Đề tài Ca trù -Từ góc nhìn Du lịch

PHẦN MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài . Việt Nam đã tham gia vào thị trường chung thế giới WTO công cuộc hội nhập hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng , nhiều người lo lắng rằng việc hội nhập hoá quá nhanh này sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá truyền thống đích thực . Điều đó thực sự đáng lo ngại đối với âm nhạc truyền thống , đặc biệt là ca trù - một hình thức diễn xướng dân gian vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại . Hiện nay có rất ít người biết và hiểu về ca trù đặc biệt là giới trẻ thế hệ 8X , 9X , vì vậy mà nhiều người cho rằng ca trù đang trở lại nhưng sẽ thật là khó khăn để gìn giữ nó khi những người thực sự biết về nó đang ngày một ít đi . Còn đối với du lịch nó là một yếu tố mới để thế giới biết nhiều hơn , hiểu nhiều hơn về văn hoá Việt , con người Việt . Và cùng với Nhã nhạc Cung đình Huế , Cồng chiêng Tây Nguyên , ca trù đang từng bước đưa hình ảnh Việt Nam tới với bạn bè quốc tế . 2, Mục đích . Để ca trù được công nhận là di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại thì các chuyên gia , các nhà nghiên cứu về ca trù đã bỏ rất nhiều tâm huyết , thời gian và đã đưa ra rất nhiều bài viết sâu sắc về ca trù từ nhiều góc độ khác nhau , bài viết này chọn góc nhìn từ du lịch để viết về ca trù . Mục đích là vừa tìm hiểu rõ hơn một hình thức diễn xướng dân gian truyền thống , vừa là củng cố hơn kiến thức về một di sản văn hoá phi vật thể nữa của Việt Nam mà ngày nay ít được giới trẻ chú ý tới và cũng để thấy rõ hơn mối liên kết ca trù với du lịch . Kiến thức đó thực sự cần đối với người làm về du lịch khi có một khách nước ngoài nào đó hỏi về các di sản văn hoá của Việt Nam . 3, Phạm vi đề tài . Ca trù đã có quá trình hình thành và phát triển khá dài và hưng thịnh . Với những thăng trầm mà nó đã trải qua thì có rất nhiều bài nghiên cứu viết về nguồn gốc xuất sứ , những thăng trầm mà nó đã trải hay nghệ thuật biểu diễn . nên bài viết nay chỉ đi vào nghiên cứu ca trù như một hình thức diễn xướng dân gian được đưa vào khai thác trong du lịch . 4, Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực địa - Phương pháp tổng hợp - Internet 5, Bố cục Ngoài phần mở đầu bài niên luận còn được chia ra làm các phần sau : Phần nội dung : được chia làm 3 chương Chương I : Vài nét về ca trù . Chương II : Ca trù từ góc nhìn du lịch Chương III : Ca trù với việc bảo tồn Phần kết luận II. NỘI DUNG Chương I : Vài nét về ca trù. 1, Tên gọi và ý nghĩa . Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam , không có một thể loại âm nhạc nào lại có tính đa diện như nghệ thuật ca trù . Trải theo dòng chảy của thời gian tuỳ theo từng không gian văn hoá hay chức năng xã hội phối thuộc mà loại hình nghệ thuật này mang những tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau .

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ca trù -Từ góc nhìn Du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã tham gia vào thị trường chung thế giới WTO công cuộc hội nhập hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, nhiều người lo lắng rằng việc hội nhập hoá quá nhanh này sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá truyền thống đích thực. Điều đó thực sự đáng lo ngại đối với âm nhạc truyền thống, đặc biệt là ca trù - một hình thức diễn xướng dân gian vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại . Hiện nay có rất ít người biết và hiểu về ca trù đặc biệt là giới trẻ thế hệ 8X, 9X, vì vậy mà nhiều người cho rằng ca trù đang trở lại nhưng sẽ thật là khó khăn để gìn giữ nó khi những người thực sự biết về nó đang ngày một ít đi . Còn đối với du lịch nó là một yếu tố mới để thế giới biết nhiều hơn , hiểu nhiều hơn về văn hoá Việt, con người Việt. Và cùng với Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù đang từng bước đưa hình ảnh Việt Nam tới với bạn bè quốc tế. Với lý do trên tôi chọn đề tài “Ca trù – từ góc nhìn du lịch” Để ca trù được công nhận là di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại thì các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về ca trù đã bỏ rất nhiều tâm huyết, thời gian và đã đưa ra rất nhiều bài viết sâu sắc về ca trù từ nhiều góc độ khác nhau, bài viết này chọn góc nhìn từ du lịch để viết về ca trù. Mục đích là vừa tìm hiểu rõ hơn một hình thức