Kinh tế miền bắc vẫn chưa vượt qua rào
chắn của xã hội tiền công nghiệp. Khuôn mặt chính của xã hội vẫn là nông dân.
Những thay đổi của xã hội nói chung và kết cấu giai cấp xã hội nói riêng phản
ánh đúng những thay đổi về cơ cấu kinh tế của nước VNDCCH trong 1954 –
1960. Sự xuất hiện, ra đời, trưởng thành của các giai cấp, tầng lớp mới vừa đánh
dấu kết quả từng bước trưởng thành của nước Việt nam Mới, đồng thời vừa là
động lực, nhân tố mới xây dựng xã hội tương lai.
Đặt tiến trình xã hội miền Bắc trong những năm 1954 - 1975 trong tổng thể
chung, lâu dài của quá trình biến đổi xã hội miền Bắc, có thể nói công cuộc khôi
phục kinh tế, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển trong những năm 1955 -
1957 chỉ là bước đệm, " phòng chờ" tạm thời trước khi toàn bộ lực lượng xã hội
gồm các giai cấp, giai tầng được phân bố, sắp xếp lại vào các cơ sở công hữu
thuộc khu vực toàn dân hay tập thể
Từ một kết cấu kinh tế - xã hội hình thành trên cơ sở nhiều thành phần giai
cấp gắn với nhiều khu vực kinh tế, phát triển tự do, thành một xã hội có kết cấu
xã hội với kết cấu giai cấp, giai tầng tương đối thuần nhất, dựa trên một nền kinh
tế có kế hoạch, có tổ chức, lấy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất làm nguyên
tắc tổ chức xã hội. Đó là tiến trình phát triển lịch sử - xã hội của miền Bắc trong
31
giai đoạn (1954 - 1960) , đó cũng là một thời kì cam go ác liệt ở cả hai miền nam,
bắc.
V - Sự phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc (1961 -1975).
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam đã tiếp thêm sức mạnh
cho nhân dân cả nước tiếp tục vừa sản xuất vừa chiến đấu.
Thứ nhất đó là giai đoạn (1961 - 1965). Đây cũng là thời kỳ thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Kế hoạch 5 năm này nhằm xây dựng
bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đến thời kỳ này chúng ta
lấy xây dựng xã hội chủ nghĩa là trọng tâm, đồng thời hoàn thành cải cách ruộng
đất, nhưng chiến tranh đã xảy ra, do đó kế hoạch chưa hoàn thành. Do chiến
tranh, phần lớn những xí nghiệp, công trình giao thông, trạm bơm,công trình thủy
lợi, nhiều công trình thuộc sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa.... bị tàn phá
Giai đoạn sau ( 1965 - 1968), là thời kỳ miền bắc vừa xây dựng vừa chiến
đấu, tức là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng chủ yếu là xây dựng ở các
địa phương phân tán với quy mô nhỏ đề duy trì chi viện cho cuộc chiến đấu giải
phóng ở miền Nam, để tránh những tổn thất do chiến tranh phá hoại gây ra, để
thực hiện hậu cần tại chỗ trong chiến tranh, đồng thời tiếp tục duy trì và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh là một sự thử thách đối với
chế độ, bởi chúng ta thắng Mỹ là nhờ chế độ xã hội ở miền Bắc - ở đây chưa có
nền công nghiệp phát triển và những thiết bị chiến tranh hiện đại do ta sản xuất,
mà dựa vào quần chúng nhân dân, phát huy tính nhất trí cao về tinh thần của nhân
dân, bên cạnh đó cũng có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn 1969 đến 1975, là thời kỳ chúng ta tranh thủ thời gian hòa bình,
không còn chiến tranh phá hoại ở miền Bắc để khôi phục kinh tế. Sang đến 1972
lại là một năm phá hoại ác liệt của đế quốc MỸ, nhưng quân dân miền Bắc vẫn
cố gắng tiếp tục vừa sản xuất, vừa chiến đấu để chi viện cho miền Nam. Những
cố gắng đó cuối cùng cũng được đền đáp hiệp định Pa ri được ký kết, miền Bắc
bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
32
thúc đẩy cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam phát triển, thực hiện mục
tiêu " đánh cho Ngụy nhào" với đại thắng mùa xuân 1975 ở miền Nam. Thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của tinh thần đoàn kết
chiến đấu của nhân dân hai miền Nam, Bắc. Nếu không có chế độ xã hội chủ
nghĩa ở miền bắc và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa thì sẽ thiếu nhân tố
quyết định sự thắng lợi, đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu ở giai đoạn này.
2. Nội dung của sự phát triển.
Trong những năm (1961 - 1964)
Thứ nhất về sự biến đổi cơ cấu kinh tế.
Kế hoạch 5 năm ( 1961 - 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong đó thực hiện một bước công nghiệp hóa.
Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ của cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Trong công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
được xác định mang tính chất quyết định đối với công cuộc xây dựng đất nước.
Đó là phương hướng xây dựng, đầu tư của nhà nước trong kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất.
Ngân sách đầu tư cho công nghiệp vào hai bộ phận: đó là các cơ sở do trung
ương quản lý và một do địa phương quản lý. Trong 10 năm xây dựng miền Bắc,
vốn đầu tư cho kinh tế trung ương rất cao chiếm khoảng 3/4 tổng ngân sách đầu
tư của nhà nước vào kinh tế.
Biến đổi kinh tế miền Bắc tạo nên cơ cấu sản lượng và cơ cấu thu nhập quốc
dân mới. Giá trị sản lượng vào các ngành công nghiệp và nông nghiệp thay đổi
khá nhanh, đến năm 1964, trước khi chuyển hướng xây dựng kinh tế miền Bắc,
giá trị sản lượng công nghiệp đã vượt mức nông nghiệp.
Trong khi miền bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì đế quốc
Mỹ mở rộng chiến tranh ở Miền Nam, thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc, Miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng.
Công cuộc xây dựng miền Bắc trong những năm 1961 - 1964 là sự tiếp nối
sự nghiệp cách mạng đã được thực hiện một phần ở giai đoạn lịch sử trước.Đó là
sự mở rộng, phát triển các thành phần kinh tế chủ nghã xã hội. Bởi xuất phát
33
điểm của kinh tế miền Bắc thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên vấn đề xây
dựng từ hạ tầng đến các cơ sở sản xuất công nghiệp được đặc biệt chú trọng. Quá
trình ấy gọi là tổ chức lại sản xuất cho miền Bắc. Quá trình đó ảnh hưởng đến cơ
cấu xã hội trên mọi phương diện.
Biến đổi cơ cấu xã hội.
