Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020

Hội nhập và toàn cầu là hai xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Xu thế này buộc tất cả các quốc gia phải mở cửa giao lưu trên hầu hết các lĩnh vực với các quốc gia khác nếu không muốn bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Trong đó, ngành du lịch được xem là một trong những ngành thể hiện rõ nét nhất những xu thế trên, cụ thể hơn là loại hình du lịch quốc tế. Thật vậy, du lịch - ngành công nghiệp không khói - được đánh giá là có một vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ đối với các quốc gia phát triển mà ngay cả với những quốc gia đang và kém phát triển. Thành công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam đã trở thành một điểm đến du lịch an toàn và thân thiện đối với du khách quốc tế. Trong năm 2009, tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 3,8 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 25 triệu lượt, tổng doanh thu của toàn ngành trong năm 2009 đạt 68.000 - 70.000 tỷ đồng. Năm 2010 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong toàn ngành du lịch Việt Nam, điều này được nhận thấy rõ nhất ở số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng kỷ lục và đạt mức xấp xỉ 5 triệu lượt với mức doanh thu khoảng 96.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore thì những con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Việt Nam vẫn đang tích cực xây dựng và phát triển ngành du lịch, nhằm biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực (Quyết định số 97/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, 2002). LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC5 I. Khái niệm khách du lịch quốc tế và ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế. 5 1. Các khái niệm 5 2. Động cơ của khách du lịch quốc tế. 8 3. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế. 10 3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế. 10 3.1.1. Tăng GDP cho đất nước. 10 3.1.2. Đem lại ngoại tệ cho đất nước. 10 3.1.3. Là một hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao. 11 3.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hoạt động ngoại thương. 11 3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội 12 3.2.1. Tạo ra cơ hội việc làm 12 3.2.2. Tạo thu nhập cho người dân. 12 3.2.3. Giảm quá trình đô thị hóa. 12 3.2.4. Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước làm du lịch. 13 3.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa - chính trị 13 3.3.1. Mở rộng giao lưu văn hóa. 13 3.3.2. Nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người 13 3.3.3. Phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc. 14 3.3.4. Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội 14 II. Các yếu tố tác động tới việc thu hút khách du lịch quốc tế. 14 1. Tài nguyên du lịch. 14 2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 15 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 15 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 16 3. Đội ngũ lao động. 16 4. Chính sách phát triển du lịch. 17 5. Môi trường du lịch. 17 III. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. 18 1. Kinh nghiệm của Singapore. 18 2. Kinh nghiệm của Indonesia. 20 3. Kinh nghiệm của Thái Lan. 22 4. Bài học kinh nghiệm đối với Hội An. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010. 26 I. Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2000 - 2010 26 1. Sơ nét quá trình hình thành du lịch quốc tế tại Hội An. 26 2. Tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An. 28 2.1. Tài nguyên du lịch. 28 2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa. 28 2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 31 2.1.3. Tài nguyên du lịch biển. 32 2.2. Con người Hội An. 33 2.3. Cơ sở vật chất, dịch vụ. 33 2.4. Chính sách phát triển du lịch của thành phố Hội An. 35 2.5. Môi trường du lịch. 36 3. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010. 36 3.1. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế. 36 3.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng. 37 3.3. Thực trạng lao động trong ngành du lịch. 38 3.4. Tình hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch. 39 3.5. Công tác tuyên truyền quảng bá. 39 3.6. Tình hình du khách quốc tế đến Hội An. 40 3.6.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo quốc tịch. 40 3.6.2. Số lượt khách. 41 3.6.3. Doanh thu. 43 II. Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010. 44 1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân. 45 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân. 46 3. Nhận định của một số chuyên gia. 47 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020. 52 I. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam 52 1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới 52 2. Xu hướng phát triển du lịch của các nước ASEAN 53 3. Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam - cơ hội và thách thức cho Hội An. 54 II. Định hướng và quan điểm phát triển du lịch quốc tế tại thành phố Hội An. 58 1. Định hướng của cơ quan Trung Ương. 58 1.1. Chính phủ. 58 1.2. Tổng Cục Du lịch. 59 2. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An .68 2.1. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Xây dựng Hội An thành trung tâm du lịch của vùng và của quốc gia 62 2.2. Lãnh đạo thành phố Hội An - Cân bằng Kinh tế - Văn hóa - Môi trường. 63 III. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế. 64 1. Các giải pháp vĩ mô. 64 1.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch. 64 1.2. Tăng cường xúc tiến quy hoạch, đầu tư trong lĩnh vực du lịch. 67 1.3. Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến, mở rộng thị trường. 69 1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. 72 2. Các giải pháp vi mô. 76 2.1. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách du lịch quốc tế. 76 2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch. 77 2.2.1. Quảng cáo bằng cách mua lại từ khóa trên Google. 78 2.2.2. Liên kết với các website uy tín để giúp khách quốc tế đặt phòng. 80 2.3. Khai thác lợi thế so sánh trong mối liên kết với các địa phương khác. 81 KẾT LUẬN83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

