MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những SME nói riêng như là mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó mà tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được công nghệ quản lý mới, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các SME ngoài quốc doanh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc khuyến khích, hỗ trợ các SME nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của SME cũng đã được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nổi bật là dự án US/VIE/95/004: Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của nhóm tác giả Lê Đăng Doanh, J.Bentley, Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hòa, Trần Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn.
Đề án: đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam của các tác giả Trần Kim Hào. Đề án này nhằm trong chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan.
Ngoài ra các tác giả Nguyễn Cúc đã nghiên cứu về cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các cuốn sách: Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005.
Về khóa luận tốt nghiệp có đề tài: Chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của sinh viên Tạ Thị Diệu Mỹ - Lớp A8K37E-Đại học Ngoại Thương và đề tài: Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp của sinh viên Nguyễn Thúy Hà - lớp A4CN8 - Đại học Ngoại Thương.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam với mục đích:
1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME.
3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
V. NỘI DUNG
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Khái quát khái niệm SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
Chương II. Đánh giá thực trạng hoạt động của SME.
Chương III. Một số giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài này có thể chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này thành công hơn.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Xuân Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu khóa luận này.
Nguyễn Thị Mai
Lớp: A2-CN10
MỤC LỤC MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế.
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME.
3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
V. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM VỀ SME VÀ VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SME
1.1.1. Tiêu thức xác định SME ở một số nước trên thế giói
1.1.2. Tiêu thức xác định SME ở Việt Nam
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SME Ở VIỆT NAM
1.2.1 .Qúa trình hình thành và phát triển SME ở Việt Nam
1.2.2. Đặc điểm chung của các SME ở Việt Nam
1.3. VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.3.1 Mức độ đong góp của SME Viêt Nam trong nền kinh tế
1.3.2. SME giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm
1.3.3. SME làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả
1.3.4. SME góp phần tích cục trong việc lư thông hàng hóa và XK
1.3.5. Các SME dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh
1.3.6. Các SME có khả năng ứng biến nhanh nhạy
1.3.7. Các SME là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu của SME ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Về số lượng SME
2.1.2. Xét về ngành nghề kinh doanh
2.1.3. Xét về doanh thu của các SME
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA SME Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Những đóng góp của SME vào kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam.
2.2.2. Tình hình đầu tư của SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
2.2.3. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu SME
2.3. CƠ HỘI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
2.3.1. Cơ hội của SME trong hoạt đọng xuất khẩu
2.3.2. Những thách thức mà SME Việt Nam gặp phải trong hoạt động xuất khẩu.
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA SME Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Các mặt hạn chế
2.5. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO SME Ở VIỆT NAM HỊÊN NAY
2.5.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các SME
2.5.2. Chính sách thuế trong việc hỗ trợ SME
2.5.3. Chính sách thị trường sản phẩm hỗ trợ các SME
2.5.4. Các biện pháp hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu
2.5.5. Các quy chế thương mại trong việc hỗ trợ SME
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
3.1. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI HỖ TRỢ SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
3.2. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME CỦA MỘT SỐ NƯỚC
3.2.1. Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan
3.3.2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia
3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME Ở VIỆT NAM.
3.3.1. Các chính sách của Nhà nước.
3.3.2. Nghị định đối với các Bộ ngành.
3.3.3. Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
85 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3717 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn rất hạn hẹp của Nhà nước ( thay vì thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thì số vốn có thể hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp sẵn có- điều đó rõ ràng hiệu quả).
Thông qua các chính sách hỗ trợ Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn thay vì huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước.
3.2. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME CỦA MỘT SỐ NƯỚC
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đặc biệt là các SME ngoài quốc doanh nói riêng trong lĩnh vực và quan trọng nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Với những khó khăn đó, SME ngoài qquốc doanh sẽ phải quyết tâm rất lớn, bên cạnh đó thì sự hỗ trợ cảu Nhà nước trong hoàn cảnh đó là một điều rất cần thiết đối với họ.
Một trong những có ý nghĩa lúc này là những kinh nghiệp thành công cũng như thất bại của các nước đi trước có thành tựu lớn trong phát triển kinh tế và thức hiện công nghiệp nhanh, có điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa tương đồng với chúng ta.
3.2.1. Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan
Đài Loan là một quốc gia điển hình của nhiều SME. Sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan cũng gắn với mức tăng trưởng cao và sự phồn vinh của các SME. Qúa trình phát triển này cũng gắn liền với nỗ lực của các xí nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất, tiết kiệm nhằm sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.
a. Về chiến lược kinh doanh
Sự phát triển kinh tế Đài Loan gắn chặt với hoạt động ngoại thương. Ngoại thương thực sự là động lực thúc đẩy các ngành sản xuất vươn lên, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng. Do nhận thức được những hạn chế của thị trường nội địa, từ những năm 60 Đài Loan đã coi mở mở rộng xuất khẩu như một chính sách chi đạo, một phương châm chiến lược. Ngay trong những năm đầu thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu”, ngành ngoại thương Đài Loan đã trở thành lực lượng nâng đỡ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp.
Cuối những năm 50, công nghiệp tư nhân của Đài Loan đã phát triển khá mạnh, thị trường nội địa cũng tới mức bão hòa, công nghiệp Đài Loan chuyển từ “thay thế nhập khẩu” sang “đẩy mạnh xuất khẩu”. Lúc này cơ sở tư nhân đã có cơ sở khá vững, chính quyền Đài Loan đã khuyến khích họ phát triển ngoại thương xâm nhập thị trường quốc tế qua hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tế như chuyển thống nhất tỷ giá hối đoái, nới lỏng những hạn chế nhập khẩu…Năm 1965, Đài Loan đã mở “ khu chế biến xuất khẩu” với nhiều ưu đãi về ngoại thương. Đồng thời các biện pháp tăng cường thực lực kinh tế và khả năng cạnh tranh, chính sách bảo hộ mậu dịch cũng dần được thay thế bằng chính sách tự do mậu dịch.
b. Về chính sách kinh tế
Trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, Đài Loan đã phương châm “ hy sinh thuế cao, phát triển kinh tế, bồi dưỡng nguồn thuế”, liên tục ban hành các pháp lệnh “khuyến khích đầu tư” “đầu tư hoa kiều”…Với nhiều ưu đãi dành cho các SME tái sản xuất mở rộng và đổi mới thiết bị. Chẳng hạn, Chính phủ miễn thuế 5 năm cho các xí nghiệp mới xây dựng, miễn 4 năm cho các xí nghiệp mới đổi mới thiết bị tính từ lúc bắt đầu bán sản phẩm. Bên cạnh đó Đài Loan thực hiện biện pháp “ hạn chế lập xưởng”, nghĩa là trên cơ sơ đánh giá thị trường, chính quyền hạn chế khắt khe đầu tư vào một số ngành nào đó để đảm bảo thị trường cho, các SME trọng diểm, tránh tình trạng sản xuất trùng lặp, gây lãng phí tiền lương, lao động vốn.
