CÂU 1: Miễn dịch là gì? trình bày hiểu biết về miễn dịch tiếp thu chủ động ?
1/ Miễn dịch :
-Là trạng thái đặc biệt của 1 cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như : VSV, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác.Trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.
- Có thể nói miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể.
- Gồm miễn dịch tự nhiên ( MD k đặc hiệu) và miễn dịch thu được ( MD đặc hiệu).
- Khả năng MD của cơ thể liên quan tới : Cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh . Vì vậy tính MD thể hiện ở các mức độ khác nhau :
+ Cơ thể có mức độ MD cao : mầm bệnh xâm nhập sẽ không gây được bệnh, mầm bệnh bị loại trừ.
+ Cơ thể có mức độ MD thấp : Mầm bệnh sẽ gây được bệnh nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ ở 1 mức nhất định.
+ Cơ thể không có MD :mầm bệnh sẽ gây đc bệnh với triệu chứng, bệnh tích điển hình, cơ thể bị đầu độc, phá hủy dẫn đến tử vong.
2/ MD tiếp thu chủ động :
- Là loại MD do hệ thống MD của cơ thể sinh ra sau khi tiếp xúc với VSV gây bệnh hoặc sau khi tiêm vacxin.
- Có 2 loại :
* MD tiếp thu chủ động tự nhiên : Là loại MD cơ thể có được sau khi tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh, bị bệnh rồi qua khỏi.
VD : Gà bị mắc Newcastle qua khỏi có MD
Ngoài ra trong quá trình sống cơ thể có thể nhiều lần bị nhiễm 1 lượng nhỏ tác nhân gây bệnh ( bạch cầu, ho gà .) nên cũng tạo MD với bệnh dù không có triệu trứng mắc bệnh.
* MD tiếp thu chủ động nhân tạo :Là loại MD cơ thể có đc do con người chủ động đưa vacxin vào cơ thể để cơ thể chủ động tạo ra MD.
Đây là hình thức tập dượt cho cơ thể để cơ thể có sức chống đỡ lại yếu tố gây bệnh khi chúng xâm nhập.
ƯD : dùng vacxin phòng bệnh cho người, gia súc.Đây là biện pháp căn bản nhất, chủ động nhất để khống chế, thanh toán bệnh truyền nhiễm.
CÂU 2 : Miễn dịch là gì ?Trình bày hiểu biết về MD tiếp thu bị động ?
1/ Miễn dịch :
-Là trạng thái đặc biệt của 1 cơ thể không mắc phải tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như : VSV, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác.Trong khi đó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.
- Có thể nói miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể.
- Gồm miễn dịch tự nhiên ( MD k đặc hiệu) và miễn dịch thu được ( MD đặc hiệu).
- Khả năng MD của cơ thể liên quan tới : Cơ năng hoạt động của cơ thể, đặc tính mầm bệnh, điều kiện ngoại cảnh . Vì vậy tính MD thể hiện ở các mức độ khác nhau :
+ Cơ thể có mức độ MD cao : mầm bệnh xâm nhập sẽ không gây được bệnh, mầm bệnh bị loại trừ.
+ Cơ thể có mức độ MD thấp : Mầm bệnh sẽ gây được bệnh nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ ở 1 mức nhất định.
+ Cơ thể không có MD :mầm bệnh sẽ gây đc bệnh với triệu chứng, bệnh tích điển hình, cơ thể bị đầu độc, phá hủy dẫn đến tử vong.
2/ MD tiếp thu bị động :
-Trạng thái MD mà cơ thể có đc không phải do cơ thể tạo ra mà đc cung cấp từ bên ngoài vào.
- Gồm 2 loại :
* MD tiếp thu bị động tự nhiên : là loại MD cơ thể có đc do kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền sang cho con một cách tự nhiên.
VD : Gia súc non và trẻ sơ sinh nhận đc kháng thể đặc hiệu từ mẹ qua nhau thai hoặc do bú sữa đầu.Gia cầm non nhận đc kháng thể đặc hiệu từ mẹ qua lòng đỏ trứng.
+ MD này giúp cho cơ thể non đề kháng đc với tác nhân gây bệnh và có thời gian tồn tại ngắn.
+ Lớp kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền cho con thuộc lớp IgG.
+ ứng dụng :Cho gia súc non or trẻ sơ sinh bú sữa đầu ( trẻ < 6 tháng ít bị sởi).Gia cầm MD kéo dài đến 21 ngày tuổi, lợn khoảng 60 ngày.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương miễn dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên không phụ thuộc tuyến ức.
*)Lớp IgA: Có 2 loại: IgA trong huyết thanh và IgA tiết ra ngoài niêm mạc (kháng thể cục bộ).
-IgA huyết thanh:
+Chiếm khảng 15 - 20% tổng số Ig trong huyết thanh. Có trọng lượng phân tử: 160.000 dalt, hằng số lắng 7S.
+Trong huyết thanh IgA thường tồn tại dưới dạng monome (hơn 80%), một số ít tồn tại dưới dạng polyme do 2 - 3 monome nối với nhau bằng chuỗi J. Các polyme thường tăng cao trong bệnh nhiễm trùng.
-IgA tiết:
+Có trong nước bọt, nước mắt, nước mũi, sữa, dịch tiết của phổi, dịch tiết của ruột,...
+Về cấu tạo:
IgA tiết là loại dimer gồm 2 monome nối với nhau bởi chuỗi J và mảnh tiết SP (Secretry piese (mảnh).
*Chuỗi J do tế bào plasma sản xuất ra có khảng 137 a.a, mảnh tiết bản chất là glucoprotein, trọng lượng phân tử 70.000 dalt do tế bào biểu mô của niêm mạc tiết ra. Mảnh tiết ngoài chức năng nối 2 monomer IgA với nhau còn giúp IgA tiết chống lại đc tác động của enzym đường tiêu hoá.
*IgA tiết là kháng thể tại chỗ, nó ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên (vi khuẩn, virus,...) và cơ thể, IgA chịu đợc độ pH thấp của dạ dày vì vậy trẻ em bỳ đợc hởng 2 lợng lớn IgA tiết từ sữa mẹ.
*)Lớp IgE:
-Lớp IgE chiếm tỷ lệ thấp: 0,01% tổng số Ig của huyết thanh, trọng lượng phân tử: 190.000 dalton hằng số lắng 8S. Dễ biến tính bởi nhiệt
VD: ở 560C/30' bị biến tính về cấu trúc
-IgE gồm 2 chuỗi nặng Epsilon, và 2 chuỗi nhẹ lamda hoặc Kappa.
-IgE là lớp kháng thể ái tế bào, trên bề mặt tế bào bạch cầu ái kiềm, Mast có thụ thể giành cho phần Fc của lớp kháng thể này. Đây là lớp kháng thể dễ gây dị ứng.
*)Lớp IgD
-Lớp IgD chiếm tỷ lệ thấp: 0,1 - 0,2% trong tổng số Ig của huyết thanh.
-Trọng lượng phân tử: 170.000 - 200.000 dalton, hằng số lắng 7 - 8S
-Về cấu trúc
+Phân tử IgD cho 2 chuỗi nặng delta và 2 chuỗi nhẹ Lamda hoặc kappa tạo thành.
+IgD có bản chất là glucoprotein, đây là lớp kháng thể dễ bị tác động bởi enzym tiêu protein.
-Cho đến này chức năng sinh học của lớp IgD còn chưa xác định rõ. Người ta thường thấy nó tăng trong bệnh nhiễm khuẩn mạn tính nhưng không đặc hiệu cho loại nào.
-Đối với bào thai:
+Bào thai có khả năng tổng hợp kháng thể rất sớm, vào khoảng tuần thứ 10 có thể tổng hợp IgM, tuần thứ 12 có thể tổng hợp IgG nhưng rất ít.
+Bào thai không có khả năng tổng hợp IgA, IgE, IgD.
+IgG là kháng thể duy nhất qua đợc nhau thai, vì thế thai nhi đc hưởng IgG của mẹ. Trong
4 - 5 tháng đầu của thời kỳ thai, IgG qua nhau thai rất ít sau tuần 20 trở đi IgG qua nhau nhiều hơn.
CÂU 25: Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu?
-Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức mà phải sau 1 thời gian tiềm tàng (thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào kháng nguyên, vào lần kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay lần2, lần 3,...). Sau đó kháng thể mới đc sinh ra, lượng kháng thể tăng dần đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, rồi lượng kháng thể giảm dần và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm.
-Kháng nguyên vào cơ thể lần đầu, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp hay miễn dịch tiên phát.
-Kháng nguyên vào cơ thể lần hai, đáp ứng miễn dịch gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp hay miễn dịch thứ phát.
-Khi kháng nguyên vào lần 2 thời gian tiềm tàng ngắn hơn, lượng kháng thể sản xuất ra nhiều hơn, và thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn.
