Nhiệt độ buổi sáng dao động từ 26 - 28oC, buổi chiều dao động từ 27 - 29,oC,
cá hoạt động bình thường.
pH trong bể dao động từ 7 - 8, phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá.
Thức ăn công nghiệp và tép là 2 loại thức ăn giúp cá phát triển nhanh về chiều
dài và trọng lượng, màu sắc của cá sáng hơn so với thức ăn trùn chỉ.
Sử dụng thức ăn công nghiệp để ương cá Chép Phụng sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn
so với thức ăn là Tép và Trùn chỉ.
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của một số loại thức ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống cá chép phụng giai đoạn 7 ngày tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG
CÁ CHÉP PHỤNG GIAI ĐOẠN 7 NGÀY TUỔI
SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRẦN VĂN TÈO
MSSV:0680307
LỚP: NTTS K1
Cần Thơ, 06/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG
CÁ CHÉP PHỤNG GIAI ĐOẠN 7 NGÀY TUỔI
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. BÙI MINH TÂM
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM
SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRẦN VĂN TÈO
MSSV: 06803037
LỚP: NTTS K1Cần Thơ, 06/2010
LỜI CẢM TẠ
Sau 2 tháng thực tập từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 4 năm 2010 tại QL91B, khu vực
3, Phường An Khánh, Quận ninh kiều, TP Cần Thơ. Nhằm củng cố những kiến thức
đã học kết hợp với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nay em đã hoàn thành tốt
nghiệp của mình.
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Quý Thầy Cô của Khoa Sinh học ứng dụng
Trường Đại Học Tây Đô đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo
trong 04 năm học vừa qua, làm hành trang để em buớc vào cuộc sống mai sau.
Xin cảm ơn tất cả các bạn trong trại thực nghiệm QL91B đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ
và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc với Quý Thầy Cô của Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại
Học Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường thăng tiến trên con
đường sự nghiệp của mình.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy
Cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
TRẦN VĂN TÈO
iMỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ iii
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................. iv
PHẦN I....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
PHẦN II..................................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của Chép phụng.................................................................. 3
2.1.1 Phân loại..................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái...................................................................................... 4
2.1.3 Phân bố....................................................................................................... 4
2.1.4 Sự thích nghi với môi trường sống...............................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng.................................................................................. 4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng.................................................................................. 4
2.1.7 Đặc điểm sinh sản........................................................................................4
2.2 Các loại thức ăn được sử dụng trong quá trình ương nuôi................................. 5
2.2.1 Trùn chỉ.......................................................................................................5
2.2.2 Tép.............................................................................................................. 6
2.2.3 Thức ăn viên................................................................................................6
2.3 Các loài cá thuộc Bộ và Họ cá chép.................................................................. 7
2.4 Chất lượng nước đặc biệt cho cá Chép phụng................................................... 7
2.4.1 Nhiệt độ.......................................................................................................7
2.4.2 pH............................................................................................................... 7
2.4.3 Ammonia, Nitrite và Nitrate........................................................................ 7
ii
2.5 Thức ăn.............................................................................................................8
2.6 Sinh sản và ương nuôi.......................................................................................8
2.7 Tình hình sản xuất (nghiên cứu ) cá cảnh ở việt nam.........................................8
2.8 Tình hình nuôi cá Chép phụng ở Cần Thơ.........................................................9
PHẦN III.................................................................................................................. 10
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 10
3.1 Nội dung......................................................................................................... 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................10
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10
3.4 Các chỉ tiêu môi trường...................................................................................13
3.5 Các chỉ tiêu tăng trưởng.................................................................................. 14
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................14
PHẦN IV.................................................................................................................. 15
KẾT QUẢ THẢO LUẬN........................................................................................ 15
4.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường...........................................................15
4.1.1 Nhiệt độ.....................................................................................................15
4.1.2 pH............................................................................................................. 15
4.2 Kết quả về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống trong các nghiệm thức.......................16
4.2.1 Kết quả về sự tăng trưởng..........................................................................16
4.2.2 Kết quả và tỷ lệ sống................................................................................. 17
PHẦN V....................................................................................................................18
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................................18
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 18
5.2 Đề xuất........................................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 19
PHỤ LỤC................................................................................................................. 20
iii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Sự biến động nhiệt độ trong các thí nghiệm.................................................15
Bảng 4.2: Sự biến động pH trong thí nghiệm................................................................15
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của Chép phụng qua 3 nghiệm thức............................................16
Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài trọng lượng của cá....................................................16
iv
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Thức ăn viên………………………………………………………………………11
Hình 3.2: Thức ăn trùn chỉ…………………………………………………………………...12
Hình 3.3: Thức ăn tép………………………………………………………………………..12
Hình 3.4: Hệ thống bể thí nghiệm……………………………………………………………12
Hình 3.5: Test pH (Việt Nam)..................................................................................................13
Hình 3.6: Test NH 3
(Sera)…………………………………………………………………....13
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cá Chép Phụng……………………………………17
1PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Thú chơi cá cảnh đã có từ rất lâu đời. Người Trung Quốc từ đời nhà Chu là những
người đầu tiên có ý niệm về việc nuôi cá với mục đích đơn thuần làm cảnh, nghĩa là
việc nuôi cá cảnh được thực hiện từ khoảng 2.500 năm về trước. Từ những ao, hồ,
sông, suối lớn, cá được đưa vào những lọ thủy tinh nhỏ, bình thủy tinh cho đến các
bình chứa, hồ chứa và bể kính, càng ngày càng lớn và được trang trí đẹp hơn.
Từ Trung Quốc, cá cảnh được truyền sang các nước Đông Nam Á và đến thế kỷ XVII
nó được đưa sang Châu Âu, Châu Mỹ. Đầu tiên, nghề nuôi cá cảnh là thú vui của giới
thượng lưu quyền quý, dần dần người lao động tìm thấy niềm vui thư giãn tinh thần
sau những giờ lao động mệt nhọc. Bắt đầu từ con cá Diết và cá Chép, đây là những
loài cá được nuôi lâu đời nhất, người ta đã lợi dụng sự đột biến về hình dạng, đẹp về
màu sắc, có giá trị thẫm mỹ cao và được nhiều người ưa chuộng.
