LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức lao động tại Công ty
- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
- Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là người lao động trực tiếp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
- Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
- Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
Các chỉ số về bụi
Các chỉ số về hơi khí độc
- Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I:Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm về điều kiện lao động 3
1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động 3
1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động 3
1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường 4
1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động 4
1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội 4
1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi 5
1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 5
2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động 6
2.1. Phương pháp khảo sát 6
2.2. Phương pháp thống kê 7
3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất 8
3.1. Chiếu sáng trong sản xuất 8
3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất 8
3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý 9
3.2. Tiếng ồn 10
3.2.1. Phân loại tiếng ồn 10
3.2.2. Tác hại của tiếng ồn 10
3.3. Rung động trong sản xuất 11
3.4. Vi khí hậu trong sản xuất 12
3.4.1. Những yếu tố của vi khí hậu 12
3.4.2. Tác hại của vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh 13
3.5. Bụi 14
3.5.1. Phân loại bụi 14
3.5.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể 15
3.6. Hoá chất độc 16
3.6.1. Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể người 16
3.6.2. Tác hại của hóa chất độc 16
4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 17
5. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động 18
5.1. Biện pháp về mặt kỹ thuật 18
5.2. Biện pháp giáo dục 19
5.3. Biện pháp hành chính 19
5.4. Biện pháp về mặt kinh tế 20
6. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp 20
Chương II:Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 21
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 22
1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 31
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty 31
1.2.3. Chức năng của các phòng ban 35
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 36
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 38
1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức lao động 41
2. Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 43
2.1. Quan điểm chung về cải thiện điều kiện lao động trong Công ty 43
2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty 45
2.2.1. Tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu trong sản xuất 48
2.2.2. Bụi, hơi khí độc 51
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 53
2.3.1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 53
2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động 55
2.3.3. Tình trạng sức khoẻ của người lao động sau khi làm việc 57
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới năng suất lao động của người lao động trong Công ty 59
Chương III:Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương 61
1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 61
2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 62
3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương 65
3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng 65
3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung 65
3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn 67
3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng
- Trưởng phòng :
Tham mưu giúp Tổng giám đốc tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn.
Phân công hướng dẫn, tạo điều kiện cho các đoàn khách đến làm việc tại Công ty được thuận lợi, gây được ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn cho khách và Công ty.
Chỉ đạo nhân viên dưới quyền quản lý lao động trong toàn Công ty.
Trưởng phòng có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động của các nhân viên trong phòng Tổ chức lao động, phối hợp giữa các nội dung của công tác Tổ chức lao động nhằm đảm bảo thống nhất giữa các công việc và số liệu.
- Phó Trưởng phòng :
Kiểm tra nhắc nhở mọi cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định về thời gian ra vào cổng, bảo vệ tốt vật tư tài sản của Công ty, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, huấn luyện lực lượng tự vệ.
Lập kế hoạch và chỉ đạo lực lượng bảo vệ thường trực, tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự của Công ty.
- Tổ định mức lao động :
Tổ chức thực hiện xây dựng định mức lao động cho những công việc mới, theo dõi việc thực hiện các định mức lao động đã ban hành để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung đảm bảo hợp lý, tiến bộ.
- Tổ tính lương :
Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp thanh toán tiền lương đảm bảo chính xác, công bằng và có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Nhân viên tổ chức nhân sự :
Bố trí lực lượng lao động phù hợp với năng lực, trình độ, nghề nghiệp được đào tạo.
Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Quản lý hồ sơ nhân sự và giải quyết mọi quyền lợi cho người lao động theo chính sách hiện hành.
- Tổ bảo vệ 1 và tổ bảo vệ 2 :
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh tài sản và con người trong Công ty.
Quản lý thời gian công tác của cán bộ công nhân viên trong Công ty bằng thẻ ra vào.
* Công ty có 7/321 nhân viên làm công tác quản trị nhân lực mà theo tính toán khoa học, cứ 100 lao động có 1 người làm công tác quản trị nhân lực. Như vậy chưa phù hợp với khoa học.
2. Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
2.1. Quan điểm chung về cải thiện điều kiện lao động trong Công ty
Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương bên cạnh các thành tựu đã dạt được trong sản xuất – kinh doanh, công tác cải thiện điều kiện lao động luôn được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vì Công ty hiểu rằng cải thiện điều kiện lao động là nhân tố tăng năng suất lao động, đảm bảo sức khỏe,an toàn cho người lao động.
Công ty từng bước kiện toàn lại bộ máy hoạt động về cải thiện điều kiện lao động cũng như hình thức hoạt động cho phù hợp với mô hình của Công ty cổ phần. Căn cứ vào các quyết định, quy định về cải thiện điều kiện lao động do Tổng giám đốc Công ty ban hành, Hội đồng Bảo hộ lao động đã cụ thể hóa cải thiện điều kiện lao động trong hoạt động ở từng bộ phận, từng công việc hàng tháng trên cả bốn mặt kỹ thuật, giáo dục, hành chính, kinh tế. Hàng năm Công ty đều xây dựng chương trình cải thiện điều kiện lao động, lập kế hoạch cải thiện điều kiện lao động, ban hành quyết định về cải thiện điều kiện lao động cho phù hợp với từng ngành nghề của Công ty, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ,…từ đó có sự kiểm tra giám sát theo chức năng được phân công để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cải thiện điều kiện lao động, đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại để cùng phấn đấu làm tốt hơn nữa cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giúp tăng năng suất lao động.
Về mặt kỹ thuật, Công ty luôn có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cũng như nhà xưởng được thực hiện đúng chu kỳ đề ra góp phần không nhỏ để cải thiện điều kiện lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tạo ra môi trường vệ sinh lao động tốt, giảm thiểu tai nạn lao động.
Công ty luôn dành nhiều nguồn lực để liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, cải tạo cơ sở vật chất,… góp phần cải tạo môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ sức khỏe cho người lao động và nâng cao năng suất lao động. Công ty đã chi hàng chục triệu đồng tu bổ, cải tạo các nhà xưởng cho phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại thiết bị,… Cải tạo và nâng cấp các trục đường giao thông liên xưởng và các công trình công cộng. Định kỳ tổ chức vệ sinh toàn Công ty, cho nạo vét các cống rãnh, thu gom rác thải. Quy hoạch lại các khu đất trống để xây dựng hệ thống vườn hoa cây cảnh tạo ra bầu không khí trong lành trên toàn Công ty.
Về mặt giáo dục, Ban giám đốc cùng Ban chấp hành Công đoàn Công ty luôn bàn bạc tìm các biện pháp duy trì và đẩy mạnh các hoạt động về an toàn lao động. Thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động. Hàng năm qua các đợt sinh hoạt lớn do Nhà nước phát động Công ty đã lồng ghép các hình thức tuyên truyền giáo dục người lao động tham gia hưởng ứng, đặc biệt nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về nguy cơ và biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho bản thân và gia đình.