diễn xướng dân gian truyền thống, vừa là củng cố hơn kiến thức về một di sản văn hoá phi vật thể nữa của Việt Nam mà ngày nay ít được giới trẻ chú ý tới và cũng để thấy rõ hơn mối liên kết ca trù với du lịch . Kiến thức đó thực sự cần đối với người làm về du lịch khi có một khách nước ngoài nào đó hỏi về các di sản văn hoá của Việt Nam . Ca trù đã có quá trình hình thành và phát triển khá dài và hưng thịnh. Với những thăng trầm mà nó đã trải qua thì có rất nhiều bài nghiên cứu viết về nguồn gốc xuất sứ, những thăng trầm mà nó đã trải hay nghệ thuật biểu diễn ... nên bài viết nay chỉ đi vào nghiên cứu ca trù như một hình thức diễn xướng dân gian được đưa vào khai thác trong du lịch . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực địa - Phương pháp tổng hợp - Internet Ngoài phần mở đầu bài niên luận còn được chia ra làm các phần sau : Chương I : Vài nét về ca trù Chương II : Ca trù từ góc nhìn du lịch Chương III : Ca trù với việc bảo tồn CHƯƠNG I VÀI NÉT VỀ CA TRÙ I. TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam , không có một thể loại âm nhạc nào lại có tính đa diện như nghệ thuật ca trù . Trải theo dòng chảy của thời gian tuỳ theo từng không gian văn hoá hay chức năng xã hội phối thuộc mà loại hình nghệ thuật này mang những tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau . Hát ả đào : theo Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì từ thời vua Lý Thái Tổ ( 1010 - 1028 ) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát thường được vua ban thưởng . Người thời ấy ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát nào đều gọi là Đào nương . Sách Công dư tiệp kí viết rằng cuối đời nhà Hồ ( 1400 - 1407 ) có người ca nương họ Đào , quê ở làng Đào Đặng , huyện Tiên Lữ , tỉnh Hưng Yên lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh , cứu cho khắp vùng yên ổn . Khi nàng chết dân làng nhớ thương lập đền thờ giọ thôn nàng ở là thôn ả đào . Về sau những người đi hát như nàng đều gọi là ả đào . Trên sử liệu , những sự kiện về một ca nương nổi tiếng chứng tỏ nghề nghiệp của bà vào thời điểm lịch sử đó đã được phổ biến như thế nào tropng xã hội . Theo đó ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù . Hát ca trù : Theo sách ca trù bị khảo , ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ . Thẻ gọi là trù , làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ , dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt . Khi hát quan viên thị lễ chia ngồi hai bên , một bên đánh trống một bên đánh chiêng . Chỗ nào ả đào hát hay bên trống gõ một tiếng chat , bên chiêng gõ đáp lại thì người hát được thưởng một cái trù . Đến sáng đào kép cứ theo trù thưởng mà tính tiền , vì vậy hát ả đào còn được gọi là hát ca trù , nghĩa là hát thẻ . Có thể nói tên ca trù thể hiệ rõ tính thương mại của một loại hình nghệ thuật - tức loại hình này đã đạt tầm nghệ thuật cao để trở thành một giá thị hành hoá trong đời sống xã hội . Theo các nghệ nhân cho biết , việc thưởng thẻ không chỉ riêng hco đào nương mà còn để thưởng cho cả kép hát . Tuy nhiên , thường thì đào nương vẫn được coi là nhân vật chính . Có lẽ đây6 là đặc diểm xuất phát từ thói quen trọng nhạc hát hơn nhạc đàn của người Việt . Lệ tính tiền thù lao bằng thẻ chủ yếu sử dụng trong hình thức sinh hoạt hát cửa đình . Còn trong các hình thức sinh hoạt khác người ta thường tính tiền công cho đào kép dưới dạng trọn gói theo sự thoả thuận trước - gọi là hát khoán . Theo đó , có thể coi ca trù là tên gọi bắt nguồn từ sinh hoạt hát cửa đình . Hát cửa quyền : là hình thức sinh hoạt ca trù trong các nghi thức của cung đình thời phong kiến . Theo Phạm Đình Hổ hát ca trù thời nhà Lê ở trong cung gọi là hát cửa quyền , triều đình cắt cử hẳn một chức quan để phụ trách phần lễ nhạc trong cung , gọi là quan Tái thường . Hát cửa quyền được dùng vào các dịp khánh tiết của hoàng cung . Hát cửa đình : đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở đình hay đền làng . Trên thực tế người ta còn mượn không gian đình đền để tổ chức ca trù với mục dích giải trí đơn thuần . Song hát tế lẽ vẫn được coi trọng hơn với cả một trình thức diễn xướng tổng hợp kéo dài . Hát nhà trò : trong hình thức hát cửa đình bao giờ bên cạnh âm nhạc cũng có sự kết hợp với nghệ thuật múa và một số trò diễn mang tính sân klhấu , người ta gọi đó là bỏ bộ . Ả đào miiệng hát tay múa uốn éo lên xuống , làm điệu bộ người điên , người say rượu , người đi săn ... vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là hát nhà trò . Cách gọi này phổ biến ở các vùng Nghệ An , Hà Tĩnh . Hát nhà tơ : so với các tên gọi khác của nghệ thuậtk ca trù , hát nhà tơ là một thuật ngữ ít được phổ biến . Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì thời xưa " dân chúng ít khi tìm ả đào về nhà hát chơi , chỉ các quan khi yến tiệc trong dinh hay trong ty ( tơ - ngày xưa dinh Tuần phủ gọi là phiên ty , dinh án sát gọi là niết ty ) mới tìm ả đào tới hát . Vì thế hát ả đào còn gọi là hát nhà tơ , nghĩa là hat trong ty quan . Như vậy , cách gọi này xác định hình thức sinh hoạt phục vụ nhu càu giả trí của nghệ thuật ca trù trong môi trường các nhà quan lại . Tuy nhiên , cũng trên ý nghĩa ty là tơ thì hát nhà tơ còn có thể được hiểu theo nghĩa khác . Theo Phạm Đình Hổ , đời Hồng Đức ( 1470 - 1497 ) nhà Lê , Ty giáo phường là một thiết chế do triều đình sắp đặt để trông coi âm nhạc chốn dân gian . Về sau khái niệm này còn được dùng phổ biến ở thế kỷ XVII , XVIII trong các văn bia , khế ước . Hát cô đầu : theo Việt Nam ca trù biên khảo , chữ ả nghĩa là cô , ả đào nghĩa cô đào . Theo ca trù bị khảo : " Những ả đào danh ca dạy con thành nghề , mỗi khi đi hát đình đám , bọn con em phải trích ra một số tiền để cung dưỡng thầy gọi là tiền Đầu . Sau người ta dùng tiếng cô thay cho tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay cho tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc danh ca lão luyệ đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu " . Trong lịch sử của nghệ thuật có lẽ đây là tên gọi xuất hiện muộn hơn cả cả và được giới thành thị biếta dến nhiều hơn - trước khi thể loại này biến mất khỏi đời sống xã hội vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX . Như vậy các tên gọi khác nhau của ca trù hình thành theo các nguyên tắc : danh từ chr người nghệ sĩ thực hành âm nhạc được dùng như3 danh từ chỉ thể loại ; tên gọi thể loại xuất phát từ địa điểm , không gian văn hoá sinh hoạt ; tên gọi thể loại gắn với danh từ phiếm chỉ chế độ tiền cho đào nương lão thành ; xuất phát từ hành động diễn xướng sân khấu ; hình thành từ danh từ chỉ phương thức chi trả thù lao cho đào kép . Có thể nói ten gọi khác nhau của môn nghệ thuật ca trù đã cho thấy đây là một thể loại âm nhạc hết sức đặc biệt . Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam , không có một thể loại nào lại mang nhiều tên gọi như vậy , mỗi tên gọi lại mang một hàm ý khác nhau . II. ĐÔI ĐIỀU VỀ NHẠC CỤ TRONG CA TRÙ - Phách : Tiếng phách và tiếng hát của đào là một nét độc đáo của ca trù. Phách trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát mà nó thực sự là một tiếng hát khác của người đào nương . Phách ca trù có 5 khổ , người ca nữ trước tiên phải học cho thật thành thạo 5 khổ phách . Yêu cầu là phải gõ phách thật đúng cao độ , có thể tập phách với đàn . Sau khi gõ phách thành thạo mới tập hát . Phách làm bằng một ống tre già , chẻ đôi lấy nửa ống dài 20cm . Cổ phách trpong ca trù gồm bàn phách bằng tre và 3 lá phách ( 2 lá dẹt và 1 lá tròn ) một cái gọi là lá dơn 2 cái gtọi là lá kép . Ca trù chỉ có 5 khổ phách nhưng phách lại là một yếu tố rất cơ bản để đánh giá trình độ của người ca nữ . Người ca nữ giỏi là người biết biến hoá tiếng phách của mình tuỳ theo từng bài thơ hoặc theo ý riêng của mình . Người trong nghề nghe tiếng phách là biết cá tính sáng tạo của người ca nữ . Song điều quan trọng nhât là cho dù biến hoá thế nào thì phách ca trù vẫn có trong khuôn khổ nhất định , và việc biến hoá này là để phục vụ cho việc phô diễn sự tinh tế của bài thơ mà nghệ sĩ muốn thể hiện. - Đàn đáy : đây là loại nhạc cụ đặc biệt chỉ có trong ca trù và theo các nhà nghiên cứu thì nó là loại nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam . Nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Loan trong bài Mỹ thuật cổ nói gì về thời điểm sớm nhất của Hát ả đào đã viết :" Cây đàn đáy gắn bó với một thể loại ca nhạc độc đáo của người Việt và với chỉ một thể loại mà thôi ; bởi vậy trở thành một nhân tố đặc trưng khu biệt Hát ả đào với các thể loại ca nhạc khác " . Cây đàn đáy có thể gọi là một sáng tạo thuần Việt . Gọi là đáy vì có thể nó không có đáy để thoát âm , cũng có thể vì chữ đới đọc chệch thành chữ đáy . Đới là dây đeo đàn mà