Đề tài Chi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát rủi ro đạo đức, cơ chế bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp:
+ Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn nhân lực để đạt được kiểm soát thông tin,cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.
+ Giám sát gián tiếp: thông qua các quy định của các tổ chức thị trường (UBCK, sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cùng thông qua quyền lợi đã được quy định mà có thể giám sát giàn tiếp công ty niêm yết.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
Lớp: K09402B
Nhóm thực hiện: Hiện Kim
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2011
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên thành viên nhóm:
Nguyễn Tiến Dũng K094020274
Võ Thị Kim Duyên K094020278
Phạm Thị Vinh Hoa K094020290
Lục Thị Bích Liễu K094020307
Đặng Thị Ý Loan K094020310
Đào Văn Tú K094020378
Bảng phân công công việc:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
Chi phí gaao dịch
Đặng Thị Ý Loan
01/03/2011
2
Thông tin bất cân xứng
Võ Thị Kim Duyên
01/03/2011
3
Trình bày word
Phạm Thị Vinh Hoa
Lục Thị Bích Liễu
04/03/2011
4
Trình bày power point
Đào Văn Tú
05/03/2011
5
Thuyết trình
Nguyễn Tiến Dũng
MỤC LỤC
I – Chi phí giao dịch (Transaction cost)
Khái niệm
Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động giao dịch tài chính. Đây là vấn đề đầu tiên mà những người có vốn thặng dư muốn cho vay gặp phải. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này.
Sự tương tác của hành vi cơ hội, khả năng con người hạn chế trong môi trường bất định và điều kiện thông tin không cân xứng tạo ra chi phí giao dịch. Chi phí này ảnh hường đến hiệu quả của các giao dịch thị trường và nội bộ doanh nghiệp.
Các loại chi phí giao dịch
Chi phí tìm kiếm thông tin.
Chi phí thương lượng.
Chi phí thích nghi và tái thương lượng.
Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.
Chi phí ủy quyền, tác nghiệp do thông tin bất cân xứng.
Chi phí thực hiện và giám sát.
Ví dụ: Bên A đang có nhu cầu tìm một nơi ở.
¬Trường hợp 1: bên A đã tự mình tìm được một nơi thích hợp. Vậy chi phí giao dịch anh ta phải mất là:
+ Chi phí tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà đó: như phong thủy, người ở trước đây…=> Chi phí tìm kiếm thông tin.
+ Hiện tại có bên C cũng đang muốn mua ngôi nhà đó. Bởi vì bên A rất thích và muốn sở hữu ngôi nhà này nên bên A đã phải bỏ ra thêm thời gian và tiền bạc để thương lượng với người bán, ví dụ như tạo mối quan hệ thân thiện với người bán (Đi uống cà phê…), trả tiền mua cao hơn so với giá bán thực của căn nhà…=> Chi phí thương lượng.
+ Sau khi mua nhà, bên A phát hiện ra là trước đó người bán đã bán cho bên B, bên A sẽ phải đi giải quyết vấn đề này với người bán hoặc bên B => Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.
+ Khi đã chuyển về căn nhà để ở, có nhiều điểm trong căn nhà mà bên A không vừa ý nên bên A phải bỏ tiền ra để trang trí lại. => Chi phí thích nghi.
+ Ngoài ra bên A còn phát hiện ra một phần bức tường trong căn nhà đã bị xuống cấp trầm trọng nhưng trước khi mua thì người bán có ghi trong hợp đồng là đảm bảo chất lượng của ngôi nhà. Chính vì vậy bên A sẽ đi gặp người bán để thương lượng đòi đền bù. => Chi phí tái thương lượng
+ Trường hợp người bán cung cấp giấy tờ không hợp lệ thì bên A phải thuê luật sư để giải quyết vấn đề. => Chi phí ủy quyền.
¬Trường hợp 2: Bên A thông qua sàn giao dịch bất động sản tìm được chỗ ở ưng ý thì toàn bộ chi phí giao dịch bên A chỉ phải chi cho trung gian là sàn giao dịch.
Vai trò của chi phí giao dịch trong thị trường tài chính
Chi phí giao dịch là một thước đo cho mức độ hiệu quả của thị trường tài chính. Chẳng hạn như: Thị trường tài chính với chi phí giao dịch thấp dẫn tới:
+ Tăng mức tiết kiệm và đầu tư.
+ Cải thiện tính thanh khoản của thị trường vốn.
+ Khuyến khích các khoản đầu tư lớn, dài hạn.
+ Tăng hiệu quả của thị trường tài chính, vốn là một tiền đề quan trọng cho phát triển công nghệ (Cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỉ XVIII).
+ Tăng hiệu quả của khu vực sản xuất vật chất và sự vận hành của thị trường hàng hóa
Còn với chi phí giao dịch cao các nhà đầu tư và các nhà sản xuất có thể không có khả năng tiếp cận đến thị trường tài chính và cả hai không nhận được lợi ích từ khoản tiền cho vay và đi vay. Bên cạnh đó chi phí giao dịch là chi phí mà các bên phải bỏ ra để đi đến thỏa thuận. Thông tin không đầy đủ, một bộ phận được đặc quyền đặc lợi, thực thi kém là những lý do khiến các bên ngại thỏa thuận, ngại ra quyết định khi kinh doanh. Chi phí giao dịch là nguyên nhân tạo ra tham nhũng.
