LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước Việt nam đã và đang trong một thời kỳ đổi mới kinh tế đầy sống động. Công cuộc đổi mới này được bắt nguồn từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và liên tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố nhưng một bộ phận vô cùng quan trọng phải kể đến là việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu đối vối bất kỳ quốc gia nào.Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có hiệu quả góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Việt Nam tuy là một nước giàu tài nguyên nhưng vẫn chưa đảm bảo được đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Nắm được thực trạng đó ngay từ ngày đầu thành lập công ty Thương mại dịch vụ nhựa đã rất chú trọng vào lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu nhựa, hoá chất nhựa. Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thành ngành kinh doanh chủ yếu của công ty nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa trong toàn quốc.
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu không những có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội.
Qua nhận thức về mặt lý luận tại trường đại học Kinh tế quốc dân cùng với thời gian thực tập nghiên cứu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Cao Thuý Xiêm và gợi ý của các cán bộ trong công ty tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tàI: Vận dụng lý luận vào thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty để rút ra những mạt được, tồn tạI cơ bản,nguyên nhân gây ra những tồn tại. Trên cơ sở đó đề xuất một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tàI lấy công ty thương mạI dịch vụ nhựa làm đối tượng nghiên cứu. Hoạt động của công ty có nhiều mặt, đề tàI chỉ đI sâu nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I : Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Chương II : Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa trong thời gian qua .
Chương III : Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài 1 số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai năm 1999 và 2000 đã liên tục giảm. Năm 1999 doanh thu nhập khẩu chỉ bằng 86,4% so với năm 1998 và năm 2000 doanh thu nhập khẩu chỉ bằng 92,5% so với năm 1999. Năm 2001, doanh thu tăng vọt đạt 154,46%, tức là tăng 54,46% và kết quả là NSLĐ tăng lên từ 792,6 lên tới 1.231,5 triệu đồng/1 lao động.
2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu
Năm 1997, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động nhập khẩu là 0,0014 đồng nghĩa là một đồng doanh thu nhập khẩu thu về 0,0014 đồng lợi nhuận. Đến năm 1998 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,0009 đồng hay chỉ bằng 64,3% so với năm 1997. Mặc dù doanh thu năm 1998 cao hơn năm 1997 đạt 110% nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của năm 1998 thấp hơn năm 1997. Nguyên nhân của tình trạng này do: Năm 1997, công ty được hưởng một khoản viện trợ ODA của Nhật Bản dưới dạng hàng hoá , nguyên vật liệu, khoản này làm tăng doanh thu của công ty hơn 3 tỷ đồng. Sang năm 1998, khoản viện trợ này ngừng hẳn nên công ty phải tự mình kinh doanh, gặp nhiều khó khăn trên thị trường nên mặc dù doanh thu tăng song lợi nhuận lại giảm nhiều so với năm 1997.
Năm 1999, tuy doanh thu có giảm so với năm 1998 chỉ đạt 86,4% nghĩa là giảm 13,6% so với năm 1998 song lợi nhuận lại tăng thêm vượt so với năm 1998 là 19,8%. Điều này đã dẫn tới tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng lên. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu của năm 1999 là 0,0012 đồng trong khi năm 1998 chỉ bằng 0,0009 đồng. Điều này đã cho thấy rằng năm 1999, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đã hiệu quả hơn so với năm 1998. Mặc dù năm 1999, tình hình thị trường thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á xảy ra với nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan... Là những bạn hàng cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho công ty . Đứng trước khó khăn đó, công ty vẫn trụ vững và kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm trước. Có được thành công như vậy là nhờ sự đóng góp của cán bộ trong toàn công ty.
Hai năm gần đây, năm 2000 và năm 2001, hoạt động của công ty có xu hướng giảm dần. Doanh thu nhập khẩu năm 2000 chỉ bằng 92,5% so với năm 1999 và lợi nhuận cũng chỉ bằng 61,2% so với năm 1999 tức là giảm 38,8% so với năm 1999. Xảy ra tình trạng này là vì năm 2000 công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước tiên phải kể đến nguyên nhân có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của năm 2000 đó là: Năm 2000 là năm đầu tiên thực hiện VAT. Mức VAT 10% làm khoản nộp ngân sách tăng lên đạt 189,10% so với năm 1999. Trước đây, thuế doanh thu được áp dụng là 1%, năm 2000 thay bằng VAT 10% dẫn đến tình trạng giá cả tăng quá khả năng người mua và sức mua giảm sút. Một nguyên nhân khác đó là sự biến động giá cả của nguyên liệu trên thị trường.
- Tháng 1, giá nhập bột PVC là 440-500 USD/tấn, đến quý II đã tăng lên 510-610 USD/tấn và quý IV giá PVC là 820 USD/tấn.
- Giá dầu DOP quý I là 745 USD/tấn, sang quý II là 756 USD/tấn và quý IV giá DOP là 821 USD/tấn.
Nguyên liệu tăng mà giá thành sản phẩm nhựa không thể tăng theo nên nhiều cơ sở sản xuất đã có thời điểm ngừng hoạt động, sức mua giảm rất nhiều. Năm 2000, lượng đơn đặt hàng của các đơn vị, cơ sở sản xuất đã giảm rất nhiều so với năm 1999. Chính vì thế công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Mặt hàng PVC và dầu DOP luôn là những mặt hàng chiếm số lượng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty nên tình hình này làm ảnh hưởng đến doanh thu chung của công ty. Hiệu quả kinh doanh năm 2000 của công ty giảm sút nhiều.
Năm 2001 chỉ tiêu tổng doanh thu tăng hơn so với năm 2000 tuy nhiên lợi nhuận lại giảm. Nguyên nhân chính là công ty phải nộp VAT cho Nhà nước. Nếu như năm 2000, thuế công ty nộp cho Nhà nước là 2.464 triệu đồng thì năm 2001 công ty đã nộp 6.143 triệu đồng cho Nhà nước. Việc áp dụng VAT trong nhập khẩu và kinh doanh đã khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 chỉ bằng 0,0003 đồng trong khi tỷ lệ này năm 2000 là 0,0008. Như vậy, năm 2001 công ty kinh doanh không được hiệu quả so với năm 2000.
