Ngân hàng cũng cần phải hoàn thiện thể chế cho vay: mở rộng các dịch
vụ cho vay vốn, đầu tư cho làng nghèo gắn với quy hoạch vùng, mức vay, thời
hạn vay linh hoạt, phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, phù hợp với người
nghèo, theo các chương trình dự án. Ngân hàng không chỉ cho vay vốn sản xuất
kinh doanh, vốn hỗ trợ tìm việc làm, vốn lao động nước ngoài có thời hạn, vốn
kinh doanh vùng khó khăn mà còn mở rộng dịch vụ ra cả các khoản vốn vay
khẩn cấp. Khi người nghèo bất chợt gặp rủi ro như tai nạn, người thân chết,
họ có thể tìm đến ngân hàng để vay vốn chính thức. Ngân hàng cũng nên mở
rộng cho vốn vay tiêu dùng để đảm bảo cuộc sống cho người nghèo để họ yên
tâm làm ăn, vượt qua nghèo khó.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là người dễ bị tổn
thương nhiều nhất trước các tác động bên ngoài. Khi gặp phải những khó khăn
cấp bách, họ thường có xu hướng tìm đến các khoản vay nặng lãi do chưa có các
khu vực cung cấp tài chính chính thức. Các khoản vay tín dụng của ngân hàng sẽ
là biện pháp tốt giúp người nghèo giải quyết khó khăn, tránh tình trạng ngày
càng trở nên túng quẫn.
- Việc đầu tư cho các khoản tín dụng nông thôn là phương pháp hiệu quả để khai
thác hết tiềm lực về kinh tế của đại phương, hướng tới mục tiêu xây dựng kinhtế
phát triển, cân bằng xã hội và ổn đinh cho người dân.
2.2.3 Các sản phẩm tín dụng cho vay người nghèo của ngân hàng NN
& PTNT và phương thức cho vay:
a. Các sản phẩm tín dụng:
- Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
33
33
- Cho vay lưu vụ: Đối với những người vay là hộ, cá nhân ở vùng chuyên
canh, xen canh, ngân hàng có thể cho vay lưu vụ. Thời hạn vay vốn và thu hồi
vốn của dự án không quá thời hạn của một vụ kế tiếp.
- Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống như nhà cửa, phương tiện,
mua sắm và tiêu dùng cá nhân…
b. Phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay hợp vốn
- Cho vay trả góp và một số hình thức khác
2.3 Ngân hàng chính sách xã hội:
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập và hoạt động trên cơ
sở Nghị định số 78/NĐ – CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về thực hiện tín
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và quyết định số
131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về thành lập
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ
người nghèo và được tách từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
nhằm mục đích tực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách. Ngân hàng này là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu chủ
yếu là cung cấp tín dụng giúp cân bằng phát triển xã hội.
2.3.1 Các nghiệp vụ của ngân hàng
- Huy động vốn.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành
cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.
34
34
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền
địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các
chương trình dự án.
2.3.2 Các chương trình tín dụng người nghèo của ngân hàng.
- Chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo theo quyết định 525/TTg ngày
31/8/1995 và nghị định 78/2002/NĐ – CP về tín dụng người nghèo và đối tượng
chính sách khác.
- Chương trình cho vay khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
theo nghị định 12/CP ngày 2/3/1993 nhằm phát triển nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp.
- Chương trình cho vay học sinh, sinh viên nghèo theo quyết định số
51/1988/QĐ – TTg ngày 2/3/1998 của Thủ tướng chính phủ.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm được thực hiện theo nghị quyết
số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Chính Phủ.
- Chương trình cho vay trả chậm nhà ở và nền nhà cho các hộ dân ngập lũ
trong cụm tuyến dân cư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo quyết định số
105/2002/QĐ – TTg ngày 2/2/2002.
- Chương trình cho vay hộ gia đình xây dựng công trình nước sạch và vệ
sinh môi trường (NS&VSMT) theo quyết định số 62/2004/QĐ – TTg ngày
16/4/2004 của TTCP về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch
vệ sinh môi trường nông thôn.
2.3.3 Đặc điểm của ngân hàng
Mục tiêu và nhiệm vụ của ngân hàng hoàn toàn khác so với những ngân
hàng thương mại thông thường nên có những đặc điểm:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp
khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân
hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn
(theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)
35
35
- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo chỉ định của Chính
phủ.
- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng của nguồn vốn
từng thời kỳ của NHCSXH.
- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay uỷ thác
từng phần qua các tổ chức Chính trị xã hội, thông qua Tổ TK&VV với thủ tục
đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ trả
lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã.
Sự ưu đãi về tín dụng được thể hiện ở thủ tục vay vốn, mức cho vay, thời
hạn cho vay, lãi suất cho vay, cơ chế xử lý nợ rủi ro...
2.3.4 Các đối tượng cho vay và phương thức cho vay của ngân hàng:
a. Các đối tượng cho vay:
- Hộ nghèo.
- Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn.
- Các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm theo Quyết định 120/HĐBT.
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh các xã đặc biệt khó khăn
thuộc chương trình 135.
- Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
b. Các phương thức cho vay:
Có 2 phương thức cho vay chủ yếu:
- Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
- Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.
III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các
ngân hàng dành cho người nghèo ở Việt Nam.
3.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn: (NH NN & PTNT).
36
36
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là tổ chức tài chính chủ lực
trong lĩnh vực tài chính ở vùng nông thôn. Nó vừa là ngân hàng kinh daonh
thương mạithực thụ, vừa là trung gian cho chính phủ và các tổ chức quốc tế thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân
hàng đã thực hiện được những bước phát triển trong lĩnh vực tín dụng cho người
nghèo.
3.1.1 Về mạng lưới hoạt động và quản lý của ngân hàng:
Kể từ khi được thành lập ngân hàng đã xây dựng cho mình một mạng lưới
khá rộng lớn trên cả nước. Ngân hàng NN & PTNN Việt Nam có mạng lưới
2.200 chi nhánh và phòng giao dịch phủ kín các địa bàn nông thôn, đặc biệt
ngân hàng đã xây dựng được chi nhánh hoạt động ở các vùng núi cao, vùng sâu
vùng xa. Ngoài cho vay thông thường, sau khi chuyển giao vốn ủy thác cho vay
hộ nghèo, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện cho vay giảm
15% lãi suất đối với vùng II và giảm 30% lãi suất đối với vùng III theo chính
sách của chính phủ. Ngân hàng NN & PTNT cũng đã có sự phân cấp từ trung
ương đến địa phương, liên kết được với các chính quyền địa phương và người
dân trong vùng. Các ngân hàng NN & PTNT chủ yếu tiếp cận người nghèo qua
chính quyền địa phương chứ chưa cử nhân viên của mình chủ động tiếp cận
người nghèo. Đó là lý do có một số hộ nghèo vẫn chưa thể tiếp cận được hệ
thống tài chính chính thức của ngân hàng.
3.1.2 Về nguồn vốn tín dụng người nghèo của ngân hàng:
Ngân hàng nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức quốc tế tăng 470 tỷ đồng,
vốn vay ngân hàng nhà nước tăng 4000 tỷ đồng, nguồn vốn đi vay các tổ chức
tín dụng khác tăng 11.781 tỷ đồng, điều này làm cho tổng nguồn vốn cho vay
ngân hàng tăng lên. Từ giai đoạn 2002 – 2007 tốc độ tăng trưởng của ngân hàng
trung bình đạt khoảng 28%/ năm.