Trong thời gian 1970-1977, Đài Loan đã miễn giảm thuế, việc giảm thuế đã kích thích đẩu tư. Do đó, số SME mới không ngừng tăng lên, các SME cũ không ngừng ra tăng tài sản, khiến cho mức thuế cơ bản tăng, và giá trị tuyệt đối của thuế cũng không ngừng tăng lên. Cho tới những năm 80, Chính quyền Đài Loan ban hành một hệ thống chính sách tổng hợp hỗ trợ SME và nagy lập tức đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này, tạo nên một làn sóng phát triển SME. Hệ thống chính sách hỗ trợ SME của Đài Loan hiện nay bao gồm:
Chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng
Chính sách hỗ trợ về công nghệ
Chính sách nghiên cứu và phát triển
Chính sách về kiểm soát chất lượng
Chính sách quản lý đào tạo
Chính sách an toàn công nghiệp
Chính sách hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế
Chính sách hỗ trợ các SME hợp tác với nhau cùng phát triển
Chính sách trợ giúp các SME thích ứng với hệ thóng pháp luật
Với hệ thống chính sách này, Đài Loan đã thành công trong việc phát triển SME. Các SME của Đài Loan đóng góp bình quân mỗi năm tới 40% GNP, 60% kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho khoảng 68% lực lượng lao động cả nước.
Ngoài những điểm nêu trên, về các phương tiện khai thác thăm dò tài nguyên, cung ứng nguyên liệu, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, chính quyền Đài Loan đều căn cứ vào nhu cầu của tưng giai đoạn phát triển kinh tế, trực tiếp tham gia dẫn dắt, nâng đỡ khu vực SME ở các khu vực khác nhau.
c. Về ngoại thương
Đài Loan tổ chức đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 50 nước và khu vực. Đồng thời còn tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế, thường xuyên mời khách nước ngoài và các nhà sản xuất kinh doanh đến Đài Loan tham quan, cử người đi nước ngoài chào hàng. Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xây dựng các trạm “phục vụ mậu dịch quốc tế” cung cấp cho SME các đường dây điện thoại và khuyến khích các cơ sở SME đặt đại lý ở nước ngoài. Chính phủ còn thưởng ngoại thương cho các SME xuất khẩu được nhiều.
Về những biện pháp nâng đỡ điển hình như trên, trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, kết hợp với sự nỗ lực bản thân các SME, viện trợ của Mỹ…đã góp phần giúp Đài Loan đạt được những thành tựu lớn trong ngoại thương. Cụ thể như sau:
Bảng 10: Tỷ lệ xuất khẩu SME ở Việt Nam thời kỳ 1976- 1988
Thời kỳ
Tổng
DN lớn
DNV % N
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
43,2
41,8
40,9
40,2
33,3
25,2
24,1
26,7
28,2
34,2
33,4
38,2
53
56,8
58,2
59,2
59,8
66,7
74,8
75,9
73,3
71,8
65,8
66,5
61,9
47
Nguồn: Vụ nghiên cứu kinh tế Đài Loan.
Nhìn vào bẳng trên ta nhận thấy xuất khẩu của các SME ở Đài Loan có vai trò to lớn trong thương mại của công cuộc thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu”.
3.3.2. Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia
Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích và đầu tư của Malaysia được quy định chủ yếu trong luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1986 ( The promotion of investmen act) và Luật thuế thu nhập công ty năm 1976. Malaysia quy định chế độ ưu đãi đầu tư chi từng lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong ưu đãi từng ngành có biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư chung và ưu đãi đầu tư theo mục tiêu.
a. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với công nghiệp
Thứ nhất: Hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, ngân hàng Trung ương Malaysia và Ngân hàng Nêgara đã thực hiện hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi cho các nhà xuất khẩu nói chung và SME Malaysia nói riêng, tạo điều kiện cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Các đặc tính chính của hệ thống này là;
- Hệ thống này do các Ngân hàng thương mại thực hiện và Ngân hàng Nêgara sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng Thương mại để tăng tín dụng xuất khẩu cho nhà sản xuất. Nhà xuất khẩu có thể có hóa đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ, nhưng việc cấp vốn chỉ thực hiện bằng đồng ringgit Malaysia.
- Để được phép nhận tín dụng xuất khẩu hàng xuất khẩu hàng xuất khẩu phải thỏa mãn các tiêu chí sau; Một là, sản phẩm không thuộc vào danh mục dược hưởng tín dụng xuất khẩu. Hai là, sản phẩm phải có tối thiểu 20% giá trị gia tăng, và cuối cùng là tỷ lệ sủ dụng nguyên liệu vật tư trong nước tối thiểu là 30%. Tuy vậy, các tiêu chuẩn này có thể được vận dụng một cách linh hoạt tính đến hoàn cảnh cụ thể.
- Thời hạn tối đa của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng đối với tất cả các sản phẩm là 4 tháng, và của tín dụng sau khi giao hàng là 6 tháng.
- Số tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng được cấp bằng 80% giá trị đơn đặt hàng, hoặc bằng 70% kim ngạch của 12 tháng dựa trên giấy xác nhận về kim ngạch xuất khẩu. Đối với tín dụng sau khi giao hàng, thì số tín dụng được cấp bằng 100% giá trị ghi trên hóa đơn.
Thứ hai: Tính gấp đôi số tiền chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Để khuyến khích các nhà xuất khẩu SME xâm nhập vào thị trường không truyền thống, được tính gấp đôi chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Bộ trưởng Bộ tài chính chấp nhận. Điều này có hiệu lực từ năm 1986.
Thứ ba: Tính gấp đôi cho phí bảo hiểm xuất khẩu. Một số chi phí nhất định mà các SME bỏ ra để tìm kiếm các cơ hội sản phẩm sản xuất tại Malaysia được phép tính cao lên hai lần. Các chi phí đó là:
- Quảng cáo ở nước ngoài.
- Đưa hàng mẫu ra nước ngoài.
- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
- Cung cấp thông tin thị trường ra nước ngoài.
- Tiển lãm hoặc tham gia vào các triển lãm công nghiệp và thương mại được Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế chấp nhận.
- Các dịch vụ phục vụ công tác quan hệ xã hội liên quan đến xuất khẩu.
- Cước phí đi công tác ra nước ngoài của nhân viên.
- Chi phí ăn, ở các cán bộ kinh doanh người Malaysia ra nước ngoài.
* Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với ngành công nghiệp.
Trợ cấp xuất khẩu bằng 5% kim ngạch xuất khẩu được thực hiện để khuyến khích xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp nhất định của Bộ trưởng Bộ thương mại. Khoản tiền này được cấp bằng cách khấu trừ trực tiếp từ lãi gộp của công ty. Nếu khoản này vượt quá khoản lãi gộp thì coi như bị lỗ và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo.
Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên, để tăng cường khả năng xuất khẩu của các SME. Chính phủ Malaysia còn miễm thuế nhập khẩu toàn bộ đối với nguyên vật liệu trong trường hợp SME sản xuất thành phẩm để xuất khẩu với điều kiện các vật tư nguyên liệu đó chưa được sản xuất ở trong nước, hoặc đã được sản xuất ở trong nhưng với chất lượng và giá cả chưa thể chấp nhận được.
3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc.
Xem xét quá trình phát triển của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 50 đến nay, có thể nhận thấy nổi lên 3 giai đoạn phát triển với những ưu điểm phát triển khác nhau. Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến thập kỷ 70 và trọng tâm ưu tiên phát triển là khuyến khích và thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn thứ hai kéo dài kéo dài trong suốt thập kỷ 80, trong đó ưu tiên phát triển được dành cho công nghiệp phát triển nặng và công nghiệp hóa chất. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 mà trọng tâm của nó đã chuyển sang khu vực các SME.
a. Về chiến lược kinh doanh
Các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở Hàn Quốc đã thay đổi theo từng giai đoạn và nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.
Để thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu cho đến đầu thập kỷ 70, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hơn là thay thế nhập khẩu. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ ccho các nhà xuất khẩu, với nhiều biện pháp khác nhau, gồm đối sư ưu đãi trong cấp vốn tín dụng và trong chế độ thuế khóa.
b. Về chính sách tín dụng
Hệ thống cấp vốn tín dụng xuất khẩu đã đóng vai trò rất quan trọng nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho đến giữa những năm 80 khi có được cán cân vãng lai. Bản chất của chính sách này là chính sách tái triết khấu của hệ thống ngân hàng để cung cấp tín dụng với lãi xuất thấp thông qua các ngân hàng thương mại cho các SME đã nhận được tín dụng thư. Các khoản cho vay chiết khấu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng được mở rộng cho chiết khấu trước khi giao hàng nhằm hỗ trợ cho việc mua nguyên liệu và các sản phẩm trung gian để sản xuất hàng xuất khẩu.
Lãi xuất xho vay đối với xuất khẩu từ 6-10%, trong khi mức lãi xuất chung là 17-23%. Từ cuối những năm 1980, sự chênh lệch lãi xuất mới được xóa bỏ. Nếu xem xét mức lãi xuất trên thị trường tài chính phi chính thức tại thời điểm đó vào khoảng 30%, thì sự ưu đãi đối với xuất khẩu qua tín dụng lãi suất thấp thật lớn. Hầu như mọi khoản tín dụng xuất khẩu đều được thông qua cơ chế tạo tiền đề của Ngân hàng Trung ương dưới hình thức chiết khấu. Trong khoảng thời gian từ 1976-1986 tỷ lệ tín dụng của Ngân hàng Hàn Quốc trong tổng số khoản vay của Ngân hàng nội đại là 79,4%, đặc biệt vào những năm 1973-1981 tỷ lệ lên đến 90,1%.
c. Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các SME như chiết khấu thuế ra khỏi giá mua thiết bị và phương tiện đầu tư để sản xuất; trợ cấp cho việc sản xuất đóng gói và mẫu mã sản phẩm, mở rộng các phương tiện cung cấp dịch vụ kiểm tra hàng xuất khẩu; mở các trung tâm đào tạo tiêng nước ngoài, gửi các đoàn đến hội trợ triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc cũng dõi theo chặt chẽ kết quả hoạt động xuất khấu và hàng tháng hoặc hàng quý cung cấp các thông tin về các vấn đề trong nước, về xu hướng của thị trường nước ngoài. Thông qua các cuộc họp thường kỳ do Tổng thống làm chủ tọa với sự tham gia của các quan chức cấp cao của Chính phủ để thức hiện xem xét kết quả hoạt động xuất khẩu. Nếu kết quả hoạt động là yếu kém, thì Tổng thống sẽ thúc giục các quan chức có liên quan của Chính phủ và các nhà ngân hàng phải cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa đối với xuất khẩu nhằm đạt được khối lượng xuất khẩu đề ra theo kế hoạch. Bằng cách đó, những cản trở đối với xuất khẩu được xóa bỏ một cách kịp thời phục vụ chi việc hỗ trợ SME.
Một đặc điểm khác trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ Hàn Quốc là sự hỗ trợ của Chính Phủ cho xuất khẩu căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực sự đạt được. Các nhà xuất khẩu căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực sự đạt được. Các nhà xuất khẩu được quyền nhận hỗ trợ chỉ là những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt một mức nhất định. Để nhận được sự ưu đãi lớn hơn, các nhà xuất khẩu phải làm việc chăm chỉ và chuyên cần hơn, để cạnh tranh với nhau và với các nước ngoài. Chiến thuật buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài đã mang lại những lợi ích trong việc đẩy mạnh sự học hỏi, tiếp thu kiến thức mới qua làm việc, qua đó rút ngắn thời gian cần thiết cho học tập.
Chính sách hỗ trợ toàn diện nói trên đã đóng góp vai trò cơ bản để các SME của Hàn Quốc được mở rộng nhanh chóng và thu được kết quả mong muốn.
Trên đây là các kinh nghiệm hỗ trợ các SME trong hoạt động xuất khẩu của một số nước trong khu vực Châu Á. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các nước đã trình bày ở trên , có thể làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hỗ trợ cho các SME trong điều kiện hiện nay nhưng chúng ta áp dụng những bài học này một cách có chọn lọc không máy móc.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC SME Ở VIỆT NAM.
3.3.1. Các chính sách của Nhà nước.
a. Nâng cao và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với SME
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới. Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng đã bộc lộ những mặt yéu kém trong đó có vấn đề thuộc quản lý Nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước hiện nay còn đan xen giữa cơ chế cũ và cơ chế mới, giữa nhận thức và phương thức tổ chức chỉ đạo thực hiện, giữa cách nghĩ và cách làm cảu đội ngũ các bộ quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Trong thời gian qua, chúng ta một mặt buông lỏng quản lý, thiếu định hướng chiến lược, chậm phát triển, ngăn chặn và sử lý những sai phạm trong sản xuất kinh doanh đã đẩy tới xu thế tùy nghi, chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả. Mặt khác tình trạng can thiệpvào quyền tự chủ kinh doanh của nhân dân, doanh nghiệp khá năng nề, những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp chậm được cải tiến, sửa đổi, nạn nhũng nhiễu, cơ chế xin –cho, ban phát vẫn còn được kéo dài trong mối quam hệ giữa các cơ quan cảu Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, quản lý Nhà nước, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là khối SME cần theo hướng mối quan hệ hợp tác giữa các thnàh viên thuộc một cộng đồng trách nhiệm trước yêu cầu chung cua sự nghiệp phát triển đất nước.
