Trong quá trình đổi mới và mởcủa của Việt Nam, quan hệViệt Nam
– Nhật Bản nói chung , quan hệkinh tếnói riêng đang trong thời kỳcó
nhiều yếu tốthuận lợi. Quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tếkhu vực
đang gia tăng được xem là động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệkinh
tếgiữa các quốc gia trong đó có quan hệgiữa Việt Nam với Nhật Bản. Quá
trình trên gia tăng đặt ra cơhội vềthương mại và đầu tưcho mỗi nền kinh
tếqua đó thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế. Quá trinh cải cách kinh tế
của Nhật Bản đã, đang và sẽgặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng
có không ít khó khăn và đây là cơsởquan trọng cho các nước trên thếgiới
học tập và rút kinh nghiệm đặc biệt là Việt Nam. Đáng chú ý nữa là quá
trình cải cách của Nhật Bản cũng nhưquá trình công nghiệp hoá, hiện đai
hoá ởViệt Nam cho phép hai quốc gia bổsung cho nhau trong việc đảm
bảo nhu cầu của sản xuất và đời sống dân sinh. Đây chính là cơsởkhách
quan cho việc gia tăng quan hệkinh tếsong phương Việt – Nhật. Bên cạnh
đó một sốvấn đềtrên bình diện khu vực và quốc tế đặt ra gần đây nhưviệc
gia tăng của chủnghĩa khủng bốquốc tế, của tình trang buôn lậu, bệnh
tật đặt ra yêu cầu phải mởrộng sựhợp tác hơn nữa giữa các quốc gia
trong đó là mối quan hệgiữa Việt Nam – Nhật Bản.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ Yên, coi đây
như là một phần của chính sách lãi suất bằng 0 và tiếp tục chính sách nới
lỏng tiền tệ cho tới khi nền kinh tế đạt mức lạm phát dương. Việc chuyển
mục tiêu từ lãi suất sang số lượng trong chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ
bắt đầu thực hiện vào tháng 3/2001, theo giáo sư Nariai Osamu của trường
đai học Reitaku là một bước chuyển quan trọng để kéo nền kinh tế ra khỏi
tình trạng giảm phát.
Mức lãi suất của Nhật Bản 1994 – 2002 (%/ năm)
Các loại lãi suất 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
33
Lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn
0,10 0,10 0,10 0,05 0.10 0,02 0,08
Lãi suất có kỳ hạn từ 3
đến 6 tháng
0,475 0,474 0,532 0,221 0,179 0,087 0.035
Lãi suất tiết kiệm bưu
điện không kỳ hạn
0,25 0.25 0,15 0,08 0,12 0,02 0,01
Lãi suất bưu điện kỳ
hạn 3 năm trở nên
0,80 0,45 0,25 0,20 0,20 0,07 0,07
Lãi suất trái phiếu
chính phủ kỳ hạn 10
năm
2,75 1,99 0,97 1,83 1,66 1,31 1,40
Lãi suất chiết khấu 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,10 0,10
Lãi suất cho vay ngắn
hạn
1,62 1,62 1,50 1,37 1,50 1,37 1,37
Lãi suất cho vay dài
hạn
2,50 2,30 2,20 2,20 2,10 1,85 1,75
Lãi suất cho hộ gia
đình vay mua nhà
3,10 3,00 2,20 2,80 2,80 2,60 2,60
(Nguồn: Financial and economic statistic monthly, June 2002, No.39, p.4)
Cho đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình “Big Bang”,
BOJ vẫn không thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ của mình với việc duy
trì lãi suất thấp và tăng cơ số tiền.
4. Các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo hiểm
a. Về thuế
Thực tế chỉ ra rằng thuế là một vấn đề nhạy cảm và tác động nhanh
tới hoạt động kinh tế. Nhằm làm sống động nền kinh tế sau 2 năm suy thoái
nặng nề 1997 – 1998, và để kích thích tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ Nhật
Bản đã tập trung vào việc cải cách thuế, coi đó là một phần trong cải cách
cơ cấu của Nhật Bản. Trong năm tài chính 1999, Chính phủ đã thực hiện
chương trình cắt giảm thuế thường xuyên và thuế chiến lược.
34
Trong cắt giảm thuế thường xuyên thì thuế thu nhập sẽ được cắt
giảm 20% với mức cắt giảm tối đa không quá 250.000 Yên. Mức thuế thu
nhập cao nhất sẽ giảm từ 65% xuống 50%. Thuế nhà ở sẽ được giảm 15%
với mức cắt giảm tối đa là 40.000 Yên. Thuế công ty sẽ được cắt giảm từ
46,36% xuống còn 40,87% với tổng trị giá là 2,3 nghìn tỷ Yên (Nguyễn
Minh Phong – Trịnh Thanh Huyền, Cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản
những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà
Nội). Thuế chiến lược bao gồm việc nới lỏng thuế đối với các tài sản cầm
cố trị giá 2,5 nghìn tỷ Yên. Có thể nói đây là chương trình cắt giảm thuế
lớn nhất trong lịch sử của Nhật Bản.
Không giống như các nước công nghiệp khác, ở Nhật Bản thuế trực
tiếp như thuế công ty, thuế thu nhập đóng vai trò quan trọng hơn thuế gián
tiếp như thuế giá trị gia tăng.
Thời gian gần đây, do kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng nên
nhiều công ty đã không nộp thuế, và điều đó đã trực tiếp làm tổn thương
đến ngân khố quốc gia. Vì vậy, Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính
Nhật Bản do thủ tướng Kozumi làm chủ tịch đã đưa một loạt đề suất mới
về cải cách thuế. Trong đó coi thuế thu nhập như là mục tiêu hàng đầu cần
thay đổi. Theo đề xuất mới này, mức thuế khởi điểm sẽ được hạ thấp nhằm
mục đích mở rộng diện chịu thuế (tăng số lượng người đóng thuế), giảm
thuế suất tối đa từ mức 75% xuống còn 70%. Trước đây, nhiều gia đình
Nhật Bản không phải đóng thuế vì mức khởi điểm phải đóng thuế thu nhập
còn cao. Ngoài ra, sẽ đánh thuế tài sản nặng hơn, đặc biệt là những vụ mua
bán bất động sản lớn nhằm làm dịu đi sự bất ổn trong thị trường bất động
sản. Thuế đánh vào tài sản thừa kế và quà tặng sẽ giảm nhăm kích thích
tiêu dùng, hiện đang ở mức 5%. Mặc dù đây là cải cách hợp lý nhất nhưng
nó có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng như đã xảy ra vào năm 1997, khi tỷ
lệ thuế tiêu dùng tăng từ 3 lên 5%. Các nhà phân tích cho rằng năm nay là
năm thuận lợi nhất để Chính phủ đẩy mạnh cải cách thuế – một hành động
mất lòng dân, vì là năm không có tổng tuyển cử (Tin Kinh tế 25-04-2002).
Chính sách giảm thuế thu nhập có tác động tích cực nếu đó là sự cắt
giảm lâu dài vì đối với người tiêu dùng, một mức thuế thu nhập thấp hơn sẽ
35
kích thích chi tiêu, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp. Nhưng sự cắt
giảm lâu dài lại tiềm ẩn nguy cơ chin ép đầu tư bởi vì lợi tức trái phiếu dài
hạn sẽ gia tăng – hậu quả của gia tăng nợ chính phủ. Ngược lại, một mức
thuế công ty thấp hơn chỉ kích thích đầu tư khi đó là sự cắt giảm tạm thời
bởi vì đầu tư phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận, đầu tư quá mức và lòng tin.