2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Tổng chi phí bao gồm ba yếu tố:
- Chi phí mua hàng
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Yếu tố chi phí rất quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh. Đo chính là một trong số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 1997, tỷ lệ chỉ tiêu này là 0,0014 đồng. Năm 1998 giảm xuống còn 0,0008 nghĩa là chỉ bằng 57,1% so với năm 1997. Như vậy năm 1998 hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm sút. Nguyên nhân là do chi phí năm 1998 cao hơn so với năm 1997. Năm 1998 chi phí bị hạn chế vì phát sinh nhiều khoản bất hợp lý trong quá trình thu mua và bán hàng, hàng nhập khẩu về để tồn đọng làm gia tăng chi phí kinh doanh của công ty. Thông thường trong kinh doanh nguyên liệu, để có lãi thì chênh lệch giữa doanh thu và giá gốc phải đảm bảo tỷ lệ 5,5 trở lên để từ chênh lệch gía này công ty dùng để bù đắp cho chi phí quản lý, chi phí lưu thông, lãi suất ngân hàng... Nhưng thực tế năm 1998 tỷ lệ phí đạt được ở một số lô hàng mà công ty kinh doanh là:
- Nhóm PE đạt tỷ lệ 4,21 %
- Nhóm PP đạt tỷ lệ 3,96%
- Nhóm PVC đạt tỷ lệ 5,24%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 1998.
Nhóm PVC là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty nhưng chênh lệch chỉ đạt tỷ lệ 5,24%, còn tính chung tất cả nhóm hàng mới chỉ đạt 4,67%. Việc kinh doanh nguyên liệu của công ty tuy có chênh lệch song không hiệu quả. Giá vốn hàng bán cao dẫn đến chi phí cao nên hiệu quả kinh doanh giảm. Hiệu quả kinh doanh năm1998 giảm. Nguyên nhân khách quan là do hàng về quá chậm nên khi tiêu thụ thì giá hàng giảm xuống, do không tìm được khách hàng tiêu thụ, để hàng tồn kho nên vốn gốc phải cộng thêm lãi suất ngân hàng... Nguyên nhân chủ quan cơ bản vẫn là sự nhận định, phán đoán chưa chính xác do thiếu thông tin, thị phần tiêu thụ công ty bị thu hẹp, hàng mua về khôn gbán được.
Năm 1999, công ty đã chủ động nghiên cứu để đưa ra chiến lược kinh doanh lâu dài trên các mặt : Mặt hàng kinh doanh, khách hàng cung cấp và tiêu thụ. Công ty đã liên hệ nhập hàng từ các đơn vị bạn hàng cũ nên chi phí thấp hơn năm 1998. Mặc dù doanh thu năm 1999 thấp hơn năm 1998 nhưng chi phí lại tiết kiệm hơn. Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí của năm 1999 là 0,0012 đồng tức là đạt 150% so với năm 1998. Qua tình hjình trên cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong năm 1999, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nă3m 1998.
Năm 2000, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giảm chỉ đạt 65,83% so với năm 1999. Năm 2001 tỷ suất này lại tiếp tục giảm chỉ đạt 37,97% so với năm 2000. Nguyên nhân chính là VAT 10% đã khiến công ty phải tăng một lượng chi phí rất lớn. Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân của tỷ giá hối đoái. Tháng 1 năm 2001, tỷ giá ngoại tệ là 14.040 đồng / USD. Tháng 5 lên tới 14.073 đồng/USD và đến tháng 12 năm 2001 tỷ giá này là 14.516 đông/ USD. Việc giá ngoại tệ cao khiến công ty phải nhập nguyên liệu với giá cao hơn. Đồng thời những mặt hàng công ty nhập về với giá cao thì luôn bị tồn đọng chưa bán hết. Như vậy, trong 2 năm 2000 và 2001 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí liên tục giảm. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty giảm sút.
2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Như đã phân tích ở trên, công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, vốn nhà nước cấp không đủ nên công ty luôn phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao. Việc đánh giá chỉ tiêu này gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì công ty không tách nguồn vốn chia thành những hoạt động riêng biệt mà nguồn vốn kinh doanh được đưa vào chi dùng cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế không phải đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu được. Hoạt động nhạp khẩu đem lại hơn 95% tổng doanh thu, vì thế để đánh giá hiệu quả nhập khẩu có thể thông qua đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung .
Bảng
Chỉ
Tiêu
Đơn vị
1997
1998
98/97
1999
99/98
2000
00/99
2001
01/00
Tổng lợi
Nhuận
Triệu
Đồng
100,94
68,42
67,78
72,77
106,36
59,57
81,86
26,69
44,80
Tổng
VLĐ
Triệu
Đồng
11.499
12.375
108,09
11.323
91,50
10.498
92,71
15.880
151,3
Lợi nhuận
Vốn KD
Đồng
0,0089
0,0056
62,92
0,0063
112,5
0,0057
90,48
0,0017
29,82
Sức sản xuất VLĐ
Vòng
4,028
3,499
86,87
3,82
109,17
3,917
102,53
3,999
102,09
Năm 1997, Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 0,0089. Nam 1998, chỉ tiêu này giảm còn 0,0056 vì nguyên nhân là lợi nhuận năm1998 thấp hơn năm 1997. Mặc dù lượng vốn năm 1998 được bổ sung tăng lên đạt 108,09% so với năm 1997 nhưng tổng lợi nhuận năm 1998 chỉ đạt 68,42% nghĩa là giảm 31,58% so với năm 1997 nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm chỉ đạt 62,92% . Qua đó có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty năm 1998 giảm hơn so với năm 1997. Năm 1999, lượng vốn kinh doanh của công ty đã giảm từ 12.375 triệu đồng xuống còn 11.323 triệu đồng tưca là giảm 8,5%. Như vậy việc huy động vốn của công ty vào năm 1999 không hiệu quả nên lượng vốn công ty có vào năm 1999 thấp hơn năm 1998. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 1999 tăng và đạt 106,36% so với năm 1998. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh cũng tăng lên đạt 112,5% so với năm 1998. Như vậy, năm 1999 việc sử dụng vốn của công ty hiẹu quả hơn so với năm 1998. Năm 2000 lượng vốn của công ty giảm còn 10,498 triệu đồng, đồng thời lợi nhuận cũng giảm nên chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh cũng giảm chỉ bằng 90,48% so với năm 1999. Hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn đông thời công ty sử dụng đồng vốn không hiệu quả so với năm trước. Năm 2001 chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh và chỉ còn tỷ lệ là 0,0017 và bằng 29,82% so với năm 2000. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2001 giảm rất nhiều so với năm 2000 chỉ bằng 44,80% .
2.5. Chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động
Năm 1997, một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 4,028 đồng doanh thu. Sang năm 1998, sức sản xuất của vốn lưu động giảm xuống chỉ còn là 3,499 đồng doanh thu nghĩa là chỉ đạt 86,87% so với năm 1997 và giảm 13,13% so với năm 1997. Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn năm 1998 đã không được hiệu quả bằng năm 1997 và chỉ bắng 86,87% so với năm 1997. Sức sản xuất của vốn lưuu động tăng dần lên qua các năm. Năm 1999 đạt 109,17% so với năm 1998. Năm 2000 đạt 102,53% so với năm 1999 và năm 2001 đạt 102,09%. Như vậy mặc dù vốn lưu động ở trong tình trạng thiếu nghiêm trọng nhưng công ty luôn cố gắng sử dụng hiệu quả đồng vốn kinh doanh.
Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty như trên, có thể nhận thấy rằng 2 năm trở lại đây năm 2000 và năm 2001, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy rằng công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng lợi nhuận nhập khẩu giảm dần qua các năm. Nếu như năm 1997 lợi nhuận nhập khẩu là 60,02 triệu đồng, năm 1998 giảm còn 41,18 triệu đồng. Năm 2000 chỉ còn 13,8 triệu đồng và năm 2001 lợi nhuận nhập khẩu giảm còn 18,48 triệu đồng. Để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, công ty cần phải có các biện pháp thích hợp nhằm giúp công ty kinh doanh có lãi, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, đặc biệt chú trọng vào các giải pháp sau:
- Bám sát thị trường để có thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời về cung cầu và giá cả thị trường
- Duy trì tăng cường quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm khách hàng mới
- Mở rộng quan hệ với các ngân hàng để vay vốn, khi cần có thể mở rộng các hình thức vay vốn để có đủ vốn kinh doanh
- Quản lý tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả
IV. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu của công ty
Việc đánh giá đúng những gì mà hoạt động nhập khẩu đem lại đối với công ty là một công việc hết sức thiết thực đối với công ty. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu qua từng thời kỳ nhất định cho phép doanh nghiệp nhận biết ddược những mặt khó khăn, thuận lợi, những thành tích đạt được cũng như những mặt còn hạn chế để từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác nhập khẩu hiện nay
1. Thành tựu đạt được
- Trong những năm qua, bằng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhựa và một số hoá chất khác, công ty đã góp phần không nhỏ vào cung cấp lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động,trải qua nhiều khó khăn, công ty đã dần đi vào ổn định và tự khẳng định mình. Công ty đã tập trung mọi nỗ lực để thực hiện nhập khẩu hàng ngàn tấn nguyên liệu với nhiều chủng loại khác nhau và bàn giao hàng hoá được đầy đủ, kịp thời, an toàn cũng như vận chuyển hàng hoá tới tận cơ sở sản xuất , các nhà máy khi được yêu cầu.
- Đảm bảo uy tín ,tín nhiệm của các đối tác đầu tư cũng là một ưu đIểm mà không phải bất cứ một công ty nào cũng có được. Chính vì vậy, mà năm 1999 và năm 2000 công ty đã nhận uỷ thác nhập khẩu thành công trị giá hàng triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây là một đIều khích lệ, tự hào của công ty.
- Năm 2001 công ty đã cố gắng đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu nhằm tăng chủng loại về chất lượng và số lượng nhằm phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Vì thế doanh thu từ nhập khẩu tăng vọt và đạt 154,46 % so với năm 2000 tức là tăng 54,46 %. Điều này cho thấy sự nỗ lực vươn lên của công ty.
- Mặc dù trong những năm gần đây lợi nhuận nhập khẩu giảm làm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty bị giảm nhưng công ty luôn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và đảm bảo thu nhập bình quân ổn định cho cán bộ công nhân viên. Năm 2001, mức lương bình quân của mỗi cán bộ công nhân viên là 770.000 đồng. Đây là con số phản ánh chất lượng cuộc sống của nhân viên đã được nâng lên và thực sự được nâng lên.
- Năng suất lao động năm 2001 tăng cao đạt 1.231,5 triệu đồng /lao động đạt 155,4% so với năm 2000. Như vậy có thể khẳng định sự cố gắng nỗ lực của công ty rất lớn trong công tác kinh doanh nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
2. Những nhược điểm của công ty:
- Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trong những năm gần đây từ năm 2000 trở về trước chưa cao. Các danh mục hàng nhập khẩu của công ty đã giảm dần về mặt giá trị. Thực tế tình hình kinh doanh nguyên liệu của công ty trong những năm gần đây đã cho thấy việc tiết kiệm chi phí chưa có hiệu quả. Cụ thể là giá vốn hàng bán tăng mạnh do nhập hàng vào thời điểm giá cao, vào thời điểm xuất bán hàng ra thì giá thị trường lại hạ dẫn đến tình hình tồn đọng hàng. Đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng do việc bố trí vận chuyển hàng hoá chưa hợp lý, do thiếu vốn kinh doanh nên công ty đã vay vốn ở ngân hàng với lãi suất cao.
- Hình thức nhập khẩu mới chỉ gói gọn trong hai loại là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu tự doanh, vì vậy tổng giá trị hàng nhập khẩu chưa được mở rộng, kết quả hoạt động kinh doanh còn chưa cao. Do chỉ áp dụng hai loại hình thức nhập khẩu này nên đã khiến công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhập khẩu cho thấy lợi nhuận từ nhập khẩu thường thấp hơn nhiều so với doanh thu nhập khẩu. Điều đó cho thấy khi thực hiện hoạt động kinh doanh chính không lường trước được các yếu tố bất động như: chính sách của chính phủ, tỷ giá, đối thủ cạnh tranh…
- Lợi nhuận nhập khẩu liên tục giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giảm sút. Lợi nhuận nhập khẩu năm 2000 bằng 30,18 triệu đồng giảm 61,2% so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận nhập khẩu chỉ còn 18,48 triệu đồng và chỉ bằng 61,2% so với năm 2000. Số liệu này phản ánh tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa đang gặp khó khăn và đang đà đi xuống.
- Chi phí mua hàng tăng mạnh đặc biệt là vào năm 2000 và năm 2001 nên hàng nhập về vẫn còn tình trạng ứ đọng dẫn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giảm sút. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong thời gian qua luôn bị cạnh tranh quyết liệt nên hoạt động nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của thực trạng trên
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hệ thống maketing chưa được thành lập do vậy gây cản trở cho việc khai thác thị trường, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu cho hợp lý hơn, và làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của công ty . Nguyên nhân do công ty chưa cập nhật thông tin hàng ngày về những biến động của thị trường nguyên liệu , hoá chất trong nước cũng như trên thế giới, công ty chưa xúc tiến điều tra nghiên cứu bạn hàng để có thể trực tiếp đàm phán ký hợp đồng với nhà xuất khẩu do vậy nhiều lô hàng nhập khẩu phải thực hiện thông qua một số người trung gian làm giảm lợi nhuận của mỗi lô hàng nhập khẩu, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
- Nguồn vốn của công ty hạn hẹp lại còn bị bên nước ngoài và khách hàng chiếm dụng vốn. Trong khi mua hàng, khách hàng yêu cầu mua hàng với phương thức trả chậm, nhiều khi công ty gặp phải tình trạng nợ khó đòi. Công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó công ty vẫn chưa có các biện pháp quản lý vốn và hạch toán một cách chặt chẽ nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn
- Chi phí mua hàng còn cao. Qua hai năm 2000 và năm 2001 chi phí hoạt động kinh doanh nhập khẩu thường vượt trội mức doanh thu nhập khẩu làm lợi nhuận giảm.
