Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang

Trước tiên ngành du lịch Hà Giang phải xây dựng cho mình một hình ảnh để phát triển thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Đây chính là cơ sở cho việc triển khai các chiến dịch quảng cáo và thiết kế các sản phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp. Để có được biểu tượng và tiêu điểm hấp dẫn có thể mở cuộc thi lấy ý tưởng rộng rãi trong nhân dân, trên cơ sở đó chọn lọc những ý tưởng độc đáo Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Hà Giang. Nội dung, quy cách trình bày các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách quốc tế và nội địa đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thông tin cung cấp.

doc105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 2011 1. Doanh thu (tỷ đồng) 155 202 320 337 2. Khách du lịch (lượt khách) 187.909 250.535 300.270 329.947 Trong đó: - Khách nội địa - Khách quốc tế 138.646 49.445 200.353 50.182 250.000 47.270 289.561 40.386 (Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Giang) Từ năm 2008 đến nay, số lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh. Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187.000 lượt người, đến năm 2010 tổng lượt khách là trên 300.000 lượt người, tăng là 1,6 lần so với năm 2008. Trong đó khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2008, khách nội địa là trên 138.000 lượt khách, đến năm 2010 tăng lên 250.000 lượt khách, tăng 1,8 lần so với năm 2008. Khách quốc tế năm 2008 có 49.400 lượt khách, đến năm 2010 là trên 47.000 lượt khách. Nguyên nhân của việc tăng số lượng khách du lịch đến Hà Giang là do trong những năm gần đây, việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút đối với khách du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng. Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 40%. Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn. Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chức theo đoàn với số lượng khoang 20 - 30 người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịch không có tính quy luật rõ rệt. Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 10 - 15 % tổng số khách. Khách quốc tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới Việt Nam, ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du lịch ba lô” đi du lịch với mục đích tham quan vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô). Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm. 3.1.3. Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ rệt, các điểm du lịch mở cửa đón khách quanh năm song lượng khách thường đông hơn vào mùa hè. Khách trong nước thường đi vào mùa hè, vào mùa lễ hội (sau Tết). Tuy nhiên, vào các mùa khác vẫn rải rác có khách đến thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Đối với khách nước ngoài, lượng khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả vào các tháng mùa khô và lạnh (tháng 10, 11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do thời tiết nóng và mưa nhiều). Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, trung bình là 1,7 ngày. Mặc dù Hà Giang cách xa Hà Nội khoảng trên 300km, đường giao thông lên Hà Giang còn nhiều khó khăn nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch không cao. Khách du lịch thuần tuý đến Hà Giang là rất ít, chủ yếu là kết hợp đi buôn bán, hoặc kết hợp đi công tác, tranh thủ đi tham quan du lịch trong ngày. Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Hà Giang còn nghèo nàn đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch. 3.1.4. Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải trí… Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham quan,...các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế. Trước năm 2000, doanh thu từ du lịch không đáng kể. Trong những năm 1995 - 1997, doanh thu đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 200 triệu mỗi năm. Giai đoạn 1998 - 2000, doanh thu dao động trong khoảng 25 - 30 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2005-2010 doanh thu tăng lên nhanh chóng, năm 2008 là 155 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên 320 tỷ đồng và 330 tỷ đồng năm 2011. Tốc độ tăng doanh thu của ngành du lịch năm 2011 tăng 2,0 lần so với năm 2008. Bảng 3.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2008 2010 2011 Tổng số cơ sở lưu trú 51 63 69 78 102 Tổng số phòng 576 659 753 870 1392 Tổng số giường 980 1125 1240 1450 1850 Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang Đặc biệt là việc đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú hiện đã phát triển, tính đến năm 2011 lên con số 102 cơ sở với tổng số 1.392 phòng. Trong đó, chúng ta hiện đã có đến 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 83 nhà nghỉ du lịch, với công suất sử dụng phòng đạt bình quân từ 65 - 70 %, qua đó các cơ sở lưu trú đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khá nhiều lao động... Ngoại trừ một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Dịch vụ ăn uống ở Hà Giang trong những năm gần đây cũng đang dần phát triển để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Năm 2010, Hà Giang có 59 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các món ăn truyền thống, độc đáo của địa phương chưa nhiều cùng với lượng khách đến Hà Giang tăng giảm bất thường, đội ngũ nhân viên phục vụ còn nhiều hạn chế đã đặt cho Hà Giang những khó khăn không nhỏ cần phải khắc phục, giải quyết. Du lịch Hà Giang bước đầu đã giải quyết việc làm một số lượng lao động. Ngoài lao động có chuyên môn hoạt động trong ngành du lịch, còn tạo việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, phương tiện đi lại…và đặc biệt du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm cho người nghèo ở các thôn bản xa xôi. Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, các huyện trong tỉnh đang đầu tư xây dựng từ 2-3 làng du lịch cộng đồng, các địa phương lập phương án, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện, cử cán bộ xuống từng thôn, bản khảo sát chi tiết các làng bản trên địa bàn để lựa chọn địa điểm thích hợp xây dựng làng du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các huyện, thị còn chủ động cân đối ngân sách, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu khách du lịch... Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 29 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 15 làng đã được đưa vào khai thác thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích. Ví dụ điển hình, làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thị xã Hà Giang đã thu hút hàng năm trên 1500 lượt khách du lịch. Nguồn thu nhập ban đầu từ các dịch vụ du lịch tuy còn thấp nhưng cũng là nguồn động viên, khích lệ để người dân tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng.  3.2. Tổ chức lãnh thổ theo các tuyến và điểm du lịch Hà Giang Hệ thống sản phẩm du lịch chính của Hà Giang được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tiềm năng du lịch chính của tỉnh bao gồm: - Du lịch tham quan (cao nguyên đá, cảnh quan thiên nhiên, các hang động) là loại hình sản phẩm đặc thù gắn liền với thương hiệu Hà Giang. - Du lịch thương mại cửa khẩu (Thanh Thủy) - Du lịch sinh thái cộng động (tham quan làng văn hóa). - Du lịch sinh thái (gắn với tiềm năng sinh thái rừng, …) - Du lịch nghiên cứu khoa học - Du lịch văn hóa lịch sử gắn với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội của các dân tộc. 3.2.1. Các khu và điểm du lịch * Đèo Mã Pì Lèng - Mèo Vạc Nằm ở quốc lộ 4C Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc, là đoạn đường quanh co khúc khuỷu. Đỉnh Mã Pì Lèng - Mèo Vạc có chiều dài 7 km, nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên con đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây dựng chiếu nghỉ để cho du khách dừng chân chụp ảnh dòng sông Nho Quế thơ mộng và tạo cho du khách một cảm giác mạnh. * Sông Nho Quế và hẻm vực sông Nho Quế Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng du khách sẽ thấy một dòng sông mỏng manh như dải lụa ẩn hiện trong dãy sương mù tạo cho du khách một cảm giác êm đềm khi đứng giữa kiệt tác của thiên nhiên thơ mộng. Du khách có thể tham gia du lịch mạo hiểm bằng đi xuồng cao su qua hẻm vực sông Nho Quế * Cột cờ Lũng Cú - Đồng Văn và bản Lô lô chải Cột cờ Lũng Cú cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 24 Km Đây là điểm du lịch mang ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng đối với khách du lịch nội địa. Đỉnh Lũng Cú được ví như “ Vầng trán kiêu hãnh của tổ quốc" đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước, đứng trên đỉnh Lũng Cú có thể nhìn bao quát quang cảnh xung quanh, thể hiện cảnh quan rất đẹp và hùng vĩ. Bản Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), bản Lô Lô Chải là nơi sinh sống của 81 hộ dân, trên 300 nhân khẩu. Nhờ bảo tồn, gìn giữ được nhiều nét đẹp trong văn hoá, lối sống cũng như trong lao động, sản xuất, bản của người Lô Lô giờ trở thành một trong những điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú.  * Miền đá cổng trời Khi đến đây du khách sẽ thấy những hình thù kỳ lạ, những sắc màu kỳ ảo. Đồng Văn - Quản Bạ, vùng đá khắc nhiệt nhưng cũng là vẻ đẹp của miền đá cổng trời. * Thị trấn Tam Sơn Quản Bạ và cảnh núi đôi Nằm cách thị xã Hà Giang dọc tuyến quốc lộ 4C đường Hà Giang Đồng Văn khoảng 46 Km. Đứng trên cổng trời Quản Bạ, ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ bắt gặp Thạch nhũ đôi ngay trong tầm mắt, được ví như hai vú đá đẹp như khuôn ngực trần của thiếu nữ, nguồn sinh lực rồi dào không vơi cạn để làm lên sức sống, và thị trấn Tam sơn như tấm thổ cẩm xinh xắn hiện ra giữa núi rừng. Đặc biệt, với khí hậu mát mẻ có thể sánh với SaPa và Đà lạt * Cửa khẩu Thanh Thủy Nằm cách trung tâm thị xã Hà Giang 23,5 km đây là cửa khẩu nối liền với cửa khẩu Thiên Bảo (Vân Nam - Trung Quốc) đây là điểm thu hút khách du lịch và là cửa ngõ thông thương với thị trường khách du lịch Trung Quốc, thị trường truyền thống rất lớn của du lịch Việt Nam và Hà Giang nói riêng. * Hồ thủy điện Na Hang Tuyên Quang tại Bắc Mê Hồ thuỷ điện Tuyên Quang là hồ nhân tạo được xây dựng với mục tiêu chính là sản xuất ra điện năng và thuỷ lợi. Việc ngăn sông đã tạo ra một vùng hồ rộng lớn bao gồm lưu vực của hai con sông chính là sông Gâm và sông Năng. Hồ có mực nước ở thời điểm cao nhất là trên 8.000ha. Hồ thuỷ điện Tuyên quang kết nối 3 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn bằng đường thuỷ trên mặt hồ. * Căng Bắc Mê Là một di tích lịch sử nằm trên địa phận Bản Sáp, Yên phú, Bắc Mê ở điểm cuối của quốc lộ 34 Hà Giang - Bắc Mê . Năm 1938 thực dân Pháp lợi dụng nơi này lập trại giam để giam giữ các đồng chí hoạt động cách mạng bị bắt nhưng chưa kết án, trong đó có các đồng chí Xuân Thuỷ, Lê Giản, Nguyễn Văn Ngọc...Đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách.  * Điểm Đèo Gió - Xín Mần. Nằm cạnh con đường quốc lộ 4D đường Quang Bình đi Xín Mần, đây là điểm dừng chân cho du khách từ Bắc Hà (Lao cai), Quang Bình đến Xín Mần thích khám phá rừng nguyên sinh.  * Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Ruộng bậc thang - Một kỳ quan đến đây du khách sẽ ngất ngây trước cảnh sắc muôn hình của những thửa ruộng bậc thang, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh thừa nhận ruộng bậc thang là thắng cảnh đẹp nhất của đất nước. Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. * Bảo Tàng tỉnh, kỳ đài và núi Cấm tại thành phố Hà Giang Nằm bên bờ sông Lô gần cầu Yên Biên I, nhà Bảo tàng tỉnh tựa như đoá sen vươn lên trời cao giữa trung tâm thị xã Hà Giang. Bảo tàng tỉnh là nơi lưu giữ, trưng bày các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo và quý hiếm của cộng đồng các dân tộc Hà Giang. Nằm trong khuôn viên trung tâm thị xã Hà Giang, Quảng trường 26/3 có tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Hà Giang. Nơi mà vào ngày 26/3/1961, Bác Hồ đã lên thăm và nói chuyện với đồng bào các dân tộc Hà Giang. Đây là nơi tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Nằm ngay giữa thị xã, có thể coi núi Cấm là địa điểm lý tưởng nhất để nhìn ngắm toàn cảnh thị xã Hà Giang từ trên cao. Sau một đoạn đường rải đá răm ngoằn nghèo và dốc, du khách sẽ phải bỏ lại xe để leo bộ lên đỉnh núi Cấm. Từ đây lên đỉnh núi chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ nhưng đây cũng là thời gian lý thú vì từ vị trí nào trên đường đi, du khách cũng có thể ngắm nhìn thị xã ở nhiều góc độ khác nhau,  * Chùa Sùng Khánh Nằm cách thị xã Hà Giang 9 Km, chùa Sùng Khánh do chú Phụ Đạo (Tù trưởng) Nguyễn Ẩn dựng lên năm 1356. Năm 1705 chùa được trùng tu. Đây là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách tìm hiểu về nét văn hoá tâm linh của dân tộc.  * Khu di tích nhà Vương - Xà Phìn - Đồng Văn Nằm cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 15 Km đường Đồng Văn - Hà Giang đây là dinh thự của dòng họ Vương (người Mông) một thời được coi là Vua mèo cai quản cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Kiến trúc nhà Vương độc đáo có giá trị nghệ thuật, mô phỏng theo kiết trúc cổ Trung Hoa (đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo... Đây không chỉ là dinh thự mà còn là pháo đài phòng thủ giữa cao nguyên đá.  * Phố cổ và chợ Đồng Văn Nằm cạnh trung tâm huyện lỵ Đồng Văn có hình vòng cung dài hơn cây số. Khu phố cổ này đã tồn tại hơn 100 năm là kiến trúc cổ vùng cao quý hiếm đang được bảo về là địa chỉ cho những du khách ưa thích tìm tòi khám phá lịch sử. Chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn. Toàn khu chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U thật tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928. * Bãi đá cổ Nấm Dẫn huyện Xín Mần Cách trung tâm huyện lỵ Xín Mần 16 Km và cách Uỷ ban nhân dân xã Nắm Dẩn về phía tây khoảng 1,5 km bãi đá cổ nằm giữa thung lũng thôn Nùng Má Lử xung quanh có ruộng bậc thang và nương dãy của dân tộc Nùng có dấu tích lịch sử từ thời cổ rất lâu khắc trên đá nhiều chữ nho, nôm, hán đã mòn mờ theo năm tháng thời gian và có nhiều hình ảnh biểu hiện như khe suối, quả đồi và xung quanh có nhiều hòn đá biểu hiện tự nhiên có khắc hình người.... bên cạnh đó du khách có thể khai thác Làng dân tộc Nùng thôn Nùng má lử với 73 hộ và 400 nhân khẩu, du khách sẽ được thưởng thức một số tiết mục của đội văn nghệ thôn bản với những lời ca ngợi về tình yêu đôi lứa. * Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên, thuộc tổ 3, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, giáp địa phận xã Phong Quang huyện Vị Xuyên. Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 3 km. Với những cảnh đẹp hoang sơ, Thạch Lâm Viên có tổng diện tích là 16ha, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang. * 29 làng văn hóa dân tộc rải rác các huyện Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống cung cấp cho thị trường như các sản phẩm của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn, Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông đảo du khách nước ngoài yêu thích. 3.2.2. Các tuyến du lịch 3.2.2.1. Tuyến chính: Thị xã Hà Giang - Hà Nội. * Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách lớn nhất của khu vực phía Bắc là Thủ đô Hà Nội và trung tâm phân phối khách của tỉnh. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Nam. Tuyến gắn với Quốc lộ số 2, đã được nâng cấp trải nhựa 100%, có thể vận chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới đường bộ. tuyến có độ dài hơn 300km (trong đó địa phận tỉnh Hà Giang 80km). Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Dao Nậm An xã Tân thành (Bắc quang); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Thanh Hà (Vị Xuyên); Chùa Sùng Khánh (Vị Xuyên); Làng dân tộc Tày thôn Tiến Thắng (thị xã Hà Giang).  Các tuyến phụ từ tuyến chính: - Thị trấn Bắc Quang - Hồ Quang Minh. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Quang với điểm du lịch sinh thái văn hoá của huyện. Điểm cuối của tuyến là thôn Khiềm một làng du lịch cộng đồng dân tộc Tày. Điểm du lịch trên tuyến: Hồ vườn sinh thái thuỷ lợi Quang Minh; Làng dân tộc Tày thôn Khiềm xã Quang Minh. - Bắc Quang - Tiểu khu Trọng Con. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Quang với một điểm di tích lịch sử. Độ dài tuyến đường từ quốc lộ số 2 khoảng 25 km . Điểm du lịch trên tuyến: Khu di tích lịch sử Trọng Con; một số làng dân tộc Tày của xã Bằng Hành . - Thị trấn Bắc Quang - Quang Bình - Xín Mần. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện lỵ Bắc Quang đi qua địa bàn huyện lỵ huyện Quang Bình với trung tâm huyện lỵ Xín Mần . Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Mi Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm (Quang Bình); suối nước nóng Quảng Nguyên (Xín mần); đèo gió (Xín Mần); bãi đá cổ Nấm Dẩn (Xín Mần). Sản phẩm du lịch chính trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Dao, dân tộc Nùng; khám phá hang động, leo thác, lội suối; tham quan tìm hiểu những hình chạm khắc cổ trên đá; tắm nước khoáng nóng và nước thuốc của dân tộc Dao đỏ - Bắc Quang - Quang Bình - Phố Ràng (Lào Cai). Đây là tuyến đường bộ 279 nối giữa quốc lộ 2 với quốc lộ 70 (Hà Nội - Lao Cai), nối tuyến du lịch Hà Giang với du lịch tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Tuyến có độ dài 60 km. Điểm du lịch trên tuyến: Làng du lịch thôn Mi Bắc- xã Tân Bắc (Quang Bình); hang Pác Thẳm xã Yên Bình (Quang Bình); Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Pà Thẻn; kết nối các sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai. - Quang Bình - Bằng Lang - Xuân Giang - Lục Yên (Yên Bái). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quang Bình với các làng mạc trù phú của vùng thấp Hà Giang và có thể kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Yên Bái qua huyện Lục Yên (Yên Bái). Độ dài hơn 30 km. Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Chì xã Xuân Giang. Sản phẩm du lịch trên tuyến: tham quan cảnh quan trên tuyến; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Tày, ngủ nhà sàn, thưởng thức các món ăn truyền thống của người địa phương. - Thị trấn Vị Xuyên - Cao Bồ - Thị xã Hà Giang. Đây là tuyến từ trung tâm huyện Vị Xuyên đến làng du lịch thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) và tiếp tục đến làng du lịch thôn Tiến Thắng xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Tuyến có độ dài khoảng hơn 40 km. Điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Cầu Má (Vị Xuyên); làng dân tộc Dao thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên); làng dân tộc Tày thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện (thị xã Hà Giang). Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; lội suối, leo thác, tắm suối; tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Dao Tả Pan, dân tộc Tày; chữa bệnh bằng thuốc gia truyền của dân tộc Dao đỏ. 3.2.2.2. Tuyến thành phố Hà Giang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Lao Cai Đây là tuyến đường bộ bắt đầu từ thị xã Hà Giang theo quốc lộ 2 trên đường Hà Giang - Hà Nội tại km 45 quốc lộ 2 tại địa phận xã Tân Quang huyện Bắc Quang, rẽ phải đi huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần, nối với các tuyến du lịch của Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Tuyến có đường nhựa 100%, tuy nhiên đường khá nhỏ và có nhiều cua tay áo. Độ dài hơn 100km. Các điểm du lịch trên tuyến: Khu du lịch sinh thái Panhau Thông Nguyên; 4 làng du lịch cộng đồng xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì); núi Gia Long (Xín Mần); Rừng nguyên sinh (Xín Mần); Chợ Cốc Pài (Xín Mần). 3.2.2.3. Thị xã Hà Giang – Bảo Lạc – Thị xã Cao Bằng Đặc điểm tuyến: Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách lớn nhất của tỉnh và tỉnh Cao Bằng. Là tuyến quan trọng để kết nối du lịch Hà Giang với các tỉnh phía Đông Bắc. Tình trạng giao thông: Tuyến gắn với Quốc lộ số 34, đã được trải nhựa 100%, tuy nhiên đường nhỏ, nhiều cua gấp, một số đoạn đường khó đi chỉ có thể đi được bằng các loại xe gầm cao Điểm du lịch trên tuyến: Căng Bắc Mê; Làng văn hoá du lịch thôn Tắn Khâu - Phú Nam. Độ dài gần 80km. Các tuyến phụ từ tuyến chính gồm: - Bắc Mê - Đường Âm - Na Hang (Tuyên Quang). Là tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang. Điểm du lịch trên tuyến:Căng Bắc Mê; Bản Nghè xã Yên Cường; Thôn Nà Loòng, Pom Cút thuộc xã Đường Âm; Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê (di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng): Thăm bản làng dân tộc Tày ở bản Nà Loòng, bản Pom Cút; Thăm bản dân tộc Dao ở Bản Nghè - Bắc Mê - Yên Phú – Yên Cường - Phiêng luông. Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với điểm cuối là Phiêng Luông - một điểm du lịch sinh thái của huyện. Điểm cuối của tuyến có thể là thôn Phiêng Luông xã phiêng Luông hoặc tiếp tục đi từ Phiêng Luông đến bến thuyền Thượng Tân. - Bắc Mê - Du Già - Mậu Duệ (Yên Minh). Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với Cụm du lịch vùng cao của Hà Giang. Độ dài gần 100km (76km từ ngã ba đường quốc lộ 34 tại xã Minh Ngọc đến Mậu Duệ). Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Du Già. 3.2.2.4. Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang) - Ba Bể (Bắc Cạn) Đây là tuyến du lịch đường thuỷ liên tỉnh rất quan trọng nối giữa trung tâm huyện Bắc Mê với tỉnh Tuyên Quang để tiếp nối với các tuyến du lịch khác xuất phát từ Tuyên Quang (tiếp tục theo đường thuỷ đi Hồ Ba Bể - Bắc Kạn hoặc theo các tuyến du lịch đường bộ xuất phát từ Tuyên Quang). Độ dài: tuyến có độ dài hơn 30 km thuộc địa phận huyện Bắc Mê, 80 km đến đập chính hồ thuỷ điện thuộc địa phận huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và tiếp tục có 35 km đường thuỷ theo sông Năng dến Hồ Ba Bể. Điểm du lịch trên tuyến: Làng dân tộc Tày thôn Bản Lạn xã Yên Phú, làng dân tộc Tày bản Noong, bản Khén thuộc xã Lạc Nông, trung tâm xã Thượng Tân; Đập chính của hồ thuỷ điện và nhà máy thuỷ điện Na Hang; Hồ Ba bể - một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. 3.2.2.5. Hà Giang - Cửa khẩu Thanh Thuỷ - Trung Quốc Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh Hà Giang với thị trường khách du lịch truyền thống và khá lớn của nước ta. Tuyến có độ dài 22 km đến cửa khẩu Thanh Thuỷ và tiếp tục kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Điểm du lịch trên tuyến: Bảo tàng tỉnh Hà Giang; Thôn Tha xã Phương Độ (thị xã Hà Giang), Thôn Thanh Sơn xã Thanh Thủy (Vị Xuyên); Cửa khẩu Thanh Thủy; Kết nối với các điểm du lịch của đất nước Trung Quốc gồm: - Hà Giang - Ma Li Po (Châu Vân Sơn - Vân Nam). - Hà Giang - Châu Vân Sơn ( Vân Nam). - Hà Giang - Châu Vân Sơn - Thạch Lâm - Côn Minh. 3.2.2.6. Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh với khu vực cao nguyên đá. Là tuyến quan trọng khai thác du lịch phía Bắc. Tuyến gắn với Quốc lộ số 4c, đã được nâng cấp trải nhựa, có thể vận chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Tuy nhiên, đường nhỏ nhiều đèo cao, cua gấp và nguy hiểm. Tuyến có độ dài gần 200km. Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Giấy tại thôn Bục Bản, ngủ nhà sàn và thưởng thức đặc sản ẩm thực của người dân; Khám phá hang động, trang trại xoài của người dân địa phương; Làng du lịch dân tộc Mông Phó Cáo; thôn Lũng Cẩm trên xã Sủng Là; Tham quan di tích lịch sử Xà Phìn (di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng); Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Mông; Tham quan tìm hiểu các chợ phiên (chợ Lũng Phìn; chợ Phó Bảng, chợ Xà Phìn, chợ Phó Cáo và các chợ trung tâm huyện lỵ); Tham quan phố cổ Phó Bảng.  Tuyến phụ từ tuyến chính gồm: - Thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) - Thanh Vân. Đây là tuyến du lịch bằng đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quản Bạ với một điểm du lịch địa danh khá nổi tiếng của Hà Giang. Tình trạng giao thông: toàn bộ tuyến đều bằng đường nhựa khá tốt có thể đi được bằng các phương tiện giao thông đường bộ, tuyến có độ dài 6 km. Điểm du lịch trên tuyến: Chợ Quản Bạ (vào chủ nhật hàng tuần); Làng dân tộc Mông xã Thanh Vân. - Thị trấn Đồng Văn - Lũng Cú - Xà Phìn. Đặc điểm tuyến: Tuyến đường bộ từ trung tâm huyện lỵ Đồng Văn đi qua nhiều đèo cao vách đá hùng vĩ tới điểm du lịch cực Bắc của Tổ quốc. Tuyến có độ dài 23 km. Điểm du lịch trên tuyến: Cột cờ Lũng Cú; Làng dân tộc Lôlô Chải; Di tích văn hóa Xà Phìn (Dinh họ Vương). - Thị trấn Mèo Vạc - Khau Vai. Là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Mèo Vạc Khau Vai - một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, tuyến có độ dài 24 km. Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Khau Vai xã Khau vai, tham dự chợ tình Khau Vai (một hiện tượng văn hóa độc đáo chỉ diễn ra vào đêm 27 tháng 3 âm lịch hàng năm. - Mèo Vạc - Tát Ngà - Niêm sơn - Bảo Lạc (Cao Bằng). Đây là tuyến du lịch có triển vọng tốt để nối tuyến du lịch vùng cao Hà giang với du lịch tỉnh Cao Bằng theo hành trình du lịch "khám phá vùng biên cương" bởi tính hấp dẫn của tuyến. Tuyến đi xuyên qua một vùng núi đá xen núi đất với những dải rừng nguyên sinh khá nguyên vẹn và những làng mạc trù phú mang đậm bản sắc dân tộc. Tuyến có độ dài hơn 30 km trong địa phận của tỉnh Hà Giang. Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Liêm sơn; Làng dân tộc Giấy Tát Ngà. Hình 3.1: Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang (Nguồn: Nhóm tác giả biên vẽ) 3.3. Những hạn chế phát triển du lịch Hà Giang Bên cạnh những thành tựu, cơ hội Du lịch hà Giang đã và đang có, có thể nhận thấy những hạn chế trong phát triển hoạt động du lịch suốt thời gian 5 năm qua. Tư duy bao cấp còn tồn tại ở không ít nơi, đội ngũ tham mưu, xây dựng và phát triển hoạt động du lịch vẫn còn những hạn chế, có lúc, có nơi chưa có định hướng, quy hoạch phát triển du lịch một cách lầu dài, làm theo kiểu đến đâu hay đến đó. Cùng với đó, vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn nhiều khó khăn nên chúng ta chưa thể phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch một cách đồng bộ, trọng tâm, nhiều nơi đầu tư du lịch theo kiểu vừa đầu tư, vừa khai thác. Các sản phẩm du lịch của chúng ta vẫn còn nghèo nàn. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch còn quá ít, số người được đào tạo bài bản không nhiều, khả năng ngoại ngữ rất hạn chế. Đó là những hạn chế có thể nhìn thấy và được chỉ ra nhiều lần tại các hội nghị chuyên về du lịch. Và để ngành Du lịch của chúng ta hoà chung vào quỹ đạo du lịch của cả nước đang chờ vào nỗ lực của ngành Du lịch, các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh... Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, giao thông đi lại còn khó khăn, dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nên dẫn đến tình trạng thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp. 3.4. Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế 3.4.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Giang 3.4.1.1. Quan điểm chỉ đạo Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:”…phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tuy nhiên cần phát triển du lịch theo định hướng bền vững. Phát triển bền vững là sự thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Hiện nay việc phát triển bền vững đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và ở nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Trong khi phảt triển du lịch Hà Giang thì vấn đề làm sao để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển bền vững. 3.4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Phát triển du lịch Hà Giang trước hết phải thỏa mãn nhu cầu về du lịch, đó là các nh cầu về tham quan, nghỉ ngơi giải trí, nghiên cứu khoa học… Thứ hai, phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn trong hoạt động du lịch đó là phải giảm thiểu sức ép của họat động du lịch đến môi trường, các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học… Thứ ba, đảm bảo du lịch có chất lượng: để làm được điều này phải quan tâm đến công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho du lịch, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Thứ tư, hỗ trợ cộng đồng, tức là tạo cơ hội sử dụng lao động và các sản phẩm địa phương để thu hút khách du lịch. Tăng cường phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ truyền thống để tạo ra được nhiều mặt hàng: thổ cẩm, mây tre đan, trang sức bạc… Thứ năm, hoạt động du lịch phải đem lại doanh thu lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Điều này phải khai thác được mọi nguồn lực về tự nhiên, dân cư, kinh tế để phát triển du lịch một cách đồng bộ có sự kết hợp với các ngành khác, nhằm đem lại doanh thu cao nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế địa phương. 