Đề tài Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết

Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu bên mua phải tiến hành các công việc sau: xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần), thực hiện các công việc bước đầu của khâu thanh toán, thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại hàng hóa nếu bị thiếu hụt hoặc tổn thất (nếu có), thanh lý hợp đồng. Nếu các bên liên quan đều nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự, phương tiện để thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặ chẽ với nhau sẽ giảm được bất đồng và tranh chấp.

pdf45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lại giá nhằm xác định lại một mức giá hợp lý, cho phép đảm bảo lợi ích của cả hai bên, giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài.  nếu không, khi giá thay đổi sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp. Ví dụ 3: TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA HÀNG HOÁ Các bên: Nguyên đơn: Người mua Pháp (NM) Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 12 Bị đơn: Người bán Đức (NB) Tóm tắt vụ việc: - Người mua gửi một đơn chào mua các linh kiện điện tử đến người bán với quy định giá mua do người mua đưa ra có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. - Nhận được đơn chào mua, người bán trả lời là giá cần được xem xét theo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. Người mua đã đồng ý về việc này. - Hàng hóa được người bán gửi cho người mua theo đúng đơn chào mua, nhưng người mua lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng. - Người mua cho rằng điều khoản giá quy định như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa hai bên. Phán quyết của toà án: - Vì Pháp và Đức là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. - Tòa Phúc thẩm Paris trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách rõ ràng hoặc ngầm định hoặc quy định các yếu tố để xác định số lượng và giá cả”. - Đơn chào hàng của người mua đã ghi rõ: giá của hàng hóa được xác định theo sự suy giảm của giá thị trường. Người mua đã đưa ra căn cứ để xác định giá, đó là tham chiếu đến giá thị trường vào một thời điểm cụ thể là thời điểm giao hàng. Như vậy, theo điều 14 khoản 1 CISG, điều khoản giá Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 13 với giá được xác định theo sự tăng giảm của giá thị trường là đã đủ chính xác, rõ ràng.  Với những lập luận đó, tòa án cho rằng hợp đồng đã thành lập giữa hai bên, người mua không thể hủy chào hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Ví dụ 4: TRANH CHẤP VỀ VIỆC TĂNG GIÁ HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP Các bên: Nguyên đơn: Người mua Ai Cập (NM) Bị đơn: Người bán Nam Tư (NB) Tóm tắt vụ việc: Ngày 20/8/1987, ký kết hợp đồng mua bán - Hàng hoá: thép thanh - Số lượng: 80.000 tấn - Giá trung bình: 190 USD/tấn -Thời hạn giao hàng: trong vòng ngày 15/12/1987 đến ngày 15/12/1988 “Quyền mua đặc biệt” cho phép NM tăng số lượng hàng mua lên đến 160.000 tấn với cùng giá cả và điều kiện như trên và phải tuyên bố thực hiện quyền đó chậm nhất là vào ngày 15/12 năm 1987 - Mở L/C cho chuyến hàng đầu tiên chậm nhất vào ngày 31/12/1987 - Ngày 26/11/1987, NM đã thông báo cho NB rằng họ sẽ thực hiện “Quyền mua đặc biệt” này và sẽ mở L/C trong khoản từ 15 đến 31/12/1987. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 14 Do giá thép thế giới tăng, theo đề nghị của NB, cuộc họp thảo luận về mức giá bổ sung, nhưng NM không chấp nhận và cương quyết giữ mức giá đã thoả thuận. Trong văn thư đề ngày 31/12/1987, NM nhấn mạnh rằng NB đã vi phạm hợp đồng và nếu cho đến ngày 6/1/1988 NB vẫn không chấp thuận, thì NM sẽ buộc NB phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ các thiệt hại bất kỳ do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Thời hạn này sau đó đã được NM kéo dài tới ngày 25/1/1988 Ngày 26/1/1988, NM đã mua 80.000 tấn thép thanh cùng loại của một công ty Rumani với giá 216 USD/tấn. NM đã khởi kiện theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng, đưa ra trọng tài Phòng Thương mại Quốc tế (tại Paris - Pháp) đòi NB bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá. Phán quyết của trọng tài: 1. Luật áp dụng: Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (ký ngày 11 tháng 4 năm 1980) không thể được áp dụng. Công ước này có hiệu lực ở Ai Cập, Nam Tư, cũng như tại Pháp, nhưng theo điều 100(2) của Công ước này chỉ áp dụng cho những hợp đồng mua bán được ký kết sau ngày Công ước có hiệu lực (ngày1 tháng 1 năm 1988) trong khi đó hợp đồng mua bán đang xét lại được ký vào ngày 20 tháng 8 năm 1987 Theo luật tư pháp quốc tế của Ai Cập, nếu các bên trong hợp đồng mua bán có trụ sở ở nhiều nước khác nhau thì luật được áp dụng là luật của nước nơi ký kết hợp đồng, trừ khi các bên có thoả thuận khác (Điều 19 của Luật dân sự 1949). Theo Luật tư pháp quốc tế của Nam Tư, luật áp dụng là luật của nước nơi mà bên bán có trụ sở chính tại thời điểm mà họ (hoặc bên khác) nhận được đề nghị chào hàng, nếu các bên không có thoả thuận về luật áp dụng. Pháp là một trong các thành viên của Công ước Hague về luật áp dụng trong Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 15 mua bán hàng hoá quốc tế (ngày 15 tháng 6 năm 1955). Điều 3(2) của Công ước này qui định nếu các bên không thoả thuận khác, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của quốc gia nơi bên bán có địa chỉ thường trú tại thời điểm mà họ nhận được đơn đặt hàng. Vì trụ sở chính và địa chỉ thường