- Trong những năm qua công tác xây dựng chiến lược ở công ty chưa được chú trọng lắm nên ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Công ty mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch năm,còn phác thảo chiến lược chỉ là mờ nhạt. Vì vậy hoạt động nhập khẩu của công ty còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết năng lực hoạt động.
Vì những nguyên nhân cơ bản trên, những giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa là rất cần thiết.
Nguyên nhân khách quan
- Nghị định 57/ NĐ-CP năm 1999 của chính phỉ cho phép mọi doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp những hàng hoá theo ngành nghề có ghi trong đăng ký kinh doanh của mình. Theo nghị định này, một số đơn vị trước đây uỷ thác cho công ty Thương mạI dịch vụ nhựa trước đây có thể tự nhập khẩu trực tiếp vì thế công ty sẽ mất đI lượng khách hàng lớn.
- Từ 1/1/1999 Luật thuế giá trị gia tăng bắt đầu được áp dụng. Đối với mặt hàng nguyên liệu nhựa nhập khẩu thì mức thuế giá trị gia tăng là 10% ( trước đây thuế doanh thu các sản phẩm này từ 1 đến 4% ). Nếu giữ nguyên múc giá bán như cũ thì công ty sẽ bị lỗ còn nếu công ty tăng giá bán ( khoảng 8% ) thì tình hình tiêu thụ sản phẩm sẽ rất khó khăn do khách hàng không chấp nhận sản phẩm cũ với giá cao.
- Do biến động của thị trường trong và ngoài nước mà chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó các nước thường xuyên cung cấp hàng cho Công ty như Thái Lan, Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, nghiêm trọng và toàn diện nhất, do vậy đã làm cho Công ty mất nguồn hàng nên Công ty phải chuyển hướng nhập từ các đối tác khác nhưng giá thành nhập lớn vì lượng hàng nhập của công ty ít, phải tốn chi phí cho các cuộc đàm phán mới.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHỰA.
I.Phương hướng của công ty trong thời gian tới.
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, những thách thức và khó khăn của đất nước còn rất lớn, những gay gắt và phức tạp do những yếu kém bên trong của nền kinh tế phải có thời gian mới khắc phục được. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn và thách thức hơn trước đó là: Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số nước trong khu vực có thể còn diễn biến phức tạp hơn, khí hậu và thời tiết bất thường chưa thể lường trước được. Do đó, nó sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty và ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh doanh của công ty.
Với thực tế là sức mua của thị trường trong nước đang dần được khôi phục, một số các công ty liên doanh xản xuất nguyên liệu, hoá chất nhựa ở Việt Nam đã và sẽ đi vào hoạt động, công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa đã xác định phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới như sau: Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, hướng nhập khẩu vào nguyên liệu, hoá chất ngành Nhựa, vẫn coi trọng uỷ thác nhưng phải có biên pháp tăng nhập khẩu kinh doanh, coi nhập khẩu kinh doanh là chính. Đầu tư thêm vào hệ thống cửa hàng, có thể nâng cấp lên thành trung tâm thương mại nhằm thu hút hơn nữa lượng khách hàng. Tích cực tìm các đối tác nước ngoài để liên doanh nhập khẩu, khai thác triệt để các lợi thế của công ty.
Nói tóm lại, phương hướng chính của công ty là mở rộng quy mô kinh doanh theo hướng đa dạng hoá, làm cho các mặt hàng kinh doanh gắn bó lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau theo hướng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa tận dụng được tiềm năng và phân tán rủi ro. Những phương hướng trên được công ty đề ra và phấn đấu đạt được nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng hay hiệu quả kinh doanh nói chung.
Mục tiêu của kế hoạch nhập khẩu năm 2002 của công ty. Do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong nước ngày càng tăng, đã có rất nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh được thành lập và triển khai hoạt động. Nhu cầu trong nước rất lớn nhưng công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để có thể đứng vững trong có chế thị trường công ty không những cần mở rộng thị trường ngoài nước để tìm kiếm nguồn hàng nhằm đa dạng hoá mặt hàng đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn phải lựa chọn những nguồn cung cấp nào đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chủng loại giá cả hợp lý. Trên cơ sở kinh doanh các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2001, căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng ký kết hợp đồng có thể được, công ty đã có kết hoạch kinh doanh năm 2002 như sau:
Bảng 13: Kế hoạch kinh doanh năm 2002.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện 2001
Kế hoạch 2002
1
Kim ngạch NK:
- Kinh doanh
- Uỷ thác
1000USD
-
-
4.181
2.778
1.403
3.850
2.340
1.510
2
Doanh thu(DT):
- DT từ NK
- DT khác
Triệu. đ
-
-
63.517,7
60.342
3.175.7
64.800
59.200,5
5.599,5
3
Lợi nhuận(LN):
- LN từ KN
- LN khác
Triệu.đ
-
-
26,69
18,48
8,21
32,75
17,89
14,86
4
Nộp ngân sách
Triệu.đ
6.143
6.300
Nguồn: Đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002.
Cùng với việc nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2002, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: PVC, DINP, HDPE…
Bảng 14: Kế hoạch chi tiết mặt hàng kinh doanh năm 2002.
Mặt hàng
Đơn vị
Thực hiên 2001
Kế hoạch 2002
Năm 2002/2001
(%)
PVC
DINP
PP
HDPE
PET
Khác
Tấn
-
-
-
-
-
1.712
652
116
110
120
469
1.500
500
300
200
300
500
87,62
76,69
258,62
181,81
250
106,61
Đó là những mục tiêu cụ thể mà công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa đặt ra để hoàn thành vào năm 2002.
Cùng với việc xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2002, công ty cũng đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển công ty đến năm 2005 về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của toàn ngành. Một số định hướng chung của công trong những năm tới, đó là:
- Tăng cường các biện pháp nhằm tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, khắc phục tình trạng thiếu vốn.
- Tăng cường nghiên cứu tình hình tiêu thụ nguyên liệu trong nước, nắm bắt được sự thay đổi trên thị trường thế giới để có biện pháp phù hợp. Không ngừng củng cố uy tín trong kinh doanh, mở rộng hợp tác liên doanh, mở rộng quan hệ buôn bán với các đối tác trong khu vực.
- Từng bước hoàn thiên cơ chế kinh doanh, cơ chế phân phối thu nhập nhằm khích lệ, động viên người lao động phấn đấu hết mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh doanh, đẩy mạnh công tác đào tạo, tái đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng công tác đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong điều kiện mới.
