Đề tài Các nghiệp vụ cơ bản của các Công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Qua gần 8 năm hoạt động thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta đă có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt vào cuối 2006 và đầu 2007 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của TTCK non trẻ của đất nước.Chứng khoán thực sự đã trở thành một đề tài nóng hổi được rất nhiều người quan tâm và thực sự mong muốn kinh doanh và trở thành những nhà dầu tư tài năng và có được những thành công lớn , vì TTCK là một thị trường vô cung hấp dẫn và mang tính chất của việc đầu tư hiện đại đă đến Việt Nam.Sự phat triển đó là tất yếu và theo đúng xu hướng của sự phát triển kinh tế,văn hóa, xă hội của nước nhà và cũng chính là xu hướng của sự hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.Để có thể phát triển một TTCK phát triển một cách tốt đẹp và thực sự bền vững thì nhân tố không thể thiếu đó là các công ty chứng khoán. Các công ty Chứng khoán có nhiều nghiệp vụ nnhư môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, lưu kí.Điều này làm cho những nhà đầu tư có thể yên tâm hơn khi có được những dịch vụ mà công ty chưnứg khoán đem lại để họ có thể đầu tư tốt nhất đạt hiệu quả cao nhất với tất cả những nhà đầu tư khác nhau.Sự phát triển các công ty chứng khoán ở nước ta cũng rất mạnh mẽ.Từ lúc đầu chỉ có 6 công ty hiện nay đã có khỏang 80 công ty CK và 20 công ty quản lý lý quỹ với các nghiệp vụ đa dạng và chuyên nghiệp hơn.
CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦACÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
A.Tình hình chung của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.
1.Khái niệm về công ty chứng khoán (CTCK).
CTCK là tổ chức pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Sự hình thành và phát triển của các CTCK Việt Nam
Theo quyết định QĐ127/1998/QĐ-TTG ngày 11/07/1998 trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (TTGD TPHCM) được thành lập và chình thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào 28/7/2000 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống hinh tế xã hội của đất nước.Sự ra đời của TTGD đã tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm. Nhưng đến ngày 29/2/2008 dã có 381 công ty niên yết (152 công ty niêm yết tại sở giao dich chứng khoan Thành Phố Hồ Chí Minh, và 129 công niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội). Ban đầu chỉ có khoảng 6 CTCK hoạt động nhung đến thời điểm hiện nay thì ở cả nước đã có khoảng 80 CTCK đang hoat động với quy mô vốn trung bình đạt 100tỷ đồng /1công ty như SSI, BẢo Việt ,khoảng 23công ty quả lý quỹ như VFM, Prudential, Vietcombank,BIDV, Thành Việt, HFM, SSI, Bảo Việt, và mới nhất là FPT lập quỹ 100 triệu USD.và gần 100 CTCK đang chờ được cấp phép. Ban đầu thị trường chỉ có khoảng hơn 1000 tài khoản hoạt động nhưng hiện tại đã có khoảng 430000 tài khoản đang hoạt động. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của thị trường mới mẻ này và sự phát triển khá nhanh chóng gần đây của thị trường chứng khoán nước ta.Với sự kiểm soát và điều hành của ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCK) nhà nước mà các công ty chứng khoán phải tuân theo các quy định được UBCK ban hành.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nghiệp vụ cơ bản của các Công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
………&&………
Qua gần 8 năm hoạt động thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta đă có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt vào cuối 2006 và đầu 2007 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của TTCK non trẻ của đất nước.Chứng khoán thực sự đã trở thành một đề tài nóng hổi được rất nhiều người quan tâm và thực sự mong muốn kinh doanh và trở thành những nhà dầu tư tài năng và có được những thành công lớn , vì TTCK là một thị trường vô cung hấp dẫn và mang tính chất của việc đầu tư hiện đại đă đến Việt Nam.Sự phat triển đó là tất yếu và theo đúng xu hướng của sự phát triển kinh tế,văn hóa, xă hội của nước nhà và cũng chính là xu hướng của sự hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.Để có thể phát triển một TTCK phát triển một cách tốt đẹp và thực sự bền vững thì nhân tố không thể thiếu đó là các công ty chứng khoán. Các công ty Chứng khoán có nhiều nghiệp vụ nnhư môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, lưu kí.Điều này làm cho những nhà đầu tư có thể yên tâm hơn khi có được những dịch vụ mà công ty chưnứg khoán đem lại để họ có thể đầu tư tốt nhất đạt hiệu quả cao nhất với tất cả những nhà đầu tư khác nhau.Sự phát triển các công ty chứng khoán ở nước ta cũng rất mạnh mẽ.Từ lúc đầu chỉ có 6 công ty hiện nay đã có khỏang 80 công ty CK và 20 công ty quản lý lý quỹ với các nghiệp vụ đa dạng và chuyên nghiệp hơn.
CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦACÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
………..&………..
A.Tình hình chung của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.
1.Khái niệm về công ty chứng khoán (CTCK).
CTCK là tổ chức pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Sự hình thành và phát triển của các CTCK Việt Nam
Theo quyết định QĐ127/1998/QĐ-TTG ngày 11/07/1998 trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (TTGD TPHCM) được thành lập và chình thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào 28/7/2000 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống hinh tế xã hội của đất nước.Sự ra đời của TTGD đã tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm. Nhưng đến ngày 29/2/2008 dã có 381 công ty niên yết (152 công ty niêm yết tại sở giao dich chứng khoan Thành Phố Hồ Chí Minh, và 129 công niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội). Ban đầu chỉ có khoảng 6 CTCK hoạt động nhung đến thời điểm hiện nay thì ở cả nước đã có khoảng 80 CTCK đang hoat động với quy mô vốn trung bình đạt 100tỷ đồng /1công ty như SSI, BẢo Việt ,khoảng 23công ty quả lý quỹ như VFM, Prudential, Vietcombank,BIDV, Thành Việt, HFM, SSI, Bảo Việt, và mới nhất là FPT lập quỹ 100 triệu USD.và gần 100 CTCK đang chờ được cấp phép. Ban đầu thị trường chỉ có khoảng hơn 1000 tài khoản hoạt động nhưng hiện tại đã có khoảng 430000 tài khoản đang hoạt động. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của thị trường mới mẻ này và sự phát triển khá nhanh chóng gần đây của thị trường chứng khoán nước ta.Với sự kiểm soát và điều hành của ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCK) nhà nước mà các công ty chứng khoán phải tuân theo các quy định được UBCK ban hành.
B. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán nước ta.
1.Sự hoạt động của các CTCK khi TTCK nước ta từ lúc mới thành lập đến nay .
Ban đầu khi mới thành lập thì nước ta chỉ có khoảng 6 CTCK với số vốn điều lệ còn rất khiêm tốn và không hoạt động được hết các nghiệp vụ vì còn non kém về quy cách tổ chức quản lý, chưa đủ kinh nghiệm và trình độ điều hành vì đây vẫn còn là một điều còn rất mới mẻ với tất cả người dân Việt Nam .
VD:Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) vào tháng 12/1999 : Nhận Giấy phép thành lập công ty do UBND t/p Hồ chí Minh cấp. 04/2000: Được UBCKNN cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán với hai nghiệp vụ Môi giới và Tư vấn đầu tư chứng khoán .
02/2001: Tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng. 07/2001: Tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 3 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư, Môi giới vàTự doanh.
Bước đầu thành lập thì đòi hỏi với các CTCK cỏn không khát khe lắm.Đó lầ quy định về số vốn và nhân sự không quá phúc tạp và nhiều điều kiện như hiện nay.
VD:Ở Việt Nam theo điều 30 NGhị Định 48/1998 quy địnnh cho từng loại hình kinh doanh như sau :
Môi giới 3 tỷ
Tự doanh 12 tỷ
Quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ
Bãnh phát hành 22 tỷ
Tư vấn đầu tư CK 3 tỷ
Ở Trung Quốc CTCK thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ yêu cầu cần có 500 triệu NDT , còn công ty MGCK thì đòi hỏi phải có số vốn tối thiểu là 50 triệu NDT .
