- Công tác đào tạo phải được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nhân lực của công ty và phải được thực hiện một cách toàn diện cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và khả năng giao tiếp. Các cán bộ nhân viên không những được đào tạo về nghiệp vụ mà còn phải được học những bài giảng về tâm lí học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đầo tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ nghiệp vụ trong và ngoài nước và sau mỗi lần tập huấn phải có sự kiểm tra sát hạch nghiêm túc và có hiệu quả .
- Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban trong công ty với nhau để qua đó rút kinh nghiệm cho các lần làm việc tiếp theo. Công ty cũng cần nhận thức đúng năng lực và trình độ của từng nhân viên để từ đó có những chính sách đào tạo thích hợp cũng như tạo điều kiện tôt nhất cho họ phát triển.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỉ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia tăn. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong năm thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm ×sốthángxehoạtđộngtrongnăm12
Biểu phí đặc biệt.Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ , các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng này cũng tương tự cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên số liệu về bản thân khách hàng này, cụ thể là:
Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
Tình hình bồi thường tổn thất cua công ty bao hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó;
Tỉ lệ phụ phí theo quy định của công ty;
Trường hợp mức phí đặc biệt tháp hơn mức quy định chung công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí đặc biệt. Cón nếu mức phí dặc biệt được tính là cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao hơn (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
Hoàn phí bảo hiểm.Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nàm đó , ví dụ như ngừng hoat động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm cho những tháng xe không hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau:
Phí hoàn lại = Phí cả năm × Sốthángxekhônghoạtđộng12×Tỉ lệ hoàn lại phí
Tùy theo công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỉ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông thường tỉ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian hoàn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
Giám định và bồi thường tổn thất
Tai nạn và giám định
Thông báo tai nạn: Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo hiểm yêu cầu chủ xe ( hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm moi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cáo cho công ty bảo hiểm biết. Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiemr vật chất xe cơ giới, việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiết hại. Chỉ trong trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất thì lúc này mới chỉ định giám định viên chuyên môn làm trung gian.
Hồ sơ bồi thường
Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp chứng từ, tài liệu sau:
Tờ khai tai nạn của chủ xe
Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe.
Kết luậnđiều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe lien quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn.
Bản án hoặc quyết định của tóa án trong trường hợp có tranh chấp tại tóa án
Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba.
Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn, ví dụ: chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo,…..
Nguyên tắc bồi thường tổn thất
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế × STBHGTBH
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế
Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, HĐBH sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. Ví dụ, một chiếc xe Toyota có giá trị thực tế là 200 triệu đồng nhưng chủ xe lại tham gia bảo hiểm với số tiền là 250 triệu đồng. Khi có một tổn thất bộ phận xảy ra, giả sử thiệt hại là 20 triệu đồng, thì STBT ở đây chỉ là 20 triệu đồng. Hoặc nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì STBT la[ns nhất chỉ là 200 triệu đồng.
Trong thực tế, cũng có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo “ Giá trị thay thế mới”. Quay trở lại ví dụ chủ xe có chiếc xe trị giá 200 triệu đồng ở trên, chủ xe muốn rằng khi tổn thất toàn bộ xảy ra, ông ta sẽ có tiền để mua được một chiếc xe Toyota mới với giá thị trường là 300 triệu đồng chứ không phải đi mua một chiếc xe cũ tương đương 200 triệu đồng. Vì vậy ông ta mong muốn được tham gia bảo hiểm với số tiền là 300 triệu đồng, để khi có tổn thất toàn bộ xảy ra ông ta sẽ nhận được STBT là 300 triệu đồng. Trường hợp này được gọi là bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”. Để được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới”, chủ xe phải đóng phí bảo hiểm khá cao và các điều kiện bảo hiểm rất là nghiêm ngặt.
Trường hợp tổn thất bộ phận
Trong trường hợp này, chủ xe được giải quyết bồi thường dựa trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe.
Ví dụ 3: Chủ xe A có chiếc xe Toyota Corona 4 chỗ ngồi, giá trị thực tế của chiếc xe tại thị trường Việt Nam là 30.000 USD ( tương đương với 330.000.000 triệu đồng Việt Nam). Chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa như sau:
Thân vỏ: 70.000.000 VND
Động cơ: 55.000.000 VND
Theo bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe công ty bảo hiểm quy định: Tỷ lệ tổng thành than vỏ là 53,5%, tỷ lệ tổng thành động cơ là 15,5%. Như vậy, trong trường hợp này số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho chủ xe là:
Thân vỏ: 330 x 53.5% = 176,55 triệu đồng, lớn hơn 70 triệu đồng
Do đó giải quyết bồi thường là 70 triệu đồng.
Động cơ: 330 x 15,5% = 51,15 triệu đồng, nhỏ hơn 55 triệu đồng
Do đó giải quyết bồi thường là 51,15 triệu đồng
Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe bị coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao trong thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
Ví dụ 4: Đầu năm 2000 chủ xe A có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 300 triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 300 triệu đồng tại công ty bảo hiểm B. Ngày 13/07/2000 xe gặp tai nạn bị tổn thất toàn bộ. Khi tham gia bảo hiểm, xe đã sử dụng được 5 năm, tỉ lệ khấu hao xe là 5%/năm. Trong trường hợp này, số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm B cho chủ xe A được xác định như sau:
Giá trị ban đầu của xe = (300)/(1-5%×5) = 400 triệu đồng
Giá trị xe tại thời điểm trước khi xảy ra tai nạn = 400 – 400×(66×5%/12) = 290 (triệu đồng).
Như vậy, số tiền bồi thường của chủ xe A nhận được là 290 triệu đồng.
Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe. Chúng ta hãy xem xét ví dụ minh họa sau.
Ví dụ 5: Chủ xe A có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 200 triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ với số tiền 200 triệu đồng tại công ty bảo hiểm X. Theo quy định của công ty bảo hiểm X, chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi gía trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo bảng tỷ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa là:
Thân vỏ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 120 triệu đồng.