Quản lý Nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng bằng các hệ thống luật pháp, chính sách, tổ chức, các chế tài kinh tế-tài chính và các công ty quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thúc đẩy nèn kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ không có thị trường sang có thị trường, từ xu hướng thiên về quy mô lớn sang quy mô đa dạng. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong buổi giao thời này rất quan trọng, đặc biệt là tạo lập thị trường, khuyến khích tự do làm ăn công khai, hợp pháp, khuyến khích các nỗ lực phát triển SME, nhằm khai thác những khả năng tiềm ẩn trong dân chúng.
Như vậy, việc vận hành cơ chế quản lý nhà nước ở nước ta đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, SME nói riêng, không nằm ngoài nguyên lý cơ bản về vai trò quản lý của nhà nước nói chung đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc song nó có những đặc điểm kinh tế- chính tri –xã hội khác với các nước khác. Điièu đó đòi hỏi sự nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, phải xuất phát từ thực tiễn nước ta, theo định hướng và mục tiêu lâu dài đang hướng tới mà xác định mục tiêu, cơ chế, chính sách phù hợp với các bước đi, vừa không lệch khỏi mục tiêu định hướng, vừa thúc đẩy được nền kinh tế thi trường ở nước ta đi lên. Đây là vấn đề phúc tạp và khó khăn vì nền kinh tế nước ta có đặc điểm là từ nền kinh tế nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá và trong nhiều năm sống trong cơ chế kế hoạch, tập trung bao cấp nặng nề…nhưng phải được phát triển liên tục, phải ổn định vững chắc. Điều đó chỉ thực hiện được trên cơ sở phát huy những kết quả, thành tựu và khắc phục nhanh, có hiệu quả những nhược điểm trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của những năm đổi mới, để khơi dậy tối đa nguồn lực vốn, lao động, trí tuệ, tài nguyên đang tiềm ẩn trong nội bộ nền kinh tế thông qua khuyến khích hỗ trợ SME.
Từ thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, những mục đích yêu cầu đặt ra trong quá trình thực thi chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp SME hướng vào hai nội dung cơ bản dưới đây:
Một là: Tập trung sức để phát triển mạnh và xã hội hóa lực lựong sản xuất,từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ kém phát triển lên phát triển lên phát triển ổn định, vững chắc theo hướng CNH – HĐH đất nước mà khởi đầu bằng các SME. Vai trò của nhà nước trong giai đoạn hiện nay là tạo lập thị trường, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho SME đẩy mạnh hoạt động XK của mình ra nước ngoài.
Hai là: tập trung gây dựng nội lực trong xu hướng hội nhập. Đây là tiền đề vừa là điều kiện để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN khi mà các yếu tố thuận, nghịch của nền kinh tế thị trường thế giới đã và đang tác động mạnh vào nền kinh tế Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. Chỉ như vậy thì chủ quyền quốc gia mới được bền vững. Điều cần nhấn mạnh là việc xây dựng nền kinh tế tự chủ chẳng những không đối lập với việc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới mà ngược lại, nền kinh tế có tự chủ vững mạnh thì hội nhập kinh tế thế giới mới có hiệu quả. Kinh tế vững mạnh sẽ tập hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong các mối quan hệ với hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Sự lồng ghép xâu chuỗi giữa các SME và cá doanh nghiệp lớn thành một hệ thống là một đảm bảo chắc cắn trong việc khai thác nội lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển các SME rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Trong cơ chế cũ, nhà nước ta vừa trực tiếp chỉ huy, diều khiển các hoạt động kinh tế, tham gia vào quá trình kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ là người chấp hành lệnh của nhà nước chứ không có quyền quyết định các chỉ tiêu và kết quả kinh tế của đơn vị. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật và nhà nước thực sự chỉ đóng vai trò điều tiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Như vậy đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với các SME chức năng của nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
- Tạo lập môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi cho các SME hoạt động,. Đó là, xây dựng hệ thống pháp luật đày đủ, đồng bộ, chặt chẽ tạo hành lang pháp luật rõ ràng, xây dựng một cơ cấu hạ tầng hiện đại nhằm phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Xây dựng các chính sách vĩ mô hợp lý nhằm tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế như: chính sách tiền tệ , tín dụng, lãi suất, lạm phát, chính sách tài chính đầu tư, thuế, bảo hiểm, chính sách hnập khẩu…
- Định hướng và hướng dẫn cho các doanh nghiệp tự hoạt động. Nhà nước chỉ là người hỗ trợ chứ không trực tiếp thực hiện các hoạt động, chính cách SME mới là hạt nhân. Nhà nước sẽ đua ra các chủ trương, biện pháp giúp SME hoạt động theo đúng mục tiêu chung đồng thời đem lại lựoi nhuận cho doanh nghiệp.
- Điều tiết và hỗ trợ các doan nghiệp ở những khâu cần thiết. Mỗi doanh nghiệp lại có những khó khăn, vướng mắc ở những khâu khác nhau vì vậy không thể đổ đồng tất cả các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp cần sự hỗ trợ về vốn, có doanh nghiệp yếu ở khâu tìm hiểu thông tin thị trường…như vậy vai trò của nhà nước là phải có một chiến lược bao quát nhưng phải phù hợp cho từng doanh nghiệp.
- Kiểm soát hoạt động kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Bằng việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý cho các SME hoạt động, kinh doanh hiệu quả. Thông qua đó nhà nước có thể tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, giúp họ sản xuất kinh doanh công bằng.
Trên thực tế, SME có quá nhiều mối “quản”, các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, thậm chí các tổ chức đoàn thể … gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc lập ra các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với các SME là rất cần thiết. Cần nghiên cứu xem xét để thành lập một cơ quan quản lý thống nhất thuộc cấp nhà nước đối với SME chứ không phân tán như hiện nay.
b. Đối sử công bằng giữa các khu vực kinh tế.