Sau đây là sơ đồ nguồn vốn của ngân hàng:
37
37
H1. Sơ đồ nguồn vốn của ngân hàng11
100078 131628
158413
190657
231826
305671
0
100000
200000
300000
400000
2002
2003
2004
2005
2006
2007 năm
Sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn
Nhìn vào sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn, ta nhận thấy nguồn vốn của ngân
hàng tăng dần và tương đối đều theo các năm. Năm 2007, nguồn vốn ngân hàng
đạt 305.671 tỷ đồng, tăng 3,18% so với năm 2006 và gấp 3,05 lần so với năm
2002. Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu vay
vốn của người nghèo đạt chỉ tiêu của chính phủ đề ra. Ngân hàng NN & PTNT
cũng đã có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước như
tiền gửi của khách hàng là 76%, vay tổ chức tín dụng 5,8%..., nhưng nguồn vốn
từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhiều 8,5%. Theo chuẩn mực
quốc tế, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng từ 1.106 tỷ đồng năm 2006 lên
4.515 tỷ đồng năm 2007. Như vậy, ngân hàng NN & PTNT đã có những bước
phát triển đầu tiên trở thành tổ chức tài chính bền vững, có tham gia hoạt động
kinh doanh chứ không chỉ nhận trợ cấp từ chính phủ.
3.1.3 Phương thức tiếp cận khoản vay, kiểm tra, giám sát của ngân
hàng:
Người nghèo chủ yếu tiếp cận khoản vay của ngân hàng thông qua chính
quyền địa phương và các chương trình, chính sách của chính phủ. Hầu như tất cả
11
Nguồn: Ngân hàng NN & PTNT và tổng hợp của tác giả
38
38
các khoản vay tín dụng mà người nghèo muốn được vay phải thông qua một loạt
các chứng nhận của địa phương, hoặc phải có các tổ chức đứng sau đảm bảo uy
tín. Người nghèo vay vốn phải chủ động tìm đến ngân hàng, chủ động vay vốn.
Cách tiếp cận ngân hàng này cũng đạt những hiệu quả: Cuối năm 2007, ngân
hàng đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ vay tín dụng với số vốn gần 135.000 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 55,5% tổng số dư nợ. Các chương trình cho vay ngắn hạn chiếm
tỷ trọng 40%, còn cho vay dài hạn và trung hạn chiếm 60%. Các khoản vay tín
dụng chủ yếu là ngắn hạn nên cũng giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
Ngân hàng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn hiệu quả
của người nghèo cũng chủ yếu thông qua báo cáo của các chính quyền địa
phương. Chính quyền địa phương là người am hiểu người nghèo và phong tục
làm ăn ở đoa nhất nên sẽ quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn của người nghèo.
Ngân hàng cũng tiết kiệm được chi phí khi kiểm tra và đánh giá người nghèo.
Nhưng đôi khi do trình độ nhận thức của các cán bộ địa phương chưa tốt nên
dẫn đến quản lý hiệu quả nguồn vốn vay chưa tốt.
3.1.4 Về nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng:
Trong những năm gần đây, ngân hàng NN & PTNT cũng đạt những thành
tựu đáng kể trong việc giảm thiểu nợ khó đòi, nợ quá hạn của mình. Tỷ lệ nợ
khó đòi và nợ quá hạn có xu hướng giảm, đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm
1,9% tổng số dư nợ, tương đối thấp. Năm 2007, ngân hàng cũng trích lập dự
phòng rủi ro 6.291 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Ngân hàng đã có sự tiến
bộ trong việc tự giải quyết những khó khăn rủi ro tài chính của mình.
3.2 Thực trạng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)
Suốt quá trình haọt động của mình, Ngân hàng CSXH đã khẳng định được vị trí
quan trọng của mình là một tổ chức tín dụng hết sức đặc thù là hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của đất nước.
3.2.1 Về mạng lưới hoạt động và tổ chức quản lý của ngân hàng.
39
39
Sau những năm hoạt động gần đây, ngân hàng đã huy động được sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương để
từng bước kiện toàn mạng lưới tổ chức, hoạt động rộng khắp cả nước gồm 64
Ban đại diện hội đồng quản trị và chi nhánh cấp tỉnh, 744 Ban đại diện hội đồng
quản trị và 603 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 8.749 điểm giao dịch lưu
động cấp xã, 197.507 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) tại các thôn, bản.
Ngân hàng cũng huy động được các nguồn lực tài chính đa dạng và tập trung các
chương trình tín dụng ưu đãi về một đầu mối. Việc cho vay đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách chủ yếu được thực hiện theo phương thức ủy thác
từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, CCB, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh), với hơn 190 ngàn Tổ TK&VV trong cộng đồng dân cư.
Các mô hình hoạt động này mang nhiều ưu điểm vì nó đã giúp ngân hàng tiết
kiệm tối đa nhân lực mà vẫn đạt được những thành tựu lớn:
Cho vay hộ nghèo: Ngân hàng CSXH đã cho vay trên 4 triệu hộ nghèo,
1,7 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thông qua 14 chương trình tín dụng
ưu đãi (gồm 10 chương trình từ nguồn vốn trong nước và 4 chương trình nhận
ủy thác của nước ngoài) với tổng dư nợ tín dụng đạt gần 35.000 tỷ đồng. Nguồn
vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp 1,2 triệu hộ gia đình thoát khỏi
ngưỡng nghèo, 1,4 triệu lao động có việc làm mới, trên 470 ngàn hộ được sử
dụng nước sạch và công trình vệ sinh, trên 500 ngàn học sinh sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn có tiền trang trải chi phí học tập, 143 ngàn hộ gia đình ở vùng
khó khăn (VKK) có vốn để sản xuất, kinh doanh (SXKD)... Kết quả này đã góp
phần quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 14,7% vào
cuối năm 2007 và được các tổ chức quốc tế và bạn bè thế giới đánh giá là một
hình mẫu trong XĐGN, một trong những thành công quan trọng nhất trong sự
nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam bởi đi liền với phát triển, tăng trưởng
kinh tế, Việt Nam đã thực hiện tốt công bằng xã hội và XĐGN.
3.2.2 Về nguồn vốn tín dụng người nghèo của ngân hàng.
40
40
Ngân hàng đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu
giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ tiêu kế
hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu lấy
từ nguồn vốn ODA, vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước, vốn vay NHNN..., các
khoản vốn huy động thị trường hầu như rất ít và không ổn định bền vững. Mặt
khác, nguồn vốn huy động với lãi suất cao trên thị trường đã có xu hướng giảm
so với những năm trước. Tỷ trọng vốn lãi suất cao giảm từ 52% năm 2002
xuống 40% năm 2007, nhưng cụ thể năm 2007 số vốn vay này chỉ tăng 208 tỷ
đồng, nhưng đây vẫn là một con số khá cao. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn
vốn NHCSXH sau 5 năm hoạt động đã đạt 36.052 tỷ đồng, tăng 28.989 tỷ đồng,
gấp 5,1 lần so với năm 2002.
