Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO vào năm 7/11/2006, Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng với thế giới, không chỉ về kinh tế mà còn nhiều mặt của đời sống xã hội và đặc biệt là văn hóa. Số lượng người Việt Nam ra nước ngoài làm ăn cũng như những doanh nhân ngoại quốc tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam đều tăng lên nhanh chóng và cụm từ ―cú sốc văn hóa‖ (culture-shock) cũng được nhắc tới ngày càng nhiều. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế càng ngày được nâng cao do sức cạnh tranh từ các đối thủ khác và một trong những cách hữu hiệu, không tốn kém chính là thông qua con đường văn hóa. Muốn đạt được điều này, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường lớn trong đó có Australia là một việc làm cần thiết. Mặc dù văn hóa và văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp cũng dần nhận thức được vấn đề này nhằm giảm thiểu những ―cú sốc văn hóa‖ để việc kinh doanh ngày càng thuận lợi và thu được kết quả tốt đẹp.

pdf113 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp Việt Nam không ưa thích những hợp đồng chi tiết, với những nghĩa vụ chặt chẽ. Do thiếu kinh nghiệm trên thương trường, và quen làm ăn dựa trên cơ sở lòng tin, các doanh nghiệp Việt Nam không am hiểu ngôn ngữ luật pháp. Trái ngược với người Australia, một hợp đồng quá chi tiết, với những thuật ngữ quá xa lạ sẽ làm cho phía Việt Nam e ngại là phía bên kia có thể gài bẫy họ hoặc không tin tưởng họ. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ ưa thích những hợp đồng ngắn gọn, với những điều khoản chủ chốt. 76 Các điều khoản khác có thể sử dụng dựa trên những hợp đồng đã ký trước đó, hoặc thoả thuận miệng bổ sung. Người Việt Nam còn rất coi trọng tính tập thể, nên một đoàn đàm phán của người Việt Nam thường đông người và điều này cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của họ. Công việc này thường đòi hỏi nhiều thời gian và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ý kiến của tập thể. Thông thường, trước khi ra quyết định, người Việt Nam thường xem xét mọi chi tiết có liên quan và cố gắng đưa ra một quyết định thoả mãn mọi áp lực xung quanh vấn đề này. Nếu tập thể không được tham khảo ý kiến trước, thì việc "đồng ý" vẫn đều có thể đổi thành "không đồng ý". Cách làm việc này có điểm tốt là dung hoà được ý kiến của mọi người trong cơ quan nhưng nhiều khi chậm trễ và rất phiền toái. Trong khi đó các nhà doanh nghiệp Australia lại thường ra quyết định dựa trên ý kiến cá nhân và nhanh chóng. - Khác biệt về thói quen tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải lưu ý tới điều này, chớ nghĩ rằng tâm lý của người tiêu dùng Australia giống với Việt Nam mà ngược lại rất khác nhau. Người Việt Nam có tâm lý ―ăn chắc mặc bền‖ nên thích mua sắm những loại hàng bền lâu, ngoài ra là tâm lý thích hư danh, chuộng hàng ngoại và chuộng nhãn mác. Trong khi đó người Australia lại rất kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm, cái họ đòi hỏi vừa phải tốt lại vừa có giá cả phải chăng nhất có thể được, hàng hoá phải có sự thay đổi mẫu mã nhanh chóng và đa dạng. Do một thời gian dài chịu thiếu thốn, khả năng đánh giá chất lượng hàng hoá của người Việt Nam chưa cao, phần lớn dân chúng chọn hàng hoá theo thói quen, theo nhãn hiệu đã được ưa chuộng. Chẳng hạn, đã mua xe máy thì phải của Honda, đã mua T.V. thì phải của Sony... mà bỏ qua những hàng hoá chất lượng ngang bằng, thậm chí tốt hơn nhưng của các hãng khác. Người Australia có thói quen đi mua sắm ở siêu thị và cửa hàng bách hoá còn người còn người Việt Nam hành vi này chưa được phổ biến rỗng rãi, họ thường mua sắm hàng gia dụng ở những cửa hàng tư nhân đại trà, hay như hàng thực phẩm chế biến 77 thì thường là ở các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ, hàng thực phẩm tươi sống được mua về từ chợ. - Khác biệt trong nội dung quảng cáo Do người Việt Nam thường mua hàng theo những nhãn hiệu nổi tiếng nên, các hãng nước ngoài phải bỏ ra chi phí rất lớn cho quảng cáo để làm cho nhãn hiệu của mình trở thành quen thuộc với người Việt Nam. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là sự thành công của hãng Electrolux ở Việt Nam. Đây là một hãng rất nổi tiếng về đồ gia dụng ở châu Âu nhưng khi hãng mới vào thị trường Việt Nam thì người Việt Nam lại đang quen dùng máy giặt, máy hút bụi, ... của các hãng Nhật Bản như Sony, Sanyo, Hitachi mà hoàn toàn thờ ơ với Electrolux. Hãng này phải mở một chiến dịch quảng cáo qui mô trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đánh vào tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt Nam bằng câu "Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux". Các chuyên gia của hãng này còn kỳ công tìm được một người nông dân vùng Đồng Tháp Mười, đã mua một chiếc tủ lạnh của Electrolux từ hơn 40 năm trước, từ khi tủ lạnh còn phải chạy bằng dầu chứ chưa có điện mà đến nay nó vẫn chạy tốt, để đem ra quảng cáo. Kết quả là trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, Electrolux đã trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất, mặc dù giá cả cao hơn hẳn hàng hoá của Nhật Bản. Ngược với người Australia những hàng hoá có tính chất sử dụng lâu dài, người Việt Nam thường thích mua những hàng giá đắt và họ cho rằng giá cả tỷ lệ thuận với chất lượng và thêm nữa những nhãn hiệu này phản ánh vị thế xã hội của họ. Hai loại xe máy Dream và Astrea có kiểu dáng và tính năng gần như nhau, nhưng do xe máy Dream được chuộng hơn, đến mức một thời việc sắm xe Dream II được coi là biểu hiện cho sự giàu sang của gia đình, vì vậy, xe Dream bán được với giá cao hơn hẳn. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất ô tô, xe máy muốn bán được hàng khi quảng cáo đều nhấn mạnh đến tính "sang trọng" trong hàng hoá của mình. Người Việt Nam còn có tâm lý thích được tặng quà. Vì vậy, các chương trình khuyến mại bán có giải thưởng xem ra rất có tác dụng. Doanh thu trong các đợt đó cao 78 hẳn lên vì ai cũng hy vọng có được giải thưởng gì đó. Hãng Coca - cola đã rất thành công trong việc áp dụng chiến lược này. Do bị chậm chân hơn hãng Pepsi khi quay lại thị trường Việt Nam, hãng Coca - cola đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, kèm theo việc khuyến mại (tăng lượng Coca - cola trong một chai lên 50% mà không tăng giá) và một chương trình bán có giải thưởng - tặng một chiếc xe đạp cho ai sưu tập đủ số nút chai hoặc nắp hộp in đủ các bộ phận của một chiếc xe. Người Australia lại có xu hướng thực dụng trong tiêu dùng, chẳng hạn việc tăng 50% lượng nước ngọt trong chai Coca – cola mà giá không đổi không hấp dẫn người tiêu dùng nước này bằng việc giữ nguyên dung lượng chai và giảm giá 20% chẳng hạn. Doanh nghiệp Việt Nam khi quảng cáo ở thị trường này nên chú ý đặc điểm này để có thể kích thích tiêu dùng của khách hàng Australia. 