Do vai trò to lớn của SME nhà nước cũng như của Chính phủ nhiều nước rất quan tâm khuyến khích, có các chính sách và chương trình gỗ trợ phát triển SME rất đa dạng, phong phú. Mặc dù đã tạo ra khối lượng GDP lớn hơn, tạo tăng trưởng tốc độ kinh tế của đất nước, nhưng khu vực kinh tế tư nhân chưa được đối xử bình đẳng so với khu vực kinh tế quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải tỏa được tâm lý e ngại, không phát huy được năng lực của khu vực kinh tế này. Điều này thể hiện rất rõ khi nhiều doanh nghiệp SME chưa được tham gia XNK trực tiếp mà phải ủy thác qua các công ty khác. Luật lệ đối với khu vực tư nhân không rõ ràng, không ổn định, không đồng bộ, thiếu tính thực tế, đang là trở ngại to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho những tiêu cực nảy sinh.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, chỉ khi nào xác định rõ vai trò, vị trí của SME trong nền kinh tế thì các chính sách khuyến khích hỗ trợ mới thực sự có hiệu quả. Lâu nay do quan điểm không thông suốt về vấn đề này mà hàng loạt các vướng mắc kéo dài về cơ chế, vốn, đất đai, thuế, đào tạo của SME chưa được giải quyết thấu đáo, gây tâm lý thân phận “con nuôi” đối với các chủ doanh nghiệp. Vì thế phải khắc phục ngay cả trong nhận thức, cách đặt vấn đề cũng như trong các văn bản pháp luật và hoạt động thực tiễn của bộ máy hành chính Nhà nước.
c. Đối với hoạt động hỗ trợ tín dụng cho SME để có vốn tham gia và xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, hoạt động hỗ trợ tín dụng đã đạt được những kết quả đáng mừng, tuy vậy, đó mới chỉ xảy ra đối với các DNNN còn các SME vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để tạo ra những công bằng giữa các doanh nghiệp, cần có một cơ chế, chính sách tín dụng hơp lý, phù hợp với thực tế nước ta hiện nay.
Trong thời gian sắp tới, cần chú ý một số giải pháp đổi mới chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của SME nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chính sách tín dụng trong việc giải quyết khó khăn về vốn trong việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh khó khăn về thông tin, các SME cũng đang gặp khó khăn rất lớn về vốn để sản xuất kinh doanh xuất khẩu cũng như thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Theo MPDF thì 80% SME dựa vào nguồn tiết kiệm của mình hoặc vay vốn từ bạn bè người thân. Điều này đồng nghĩa về lãi suất lớn hơn lãi suất của ngân hàng, trong khi đó quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu này của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhằm giúp các SME tiếp cận được nguồn vốn trung hạn và dài hạn bằng cách tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ này đều tuân thủ những thể lệ giống nhau cần xem xét để: sửa đổi và ban hành các Luật, các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các SME vay tín dụng ưu đãi như vấn đề thực hiện và thực thi tài sản cầm cố thế chấp. Ngoài ra, để hỗ trợ tín dụng cho các SME trong hoạt động xuất khẩu, Nhà nước có thể cho phép các Ngân hàng thương mại dành từ 20-25% tiền hoạt động tín dụng của mình để cho các SME vay.
Thứ hai: Hoạt động hỗ trợ tín dụng thương mại cho các SME.
Việc mở tín dụng thương mại bị hạn chế do yêu cầu phải đặt cọc trước một khoản tiền 0- 80% giá trị L/C gây ra khó khăn không nhỏ trong hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, cần phải có hoạt động tín dụng thương mại trong việc hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải xác địng rõ từng loại hàng hóa xuất khẩu, từng loại hình doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để có biện pháp hỗ trợ tín dụng thương mại phù hợp.
Hoạt động hỗ trợ thương mại được hình thành và hoàn thiện theo loại hình sau:
- Tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ SME xuất khẩu hàng hóa. Đây là loại tín dụng do người nhập khẩu ứng trước cho nguời có hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, còn gọi là tín dụng nhập khẩu.
Để các SME xuất khẩu thuận tiện và có lợi, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng thương mại xuất khẩu hấp dẫn đối với nhà xuất khẩu nước ngoài, sao cho họ ứng vốn trước cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, song các nhà xuất khẩu Việt Nam kkhông ở vào thế bị chèn ép, bất lợi như ràng buộc về thời hạn trả, giao hàng xuất khẩu, lãi xuất cao hoặc vi phạm hợp đồng xuất khẩu (nếu có) với tỷ lệ cao… Muốn vậy, điều kiện quan trọng ràng buộc pháp lý là Nhà nước phải có khung luật pháp rõ ràng với quy phạm pháp luật chặt chẽ cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tín dụng thương mại hỗ trợ cho các SME nhập khẩu hàng hóa. Đó là loại tín dụng do người xuất khẩu ứng trướccấp cho nhà xuất khẩu để tăng cường khả năng xuất khẩu hành hóa của nhà xuất khẩu. Do vậy còn gọi là tín dụng xuất khẩu.
Thực chất đây là quan hệ tín dụng mua bán chịu. Thời hạn thanh toán phụ thuộc vào thỏa tuận của hai bên. Song các quốc gia vẫn thường can thiệp bằng pháp luật để tránh rủi ro cho các nhà xuất khẩu. Mỗi quốc gia có quy định thời hạn thanh toán khoản tín dụng này rất khác nhau, từ 1 đến 3 tháng ( ở Anh, Pháp), trong khi ở Mỹ quy định 180 ngày, còn ở Nhật Bản là từ 6 tháng đến 1 năm thậm trí tới 720 ngày.
Với Việt Nam, SME rất cần nhập khẩu, trong khi chúng có rất ít khả năng để thanh toán cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nhằm đảm bảo tạo điều kiện khả năng nhập khẩu cho các SME, tạo luồng thông tin cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ tín dụng cho SME nhập khẩu hàng hóa thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ…cần thiết. Hỗ trợ với tỷ lệ lãi suất ưu đãi- tùy loại.
Thứ ba: Mở rộng, phát triển thị trường thuê mua.
Trong điều kiện hiện nay, trong việc hỗ trợ các SME thúc đẩy xuất khẩu, thì Nhà nước mở rộng hình thức tín dụng thuê mua hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Lọa hình tín dụng thuê mua này là biện pháp thay thế vốn ngân hàng. Tín dụng thuê mua có đặc điểm của hoạt động tín dụng, nhưng các SME ít vốn có thể vay vốn tín dụng mà không phải thế chấp để tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các tổ chức thuê mua sẽ hỗ trợ, đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người thuê để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu.
Tóm lại, hỗ trợ tín dụng đối với các SME là một yêu cầu khách quan, rất cấp bách hiện nay, nhưng để hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi sự tác động đồng bộ của các loại chính sách hỗ trợ. Cần có sự phân loại, tập trung hỗ trợ các SME thuộc khu vực ngoài quốc doanh có tính hiệu và thiết thực, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các SME hoạt động.
d. Tiếp tục đổi mới chính sáchthuế theo hướng hỗ trợ cho SME
Mặc dù, chính sách thuế trong thời gian qua đã có sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SME nói riêng. Nhưng thực sự vẫn chưa khuyến khích SME. Trong thời gian tới chính sách thuế tiếp tục đổi mới đảm bảo sự công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt kinh tế ngoài quốc doanh với kinh tế quốc doanh.