Động cơ thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 35 triệu đồng.
Hộp số thiệt hại 100% chi phí sửa chữa: 15 triệu đồng.
Tổng thiệt hại: 170 triệu đồng.
Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe (170/200 = 0,85).
Nhưng căn cứ vào bảng tỷ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm X là:
Thân vỏ: 53.5% x 100% = 53,5%
Động cơ: 15.5% x 100% = 15,5%
Hộp số: 7% x 100% = 7%
Tổng cộng: = 76%
Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận.
Ngoài ra, khi tính toán số tiền bồi thường còn phải ruân theo những nguyên tắc sau:
Những bộ phận thay thế mới ( Tức là khi tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng thành), khi bồi thường phải trừ đi khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn. Nếu tổn thất xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không phải tính khấu hao. Còn nếu tổn thất xảy ra từ ngày 16 trở đi thì phải tính khẩu hao cho tháng đó. Công ty bảo hiểm sẽ thu hồi những bộ phận được thay thế hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị.
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành xe, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó. Và số tiền bồi thường cũng thường được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm.
Trường hợp thiệt hại xảy ra khi có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe và yêu cẩu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liện quan. Cụ thể, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất bị một xe khác có bảo hiểm TNDS đâm va gây thiệt hại thì bồi thường thiệt hại vật chất trước. Đối với TNDS chỉ bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường TNDS và số tiền thiệt hại vật chất.
Bảo hiểm trùng. Có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe theo một hay nhiều dơn bảo hiểm khác, theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉ đùng bằng thiệt hại thực tế. Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bòi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
* * *
Phân tích thực trạng bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam
Tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thương mại gắn liền với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Ngày 20/11/1991 theo quyết định số 503TC/BH của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu triển khai trên toàn quốc bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Ngày nay, việc mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã ngày càng trở thành nhu cầu của các khách hàng đặc biệt là những khách hàng là công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển như: taxi trở khách, taxi trở hàng, hay ô tô trở hàng của những công ty kinh doanh lớn… góp phần vào ổn định kinh tế – xã hội.
Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2012 ,Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO 997 tỉ đồng, PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ đồng, Bảo Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng. Lần đầu tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ô tô tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% ô tô hiện có nhưng khấu hao bình quân 10% năm)
Là một trong những sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường các năm từ 2008 đến 30/09/2012 lần lượt là 29%, 32%, 31,5%, 30% và 27,3% . Với vai trò là sản phẩm chiến lược của các doanh nghiệp, bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may luôn là sản phẩm có sự cạnh tranh quyết liệt và mạnh mẽ nhất trên thị trường, kết quả là trong nhiều năm qua tăng trưởng của nghiệp vụ này luôn đạt trên hai con số.
Tuy nhiên, năm 2012 do ảnh hưởng ngày càng trầm trọng của suy thoái kinh tế cùng với các chính sách cắt giảm đầu tư công, cắt giảm chi tiêu ngân sách khiến cho năng lực tài chính của phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân giảm đi rõ rệt. Điều này gây tác động không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
Trong khi doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường 9 tháng đầu năm 2012 tăng 9,7%, thì doanh thu phí bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may chỉ tăng 0,53% so với cùng kỳ năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2008-2012
Chú thích: 1. Tăng trưởng của bảo hiểm xe cơ giới,
2. Tăng trưởng của thị trường phi nhân thọ
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Doanh thu tăng chậm phần lớn ảnh hưởng từ sự ảm đạm của thị trường tiêu thụ ô tô. Theo hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) cho biết, lượng xe tiêu thụ 9 tháng đạt 65.086 xe, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xe con là 24.403 chiếc, giảm 49%, xe tải và các dòng xe còn lại là 40.683 chiếc, giảm 29%. Sự sụt giảm này của thị trường tiêu thụ ô tô đã ảnh hưởng trực tiếp đền thị trường bảo hiểm xe ô tô, bao hiem xe may, vì hầu hết các xe nhập khẩu và xe lắp ráp mới đều tham gia bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện trong lần mua- bán đầu tiên.
Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 1.343 tỉ đồng, giảm 6% so với năm 2011. Dẫn đầu là Bảo Việt 340 tỉ đồng, PJICO 269 tỉ đồng, Bảo Minh 189 tỉ đồng, PVI 137 tỉ đồng. Tổng số tiền đã bồi thường 527 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường 39%.
Tốc độ tăng trưởng bảo hiểm xe cơ giới các công ty bảo hiểm giai đoạn 2008-2012:
Có thể nói, sau một giai đoạn dài tăng trưởng mạnh cùng với sự sôi động của thị trường tiêu thụ ô tô, năm 2012, bảo hiểm xe cơ giới thực sự đã ngấm đòn của khủng hoảng kinh tế. Tăng trưởng 1,59% so với cùng kỳ năm trước là kết quả thể hiện sự khó khăn của nghiệp vụ này.
Tình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Bảng 2.1: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004-2008)
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1
Số xe ôtô thực tế lưu hành
Chiếc
774.824
891.104
1.026.512
1.183.260
1.352.510
2
Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế lưu hành
%
-
15,0
15,2
15,3
14,3
3
Số xe ôtô tham gia bảo hiểm vật chất
Chiếc
350.057
433.178
515.925
619.673
703.711
4
Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm
%
-
23,74
19,10
20,11
13,56
5
Tỷ lệ khai thác
%
45,18
48,61
50,26
52,37
52,03
66
Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Tr đ
1.017.258
1.202.179
1.279.088
1.776.258
2.217.034
77
Mức tăng tuyệt đối doanh thu phí bảo hiểm
Tr đ
-
184.921
76.909
497.170
440.776
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy, tốc độ phát triển xe cơ giới ngày càng tăng và tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt năm 2007 tăng 15,30% so với năm 2006 (tương ứng với 156.748 xe). Sự tăng lên nhanh chóng này là do nền kinh tế từ năm 2004 đến năm 2007 phát triển nhanh, ổn định. Đặc biệt khi Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư và làm việc tại Việt Nam. Tốc độ phát triển bình quân số xe ô tô hàng năm khá lớn. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.