doc104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3929 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ đối với các tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh. Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào sản phẩm du lịch bằng các hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh, liên kết. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch làng quê, làng nghề, phố cổ có thể huy động các hộ gia đình tham gia góp vốn đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch theo hình thức hợp tác xã, hiệp hội nghề để tổ chức cùng quản lý và hưởng lợi. Đối với các lễ hội lớn, tổ chức định kỳ cần có sự hỗ trợ kinh phí từ trung ương và chính quyền địa phương, đồng thời kêu gọi người dân và các doanh nghiệp du lịch tham gia đóng góp. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cần tích cực đưa ra những chính sách hợp lý đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư và phát triển Hội An, giúp thế giới và các du khách quốc tế biết đến Hội An như một trong những địa điểm quan trọng cần phải tham quan khi đến Việt Nam và từ đó thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài giúp du lịch Hội An phát triển. Ngoài ra, cần có những chính sách ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào phát triển kinh tế Hội An nói chung, và du lịch Hội An nói riêng. Phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên. Ưu tiên cho các dự án bảo tồn di tích lịch sử văn hóa của Hội An. Hướng dẫn xác định các sản phẩm đặc thù về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác phục vụ phát triển văn hóa gắn với du lịch. Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến phát triển du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư du lịch Hội An. Ban hành thông tư về kinh doanh lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận tải du lịch, thanh tra và kiểm tra, xử phạt trong kinh doanh nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Giúp đỡ tỉnh và thành phố trong việc quảng bá tuyên truyền tại các thị trường trọng điểm đặc biệt các thị trường quốc tế mục tiêu của du lịch Việt Nam và Hội An. Giúp đỡ tỉnh và thành phố trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển du lịch cũng như việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. 1.3. Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến, mở rộng thị trường Giải pháp tuyên truyền du lịch Hội An đối với du khách đến Hội An: Theo phần I chương 2 về thực trạng việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An và qua khảo sát thực tế, nhận thấy khi du khách đến Hội An, họ thấy còn gặp một số khó khăn trong việc tìm cách tiếp cận với những điểm du lịch tham quan, vui chơi, giải trí ở thành phố và do đó họ không biết sẽ làm gì và đi đến những đâu ở Hội An. Điều này đã phần nào làm cho số ngày lưu trú của du khách ở Hội An và số tiền chi tiêu bình quân một ngày lưu trú còn chưa đạt được như mong đợi. Chính vì điều này nên người viết đã đề xuất giải pháp về việc quảng bá hình ảnh Hội An đối với du khách khi đến đây bằng Cẩm nang du lịch Hội An và Bản đồ du lịch thành phố Hội An. Giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiềm năng du lịch của Hội An để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư kinh doanh du lịch. Đặc biệt chú ý đến việc quảng bá tuyên truyền du lịch Hội An trên hệ thống thông tin đại chúng ở các thị trường quốc tế mục tiêu. Tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế. In ấn, xuất bản các ấn phẩm, pa nô, phim quảng bá về du lịch. Tăng cường xúc tiến ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử. Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường, phát triển du lịch theo tuyến hành lang Đông Tây. Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho Hội An, chương trình này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hình ảnh của du lịch Hội An trên thị trường. Tạo lập và nâng cao thương hiệu du lịch Hội An gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hóa, môi trường an toàn ổn định đối với các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước. Thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chương trình xúc tiến, phát triển thị trường theo chuyên đề tại các thị trường trọng điểm theo hình thức “Ngày văn hóa du lịch Hội An”, các sự kiện được tổ chức tại Hội An. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hội An. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Hội An Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới thì ngành du lịch không thể đi ngược lại xu thế đó. Các doanh nghiệp kinh doanh ở Hội An không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong địa phương, trong nước mà còn cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài để giành lấy lợi thế cho mình. Tuy nhiên với sự non trẻ trong kinh doanh và sức lực riêng lẻ của từng doanh nghiệp thì khó có thể tạo cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành nghề và có sự phối hợp hoạt động du lịch một cách đồng bộ bằng cách thành lập “Hiệp hội du lịch Hội An” để liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh với nhau nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho du lịch thành phố. Các doanh nghiệp cần chủ động trong công tác nghiên cứu thị trường, xâm nhập vào những thị trường mới để mở rộng phạm vi kinh doanh. Tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch ở các thị trường khác nhau, từ đó đưa ra những chương trình du lịch hợp lý và tuyên truyền quảng bá du lịch ở những thị trường đó. Để tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch cần thực hiện các cuộc khảo sát ở nhiều thị trường khác nhau, cần tập trung ở thị trường tiềm năng và khảo sát trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nếu không có đủ điều kiện và nhân lực để thực hiện các cuộc khảo sát thì nên nhờ đến trung gian là các công ty khảo sát thị trường, công việc sẽ được tiến hành nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn. Việc doanh nghiệp đi trước một bước trong việc tìm kiếm thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Đẩy mạnh hợp tác với người dân địa phương để xây dựng các tour du lịch cộng đồng. Các doanh nghiệp hỗ trợ về vốn, phát triển sản phẩm, chiêu thị, đào tạo nhân lực, huấn luyện kỹ năng cho người dân và người dân là lực lượng hỗ trợ, phối hợp hiệu quả với doanh nghiệp trong công tác phục vụ khách. Thông qua việc hợp tác, hai bên doanh nghiệp và địa phương cùng rút ra được những thách thức khai thác du lịch hiệu quả hơn. Nghiên cứu và xây dựng một chính sách giá thật hợp lý cho khách đi theo đoàn, khách lẻ, giá hợp tác với các hãng lữ hành. Đặc biệt trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay, cần có nhiều chương trình giảm giá tour cũng như giá buồng, phòng, phí tham quan để kích cầu cho du lịch. Doanh nghiệp cần nhận thấy rõ lợi ích của mạng Internet mang lại, từ đó tiến hành nhiều biện pháp quảng bá hình ảnh của mình qua các trang web mà du khách hay lui tới, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về chính doanh nghiệp mình trên trang web để hỗ trợ du khách lựa chọn các sản phẩm du lịch. 1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Chất lượng của dịch vụ du lịch được quyết định bởi chất lượng của nguồn nhân lực. Du khách, đối tượng của du lịch đến từ các nước khác nhau, các vùng khác nhau, động cơ du lịch, yêu cầu, thị hiếu tập quán của họ đương nhiên khác nhau, trong khi đó những hoạt động du lịch không thể có một dây chuyền công nghệ cố định để hướng dẫn, điều khiển. Điều này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải được đào tạo, trang bị kiến thức rộng, có tính sáng tạo để đủ khả