- Thực hiên tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
II.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa.
1.Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường.
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng gắn với thị trường. Nẵm vững thị trường, hiểu biết được các quy luật của thị trường là hết sức quan trọng, nó là một đòi hỏi tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trường, khách hàng mà do đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá. Nghiên cứu thị trường ngoài nước sẽ cho phé doanh nghiệp thấy được bạn hàng nào có khả năng đáp uứng tối ưu thị trường trong nước.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường để xác định trị trường nào doanh nghiệp có thể tham gia và cho phép công ty tận dụng tối đa đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa là một công ty nhập khẩu nhựa, có quan hệ với nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công tác nghiên cứu thị trường đã được công ty quan tâm nghiên cứu. Khác với trước đây, việc nghiên cứu thị trường là không quan trọng, mọi hợp đồng đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, công ty đã giao cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên trách và tự chủ về công tác nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn được tiến hàng ở mức độ chung chung, khái quát như nắm được tình hinh chung về kinh tế chính trị xã hội. Về bạn hàng mới chỉ nắm được sơ lược về lại hình kinh doanh của họ với các công ty, tổ chức khác. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, đi vào nghiên cứu cụ thể, nắm chính xác các chế độ, chính sách có liên quan đến công việc kinh doanh ở thị trường đó, nắm được phong tục tập quán thị hiếu của thị trường, uy tín của phía đối tác ở trong và ngoài nước. Xác định chính xác các thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình kinh doanh hiện tại của họ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người giao dịch trực tiếp với mình. Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu, công ty có thể trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế để xác định rõ các thị trường cung cấp từng loại hàng hoá về giá cả, chất lượng, sau đó cân nhắc chi phí vận chuyển, uy tín bạn hàng và khả năng kinh doanh lâu dài để quyết định nên nhập khẩu hàng hoá đó tư thị trường nào.
Để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, công ty nên thành lập bộ phân Marketing. Khi tổ chức bộ phận Marketing cần chia làm 2 nhóm công việc: nhóm nghiên cứu thị trường nhập khẩu, nhóm nghiên cứu thị trường trong nước đòi hỏi phải có nhgiệp vụ Marketing, hiểu biết về Marketing, phải hiểu biết về nguyên liệu nhựa có như vậy mới biết thị trường cần những loại nguyên liệu sản xuất nào, chất lượng và số lượng như thế nào. Nếu công ty nắm bắt đầy đủ các thông tin đó thì sẽ điều chỉnh được khối lượng nhập khẩu vừa đủ, phù hợp với tình hình cung cầu trên thị trường, tránh được tình trạng làm ăn thua lỗ. Đối với nhân viên nghiên cứu thị trường nhập khẩu yêu cầu phải có nghiệp vụ Marketing, thạo ngoại ngữ, hiểu biết về thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế, có khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, năng động và tháo vát.
Hiện nay, thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty vẫn là các nước thị trường truyền thống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó công ty đang cố gắng mở rộng kinh doanh sang một số các bạn hàng mới ở thị trường Trung - cận Đông. Tuy nhiên, trong kinh doanh, công ty chỉ nên lựa chọn một số đối tác chính, lâu dài để vạch kế hoạch kinh doanh với hộ chứ không thể kinh doanh tràn lan. Trong thời gian tới công ty nên dựa vào quá trình hợp tác làm ăn trong những năm qua để chọn lựa ra những bạn hàng ở những nước nhất định và lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài với họ.
Nếu công ty đẩy mạnh hoạt động và nghiên cứu mở rộng thị trường thì sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, hiểu quả kinh doanh ngày càng cao.
2.Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu.
Ngày nay, trong kinh doanh không một doanh nghiệp nào lại chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng cố định bởi vì như vậy rất mạo hiểm. Gần đây chính phủ lại cho phép các doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nằm trong danh mục đăng ký kinh doanh công ty Thương mại - Dịch vụ Nhưựa cho tới nay vẫn chuyên nhập các mặt hàng truyền thống là các nguyên liêu nhựa PVC, PE, PP, PA… nhưng đồng thời công ty vẫn luôn cố gắng tìm những mặt hàng mới có lợi nhuận cao để kinh doanh, bởi vì gần đây dung lượng thị trường của công ty ngày càng giảm do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành.
Hiện nay, các mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại nguyên liệu nhựa phục vụ cho các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa. Đối với các mặt hàng truyền thống này, công ty cần kinh doanh, nắm chắc tình hình và phán đoán được nhu cầu thị trường trong nước nhằm đảm bảo việc nhập hàng đẻe có hàng bán liên tục, giữ chắc thị phần của công ty. Đồng thời trên cơ sở các mặt hàng chủ yếu công ty cần phải tiến hành nhập khẩu đa dạng hoác các mặt hàng, đó có thể là mặt hàng mới hoàn toàn, không liên quan đến ngành hàng đang kinh doanh hoặc cùng có thể là mặt hàng thay thế hàng đàng nhập khẩu để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Việc này đòi hỏi công ty phải có những cán bộ giỏi linh hoạt trong kinh doanh, biết chớp thời cơ. Đồng thời công ty cũng cần lưu ý những điều rủ ro khi có kế hoạch đa dạng hoá mặt hàng:
- Đặc điểm của hàng hoá: Đặc tính kỹ thuật, đặc điểm tiêu thụ, tính thời vụ cảu hàng hóa.
- Những doanh nghiệp nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này, số lượng bao nhiêu, thực tế hiệu quả kinh doanh như thế nào.
- Chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng đó.
Những thông tin thu thập có đầy đủ, chính xác hay không là tuỳ thuộc vào trình độ của người cán bộ kinh doanh, vào khả năng giao dịch, thu thập và xử lý thông tin của họ.
Việc đa dạng hoá mặt hàng khập khẩu sẽ làm cho công ty có được những kết qủa sau:
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tức là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được nâng lên.
- Tạo tính chủ động linh hoạt cho việc thực hiện quá trình kinh doanh, tức là hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu bền vững.
- Việc đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu làm tăng kim ngạch nhập khẩu tức là tăng hiệu quả kinh doanh nói chung.
3. Củng cố và mở rộng quan hệ với bạn hàng khách hàng.
Trong thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Việc thu hút được bạn hàng và khách hàng đã khó, giữ được uy tín quan hệ làm ăn với khách hàng lại càng khó hơn. Điều cốt yếu dành thắng lợi trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng.