người chơi đàn đáy ngày xưa dùng để đứng đánh cho đỡ mỏi . Khi chơi đàn trong ca trù ở cửa đình đàn đáy có thùng cộng hưởng hình thang . Cần đàn dài khoảng 1,16m , chia đôi nửa dưới sát bầu đàn gắn 11 phím cao để người chơi đàn có thể rung và nhấn sâu tạo âm . Trên càn đàn có gân phẳng giúp cho tiêng đàn ngọt , bay bổng và gân chìm giúp cho tiếng đàn sâu lắng trầm tư . Dây đàn làm bằng sợ tơ tằm . Đàn mắc 3 dây cách nhau quãng 5 , dây có âm thấp nhất gọi là dây đài (hò) , dây giữa gọi là dây trung (xang) , dây cao gọi là dây tiếu (phàn). Đàn đáy âm đục trầm ấm thanh tao và sâu lắng , nghe rất gần mà như vẳng xa . - Trống chầu là một nhạc khí truyền thống , có đường kính khoảng 15cm , tang trống làm bằng gỗ mít cao khoảng 18cm , dùi trống còn gọi là roi chầu được lam bằng gỗ quý hay gỗ găng . Tiếng trống chầu là để ngắt câu , giục hát , khen câu thơ hay , thưởnh giọng hát đẹp , thưởng cho nhịp phách tuyệt kỹ hoặc cho cung đàn ngọt ngào . Người quan viên là người cầm chầu , đánh trống chầu là một nghệ thuật . Người có trình độ thẩm âm cao và có sự am hiểu về văn học thì mới có thể cầm chầu để thưởng thức khên chê đích đáng .Trong lối hát tuồng , hát chèo cũng có sự khen chê , thưởng phạy như trong lối hat ca trù . Song trống chầu trong ca trù thì biểu thị sự tinh tế rất cao . Vì trống chầu ca trù là để "bình phẩm " cả tiếng phách, tiếng hát , tiếng đàn và hơn thế nữa là lời thơ . Người cầm chầu vừa phải bộc lộ khả năng thẩm âm , lại vừa phải bộc lọ khả năng cảm thụ văn chương nữa , do vậy tiếng trống chầu rất giàu cá tính sáng tạo của người thưởnh thức . Vì thế đi nghe hát ả đào ở các ca quan là một thú chơi rất phong lưu của người xưa . CHƯƠNG II CA TRÙ TỪ GÓC NHÌN DU LỊCH I. NÉT ĐẶC SẮC CỦA CA TRÙ Điều gì thu hút và tạo sự yêu thích của cả người Việt Nam và người nước ngoài với ca trù chính là ở nét đặc sắc của ca trù . Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca Ca trù là về con người, thiên nhiên, tình yêu… trong cuộc sống, rất gần gũi với nhân dân. Lời ca, giai điệu của Ca trù gắn chặt với đời sông tinh thần của người dân nên được chào đón ở nhiều miền quê: Hát lệ cửa đình vào những ngày làng có hội hè, tế lễ thành hoàng, khao vọng, mừng thọ, đám cưới, tân gia… Từ hệ thống lời ca Ca trù, các tác giả đã phác vẽ tài tình về một quê hương với một tình yêu quê hương chân thật, tự nhiên mà thắm thiết. Trước hết, đó là một quê hương “sơn thủy hữu tình’, những “đầu làng có chiếc giếng khơi”, những cửa chùa rộng mở, những đêm trăng xuông, những dòng sông phẳng lặng nước đầy… Trong lời ca Ca trù, tình bạn, tình yêu được biểu hiện ở nhiều sắc thái tình cảm cùng với những đỉnh điểm của nghệ thuật thơ ca, âm nhạc Ca trù. Trong ca từ, người ta ít dùng chữ “yêu” mà hầu hết dùng chữ “thương”. Khi nghe trọn vẹn lời ca của một bài hát rồi suy ngẫm ta sẽ cảm nhận được sự khao khát yêu thương và được yêu thương giữa con người với con người, sự trân trọng con người. Lời ca Ca trù cũng thể hiện nội dung than than, trách phận, ngán cảnh cuộc đời đen bạc, thay đổi bể dâu… Nội dung này thể hiện rất rõ trong các bài thơ của các tác giả như: Nguyễn Công Trứ, Tản Đà… Trên hệ thống các đoạn thơ, bài thơ… của lời ca Ca trù hàm chứa nhiều khía cạnh tâm hồn, tình cảm của con người. Do đó, giá trị nội dung tư tưởng của lời ca Ca trù cũng vô cùng phong phú như sự phong phú của chính con người và đời sông tâm hồn, tình cảm của họ. Nhưng sự khao khát yêu thương và được yêu thương trong tình bạn tình yêu Nam nữ, tình người vẫn là nội dung cơ bản, xuyên suốt hệ thống lời ca. Cùng với những tình cảm giữa người với người ấy, lời ca Ca trù đã phác vẽ một cách tự nhiên, sâu sắc về một quê hương với cảnh, với người… mãi mãi chiếm lĩnh tình yêu của con người. Chính những tìmh cảm chủ đạo ấy mãi mãi thấm sâu trong lòng người nghe Ca trù, góp phần tạo nên những tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với sự yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, muôn vật. Lời thơ trong lời ca Ca trù gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối với ca dao, lời các dân ca khác, lời thơ trong hệ thống thơ của các tác giả như: Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh… Cũng thấy những trường hợp lời ca Ca trù có những câu giống với lời ca Quan họ, chèo, chầu văn và một số dân ca các vùng miền khác. Mối liên hệ giữa lời ca Ca trù với ca