Công ty tổ chức huấn luyện lần đầu đúng quy định 3 bước cho người lao động mới. Huấn luyện lại định kỳ cho tất cả người lao động các ngành nghề trong Công ty về các quy trình, quy phạm, nội quy, quy định an toàn của các hạng mục công trình. Huấn luyện về sử dụng thiết bị máy móc khi mới nhập về cho cán bộ kỹ thuật và người lao động vận hành.
Về mặt hành chính, Công ty đã xây dựng quy chế, quy chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động phổ biến đến từng người lao động trong Công ty đồng thời niêm yết những điểm chính của nội quy đã được niêm yết ở nơi làm việc, phòng tuyển dụng lao động và những nơi cần thiết khác trong Công ty.
Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nội quy về an toàn và bảo hộ lao động, Công ty còn chú trọng tăng cường công tác tự kiểm tra công tác an toàn và bảo hộ lao động ở các cấp. Định kỳ hàng tháng chuyên trách công tác cải thiện điều kiện lao động cùng thường vụ Ban chấp hành Công đoàn Công ty tổ chức tổng kiểm tra công tác cải thiện điều kiện lao động tại các phân xưởng, có nhận xét và kiến nghị cụ thể vào biên bản. Hàng tháng ít nhất một lần phân xưởng tự kiểm tra đánh giá, các tổ sản xuất tự kiểm tra vào đầu giờ làm việc. Qua các lần kiểm tra đã có tác dụng nhắc nhở, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, đồng thời kết quả kiểm tra được đưa vào chấm điểm thi đua để tính lương, thưởng. từ đó tạo cho người lao động ý thức tự giác, nghiêm túc trong thực hiện các biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn thương tích.
Thanh tra liên bộ, sở Lao động thương binh, Tổn Công ty kiểm tra công tác an toàn và bảo hộ lao động của Công ty theo định kỳ 1 năm 1 lần và kiểm tra đột xuất.
Về mặt kinh tế, đối với các cá nhân, tổ nhóm thực hiện tốt công tác cải thiện điều kiện lao động, có sáng kiến hay Công ty có khen thưởng động viên kịp thời bằng tiền mặt và xét thưởng cho các tập thể, cá nhân vào cuối năm khi tổng kết.
Các cá nhân, tổ nhóm vi phạm an toàn và bảo hộ lao động gây ra thiệt hại về tài sản, đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến tính mạng con người sẽ bị phê bình, cảnh cáo xét trách nhiệm tùy theo mức độ có thể buộc đền bù vật chất, buộc thôi việc.
Với mục tiêu phát triển bền vững và các nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng phát triến về mọi mặt, hoạt động cải thiện điều kiện lao động thu được nhiều kết quả khả quan.
2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty
Hiện nay, Công ty chủ yếu sử dụng các loại máy móc thiết bị mới nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản. Tuy nhiên Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị cũ được nhập khẩu từ những năm 60 – 70 của Liên Xô, Trung Quốc. Trải qua một thời gian dài sử dụng cũng như nhiều lần đại tu, sửa chữa số thiết bị đó đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu, dễ hư hỏng và đặc biệt là chúng tạo ra nhiều tiếng ồn, bụi và bức xạ nhiệt gây tác động xấu tới người lao động.
Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 25.535 m², trong đó diện tích nhà xưởng là 10.634 m², còn lại là diện tích trồng cây xanh, khu văn phòng và các công trình phụ trợ khác. Hệ thống nhà xưởng trong Công ty cũng đã xuống cấp dần, việc bố trí không gian làm việc thiếu hợp lý gây nên cảm giác chật hẹp.
Các phân xưởng sản xuất đều có vị trí làm việc khá cách xa nhau tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế :
- Lối đi lại trong các phân xưởng và xung quanh phân xưởng còn chật hẹp.
- Một số khu vực văn phòng còn nằm xen kẽ với khu vực sản xuất, vị trí của các phân xưởng bị che khuất, gây bóng đổ nên hệ thống ánh sáng tự nhiên chưa phát huy được hết hiệu quả.
- Những khu vực có nhiều bụi, tiếng ồn, tỏa nhiều nhiệt chưa được bố trí riêng biệt nên gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Tại phân xưởng Đúc, khu vực nhiệt luyện và nấu rót được bố trí gần khu vực trộn cát làm khuôn nên ở những khu vực này nhiệt độ lớn, bụi, và rất ồn. Tại phân xưởng Cơ khí lắp ráp, khu vực gia công động cơ và sơn ở chung một mặt bằng nên ảnh hưởng tiêu cực tới nhau khá nhiều.
- Tại các phân xưởng máy móc chưa được bố trí hợp lý nên thải ra môi trường lao động nhiều tiếng ồn, bụi, nhiệt như trong khu vực mộc mẫu máy cưa được đặt gần máy bào nên ở khu vực này nồng độ bụi và tiếng ồn khá cao, trong phân xưởng Gò – hàn – rèn, các thiết bị được bố trí “dàn hàng ngang” không khoa học và tạo ra những yếu tố vệ sinh môi trường bất lợi ảnh hưởng tới người lao động.
Do đặc điểm quy trình sản xuất của ngành cơ khí nên người lao động trực tiếp trong Công ty thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao, phát sinh nhiều bụi và hơi khí độc làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quy trình sản xuất là :
- Tai nạn lao động trong quá trình vận chuyển phôi, nguyên vật liệu vào lò nấu do va quệt vào các góc sắc nhọn của gang thép, sắt vụn hay gang sắt vụn rơi vào chân. Tai nạn do kim loại nóng bắn vào người, do điện giật, va đập vào các máy móc, ngã cao,…
- Người lao động trong các khu vực lò nấu, rót kim loại nóng chảy tại các xưởng nhiệt luyện phải làm việc trong các môi trường có nhiệt độ cao, phải chịu ảnh hưởng bức xạ từ các lò nhiệt, kim loại nóng chảy.
- Bụi phát sinh trong các xưởng đúc, trong quá trình làm sạch các sản phẩm trước khi sơn, đặc biệt đối với người lao động sàng cát, sấy cát, làm khuôn, dập khuôn, dỡ sản phẩm đúc phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao.
- Khí độc phát sinh trong quá trình sơn, trong khâu đổ khuôn, dập khuôn, ủ khuôn.
- Trong mỗi khâu sản xuất đều tạo ra tiếng ồn, đặc biệt khu vực trong phân xưởng Gò – hàn – rèn có tiếng ồn rất lớn.
Bảng 3 : Tác động đến diều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong Công ty
TT
Nguồn phát thải
Chất thải
1
Chế tạo mẫu, khuôn đúc, dỡ khuôn, nhiệt luyện
- Tiếng ồn, nhiệt
- Chất thải rắn
- Bụi
- Hơi khí độc (SO2, CO)
- Hơi dung môi (HC)
2
Phân xưởng Gò – hàn – rèn
- Tiếng ồn
- Hơi khí độc (SO2, CO)
- Hơi dung môi
- Bụi
3
Phân xưởng cơ khí, lắp ráp
- Tiếng ồn
- Hơi khí độc (SO2, CO)
- Bụi
4
Xe vận chuyển trong Công ty
- Tiếng ồn
- Hơi khí độc (SO2, NO2, CO)
- Bụi
5
Vệ sinh cá nhân
- Rác thải sinh hoạt
- Nước thải
Thi hành điều 97 của Bộ luật lao động, điều 4 Nghị định 06/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/1995 và thông tư số 13 BYT/TT ngày 21/10/1996 của Bộ y tế, trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường Hải Dương đã tiến hành đo kiểm điều kiện lao động tại Công ty vào 14h30 ngày 01/10/2009.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu điều kiện lao động được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và thiết bị của trung tâm Quan trác và phân tích môi trường để tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc tại các vị trí quy định.