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới rất thích hợp để phát triển về nghệ
thuật và kỹ thuật nuôi cá cảnh. Do Việt Nam còn nghèo, có nhiều khó khăn về nguồn
vốn và cơ sở vật chất nên các hình thức nuôi cá cảnh rất hạn hẹp. Hầu hết các loài cá
cảnh được nuôi ở nước ta đều là cá nước ngọt dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn nuôi cá
nước mặn.
Nghề nuôi cá cảnh ở nước ta chỉ được hình thành cách nay khoảng nửa thế kỷ. Trước
1950, tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận, nghề nuôi cá cảnh tập trung đông đảo nhất ở các
chợ Bến Thành, Tân Định, Phú Nhuận, Bà Chiểu. Ngày nay nhiều cửa hàng cá cảnh
được bày bán khắp nơi nhất là các con đường lớn. Các gian hàng cá cảnh trình bày rất
đơn sơ gồm một cái kệ nhỏ và các hàng lọ thủy tinh, lọ nhỏ đựng cá xiêm, cá phướng.
Bên dưới đặt các thau đựng cá tàu, cá Chép Phụng, Chép Nhật Bản, cá Ông Tiên. Bên
cạnh đó là các thau đựng thức ăn cho cá ăn như trùn chỉ, lăng quăng, trứng nước.
Trước 1950, chưa thấy các bể nuôi cá cảnh mà chỉ thấy sau 1955, thời gian này người
Việt Nam bắt đầu vào nghề kinh doanh cá cảnh.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong ba vùng nuôi cá cảnh nổi tiếng
trên thế giới, sự di nhập của nhiều giống cá nước ngoài đẹp và quý hiếm đã đưa nghề
cá cảnh nước ta trở thành nghề đặc trưng mấy chục năm qua.
Ngày nay, do người chơi cá cảnh ngày càng gia tăng, dẫn đến nguồn giống giảm đi
nghiêm trọng nên việc sản xuất nhân tạo là rất cần thiết. Nước ta nhập khẩu và đã cho
sinh sản nhân tạo thành công nhiều loài cá như: cá Tàu, cá Chép Phụng, Chép Nhật
Bản, cá Chép phụng (Chép vẩy rồng, Koi bướm, Chép Nhật đuôi bướm, Chép vẩy
2dài)…nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho người chơi cá cảnh. Qua đó việc tìm
hiểu về kỹ thuật nuôi cũng góp phần quan trọng không kém nhằm tìm ra loại thức ăn
thích hợp để cá sinh trưởng, phát triển tốt và có màu sắc đẹp.
Với khí hậu nhiệt đới quanh năm ấm áp và chủng loại phong phú nên nghề nuôi cá
cảnh nước ta sẽ mở ra một triển vọng to lớn. Trước mắt cung cấp cho thị trường trong
nước và kế đến là hướng đến xuất khẩu. Trên thị trường cá cảnh rất đa dạng và phong
phú về chủng loại và giá cả như họ cá Rồng giá rất cao, cá Dĩa thì vài trăm ngàn, cá
La Hán và các loài cá Beo giá cả bất ổn định. Trong đó, cá Chép Phụng giá cả trung
bình dễ dàng cho mọi tầng lớp nuôi, nhưng với người nuôi chưa nắm được đặc điểm
về chủng loại này nên có một số hộ nuôi không đạt hiệu quả. Do đó, đề tài “Ảnh
hưởng của một số loài thức ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống cá Chép Phụng
giai đoạn 7 ngày tuổi (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758)” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra được loại thức ăn tốt nhất cho sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép Phụng
ở giai đoạn từ 7 ngày tuổi đến một tháng tuổi.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh ảnh hưởng của 3 loại thức ăn (trùn chỉ, thức ăn công nghiệp và tép) lên sự
sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép Phụng.
3PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1Đặc điểm sinh học của Chép Phụng
2.1.1 Phân loại
Theo Vũ Cẩm Lương (2008), cá Chép Phụng có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758.
Tên tiếng Việt: cá Chép Phụng, Koi Bướm, Chép Nhật đuôi Bướm, Chép vây dài,
Chép vẩy Rồng.
Tên tiếng Anh: Butterfly Koi, Longfin Koi, Dragon carp.
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá Chép Phụng
42.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá Chép Phụng dạng hình cá Chép với các đôi râu, miệng dài và các đôi vây dài. Mặc
dù không công nhận là dạng cá Chép Phụng chuẩn (đây là sản phẩm lai tạo). Nhưng
như cá Chép Phụng cũng đa dạng về màu sắc và kiểu vẩy (Vũ Cẩm Lương, 2008).
2.1.3 Phân bố
Cá Chép Phụng phân bố rộng khắp các nước trên Thế Giới. Cá Chép Phụng sống ở
nước ngọt và cũng sống ở nước lợ có nồng độ muối thấp, cá Chép Phụng chỉ điều
chỉnh ở áp suất thẩm thấu trong thời gian ngắn khi di chuyển đến vùng nuớc lợ cao
hơn 13%. Cá Chép Phụng có khả năng thích nghi cao. Chúng có thể sống bình thường
ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau: ruộng lúa, mương, vườn, sông, hồ…
2.1.4 Sự thích nghi với môi trường sống
Cá Chép Phụng thuộc loài rộng nhiệt, chúng sống ở các lớp nước bên dưới các lớp
nước đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu, nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho cá từ 20 - 28 oC, ở vùng nhiệt độ dưới 12 oC cá
chậm lớn, ít ăn và dưới 5 oC cá ngừng bắt mồi. Độ pH thích hợp cho cá là từ 7 - 8,
nhưng cá có thể sống được ở pH từ 6 – 8,5. Cá có thể sống được ở ao nước tĩnh có
hàm lượng oxy thấp hay ở sông nơi có dòng nước chảy thường xuyên. NH3 < 1 ppm,
độ trong 30 - 40 cm, cá Chép phụng phân bố cả 3 tầng nước ( Dương Nhựt Long,
2003).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chép Phụng thuộc loại cá sống ở tầng đáy, thức ăn là các động vật đáy, mùn bã
hữu cơ, ấu trùng, côn trùng, thủy sinh vật, và các loại mần non thực vật. Ngoài ra, trên
thị trường còn có nhiều loại thức ăn viên dành cho cá Chép Phụng.