Trong công cuộc công nghiệp hóa miền Bắc, đặc biệt là thời kì thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức
trong biên chế nhà nước tăng trưởng không ngừng. Lực lượng đó ở cả trung ương
và địa phương được chia làm hai khối: trực tiếp sản xuất vật chất và không trực
tiếp sản xuất vật chất. Những khối này được phân định dựa trên những nghề
nghiệp cụ thể.
Riêng ngành công nghiệp, khu vực được ưu tiên phát triển kể từ năm 1960,
số lượng công nhân viên chức ngày càng tăng. Trong ngành này, có định hướng
phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp cơ khí kể từ sau khi Mỹ mở
rông ném bom miền Bắc, ngành cơ khíđược ưu tiên hàng đầu và đầu tư vào lực
lượng lao động trong ngành này tằng nhằm xây dựng nó thành đòn bẩy đẩy mạnh
công nghiệp hóa đất nước.
Thực hiện tăng về số lượng lực lượng lao động trong các ngành nghề đồng
thời phát triển chất lượng và tay nghề của đội ngũ đó.
Tiếp tục gây dựng củng cố lực lượng lao động trong khu vực kinh tế tập thể
phi nông nghiệp.
Sau thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các lực lượng tiểu thương, tiểu
chủ, đa số thợ thủ công đã vào hợp tác xã thủ công nghiệp. Trong khi đó tỷ lệ tiểu
thương được gom lại trong các hợp tác xã mua bán còn thấp vào cuối năm 1960.
Số lượng thợ thủ công sản xuất cá thể, dù xu hướng có giảm sút vì tham gia
vào sản xuất tập thể hay chuyển nghề thành nông dân, nhưng vẫn còn có từ bốn
đến năm vạn thợ làm ăn riêng lẻ.
So với lực lượng ở khu vực kinh tế quốc dân, lực lượng lao động trong các
cơ sở tiểu công nghiệp có tay nghề, năng lực, trình độ sản xuất và năng lực kém
hơn.
34
Thời kỳ 1961 - 1965 đã sắp xếp giai cấp công nhân với tư cách là một trong
hai lực lượng lao động trụ cột của xã hội vào hệ thống lao động xã hội có tổ chức
chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, tuy nhiên nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng
đều giống nhau ở khâu tổ chức. Đội ngũ công nhân có thể tham gia các tổ chức ,
đặc biệt các tổ chức đoàn và công đoàn, điều đó tạo điều kiện cho mỗi cá nhân
phát triển hơn nữa.
Những biến đổi của đội ngũ công nhân viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến
diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn và cơ cấu giai cấp nông thôn miền Bắc.
Xây dựng đội ngũ nông dân tập thể.
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhân khẩu nông thôn,
nông nghiệp cũng như lực lượng lao đọng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất cao
trong cơ cấu xã hội miền Bắc. Tỷ lệ cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị
vẫn được phản ánh sâu sắc qua tỷ lệ giữa dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp,
dù chỉ số hai tỷ lệ này không giống nhau. Chỉ số cư dân nông nghiệp gần đây
chiếm gần 85% dân số.
Cấu trúc của xã hội nông dân miền Bắc ở thời kỳ này vẫn tồn tại hai bộ
phận: nông dân tập thể và cá thể. Theo đà phát triển của công cuộc xây dựng xã
hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, lực lượng xã viên hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ cư dân nông thôn.
Theo định hướng phát triển từ trước, cơ cấu xã hội nông thôn biến động theo
xu hướng. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, khu IV cũ và trung du, nơi có hợp tác xã
phát triển mạnh, trọng tâm công tác vận động nông thôn là đưa nông dân từ hợp
tác xã nông nghiệp bậc thấp lên bậc cao, đồng thời tiếp tục vận động các hộ cá
thể vào làm ăn tập thể.
Ở vùng phong trào sản xuất tập thể còn yếu, chủ yếu ở vùng miền núi, tiếp
tục vận động bà con dân tộc ít người và tổ chức hợp tác xã bậc thấp.
Nhà nước cũng đưa ra những nhân tố để phân định hợp tác xã bậc thấp và
hợp tác xã bậc cao. Cùng sản xuất tập thể nhưng được chia ra làm xã viên của
hợp tác xã bậc thấp, và xã viên thuộc hợp tác xã bậc cao. Nhìn chung số lượng xã
35
viên thuộc hợp tác xã bậc cao không ngừng tăng và có tỷ lệ thuận với chiều giảm
xuống của các hộ thuộc đơn vị sản xuất bạc thấp.
Phân loại nông dân, phan loại thành xã viên phụ và xã viên dự bị. xã viên
phụ bao hàm nghĩa cá nhân - thế hệ lao động, còn xã viên dự bị mang tính gia
đình - giai cấp.
Trong bất cứ hợp tác xã nào, vai trò của chủ nhiệm hợp tác xã rất quan
trọng. Thay mặt ban quản trị, chủ nhiệm nắm mọi khâu liên quan đến sản xuất,
đời sống vật chất của cộng đồng dân cư mới. Hệ thống điều hành, quản lý kinh tế
trực tiếp, toàn diện này là điều mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử nông thôn
miền Bắc. Vai trò thực tế của chủ nhiệm hợp tác xã ngày càng lớn cùng với đà
mở rộng quy mô sản xuất tập thể.
Sự mở rộng quy mô hợp tác xã nhằm thực hiện một bước xây dựng sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Trên thực tế, các kích cỡ to nhỏ khác
nhau không làm thay đổi đặc tính cơ cấu và tổ chức xã hội của hợp tác xã cũng
như không làm biến đổi đội ngũ nông dân tập thể, Tập hợp nhiều hay ít người vào
một đơn vị sản xuất nông nghiệp không làm tăng khả năng sản xuất hay nâng cao
tay nghề của người nông dân. Điều khác biệt là trong khi thực hiện bước thứ
nhất, đã tách người lao động và trách nhiệm với sản phẩm cuối cùng ra khỏi đon
vị cổ truyền là hộ nông dân. Đây là cơ sở để xóa đi những ranh giới tâm lý hay
tập quán khác biệt ít nhiều những cụm cư dân này với cụm cư dân khác, đã từng
được hình thành và biểu hiện trong lịch sử định cư nông nghiệp, qua bao biến
động về địa lý và văn hóa xóm làng truyền thống.
Ngoài hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nông dân còn vào những tổ chức tập
thể khác là hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Thực chất, hai tổ chức này
đều tồn tại và hoạt động như một bộ phận phụ thuộc vào hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp, mục tiêu của nó là phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần cải
thiện đời sống xã viên.
