Đề tài Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ở TỈNH KON TUM
INFLUENCE OF POPULATION ON THE ECONOMIC DEVELOPMENT IN
KON TUM PROVINCE
SVTH: HỒ THỊ HOÀ
Lớp 30K04, Trường Đại Học Kinh Tế
GVHD: TS. BÙI QUANG BÌNH
Khoa Kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế
TÓM TẮT
Mỗi địa phương đều có những nguồn lực nhất định để phát triển kinh tế, nhưng điều đó đòi hỏi
phải nhìn nhận và đánh giá đúng về chúng để tìm cách khai thác có hiệu quả. Bài này muốn
đánh giá tầm quan trọng của nguồn lực con người ở Kon Tum một tỉnh có tiềm năng lớn về
đất đai, và sẽ đưa ra kiến nghị cho địa phương hoàn thiện chính sách kiểm soát dân số trong
giai đoạn tới.
ABSTRACT
Every province own separate given resources to develop its economy.it means that we have to
appreciate them to find out the effective using solutions . This report purpose to value the
importance of the human resources in Kon Tum province, which get the big land potential. In
addition, the report also want to submit some suggestions which can help to improve the
province’s policies about the control population in the near future to local coucil in Kon Tum
province.
1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Kon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, được thành lập vào tháng 10 năm 1991,
tổng diện tích tự nhiên 9614500 km2, dân số 394.594 người (2007), trong đó dân tộc thiểu số
chiếm 53% với 6 dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Đến năm 2010 tỉnh Kon Tum ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân và dân tộc tỉnh Kon Tum. Phấn đấu đưa nền
kinh tế của Tỉnh phát triển bền vững trong tương lai. Muốn phát triển kinh tế cần phải tìm hiểu
và đánh giá đúng những điều kiện, những tiềm năng và nguồn lực của mỗi địa phương. Nguồn
lực con người ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa kìm hãm
quá trình đó. Vì vậy cần duy trì một cơ cấu dân số hợp lý.
Tỉnh Kon Tum so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên là Tỉnh có mật độ dân
số và thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Bên cạnh đó, ngay trong nội bộ Tỉnh, mật độ
dân số và thu nhập bình quân đầu người giữa các huyện trong Tỉnh có mức chênh lệch khá
lớn. Nguồn lực chưa được khai thác hợp lý, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, tỉnh Kon Tum cần dựa vào nguồn lực con người hiện có của địa
phương và bên ngoài khai thác tiềm năng của tỉnh, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển bền vững,
hay nói cách khác, vấn đề quan trọng hiện nay là Tỉnh cần duy trì cơ cấu dân số hợp lý.
Xuất phát từ vấn đề đó, đề tài của em trả lời cho câu hỏi: ảnh hưởng của dân số đến
quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum như thế nào?
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quy mô dân số có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của tỉnh hay không?
- Nên tăng quy mô dân số bằng cách nào?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Dân số của tỉnh Kon Tum ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế
- Phạm vi tỉnh Kon Tum
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích thống kế
- Mô hình kinh tế lượng
Trong quá trình nghiên cứu những phân tích về “Kiểm soát dân số nhằm phát triển
1
kinh tế bền vững ở tỉnh Kon Tum” của TS Bùi Quang Bình . Khi phân tích mối quan hệ giữa
tăng trưởng và dân số ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2001 tới 2005. trong 5 năm 2001-2005
vốn đóng góp tới 64% vào tăng trưởng kinh tế, lao động chỉ đóng góp gần 20% và yếu tố năng
suất tổng hợp đóng góp là 16 %. Như vậy với điều kiện là một tỉnh nghèo rất thiếu vốn và khó
huy động, nếu sự tăng trưởng chỉ dựa vào nguồn lực này sẽ khó duy trì phát triển lâu dài. Lao
động là nguồn lực mà địa phương có thể thu hút và sẵn có nhưng chưa được phát huy.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
124
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ở TỈNH KON TUM
INFLUENCE OF POPULATION ON THE ECONOMIC DEVELOPMENT IN
KON TUM PROVINCE
SVTH: HỒ THỊ HOÀ
Lớp 30K04, Trường Đại Học Kinh Tế
GVHD: TS. BÙI QUANG BÌNH
Khoa Kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế
TÓM TẮT
Mỗi địa phương đều có những nguồn lực nhất định để phát triển kinh tế, nhưng điều đó đòi hỏi
phải nhìn nhận và đánh giá đúng về chúng để tìm cách khai thác có hiệu quả. Bài này muốn
đánh giá tầm quan trọng của nguồn lực con người ở Kon Tum một tỉnh có tiềm năng lớn về
đất đai, và sẽ đưa ra kiến nghị cho địa phương hoàn thiện chính sách kiểm soát dân số trong
giai đoạn tới.