-Sự khác biệt của đáp ứng miễn dịch sơ cấp và thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch lympho T "nhớ", lympho B "nhớ".
-Ở miễn dịch thứ phát các tế bào "nhớ" miễn dịch phát triển nhanh mạnh tạo ra 1 lớp tế bào sản xuất kháng thể đặc hiệu vì thế kháng thể xuất hiện sớm hơn, cường độ đáp ứng miễn dịch dài hơn, mạnh hơn.
-Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vacxin nhắc lại, tạo miễn dịch cao cho cơ thể.
-Kháng thể dịch thể đặc hiệu thường chỉ tồn tại trong cơ thể 1 thời gian rồi bị đào thải, vì vậy trong phòng bệnh cho người và gia súc, gia cầm khi sử dụng vacxin cần tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch cao cho cơ thể.
-So sánh giữa miễn dịch sơ cấp và thứ cấp:
Miễn dịch sơ cấp
Miễn dịch thứ cấp
-Thời gian tiềm tàng: 5 - 14 ngày
-Kháng thể ban đầu chủ yếu: IgM, sản xuất IgG ít
-Lượng kháng thể thấp
-ái tính kháng thể trung bình
-Thời gian tiềm tàng: 24 giờ
-Chủ yếu IgG, IgM hầu như không sản xuất
-Lượng kháng thể cao
-ái tính kháng thể cao
CÂU 26: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể đặc hiệu:
Sự hình thành kháng thể đặc hiệu của cơ thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt như: Kháng nguyên, thể trạng cơ thể, điều kiện ngoại cảnh,...
*)Ảnh hưởng của kháng nguyên:
-ảnh hưởng của bản chất kháng nguyên:
+Kháng nguyên có bản chất là protein, có tính kháng nguyên cao, kích thích cơ thể sản sinh nhiều kháng thể hơn so với các kháng nguyên khác: Gluxit, lipit.
+ảnh hưởng của đường xâm nhập kháng nguyên vào cơ thể
+Kháng nguyên vào cơ thể bằng nhiều đường, nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường đưa thích hợp nhất, lượng kháng thể sẽ sinh ra nhiều nhất.
VD: - Virus thích ứng trên tế bào thượng bì à đưa vacxin bằng cách chủng trên da
-Virus newcasthe thuộc nhóm Lentogen: Lasota, F, B1, V4 nhân lên tốt trên tế bào của niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá à Nên đưa vacxin loại này qua niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá,...
-Trong sử dụng vacxin, thường hay đưa vacxin vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da vì: kháng nguyên qua da à vào mạch bạch huyết à tổ chức hạch lympho (nơi tiếp nhận kháng nguyên sản xuất kháng thể)
-Đưa kháng nguyên vào cơ thể qua đường tiêu hoá ít sử dụng vì: Độ PH của dạ dày thấp, các enzym của đường tiêu hoá tác động à Kháng nguyên bị phân giải hay thay đổi đơn vị cấu trúc kháng nguyên à lượng kháng thể sinh ra ít.
-Theo một số tác giả nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, hô hấp liều lượng kháng nguyên gấp 10 - 100 lần liều kháng nguyên đưa vào dới da.
-Liều lượng kháng nguyên
+Liều lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể nhiều, lượng kháng thể sinh ra nhiều. Nhưng lượng kháng nguyên chỉ có một giới hạn nhất định vì: Nếu lượng kháng nguyên nhiều quá sẽ gây độc cho cơ thể, hoặc gây tê liệt miễn dịch, có thể dung nạp miễn dịch, kháng thể không đc sản xuất ra.
*)Ảnh hưởng của các lần đưa kháng nguyên:
-Đưa kháng nguyên vào cơ thể, sau một thời gian đưa kháng nguyên nhắc lại 1 hoặc vài lần -àkháng thể lần sau xuất hiện sớm hơn, lượng kháng thể nhiều hơn so với lần trước. Có hiện tượng này là do vài trò của các tế bào nhớ miễn dịch.
-Hiện tợng này đc ứng dụng trong việc tiêm nhắc lại vacxin, tạo miễn dịch cao cho cơ thể.
*)Ảnh hưởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên:
-Cùng một lúc đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều thích hợp, các loại kháng thể đc tạo ra ngang bằng hay nhiều hơn khi đa kháng nguyên vào riêng từng loại. Ramon gọi là hiện tượng này là sự công lực kháng nguyên.
-Nhưng nếu đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều không thích hợp à kết quả sẽ ngược lại.
-Hiện tượng công lực kháng nguyên đc ứng dụng vào việc chế tạo vacxin đa giá phòng bệnh cho người và gia súc.
-VD: +ở người vacxin: PTD phòng 3 bệnh (Ho gà, uốn ván, bạch hầu tiêm bắp hầu)
(Ho gà: vi khuẩn Bordetella pertussis
Uốn ván: vi khuẩn Clostridium tetani.
Bạch hầu: vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae)
+Gia súc: vacxin tụ dấu
+Gia cầm: Vacxin Newcasthe + Gumboro + Bronchitis Infectious + Reovirus -Newcasthe + đậu gà.
*)Ảnh hưởng của chất bổ trợ:
-Chất bổ trợ là chất cho thêm vào trong vacxin, làm hiệu lực của vacxin cao hơn.
-Chất bổ trợ đc chia làm 3 loại chính:
+Bổ trợ là chất vô cơ: Alumin hydroxid, Alumin photphat, Canxiphotphat, than hoạt tính.
+Bổ trợ là chất hữu cơ: dầu động vật, dầu thực vật, dầu khoáng (dầu khoáng parafin)
+Bổ trợ là sinh vật
+Xác vi khuẩn lao
+Xác vi khuẩn Salmonella typhimurium
-VD: Vacxin viêm gan vịt vô hoạt có bổ trợ
-Tác dụng của bổ trợ:
+Chất bổ trợ gây 1 phản ứng viêm nhẹ à có tác dụng kích thích miễn dịch.
+Bổ trợ vô cơ, bổ trợ dầu có tác dụng hấp phụ kháng nguyên, làm kháng nguyên khó đồng hoá trong cơ thể kháng nguyên tồn tại lâu, kích thích cơ thể lâu hơn à lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.
+Bổ trợ sinh vật có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch.
+Xác vi khuẩn lao làm tăng sự tương tác giữa tế bào lympho T và đại thực bào, tăng đáp ứng miễn dịch tế bào.
+LPS tác động mạnh lên tế bào đại thực bào và lympho B. Tác dụng của LPS làm hoạt hoá đại thực bào àthực bào của nó là thực bào hoàn chỉnh.
+Với lympho B, LPS làm tăng biệt hoá phần bào lympho B à tăng tương bào, tăng tiết kháng thể dịch thể.
*)Ảnh hưởng của cơ thể và điều kiện ngoại cảnh:
-Cơ thể trưởng thành hệ thống cơ quan, tế bào miễn dịch hoàn thiện à cho đáp ứng miễn dịch mạnh à lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.
-Khi về già cơ quan miễn dịch suy giảm à đáp ứng miễn dịch giảm, đặc biệt là giảm miễn dịch tế bào à lượng kháng thể giảm.
-Cơ thể khoẻ mạnh sản sinh kháng thể nhiều hơn cơ thể ốm, bệnh tật.
-Chế độ dinh dưỡng tốt cho lượng kháng thể nhiều hơn so với cơ thể sự suy dinh dưỡng.
-ở những cơ thể suy dinh dưỡng, hoạt động của cơ quan lympho giảm, rối loạn đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch tế bào giảm, thực bào giảm, miễn dịch dịch thể giảm,...
-VD: +Thiếu protein à lượng kháng thể giảm.
+Nhiều kẽm (Zn) à giảm yếu tố dịch thể của tuyến ức à giảm miễn dịch tế bào,...
CÂU 27: Phản ứng ngưng kết:
-Là phản ứng liên kết các tiểu thể có kích thước nhỏ tính bằng Micromet thành một cấu trúc lớn quan sát đc bằng mắt thường.
-Ở đây kháng nguyên là một cấu phần nằm trên bề mặt tiểu thể.
*Các loại phản ứng ngưng kết:
1.Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính:
-Đây là phản ứng có tính chất định tính. Thường sử dụng kháng nguyên đó biết đc nhuộm màu để phát hiện kháng thể tương ứng trong huyết thanh. Thường dùng để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm.
-Ví dụ: +Bệnh thương hàn gà Typhus avium
+CRD (Chromic Respiratory Disease)
-Cách làm:
+Dùng một phiến kính, một bên thí nghiệm, một bên đối chứng.
+Bên thí nghiệm nhỏ 1 giọt huyết thanh cần chẩn đoán, sau đó nhỏ 1 giọt kháng nguyên đã biết à trộn đều, sau 1 - 2 phút đọc kết quả.