Còn hiện tại thì các CTCK của nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng bởi qua một thời gian hoạt động đã có nhiều kinh nghiệm và trình độ quản lý cũng lên cao và TTCK nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua.Với tổng vốn hóa của thị trường đạt tới khoảng 40% GDP của cả nước . Số công ty niêm yết trên cả 2 sàn TPHCM và HN là khoảng 300 công ty. Số công ty CK của nước ta cũng tăng cao khoảng 80 công ty.
VD:Tính đến ngày 1/1/2007 thì vốn pháp định cho mỗi nghiệp vụ đã có sự thay đổi như sau :
Môi giới chứng khoán : 25tỷ
Tự doanh chứng khoán :100 tỷ
BẢo lãnh phát hành chứng khoán:165 tỷ
Tư vấn đầu tư chứng khoán : 10 tỷ.
Công ty SSI 05/2006: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó.
15/12/2006: Cổ phiếu của Công ty đăng kí giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khóan Hà Nội
07/2007: Tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đồng
CƠ cấu tổ chức của công ty SSI cũng đã có điều chỉnh hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.
Khi thị trường đạt mức cao nhất vào khoảng tháng 3/2007 là khoảng 1173 điểm, nhưng đến thời điểm hiện tại ngày 29/2/2008 đã tụt xuống còn khoảng 663,4 điểm
VN Index
-8,37-1,22%
678,12
Thị trường của nước ta tụt dốc nhanh như vậy có nhiều nguyên nhân như tâm lý nhà đầu tư,đầu tư nước ngoài, lương CK mới phát hành lớn, nhà đầu tư chuyển hướng kinh doanh sang bất động sản và vàng ….
2. Hoạt động của công ty chứng khoán.
2.1. NGhiệp vụ môi giới chứng khoán(MGCK).
Khái niệm : CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK/TTGDCK hay thị trường OTC (làm trung gian thực hiện lệnh mua bán CK cho khách hàng).Nghiệp vụ này ở nước ta hiện nay cần có số vốn pháp địnhlà 25 tỷ.
Đặc điểm việc môi giới của CTCK
Nhà đầu tư
Mở tài khoản
Ký quỹ
Lýu ký
Đặt lệnh
(ghi phiếu mua/bán)
Nhân viên môi giới
Đại diện giao dịch tại TTGDCK
Máy chủ của TTGDCK
Sõ đồ giao dịch môi giới
Ký quỹ
Lưu ký
Thông báo kết quả GD
Check phiếu lệnh
Giúp lệnh mua/bán của khách hàng gặp nhau.
Cung cấp thông tin CK cho khách hàng, nhưng điều này ở VIệt Nam thì làm chưa được tốt do nhiều yếu tố như rình độ của nhân viên ,trình độ của khách hàng, sự minh bạch trong các bản cáo bạch của các công ty niêm yết …
Tư vấn cho khách hàng đua ra quyết định hợp lý
Thu phí môi giới từ khách hàng
2.2.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
NGhiệp vụ này ở nước ta cần có số vốn pháp định là 100 tỷ .
Khái niệm : Là việc CTCK tự tiến hành các GD mua/ bán CK cho chính công ty CK, vì lợi ích của công ty.
Đối với hoạt động tự doanh của các công ty cần có những yêu cầu sau.
Tách biệt tự doanh với các bộ phận khác (để tránh xung đột lợi ích với những dịch vụ vì lợi ích của khách hàng.)
Phải ưu tiên lệnh của khách hàng trước lệnh của bộ phận tự doanh của công ty .
Bình ổn thị trường việc này là của các Market maker(MM) (những người tạo lập và bình ổn thị trường.) Việc làm này chỉ xuất hiện tại những thị trường lớn như ở Mỹ . CÒn ở Việt Nam thị trường còn mới phát triênt quy mô chưa lớn nên vẫn chưa có được những người MM chuyên nghiệp .
Việc tự doanh cũng là một trong những chiến lược để phát triển của các CTCK vì nó giúp cho công ty có được một kênh đầu tư có hiệu quả và giúp cho công ty có được nhưng thu nhập tạo nên giá trị thặng dư trong kinh doanh của mỗi CTCK.