2.2.1. Tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu trong sản xuất
Tiếng ồn, ánh sáng, vi khí hậu trong các phân xưởng trong Công ty là vấn đề cần được quan tâm. Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương ta có kết quả đo vi khí hậu, ánh sáng và mức ồn như sau :
Bảng 4 : Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và ánh sáng
TT
Vị trí
Vi khí hậu
Mức ồn (dBA)
Ánh sáng (Lux)
Nhiệt độ (ºC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
Trong khu vực sản xuất
1
Khu vực làm khuôn
30,2
68,5
0,12
80,0
214
2
Khu vực trộn cát làm khuôn
30,5
68,5
0,20
75,3
586
3
Khu vực làm sạch vật đúc
31,2
69,7
0,18
71,2
412
4
Khu vực mộc mẫu
30,3
69,9
0,19
81,7
385
5
Khu vực nấu rót
34,5
68,7
0,20
72,0
314
6
Khu vực nhiệt luyện
35,1
69,5
0,20
71,5
362
7
Khu vực hoàn thiện sản phẩm
31,3
70,1
0,11
80,3
387
8
Khu vực lắp ráp
30,5
70,2
0,13
79,5
209
9
Phân xưởng gò, hàn, rèn
31,1
70,1
0,19
86,7
242
10
Khu vực gia công động cơ
31,1
69,2
0,14
83,9
264
11
Khu vực sơn
30,5
69,7
0,20
69,7
245
QĐ 3733 – 2002/BYT
≤32
≤80
1,5
≤85
≥150
Ngoài khu vực sản xuất
12
Cổng sau Công ty (cách ống khói 100m về phía Bắc)
30,3
68,9
0,7
65,9
-
13
Sân Sở Công an (cách tường bao Công ty 50m về phía Tây)
30,1
69,7
0,7
66,7
-
TCVN 5949 - 1998
-
-
-
≤75
-
Nguồn : Số liệu Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương
- QĐ 3777 - 2002/BYT : Quyết định của Bộ Y tế về các tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- TCVN 5949 - 1998 : Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
2.2.1.1. Chiếu sáng trong sản xuất
Theo sự phát triển của sản xuất, dặc điểm của lao động cũng có những thay đổi theo hướng sau :
Độ chính xác của công việc ngày càng tăng
Lượng thông tin ngày càng nhiều
Nhịp độ công việc ngày càng khẩn trương
Do vậy, nhu cầu chiếu sáng trong sản xuất ngày càng cao. Thị lực của con người phụ thuộc rất lớn về chiếu sáng. Độ chiếu sáng tăng thì thị lực cũng tăng và ổn định của thị lực cũng lâu bền. Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến sức khỏe và an toàn lao động của công nhân.Các công trình nghiên cứu về chiếu sáng đã cho thấy những cải tiến về chiếu sáng thường nâng cao năng suất lao động từ 5-10%.
Hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương luôn cố gắng đảm bảo chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định. Công ty sử dụng kết hợp cửa sổ và cửa trời để chiếu sáng tự nhiên. Xưởng làm việc của người lao động trực tiếp được xây dựng ở khoảng đất rộng, không có vật che ánh sáng để có thể bố trí được cửa sổ ở cả bốn mặt xưởng để có được nhiều hơn ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt, khi tôi xuống tham quan, tìm hiểu về điều kiện làm việc của người lao động trong Công ty, mặc dù lúc đó trời mưa nhưng trong nhà xưởng bật rất ít đèn mà vẫn đảm bảo ánh sáng cho người lao động làm việc, đó là một trong những sáng kiến thay thế một số tấm tôn bằng loại tấm nhựa trong, tận dụng ánh sáng tự nhiên của Công ty. Hệ thống các cửa đó thường xuyên được lau chùi, bảo quản để đảm bảo ánh sáng trong thời gian làm việc.
Ánh sáng tự nhiên cũng có một vài nhược điểm, vì vậy Công ty đã kết hợp sử dụng cả ánh sáng nhân tạo. Công ty sử dụng hình thức chiếu sáng chung, cả nhà xưởng có hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây nên một cường độ sáng và một độ rọi nhất định trên toàn bộ mặt phẳng làm việc. Trong chiếu sáng nhân tạo, trước đây Công ty sử dụng đèn sợi đốt nay đã thay thế bằng đèn huỳnh quang và đèn Compact 75W, số lượng bóng không tăng nhưng công suất sử dụng giảm hẳn và vẫn đảm bảo độ chiếu sáng trong sản xuất.
Vì vậy, theo kết quả đo đạc của trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương thì tất cả các mẫu đo về ánh sáng đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Các khu vực đòi hỏi chiếu sáng cao như : khu vực trộn cát làm khuôn, nhiệt luyện, làm sạch vật đúc, mộc mẫu đều có độ chiếu sáng lớn hơn tiêu chuẩn khá nhiều.
2.2.1.2. Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của điều kiện lao động. Khi công nghiệp mới ra đời, con người thường tự hào với tiếng ồn, coi đó là biểu hiện của sản xuất hiện đại. Nhưng ngày nay, người ta đã phát hiện ra tác hại của nó. Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của Công ty.
Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương thường tổ chức 2 lần 1 năm khám lại để phát hiện ra những triệu chứng của mệt mỏi thính giác và những triệu chứng khác, Công ty thường xuyên cung cấp cho người lao động trực tiếp nút bịt tai chống ồn. Hệ thống nhà xưởng cao, thoáng mát để giảm tiếng ồn va đập. Máy móc được bố trí hợp lý trên mặt bằng xưởng để tiếng ồn lớn không quá tập trung (phân xưởng Gò – hàn rèn). Công ty cũng thường xuyên chỉnh sửa chữa máy để máy chạy êm, tường nhà xưởng được xây dựng dầy để tránh gây tiếng ồn cho xung quanh.
Tiếng ồn trong các phân xưởng đều lớn hơn ngoài Công ty, trừ khu vực gò – hàn – rèn (86,7dBA) do đặc thù của công việc nên mức ồn tại đây cao hơn tiêu chuẩn cho phép, các khu vực còn lại đều đạt tiêu chuẩn dao động trong khoảng 69,7 – 83,9 dBA.
2.2.1.3. Vi khí hậu
Trong sản xuất của Công ty thường hay gặp vi khí hậu nóng, vì vậy Công ty thiết kế nhà xưởng rất thoáng mát, không khí được lưu thông tốt, có quạt thông gió ở tất cả các nhà xưởng.