Đối với bạn hàng, khách hàng cũ: Khách hàng, bạn hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nào càng có nhiều khách hàng, bạn hàng có uy tín, có khả năng cộng tác lâu dài thỉ tỷ lệ thành công của doanh nghiệp càng cao. Nắm được điều này, công ty Thương mại dịch vụ Nhựa đã không ngừng thặt chặt mối quan hệ với các bạn hàng cũ truyền thống như: Tập đoàn Jampoo. Sumitomo, Itochu, Sunkyong… Trong thời gian tới, để giữ vững uy tín và mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng công ty cần:
+ Trong cách cư xử của mình vơi khách hàng, bạn hàng công ty phải thể hiện được chữ tín. Công ty cần giúp đỡ và đảm bảo cho bạn hàng, thậm chí ngay cả khi lợi ích của công ty có bị vị phạm chút ít, không vì một lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ đi mối quan hệ lâu dài đã tốn nhiều thời gian để vun đắp. Khi ta tỏ ra thiện chí thì bạn hàng càng cảm kích và tạo nhiều thuận lợi cho công việc của công ty.
+ Công ty cần tăng cường mối quan hệ với các bạn hàng khách hàng cũ bằng việc khuyến khích lợi ích vật chất cho họ. Có nhiều hình thức khuyến khích lợi ích vật chất cho họ. Có nhiều hình thức khuyến khích vật chất có thể là tăng % hoa hồng cho khách hàng khi thực hiện hợp đồng mua bán lớn, nhận phần vận chuyển hàng hoá cho bạn hàng, giảm giá hàng bán trong trường hợp mua khối lượng lớn, mua liên tục…
+ Đối với bạn hàng, khách hàng mới: Trông nền kinh tế thị trường sự khắc nghiệt của nó không cho phép một doanh nghiệp chỉ bó hẹp phạm vi kinh doanh trong một thị trường nhất định với một số bạn hàng nhất định. Các bạn hàng, khách hàng truyền thống có thể rơì bỏ chúng ta bất cứ lúc nào khi lợi ích của họ không được đảm bảo. Do đó, công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa cũng như các doanh nghiệp khác luôn phải tìm kiếm và quan hệ với các bạn hàng, khách hàng mới. Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Công ty cần thực hiện một số biẹn pháp sau nhằm mỡ rộng quan hệ bạn hàng từ đó tăng các hợp đồng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu:
- Giao đúng hẹn, đúng số lượng, chất lượng mẩu mã để tạo uy tín với bạn hàng.
- Tìm các đối tác tin cậy, chào giá hợp lý và có hoa hồng cho những khách hàng lần đầu tiên ký hợp đồng.
- Có dịch vụ chuyển đến tận nơi giao cho khách hàng tiêu thụ.
4. Tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận.
Chi phí luôn luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh daonh nhập khẩu thì việc tiết kiệm chi phí nhập khẩu phải được chú trọng hàng đầu.
Như đã trình bày ở phần trước, chi phí được hình thành bởi 3 yếu tố:
- Chi phí mua hàng
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 12:
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu NK
42.885,36
47.639,72
41.144,47
38.043,22
60.341,8
Chi phí nhập khẩu
Trong đó:
-Chi phí mua hàng
-Chi phí BH&QL
42.825,3
38.407,2
4.418,1
47.597,5
42.427,7
5.169,8
41.095,1
35.627,8
5.467,3
38.013,1
34.217,00
3.796,1
60.323,3
55.049,9
5.291,9
Tỷ lệ: Chi phí mua hàng/ DTNK
0,895
0,891
0,866
0,900
0,912
Tỷ lệ:Chi phíBH& QLDN/ DTNK
0,10
0,11
0,130
0,10
0,10
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 1997 - 2001 của công ty.
Tỷ lệ chi phí 2 năm gần đây năm 2000 và năm 2001 liên tục tăng. Nừu như năm 1999 tỷ lệ này là 0,886 thì năm 2000 là 0,900 và năm 2001 là 0,91. đây là một nguyên nhân làm giảm lợi nhuận , ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Để tiết kiệm chi phí thì ở từng yếu tố phải có sự hạn chế.
4.1. Đối với chi phí mua hàng
Yếu tố này phụ thuộc vào thời điểm nhập hàng. Nếu công ty nhập hàng vào đúng thời điểm giá hạ và xuất hàng với giá cao thì sẽ thu được nguồn lợi lớn. Và ngược lại, nếu thời điểm nhập hàng mà giá hàng tăng cao khi xuất bán, giá trên thị trường lại hạ xuống, thì hàng sẽ ứ đọng hoặc không có lãi. Chính vì vậy, để giá vốn hàng bán không bị tăng cao đòi hỏi công ty phải nắm vững giá cả trên thị trường có đâỳ đủ thông tin về hàng nhập và nhu cầu của khách hàng để đảm bảo mỗi lần nhập hàng đều có thể tiêu thụ ngay và có lãi. Vấn đề kinh doanh trong những năm qua cho thấy, để hạn chế sự thua lỗ do nguyên nhân khách quan như giá hàng lên xuống thất thường, tỷ giá dao động với biên độ lớn… Để tiết kiệm chi phí mua hàng công ty nên áp dụng:
- Nhập hàng và bán hàng theo hình thức bao tiêu. Với hình thức này, công ty sẽ thoả thuận trước với đối tác về giá cả, số lượng và tỷ giá và như vậy nếu giá cả có thay đổi cao. Song với tình hình kinh tế nhiều biến động thì công ty nên phát huy hình thức này để hạn chế rủi ro.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cần bám sát thị trường và lựa chọn nguồn hàng nhập với giá thấp nhất. Điều này sẽ giúp công ty có nhiều lô hàng hiệu quả tốt, chênh lệch giá gốc và doanh thu cao, hạn chế phần nào khó khăn của doanh nghiệp do doanh thu thấp gây ra. - Áp dụng nguyên tắc: Quy luật số lớn. Công ty nên xác định phương án nhập khẩu rõ ràng, cụ thể là khi nhập thì nhập với số lượng lớn, tránh tình trạng nhập tràn lan. Có như vậy chi phí vận chuyển sẽ giảm đi nhiều so với nhập nhiều lần
Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp việc trước mặt là sử dụng và bố trí hợp lý kho tàng, phương tiện vân tải. Công ty có 2 kho chứa hàng: Kho ở Hải Phòng và kho ở Hà Nội. Chính vì vậy, mỗi lần nhập hàng cần tính toán cần nhắc đưa hàng về hai kho một cách hợp lý để phân phối hàng phù hợp cho khách hàng từng khu vực, hạn chế việc điều phối hàng từ kho này sang kho khác, tiết kiệm được chi phí vận chuyển .