Thu thuế ở Nhật Bản tính đến tháng 3/2003 giảm 5,5% xuống còn
47,9 nghìn tỷ Yên, thấp hơn so với dự toán 1,7 nghìn tỷ Yên. Thuế thu từ
các công ty giảm 12,7% so với năm tài chính trước, xuống còn 10,3 nghìn
tỷ Yên, giảm 935 tỷ Yên so với dự toán.
Trong năm tài chính 2002, Nhật Bản dự tính sẽ cắt giảm 1.000 tỷ
Yên thuế công ty và ngày 5/8/2002 Thủ tướng Koizumi đã cắt giảm thêm
1.000 tỷ Yên thuế công ty thêm một năm nữa, nghĩa là năm tài chính 2003
kết thúc vào tháng 3/2004 tạo ra sự cạnh tranh bình dẳng cho các công ty.
Giảm thuế tập trung vào các công ty trong việc tăng cường sử dụng
vốn và nghiên cứu. Thuế công ty của Nhật Bản hiện nay là 40,87% so với
thu nhập, cao hơn chút ít so với Mỹ (40,75%). Nhưng mức này cao hơn
10,84% mức thuế của Anh và 6,54% của Pháp, và cao hơn các nước châu
Á khác 10 đến 15% (Việt Nam News, 12/8/2002).
b. Về thu chi ngân sách của Chính phủ
Mặc dù trong những năm 1990 Nhật Bản đã nhiều lần tiến hành cải
cách thu chi ngân sách, song, đây vẫn là lĩnh vực khó khăn và gay gắt nhất.
Trong khi các nước châu Âu và Mỹ liên tục duy trì những nguyên tắc tài
chính ở trung ương và địa phương để cải thiện thu chi ngân sách, Nhật Bản
trái lại thâm hụt ngân sáchkhông ngừng tăng. Hai nhân tố chính khiến thâm
hụt ngân sách tăng là sử dụng qua mức chính sách tài chính để kích thích
phát triển kinh tế và sự cách biệt giữa lợi ích và chi phí.
Về chi tiêu ngân sách: Trong năm tài chính 2001, Nhật Bản vẫn duy
trì chính sách tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế. Trong tháng 11/2002,
chỉ chưa đến 1 tuần, Chính phủ đã phê chuẩn2 đợt chi ngân sách bổ sung trị
giá 5,5 nghìn tỷ Yên cho năm tài chính 2001 kết thúc vào tháng 3/2002.
36
Trong đó 3 nghìn tỷ Yên được chi cho chương trình việc làm và 2,5 nghìn
tỷ Yên được chi cho hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Riêng khoản chi cho
chương trình việc làm đã khiến cho tổng giá trị trái phiếu phát hành của
Chính phủ đượcphát hành trong năm tài chính 2001 lên tới 30 nghìn tỷ Yên
và nợ của Chính phủ sẽ lên đến 666 nghìn tỷ Yên, tương đương với 130%
GDP, mức cao nhất trong số các nước phất triển.Tài khoản chi tiêu tổng
hợp của Chính phủ cho năm 2001 vào khoảng 83 nghìn tỷ Yên. Trong đó
dịch vụ nợ quốc gia chiếm khoảng 17 nghìn tỷ Yên, gần bằng 1/5 tổng số.
Trợ cấp thuế cho địa phương cũng xấp xỉ 17 nghìn tỷ Yên. Đây là những
khoản chi tiêu không nằm trong chi tiêu chung của Chính phủ. Chi tiêu
chung của Chính phủ là 48 nghìn tỷ Yên, chiếm 58,9% tổng tà khoản chi
tiêu chung. Trong đó an ninh xã hội, các công việc công cộng, giáo dục và
nghiên cứu khoa học chiếm 2/3 chi tiêu chung, còn lại là chi cho quốc
phòng và các chi tiêu khác như chi cho những trường hợp khẩn cấp, trợ
giúp kinh tế, lương hưu cho nhân viên nhà nước. Chi tiêu ngân sách của
Chính phủ năm 2002 ước tính là 47,5 nghìn tỷ Yên và tăng lên 48,1 nghìn
tỷ Yên trong năm tài chính 2003.
Về đầu tư công cộng: Những công trình tạo cơ sở cho các hoạt động
kinh tế như đường giao thông, hải cảng, nhà cửa, cấp thoát nước, đê đập…
cần đầu tư của nhà nước. Lịch sử đầu tư công cộng ở Nhật Bản, nhìn chung
so với các nước phương Tây còn cách xa và đi sau một đoạn khá dài, vì vậy
trong tương lai vẫn sẽ duy trì một mức đầu tư công cộng cao. Kết quả là
một số hạng mục sẽ được đầu tư nhiều hơn trước, trong tình trạng tài chính
khó khăn đòi hỏi phải sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn. Vì vậy, khi phát
triển đầu tư công cộngtrong tương lai sẽ phải ưu tiên cho các khu vực sẽ
phục vụ nhiều cho phát triển kinh tế của thế kỷ XXI cũng như sự hiệu quả
và minh bạch hơn.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ NHẬT BẢN CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC
CẢI CÁCH
37
Trước tình hình suy thoái kinh tế kéo dài, đặc biệt là vấn đề tài chính
và ngân sách khó khăn, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các
biện pháp chính sách cải cách nhằm đem lại sự ổn định hơn cho khu vực tài
chính bằng cách tăng cường các biện pháp chính sách cải cách nhằm đem
lại sự ổn định hơn cho khu vực tài chính bằng cách tăng cường các biện
pháp đẩy nhanh sự khôi phục các chức năng tài chính trung gian, giải quyết
các khoản nợ khó đòi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ lại các nguồn
tài lực cho các lĩnh vực tăng trưởng mới, và hiện thực hoá sự phục hồi của
các nghành tàu chính và công nghiệp Nhật Bản. Chính phủ của Thủ tướng
Koizumi sẽ tiếp tục chương trình cải cách cơ cấu một cách toàn diện dưới
khẩu hiệu “Không có tăng trưởng nếu không có cải cách”.
Nhằm lấy lại sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản, Chính phủ Nhật
Bản cho rằng cần phải tiến hành tất cả những biện phápchính sách có thể.
Hiện nay, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh cải cách cơ cấu thông qua 4 trụ
cột chính là: cải cách hệ thống tài chính, cải cách thuế, cải cách sự can
thiệp của Chính phủ, cải cách cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, nhằm đẩy
mạnh những cố gắng theo hướng lấy lại sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản,
và nhằm hiện thực hoá sự tăng trưởng bền vững dựa vào cầu của khu vực
tư nhân trong khi khắc phục sự giảm phát. Chính phủ Nhật Bản cũng đã và
đang thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm tạo thêm việc làm và mạng lưới
an toàn cho các xí nghiệp vừa và nhỏ, phân cấp mạnh mẽ cho các chính
quyền địa phương trong việc giải quyết các khoản nợ khó đòi. Sau đây là
nội dung cụ thể của các chính sách và biện pháp cải cách trong lĩnh vực
kinh tế hiện nay.