ABSTRACT
Every province own separate given resources to develop its economy.it means that we have to
appreciate them to find out the effective using solutions . This report purpose to value the
importance of the human resources in Kon Tum province, which get the big land potential. In
addition, the report also want to submit some suggestions which can help to improve the
province’s policies about the control population in the near future to local coucil in Kon Tum
province.
1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Kon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, được thành lập vào tháng 10 năm 1991,
tổng diện tích tự nhiên 9614500 km2, dân số 394.594 người (2007), trong đó dân tộc thiểu số
chiếm 53% với 6 dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Đến năm 2010 tỉnh Kon Tum ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân và dân tộc tỉnh Kon Tum. Phấn đấu đưa nền
kinh tế của Tỉnh phát triển bền vững trong tương lai. Muốn phát triển kinh tế cần phải tìm hiểu
và đánh giá đúng những điều kiện, những tiềm năng và nguồn lực của mỗi địa phương. Nguồn
lực con người ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa kìm hãm
quá trình đó. Vì vậy cần duy trì một cơ cấu dân số hợp lý.
Tỉnh Kon Tum so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên là Tỉnh có mật độ dân
số và thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Bên cạnh đó, ngay trong nội bộ Tỉnh, mật độ
dân số và thu nhập bình quân đầu người giữa các huyện trong Tỉnh có mức chênh lệch khá
lớn. Nguồn lực chưa được khai thác hợp lý, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, tỉnh Kon Tum cần dựa vào nguồn lực con người hiện có của địa
phương và bên ngoài khai thác tiềm năng của tỉnh, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển bền vững,
hay nói cách khác, vấn đề quan trọng hiện nay là Tỉnh cần duy trì cơ cấu dân số hợp lý.
Xuất phát từ vấn đề đó, đề tài của em trả lời cho câu hỏi: ảnh hưởng của dân số đến
quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum như thế nào?
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quy mô dân số có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của tỉnh hay không?
- Nên tăng quy mô dân số bằng cách nào?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Dân số của tỉnh Kon Tum ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
125
- Phạm vi tỉnh Kon Tum
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích thống kế
- Mô hình kinh tế lượng
Trong quá trình nghiên cứu những phân tích về “Kiểm soát dân số nhằm phát triển
kinh tế bền vững ở tỉnh Kon Tum” của TS Bùi Quang Bình1. Khi phân tích mối quan hệ giữa
tăng trưởng và dân số ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2001 tới 2005. trong 5 năm 2001-2005
vốn đóng góp tới 64% vào tăng trưởng kinh tế, lao động chỉ đóng góp gần 20% và yếu tố năng
suất tổng hợp đóng góp là 16 %. Như vậy với điều kiện là một tỉnh nghèo rất thiếu vốn và khó
huy động, nếu sự tăng trưởng chỉ dựa vào nguồn lực này sẽ khó duy trì phát triển lâu dài. Lao
động là nguồn lực mà địa phương có thể thu hút và sẵn có nhưng chưa được phát huy.
Nghiên cứu mô hình ảnh hưởng của FDI/người đến sự tăng trưởng kinh tế (GDP) của
Maria Carkovic and Ross Leving.
2
Sử dụng số trung bình từ 1960-1995.Phân tích ảnh hưởng
FDI/người ở 160 nước. Dữ liệu bao gồm một quan sát trên mỗi nước và những sai số tiêu
chuẩn định trước. Mô hình hồi quy cơ bản:
Growth = b0 + b1FDI/người +ei
FDI là tổng vốn cá nhân chảy vào 1 nước và “biến điều kiện” giới thiệu một nhân tố
của thông tin mang tính chất điều kiện.