Cơ cấu giai cấp nông dân tập thể là bản chất và nội dung chính của cơ cấu
giai cấp nông thôn miền Bắc giai đoạn (1960 - 1975). Phong trào tập thể trong
những năm 1961 - 1965 đã loại bỏ những nhân tố dẫn tới phân hóa xã hội nông
36
thôn. Nguyên tắc phân phối sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp đã tạo điều
kiện cho các hộ nghèo trước kia có thể vươn lên, ngược lại các hộ vượt trội trước
đây, trong điều kiện mới, dù có phát huy hết năng lực lao dộng của mình, cũng
không vượt trội nhiều trong thu nhập vì sự kìm níu bởi định mức phân phối lương
thực. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở thời kỳ sau, khi đất nước bước vào thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước những năm 1965 - 1975.
Có thể nói, hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian này là hình ảnh một xã
hội được cấu thành bằng đội ngũ lao động dàn hàng ngang cùng làm cùng hưởng,
được tự quản điều hành, nhưng sự ra đời và hướng tiến của nó phải tuân theo trục
đường được vạch ra từ trước, từ trên. Dù ở khu vực nông thôn còn có những
thành phần kinh tế tập thể khác và có những hộ nông dân cá thể tồn tại độc lập
ngoài đội ngũ nông dân tập thể , song lực lượng này dần bị cuốn hút vào, hoặc bị
chi phối, nói chung bị lu mờ trước đội ngũ xã viên tập thể đông đảo chiếm ưu thế
tuyệt đối ở nông thôn.
Phong trào hợp tác hóa, đặc biệt hợp tác hóa nông nghiệp, đã tháo gỡ hầu
như tất cả những thang bậc cách biệt giữa các tầng lớp xã hội khác nhau ở nông
thôn từng tồn tại hàng thế kỷ trước. Những ngôi thứ, phe pháp phức tạp trong
công đồng xã hội, những quan điểm sĩ - nông - công - thương, những nghề phi
nề, người buôn bán nhỏ.... dần biến mất, hoặc nếu có vẫn hành nghề cũ trước đây
thì tư cách họ cũng khác. Họ không còn là người lao động chuyên nghiệp mang ít
nhiều dáng vẻ phi nông nghiệp, mà nghiêng dần để rồi hòa nhập với nghề nông.
Ở vùng rừng núi, nơi kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ dân du canh du cư của
đồng bào các dân tộc còn lớn, nên tỷ lệ vào hợp tác xã còn thấp. vùng đồng bằng
hay người Kinh sinh sống, có hai thành phần vẫn đứng ngoài kinh tế tập thể đó
là: những hộ thuộc thành phần địa chủ, phú nông trước kia, có một số xin vào
hợp tác xã nhưng chưa được chấp nhận. Hai là một số bà con nông dân chưa
muốn vào làm ăn tập thể vì họ vẫn chưa thấy tác dụng hữu hiệu của việc vào hợp
tác xã. Song vì lý do gì, các trường hợp đó hầu hết đứng ngoài cộng đồng xã hội.
Một thay đổi khác trong xã hội nông thôn là quá trình di dân của các địa
phương ở miền Bắc . Phân bố dân cư không đề ở miền Bắc, hiện tương thừa ,
37
thiếu lao động cục bộ đã hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa
phương.
Việc di chuyển dân cư có tổ chức trong những năm 1961 - 1964 ở miền Bắc
có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế ở vùng nông thôn. Trước hết, dãn dân ở
vùng mật độ dân số quá đông, "cấy" vào nơi thưa thớt, kinh tế chậm phát triển, đã
làm giảm bớt căng thẳng về mặt kinh tế, xã hội ở nơi đất hẹp người đông ở vùng
miền xuôi đồng bằng, lại vừa tạo điều kiện cho hàng chục vạn nhân khẩu có thể
làm ăn ở nơi mới khấm khá hơn vùng quê cũ. Cuối cùng, nhưng không kém phần
quan trọng, là góp phần tạo kích tố để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi xa
xôi.
Nhìn ở góc độ khác, việc có hàng chục vạn nông dân miền xuôi lên sống đan
xen với bà con nông dân vùng dân tộc ít người tạo nên một nhân tố xã hội mới ở
vùng núi cao. Sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người, mà thực chất giao lưu giữa
những người nông dân tập thể có quê quán khác nhau, trong đó việc xây dựng gia
đình có tác động tích cực, góp phần làm thay đổi xã hội ở những nơi được cho là
nghèo nàn, lạc hậu chỉ có đồng bào thiểu số sinh sống. Xa hơn nữa, ở thời kỳ sau,
kết quả của di dân và giao lưu văn hóa sẽ tạo nên những thay đổi về cấu trúc xã
hội: một thế hệ mới ra đời bởi dòng máu của đồng bào nhiều dân tộc sẽ toonf tại
như một bộ phận xã hội mới trong lòng xã hội truyền thống.
Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, có khoảng năm vạn Việt kiều về nước.
Các làng quê nông thôn, nơi quê hương cũ, là nơi họ tái định cư. Đa số bà con trở
về hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng trong lực lượng phi nông nghiệp. Họ
làm nghề buôn bán nhỏ, thợ thủ công, nhưng đông nhất là thợ may. Hình ảnh
những người Việt kiều về nước có ý nghĩa như đồng bào miền xuôi lên lập
nghiệp mới ở miền núi, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người, đó là theo con
mắt của những người dân mới làm chủ đất nước.
Tóm lại, nếu như công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa kết thúc ở năm 1960,
các lực lượng đã chiếm lĩnh trận địa của mình, thì từ đó cho đến khoảng cuố năm
1964, đầu 1965, miền Bắc đã xây dựng xong những nhân tố căn bản, đồng bộ về
cơ cấu giai cấp.
38
Có hai bộ phận chủ yếu cấu thành lực lượng xã hội miền Bắc, là giai cấp
công nhân và nông dân tập thể, với hai khu vực kinh tế cơ bản, chủ chốt là kinh tế
toàn dân và kinh tế tập thể. Giai cấp công nhân là một giai cấp có lực lượng đông
đảo nhất, đồng thời là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội. Giai cấp công nhân cùng
với nông dân tập thể là lực lượng lao đọng xã hội quan trọng nhất, quyết định
toàn bộ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Địa bàn sản xuất chủ yếu của công nhân là mọi vùng trên khắp miền Bắc,
nhưng quan trọng nhất vẫn là vùng đô thị, nơi tập trung đông dân cư và các trung
tâm kinh tế chính trị. Nơi đó tập hợp những giai cấp tiên phong làm nòng cốt đó
là đội ngũ công nhân viên chức.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nói chung và bộ phận trí thức công nông
nói riêng đã trưởng thành vượt bậc về số lượng và tổ chức biên chế trong nửa đầu
thập kỷ 60. Nếu như trong kháng chiến chống Pháp và trong thời kỳ đầu tiếp
quản miền Bắc, lực lượng chủ yếu của những bộ phận này có nguồn gốc xuất
thân từ gia đình trí thức cũ hoặc tầng lớp trên của xã hội, thì trong những năm
1960 - 1965, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, trí thức xuất thân từ gia đình
công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, lực
lượng trí thức công nông trở thành một bộ phận tiên phong trong thời kỳ thực
hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa miền bắc.