2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán :
Nghiệp vụ này ở nước ta hiện nay thì vốn pháp định là 165 tỷ
Ở nghiệp vụ này thì hiện nay công ty BVSC và công ty SSI chiếm 80% thị phần bảo lãnh phát hành. Điều này cho thấy các công ty khác chiếm một lượng rất nhỏ trong nghiệp vụ này vì còn khoảng gần 80 công ty dang hoạt đông cũng muốn có được vị trí trong vịc xâu xé miến mồi béo bở này.
Thông thường việc bảo lãnh phát hành CK gồm 4 bước chính như sau:
Bước 1: Thực hiện tư vấn.
Bước 2: Hoàn tất hồ sơ và làm thủ tục xin phép bảo lãnh:
-Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành: thỏa thuận phí quản lý, phí nhượng bán, phí bảo lãnh
-Ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành : Xác định giá chào bán và cách thức bảo lãnh (bảo lãnh toàn bộ, bảo lãnh từng phần…)
-Hoàn tất hồ sơ bảo lãnh phát hành và nộp cho cơ quan quản lý.
Bước 3: Thăm dò thị trường, tổ chức roadshow .
Bươc 4: Phân phối và kết thúc
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ rất nguy hiểm và mang nhiều rủi ro cao cho tổ chức bảo lãnh VÌ nguy cơ khó phân phối khi thị trường có những dấu hiệu cho thấy CK sắp phát hành không được sự ủng hộ và quan tâm của nhà đầu tư . Điều này đã từnggặp phải với BVSC.
2.4. Ngiệp vụ tư vấn đầu tư CK
Đối với nghiệp vụ này thì ở nước ta hiện nay cần số vốn pháp định là 10 tỷ.
NGhiệp vụ này có ý nghĩa rất quan trọng việc định hướng trong việc xác định danh mục đầu tư của nhà đầu tư khi đến tư vấn tại công ty.NGoài ra nó cũng ản hưởng không nhỏ đến uy tín cúng như là các hoạt động khác của công ty .Chính vì thể cần phảicó những nguyên tắc chung sau đây :
Chuyên viên tư vấn có kiến thức chuyên môn sâu rộng.
KHông bảo đảm chắc chắn về giá trị của CK .
Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn có thể sẽ không hoàn toàn chính xác và nhà nhà đầu tư phải chịu nhiệm về quyết định đầu tư của mình .
KHông được cung cấp thông tin sai sự thật. không dụ dỗ , mời gọi khách mua hay bán một loại CK nào đó.
KHông quyết định thay cho khách hàng.
Phải tư vấn đầu tư phù hợpp với mục tiêu và tình hình tài chính của khách hàng.
Nội dung tư vấn
Tư vấn chiến lược và kĩ thuật giao dịch.
Cung cấp những kết quả phân tích CK và TTCK
Trách nhiệm của người tư vấn : Phải thu hập các thong tin về khách hàng trước khi tư vấn bao gồm:
TÌnh hình tài chính của khách hàng : ĐIều này khá quan trọng vì với những nhà đầu tư (NĐT) có vốn ít thì người tư vấn phải có những tư vấn để họ đầu tư một cách an toàn và hiệu quả nếu họ đầu tư vừa có lã mầ độ an toàn lại cao .
Thu nhập của khách hàng
Mục tiêu đầu tư của khách hàng là trong ngán ay dài hạn mà người tư vấn có nhũng tư vấn cho NĐT những phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
KHả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng.Đối với những NĐT biết chấp nhận rủi ro thì nhân viên tư vấn có cách tư vấn vào nhũng cổ phiếu có độ rủi ro cao nhung lợi túc có thể thu laịi được là cao. Con vứi nhũng người không muốn rủi ro xảy ra thì cần cho họ thong tin về nhưng CK có độ an toàn cao.
KInh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng
.2.5. Nghiệp vụ tư vấn tài chính .
Các nghiệp vụ tư vấn tài chính bao gồm :
Tư vấn tái cơ cấu tài chính, thâu tóm và sát nhập doanh nghiệp tư vấn quản trị công ty.
Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp.
Tư vấn phát hành ( phát hnàh lần đầu, phát hành cho đối tác chiến lược, phát hành tăng vốn điều lệ…).
Tư vấn niêm yết ( lập hồ sơ niêm yết và đấp ứng các điều kiện niêm yết, công tác công bố thông tin và quan hệ với nhà đầu t, tư vấn mức giá GD khởi điểm…).