+Nếu trong huyết thanh có kháng thể tương ứng à kháng nguyên + kháng thể tạo thành
đám ngưng kết.
2.Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm:
-Phản ứng vừa có tính chất định tính, vừa có thể định lượng kháng thể.
-Cách làm:
+Dùng một loạt ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất một lượng huyết thanh, rồi pha loãng huyết thanh theo cơ số 2 (1/2; 1/4; 1/8...) hoặc theo cơ số 10. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm một lượng kháng nguyên (lượng kháng nguyên tương đơng với lượng kháng thể). Trộn đều để ở nhiệt độ thích hợp (tủ ấm 370C) sau 30 phút hoặc vài giờ, đọc kết quả và tính đc hiệu giá ngưng kết.
+Hiệu giá ngưng kết: Là độ pha loãng cao nhất của huyết thanh mà ở đó vẫn còn khả năng gây hiện tợng ngưng kết.
-Phản ứng này thường đc sử dụng để chẩn đoán bệnh sảy thai truyền nhiễm.
3.Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động:
-Trong phản ứng ngưng kết khi dùng kháng nguyên hoà tan để phát hiện một kháng thể tương ứng. Phải cần đến tế bào màng làm giá đỡ mang các phân tử kháng nguyên hoà tan.
-Thường dùng hồng cầu làm tế bào mang.
-Nguyên lý:
+Kháng nguyên hoà tan trở thành kháng nguyên hữu hình bằng cách gắn kháng nguyên hoà tan vào hồng cầu, như vậy hồng cầu làm giá đỡ cho kháng nguyên. Phản ứng ngưng kết dễ dàng xảy ra.
+Có nhiều phương pháp gắn kháng nguyên hoà tan lên bề mặt hồng cầu: Dùng một số hoá chất như axit tanic, benzidin, muối crôm, glutaldehyt để xử lý hồng cầu. Các chất này có một nhóm chức gắn với hồng cầu, một nhóm gắn với kháng nguyên.
+Khi kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng, phản ứng ngưng kết xảy ra, ta quan sát rõ.
-Ngoài sử dụng hồng cầu làm giá đỡ, còn sử dụng các hạt chất dẻo như: hạt latex, bentonít. Các hạt này có tác dụng hấp phụ kháng nguyên hoà tan vào trong đó.
-Ưu nhược điểm của phản ứng ngưng kết.
+Ưu điểm: Phản ứng đơn giản, dễ làm, độ nhạy cao, ít tốn kém, đc sử dụng rộng rãi.
+Nhược điểm: Hay cho phản ứng dương tính giả, khó đạt trình độ chính xác cao.
CÂU 28: Phản ứng kết tủa (Precipitation test)
*)Nguyên lý:
-Kháng nguyên hoà tan khi gặp kháng thể tương ứng trong một tương quan thoả đáng (lượng kháng nguyên và kháng thể thích hợp) hiện tượng kết tủa xảy ra.
-Sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể tạo thành một tập hợp: kháng nguyên- kháng thể- kháng nguyên- kháng thể-….
-Hình thành cấu trúc mạng lưới 3 chiều không gian, quan sát đc bằng mắt thường biểu hiện của nó là chất tủa màu đục.
-Trong phản ứng kết tủa nếu quá thừa kháng thể hoặc quá thừa kháng nguyên thì sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể vẫn xảy ra nhưng hiện tượng tủa không xuất hiện.
*)Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng:
-Phản ứng kết tủa tạo vòng:
+Là phản ứng có tính chất định tính. Dùng 1 ống nghiệm nhỏ, cho vào đó một lượng kháng nguyên hoà tan. Dùng pipet đó hút kháng huyết thanh tương ứng, cho đầu pipet sát đáy ống nghiệm rồi thả từ từ kháng huyết thanh ra với một lượng tương đơng với kháng nguyên. Kháng huyết thanh sẽ đội kháng nguyên lên. Sau thời gian 15 - 20 phút tại vùng tiếp xúc sẽ xuất hiện một đĩa tủa mỏng.
+Phản ứng này đc ứng dụng trong chẩn đoán bệnh nhiệt thán. Phản ứng kết tủa Ascoli.
-Phương pháp Heidelberger Kendall:
+Phương pháp này vừa có tính chất định tính, vừa có tính chất định lượng.
+Phương pháp này còn đc dùng để tìm tỷ lệ thích hợp kháng nguyên, kháng thể cho phản ứng.
+Dùng một loạt ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 lượng kháng huyết thanh như nhau. Sau đó cho kháng nguyên vào với lượng từ ít đến nhiều.
+Kết quả những ống đầu và ống cuối không có tủa vì thừa kháng thể hoặc thừa kháng nguyên. Những ống ở giữa thì tủa xuất hiện, tăng dần đến cực đại, rồi giảm dần.
+Lập bảng biểu diễn sẽ thấy 3 vùng: vùng thừa kháng thể, vùng cân bằng kháng nguyên, kháng thể và vùng thừa kháng nguyên.
*)Phản ứng kết tủa trong môi trường đặc (gel):
-Dùng thạch Agar để tạo môi trường đặc: phần đặc chỉ chiếm 1- 2% khối lượng, 98- 99% là chất láng. Thạch có cấu trúc dạng sợi nên tạo đc một cấu trúc lưới trong không gian chứa đc rất nhiều chất láng.
-Nguyên tắc: Trong môi trường gel, kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng, chúng sẽ khuếch tán về phía nhau, rồi gặp nhau. Nếu kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ kết hợp tạo phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Tại vùng có lượng kháng nguyên, kháng thể thích hợp đường tủa sẽ xuất hiện. Có thể quan sát đc hoặc muốn rõ hơn thì nhuộm.
-Phản ứng kết tủa trong thạch trong ống nghiệm (kỹ thuật Oudin)
+Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch đơn:
•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho vào đó một lượng kháng thể đó trộn lẫn với thạch. Trên mặt thạch cho một lượng dung dịch kháng nguyên. Kháng nguyên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán vào thạch, càng xuống sâu lượng kháng nguyên càng loãng. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên và kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa dễ quan sát không bị tan khi lắc, thuận lợi khi di chuyển hoặc chụp ảnh.
•Độ nhạy của phản ứng tăng gấp 2 - 3 lần so với khi thực hiện phản ứng trong môi trường lỏng.
+Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép:
•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho kháng thể vào trước, rồi cho vào bên trên kháng thể một lượng thạch. Sau đó cho lên trên mặt thạch một lượng dung dịch kháng nguyên.
•Kháng nguyên bên trên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán đi vào trong thạch, kháng thể bên dưới khuếch tán lên trên cũng đi vào trong thạch. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường kết tủa.
•Trong cùng một ống nghiệm nếu dùng nhiều cặp kháng nguyên, kháng thể khác
nhau để chẩn đoán sẽ xuất hiện nhiều đường kết tủa riêng rẽ ở độ nông sâu khác nhau.
+ Phản ứng kết tủa trong thạch trên phiến kính hoặc đĩa petri (kỹ thuật Ouchterlony)
•Thực chất là phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép, dễ làm, hay sử dụng. (Phản ứng AGP: Agar gel precipitation).
•Trên phiến kính hoặc trên hộp petri, đổ một lớp thạch mỏng 1 - 2mm. Khi thạch đông lại, đục các lỗ tròn: đường kính của lỗ 4 - 5mm, khoảng cách từ lỗ trung tâm với lỗ xung quanh; 5 - 6mm: Lỗ 1: Kháng nguyên đó biết, Lỗ 2: Kháng thể tương ứng, Lỗ 3, 4, 5, 6: Kháng thể chưa biết.
•Kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng trong thạch, chúng sẽ khuếch tán ra mọi phía, càng xa lỗ, nồng độ càng loãng. ở nơi kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa.
•Có thể dùng một hỗn hợp kháng thể để phát hiện nhiều kháng nguyên trong dung dịch. Lúc đó sẽ xuất hiện nhiều đường tủa, mỗi đường tủa là một cặp đặc hiệu kháng nguyên - kháng thể.
-Có thể thấy nhiều loại kết quả:
+Phản ứng giống hệt nhau: Khi 2 kháng nguyên y hệt nhau, thì các đường kết tủa sẽ nối liền nhau.
+Phản ứng không giống hệt: Khi 2 kháng nguyên khác nhau, sẽ kết hợp riêng rẽ với 2 kháng thể, hai đường tủa sẽ cắt chéo nhau.
+Phản ứng giống một phần: Khi 2 kháng nguyên có chung 1 Epitop và 1 Epitop riêng khác sẽ cho 1 đường kết tủa chung liền với nhau và 1 đường tủa phụ xuất hiện như một cái của gắn với đường tủa trước đối với kháng nguyên thứ hai.