Bốn lực lượng công - nông - binh - trí liên hiệp đã trở thành biểu tượng của
xã hội miền Bắc kể từ những năm 60 trở đi. Hình ảnh cổ động quen thuộc này
mang đại đoàn kết dân tộc, đồng thời phản ánh một phần thực chất của cơ cấu
giai cấp xã hội miền Bắc.
Nhìn khái quát biến đổi cơ cấu xã hội trong thời kỳ trước và sau năm 1960,
ta thấy điều khác biệt là từ xã hội có hình thái cấu thành chiều dọc, với những
giai cấp, giai tầng trên dưới khác nhau,sang một hình thái mới, cấu thành theo
chiều ngang, thể hiện trong cơ cấu lao động xã hội. từ diện mạo một xã hội với
nhiều giai cấp, sang một xã hội mà ở đó lấy ngành nghề làm tiêu chuẩn phân định
khác biệt giữa bộ phận này với bộ phận khác. Và nếu như trước năm 1960, không
thể không lấy cơ cấu giai cấp là tiêu chí cơ bản trong xem xét cơ cấu xã hội, thì
39
sau năm 1960, người ta có thể lấy nghề nghiệp làm tiêu chuẩn phân định quan
trọng để sắp xếp cơ cấu xã hội mới.
Cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc trong những năm 1965 - 1975.
Sự thất bại của chiến lược " chiến tranh đặc biệt" ở Miền Nam dẫn tới quyết
định của chính phủ Mỹ thực hiện " chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đồng thời
mở rộng phá hoại miền Bắc bàng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn con
đường tiếp tế bắc Nam.
Trước tình hình đó, miền Bắc vẫn làm tròn vị trí hậu phương lớn đối với tiền
tuyến miền Nam, " tất cả vì miền Nam ruột thịt", " tất cả vì tiền tuyến đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược", đồng thời để đảm bảo sinh mệnh và tài sản của nhân dân,
miền Bắc chuyển hướng xây dựng từ thời bình sang thời chiến để phù hợp với
yêu cầu mới.
Tại hội nghị lần thứ XI 3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định
nội dung chuyển hướng xây dựng kinh tế miền Bắc cho phù hợp với tình hình
mới, tinh thần cơ bản là: xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương, tích cực
phòng tránh, sơ tán những cụm công nghiệp, xí nghiệp lớn, trước mắt cần xây
dựng những xí nghiệp cỡ vùa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu anh ninh quốc phòng và
phục vụ đời sống nhân dân.
Nội dung.
Thứ nhất về cơ cấu kinh tế.
Đầu tư cho công nghiệp: trong bất cư thời điểm nào vốn đầu tư cho công
nghiệp cũng là cao nhất. Trước năm 1965, vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm
hơn 50% tổng vốn đầu tư cho mọi ngành kinh tế quốc dân.Từ 1965 - 1969 chiếm
30%. Giai đoạn 19714 - 1975 vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 40% tổng vốn
đầu tư cho mọi khu vực kinh tế.
Cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp , khu vực công nghiệp quốc
doanh tỷ trọng ngày càng cao.
Đầu tư cho xây dựng cơ bản: thời gian này có chững lại,nhưng từ năm 1970
trở đi luôn tăng và chiếm khoảng trên 10%.
40
Đầu tư chinhho thương nghiệp và cung ứng vật tư, vân tải - bưu điện cũng
phát triển trong những năm đó.
Mặc dù bị chiến tranh phá hoại, nhưng nhiều ngành kinh tế vẫn được đảm
bảo tiếp tục phát triển điển hình như công nghiệp.
Tổng sản phẩm ngành công nghiệp không ngừng tăng, trong khi đó nông
nghiệp giảm vài phần trăm. Với chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội mới đã tác động
đến chỉ tiêu thu nhập quốc dân của mỗi ngành.
Cơ cấu xã hội 1965 - 1975.
Nét nổi bật nhất trong thời kỳ này trước hết thể hiện ở tỷ lệ nam - nữ miền
Băc phát triển không bình thường. Trong cơ cấu xã hội Việt Nam, đây là thời kỳ
có tỷ lệ nữ cao nhất, liên tục trong 10 năm liền. tình trạng nam giảm sút liên tục
trong thời gian này vì phần lớn nam thanh niên và trung niên rời hậu phương
tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Đó là nét nổi bật mà ta cần nhắc đến ở
đây.
Sự phat triển dân số, phát triển lực lượng lao động trong các ngành nghề
trong 10 năm ấy phản ánh những nội dung căn bản của tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội và thay đổi cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội có tác động trực tiếp đến
thể chế chính trị của xã hội miền bắc trong thời kỳ xây dựng và chiến đấu quyết
liệt.
Xây dựng và bố trí đội ngũ công nhân viên chức.
Kết quả hơn 10 năm xây dựng miền Bắc (1954 - 1964) và nhất là tiến trình
công nghiệp hóa - hiệ đại hóa đã xây dựng được đội ngũ công nhân lớn mạnh với
lực lượng lao động công nghiệp khá đông cùng với nhiều nhân tố cơ bản khác
cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân lành nghề trong thời kì mới.
Lực lượng công nhân viên chức nhà nước, xuất thân từ các thành phần khác
nhau nhưng nhiều nhất vẫn là con em nông dân, đi theo sự nghiệp cách mạng do
Đảng lãnh đạo, nay con họ đã trưởng thành và đủ số lượng tham gia đội ngũ
công nhân viên chức. Như vậy, thế hệ công nhân viên chức trẻ xuất thân từ gia
đình công nhân viên chức chuyên nghiệp.
41
Lực lượng cấu thành đội ngũ lao động công nghiệp vẫn thuộc hai thành
phần chính là công nghiệp quốc doanh và tiểu công nghiệp - thủ công nghiệp. Dù
các cơ sở sản xuất không tập trung như trước, nhưng lực lượng lao động trong
khu vực quốc doanh vẫn tăng liên tục trong suốt 10 năm chỉ trừ năm 1972, lực
lượng lao động miền Bắc giảm 1 vạn người để chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.
Ở khu vực tiểu thủ công nghiệp, số lượng lao động tuy vẫn tiếp tục tăng
trưởng về số lượng, nhưng giảm tỷ lệ cơ cấu lực lượng lao động phi nông nghiệp
trong khu vực tập thể và cá thể, không kể nganhfh cá, muối, gỗ lên xuông thất
thường trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, sau đó cả
hai đề tăng từ năm 1969 đến 1975.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có vai trò to lớn trong hoạt động của
mọi ngành kinh tế, mọi khu vực kinh tế và mọi hoạt động xã hội. Lực lượng này
có vị trí cực kì quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thành
phần của lực lượng này bao gồm từ những cán bộ lãnh đạo cao nhất của nhà
nước, đội ngũ khoa học - kĩ thuật, hoạt động văn hóa...c ho tới những công nhân
bình thường.