Sau đây là biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn:
H2. Sơ đồ tăng trưởng vốn12:
4056 5022
6206 7063
10525
15529
20219
25405
36052
0
5000
0 00
15000
20000
25000
30000
35000
40000
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
năm
Sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn
Theo sơ đồ ta thấy, nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều
dăn theo các năm. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007, tốc độ tăng truởng của
nguồn vốn nhanh hơn hẳn các năm trước. Đặc biệt nguồn vốn ngân hàng tăng
12
Nguồn: Ngân hàng CSXH và tổng hợp của tác giả
41
41
trưởng mạnh nhất vào giai đoạn năm 2006 – 2007, đây cũng là năm ngân hàng
chú trọng vào hai chương trình quy mô lớn là cho vay học sinh sinh viên và cho
vay tín dụng hoạt động sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Về tốc độ dư nợ của
ngân hàng:
H2. Biểu đồ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng qua các năm:13
6194 7022
10397
14302
18426
24140
34940
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
năm
Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm
Biểu đồ cho thấy, tổng dư nợ năm 2007 đạt 34.940 tỷ đồng, tăng 27.918 tỷ đồng
so với năm 2002. Năm 2007, cũng là năm có mức tăng cao nhất từ trước đến
nay, tăng 10.800 tỷ đồng so với năm 2006.
Tuy nhiên có một thực tế là nguồn vốn của ngân hàng chính sách vẫn chủ
yếu lấy nguồn cung cấp chính là từ ngân sách nhà nước, mọi hoạt động của nó
về tín dụng đều chịu sự quản lý và chi phối của nhà nước mà chưa thực sự tồn
tại một cách độc lập. Như vậy gánh nặng lên ngân sách về cung cấp vốn vay tín
dụng của ngân hàng lên ngân sách là khá lớn.
3.2.3 Chương trình tín dụng chính sách:
Chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng chú trọng vào 4 chương
trình, ngày càng mở rộng với quy mô lớn. Chương trình cũng đạt được những
thành công đáng kể:
13
Nguồn: Ngân hàng CSXH và tổng hợp của tác giả
42
42
- Với chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo: NHCSXH đã hỗ trợ cho 7,1
triệu lượt hộ vay vốn để SXKD và giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về đời
sống, doanh số cho vay trong 5 năm đạt 38.271 tỷ đồng; đến nay 3.966.368 hộ
nghèo đang được hỗ trợ vay vốn với dư nợ đạt 23.409 tỷ đồng. Vốn tín dụng
chính sách đã góp phần giúp 1,232 triệu hộ nghèo vượt qua chuẩn nghèo do
Chính phủ quy định.
- Chương trình tín dụng đối với HSSV: NHCSXH đã không ngừng cải tiến
quy trình nghiệp vụ cho vay, từ cho vay trực tiếp đến nay đã cho vay thông qua
hộ gia đình, giúp công tác quản lý, thu hồi vốn vay có hiệu quả hơn. Chương
trình tín dụng đào tạo đã tạo điều kiện cho 678 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó
khăn có điều kiện đến trường để học tập, nâng cao trình độ, quỹ quay vòng của
chương trình từ 30 – 35 tỷ đồng.
- Chương trình hỗ trợ cho vay xuất khẩu lao động: Chương trình đã hỗ trợ
vốn cho 55.676 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với tổng số tiền cho
vay của chương trình đạt 989 tỷ đồng.
- Hỗ trợ cho người dân nông thôn vay vốn để xây dựng công trình
NS&VSMTNT: Qua 4 năm triển khai, hơn 490 nghìn hộ đã được vay 1.953 tỷ
đồng để xây dựng được 597.714 công trình NS&VSMTNT. Chương trình đã
góp phần đẩy lùi các bệnh như mắt hột, bệnh phụ khoa ở phụ nữ... góp phần
thay đổi cuộc sống và nhận thức về NS&VSMTNT của một bộ phận dân cư sinh
sống ở khu vực nông thôn.
3.2.4 Nợ quá hạn và nợ tồn đọng của ngân hàng.
Trong giai đoạn 2001 – 2005, nợ quá hạn và nợ tồn đọng có xu hướng gia
tăng với ngân hàng CSXH. Xét riêng chương trình cho vay hộ nghèo, tỷ lệ nợ
quá hạn năm 2003 (3,1%), năm 2004 (4,3%), năm 2005 (4,7%). Năm 2006 –
2007 nợ quá hạn và nợ tồn đọng tuy có xu hướng giảm đi nhưng vẫn ở mức cao,
2006 nợ quá hạn 26,682 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 28,069 tỷ đồng. Như vậy,
nhìn chung chất lượng tín dụng của ngân hàng tuy đã phát huy được rất nhiều
43
43
mặt tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tối đa tác dụng nguồn
vốn được vay, hiệu quả chưa tối ưu.
Về tình hình bù chênh lệch lãi suất tín dụng của ngân hàng, nhu cầu bù tín
dụng cho người nghèo ngày càng tăng mạnh: số cấp bù năm 2002 tăng 75% so
với 2001, năm 2003 bằng năm 2004, năm 2004 tăng 119%, năm 2005 tăng 63%,
năm 2006 tăng 55%. Mặc dù năm 2007 đã giảm đáng kể cấp bù từ ngân sách
Nhà nước, nhưng tốc độ tăng vẫn nhanh và là vấn đề gánh nặng đối với ngân
sách nhà nước.
3.2.5 Phương thức tiếp cận vốn vay của ngân hàng:
Người nghèo chủ yếu tiếp cận các khoản vốn vay của ngân hàng thông qua các
cơ quan ủy thác như các tổ TK & VV, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh
niên… Các tổ, hội này hoạt động bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Các
chu trình vay vốn hầu như đều phải thông qua chính quyền các cấp và liên quan
trực tiếp đến địa phương. Tuy nhiên, các thủ tục vẫn còn hơi phức tạp, ví dụ như
việc cho vay hộ nghèo:
+ Quy trình thủ tục vay vốn
a. Đối với hộ nghèo
- Tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng chính
sách xã hội cấp) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
44
44
- Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy
quyền phải có CNND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết
kiệm và vay vốn để nhận tiền vay.
b. Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.
- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay
vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn
của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban xóa đói giảm nghèo
xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã,
phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi Ngân hàng.
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân
và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
- Cùng Ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn.
Đôi khi, trong những trường hợp cấp bách do rủi ro mà người nghèo gặp phải,
việc thực hiện những thủ tục phức tạp như vậy sẽ mất nhiều thời gian, ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống của người nghèo. Do vậy, ngân hàng vẫn không
ngừng cải tiến để thủ tục vay vốn ngày càng nhanh gọn, hiệu quả.
3.2.6 Về công tác giáo dục và đào tạo:
Đối với nội bộ ngân hàng: Ngân hàng chính sách đã có những khóa huấn
luyện và đào tạo rất bài bản, cụ thể cho chính những nhân viên của mình về các
phẩm chất của nhân viên làm công tác tín dụng người nghèo, đào tạo các kĩ
năng nghiệp vụ ngân hàng, kĩ năng giao tiếp, kĩ thuật về loại hình sản xuất kinh
doanh của địa phương, các phẩm chất đạo đức để có thể nhiệt tình với người
nghèo, giúp đỡ và hỗ trợ họ.