*)Phản ứng kết tủa khuếch tán điện
-Là sự kết hợp phản ứng kết tủa với sự di chuyển trong điện trường.
-Đây là một cải tiến rất có ý nghĩa: Dùng điện trường để đẩy nhanh tốc độ phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
Kháng thể là γ globulin trong điện trường di chuyển về cực âm. Nếu kháng nguyên là chất bị hút về cực dương, chúng di chuyển gặp nhau nhanh hơn (1 - 2 giờ thay vì 24 - 48 giờ).
-Phản ứng xảy ra cũng nhạy hơn (nhờ điện trường 90% kháng nguyên, kháng thể đi ngược chiều nhau để gặp nhau, thay vì khuếch tán tứ phía chỉ có 25% gặp nhau.
-Miễn dịch điện di:
+Dùng điện trường để di chuyển hỗn hợp kháng nguyên thành một dải kháng nguyên. Sau đó cho kháng thể vào một rãnh song song với hàng kháng nguyên. Chúng sẽ khuếch tán, gặp nhau, các đường tủa sẽ nằm cách xa nhau, thay vì nằm tập trung vào một vùng chật hẹp như trong phản ứng khuếch tán kép (Ouchterlony). Vì vậy dễ quan sát và nhận định.
+Miễn dịch điện di cho phép phát hiện kháng nguyên có 30 loại protein thay vì 5 - 6 trong điện di thường, và 8 - 10 trong kỹ thuật Ouchterlony.
CÂU 29: Phản ứng kết hợp bổ thể (Phản ứng cố định bổ thể, phản ứng tiêu thụ bổ thể)
-Là phản ứng huyết thanh học, có 3 thành phần tham gia: kháng nguyên, kháng thể và bổ thể.
-Kháng thể trong phản ứng này thuộc lớp IgM, IgG có khả năng hoạt hoá bổ thể. Khi kháng nguyên kết hợp với kháng thể tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể, nếu có mặt bổ thể à bổ thể đc hoạt hoá và gắn vào tạo thành: kháng nguyên - kháng thể - bổ thể.
-Phản ứng đc dùng để phát hiện kháng thể có khả năng hoạt hoá bổ thể và định lượng bổ thể có trong huyết thanh.
-Phản ứng đc thực hiện nhờ hai hệ thống: dung khuẩn, dung huyết và sự tham gia của bổ thể.
+Hiện tượng dung khuẩn (Bacteriolysin)
•Thí nghiệm của Faifơ (Pfaifer): Năm 1894 ông dùng vacxin phẩy khuẩn tả (vibrio cholerae) tiêm cho chuột lang để gây miễn dịch. Đồng thời dùng chuột lang khác làm đối chứng không tiêm vacxin. Sau 2 - 3 tuần ông dùng phẩy khuẩn tả cường độc tiêm vào phúc mạc cho cả 2 loại chuột lang này với liều gây chết. Sau đó cứ 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ ông rút nước phúc mạc kiểm tra vi khuẩn dưới kính hiển vi và nuôi cấy vào môi trường lỏng để quan sát tính chất mọc của nó thì thấy:
″ ở chuột lang đc gây miễn dịch, nước phúc mạc sau 15 phút vi khuẩn mọc nhiều, sau thời gian này vi khuẩn giảm dần, đến sau 2 giờ không còn vi khuẩn.
Kiểm tra trên kính hiển vi: nước phúc mạc lấy sau 15 phút, vi khuẩn không còn di động, vi khuẩn biến hình, phình dài ra. Nước lấy về sau vi khuẩn đó tan. Chuột lang này sống.”
″ ở chuột lang không đc gây miễn dịch có hiện tượng khác: Nước phúc mạc lấy về sau số lượng vi khuẩn càng nhiều lên, kiểm tra trên kính hiển vi, vi khuẩn không bị biến dạng, số lượng nhiều lên. Chuột lang này chết.”
Qua thí nghiệm nhận thấy trong huyết thanh của chuột lang đc gây miễn dịch có kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn tả, sự kết hợp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên làm vô hiệu hoá vi khuẩn, đồng thời còn làm chúng bị dung giải.
•Thí nghiệm của Borde: Để làm rõ hơn, Borde đó làm thí nghiệm sau:
Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT tả còn tơi à có hiện tượng tan vi khuẩn tả.
Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT đó đc đun 560C/30' à vi khuẩn tả không bị tan.
Cho vi khuẩn tả kết hợp với HTMT tả đó đun 560C/30' và cộng thêm huyết thanh tươi của chuột lang à vi khuẩn tả bị tan.
Cho vi khuẩn tả trộn với huyết thanh tươi của chuột lang à vi khuẩn không bị tan.
Như vậy thí nghiệm này cho thấy trong huyết thanh miễn dịch phải có 2 loại kháng thể cùng tham gia làm tan xoắn khuẩn: Một loại kém chịu nhiệt, bị mất tác dụng khi đun ở 560C/30', không có tính đặc hiệu àlà kháng thể không đặc hiệu gọi là bổ thể. Một loại chịu đc nhiệt độ 560C/30' chỉ có trong huyết thanh miễn dịch là kháng thể đặc hiệu, có khả năng hoạt hoá bổ thể làm tan vi khuẩn.
Như vậy, hiện tượng tan vi khuẩn phải có 3 thành phần tham gia: kháng nguyên, kháng thể, bổ thể. Hiện tượng tan vi khuẩn còn gọi là hiện tượng dung khuẩn, không nhìn thấy đc bằng mắt thường.
+Hiện tượng dung huyết (Haemolysis)
•Hồng cầu của loài này là kháng nguyên đối với loài khác. Vì vậy người ta lấy hồng cầu Cừu tiêm vào dưới da cho thỏ, thỏ sản sinh kháng thể chống lại hồng cầu Cừu à gọi là kháng thể kháng hồng cầu Cừu.
•Tuần tự làm 4 thí nghiệm như của Borde:
•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu à tan hồng cầuà Huyễn dịch có màu đỏ
•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu đun ở 560C/30' àkhông tan hồng cầu,
hồng cầu lắng xuống đáy, nước phía trên trong.
•-Hồng cầu Cừu + kháng thể kháng hồng cầu Cừu đun ở 560C/30' + huyết thanh chuột lang à Tan hồng cầu.
•-Hồng cầu Cừu + huyết thanh chuột lang à không tan hồng cầu.
•Như vậy, hiện tượng này cho thấy, để làm tan hồng cầu trong huyết thanh kháng hồng cầu phải có 2 loại kháng thể:
•Một loại là kháng thể không đặc hiệu, bị mất tác dụng khi đun nóng ở 560C/30’ à đó là bổ thể.
•Một loại là kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh miễn dịch, chịu đc nhiệt 560C/30'. Kháng thể này có khả năng làm tan hồng cầu nếu có sự tham gia của bổ thể.
àNhư vậy hiện tượng dung khuẩn hay hiện tượng dung huyết muốn xảy ra, ngoài thành phần kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu còn có sự tham gia của bổ thể à phản ứng tiêu thụ bổ thể.
*)Cách tiến hành phản ứng kết hợp bổ thể
-Phản ứng kết hợp bổ thể phải dùng hai hệ thống: Hệ thống dung khuẩn và hệ thống dung huyết. Bởi vì sự dung khuẩn mắt thường không quan sát đc do đó phải dùng hệ thống dung huyết để đánh giá kết quả qua quan sát bằng mắt thường.
-Chuẩn bị:
+Kháng nguyên: Là kháng nguyên đã biết. VD: Vi khuẩn Brucella
+Kháng thể: Là kháng thể nghi. Lấy máu của vật nghi mắc bệnh chắt huyết thanh, đun 560C/30' à diệt bổ thể.
+Hồng cầu Cừu.
+Huyết thanh kháng hồng cầu Cừu đó đun 560C/30'
+Bổ thể: Huyết thanh chuột lang đc chuẩn độ theo hệ thống dung huyết.
-Cách làm:
+Cho vào ống nghiệm hệ thống dung khuẩn gồm có: kháng nguyên, kháng thể nghi và cho tiếp vào một lượng bổ thể đó đc chuẩn độ. Để ở 370C trong 20 - 30 phút.
+Cho tiếp vào ống nghiệm hệ thống dung huyết gồm có hồng cầu Cừu và huyết thanh kháng hồng cầu Cừu. Để ở 370C trong 20 - 30', rồi đọc kết quả.
-Phản ứng dương tính:
+Hồng cầu không tan lắng xuống đáy thành cục tròn đỏ, nước ở bên trên trong. Đó là do: kháng nguyên + kháng thể tương ứng + bổ thể.
+Bổ thể đó đc sử dụng không còn cho hệ thống dung huyết. Phản ứng dương tính chứng tỏ trong huyết thanh của vật nghi có kháng thể tương ứng với kháng nguyên. Con vật mắc bệnh.