Cá Chép Phụng thích di chuyển thành đàn, cá thích hợp với không gian rộng, nước
chảy nhẹ hoặc yên tĩnh, đáy ao có mùn bã thực vật. (Vũ Cẩm Lương, 2008).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 1 - 2 tháng ương cá đạt 3 - 4 cm, sau 6 - 8 tháng
cá đạt 20 - 30 cm.(
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: cá Chép Phụng nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm (nếu
thức ăn đầy đủ cá thành thục sau 8 - 10 tháng ). Cá đẻ tự nhiên trong môi trường sống
nếu có đủ các điều kiện sau:
+ Có cá đực và cá cái thành thục
5+ Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ
Mỗi cá thể có thể đẻ nhiều lần trong năm, mùa sinh sản của cá Chép Phụng ở ĐBSCL
tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 - 29 oC. Tuy
nhiên, cá Chép Phụng có thể sinh sản được quanh năm nếu có sự điều khiển của con
người. Trứng cá Chép Phụng sau khi đẻ ra được cá đực thụ tinh và dính chặt vào giá
thể trong nước. (Dương Nhựt Long, 2003).
Cách phân biệt đực và cái ở cá Chép Phụng.
+ Cá cái lỗ sinh dục lồi .
+ Cá đực lỗ sinh dục lõm, vuốt nhẹ có sẹ trắng .
2.2 Các loại thức ăn được sử dụng trong quá trình ương nuôi
Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp
thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể (Trần
Thị Thanh Hiền, 2004).
Vì vậy nên phối hợp nhiều loại thức ăn để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng
được nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi. Thức ăn được chia thành các nhóm sau:
- Thức ăn giàu chất đạm (Protid).
- Thức ăn giàu chất béo (Lipid).
- Thức ăn giàu tinh bột (Glucid).
- Thức ăn cung cấp chất khoáng và vitamin.
Do đó, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi được phát triển tốt thì ta
phải biết được hàm lượng, cũng như thành phần dinh dưỡng tồn tại trong thức ăn mà
ta cho đối tượng nuôi ăn.
2.2.1 Trùn chỉ
Ngành: Annalidae
Lớp: Oligochaeta
Bộ: Tubificidae
Loài: Tubifex
Trùn chỉ là động vật đáy thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta), sống ở nơi có dòng
chảy, nhiều chất hữu cơ dơ bẩn. Thân có hình ống, màu đỏ, dài 1,5 - 3 cm, đường kính
0,1 - 0,3 mm. Trùn chỉ sống thành từng “nùi” tại những nơi ao tù nước đọng, có khi
còn gặp chúng sống ở đáy sông, tìm ăn những chất hữu cơ thối rữa trong lớp bùn đất.
6Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích theo phần trăm khối lượng tươi là
đạm 8,62%, béo 2%, vật chất khô 13,46%, năng lượng 0,5 - 0,7 Kcal. Nếu tính theo
phần trăm trọng lượng khô thì có giá trị dinh dưỡng rất cao (protein 56,67%, glucid
10%, lipid 5%, tro 9,17%).
Vì trùn chỉ sống ở môi trường đáy bùn dơ bẩn nên trước khi cho cá ăn ta cần phải làm
sạch bằng cách xử lý trong dung dịch muối loãng (9 ppt). Tuy nhiên, cách làm này sẽ
không hiệu quả nếu số lượng trùn quá lớn. Hơn nữa, do chúng tụ thành đám nên khó
tách ra khỏi chất bẩn. Trùn chỉ có thể được làm sạch bằng cách giữ trong điều kiện
nước chảy nhẹ liên tục. Khi cho cá ăn tùy thuộc vào đặc tính của cá, có thể cho xuống
đáy bể hoặc tát đều trên mặt nước. Thức ăn là trùn chỉ nếu dư sẽ không làm dơ môi
trường nuôi, chúng sẽ tập trung thành đám trên nền đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá.
Trùn chỉ vẫn còn sống ngay cả khi nhiệt độ nước còn 21,5 oC nên chúng là thức ăn lý
tưởng cho cá vào mùa đông. Có thể giữ trong điều kiện nước chảy nhẹ liên tục hoặc
cho vào một vật chứa bằng phẳng để bảo quản sống trùn chỉ, cho một ít nước vào cho
ngang với bề dày của trùn, để nơi mát, ngày thay nước 2 lần.
2.2.2 Tép
Giá trị dinh dưỡng của tôm, tép khá cao. Trong các loài giáp xác, tôm đồng và tép gạo
là 2 loại giáp xác rẽ tiền và có sản lượng cao ở ĐBSCL. Protid của tôm là loại protid
quí, có đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể như: 8,5g lysin; 3,4g methionin; 1g
tryptophan; 4,5g phenylalanin; 4,1g threonin; 5,1g valin; 8,5g leucin; 5,3g isoleucin;
9,4g arginin; 2,2g histidin (Nuyễn Thanh Hùng, 2008).
2.2.3 Thức ăn viên
Thức ăn công nghiệp thường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: đạm,
lipid, đường, vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu sinh trưởng tối ưu cho cá nuôi.
Hầu hết các loại thức ăn chế biến hiện nay nông dân sử dụng đều thuộc loại thức ăn
này. Hàm lượng protein thường chiếm 18 - 50%, chất béo 10 - 25%, đường 15 - 20%,
tro nhỏ hơn 8,5%, độ ẩm nhỏ hơn 10 - 11% ngoài ra còn bổ sung thêm vitamin và
khoáng chất. Cá nuôi trong điều kiện thâm canh mật độ cao đòi hỏi thức ăn có chất
lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh. Thức
ăn bổ sung cung cấp một phần dinh dưỡng cho cá, bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn thức
ăn tự nhiên (thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, ấu trùng côn trùng, mùn
bã hữu cơ…). Thức ăn bổ sung thông thường không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
theo nhu cầu của cá mà chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng mà từ nguồn thức ăn tự
nhiên cá nuôi thiếu hụt, thông thường là protein, chất béo và đường.