trú của Người bán tại thời điểm tranh chấp là Nam Tư và vì hợp đồng mua bán được ký ở Nam Tư  theo toàn bộ qui tắc áp dụng về tư pháp quốc tế, thì luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng 2. Trở ngại của Hợp đồng: Giá thép trên thị trường thế giới tăng từ 190 USD lên 215 USD (tức là khoảng 13,6%). Theo đánh giá của uỷ ban trọng tài, việc bán thép theo giá thoả thuận (giá bán theo “quyền mua đặc biệt”) thay vì giá hiện tại trên thị trường với mức "thiệt" 13,6% hoàn toàn nằm trong phạm vi rủi ro về giá cả theo tập quán. Hơn nữa, việc tăng giá cũng có thể dự đoán được. Một người bán hàng bình thường cần phải dự liệu được rằng giá thép có thể tăng hơn so với tình hình thực tế, thậm chí mức tăng còn có thể cao hơn nhiều so với mức tăng trong vụ việc đang xét. Và NB đã không viện dẫn điều 133 Luật nghĩa vụ nếu giá cả tiếp tục tăng mạnh.  Theo 2 của Điều 133 luật Nam Tư năm 1978, NB không thể từ chối "quyền mua đặc biệt" với lý do tăng giá thép 3. Mua hàng thay thế - NB ý kiến rằng việc mua 80.000 tấn thép từ một công ty Rumania của NM không thể coi là việc mua hàng thay thế vì NB không được thông báo trước về ý định mua hàng cụ thể của NM Điều 262 cho phép các bên của hợp đồng quyền đòi bồi thường những thiệt hại xảy đến với họ phát sinh từ việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 16 chậm trễ các nghĩa vụ của bên kia. Điều 525, đề cập đến việc mua hàng thay thế, coi việc mua hàng thay thế là giải pháp giảm thiệt hại cho một bên tham gia hợp đồng nếu bên đó đưa ra được các chứng cứ về thiệt hại mà họ phải gánh chịu. - NB cho rằng giá thép trên thị trường thị trường thế giới (cùng loại) đã tăng ít nhất tới 215 USD/tấn, NM lẽ ra phải mua thép của NB, việc NM trên thực tế đã mua thép từ Rumani với giá cao hơn giá NB chào bán là hết sức vô lý NM khẳng định rằng họ đã thực sự mua được giá rẻ hơn, họ đã trả 216,50 USD/ tấn nhưng tiết kiệm được 2 - 2,5 USD/ tấn cước phí vận chuyển. Thiệt hại của họ vì vậy thấp hơn so với sự chênh lệch giá trên thị trường thế giới. Số lượng thiệt hại chỉ là sự chênh lệch giữa 190 USD và 214 USD/ tấn là 24 USD/tấn - NB cho rằng NM phải trả khoản thuế nhập khẩu hàng của Rumani cao hơn hàng của Nam Tư NM không hề đòi bồi thường bất kỳ khoản thiệt hại bổ sung nào phát sinh từ việc mua hàng thay thế. - NB cho rằng thép mua của công ty Rumani có chất lượng thấp hơn so với loại thép mà NB cung cấp Đối với NM thì chất lượng thép là tương đương. Từ các lập luận nêu trên, trong tài đi đến kết luận rằng trong trường hợp này NM hoàn toàn có quyền yêu cầu NB bồi thường khoản chênh lệch giá do phải mua thép của một bên thứ ba thay thế cho số thép đáng lẽ đã mua của NB theo “Quyền mua đặc biệt”. Tuy nhiên, NM chỉ có thể đòi bồi thường khoản thiệt hại thực tế mà họ phải chịu, được tính là mức chênh lệch giữa giá mua đặc biệt (190 USD/tấn) và giá mua thực tế mà NM đã phải trả cho công ty Nam Tư (216,5 USD/tấn) sau khi đã trừ đi khoản tiền mà NM tiết kiệm được từ việc vận chuyển (khoảng 2,5 USD/tấn). Như vậy NB sẽ phải bồi thường cho NM một khoản tiền là 80.000 x 24 USD = 1.920.000 USD Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 17 1.1.4 Tranh chấp phát sinh do người bán không thực hiện nghĩa vụ sau bán hàng:  Sau khi giao hàng cho người mua, người bán vẫn có thể phải thực hiện một số nghĩa vụ như bảo hành, hướng dẫn sử dụng hàng hoá, vận hành máy móc thiết bị,…. Điều khoản bảo hành có vai trò rất quan trọng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị toàn bộ, hàng điện tử, ô tô... Trong các điều khoản này thường quy định người bán có nghĩa vụ đảm bảo khả năng làm việc bình thường của hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả thuận trong hợp đồng.  Như vậy, đối với những hợp đồng mua bán có quy định vấn đề bảo hành, hướng dẫn sử dụng sau bán hàng,… mà người bán lại không thực hiện tốt các nghĩa vụ này thì người mua có quyền phản đối, yêu cầu người bán phải làm tròn nghĩa vụ để bảo đảm quyền lợi cho mình, khi đó sẽ tránh khỏi tranh chấp giữa các bên.  Ngoài các tranh chấp nói trên trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của người bán còn có thể phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, việc cung cấp bao bì và ký mã hiệu hàng hoá,….. 1.2 Các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của người mua: - Việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu không chỉ là nghĩa vụ của người bán mà còn là nghĩa vụ của người mua. Nghĩa là người mua cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng: - Nghĩa vụ của người mua trong một hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nghĩa vụ nhận hàng. - Những tranh chấp, bất đồng có thể nảy sinh khi người mua không thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết với người bán trong hợp đồng sau đây:  Người mua từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán mặc dù hàng hóa được người bán cung cấp hoàn toàn phù hợp với những quy định trong hợp đồng mua bán. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 18  Người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đúng với những thỏa thuận của đôi bên trong hợp đồng mua bán:  Người mua nhận hàng nhưng không thanh toán tiền hàng (trong các phương thức thanh toán clean collection, D/A, chuyển tiền trả chậm,…..  Người mua nhận hàng nhưng chậm trễ, dây dưa trong khâu thanh toán, mở L/C chậm, chuyển tiền chậm so với quy định của hợp đồng.  Thanh toán không đúng loại tiền, số tiền theo quy định,…. 