Chính sách thuế phải xác định đúng đối tượng được ưu đãi, cho đến nay, trong các chính sách thuế Nhà nước, loại đối tương được ưu đãi thường mang tính chính sách xã hội như: ưu đãi các doanh nghiệp miền núi, hải đảo, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến nông sản. Trong chính sách thuế, chưa quan tâm, ưu đãi theo quy mô, chưa tạo điều kiện để SME vượt lên sự yếu ớt của họ để đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Do đó, trong chính sách thuế ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng và tiêu thức ưu đãi, thực hiện theo quy mô để hỗ trợ cho các SMR ngoài quốc doanh trong hoạt động xuất khẩu.
Tăng mức ưu đãi cho các SME, trong thời gian qua, mức ưu đãi còn rất dè dặt, chỉ miễn giảm thuế cho SME 1- 2 năm ( trong khi các nước khác là 4-5 năm). Miễn thuế cho SME đầu tư công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, đầu tư vào sản xuất các sản phẩm mới xuất khẩu. Đối với các ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, việc thuế khẩu trừ 5% đối với đầu vào nguyên liệu chỉ khuyến khích doanh nghiệp mua bán nguyên liệu, thì trong thời gian tới có thể đổi mới thành hai mức: 3% đối với hàng có chứng từ, 2% đối với hàng không có chứng từ nhưng phải lập bảng kê. Bên cạnh đó, thời hạn 3 tháng chờ thoái thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp là quá lâu làm cho “mất sức” các SME. Do đó cần có biện pháp tích cực hưon để hỗ trợ trong thời gian tới. Giảm đáng kể các mức thuế suất cao, làm lành mạnh hóa trong cơ cấu thuế theo hướng giảm dần tỷ trọng thuế trực thu, nhất là thuế thu nhập cá nhân. Chính sách thuế đổi mới phải đảm bảo tính ổn định trong một thời gian, tối thiểu là hai năm, ngoài ra còn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan tài chính nhằm tránh tình trạng xấu xảy ra trong công tác hoàn thuế ( Một ví dụ cụ thể: Do việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan thuê va cơ quan hải quan kém, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các SME đã nộp thuế nhưng vẫn bị các cơ quan hải quan “cưỡng chế nhầm” vì cơ quan tài chính vẫn chưa thông báo cho hải quan biết doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.)
Nhìn chung, chính sách thuế đối với SME cần được đặt trong hệ thống chính sách hỗ trợ SME nói chung, tạo nên sự tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của SME trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta.
e. Thành lập các Qũy hỗ trợ SME trong hoạt xuất khẩu
Hiện nay tại Việt Nam, tài trợ xuất khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các hệ thống bảo hiểm thương mại và tín dụng xuất khẩu chưa hoạt động một cách có hiệu quả. Do vậy khu vực SME vẫn phải phụ thuộc vào thư tín dụng trả chậm và hoạt động tài trợ thông thường. Để mở rộng cơ hội xuất khẩu, cần phải có sự bảo đảm về tài trợ xuất khẩu và quỹ phục vui nhu cầu về vốn. Trong năm 1999, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước đã công bố về đề xuất thành lập Quỹ tín dụng xuất khẩu. Căn cứ vào Nghị định 51/ NĐ- CP ban hành vào tháng 7/1999, việc thành lập Qũy hỗ trợ xuất khẩu được công bố.
Nhưng việc sử dụng Qũy hõ trợ này đối với SME vẫn gặp nhiều khó khăn: có doanh nghiệp làm đơn xin vay từ Qũy tín dụng xuất khẩu, sau 14 tháng chờ đợi, vẫn không có hồi âm gì. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước nên thành lập và triển khai rộng rãi thêm các quỹ hỗ trợ SME như:
Thứ nhất: Thành lập và triển khai rộng rãi mô hình “ Qũy bảo lãnh tín dụng SME ” nhằm hỗ trợ cho SME có điều kiện tiếp cận với các ngân hàng và vay bảo lãnh ở ngân hàng. Qũy này giúp cho SME không đủ tài sản thế chấp vay vốn của các tổ chức tín dụng, và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận trên nghuyên tắc bảo toàn vốn, tự bù đắp chi phí và được miễn các khoản thuế. Thực tế cho thấy Qũy bảo lãnh tín dụng SME được thực hiện thành công ở một số nơi mà điển hình là trung tâm tư vấn SME Bắc Giang.
Với nguồn vốn 100.000 USD do Đức tài trợ, trung tâm đã thực hiện hơn 40 lượt vay trong 4 năm từ 1994- 1998 với tổng số vốn cho vay lớn gấp 3 lần vốn của Qũy. Khoản vay lớn nhất là 80 triệu đồg và ít nhất là 30 triệu đồng trong thời hạn từ 1- 3 năm. Nên chăng mô hình này được nhân rộng trong toàn quốc dựa trên điều kiện của từng vùng.
Thứ hai: Nhà nước có thể thành lập quỹ đầu tư mạo hiẻm hỗ trợ SME trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư giúp các SME trong việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hiện đã có 6 Q ũy đầu tư mại hiểm hoạt động ở Việt Nam với tổng số đầu tư là 68 triệu USD. Tuy nhiên, các quỹ này mới chỉ hỗ trợ 18 triệu USD cho các SME. Đó là các quỹ Beta, Veil, Viêtnam Frontier, và Qũy Việt Nam, còn hai quỹ Lazard và Templeton đã chuyển trọng tâm hoạt động sang các nước trong khu vực. Ngoài ra, Chính phủ cần có biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho SME như trợ cấp vốn không hoàn lại, cho các dự án của SME ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, các lĩnh vực độc hại…
Thứ ba: Trong điều kiện hiện nay thành lập Qũy bảo hiểm xuất khẩu cho SME là rất cần thiết.
Hầu hết các quốc gia bên xuất khẩu đều có hệ thống bảo hiểm xuất khẩu do Chính phủ bảo trợ mà trong đó bên xuất khẩu có thể mua bảo hiểm rủi ro khác của bên nhập khẩu và ngược lại. Các nghiệp vụ bảo hiểm cần được nghên cứu áp dụng bao gồm: bảo hiểm xuất khẩu toàn diện, trong đó bên xuất khẩu đượ bảo hiểm từ khi ký kết hợp đồng xuất khẩu cho đến khi thanh toán xong; bảo hiểm hóa đơn xuất khẩu, các tổ chức bảo hiểm sẽ bảo vệ quyền lợi của bên xuất khẩu khi bên nhập khẩu không chị thanh toán.
Thứ tư: Nhà nước có thể triển khai và khuyến khích các hiệp hội ngành nghề thành lập Qũy hỗ trợ xuất khẩu (có sự tham gia của các đối tác nước ngoài). Qũy này sẽ cấp tín dụng ưu đãi hoặc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp đã có có hợp đồng xuất khẩu. Nhà nước cũng có thể tổ chức riêng Ngân hàng phát triển SME, mọi hoạt động của Ngân hàng này nhằm đáp ứnh hỗ trợ cho SME trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thành lập các Qũy hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các SME trong diièu kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là rất cần thiết mà Nhà nước cần quan tâm chú ý đến.