Theo kết quả đo chỉ số vi khí hậu ở bảng 6, tại thời điểm đo nhiệt độ thì có 12 vị trí đo đạt tiêu chuẩn cho phép, 2 vị trí đo là khu vực nấu rót và nhiệt luyện không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiệt độ trong phân xưởng đa số tương đồng với nhiệt độ ngoài trời do thời điểm đo là tháng 10/2009. Tuy nhiên, do đặc thù của công việc nên trong phân xưởng Đúc luôn có nguồn nhiệt lớn. Vì thế về mùa hè nhiệt độ tại một số vị trí sẽ tăng cao và vượt tiêu chuẩn cho phép như khu vực nấu kim loại, khu vực nấu rót, nhiệt luyện,…Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ không khí bên ngoài và đặc thù sản xuất. Vì thế tại các khu vực vận hành máy hàn và vận hành lò nấu thép trung tần, khu vực nấu rót, người lao động phải trực tiếp tiếp xúc với nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động và dễ dẫn tới tai nạn lao động.
Để tránh những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao tới người lao động Công ty đang dùng lò điện nấu kim loại trong sản xuất đúc để thay thế lò đứng cổ điển và lò sấy khuôn thao, dùng ga để đốt sấy thay cho nguyên liệu than.
Yêu cầu của công nghệ trong Công ty không cho phép độ ẩm quá cao vì khi tiến hành sản xuất sẽ rất khó khăn và không đảm bảo yêu cầu nên các vị trí đo tuy đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhưng vị trí có độ ẩm cao nhất cũng chỉ đạt 70,2%.
Theo tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế số 3733 – 2002/QĐ – BYT thì vào mùa lạnh tốc độ gió dao động trong khoảng 0,7 – 1,5 m/s nên tốc độ gió tại tất cả các khu vực đều đạt tiêu chuẩn. Tất cả các vị trí đo tốc độ gió đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 m/s và nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ gió ngoài trời. Sự chênh lệch giữa trong và ngoài khu vực sản xuất khoảng 0,5 – 0.59 m/s.
Hiện nay, trong các phân xưởng Công ty dùng các quạt mát công nghiệp để thổi mát cục bộ nhằm tạo ra sự lưu thông không khí, làm cho mồ hôi dễ bay hơi và làm cho người lao động cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đây là một biện pháp thông gió nhân tạo được Công ty áp dụng vì nó đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, do yêu cầu đặc trưng của sản xuất là phát sinh bụi và làm giảm độ ẩm nên ở một số vị trí không thể dùng quạt mát công nghiệp thổi trực tiếp vào người lao động. Với luồng công suất lớn của quạt công nghiệp sẽ gây cảm giác khó chịu do áp lực của tốc độ lưu chuyển không khí quá lớn và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người lao động, làm cơ thể bị mất nhiệt nhanh không bù đắp kịp dễ gây choáng, cảm đột ngột.
2.2.2. Bụi, hơi khí độc
Tác hại nguy hiểm nhất của bụi là gây bệnh bụi phổi. Ngoài ra bụi còn gây các bệnh đường hô hấp, viêm mũi, hong, khí – phế quản, các bệnh ngoài da, các bệnh ở đường tiêu hóa, gây chấn thương mắt.
Bảng 5 : Kết quả phân tích bụi và hơi khí độc
TT
Vị trí
CO mg/m³
NO2 mg/m³
SO2 mg/m³
HC mg/m³
Bụi (mg/m³)
Tổng
Hàm lượng Silic (%)
Trong khu vực sản xuất
1
Khu vực làm khuôn
0,98
0,006
0,022
-
3,68
34,2
2
Khu vực trộn cát làm khuôn
-
-
-
-
3,94
33,9
3
Khu vực làm sạch vật đúc
-
-
-
-
3,05
33,6
4
Khu vực mộc mẫu
-
-
-
42,3
2,07
-
5
Khu vực nấu rót
3,94
0,078
0,090
-
2,10
35,3
6
Khu vực nhiệt luyện
4,21
0,063
0,076
-
2,02
33,6
7
Khu vực hoàn thiện sản phẩm
-
-
-
14,0
0,84
-
8
Khu vực lắp ráp
-
-
-
-
0,76
-
9
Phân xưởng gò, hàn, rèn
2,86
0,052
0.073
<0,06
1,45
29,4
10
Khu vực gia công động cơ
-
-
-
3,6
0,66
-
11
Khu vực sơn
-
-
-
62
0,81
-
QĐ 3733 -2002/BYT
40
10
10
300
4
-
Ngoài khu vực sản xuất
12
Cổng sau Công ty (cách ống khói 100m về phía Bắc)
1,21
0,014
0,022
<0,01
0,26
-
13
Sân Sở Công an (cách tường bao Công ty 50m về phía Tây)
0,97
0,020
0,018
<0,01
0,23
-
TCVN 5937 – 2005
30
0,2
0,35
-
0,3
-
TCVN 5938 - 2005
-
-
-
5
-
-
Nguồn : Số liệu Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương
- QĐ 3733 – 2002/BYT : Quyết định của Bộ Y tế về các tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- TCVN 5937 – 2005 : Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh trung bình 1 giờ.
- TCVN 5938 – 2005 : Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ.
Tỷ lệ lượng bụi Silic tại các khu vực làm khuôn, trộn cát làm khuôn, làm sạch vật đúc, nấu rót, nhiệt luyện trong phân xưởng Đúc và khu vực phân xưởng Gò – hàn – rèn là khá cao (trên 29%), có thể nói đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi Silic ở người lao động trực tiếp.
Các giá trị đo nồng độ hơi khí độc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ CO cao nhất là ở khu vực nhiệt luyện có giá trị là 4,21% mg/m³. Tại khu vực nấu rót và phân xưởng Gò – hàn – rèn nồng độ CO cũng khá cao. Tại các khu vực có sự xuất hiện của CO thì cũng có sự xuất hiện của NO2 và SO2, tuy nhiên nồng độ là khá nhỏ.
Theo kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy tất cả các điểm lấy mẫu đều có nồng độ bụi và hơi khí độc đều đạt tiêu chuẩn cho phép dù theo tính chất công việc là tạo ra nhiều bụi và hơi khí độc. Đạt được thành quả đó là do Công ty sử dụng công nghệ làm khuôn trên máy, Công ty đã loại bỏ hoàn toàn công nghệ nghiền đất sét dùng cho hỗn hợp khuôn mà mua ngay bột đất sét nên vừa giảm thiểu lượng bụi, hơi khí độc trong khâu chuẩn bị hỗn hợp và máy làm khuôn cát vừa nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, Công ty còn trang bị mới dây chuyền làm mẫu gỗ gồm : máy cưa đĩa, máy cưa vòng, máy bào thô – tinh kèm theo hệ thống hút bụi làm giảm thiểu đáng kể lượng bụi mà người lao động sẽ hít phải.