1.2.1 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng: a. Trường hợp quy định thanh toán bằng L/C  Việc người mua mở L/C là điều kiện tiên quyết để người bán thi hành nghĩa vụ giao hàng.  Khi người bán thông báo cho người mua biết là hàng đã sẵn sàng để giao thì người mua phải mở L/C trong thời hạn đã quy định trong hợp đồng.  Việc người mua không mở L/C, mở không kịp thời hoặc số tiền ghi trên L/C không đúng số tiền quy định trong hợp đồng, hoặc không mở L/C quy định tại ngân hàng đã thoả thuận đều là những hành vi vi phạm nghĩa vụ mà hợp đồng đã quy định và dẫn đến khiếu nại của người bán.  Việc không mở L/C sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bán trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá tươi sống, hàng chóng bị hư hỏng như rau quả tươi, thịt gia súc... Người bán sẽ phải bỏ thêm các chi phí khác như thuê kho lạnh để bảo quản, tái chế hàng hoá,…. -> những trường hợp như vậy chắc chắn sẽ gây ra tranh chấp. Ví dụ 5: TRANH CHẤP DO KHÔNG MỞ THƯ TÍN DỤNG THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP Các bên: Nguyên đơn : Người bán – Quốc tịch Áo Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 19 Bị đơn : Người mua – Quốc tịch Việt Nam Tóm tắt vụ việc: 26/06/1999 ký Hợp đồng mua bán với các điều kiện sau :  Hàng hóa : 1500 MT thép tấm cán nóng  Điều kiện giao hàng : C.I.F (F.O.B cảng Hải Phòng)  Tổng trị giá hợp đồng : 370.880 USD  Giao hàng vào tháng 7 năm 1999  Thanh toán bằng L/C không hủy ngang có xác nhận (ngày mở chậm nhất là ngày 30/06/1999)  Điều 7 Hợp đồng quy định rằng trong trường hợp chậm trễ giao hàng hoặc nhận được L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền hủy hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng trị giá hợp đồng cho bên kia. 30/06/1999 (ngày cuối cùng để mở L/C) :  Bên mua đã gửi văn thư cho bên bán trình bày khó khăn khách quan và đề nghị xin hủy Hợp đồng (Khó khăn khách quan là bên mua chưa trả hết tiền nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của bên mua). 03/07/1999 (3 ngày sau khi hết thời hạn mở L/C) :  Bên bán đã telex cho bên mua đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999).  Bên mua đã nhận được bản Telex này.  20 phút sau khi Telex bên bán phát hiện có sự sai sót về ngày tháng, nên đã sửa tháng 6 (June) thành tháng 7 (July) và telex lại ngay cho bên mua. Nhưng sau này bên mua nói là không nhận được bản Telex sửa đổi này của bên bán. 09/08/1999 bên bán vẫn không nhận được L/C cũng như không nhận được tiền phạt từ phía bên mua. Do vậy, bên bán đã kiện bên mua ra trọng tài yêu cầu bên mua nộp phạt. Phán quyết của trọng tài: Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 20 1.Về việc không mở L/C của bên bán: Đến ngày 09/08/1999 bên mua vẫn chưa mở L/C và theo quy định của Điều 7 Hợp đồng bên mua bị coi là không mở L/C, tức là bên mua đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Lý do khách quan mà bên mua nêu không được Uỷ ban trọng tài công nhận là chính đáng, không phải là căn cứ miễn trách cho việc không mở L/C, bởi vì Điều 8 của Hợp đồng cũng như Luật Thương mại Việt Nam, luật hợp đồng của các nước đều không qui định việc gặp khó khăn về tài chính là một căn cứ miễn trách cho việc không thực hiện hợp đồng. Ngày 30/06/1999 bên mua gửi văn thư đề nghị xin hủy hợp đồng vì khó khăn về tài chính, nhưng bên bán không có trả lời gì về vấn đề này. Sự im lặng của bên bán không phải là đồng ý huỷ hợp đồng, do vậy các bên phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vi phạm hợp đồng nhưng không có căn cứ miễn trách nhiệm thì bên mua phải chịu trách nhiệm trước bên bán. 2.Về sai sót ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của bên bán: Khi nhận được Telex thông báo gia hạn ngày mở L/C đến trước ngày 07/06/1999, tức gia hạn lùi về quá khứ, nhưng bên mua không hề có phản ứng gì, không điện hỏi bên bán tại sao lại như vậy, cũng không đề xuất thời gian cụ thể cho việc gia hạn mở L/C. Như vậy chứng tỏ bên mua không quan tâm đến việc gia hạn mở L/C của bên bán. Mặt khác sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C hoặc việc gia hạn lùi về quá khứ của bên bán không phải là nguyên nhân của việc không mở L/C, mà nguyên nhân đích thực của việc không mở L/C là do bên mua gặp khó khăn về tài chính, như đã đề cập ở mục 1 nêu trên. Vì vậy bên mua không được miễn trách nhiệm do không mở L/C. 3. Về tiền phạt: Theo Điều 7 Hợp đồng bên mua có trách nhiệm nộp phạt 5% trị giá hợp đồng cho bên bán, cụ thể là: Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 21 5% x 370.880 USD = 18.544 USD Bên mua lập luận rằng việc bên mua xin hủy hợp đồng, không mở L/C không hề gây thiệt hại nào cho bên bán. Lập luận này không được Uỷ ban trọng tài công nhận, bởi vì bên bán chỉ đòi tiền phạt theo quy định của hợp đồng chứ không đòi bồi thường thiệt hại. Đây là tiền phạt do không thực hiện hợp đồng cho dù không gây thiệt hại cho bên kia. Từ đó Uỷ ban trọng tài quyết định bên mua phải nộp cho bên bán 18.544 USD tiền phạt. b. Trường hợp quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ  Nghĩa vụ của người mua là phải trả tiền hoặc phải chấp nhận trả tiền hối phiếu do người bán ký phát -> nếu người mua chậm trả tiền hối phiếu hoặc không chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.  