1. Cải cách hệ thống tài chính
Đây được coi là lĩnh vực nóng bổng và kho khăn nhất của các cuộc
cải cách hiện nay. Trong lĩnh vực này, Chính phủ Nhật Bản chủ trương:
Cần phải giải quyết ngay vấn đề nợ khó đòi của các ngân hàng chủ yếu
nhằm lấy lại lòng tin cho hệ thống tài chính Nhật Bản và sự quản lý tài
chính cũng như tạo ra một thị trường tài chính được thế giới đánh cao;
Chính phủ đặt mục tiêu giải quyết một bước vấn đề nợ khó đòi vào cuối
năm tài chính 2004 bằng cách giảm một nửa tỷ lệ các khoản cho vay không
38
hoạt động của các ngân hàng chủ yếu, và chủ trương tạo ra một hệ thống tài
chính mạnh hơn có thể hỗ trợ cho cải cách cơ cấu; Nhằm xây dựng một
khung khổ mới cho việc quản lý tài chính và tạo thuận lợi cho cải cách cơ
cấu, Chính phủ sẽ tiến hành 3 biện pháp chủ yếu là: Thắt chặt việc đánh giá
tài sản; đảm bảo sự dủ vốn; và tăng cường công tác quản lý.
2. Cải cách thuế
Chính phủ sẽ xúc tiến cải cách thuế một cách toàn diện và mạnh mẽ
nhằm làm cho hệ thống thuế thích hợp nhất với tình hình của thế kỷ XXI.
Cuộc cải cách này cũng nhằm tạo ra một hệ thống thuế gọn nhẹ và đơn
giản. Hiện nay các chính sách cải cách thuế đang trong quá trình xem xét
dựa trên cơ sở 6 điểm chính sau đây:
Dành ưu tiên cao nhất cho sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản
Tính toán đầy đủ đến những đặc trưng và khả năng của mỗi cá nhân
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Thực hiện cải cách thuế kết hợp với cải cách chi tiêu của Chính phủ
Thực hiện cải cách thuế phù hợp với cải cách hệ thống đảm bảo xã
hội
Thực hiện cải cách thuế kết hợp với giảm sự can thiệp của Chính phủ
và cải cách tài chính ở các đia phương
Chia sẻ gánh nặng một cách công bằng cho tất cả các cá nhân và các
công ty, có tính đến các nhóm thu nhập thấp khi thật sự cần thiết.
3. Cải cách sự can thiệp của Chính phủ
Về vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản chủ trương: Thực hiện giảm hơn
nữa sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế nhằm phát huy đến mức tối
đa khả năngcủa khu vực tư nhân và mở rộng kinh doanh tư nhân; Thực
hiện các “Đặc khu dành cho cải cách cơ cấu”. Điều này đã cho phép các
chính quyền địa phương hoặc các hãng tư nhân áp dụng và tận hưởng sự
miễn trừ đặc biệt của Chính phủ, dựa trên cơ sở những đóng góp của địa
39
phương. Đặc khu cải cách cơ cấu có ý nghĩa quan trọng bởi vì các thực thể
địa phương ở khu vực đó có thể xúc tiến cải cách cơ cấu trên cơ sở sáng
kiến của chính họ.
4. Cải cách chi tiêu của Chính phủ
Cải cách chi tiêu Chính phủ là sự cần thiết tất yếu cho việc lấy lại
sinh khí cho nền kinh tế và giải quyết tình trạng thâm hụt lớn trong ngân
sách. Nói một cách cụ thể hơn, Chính phủ Nhật Bản đã và đangthwcj hiện
4 biện pháp chủ yếu là: Xem xét lại sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội theo
quan điểm phân bổ một cách có trọng điểm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư
công cộng; Thiết lập một hệ thống bền vững dựa trên cơ sở: Cải cách hệ
thống đảm bảo xã hội phù hợp với sự thay đổi xã hội, như “Xã hội của
những người cống hiến suốt đời” hoặc “Xã hội không phân biệt giới tính”;
bình đẳng giữa các thế hệ; và cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi; Thực
hiện mạnh mẽ và toàn diện các cuộc cải cách tài chính và phân cấp cho các
chính quyền địa phương nhằm giảm sựcan thiệp của Chính phủ trung ương
vào các vấn đề địa phương, cũng như mở rộng quyền và nghĩa vụ của các
chính quyền địa phương; Cải cách một cách toàn diện ngành lương thực;
đồng thời tăng cường năng suất và hiệu quả của khu vực công cộng thông
qua các nguồn lựcbên ngoài và sáng kiến tài chính tư nhân; Thực hiện khẩu
hiệu “Từ công cộng chuyển sang tư nhân”.
Tóm lại, quá trình cải cách kinh tế Nhật Bản đã, đang và sẽ vẫn còn
tiếp tục được thực hiện. Những thành công bước đầu của cuộc cải cách này
là rất đáng khích lệ, song bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít khó khăn
và bất cập mà hệ thống kinh tế Nhật Bản vẫn đang và sẽ tiếp tục phải
đương đầu. Tương lai của hệ thống này sẽ ra sao vẫn còn là một điều bí ẩn.
Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng, hệ thống này đã có những sự
thay đổi cho dù rất chậm chạp và sẽ còn tiếp tục được cải cách theo hướng
một nền kinh tế thị trường mở theo kiểu phương Tây hiện nay – lấy thị
trường vốn và cạnh tranh tự do làm động lực chính cho sự phát triển của
nó.
40
CHƯƠNG III. QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM –
NHẬT BẢN
I. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH Việt
Nam đến năm 2010 đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội 10 năm thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: "Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên thị
trường quốc tế được nâng cao", với mục tiêu kinh tế cụ thể là:
- Đưa GDP năm 2010 tăng ít nhất gấp đôi năm 2000 với nhịp độ tăng
GDP bình quân 7,5%/năm.
- GDP bình quân đầu người đạt 700 - 750 USD.
- Nhịp dộ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP (15%/năm).
Để thực hiện được mục tiêu trên Đảng ta coi công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước là nhiện vụ quan trọng hàng đầu. Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. “Gắn chặt xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Đại hội lần thứ IX
của Đảng nhận định “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan”, và
nền kinh tế độc lập tự chủ không đối lập với việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại mà lại là điều kiện quan trọng để nước ta chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, có khả năng đón bắt thời cơ do toàn cầu hoá và khu vực hoá
kinh tế mang lại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để
phát triển đất nước.
41
Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước là những
đổi mới về tư duy, lý luận, thực tiễn của Đảng ta nhằm huy động mọi
nguồn lực cho phát triển đất nước được thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI. Đại hội VI đã khẳng định trong thời kỳ quá độ lâu dài đi lên chủ
nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm:
thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (kinh tế nhà nước và hợp tác xã) và
thành phần kinh tế khác (sản xuất nhỏ hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân,
kinh tế tư bản nhà nước với các hình thức khác nhau), mở đường cho việc
thu hút nguồn vốn FDI.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã đưa ra chủ trương:
"Mở rộng kinh tế với nước ngoài và thiết lập trật tự, kỷ cương trong mọi
hoạt động kinh tế, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hợp tác sản xuất
với Liên Xô, Lào, Cămpuchia và các nước xã hội chủ nghĩa khác, từng
bước phát triển quan hệ kinh tế với một số nước khác, thu hút vốn và kỹ
thuật của nước ngoài bằng nhiều hình thức: hợp tác sản xuất, gia công,
nhận thầu dịch vụ, hợp doanh, đầu tư toàn bộ, vay vốn dài hạn", "chúng ta
cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước đang phát triển, với một số
nước hoặc tổ chức tư nhân trong thế giới tư bản chủ nghĩa".