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 3.2.1. Những thành công của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng Australia.  Sau hơn 20 năm kể từ khi Hiệp định thương mại hợp tác kinh tế Việt Nam- Australia được ký kết vào tháng 6 năm 1990, giao thương giữa Việt Nam và Australia đã và đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Australia. Nếu như trước đây hàng Việt Nam xuất hiện rất ít trên thị trường Australia và có một vị trí rất nhỏ bé thì đến nay hàng hoá Việt Nam đã chiếm một vị trí khá ổn định 79 trên thị trường này, rất nhiều mặt hàng được bày bán rộng rãi trên thị trường Australia. Ông Michael Mann, Đại sứ Australia cho biết: ―Khi còn ở Australia, tôi khó lòng tìm mua được một đôi giày nhãn hiệu Australia, trong khi đó giày sản xuất tại Việt Nam lại rất nhiều‖. Cùng với giầy dép, cà phê Việt Nam cũng có chỗ đứng tương đối ổn định tại thị trường Australia, tuy nhiên vẫn là các sản phẩm chưa qua chế biến.  Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất sang Australia không ngừng tăng lên về giá trị xuất khẩu. Điển hình là mặt hàng dầu thô, từ năm 2000 đến nay, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất cho Australia, vượt qua cả Inđônêxia, Malaysia, Ảrập Xê-út, với giá trị xuất khẩu gần 2 tỷ AUD, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Trong năm 2006, Việt Nam là nước đứng thứ năm về xuất khẩu giày dép vào Australia, hai mặt hàng giày dép và may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá cao: 3,7% kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 97,6 triệu AUD. Năm 2005 là năm có nhiều tin vui cho các xuất khẩu rau quả và thuỷ sản. Trong năm 2005 hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tương ứng 353% và 121% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 2,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia. 1 Bảng 8: Danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia Sản phẩm 2002 2003 2004 2005 2006 Dầu thô 335.15 756.25 1408.3 3250.11 4090 Giầy dép 12.187 17.76 26.64 30.44 35.12 Cà phê 35.02 45.65 51.89 70.258 89 Quần áo 12.023 17.440 21.843 29.951 32.21 Hạt điều 7.71 9.45 12.25 14.746 18.415 Thuỷ sản 29.35 45.8 60.11 66.8 79 1 80 Rau - củ - quả 30.22 43.682 57.325 72.144 76.2 Nguồn: Đại sứ quán Australia.  Không chỉ tăng lên về giá trị xuất khẩu mà đồng thời số lượng các mặt hàng cũng ngày càng đa dạng. Trong những năm đầu, hàng Việt Nam xuất sang Australia chủ yếu là dầu thô, giầy dép, hàng dệt may, cà phê, hạt điều; dần dần sau nhiều năm, đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu của người dân Australia về các mặt hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, rau củ quả, thuỷ hải sản, các mặt hàng gia vị của Việt Nam... Sau hơn hai thập kỷ ký kết Hiệp định thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Australia đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ này quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã vươn lên những đỉnh cao mới. Từ năm 1992 đến nay, xuất siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam và hiện nay Australia đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2.2. Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng Australia.  Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia, trong những năm gần đây mặc dù tốc độ tăng trưởng rất lớn song do chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn nên sự tăng trưởng này có ảnh hưởng rất nhỏ tới tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, tuy các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể khi thâm nhập vào thị trường Australia nhưng cho đến nay vẫn còn một số tồn tại vướng mắc của các nhà xuất khẩu.  Nằm ở hai bán cầu khác nhau, Việt Nam và Australia có mùa vụ trái ngược và có nhiều sản phẩm trái vụ để tăng cường trao đổi hàng lẫn nhau. Tuy nhiên trên thực tế doanh nhân hai nước vẫn chưa khai thác hết lợi thế địa lý này. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đa dạng và chủ yếu phụ thuộc vào một vài nhóm hàng sơ chế và chưa qua chế biến như dầu thô và cà phê.  Nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Australia dưới nhãn mác của nước khác. Điều này là do năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia 81 còn kém. Hàng giày dép và may mặc của Việt Nam xuất vào Australia rất nhiều nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Hồng Kông nên nhiều hàng hoá của ta trên thị trường Australia dưới nhẵn mác của Đài Loan. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp chưa chú ý nhiều tới đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm nên rất nhiều sản phẩm gia vị của Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, tương gừng... mang thương hiệu của Thái Lan. Điều này đã gây nhiều thiệt hại và hạn chế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Australia.  Thêm vào đó, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hệ thống các tiêu chuẩn kiểm dịch của Australia. Hai mặt hàng rau quả và hải sản tuy đang tăng trưởng với tốc độ cao nhưng do đây là hai mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi các quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm của Australia nên vẫn còn hạn chế lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Tương tự, hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng chuối (gồm chuối tươi và chuối sấy khô) vào thị trường Australia song khối lượng còn thấp so với năng lực sản xuất của Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của thị trường Australia. Các mặt hàng hoa quả nhiệt đới như nhãn, vải, xoài, và thanh long có khả năng xuất khẩu lớn đều không được phép nhập khẩu vào Australia vì chưa hoàn tất IRAs (Chỉ tiêu đánh giá phân tích rủi ro nhập khẩu).  