Việc chậm thanh toán tiền hàng của người mua sẽ gây thiệt hại cho người bán. Thực tiễn mua bán hàng hoá quốc tế cho thấy trong nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu thường áp dụng cách thanh toán: người mua trả trước cho người bán bằng tiền mặt, hay chuyển khoản 30% giá trị hợp đồng trong vòng 30 ngày trước ngày giao hàng, 70% còn lại sẽ được thanh toán bằng phương thức D/P ngay sau khi giao hàng. Khi người mua xuất trình đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hợp đồng tại ngân hàng nhờ thu, nhưng người mua thường dây dưa 30 - 40 ngày sau mới chịu trả tiền -> việc người mua dây dưa chậm thanh toán như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bán và do vậy sẽ không tránh khỏi tranh chấp xung quanh vấn đề này. 1.2.2 Nghĩa vụ nhận hàng Nếu người mua tiếp nhận hàng hóa không kịp thời và đầy đủ có thể gây tổn thất cho người bán: - Trong trường hợp bán hàng theo điều kiện FOB, sau khi nhận được thông báo của người bán là hàng đã sẵn sàng để giao lên tàu thì người mua không dược chậm trễ thuê và chỉ định tàu đến cảng nhận hàng quy định. Mọi sự chậm trễ hay không thực hiện việc thuê và chỉ định tàu sẽ gây ra Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 22 cho người bán các thiệt hại như chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hoá và các chi phí liên quan khác. - Trong các hợp đồng ký giữa Việt Nam và các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, tại các điều khoản về giao hàng và vận tải thường quy định là sau khi nhận được thông báo của người bán là hàng đã được chuẩn bị sẵn sàng để giao thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này thì người mua phải gửi cho người bán một lệnh giao hàng bằng văn bản, trong đó có ghi rõ địa chỉ cụ thể của người nhận hàng, cảng đến ... Người bán chỉ được phép giao hàng sau khi nhận được lệnh giao hàng của người mua -> trong trường hợp người mua không gửi lệnh giao hàng hoặc chậm trễ trong viẹc gửi lệnh giao hàng thì sẽ gây thiệt hại cho người bán, từ đó tranh chấp sẽ phát sinh.  Ngoài những vấn đề nêu trên, các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của người mua còn có thể phát sinh trong các trường hợp như khi người mua mở L/C không đúng các quy định của hợp đồng, người mua tự ý yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán,…. Như vậy các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm được những phương pháp giải quyết tranh chấp đó một cách có hiệu quả nhất. Phần 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 2.1 Các phương pháp giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán 2.1.1 Hòa giải Hòa giải có 3 đặc điểm sau: Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 23 Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về GQTC. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết. Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Như vậy, có thể hiểu hòa giải là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp. Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm:  Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp,  Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án.  Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 24  Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính,… ). Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trường hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai. Bên cạnh những ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định:  Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.  Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.  Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau. Các hình thức hòa giải: Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 25  Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.  Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.  Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.  Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trọng tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Ngoài ra, hòa giải còn được phân thành 2 phương thức với định nghĩa như sau:  Hòa giải vụ việc: việc tổ chức và giám sát hòa giải do các bên tự quy định, không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức nào.  Hòa giải quy chế: do 1 tổ chức hoặc 1 trung tâm chuyên nghiệp giám sát tố tụng trọng tài tiến hành. 2.1.2 Trung gian Cũng tương tự như phương pháp hòa giải là có 2 phương thức: trung gian vụ việc và trung gian quy chế. Nhưng khác với hòa giải ở nghĩa vụ cơ bản của người thứ ba. Đó là: - Hòa giải viên đưa ra lời khuyên bằng lời hoặc bằng văn bản. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 26 - Người trung gian: thiên về thuyết phục các bên để tìm một phương pháp giải quyết tranh chấp một cách thân thiên. 2.1.3 Tố tụng mini Phương thức này thường được sử dụng ở Mỹ. Về cơ bản phương thức này không khác với hòa giải hoặc trung gian nhưng chỉ khác là phương thức này áp dụng chỉ sau khi đã thu thập chứng cứ và thảo luận tranh tụng giữa các bên. 2.1.4 Xem xét tranh chấp/ Ủy ban phân xử tranh chấp Phương pháp này dùng phổ biến trong các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, các hợp đồng xây dựng quốc tế lớn. 2.2 Các phương pháp giải quyết tranh chấp mang tính tài phán 2.2.1 Giải quyết tranh chấp, bất đồng thông qua các tòa án quốc gia Các tòa án quốc gia chủ yếu thực hiện việc tố tụng – tòa án quốc gia được yêu cầu xét xử vụ kiện và đưa ra phán quyết trên cơ sở nội dung vụ kiện. Bên cạnh đó tòa án còn cung cấp những dịch vụ hữu ích, như: ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp và tạm thời, chỉ định chuyên gia kỹ thuật trong phạm vi quyền hạn nhất định, tiến hành quy trình hòa giải- được coi như là bước khởi đầu trước lúc tố tụng thực chất.  