3.3.2. Nhị định đối với các Bộ ngành.
a. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đối với SME
Đây là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhất trong tình hình thương mại Việt Nam hiện nay, nhờ nó mà các SME có thể có được cơ hội thông tin các loại cần thiết cho mình về thị trường, giá cảm cung cầu, mẫu mã, chất lượng, chủng loại sản phẩm hàng hóa, cả trong lẫn ngoài nước. Xúc tiến thương mại là một điều quan trọng để hỗ trợ cho SME hoạt động xuất khẩu một cách có hiệu quả. Xúc tiến thương mại được thực hiện bằng nhiều phương thức quy mô khác nhau.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các SME ra nước ngoài, kể cả các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước để thâm nhập thị trường, tiếp cận cơ hội xuất khẩu, phát triển kinh doanh.
- Phối hợp và hỗ trợ các SME thực hiện chiến lược maketing cho từng ngành hàng, mặt hàng quan trọng và thamk gia các hội trợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác ở nước ngoài.
- Có cơ chế tiếp xúc và tham vấn định kỳ giữa Bộ thương mại và các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại cho các Sở thương mại và các doanh nghiệp. Mở rộng các quan hệ hợp tác đa phương và song phương với nước ngoài trong công tác xúc tiến thương mại.
- Bước đầu xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử, tổ chức cho tạo nhân lực trong lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đặc biệt là các SME nói riêng, tiến hành xuất khẩu đã gặp phải không ít những khó khăn về thị trường nước ngoài, các đối tác nước ngoài,…do đó, hỗ trợ các SME đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại là cần thiết.
b. Xây dưng hệ thống thông tin xuất khẩu.
Thông tin thị trường là một trong những nhân tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Cho đến nay, tại Việt Nam vẫn còn ít những trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, pháp luật của các nước khác đối với SME là điều hoàn toàn khó khăn. Hệ thống thương vụ của Việt Nam tạo các quốc gia hoạt động chưa có hiệu quả để cung cấp thông tin thị trường và quy định thương mại của nước đó.
Việc xây dựng và khuyến khích thành lập các trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu một cách thông suốt từ cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ thương mại đến các Sở thương mại và các doanh nghiệp là việc mà Nhà nước nên xem xét xúc tiến khẩn trương trong thời gian tới. Biện pháp này sẽ được thay thế đắc lực và hiệu quả cho biện pháp định hướng sản phẩm xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu mà Nhà nước vẫn thực hiện cho đến nay. Các trung tâm này có thể do một hiệp hội ngành nghề hoặc do Tổ chức phi chính phủ thành lập, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần tài chính, đặc biệt trong thời gian đầu, phần còn lại là thu lệ phí từ các doanh nghiệp.
Các trung tâm này tổ chức tốt việc thu thập, xử lý và cung cấp định kỳ hàng năm, hàng quý các ấn phẩm về thị trường hàng hóa thế giới cho các doanh nghiệp. Ngoài việc cung cấp thông tin theo phương thức hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp, cần thực hiện thương mại hóa thông tin và áp dụng các phương thức linh hoạt khác nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể, kịp thời cho SME.
c. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới.
Hỗ trợ kinh doanh tiếp cận với thị trường thế giới là biện pháp cần thiết để giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường của mình. Không có sự hỗ trợ của Nhà nước, SME khó có thể có điều kiện để tham dự những hội trợ, triển lãm ở nước ngoài. Cho đến nay, thông qua một số dự án, Nhà nước đã hỗ trợ một phần tài chính cho doanh nghiệp trong việc tham gia các cuộc triển lãm, hội trợ quốc tế.
Tuy vậy, biện pháp này còn được mở rộng phạm vi lẫn hình thức hỗ trợ. Ví dụ: Hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, khấi trừ một phần thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự triển lãm, hội trợ ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng ở nước ngoài mạng lưới đại lý, phân phối hàng, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày sản phẩm; áp dụng các phương thức mua bán linh hoạt như gửi bán, thanh toán chậm, đổi hàng phù hợp với từng mặt hàng, từng thị truờng. Đây là biện pháp đối với khả năng của các SME hiện nay là cực kỳ khó khăn, nhưng cũng nên áp dụng dần dần để sau này sẽ hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển.
d. Tăng cường khả năng hỗ trợ cạnh tranh cho SME trên thị trường thế giới.
Khả năng cạnh trang là mối quan ngại đầu tiên của tất cả những ai quan tâm đến sự phồn vinh của nền kin tế nước nhà, đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong khi các SME ngoài quốc doanh vẫn chưa sẵn sàng cạnh tranh với các hãng nước ngoài một khi Việt Nam tham gia quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Điều đáng lưu ý là cạnh tranh hiện nay là một trong những vấn đề lớn nhất, không chỉ đối với những hãng ớn mà còn đối với những hãng nhỏ.
Nói đến khả năng cạnh tranh người ta thường nói đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá cả…xem xét trong mối tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế phụ thuộc chủ yếu vầo khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SME nói riêng.
Cácc SME trông chờ vào khả năng cạnh tranh xuất khẩu sẽ tăng lên nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, một số doanh nghiệp cũng có ý kiến cho rằng sẽ không ảnh hưởng gì do cạnh tranh mạnh trong nước hoặc do mối quan hệ lỏng lẻo giữa xuất khẩu và nhập khẩu với các nước ASEAN.
Trong thời gian tới, có thể tăng cường hỗ trợ khả năng cạnh tranh cho SME bằng việc khuyến khích hỗ trợ cải tiến công nghệ và trang thiết bị thông qua trợ giúp xúc tiến nghiên cứu và phát triển kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu chỉ cải tiến công nghệ, trang thiết bị thì chưa đầy đủ bởi vì với những trang thiết bị như nhau nhưng hai doanh nghiệp vẫn có thể có năng xuất lao động khác nhau, hay nói cách khác là khả năng cạnh tranh khác nhau. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ đó thì Nhà nước cần phải quan tâm đến vấn đề hỗ trợ tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ đào tạo cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu giúp SME, hỗ trợ tư vấn quản lý cho các SME. Sự hỗ trợ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho SME tiến hành áp dụng phương thức quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, và các tiêu chuẩn khác. Bởi vì đây chính là giấy thông hành cho các SME đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới trong thời gian tới.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu hỗ trợ các SME nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu cuả SME mới chỉ dựa trên lợi thế cạnh tranh “ tĩnh”. Hầu như các SME ở Việt Nam mới đang dừng lại ở chỗ có gì gọi là thế mạnh đem chào đón. Vì thế chính sách sản phẩm trong thời gian tới cần có sự quan tâm sát sao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu là phải tạo ra lợi thế cạnh tranh “động” cho các mặt hàng xuất khẩu.