Trên cơ sở nghiên cứu hai đề tài trên, nghiên cứu tiến hành phân tích ảnh hưởng của
dân số đến sự phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum. Xây dựng mô hình:
GDPbp = b0 + b1X1+ b2X2+ b3X3
Trong đó: X1: là diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người, X2: là vốn bình quân
đầu người, X3: là giáo viên trên 1 vạn dân.
Ở đây sự phát triển kinh tế được đại diện bằng GDP/người; Kỳ vọng mô hình là: Diện
tích đất nông nghiệp/người giảm thì GDP/người tăng. Vốn bình quân tăng thì GDP/người
tăng, số giáo viên trên một vạn dân tăng thì GDP tăng.
Số liệu : Thu thập số liệu GDP/người, diện tích đất nông nghiệp/người, vốn bình quân, giáo
viên trên một vạn dân theo huyện theo từng năm từ 2003-2007 từ các phòng ban của Sở Kế
Hoạch & Đầu Tư tỉnh Kon Tum và Cục thống kê Tỉnh Kon Tum.
2. Nội dung:
2.1. Tổng quan ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế
Dân số luôn đóng vai trò hai mặt trong sự phát triển. Một mặt, dân số là nguồn cung
cấp lao động cho xã hội, mà lao động là lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội. Mặt khác họ là người tiêu dùng sản phẩm do chính con người tạo ra, dân số và kinh tế
là hai quá trình có tác động qua lại một cách mạnh mẽ và có quan hệ mật thiết với nhau.
Tính phức tạp của mối quan hệ giữa dân số, lao động và sự phát triển dẫn tới hình
thành khuynh hướng khác nhau trong việc đáng giá mối quan hệ này. Dù có những quan điểm
khác nhau, song xét trên những vấn đề chung nhất thì dân số và phát triển là những quá trình
tác động lẫn nhau thể hiện qua những nét chính sau đây:
- Sự phát triển dân số tạo nên nguồn lực – nhân tố quyết định của mọi quá trình phát
triển. Nếu dân số quá thấp hạn chế sự phân công lao động xã hội. Thiếu nhân lực, mọi quá
trình phát triển mất đi cả động lực và mục đích của nó.
1
2 Does foreign Direct Investment accelerate economic growth?
Maria Carkovic and Ross Leving
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
126
- Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để tái sản xuất trong phạm vi từng gia đình
cũng như phạm vi toàn xã hội. Khi quy mô mở rộng sản xuất thì cả quy mô cũng như vốn đầu
tư cho một chỗ làm việc giảm đi. Hậu quả của quá trình này là năng suất lao động tăng chậm
hoặc không tăng, thu nhập/ng cũng như điều kiện sống và làm việc đều giảm.
- Dân số tăng nhanh gây nên ảnh hưởng xấu tới môi trường (Đây cũng là vấn đề toàn
cầu). Mật độ dân số cao dẫn đến nạn phá rừng lấy đất ở, đất canh tác và lấy chất đốt, đẩy
nhanh quá trình làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến nhịp độ đô thị hoá và mức độ đáp ứng các nhu cầu
khác của đời sống dân cư cũng trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy vấn đề quan trọng là cần duy trì một cơ cấu dân số hợp lý.
2.2. Tình hình kinh tế- xã hội và dân số ở tỉnh Kon Tum.
Tình hình kinh tế của tỉnh Kon Tum:
Kể từ khi tách tỉnh ( tháng 10 năm 1991), Kon Tum cùng với nền kinh tế cả nước đã đi
dần vào thế ổn định và có sự tăng trưởng kinh tế khá (bình quân thời kỳ 2003- 2007 là
11,96%) từng bước hoà nhịp và phát triển theo cơ chế thị trường, đời sống nhân dân được cải
thiện một bước cơ bản.
Nhưng đánh giá tổng quát chung, Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả
nước, kinh tế kém phát triển, thu nhập dân cư thấp ( GDP/người là 434USD người/ năm).