dao và một số dân ca khác có thể thấy rõ qua những điệu hát ru, Còn mối liên hệ giữa lời ca Ca trù với lời thơ của các tác giả có thể thấy rõ qua những điệu hát nói… Ví dụ như bài “Tương tư” của Nguyễn Quý Tân. Ngôn ngữ trong lời ca Ca trù đạt tới những thành tựu nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Một ngôn ngữ khi thì mộc mạc, đồng quê, khi thì trau truốt, tài hoa nhưng bao giờ cũng giàu tính hình tượng, sâu đậm nghĩa tình. Ngôn ngữ ấy đã thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân gian, thơ ca bác học để rồi tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật, góp phần tạo nên những giá trị riêng của Ca trù. Du ngôn ngữ lời ca được thể hiện trong dạng mộc mạc hoặc trau truốt, bóng bảy đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật cao. Được như vậy chính vì người sáng tạo lời ca biết gạn lọc, lựa chọn ngôn từ ở trình độ cao, có một trình độ tích lũy, am hiểu sâu rộng về thơ ca dân gian và sự rung cảm nghệ thuật tinh tế, chân thành. Khi chiếu điều được trải ra là các đào, các kíp ngồi quây quần, bắt đầu những cuộc ca hát say sưa, thâu đêm suốt sáng. Người ta say mệ ca trù vì những tiếng lách cách vui tai của phách, tiếng cắc, tòm, chát vang rộn rã của trống, vì cả lời ca vừa mang tính cung đình bác bọc, vừa mang tính dân gian tươi sáng, hồn nhiên, thuần khiết. Người cảm thụ được Ca trù, say sưa với nó là những người am tường văn chương chữ nghĩa, sành niêm luật; vừa thưởng thức tài nghệ của nghệ nhân, của điệu hát vừa có cảm hứng để ứng tác. Nếu thời trước một kíp hát Ca trù chỉ gồm một đào, một kép còn người chủ mời là người cầm trống thí bây giờ một kíp hát thường có từ 3 - 5 người; một kép đàn, một kép trống, 1 - 3 đào nương (vừa hát vừa đập phách). Trên chiếu Ca trù thì tất cả các thành viên tham gia đều bình đẳng. Một ông quan lớn cầm trống chầu mà thưởng phạt vô tội vạ, không đúng lúc thì bị cô đào nương khinh chê về trình độ thưởng thức. Ca trù xưa cũ và cổ kính như đang giấu trong mình lớp trầm tích của văn hóa Việt Nam mà mỗi chúng ta đều có quyền tự hào, để rồi mỗi khi nghĩ đến ta như được trở về với cội nguồn của văn hóa dân tộc. Ca trù hiện nay là một tài nguyên văn hóa để phát triển do những nét đặc sắc, độc đáo của nó, mà người Việt Nam thì thấy thân thiện, khách quốc tế thì cảm nhận được nét tinh tế trong tâm hồn người Việt. II. CÁC CÂU LẠC BỘ CA TRÙ Ở Hà Nội có khá nhiều CLB ca trù nổi tiếng , như CLB Thái Hà do nghệ nhân chơi trống nổi tiếng Nguyễn Văn Mùi làm chủ nhiệm . Sinh ra trong gia đình có triuyền thống về ca trù , cụ thân sinh ra ông lừng danh một thời ở đát Hà thành , bà cô tổ Nguyễn Thị Tuyết đã từng là ca nương tài danh trong cung đình Huế thời vua Thành Thái . Nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi được học đánh trống chầu từ nhỏ . Lòng đam mê ca trù cứ lớn lên theo từng năm tháng cho đên giời khi ông đã qua tuổi 70 . Hai người con trai của ông đề tốt nghiệp đại học âm nhạc và chuyên sâu về ca trù . Đặc biệt cô con gái út của ông , nghệ nhân Thuý Hoà đã tốt nghiệp đại học ngoại thương , nhưng không theo nghiệp kinh danh , nhiều năm cần mần làm học trò nghệ nhân Quách Thị Hồ , học một cách bài bản . Nay cô là ca nương nổi tiếng , tham gia CLb ca trù của UNESCO Hà Nội đi du diễn ca trù ở Pháp , Bỉ , Hà Lan , Anh , Nhật , Thuỵ Sĩ .... Khán giả phương Tây đã ngất ngây qua giọng hát tiếng đàn , nhịp phách với các làn điệu thấm đẫm chất trữ tình sâu sắc như Tỳ bà hành,Gửi thư , Thiên thai ... Những áng thơ tuyệt tác qua nghệ thuật ca trù quyến rũ vẻ đẹp của bản sắc văn hoá rất Việt nam . Ngoài ra còn có CLB Bích Câu đạo quán , nằm trên đường Cát Linh , do nghệ nhân Bạch Vân sáng lập . CLB này hoạt động rất đều đặn , mỗi tháng 2 lần vào các tuần thứ 2 và thứ 4 của tháng . CLB cũng có các khách du lịch nước nghoài đến nghe hát ngưng đa số họ là khách lẻ . Một CLB nữa cũng hay tiếp xúc với khách du lich quốc tế là CLB ca trù đặt sinh hoạt ngay tại đền Ngọc Sơn . Đây là một hình thức tốt để khách quốc tế biết và hiểu hơn về loại hình âm nhạc có tính bác học này của âm nhạc dân gian Việt Nam . Ngoài Hà nội , ở các địa phương khác như Thanh Hoá , Bắc Ninh , Hải Dương , Hải Phòng , Hà Tây ... cũng có các CLB , giáo phường ca trù nổi tiếng , nhiều tỉnh khác như Thái Bình ... cũng đã mở CLB ca trù để những người yêu ca trù trong tỉng có nơi để tham gia sinh hoạt