72.3 Các loài cá thuộc Bộ và Họ cá chép
Cá Chép Koi cũng như cá Chép phụng và có tên khoa học là Cyprinus Carpio. Cá
Chép phụng màu có nguồn gốc từ cá Chép phụng hoang dại. Ở Nhật Bản, cá Chép
phụng hoang dại gọi là “Koi” và được dùng cho tất cả cá Chép Phụng hoang dại và cá
Chép phụng màu. Hiện nay Nhật Bản có một từ đặc biệt để gọi cá hoang dại là
“Magoi”. Chép màu và con lai Magoi gọi là Koi. Những con Chép Koi này được lai
tạo để tạo nên những dạng màu sắc khác nhau gọi là “Nishi Kigoi”. Nhiều người Nhật
Bản dùng từ Koi để chỉ cá Chép Phụng hoang dại. Tuy nhiên, từ Koi có nghĩa thứ hai.
Koi được thế giới công nhận dùng để chỉ cá Chép Phụng màu, còn Nhật Bản gọi là
“Nishi Kigoi”.
Tất cả có hàng trăm vạn cá Koi có màu sắc khác nhau nhưng đều có tên khoa học là
Cyprinus Carpio. Ghi nhận đầu tiên cá Chép Phụng xuất hiện ở Nhật Bản vào thời
điểm mốc của công nguyên (Chúa giáng sinh) cách đây khoảng 2.000 năm. Không có
ghi nhận từ đột biến về màu sắc từ cá Chép Phụng hoang dại ở Nhật Bản. Nhưng chắc
chắn rằng chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc (Bùi Minh Tâm và ctv, 2005).
2.4 Chất lượng nước đặc biệt cho cá Chép Phụng
2.4.1 Nhiệt độ
Cá Koi là một loài cá có khả năng chịu nhiệt độ tốt nó có khả năng sống trong môi
trường nhiệt độ 2 - 30 oC thích hợp < 26 oC. Ở Nhật Bản, mùa đông ngắn nên ít gặp
khó khăn hơn là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến
nhiệt đô nước nhất là vào mùa đông. Mặc khác, hầu hết cá Chép Phụng được nuôi
trong bể xi măng hay ao đất nên giữ nhiệt độ ao nuôi rất khó. Trong ao nuôi cần phải
trang bị hệ thống nâng nhiệt cho ao nuôi cá. Một số nơi để chống lạnh, ao nuôi cần
phải phủ bạc, phủ lục bình hay bèo.
2.4.2 pH
Thang pH được chia từ 0 - 14. Nước trung bình có pH = 7. Nước mang tính axít có pH
7. Đối với ao nuôi cá Chép Phụng giá trị pH từ trung tính
đến kiềm nhẹ (Bùi Minh Tâm và ctv, 2005).
2.4.3 Ammonia, Nitrite và Nitrate
Nồng đô của ba chất này trong nước là chất chỉ thị chủ yếu của chất lượng nước.
Ammonia là một chất khí độc đối với cá sinh ra từ sự phận hủy các vật chất hữu cơ.
Nồng độ gây chết của Ammonia từ 0,2 - 0,5 mg/l, Nitrite 0,15 mg/l và Nitrate 500
mg/l.
82.5 Thức ăn
Thức ăn của cá Koi phụ thuộc và các yếu tố khác nhau như đạm, tinh bột, chất béo,
vitamine và khoáng.. Dạng thức ăn, chất lượng và kích cỡ thức ăn thay đổi tùy thuộc
vào kích cỡ cá. Vấn đề lớn của thức ăn cho cá Chép Phụng là phụ thuộc vào ngũ cốc
với các thành phần khác nhau được đưa vào để tạo màu cho cá và giúp cho cá tiêu hóa
tốt. Chọn kích cỡ thức ăn cho cá phải nhỏ hơn kích cỡ của miệng. Hầu hết thức ăn cho
cá Chép Phụng thuộc hai dạng là dạng nổi và dạng chìm. Chép Phụng là một loài cá
ăn đáy nên tốt nhất thức ăn cho cá là dạng chìm. Tốt nhất nên cho cá ăn vừa đủ nghĩa
là sau 5 phút cá sẽ ăn hết. Thường cho cá ăn khoảng 5% trọng lựng thân với kích cỡ
15 - 20 cm. Cá lớn hơn 15 cm thì cho ăn giảm lại khoảng 2% trọng lượng thân. Vào
mùa đông nên cung cấp thêm mầm lúa mì để cung cấp năng lượng cho cá. Ngoài ra,
mầm lúa mì còn là nguồn Vitamine E giúp cá thành thục sinh dục tốt.
2.6 Sinh sản và ương nuôi
Cá Chép Phụng là giống như các loài cá Chép khác, là loài đẻ trứng dính vào giá thể.
Trong tự nhiên, giá thể của chúng là thực vật thủy sinh, rong. Trong điều kiện nuôi ở
các trại cá, rễ lục bình, rong đuôi chồn, các sợi bằng nhựa là những giá thể tốt. Tỷ lệ
cá đực cái là 1:1 hay là 1,5:1. Có thể tạo mưa nhân tạo để kích thích cá đẻ, não thùy
thể là kích dục tố để kích thích cá đẻ với liều lựơng là 5 - 6 mg/kg cá cái. Ngoài ra, có
thể dùng Ovaprim với liều luợng 0,5 ml/kg. Sau khi cá đẻ xong thì tách cá bố mẹ ra
khỏi trứng và ấp trứng. Bởi ấp trứng cần xử lý Methylene Blue 5 ppm. Ở nhiệt độ từ
26 - 28 oC sau 36 - 8 giờ thì trứng nở. Sau khoảng 3 ngày cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài.
Lúc này cho cá ăn Moina, luân trùng. Sau đó cho cá ăn thức ăn trùn chỉ (Bùi Minh
Tâm, 2007).
2.7 Tình hình sản xuất (nghiên cứu ) cá cảnh ở việt nam
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho việc nuôi và phát triển
cá cảnh. Với lợi thế nhiều sông ngòi, kênh, rạch, nơi đây cung cấp nguồn thức ăn dồi
dào cho nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh. Hình thành nghề nuôi từ trước những năm
1940, với bề dày lịch sử phát triển khá dày so với một số nước trong khu vực Đông
Nam Á, với những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu và bề dày phát triển như
vậy, nghề nuôi cá cảnh của Việt Nam đã vượt xa hơn các nước trong cùng khu vực.
Nhưng, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh đến thời điểm hiện nay vẫn còn hạn chế.