-Phản ứng âm tính:
+Hồng cầu bị tan, huyễn dịch có màu đỏ.
+Đó là do không có kháng thể tương ứng với kháng nguyên, bổ thể không dùng cho hệ thống dung khuẩn mà tham gia vào hệ thống dung huyết à hồng cầu tan.
+Phản ứng âm tính, vật không mắc bệnh.
CÂU 30: Phản ứng trung hoà (Neutralization test).
-Một số kháng thể khi gặp kháng nguyên đó kích thích sinh ra chúng như: virus, độc tố của vi khuẩn... sẽ làm cho chúng không còn khả năng gây bệnh.
-Phản ứng kết hợp của kháng nguyên với kháng thể này gọi là phản ứng trung hoà.
-Phản ứng trung hoà hay sử dụng là phản ứng trung hoà độc tố và phản ứng trung hoà virus.
*)Phản ứng trung hoà độc tố của vi khuẩn:
-Một số vi khuẩn: +Vi khuẩn uốn ván: Clostridium tetani.
+Vi khuẩn bạch hầu: Corynebacterium diphtheriae
-Có khả năng sản sinh ngoại độc tố và gây bệnh nhờ độc tố này.
-Độc tố có bản chất là protein, có tính kháng nguyên cao.
-Độc tố rất độc, dưới tác dụng của một số yếu tố như nhiệt độ, formol, độc tố mất độc tính trở thành giải độc tố, nhưng tính kháng nguyên vẫn cao dùng làm vacxin.
-Khi tiêm giải độc tố vào cơ thể, cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với độc tố, gọi là kháng độc tố.
-Khi kháng độc tố gặp độc tố, phản ứng trung hoà xảy ra à độc tố không còn độc nữa.
-Phản ứng trung hoà độc tố có thể thực hiện trong cơ thể động vật hoặc trong ống nghiệm. Nếu thực hiện phản ứng trung hoà trong ống nghiệm ta thấy phức hợp kháng nguyên - kháng thể biểu hiện như những cụm lông lơ lửng à vì vậy người ta gọi là phản ứng lên bông.
*)Phản ứng trung hoà virus:
-Virus khi vào cơ thể kích thích sinh ra kháng thể dịch thể đặc hiệu, sự kết hợp giữa virus với kháng thể dịch thể đặc hiệu làm cho virus không còn khả năng gây bệnh nữa. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hoà virus.
-Nguyên lý: Trên đối tượng nuôi cấy virus: phôi gà, động vật cảm thụ, môi trường tế bào, virus sẽ nhân lên và gây bệnh tích cho các đối tượng trên. Còn khi hỗn hợp virus với kháng thể dịch thể đặc hiệu tương ứng, virus sẽ bị trung hoà, không nhân lên đc và không gây bệnh tích.
-Để thực hiện phản ứng trung hoà cần phải có:
+Huyết thanh miễn dịch chuẩn
+Bệnh phẩm chứa virus
+Huyết thanh thường làm đối chiếu
-Để làm phản ứng trung hoà có 2 phương pháp.
+Phương pháp thứ nhất:
•Huyết thanh không pha loãng (cố định), virus pha loãng.
•Theo phương pháp này virus đc pha loãng theo cơ số 10: 10-1... 10-7..., rồi hỗn hợp với một lượng tương đương huyết thanh miễn dịch ở mỗi nồng độ. Để ở nhiệt độ phòng 30' đến 1 giờ, rồi đem gây nhiễm cho đối tượng nuôi cấy virus (phôi gà hoặc động vật thí nghiệm hoặc môi trường tế bào).
•Mỗi nồng độ gây nhiễm cho 4 - 6 đối tượng nuôi cấy.
•Bằng phương pháp này người ta chuẩn độ đc hiệu giá của virus hỗn hợp trong huyết thanh
+ Phương pháp thứ hai
•Virus cố định, huyết thanh pha loãng.
•Theo phương pháp này, huyết thanh đc pha loãng theo cơ số 2 (1/2; 1/4; 1/18...), rồi hỗn hợp với một lượng virus nhất định (thường dùng một lượng virus tương đơng với liều 100 đến 1000 liều EID50, LD50).
•Theo phương pháp này trước khi làm phản ứng phải xác định đc liều gây nhiễm hoặc liều gây chết 50% đối tượng nuôi cấy virus (EID50 và LD50).
•Phương pháp này ta xác định đc hiệu giá của huyết thanh trung hoà.
-Phản ứng trung hoà phải có phản ứng đối chiếu kèm theo trong đó huyết thanh miễn dịch đc thay thế bằng huyết thanh bình thường.
-Kết quả phản ứng trung hoà biểu diễn bằng chỉ số trung hoà.
+Chỉ số trung hoà: Chỉ số trung hoà biểu diễn liều tối đa của virus bị trung hoà bởi huyết thanh so với đối chiếu.
•IN = cologIN: Index Neutralization (chỉ số trung hoà)
•SS: Serum special (huyết thanh chuẩn)
•SN: Seum normal (huyết thanh bình thường)
•IN từ 11 - 50: phản ứng nghi ngờ
•IN> 50: phản ứng dương tính.
+Để tính chỉ số trung hoà:
•Tính hiệu giá virus LD50 trong huyết thanh thí nghiệm. LD50 = 1,23
•Tính hiệu giá virus LD50 trong huyết thanh bình thường (đối chứng). LD50 = 4,77
•Chỉ số trung hoà = hiệu số virus LD50 trong huyết thanh đối chiếu và huyết thanh thí nghiệm: 4,77 - 1,23 = 3,54
•Sau đó tìm trong bảng đối log ta có chỉ số trung hoà: 3467
*)Các phản ứng huyết thanh học phải dùng kỹ thuật đánh dấu để phát hiện
-Trong nhiều trường hợp để phát hiện sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể, ngời ta phải dùng những chất đánh dấu như: chất phát huỳnh quang, enzim, chất đồng vị phóng xạ... gắn vào kháng nguyên hoặc kháng thể, thì độ nhạy của phản ứng đc tăng lên nhiều lần.
-Những chất dùng để đánh dấu phải đạt tiêu chuẩn:
-Không đc làm biến tính kháng nguyên, kháng thể.
-Không dễ bị bong ra sau khi gắn.
CÂU 31+32: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Immuno - fluorescent - test) IF:
-Dùng chất đánh dấu là chất phát huỳnh quang (khi hấp thụ 1 ánh sáng có bước sóng nhất định sẽ phát ra 1 ánh sáng có bước sóng dài hơn).
-Nguyên lý:
+Khi dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể đó đc nhuộm bằng chất phát huỳnh quang, rồi cho kết hợp với kháng nguyên cần chẩn đoán. Nếu có phức hợp kháng nguyên - kháng thể khi soi dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ phát sáng.
+Dùng chất phát huỳnh quang:
•Fluorescent Isothiocyanat: cho màu xanh lục
•Rodamin: màu đỏ gạch
•Lixamin - Rodamin B (RB200): đỏà vàng da cam
-Có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
*)Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp:
-Trong phản ứng này thường dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên chưa biết.
-Cách làm:
+Lấy bệnh phẩm cần chẩn đoán, làm thành tiêu bản (phiết bệnh phẩm lên phiến kính, cố định) để kháng nguyên gắn chặt lên phiến kính.
+Nhỏ một giọt kháng nguyên đặc hiệu đã gắn chất phát huỳnh quang lên tiêu bản.
+Để một thời gian 30 phút, rửa nước, để khô, quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang (ánh sáng tia tử ngoại). Đọc kết quả.
•Phản ứng dương tính: Có hiện tượng phát sáng do có sự kết hợp của kháng nguyên - kháng thể đó gắn chất phát huỳnh quang.
•Phản ứng âm tính: Không có phát sáng, do không có sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể.
*)Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp:
-Dùng kháng kháng thể đc nhuộm chất phát huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên cần chẩn đoán.
-Phương pháp này còn gọi là kỹ thuật 2 lớp với 3 thành phần tham gia.
+Kháng nguyên cần chẩn đoán (kháng nguyên ?)
+Kháng thể đặc hiệu
+Kháng kháng thể đó gắn chất phát huỳnh quang.
Trong đó kháng thể đặc hiệu có 2 chức năng:
•Là kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên cần chẩn đoán
•Là kháng nguyên của kháng kháng thể đã đánh dấu (kháng kháng thể là kháng thể kháng globulin cùng loài).
-Cách làm:
+Lấy bệnh phẩm cần chuẩn đoán làm tiêu bản để kháng nguyên gắn chặt lên phiến kính.
+Nhỏ một giọt kháng thể đặc hiệu lên phiến kính. Để tác động 15', rồi rửa nước.
+Nhỏ tiếp 1 - 2 giọt kháng kháng thể đó gắn chất phát huỳnh quang.