Trình độ dân trí thấp kém, số hộ đói nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Theo số liệu từ năm 2003-2007 cho thấy, cơ cấu GDP theo khu vực lớn của nền kinh tế
có sự thay đổi theo xu hướng chung của quá trình CNH là tỷ trọng nông nghiệp giảm từ
51,57% năm 2003 xuống còn 43,44% năm 2007; Tỷ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng
tăng từ 18,06% năm 2003 đến 23,02% năm 2007, còn dịch vụ từ 30,07% năm 2001 tới
33,54% năm 2007.
Trong giai đoạn 2003-2007, tỉnh Kon Tum, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP
(trên 50%), công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn. Kon Tum là một tỉnh
có nền kinh tế phụ thuộc vào nông- lâm nghiệp là chủ yếu.
Năm 2007: % tăng trưởng nông-lâm-thuỷ sản là : 7,92%
% tăng trưởng công nghiệp-xây dựng là : 35,56%
% tăng trưởng dịch vụ : 13,10%
Tình hình dân số tỉnh Kon Tum
Dân số tỉnh Kon Tum tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003-2007 là
2,4%. Tuy nhiên nhờ đẩy mạnh công tác Kế Hoạch Hoá Gia Đình nên Tỉnh đã giảm được tỷ lệ
sinh, theo đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm: 2,23%( năm 2003) xuống còn 2.0% (năm
2007), cơ cấu dân số trẻ, có sự cân bằng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, dân số ở thành thị tăng
nhanh hơn các năm nhưng dân số Kon Tum vẫn tập trung phần lớn ở vùng nông thôn.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thay đổi theo hướng tăng dần ở ngành CNXD-
TMDV. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Ngoài việc tăng dân số tự nhiên hàng năm còn cao : 2,0% năm 2007 và sự gia tăng dân
số cơ học làm tăng lực lượng lao động trẻ và mức tăng lao động cơ học này sẽ còn duy trì ở
mức độ cao ở những năm đến, đặc biệt vài năm gần đây giá cà phê, cao su, mì,…tương đối cao
và ổn định cũng như khả năng rút bớt lao động ra khỏi ngành nông- lâm nghiệp có hạn, điều
đó lý giải vì sao có sự gia tăng liên tục của lực lượng lao động nông nghiệp.
Một điều lưu ý là tỉ lệ tăng dân số do tỉ lệ tăng tự nhiên chi phối, tỉ lệ tăng cơ học rất
nhỏ. Rõ ràng lượng dân số tăng thêm chủ yếu là trẻ em mà sau 15 năm mới có thể trở thành
lực lượng lao động. Trong khi đang thiếu lao động, tỷ lệ tăng cơ học thấp nghĩa là lao động
nhập cư – lao động có thể tham gia ngay vào hoạt động kinh tế không nhiều.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
127
3. Kết quả nghiên cứu
Các biến độc lập
Mô hình
Đấtnn/người -4.808
(1.733)***
vốn/người 0.241
(0.86)***
Giáo viên/1vạn dân 0.398
(0.229)**
Hằng số 2.96
Số quan sát 40
F 13.80
R-squared 0.447
Adj R-squared 0.443
Breusch-Pagan Cook-Weisberg test for
heteroskedasticity 1.54
Chú ý: ***, **, * là ký hiệu mức ý nghĩa 1%,5%,10% tương ứng, trong ngoặc là độ lệch
chuẩn.
Từ mô hình trên cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng
giảm thì GDP bình quân càng tăng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu đưa ra, điều đó chứng tỏ việc
khai thác đất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum chưa có hiệu quả.
Diện tích đất nông nghiệp có hạn, khi dân số tăng lên, thì diện tích đất nông nghiệp
bình quân sẽ giảm, theo mô hình khi đó thì GDP bình quân đầu người tăng. Điều này cho thấy,
ở tỉnh Kon Tum chưa khai thác được nguồn lực hợp lý. Mô hình trên chỉ ra quan hệ giữa dân
số và GDP/ng ở tỉnh Kon Tum là mối quan hệ thuận chiều. Kon Tum có mật độ dân số thấp
(chỉ khoảng 40 người/km ). Khi dân số ít, mật độ dân số thấp, tài nguyên đất đai chưa được
khai thác đúng quy mô của nó làm giảm đáng kể sự phát triển kinh tế.