Ở nghiệp vụ này thì đòi hỏi các công ty cần có một thái độ quan tam và tuân thủ nhũng nguyên tắc chung của nó như:
Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan cảu hoạt động tư vấn.
Không được cung cấp thong tin sai sự thật vcề công ty mà mình cung cấp dịch vụ tư vấn
Bảo mật thông tin nhận được từ tổ chức sử dụng dịch vụ tư vấn.
Liên đới chị trách nhiệm về những nội dung trong hồ sơ chào bán CK.
2.6. Nghiệp vụ lưu kí CK
Ở VIệt Nam thì lưu kí không được coi là một nghiệp vụ và NDT không phải trả phí lưu kí mà phí lưu kí do CTCK trả cho nhà đầu tư Vì họ đã thu từ phí giao dịch
Nội dung của nghiệp vụ:
Lưu giữ an toàn CK.
Nhận cổ túc trái tức và các quyền lợi khác cho nhà đầu tư.
Quản lý danh sách cổ đông, danh sách trái chủ.
Ở nước ta hiện nay công việc lưu ký CK thì do UBCKvà các CTCK nhà nước đảm nhận .với những nguyên tắc sau:
Tài khoản của lưu kí của khách hàng phải tách biệt với tài khoản lưu kí cảu công ty.
Ông ty không được sử dụng CK trong tài khoản lưu kí CK của khách hàng vì lợi ích của bên thứ 3 hoặc vì lợi ích chính của công ty.
Công ty không được sử dụng CK của khách hàng sẻ thanh toán các khoản nợ của chính mình hoặc của các tổ chức cá nhân khác.
2.7. Các nghiệp vụ khác
Ngiệp vụ tín dụng: Nghiệp vụ này thì ở Việt Nam chưa có đây là một hoạt động thông dụng tại các TTCK phát triển. Còn ở các thị trường mới nổi như nước ta thì hoạt động này vẫn cồn bị hạn chế, chỉ các định chế tài chính đặc biệt mới được phép cấp vốn vay.Ở nước ta thì chưa cho phép thực hiẹn cho vay ký quỹ
Nghiệp vụ quản lý thu nhập CK (quản lý cổ tức )…
3.Một số nghuyên tắc khác trong hoạt động của các CTCK tại Việt nam
Công ty CK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bào lãnh phát hành khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK.
Từ 1/1/2007, CTCK không được thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục mà hoạt động này được chuyển sang các công ty quản lý quỹ.
Vốn điều lệ của CTCK phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với từng nghiệp vụ kinh doanh CK.
Công ty CK phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%.
Tỷ lệ nợ trên vốn củ sở hưũ của CTCK không vượt quá (06) lần .
Nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn.
Hạn chế đầu tư của CTCK:
Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vón góp của công ty có chủ sở hữu trên 50% vón điều lệ của CTCK.
Cùng với người có lien quan đầu tư từ 5% trở lên vốn diều lệ của CTCK khác
Hạn chế đầu tư của CTCK.
Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
Đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một Công ty trách hiệm hữu hạn.
KẾT LUẬN
Qua quá trình phát triển của TTCK Việt nam thì vai trò của các CTCK rất quan trọng. Giúp cho NĐT định hướng được quá trình và danh mục đầu tư của mình. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhiều NĐT có được những hỗ trợ cần thiết từ công ty để có được những thành công trong quá trình đầu tư của mình.Quản lý và tiếp nhận một số lượng NĐT khá lớn với lượng vốn hóa của cả TTCK là 40%b GDP điêu đó cho thấy yêu cầu trong hoạt động cũng như quản lý đối với các CTCK là cần phải có những quy chuẩn phù hợp để thị trường có thể có được những CTCK phat triển lành mạnh và tuân theo những quy định quy chuẩn mà nhà nước đã đặt ra.
Trong quá trình thực hiện bài làm chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết vì vậy rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ các thầy cô và các bạn để cho những bài làm sau của tôi được hoàn thiện và có chất lượng hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
HÀ nội ngày 28/2/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nghiệp vụ cơ bản của các Công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay <ngắn hạn>.DOC