+Để tác động một thời gian, rửa nước, để khô, quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Đọc kết quả.
-Phản ứng dương tính: Có hiện tượng phát sáng, tức là có hiện tượng kết hợp kháng nguyên + kháng thể + kháng kháng thể à gia súc mắc bệnh.
-Phản ứng âm tính: Không có hiện tượng phát sáng, tức là không có hiện tượng kết hợp kháng nguyên + kháng thể + kháng kháng thể. Bởi vì kháng nguyên và kháng thể không tương ứng, không có sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể, kháng thể bị rửa trôi.
-Phương pháp gián tiếp hay đc sử dụng vì:
+Chỉ cần một lần gắn kháng kháng thể với chất huỳnh quang ta có thể sử dụng để chẩn đoán nhiều kháng nguyên khác nhau, với điều kiện kháng thể đặc hiệu của chúng phải đc chế trên cùng một loài vật.
+Độ nhạy của phản ứng cao hơn, bởi vì 1 phân tử kháng nguyên có thể bị nhiều kháng
kháng thể bám vào à độ phát quang tăng lên, dễ phát hiện.
CÂU 33: Phản ứng miễn dịch gắn enzim (Enzim linked Immuno Sorbent Assay):
-Dùng chất đánh dấu là enzim có hoạt tính cao, phát hiện bằng cơ chất đặc hiệu với enzim, thường cho màu.
-Nguyên lý: Dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzim, rồi cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên, sau đó cho cơ chất đặc hiệu với enzim vào, cơ chất sẽ kết hợp với enzim đó gắn tạo nên màu. Khi so màu trong quang phổ ký sẽ định lượng đc mức độ của phản ứng.
*)Phản ứng ELISA trực tiếp: Dùng để phát hiện kháng nguyên.
-Cho kháng thể đặc hiệu hấp phụ lên các lỗ bản nhựa, để một thời gian, rửa nước loại bỏ kháng thể không gắn.
-Cho kháng nguyên cần chẩn đoán vào (kháng nguyên đc chiết xuất ở dạng hoà tan) để độ 1 giờ, rửa nước (loại bỏ những thành phần thừa).
-Cho kháng thể đặc hiệu đó gắn enzim vào. Để một thời gian, rửa nước.
-Cho cơ chất đặc hiệu với enzim vào, để một thời gian (20 - 30'). Đọc kết quả.
+Nếu có màu tức là có kháng nguyên tương ứng với kháng thể đặc hiêu, phản ứng dương tính. So màu trong quang phổ kế để định lượng mức độ của phản ứng.
+Nếu không có màu: Phản ứng âm tính.
*)Phản ứng ELISA gián tiếp: Dùng để phát hiện kháng thể.
-Cho kháng nguyên đó biết hấp phụ lên bản nhựa, để một thời gian (qua đêm), rửa nước để loại kháng nguyên thừa.
-Cho huyết thanh cần chẩn đoán vào, để độ 1 giờ. Rửa nước loại bỏ thành phần thừa.
-Cho kháng kháng thể tương ứng gắn enzim vào, để một thời gian (30'), rửa nước.
-Cho cơ chất đặc hiệu với enzim vào, để một thời gian độ 20', đọc kết quả.
+Phản ứng dương tính: Có màu xuất hiện. So màu trong quang phổ kế để định lượng mức độ của phản ứng.
+Phản ứng âm tính: Không có màu xuất hiện.
-Trong phản ứng ELISA enzim có hoạt tính cao hay sử dụng peroxydase, cơ chất với enzim 3,3' diaminobenzidin, dới tác dụng của enzim tạo màu nâu
-Phản ứng ELISA có độ nhậy cao.
CÂU 34: Dung nạp miễn dịch:
*)Những phát hiện:
-Như đã biết, bổ máy kiểm soát miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết những gì của mình và không phải của mình (lạ). Theo quy luật sinh học, một cơ thể không sản sinh kháng thể hay lympho mẫn cảm chống lại thành phần của nó, ngoài ra bất kỳ thành phần kháng nguyên lạ nào lọt vào cơ thể, cơ thể đều có phản ứng chống lại.
-Năm 1945, lần đầu tiên Suen phát hiện thấy một sự lạ trong miễn dịch: ở hai con bê sinh đôi cùng một nhau, trong máu của con bê này có chứa hồng cầu của con bê kia mà không thấy xảy ra hiện tượng tan máu.
-Năm 1951, Medaon nghiên cứu một loạt các cặp bê sinh đôi khác trứng thấy: ở nhiều cặp bê mới sinh, con bê này có thể chịu đựng rất tốt mảnh ghép lấy từ con bê kia.
-Năm 1953, Medaon đã làm một thí nghiệm như sau: Tiêm một liều nhỏ hỗn dịch tế bào lách hoặc thận của chuột dòng to cho chuột nhắt chửa dòng A vào thời hạn 1 tuần trước ngày sinh qua đường tử cung. Khi chuột con sinh ra 4 - 6 tuần sau lấy da từ chuột to ghép sang cho chuột con dòng A: không thấy có phản ứng loại bỏ mảnh ghép.
-Ở lô đối chứng không đc tiêm như vậy mảnh ghép sẽ bị thải bỏ.
-Hiện tượng này đc gọi là dung nạp miễn dịch.
*)Khái niệm:
-Dung nạp miễn dịch là hiện tượng cơ thể không có đáp ứng miễn dịch với một loại kháng nguyên lạ nào đó trong khi những cá thể khác cùng loài vẫn có đáp ứng miễn dịch.
-Phân loại: Dung nạp miễn dịch có thể có:
+Đặc hiệu: Là tình trạng cơ thể không đáp ứng miễn dịch với một loại kháng nguyên bình thường vẫn có đáp ứng.
+Không đặc hiệu: Cơ thể mất đáp ứng miễn dịch với mọi loại kháng nguyên.
+Tuyệt đối: Là trạng thái dung nạp bền vững, lâu dài và có khi suốt đời.
+Tương đối: Là trạng thái dung nạp miễn dịch chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
-Cơ chế: Dưới ánh sáng của thuyết chọn lọc, người ta giải thích hiện tượng dung nạp miễn dịch như sau:
+Trong thời kỳ bào thai, bộ máy miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết các thành phần của mình (tất cả những gì có trong bào thai đều là những phần của mình, vì vậy nên một kháng nguyên lạ xâm nhập trong thời kỳ này cơ thể đều chấp nhận đó là thành phần của mình. Hết thời kỳ bào thai, khả năng này không còn.
+Cụ thể hơn nữa, theo quy luật sinh học: cơ thể sinh vật có rất nhiều Clon tế bào, mỗi dòng tế bào này giữ mật mã di truyền tổng hợp nên một loại kháng thể đặc hiệu tương ứng với một loại kháng nguyên bất kỳ có trong tự nhiên (ước lượng cơ thể có 1012 tế bào lymphoit, cứ 106 tế bào mới có một tế bào đột biến tạo dòng Clon thì đó có 106 dòng Clon khác nhau tổng hợp 106 loại kháng thể khác nhau. Con số này có thể đáp ứng đc số lượng kháng nguyên trong tự nhiên).
+Trong thời kỳ bào thai, các dòng tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh kháng thể chống lại thành phần của cơ thể đều bị tiêu diệt hoặc ức chế. Cũng vậy, dòng tế bào có thẩm quyền miễn dịch nào sinh kháng thể chống lại kháng nguyên lạ rơi vào trong thời kỳ bào thai cũng sẽ bị ức chế hoặc tiêu diệt. Khi con vật trưởng thành sẽ không sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên lạ ấy nữa. Thực chất của dung nạp miễn dịch là sự huỷ hoại hoặc ức chế các tế bào có thẩm quyền miễn dịch chuyên biệt phá huỷ các mảnh ghép hay chung hơn là các tế bào có thẩm quyền miễn dịch gây ra một đáp ứng miễn dịch với một kháng nguyên nào đó.
Dung nạp miễn dịch làm cho cơ thể hoàn toàn mất khả năng chống lại một kháng nguyên nào đó. Đối với vi sinh vật, lúc đó cơ thể trở thành một mảnh đất màu mỡ bỏ ngỏ không phòng thủ.
CÂU 35: Tự miễn dịch (autoimmunity)
-Bệnh tự miễn dịch là bệnh lý trong cấu trúc và chức phận miễn dịch, cơ thể không nhận ra các thành phần của bản thân mình, do ảnh hưởng của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và tự kháng thể, cơ thể chống lại các thành phần bình thường của mình gây nên những tổn thương thực thể và rối loạn thức ăn.