Từ mô hình cho thấy, mỗi đồng tăng lên trong vốn đầu tư bình quân sẽ tạo ra 0,241
đồng GDP bình quân, như vậy sự gia tăng này có tính chất khuyếch đại GDP bình quân, sự
khuyếch đại này do tăng nguồn vốn đầu tư bình quân. Kết quả mô hình phù hợp với kỳ vọng
ban đầu đưa ra . Khi vốn gia tăng, tạo thêm nguồn lực cho quá trình khai thác tiềm lực của địa
phương, thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển.
Cũng theo mô hình, số giáo viên tăng thì GDP bình quân đầu người tăng, điều này
chứng tỏ, khi giáo dục phát triển, nhận thức của người dân được nâng cao, chất lượng nguồn
nhân lực tăng thúc đẩy kinh tế phát triển.
4. Kết luận và kiến nghị
Những phân tích trên cho thấy với diện tích tự nhiên lớn, một tiềm năng để phát triển
kinh tế, nhưng dân số có quy mô nhỏ và lao động – tài nguyên con người thiếu. Sự mất cân đối
này đã hạn chế đến việc tăng nhanh diện tích đất đưa vào khai thác hoạt động kinh tế khi mà
tiềm năng này còn lớn. Với điều kiện hiện nay của địa phương nền kinh tế chưa đạt tới điểm
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
128
dừng, khối lượng tư bản k còn đang tăng, nhưng do thiếu lao động- nhân tố quan trọng để có
thể làm tăng diện tích đất đai được đưa vào khai thác sử dụng cho hoạt động kinh tế xã hội vì
vậy k tăng chậm. Vì thế, để phát triển bền vững trước hết phải đưa nền kinh tế tới trạng thái
dừng, quá trình này đi liền với việc gia tăng dân số và lao động. Sự gia tăng này còn để duy trì
một quy mô dân số tương xứng trong tương lai. Đây là vấn đề có liên quan tới chính sách kiểm
soát dân số của địa phương.
* Tăng quy mô dân số và lực lượng lao động đối với địa phương hiện nay cần thiết
theo hướng: Thứ nhất, kiềm chế tiến tới giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên bằng hay cao hơn cả
nước đôi chút. Thứ hai, gia tăng tỷ lệ dân nhập cư, nó cho phép khai thác tài nguyên đất đai
của địa phương cho phát triển. Thu hút lao động từ các địa phương khác đến là con đường
nhanh nhất trong bối cảnh nhiều địa phương khác dư thừa lao động. Đây là vấn đề khó khăn vì
đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội đi kèm, nhưng không thể không làm.
Thu hút người nhập cư có hiệu quả là một vấn đề khó. Có thể căn cứ vào tính chất của họ
là lao động thay thế hay bổ sung mà có giải pháp thích hợp.
Theo tính chất đó hiện tại chúng ta thiếu cả hai loại. Vì vậy trong những năm tới trong việc
thu hút lao động nhập cư cần theo hai hướng; Thứ nhất, trong thời gian trước mắt sẽ thu hút
nhiều hơn lao động thay thế để bổ sung cho sự thiếu hụt trong nền kinh tế hiện nay. Thứ hai,
về lâu dài cân thu hút lao động có chất lượng cao, những lao động mà theo sự thay đổi và phát
triển kinh tế yêu cầu như chủ trang trại, các doanh nhân, những nông dân giỏi, v.v...
Nhưng việc thu hút nhập cư cũng cần phải có những điều kiện nhất định về cơ sở hạ tầng
về kinh tế và xã hội để đảm bảo điều kiện sống và hoạt động kinh tế cho họ khi chuyển đến.
Điều này đòi hỏi địa phương phải có một chiến lược lâu dài và những bước đi thích hợp.
Trong thời gian tới, Tỉnh cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đặc biệt là
vốn đầu tư của nước ngoài dễ có đủ tiềm lực khai thác thế mạnh của địa phương. Quan tâm
chăm lo đến giáo dục, đảm bảo chất lượng lực lượng lao động. Nâng cao nhận thức của người
dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc. Phấn đấu đưa nền kinh tế phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Maria Carkovic and Ross Leving, Does foreign direct Investment accelerate economic
growth, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội .
[2] Trang Web
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh kon tum.pdf