II – Thông tin bất cân xứng (Information assymetry)
2.1 Khái niệm:
Trong giao dịch mỗi bên thường không biết rõ về đối tác của mình để có những quyết định chính xác phù hợp, sự chênh lệch không đầy đủ thông tin này được gọi là thông tin bất cân xứng.
Thông tin bất cân xứng thường ở hai dạng: thông tin kín và hành động kín.
+ Thông tin kín diễn ra khi một bên sở hữu thông tin và bên đối tác không thể tiếp cận được, ví dụ người mua bảo hiểm sẽ biết về sức khỏe của mình hơn là công ty bảo hiểm. Dạng này sẽ gây ra vấn đề lựa chọn bất lợi của bên không nhận đủ thông tin.
+ Hành động kín xảy ra khi khó có thể thẩm định kết quả nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ như làm thế nào cổ đông có thể đánh giá hành vi của người quản lý khi họ không trực tiếp gắn liền với công việc? Làm thế nào công ty bảo hiểm kiểm soát được hành động bất cẩn của người mua bảo hiểm? Dạng này gây ra vấn đề tắc trách. Thực chất đây chính là hành vi cơ hội khi các hành động mong muốn theo yêu cầu của hợp đồng không thể dễ dàng đo lường và kiểm soát.
Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Sự thiếu thông tin tạo ra vấn đề trong hệ thống tài chính trong hai giai đoạn: trước và sau khi thực hiện giao dịch.
Lựa chọn nghịch
Lựa chọn nghịch là vấn đề do sự chênh lệch thông tin tạo ra trước khi thực hiện giao dịch.
Trong thị trường tài chính, lựa chọn nghịch xảy ra khi những người vay mang nhiều rủi ro nhất là những người tích cực cố gắng tìm nguồn vay nhất và không may rằng họ thường được chọn cho vay. Do có vấn đề lựa chọn nghịch, người cho vay có thể cho người có nhiều khả năng rủi ro vay và từ chối những cơ hội đầu tư tốt.
Các công ty huy động vốn bằng cổ phiếu cho các dự án đầu tư rủi ro cao lại càng có động lực để kêu gọi góp vốn, họ có thể cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin tốt hơn vốn có về công ty, làm cho tiềm năng phát triển của công ty xấu tốt hơn thực có và nhà đầu tư sẽ chọn họ thay vì chọn góp vốn vào các công ty, các cơ hội đầu tư thực sự tốt hơn.
Trong mua bán, người bán là người nắm rõ thông tin về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó lựa chọn bất lợi sẽ do người mua gánh chịu.
Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, công ty niêm yết luôn nắm thế chủ động hơn so với nhà đầu tư. Cụ thể, căn cứ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh, các công ty niêm yết sẽ biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kì vọng của mình là bao nhiêu nên các công ty này sẽ biết chắc chắn giá bán trên mỗi cổ phiếu đó bao nhiêu là hợp lý vì ngoài phương pháp xác định giá cổ phiếu bằng giá trị tài sản, còn có phương pháp xác định giá cổ phiếu theo cổ tức. Thế nên, nếu nhà đầu tư không xác định chính xác cổ tức kỳ vọng của công ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu không chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là vấn đề tạo ra do sự chênh lệch thông tin sau khi thực hiện giao dịch.
Trong thị trường tài chính, rủi ro đạo đức là rủi ro người vay có những hành động mà người cho vay không mong muốn bởi vì có khả năng người vay không trả vốn và lãi cho người cho vay.
Trong thị trường chứng khoán, rủi ro đạo đức lại phát sinh nếu như những người đại diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty. Rủi ro đạo đức sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại diện thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay tiêu chí đầu tiên để những cổ đông muốn trở thành thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát.
Cơ chế phát tín hiệu
Đối với thị trường tài chính, để giao dịch có thể thực hiện hiệu quả thì người đi vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ về khách hàng của mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. Vấn đề trong trường hợp phát tín hiệu này là: uy tín của công ty, quy mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo vv, ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay…
Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì vv. Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của nó.
Cơ chế sàng lọc
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay.
Đối với tổ chức bảo hiểm cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách nhiệm một phần của mình trong sự cố bồi thường có thể xảy ra.
Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần nhà đầu tư mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty có khả năng đem lại hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy cơ chế sang lọc đối với nhà đầu tư là đầu tư vào các công ty có thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn có hiệu quả và có tiềm năng phát triển cao.
Cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát rủi ro đạo đức, cơ chế bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp:
+ Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn nhân lực để đạt được kiểm soát thông tin,cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.
+ Giám sát gián tiếp: thông qua các quy định của các tổ chức thị trường (UBCK, sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cùng thông qua quyền lợi đã được quy định mà có thể giám sát giàn tiếp công ty niêm yết.
+Ngoài ra còn có giám sát thị trường: căn cứ đánh giá của thị trường để biết nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch.
Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứng khoán. Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một sồ tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như thế nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Viết Hoàng & Cung Trần Việt (2009) các nguyên lý tiền tệ ngân hang & thị trường tài chính. Nhà xuất bản thống kê
Chi phí giao dịch,
Lê An Khang - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp. HCM” (2008)
Vũ Thành Tự Anh – Thể chế, chi phí giao dịch và thị trường tài chính,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng.doc