Về ngành giáo dục: qua 10 năm đất nước gặp muôn vàn những khó khăn
thử thách, nhưng ngành giáo dục miền Bắc vẫn phát triển không ngừng. Sự mở
rông phổ cập giáo dục toàn dân, đồng thời đào tạo hàng vạn người có trình độ đại
học và trên đại học, trên 20 vạn cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp , đã
tạo tiền đề xã hội để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức.
Về đội ngũ khoa học - kĩ thuật , sự lớn mạnh của đội ngũ này là kết qur của
công cuộc xây dựng đất nước và con người mới, đồng thời những thành tựu to
lớn của sự nghiệp giáo dục của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nâng cao
dân trí chonhaan dân miền Bắc và góp phần tích cực vào quá trình biến đổi xã
hội.
Với số lượng tuyệt đối, các nhà khoa học kỹ thuật xuất thân từ các thành
phần cơ bản - bần cố nong và công nhân, cũng như chính sách đào tạo lúc ấy, làm
tăng thêm lập trường giai cấp kiên định của lực lượng này và điều quan trọng lực
42
ượng này đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ để vượt qua những thử thách , hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Sự chuyển biến của lực lượng lao động phi nông nghiệp ngoài khu vực kinh
tế nhà nước.
Ở khu vực tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp lực lượng lao động vẫn
được phân bố làm ba khu vực: Toàn dân, tập thể và cá thể. lực lương trong khu
vực kinh tế quốc doanh.
Đội ngũ thợ trong khu vực kinh tế tập thể và cá thể bao gồm hai bộ phận:
lực lượng lao động chuyên nghệp và bán chuyên nghiệp. Bên cạnh lực lượng lao
động chuyên nghiệp có số lượng khá đông và đóng vai trò chủ công còn có thợ
bán chuyên, số lượng thay đổi không đều, luôn luôn bổ sung lực lượng lao động
cho lao động chuyên nghiệp nơi có số lượng và việc làm tương đối ổn định.
Ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nối mạng với hệ thống công
nghiệp trung ương, tạo cho miền Bắc đáp ứng kịp thời những nhu cầu cơ bản của
nền kinh tế, của dân sinh, nhất là trong điều kiện sự trao đổi giữa các vùng bị gián
đoạn bởi chiến tranh. Đằng sau quan hệ đó là mối quan hệ lao động xã hội và kết
cấu giai cấp xã hội mang tính chiến lược lâu dài.Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, lực
lượng lao động ở vùng tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp cùng với bộ phận lao
động thương nghiệp địa phương có vai trò như chiếc cầu nối trung gian giữa hai
giai cấp lớn nhất của xã hội miền Bắc là giai cấp công nhân và nông dân.
Bộ phận khác là những người làm công tác thương nghiệp, buôn bán nhỏ và
kinh doanh dịch vụ. Lực lượng này tồn tại trong ba khu vực kinh tế nhà nước, tập
thể và tư nhân với số lượn khác nhau.
Có thể nói, dù lực lượng thương nghiệp, buôn bán dịch vụ nhỏ có số lượng,
vị trí khác nhau trong các khu vực thuộc trung ương, địa phương hay trong môi
trường buôn bán nhỏ ở chợ làng, dù chính sách đối với các lực lượng không
giống nhau, nhưng cả ba bộ phận trên vẫn cùng tồn tại và mỗi bộ phận có những
vai trò nhất định trong việc cung cấp, trao đổi hàng hóa hoặc những dịch vụ hữu
ích cho xã hội. Cả ba bộ phận đề có những đóng góp tích cực nhất định và đẵ
khắc phục những hạn chế của nền kinh tế chưa phát triển, lại bị chiến tranh chia
43
cắt, tàn phá, nó có đáp ứng được yêu cầu bức thiết, đa dạng cả trong thường nhật
và những khi đột xuất của đời sống xã hội ở khắp mọi vùng.
Về biến đổi của lực lượng công nhân.
Cơ cấu nông dân miền Bắc ở thời kỳ này vẫn tồn tại hai bộ phận : xã viên
hợp tác sản xuất nông nghiệp và nông dân cá thể. Nhưng tỷ lệ hai nhóm này đang
dần nghiêng về bộ phận thứ nhất.
Ở khu vực kinh tế tập thể và xã viên tập thể: dù có nhiều vấn đề nảy sinh
trong quá trình xây dựng và củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, mà một
trong những biểu hiện cụ thể của nó là số xã viên xin ra khỏi hợp tác xã có lúc rất
đông, sản xuất đình đốn, đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn... Nhưng tỷ
lệ số hộ vào sản xuất tập thể và số hộ tham gia hợ tác xã sản xuất nông nghiệp
ngày càng cao, chiếm tuyệt đại đa số các hộ nông dân.
Do chiên stranh phá hoại ác liệt của địch, đêt đảm bảo mức sống cho nhân
dân , để động viên được sức người sức của cho chiến trường. Nhà nước quy định
chế độ phân công cho xã viên với phương châm " tối thiểu 13, tối đa 18" điều đó
phù hợp với tình hình nước ta thời chiến.
Khác với trước kia, sau năm 1965, nhất là nửa đầu những năm 70, các hộ
thuộc thành phần địa chủ đã được tham gia hợ tác xã, không còn hạn chế như
trước đây bởi phong trào hợp tác hóa mạnh.Hơn nưa trong quá trình chiến đấu
giải phóng miền Nam, con em của những gia đình nay đã chiến đấu bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam, họ dũng cảm hy sinh như bao gia đình khác.Điều đó,
học xứng đáng được đúng cùng với nhân dân trong các hợp tác xã, được nhìn
nhận là một người công dân tốt.
Bộ phận nông dân cá thể còn lại, có số lượng rất ít, thuộc nhiều thành phần,
nhưng hầu như không có gia đình cố nông nào đúng ngoài hợp tác xã
Ở miền núi, đa số những hộ vùng sâu, vùng xa, chưa thoạt khỏi tình trạng du
canh du cư .Nhưng ở đâu cũng vậy, cũng như trước kia, nhóm cá thể này khá biệt
lập trên nhiều phương diện với đời sống xã hội nông thôn, nơi đang mạng đầy
không khí sôi động của thi đua phát triển.