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cải thiện điều kiện lao động đang được xem là tiêu điểm trong công tác sức khỏe nghề nghiệp trên toàn thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương đã giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp bằng cách cải thiện điều kiện lao động một cách nhanh chóng và có hệ thống như trên. Với những hành động nhằm cải thiện điều kiện lao động, Công ty đã đạt được những kết quả dưới đây về bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
2.3.1. Tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Số vụ tai nạn lao động trong Công ty giảm dần qua các năm
Bảng 6 : Thống kê tình hình tai nạn lao động trong Công ty
Năm
2005
2007
2009
Tổng số vụ tai nạn
9
3
4
Số vụ tai nạn lao động
Số vụ tai nạn lao động nhẹ
Số vụ tai nạn lao động nặng
Số vụ tai nạn lao động chết người
2
2
0
0
2
2
0
0
1
1
0
0
Số người bị tai nạn lao động
2
2
1
Số vụ tai nạn giao thông
5
0
3
Số vụ tai nạn khác
2
1
0
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
Bảng 7 : Nguyên nhân gây tai nạn lao động
TT
Nguyên nhân
Số vụ tai nạn lao động
2005
2007
2009
1
Vi phạm quy trình, quy phạm an toàn
1
1
0
2
Điều kiện lao động, thiết bị không an toàn
1
1
1
3
Chưa huấn luyện kỹ thuật an toàn
0
0
0
4
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân
0
0
0
5
Nguyên nhân khác
0
0
0
Tổng
2
2
1
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
Những năm trước đây trong Công ty đã có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tuy nhiên số lượng mắc bệnh là rất ít, chủ yếu là bệnh phổi Silic. Những năm gần đây, công tác cải thiện điều kiện lao động đã được quan tâm đúng mức nên đã giảm thiểu tác hại của các yếu tố vệ sinh phòng bệnh lên người lao động. Vì vậy, từ năm 2004 đến nay không có người lao động nào trong Công ty mắc bệnh nghề nghiệp.
2.3.2. Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động
Thông qua kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của người lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động là khá tốt. Tuy nhiên, trong đợt khám sức khỏe này mới có 305/321 người tham gia nên chưa thể có đánh giá về sức khỏe trong toàn Công ty. Kết quả kiểm tra sức khỏe của người lao động trong Công ty tổ chức vào tháng 10 năm 2009 do Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương thực hiện được thống kê như sau :
Bảng 8 : Phân loại sức khỏe
Loại sức khỏe
Nam
Nữ
Tổng
Loại I
Số lượng
54
11
65
Tỷ trọng (%)
23,4
14,9
21,3
Loại II
Số lượng
117
47
164
Tỷ trọng (%)
50,6
63,5
53,8
Loại III
Số lượng
42
10
52
Tỷ trọng (%)
18,2
13,5
17,1
Loại IV
Số lượng
17
5
22
Tỷ trọng (%)
7,4
6,7
7,2
Loại V
Số lượng
1
1
2
Tỷ trọng (%)
0,4
1,4
0,6
Nguồn : Số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương
Bảng 9 : Phân loại bệnh tật
TT
Tên nhóm bệnh
Số lượng mắc
Tỷ trọng (%)
Nhận xét
1
Thiếu chiều cao
4
1,31
Chiều cao nam <154cm, nữ <147cm
2
Thiếu cân nặng
3
0,98
Cân nặng nam <45kg, nữ <40kg
3
Bệnh mắt
70
22,95
Chủ yếu là tật khúc xạ mắt gây giảm thị lực
4
Răng hàm mặt
84
27,54
Mất răng, sâu răng, cao răng, tụt lợi, viêm quanh chân răng
5
Tai mũi họng
32
10,49
Viêm họng dị ứng, viêm Amydal
6
Huyết áp
18
5,9
HA tối đa ≤ 90mmHg, HA tối thiểu ≤ 60mmHg
7
Da liễu
42
13,77
Nấm da, nấm kẽ chân tay, ngứa dị ứng
8
Hệ vận động
33
10,81
Thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
9
Tiêu hóa
19
6,22
Hội chứng dạ dày tá tràng, đại tràng
10
Nội tiết
3
0,98
Bướu cổ đơn thuần
11
Tiết niệu
2
0,65
Viêm đường tiết niệu
12
Tâm thần kinh
5
1,63
Đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, đau dây thần kinh ngoại biên, rối loạn tiền đình
13
Hô hấp
13
4,26
Viêm phế quản
14
Tuần hoàn
6
1,96
Mạch không đều, thiểu năng mạch vành
Nguồn : Số liệu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương
Trước khi cải thiện điều kiện lao động là một trong những công tác trọng điểm trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động trong Công ty chủ yếu là loại III, khi công tác cải thiện điều kiện lao động bắt đầu được quan tâm thì sức khỏe của người lao động chủ yếu là loại II và lọai III. Đến nay, cùng với sự quan tâm và hành động của Công ty về công tác cải thiện điều kiện lao động thì sức khỏe người lao động đã được nâng cao rõ rệt, sức khỏe tốt loại I và loại II chiếm số đông (75,1%). Tuy nhiên vẫn còn những người lao động có sức khỏe trung bình và yếu một phần do thể trạng của người lao động nhưng điều kiện lao động không thuận lợi như tiếng ồn, bụi, hóa chất độc cũng đã làm giảm sức khỏe của họ.
Theo kết quả thống kê tình hình bệnh tật của người lao động trong Công ty, tỷ lệ người lao động mắc bệnh Răng hàm mặt là cao nhất (27,54%), sau đó là các bệnh về mắt (22,95%), da liễu (13,77%), hệ vận động (10,81%), tai mũi họng (10,49%).
Tỷ lệ mắc bệnh về mắt cao có lẽ do tác động đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện chiếu sáng chưa hợp lý, công việc đòi hỏi sự tập trung quá cao, lượng bụi khá nhiều, đặc biệt người lao động làm nhiệm vụ nấu rót trong phân xưởng Đúc còn phải chịu tác động bức xạ nhiệt từ lò phát ra,…Tỷ lệ mắc bệnh về da liễu cho thấy người lao động phải tiếp xúc với hóa chất độc, bụi, nhiệt độ cao.Bệnh về hệ vận động chiếm tỷ lệ cũng khá cao là do người lao động phải thường xuyên làm việc trong tư thế đơn điệu, gò bó. Tai mũi họng là bệnh đặc trưng của người lao động làm ngành cơ khí do công việc phải thiếp xúc thường xuyên với bụi, tiếng ồn, hơi khí độc, nhiệt độ cao,…
Với những nỗ lực cải thiện điều kiện lao động, số người lao động mắc các bệnh về huyết áp, tiêu hóa, nội tiết, tiết niệu, tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ (<7%). Vì vậy, Công ty cần có biện pháp cải thiện điều kiện lao động tốt hơn nữa để bảo vệ sức khỏe cho người lao động giúp họ có được thể trạng cũng như tâm lý tốt để hăng say làm việc, tăng năng suất lao động.