Riêng về phần kỹ thuật nuôi, tuy nghệ nhân trong nghề khá nhiều, nhưng do đặ thù
truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối )nên cho đến nay nghề nuôi vẩn còn những
hạn chế rất lớc. Nhiều loại cá hiện nay, đươcj nhập về nuôi rất thành công, trong số đó
có những loại chúng ta chủ động sinh sản, gây giống tại chổ, chủ động về thị trường.
9Như vậy, những khó khăn được xem là những hạn chế rất lớn về mặt kỹ thuật đối với
người nuôi cá cảnh hiện nay. Trước hết là nguồn nước, tuy cá cảnh có thể sống và
phát triển trong nhiều nguồn nước khác nhau như nước sông, nước giếng, nước máy,
nước mưa, nhưng hầu như chưa có mô hình nào quan tâm đến các yếu tố môi truờng
của từng nguồn nước. Các thông số như độ phèn (pH), hàm lượng oxy (O2) độ cứng
(CaCO3), độ kiềm (Alkalinity), hàm lượng các chất khí như Amoniac (NH3), Sulfyde-
Hydrogen (H2S), Nitrite (NO2), hệ đệm Bicarbonac (CO32-, HCO32-)…..và giải quyết
theo chúng theo hướng chủ động. Nên trong quá trình nuôi, khi hệ đệm, độ cứng, độ
kiềm bất ổn, hàm lượng Acid( H+) tăng cao, hoặc giảm thấp là cho độ pH cũng biến
động lớn theo chiều tăng lên hoặc giảm xuống, gây sốc cho cá nuôi.
Vấn đề thứ 2 đó là nguồn giống, hầu hết các loài cá cảnh hiện nay có mặt tại Việt
Nam đều được lai tạo hạn hẹp ở nhà, phạm vi nhỏ, chưa được trao đổi qua lại, bị động
trong việc cải thiện nguồn gốc và chất lượng giống. Vấn đề lai gần, tạp giao rất
thường xảy ra, làm phát sinh hiện tượng cận huyết, dẫn đến thế hệ con bị dị hình, màu
sắc xấu, tốn nhiều thức ăn nhưng chậm lớn kéo dài thời gian nuôi. Cá luôn có hiện
tương phân đàn rất lớn, sức đề kháng kém, kiểu dáng mất dần vẻ đặc sắc.
Mặc dù hiện tại, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh tại Thành Phố có những thận lợi về
mặt chủ động các nguồn thức ăn, nhưng các mô hình nuôi cá cảnh hiện nay vẫn cho cá
ăn theo kiểu ước chừng, chưa quan tâm đến chất lượng, thành phần, loại của thức ăn,
chưa quan tâm đến các yếu tố như môi trường nước thời điểm cho ăn, tuổi cá, thời
gian nuôi, thời tiết khí hậu, tình trạng và sức khỏe cá nuôi và đặc tính sinh học của
từng loài cá.
2.8 Tình hình nuôi cá Chép Phụng ở Cần Thơ
Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, nơi có ngành thủy sản đứng đầu cả vùng, trong đó
ngành cá cảnh không kém phần hấp dẫn. Hiện nay, có những cửa hàng bán cá cảnh
với quy mô vừa và lớn như cửa hàng cá cảnh Tèo, cửa hàng cá cảnh 3 Thôm nhằm
đáp ứng nhu cầu chơi cá cảnh ngày càng lớn của người dân. Từ người già đến trẻ em,
từ người dân thành thị đến người dân nông thôn ai đều có thể nuôi cá cảnh được.
Người lớn thì nuôi những loài cá cảnh đắc tiền như cá Rồng, cá La Hán, cá Dĩa, trẻ
em thì thích chơi các loại cá như cá Lia Thia Xiêm, cá Bảy Màu, cá Kiếm để giải trí.
10
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thông qua thí nghiệm cho cá ăn
bằng những loại thức ăn khác nhau.
Theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, NH3.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn cá Chép Phụng bột do Khoa Thủy sản - Đại Học Cần Thơ cung cấp.
Thức ăn cho cá: trùn chỉ, trứng nước, tép.
Dụng cụ trong trại như thùng xốp, cân, máy sục khí.
Bộ test kiểm tra môi trường: pH, NH3, nhiệt kế.
Thuốc hóa chất sử dụng: muối ăn, tetracyline, thuốc tím.
Các dụng cụ cần thiết khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trong hai tháng, cá bột được bố trí trong các thùng xốp với
thể tích là 52 x 38 x 31 cm, mật độ ương 30 con/thùng với 3 lần lặp lại
Nghiệm thức 1: trùn chỉ
Nghiệm thức 2: thức ăn viên
Nghiệm thức 3: tép
Cho cá ăn ngày 2 lần, sáng (8 - 9h) và chiều (16 - 17h)
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn viên
Hàm lượng đạm 38%
Chất béo 5%
Chất tro 10%
Chất sơ 14%
Độ ẩm 10 -11% và các thành phần khác
Các chất cần thiết khác để cộng lại đủ 100%
Giá trị dinh dưỡng 100g tôm đồng (tôm thịt) tươi:
11
Nước 76,9g
Protid 18,4g
Lipid 1,8g
Canxi 1.120 mg
Phospho 150 mg
(
Cách cho ăn
Trùn chỉ và tép phải tươi sống, thức ăn viên không được ẩm ướt hoặc mốc.
Trùn chỉ rửa muối sau đó phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
Tép lột vỏ ngâm nước muối sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tép băm nhỏ để
vừa kích cỡ miệng cá.
Tùy theo từng giai đoạn của cá mà cho từng loại thức ăn phù hợp với cỡ miệng
cá.
Hình 3.1: Thức ăn viên
12
Hình 3.2: Thức ăn trùn chỉ
Hình 3.3: Thức ăn tép
Hình 3.4: Hệ thống bể thí nghiệm
13
Hình 3.5: Test pH (Việt Nam)
Hình 3.6: Test NH3 (Sera)
3.4 Các chỉ tiêu môi trường
Môi trường
+ Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế ngày 2 lần: 7h sáng và 14h chiều
+ pH sử dụng bộ test đo Việt Nam, 3 ngày đo 2 lần sáng 8h và 14h chiều
14
+ NH3 sử dụng bộ test đo SERA (Đức), 3 ngày đo 1 lần (10h sáng).
3.5 Các chỉ tiêu tăng trưởng
+ Định kỳ 10 ngày kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá một lần.
+ Kiểm tra ngẫu nhiên 5 con/thùng.