3.3.3. Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý nên biết tạo dựng một chiến lược để phát triển lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình và thực hiện hiệu quả chiến lược đó thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, nếu không thì sẽ thất bại. Lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được hiểu là khả năng sản xuất, cung ứng ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xem xét trên bốn khía cạnh:
- Sự limh hoạt: Khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, ví dụ: chủng loại, cách thức, cung ứng dịch vụ đi kèm..
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, dịch vụ hậu mãi, kiểu dáng…
- Tốc độ phản ứng trên thị trường: thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi được phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới…
- Chi phí: chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh này cần phải có ba nguồn lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia sản xuất toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế của doanh nghiệp.
Qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có trình độ, biết đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp của mình như:
- Mặt hàng sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, với các DNNN có thế mạnh là mặt hàng phong phú, đa dạng.
- Mặt hàng phải có khả năng cạnh tranh để XK, đúng quy cách, phẩm chất khi xuất khẩu đồi hỏi cao hơn và giá cả hợp lý, đôi khi phải thấp hơn so với những mặt hàng tương tự nhưng do các doanh nghiệp lớn sản xuất.
- Có kiến thức về xuất khẩu, kinh nghiệm quản lý và tổ chức, thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng rộng rãi, nắm bắt được những thông tin thiết thực phục vụ cho công tác kinh doanh của mình.
- Tránh sự cạnh tranh không bình đẳng, chèn ép lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoaj độn xuất khẩu. Nâng cao uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp mình với đối tác.
Trên đây là những kiến nghị chính nhằm hỗ trợ cho các SME ở Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Tất nhiên, còn rất nhiều biện pháp mà Nhà nước cần hỗ trợ cho các SME như việc hỗ trợ các SME thầu phu những doanh nghiệp lớn, hỗ trợ lãi xuất đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hình thành “ vườn ươm” cho các SME ( Một loại hình hỗ trợ SME đang có xu hướng pháy triển ở các nước trên thế giới song chưa thực sự phát huy tác dụng ở nước ta. Một mô hình rất mới đối với Việt Nam). Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển xuất khẩu cho các SME bên cạnh sự hỗ trợ từ bên ngoài thì các cố gắng nỗ lực của bản thân doanh nghiệp là một nhân tố quyết định. Nếu các doanh nghiệp không tự cố gắng thúc đẩy sự phát triển của chính mình thì không có ai có thể thay thế họ, mọi sự hỗ trợ về chính sách và cơ chế của Nhà nước, của tổ chức hỗ trợ khác…chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho SME phát triển xuất khẩu. Vì vậy, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực SME cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa công tác hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực bản thân từng doan nghiệp.
KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm gần đây đã có nững bước tiến cơ bản; các mặt xã hội, trình độ dânn trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên; tình hiình chính trị xã hội cơ bản ổn định.
Những thành quả trên đã có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để phát huy vai trò của khu vực kinh tế này thì sự hỗ trợ của Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Qua phân tích thực trạng và tác động của các chín sách kinh tế đến hoạt động của các SME ở Việt Nam trong thời gian vừa qua có thể thấy được những tác động tích cực của những giải pháp mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để tạo sự bình đẳng trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các loại hình doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Vì vậy, việc tiếp tục cải tạo và đổi mới các chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ các SME đối với hoạt động xuất nhâp khẩu là một vấn đề cấp bách hiện nay.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa chắc chắn sẽ còn sôi động hơn rất nhiều trong thời gian tới, liệu các SME có tận dụng được thời cơ và đương đầu với những thách thức phía trước hay không, câu trả lời nằm ngay chính các doanh nghiệp. Hy vọng rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ ngành, các tổ chứ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc cho riêng mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Lưu, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục 1997.
2. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, Đánh giá tổng kết Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Nghị định 66/HĐBT, Hà Nội 4/1999.
3. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, báo cáo kinh tế Việt Nam 2002
4. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế, Hà Nội /1994
5. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, kết quả điều tra hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và một số giải pháp thúc đảy xuất khẩu.
6. CIEM – MPDF, Tài liệu hội thảo về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam, 4/ 2001.
7. FES - Hội Hữu Nghi Việt Đức TW, Các tập kỷ yếu hội thảo về DNV % N.
8. MPDF, Các báo cáo trong chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân.
9. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm 1999, 2000, 2001.
10.`Dự án VIE/97/016, Dự thảo báo cáo điều tra doanh nghiệp, Hà Nội 5/2000
11. Dự án US/VIE/ 95/004 ( Lê Đăng Doanh, J. Bentley, Nguyễn Văn Thành, Phan Nguyên Toàn) Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc dẩy sự phát triển của DNV % N ở Việt Nam, Hà Nội 1/2000.
12. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Đề án “ Đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong phát triển các DNV %N ở Việt Nam ”,Trần Kim Hào, 1996.
13. Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNV % N ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, 2000.
14. Lê Văn Tư, Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ- NXB Thống kê, 2001.
15. Phạm Thái Quốc, Kinh tế Đài Loan – tình hình và chính sách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1999.
16. Biện pháp đề xuất nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho các DNV % N –Tin kinh tế - xã hội, số 48/2000.
17. DNV % N ngoài quốc doanh cần có “ sự tiếp” scs cần thiết – Tạp chí Thương mại số 57/ 2001.
18. Hiện trạng phát triển của khu vực tư nhân – Tạp chí kinh tế xã hội, 2001 số 46
19. Hỗ trợ tài chín cho DNV% N của Đài Loan – Tạp chí kinh tế và Phát triển, Hà Nội, số 37/ 2001.
20. Qũy đầu tư và thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam – Tạp chí Ngân hàng số 6, 2002.
21. Các giải Pháp về kinh tế - tài chính để DNV %N phát triển – Tạp chí Cộng sản, số 19.
22. Doanh nghiệp tư nhân cái nhìn bi quan- Thời báo Ngân hàng, Hà Nội, 11/2001.
23. Tín dụng xuất khẩu hình thức áp dụng vào Việt Nam – Tạp chí thị trường tài chính- tiền tệ Hà Nội, 2001 số 5.
24. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu – làm gì để tăng thị phần, Báo Thương mại, Hà Nội 8-9/12/2001.
25. Dự án hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản: Hội thảo về chính sách phát triển kinh tế, Hà Nội 8 – 9/12/2001.
26. Một số bài báo tham khảo được rút ra từ các báo Diễn đàn doanh nghiệp, Đầu tư, Thời báo kinh tế, Lao động, Hải quan, Thời báo tài chính…
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
2. MPDF: Chương trình phát triển dự án Mêkông
3. OECD: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế
4. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
5.DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
6. DNFDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7. Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
8. Cty CP : Công ty cổ phần
9. CIEM: Viện nghiên cứu quản lý TW
10. XK: Xuất khẩu
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam.doc