Bằng những khẳng định và cam kết, Nhà nước ta đã thừa nhận và
đảm bảo bằng pháp luật sự tồn tại và quyền lợi của một thành phần kinh tế
mới, đó là kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước, mở ra một
hướng mới cho hợp tác kinh tế quốc tế, khai thông mọi nguốn vốn đầu tư
quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đưa đất
nước ta từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Kinh tế hợp tác, liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức
chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để
tiếp nhận công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào
thị trường khu vực và thị trường thế giới, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực
cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi
của tình hình quốc tế, khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh trong
từng thời kỳ phát triển". Với phương hướng: "Cần tích cực cải thiện hơn
42
nữa môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liên
doanh với nước ngoài có nhiều hình thức thích hợp để tận dụng mọi nguồn
vốn đầu tư, chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác với các công ty đa
quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền
kinh tế khu vực và thế giới; ưu tiên cho đầu tư trực tiệp, nhất là từ những
công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ thế giới để tranh thủ chuyển
giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm
nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa
phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất
khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất
chưa có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Phát triển rộng rãi các hình thức kinh
tế tư bản Nhà nuớc; áp dụng nhiều phương thức hợp tác, liên doanh giữa
Nhà nước với các nhà tư bản trong nước và các công ty tư bản nước ngoài.
Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có
hiệu quả vốn đầu tư.
II. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM – NHẬT BẢN
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, việc mởi rộng hợp tác nói
chung, hợp tác kinh tế nói riêng là nhu cầu tất yếu với mọi quốc gia. Tuy
nhiên, mỗi quốc gia phải xuất phát từ thế và lực của mình mà có quan điểm
hợp tác phù hợp với từng đối tác cụ thể. Việt Nam đang trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất cần vốn, kỹ thuật và công nghệ
quản lý… Có thể giải quyết nhu cầu đó qua tham gia mở rộng hợp tác quốc
tế, mà Nhật Bản là một đối tác chủ yếu. Việc xác định quan điểm hợp tác
với Nhật Bản, từ đó có những giải pháp cụ thể để tận dụng tốt nhất thế
mạnh, cơ hội từ Nhật Bản là rất có ý nghĩa.
1. Nhu cầu mở rộng hơn nữa hợp tác tương hỗ giữa Nhật Bản và Việt
Nam trong tình hình hiện nay
43
1.1. Đẩy mạnh cải cách ở Nhật Bản sẽ gia tăng nhu cầu mới trong hợp
tác
Có thể thấy từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực
Đông Á Nhật Bản đã có những cố gắng xúc tiến mạnh hơn chương trình cải
cách nền kinh tế của mình. Trên thực tế cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ rõ
những điểm hạn chế trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong hệ
thống tài chính ngân hàng buộc Nhật Bản phải có sự cải cách toàn diện.
Nhìn lại các cuộc cải cách trong những năm gần đây ta thấy Nhật Bản
không chỉ chú trọng vào phương diện tạo cầu, kích cầu mà còn chú ý cả
khía cạnh cung của nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trên
cơ sở phát triển mạnh các ngành kinh tế kỹ thuật cao.
Trên phương diện cầu, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương
trình kích thích kinh tế hàng năm nhằm mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó là
những cố gắng tập trung giải quyết các khoản nợ khó đòi, nhằm tạo sự lành
mạnh trong hệ thống ngân hàng, kích thích các hoạt động đầu tư tư nhân.
Trong các chương trình cải cách của các Thủ tướng Nhật Bản trước ông
Koizumi đều chú trọng tăng đầu tư công cộng, nhưng chính quyền ông
Koizumi lại chú trọng kích thích đầu tư tư nhân, hạn chế, giảm tài trợ đầu
tư công cộng nhằm tiến tới cân bằng ngân sách. Chẳng hạn theo dự toán
ngân sách năm tài chính 2002, công trái được phát hành không quá 30
nghìn tỷ Yên, giảm 10% ODA và giảm đầu tư công cộng 10%. Để kích
thích mạnh hơn đầu tư tư nhân chính phủ đã tập trung vào giải quyết nợ
khó đòi thông qua một số giải pháp mạnh có tính khả thi như bán lại nợ,
cho doanh nghiệp chịu nợ phá sản, ngân hàng tự huỷ bỏ một phần nợ. Cùng
với đó thực hiện giảm thuế để kích thích người dân tăng chi tiêu và đầu tư
phát triển kinh tế.
Trên phương diện cung, nhà nước chú ý đẩy mạnh cải cách cơ cấu và
thể chế kinh tế nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp
hoạt động. Các chính sách nhà nước tập trung chú trọng phát triển các
ngành công nghệ cao đại diện cho nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Xúc
tiến chương trình phát triển tổng thể vùng kinh tế nhằm gắn kết các khu
vực trong nền kinh tế theo 4 trục chính: Đông – Bắc, ven biển Nhật Bản,
44
ven Thái Bình Dương và trục phía tây Nhật Bản, qua đó phát huy lợi thế so
sánh của từng vùng trong hoạt động kinh doanh hợp tác quốc tế. Nhật Bản
cũng đẩy mạnh tiến trình tự do hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh gia tăng
các hoạt động hợp tác đa phương, đặc biệt chú trọng hợp tác với ASEAN,
Nhật Bản cũng từng bước mở cửa thị trường nội địa và tự do hoá các hoạt
động kinh doanh, thu hút nhiều hơn dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường
Nhật Bản.
Điều đáng chú ý trong các cuộc cải cách gần đây là chú trọng phát
triển kinh tế theo hướng gia tăng nội nhu, lấy nội nhu làm động lực phát
triển. Các chiều hướng cải cách trên đương nhiên có tác động rất lớn đến
quan hệ kinh tế của Nhật Bản với các bạn hàng, trong đó có Việt Nam.Cụ
thể nó đặt ra hàng loạtnhu cầu của bản thân nền kinh tế Nhật Bản cần có sự
hợp tác đáp ứng từ phía đối tác.
1.1.1. Trong quá trình cải cách việc tạo lập, mở rộng thị trường hàng hoá
và dịch vụ bên ngoài là rất cần thiết nhằm tăng cầu qua đó kích thích sản
xuất phát triển
Rõ ràng cái khó của nền kinh tế Nhật Bản hiện nay là thúc đẩy tiêu
dùng, tạo cầu cho nền kinh tế. Việc chú trọng tạo cầu nội địa là hướng quan
trọng, song bước chuyển này đòi hỏi thời gian và hiện tại cũng còn đang
gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế Nhật Bản thời gian qua trong tình trạng
suy thoái gắn kiền với giảm phát. Giá cả hàng hoá dịch vụgiảm là khó khăn
cho phục hồi sản xuất. Mặc dù nhà nước chú ý kích cầu qua tăng tiêu dùng
công cộng, song mức chi tiêu công cộng cũng có hạn, hơn nữa quy mô của
chúng rất nhỏ bé so với tổng tiêu dùng nói chung. Đầu tư công cộng năm
2000 trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 7,2 % trong tổng cầu của nền
kinh tế. Chi tiêu cá nhân tuy chiếm tỷ lệ lớn 55,9% tổng cầu nhưng tâm lý
tích luỹ hạn chế chi tiêu trong dân chúng đang tăng lên do tình hình kinh tế
– chính trị không ổn định trong những năm qua làm cho mức gia tăng của
khoản chi này cũng ít triển vọng. Rõ ràng trong tình hình này việc mở rộng
thị trường bên ngoài vẫn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế.