Đối với người nghèo ở địa phương: Ngân hàng CSXH cũng đã kết hợp
với địa phương mở các khóa huấn luyện người nghèo về kinh tế, về các nghề
truyền thống để họ có thể phát triển, tự xây dựng kinh tế gia đình để thoát khỏi
đói nghèo. Việc đào tạo người nghèo cũng giúp cho họ có thêm những hiểu
45
45
biết và kiến thức để sử dụng tốt hơn nguồn vốn của ngân hàng. Cho đến nay,
ngân hàng đã tổ chức tập huấn và thành công nhất ở mô hình tổ tiết kiệm và
vay vốn về giáo dục và đào tạo người nghèo.
3.3. Đánh giá về vấn đề rủi ro và giải ngân của ngân hàng Việt Nam:
3.3.1. Đánh giá về rủi ro của ngân hàng cho vay người nghèo ở Việt Nam:
Trong những năm qua, ngân hàng cho vay người nhèo Việt Nam, tiêu biểu là
ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp đã có những bước phát
triển vượt bậc, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của
chính phủ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn gặp những rủi ro rất lớn:
- Rủi ro về nguồn vốn ổn định cho ngân hàng: Hiện nay ngân hàng
dành cho người nghèo Việt Nam chưa có được một nguồn huy động vốn thực sự
lâu dài và bền vững. Mặc dù ngân hàng cũng đã huy động được một lượng tiền
gửi lớn trong dân, nhưng hầu hết số tiền này lại rất nhỏ bé, chi phí cho việc nhận
tiền gửi vẫn còn cao. Mặt khác, muốn huy động vốn tiết kiệm từ người dân,
ngân hàng buộc phải tuân theo lãi suất thị trường. Mà lãi suất theo lãi suất của
các ngân hàng thương mại thông thường thì cao, trong khi lãi suất cho vay của
các ngân hàng phục vụ người nghèo lại là lãi suất ưu đãi nên thấp hơn rất nhiều.
Sự chênh lệch lãi suất giữa tiền cho vay và tiền nhận gửi làm cho chi phí của
ngân hàng cao hơn doanh thu rất nhiều. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán
của ngân hàng thấp. Tất cả những khoản chênh lệch này ngân hàng nhà nước
phải cấp bù, gây ra gánh nặng lớn cho ngân sách. Ngân hàng người nghèo Việt
Nam hầu như không tuân theo nguyên tắc hoạt động của thị trường, phụ thuộc
nhiều vào nguồn tài trợ có hạn của nhà nước và một số tổ chức khác. Đây chính
là sự thiếu bền vững nguồn tài chính ngân hàng.
- Rủi ro trong việc lệch pha giữa thời hạn nguồn vốn huy động và
nguồn vốn cho vay. Hầu hết các nguồn vốn cho vay đều từ 2 đến 3 năm, nhưng
nguồn vốn huy động từ người dân thời hạn trên 2 năm rất ít. Lãi suất giữa 2 lĩnh
vực này cũng chênh lệch nhau, do đó khả năng tiềm ẩn của rủi ro thanh toán là
46
46
rất cao.Như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng không đủ tiền để thực hiện
các cam kết với khách hàng. Hậu quả của rủi ro thanh toán là làm cho các tổ
chức tín dụng bị lỗ trong kinh doanh. Nếu số lỗ này không được bù đắp và ngày
càng tăng lên do việc huy động vốn đảm bảo khả năng thanh toán sẽ dẫn đến
việc ngân hàng bị phá sản. Khi bị phá sản do mất khả năng thanh toán, hậu quả
không phải chỉ xảy ra đối với ngân hàng này đó mà nó thường kéo theo sự rút
tiền ồ ạt của khách hàng tại nhiều ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng không
chỉ đến người nghèo mà cả với các ngân hàng thương mại khác, gây ra hiệu ứng
dây chuyền cho cả nền kinh tế.
- Rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn vay tín dụng: Ngân hàng phục
vụ người nghèo Việt Nam chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực nông thôn, nông
nghiệp, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn miền núi,…Do vậy nguồn vốn tín
dụng chịu ảnh hưởng rủi ro của điều kiện và đặc trưng của khu vực này. Khu
vực nông nghiệp nông thôn thường chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết, bệnh dịch,
thiên tai… Những người nghèo lại càng dễ bị tổn thương lớn bởi những nguyên
nhân này. Do đó, nguồn vốn cho vay tín dụng khi gặp những rủi ro bất khả
kháng này sẽ dễ trở thành nợ tồn đọng và nợ khó đòi, một khoản nợ xấu mà
ngân hàng phải luôn dự phòng rủi ro với tỷ lệ cao. Rủi ro trong việc sử dụng vốn
tín dụng còn do nguyên nhân chủ quan là bản thân người nghèo. Vì người nghèo
thường là những người ít được học hành, trình độ học vấn thấp nên họ chưa biết
cách sản xuất kinh doanh, chưa biết cách sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả.
Hơn nữa, lãi suất tiền vay là thấp, một số hộ nghèo, doanh nghiệp nhỏ ý thức
chưa cao còn ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ này, gây lãng phí và sử dụng chưa đúng
mục đích.
- Rủi ro trong việc thu hồi vốn và lãi suất từ hộ nghèo: Các ngân
hàng phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên các
khoản cho vay người nghèo đều là tín dụng, không có tài sản thế chấp. Việc thu
nợ của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào bản thân người nghèo và các tổ chức đại
diện như tổ tiết kiệm và vay vốn, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
47
47
Nếu không thu hồi được nợ thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu các khoản rủi ro
này. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn tài chính của ngân hàng.
- Rủi ro do những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: Hiện
nay, kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao mạnh mẽ, đặc biệt
là khi chúng ta ra nhập WTO. Tình hình lạm phát trong những năm gần đây gia
tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2007. Lạm phát được coi là yếu tố
rất quan trọng cần phải xem xét khi các ngân hàng đưa ra quyết định tài chính.
Đối với ngân hàng thương mại thông thường co vay lấy lãi, khi tính lãi suất cho
vay bao giờ cũng tính cả tỷ lệ lạm phát. Nhưng ngân hàng người nghèo Việt
Nam lại không được tự quyết về vấn đề này, do vậy yếu tố lạm phát của nền
kinh tế ảnh hưởng đến ngân hàng nhiều hơn, gây ra mức độ rủi ro lớn hơn đối
với ngân hàng.
3.3.2. Đánh giá về thực trạng giải ngân của ngân hàng dành cho người
nghèo ở Việt Nam:
Tín dụng vi mô dành cho người nghèo ngày càng trở nên thông dụng và được
áp dụng rộng rãi trên các địa bàn khó khăn của cả nước. Có thể nói trong năm
năm qua, các ngân hàng cũng phấn đấu hết mình và đạt được tầm bao phủ rộng
đối với các dịch vụ tài chính. Ngân hàng chính sách xã hội hầu như đã xây dựng
được các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các khu vực khó khăn cần giúp đỡ, đã phối
hợp với các địa phương để mở ra một cơ chế vay vốn dễ dàng hơn, hợp với
người dân hơn và tăng nhanh tốc độ giải ngân của ngân hàng. Tuy nhiên, trong
việc giải ngân của ngân hàng dành cho người nghèo vẫn có một số vấn đề cần
lưu ý.