Đối với việc mua sắm, sử dụng các dụng cụ, đồ dùng. Vấn đề này cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ tránh việc sắm sửa quá thừa thãi, lãng phí, gây tốn kém cho công ty. Việc tiếp thị và các khoản chi tiếp khách cần phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Để thưc hiện đựoc những điều này việc tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên là việc làm cần thiết, giúp họ có ý thức hơn đối với tập thể, với công ty, tiết kiệm từ những chi phí nhỏ nhất như điên, nước, xăng, dầu, điện thoại…
Đối với các khoản lãi vay hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nếu công ty huy động vốn vay lãi ngân hàng hàng năm thì phải chịu lãi suất rất lớn. Công ty có thể huy động vốn từ đôi ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách đặt ra mức lãI suất thấp hơn mức lãI suất ngân hàng nhưng cao hơn mức gửi tiết kiệm nhàm thu hút vốn từ CBCNV đồng thời tăng thu nhập cho CBCNV. Quan hệ tốt với bạn hàng để có thể mua hàng với phương thức chậm trả, tìm kiếm thêm khách hàng mới để mở rộng thị trường tieu thụ giúp thu hồi và quay vòng vốn nhanh.
Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động vốn có hiệu quả.
Trong tổng số vốn kinh doanh của công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng nhất. Vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty có thể coi đó là nguồn chính nuôi sống hoạt động thương mại của công ty, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý và chọn phương thức huy động vốn có hiệu quả là rất cần thiết nhằm giúp công ty tự chủ trong hoạt động kinh doanh, thực hiện kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, chớp thời cơ, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho việc quay vòng vốn nhanh, tiết kiệm được tiền trả lãi vay. Để thực hiện được điều đó cần làm tốt các việc sau:
- Cân nhắc kỹ về việc mua hàng để tránh trả chậm và khả năng thanh toán của khách hàng để tránh việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Phải nắm vững và điể tra khả năng toài chính của khách hàng để có quyết định đúng trong việc cho họ chậm trả(cả về số tiền và thời gian).
- Chiếm dụng vốn của bên đối tác trong hoạt động nhập khẩu bằng cách thoả thuận trong hợp đồng phương thức bán hàng xong mới trả tiền.
- Khéo léo và quan hệ tốt với bạn hàng để có thể mua chịu hàng của họ và bán cho khách hàng thu được tiền ngay, hoặc cho khách nợ với thời gian ngắn hơn thời gian công ty đựoc nợ nhà cung cấp.
- Điều phối hợp lý các khoản trả trước của người mua để thanh toán với người bán, tiết kiệm được vốn đi vay.
Trong điều kiện tình trạng thiết vốn như hiện nay, công ty cần lựa chọn các phương thức huy động vốn sao cho hiệu quả kinh doanh được tăng lên. Vốn lưu động được ngân sách cấp của công ty chỉ có 2,2 tỷ đồng. Nếu tính 1 năm quay vòng 4 lần thì công ty chỉ có 8,8 tỷ đồng vốn lưu động trong khi doanh thu hàng năm của công ty từ 40 - 50 tỷ đồng. Do vậy, việc kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn đi vay. Trong khi hoạt động, nếu công ty không huy động một cách kịp thời sẽ không tận dụng đựoc thời cơ kinh doanh, hoặc nếu huy động vốn không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, hoặc phải trả lãi suất cao hoặc không vay được vốn dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu và đem lại doanh thu chính cho công ty. Nếu công ty không kịp thời cung cấp vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh thì sẽ bỏ lỡ nhiều hợp đông có giá trị và sẽ giảm doanh thu tức là giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Để huy động vốn có hiệu qủa, công ty có thể áp dụng một sô biện pháp sau:
- Mở rộng quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để có đầy đủ thông tin về việc vay vốn và có thể vay được vốn một cách kịp thời.
- Sử dụng triệt để nội lực của mình bằng cánh vay vốn của cán bộ công nhân viên của công ty, việc này đồng thời đem lại những lợi ích sau:
+ Nâng cao tinh thqàn trách nhiệm trong công tác của cán bộ CNV.
+ Giải quyết một phần việc thiếu vốn lưu động, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Khi gặp khó khăn về tài chính có thể kéo dài thời hạn thanh toán của CBCNV với sự đồng ý của họ dễ dàng hơn so với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trong năm 2000, công ty đã áp dụng giải pháp này và đã huy động được hơn 1 tỷ đồng vốn lưu động từ đội ngũ CBCNV trong công ty, góp phần giải quyết một số khó khăn về vốn.
Nếu công ty huy động và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm tăng doanh thu nhờ thực hiện được nhiều thường vụ kinh doanh nhập khẩu từ đó lợi nhuận được tăng lên.
- Khi công ty ký kết được các hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn, mặt hàng nhập là loại hàng Nhà nước đang khuyến khích nhập khẩu nhưng công ty không có đủ vón thì công ty có thể vay ngân hàng và xin giảm lãi vay(lãi suất ưu đãi đối với các mặt hàng khuuyến khích nhập khẩu). Việc này sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh cho cho phí nhập khẩu giảm.
6. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh mềm dẻo, linh hoạt.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh là công việc rất quan trọng, nó cho biết mục tiêu, hình ảnh của công ty trong tương lai và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Và một mục tiêu hiệu qủa cũng là một trong số các mục tiêu cần phải đạt được tính bền vững và nâng cao. Để kinh doanh trong môi trường quốc tê, công ty cần phải tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho thích ứng, phải chấp nhận và đáp ứng nhiều đòi hỏi của thị trường bên ngoài.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động cho công ty và các thành viên của công ty. Chiến lược kinh doanh chỉ ra những lợi thế và bất lợi của công ty, tạo điều kiện cho công ty khải thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hoá các mối đe doạ và các rủi ro trong hoạt động khai thác lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh khác.
Trong những năm qua công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược mà chỉ xây dựng được nhứng kế hoạch 1 năm, chưa có kế hoạch từ 2 năm trở lên. Đặc biệt là tính khả thi của kế hoạch chưa cao, độ linh hoạt của kế hoạch còn thấp. Bản kế hoạch do công ty đưa ra tổ chức thực hiện và lập cho năm tài chính kế tiếp, được căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thị trường, chỉ đạo của Tổng công ty và nguồn vốn của công ty. Do chưa xây dựng chiến lược kinh doanh nên hoạt động nhập khẩu của cong ty còn nhỏ lẻ, manh mún tuỳ theo số lượng đơn đặt hàng của khách hàng năm. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu còn nhiều mặt bị hạn chế .
Bảng 16: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1.Tổng kim ngạch NK:
- Uỷ thác
- Kinh doanh
1000USD
-
-
4.690
1.860
2.830
4.729
1.919
2.810
100,83
103,2
99,3
5.278
3.062
2.216
6.945
3.209
3.763
131,6
104,8
168,6
7026
3400
3626
5295
2686
2.609
75,4
97
72,01
4987
2690
2297
239826
590
2297
48,1
51,30
44,3
3856
150
2346
4181
1403
2778
108,4
92,9
118,4
2.Doanh thu NK
Tỷ đồng
41990
42885
102,1
45370
47639
150
50621
41144
81,3
40032
38043
95,03
50714
60342
118,9
3.Nộp ngân sách
T/đồng
1084
875
80,7
1018
862
84,7
1586
1303
82,2
2720
2464
90,6
6277
6143
97,86
4.Lợi nhuận
T/đồng
65,10
60,02
92,1
4097
41,18
100,51
5072
4933
97,2
4832
3018
62,4
24,40
1848
75,7
Nguồn: Đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm từ 1997 - 2001.