Có thể thấy ASEAN là thị trường truyền thống của Nhật Bản. Hàng
năm ASEAN nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vừt Nhật
45
Bản. Theo số liệu thống kê năm 1990 tỷ trọng hàng xuất khẩu của Nhật
Bản vào các nước ASEAN chiếm 11,49% tổng mức xuất khẩu của Nhật
Bản, tương đương 33,7% mức xuất khẩu của Nhật Bản vào Châu Á. Tính
trung bình trong thời gian 1990 – 1997 xuất khẩu của Nhật Bản tới ASEAN
5 chiếm khoảng 30%. Trong các sản phẩm xuất khẩu thì các hàng hoá thiết
bị giao thông vận tải, máy móc chiếm tới 96% giá trị hàng xuất khẩu của
Nhật Bản vào ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á 1997
đã tác động đến nhu cầu hàng hoá dịch vụ của ASEAN với nền kinh tế
Nhật Bản, cộng với đó những khó khăn trong nền kinh tế Mỹ, nhất là sau
sự kiện 11/9/2001 làm giảm nhu cầu sản phẩm hàng hoá. Chính điều này
ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của Nhật Bản, mức dư thừa trong
kim ngạch thương mại có xu hướng giảm sút. Hoạt động kinh tế đối ngoại
khó khăn càng làm cho việc phục hồi nền kinh tế Nhật Bản thêm nan giải.
Đáng chú ý trong những năm gần đây sự phát triển của nền kinh tế
Trung Quốc và Việt Nam đã tạo ra nhu cầu mới ngày càng tăng về sản
phẩm hàng hoá mà Nhật Bản có thể đáp ứng. Trên thực tế mức tăng xuất
khẩu của Nhật Bản vào Châu Á, phần quan trọng là từ Trung Quốc. Thị
trường Việt Nam tuy tỷ trọng nhập khẩu từ Nhật Bản còn khiêm tốn, song
đây là thị trường tiềm năng có sức tăng trưởng cao, có thể nhập nhiều loại
sản phẩm hàng hoá từ Nhật Bản. Năm 1998 tỷ trọng của Việt Nam trong
kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản khoảng 0,5%, trong khi đó con số
tương ứng của Trung Quốc là 13,2%; của Singapo là 2,9%; Malaixia:
2,7%; Thái Lan: 2,6%; Inđônêxia: 2,3% và Philipin:1,7% (TS. Vũ Văn Hà
(chủ biên). Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm1990 và
triển vọng. Nxb.KHXH, Hà Nội). Nếu xét về chiều hướng tăng trưởng thì
thị trường Việt Nam sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng xuất khẩu
của Nhật Bản, do nhu cầu gia tăng về sản lượng hàng hoá trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cũng như việc quan
tâm, thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quan hệ thương mại
giữa hai nước, như vấn đề nợ thương mại, chất lượng sản phẩm, cơ chế
chính sách… nhằm đi tới ký hiệp địnhthwơng mại song phương.
46
1.1.2. Trong quá trình cải cách nền kinh tế Nhật Bản sẽ đẩy đến gia tăng
nhu cầu đầu tư ra bên ngoài nhằm khai thác lợi thế công nghệ và nguồn
vốn cũng như tận dụng nguyên vật liệu và lao động tại thị trường bản địa
Nền kinh tế Nhật Bản đang trong quá trình chuyển dịch từ nền công
nghiệp chín muồi sang nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Điều rõ ràng là
Nhật Bản đã có bước phát triển vượt trước các nền kinh tế trong khu vực.
Trong bước chuyển này, một mặt Nhật Bản phải đầu tư nghiên cứu các
công nghệ mới xây dựng các ngành công nghiệp mới; mặt khác sẽ phải
đồng thời chuyển giao các công nghệ của nền công nghiệp hoá, cái mà
Nhật Bản đang có thế mạnh và các quốc gia khu vực trong đó có Việt Nam
đang rất cần. Trên thực tế quá trình chuyển giao công nghệ của Nhật Bản
đã được thực hiện ngay trong những thập niên trước đây và dặc biệt được
đẩy mạnh sau năm 1985 khi mà đồng Yên tăng giá mạnh.
Việc chuyển giao các cơ sở công nghệ của nền công nghiệp hoá
không chỉ là yêu cầu dặt ra trong bước đường cải cách cơ cấu mà thông qua
các hoạt động chuyển giao này Nhật Bản có thể thâm nhập thị trường, phát
huy ưu thế về công nghệ để tăng lợi nhuận, qua đó có điều kiện cải cách cơ
cấu, phát triển các hoạt động kinh doanh mới.
Tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài, tỷ xuất lợi nhuận thấp, nhất là
tình trạng giải pháp vẫn chưa khác phục được đã không tạo ra được môi
trường kích thích các hoạt động đầu tư nội địa. Việc tăng các hoạt động
kinh tế đối ngoại, kể cả đầu tư và thương mại sẽ được xem như một kích
thích từ bên ngoài đối với các hoạt động bên trong, tạo điều kiện cho các
giải pháp khắc phục suy thoái.
Trong quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản nhìn nhận Việt Nam là thị
trường đầu tư tiềm năng còn ít được khai thác so với các quốc gia lân cận.
Nhật Bản có nguồn tài chính lớn cần có nơi đầu tư. Việt Nam có thể tiếp
nhận các nguồn vốn và kỹ thuật của Nhật Bản để xây dựng các ngành kinh
tế của mình. Trong những năm qua đầu tư của Nhật Bản vào thị trường
Việt Nam tuy chiếm tỷ lệ cao trong các đối tác đầu tư vào Việt Nam nhưng
so với tiềm năng và nhu cầu của 2 bên vẫn còn là khiêm tốn.
47
Do quá trình đông Yên tăng giá làm giảm lợi thế đầu tư bên trong đã
đẩy Nhật Bản tăng đầu tư ra bên ngoài. Điều này vừa cho phép Nhật Bản
phát huy ưu thế công nghệ, đồng thời qua đó tận dụng được các nguồn lao
động rẻ ở các quốc gia bản địa, khai thác tài nguyên nhằm kiếm lời và tạo
nguồn sản phẩm cung cấp phục vụ thị trường Nhật Bản. Việt Nam là quốc
gia có nguồn tài nguyên phong phú và thị trường lao động có lợi thế trong
cạnh tranh, nên các công ty Nhật Bản cũng rất quan tâm.
1.1.3. Do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sự thay đổi của cơ cấu nhu cầu
của một xã hội phát triển dẫn đến gia tăng nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng
và nhu cầu lao động
Trên thực tế trong thời gian gần đây có sự thay đổi đáng kể trong cơ
cấu nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản. Mức nhập khẩu lương thực có sự
gia tăng đi liền với đó là các sản phẩm chế tạo. Nếu thập kỷ 60 – 70 việc
nhập các sản phẩm chế tạo chiếm trung bình 20 – 30% tổng mức nhập khẩu
thì thập kỷ 90 tăng lên xấp xỉ 60%. Trong xu hướng cải cách cơ cấu ngành
kinh tế, Nhật Bản tiếp tục chuyển giao các cơ sở sản xuất công nghiệp máy
móc, kể cả trong lĩnh vực giao thông xây dựng và đóng tàu, sản xuất thép
mà tập trung vào phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, sinh học, điện tử. Do
vậy chắc chắn nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá liên quan thuộc nhóm
ngành kinh tế khu vực I và II nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế sẽ gia
tăng. Điều này thúc đẩy hướng hợp tác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh
của nền kinh tế Việt Nam trong việc xuất khẩu các nông sản thực phẩm.