- Về phương thức cho vay và sử dụng vốn vay: Ngân hàng cho vay người
nghèo là tổ chức tài chính trực tiếp cho vay, trực tiếp gánh chịu các hậu quả của
việc phải chịu rủi ro nếu không trả được nợ nhưng lại không được trao quyền tự
quyết rõ ràng đối với các khoản vay. Như vậy trách nhiệm của người vay đối với
ngân hàng sẽ bị hạn chế, càng làm ý thức trả nợ của họ kém đi. Mặt khác, quy
trình thẩm định cho vay vốn tín dụng không tập trung vào khả năng và mức độ
48
48
tự nguyện của người vay mà theo các chuẩn mực của chính phủ. Như vậy sẽ dẫn
đến tình trạng cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong hoạt động giải ngân của ngân
hàng.
- Trong hình thức lập tổ vay vốn và tiết kiệm, sức mạnh của thành viên
trong tổ chưa đủ lớn, đôi khi việc cho vay vốn còn có nhiều tiêu cực. Một số hộ
nghèo không tiếp cận được tín dụng, một số đối tượng ngoài tiêu chuẩn thì lợi
dụng quan hệ quen biết trong chính quyền địa phương, vay vốn tín dụng với lãi
suất thấp để thực hiện mục đích sản xuất, kinh doanh riêng của mình. Tình trạng
này thường hay xảy ra nhiều nhất với khoản vay cho học sinh sinh viên nghèo
vay vốn học tập. Điều này làm cho vốn tín dụng không thực hiện đúng mục đích
của nó, giải ngân ngân hàng không phục vụ đúng đối tượng, gây thất thoát của
nhà nước làm lợi riêng cho một số người, dẫn đến bất công bằng cho xã hội.
- Việc giải ngân của ngân hàng hiện nay vẫn còn chậm do phải qua một số
thủ tục xét duyệt qua các cấp, vẫn rất phức tạp và lâu được giải ngân. Người
nghèo vay tín dụng đôi khi dùng ngay cho các mục đích cấp bách để giải quyết
các vấn đề phát sinh bất ngờ. Họ cần các khoản vay nóng, tốc độ nhanh, không
quan tâm nhiều đến lãi suất. Những khoản vay như vậy thì các ngân hàng vẫn
chưa thực hiện được, dẫn đến người nghèo vay các khoản vay nóng của các tổ
chức cho vay nặng lãi, càng gây thêm gánh nặng đói nghèo cho họ. Việc đẩy
mạnh tốc độ giải ngân cũng là vấn đề đặt ra cho ngân hàng.
49
49
Chương 3: Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động của ngân
hàng
Việc tối ưu hóa các hoạt động của ngân hàng đang là vấn đề quan trọng mà
cả nhà nước, chính phủ, ngân hàng trung ương và các ngân hàng người nghèo
quan tâm. Hạn chế các rủi ro trong cho vay tín dụng ngân hàng, sử dụng nguồn
vốn vay sao cho đúng đối tượng, hiệu quả, tỷ lệ thu hồi cao và khả năng cho vay
được lớn hơn…
3.1 Mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chính phủ Việt Nam đã
xác định các mục tiêu XĐGN của riêng mình :
Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo
Mục tiêu 2: Phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục
Mục tiêu 3: Bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ
Mục tiêu 4: Giảm tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ sinh
Mục tiêu 5: Nâng cao sức khoẻ bà mẹ trẻ em
Mục tiêu 6: Giảm tình trạng lây truyền HIV/AIDS và thanh toán các bệnh
phổ biến
Mục tiêu 7: Bảo đảm môi trường bền vững
Mục tiêu 8: Giảm khả năng dễ bị tổn thương
Mục tiêu 9: Cải thiện điều hành quốc gia tốt để giảm nghèo
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng về dân tộc
Mục tiêu 11: Đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng có lợi cho người
nghèo
Tín dụng của ngân hàng dành cho người nghèo là một công cụ mạnh trong
những công cụ, biện pháp để XĐGN. Làm thế nào để công cụ mạnh này trở nên
hiệu quả, góp phần hoàn thiện tất cả các mục tiêu kể trên, Nhà nước ta đã có
những định hướng trong giai đoạn tới thông qua các chính sách cụ thể:
50
50
- Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn: Nghị định số
78/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ; Quyết định số
32/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó
khăn (Quyết định số 31/2007/QĐ-Ttg ngày 05 tháng 3 của Thủ tướng Chính
phủ).
Dựa trên những mục tiêu, chính sách, định hướng của Chính Phủ và bối
cảnh thực tại ở Việt Nam, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.2 Những biện pháp giảm thiểu rủi ro khi cung cấp tín dụng vi mô cho
người nghèo của ngân hàng:
Rủi ro là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của ngân hàng. Để giảm rủi
ro cho ngân hàng, ta có thể xây dựng những giải pháp về các khoản vay, đa dạng
hóa tín dụng, kiểm tra, giám sát và đào tạo nghề.
3.2.1 Các giải pháp về tín dụng khoản vay:
+ Mục tiêu:
Đây là giải pháp nhằm xây dựng một phương thức cho vay tài chính vững chắc
cho ngân hàng, tránh những rủi ro trong vấn đề thanh toán và những khoản cấp
bù của ngân sách nhà nước.
+ Giải pháp:
- Chính sách lãi suất cho vay chính sách dành cho người nghèo: Trợ cấp
vốn vay là một phần nguyên nhân gây ra sự trì trệ và ỷ lại đối với tín dụng của
ngân hàng. Ngân hàng nên tính đủ cả lãi và chi phí, định giá đầy đủ các dịch vụ
để bù đắp toàn bộ chi phí và thúc đẩy công việc hiệu quả hơn. Đạt được một
lượng khách thuộc vào các tổ chức tài trợ hay ngân hàng nhà nước. Như vậy
các khoản vay tín dụng cho người nghèo cần phải nâng cao dần lãi suất sao cho
lãi suất ngang bằng với lãi suất thị trường và dần dần tiến đến tự do cạnh tranh
lãi suất như với các ngân hàng thương mại. Kết quả là áp lực lên ngân sách
giảm, trách nhiệm trả nợ hộ nghèo tăng, hạn chế tối đa việc một số người lợi
dụng vào mối quen biết để vay các khoản vốn lãi suất thấp làm lợi riêng cho
51
51
mình. Phương pháp này cũng hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng, xây dựng
nền tài chính bền vững với nguồn vốn huy động thực sự ổn định, bền vững.
- Về tín dụng và thời gian vay vốn: Một nguyên tắc khi cho vay tín dụng vi mô
là cho vay với thời hạn ngắn, tạo áp lực phải trả lên người nghèo. Ngân hàng
người nghèo cũng cần rút ngắn hơn thời gian cho vay của mình, giảm thiểu các
khoản vay dài hạn trên 5 năm. Như vậy sẽ giảm được độ lệch pha giữa thời gian
vay và vốn huy động.