3.4.1.3. Định hướng phát triển a) Định hướng chung Trong quá trình phát triển ngành du lcịh Hà Giang cần tập trung vào các nhóm vấn đề chính đó là: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, nâng cấp phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, tài nguyên môi trường, chuyển hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, phát triển thị trường và quảng bá, xúc tiến du lịch; giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch b) Các dự án phát triển du lịch - Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, tiếp nhận quản lý khai thác Khu du lịch suối khoáng Thanh Hà - xã Việt Lâm - huyện Vị Xuyên. - Dự án đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác khu suối khoáng Quảng Ngần, Thượng Sơn - huyện Vị Xuyên và Quảng Nguyên - huyện Xín Mần. - Dự án tiếp tục đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác Khu du lịch và dịch vụ Hà Phương tại xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, quy mô 75ha - Dự án xây dựng, quản lý, khai thác các khu du lịch Tam Sơn- Quản Bạ, Hồ Noong - Vị Xuyên, Mỏ Neo - thành phố Hà Giang. - Dự án đầu tư tôn tạo, quản lý, khai thác hệ thống hang động tỉnh Hà Giang (Hang Khú Mỉ - Quản Bạ, hang Tùng Bá, Đaọ Đức – Vị Xuyên, hang Nho Quế -Mèo Vạc). - Đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh khu du lịch Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn. - Dự án tuyến dịch vụ xe buýt công cộng Hà Giang - Thanh Thủy. - Dự án khu du lịch sinh thái, du lịch leo núi Tây Côn Lĩnh. c) Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ Phát triển các tuyến, điểm du lịch hiện có, đầu tư quy hoạch du lịch làm 3 cụm du lịch chính và 2 cụm du lịch phụ, cụ thể: * Cụm du lịch trung tâm: Kéo dài từ thị trấn Vinh Quang huyện Vị Xuyên qua thành phố Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thủy - Đây là khu vực tập trung các điểm du lịch với mật độ dày đặc. + Di tích lịch sử văn hóa: Chùa Sùng Khánh, Chùa Bình Lâm… + Di tích lịch sử cách mạng: Kỳ Đài (nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Hà Giang). + Các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí: Khu núi Cấm – Suối Tiên, động Phương Thiện, Khu du lịch làng Má, khu du lịch hồ Noong, khu du lịch suối khoáng Quảng Ngần Khuổi Luông. Các khu du lịch sinh thái gắn liền với thủy điện như thủy điện Nậm Mu… + Các khu di tích khảo cổ: Di chỉ Đồi Thông, Di chỉ Lò Gạch, Tùng Bá. * Cụm du lịch Đồng Văn Từ thị trấn Phó Bảng đến thị trấn Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc và kết thúc tại chợ tình Khâu Vai. Đây là khu vực cao nguyên đá có độ cao từ 1500 - 2000m với các di tích tiêu biểu đã được nhà nước và quốc tế xếp hạng, còn có các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và độc đáo. + Cột cờ Lũng Cú + Nhà Vương Chí Sình + Danh Thắng Mã Pì Lèng + Chợ tình Khâu Vai + Cổng trời Sà Phìn + Di chỉ khảo cổ Hang Phó Bảng + Khu du lịch sinh thái gắn với thủy điện Séo Hồ * Cụm du lịch Bắc Mê Đây là quần thể di chỉ khảo cổ vô cùng độc đáo và quý giá ở huyện Bắc Mê. Tại đây đã phát hiện ra các di vật minh chứng cho lịch sử tồn tại của người Việt cổ từ thời đồ đá cũ đến thời đại kim khí. Địa hình phong phú, cảnh quan tươi đẹp nhiều hang động, sông, suối là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn Trở về cội nguồn (thăm hang động, tham quan di chỉ, hiện vật) + Sống trong quá khứ (du khách được sống và lao động ở thời tiền sử, dùng các phiên bản khảo cổ để lao động). + Thực tế ảo (xem các bộ phim li kì hấp dẫn về ngành khảo cổ, chụp ảnh với các di chỉ khảo cổ). + Du lịch văn hóa tìm hiểu phong tục tập quán của người Tày. + Thăm di tích lịch sử Căng Bắc Mễ. * Các cụm du lịch phụ trợ - Cụm du lịch Việt Quang gồm: Thác Thúy, Hồ Quang Minh, di tích lịch sử Trọng Con, cầu Thác Vệ, Tân Tịnh. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái. - Cụm Tam Sơn - Quản Bạ: Với danh thắng Cổng trời hùng vĩ, hang Tùng Vài, núi Đôi - thị trấn Tam Sơn. 3.2.4. Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như giai đoạn hiện nay, để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo cơ hội phát triển du lịch, có khả năng cạnh tranh đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế và những thách thức đặt ra nhằm đưa ngành du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong thời gian tới, du lịch Hà Giang cần tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau: - Trước hết là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Đây là một giải pháp quan trọng để du lịch Hà Giang phát triển mạnh trong những năm tới, bởi một trong những lý do để số lượng khách du lịch đến Hà Giang còn hạn chế là do giao thông còn khó khăn, cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, để phát triển du lịch Hà Giang mạnh mẽ cần thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng đặc biệt là đối với dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở lưu trú du lịch cấp 3 sao trở lên, các nhà hàng sang trọng, khu vui chơi giải trí đa năng... hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc tới các điểm đầu tư du lịch, hỗ trợ vay vốn đầu tư du lịch, hỗ trợ trong việc đào tạo nghề, chuyên môn cho đội ngũ lao động tại địa phương tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ kinh phí về giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ du lịch. - Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2020. Từ chiến lược đó ta có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn, nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành. Có chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao về ngành du lịch. Thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” của tỉnh, ngành du lịch đã chủ động đề xuất tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vào công tác trong các đơn vị quản lý du lịch của tỉnh Tài nguyên du lịch Hà Giang thường gắn liền với đời sống cộng đồng các dân tộc sinh sống ở đây. Phát triển du lịch vì vậy phải dựa vào cộng đồng các dân tộc địa phương, do đó cần tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch. Coi trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch mở các lớp dạy nghề từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút lao động làm việc trong ngành du lịch. - Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch lịch sử văn hóa. Xác định và xây dựng các loại hình du lịch trong tuyến để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại các điểm du lịch cần tạo ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, nhằm bổ sung và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách tạo ra những sản phẩm đặc trưng có sự khác biệt để kích thích, tăng nhu cầu cho du khách khi mua sắm. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái, cùng với việc tập trung vào các giá trị tài nguyên sẵn có thì cần có những định hướng và chính sách phát triển đồng bộ và bền vững. Với những sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử tâm linh thì tập trung đầu tư, phục hồi tu bổ và tôn tạo để bảo tồn phát triển. Đối với du lịch cộng đồng cần có những quy hoạch đầu tư tập trung, tìm ra những làng du lịch cộng đồng thật sự đặc trưng đáp ứng nhu cầu thăm quan nghỉ ngơi của du khách. - Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên kết phát triển các sản phẩm du lịch. Tiến hành xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn xa hơn. Quảng bá giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch: sự hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn, nét văn hoá mang đậm mầu sắc các dân tộc cao nguyên, các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những đặc sản của núi đá cao nguyên,..những sản phẩm đa dạng đặc trưng của vùng đất địa đầu Tổ quốc. Tuyên truyền, quảng bá hướng sản phẩm du lịch tới thị trường nguồn. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, họp bảo, triển lãm có tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang, thông qua đó để tăng cường sự hợp tác kêu gọi đầu tư trong phát triển du lịch. Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho toàn ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng cấp trang thông tin điện tử của ngành du lịch. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, bổ sung phát hành các ấn phẩm du lịch, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch, sách, băng đĩa VCD, trang website. Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về sản phẩm du lịch. - Xã hội hóa phát triển du lịch, tăng cường nhận thức về du lịch, để khẳng định vai trò động lực của du lịch trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Cần đẩy mạnh tuyên truyền làm chuyển biến trong nhận thức tư duy của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn thể nhan dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang phát triển gắn với chiến lược phát triển chung của du lịch cả nước. - Tăng cường liên kết hợp tác liên tỉnh, liên vùng nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch liên vùng nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tạo thương hiệu của sản phẩm du lịch đặc trưng của mình. - Hoàn thiện bộ máy quản lí khai thác tài nguyên du lịch. Sở Thương mại - du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các đối tượng thuộc các thnàh phần kinh tế khác nhau họat động trong lĩch vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của UBND tỉnh, Tổng cục Du lịch và của các ngành có liên quan, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh sọan thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn…đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình họat động, làm cơ sở để Sở Thương mại - Du lịch tiến hành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành. - Thành lập ban, các ban, trung tâm quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai công tác xúc tiến khu du lịch một cách có hiệu quả. Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch tại các huyện, thành phố trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động góp vốn vào doanh nghiệp. Mở rộng các thành phần kinh tế trong du lịch, khuyến khích toàn xã hội tham gia hoạt động đầu tư phát triển khai thác du lịch. Đặc biệt cần thống nhất quản lý trong khu vực có di tích lịch sử văn hóa (Dinh nhà Vương) tránh chồng chéo. - Tăng cường xây dựng quy hoạch và quản lí quy hoạch du lịch. Về xây dựng quy hoạch: Lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang đến 2020 và quy hoạch chi tiết khu du lịch phải gắn với công tác nghiên cứu thị trường. Việc lập quy hoạch du lịch phải đảm bảo thống nhất của các yếu tố du lịch là cần thiết và quan trọng, đồng thời phải được đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. - Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm mở rộng thị trường du lịch. Về thị trường khách du lịch, thị trường khách nội địa vẫn giữ vai trò quan trọng, đồng thời đặc biệt quan tâm tới thị trường khách quốc tế với việc liên kết các tour du lịch, các trung tâm du lịch lớn của cả nước: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh…Tiến hành các hoạt động mở rộng và củng cố thị trường khách quốc tế truyền thống: Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu-Mỹ…Về xúc tiến, quang bá du lịch, hiện nay chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch ban hành nhằm chỉ đạo các Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du lịch triển khai đồng bộ trên cả nước. Đây là địng hướng vô cùng quan trọng cho công tác xúc tiến phát triển du lịch Hà Giang trong thời gian tới. Chương trìng xúc tiến phải được tiến hành đồng bộ trên nhiều hình thức. Trước tiên ngành du lịch Hà Giang