2.3.3. Tình trạng sức khoẻ của người lao động sau khi làm việc
Với thực trạng điều kiện lao động của Công ty, tháng 3 năm 2009 khi phỏng vấn 82 người lao động tại phân xưởng Đúc kết quả cho thấy sau ca làm việc 84,15% người lao động cảm thấy mệt và rất mệt, 57,32% người lao động có hiện tượng ù tai, nghe kém, 43,9% người lao động giảm thị lực, 31,71% người lao động cảm thấy tức ngực, khó thở, một số người lao động (4,88%) có hiện tượng ho, khạc đờm. 100% người lao động bị đau mỏi các cơ sau ca làm việc, tập trung chủ yếu là đau cánh tay, đau lưng, thắt lưng và cổ, ngoài ra còn đau các bộ phận như khớp tay, vai, đầu gối, khớp chân.
Bảng 10 : Kết quả điều tra về vấn đề sức khỏe của người lao động
sau ca làm việc
Cảm giác sau ca làm việc
Số người
Tỷ trọng (%)
Mệt
65
79,27
Rất mệt
4
4,88
Bình thường
13
15,85
Ù tai, nghe kém
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
47
57,32
Không
35
42,68
Giảm thị lực
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
36
43,9
Không
46
56,1
Tức ngực, khó thở
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
26
31,71
Không
56
68,29
Ho, khạc đờm
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
4
4,88
Không
78
95,12
Đau mỏi cơ sau làm việc
Số người
Tỷ trọng (%)
Có
82
100
Không
0
0
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới năng suất lao động của người lao động trong Công ty
Bảng 11 : Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty cổ phần
chế tạo Bơm Hải Dương
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/2008
+/-
%
1
Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
38835
51827
+12992
+33,45
2
Tổng số lao động
Người
318
321
+3
+0,94
3
Tổng số ngày – người làm việc
Ngày
84588
89238
+4650
+5,50
4
Số ngày làm việc bình quân 1 lao động
Ngày
266
278
+12
+4,5
5
Tổng số giờ - người làm việc
Giờ
609033,6
669285
+60251,4
+9,89
6
Số giờ bình quân ngày
Giờ
7,2
7,5
+0,3
+4,17
7
Năng suất lao động năm
Triệu đồng
122123
161455
+39332
+32,21
8
Năng suất lao động ngày
1000 đ
459,108
580,773
+121,665
+26,50
9
Năng suất lao động giờ
1000 đ
63,765
77,436
+13,671
+21,44
Nguồn : Số liệu phòng Tổ chức lao động
Phân tích tình hình biến động năng suất lao động năm 2009 so với năm 2008, chúng ta thấy :
- Năng suất lao động giờ : so với năm 2008, năm 2009 tăng 21,44%, tương ứng 13671 đồng. Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất giờ là trình độ tay nghề được nâng lên, thiết bị sản xuất được cải tiến,…Nguyên nhân không thể kể đến là do điều kiện lao động được cải thiện.
- Năng suất lao động ngày : so với năm trước, năm 2009 tăng 26,5%, tương ứng 121665 đồng. Có hai nguyên nhân chính là : năng suất lao động giờ tăng và số giờ làm việc tăng 60251,4 giờ tương ứng tăng 9,89% do điều kiện lao động được cải thiện khiến người lao động giảm được mệt mỏi, từ đó tăng số giờ lao động thực tế trong ngày của một lao động từ 7,2 giờ lên 7,5 giờ có nghĩa là tăng 4,17%.
- Năng suất lao động năm : năm 2009 năng suất lao động năm tăng 32,21%, tương ứng 39332 triệu đồng so với năm 2008. Có ba nguyên nhân ảnh hưởng là : năng suất bình quân giờ tăng, số giờ làm việc bình quân ngày tăng và số ngày làm việc bình quân năm tăng từ 266 ngày lên 278 ngày. Có sự tăng số ngày làm việc bình quân năm là do số vụ tai nạn lao động giảm nên số ngày nghỉ vì tai nạn lao động giảm, năm 2008 số ngày nghỉ vì lý do này là 23 ngày, năm 2009 chỉ còn 20 ngày.
Điều kiện lao động được đảm bảo đã cải thiện tình trạng sức khỏe, làm giảm tai nạn lao động, từ đó tăng năng suất lao động của người lao động trong Công ty giúp cho giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2009 tăng 12992 triệu đồng tương ứng tăng 33,45% so với năm 2008.
Với điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương không chỉ giúp cho người lao động mà cả gia đình, người thân người lao động yên tâm về công việc của họ. Họ cảm thấy mình được tôn trọng, được bảo vệ và làm trong một môi trường có thể tự hào hơn so với các môi trường, các Công ty khác.
Điều kiện lao động thuận lợi trong Công ty khiến người lao động có hứng làm việc một cách hăng say, chất lượng lao động cao,…
Một người lao động khi được phỏng vấn về công tác cải thiện điều kiện lao động của Công ty đã cho biết : “Điều kiện lao động của Công ty thực sự đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây khiến chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi làm việc và cảm thấy an toàn trong ngôi nhà thứ hai của mình”.
Chương III
Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương
1. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Về quản trị - quản lý
Phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên ngoài Công ty, có chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý các vị trí công tác.
Xây dựng và áp dụng Quy chế trả lương và thưởng phạt hợp lý tương ứng với các lao động của cán bộ nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực làm việc.
Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001.
Về thị truờng - sản phẩm
- Thị trường: Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm, thông qua các chi nhánh, các đại lý và các đơn vị bao tiêu sản phẩm.
-Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Công ty tiếp tục đầu tư vào công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng thị trường theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng với phương châm : “Sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển của Công ty”.
-Thâm nhập thị trường xuất khẩu: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng ưu thế của thương hiệu với mục tiêu nâng cao tỷ trọng xuất khẩu.
-Chính sách giá cả: Công ty được tự chủ có chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt với mỗi sản phẩm và đối tượng cung cấp, phù hợp với thị trường trên cơ sở một hệ thống quản lý giá thành bằng các định mức, các tiêu chuẩn tối ưu và chi phí hợp lý.
-Phát triển thương hiệu – nhãn hiệu sản phẩm: Chú trọng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp với mục đích hỗ trợ người bán hàng và người tiêu dùng thông qua việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các chương trình Marketing, giữ vững, củng cố và phát triển vị thế các nhãn hiệu sản phẩm.
Triển vọng phát triển của ngành
Sản xuất sản phẩm bơm, van, quạt của Công ty với khả năng kỹ thuật và công nghệ hiện có và có xu hướng đầu tư phát triển mới sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cả về số lượng và chất lượng nhất là các sản phẩm kỹ thuật cao dùng cho các lĩnh vực : khai thác mỏ, dầu khí, các nhà máy hoá chất, chế biến, các nhà máy điện, đóng tàu,… Đây là cơ hội tốt để Công ty đầu tư và phát triển trong những năm tới.
Công ty đang đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tạo phôi, đang hoàn thiện xây dựng Xưởng đúc Furan với công nghệ tiên tiến đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nền kinh tế xã hội tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam đã đặt mỗi doanh nghiệp trước những thách thức ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định, Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tác nghiệp năng động, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc hiệu quả nhất. Và quan trọng hơn nữa Công ty hiểu rằng cần phải tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động có được môi trường lao động đảm bảo để người lao động có sức khỏe tốt khi tham gia vào quá trình lao động, từ đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp nên hiện nay Công ty đã đưa ra phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 và được phổ biến tới từng người lao động trong Công ty.
2. Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đồng thời để phù hợp hình thức quản lý kinh doanh. Công ty đề ra các mục tiêu, phương thức cụ thể trong hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong năm 2010 với hướng chính như sau :
- Cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần nâng cao điều kiện lao động và môi trường lao động cho người lao động.
- Bố trí các nơi làm việc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó trong phạm vi hẹp.
- Thường xuyên củng cố lạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang tính hình thức mà đi sâu về chất lượng.
- Bổ sung các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các yếu tố độc hại đến người lao động.
- Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện nguy cơ gây tai nạn thương tích. Đồng thời cũng phải có biện pháp, chế tài cụ thể để tạo ý thức tự giác và nghiêm túc trong chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ đó tăng nâng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất cao.
- Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật.
- Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 ( Bảng 12)
Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010
TT
Tên công việc
Số người tham gia
Đơn vị thực hiện
Thời gian thực hiện
Số tiền (1000đ)
I
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn – phòng chống cháy nổ
90.000
1
Kiểm định KTAT các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
3
Chuyên trách ATLĐ – phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 8
8.000
2
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện trong toàn Công ty
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 4
10.000
3
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong Công ty
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Các tháng
65.000
4
Mua sắm, bảo dưỡng các dụng cụ PCCC trong Công ty
2
Phòng Tổ chức lao động
Tháng 5
7.000
II
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động
168.000
5
Sửa chữa, bảo dưỡng, chăm sóc nạo vét toàn bộ hệ thống cây xanh, cấp thoát nước trong Công ty
2
Văn phòng Công ty
Các tháng
8.000
6
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng các quạt mát trong các xưởng
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Tháng 4
10.000
7
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong các xưởng
5
Phòng Kỹ thuật cơ điện
Các tháng
10.000
8
Nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống các nhà xưởng
4
Thuê đơn vị làm ngoài
Tháng 3
Tháng 7
140.000
III
Chăm sóc sức khỏe người lao động
143.000
IV
Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động
21.000
V
Trang bị bảo vệ cá nhân
50.000
Tổng chi phí : 472.000 (bốn trăm bảy mươi hai triệu đồng)
Nguồn : Số liệu phòng Quản lý chất lượng
3. Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
3.1. Cải thiện hệ thống chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho xưởng sản xuất là chọn hình dáng, vị trí, kích thước của các cửa tạo điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong phòng, đảm bảo cho mắt làm việc trong điều kiện thích hợp nhất. Muốn vậy Công ty cần phải đảm bảo :
- Hướng ánh sáng không gây ra bóng đổ ở người, thiết bị và các kết cấu lên tường nhà của người lao động.
- Bề mặt làm việc của người lao động có độ rọi sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng.
Chiếu sáng nhân tạo
Tại một số khu vực làm việc của Công ty như khu vực làm khuôn và nấu rót chủ yếu dùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên vì vậy trên thực tế có lúc tại đây ánh sáng không đủ để người lao động làm việc nên dễ dẫn đến các bệnh về mắt, gây mỏi mắt, hoa mắt dẫn đến giảm năng suất lao động, tỷ lệ phế phẩm cao. Vì vậy, Công ty cần tăng cường thêm hệ thống chiếu sáng chung để đảm bảo yêu cầu sản xuất như lắp thêm đèn ở giữa các xưởng, chia không gian thành các không gian nhỏ, mỗi không gian có một độ chiếu sáng khác nhau đảm bảo yêu cầu.
Hệ thống cửa sổ, cửa trời, hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo quản ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo đủ độ sáng trong không gian làm việc.
3.2. Cải thiện hệ thống thông hút gió chung
Công ty có thể tham khảo hệ thống thông hút gió chung sau:
Sơ đồ 5 : Sơ đồ thông hút gió chung
Mặt cắt đứng
Hệ thống thông hút này phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Hệ số trao đổi không khí này với điều kiện cho phép – tốc độ chuyển động của không khí trong nhà xưởng là 20 lần trở lên. Điều này giúp khử hoặc làm loãng các yếu tố bụi và hơi khí độc, làm giảm nhiệt độ của môi trường sản xuất, thay đổi độ ẩm của môi trường. Sự lưu thông không khí này làm cho người lao động cảm thấy dễ chịu, làm việc đạt năng suất cao hơn.
- Phía đặt quạt quạt hút phải kín, phía lấy gió vào phải được bố trí hợp lý tạo ra nguyên tắc đảm bảo dòng khí vào lấp đầy mặt bằng sản xuất, hạn chế tối đa vùng gió quẩn. Vấn đề bố trí các cửa dựa trên nguyên tắc phổ hút : càng gần điểm hút thì sức mạnh càng lớn.
- Chiều cao đặt quạt hút, cửa lấy gió vào thấp để không khí vào có thể đi qua vùng làm việc của người lao động.
- Sử dụng quạt đặc chủng dùng cho hệ thống thông gió chung dạng hút. Loại quạt này nên có tốc độ thải là 8 m/s, đường kính của quạt phải lớn, profin cánh quạt có đường cong lớn hơn dạng bình thường. Việc hạ tốc độ tới giá trị 8 m/s vẫn đảm bảo lưu lượng, đồng thời cùng một lúc giảm được tiếng ồn và tiết kiệm năng lượng.
Mặt khác, Công ty còn cần cải tạo, bố trí thêm quạt công nghiệp để tăng cường khả năng lưu thông không khí, giảm thiểu ô nhiễm nhiệt, bụi trong khu vực sản xuất. Đặc biệt tại những khu vực có nhiệt độ cao cần lắp thêm quạt thổi mát hoặc ống hút nhiệt cục bộ như khu vực sản xuất vật đúc, khu vực làm khuôn, khu vực mộc mẫu.
3.3. Biện pháp phòng chống tiếng ồn
Phải xiết chặt các ốc vít và tra dầu thường xuyên vào các bộ phận trục chuyền, các bộ phận chuyển động phát ra tiếng ồn.
Xung quanh các bộ phận sản xuất phát ra tiếng ồn nên xây tường ốp gạch rỗng, khung cửa và cửa sổ kín vì khe nhỏ cũng có thể truyền tiếng ồn rất mạnh. Giữa nền nhà và máy cần được kê những đệm cách âm.
Dùng các nút bịt tai bằng bông, hoặc tẩm bông bằng glyxêrin hoặc có thể dùng bịt tai bằng một số nguyên liệu xốp như : nỉ, dạ,…
Người lao động làm việc ở khu vực làm khuôn, mộc mẫu, lắp ráp, gò – hàn -rèn là những nơi thường xuyên có tiếng ồn lớn nên người lao động tiếp xúc nhiều với tiếng ồn mạnh cần được bớt giờ làm, bố trí xen kẽ các công việc để có những quãng nghỉ ngơi thích hợp. Không nên tuyển người lao động mắc các bệnh về tai làm việc ở nơi có những nơi này. Nếu phát hiện người lao động có dấu hiệu điếc nghề nghiệp cần bố trí để người đó ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.