3.2.2 Đa dạng hóa tín dụng:
+ Mục tiêu:
Khi hoạt động tín dụng dành cho người nghèo được đa dạng hoá, kết hợp với
các dịch vụ khác của ngân hàng nguồn vốn sẽ quay vòng nhanh và hạn chế bằng
cách phân chia rủi ro, từ đó góp phần đẩy nhanh công tác XĐGN hiệu quả.
+ Các giải pháp:
- Mở rộng dịch vụ tài chính, tăng cường các khoản tiết kiệm là biện pháp
hạn chế rủi ro cho ngân hàng người nghèo. Như một số mô hình trên thế giới đã
áp dụng, các ngân hàng người nghèo có thể xét duyệt cho vay người nghèo dựa
trên khả năng tiết kiệm của họ. Người nghèo phải nỗ lực chứng minh rằng họ có
khả năng tiết kiệm mới được vay vốn. Vai trò của các nhóm vay vốn, các tổ tiết
kiệm và vay vốn, các hội ở địa phương là rất lớn, đánh giá và thẩm định chính
xác năng lực của người nghèo. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này,
vừa huy động vốn cho ngân hàng, vừa giảm thiểu rủi ro tín dụng cho tổ chức tài
chính vi mô, vừa giảm rủi ro cho chính cuộc sống của người nghèo. Người
nghèo sẽ an tâm hơn khi họ có một khoản tiền tiết kiệm nhỏ, sẽ giảm được mức
độ rủi ro khi xảy ra các cú sốc: mất mùa, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm...
- Tín dụng kết hợp với bảo hiểm: Trong những trường hợp rủi ro như:
người vay vốn bị phá sản, bị chết hoặc bị tai nạn và sẽ không còn khả năng làm
việc để trả nợ nữa...thì các khoản cho vay coi như không trả được. Như vậy cần
phải có một khoản bảo hiểm cho những rủi ro ngoài ý muốn. Nhưng có một thực
tế là người nghèo không muốn mua bảo hiểm vì các khoản vay của họ là rất nhỏ,
52
52
họ lại chỉ có thể nhận được sự bù đắp khi có những sự cố khách quan xảy ra.
Nếu người vay hoạt động theo nhóm thì có thể các thành viên trong nhóm phải
trả nợ thay cho người gặp rủi ro. Nhưng không phải lúc nào các thành viên trong
nhóm cũng thoải mái khi trả nợ thay cho người bị rủi ro, dễ dẫn đến căng thẳng
trong hoạt động. Một cách khác là ngân hàng có thể khoanh nợ và xoá nợ cho
những người này. Làm như vậy có khả năng giữ được mối quan hệ ổn định với
khách hàng nhưng bù lại ngân hàng lại phải trả một khoản chi phí khá tốn kém,
gây ảnh hưởng đến nguồn tài chính – một vấn đề quan trọng trong hoạt động của
ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng có thể tổ chức hình thức tự bảo hiểm
cho khách hàng của mình. Ngân hàng có thể yêu cầu lãi suất những tháng đầu
đối với cho vay tín dụng người nghèo cao hơn những tháng tiếp theo sau để lập
quỹ dự phòng bảo hiểm cho các khoản vay của khách hàng. Các ngân hàng cũng
có thể áp dụng hình thức yêu cầu tiết kiệm từng tuần đối với các tổ TK & VV,
giao quỹ dự phòng cho chính những nhóm tiết kiệm để đối phó với các trường
hợp cấp bách xảy ra. Như vậy sẽ giảm bớt được rủi ro và nâng cao hiệu quả hơn.
- Tín dụng kết hợp với cho thuê tài chính: người nghèo muốn mở một hiệu
may nhưng họ không có tiền để mua máy may và những công cụ cần thiết cho
may vá. Ngân hàng sẽ giúp đỡ người nghèo bằng cách mua một chiếc máy khâu
hoặc hợp tác với các tổ chức cho thuê tài chính để chuyển chiếc máy may đó đến
tay người nghèo dưới hình thức là cho thuê trong một thời hạn nhất định, đồng
thời với việc cho người nghèo vay thêm một khoản vốn nhỏ để trang trải, mua
sắm những công cụ và nguyên vật liệu khác phục vụ cho cửa hàng may của họ.
Trong quá trình làm ăn, người nghèo sẽ phải trả tiền thuê máy cũng như tiền lãi
vay định kỳ cho ngân hàng. Đến một thời hạn nhất định, khi người nghèo đã trả
đủ vốn gốc của chiếc máy (với giá ưu đãi) thì chiếc máy may đó sẽ thuộc về
người nghèo. Hình thức này giúp hạn chế được rủi ro vì: rủi ro từ một khoản vay
rất nhỏ cộng với việc cho thuê tài sản sẽ ít hơn rất nhiều so với một khoản vay
lớn hơn.
53
53
- Tín dụng kết hợp với cho thuê đất nông nghiệp: ở những vùng sâu, vùng
xa, vùng khí hậu khắc nghiệt thì việc trồng trọt, gieo cấy sẽ không hiệu quả hoặc
gặp rất nhiều khó khăn. Việc tìm kiếm, khoanh vùng những khu đất trống, chưa
được sử dụng có thể phát triển trồng trọt và gần nơi người nghèo định cư nhất sẽ
là một giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất nông nghiệp. Người nghèo sẽ
được thuê đất cùng một khoản vốn vay hỗ trợ để mua giống cây trồng, phân bón,
dụng cụ tưới tiêu...để tự canh tác, trồng trọt. Hàng tháng ngoài khoản lãi vốn
vay, người nghèo phải trả thêm một khoản tiền nhỏ thuê đất. Giải pháp này sẽ
giảm thiểu được rủi ro cho những dự án nông nghiệp không thành công của
người nghèo do đất xấu, không thích hợp cho trồng trọt.
3.2.3 Chương trình đào tạo nghề cho người nghèo:
+ Mục tiêu:
Công tác giáo dục và đào tạo nghề cho người nghèo là một cách tạo cơ hội
cho họ chuyển đổi lao động sang những lĩnh vực phi nông nghiệp, nâng cao hiệu
quả XĐGN, cải thiện đời sống.
+ Các giải pháp:
- Đào tạo nghề cho phụ nữ, thanh niên sẽ giúp họ làm chủ được hoạt động
làm ăn, kinh doanh của mình, từ đó sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Việc
đào tạo nghề cần kết hợp với hoạt động tư vấn, kiểm tra, giám sát thường xuyên
để có thể giúp đỡ người nghèo kịp thời khi họ gặp khó khăn về chuyên môn.
Một vấn đề nữa cần phải được giải quyết chính là đầu ra cho những sản phẩm
được sản xuất ra (đồ thủ công, mỹ nghệ,...). Do đó ngân hàng cần kết hợp với
những doanh nghiệp, đầu mối có thể tiêu thụ được sản phẩm, tạo thu nhập cho
người nghèo.
- Ngân hàng cũng cần tăng cường phát triển các dịch vụ tư vấn cho người
nghèo vay vốn, tư vấn cho người nghèo sử dụng vốn và giúp họ có một chương
trình hoàn thiện hơn để sản xuất kinh doanh, thoát nghèo. Tuy nhiên công việc
này nên kết hợp nhiều hơn với chính quyền địa phương và một số cơ quan khác
giỏi và hiểu biết hơn về các lĩnh vực kinh doanh của địa phương.