Trong những năm qua xuất khẩu các nông sản thực phẩm của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản ngày một tăng.
Điều đáng chú ý là bên cạnh những sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng, do sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu
dân số làm cho nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài trong đó có nhập từ
Việt Nam gia tăng, năm 1993 ở Nhật Bản có tới 23 vạn lao động nước
ngoài, năm 1999 là 28 vạn. Đối với Việt Nam trong thời gian từ 1992 –
2000 đã xuất khẩu sang Nhật Bản 7500 lao động. Thực tế cho thấy với sự
phát triển của các ngành và lĩnh vực sản xuất gắn với công nghệ cao đã thu
hút giới trẻ Nhật Bản, còncác lĩnh vực dịch cụ lao động giản đơn ít
48
đượcchú ý nên đẩy đến tình trạng thiếu lao động trong khu vực này. Bản
thân quá trình già hoá dân số không những đặt ra nhu cầu lao động mà còn
làm thay đổi cơ cấu nhu cầu trong dân cư đòi hỏi được thoả mãn. Măt khác
chính quá trình cải cách mở cửa, gia tăng giao lưu đã phá vỡ tính khép kín
của thị trường lao động Nhật Bản dẫn đến gia tăng lao động nước ngoài.
Trong xu thế này khong chỉ là gia tăng nhu cầu lao động giản đơn mà cả
lao động phức tạp, lao động trong các ngành công nghệ cao. Bản thân Nhật
Bản cũng có chính sách thu hút chất xám bên ngoài phục vụ nhu cầu
nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Chính vì vậy trong tương lai nhu
cầu nhập khẩu lao động của v tiếp tục gia tăng và đây cũng là cơ hội gia
tăng lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Việc này một mặt giải
quyết tình trạngdư thừa lao động ở Việt Nam, mặt khác qua thực tếngười
lao độnh có thể tiếp thukỹ thuật kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản.
1.1.4. Nhu cầu gia tăng hợp tác kinh tế với Việt Nam xuất phát từ lợi ích
chiến lược phát triển chung của Nhật Bản
Nhật Bản hiện nay không chỉ đang phải phục hồi nền kinh tế mà còn
phải thực hiện một cuộc cải cách toàn diện, them chí có người còn cho rằng
cần có một cuộc cách mạng kiểu Minh Trị ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo lập
một nước Nhật Bản mới không chỉ mạnh về kinh tế mà còn có vai trò chính
trị quan trọng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Đó cũng chính
là mục tiêu phấn đấu của các giới chức Nhật Bản hiện nay.
Nhật Bản vốn là cường quốc kinh tế thế giới trong 2 thập niên qua,
song cũng do tình trạng suy thoái, vị trí, vai trò kinh tế của Nhật Bản đang
bị thách thức. Theo nhiều dự đoán đến 2010 nền kinh tế Trung Quốc sẽ
chiếm vị trí thứ 4, năm 2020 chiếm vị trí thứ 3 và năm 2040 sẽ dành vị trí
thứ 2 sau Mỹ. Đại hội 16 Đảng cộng sản Trung Quốc đã hoạch định rõ mục
tiêu xây dựng toàn diện một xã hội khá giả, trong đó rất chú trọng đến kinh
tế đối ngoại. Một trong những hướng ưu tiên là đẩy mạnh hợp tác với
ASEAN, Trung Quốc đã đạt được thoả thuận khung về một khu vực
thương mại tự do ASEAN + Trung Quốc. Điều này đã đẩy Nhật Bản muốn
phát triển và khẳng định vai trò kinh tế và chính trị của mình thì phải tạo ra
được quan hệ hợp tác hoà bình chặt chẽ với ASEAN. Về truyền thống Nhật
49
Bản và ASEAN đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh
mới khi mà các quốc gia lớn đều có chiến lược tranh thủ ASEAN, coi
ASEAN như là cơ sở ban đầu để thúc đẩy mở rộng hợp tác trong khu vực,
đòi hỏi Nhật Bản cũng phải có những điều chỉnh. Và trên thực tế trong
những năm gần đây các nhà lãnh đạo của Nhật Bản đều nhấn mạnh tầm
quan trọng trong hợp tác Nhật Bản – ASEAN. Việt Nam là một quốc gia có
quy mô lớn thứ 2 trong ASEAN và có tiềm năng phát triển. Vai trò và đóng
góp của Việt Nam trong ASEAN ngày một tăng dần tương thích với tầm cỡ
của mình. Hợp tác với Việt Nam, Nhật Bản không những có điều kiện khai
thác các tiềm năng của Việt Nam mà qua đó nâng cao uy tín, vai trò của
mình trong khu vực.
Nhật Bản e ngại một Trung Quốc trong tương lai thách thức vị trí,
vai trò của mình trong khu vực. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển
của Nhật Bản đi liền hợp tác – cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Gần đây
các công ty Nhật Bản cũng đã có động thái điều chỉnh dòng FDI vào Trung
Quốc. Cuộc đụng độ thương mại Nhật – Trung 2001 càng làm gia tăng một
tâm lý lo ngại sự nổi lên, lấn át của Trung Quốc.
Nhu cầu gia tăng hợp tác với Việt Nam của Nhật Bản còn xuất phát
từ việc muốn đẩy nhanh tạo lập nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và qua
đó tách Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Nga và trung Quốc. Điều này không
chỉ là mong muốn của Nhật Bản mà còn nằm trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ. Trên thực tế cả Nhật Bản và Mỹ đều lo ngại Trung Quốc. Trong thế
trận bao quanhTrung Quốc từ Đông sang Tây, nếu Trung Quốc muốn mở
xuống phía Nam thì không thể không tính đếnViệt Nam. Đẩy mạnh hợp tác
với Việt Nam, một mặt tạo cơ hội để gia tăng quan hệ với các quốc gia
Đông Dương, mặt khác nhằm kìm chế vai trò, sự ảnh hưởng lan toả của
Trung Quốc xuống khu vực này. Tất nhiên trong thế giằng co chiến lược
của các nước lớn, Việt Nam cần tìm ra phương cách, con đường phù hợp để
gia gia tăng hợp tác, tận dụng các cơ hội phát triển.
1.2. Nhu cầu mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản trong
bối cảnh mới
1.2.1. Cơ sở của việc gia tăng nhu cầu hợp tác kinh tế của Việt Nam
50
Ngày nay có thể thấy mở của hội nhập vào nền kinh tế là một xu thế
tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không
nằm ngoài lôgích đó. Hơn nữa, việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác với Nhật
Bản còn xuất phát từ những yếu tố cụ thể của bản thân Việt Nam.