-Thực chất của vấn đề là ở chỗ: tế bào và tổ chức ở trong cơ thể, trong một số hoàn cảnh và điều kiện cụ thể lại trở thành kháng nguyên. Kháng nguyên này hình thành trong cơ thể nên có tên là tự kháng nguyên hay kháng nguyên nội sinh, nó tạo nên tự kháng nguyên và các lympho bào mẫn cảm chống lại các tổ chức của chính bản thân mình và do đó gây nên tổn thương cho các tổ chức. Nếu tổn thương lớn, phản ứng tự miễn dịch sẽ chuyển thành bệnh tự miễn dịch. Bệnh tự miễn dịch xảy ra do các nguyên nhân sau:
+Do cấu tạo cơ thể có những tổ chức ở vị trí biệt lập, không tiếp xúc với hệ thống miễn dịch. Nếu vi nguyên nhân dẫn đến sự tiếp xúc chúng đc coi là một kháng nguyên lạ và lập tức cơ thể có đáp ứng miễn dịch chống lại; trường hợp này hay xảy ra với các tổ chức tuyến giáp, tinh trùng, viêm mắt giao cảm.
VD: Bệnh viêm mắt giao cảm, khi bị chấn thương một mảnh thuỷ tinh thể rơi vào máu kích thích hình thành kháng thể và kháng thể chống lại thuỷ tinh thể, mống mắt còn lại gây mù. Bệnh vô sinh do xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng.
+Cơ thể có khả năng chống lại các tổ chức của chính mình là tổ chức bệnh lý. Do tác động của quá trình nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương một số tế bào tổ chức có thể bị tổn thương và thay đổi cấu trúc, trở thành lạ với cơ thể.
VD: Bệnh viêm gan do virus: virus biến đổi cấu trúc tế bào ganà cơ thể chống lạià viêm gan mãn tính.
+Cơ thể có khả năng chống lại các tổ chức của mình khi vi khuẩn, virus lọt vào có kháng nguyên chung với kháng nguyên là thành phần quen thuộc của cơ thể.
VD: Trong bệnh thấp tim: chất hexozamin có trong polyoxit của liên cầu khuẩn β cũng có trong thành phần gluco protein của van tim, nên kháng thể kháng liên cầu khuẩn cũng kháng van tim gây tổn thương van tim. Trường hợp viêm cầu thận, khớp cũng xảy ra tương tự.
+Do có thiếu sót trong bổ máy kiểm soát miễn dịch: Khi còn ở trong giai đoạn bào thai, các dòng tế bào chống lại kháng nguyên của bản thân đều bị thủ tiêu hoặc ức chế chọn lọc, tạo thành các dòng bị cấm. Do một nguyên nhân nào đó, hệ thống kìm hãm dòng bị cấm suy yếu. Các dòng tế bào bị cấm đc giải toả, hoạt động mạnh mẽ và sinh ra kháng thể chống lại các tổ chức của chính mình.
CÂU 36: Suy giảm miễn dịch (immuno deficisucy)
*)Khái niệm:Suy giảm miễn dịch là tình trạng của cơ thể sống trong đó hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, không đáp ứng đc với yêu cầu của cuộc sống bình thường, dẫn đến không chống lại đc với các vi sinh vật gây bệnh mà hậu quả là cơ thể bị nhiễm trùng nặng đi đến tử vong.
*)Phân loại: Suy giảm miễn dịch đc chia làm hai loại:
-Suy giảm miễn dịch bẩm sinh:
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay tiên phát là do những bất thường mang tính di truyền, tạo ra những khuyết tật trong hệ thống miễn dịch, có thể là:
+Suy giảm miễn dịch ngay từ tế bào gốc chung cho cả hai dòng tế bào lympho B và T. Trường hợp này đc gọi là suy giảm miễn dịch nặng phối hợp (SCID - Severed Combined Immuno Deficiency).
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng T. Có 2 trường hợp: Suy giảm nặng dòng T do sự suy giảm tuyến ức làm dòng lympho T không trưởng thành và biệt hóa đc, kết quả là không có miễn dịch qua trung gian tế bào. Hiện tượng này gọi là hội chứng George. Trường hợp thứ hai là rối loạn hoạt hoá của tế bào lympho T đó trưởng thành.
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng B: Có thể là do tổn thương tuỷ xơng, túi Fabricius mà không có biệt hoá dòng B hoặc có thể có sai lạc trong quá trình hoạt hóa của lympho B đó trưởng thành gây rối loạn sự tổng hợp các kháng thể dịch thể.
+Suy giảm miễn dịch bẩm sinh dòng các tế bào thực bào và sản xuất bổ thể gây giảm tế bào thực bào và thiếu hụt bổ thể.
-Suy giảm miễn dịch mắc phải
+Suy giảm miễn dịch mắc phải là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp, là một hiện tượng
thứ phát sau nhiều bệnh. Nhất là các bệnh gây suy dinh dưỡng, nhiễm độc, ảnh hưởng của một số thuốc gây ức chế miễn dịch... và do nhiễm virus.
+VD: ở người là nhiễm virus HIV - một bệnh nan y của thời đại và ở gia cầm là bệnh Gumboro - một suy giảm miễn dịch dịch thể thứ phát do nhiễm virus Gumboro.
+Suy giảm miễn dịch thứ phát do suy dinh dưỡng: Người ta đã thấy rõ rằng: khi cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ xuất hiện trạng thái suy giảm miễn dịch cả không đặc hiệu lẫn đặc hiệu mà cơ chế bệnh sinh ra là do thiếu nguyên liệu trong sinh tổng hợp các chất.
+Suy giảm miễn dịch thứ phát là do nhiễm trùng:
•Trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng). Nếu kộo dài đến gây suy dinh dưỡng dẫn đến suy giảm miễn dịch.
•Nhiễm vi rút dẫn đến rối loạn đáp ứng miễn dịch và làm suy giảm miễn dịch dẫn đến các bội nhiễm khác.
•Nhiễm khuẩn mạnh, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn nội tế bào như hủi thì bao giờ cũng gây ra suy giảm miễn dịch tế bào.
•Ở người, trong căn bệnh thế kỷ AIDS nhiễm bởi loại Retrovirus HIV-I và HIV-II, chúng có ái tính đặc biệt với phân tử CD4 và Receptor với một số chemokin có trên các tế bào có thẩm quyền miễn dịch mà chủ yếu là các tế bào lympho Th và đại thực bào VIRUS làm duy giải các tế bào TCD4 hoặc bất hoạt chúng, số lượng tế bào TCD4 giảm trầm trọng ở người nhiễm HIV (bình thường tỷ lệ TCD4/TCD 8 là 2/1, khi nhiễm HIV thì có thể chỉ là 0,5/1). Từ giảm sút Th dẫn đến suy giảm miễn dịch trầm trọng.
•Ở gia cầm: Virut Gumboro làm tổn thương nặng nề túi Fabricius do đó rối loạn sự biệt hoá lympho B dẫn đến suy giảm miễn dịch dịch thể trầm trọng.
-Suy giảm miễn dịch thứ phát do một số bệnh khác:
+Các bệnh ác tính như ung thư, bệnh máu ác tính và các bệnh về thận như suy thận, thận nhiễm mỡ... đều dẫn đến suy giảm miễn dịch.
+Ngoài ra ở các cơ thể già, do có những thay đổi trong hoạt động miễn dịch, người ta thấy có những suy giảm miễn dịch rõ rệt, ở ngời già thường thấy tăng khả năng nhiểm khuẩn, hay bị ung thư, mắc bệnh tự mẫn chính là do suy giảm miễn dịch.
CÂU 37: Quá mẫn
*)Khái niệm:
-Quá mẫn: là sự phản ứng quá mức của một cơ thể đó miễn dịch đối với KN khi chúng xâm nhập vào lần sau.
-Sự tương tác giữa KN và KT, giữa KN và lympho T mẫn cảm dẫn đến tổn thương và rối loạn hoạt động cho cơ thể từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể tử vong.
*)Phân loại: Có hai loại quá mẫn: quá mẫn nhanh và quá mẫn muộn.
1.Quá mẫn nhanh hay quá mẫn tức khắc: là phản ứng sảy ra tức khắc hoặc không muộn hơn 6h kể từ khi có sự tương tác gia KN và KT đặc hiệu. Quá mẫn tức khắc lại bao gồm phản vệ và dị ứng:
-Phản vệ (Anaphylaxia):
+Phản vệ là một phản ứng miễn dịch bệnh lý hoàn toàn trái ngược với miễn dịch bảo vệ, nó có thể xuất hiện ở tất cả các loài động vật có vú, phản vệ gây tổn thương nặng nề cho cơ thể. Phản vệ có thể chia ra làm:
•Phản vệ toàn thân: xuất hiện khi KN vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch với tốc độ nhanh, cơ thể thường bị truỵ mạch, tăng hô hấp, khó thở, tăng tính thấm thành mạch, co cơ trơn, rối loạn tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, có thể co giật rồi chết. Những biểu hiện trên là do các chất amin hoạt mạch như Histamin, serotamin thoát ra từ TB Mast, bạch cầu ái kiềm.