44
Như vậy bộ mặt các hộ cá thể trở nên biệt lập hơn bao giờ hết với cộng đồng
tập thể. Nhưng mặt khác, tính tự chủ, độc lập của nông dân cá thể không còn đầy
đủ như thời kỳ trước. Trong nông thôn, những hộ làm ăn riêng lẻ vừa nằm ngoài
vòng quay, ngoài phạm vi của phong trào sản xuất tập thể, vừa phụ thuộc và
những nhân tố vật chất và tinh thần của cơ chế đó. Chính sức ép từ hai phía vừa
bị tách biệt khỏi cộng đồng, vừa bị phụ thuộc vào tập thể của lực lượng sản xuất
nông nghiệp cá thể, đã thúc đẩy những hộ nông dân riêng lẻ trở thành thành viên
của hợp tác xã nông nghiệp trong những năm 1965 - 1967.
Tiến hành xây dựng miền Bắc trong điều kiện chiến đấu chống Mỹ, cứu
nước khốc liệt, lực lượng lao động của xã hội miền Bắc phải dành một bộ phận
rất quan trọng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, trong đó thanh niên nông thôn
chiếm tỷ lệ cao nhất.
Có thể nói, hình ảnh lực lượng vũ trang cách mạng là mối quan hệ tổng hòa
của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau của miền Bắc, được tập hợp lại trong
môi trường đặc biệt, làm nhiệm vụ đặc biệt. Nhìn lại số lượng, sức mạnh, quá
trình trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975,
nhất là từ năm 1965 - 1975, càng thấy rõ thêm những mặt mạnh của xã hội miền
Bắc và những đóng góp nhân sự go lớn như thế nào của các giai cấp, tầng lớp xã
hội khác nhau để xây dựng đội quân bách chiến bách thắng. Mặt khác, cũng hình
dung được mức độ thiếu vắng ở mức độ nào của bộ phận lao động xã hội trẻ,
khỏe, năng động trong cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội miền Bắc.
Kết cấu xã hội miền Bắc trong những năm 1965 - 1975 là sự nối tiếp, phát
triển những nhân tố cơ bản của cơ cấu xã hội đã ra đời từ những năm đầu thập kỷ
60 của nước ta. Theo xu thế đó, trong mười năm (1965 - 1975), những bộ phận,
tầng lớp nằm ngoài khung cơ cấu của xã hội thuộc khu vực toàn dân hay tập thể
có xu hướng dần dần triệt tiêu bởi sự hội nhập của chúng vào những thành phần
chính thống: hoặc ở khu vực Nhà nước hay tập thể. Tuy nhiên do những nhân tố
mang tính tất yếu của sự phát triển xã hội và do tác động của nhân tố chiến tranh,
nên khu vực kinh tế " phi xã hội chủ nghĩa" với những bộ phận xã hội khác nhau,
45
vẫn hiện diện , dù sự tồn tại ấy luôn bị khuất bóng sau đội ngũ đông đảo là công
nhân và nông dân tập thể.
Đội ngũ nông dân tập thể và thợ thủ công, buôn bán gia nhập hợp tác xã
ngày càng đông. Đến giữa năm 1975, hầu hết nông dân đã vào hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp bậc cao. Lực lượng sản xuất ở khu vực tập thể của các ngành
khác, ở địa bàn thành phố vẫn tiếp tục được củng cố.
3. Tiểu kết.
Trên cơ sở nề tảng cơ cấu giai cấp xã hội đã có trong những năm 1961 -
1964, từ 1964 đến giữa 1975, cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc nối tiếp, phát triển
dứt khoát, đúng chiều véc tơ đã được định trước từ những năm trước.
Trong những năm 1965 - 1975, đội ngũ công nhân viên chức phát triển rất
nhanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tăng số lượng lên hàng chục vạn
người và sau khi ban hành chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế. Địa bàn
hoạt động của lực lượng này có xu hướng lan rộng tỏa về các địa phương , các
vùng nông thôn để vừa đảm bao sản xuất, vừa phục vụ nhiệm vụ mới trong điều
kiện giặc Mỹ ném bom phá hoại ác liệt.
VI - Những thành tưu, hạn chế và bài học kinh nghiêm của
miền Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1954 -1975.
Qua 21 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu xã hội miền Bắc hoàn toàn khác
trước. Nó phủ nhận những nguyên tắc tồn tại của xã hội và cơ cấu xã hội của chế
độ thực dân. Nó tạo lập cơ cấu xã hội mới, cái chưa từng có trong lịch sử dân tộc.
Cơ cấu giai cấp - xã hội của chế độ mới mạng nhiều đặc điểm của một xã hội
được xây dựng trong thời đại mới.Nó đã đoạn tuyệt với nhiều nhân tố xã hội
trong cơ chế xã hội cổ truyền. Trong tiến trình xây dựng và phát triển của mình,
xã hội miền Bắc không dung nạp những phần tử bóc lột. Đó là xã hội được cấu
thành bằng lực lượng của những người lao động. thực chất biến đổi xã hội miền
Bắc 1954 - 1975 là quá trình sắp xếp lực lượng lao động xã hội vào những khu
vực kinh tế - xã hội khác nhau. Lao động là một chỉ số đo nhân phẩm con người,
một hằng số, một tiêu chuần đánh giá giai cấp xã hội, đồng thời là động lực thúc
đẩy sản xuất phát triển.
46
Đó là những nét cơ bản trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc. Mỗi
một chính sách phát triển đều có những thành tựu và hạn chế riêng, miền Bắc
trong giai đoạn này cung vậy. Sau đây , ta sẽ tìm hiểu những thành tựu và hạn chế
của miền Bắc trong quá trình phát triển kinh tế (1954 - 1975).
1. Thành tựu .
Miền Bắc đã giành được thắng lợi có tính chất quyết định trong cuộc cải tạo
xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Lúc đầu, chúng ta xóa bỏ
chế độ phong kiến, rồi đến hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công
thương nghiệp tư bản tư doanh, xóa bỏ giai cấp tư sản, cũng tức là xoa bỏ mọi
giai cấp bóc lột. Hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, tổ chức lại những ngành
sản xuất thủ công theo chủ nghĩa xã hội, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những
người buôn bán nhỏ, thực hiẹn chuyển một bộ phận những người bôn bán nhỏ
sang sản xuất và một bộ phận nữa thì lựa chọn, giáo dục để sử dụng trong mạng
lưới mậu dịch quốc doanh.
Với thắng lợi quyết định của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập và giữ vị trí thống trị ở miền Bắc. Đó
là cơ sở của chế độ xã hội miền Bắc.
Xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, thực hiện tổ chức lại nền kinh tế
cá thể, đó là việc hết sức khó khăn vì đối tượng của cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một
cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, cho nên đối tượng của nó nhiều lúc
phải tìm ngay trong mỗi người, mỗi cán bộ, Đảng viên... đó là tính tư hữu, sự che
giấu phân tán tài sản, thói quen của người sản xuất nhỏ...