Thực tế đã cho thấy, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2004-2008. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 350.057 xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất thì năm 2008 con số này là 703.711 xe (tăng 101%). Doanh thu phí từ 1.017.258 trđ tăng lên 2.217.034 trđ ( tăng 1.199.776 trđ). Các cty baỏ hiểm phi nhân thọ đã ngày càng chiếm lòng tin khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ và số lượng khách hàng tìm đến với các công ty ngày càng nhiều. Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vu bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên, với sự phấn đấu không mệt mỏi, doanh thu của nghiệp vụ này đã giữ vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường năm 2008
Đơn vị: 1.000.000 đồng
TT
Nghiệp vụ BH
Năm 2007
Năm 2008
% tăng trưởng
Phí BH thực thu (Tr đ)
Tỷ lệ doanh (%)
Phí BH thực thu (Tr đ)
Tỷ lệ doanh thu(%)
1
BH sức khoẻ và tai nạn con người
1.203.156
14,39
1.597.484
14,78
32,77
2
BH hàng hoá vận chuyển
712.092
8,52
972.495
9,00
36.57
3
BH hàng không
321.448
3,85
569.348
5,27
77,12
4
BH TNDS chủ xe cơ giới
730.916
8,74
891.966
8,25
22,03
5
BH vật chất xe cơ giới
1.776.258
21,25
2.217.034
20,5
24,81
6
BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản
1.022.233
12,23
1.029.769
9,53
0,74
7
BH gián đoạn kinh doanh
19.004
0,23
24.535
0,23
29,10
8
BH thân tàu và TNDS chủ tàu
803.434
9,61
1.266.289
11,72
57,61
9
BH trách nhiệm chung
180.632
2,16
182.861
1,69
1,23
10
BH nông nghiệp
833
0,00996
1.683
0,02
102,04
11
BH tín dụng và rủi ro tài chính
649
0,00776
28.532
0,26
4296,30
12
BH tài sản và thiệt hại
1.546.107
18,49
2.023.544
18,73
30,88
Tổng
8.359.994
100
10.805.540
100
29,25
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Từ bảng 2.2 với nhưng số liệu thu được thông qua tính toán ta thấy doanh thu phí bảo hiểm ở hầu hết các nghiệp vụ đều có xu hướng tăng . Đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã có mức doanh thu khá cao, chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong tổng số doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm, cụ thể năm 2007 là 21,25%, năm 2008 là 20,52% và năm 2008 tăng 24,81% so với năm 2007.
Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường thì Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PVI vẫn là những doanh nghiệp mạnh, chiếm thị phần lớn trong các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.
Năm 2008, thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên toàn quốc đạt doanh thu 2.217.034 triệu đồng, tăng 24,81% so với năm 2007 (doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới toàn thị trường năm 2007 là 1.776.258 triệu đồng). Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới và tỷ lệ bồi thường của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 cụ thể như sau (Xem bảng 2.3, hình 2.1):
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008
TT
Tên công ty
Doanh thu
Bồi thường
Phí thực thu(Tr đ)
Cơ cấu % doanh thu (Thị phần)(%)
Bồi thường thực chi(Tr đ)
Tỷ lệ bồi thường(%)
1
Bảo Việt
722.204
32,58
422.920
58,56
2
Bảo Minh
403.594
18,2
261.529
64,8
3
Pjico
392.637
17,71
202.208
51,50
4
PVI
261174
11,78
119.285
55,18
5
Các cty khác
437.425
19,73
279.051
63,79
Chung
2.217.034
100
1.284.993
57,69
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008:
Từ những phân tích trên đây ta thấy về công tác khai thác bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam của các công ty bảo hiểm đã từng bước khẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Điều đó được thể hiện rất rõ qua số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm và doanh thu phí của nghiệp vụ tăng khá đều đặn, tỷ lệ tái tục lớn. Tuy nhiên, so với tổng số xe lưu hành thì số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn nhỏ.
Một vấn đề nữa với các doanh nghiệp bảo hiểm đó là hạ phí trong khai thác, bất chấp xác suất rủi ro. Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất đạt 2.217 tỉ đồng, tăng 24,8% so với năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt 722 tỉ đồng, Bảo Minh 404 tỉ đồng tiếp đến là PJICO 393 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 1.285 tỉ đồng, chiếm 57% doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao trong nghiệp vụ này là Bảo Long, QBE, Bảo Minh. Nếu kể cả phần dự phòng phí chưa được hưởng 50%, dao động lớn và chi phí hoa hồng đại lý thì tỉ lệ bồi thường sẽ lớn hơn gấp đôi. Cuộc cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm từ gay gắt dẫn đến báo động trong khi tổn thất toàn thị trường lên tới 57% doanh thu phí, chi phí sửa chữa thay thế phụ tùng đã tăng trên 30%.
2.1.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất:
Theo số liệu thống kê, hàng năm số vụ tai nạn giao thông ở nước ta liên tục tăng lên. Năm 2004 là 29135 vụ, đến năm 2007 là 31.273 vụ, năm 2008 là 32.277 vụ. Tai nạn giao thông đã gây thiệt hại rất lớn cho xã hội về người cũng như về tài sản. Nó không những tác động đến đời sống những người không may gặp rủi ro mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Một trong những tổ chức đóng góp tích cực nhất để hạn chế thiệt hại và tai nạn giao thông xảy ra đó chính là các công ty bảo hiểm. Với sự ra đời của các công ty bảo hiểm cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đã có vai trò to lớn và ngày càng được chú trọng.