•Phản vệ cục bộ: hay xảy ra tại da, xuất hiện khi đưa KN vào cơ thể qua da và niêm mạc, do KN và KT kết hợp ngay trên bề mặt tế bào tổ chức, hình thành phản ứng viêm cục bổ do các chất hoạt mạch đc tiết ra ồ ạt tại cục bộ.
+Cơ chế của phản vệ: có hai lớp KT gây phản ứng là IgE và IgG. Các KT này khi xuất hiện, dù ở nồng độ thấp cũng bám rất mạnh lên tế bào Mast và tế bào bạch cầu ái kiềm. KN kết hợp với các KT này trên bề mặt các tế bào trên gây ra tín hiệu làm thay đổi hoạt động màng tế bào làm tế bào giải phóng ra các bọng chứa các chất hoá học trung gian là các amin hoạt mạch. Các chất này trực tiếp tác động lên tế bào ở các cơ quan phủ tạng gây ra các tổn thương nghiêm trọng.
-Dị ứng và các bệnh dị ứng.
+Dị ứng là một danh từ để chỉ một trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể với KN lạ, đó là một phản ứng miễn dịch bệnh lý sảy ra do hiện tượng phản vệ toàn thân hay cục bộ do KT IgE kết hợp với KN gây nên.
+KN gây nên dị ứng gọi là dị ứng nguyên (allurgen). KT IgE gây ra dị ứng đc gọi là KT dị ứng (reagin). ở người, dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở các cơ thể có đáp ứng miễn dịch tạo IgE trội khi có dị nguyên xâm nhập. Những cơ thể này chỉ cần tiếp xúc với một lượng dị nguyên nhỏ thì cũng tạo ra một lượng IgE đủ gây ra các biểu hiện phản vệ.
+Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu qua da và hô hấp.
•Dị ứng toàn thân: biểu hiện giống như phản vệ toàn thân, thường xảy ra ở người, rất nguy hiểm, điển hình là dị ứng penicilin, đặc biệt là benzympenicilin. Một biểu hiện nữa là tai biến khi dùng huyết thanh điều trị nhiều lần. Một số cơ thể có thể sinh IgE gây dị ứng.
•Dị ứng cục bộ: hay gặp các trường hợp : hen mề đay, eczema, viêm mũi dị ứng...
•Phòng và chống dị ứng: Điều trị tai biến dị ứng có tính chất cấp cứu vì có thể chết rất nhanh.
-Thuốc: dùng thuốc đối lập với tác dụng của các amin hoạt mạch như Epiuephrin,
isoproterenol - dùng thuốc kháng Histamin.
-Giải mẫn: tiêm dị nguyên trong một thời gian dài với liều tăng dần. Làm như vậy cơ thể sẽ sinh ra IgG nhiều hơn, ngăn cản sự kết hợp giữa dị nguyên và IgE bám trên tế bào Mast.
2.Quá mẫn muộn.
-Xảy ra khi lympho bào T mẫn cảm với KN như thế nó chỉ xảy ra ở cơ thể có đáp ứng tế bào gọi là muộn bởi phản ứng xảy ra chậm, sau khi đưa KN vào cơ thể từ 6 - 8h và cường độ cao nhất sau 24 - 48h hoặc hàng tuần. Quá mẫn muộn thường khu trú cục bộ dưới dạng một phản ứng viêm đặc trưng với sự thâm nhiễm của đại thực bào và lympho bào.
-Quá mẫn muộn với VSV hay dị ứng nhiễm trùng:
+Điển hình là quá mẫn muộn với vi khuẩn lao.
+Thí nghiệm của Koch: tiêm vi khuẩn lao vào chuột lang đó mẫn cảm, sự kết hợp giữa vi khuẩn lao với lympho T mẫn cảm đó khu trú đc vi khuẩn nhưng lại gây ra một phản ứng viêm tại nơi tiêm tạo ra các u hạt.
+Cơ thể của quá mẫn muộn là sự kết hợp giữa KN với lympho T mẫn cảm, T tiết ra lymphokin có tác dụng tập trung đại thực bào và bạch cầu hạt đến để thực bào vi khuẩn. Tại đây đại thực bào và bạch cầu tiết ra các enzym làm tổn thương tổ chức, các lymphokin gây huỷ hoại tế bào.
+Hiện tượng trên đc ứng dụng trong chẩn đoán để phát hiện một số bệnh có miễn dịch tế bào như bệnh lao....
-Quá mẫn do tiếp xúc: Một số hóa chất, một số kim loại nặng, khi tiếp xúc, xâm nhập qua da vào cơ thể chúng kết hợp với protein của cơ thể tạo ra dị nguyên, kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch tế bào. Nếu tiếp xúc lần sau sẽ gây tổn thương cục bổ: nổi mụn, sưng cứng....
CÂU 38: Hiểu biết về phản ứng Sandwich Elisa (Sandwich Elisa trực tiếp, Sandwich Elisa gián tiếp).
Phản ứng Sandwich ELISA dùng để xác định kháng nguyên
Phản ứng Sandwich gồm có 2 dạng:
*) Sandwich ELISA trực tiếp:
-Các bước tiến hành:
+Gắn kháng thể chuẩn lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng nguyên nghi vào, để 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng thể có gắn enzyme vào để 1 thời gian, rửa nc. Sau đó cho cơ chất vào để 1 thời gian.
+Cho chất dừng phản ứng vào.
-Đọc kết quả trên quang phổ kế.
+Phản ứng dương tính có xuất hiện màu. So màu trong quang phổ kế định lượng mức độ của phản ứng.
+Âm tính: ko xuất hiện màu.
*) Sandwich ELISA gián tiếp:
-Các bước tiến hành:
+Gắn kháng thể chuẩn lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng nguyên chuẩn vào, để 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng thể có gắn enzyme vào để 1 thời gian, rửa nc. Sau đó cho cơ chất vào để 1 thời gian.
+Cho chất dừng phản ứng vào.
-Đọc kết quả trên quang phổ kế.
+Phản ứng dương tính có xuất hiện màu. So màu trong quang phổ kế định lượng mức độ của phản ứng.
+Âm tính: ko xuất hiện màu.
CÂU 39:Hiểu biết về phản ứng Elisa cạnh tranh (để phát hiện kháng nguyên và để phát hiện kháng thể).
Phản ứng Elisa cạnh tranh gồm 2 loại: để phát hiện kháng nguyên và để phát hiện kháng thể.
1.Elisa cạnh tranh phát hiện kháng thể:
-Các bước tiến hành:
+Gắn kháng thể đã biết lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc.
c nhằm loại bỏ kháng nguyên thừa.
+Cho kháng thể nghi vào, để 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng thể chuẩn đặc hiệu với kháng nguyên đã gắn enzyme, để 1 thời gian, rửa nc.
+Cho cơ chất đặc hiệu với enzyme, cho chất dừng phản ứng vào.
-Đọc kết quả:
+Phản ứng dương tính: Phức hợp ko xuất hiện màu do kháng thể nghi phù hợp với kháng nguyên đã biết nên cạnh tranh sự kết hợp của kháng thể chuẩn có gắn enzyme.
+Phản ứng âm tính: phức hợp xuất hiện màu đặc trưng do kháng thể nghi ko phù hợp với kháng nguyên chuẩn nên bị rửa trôi. Kháng thể đã biết có gắn enzyme trực tiếp kết hợp với kháng nguyên đã biết khi cho cơ chất phù hợp vào sẽ tạo màu.
2. Elisa cạnh tranh phát hiện kháng nguyên:
-Các bước tiến hành:
+Gắn kháng thể đã biết lên giá thể, ủ 1 thời gian, rửa nc.
+Cho kháng thể nghi vào, để 1 thời gian, rửa nc nhằm loại bỏ kháng nguyên thừa.
+Cho kháng nguyên đã biết có gắn enzyme vào, để 1 thời gian, rửa nc.
+Cho cơ chất đặc hiệu với enzyme, để 1 thời gian. Cho chất dừng phản ứng vào.
-Đọc kết quả trên quang phổ kế:
+Phản ứng dương tính: Phức hợp ko xuất hiện màu do kháng nguyên nghi phù hợp với kháng thể đã biết nên cạnh tranh sự kết hợp của kháng nguyên chuẩn có gắn enzyme.
+Phản ứng âm tính: phức hợp xuất hiện màu đặc trưng do kháng nguyên nghi ko phù hợp với kháng thể nên bị rửa trôi. Kháng nguyên đã biết có gắn enzyme trực tiếp kết hợp với kháng thể gắn trên kit. Khi cho cơ chất phù hợp vào sẽ tạo màu.
The End
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề cương miễn dịch.doc