phải xây dựng cho mình một hình ảnh để phát triển thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch. Đây chính là cơ sở cho việc triển khai các chiến dịch quảng cáo và thiết kế các sản phẩm quảng cáo một cách chuyên nghiệp. Để có được biểu tượng và tiêu điểm hấp dẫn có thể mở cuộc thi lấy ý tưởng rộng rãi trong nhân dân, trên cơ sở đó chọn lọc những ý tưởng độc đáo Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch Hà Giang. Nội dung, quy cách trình bày các sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách quốc tế và nội địa đảm bảo kỹ, mỹ thuật và tính xác thực, hữu dụng của thông tin cung cấp. Xây dựng kế hoạch xúc tiến dài hạn và dự toán ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang trình UBND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt. Đăng ký với Cục xúc tiến du lịch để cử cán bộ có chuyên môn tham gia những hội chợ du lịch quốc tế để khai thác, cập nhập thông tin về marketing, xúc tiến, quảng bá, định hướng thị trường khách quốc tế. - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển các làng nghề thủ công để tạo them việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh hoạt động du lịch, đặc biệt phát triển các ngành dịch vụ du lịch cũng như dịch vụ nông-công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nghiên cứu tạo ra các giống, cây, con mới đem l;ại năng xuất cao trong trồng trọt và chăn nuôi. Mở các lớp tập huấn, các buổi dự thảo về môi trường giúp đồng bào dân tộc nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trướng sống xung quanh và ở các khu du lịch. Phát triển mạnh mạng lưới đài truyền thanh tới tận thôn, xóm, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… - Bảo vệ môi trường bền vững trong phát triển du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái, việc phát triển du lịch chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, trong quá trình đầu tư phát triển du lịch cần có kế hoạch hợp lý để bảo vệ môi trường, tránh không để môi trường bị ô nhiễm, bị xuống cấp. + Trước hết cần bảo vệ các khu rừng hiện có nhằm chống xói mòn đất, giữ nước và điều hòa khí hậu. + Có chiến lược trồng cây xanh vừa tạo bóng mát tại các điểm du lịch vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. + Tại các điểm du lịch, khu du lịch cần có những nội quy nghiêm ngặt về giữ gìn vệ sinh môi trường như: để rác đúng nơi quy định, tuyên truyền nhân dân và du khách tham gia vào bảo vệ môi trường nhân văn, đó là nếp sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh xa các văn hóa phẩm đồi trụy… KẾT LUẬN Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Thực tế, ngành du lịch Hà Giang đã được quan tâm đầu tư, phát triển, đã thu được những kết quả đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng các quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân, đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định: - Nhận định được khái quát tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang. - Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại như sau: - Do bước đầu tìm hiểu về tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang nên đề tài chưa đánh giá đầy đủ khả năng để phát triển du lịch. Một số nội dung đề cập chưa sâu. - Một số ý kiến đề xuất chưa có tính thuyết phục cao vì chưa dựa trên những căn cứ, những tiêu chí đánh giá mang tính định lượng . Song trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm nhiều kiến thức về cơ sở lý luận và thực tế về tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội - con người tỉnh Hà Giang. Đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng tôi dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài chúng tôi hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản tin số 2 -2010: Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, 2010. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng năm 2011 - Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang. 3. Bùi Thị Hải Yến – Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Dược – Trung Hải, 2008, Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 6. Nguyễn Thị Phương Nga. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Gian trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011 7. Tỉnh ủy Hà Giang. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban CH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch, Hà Giang, 2011. 8. Tổng cục Du lịch, Non nước Việt Nam. 9. Tổng quan du lịch Hà Giang, tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010-2015, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang. 10. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020, UBND tỉnh Hà Giang, năm 2002. 11. UBND tỉnh Hà Giang, tháng 9/2003, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kì 2003 – 2010. 12. Một số trang web: http:// www.dongvangeorpark.com http:// www.hagiang.gov.vn http:// www.hagiangtravel.vn http:// www.dulichvietnam.com.vn http:// www.vietnamtourism.gov.vn http:// PHỤ LỤC Phụ lục 1. Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) (Theo báo điện tử Hà Giang) Hình 1. Cột cờ trên đỉnh Núi Rồng xã Lũng Cú Hình 2. Bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú Phụ lục 2. Cao nguyên đá Đông Văn (Theo báo điện tử Hà Giang) Hình 3. Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn Hình 4. Đường đèo Mã Pí Lèng trên cung đường Hạnh Phúc Hình 5. Hẻm vực sông Nho Quế nhìn từ đèo Mã Pí Lèng Phụ lục 3. Miền tây Hà Giang (Theo báo điện tử Hà Giang) Hình 6. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Ảnh: Nhân Dân) Hình 7. Bài đá cổ Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang) (Ảnh: Báo Đất Việt)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclien_trang_huong_ngay_23_3_2012_5851.doc
Luận văn liên quan