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Bộ Tài chính cũng quy định mức chi của Quỹ BHXCG. Cụ thể, quỹ này sẽ chi đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ không vượt quá 35% tổng số tiền đóng vào quỹ hằng năm; chi tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không vượt quá 10%; chi hỗ trợ nhân đạo không vượt quá 15% tổng số tiền đóng vào quỹ hằng năm.
2.1.4. Công tác giám định và bồi thường
2.1.4.1. Quy trình giám định bảo hiểm
Để làm tốt công tác này, các công ty đã xây dựn nên một quy trình giám định phù hợp với thực tế, hạn chế sai xót, nhầm lẫn và rut ngắn thời gian. Về cơ bản, quy trình của các công ty đang áp dụng đều theo các bước sau:
Hình 2.2: Quy trình giám định bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Nhận thông tin
Hướng dẫn xử lý ban đầu
Tiến hành giám định, lập Biên bản giám định
Báo cáo giám định
Xác nhận ấn chỉ gốc
Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục
Tạm ứng
Tổn thất cần sửa chữa
Tổn thất toàn bộ
Tổn thất theo đánh giá thiệt hại
Giám sát sửa chữa, giám định bổ sung
Khảo sát, xem xét giá hiện tại
Đánh giá giá trị còn lại
Thống nhất giá trị tổn thất/ Quyết toán nghiệm thu sửa chữa
Hoàn chỉnh hồ sơ
2.1.4.2. Quy trình bồi thường
Quy trình bồi thường được xây dựng theo sơ đồ và tiến hành theo các bước sau:
Hình 2.3: Quy trình bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Lập tờ trình bồi thường
Ý kiến đóng góp
Trình duyệt
Thông báo, thanh toán bồi thường
Đòi người thứ ba, xử lý tài sản hỏng (nếu có), thống kê, lưu trữ
2.1.4.3. Kết quả công tác giám định - bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Công tác giám định
Việc xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không và mức độ tổn thất là bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi cán bộ giám định phải có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Bên cạnh đó nó còn góp phần ngăn chặn được hành vi trục lợi bảo hiểm, đây là hành vi rất phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng.
Nhìn chung, trong thời gian qua công tác giám định đã đạt được một số thành tựu:
Số lượng và chất lượng của giám định viên ngày càng tăng lên, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao.
Có ngày càng nhiều các vụ tai nạn được giám định trực tiếp.
Nhiều trường hợp giám định viên so tiến hành giám định và điều tra hiện trường tốt đã phát hiện ra nhiều vụ khách hàng gian lận bảo hiểm, tránh thiệt hại cho công ty hàng trăm triệu đồng.
Công tác bồi thường.
Bồi thường là công việc dịch vụ sau bán hàng, nó quyết định đến chất lượng dịch vụ và có tác động lớn đến uy tín của công ty. Chính vì vậy mà các công ty bảo hiểm đã coi việc giải quyết bồi thường cho khách hàng theo phương châm “ Bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hợp lý, hợp tình” là một công cụ cạnh tranh, là một biện pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất về ý thức phục vụ của công ty
Bảng 2.4: Tình hình giám định và bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004 - 2008)
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1
Số xe tham gia bảo hiểm
chiếc
350.057
433.178
515.925
619.673
703.711
2
Số hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường
bộ
192.533
259.966
212.963
300.736
325.514
3
Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường
bộ
188.259
253.753
208.044
293.879
314.609
4
Số hồ sơ tồn đọng
bộ
4.274
6.213
4.919
6.857
10.905
5
Tỷ lệ hồ sơ tồn đọng
%
2,22
2,39
2,31
2,28
3,35
6
Tổng số tiền bồi thường
Tr đ
498.270
597.925
726.882
857.549
1.284.969
7
Số tiền bồi thường bình quân một vụ
Tr đ
2,65
2,36
3,49
2,92
4,08
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Theo bảng số liệu 2.4 ta thấy:
Thứ nhất: số vụ tai nạn phát sinh ngày càng tăng. Năm 2004 là 192.533 vụ, năm 2006 giảm 47.003 vụ so với năm 2005 măc dù năm 2006 giảm nhưng các năm tiếp theo số vụ tai nạn phát sinh trong năm vẫn cao.
Thứ hai: số vụ tai nạn đã được giải quyết bồi thường ngày càng tăng và tỷ lệ hồ sơ tồn đọng nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2005 là 2,39%, năm 2006 là 2,31% và năm 2007 là 2,28 %.
Thứ ba : Tổng số tiền bồi thường qua các năm có xu hướng tăng lên tương ứng với số vụ tai nạn tăng qua các năm. Năm 2004 là 498.270 triệu, năm 2005 là 597.925 triệu đồng năm 2006 là 726.882 triệu đồng, năm 2007 là 857.549 triệu đồng đến năm 2008 số vụ đã tăng lên là 1.284.969 triệu đồng.
Nhìn một cách tổng thể, trong điều kiện thị trường diễn ra sự cạnh trạnh khốc liệt, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giám định bồi thường nên ngay từ đầu năm các công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng của công tác bồi thường để hỗ trợ cho công tác khai thác và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Việc tổ chức xét duyệt và trả tiền bồi thường tại các phòng đã được củng cố và cải tiến. Các phòng đã tổ chức thông báo lịch trả tiền bồi thường theo khu vực để việc trả tiền bồi thường được thuận tiện. Rất nhiều hồ sơ đã được giải quyết trong thời gian ngắn để hạn chế đi lại, giảm phiền hà cho khách hàng.
Tuy vậy công tác giám định - bồi thường vẫn bộc lộ những tồn tại lớn cần có các giải pháp toàn diện và đồng bộ trong thời gian tới:
Mạng lưới các chi nhánh rộng nhưng sự phối hợp giữa các chi nhánh trong công tác giám định chưa thực sự hiệu quả và kịp thời.
Chất lượng công tác thanh tra - kiểm tra về công tác giám định - bồi thường đối với các đơn vị còn yếu.
Lực lượng cán bộ giám định - bồi thường còn mỏng và nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp.