+ Kiểm tra chiều dài bằng thước đo.
Tổng số cá thu được
Tỉ lệ sống (%) = -------------------------------- x 100
Tổng số cá thả
Wc – Wđ
Tốc độ tăng trọng theo ngày (g/ngày) = -------------------
T
Wđ: Trọng lượng đầu
Wc: Trọng lượng cuối
T: Khoảng thời gian giữa trọng lượng cuối và đầu
Thức ăn sử dụng (g)
Hệ số thức ăn (FCR) = ---------------------------------------------
Khối lượng gia tăng (g)
Chiều dài đuôi: H (cm) = L – Lo
L: Chiều dài cuối
Lo: Chiều dài đầu
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích trên phần mềm Excel và SPSS 11.5
15
PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình của 3 nghiệm thức gần bằng 28 oC, cá hoạt động bình thường.
Khoảng nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm ±2 oC không ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của cá. Nhiệt độ buổi chiều có khi xuống 27 oC do có bữa trời giảm nắng và cá
vẫn bắt mồi tốt, không có hiện tượng cá ít ăn hoặc bỏ ăn vì cá Chép Phụng là loài rộng
nhiệt, đây là nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng và phát triển.
Bảng 4.1: Sự biến động nhiệt độ trong các thí nghiệm
Nghiệm thức Nhiệt độ sáng chiều (oC)
I 27,2a ± 0,8
II 27,3
2 ± 0,9
III 27,2
a ± 0,8
Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trong 3 nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, cả 3 nghiệm thức có nhiệt độ nằm trong khoảng tương đối thích hợp (27 oC)
cho sự phát triển của hầu hết các loài thủy sản ở ĐBSCL (Phạm Minh Thành và ctv,
2009). Điều này cho thấy nhiệt độ trong thí nghiệm không có sự tác động lớn đến sự
khác biệt của các nghiệm thức.
4.1.2 pH
Bảng 4.2: Sự biến động pH trong thí nghiệm
Nghiệm thức pH sáng chiều
I 7,8a ± 0,4
II 7,9
a ± 0,3
III 8
a ± 0,4
16
Qua bảng 4.2 cho thấy giá trị pH trong 3 bể nuôi dao động không lớn, do đó cá hoạt
động bình thường. Lúc đầu trong quá trình nuôi thí nghiệm thì màu nước xanh do tảo
phát triển, sau đó màu nước chuyển sang màu vàng là do tảo tàng, nhưng pH không
tăng, màu nước như vậy không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Khoảng pH thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 7,5 - 8,5. Đa số các loài cá nuôi có
thể chịu đựng giới hạn pH từ 6,5 – 9, pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của thủy sinh vật, pH lúc đầu tăng là do quản lý chăm sóc
chưa tốt. Giá trị pH ở 3 nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, điều
này cho thấy pH không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự khác biệt của 3 nghiệm
thức trong thí nghiệm so sánh các loại thức ăn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chép Phụng.
4.2 Kết quả về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống trong các nghiệm thức
4.2.1 Kết quả về sự tăng trưởng
Bảng 4.3: Tăng trưởng chiều dài trọng lượng của cá
Nghiệm thức Chiều dài (cm) Trọng lượng (g)
I 1a ± 0,8 0,15a ± 0,13
II 1,7
b ± 1,1 0,29b ± 0,22
III 1,2
a ± 0,9 0,22b ± 0,18
Từ bảng số liệu cho thấy chiều dài của cá sau khi kết thúc 1 tháng có sự khác biệt rõ,
giữa nghiệm thức III và nghiệm thức I có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trọng
lượng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt chiều dài, có thể do
quá trình đo chiều dài không được chính xác vì thước đo không được chuẩn hóa như
những dụng cụ đo đạc trong phòng thí nghiệm nên nhìn cảm quan bằng mắt không
được chính xác. Tuy nhiên, giữa nghiệm thức II và nghiệm thức I có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) về chiều dài và trọng lượng. Giá trị chiều dài và trọng lượng
cao nhất tương ứng là 1,7 cm và 0,29g (nghiệm thức II), thấp nhất là nghiệm thức I (1
cm; 0,15g).
17
4.2.2 Kết quả và tỷ lệ sống
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của Chép Phụng qua 3 nghiệm thức
Nghiệm thức Số lượng cá thả
(con)
Số lượng cá thu
hoạch (con)
Tỷ lệ sống (%)
I (Tép) 30 28 93,33
II (Trùn chỉ) 30 27 90
III (Tacn) 30 29 96,66
Quan bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ sống của nghiệm thức trùn chỉ là thấp nhất 90%, kế
đến là nghiệm thức tép 93,33% và cao nhất là nghiệm thức thức ăn công nghiệp
96,66%. Tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức cũng tương đương nhau, trong đó tỷ lệ sống
cao nhất là nghiệm thức của thức ăn công nghiệp là do thức ăn có chứa dầy đủ thành
phần cần thiết cho cá.
4.3 Đánh giá vẻ đẹp và màu sắc của cá Chép Phụng
Cá càng lớn thì các vi ngực, vi bụng, vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi càng dài ra, các
vẩy trên cơ thể có màu ánh kim sáng lấp lánh và các vẩy sắp xếp như một hình dạng
cá vẩy rồng.
86
88
90
92
94
96
98
I
Nghiệm thức
Tép
Trùn chỉ
Thức ăn công nghiệp
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sống của cá Chép Phụng
I II III
18
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Nhiệt độ buổi sáng dao động từ 26 - 28 oC, buổi chiều dao động từ 27 - 29,5 oC,
cá hoạt động bình thường.
pH trong bể dao động từ 7 - 8, phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá.
Thức ăn công nghiệp và tép là 2 loại thức ăn giúp cá phát triển nhanh về chiều
dài và trọng lượng, màu sắc của cá sáng hơn so với thức ăn trùn chỉ.
Sử dụng thức ăn công nghiệp để ương cá Chép Phụng sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn
so với thức ăn là Tép và Trùn chỉ.
5.2 Đề xuất
Hạn chế vớt cá để tránh xây xát các vi và vẩy của cá.
Cơ sở thí nghiệm nên rộng diện tích để bố trí thí nghiệm tốt hơn.