Ngoài ra, mỗi mặt hàng cụ thể nhập khẩu vào Australia đều phải thông qua một kênh lưu thông riêng, và mức cộng lãi qua các khâu trung gian rất cao, làm cho mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ trên thị trường rất lớn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, hàng của Việt Nam phải quá cảnh qua Singapore do không có luồng tầu trực tiếp giữa hai nước, nên dẫn đến giá thành cao vì phải chịu cước phí lớn. 3.3. Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia. Mặc dù trên thế giới khái niệm văn hóa kinh doanh đã phổ biến thì ở Việt Nam hiện nay khái niệm này vẫn còn mới mẻ. Xu hướng sử dụng văn hóa kinh doanh 82 như một phương thức cạnh tranh diễn ra như một xu hướng tất yếu trong kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện đó, nhận thức của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam về văn hóa kinh doanh còn thiếu. Do các doanh nghiệp nước ta chưa chú ý tới sự cần thiết tất yếu của văn hóa kinh doanh trong hoạt động của mình. Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề này hoặc coi là yếu tố phụ trợ. Các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh. Sự thiếu vắng và mờ nhạt của khía cạnh văn hóa trong các chính sách và cơ chế quản lý có nguyên nhân rõ ràng từ sự thiếu hụt trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, vẫn còn thiếu định hướng nhằm vào tạo dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và dư luận đối với vấn đề này. Việc nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh là việc làm cần thiết hiện nay. Hơn nữa để tiếp cận được với văn hóa của những thị trường xuất khẩu như Australia – một thị trường có văn hóa rất khác biệt với Việt Nam, không chỉ đòi hỏi vấn đề nhận thức mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và những việc làm cụ thể từ phía doanh nghiệp. Nhằm thực hiện những mục tiêu đó, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây: 3.3.1. Giải pháp vĩ mô. 3.3.1.1. Nhà nước cần có những chính sách nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh xuất khẩu lành mạnh. Để phát triển được văn hóa kinh doanh không thể thiếu một môi trường sống cho nó giống như cá cần nước vậy. Văn hóa kinh doanh được hình thành để và ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường kinh doanh của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Trong 83 môi trường kinh doanh của một quốc gia, vai trò quan trọng nhất chính là sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. ở Việt Nam hiện nay, văn hóa kinh doanh đang tiềm ẩn nhiều tố bất lợi cho sự phát triển kinh tế. Tình trạng thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đã tạo ra và dung túng cho các kiểu làm ăn phi văn hóa, bệnh cửa quyền, thói ―chạy chọt cửa sau‖ và tệ nạn tham nhũng phát triển. Một điều tra xã hội học ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 5/20031 cho thấy: 41% số người được phỏng vấn cho rằng trong kinh doanh không biết nhờ vả chạy chọt thì chẳng làm được gì hết!!!; 57% đối tượng tham gia điều tra này còn cho rằng: “trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn cả năng lực”. Những hạn chế này bắt nguồn chính từ sự bất cập trong quản lý của Nhà nước trong việc tạo dụng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Khi được hỏi “Nếu gặp khó khăn trong kinh doanh, theo ông/bà, nguyên nhân chính do đâu?”, ngoài các nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, công nghệ..., nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất (47%) là “Do chính sách và cách quản lý của Nhà nước”. Việc này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu có năng lực thực sự và kinh doanh có văn hóa chịu nhiều thua thiệt, hơn nữa uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng bị giảm sút trước con mắt người nước ngoài, trong đó có người Australia. Theo sự đánh gia của các chuyên gia nước ngoài, trong báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) về mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2006 – 2007, Việt Nam xếp hạng 77/125 về chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và thứ 53/125 về chỉ số cạnh tranh kinh doanh (BCI – business competitiveness index). Có thể thấy rằng những yếu kém trong môi trường kinh doanh không những làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong văn hóa kinh doanh mà còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như khả năng cạnh tranh chung của toàn nền kinh tế. Những chính sách này phải xoá bỏ để tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích họ thi đua làm giàu một cách lành mạnh. Nhà nước cần tạo 1 Nguyễn Hoàng ánh, Vai trò của Văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa dinh doanh ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ 84 môi trường pháp lý về kinh doanh, khẳng định tầm quan trọng của kinh doanh và coi đó như một nghề nghiệp chân chính, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và doanh nhân. Việc duy trì môi trường pháp lý này cần phải được tiến hành thường xuyên và ổn định, các thông tin nên được công khai, cập nhật, có cơ chế đảm bảo sự bình đẳng trong mỗi quan hệ giữa các cấp quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp cũng như với người dân. Bên cạnh đó, việc tạo lập môi trường pháp lý về văn hóa với những quy định phù hợp, thống nhất nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng và của xã hội nói chung cũng cần được trú trọng. Nhà nước nên thiết lập cơ chế cạnh tranh công khai lành mạnh giữa các doanh nghiệp để đảm bảo tính văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 3.3.1.2. Nhà nước cần có biện pháp quản lý, giáo dục để đảm bảo tính văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước hết, nhà nước cần đầu tư và tổ chức nghiên cứu về văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh của Việt Nam cũng như của Australia và các nước khác là thị trường xuất khẩu của Việt Nam, từ đó phổ biến những kiến thức này cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình tư vấn, hỗ trợ. Hoạt động này sẽ giúp tăng hiểu biết của các doanh nghiệp về bạn hàng của mình, từ đó hoạt động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm mang tính văn hóa khi kinh doanh buôn bán với người Australia. Đồng thời nó định hướng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, phát huy bản sắc dân tộc như những đức tính cần cù, chịu khó, tinh thần đoàn kết. Cạnh tranh với nhau nhưng không phải là tự hạ thấp giá trị hàng hóa của ta khiến người thua thiệt lại chính là toàn thể doanh nghiệp trong nước. Và nhất