Chúng ta đã giành được thắng lợi quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ
thay đổi, điều đó cho thấy đường lối của Đảng đề ra là đúng đắn trong thời điểm
đó.
Với thắng lợi của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện công hữu
hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu đã xóa bỏ được cơ sở sản xuất nhỏ và từ đó mở
đường cho sản xuất lớn tiến lên. Trong Nghị quyết của Trung ương có nêu rõ: 15
người nông dân cá thể, nếu tổ chức lại, sẽ tạo ra một năng xuất lớn hơn năng xuất
47
của 15 người khi làm việc riêng rẽ cộng lại. Đó là việc đề cao tính đoàn kết,
nâng cao vai trò của hợp tác xã để phù hợp với tình hình vừa phát triển vừa phỉ
đề cao cảnh giác chông nguy cơ chiến tranh.
Về mặt tổ chức sản xuất và lực lượng sản xuất, thắng lợi của công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo ra một năng lực sản xuất mới , rõ nhất là nông nghiệp
hợp tác hóa như ta đã tìm hiểu ở trên.
Đảng đã nhận định kịp thời vấn đề về chế độ sở hữu là hạt nhân cơ bản của
quan hệ sản xuất như J.Stalin đã nói gồm ba điểm: sở hữu tư liệu sản xuất thuộc
về ai? Quan hệ giữa những tập đoàn người trong sản xuất xã hội như thế nào?
Việc phân phối của cải làm ra như thế nào? ai được hưởng?
Đó là những vấn đề cơ bản mà chế độ sở hữu được đưa lên hàng đầu, bên
cạnh đó cần cải tiến sự phân phối và quản lý trong các hợp tác xã. Điều đó giúp ta
phát huy được những mặt tích cực, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực có thể có ở
mỗi biện pháp phát triển kinh tế.
Miền Bắc đã xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ
nghĩa xã hội, bảo đảm hướng tiến lên của nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa hiện đại độc lập, tự chủ. So với yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ
nghĩa xã hội thì những cơ sở bước đầu đó còn thô sơ, ít ỏi. Liên Xô trước đây
phải trải qua hai kế hoạch 5 năm mới xây dựng xong cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội. Điều đó cho thấy miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung
cần cố gắng rất nhiều. Tuy bị chiến tranh tàn phá, nhưng Đảng , nhà nước đã rất
cố gắng khắc phục khó khăn đầu tư có chiến lược lâu dài, bởi vậy cơ sở vật chất -
kỹ thuật của nước ta đã phát triển hơn rất nhiều.
Như vậy, có thể cho rằng miền Bắc đã có một cơ sở bước đầu của sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa. Tuy chúng ta chưa có nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
nhưng những cố gắng của Đảng và nhân dân ta trong việc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, đã cho thấy nền móng cơ bản của nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa.
Miền Bắc vẫn giữ vững và phát triển được sản xuất ngay khi xảy ra chiến
tranh ác liệt. Thu nhập quốc dân năm 1975 gấp đôi năm 1957. Năm 1964, trước
48
chiến tranh phá hoại miền Bắc đã đảm bảo được một phần lớn hàng tiêu dùng và
nói chung, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa đã đảm bảo được một phần của yêu cầu
tích lũy. Đó là kết quả của việc phát huy tác dụng của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, của việc sử dụng công suất của các cơ sở vật chất đã xây dựng. Tình
hình phát triển đó cho thấy những cố gắng của miền Bắc trong việc thực hiện
đường lối đã đề ra theo hướng tạo một cơ cấu kinh tế mới.
Chúng ta đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo, gần nửa triệu cán bộ
khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ và cán bộ quản lý, đào tạo thêm khối lượng lớn
công nhân lành nghề. Tạo nên mọt đội ngũ quản lý kinh tế, sản xuất tiên tiến cho
nền kinh tế.
Đạt được những thành tựu về phương diện văn hóa, giáo dục, y tế. Tất cả
mọi người đề được đi học và biết chữ. Dịc vụ an sinh xã hội được quan tâm.
Xã hội miền Bắc cũng thay đổi tận gốc. Giai cấp công nhân đã lớn mạnh và
ngày càng củng cố vai trò lãnh đạo của mình. Nôngdân đã trở thành một giai cấp
mới,giai cấp nông dân tập thể xã hội chủ nghĩa. Tầng lớp tri thức xã hội chủ
nghĩa ngày càng phát triển.Các dân tộc bình đẳng và đoàn kết. Phụ nữ ngang
hàng với nam giới. Thanh niên xung kích trên khắp các mặt trận, chúng ta đã tạo
được một tính thống nhất cao về chính trị và tinh thần trong xã hội.
Đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện trong hòa bình và được giữ
vững về một số nhu cầu cơ bản trong thời chiến. Để đánh giá đúng về lĩnh vự này,
ngoài việc phải gánh vác trách nhiệm lớn lao là phục vụ tiền tuyến lớn, ngoài sự
tàn phá của chiến tranh còn phải tính đến tình hình dân số tăng nhanh. Từ năm
1954 đến 1974, dân số tăng chừng 40%. vì vậy chúng ta cần đảm bảo an ninh
lương thực để tránh mất mùa, đói kém xảy ra.
Về văn hóa - tư tưởng, hiện nay tư tưởng mác - lê nin đã ở vào địa vị chi
phối, hướng suy nghĩ, tình cảm, việc làm của nhân dân lao động và tỏa ra đời
sống tinh thần văn hóa của miền Bắc.
Hệ thống tổ chức của chế độ , tức là sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản
lý của nhà nước và vai trò của các đoàn thể quần chúng được củng cố và tăng
cường.
49
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã cùng với miền Nam hoạt động nhịp nhàng, ăn
khớp và đạt kết quả tốt trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
đúng đắn của Đảng. Chúng ta đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh
em khác, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của hệ thống xã hội chủ nghĩa
trong kháng chiến cũng như trong xây dựng, thắt chặt hơn tình đoàn kết chiên
đấu của ba nước Đông Dương, tranh thủ sự ủng hộn nhiệt tình của các lực lượng
yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước
trên thế giới, giúp cho Việt Nam được cộng đồng quốc tế chú ý đến và biết về
cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam.
Về cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội miền Bắc 1954 - 1975 góp phần quyết định sự nghiệp chông
Mỹ cứu nước thắng lợi của toàn dân tộc.
Tạo những điều kiện khách quan xây dựng kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội.
Tuy cuộc sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng quá trình xác lập, phát
triển giai cấp công nhân và nông dân tập thể đã tạo tiền đề khách quan thuận lợi
cho xây dựng phúc lợi xã hội và cơ sở hạ tầng đô thị cả thành thị lẫn nông thôn.