năng linh hoạt, cách ứng xử với từng du khách và đặc biệt là phải thông thạo Anh văn để giao tiếp với khách du lịch quốc tế. Trong những năm qua, nhân lực trong ngành du lịch của thành phố Hội An có bước tăng nhanh, tuy nhiên cung vẫn chưa đủ cầu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thành phố về nhân lực. Sau đây là những biện pháp cần thực hiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của thành phố Hội An. Thứ nhất, tăng nguồn cung về lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao cho ngành du lịch thành phố Hội An. Hiện nay, số lao động có trình độ đại học và trên đại học vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, và Hội An vẫn chưa thể hoàn toàn chủ động trong nguồn cung ứng lao động, các vị trí cấp cao như quản lý, điều hành vẫn còn thuê mướn từ các nơi. Về việc tăng nguồn cung, có 2 nguồn cung là trong nội thành tỉnh và thu hút nhân lực chất lượng cao học tập từ các tỉnh, thành phố khác. - Về nguồn đào tạo trong nội thành tỉnh thì hiện nay tỉnh Quảng Nam chỉ có trường Đại học Quảng Nam và trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, trên địa bàn thành phố Hội An có trường Đại học Phan Châu Trinh. - Về nguồn nhân lực chất lượng cao học tập ở các tỉnh, thành phố khác: Có một hiện tượng là từ trước đến nay các học sinh lớp 12 có hộ khẩu thường trú tại tỉnh khi muốn học Đại học, Cao đẳng về ngành du lịch hoặc các trường Nghiệp vụ du lịch thường có khuynh hướng chọn các trường ví dụ như trường Nghiệp vụ Du lịch Nha Trang, hoặc trường Nghiệp vụ du lịch thành phố Hồ Chí Minh vì chất lượng đào tạo đã được khẳng định và vì uy tín bao nhiêu năm nay của hai trường này. Chính vì thế tỉnh Quảng Nam cần phải có chính sách để thu hút nhân tài về làm việc cho tỉnh và thành phố Hội An. Cụ thể là, đối với cấp bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghiệp vụ, tỉnh cần chi ngân sách để lập “Quỹ nuôi dưỡng tài năng ngành du lịch Hội An, và đối với mỗi sinh viên có thành tích học tập giỏi xuất sắc, mỗi học kỳ tỉnh sẽ hỗ trợ một khoản tiền đủ cho sinh viên đóng tiền học phí và một ít để trang trải cuộc sống cá nhân. Sinh viên sẽ được hỗ trợ đến khi tốt nghiệp miễn là duy trì kết quả học tập tốt theo như yêu cầu mà tỉnh và thành phố đã đề ra. Đổi lại, sau khi ra trường, sinh viên bắt buộc cam kết về làm việc cho thành phố trong vòng ít nhất 2 năm, thành phố cam kết về công việc làm cho các sinh viên này ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp. Đối với trình độ trên đại học thì Sở cần phải xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý để về phục vụ cho du lịch Hội An. Thứ hai, nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ nhân viên phục vụ trong các lĩnh vực: khách sạn, lữ hành, vận chuyển. Đối tượng tham gia là nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực trên. Có hai hình thức để giúp nâng cao tay nghề. - Hàng năm, thành phố cần tổ chức các cuộc thi ứng với từng lĩnh vực cụ thể trong ngành du lịch ví dụ như “Đầu bếp xuất sắc nhất”, “Hướng dẫn viên du lịch tinh tế nhất” để tạo sân chơi và đồng thời tạo cơ hội để học hỏi nâng cao tay nghề giữa những người làm việc trong ngành du lịch. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người đăng ký tham gia cuộc thi, vì nếu giành giải thì đây sẽ là một cơ hội rất tốt để doanh nghiệp ấy quảng bá tên tuổi của mình. - Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho các đội ngũ nói trên. Các khóa đào tạo sẽ do các doanh nghiệp tự bỏ kinh phí tổ chức hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau trên cơ sở có sự hỗ trợ một phần của ngành du lịch địa phương. Các nhóm ngành tập trung đào tạo là: lễ tân, buồng phòng, bàn, nấu ăn, điều hành tour. Lưu ý là bên cạnh đào tạo nâng cao tay nghề thì cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp và khả năng Anh văn cho đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch quốc tế như nhân viên tiếp tân, hướng dẫn viên du lịch. Đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì chắc chắn phải hội đủ kỹ năng về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ khách, có thế thì mới có đủ khả năng làm việc được trong ngành này. Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố. Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho du lịch thành phố Hội An và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo đối với du lịch. Bên cạnh đó, cần chú trọng cải tiến nội dung giảng dạy tại ngành du lịch và ngoại ngữ tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh và thành phố. Tăng cường quản lý công tác đào tạo tại các trường này nhằm nâng cao chất lượng. Sở cũng cần phối hợp với các trường này để thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các khách sạn, nhà hàng, các cán bộ quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố. Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao kỹ năng cho người dân địa phương tại các làng quê, làng nghề, các điểm du lịch. Người dân địa phương là chủ thể quan trọng quyết định sự thành công của các sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng vì đa phần du khách có nhu cầu tham quan, hòa mình vào sinh hoạt của người dân bản địa, từ đó hiểu thêm về nét văn hóa và tập tục của địa phương. Đào tạo kiến thức và nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương cần lưu ý những nội dung sau: - Đối tượng tham gia: đa số người dân ở các địa điểm du lịch nhận thức được lợi ích to lớn có được khi tham gia vào hoạt động du lịch nhưng do hạn chế về kinh tế và điều kiện sống nên chưa có điều kiện được trau dồi kiến thức, kỹ năng về ngành du lịch. Ở đây người dân có thể bao gồm luôn chính các nghệ nhân làm việc ở các làng nghề. - Cách thức thực hiện: nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch thông qua tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng nghề cho người dân địa phương. Địa điểm học nên gần địa phương (tốt nhất là ngay tại địa bàn họ sinh sống và làm việc), gần với các tụ điểm du lịch để học viên dễ thực tập, tiếp xúc và làm quen với nghề. Cần gắng sắp xếp lớp học cho phù hợp với thời vụ của nhà nông, thời gian nghỉ hè của học sinh, thời tiết của khu vực. Vì kinh phí có hạn nên một năm địa phương chỉ nên tổ chức 1 đến 2 lớp tập huấn, và cố gắng tuyên truyền vận động càng nhiều người tham gia vào một lớp tập huấn càng tốt, để giúp tăng tính hiệu quả cho các lớp này. Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, người lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nước phát triển mạnh về du lịch thông qua các quan hệ tại một số nước có trình độ. Ngoài ra, yêu cầu các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án nước ngoài phải có chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho cán bộ quản lý và người lao động Việt Nam. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam là các cơ quan tổ chức việc thực hiện các chiến lược phát triển về du lịch mà trước mắt là “Tiếp tục xây dựng Hội An - thành phố văn hóa giai đoạn 2011 - 2015” đề án “Tạo sức bật mạnh mẽ đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn đầu trong lộ trình xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái - văn hóa -  du lịch phát triển năng động, bền vững, giàu bản sắc; gắn kết các chương trình phát triển nông thôn mới với xây dựng nếp sống văn minh đô thị” để đạt được mục tiêu chung về du lịch cũng như các mục tiêu tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An. - Trước nhất, cần chú trọng đến việc đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh và thành phố, phân phối nguồn vốn đầu tư thích đáng và hợp lý cho phát triển các cơ sở đào tạo công lập và tư nhân về đào tạo chuyên ngành du lịch. Đồng thời, có kiến nghị lên các cấp chính quyền Nhà nước về việc mở thêm và mở rộng cũng như nâng cấp những cơ sở đào tạo lao động cho ngành du lịch. Thực hiện những chính sách ưu đãi cho nguồn lao động được thu hút từ các địa phương khác. - Đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Hội An, đặc biệt là các dự án về du lịch. Bên cạnh đó, cũng cần đơn giản hóa các thủ tục đối với khách du lịch quốc tế để tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, du lịch ở Hội An. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhau để rà soát lại các quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cho bất cứ quy hoạch nào cũng đặt trong sự cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển quy hoạch du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó, hai bên cùng cần theo dõi và đốc thúc để các dự án du lịch đã tiến hành xây dựng nhưng đang bị trì trệ được quy hoạch theo đúng tiến độ dự án. - Chỉ đạo cho Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổng Cục Du lịch để tham gia phát động thị trường tại một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc. Vì ngân sách của tỉnh và thành phố có hạn nên hàng năm thành phố chỉ nên chọn một vài thị trường thật sự trọng điểm để liên kết với các trung tâm xúc tiến du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và gửi người dân đi qua đến các thị trường ấy để quảng bá về du lịch Hội An. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn thành phố cho mọi đối tượng doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp chú ý công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc niêm yết giá và công khai giá và việc an ninh tại các khu du lịch trọng điểm. 2. Các giải pháp vi mô 2.1. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách du lịch quốc tế Nhu cầu của khách quốc tế từ các thị trường khác nhau sẽ rất khác nhau, vậy nên đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường cần được chú trọng. Thứ nhất, tổ chức điều tra toàn diện, cơ bản nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch quốc tế đến tham quan, lưu trú tại Hội An. Việc khảo sát do chính quyền thành phố trích một phần kinh phí và phối hợp với một số doanh nghiệp du lịch thực hiện qua nhiều hình thức: lấy ý kiến du khách thông qua các công ty lữ hành, các khách sạn, lấy ý kiến trong một mùa lễ hội, festival hoặc trong một tour du lịch nhất định. Chú trọng các cuộc phỏng vấn trực tiếp, hoặc là thành lập nhóm để phỏng vấn nhằm có sự hiểu biết sâu sắc và cặn kẽ về nhu cầu của khách du lịch quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm du lịch thật sự chất lượng. Để kết quả có độ chính xác cao, khảo sát phải được thực hiện ở quy mô lớn, trong thời gian dài và có sự tham gia của chính quyền, các công ty du lịch và khách du lịch quốc tế. Kết quả tổng hợp sẽ cho biết ý kiến chung của đại đa số du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch của thành phố. Thứ hai, tổ chức nghiên cứu thị trường thông qua các sự kiện du lịch diễn ra ở nước ngoài. Các chương trình quảng bá du lịch ở nước ngoài là cơ hội để tìm hiểu mức độ quan tâm của các thị trường này đối với sản phẩm du lịch địa phương. Việc tham gia các hội chợ thương mại và du lịch quốc tế sẽ giúp tìm hiểu nhu cầu của du khách ở các thị trường, phấn đấu mỗi năm ngành du lịch Hội An tham gia ít nhất một đến hai hội chợ du lịch và thương mại quốc tế ở các thị trường trọng điểm là Tây Âu và Trung Quốc. Vì hoạt động này cần nguồn kinh phí và nhân lực tương đối lớn nên ngành du lịch tỉnh nhà có thể chủ động giảm chi phí bằng cách tham gia các chương trình quảng bá du lịch của Tổng Cục Du lịch hoặc liên kết với các trung tâm xúc tiến du lịch lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để vừa huy động nguồn vốn đóng góp, vừa tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả nghiên cứu thị trường. 2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch Xuất phát từ thực trạng đã phân tích ở phần I chương 2 rằng khách quốc tế đến Hội An được tiếp cận quá ít với thông tin du lịch Hội An, người viết muốn đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp tự quảng bá cho chính mình, tự làm cho bản thân doanh nghiệp mình được khách quốc tế biết đến thông qua việc ứng dụng khoa học - công nghệ thông tin. Thật vậy, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin là việc không thể thiếu đối với bất cứ cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, ngày nay khi thế giới dần trở nên phẳng với sự giúp đỡ của mạng Internet trên khắp toàn cầu thì việc ứng dụng Internet như một công cụ để quảng bá cho hình ảnh của chính mình và hỗ trợ việc kinh doanh là một trào lưu đang gia tăng. Theo đó, người viết đưa ra 2 giải pháp sau: 2.2.1. Quảng cáo bằng cách mua lại từ khóa trên Google Cơ sở cho giải pháp: Theo số liệu của Pew Internet & American Life Project, trong khoảng thời gian từ 01/2002 đến 05/2008, số lượng người dùng Internet sử dụng công cụ tìm kiếm hàng ngày có mức tăng trưởng mạnh, đạt tới 69%. Và theo Experian Hitwise, công ty nổi tiếng ở Mỹ chuyên thu thập các dữ liệu trực tiến từ các mạng ISP để giúp các nhà quản trị trang web phân tích được hành vi của những người ghé thăm trang web của mình và giúp đo lường được thị phần của các trang web, Google chiếm áp đảo lượng tìm kiếm trên Internet. Biểu đồ 3.1: Thị phần của những công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới Nguồn: Experian Hitwise (2010) Experian Hitwise cũng thu thập dữ liệu từ 10 triệu người Mỹ sử dụng công cụ tìm kiếm trong khoảng thời gian từ 27/02/2010 đến 27/03/2010 và kết quả cho thấy độ dài của từkhóa tìm kiếm chiếm tỷ trọng cao nhất là một từ và hai từ. Bảng 3.2: Tỷ trọng độ dài từ khóa tìm kiếm của người Mỹ Đơn vị tính: % Tiêu chí Tháng 2 – 2010 Tháng 3 - 2010 Một từ 22,81 22,98 Hai từ 22,85 22,81 Ba từ 20,46 20,32 Bốn từ 14,33 14,27 Năm từ 8,54 8,55 Sáu từ 4,69 4,71 Bảy từ 2,58 2,59 Tám từ hoặc nhiều hơn 3,74 3,77 Nguồn: Experian Hitwise (2010) Cách thực hiện: - Đối doanh nghiệp kinh doanh khách sạn: Khi du khách có ý định đến du lịch ở Hội An, thường họ sẽ tìm kiếm với từ khóa là “hotel” và kết hợp với địa điểm là “Hội An”. Với các doanh nghiệp mà bản thân trong tên doanh nghiệp có sẵn từ “Hội An” ví dụ như Palm Garden Resort Hoi An hay khách sạn Hội An thì không cần thiết áp dụng phương pháp này vì khi Google trả kết quả sẽ bao gồm luôn cả resort và khách sạn trên. Dựa trên cơ sở này ta thấy chỉ nên chọn từ khóa ngắn gọn vì thứ nhất, du khách có xu hướng tìm kiếm với một từ, hoặc hai từ khóa là chủ yếu và thứ hai, việc mua nhiều từ sẽ tốn một khoảng tiền rất lớn của doanh nghiệp. Vậy nên, từ khóa mà doanh nghiệp có thê cân nhắc để đặt mua là: “Hoi An hotel”, “Hoi An resort”. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch: Tương tự như thể Công ty dịch vụ du lịch Hội An không cần áp dụng phương pháp này. Từ khóa có thể dùng đặt mua là: “Hoi An tourism”, “Quang Nam tourism”. Nếu có nhiều người đặt mua cho cùng một từ khóa thì Google sẽ tổ chức đấu giá, người trả giá cao nhất cho từ khóa đó sẽ sở hữu từ khóa. Và mỗi khi có người gõ vào Google từ khóa tìm kiếm thông tin thì lập tức Google sẽ trả ra kết quả với tên của doanh nghiệp mua từ khóa xuất hiện ngay kết quả đầu tiên, trong khung màu vàng. 2.2.2. Liên kết với các website uy tín để giúp khách quốc tế đặt phòng Giải pháp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Nhận thấy xu hướng của du khách là ngày càng thích tự bản thân thiết kế tour du lịch cho chính mình và chỗ ăn ở gần như là một vấn đề lưu tâm hàng đầu khi du khách đi du lịch đến một nơi nào đó. Nói như thế không có nghĩa là du khách chi tiêu nhiều tiền cho nhu cầu ăn, ở, mà chỉ sự quan trọng của việc tìm kiếm được nơi dừng chân nghỉ qua đêm khi đi du lịch. - Đối với trang web nổi tiếng của Việt Nam về đặt phòng khách sạn là www.vietnamhotels.vn, hiện Hội An đã có hầu hết các khách sạn liên kết với trang web này. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý ở đây là thông thường du khách đi dạng riêng lẻ như thế này sẽ có khuynh hướng chi tiêu ít hơn cho nhu cầu ăn ở, đi lại và nhiều hơn cho nhu cầu tham quan, giải trí; vậy nên, tiêu chuẩn khách sạn mà các du khách này hướng đến là loại 1- 2 sao. Tuy nhiên, qua khảo sát các trang web thì đối với các khách sạn loại này, du khách sẽ không thể tìm được bất cứ thông tin nào về khách sạn ngoại trừ địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Điều này gây khó khăn cho du khách trong việc lựa chọn đặt phòng tại một khách sạn cụ thể. Các khách sạn này nên nhanh chóng cập nhật vào trang web những thông tin cơ bản về khách sạn mình như địa điểm cụ thể nằm ở vị trí nào trong thành phố Hội An, hình ảnh toàn cảnh khách sạn để giúp thu hút khách quốc tế đặt phòng ở khách sạn mình. - Đối với trang web nổi tiếng thế giới về việc đặt phòng như: www.booking.com, www.bookingonline.asia, hiện khi tìm kiếm với địa điểm là Hội An thì không nhận thấy một kết quả nào trả ra. Theo phương cách liên kết đặt phòng như thế này, thì ứng với mỗi phòng đặt được du khách thực sự sử dụng, khách sạn sẽ trả cho trang web một khoản % hoa hồng tùy theo cam kết của hai bên, tuy nhiên sẽ không được thấp hơn mức tối thiểu mà trang web đặt ra. Vậy nên, khách sạn 1- 2 sao không nên liên kết với những trang web quy mô lớn hơn như thế này vì số tiền cho mỗi phòng ở khách sạn loại này dao động trong khoảng 10USD, nếu phải trích ra một khoản hoa hồng cho trang web thì lợi nhuận thu lại sẽ quá ít, không có hiệu quả về mặt kinh doanh. Những khách sạn 3 sao trở lên, với tiềm lực tài chính và mong muốn được biết đến đối với khách quốc tế nên áp dụng phương pháp này. 2.3. Khai thác lợi thế so sánh trong mối liên kết với các địa phương khác Vượt qua khó khăn về thiên tai: Các doanh nghiệp Hội An cần thể hiện rõ quyết tâm đoàn kết, cùng chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong làm ăn thông qua việc liên kết thành lập CLB doanh nhân. Ngoài việc chăm lo công việc kinh doanh tại doanh nghiệp, các doanh nhân Hội An có cơ hội chủ động tiếp cận, tham gia các chương trình tư vấn, huấn luyện nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ du lịch; chủ động thay đổi phương thức kinh doanh thích nghi với những khó khăn hiện nay. Hơn nữa, mối liên kết này cũng giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau vào những đợt khách cao điểm để phục vụ lượng du khách cao nhất. Song song đó, đối phó với tình hình thiên tai tại địa phương, các khách sạn trong nội thành có thể hỗ trợ khách sạn, resort ven biển hay trong khu phố cổ, kịp thời đưa khách đến nơi lưu trú thuận tiện nhất. Việc làm này sẽ hạn chế những lo lắng của du khách đến Hội An vào những dịp này, đồng thời, hạn chế tính mùa vụ của du lịch quốc tế, duy trì doanh thu ổn định các tháng trong năm. Dựa trên tên tuổi Hội An được công nhận qua các cuộc bình chọn, các giải thưởng, việc liên kết với các địa phương trong nước cần linh hoạt trong mối tương quân so sánh thế mạnh của Hội An: - Với Hà Nội, Huế và Hội An đều là những điểm du lịch văn hóa lớn của Việt Nam. Hội An có thể tăng cường liên kết với các địa phương này, để: thực hiện các chương trình quảng bá tại các lễ hội lớn của nhau: Hà Nội - Ngàn năm Thăng Long, Huế - Festival Huế; xây dựng các tour du lịch dài ngày cho những khách đến Việt Nam mà chưa biết đến Hội An. Song song với quá trình hợp tác quảng bá du lịch văn hóa này, các doanh nghiệp Hội An cần tỏ rõ các thế mạnh nổi trội của mình với hình ảnh du lịch sinh thái Cù Lao Chàm, du lịch nghỉ dưỡng biển Cửa Đại với tên tuổi những resort danh tiếng đã được bình chọn. - Với Đà Nẵng, một địa phương có bãi biển nổi tiếng, các doanh nghiệp Hội An nên đề cao thế mạnh du lịch văn hóa của mình. Hàng năm, tại Đà Nẵng đều diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, thu hút một lượng khách đông đảo đến tham gia. Các doanh nghiệp Hội An cần liên kết với Đà Nẵng để xây dựng tour du lịch với điểm nhấn du lịch văn hóa. Năm 2009, Hội An đã kết hợp rất thành công lễ hội này với sự kiện Giờ Trái Đất để xây dựng hình ảnh nổi bật của mình. SƠ KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 đưa ra một số dự báo về tình hình phát triển du lịch trên thế giới, các nước ASEAN, ở Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch của tỉnh để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An giai đoạn 2010 - 2020. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cùng những kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và phòng Thương mại – Du lịch thành phố Hội An và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở thành phố Hội An nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An nhằm phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều nguồn lợi to lớn cho tỉnh. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, du lịch không những đóng góp một nguồn thu đáng kể trong ngân sách nhà nước mà còn góp phần đưa nền kinh tế đi lên. Song đồng thời, du lịch cũng là một sứ giả hòa bình, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết thân ái giữa các dân tộc. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế để phát triển du lịch lên một tầm cao mới, đóng góp nhiều vào việc quảng bá hình ảnh đất nước, tài nguyên và con người đến với thế giới. Qua những số liệu thống kê tình hình du lịch Hội An trong những năm qua kết hợp với khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy rằng đa phần du khách đến Hội An đều yêu mến cảnh quan tự nhiên và nhất là con người thân thiện nơi đây. Tuy nhiên, vì chưa có nhiều điều kiện để phát triển và kết nối các sản phẩm du lịch để tạo ra những chương trình du lịch thật hấp dẫn cũng như chưa có các tài liệu ấn phẩm chất lượng để quảng bá về du lịch Hội An cho các du khách ngay tại địa bàn nên hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An cần được cải thiện nhiều. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020” đã thông qua việc tìm hiểu thực trạng, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng thu hút khách quốc tế. Trong đó, đặc biệt cần chú trọng đến sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, ban ngành cũng như việc tăng cường quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường du lịch. Ngoài ra, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng nó trong kinh doanh du lịch quốc tế đối với thành phố Hội An là một giải pháp có nhiều tiềm năng. Với những giải pháp đưa ra trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Hội An giai đoạn 2010 - 2020. Do hạn chế về thời gian và kiến thức người viết, đề tài chỉ mới đề cập đến một số hoạt động nhất định cũng như phạm vi nghiên cứu và ứng dụng còn hạn hẹp, các giải pháp đưa ra cũng không tránh khỏi yếu tố chủ quan. Vì vậy, để đề tài được toàn diện và có tính khả thi hơn, cần có sự tham gia nghiên cứu chuyên sâu của chính quyền, các sở ban ngành liên quan cùng sự đóng góp ý kiến từ du khách quốc tế và người dân địa phương. Tác giả mong nhận được sự góp ý từ các chuyên gia, quý thầy cô và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Chiêu Thục Anh 2009, Quảng bá lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản” lần 3 tại Thái Lan, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 08/04/2011, . 2. Văn Bảy 2009, “Mắt cửa” mới là đặc thù của Phố cổ Hội An!, website Thể thao &Văn hóa Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 08/04/2011, . 3. Trần Bình 2008, Công nghiệp không khói Việt Nam Phần I: Bối cảnh phát triển và Vị thế Kinh tế, website VIETTEMS, truy cập ngày 06/04/2011, . 4. Bộ Tài chính 2004, Du lịch lao đao trong cơn lốc cúm gà, website của Bộ Tài chính, truy cập ngày 09/02/2011, . 5. Khánh Chi 2010, Làng dừa nước Bảy Mẫu - Hồi sinh nhờ du lịch, NXB Văn hóa truyền thống Tân An Bình, trang 59-61, Quảng Nam. 6. Đoàn Liêng Diễm 2003, Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển Du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh, trang 143. 7. Mỹ Dung 2009, Rực rỡ sắc diều, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 10/01/2011, . 8. Trịnh Dũng 2006, APEC cơ hội tiếp thị hình ảnh Quảng Nam, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 10/01/2011, . 9. Trịnh Dũng 2007, Lời chào năm mới, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 08/04/2011, . 10. Khánh Duy 2010, Châu Chấu Blog và quảng bá du lịch quốc gia, website Viet nam net, truy cập ngày 10/03/2011. . 11. Hoàng Duy 2006, Hội An tham dự Hội thảo quốc tế về du lịch tại Nhật Bản, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 08/04/2011. . 12. Hoàng Duy 2010, Nhật Bản giúp Hội An bảo vệ môi trường, website Tuổi Trẻ online, truy cập ngày 010/01/2011, . 13. GS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa 2008, Giáo trình kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 6 -13. 14. Nguyễn Minh Đức 2010, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm Hội An, Bản tin số 4(08)/2009, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, Quảng Nam. 15. Hải Đường 2009, Sẽ xây công viên làng gốm tại Hội An, website Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, truy cập ngày 12/02/2011, . 16. Nguyễn Hiền 2006, Mục tiêu 6 triệu du khách quốc tế vào năm 2010, truy cập ngày 30/04/2011, . 17. Đoàn Hưng 2009, Hai khu nghỉ mát ở Hội An lọt vào danh sách 25 địa chỉ tốt nhất ở châu Á, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 08/04/2011, . 18. Đoàn Hưng 2009, 55 hãng du lịch khảo sát tại Hội An, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 01/04/2011, . 19. Phú Hà 2009, Mở rộng nội dung phục vụ khách tham quan phố cổ Hội An, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 03/01/2011, . 20. Trần Thu Hà 2005, Giáo trình tâm lý học kinh doanh du lịch, NXB Hà Nội, trang 9 - 14, Hà Nội. 21. Quốc Hải 2009, Du lịch Cù Lao Chàm chưa mừng đã lo, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 02/01/2011, . 22. Quốc Hải 2010, Đạt tô 5 của cả nước về khách quốc tế, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 13/04/2011, . 23. Quốc Hải 2010, “Đón gió” thị trường hồi phục, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 10/01/2011, . 24. Quốc Hải 2006, Hơn 30% khách quốc tế vào Việt Nam đã đến Hội An, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 15/03/2011, . 25. Quốc Hải 2010, Lắp đặt trạm thông tin du lịch điện tử công cộng, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 15/04/2011, . 26. Quốc Hải 2010, Mở rộng thị trường du lịch - dịch vụ, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 03/04/2011, . 27. Hội Đồng Nhân Dân Hội An 2009, Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2015, định hướng 2020, Số: 145/2009/NQ-HĐND, 22/07/2009. 28. Đỗ Huấn 2010, 300 ô tô tham gia hoạt động lữ hành, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 03/04/2011, . 29. Đỗ Huấn 2008, Giữ gìn “thương hiệu”, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 13/01/2011, . 30. Đỗ Huấn 2008, Tạp chí Nation Geographic (Mỹ) xếp đô thị cổ Hội An đứng hạng 83/110 di tích có giá trị lịch sử thế giới năm 2008, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 02/03/2011, . 31. Nam Kha 2010, Lãng đãng đêm phố, website Báo Quảng Nam, truy nhật ngày 08/04/2011, . 32. Tuấn Khang 2006, Đảo Bali - Thiên đường du lịch, website báo Ngôi sao, truy cập ngày 12/06/2011, . 33. Đỗ Hải Lâm 2006, Bali (Indonesia) - Vẻ đẹp đời thường quyến rũ, website Tin tức du lịch, truy cập ngày 26/03/2011, . 34. Nguyễn Thị Hồng Lâm 2006, Tìm hiểu đặc trưng ngành kinh tế du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12/2006. 35. Hạnh Liên 2010, Lượng khách sạn tăng nhanh tại Nha Trang, website Kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 11/02/2011, . 36. Đào Loan 2009, UNWTO: Ngành du lịch châu Á sẽ phục hồi mạnh, website Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 19/01/2011, . 37. ThS. Trần Thị Thúy Lan (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam, NXB Hà Nội, trang 32. 39. Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2006, Tìm hiểu đặc trưng ngành kinh tế du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12/2006. 40. Khánh Linh 2010, 3 đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Quảng Nam, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 26/03/2011, . 