Tố tụng tòa án: Tố tụng là phương pháp chủ yếu được sử dụng tại các tòa án. Thông thường, các bên sẽ chọn tòa án tại quốc gia của bên nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên điều khoản này không phổ biến trong các hợp đồng ngoại thương vì lý do không bên nào muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc gia của bên kia. Do đó, trong nhiều trường hợp, các bên không quy định bất kỳ điều khoản nào về giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp phát sinh sẽ phải quyết định tòa án nào có thẩm quyền bằng cách hoặc áp dụng các quy tắc xung đột pháp luật về thẩm quyền pháp lý hoặc xem xét các hiệp định song phương và đa phương có thể áp dụng. Khi đó, một tòa án quốc gia có thể Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 27 khước từ thẩm quyền xét xử và trên cơ sở các quy tắc xung đột pháp luật của quốc gia đó chuyển vụ việc cho tòa án của một quốc gia khác, sau khi bên bị đơn kiện về việc tòa án đó không có thẩm quyền gây ra tốn kém. Trong thực tế, các bên không muốn giải quyết tranh chấp tại tòa án của nước thứ ba vì những lý do: - Sẽ không phù hợp khi đưa tranh chấp được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật này cho các thẩm phán quốc gia khác giải quyết khi mà trình độ chuyên môn và kiến thức của họ có nguyền gốc từ một hệ thống pháp luật khác. - Nếu giải quyết tranh chấp bằng tòa án của bên thứ ba thì hợp đồng và các văn bản có liên quan sẽ phải dịch sang ngôn ngữ làm việc của thẩm phán và cuộc thảo luận cũng phải tiến hành ngôn ngữ của nước thứ ba, điều đó gây bất tiện cho các bên và người tham gia tố tụng. - Nếu chọn tòa án có thẩm quyền của một quốc gia chưa tham gia vào hiệp định song phương hoặc đa phương về công nhận hoặc thi hành các phán quyết của tòa án, các bên rất khó để thực hiện phán quyết đã ban hành. - Các bên cần nhớ rằng tố tụng tòa án được tổ chức công khai.  Các giai đoạn tố tụng tại tòa án: - Khởi kiện - Hòa giải - Xét xử sơ thẩm - Xét xử phúc thẩm - Thi hành án  Các biện pháp khẩn cấp và tạm thời của tòa án quốc gia Các bên liên quan trong tranh chấp có thể yêu cầu tòa án áp dụng một số biện pháp tạm thời hoặc khẩn cấp nhằm: - Đảm bảo đối tượng của vụ tranh chấp không bị thay đổi trước khi phán quyết cuối cùng về nội dung vụ kiện được ban hành hoặc thi hành. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 28 - Quy định cách hành xử các bên và quan hệ giữa họ trong quá trình tố tụng. - Lưu giữ và quản lý các sổ sách, chứng từ liên quan đến tranh chấp.  Giám định kỹ thuật theo lệnh của tòa án: Giám định kỹ thuật là một trong những biện pháp khẩn cấp mà tòa án có thể áp dụng, được thực hiện bởi các chuyên gia, theo yêu cầu của tòa án họ sẽ tiến hành giám định và đưa ra ý kiến về tình trạng của đối tượng tranh chấp (hàng hóa, công trình,…)  Hòa giải bởi các tòa án: Hòa giải là một trong những biện pháp tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành công, thỏa thuận giải quyết được thành lập thành văn bản và có thể có tính chất như một phán quyết ràng buộc. 2.2.2 Giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Cần lưu ý quy tắc cơ bản “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương pháp trọng tài, không có tố tụng trọng tài”.  Các bước tố tụng trọng tài: - Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài - Trung tâm trọng tài kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền, thụ lý đơn kiện và gửi thông báo cho Bị đơn - Bị đơn nộp bản tự bảo về và chỉ định trọng tài viên - Hội đồng trọng tài sẽ được hai trọng tài viên của Nguyên đơn và Bị đơn bầu hoặc do trung tâm trọng tài chỉ định. - Hội đồng trọng tài xem xét giải quyết vụ tranh chấp - Hội đồng trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp - Công bố quyết định trọng tài Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 29  Phân loại Có nhiều loại trọng tài, trong đó có hai loại cơ bản: trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. 2.2.2.1 Trọng tài quy chế: Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số danh sách trọng tài viên riêng. Trong trọng tài quy chế các bên nhờ một trung tâm trọng tài quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức đó. Mức độ giám sát tố tụng trọng tài của các tổ chức trọng tài khác nhau cũng khác nhau, có: trọng tài được giám sát một phần và trọng tài được giám sát toàn bộ.  Lựa chọn trọng tài quy chế thích hợp: Để nhận được sự trợ giúp của tổ chức trọng tài quy chế, các bên phải thỏa thuận bằng điều khoản trong hợp đồng. Điều quan trọng là tên của tổ chức trọng tài phải được nêu chính xác và đầy đủ. Một số tổ chức trọng tài quy chế nổi tiếng: - Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (International Court of Arbitration of the International Chamber of Commerce) với trụ sở đặt tại Paris. - Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre of Settlement of Investment Disputes) được Ngân hàng thế giới thành lập và trụ sở đặt tại Washington D.C. - Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của Hiệp hội trọng tài Mỹ (International Center of Dispute resolution of the American Arbitration Association) với trụ sở đặt tại New York. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 30 - Trung tâm Trung gian và Trọng tài của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Arbitration and Mediation Center of the World Interllectual Property Organization) trụ sở đặt tại Genevo, Thụy Sĩ. 2.2.2.2 Trọng tài vụ việc: Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết tranh cấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó được giải quyết. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Khi gặp khó khăn, đôi khi các bên có thể nhờ một tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp. Do các bên tự tiến hành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù lao và chi phí với các trọng tài viên. Cần lưu ý: Địa điểm tổ chức trọng tài vụ việc có vai trò đặc biêt quan trọng, bởi hầu hất các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc sẽ phải giải quyết theo luật quốc gia ở nơi tiến hành trọng tài. 2.2.3 Ưu nhược điểm cơ bản của tòa án và trọng tài: Tòa án (TA) Trọng tài (TT) Tính trung thực Phán quyết của TA thường bị kháng cáo Đa số phán quyết của TT không bi kháng cáo Sự công nhận quốc tế Phán quyết của TA thường rất khó đạt được sự công nhận quốc tế Phán quyết trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài. Tính trung Mặc dù thẩm phán quốc gia Các bên có thể bình đẳng về: nơi Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 31 lập có thể khách quan, họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và TA thường cùng quốc tịch với một bên tiến hành TT; ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của trọng tài viên và đại diện pháp lý. Năng lực chuyên môn và sự kế tục của các cá nhân Không phải tất cả các thẩm phán đều có chuyên môn về ngoại thương. Trong những vụ kiện kéo dài, có thể có nhiều thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện Các bên có thể lựa chọn TT viên có trình độ chuyên môn cao, miễn là các TT độc lập. Thông thường, TT viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối. Tính linh hoạt TA quốc gia bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng quốc gia Quy tắc tố tụng quy định linh hoạt việc xác định thủ tục TT, thời hạn, địa điểm. Các biện pháp tạm thời TA có thể ra lệnh cưỡng chế khẩn cấp thậm chí trước khi bắt đầu tố tụng thực chất TA cũng có thể ra lệnh cưỡng chế đối với bên thứ ba Trước khi hội đồng TT được thành lập, các bên phải nhận lệnh tạm thời thông qua TA. Khi hội đồng TT được thành lập, các bên vẫn nhận lệnh của TA để ngăn chặn hành vi sai phạm. Theo luật của nhiều nước hội đồng TT cũng được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên TT viên không thể ra lệnh cho bên thứ ba Nhân chứng Các TA , đại diện chủ quyền quốc gia có quyền triệu tập TT viên không có quyền triệu tập bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 32 bên thứ ba và nhân chứng ra trước tòa của họ và không có quyền yêu cầu một bên phải mời nhân chứng đến Tốc độ Có thể bị trị hoãn và kéo dài. Các bên có thể gặp phải một loạt sự kháng các kéo dài và tốn kém TT nhanh hơn TA, TT có thể tiến hành rất nhanh (vài tuần hoặc vài tháng) Tính bí mật Công khai Không công khai Phí tổn Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý tuy nhiên, chủ yếu là thù lao của các luật sư. Các bên phải trả trước các khoản thù lao, chi phí đi lại, ăn ở cho TT viên, cũng như chi phí hành chính cho tổ chức trọng tài quy chế. Phần 3: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI VIỆT NAM 3.1 Tòa án kinh tế 3.1.1 Chức năng:  Xét xử các vụ án kinh tế theo quy định của Pháp luật.  Tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 33 (Nguồn: website Tòa án nhân dân tối cao ) 3.1.3 Thủ tục xét xử các vụ án kinh tế: Khởi kiện vụ án: Người khởi kiện làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thụ lý đơn: Tòa án sẽ thụ lý vụ án với các điều kiện sau: Hòa giải thành Hòa giải không thành  Xét xử Khởi kiện  Thụ lý đơn  Chuẩn bị xét xử - Tiến hành hòa giải Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 34  Người khởi kiện có quyền khởi kiện.  Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.  Đơn khởi kiện được gửi đúng thời hiệu khởi kiện.  Nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí.  Sự việc chưa được quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.  Sự việc không được các bên thỏa thuận trước là giải quyết theo thủ tục trọng tài. Nếu Toà án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình, thì thông báo ngay cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và Toà án vào sổ thụ lý vụ án vào ngày nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Chuẩn bị xét xử: Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện. Nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra. Toà án tiến hành hoà giải.  Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì trong vòng 10 ngày nếu không có bất kỳ thay đổi nào thì Toà án lập Biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật.  Trong trường hợp các đương sự không thể thoả thuận với nhau được, thì Toà án lập Biên bản hoà giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau quá trình chuẩn bị xét xử (thời hạn 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án), thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:  Đưa vụ án ra xét xử;  Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;  Đình chỉ việc giải quyết vụ án. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 35 Đối với các vụ án phức tạp, thì thời hạn nói trên không quá 60 ngày. Mở phiên tòa xét xử: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng, thì thời hạn đó không quá 20 ngày. 3.2 Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Center – VIAC)  Giới thiệu: Trụ sở: 9 Đào Duy Anh, Hà Nội ĐT: 84.4.574 2021/574 4001 VIAC với tính chất là một tổ chức trọng tài phi Chính phủ bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. VIAC có thẩm quyền:  Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ quốc tế: hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế khi có đủ các điều kiện sau: o Một bên hoặc các bên đương sự là thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài o Nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa vụ kiện ra trước VIAC hoặc có điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước VIAC  Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước nếu các đương sự thoả thuận đưa vụ việc đó ra VIAC  Thủ tục xét xử tại VIAC: Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 36 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 37 1. Đơn kiện & Bản tự bảo vệ  Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho Trung tâm. Kèm theo đơn kiện phải có thoả thuận trọng tài, các tài liệu, bằng chứng liên quan. Nội dung chủ yếu của đơn kiện: a. Ngày tháng năm làm đơn kiện b. Tên và địa chỉ của các bên c. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp d. Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có e. Các yêu cầu của Nguyên đơn f. Trị giá tài sản mà Nguyên đơn yêu cầu nếu có g. Tên và địa chỉ người được Nguyên đơn chỉ định làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 38  VIAC tiếp nhận Hồ sơ đơn kiện: VIAC kiểm tra sơ bộ vế vấn đề thẩm quyền và yêu cầu Nguyên đơn nộp phí trọng tài (xem biểu phí trọng tài dưới đây). Khi phí trọng tài đã được nộp đủ và Nguyên đơn hoàn thành các thủ tục cần thiết, VIAC sẽ chính thức thụ lý vụ kiện và thông báo cho Bị đơn  Bị đơn nộp Bản tự bảo vệ: Sau khi nhận được Đơn kiện do VIAC gửi, Bị đơn phải nộp Bản tự bảo vệ cho VIAC. Nội dung chủ yếu: a. Ngày, tháng, năm b. Tên và địa chỉ của Bị đơn c. Cơ sở và chứng cứ bảo vệ nếu có d. Tên và địa chỉ của người được Bị đơn chỉ định làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên Nếu Bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của VIAC, hoặc không có thoả thuận trọng tài, hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu điều đó trong Bản tự bảo vệ Bị đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nộp Bản tự bảo vệ, tối đa không quá 75 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện; Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn; Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp Bản tự bảo vệ; Việc Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ sẽ không ngăn cản các bước tố tụng trọng tài. Quá trình tố tụng trọng tài vẫn được tiến hành. 2. Thành lập Hội đồng trọng tài: gồm 3 Trọng tài viên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận Hội đồng trọng tài gồm 1 trọng tài viên. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 39 Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ do hai Trọng tài viên của Nguyên đơn và Bị đơn bầu, hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định. VIAC gửi Hồ sơ vụ kiện cho Hội đồng trọng tài 3. Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc: Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, có thể mời giám định theo yêu cầu của các bên để làm rõ bản chất vụ việc 4. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp: Khi có đủ điều kiện để giải quyết vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài quyết định triệu tập các bên tham dự phiên họp để giải quyết vụ tranh chấp Thời gian mở phiên họp và cách thức tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài quyết định. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai 5. Phán quyết trọng tài: Sau khi phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và quá trình tố tụng trọng tài kết thúc, Hội đồng trọng tài soạn thảo Phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp hoặc sau đó. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các bên VIAC gửi Phán quyết trọng tài: Sau khi nhận được Phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài, VIAC sẽ gửi phán quyết cho các bên Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 40 Biểu phí Trọng tài Quốc tế Việt Nam Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Trị giá tranh chấp Phí trọng tài 500.000.000 trở xuống 45.000.000 500.000.001 đến 1.000.000.000 45.000.000 + 7,0% số tiền vượt quá 500.000.000 1.000.000.001 đến 5.000.000.000 80.000.000 + 4,0% số tiền vượt quá 1.000.000.000 5.000.000.001 đến 10.000.000.000 240.000.000 + 2,5% số tiền vượt quá 5.000.000.000 10.000.000.001 đến 50.000.000.000 365.000.000 + 1,5% số tiền vượt quá 10.000.000.000 50.000.000.001 đến 100.000.000.000 965.000.000 + 1,0% số tiền vượt quá 50.000.000.000 100.000.000.001 đến 500.000.000.000 1.465.000.000 + 0,4% số tiền vượt quá 100.000.000.000 500.000.000.001 trở lên 3.065.000.000 + 0,1% số tiền vượt quá 500.000.000.000 To-tung.aspx 3.3 Các Trung Tâm Trọng Tài Khác - Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 41 Trụ sở: 90 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 84.4. 822 0602 - Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thăng Long Trụ sở: 47 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội ĐT: 84.4.823 1949 -Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc Giang Trụ sở: 65 Nguyễn Văn Cừ, TX Bắc Giang ĐT: 84.240.773 2740 - Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn Trụ sở: 460 Cách Mạng Tháng Tám, P.4, Q. Tân Bình, TP. HCM ĐT: 84.8.844 6975 - Trung tâm Trọng tài Kinh tế Cần Thơ Trụ sở: 111 Nguyễn An Ninh, TP Cần Thơ ĐT: 84.71.825296 Phần 4: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP 4.1 Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu Cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng là thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đọa đàm phán như chuẩn bị đàm phán, tiếp xúc, tiến hành đàm phán, kết thúc đàm phán, và rút kinh Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 42 nghiệm sau đàm phán. Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác. Ngược lại, những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo vội vã, mang tính hình thức, đối phó với những điều kiện và điều khoản quá sơ sài hoặc mập mờ, tối nghĩa, những hợp đồng bị thúc ép ký kết gấp gáp, chủ thể hợp đồng không kịp có thời gian cân nhắc hay xem xét…chính là mầm mống phát sinh tranh chấp, bất đồng về sau. Để có những hợp đồng chặt chẽ, các bên mua bán có thể: - Tham khảo các mẫu hợp đồng mua bán quốc tế của ITC trên các trang như: http:// www.intracen.org, - Nghiên cứu kỹ và vận dụng tốt các điều khoản Incoterms, UCP, URC…Đây cũng là các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp hữu hiệu. - Nghiên cứu các quy định của các quốc gia có liên quan đến hợp đồng, ví dụ : Nghị định số 06/2008/ NĐ-CP ngày 16/01/2008 của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, Mục 5 Chương II, Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. - Các bên đối tác phải hiểu nhau và thiện chí với nhau. 4.2 Bàn bạc soạn thảo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng. Trên thực tế, ngay cả những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo kỹ lưỡng nhất cũng không thể lường trước tất cả mọi tình huống có thể xảy ra,bởi vạn vật luôn biến đổi, tạo ra vô số những rủi ro, bất trắc. Vì vậy một trong những biện pháp ngăn ngừa tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là bàn bạc soạn thảo kỹ lưỡng những điều khoản bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 43 Mỗi quốc gia đều có những điều khoản quy định về bất khả kháng riêng, ở một số quốc gia còn quy định những tình huống gặp khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, những quy định này ở các quốc gia khác nhau là khác nhau, nên khi áp dụng các hợp đồng ngoại thương có thể dẫn đến những bất đồng, trach chấp. Chính vì vậy khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần đưa những điều khoản về “ Bất khả kháng”, “ khó khăn trở ngại” vào hợp đồng. Khi những điều khoản này được soạn thảo tốt sẽ giúp ngăn ngừa được những bất đồng, tranh chấp hay giúp giả quyết những bất đồng, tranh chấp một khi chúng phát sinh mà không cần sử dụng tòa án hay trọng tài. Ví dụ trong thời gian qua miền Trung có lũ lụt rất nặng, đường xá bị sạt lở, giao thông bị cản trở. Do đó nhiều doanh nghiệp vận tải không thể không vi phạm hợp đồng vận chuyển. Điều này kéo theo nhiều doanh nghiệp cũng phải vi phạm hợp đồng vì không giao được hàng cho bên thứ ba đúng thời hạn, không có nguyên liệu để sản xuất nên chậm giao hàng. Vì thế đây là những điều kiện bất khả kháng mà đã được quy định trong hợp đồng thì sẽ tránh được những tranh chấp không cần thiết Với mục đích giúp các bên mua bán soạn thảo hợp đồng tốt Phòng Thương mại Quốc tê (ICC) đã soạn ra hai điều khoản : Điều khoản bất khả kháng và Điều khoản khó khăn trở ngại. Các bên có thể đưa vào hợp đồng nguyên văn điều khoản bất khả kháng được quy định trong ấn phẩm 421 cua ICC hoặc có thể dẫn chiếu như sau: “ Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại Quốc tế ( ấn phẩm sô 421 của ICC) là một phần của hợp đồng này.” 4.3 Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý. Tổ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc có liên quan mật thiết với nhau. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu bên bán phải tiến hành các công viêc sau: làm những công việc bước đầu của khâu thanh toán ( tùy theo phương thức đã chọn), xin giấy phép xuất khẩu ( nếu cần), chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, thuê tàu, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao gàng, mua bảo hiểm, làm thủ tục thahh toán, giải quyết khiếu nại (nếu có), thanh lý hợp đồng Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 44 Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu bên mua phải tiến hành các công việc sau: xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần), thực hiện các công việc bước đầu của khâu thanh toán, thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại hàng hóa nếu bị thiếu hụt hoặc tổn thất (nếu có), thanh lý hợp đồng. Nếu các bên liên quan đều nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự, phương tiện… để thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặ chẽ với nhau sẽ giảm được bất đồng và tranh chấp. Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Th.S. Kim Ngọc Đạt, 2011, “Quản trị xuất nhập khẩu”, nhà xuất bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh. 2. “Tòa án nhân dân tối cao”, (ngày truy cập 09/05/2013) 3. “Tóm tắt quy trình tố tụng”, to-tung-93/159/Tom-tat-Quy-trinh-To-tung.aspx (ngày truy cập 10/05/2013) 4. “Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá”, thuc-kinh-doanh/186-ky-ket-hop-dong-linh-hoat-dieu-khoan-gia.html (ngày truy cập 07/05/2013) 5. “ 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”, VN/Home/anpham44-107/345/50-phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc.aspx (ngày truy cập 06/05/2013) 6. Diễn đàn giao nhận và vận tải Việt Nam, (ngày truy cập 07/05/2013) 7. Xuất nhập khẩu Việt Nam, (ngày truy cập 08/05/2013) 8. Luật thương mại Việt Nam 2005, (ngày truy cập 08/05/2013)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_11_tranh_chap_trong_hop_dong_kinh_doanh_xnk_ppt_6927.pdf
Luận văn liên quan