Hệ thống quy trình hướng dẫn giám định - bồi thường đã có nhưng chưa hoàn thiện, và đặc biệt chưa được tuân thủ một cánh đầy đủ trong thực tế.
Công tác bồi thương tái bảo hiểm, đòi người thứ ba chưa được đưa vào quy trình chuẩn và chưa có quy chế phối hợp giữa các bộ phận chức năng nên hiệu quả thực hiện còn nhiều hạn chế bất cập.
Cơ chế giao khoán 100% theo doanh số đã phát huy tác dụng về tăng trưởng doanh thu nhưng có mặt trái là không hạn chế được tình trạng khai thác ẩu, không đánh giá được mức độ rủi ro bảo hiểm trước khi cấp đơn.
Mặc dù tỷ lệ bồi thường cao nhưng chất lượng giải quyết bồi thường chưa tương xứng.
Trình độ cán bộ làm công tác giám định - bồi thường tại các đơn vị chưa đồng đều, chưa được đầu tư đào tạo và quan tâm thích đáng.
Tóm lại, công tác giám định - bồi thường là vấn đề bức xúc nhất của các công ty trong giai đoạn hiện nay và muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì bắt buộc phải nâng cao hiệu quả quản trị công tác giám định bồi thường.
2.1.5. Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm:
Các hình thức trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần. Hình thức này được thể hiện khi chủ xe tham gia bảo hiểm cho chiếc xe ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau nhưng không thông báo để nhận được nhiều lần số tiền bồi thường.
Thay đổi tình tiết tai nạn hoặc tạo hiện trường giả như: sửa chữa hiệu lực bằng lái, giấy phép lưu hành; thay đổi biển số xe của xe đã mua bảo hiểm không bị tai nạn cho xe chưa mua bảo hiểm nhưng bị tai nạn; di chuyển hiện trường xảy ra vụ tai nạn đến nơi khác… hình thức này được thực hiện với sự tiếp tay của cơ quan chức năng.
Cố ý gây tai nạn: đốt xe… để hủy bỏ toàn bộ xe nhằm được bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc khi tai nạn xảy ra đã phá hủy thêm một số bộ phận khác của xe để được thay thế mới.
Khai tăng tổn thất thực tế mà xe gặp phải nhằm nhận được số tiền bồi thường lớn hơn thiệt hại; được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức: đưa báo giá sửa chữa cao hơn so với thực tế, sửa chữa thay thế cả những bộ phận không bị hỏng do tai nạn, không thiệt hại nhưng cũng kê khai vào hợp đồng sửa chữa…
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi:
Trước tiên, phải kể đến nguyên nhân từ phía pháp luật: hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, chưa có những quy định nào về xử phạt đối với những hành vi gian lận bảo hiểm.
Thứ hai, những năm gần đây, thị trường bảo hểm đã thực sự sôi động, tính chất cạnh tranh mang tính ý nghĩa sống còn. Vì vậy, các công ty bảo hiểm đã chú trọng nhiều đến khâu khai thác mà lơ là các khâu khác, khiến cho khách hàng có kẽ hở để trục lợi.
Thứ ba, do tính chất hoạt động của xe cơ giới trên những địa bàn rất rộng nên trong nhiều trường hợp khi tai nạn xảy ra ở những địa bàn hẻo lánh, xa xôi, giám định viên không thể trực tiếp đến giám định được. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tao hiện trường giả, cung cấp thông tin sai sự thật.
Thứ tư là do trình độ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên bảo hiểm.
Thứ năm, các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định còn hạn chế, lạc hậu.
Việc tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm là rất quan trọng. Nó giúp cho công ty tìm ra được hướng đi đúng đắn để giải quyết vấn đề này. Trong những năm qua, các công ty bảo hiểm đã thực hiện công tác này và ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường, chiếm lòng tin vững chắc trong tâm trí khách hàng.
2.2. Đánh giá thực trạng bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam
2.2.1. Thành tựu
Với những nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên các công ty, trong những năm qua, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các công ty đã đạt được những kết quả:
Bảng 2.5: Kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( 2004 – 2008):
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng phí thu (D)
Trđ
1.017.258
1.202.179
1.279.088
1.776.258
2.217.034
Tổng chi (C)
Trđ
965.138
1.182.159
1.236.075
1.715.263
2.128.018
Lợi nhuận (L)
Trđ
52.120
20.020
43.013
60.995
89.016
Hd = D/C
1,05
1,02
1,03
1,04
1,04
He = L/C
0,05
0,02
0,03
0,04
0,04
( Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2004 lợi nhuận chỉ là 52.120 triệu đồng thì năm 2005 là 20.020 triệu đồng, Năm 2006 là 43.013 triệu đồng, Năm 2007 là 60.995 triệu đồng và năm 2008 là 89.016 triệu đồng. Trong giai đoạn này, có rất nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và số lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều, đó là lý do làm cho doanh thu tăng cao, cho thấy những nỗ lực của các công ty trong khai thác, kinh doanh đã được đền đáp. Một nguyên nhân đáng kể nữa là DNBH đã nâng cao năng lực tài chính. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu của các DN là 17.934 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2007, góp phần nâng cao năng lực khai thác, nâng mức giữ lại, tạo điều kiện cho các DN có khả năng đầu tư chiều sâu về công nghệ, tuyển dụng nhân sự.
Hiệu quả theo lợi nhuận theo các năm dao động trong khoảng 0,02 đến 0,05. Trong đó cao nhất là năm 2005, đạt 0,05. Các năm 2007, 2008 đều đạt 0,04. Điều đó có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra, các công ty chưa thu được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn. Tức các công ty hoạt động chưa có đột phá về mặt hiệu quả. Điều này được lý giải bởi trong các năm, đặc biệt là năm2008 lợi nhuận của hầu hết các DNBH đều đến từ lãi tiền gửi và đầu tư tài chính, chỉ một vài DNBH có thị phần lớn là có lãi từ lĩnh vực bảo hiểm truyền thống (Kết thúc năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đều báo cáo lãi, kể cả công ty mới thành lập).