Về khía cạnh kinh tế: Sau một thập kỷ đổi mới nền kinh tế Việt Nam
cho đến trước cuộc khủng hoảng tqì chính - tiền tệ khu vực đã có sự khởi
sắc. Không những vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục
năm, mà từ năm 1991 đến 1996 nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng
cao với bình quân 8%, riêng năm 1995 đạt 9,54% và 1996 đạt 9,34% (Niên
giám thống kê hàng năm, Nxb Thống kê, 1999). Tuy nhiên sau cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ mức tăng trưởng GDP có sự suy giảm, năm
1998 chỉ đạt 5,8%, và năm 1999 là 4,8%. Nếu năm 1999 lạm phát tăng tới
9,2% thì các năm tiếp sau nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát. Mức
tăng của xuất khẩu thời kỳ sau khủng hoảng tài chính khu vực cũng chậm
lại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1998 có xu hướng giảm mạnh.
Thực trạn kinh tế trên cho thấy cần phải có giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy
thu hút đầu tư và xuất khẩu, cải thiện mức tăng trưởng kinh tế, tránh nguy
cơ tụt hậu.
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc đã có bước phát triển mới mà nhiều người gọi đó là thời đại
mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Riêng trong lĩnh vực kinh tế quan
hệ hợp tác không chỉ dừng lại ở các hoạt động đầu tư trực tiếp đã được thực
hiện và phát triển nhanh. Tuy nhiên điều cũng cần thấy là quy mô của quan
hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rất khiêm tốn so với khả năng và nhu
cầu của 2 nền kinh tế. Mặc dù Nhật Bản là bạn hàng thương mại số một,
nhà tài trợ số một và cũng là một trong 3 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào
Việt Nam, song so với tổng lượng kim ngạch xuất- nhập khẩu cũng như
tổng FDI của Nhật Bản ra nước ngoài thì phần của Việt Nam trong đó quá
ít ỏi, và thấp hơn so với phần của các quốc gia thuộc ASEAN. Điều này
cho thấy cần phải và có thể gia tăng hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai quốc
gia.
51
Mở rộng hợp tác kinh tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá là
một chủ trương của nhà nước Việt Nam. Mở rộng hợp tác với Nhật Bản
trong bối cảnh toàn cầu hoá là một phương cách đảm bảo an ninh kinh tế
nước nhà. Bởi lẽ nếu chỉ hạn chế trong một số bạn hàng sẽ rất bất lợi khi
đối tác gặp khó khăn, việc mở rộng các nối quan hệ sẽ tạo cho Việt Nam có
nhiều cửa mở ra thế giới bên ngoài, đó là những kênh hàng hoá - dịch vụ
chảy vào chảy ra, bảo đảm cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế.
Hơn nữa Nhật Bản là một thị trường lớn, một đầu nguồn về dòng vốn và
công nghệ, cho nên mở rộng quan hệ với Nhật Bản sẽ gia tăng các cơ hội
phát triển cho Việt Nam.
1.2.2. Nhu cầu hợp tác của Việt Nam với Nhật Bản
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc phát
huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, nhất là các
quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Có thể thấy nhu cầu mở
rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam với Nhật Bản trên các phưong diện cơ
bản như sau:
Thứ nhất, là Việt Nam cần ở Nhật lượng vốn đầu tư lớn nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Do đặc điểm của quá trình công nghiệp
hoá rút ngắn cho nên nhu cầu vốn đầu tư càng cao. Trong những năm 90
chúng ta đã có nhiều cố gắng trong huy động vốn bảo đảm nhu cầu đầu tư
góp phần có ý nghĩa quyết định giữ cho mức tăng trưởng đạt khá cao so với
các quốc gia trong khu vực. Theo cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong
thời kỳ 1991 – 2000 là vốn vay các tổ chức quốc tế chiếm 9,0%, vốn FDI
chiếm 24,46% và vốn từ trong nước chiếm 66,9%. Nếu tính chung nguồn
vốn từ nước ngoài đã chiếm khoảng 1/3 tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Như vậy nếu trong thời kỳ 1996 – 2000 trung bình hàng năm vốn đầu tư
xây dựng toàn xã hội là 100.000 tỷ Đồng, thì mức vốn nước ngoài là
33.000 tỷ.
Nhật Bản là đầu nguồn của dòng vốn đầu tư, nếu mở rộng được hợp
tác với Nhật, luồng vốn từ Nhật Bản sẽ có chiều hướng chảy đến thị trường
Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam cần có chính sách khuyến khích ra sao, và
gắn liền với đó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ.
52
Trên thực tế luồng vốn qua kênh ODA Nhật Bản chảy vào Việt Nam
mấy năm qua tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á. Tuy vậy dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi đạt đỉnh điểm
năm 1995 đã rơi vào chiều hướng giảm sút. Năm 2001 chỉ đạt 160 triệu
USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Trong khi đó mức đầu tư
vào Châu Á tuy cũng có sự giảm sút từ sau cuộc khủng hoảng tài chính –
tiền tệ khu vực nhưng vẫn đạt 655,5 tỷ Yên chiếm 12,2% tổng FDI của
Nhật Bản ra nước ngoài. Với số liệu trên ta thấy mức FDI của Nhật Bản
vào Việt Nam còn ít so với tổng mức chung, cũng như so với mức thu hút
của các quốc gia trong khu vực. Như vậy mở rộng quan hệ, thu hút FDI
không những là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật Bản cũng có khả năng
đáp ứng.
2. Các quan điểm cơ bản phát triển hợp tác Việt – Nhật
Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới có nhiều yếu tố
thuận lợi, chẳng hạn môi trường hợp tác – liên kết trong khu vực gia tăng là
điều kiện rất có ý nghĩa đối với hợp tác Nhật Bản – Việt Nam. Cái quan
trọng, có tính xuất phát là 2 bên đều có nhu cầu gia tăng hợp tác do quá
trình chuyển đổi, cải cách của mỗi nền kinh tế. Sự tương đồng văn hoá và
truyền thống hợp tác cũng là cơ sở, kinh nghiệm cho gia tăng hợp tác hiện
nay. Tuy nhiên, cũng cần thấy việc gia tăng hợp tác không phải là con
đường rộng mở, thẳng tắp mà cũng có những trở lực cần vượt qua. Chẳng
hạn hiệu quả hợp tác vừa qua còn hạn chế do môi trường kinh doanh 2 bên
có những thay đổi ảnh hưởng đến tâm lý các nhà kinh doanh. Cuộc cạnh
tranh quyết liệt trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực thu hút FDI cũng tác
động đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Đó là chưa nối đến sự cản trở của
một số thế lực thù địch không thấy sự vươn lên của một Việt Nam XHCN.
Những điều đó đương nhiên tác động đến quan điểm phát triển hợp tác 2
bên.
2.1. Quan điểm chung của Nhật Bản trong hợp tác với Việt Nam
53
Trong khi đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, Nhật Bản rất chú trọng vai
trò của Việt Nam. “Nhật Bản tin tưởng rằng hợp tác nhiều mặt với Việt
Nam, Quốc gia hiện đang được tôn vinh “Rồng bay” trong khu vực, có thể
là đầu tàu mạnh mẽ đối với việc củng cố mối quan hệ Nhật Bản với
ASEAN”. (Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân
ngày 6/10/2002).
Với quan điểm chú trọng quan hệ với Việt Nam cho nên trên thực tế
Nhật Bản đã không những không giảm ODA trong xu thế chung mà còn
tăng lên cho Việt Nam. Việc gia tăng ODA cho Việt Nam trong những năm
qua được nhiều người xem như là một bằng chứng thể hiện quan điểm của
Nhật Bản trong đánh giá vị trí quan trọng đối với Việt Nam trong khu vực.