thiết phải coi trọng triết lý ―lấy chữ tín làm đầu‖ khi quan hệ buôn bán với người Australia. ―Chữ tín‖ này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp lấy đó làm phương châm kinh doanh tuy nhiên phần lớn lại chỉ là danh nghĩa. Trong khi người Australia đánh giá cao những mối quan hệ truyền thống dựa trên chữ tín. Do đó, nhà nước cần những định hướng chung như vậy thì các doanh nghiệp Việt 85 Nam mới có thể phát triển bền vững mối quan hệ hợp tác lâu dài với người Australia được. 3.3.1.3. Nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này rất quan trọng trong chính sách xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam. Bởi vì hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung phải xoay sở tìm kiếm lợi nhuận. Họ có thể nhận thức ra tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh song lại chưa có điều kiện kinh tế để vận dụng thực hiện nó. Những chính sách ưu đãi của chính phủ như hỗ trợ vốn, giảm thuế, thủ tục đơn giản... sẽ khuyến khích cổ vũ họ. Đối với các mặt hàng xuất khẩu mang bản sắc văn hóa Việt Nam thì điều này càng quan trọng. Nó mang đến hai lợi ích. Thứ nhất hỗ trợ phát triển các mặt hàng này sẽ đem đến lợi ích cạnh tranh, vì nó tạo được những nét độc đáo chỉ có ở hàng hóa Việt Nam. Thứ hai, đó cũng là phát huy thế mạnh của địa phương trong các sản phẩm và ngành nghề đặc thù của mình. Thế mạnh của Việt Nam trong nền tiểu thủ công nghiệp là điều đã được thấy rõ. Các sản phẩm gốm sứ, sơn mài mỹ nghệ, mây tre đan đều là những mặt hàng kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời có giá trị cao. Chính những mặt hàng mang tính văn hóa cao này khi thâm nhập sẽ tạo dựng hình ảnh của Việt Nam tại Australia, hơn nữa từ đó các mặt hàng khác sẽ có cơ hội được đánh giá cao hơn. Điều đó có ý nghĩa lớn vì có nhiều mặt hàng có chất lượng của Việt Nam nhưng lại phải vận chuyển qua một nước thứ 3, bị thay đổi bởi một nhãn hiệu có uy tín hơn mới đến được Australia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phần lớn lại là các doanh nghiệp tư nhân hoặc là các hợp tác xã đều có tình trạng chung là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm buôn bán ngoại thương, thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, thiếu tổ chức. Bởi vậy, nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa về vốn (giảm lãi suất và tăng qui mô cho vay), chính sách thuế. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài hoặc tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua các văn phòng đại diện hoặc các cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Hay giúp đỡ các 86 doanh nghiệp, làng nghề đó thành lập hiệp hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Cũng cần tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành nhằm tìm ra những giải pháp riêng hữu hiệu để phát triển mạnh ngành hàng này. 3.3.1.4. Tổ chức nhiều hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hóa giàu bản sắc Việt Nam tại Australia Việc quảng bá giới thiệu hàng Việt Nam ở Australia là rất quan trọng trong chính sách xúc tiến thương mại tổng thể. Những cuộc hội chợ triển lãm hàng hóa giàu bản sắc Việt Nam sẽ cho người tiêu dùng Australia có cái nhìn trực tiếp hơn về hàng hóa và văn hóa của Việt Nam. Người Châu Á cũng không còn lạ lẫm đối với Australia nữa, tuy nhiên để phân biệt đâu là hàng hóa, văn hóa Việt Nam, đâu là hàng hóa, văn hóa Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á khác thì vẫn có những nhầm lẫn. Những cuộc hội trợ triển lãm hàng hóa của Việt Nam phải tạo ra và khẳng định sự khác biệt của mình. Kinh nghiệm cho thấy những mặt hàng giàu bản sắc dân tộc luôn để lại được ấn tượng cho người tới xem. Những buổi như thế nếu được tổ chức vào các ngày hội dân gian của Việt Nam, đi kèm với biểu diễn những loại hình nghệ thuật dân gian có thể gây được ấn tượng mạnh hơn nữa đối với công chúng Australia. Người Australia thích sự cởi mở thân mật, vì thế các cuộc triển lãm hội trợ nên tạo ra một bầu không khí vui vẻ, gần gũi, thân mật sẽ có hiệu quả cao. 3.3.1.5. Thông qua con đường giao lưu văn hóa mà thúc đẩy tiến trình giao lưu kinh tế, thâm nhập thị trường Australia Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Australia đã diễn ra sớm từ khi các thương thuyền người Việt Nam di cư sang Australia. Ngày nay, quan hệ này phát triển với qui mô rộng và đa dạng hơn nhiều. Nhà nước phải làm sao cho mối quan hệ đó thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là sử dụng văn hóa như một công cụ để thâm nhập thị trường Australia. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong thời gian qua ở Châu Á đã cho ta nhiều bài học. Thông qua công nghiệp điện ảnh của mình Hàn Quốc đã gây được một ảnh hưởng lớn ở châu Á, thậm chí một phần châu Âu. Đi kèm với 87 những hình ảnh diễn viên Hàn Quốc xinh đẹp là lượng tiêu thụ hàng mỹ phẩm, quần áo thời trang Hàn Quốc tăng mạnh. Một khi các diễn viên đó trở thành biểu tượng văn hóa (thần tượng của giới trẻ nhiều nước) thì hàng hóa của quốc gia ấy thâm nhập vào thị trường mới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc độc đáo hoàn toàn có điều kiện để làm như vậy. Vấn đề chỉ là ở chỗ đầu tư cho quá trình đó còn quá ít, một phần vì nhận thức còn yếu, một phần vì điều kiện kinh tế chưa cho phép. Việc này các doanh nghiệp không thể làm nổi, trách nhiệm thuộc về nhà nước. Những chương trình giới thiệu văn hóa cần được tiến hành thường xuyên hơn ở Australia thông qua nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau bằng những buổi triển lãm, tuần phim hay biểu diễn nghệ thuật khác... Trong những năm gần đây, việc hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Australia có nhiều kết quả khả quan. Số học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở Australia cả học bổng và tự túc ngày càng tăng, tính riêng trường hợp tự trả phí, con số trung bình hàng năm là khoảng 4000. Số học sinh, sinh viên này sau khi được đào tạo trở về nước sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức về kinh tế và văn hóa Australia. Sử dụng họ làm hạt nhân cho quá trình hợp tác, kinh doanh với người Australia sẽ rất hữu ích. 3.3.2. Giải pháp vi mô. 3.3.2.1. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh Trước hết phải khẳng định: nhà nước chỉ có thể định hướng chứ không thể đưa ra kiểu văn hóa kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp được, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Tự bản thân các doanh nghiệp phải xác định xây dựng văn hóa kinh doanh cho mình. Bởi như phần lý luận ở trên đã nói, văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước thường có điều kiện kinh tế hơn để quan tâm tới vấn đề này tuy nhiên họ lại mắc bệnh trì trệ, ỷ lại và bị phụ thuộc nếu muốn tạo ra văn hóa kinh doanh của riêng mình. Trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì lại cho văn hóa kinh doanh là vấn đề xa xỉ, không quan tâm. Nói chung các doanh nghiệp Việt Nam thường hành động theo lối cư xử chung, nghĩa là tuân theo 88 những ―luật bất thành văn‖ như chạy chọt, tham nhũng... Vì vậy, quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Điều này chỉ có thể dựa trên sự tự giác của doanh nghiệp – vì pháp luật chưa điều chỉnh được. Quá trình tự giác đó phụ thuộc vào người lãnh đạo của doanh nghiệp. Người lãnh đạo giỏi có đạo đức sẽ là tấm gương để toàn bộ doanh nghiệp noi theo. Chính anh ta sẽ đóng vai trò chủ yếu tạo dựng và phát huy văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán quốc tế sau khi chọn ra cho mình được người lãnh đạo như vậy thì sẽ có nhận thức về sự cần thiết của văn hóa kinh doanh, xác định cho mình một lối kinh doanh có văn hóa, tuân thủ pháp luật và phù hợp với văn hóa dân tộc. Có thể quá trình xây dựng này không làm được ngay mà phải từ từ, nhưng điều quan trọng là nó được đã được tiến hành. 3.3.2.2. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải tạo điều kiện đào tạo văn hóa kinh doanh cho đội ngũ cán bộ của mình Chỉ có bằng cách đó, các doanh nghiệp mới thực sự ―hiểu mình, hiểu người‖ – là cốt lõi của thành công trong cạnh tranh quốc tế. ―Hiểu mình‖ ở đây là hiểu văn hóa và những giá trị của dân tộc, những điểm yếu, điểm mạnh của con người Việt Nam. Để từ đó có những phương pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Như tinh thần đoàn kết, sáng tạo của người Việt Nam chẳng hạn, cần được các doanh nghiệp phát huy. Trong khi, kiểu làm ăn manh mún bắt nguồn từ tính cách tiểu nông, chạy theo số đông hay là kiểu làm việc tuỳ tiện cần phải được hạn chế, cuối cùng là loại bỏ. Còn ―hiểu người‖ là hiểu văn hóa và văn hóa kinh doanh của bạn hàng, ở đây là Australia. Nắm bắt được những điều đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận được với các doanh nhân, người tiêu dùng Australia; tiến tới kinh doanh có hiệu quả với người Australia. Quá trình đào tạo này, các doanh nghiệp có thể nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua các hoạt động của bộ Thương mại như các lớp học, khóa học về văn hóa kinh doanh kèm theo các lớp nghiệp vụ cho cán bộ. Các cán bộ sau khi được đào tạo sẽ trở thành những doanh nhân quốc tế, họ sẽ có được khả năng thích nghi cần thiết 89 tức là khả năng hiểu, nắm bắt nhanh, xử sự phù hợp khi tham gia kinh doanh quốc tế. Đó quả là một kết quả lớn đối với doanh nghiệp bỏ vốn khi so sánh với hình ảnh doanh nhân Việt Nam trước đó: thiếu tự tin, rụt rè không quyết đoán và cư xử tuỳ tiện, tất cả những cái đó đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn lại cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý của mình, xem xét lại Điều lệ doanh nghiệp, chính sách nhân sự,... có chính sách đầu tư cho con người. Một thực tế phổ biến khác là, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có triết lý kinh doanh của riêng mình, Điều lệ doanh nghiệp chủ yếu chỉ đề cập đến kỷ luật lao động, ít quan tâm đến việc đề ra tôn chỉ, mục đích hoạt động, xây dựng hệ thống giá trị tinh thần cho các thành viên, nên không gắn bó được các nhân viên với nhau và với công ty. Muốn cải tổ được tình hình này, doanh nghiệp cần có quá trình đầu tư dài hạn cả về vật chất lẫn thời gian, nhằm thiết lập những cơ cấu hữu hình và cả hệ giá trị tinh thần cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì phải đào tạo như thế nào. Các doanh nghiệp cần tiếp cận các kênh thông tin khác nhau, cả trực tiếp và gián tiếp. Nếu có điều kiện thì nên gửi cán bộ sang Australia học tập, thực tế. Còn nếu không có điều kiện doanh nghiệp cũng vẫn có thể kiếm được các thông tin qua các nguồn, cơ quan trợ giúp của nhà nước, qua mạng Internet, qua các mối quan hệ với những người Australia đang làm việc tại Việt Nam, qua những người đã từng du học ở Australia về. 3.3.2.3. Phát triển các sản phẩm mang tính văn hóa Đưa các yếu tố văn hóa vào sản phẩm là một trong các quá trình của văn hóa kinh doanh. Điều này là tất nhiên đối với các mặt hàng giàu bản sắc văn hóa dân tộc như đã nói ở trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới giá trị sử dụng của mặt hàng đó, bởi dù mặt hàng có mang nhiều nét văn hóa Việt Nam tới đâu nhưng thị trường Australia không tiêu dùng được thì cũng không thể xuất khẩu. Mặt thứ hai của nó cần hiểu là đưa những yếu tố văn hóa Australia vào những mặt hàng khác xuất sang Australia. Những mặt hàng đó được cá biệt hóa để không những phù hợp với nhu cầu sử dụng mà còn phải thoả mãn nhu cầu văn hóa của người Australia. Chúng ta dễ thấy những sản phẩm không phù hợp, phản văn hóa của họ sẽ bị loại bỏ ngay. Ngược lại 90 những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu văn hóa - có nghĩa là đem đến cho khách hàng sự thích thú vì những yếu tố văn hóa quen thuộc đối với họ hoặc khiến cho họ cảm thấy tự hào có trong sản phẩm - sẽ tự nhiên có khả năng cạnh tranh cao hơn, thu hút được người mua nhiều hơn. Đến đây, phải phát triển các sản phẩm đó như thế nào thì lại cần đến chiến lược marketing – mix của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới với những nét khác biệt về văn hóa với thị trường Australia nhằm thu hút người tiêu dùng vì những nét lạ, khác biệt tưởng như đối lập với văn hóa Australia nhưng vẫn có thể được tiêu thụ rất mạnh. Tất nhiên, đây là một công việc không dễ dàng, đòi hỏi những nghiên cứu về văn hóa và văn hóa kinh doanh Australia thấu đáo để có thể tìm ra phương hướng tiếp cận mới. Tóm lại, sau khi phân tích SWOT của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Australia, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này. Tất nhiên là những khó khăn còn tồn tại sẽ là những rào cản đối với việc mở rộng thị trường Australia cho hàng hóa Việt Nam nhưng nhận thức được vấn đề này và giải quyết ra sao sẽ là nhiệm vụ của không chỉ doanh nghiệp mà còn của những nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Bởi với những thuận lợi mà chúng ta đang có hiện nay sau khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, những cơ hội mở ra với Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng thực sự đầy triển vọng trong việc đưa hàng hóa Việt Nam đến với người tiêu dùng Australia cũng như các quốc gia khác trên thế giới. 91 KẾT LUẬN Sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO vào năm 7/11/2006, Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng với thế giới, không chỉ về kinh tế mà còn nhiều mặt của đời sống xã hội và đặc biệt là văn hóa. Số lượng người Việt Nam ra nước ngoài làm ăn cũng như những doanh nhân ngoại quốc tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam đều tăng lên nhanh chóng và cụm từ ―cú sốc văn hóa‖ (culture-shock) cũng được nhắc tới ngày càng nhiều. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế càng ngày được nâng cao do sức cạnh tranh từ các đối thủ khác và một trong những cách hữu hiệu, không tốn kém chính là thông qua con đường văn hóa. Muốn đạt được điều này, nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường lớn trong đó có Australia là một việc làm cần thiết. Mặc dù văn hóa và văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp cũng dần nhận thức được vấn đề này nhằm giảm thiểu những ―cú sốc văn hóa‖ để việc kinh doanh ngày càng thuận lợi và thu được kết quả tốt đẹp. Bài viết đã nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như những giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia. Trong tiến trình hội nhập với thế giới hiện nay, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là vũ khí Việt Nam trên con đường hướng sự phát triển bền vững. Với phạm vi của một khóa luận, tác giả mong muốn góp một phần vào việc nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh Australia, đưa ra một số giải pháp để thực hiện điều đó. Vì thời gian, trình độ có hạn, cũng như vì văn hóa và văn hóa kinh doanh là lĩnh vực rộng lớn, nên khóa luận này cũng chỉ có tính chất gợi mở. Tác giả hy vọng đưa ra được cái nhìn mới về văn hóa kinh doanh cũng như những ý kiến đóng góp từ các thầy cô, bạn bè và độc giả. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt. 1. Nguyễn Hoàng Ánh, Luận án Tiến sỹ, Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội, 2004. 2. Vũ Đình Bách và Lƣơng Xuân Quỳ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Marketing: Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1992. 3. Đỗ Minh Cƣơng, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, 2001. 4. Trần Minh Đạo (chủ biên), Trường đại học Kinh tế quốc dân, Marketing, NXB Thống kê, 2000. 5. Trịnh Huy Hoá (Biên dịch), Đối thoại với các nền văn hoá: Australia, NXB Trẻ, 2002. 6. Nguyễn Thị Hƣờng (chủ biên), Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, 2001. 7. Nguyễn Bách Khoa và Phan Thu Hoài, Đại học Thƣơng Mại, Marketing thương mại quốc tế, NXB Giáo dục, 1999. 8. Lƣơng Huỳnh Khuê (chủ biên): Giáo trình lý luận văn hóa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2002. 9. Mark Mc Commack, Những điều người ta không dạy bạn ở Harvard, NXB Thống Kê, 1994. 10. Phillip Kotler, Quản trị marketing, NXB Thống Kê, 1997. 11. A. A. Radugin (chủ biên): Từ điển bách khoa văn hóa học (tài liệu dịch), Viện nghiên cứu nghệ thuật Hà Nội, 2001. 12. Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999. 93 13. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Khám phá Australia - Con đường dẫn tới thành công, NXB Chính trị quốc gia, 2002. 14. Ban tƣ tƣởng - văn hóa TW, Bộ văn hóa - thông tin, Viện quản trị doanh nghiệp, Văn hoá và kinh doanh, NXB Lao động, 2001. Tạp chí: Minh Đức, Tiếp thị: Con dao hai lưỡi, hai quan điểm đối lập trên thế giới, Diễn đàn doanh nghiệp, 2001. Hoàng Hà, Tip trong xây dựng chiến lược xúc tiến, L’Entreprise. Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, 2002. II. Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài: Sách: 1. David Merrett, Business Institutions and Behaviour in Australia, Routledge, 2000. 2. Philip Kotler, Marketing:An introduction: Course, New Jersey: Prentice Hall, 1997. 3. Paul J.Peter và Jerry C.Olson, Consumer behavior and marketing strategy, Irwin/ Mc Graw- Hill, 1996. 4. Kate Ritchie, Marketing to generation X, Lexington Books, 1995. Robert Treborling, Staying Sane in Australia, Major Mitchell Press, 1994. III. Nguồn điện tử, trang web: 1. Australia: Building Business relation, com/ truy cập trực tiếp: thời gian truy cập: 13:27/20/09/2007 2. Australian Trade Commission, Export international business, Annual Report 2001-2002, truy cập trực tiếp: : thời gian truy cập: 22:41/28/09/2007 3. The Economist, Kick the habit of culture shock in doing business, 2007 94 www.economist.com truy cập trực tiếp: thời gian truy cập: 23:19/3/10/2007 PHỤ LỤC SỐ 1: BẢN ĐỒ AUSTRALIA 95 PHỤ LỤC SỐ 2: NGÔN NGỮ THÔNG TỤC TRONG TIẾNG ANH - AUSTRALIA A Ace Xuất xắc, ưu tú, tuyệt vời Amber fluid Bia Anyhow mate Thôi được rồi She‘ll be Apples! Tốt rồi! Arvo Buổi chiều Aussie Người Australia Ay? /Eh? Xin lỗi (được sử dụng khi không hiểu ý ngưòi đối thoại) B Back hunder Hối lộ Bananas Phát điên Banana bender Người Queensland Bar Flies Sâu rượu Barbie or B.B.Q Liên hoan ngoài trời có món lợn quay hoặc gà quay cả con Have a Barney Hỗn chiến, tranh cãi Battler Người phải vật lộn để kiếm sống Beating around the bush Nói dài dòng, vòng vo You little Beauty, That‘s Beaut Rất tốt Give someonea Bell Gọi điện cho ai đó 96 Belt up! Câm ngay Berko Cáu giận vô lý Better half Vợ hoặc chồng Bewdy! Rất tốt! Tuyệt vời! Going to have a Bex Thư giãn bằng một tách trà hoặc cà phê Bickie Một đôla Big note your self Ngụ ý bạn là một người đáng nể Block Đàn ông Australia Blowing your dough Tiêu hết sạch tiền Bloody oath I do ‗yes‘ Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của người khác Blow in Khách ngoại lai Blue Heeler Cảnh sát Bolted Chuồn vội Bonzer there mate! Đó là một người bạn tốt! Bottoms up Uống (bia) cạn 100% Got no Brass, Brass razoo Nhẵn túi (hết tiền) Brekly Bữa sáng A Bruce Nam giới Bull dust Lời nói dối C Cheerio Tạm biệt Clobber Quần áo Cobber Bạn thân Got no coin Không có đồng nào Coldie Bia lạnh Put on your Cossie Mặc quần áo 97 Stop the crap! Đừng có nói nhau nữa To make a crust Đi làm để kiếm tiền Have a cuppa Uống chè hoặc một tách cà phê Curly biệt danh cho