Cần trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra điều kiện môi trường bằng máy để có
độ chính xác cao hơn.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Tâm và La Mỹ Lan, 2005. Nghiên cứu ương nuôi cá Chép Phụng.
Tạp chí khoa học cá cảnh HCM.
2. Hà Thiện Thuyên, 2006. Nghệ thuật nuôi cá cảnh. NXB Lao Động - Xã Hội.
532 trang.
3. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. NXBNN.Hà Nội.
4. Trần Thị Thanh Hiền, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Đại học Cần Thơ.
132 trang. NXB Nông Nghiệp.
5. Việt chương và Nguyễn Sô, 2009. Kỹ thuật nuôi và kinh doanh cá kiểng. Nhà
xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 98 trang.
6. Vĩnh Khang, 2007. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loại cá đẹp. Nhà xuất bản
Thanh Niên.
7. Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt. NXB Nông nghiệp TP.HCM
20
PHỤ LỤC
Bảng 1: Sự biến động của nhiệt độ trong các thí nghiệm tép
Ngày Thời gian NT1(T)
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
4/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27 27 27
5/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27 27 27
6/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
7/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
8/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
9/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
10/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
11/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
12/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
21
Chiều 27,5 27,5 27,5
13/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
14/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
15/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 28,5 28,5 28,5
16/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 27,5 27,5 27,5
17/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
18/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
19/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
20/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 28,5 28,5 28,5
21/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
22/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27 27 27
23/3/2010 Sáng 26 26 26
22
Chiều 28 28 28
24/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
25/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
26/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
27/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
28/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
29/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
30/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
31/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
1/4/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
2/4/2010 Sáng 28 28 28
Chiều 28,5 28,5 28,5
3/4/2010 Sáng 28 28 28
23
Chiều 29,5 29,5 29,5
4/4/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
5/4/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 29 29 29
Bảng 2 : Sự biến động của nhiệt độ trong các thí nghiệm trùn chỉ
Ngày Thời gian NT2(TC)
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27 27 27
4/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
5/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
6/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
7/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
8/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
9/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
24
10/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27 27 27
11/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
12/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
13/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
14/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
15/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
16/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
17/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
18/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 28 28 28
19/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27 27 27
20/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
25
21/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 28,5 28,5 28,5
22/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
23/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
24/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
25/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
26/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
27/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
28/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
29/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
30/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
31/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
26
1/4/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
2/4/2010 Sáng 29 29 29
Chiều 30 30 30
3/4/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 29 29 29
4/4/2010 Sáng 28 28 28
Chiều 28 28 28
5/4/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 29,5 29,5 29,5
Bảng 3: Sự biến động của nhiệt độ trong các thí nghiệm thức ăn viên
Ngày Thời gian NT3(TACN)
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
4/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
5/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
6/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
7/3/2010 Sáng 27 27 27
27
Chiều 28,5 28,5 28,5
8/3/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 27,5 27,5 27,5
9/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
10/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
11/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
12/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
13/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
14/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27 27 27
15/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
16/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27 27 27
17/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 27,5 27,5 27,5
18/3/2010 Sáng 26 26 26
28
Chiều 27,5 27,5 27,5
19/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 27,5 27,5 27,5
20/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
21/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
22/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
23/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
24/3/2010 Sáng 26 26 26
Chiều 28 28 28
25/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
26/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28 28 28
27/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
28/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
Chiều 28 28 28
29/3/2010 Sáng 27,5 27,5 27,5
29
Chiều 28 28 28
30/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
31/3/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
1/4/2010 Sáng 26,5 26,5 26,5
Chiều 28,5 28,5 28,5
2/4/2010 Sáng 28 28 28
Chiều 28,5 28,5 28,5
3/4/2010 Sáng 28 28 28
Chiều 30 30 30
4/4/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 27,5 27,5 27,5
5/4/2010 Sáng 27 27 27
Chiều 28,5 28,5 28,5
Bảng 4: Sự biến động của pH trong các thí nghiệm tép
Ngày Thời gian NT1(T)
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,7 7,7 7,7
4/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
30
5/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 7,7 7,7 7,7
6/3/2010 Sáng 7,8 7,8 7,8
Chiều 8,5 8,5 8,5
7/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,4 8,4 8,4
8/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
9/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,3 8,3 8,3
10/3/2010 Sáng 8,1 8,1 8,1