54
54
- Ngoài ra ngân hàng có thể hỗ trợ cho con em người nghèo được đến
trường, tiếp thu tri thức.
3.2.4. Giải pháp để giám sát, kiểm tra hoạt động tín dụng dành cho người
nghèo
+ Mục tiêu
Giám sát và kiểm tra những khoản tín dụng dành cho người nghèo để giúp
giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần vào mục tiêu
chung là XĐGN.
+ Đề xuất giải pháp
- Người nghèo sẽ tự giám sát, kiểm tra lẫn nhau bằng cách lập ra những nội
quy cho cả nhóm. Như vậy, trách nhiệm của tất cả mọi người là như nhau. Nếu
một người trong nhóm bị rủi ro thì những người còn lại phải chịu trách nhiệm
trả nợ.
- Nhân viên ngân hàng sẽ thường xuyên xuống tận địa phương để kiểm tra
và giám sát định kỳ, để có thể kịp thời nắm bắt được tình hình người dân nơi họ
phụ trách.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hoạt
động giám sát, kiểm tra.
3.2.5. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác
+ Mục tiêu:
Ngân hàng có thể san sẻ các khoản rủi ro của mình với các doanh nghiệp khác
bằng cách hợp tác với họ. Phương pháp này không chỉ giúp giảm rủi ro mà một
phần nào đó nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
+ Các giải pháp:
- Nhà nước và ngân hàng trung ương sẽ rút dần trợ cấp tới một mức độ cho
phép nhất định đối với ngân hàng cho người nghèo để vừa có thể quản lý một
cách tổng thể vừa có thể kết hợp quản lý với chủ thể là tư nhân.
Khi Nhà nước trợ cấp toàn bộ cho khu vực ngân hàng dành cho người nghèo
thì tính minh bạch và tính chuyên môn hoá trong quản lý tài chính sẽ bị hạn chế.
55
55
Do đó Nhà nước nên nhường lại một phần vai trò của mình cho các chủ thể tư
nhân. Bởi thực tế ngân hàng Grameen đã chứng minh được hiệu quả quản lý rất
tốt trong vai trò là một ngân hàng tư nhân, được sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà
nước. Ngoài ra, phụ nữ nghèo một khi có thu nhập, họ thường tiết kiệm và quản
lý tiền rất chặt. Vì vậy nên để phụ nữ làm chủ các khoản vay vi mô và quản lý
chính ngân hàng của họ bằng cách biến chính những khách hàng này thành cổ
đông của ngân hàng.
Khi đó, sự kết hợp theo chiều dọc (từ Trung ương đến địa phương) kết hợp
với sự kết hợp theo chiều ngang Nhà nước – tổ chức tư nhân - người nghèo sẽ
tạo thành một khối quản lý chặt chẽ, nguồn vốn sẽ được sử dụng hiệu quả và
đúng mục đích.
- Hợp tác với một số công ty bảo hiểm khác: Các ngân hàng cho vay tín
dụng cho người nghèo có thể liên kết với một số công ty bảo hiểm khác để cung
cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng của mình. Phương thức hợp tác với
bên ngoài này có thể giúp san sẻ rủi ro của ngân hàng sang các tổ chức khác,
tránh dẫn đến những ảnh hưởng quá lớn từ các khoản nợ khó đòi lên hoạt động
tài chính của ngân hàng.
3.3 Những biện pháp nâng cao hiệu quả giải ngân trong tín dụng vi mô của
ngân hàng dành cho người nghèo:
Ngân hàng muốn nâng cao tốc độ giải ngân của mình cần phải nâng cao được
năng lực quản lý, có định hướng cụ thể, rõ ràng cho các khoản vay đi đúng
hướng và giảm thiểu các thủ tục hành chính gây khó khăn và tốn kém chi phí
cho người nghèo. Ngoài ra, nâng cao trình độ và năng lực, nhận thức của nhân
viên ngân hàng và người nghèo cũng góp phần hiệu quả trong lĩnh vực giải
ngân.
3.3.1 Giải pháp làm tăng hiệu quả quản lý nguồn vốn:
+ Mục tiêu
Để có thể có một hệ thống ngân hàng vi mô trong sạch, vững mạnh và góp
phần XĐGN hiệu quả, thì quản lý nguồn vốn là một khâu cực kỳ quan trọng.
56
56
+ Đề xuất giải pháp
- Phân cấp quản lý từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương
nhằm phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền để hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát người dân địa phương khi họ được cấp vốn.
- Có sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hàng với các chính quyền địa phương,
các tổ tiết kiêm vay vốn, các hội như thanh niên, phụ nữ, hội nông dân… Sự gắn
kết này là rất quan trọng vì chỉ có chính những tổ hình thành ở địa phương là
những người hiểu rõ người nghèo nhất, những người đánh giá đúng nhất năng
lực của người nghèo và có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và hiệu quả nhất.
3.3.2 Giải pháp về thể chế, chính sách cho vay:
+ Mục tiêu:
Đưa ra các chính sách, thể chế cho vay thích hợp với người nghèo, giúp họ có
nhiều cơ hội hơn tiếp xúc với tín dụng. Đây cũng là phương pháp giúp ngân
hàng có nhiều khách hàng hơn, tốc độ giải ngân nhanh hơn.
+ Giải pháp:
- Ngân hàng cũng cần phải hoàn thiện thể chế cho vay: mở rộng các dịch
vụ cho vay vốn, đầu tư cho làng nghèo gắn với quy hoạch vùng, mức vay, thời
hạn vay linh hoạt, phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh, phù hợp với người
nghèo, theo các chương trình dự án. Ngân hàng không chỉ cho vay vốn sản xuất
kinh doanh, vốn hỗ trợ tìm việc làm, vốn lao động nước ngoài có thời hạn, vốn
kinh doanh vùng khó khăn… mà còn mở rộng dịch vụ ra cả các khoản vốn vay
khẩn cấp. Khi người nghèo bất chợt gặp rủi ro như tai nạn, người thân chết,…
họ có thể tìm đến ngân hàng để vay vốn chính thức. Ngân hàng cũng nên mở
rộng cho vốn vay tiêu dùng để đảm bảo cuộc sống cho người nghèo để họ yên
tâm làm ăn, vượt qua nghèo khó.
3.3.3 Giải pháp cho phương thức tiếp cận:
+ Mục tiêu
57
57
Để tín dụng của ngân hàng dành cho người nghèo có thể vươn xa tới những
lớp người nghèo cùng cực trong xã hội, để họ có thể được hưởng lợi từ các
chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế; từ đó vươn
lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.
+ Đề xuất giải pháp
- Sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và tổng cục
thống kê trong việc khảo sát, thống kê, phân loại ra các hộ dân nghèo, rất nghèo,
và nghèo cùng cực. Để từ đó có thể giúp họ tiếp cận tới dịch vụ tín dụng ngân
hàng dành cho người nghèo, góp phần cải thiện cuộc sống.
- Một mạng lưới thông tin mở, liên tục thông qua tivi, báo, đài phát thanh
trung ương, địa phương, các hiệp hội…về dịch vụ tín dụng vi mô và những
thành công của nó trong công tác XĐGN sẽ kéo gần khoảng cách người nghèo
đến với dịch vụ này.
- Mở rộng chi nhánh các ngân hàng dành cho người nghèo ra khắp cả nước,
tới tận những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người để có thể cung cấp tín
dụng vi mô một cách hiệu quả.
- Nhân viên tín dụng sẽ đi tới từng hộ gia đình nơi mình phụ trách để làm
công tác tư tưởng cũng như để hướng dẫn người nghèo làm ăn, sử dụng đồng
vốn có hiệu quả.
- Hướng dẫn người nghèo thành lập các nhóm (khoảng 6 người) cùng hợp
tác với nhau kinh doanh làm ăn. Trưởng nhóm sẽ là người quản lý nguồn vốn
của nhóm mình phụ trách, và đốc thúc mọi hoạt động của nhóm. Khi cả nhóm
đều trả được lãi tháng đầu tiên thì trưởng nhóm mới được vay vốn. Và khi một
người trong nhóm gặp rủi ro thì trách nhiệm trả các khoản vay lại thuộc về cả
nhóm. Như vậy, cả nhóm sẽ bị ràng buộc bởi chính những người trong nhóm và
phải có trách nhiệm với khoản vay của mình, nguồn vốn sẽ được sử dụng hiệu
quả hơn.
- Một đường dây điện thoại nóng miễn phí luôn thường trực, được đặt ở
những nơi công cộng trong vùng: nhà văn hoá xã, nhà trưởng bản, trưởng thôn,
58
58
đình làng... để có thể tư vấn, giải đáp tất cả những thắc mắc cũng như những vấn
đề về việc vay vốn.
- Về thủ tục hành chính: Ngân hàng có thể thành lập một phòng ban với
một hệ thống máy tính để giải quyết các thủ tục hành chính đặt tại các chi nhánh
của ngân hàng. Khách hàng là người dân nghèo, thay vì mất thời gian thông qua
nhiều phòng ban mới được chứng nhận cho vay vốn, họ sẽ chỉ cần đến một nơi
và làm tất cả các thủ tục trên máy tính, với sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng.
Ngân hàng cũng nên thành lập một hệ thống Internet để người dân có khả năng
sẽ vay vốn thông qua mạng lưới này, giảm thiểu nhiều chi phí đi lại, chờ đợi.
- Để tránh tình trạng người dân đến làm thủ tục vay vốn, hoặc gửi tiết kiệm
dồn dập, cùng lúc thì họ sẽ gọi điện qua đường dây nóng để hẹn ngày và giờ làm
việc với ngân hàng và được hướng dẫn chuẩn bị các thủ tục cũng như cách thức
vay vốn.
3.3.4 Giải pháp đào tạo nhân viên tín dụng của ngân hàng:
+ Mục tiêu :
Đây là giải pháp giúp ngân hàng có một đội ngũ nhân viên giỏi giang, có tâm
huyết với người nghèo và nhiệt tình trong công tác. Một tổ chức có văn hóa
mạnh sẽ luôn là tổ chức hoạt động mạnh
+ Giải pháp:
- Ngân hàng cũng cần phải đào tạo nhân viên của mình, không chỉ giỏi về
nghiệp vụ ngân hàng mà còn giỏi về kinh doanh, có đủ đạo đức và tâm huyết với
người nghèo để hỗ trợ và giúp đỡ họ. Người nghèo dễ bị tổn thương nên trong
các mối quan hệ giao tiếp, càng đồng cảm với họ, các nhân viên ngân hàng sẽ
càng có điều kiện để giúp đỡ và hướng dẫn nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tăng các phần thưởng và phụ thêm kích thích các
nhân viên ngân hàng làm việc tích cực hơn, tạo động lực thúc đẩy họ. Mô hình
của Indonesia cũng chứng minh sự thành công của giải pháp này.
59
59
Kết luận
Tài chính vi mô trong đó đặc biệt là tín dụng vi mô dành cho người nghèo
là một lĩnh vực quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội một cách bền
vững. Tài chính, tín dụng cho người nghèo đã trở thành một trong những công
cụ đắc lực của chính phủ để chống lại đói nghèo, nâng cao mức sống của người
dân, đặc biệt là vùng nông thôn và những vùng sâu, vùng xa. Qua nghiên cứu về
tài chính vi mô, tín dụng cho người nghèo và thực trạng ngân hàng cung cấp tín
dụng cho người nghèo, nhóm tác giả xin đưa ra một số kết quả sau:
- Đề tài đã khẳng định được vai trò của tín dụng vi mô là rất quan trọng
trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt nó là
công cụ trung gian để các tổ chức phi chính phủ và nhà nước thực hiện các chủ
trương, chính sách của mình, định hướng phát triển theo con đường chủ nghĩa
xã hội.
- Đề tài đưa ra thực tế người nghèo ở Việt Nam, đây là một vấn đề hết sức
quan trọng và cấp thiết ở Việt Nam mà cả xã hội đều hết sức quan tâm.
- Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn và đánh giá các hoạt động của ngân
hàng dành cho người nghèo hiện nay.
- Trong khuôn khổ nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Giảm thiểu rủi
ro, hiệu quả giải ngân.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của nhóm tác giả không tránh khỏi
những thiếu sót và có những vấn đề chưa khai thác hết. Rất mong sự đóng góp ý
kiến và sự khai thác, bổ xung thêm từ thày cô và các bạn.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
60
60
Tài liệu tham khảo:
I. Sách tham khảo:
1. Hướng tới một ngành tài chinh vi mô bền vững ở Việt Nam: các vấn
đề đặt ra và những thách thức. Lê Thị Lân, Trần Như An. Văn
phong tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam, năm 2005
2. Tài chính vi mô: Lý luận, phương pháp nghiên cứu và vận dụng.
Phạm Thị Mỹ Dung – Nhà xuất bản nông nghiệp – 2006
3. Cẩm nang hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện và quản lý tài chính vi
mô. Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng về tài chính vi mô - Đại học kinh tế
quốc dân – NXB Thống Kê – 2001.
4. Một số phương thức tiết kiệm không chính thức. Nguyễn Thị Bích
Vân - Dự án tài chính vi mô – 2003
5. Giới thiệu về các dịch vụ quản lý rủi ro trong tài chính vi mô. Craig
– Churchill – Chương trình tài chính xã hội.
6. Mở rộng và tiếp cận dịch vụ bảo hiểm và tiết kiệm ở Việt Nam. Tổ
chức ILO tại Việt Nam – 2006
7. Phát triển sản phẩm tài chính vi mô. Kim Willson và Craig
Churchill – Tài chính vi mô tại Việt Nam.
8. Hướng tới ngành tài chính vi mô bền vững tại Việt Nam: Vấn đề đặt
ra và thấch thức - Tổ chức ILO tại Việt Nam – 2006
9. Thực hiện bảo hiểm thành công ở các tổ chức tài chính vi mô tại
Việt Nam - Tổ chức ILO tại Việt Nam – 2006
II. Trang Web:
1. http:// Yahooo! 360* - 5xu’s – Yunus Giải nobel tài chính vi mô.
2. http:// Vietnamnet. Com.vn
3. http: // World bank.org.com
4. http: // vpsb.org.com.vn
5. http:// Agribank.org.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo.pdf