Bên cạnh những hiệu quả thực tế đem lại cho các công ty mà có thể thấy được thông qua số liệu thống kê đã phân tích ở trên, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các công ty đã đem lại những hiệu quả xã hội nhất định như: góp phần vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức người dân… Từ đó, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng cửa từng vụ.
2.2.2. Hạn chế
Sự quản lý của nhà nước đã có những cải tiến tuy nhiên chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, các văn bản pháp luật còn thiếu, và chưa đồng bộ. Hệ thống các chỉ tiêu, giám sát, đánh giá rủi ro về vốn về hoạt động tài chính của doanh nghiệp còn thiếu.
Thị trường bảo hiểm cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự tham gia của ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm. Đặc biệt sức ép khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường, thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Đây là một điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường bảo hiểm, nhưng nó cũng tạo sức ép cạnh tranh đối với các công ty, để chiếm và giữ khách hàng đôi khi các thủ đoạn trong cạnh tranh làm cho thị trường thiếu lành mạnh. Biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh vẫn tồn tại mà tập trung vẫn là việc hạ phí bảo hiểm, tăng chi hoa hồng bảo hiểm, lôi kéo đại lý của nhau…
Tình trạng các đại lý bán bảo hiểm nộp tiền cho cán bộ nhưng cán bộ không nộp ngay vào tài khỏan của công ty gây khó khăn cho công ty trong việc tính toán, lên kế hoạch kinh doanh.
Một tồn tại của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đó là các công ty chưa có bộ phận định phí bảo hiểm chuyên nghiệp với những chuyên gia định phí có chuyên môn và trình độ trong định phí, cũng như công ty chưa có đủ cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật để có thể xem xét các yếu tố như lọai xe, hãng xe, trình độ kinh nghiệm của người lái xe trong biểu phí của mình. Chính những điều đó đã làm cho phí được tính ra giảm tính chính xác cũng như hiệu quả.
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã triển khai lâu năm, nhưng nhiều chủ xe vẫn chưa tham gia và tỷ trọng tham gia bảo hiểm còn thấp so với tiềm năng. Cạnh đó tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ còn cao cũng như tình hình trục lợi diễn biến phức tạp, chính vì vậy dẫn đến phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân xe ôtô còn khá cao
Khâu giám định và giải quyết bồi thường của bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn tồn tại nhiều hạn chế do Công ty thực hiện chế độ phân cấp bồi thường. Theo đó giấy chứng nhận bảo hiểm được văn phòng cấp, hồ sơ cũng được tiếp nhận tại phòng nhưng tại đây không giải quyết mà chuyển lên cấp trên để giải quyết. Do vậy gây những khó khăn nhất định cho người tham gia bảo hiểm khi yêu cầu bồi thường, làm cho khách hàng không thực sự thoải mái và tin tưởng khi tham gia bảo hiểm. Hay trong việc quy định tỷ lệ phí bảo hiểm mà công ty đang áp dụng vẫn chưa cụ thể để các cán bộ áp dụng mà đôi khi còn tạo kẽ hở cho các văn phòng, chi nhánh hạ phí để tăng doanh thu cho đơn vị mình.
Một hiện tượng khá phổ biến ở các công ty bảo hiểm, để bán sản phẩm của công ty mình cho khách hàng đại lý đã chia một phần hoa hồng nhận được theo quy định của công ty cho khách hàng, điều này là trái với quy định của công ty, đây là hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, là nguyên nhân gây rủi ro cho qũy của công ty. Đây là hiện tượng tồn tại khá phổ biến tuy nhiên vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng này.
Trong đội ngũ cán bộ của các công ty bảo hiểm nhìn chung là có trình độ cao tuy nhiên còn tình trạng có một số cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành, lĩnh vực bảo hiểm, hoặc nếu được đào tạo thì chưa bài bản, chính quy. Điều này cũng là một nguyên nhân gây nên những hiện tượng vi phạm trong kinh doanh làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều đó làm tỷ trọng khai thác của nhiều nghiệp vụ bảo hiểm cũng như nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với thị trường.
Tình hình tai nạn giao thông liên tục gia tăng, số lượng các vụ trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng làm cho hoạt động kinh doanh nghiệp cụ bảo hiểm xe cơ giới trong đó có bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty gặp nhiều khó khăn.
Trên thị trường hiện đã có sản phẩm bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô – xe máy, nhưng lại chưa được khách hàng chú ý. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đa số xe gắn máy đang sử dụng trên thị trường không mua bảo hiểm vật chất. Thậm chí, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới cũng không phải chủ xe nào cũng có hoặc nếu mua thì cũng trong tình trạng lúc có lúc không. Trong khi đó, những loại hình bảo hiểm này đã được nhiều công ty bảo hiểm triển khai như Bảo Minh, AAA, Pjico, Viễn Đông…Ước tính, với số lượng xe máy đang lưu hành trên cả nước lên đến hơn 30 triệu chiếc, bình quân mỗi gia đình sở hữu ít nhất một chiếc xe máy, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khi triển khai sản phẩm bảo hiểm mất cắp xe máy kỳ vọng sản phẩm này sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Nhưng thực tế đã hoàn toàn ngược lại. Sau vài năm triển khai sản phẩm này thì đến nay kết quả vẫn chỉ được coi là con số không.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI VIỆT NAM
* * *
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới:
Nâng cao hiệu quả khai thác:
Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì công tác khai thác cần có sự điều chỉnh.Khai thác là khâu đặc biệt quan trọng khi triển khai bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào.Trong khâu này, cán bộ khai thác, đại lý là người có vai trò quan trọng. Do đó ngay từ đầu công ty cần có kế hoạch tuyển chọn kỹ những người thực sự có năng lực, có trình độ và đồng thời phải là người có tư cách đạo đức tốt.
