Đề tài Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Thành quả - Hạn chế và bài học kinh nghiệm

Có thể nói, CMCN làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới cả về chất lẫn về lượng. Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp tầng lớp khác nhau, sự phân biệt giàu nghèo Sản lượng của nền kinh tế tăng vượt bậc, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời nhằm cải tiến phương thức sản xuất, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ. Sự thay đổi cơ cấu ngành từ nông ngiệp sang công nghiệp, vai trò của máy móc được nhấn mạnh, con người giữ vai trò là nhân tố tạo ra sự đột biến nhờ việc phát minh càng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại. Ngày nay, người ta vẫn thường nói đến CMCN lần thứ nhất với cái nhìn đầy cảm phục. Thành quả và tác động mà nó đem lại cho xã hội thời kì đó nói chung và cho nền kinh tế thế giới hiện nay nói riêng là không gì có thể phủ nhận. Việt Nam hiện đâng trong quá trình đổi mới không ngừng nhằm hoàn thiện đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của chúng ta có thể coi là một biến thể của cách mạng công nghiệp đã được cải tiến để phù hợp với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa và sớm tửo thành một nước công nghiệp hiện đại

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Thành quả - Hạn chế và bài học kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách mạng công nghiệp- thành quả nỗ lực của các nước TBCN Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ra đời sau song chính các cường quốc tư bản đó lại đang làm nên thời đại hoàng kim của nền kinh tế thế giới. Con người được tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu của bản thân, được thể hiện mình ở bất kỳ nơi đâu, bất kể người đó là ai.Để có được thành quả đó chúng ta không thể không kể đến bước ngoặt trên con đường phát triển của bản thân mỗi cường quốc tư bản trên thế giới hiện nay. Đó chính là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( CMCN). Vậy CMCN là gì? Có thể hiểu CMCN là qúa trình thay thế kĩ thuật thủ công bằng kĩ thuật cơ khí, là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế- xã hội, văn hoá và kĩ thuật. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ dựa trên lao động chân tay là chủ yếu, được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước Anh ( 1870), sau đó lan sang Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Nhật… Càng về sau do điều kiện học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước, thời gian thực hiện CMCN diễn ra nhanh hơn và thành quả mà nó đem lại càng rõ rệt. Cuộc CMCN ở Anh gắn liền với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất song nó không chỉ là hiện tượng thuần tuý mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Có thể coi CMCN ở Anh là khơi mào cho hàng loạt những thay đổi sau đó của bộ mặt thế giới. Máy móc thay thế dần con người, công nghiệp lên ngôi chiếm dần vị trí chủ chốt và dần là chiếm tỉ trọng chủ yếu trong GDP của các nước. CMCN lần thứ nhất đã làm thay đổi vị thế của nước Anh, trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, là công xưởng của thế giới ( năm 1848 sản lượng công gnhiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng công nghiệp thế giới), nươc Anh trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế ( năm 1870 khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hoá qua nước Anh) Nước Mỹ từ một nước kém phát triển do hậu quả của nhiều năm làm thuộc địa, bị kìm hãm đã dần trở thành nước có vị thế cao trên thế giới. Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên 68,6 triệu USD năm 1860. Luyện kim năm 1810 sản lượng là 33908 tấn, 1870 : 68700 tấn, giao thông vận tải cũng phát triển không ngừng đặc biệt là ngành đường sắt năm 1830 : 36,8km đến năm 1850 : 14400km, cho tới 1860 con số đó đã lên tới 49000km CMCN đã biến nước Nhật từ một nước nghèo nàn, trong nước không đáp ứng đủ lương thực, nền kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, tài nguyên thiên nhiên hạn chế… thành một nước có nền kinh tế phát triển. Nông sản không chỉ đủ ăn mà còn có thể xuất khẩu. Từ năm 1883 - 1913 sản lượng khai thác than tăng 8,2 lần từ 5,3 triêu tấn lên 21,3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn … Để có thể tiến hành CMCN thì cần có là điều kiện về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và chính trị mà cụ thể hơn chính là nguồn vốn, khoa học công nghệ, máy móc kỹ thuật, con người ( nhà tư bản, chính phủ…), vị trí địa lý… Về chính trị, hầu hết các cuộc CMCN đều được sự hỗ trợ và hậu thuẫn đáng kể từ phía chính phủ ( trừ Mỹ khi đó vẫn đang bị chia thành 2 vùng với 2 chính sách cai trị khác nhau). Ở Anh, nhà nước đưa ra những chính sách bảo hộ mậu dịch, hỗ trợ việc xuất- nhập khẩu máy móc thiết bị (sau một thời gian dài cấm đoán). Còn ở Nhật chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc CMCN. Chính phủ phát triển giao thông, đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng rồi bán lại với giá ưu đãi… Cùng với đó nhà nước còn ban hành những chính sách hỗ trợ việc đầu tư phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp cũng như các nhà tư bản tham gia sản xuất, thương mại. Về cơ bản tính chất của các cuộc CMCN là như nhau. Đều bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, trải qua một khoảng thời gian khá dài và theo một tuần tự nhất định từ thấp đến cao. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiên tích luỹ vốn ban đầu, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên của các nước khác nhau là khác nhau nên quá trình CMCN diễn ra có phần nào đó khác biệt. Ví như ở Anh chúng ta thấy CMCN xuất hiện và bùng nổ đầu tiên ở đây, nguồn lực kinh tế, tự nhiên của Anh rất mạnh trong khi đó Nhật Bản và Mỹ thì trái ngược. Nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển song song và hỗ trợ lẫn nhau đối với Anh và Mỹ nhưng ở Nhật thì họ không chú trọng phát triển nông nghiệp, thậm chí có thể nói nông nghiệp bị bỏ xa và trở nên lạc hậu vô cùng. Vai trò chủ đạo cũng như khởi xướng CMCN ở Anh và Nhật hoàn toàn khác nhau, một bên đề cao vai trò của các nhà tư bản đi đầu còn bên kia thì vai trò chính lại là nhà nước chuyên chế …Khác biệt song CMCN đều diễn ra ở những nước này và đều đem laị những thành công vượt bậc. Cách mạng công nghiệp bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hoá của ngành công nghiệp dệt. Sau đó với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đã sử dụng ngày càng nhiều với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó giao thông được nâng cấp,hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.Với sự bùng nổ của CMCN, nhu cầu về cải tiến kĩ thuật, phương thức sản xuất tiên tiến đã thúc đẩy không ít ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển Khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ, kĩ thuật cơ khí hoá ngày càng sâu rộng trong tất cả các ngành các lĩnh vực. Chính những nguyên nhân khách quan đó mà cá nhà kinh tế,các nhà nghiên cứu ngày nay đã phải thừa nhận :“ Trong vòng chưa đầy một trăm năm giai cấp tư sản đã phát triển lực lượng sản xuất nhiều hơn, mạnh hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại”. Nền sản xuất công nghiệp phát triển, kĩ thuật sản xuất được cải tiến, quá trình chuyên môn hoá lao động khiến cho giá thành sản phẩm rẻ, tạo động lực thúc đẩy buôn bán giao lưu mở rộng buôn bán. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, muốn có lợi nhuận thì bắt buộc các nhà tư bản phải tạo ra sự khác biệt và đổi mới không ngừng. Chính điều này lại là tiền đề phát triển một số ngành mới như nhu cầu về tài chính, vốn đầu tư… thì tư bản tài chính, tài phiệt ra đời… Ở Nhật Bản thời kì này đã xuất hiện Ngân hàng nhà nước nhằm điều tiết và ổn định lượng tiền cung ứng cho các nhà tư bản Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển trên quy mô rộng vì thế đòi hỏi nguồn lực, nhân công lao động có tay nghề. Điều này thúc đẩy sự phân hoá của xã hội thành các giai cấp khác nhau, nông dân thời kì này rơi vào bần cùng hoá và trở thành người không có tư liệu sản xuất và buộc họ phải bán sưc lao động đi làm thuê là chủ yếu. Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa khiến tỉ lệ dân thành thị tăng đột biến và ở nông thôn giảm nhanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm và các tệ nạn xã hội gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo, sự phân biệt giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội trở nên sâu sắc. Người ta thường nói, sự phát triển đi kèm với nó là sự bóc lột, dù ở hình thức tinh vi nào đi chăng nữa thì các nhà tư bản muỗn có lợi nhuận cao buộc phải hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc một là họ phải giảm chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng nguyên liệu kém hơn. Song điều đó có lẽ sẽ là sai lầm nghiêm trọng trong nền kinh tế cạnh tranh như vậy. Và điều tất yếu là họ sẽ quay lại bóc lột công nhân của mình. Lực lượng công nhân chủ yếu là nông dân, không có ruộng đất hoặc mất ruộng đất. Bóc lột xảy ra, mâu thuẫn cũng sẽ xảy ra. Hệ quả quan trọng của nó là sự ra đời của giai cấp vô sản, song song tồn tại và đối lập với giai cấp tư sản về hệ tư tưởng, quyền lợi, địa vị và vai trò xã hội. Có thể nói, CMCN làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới cả về chất lẫn về lượng. Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp tầng lớp khác nhau, sự phân biệt giàu nghèo… Sản lượng của nền kinh tế tăng vượt bậc, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời nhằm cải tiến phương thức sản xuất, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ. Sự thay đổi cơ cấu ngành từ nông ngiệp sang công nghiệp, vai trò của máy móc được nhấn mạnh, con người giữ vai trò là nhân tố tạo ra sự đột biến nhờ việc phát minh càng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại. Ngày nay, người ta vẫn thường nói đến CMCN lần thứ nhất với cái nhìn đầy cảm phục. Thành quả và tác động mà nó đem lại cho xã hội thời kì đó nói chung và cho nền kinh tế thế giới hiện nay nói riêng là không gì có thể phủ nhận. Việt Nam hiện đâng trong quá trình đổi mới không ngừng nhằm hoàn thiện đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của chúng ta có thể coi là một biến thể của cách mạng công nghiệp đã được cải tiến để phù hợp với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa và sớm tửo thành một nước công nghiệp hiện đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCách mạng công nghiệp lần thứ nhất - thành quả- hạn chế và bài học kinh nghiệm.doc
Luận văn liên quan