3.3. Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc
Tại khu vực trộn cát làm khuôn Công ty có thể cơ khí hóa quá trình sản xuất để làm cho người lao động ít tiếp xúc với bụi và để hạn chế sự tỏa lan của bụi trong không khí cần phải bố trí khu vực này trong hệ thống kín hoạc cách ly bộ phận trộn cát làm khuôn ra một nơi riêng biệt và bố trí bộ phận đó ở cuối hướng gió.
Ở những nơi sản xuất tường và trần phải nhẵn. Phải thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để làm giảm hàm lượng bụi trong môi trường sản xuất.
Tại bộ phận đúc, trước khi phá dỡ khuôn bằng tay nên tưới nước để hạn chế bụi phát tán.
Đường vận chuyển các nguyên liệu, các thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào các môi trường sản xuất nói chung cũng như các khu vực gián tiếp.
Người lao động làm việc ở những nơi nhiều bụi, hơi khí độc cần được trang bị quần áo phòng hộ, mũ, kính, khẩu trang,… để chống bụi, hơi khí độc và phải thường xuyên sử dụng các phương tiện đó.
Thường xuyên kiểm tra hàm lượng bụi,hơi khí độc hại thoát ra, nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải thiện thiết bị để làm giảm hàm lượng xuống ở mức bình thường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tiếp xúc với bụi, hơi khí độc. Không bố trí những người có sức khỏe yếu hoặc các bệnh về gan, thận, thần kinh,… làm việc ở nơi có nhiều bụi, hơi khí độc.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu dưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, để thực hiện được mục tiêu này con người luôn là nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp Cách mạng nói chung và của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang dòi hỏi một nhu cầu nhân lực trên mọi phương diện trí thức, kỹ thuật công nghệ, công nhân lành nghề kể cả tên lĩnh vực hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề điều kiện lao động trong tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết, nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, tạo môi trường lao động thoải mái cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những điều kiện lao động có hại cho người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương vấn đề điều kiện lao động đã được Công ty quan tâm, đã có biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm hạn chế những điều kiện lao động làm giảm sức khỏe của người lao động, giảm đi khả năng làm việc và năng suất lao động. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục.
Bảo đảm an sinh xã hội, lợi ích cho người lao động và lợi nhuận kinh tế cho người sử dụng lao động được coi là động lực của phát triển sản xuất. Một công việc ổn định và điều kiện lao động an toàn bao gồm cả mức lương tối thiểu, giới hạn thời giờ làm việc và trợ cấp bảo hiểm,… thông qua luật lao động tạo nên mối quan hệ tốt đẹp hài hoà trong Doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động, tăng năng suất lao động góp phần xây dựng Doanh nghiệp phát triển bền vững.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1 : Số liệu tài chính của Công ty giai đoạn 2007 - 2009 37
Bảng 2 :Quy mô và cơ cấu lao động trong Công ty 40
Bảng 3 : Tác động đến diều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong Công ty 47
Bảng 4 : Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và ánh sáng 48
Bảng 5 : Kết quả phân tích bụi và hơi khí độc 52
Bảng 6 : Thống kê tình hình tai nạn lao động trong Công ty 54
Bảng 7 : Nguyên nhân gây tai nạn lao động 54
Bảng 8 : Phân loại sức khỏe 55
Bảng 9 : Phân loại bệnh tật 56
Bảng 10 : Kết quả điều tra về vấn đề sức khỏe của người lao động 58
Bảng 11 : Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty cổ phần 59
Bảng 12 : Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2010 64
Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thành phẩm 29
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất – kinh doanh sản phẩm 30
Sơ đồ 3 : Khái quát quy trình sản xuất 31
Sơ đồ 4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 32
Sơ đồ 5 : Sơ đồ tổ chức phòng Tổ chức lao động 41
Sơ đồ 5 : Sơ đồ thông hút gió chung 66
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phụ Lục
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Đúc
TT
Nguồn chất thải
Chất thải
1
Quản lý và điều hành công nghệ đúc
Rác thải sinh hoạt
2
Sản xuất mẫu gỗ
- Phoi bào, mùn cưa
- Bụi
- Tiếng ồn
3
Sơn mẫu gỗ
- Khả năng rơi vãi sơn
- Cặn thùng sơn
4
Sử dụng đất cát,mùn cưa làm khuôn
Bụi
5
Nấu rót kim loại (sử dụng gang, thép, fero,...)
- Khói thải, khí thải
- Nhiệt độ
- Xỉ lò
6
Sử dụng ga, khí sấy khuôn thao và làm khuôn CO2
- Khả năng cháy nổ
- Rò rỉ ga, khí
7
Sử dụng điện
Khả năng cháy
8
Sử dụng nước
Nước thải sinh hoạt
9
Dỡ khuôn và làm sạch vật đúc
- Đất cát cháy
- Bavia
- Bụi
- Tiếng ồn
10
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạtu
- Chất thải công nghiệp
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Cơ khí lắp ráp
TT
Nguồn phát thải
Chất thải
1
Quản lý và điều hành công nghệ cơ khí lắp ráp
Rác thải sinh hoạt
2
Gia công cắt gọt
- Phoi kim loại
- Bụi
- Tiếng ồn
- Rò rỉ, tràn dầu – dung dịch làm nguội
3
Gia công mài lá cánh bơm
- Phoi kim loại
- Bụi
- Tiếng ồn
4
Lắp ráp sản phẩm
- Khả năng rơi vãi dầu mỡ
- Giẻ dầu
5
Sơn sản phẩm
- Bụi sơn
- Rơi vãi sơn
- Cặn sơn
6
Sử dụng nước thử sản phẩm và sinh hoạt
Nước thải
7
Sử dụng điện
Khả năng cháy
8
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạt
- Chất thải công nghiệp
Tác động đến điều kiện lao động của các hoạt động sản xuất trong phân xưởng Gò – hàn – rèn
TT
Nguồn chất thải
Chất thải
1
Quản lý điều hành công nghệ Gò – hàn rèn
Rác thải sinh hoạt
2
Cắt tôn – thép và mài
- Tiếng ồn
- Thép vụn, phế thải
3
Lốc ống và gò
4
Rèn
- Bụi
- Khí thải
- Nhiệt độ
- Tiếng ồn
5
Hàn điện
- Khói hàn
- Nhiệt độ
- Xỉ, đầu que hàn
6
Lắp ráp sản phẩm
- Khả năng rơi vãi dầu mỡ
- Giẻ dầu
7
Sơn sản phẩm
- Bụi sơn
- Rơi vãi sơn
- Cặn sơn
8
Nhiệt luyện kim loại
- Khí thải
- Nhiệt độ
9
Cán cao su
Bụi
10
Ép cao su
Phế thải
11
Sử dụng nước
Nước thải
12
Sử dụng điện
Khả năng cháy
13
Sử dụng ga, khí O2 để cắt hàn
- Khả năng cháy nổ
- Rò rỉ gas, khí
14
Vận chuyển nội bộ, thu gom rác thải, chất thải
- Rác thải sinh hoạt
- Chất thải công nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương.DOC