KH: kế hoạch
TH: thực hiện
Do tình hình môi trường trong và ngoài nước luôn luôn biến động vì vậy các chi tiêu hàng năm đưa ra chưa đạt sự phù hợp sự biến động của thị trường. Có tình trạng trên là do công ty chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp và do công ty chưa có cán bộ có trình độ lập kế hoạch trung hạn, chiến lược dài hạn. Trình độ lập kế hoạch chưa cao, mới chỉ ở mức độ định tính. Tuy là một doanh ngiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng thiết nghĩ công tác kế hoạch hoá, chiến lược hoá hoạt động kinh doanh là không thể thiếu. Nếu bước đầu khi chưa xây dựng được hệ thống chiến lược cho minh công ty nên kế hoạch hoá trung hạn để đinh hướng cho hoạt động nhập khẩu hiện tại và tương lai, tạo tình chủ động hơn mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả và khả thi, trong thời gian tới công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng chiến lược, cụ thể:
+ Cử cán bộ chuyên trách đến các trường đào tạo bồn dưỡng nghiện vụ xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn.
+ Áp dụng công tác cụ thể máy tính để mô hình hoá chiến lược.
- Bám sát nhu cầu thị trường và các tiềm năng của doanh nghiệp, đệ trình lên Tổng công ty xét duyệt phương án kinh doanh nhằm được cung cấp thêm vốn.
- Đặt kế hoạch chiến lược phát triển của công ty trong mối quan hệ với sự phát triển chung của Tổng cổng ty, mối quan hệ vơi sự phát triển chung của toàn ngành. Muốn thực hiện được yêu cầu này thì công ty phải tính toán các chỉ tiêu một cánh cụ thể, đồng bộ, có hệ thống ví dụ như:
+ Nhu cầu hiện tại và tương lai thị trường?
+ Tốc độ tăng doanh thu hàng năm là bao nhiêu?
+ Chỉ tiêu lợi nhuận thu hàng năm là bao nhiêu?
+ Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là bao nhiêu?
Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh mềm dẻo, công ty có thể có các kết quả:
- Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra luôn luôn được hoàn thành và thực hiện tốt.
- Công tác kế hoạch hoá, chiến lược hoá mang lại kết quả to lớn nhất mà công ty có thể đạt được, đó là: Hiệu quả kinh daonh nhập khẩu được nâng cao tăng trưởng bền vững và ổn định.
7. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên.
Công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa tuy là công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Nhựa Việt Nam nhưng nó có vai trò khá quan trọng trong việc phân phối hàng hoá, mà ở đây là các nguyên phụ liệu vật tư về nhựa, là yếu tó đầu vào của quá trình sản xuất ra các mặt hàng nhựa đã được người tiêu dùng chấp nhận do tiện dụng, giá cả hợp lý. Vai trò của công ty có thể được cụ thể trên các mặt sau:
- Đã thực hiện được chức năng xã hội luân chuyển hàng hoá nên các doanh nghiệp sản xuất trong Tổng công ty tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn, tiết kiệm chi phí tiêu thụ.
- Góp phần làm giảm chi phí lưu thông trong qúa trình mua bán vật tư ở các đơn vị sản xuất .
- Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất mua bán vật tư với số lượng và thời gian theo đúng yếu cầu của sản xuất và khả năng kinh tế của mình.
Với vai trò quan trọng như vậy, Nhà nước nên có những chế độ ưu đãi hơn về thuế cho công ty nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty tạo môi trường hoạt động cho công ty đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và việc áp dụng chế độ miễn giảm với công ty hoặc áp dụng thuế suất ở nhóm ngành thấp. Cụ thể là :
- Đề nghị Nhà nước có chính sách hợp lý hơn với hàng tồn kho vì khi áp dựng thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999 làm giá thành toán tăng khoảng 10% trong kinh doanh bị thua lỗ.
- Đề nghị Nhà nước giảm thuế suất giá trị gia tăng xuấng 5% áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu Nhựa. Đây là loại mặt hàng đáp ứng được nâng cao tiêu dùng của người dân thay thế cho các loại sản phẩm từ các nguyên liệu đắt tiền hoặc cung cấp có hạn khác như kim loại, gỗ, giấy…
- Đề nghị Nhà nước bỏ chế độ phụ thu nhập khẩu đối với mặt hàng bột PVC vì lợi dụng khi giá trên thị trường thế giới giảm do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chích châu Á, chúng ta có thể nhập được nhiều nguyên liệu này vơi giá thấp giúp cho việc hạ thấp giá thành sản phẩm, thúc đẩy qúa trình sản xuất trong nước đáp ứng nâng cao nhu cầu người tiêu dùng.
- Đề nghị Nhà nước, Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty có những biện pháp nhằm bổ sung cho công ty sô vốn lưu động phải tăng thêm khi áp dụng thuế giá trị gia tăng vị là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên công ty rất khó khăn trong vấn đề vay vốn.
- Các trung tâm tư vấn pháp luật Quốc tế phòng thông tin Thương mại của Bộ Thương mại cần hoạt động tích cực hơn nữa trong việc cung cấp kế hoạch nhập khẩu và phương hướng đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới, về luật lệ cũng như tập quán của các nước bạn hàng để công ty, thành công hơn nữa trong ký kết hợp đồng nhập khẩu và xây dựng các mối làm ăn lâu dài với các bạn hàng .
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tạI công ty thương mạI dịch vụ nhựa, bản than tôI đã đI sâu vào nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Với số kiến thức đã được nhà trường đào tạo cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế, cộng với sự học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ của công ty trong công tác nghiệp vụ nhập khẩu , tôI đã cố gắng vận dụng lý thuyết vào thực tế để rút ra những mặt được, mặt tồn tạI, nguyên nhân gây ra tồn tạI và giảI pháp cho việc kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, bên cạnh sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Cao Thuý Xiêm cùng với việc tạo điều kiện của các cô chú trong công ty. Tôi mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn thiéu nên chắc chắn những đánh giá tôI đưa ra còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú rong công ty để tôi hoàn thiện hơn nữa kỹ năng phân tích, đánh giá của mình và từ đó có thể đưa ra các giải pháp sát thực tế hơn nữa và hữu ích cho việc nâng cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo các thầy cô giáo và các cô chú trong công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa.DOC