và góp phần nào đó cho công cuọc phục dựng lại ca trù . Sự tồn tại của ca trù ngày nay chính là ở các câu lạc bộ ca trù trên cả nước . Đây cũng là nơi mà ta có thể đến để thưởng thức ca trù . Đã có nhiều du khách người Anh , Mỹ , Pháp , Nhật đến các câu lạc bộ này để nghe ca trù nhưng họ đa số là khách lẻ , mà các CLB khách du lịch tới chỉ nằm trên địa bàn Hà Nội . Một điều nữa là không phải cư muốn nghe ca trù bất cứ lúc nào đến đó cũng có thể được nghe , các CLB này chỉ sinh hoạt vào các ngày nhất định của tháng . Ví dụ như CLB ca trù Bích Câu đạo quán chỉ sinh hoạt 2 lần một tháng . Các hãng lữ hành vẵn chưa coi đi nghe ca trù là một yếu tố để đưa vào khai thác trong du lịch được như múa rối nước . Do đó chưa có sự liên quan giữa các hãng lữ hành với các CLB ca trù . Điều này cũng có thể hiểu được , ca trù là một môn nghệ thuật bác học nó khá là khó hiểu nên không dễ gì khách nước ngoài hiểu được nó , nói gì ngay đến người Việt chúng ta còn thấy nó khó hiểu thì du khách quốc tế có đên nghe nó thì cũng không tránh khỏi buồn tẻ , nhàm chán . Không giống như múa rối nước , không gian của nó sôi động và khá rộng rãi . CHƯƠNG III CA TRÙ VỚI VIỆC BẢO TỒN I. THỰC TRẠNG BẢO TỒN CA TRÙ Vào năm 2005 liên hoan ca trù toàn quốc lần đầu tiên đã được tổ chức và nó làm cho những người yêu ca trù thực sự thấy thất vọng . Trên Viêtnamnet đã có bài viết về liên hoan này với tiêu đề : Liên hoan ca trù toàn quốc 2005 : Liên hoan hay báo cáo . Năm 2002 với sự tài trợ của quỹ Ford , Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức một lớp dạy ca trù kéo dài 2 tháng tập hợp khoảng 70 học viên và truyền dạy 3 bài hát là hồng hồng tuyết tuyết , Xẩm cô đầu và Hát ru , tại cuộc thi thể lệ thi yêu cầu bài bắt buộc các diễn viên phải trình bày là Hồng hồng tuyết tuyết , còn bài tự chọn khuyến khích là Hat ru . Còn điều nữa là ban tổ chức không có bản thông báo về thể lệ thi rông rã đến các câu lạc bộ , giáo phường trên cả nước mà chỉ tạp trung vào những câu lạc bộ có các học viên từng học lớp ca trù năm 2002 . Do vậy mà có thể nói bản chất của liên hoan này là để báo cáo kết quả của lớp học ca trù được tổ chức trong 2 tháng cuối năm 2002 . Nếu cứ coi việc đào tạo vài tháng như thế là đã có thể đi biểu diễn thì khó có thể đảm bảo về chất lượng của sản phẩm ca trù . Ngày trước các cụ rất nghiêm ngặt trong việc dạy dỗ các học trò của mình , một người thông minh cũng phải mất một năm mới có thể cầm chắc được nhịp phách sau đó mới chuyển qua học hát , cũng phải mât quãng 10 năm một ca nương mới có thể thành thạo nghề để ra biểu diễn . Vậy mà chỉ với khoá học 2 tháng làm sao có thể biểu diễn cho đúng ca trù , các ca nương còn gõ phách chưa hoàn chỉnh kỹ thuật cơ bản . Để bảo tồn ca trù cũng cần phải có những người thực sự có tâm , có niềm đam mê thực sự với ca trù , hiểu và học ca trù theo khuôn mẫu . Có nhiều người chỉ mới học được một hai điệu hát , phách cầm chưa vững , nghe đàn chưa thông đã mang danh ca trù đi hát , nó hại cho nghề vô cùng hầu hết khách được nghe ca trù kiểu này đều bỏ về hoặc buồn ngủ , sau đó ai cũng có những suy nghĩ khác về ca trù . Điều này là không tránh khỏi . Có một ý tưởng mới để bảo tồn ca trù là kết hợp nó với ẩm thực Bắc Bộ . Nghe có vẻ mới lạ nhưng nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã thì lấy văn hoá ẩm thực truyền thống nuôi dưỡng nghệ thuật ca trù và hát thơ là một mô hình có tính sáng tạo . Ẩm thực truyền thống Việt Nam có tiềm năng rất lớn , tinh hoa vẫn ở trong các gia đình . Việc bảo tồn và phát triển các món ăn truyền thống cũng rất cần thiết tương tự như việc bảo tồn và phát huy ca trù , cổ nhạc Việt Nam . Chính vì vậy mà những người sáng lập khởi xướng việc giới thiệu các món ăn truyền thống đi đôi với việc khôi phục nghệ thuật ca trù , đặc biệt ca trù tại các gia đình . Ý tưởng này có từ năm 2000 khi nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã thành lập hội ca trù Hùng Vương . Ông cho rằng ca trù ngày bị mai một , những đào nương , nhạc công đang ngày càng vắng dần . Nếu biết kết hợp nghệ thuật văn hoá này với mô hình ẩm thực thì ca trù vẫn có thể sống được . Nên vì thế , trong buổi giới thiệu ca trù ẩm thực xuất hiện khá nhiều bài nói tôn vinh món phở , chả cá ,nem ... song song với đó là những bài thuộc nghệ thuật dân gian khác . Nhiều người tin rằng hình thức kết hợp này sẽ thành công, cho