Đề tài Chi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng

Tập hợp nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư lại tạo ra ưu thế tiết kiệm nhờ quy mô. Các trung gian tài chính tạo ra kinh tế quy mô thông qua việc tập trung những quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của từng cá nhân làm giảm chi phí giao dịch trung bình tính cho mỗi giao dịch. Như ví dụ trên: thay vì cá nhân bạn mà ngân hàng là người cho vay. Trong trường hợp này, ngân hàng chỉ cần mời một luật sư soạn thảo một hợp đồng mẫu thật chặt chẽ một lần, sau này, ngân hàng có thể sử dụng mẫu này với những điều chỉnh nhỏ cho các trường hợp tương tự. Như vậy, bằng cách này chi phí thuê luật sư soạn thảo cho mỗi hợp đồng thấp hơn nhiều so với ví dụ trước đó. Ngoài ra, với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, khi thực hiện mua bán chứng khoán với khối lượng giao dịch lớn hay thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _ LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG LỚP K09402A NHÓM THỰC HIỆN: BROKERS STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1 Nguyễn Thị Mai Anh K094020121 Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu trên mang phần chi phí giao dịch Thuyết trình phần chi phí giao dịch Tổng hợp và chỉnh sửa file word 2 Nguyễn Xuân Huy K094020158 tìm kiếm tài liệu phần chi phí giao dịch Thuyết trình phần chi phí giao dịch Đánh văn bản 3 Nguyễn Thị Ngọc Lan K094020169 Tìm kiếm tài liệu phần thông tin bất cân xứng Chỉnh sửa file words Thuyết trình phần rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch 4 Lê Thị Thu Trang K094020237 tìm kiếm tài liệu phần chi phí giao dịch làm powerpoint thuyết trình phần chi phí giao dịch 5 Chu Cẩm Tú K094020245 Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu trên mạng phần thực trạng thông tin bất cân xứng thuyết trình phần thực trạng thông tin bất cân xứng MỤC LỤC CHI PHÍ GIAO DỊCH 4 Khái niệm 4 Vai trò 5 Các yếu tố gây ra và làm tăng chi phí giao dịch 5 Yếu tố con người 5 Đặc tính của giao dịch 6 Đặc tính của thông tin 6 Giảm chi phí giao dịch 6 Tiết kiệm nhờ quy mô 6 Dịch vụ chuyên nghiệp 7 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 7 Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng 7 Các khái niệm 7 Lựa chọn đối nghịch 8 Rủi ro đạo đức 8 Liên hệ thực tế 9 Tài liệu tham khảo 11 CHI PHÍ GIAO DỊCH Khái niệm Chi phí giao dịch bao gồm không những phí tổn tài chính mà cả thời gian tiêu hao để thực hiện các giao dịch tài chính. Ví dụ: về việc vay vốn Đối với người cho vay vốn: Giả sử bạn có 50 triệu Nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bạn chỉ mua được một lượng nhỏ chứng khoán, trong khi đó bạn phải trả một chi phí không nhỏ cho nhà môi giới tính trên giá mua chứng khoán. Vả lại do tài khoản có quy mô nhỏ, những người môi giới không quan tâm và chú trọng đến sự đầu tư của bạn. Và việc tìm kiếm những người môi giới tin cậy để giúp bạn đầu tư sẽ mất rất nhiều thời gian và bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Nếu cho vay để kiếm lời Bạn phải bỏ thời gian tìm kiếm những người vay vốn với mức lãi suất hợp lý. Thứ nhất, bạn phải bỏ thời gian để tìm một người cần vốn đáng tin cậy. Thứ hai, thiết lâp hợp đồng vay vốn chặt chẽ. Thực hiện các hoạt động này, đòi hỏi bạn cũng phải bỏ ra một lượng chi phí để mời luật sư soạn thảo hợp đồng cho vay. Đối với những người cần vốn Khoản chi phí cho việc phát hành chứng khoán để huy động vốn là không nhỏ: tiền thuê các công ty tư vấn thời điểm phát hành, số lượng, mệnh giá…Vậy, nếu huy động những khoản vốn nhỏ từ thị trường tài chính (ví dụ như 50 triệu trên đây) sẽ rất tốn kém, không hiệu quả. Æ Từ ví dụ trên, có thể nêu ra những loại chi phí giao dịch như sau: Chi phí tìm kiếm thông tin (search cost) Chi phí thương lượng (negotiation cost) Chi phí thích nghi và tái thương lượng (adaptation & renegotiation cost) Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế v.v. (uncertainty cost) Chi phí ủy quyền-tác nghiệp (agency cost) do thông tin bất cân xứng Chi phí thực hiện và giám sát (monitoring cost) Phân loại chi phí giao dịch Một vụ giao dịch tài chính thường có ba bước : Thứ nhất: Phải tìm được một đối tác trao đổi, bao gồm việc tìm người cho vay vốn hay người cần vay vốn.. Thứ hai: Các đối tác trao đổi phải đi đến một thỏa thuận.Thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng thành công, mà có thể bao gồm việc soạn thảo hợp đồng. Thứ ba: Sau khi đã đạt được thỏa thuận thì phải thực thi thỏa thuận đó.Bao gồm việc giám sát việc thực hiện của các bên và trừng phạt đối với những bên vi phạm hợp đồng. Từ ba bước của một vụ giao dịch, phân ra ba hình thức của chi phí giao dịch: chi phí tìm kiếm(search costs), Chi phí mặc cả (bargaining costs), chi phí thực thi (enforcement costs). Vai trò của chi phí giao dịch Là thước đo mức độ hiệu quả của thị trường tài chính Nếu chi phí giao dịch quá cao: trong trường hợp vốn và khối lượng giao dịch nhỏ thì có thể không diễn ra giao dịch tài chính vì khoản chi phí giao dịch đã làm tan biến mất lợi nhuận Nếu chi phí giao dịch thấp: Tăng mức tiết kiệm và đầu tư Cải thiện tính thanh khoản của thị trường vốn→khuyến khích các khoảnđầu tư lớn, dài hạn Tăng hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính Tăng hiệu quả của khu vực sản xuất vật chất và sự vận hành của thị trường hàng hóa Các yếu tố gây ra và làm tăng chi phí giao dịch Đặc tính của con người Hành vi cơ hội: bên tham gia giao dịch diễn đạt sai chủ đích của mình dưới hình thức hứa hẹn sai hoặc không đầy đủ liên quan đến hợp đồng. Thông tin sai lệch và chỉ tiết lộ thông tin một cách hạn chế là những hành vi cơ hội Khả năng hạn chế: các lý thuyết kinh tế giả thiết con người tư duy và hành động hợp lý nhưng thực tế, khả năng duy lý ấy lại hạn chế. Người ra quyết định có thể hạn chế về khả năng xử lý thông tin để hình thành và giải quyết các vấn đề kinh doanh Đặc tính của giao dịch Tính bất định hoặc và phức tạp Tần suất xuất hiện giao dịch Số lượng tham gia giao dịch: Số đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh. Nếu số thành viên ít, tình huống độc quyền cho phép những hành vi cơ hội xảy ra dẫn đến chi phí giao dịch lớn Tính chuyên dụng của tài sản. Đặc tính của thông tin: Giao dịch trong điều kiện thông tin bất cân xứng sẽ làm tăng chi phí giao dịch Giảm chi phí giao dịch Tiết kiệm nhờ quy mô Tập hợp nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư lại tạo ra ưu thế tiết kiệm nhờ quy mô. Các trung gian tài chính tạo ra kinh tế quy mô thông qua việc tập trung những quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của từng cá nhân làm giảm chi phí giao dịch trung bình tính cho mỗi giao dịch. Như ví dụ trên: thay vì cá nhân bạn mà ngân hàng là người cho vay. Trong trường hợp này, ngân hàng chỉ cần mời một luật sư soạn thảo một hợp đồng mẫu thật chặt chẽ một lần, sau này, ngân hàng có thể sử dụng mẫu này với những điều chỉnh nhỏ cho các trường hợp tương tự. Như vậy, bằng cách này chi phí thuê luật sư soạn thảo cho mỗi hợp đồng thấp hơn nhiều so với ví dụ trước đó. Ngoài ra, với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, khi thực hiện mua bán chứng khoán với khối lượng giao dịch lớn hay thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, các trung gian tài chính có thể giảm đi rất nhiều chi phí giao dịch tính trên mỗi