Tuy nhiên, điều chúng ta cũng cần nhận thấy là Nhật Bản cần Việt
Nam trước mắt không phải chủ yếu là vấn đề kinh tế. Vai trò hỗ trợ của
kinh tế Việt Nam đối với Nhật Bản quá nhỏ bé, thể hiện qua kim ngạch
thương mại 2 chiều trong tổng kim ngạch xuất – nhập của Nhật Bản với thế
giới. Hơn nữa vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng còn thấp so với
vào các nước khác.Việc đầu tư vào Việt Nam được xem như giải pháp
giảm thiểu rủi ro do sự quá tập trung vào đầu tư Trung Quốc.
Hợp tác với Việt Nam, tất nhiên Nhật Bản cũng muốn tạo lập những
điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển để Việt Nam
đóng góp vào tăng cường quan hệ chung Nhật Bản – ASEAN. Nhật Bản
muốn Việt Nam cùng hành động, cùng tiến bước, thúc đẩy quan hệ ổn định
lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Điều này thuận lợi cho Nhật Bản trong việc
khẳng định vai trò kinh tế cũng như trên các phương diện khác theo mong
muốn của Nhật Bản.
2.2. Quan điểm chung của Việt Nam trong quan hệ với Nhật
Với chính sách đổi mới quan hệ của Việt Nam với nước ngoài ngày
càng phát triển, Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,
đa dạng hoá, đa phương hoá theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển”. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam “Mong muốn
54
các nước trong khu vực cùng nhau hợp tác làm cho Châu Á - Thái Bình
Dương có hoà bình, ổn định lâu dài, trở thành một khu vực phát triển kinh
tế năng động nhất và mạnh nhất”.
Với quan điểm chung đó và xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt
Nam, ngay sau thời kỳ chiến tranh lạnh, ta đã xúc tiến mạnh trong quan hệ
với các quốc gia khu vực, trong đó có Nhật Bản. Thời kỳ này quan hệ Việt
– Nhật được thực hiện trên nguyên tắc:bình đẳng, cùng có lợi. Trên cơ sở
nguyên tắc này, hai bên đã có những thoả thuận tăng cường đối thoại chính
trị – an ninh, mở rộng các lĩnh vực và các hình thức hợp tác kinh tế, phối
hợp hoạt động hợp tác dài hạn, khuyến khích hợp tác giao lưu văn hoá giữa
hai quốc gia. Với quan điểm đó quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng
củng cố, phát triển. Nhật Bản trở thành một đối tác, thị trường quan trọng
hàng đầu của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên trên thực tế quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản được chú
trọng nhiều trong quan hệ kinh tế. Việt Nam hy vọng tranh thủ ở Nhật Bản
sự giúp đỡ kỹ thuật – công nghệ và vốn đầu tư. Các hoạt động quan hệtừ
phía Việt Nam chủ yếu được khởi động bởi các cơ quan nhà nước và còn ít
có sự tham gia của các thực thể khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với Nhật Bản nhìn chung
đều có tâm lý thụ động, chờ đợi từ phía Nhật Bản. Các doanh nghiệp kể cả
các địa phương còn thiếu quan điểm dài hạn và sự phối hợp với nhau trong
thúc đẩy hợp tác. Tình trạng cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút vốn đầu
tư thiếu một sự quản lý chỉ đạo chung ở tầm quốc gia đôi khi đã đẩy các
doanh nghiệp và địa phương phải chấp nhận các điều khoản ít có lợi trong
các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một xu hướng đáng ngại hiện vẫn đang
tồn tại là các cơ sở phía Việt Nam đều cố gắng có được một ký kết hợp tác
với nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, mà chưa tính hết các vấn
đề đặt ra, vì vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vấn đề là các doanh
nghiệp cần chủ động thể hiện tiềm năng của mình để từ đó các doanh
nghiệp nước ngoài nhận thấy nhu cầu và khả năng hợp tác. Có nghĩa rằng
trong quan điểm hợp tác cần phải đổi mới, phải chủ động và hợp tác chỉ
bền vững khi các bên có nhu cầu, có lợi ích.
55
2.3. Một số đề xuất về chủ trương hợp tác kinh tế với Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong những năm
tới đây. Do vậy phải xây dựng được một chiến lược dài hạn trong quan hệ
với Nhật Bản.
Xuất phát từ nhu cầu hai bên và sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền
kinh tế ta thấy Nhật Bản đã, đang và sẽ có vai trò ngày càng càng quan
trong đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhật Bản là bạn hàng
thương mại và nguồn cung cấp ODA số 1 và cũng là nhà đầu tư hàng đầu ở
Việt Nam, nhất là xét trên khía cạnh mức vốn thực hiện.
Trong tương lai với đường hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nhu cầu về vốn, công nghệ và thị trường ngày càng gia tăng. Trong
khi Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới và khu vực về tiềm năng vốn và
công nghệ. Đường lối công nghiệp hoá của ta cho thấy chúng ta không chỉ
đơn thuần thực hiện quá trình chuyển từ lao động thủ công sangcơ khí hoá,
từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, mà cần phải phát triển các ngành
dịch vụ và một số lĩnh vực kinh tế tri thức nhằm kết hợp quá trình chuyển
dịch sang nền kinh tế dịch vụ. Đáp ứng điều đó xem ra Nhật Bản là có ưu
thế thuận lợi hơn cả với Việt Nam không chỉ ở các điều kiện vật chất mà cả
ở kinh nghiệm phát triển.
56
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới và mở của của Việt Nam, quan hệ Việt Nam
– Nhật Bản nói chung , quan hệ kinh tế nói riêng đang trong thời kỳ có
nhiều yếu tố thuận lợi. Quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế khu vực
đang gia tăng được xem là động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh
tế giữa các quốc gia trong đó có quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản. Quá
trình trên gia tăng đặt ra cơ hội về thương mại và đầu tư cho mỗi nền kinh
tế qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trinh cải cách kinh tế
của Nhật Bản đã, đang và sẽ gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng
có không ít khó khăn và đây là cơ sở quan trọng cho các nước trên thế giới
học tập và rút kinh nghiệm đặc biệt là Việt Nam. Đáng chú ý nữa là quá
trình cải cách của Nhật Bản cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đai
hoá ở Việt Nam cho phép hai quốc gia bổ sung cho nhau trong việc đảm
bảo nhu cầu của sản xuất và đời sống dân sinh. Đây chính là cơ sở khách
quan cho việc gia tăng quan hệ kinh tế song phương Việt – Nhật. Bên cạnh
đó một số vấn đề trên bình diện khu vực và quốc tế đặt ra gần đây như việc
gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, của tình trang buôn lậu, bệnh
tật… đặt ra yêu cầu phải mở rộng sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia
trong đó là mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Bởi vậy, để tiếp hiểu được rõ hơn về quá trình cải cách kinh tế của
Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trên đây em đã
hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này với đề tài: “Cải cách
kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”.
Do điều kiện thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu có hạn, nhiều nội
dung của đề tài chưa đề cập được thấu đáo cũng như không tránh khỏi
những sơ xuất. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo để đề tài ngày được hoàn chỉnh hơn.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các giáo trình Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, FDI - Đại học
KTQD - HN
- Mác và Ăng Ghen toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia - Hà nội 1993.
- Lê - Nin toàn tập. Nxb Tiến bộ - Matxcơva – 1984.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
- Niêm giám thống kê Việt Nam 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.pdf