41. Lữ hành Hội An 2006, Hội An - thượng chùa Cầu - hạ Âm Bổn, website Hội An handicraft, truy cập ngày 02/01/2011, . 42. Hải Minh 2009, 10 điểm du lịch đáng tiền nhất cho 2010, website Tinmoi.vn, truy cập ngày 01/03/2011, . 43. Quang Minh 2010, Vui hội trên sông và phố, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 13/03/2011, . 44. Quang Minh 2010, Xuân về trên phố, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 06/02/2011, . 45. Tiến Minh 2009, Sàn du lịch trực tuyến đầu tiên ở Quảng Nam, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 02/03/2011, . 46. Th.S Trần Ngọc Nam & Trần Huy Khang 2008, Marketing du lịch, trang 63 - 73, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. 47. Tuyết Nga 2008, Singapore - Thiên đường du lịch sạch, website Eva, truy cập ngày 27/02/2011, . 48. Danh Nghi 2008, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008: Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, website Thanh niên, truy cập ngày 03/04/2011, . 49. Bảo Nhi 2008, Tìm kiếm: “Người bạn mới của người dùng Internet”, website 24h, truy cập ngày 11/08/2011, . 50. Trí Quân 2010, Hội An hướng tới “ngôi làng toàn cầu”: Giấc mơ còn xa, website Tiền phong online, truy cập ngày 14/04/2011, . 51. Phan Thanh Quyên 2010, Tổng Cục Du lịch tổ chức Hội nghị giao ban cụm các tỉnh Miền Trung và Triển khai Chương trình kích cầu du lịch 2010 “Việt Nam - Điểm đến của bạn”, website Tổng Cục Du lịch, truy cập ngày 23/03/2011, . 52. Hoàng Hữu Quyết 2009, Thái Lan thiên đường của khách du lịch, blog Hoàng Hữu Quyết, truy cập ngày 10/02/2011, . 53. TS. Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 2010, Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới, website Báo du lịch online, truy cập ngày 12/03/2011, . 54. Nguyễn Thanh Sơn 2010, Đà Nẵng: Công suất cho thuê phòng khách sạn tăng mạnh, website Đô thị, truy cập ngày 29/04/2011, . 55. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hội An 2010, Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư, quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố năm 2009. 56. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hội An 2010, Thống kê du lịch năm 2001- 2010. 57. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002, Quyết định số 97/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010. 58. Thời báo kinh tế Việt Nam 2006, Chỉ tiêu của du khách tăng mạnh do trượt giá, website Báo Tiền Phong, truy cập ngày 03/03/2011, . 59. Tổng Cục Thống kê 2001, Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước, website Tổng Cục Thống kê, truy cập ngày 07/04/2011, . 60. Thu Trang 2009, Năm 2009, 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, website Báo Hà Nội mới, truy cập ngày 29/02/2011, . 61. Bảo Trung 2006, Khánh thành cầu vượt biển dài nhất nước, website Việt Báo, truy cập ngày 13/02/2011, . 62. Tổng Cục Du lịch 2010, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009, website Tổng Cục Du lịch, truy cập ngày 03/03/2011, . 63. Tổng Cục Du lịch 2006, Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995-2003, website Tổng Cục Du lịch, truy cập ngày 03/03/2011, . 64. Tổng Cục Du lịch 2007, Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012, (Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/09/2007). 66. Nguyễn Quang Thắng 2005, Văn hóa phi vật thể ở Hội An, NXB Thế Giới, trang 14 - 70, Hà Nội. 67. Minh Thi 2006, “Với người Nga Việt nam là điểm đến mới”, Báo Lao Động, số 100/07, truy cập ngày 04/03/2011. 68. Trương Hồng Thủy & Nguyễn Thị Bích Thủy 2008, Mô hình cluster du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cho phát triển kinh tế khu vực miền trung, Tạp chí Khoa học - Công nghệ số 6 (29).2008, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 69. Khánh Thủy 2009, Phát triển du lịch đường bộ: Lợi thế của miền Trung, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 16/03/2011, . 70. Hồ Trọng 2009, Truyền hình Úc làm phim về du lịch Hội An, website Báo mới online, truy cập ngày 13/03/2011, . 71. GS. Bùi Chí Trung 2010, Con đường tơ lụa trên biển và giao lưu văn hóa Việt - Nhật, website Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập ngày 01/03/2011, . 72. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích 2009, Báo cáo kết quả đợt khảo sát Đánh giá tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại phố cổ Hội An, số 15 - 2009/BC-QLBTDT. 73. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An 2009, Di sản văn hóa Hội An- Nhìn lại một chặng đường, trang 37 - 68, Quảng Nam. 74. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An 2009, Di sản văn hóa Hội An- Nhìn lại một chặng đường, trang 106, Quảng Nam. 75. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An 2009, Di sản văn hóa Hội An- Nhìn lại một chặng đường, trang 112, Quảng Nam. 76. TS. Nguyễn Minh Tuệ 2007, Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, trang 11 - 15 - 33. 77. UBND thành phố Hội An 2010, Báo cáo tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch 2011 - 2015, số 02/BC-UBND, 08/01/2010. 78. UBND thành phố Hội An 2010, Báo cáo về tình hình Kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2009 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015, số 02 - 2010/BC_UBND, 04/01/2010. 79. UBND tỉnh Quảng Nam 2006, Kế hoạch tổ chức phục vụ Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 lần thứ 4 và Phiên họp Nhóm công tác Du lịch APEC lần thứ 29 tại tỉnh Quảng Nam, số 57/KH-UBND, 28/08/2006. 80. UBND tỉnh Quảng Nam 2008, Về việc tham gia triển lãm du lịch tại Nga, số 982/UBND-KTN, 27/03/2008. 81. Tấn Vịnh 2007, “Con đường di sản thế giới” trên Hành lang kinh tế Đông Tây, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 03/03/2011, . 82. Lệ Xuân 2008, Hội An tham gia lễ hội Loykrathong tại Thái Lan, Bản tin số 3(11)/2008, Trung tâm Quản lý & Bảo tồn di tích Hội An, Quảng Nam. 83. Lệ Xuân 2009, Lễ lệ - Lễ hội ở Hội An đôi điều suy nghĩ, Bản tin số 04(08)/2009, Trung tâm Quản lý và Bảo tồn di tích Hội An, Quảng Nam. 84. Nguyễn Vinh 2009, Phố hoài sống lại thời vang bóng, Báo Sài Gòn Tiếp thị, truy cập ngày 03/03/2011, . 85. Phương Vân 2008, “Hội An - Thành phố quyến rũ nhất Việt Nam”, website Báo Quảng Nam, truy cập ngày 05/03/2011, . 86. PGS.TS. Nguyễn Trung Vân (chủ biên) & TS. Nguyễn Thanh Bình & TS. Phạm Thu Hương & ThS. Nguyễn Thu Hương 2008, Giáo trình marketing quốc tế, NXB Lao Động - Xã Hội, trang 426 - 482, trang 519 - 520, Hà Nội. TIẾNG ANH 87. Anita Mendiratta 2006, Insights into Tourism Branding, website CNN international mediainfo, truy cập ngày 08/04/2011, . 88. Dr. Dmitrios Buhalis 2000, Marketing the competitive destination of the future, trang 2, Westminster University, London - UK. 89. Experian Hitwise 2009, Ask share of searches increases for fourth straight month, truy cập ngày 08/04/2011, . 