dù có thể xuất hiện những loại ca trù không chính thống nhưng nó giúp chongười nghe đặc biệt là thế hệ trẻ có nhận thức sâu hơn về truyền thống âm nhạc dân tộc . Nết ẩm thực chính được kết hợp với ca trù sẽ mang hương vị cỗ Bắc Bộ , và đièu này vô hình chung sẽ phải kén chọn thị hiếu , dù là ẩm thực nói rieng vì nó mang tính vùng miền . Đó còn chưa nói đến những mô hình nhạc dân tộc được trình tấu trong các nhà hàng , khách sạn sang trọng hiện nay hầu như không được thực khách mặn mà lắm . Giáo sư Trần Văn Khuê đã nói rằng Nghệ thuật ẩm thực và ca trù là 2 thứ phải tách bạch , và rất kỳ đưa một thứ nghệ thuật thành món hàng . Ông từng vào một khách sạn có phần biểu diễn nhạc dân tộc , nhưng chỉ cần một lần duy nhất rồi thôi , bởi nhìn vào các nghệ sĩ ông thấy rất đáng thương cho họ , họ chơi mà chẳng ai nghe . Tuy nhiên , khi cho rằng khó có thể nghĩ được văn hoá ẩm thực và ca trù lại kết hợp được với nhau , giáo sư vẫn tin mô hình mới này sẽ dần dà thành công . không làm đại khái , có mục đích tôn chỉ rõ ràng và quan trọng " phải làm sao khách nào không thích ca trù cũng phải nghe ca trù .Song song đó kết hợp giới thiệu gọn gàng , dễ hiểu để có thể khiến thực khách phải quay lại " . Nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã thì cho rằng ca trù ẩm thực là hình thức hoàn toàn mới và nó khác hoàn toàn với những kiểu nhạc dân tộc vẫn đang được chơi tại các khách sạn có đông người nước ngoài . Bản chất của mô hình này là làm mới lại ca trù và kêu thúc sự đón nhận của giới trẻ . Ông cho rằng " Hát những bài tôn vinh ẩm thực , nhưng thực chất sẽ thấy ca trù mới là loại hình được tôn vinh rõ rằng nhất ". Ca trù là một loại hình nghệ thuật đặc sắc và độc đáo . Ca trù đã có thời kỳ phát triển rực rỡ nhưng từ cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX hoạt động ca trù lắng xuống do thời kỳ này ca trù mất đi tính thuần khiết ban đầu của chính nó và bị người lúc bấy giờ chê bai . Tuy nhiên những năm gần đây ca trù đang được phục hưng và phát triển trở lại , nhất là khi UNESCO công nhận nó là di ssản phi vật thể của nhận loại nhưng không được hưng thịnh như trước đây . Số lượng nghệ nhân không còn nhiều và đã ở vào độ tuổi xưa nay hiếm , nhất là khi nghệ nhân Quách Thị Hồ qua đời thì nhiều người còn nói rằng ca trù thực sự của Việt Nam cũng không còn nữa Trong khi đó bộ phận giới trẻ lại quá thờ ơ với nghệ thuật truyền thống . Vậy nên phát triển loại hình nghệ thuât này là điều không hề đơn giản . Một khi các nghệ nhân cao tuổi không còn thì những người kế tục sẽ mất đi những người dìu dắt truyền đạt có kinh nghiệm . Vấn đề hiện nay là phải đào tạo được một đội ngũ người kế cận tiếp tục găn bó với ca trù , nhưng không phải đào tạo theo kiểu lấy được mà phải học một cách có khuôn khổ và đúng nguyên tắc học ca trù , để không làm mất đi những giá trị nguyên gốc của bộ môn nghệ thuật độc đáo này . Giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng nhiều từ sự du nhập của nước ngoài với nhạc trẻ và các dòng nhạc khác , họ không quan tâm nhiều đến các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc . Trong khi đó lại có khá nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để học và tìm hiểu và ca trù . Để bảo tồn và phát triển ca trù cần có sự giúp đỡ của chính phủ , các bộ , ban ngành và của chính mỗi người dân Việt Nam . Đồng thời chính những người làm về công tác bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ những người kế tục , dù điều này là rất khó khăn . Người học hát ca trù phải có tài có tâm , chưa họchết phách hết điệu đã nghĩ tới việc đi hát kiếm tiền thao kiểu " ăn xổi ở thì " thì sao thành nghề được . Bảo tồn ca trù không chỉ băng việc thu đĩa mà phải dựa trên hình thức " bảo tồn sống " là con người . II. VÀI NÉT SO SÁNH VỚI NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ Cũng giông như Nhã nhạc Cung đình Huế , ca trù một thời được coi là quốc nhạc được vua chúa sử dụng trong các dịp khánh tiết quan trọng của đất nước . Và giờ đây chúng còn một nét chung nữa là trở thành di sản phi vật thể của nhân loại . UNESCO đã công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản phi vạt thể của nhân loại , sau 4 năm với những nguồn vốn đầu tư cho việc phục hồi Nhã nhạc chất chồng và giờ đây Nhã nhạc đã không còn là Nhã nhạc . Nhã nhạc là nhạc lễ , nó vốn chỉ được tấu ở những nơi trang