Đại lý, cán bộ khai thác là mạng lưới trung gian nối liền giữa người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm, đem lại dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, doanh thu bảo hiểm cho công ty, góp phần giúp công ty phát triển kinh doanh. Vì vậy công ty cần có chính sách hoa hồng thoả đáng từ đó kích thích các cán bộ, đại lý làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn và gắn bó lâu dài với công ty.
Hiện nay chất lượng đào tạo đại lý tại công ty là chưa cao. Vì vậy đã có những trường hợp đại lý chưa hiểu biết rõ về nghiệp vụ bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng một số đại lý giải thích sai cho khách hàng hoặc giải thích không rõ… chính những điều này đã gây khó khăn cho công ty sau này. Do đó các công ty cần có những chương trình đào tạo cơ bản giúp cho cán bộ khai thác, đại lý bảo hiểm của công ty hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ mà công ty đang triển khai.
Các cán bộ khai thác, các đại lý bảo hiểm phải luôn bám sát khách hàng, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng sau khi bán bảo hiểm, đặc biệt là những khách hàng truyền thống, những khách hàng lớn, từ đó nâng cao số lượng các hợp đồng tái tục hàng năm. Đây là công việc rất quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí khi khai thác do chi phí khai thác cho một hợp đồng mới thì lớn hơn rất nhiều so với việc tái tục một hợp đồng cũ.
Sử dụng chính sách khuyến khích vật chất đối với cán bộ khai thác, các đại lý. Cụ thể, công ty đưa ra những chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ khai thác, những đại lý có những hợp đồng lớn, có doanh thu cao trong năm, từ đó khuyến khích họ để phát huy hết năng lực của mình. Bên cạnh đó hàng năm công ty cần thường xuyên tổ chức những đợt thi đua trong toàn công ty vào những dịp đặc biệt nhằm kích thích sự hăng hái của các cán bộ khai thác.
Các công ty cần tổ chức những khoá học để giúp cán bộ khai thác có những hiểu biết nhất định về ô tô. Từ đó giúp họ có những đánh giá chính xác về giá trị xe khi tham gia bảo hiểm.
Các công ty cần mở rộng hơn nữa mạng lưới kinh doanh vì hiện nay mạng lưới kinh doanh của công ty phần lớn tập trung tại các thành phố, thị xã, và các trung tâm. Do đó công ty cần mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các huyện để có thể đưa sản phẩm bảo hiểm của công ty đến với mọi người dân.
Để tăng lượng đầu xe tham bảo hiểm, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục một cách sâu rộng đến với mọi người dân và người điều khiển xe cơ giới. Nếu khách hàng ký hợp đồng với số tiền bảo hiểm lớn hơn công ty cũng nên linh hoạt để đáp ứng nhu cầu này và có chế độ khuyến khích.
Do đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là trừu tượng, vô hình nên việc tìm ra cách thức tuyên truyền, quảng cáo tiếp cận khách hàng là rất khó khăn vì vậy cần phải có chương trình tuyên truyền, quảng cáo hấp dẫn cho người dân tiếp cận để họ biết, hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo hiểm và tiếp tục tái hợp đồng bảo hiểm.
Trong tiềm thức của người dân, tên của một số công ty còn tương đối mới mẻ, xa lạ. Khi đi khai thác bảo hiểm được tiếp xúc với nhiều khách hàng và nhận thấy nhiều người còn e ngại mua bảo hiểm của các công ty mới bởi từ trước đến nay họ chỉ biết danh tiếng của Bảo Việt nên khách hàng từ chối ký hợp đồng với công ty. Xảy ra điều này là do các công ty chưa chú trọng đến việc khuyếch trương sản phẩm và danh tiếng rộng rãi. Ngày nay công nghệ thông tin, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, công ty cần xây dựng và lập kế hoạch chương trình quảng cáo để đưa danh tiếng của công ty, đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách rộng rãi hơn.
Khi bị khách hàng từ chối ký hợp đồng do chưa hiểu biết về công ty, họ e ngại không dám kí hợp đồng của công ty thì nhân viên khai thác bảo hiểm nên có thái độ nhã nhặn, vui vẻ và sẵn sàng giới thiệu về công ty, thuyết phục khách hàng sao cho từ những người nghi ngờ, khó tính nhất cũng hiểu và ký hợp đồng với công ty. Khách hàng là người rất khó tính và có thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm, do đó người cán bộ khai thác không nên kiên trỳ.
Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất:
Tai nạn giao thông là mối quan tâm nhức nhối của toàn xã hội, tai nạn giao thông xảy ra gây ra những lo lắng, bất ổn trong cuộc sống và kinh doanh, gây ra sự bất ổn về tài chính và thu nhập, làm gián đoạn công việc kinh doanh cũng như sinh hoạt của mọi người. Khi tai nạn xảy ra cả người tham gia bảo hiểm, cơ quan chức năng cũng như công ty bảo hiểm đều bị ảnh hưởng. Do đó đề phòng và hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm tốt công tác này sẽ góp phần làm giảm số vụ tai nạn và mức độ thiệt hại khi tai nạn xảy ra. Từ đó góp phần giảm chi bồi thường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ.để thực hiện được điều đó cần thưc hiện tốt các công việc sau.
Các công ty cần trích một khoản doanh thu hàng năm để cùng với nghành giao thông vận tải xây dựng ,nâng cấp đường sá cầu cống. đây không phải là nhiệm vụ chính của các công ty baỏi hiểm , tuy nhiên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ xẩy ra tai nạn do đó sẽ tác động đến số vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm phát sinh trong năm dẫn đến hoạt động bồi thường cũng tăng . Các công ty cũng cần giúp đỡ kinh phí cho nghành giao thông đẻ lắp đặt nhưng biển báo về an toan giao thông ơ những nơi nguy hiểm để các chủ phương tiện đề phòng, hàng năm các công ty cần tiến hành đánh giá công tác an toàn, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn nhằm đề xuất những biện pháp ngăn ngừa những rủi ro này.