90. Lucia Grenna & Roberta Hilbruner & Emanuele Santi & Gianmarco Scuppa & Gabor Vereczi 2006, Communication and Sustainable Tourism, World Toursim Organization, Madrid - Spain. 91. OCLC The world’s libraries, Languageranking 2009, website OCLC, truy cập ngày 07/02/2011, . 92. United Nations World Tourism Organisation - UNWTO 2009, Tourism 2020 vision, website Tổ chức Du lịch Thế giới, truy cập ngày 06/03/2011. . 93. World Tourism Organization 2007, A Practical Guide to Tourism Destination Management, trang 1, Madrid - Spain. 94. World Tourism Organization 2009, UN World Tourism Baromater 01/2009 95. World Tourism Organization 2009, UN World Tourism Baromater 06/2009 96. World Tourism Organization 2006, World’s Top Emerging Tourism Destinations for period 1995 - 2004, 2005. 97. World Tourism Organization 2009, Tourism hightlight, 2008. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương DSVHTG  Di sản văn hóa thế giới GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa KDTSQTG  Khu dự trữ sinh quyển thế giới Famtrip Familiazation trip Chuyến đi làm quen IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế MICE Meeting Incentive Convention Exhibition Hội họp, Khen thưởng, Hội thảo, Triển lãm IUOTO International Union of Official Travel Oragnizations Hiệp hội các tổ chức du lịch chính thức PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội Lữ hành châu Á - Thái Bình Dương SOM Senior Official's Meeting Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên APEC SARS Severe Acute Respiratory Syndrome Hội chứng hô hấp cấp tính nặng UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới UBND  Ủy Ban Nhân Dân WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng/Biểu đồ Trang Bảng 1.1: Nhóm động cơ du lịch của con người......................................................9 Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng hàng năm ngành du lịch 2009 - 2018.....................55 Bảng 3.2: Tỷ trọng độ dài từ khóa tìm kiếm của người Mỹ...................................79 Biểu đố 2.1: Cơ cấu du khách quốc tế đến Hội An theo quốc tịch 2009 41 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Hội An 2000 - 2010 42 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch quốc tế Hội An 2003 - 2010 43 Biểu đồ 3.1: Thị phần của những công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới 82 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5 I. Khái niệm khách du lịch quốc tế và ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế 5 1. Các khái niệm 5 2. Động cơ của khách du lịch quốc tế 8 3. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế 10 3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế 10 3.1.1. Tăng GDP cho đất nước 10 3.1.2. Đem lại ngoại tệ cho đất nước 10 3.1.3. Là một hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao 11 3.1.4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hoạt động ngoại thương 11 3.2. Ý nghĩa về mặt xã hội 12 3.2.1. Tạo ra cơ hội việc làm 12 3.2.2. Tạo thu nhập cho người dân 12 3.2.3. Giảm quá trình đô thị hóa 12 3.2.4. Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước làm du lịch 13 3.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa - chính trị 13 3.3.1. Mở rộng giao lưu văn hóa 13 3.3.2. Nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người 13 3.3.3. Phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc 14 3.3.4. Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội 14 II. Các yếu tố tác động tới việc thu hút khách du lịch quốc tế 14 1. Tài nguyên du lịch 14 2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 15 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 15 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 16 3. Đội ngũ lao động 16 4. Chính sách phát triển du lịch 17 5. Môi trường du lịch 17 III. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút khách du lịch quốc tế 18 1. Kinh nghiệm của Singapore 18 2. Kinh nghiệm của Indonesia 20 3. Kinh nghiệm của Thái Lan 22 4. Bài học kinh nghiệm đối với Hội An 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 26 I. Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2000 - 2010 26 1. Sơ nét quá trình hình thành du lịch quốc tế tại Hội An 26 2. Tiềm năng thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An 28 2.1. Tài nguyên du lịch 28 2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa 28 2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 31 2.1.3. Tài nguyên du lịch biển 32 2.2. Con người Hội An 33 2.3. Cơ sở vật chất, dịch vụ 33 2.4. Chính sách phát triển du lịch của thành phố Hội An 35 2.5. Môi trường du lịch 36 3. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010 36 3.1. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế 36 3.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 37 3.3. Thực trạng lao động trong ngành du lịch 38 3.4. Tình hình đầu tư vào lĩnh vực du lịch 39 3.5. Công tác tuyên truyền quảng bá 39 3.6. Tình hình du khách quốc tế đến Hội An 40 3.6.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo quốc tịch 40 3.6.2. Số lượt khách 41 3.6.3. Doanh thu 43 II. Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế của Hội An giai đoạn 2000 - 2010 44 1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 45 2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 46 3. Nhận định của một số chuyên gia 47 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 52 I. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam 52 1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới 52 2. Xu hướng phát triển du lịch của các nước ASEAN 53 3. Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam - cơ hội và thách thức cho Hội An 54 II. Định hướng và quan điểm phát triển du lịch quốc tế tại thành phố Hội An 58 1. Định hướng của cơ quan Trung Ương 58 1.1. Chính phủ 58 1.2. Tổng Cục Du lịch 59 2. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An.....................68 2.1. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Xây dựng Hội An thành trung tâm du lịch của vùng và của quốc gia 62 2.2. Lãnh đạo thành phố Hội An - Cân bằng Kinh tế - Văn hóa - Môi trường 63 III. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế 64 1. Các giải pháp vĩ mô 64 1.1. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch 64 1.2. Tăng cường xúc tiến quy hoạch, đầu tư trong lĩnh vực du lịch 67 1.3. Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến, mở rộng thị trường 69 1.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 72 2. Các giải pháp vi mô 76 2.1. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách du lịch quốc tế 76 2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch 77 2.2.1. Quảng cáo bằng cách mua lại từ khóa trên Google 78 2.2.2. Liên kết với các website uy tín để giúp khách quốc tế đặt phòng 80 2.3. Khai thác lợi thế so sánh trong mối liên kết với các địa phương khác 81 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hội An giai đoạn 2010 - 2020.doc
Luận văn liên quan