trọng , âm thanh của nó vang lên được coi là " tam luân , cửu chuyển " . Vậy mà bây giờ người ta có thể đem ra ngoài đường phố biểu diễn , cải biên và diễn tấu một cách rất tuỳ hứng . Sau sự công nhận của UNESCO , dường như Nhã nhạc đã dễ dãi biến thành một bộ phận nghệ thuật dùng để chiều khách , chiều những thính khách ham kỳ chuộng lạ . Tính thiêng liêng của nhạc lễ gần như không còn nữa . Với các chương trình Festival , nghệ thuật Nhã nhạc được trình diễn cho đẹp đội hình chứ không cần chất lượng . Các nghệ nhân bị loại ra khỏi những cuộc trình diễn . Festival Huế là một trong những liên hoan văn hoá mang tầm cỡ quốc tế , quảng bá văn hoá Việt nhưng người đang mang giữ nhã nhạc thì lại không được cống hiến . Thay vào đó , người tổ chức lại đưa những người đáng hoặc chưa đáng làm học trò của họ đi biểu diễn chỉ với mục đích duy nhất là cho đẹp đội hình . Những người đang làm công tác bảo tồn văn hoá ở Huế giải thích rằng : Các nghệ nhân không có trong biên chế các đoàn nghệ thuật nào , xem ra đó chỉ là những khoả lấp , nói cho được mà thôi . Nhã nhạc là nhạc lễ của Nguyễn triều và nó là quốc nhạc của thời đó . Đương nhiên khi Nhã nhạc tấu lên cũng phải truyền tải được tính minh bạch , sự ngay ngắn , chuẩn mực . Vậy nhưng khi biểu diễn các nhạc công trẻ đã quên mất điều này , hoặc quên hoặc không được học cho nên nhấn nhá ngón đàn một cách tuỳ tiện , sự ngay ngắn chuyển sang thói dung tục hoặc vui hoặc buồn . Có thể đổ lỗi cho giới trẻ ham sáng tạo nhưng " tiên trách kỷ hậu trách nhân " . Tại sao chúng ta không đào tạo , dạy Nhã nhạc theo những lý luận âm nhạc phương Đông mà lại dạy một cách nhanh chóng theo những lý luận phương Tây , làm như vậy sẽ không giữ được những giá trị nguyên gốc . Cả ca trù và Nhã nhạc cung đìng đều có một không gian biểu diễn và khi không gian đó bị biến đổi cũng làm cho chúng không còn giữ được những giá trị nguyên gốc của mình . Ca trù có nét khác với Nhã nhạc là không gian biểu diễn của nó khá phong phú và nếu như nhã nhạc xuất phát từ cung đình , thì ca trù lại xuất phát từ trong dân gian sau đó mới phát triển thành âm nhạc bác học , được triều Nguyễn coi là quốc nhạc . Đây có thể được coi là điều thuận lợi mà ca trù có được trong việc bảo tồn và phát huy các gía trị truyền thống vốn có của nó , cũng là hy vọng nhờ có không gian rộng và sự gần gũ của nó mà nó sẽ không bị biến đổi đi như Nhã nhạc khi được công nhận là di sản thế giới . KẾT LUẬN Ca trù - một lối chơi tao nhã, lịch lãm của các văn nhân tài tử xưa nay , trong dó văn chương âm nhạc hoà quyện làm một tạo nên một vẻ hoang sư mộc mạc mà khúc triết tinh tế , dân gian mà bác học , thực mà ảo huyền vi diệu . Ca trù sinh ra trong cái nôi của văn hoá dân gian , lớn lên trong nguồn mạch bất tận ấy và mang trong mình diện mạo của bản sắc văn hoá Việt Nam . Ca trù trở thành một bộ môn nghệ thuật bác học vào bậc nhất của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam . Ca trù là môn nghệ thuật nhiều cách gọi nhất trong nền âm nhạc cổ truyền Việt , mỗi tên gọi của nó đều mang hàm ý sâu xa những không gian văn hoá , những chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện khác nhau của nghệ thuật ca trù , chỉ thông qua những tên gọi đó chúng ta đã có thể tìm thấy biếta bao hình ảnh chân thực và sống động của lịch sử . Những âm thanh do các nhạc cụ trong ca trù tạo ra cũng hết sức tinh tế . Cây đàn đáy là một sáng tạo độc đáo và rất Việt Nam - nhạc cụ này chỉ có duy nhất ở Việt Nam . Ngày nay cuộc sống bận rộn , giới trẻ không chú ý nhiều đến các giá trị văn hoá truyền thống . Âm nhạc cổ truyền bi che lấp bởi nhạc trẻ và các dòng khác , hình thức diễn xướng mang tỉnh ê a như ca trù dường như kông hợp lắm với cuộc sống bận rộn đó . Nên việc bảo tồn ca trù là rất khó khăn . Để gìn giữ ca trù cần được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ , các sở ban nghành , từ cái tâm củ những người làm công tác bảo tồn và của chính những người dân Việt. Giờ đây thế giới lại biết thêm một hình thức nghệ thuật mới của Việt Nam , cho thấy sự phong phú trong kho tàng văn hoá Việt . Với việc ca trù được công nhận là Kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại , nếu làm tốt nó sẽ là dịp để quảng bá hình ảnh Việt Nam nhiều hơn trong mắt MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCa trù -từ góc nhìn Du lịch.doc
Luận văn liên quan