người hói đầu D Dead cert Hoàn toàn chắc chắn Going to the dunny Đi nhà vệ sinh Dog‘s Breakfast Hỗn độn, bẩn thỉu It‘s a done deal Đi hoàn thành một việc gì đó I‘ve been Dudded Tôi bị lừa Dudder Kẻ ăn quỵt Dunlop Cheque Séc bị ngân hàng trả lại vì không có giá trị Durry, fag Thuốc lá E I could eat a horse and chase the jocky Đói meo F Fair go mate! Fair such of the sav Được dùng trong trường hợp người khác không cho bạn làm việc gì đó Fair enough OK Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Fat chanve Đen đủi, sự không may mắn Fibber Kẻ nói dối Flaked out Ngủ thiếp đi Fred nexk Kẻ ảo tưởng In full feather Rất khoả mạnh 98 Funny as afart in an elevator Chẳng có gì đáng buồn cười G Ga day/g‘day Xin chào Whats ‘your game đó là trách nhiệm của anh You‘er game Bạn cứ làm Gasbag Nói nhiều, lắm lời I need to go Bạn muốn đi nhà vệ sinh Going like hot cakes Bán chạy như tôm tươi Good as gold Tốt như vàng Good oh OK Good on ya mate Cho đáng đời Full as a GOod Kẻ say Goose Con ngỗng (dùng để chỉ những người khờ khạo) Go eat some grub Đi đánh chén Hope into the Grup Bắt đầu đánh chén Grizzle Người hay phàn nàn Grog Rượu Down the Gurgler Thất bại H Haggle Mặc cả Hang out Đi giải trí (với bạn bè) Hit the Hy of Đi ngủ Hit your kick Mở hầu bao 99 Hoo-roo Tạm biệt I Something í a bit ify Rủi ro J I will fix your Jack and JIll Tôi sẽ trả tiền See you in a Jiffy Sớm gặp lại bạn I will job you Tôi sẽ đánh gục anh Journo Nhà báo K Kafuffle Tranh cãi hoặc một sự xáo trộn Kick the bucket Chết Kip Ngủ trưa Pack your KIt Đóng gói hàng hoá Knock-off Hàng giả mạo Knock shop Nhà thổ Knock off time Thôi đi đi! Gat Knotted L Lipple Thỏi son 100 Liquid amber Bia Use your Loaf Suy nghĩ Lob-in someone Thăm hỏi ai mà không báo trước Do your Lolly Mất bình tĩnh Long as a month of Sundays Một thời gian dài M Milk bar Cửa hàng tạp phẩm Mundee Thứ hai N Nacked Bị bực mình I‘m Nacked Kiệt sức You‘ve got a Nick Biệt danh của bạn rất hay Get Nicked Thôi đi đừng có ba hoa No-hoper Kẻ tuyệt vọng Not bad ổn cả chứ O Ooroo Tạm biệt Orright! Tốt thôi Ow-yar-goin Bạn có khoẻ không? Oy! Or Oi! Được dùng để bắt xe buýt 101 Oz Nước Australia P Pash or phashing Ôm hôn Pearl Tuyệt vời Pigs bum Sai, không đúng Piffle Vô nghĩa Plonk Rượu (loại rẻ tiền) Pommy or Pom Người Anh Possie Vị trí có lợi thế Q Quack Bác sỹ Quid Tiền R Racing off Người tình The rag Người phụ nữ hư hỏng Ratbag Người đê tiện Rellie Họ hàng Righto OK. Tốt thôi S Sacked Làm việc đến kiệt sức 102 Sandshoes Giầy thể thao Satdee Thứ bảy Schooner Một vại bia lớn Shirty Cơn giận, buồn bã Shove off Cút đi Silly Season Ngày lễ Giáng sinh Snapping Việc ngon ơ Sundee Chủ nhật No Sweat Không sao, không hề gì T Ta Cảm ơn Tea Bữa tối Tea up Sắp xếp, sắp đặt Thunder box Nhà vệ sinh Hang on a tick Đợi một chút Too right! Quá đúng True Blue Người gốc Australia U Up shit creek Gặp trắc trở, khó khăn Up the gumtree Lâm vào tình thế khó xử V 103 Verbal diarrhoea Nói nhảm nhí W Walking ticket (Bị cho) nghỉ việc Wanker Người bất tài Great wing-ding Đi dự tiệc lớn Y Yank Người Mỹ See you Yewse Hẹn gặp lại Chú ý: Những tiếng lóng trên đây chỉ được sử dụng trong những tình huống là bạn bè thân 104 PHỤ LỤC SỐ 3 HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ AUSTRALIA (Ký ngày 14-6-1990 tại Hà Nội) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Australia - Ghi nhận sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước là kết quả của Hiệp định thương mại ký kết giữa hai Chính phủ tại Canberra ngày 26-11-1974, - Với lòng mong muốn thúc đẩy và mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước, - Xem xét những quyền và nghĩa vụ quốc tế của mình, Đã thoả thuận sau: Điều 1. Mục tiêu Mục tiêu của Hiệp định nhằm: a) Tạo khuôn khổ để tăng cường sự tham gia của các xí nghiệp và tổ chức của hai nước vào việc hợp tác song phương về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghiệp. b) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các cơ hội đầu tư và thương mại cụ thể ở cả hai nước. c) Khuyến khích việc hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực hai bên đều quan tâm , đặc biệt là những lĩnh vực hợp tác nêu trong điều 3 của Hiệp định này, và d) Khuyến khích việc mở rộng hợp tác về tài chính và ngân hàng. Điều 2. Hợp tác kinh tế, thƣơng mại, khoa học và công nghiệp. Để thúc đẩy các mục tiêu đề ra ở điều 1 của Hiệp định này, các bên sẽ: a) Xác định các dự án cụ thể và các cơ hội khác về hợp tác kinh tế, đầu tư trong kinh doanh buôn bán và chuyển giao công nghệ mới ở nước mình, có chiếu cố 105 đặc biệt đấn khả năng chuyên môn và lợi ích của các xí nghiệp và tổ chức hữu quan ở nước kia. b) Xúc tiến và hỗ trợ các đoàn thương mại, marketing, các liên kết kinh doanh và tổ chức, các sáng kiến khác, và các cuộc tiếp xúc của các bạn hàng thương mại. c) Khuyến khích các xí nghiệp, tổ chức của nước bên kia tổ chức triển lãm, hội chợ và các hoạt động xúc tiến khác. d) Khuyến khích việc thăm viếng, trao đổi các đoàn và chuyên gia của các xí nghiệp quốc doanh, thương nghiệp, các viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế hữu quan và các tổ chức thích hợp khác. e) Xem xét các trở ngại đối với buôn bán có thể cản trở việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này, có chú ý tới cơ chế nhằm mục đích đó dược xác lập bằng Hiệp định này. f) Khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật và quy trình công nghệ mới để thúc đẩy quá trình thích nghi và cải tiến các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới. g) Khuyến khích việc thành lập các tổ chức tư vấn, liên doanh, các thoả thuận về licence và hợp tác khác giữa các xí nghiệp hai nước. h) Trao đổi ý kiến và thông tin thông qua các hình thức thích hợp về việc hình thành và áp dụng các chủ trương về khoa học và kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác khoa học và kỹ thuật trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội. i) Xác định các hình thức hợp tác khác có thể thích hợp với cả hai bên. Điều 3. Lĩnh vực hợp tác. 1. Những lĩnh vực hợp tác chủ yếu là những lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế, thương mại và công nghiệp của mỗi nứôc và có thể bao gồm: a) Năng lượng, khai khoáng. b) Tài nguyên thiên nhiên kể cả quản lý tài nguyên, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, trồng trọt. 106 c) Phát triển cơ sở hạ tầng. d) Nông nghiệp và chế biến thực phẩm. e) Vận tải. f) Công nghiệp nhẹ kể cả vải sợi, quần áo, giày dép, len, bông, da và chế biến da. g) Khoa học kỹ thuật. h) Môi trường. i) Giáo dục. j) Khoa học thông tin kể cả viễn thông. k) Ngân hàng và tài chính. l) Du lịch. m) Các lĩnh vực hợp tác khác có thể do hai bên cùng nhau quyết định. 2. Không có quy định nào trong điều khoản này ngăn cản các giới kinh doanh của cả hai nước tìm kiếm các cơ hội buôn bán các mặt hàng khác. Điều 4. Trao đổi thông tin. 1. Các bên sẽ trao đổi thông tin kịp thời có liên quan đến: a) Những chiến lược, ưu tiên, kế hoạch và dự báo kinh tế quốc dân, các chủ trương quan trọng khác và các bước phát triển tác động đến thương mại giữa hai nước. b) Những luật pháp, pháp quy và tập quán của mỗi nước có liên quan đến thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước hoặc có liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này. c) Lợi ích của các xí nghiệp và tổ chức thương mại ở nước mình đối với việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. d) Những cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư trong kinh doanh buôn bán ở nước mình, có chiếu cố đặc biệt đến khả năng chuyên môn và lợi ích của các xí nghiệp và tổ chức hữu quan ở nước kia. 2. Khi cần thiết, các Bên sẽ nhanh chóng thông báo những tin tức như vậy có các xí nghiệp và tổ chức thương mại có liên quan ở nước mình biết. 107 Điều 5. Miễn thuế nhập khẩu và các thuế khác. Theo đúng luật lệ và các pháp quy hiện hành ở mỗi nước, hai bên sẽ miễn thuế nhập khẩu và các thuế đánh vào hàng trưng bày ở hội chợ và triển lãm cũng như mẫu hàng để quảng cáo từ nước này vào nước kia. Những mặt hàng và mẫu hàng đó sẽ không được xử lý nhập vào nếu không có sự chấp nhận trước của cơ quan có thẩm quyền ở nước đó và nếu không trả thuế nhập khẩu và các loại thuế khác nếu có. Điều 6. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. 1. Hai bên sẽ dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu và trong việc phân bổ ngoại tệ có liên quan đến việc xuất nhập khẩu đó, cũng như về mọi mặt liên quan tới thuế hải quan, các thứ thuế và lệ phí khác đánh vào hoặc có liên quan tới hàng hoá xuất nhập khẩu, và hải quan và các thủ tục, thể lệ, nội quy có liên quan khác. 2. Những quy định và tiêu chuẩn liên quan tới chế độ ưu đãi thuế quan của Ôxtrâylia dành cho các nước đang phát triển vẫn tiếp tục áp dụng đối với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như với các nước khác. 3. Đoạn 1 và 2 của điều này sẽ không áp dụng đối với những ưu tiên hoặc ưu đãi mà Bên này hoặc Bên kia đã dành theo một chế độ ưu đãi đã có hoặc theo bất kỳ một thoả thuận hoặc sự dàn xếp nào hình thành hoặc đưa tới việc lập một khu vực tự do mậu dịch hoặc một liên hiệp quan thuế và không áp dụng đối với ưu tiên hoặc ưu đãi mà Bên này hay Bên kia dành cho việc buôn bán với các nước có chung đường biên giới với nước mình. Điều 7. Bảo vệ an tinh quốc gia, sức khoẻ con ngƣời, gia súc hoặc cây cối. Không có quy định nào của bản Hiệp định này được hiểu theo nghĩa là ngăn cản Bên này hay Bên kia áp dụng hoặc thi hành các biện pháp để bảo vệ nền an ninh quốc 108 gia của mình, hoặc bảo vệ sự sống con người, gia súc hoặc cây cối hoặc để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế. Điều 8. Thanh toán. Mọi điều thanh toán giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ôxtrâylia sẽ được tiến hành qua các ngân hàng ở hai nước đã cho phép mua bán ngoại tệ bằng Đôla Ôxtrâylia hoặc bằng các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác mà hai bên chấp nhận theo đúng các quy định về ngoại hối hiện ở hai nước và theo tâp quán thông thương hoặc có thể được tiến hành toàn bộ hay từng phần bằng việc giao hàng theo các thoả thuận được hai bên chấp nhận. Điều 9. Việc tài trợ hàng xuất khẩu của Ôxtrâylia. Chính phủ Ôxtrâylia sẽ hết sức cố gắng đảm bảo dành cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam những điều kiện thanh toán thông thường để trang trải cho những hàng hoá xuất khẩu của Ôxtrâylia thông qua phương thức tín dụng, đặc biệt tín dụng trung và dài hạn của Chính phủ sẽ dành cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong những trường hợp thích hợp. Điều 10. Cơ chế phối hợp và tham khảo. 1. Việc thực hiện Hiệp định này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và tham khảo giữa hai bên. Do đó, các bên dồng ý thành lập một uỷ ban hỗn hợp về thương mại và hợp tác kinh tế để thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này. Uỷ ban này gồm một Bộ trưởng của mỗi nước làm đồng chủ tịch và các thành viên khác. Uỷ ban hỗn hợp sẽ nhóm họp hàng năm hoặc khi cần thiết. Các phiên họp sẽ được tổ chức luân phiên ở Việt Nam và Australia. 2. Uỷ ban hỗn hợp về thương mại và hợp tác kinh tế sẽ: 109 a) Kiểm điểm lại những tién bộ trong quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa các bên đã quy định trong Hiệp định này và có những kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đó. b) Làm đầu mối liên lạc để phát hiện và giải quyết những trở ngại trong thương mại và hợp tác kinh tế có thể cản trở việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định như đã được quy định trong đoạn (e) của điều 2. c) Xem xét trong khuôn khổ của Hiệp định này, những đề nghị của Chính phủ Bên này hay Bên kia nhằm mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa quan hệ buôn bán giữa hai nước. d) Xây dựng những quy định cần thiết theo đó các quan chức có thể trao đổi thông tin ở giai đoạn đầu về các dự án quan trọng tương lai. Điều 11. Hiệu lực của Hiệp định. 1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và tiếp tục hiệu lực trong 3 năm đầu. Sau đó, nó tiếp tục có hiệu lực đến ngày thứ 90 sau khi chính phủ bên này thông báo cho Bên kia bằng văn bản, qua đường ngoại giao, ý định của mình muốn kết thúc Hiệp định này. 2. Khi Hiệp định này có hiệu lực, thì Hiệp định thươngmại ký giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Australia ngày 26 tháng 11 năm 1974 tại Canberra sẽ chấp dứt hiệu lực. Những người ký dưới đây được Chính phủ nước mình uỷ quyền đã ký Hiệp định này. Làm tại Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1990 thành hai bản chính bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai bản đều có giá trị như nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3678_8002.pdf
Luận văn liên quan