Chiều 8,4 8,4 8,4
11/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
12/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
13/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
14/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 7,9 7,9 7,9
15/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
31
16/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 8 8 8
17/3/2010 Sáng 6,9 6,9 6,9
Chiều 7,5 7,5 7,5
18/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 7,5 7,5 7,5
19/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,2 8,2 8,2
20/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8 8 8
21/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8 8 8
22/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 8 8 8
23/3/2010 Sáng 7,4 7,4 7,4
Chiều 8 8 8
24/3/2010 Sáng 7,1 7,1 7,1
Chiều 7,5 7,5 7,5
25/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 7,9 7,9 7,9
26/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8 8 8
32
27/3/2010 Sáng 7,1 7,1 7,1
Chiều 8 8 8
28/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,3 8,3 8,3
29/3/2010 Sáng 7,2 7,2 7,2
Chiều 8,3 8,3 8,3
30/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8 8 8
31/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,1 8,1 8,1
1/4/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,1 8,1 8,1
2/4/2010 Sáng 8,2 8,2 8,2
Chiều 8,2 8,2 8,2
3/4/2010 Sáng 8,5 8,5 8,5
Chiều 8,7 8,7 8,7
4/4/2010 Sáng 8,1 8,1 8,1
Chiều 8,2 8,2 8,2
5/4/2010 Sáng 8,3 8,3 8,3
Chiều 8,3 8,3 8,3
Bảng 5: Sự biến động của pH trong các thí nghiệm Trùn chỉ
Ngày Thời gian NT1(TC)
33
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 7,44 7,44 7,44
Chiều 7,6 7,6 7,6
4/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 8 8 8
5/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
6/3/2010 Sáng 8,1 8,1 8,1
Chiều 8,3 8,3 8,3
7/3/2010 Sáng 8,2 8,2 8,2
Chiều 8,7 8,7 8,7
8/3/2010 Sáng 8,3 8,3 8,3
Chiều 8,5 8,5 8,5
9/3/2010 Sáng 7,2 7,2 7,2
Chiều 7,9 7,9 7,9
10/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
11/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
12/3/2010 Sáng 8,1 8,1 8,1
Chiều 8,2 8,2 8,2
13/3/2010 Sáng 8 8 8
34
Chiều 8,3 8,3 8,3
14/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 7,9 7,9 7,9
15/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 8 8 8
16/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
17/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8,2 8,2 8,2
18/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 7,5 7,5 7,5
19/3/2010 Sáng 8,2 8,2 8,2
Chiều 8,3 8,3 8,3
20/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
21/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8 8 8
22/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
23/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
24/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
35
Chiều 8 8 8
25/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,5 8,5 8,5
26/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,2 8,2 8,2
27/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
28/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,3 8,3 8,3
29/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
30/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,3 8,3 8,3
31/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 8,5 8,5 8,5
1/4/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,3 8,3 8,3
2/4/2010 Sáng 8,5 8,5 8,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
3/4/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,3 8,3 8,3
4/4/2010 Sáng 8 8 8
36
Chiều 8,4 8,4 8,4
5/4/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
Bảng 6: Sự biến động của pH trong các thí nghiệm Thức ăn công nghiệp
Ngày Thời gian NT1(TACN)
Bể 1 Bể 2 Bể 3
3/3/2010 Sáng 7,6 7,6 7,6
Chiều 7,8 7,8 7,8
4/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
5/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8,2 8,2 8,2
6/3/2010 Sáng 8,5 8,5 8,5
Chiều 8,7 8,7 8,7
7/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8,1 8,1 8,1
8/3/2010 Sáng 8,3 8,3 8,3
Chiều 8,7 8,7 8,7
9/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
10/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 7,9 7,9 7,9
37
11/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8,5 8,5 8,5
12/3/2010 Sáng 8,6 8,6 8,6
Chiều 8,7 8,7 8,7
13/3/2010 Sáng 8,2 8,2 8,2
Chiều 8,3 8,3 8,3
14/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 7,9 7,9 7,9
15/3/2010 Sáng 8,1 8,1 8,1
Chiều 8 8 8
16/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
17/3/2010 Sáng 6,9 6,9 6,9
Chiều 8,5 8,5 8,5
18/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,4 8,4 8,4
19/3/2010 Sáng 8,3 8,3 8,3
Chiều 8,5 8,5 8,5
20/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 8,4 8,4 8,4
21/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,5 8,5 8,5
38
22/3/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,3 8,3 8,3
23/3/2010 Sáng 7 7 7
Chiều 8,4 8,4 8,4
24/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8 8 8
25/3/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,5 8,5 8,5
26/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,2 8,2 8,2
27/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
28/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,3 8,3 8,3
29/3/2010 Sáng 7,9 7,9 7,9
Chiều 8 8 8
30/3/2010 Sáng 7,5 7,5 7,5
Chiều 8,3 8,3 8,3
31/3/2010 Sáng 7,7 7,7 7,7
Chiều 8,5 8,5 8,5
1/4/2010 Sáng 7,3 7,3 7,3
Chiều 8,3 8,3 8,3
39
2/4/2010 Sáng 8,5 8,5 8,5
Chiều 8,1 8,1 8,1
3/4/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,3 8,3 8,3
4/4/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,4 8,4 8,4
5/4/2010 Sáng 8 8 8
Chiều 8,1 8,1 8,1
40
Bảng 7: Chiều dài trọng lượng
Tép Trùn chỉ Thức ăn công nghiệp
L W L W L W
0,22 0,02 0,16 0,02 0,2 0,03
0,1 0,015 0,2 0,04 0,13 0,01
0,1 0,02 0,17 0,015 0,2 0,03
0,2 0,022 0,14 0,03 0,1 0,02
0,1 0,01 0,2 0,02 0,16 0,04
0,20 0,02 0,18 0,03 0,18 0,02
0,18 0,025 0,15 0,02 0,15 0,015
0,15 0,01 0,17 0,022 0,19 0,02
0,15 0,02 0,21 0,08 0,15 0,015
0,22 0,025 0,19 0,09 0,17 0,02
0,54 0,09 1,2 0,16 1,1 0,18
0,42 0,04 0,87 0,14 0,3 0,05
0,44 0,08 1,6 0,20 0,7 0,14
0,38 0,05 1,9 0,28 0,56 0,09
0,41 0,06 1,5 0,19 0,7 0,11
0,29 0,04 1,6 0,21 1 0,15
0,37 0,06 1,4 0,15 0,57 0,14
0,4 0,05 1,7 0,20 0,8 0,15
0,42 0,04 1,3 0,24 0,71 0,12
0,39 0,04 1 0,17 0,70 0,11
41
0,94 0,15 2,1 0,30 1,8 0,33
1,63 0,24 1,9 0,28 2 0,3
2 0,3 2,1 0,42 1,7 0,26
1,6 0,22 1,9 0,38 1,8 0,32
1,7 0,26 2,5 0,26 1,6 0,22
1,4 0,28 1,7 0,30 1,8 0,3
1,6 0,25 1,9 0,31 1,2 0,25
1,4 0,22 1,5 0,28 1,5 0,19
1 0,3 1,8 0,37 1,3 0,21
1,8 0,3 2,5 0,32 1,9 0,28
2,4 0,42 3,5 0,8 2,6 0,52
1,6 0,2 2,9 0,55 2,5 0,54
2 0,32 3,7 0,62 2,7 0,6
2,1 0,3 3,6 0,59 2,3 0,45
2,3 0,25 3,1 0,54 2,6 0,42
1,8 0,33 2,9 0,71 2,1 0,39
2,2 0,3 2,6 0,65 2,5 0,42
2 0,24 3 0,55 3,1 0,48
1,9 0,27 3,5 0,67 2,5 0,57
42
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG VỀ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tiểu luận: Ảnh hưởng của một số loài thức ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống cá
Chép phụng giai đoạn 7 ngày tuổi (Cyprinus carpio Linnaeus, 1758)”
Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN TÈO
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K1
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng khoa học
Khoa Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Tây Đô
Cần Thơ ngày tháng năm 2010
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Chữ ký) (Chữ ký)
……………………….. ………………………
TS. BÙI MINH TÂM TRẦN VĂN TÈO
………………………..
KS. NGUYỄN THÀNH TÂM
CHỦ TỊCH HÔI ĐỒNG
(Chữ ký)
………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tltranvanteo_0831.pdf