Tổ chức các cuộc thi lái xe an toàn, giáo dục tập huấn cho các lái xe, phổ biến kinh nghiêm xử lý một số vụ tai nạn điển hình, phương pháp đề phòng, hạn chế tổn thất khi tai nạn xảy ra cho các chủ phương tiện tham gia bảo hiểm tại công ty.
Cần có những khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đề phòng - hạn chế tổn thất.
Trong trường hợp khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm vói số lượng lớn thì công ty cũng cần giảm bớt tỷ lệ phí để khách hàng dùng khoản này vào công tác hạn chế ,đề phòng tổn thất
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm ngặt công tác giám định kỹ thuật an toàn xe cơ giới: Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra (định kỳ và đột xuất).
Thực hiện chặt chẽ công tác giám định – bồi thường
Bồi thường và giám định là hai công việc có liên quan trực tiếp đế nhau trong công ty bảo hiểm.Việc giám định chính xác, kịp thời và đầy đủ sẽ giúp cho công tác bồi thưòng được chuẩn xác và đảm bảo nhanh nhất cho khách hàng. Làm tốt công tác này không những giảm chi phí phát sinh trong công tác giám định và bồi thường mà còn tăng thêm niềm tin của khách hàng về chất lượng phục vụ khách hàng của công ty .Tù đó làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để đạt được những điều nói trên cần làm tốt những công việc sau:
Khi có tai nạn giao thông xẩy ra liên quan đến phạm vi bảo hiểm của công ty thì nhà bảo hiểm phải nhanh chóng cử giám định viên dến hiện trưòng và báo cho cơ quan công an nơi gần nhát hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời giải quyết nhằm hạn chế ách tắc giao thông và đặc biệt là hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
Công ty cần có kế hoạch kết hợp với cơ quan công an giao thông để đào tạo đội ngũ giám định về nghiệp vụ đánh giá rủi ro và mức đọ sai phạm cũng như thiệt hại trong mỗi vụ tai nạn. Khi giám định bồi thường cán bộ giám định cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, dụng cụ máy móc và trang thiết bị cần thiết khi được báo cáo có tai nạn thuộc trách nhiệm của công ty là phải kịp thời có mặt. Làm tốt khâu này sẽ tạo được những hình ảnh tốt đẹp về công ty nói riêng và nghành bảo hiểm nói chung. Cán bộ giám định hướng dẫn cho cho người bị nạn làm những thủ tục cần thiết với thái độ nhẹ nhàng, thân thiện.
Cần tuyển những người là kỹ sư giỏi hoặc là những người có trình độ kỹ thuật về xe ô tô. Đặc biệt các giám định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng, và có tính quyết đoán, biết phát hiện và hạn chế trục lợi bảo hiểm. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp công tác giám định được chính xác, và đạt kết quả cao.
Đối với những tai nạn đơn giản, tổn thất nhỏ công ty cần cố gắng thực hiện tại chỗ.
Trong trường hợp tai nạn xẩy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty, cán bộ nhân viên của công ty không nên có thái độ hờ hững, không có trách nhiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty, bởi lẽ khách hàng luôn luôn có tính nghi ngờ, nhiều khi chính họ ký hợp đồng mua bảo hiểm nhưng lại không hiểu biết hết các chi tiết. Hợp đồng chỉ là một tờ giấy chứng nhận ghi rất ít thông tin. Vì vậy, cán bộ của công ty phải tìm cách thăm hỏi người bị nạn và giải thích cho gia đình khách hàng về phạm vi được bảo hiểm hay không được bảo hiểm cho khách hàng.
Mỗi công ty cần có mối quan hệ tốt với một số xưởng sửa chữa ôtô uy tín, để việc sửa chữa và phục hồi tình trạng của xe được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng thời góp phần loại bỏ những tiêu cực từ phía khách hàng và đảm bảo mức giá hợp lý đối với công ty.
Đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác:
Công tác tuyển dụng trong nhưng năm qua có thể nói là khá tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chặt chẽ về tuyển dụng nhân lực, từ đó tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên đáp ứng đươc nhu cầu hiện nay nhưng nhìn lại cho thấy tuy phần lớn là những người tốt nghiệp đại học nhưng không nhiều người tốt nghiệp bảo hiểm. Trong thời gian tới, các công ty nên lập kế hoạch dài hạn cho công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, nên ưu tiên những người tốt nghiệp đúng chuyên ngành bảo hiểm, thông thạo cả tiếng anh và vi tính.
Công tác đào tạo phải được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển nhân lực của công ty và phải được thực hiện một cách toàn diện cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và khả năng giao tiếp. Các cán bộ nhân viên không những được đào tạo về nghiệp vụ mà còn phải được học những bài giảng về tâm lí học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đầo tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ nghiệp vụ trong và ngoài nước và sau mỗi lần tập huấn phải có sự kiểm tra sát hạch nghiêm túc và có hiệu quả .
Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban trong công ty với nhau để qua đó rút kinh nghiệm cho các lần làm việc tiếp theo. Công ty cũng cần nhận thức đúng năng lực và trình độ của từng nhân viên để từ đó có những chính sách đào tạo thích hợp cũng như tạo điều kiện tôt nhất cho họ phát triển.
Phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học trong công tác giáo dục sinh viên để đào tạo được những cán bộ tương lai có phẩm chất đạo đức tốt và vững vàng nghiệp vụ. Tạo thuận lợi cho các em sinh viên có điều kiện thực tập và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp đúng chuyên môn và năng lực.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2012.
Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tạp chí bảo hiểm
Các văn bản pháp luật về bảo hiểm
Tạp chí giao thông vận tải
Văn kiện hội thảo ngày 2/10/2000
Báo cáo của chánh văn phòng ủy ban ATGT Quốc Gia
Website bảo hiểm xã hội:
Website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam:
Website tin tức bảo hiểm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_bao_hiem_vat_chat_xe_co_gioi1_4264.docx