Tất cả những thành tựu nói trên thể hiện trong con người lao động, con
người xã hội chủ nghĩa của miền Bắc nói riêng và ở tất cả những người yêu nước
Việt Nam nói chung. Đó là con người có lý tưởng, có văn hóa và có sức khỏe,
thấm nhuần tư tưởng " không có gì quý hơn độc lập tự do", sẵn sàng hy sinh, chịu
đựng mọi khó khăn gian khổ để chống Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước,
biết kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Học
tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là tư tưởng mà con người Xã hội chủ
nghĩa luôn hướng đến.
2. Hạn chế
Đường lối, chủ trương chưa được thể hiện thành bước đi, thành quy hoạch
và kế hoạch cụ thể. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, khâu trung tâm của quá
trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa không được nắm vững và cụ thể hóa
theo đường lối, phương hướng của Đảng một cách đầy đủ, tích cực.
50
Bộ máy Nhà nước và hệ thống tổ chức quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất
mạng tính phân tán của nền sản xuất nhỏ, chưa thể hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ, chưa thực hiện tốt phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và
chế độ quản lý tập trung thống nhất.
Sau khi căn bản hoàn thành cải tạo chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, ta làm
chưa tốt việc củng cố và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất mới.
Các cấp ủy Đảng chưa thực sự tăng cường sự lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo
quản lý nhà nước, thiếu kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và kế
hoạch kinh tế của Nhà nước.
Xây dựng kinh tế xã hội là công việc rất mới, phức tạp, nhưng chúng ta chưa
tích cực học tập về kinh tế, về quản lý, chưa đi sâu vào thực tế, chưa coi trọng
tổng kết kinh nghiệm cho nên chậm khắc phục những khuyết điểm và nhược
điểm.
Cơ cấu xã hội, thời kỳ này cơ cấu xã hội không uyển chuyển với thời kỳ quá
độ. Đây là hạn chế cơ bản nhất của quá trình xây dựng cơ cấu giai cấp, xã hội
miền Bắc. Vì một hệ thống cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội của bất cứ xã hội nào
cũng phải qua kết quả phát triển nhất định của một nhân tố kinh tế. Chỉ yếu tố
duy nhất là nền tảng kinh tế xã hội sẽ chọn lựa, đánh giá, thẩm định bộ phận xã
hội nào đó tương ứng với nó. Làm ngược lại là phi lịch sử và nhìn lâu dài, không
tạo điều kiện cho chính cơ cấu xã hội đó phát huy khả năng của mình.
Thiếu năng động của môt cơ cấu xã hội đa dạng.
Những hạn chế trong quá trình đơn giản hóa cơ cấu kinh tế - xã hội đã được
khắc phục dần sau thời kỳ đổi mới. Sự phục hưng của một số thành phần kinh tế -
xã hội vừa qua góp phần quan trọng tạo đà khởi sắc cho kinh tế Việt Nam hiện tại.
Tuy nhiên, những hậu quả của quá trình xây dựng cơ cấu giai cấp - xã hội, cơ cấu
kinh tế cứng nhắc của thời kỳ trước không phải khắc phục được ngay mag cần
một quá trình lâu dài và sự cố gắng của toàn Đảng toàn dân.
Những thành tự cũng như hạn chế của nhà nước ta, Đảng đã kịp thời phát
hiện và đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tổ chức sản xuất,
51
cải tạo kinh tế. Bài học về việc xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội từ đó tạo đà cho
việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau.
Đất nước chúng ta hiện đang đứng trước những vận hội và thử thách. Sau
hơn 10 năm đổi mới, nhiều nhân tố kinh tế, xã hội được phục hưng và phát triển
nhan chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
thắng lợi bước đầu. Trên mọi lĩnh vực chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp
đổi mới, mới có thể tránh khỏi nguy cơ tụt hậu.
VII - Kết luận chung.
Như vậy, qua quá trình phát triển giai đoạn 1954 -1975, ta có thể nhận thấy
giai đoạn này, miền Bắc đã làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc đã dốc toàn lực và
cuốc kháng chiến chống Mỹ cả sức mạnh và thành quả tổng thể của chế độ xã hội
chủ nghĩa, đã tiến hành chiến đấu càng đánh càng mạnh, và không ngừng tăng
cường tiềm lực kinh tế quốc phòng và căn cứ địa cách mạng bằng cách tiếp tục
xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngay
trong chiến tranh một cách thích hợp với thời chiến. Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ là thành quả của toàn dân tộc , của chế độ xã hội chủ nghĩa, của
các lực lượng chiến đấu cho độc lập tự do. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
là thử thách lịch sử to lớn nhất đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Một mặt nó
tiêu hao một bộ phận quan trọng những thành tựu mà chúng ta thu được và gây
khó khăn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng nó cũng là một cơ hội
của sự phát triển, một sự thúc đẩy lớn với chuyên chính vô sản trên cả nước.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai miền Bắc Nam đã gắn bó khăng
khít cùng đoàn kết để thực hiện mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi
miền đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Với miền Bắc, việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội gặp không ít khó khăn cũng như hạn chê trong quá trình thực
hiện, nhưng miề n Bắc đã phát hiện và khắc phục được những khó khăn và sai
lầm đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội vững mạnh, phát triển là đầu tầu của cả
nước, là nhân tố quyết định và cùng với miền Nam làm lên Đại thắng mù xuân
1975 kết thúc thời kỳ thống trị của Mỹ và tay sai ở miền Nam, kết thúc thời kỳ
52
chia cắt đất nước. Đó là vai trò to lớn của miền Bắc trong suốt chiều dài của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
VIII - Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội
Việt Nam (1945 - 2000) .Hà Nội - 2006.
2. Nguyễn Đình Lê. Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ
(1945 - 200). NXB Văn hóa thông tin. 1999.
3. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn văn Thư. Đại cương lịch sử Việt
Nam (tập III). NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội - 2000.
4. TS. Nguyễn Chí Hải, PGS.TS. Nguyễn Văn Luân, TS. Nguyễn Văn
Bảng, TS. Nguyễn Thùy Dương, Ths. Dương Thị Việt. Lịch sử Việt
Nam và các nước. NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh - 2006.
5. Nguyễn Duy Trinh. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược. NXB Sự thật. Hà Nội- 1976.
6. Nguyễn duy Trinh. Phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát
triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). NXB Sự thật.
Hà Nội - 1963.
7. Văn kiện Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt
Nam Tập 16- 1955 .NXB Chính Trị quốc gia. 2002.
8. Văn Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam
Tập 21- 1960 . NXB Chính trị quốc gia.
9. Văn Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam
Tập 26 - 1965 . NXB Chính trị quốc gia.
10. Văn Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam
Tập 35- 1974 . NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2004.
53
54
55
56
57
58
59
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_kinh_te_xa_hoi_viet_nam_9009.pdf