đơn vị đông vốn so với các nhà đầu tư nhỏ, riêng lẻ. Dịch vụ chuyên nghiệp Những hoạt động kinh doanh của các trung gian tài chính được điều hành bởi một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thành thạo trong nghề nghiệp, họ có thể thực hiện các quy trình thẩm định chuyên nghiệp với sự hỗ trợ của các hệ thống công nghệ máy tính kĩ thuật cao. Nhờ vậy mà các trung gian tài chính có thể đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn, thưc hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro, mang lại những dịch vụ có tính thanh khoản cao và chi phí thấp Ví dụ:   Khi tài trợ bằng việc mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư không phải lúc nào cũng dễ dàng bán lại được khi cần tiền mà không phải chịu những khoản triết khấu lớn, nhất là đối với những chứng khoán chưa được niêm yết giá trên thị trường chứng khoán tập trung.Tuy nhiên, các ngân hàng có thể cung cấp cho những ngưòi gửi tiền các tài khoản có thể phát sec, hoặc tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, và điều này giúp chp họ có thể dễ dàng thanh toán các khoản chi tiêu khi cần thiết và nhận được các khoản lãi từ tài khoản của mình. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng: Các giao dịch xã hội đều ít nhiều liên quan đến thông tin, đặc biệt trong điều kiện thông tin bất cân xứng khi một bên của giao dịch có nhiều thông tin hơn bên kia. Thông tin không cân xứng thường ở hai dạng: thông tin kín và hành động kín. Thông tin kín diễn ra khi một bên sở hữu thông tin và bên đối tác không thể tiếp cận được Hành động kín xảy ra khi khó có thể thẩm định kết quả nghĩa vụ hợp đồng. Các khái niệm : Thông tin không đối xứng, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Ví dụ: Trong một tiến trình giao dịch vốn, người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ xuất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Thông tin bất cân xứng sẽ nảy sinh hai vấn đề làm cho người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp cho người cần vốn đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, từ đó làm hạn chế đến việc lưu chuyển vốn trên thị trường vốn. + Lựa chọn nghịch (adverse selection): Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch. Ví dụ: Trên thị trường chứng khoán: Các nhà đầu tư không đủ cơ sở để phân biệt công ty hoạt động tốt hay không tốt. Trong tình huống này, các nhà đầu tư chỉ sẵn lòng mua chứng khoán của các công ty có chất lượng trung bình phát hành – giá cả nằm ở giữa giá cả của công ty xấu và giá cả chứng khoán của công ty tốt. trong khi các công ty tốt biết rõ thông tin hơn các nhà đầu tư và biết rằng chứng khoán của mình bị định giá rất thấp nên không muốn bán với mức giá mà các nhà đầu tư sẵn lòng trả. Kết quả là, trên thị trường các công ty có chất lượng kém lại sẵn lòng bán với mức giá mà các nhà đầu tư mua trong khi những công ty hoạt động tốt đòi hỏi giá chứng khoán phải cao hơn mức giá trung bình thì không bán được. Tình huống này dẫn đến một lựa chọn đối nghịch: các nhà đầu tư nếu có mua chứng khoán tức là đầu tư vào các công ty hoat động kém. Nhận thức được khả năng này, các nhà đầu tư có thể không đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. Như vậy, lựa chọn đối nghịch đã làm hạn chế các dòng chảy vốn đầu tư từ người thừa đến người cần vốn + Rủi ro đạo đức (moral hazard) Rủi ro đạo đức xảy ra khi thực hiện giao dịch vốn. Trong các hợp đồng nợ, người đi vay có thông tin đầy đủ hơn về quá trình sử dụng vốn, nên họ thường che dấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay không mong muốn. Ví dụ: những hợp đồng vay nợ thường có mức lãi suất cố định, vì vậy khi vay vốn các doanh nghiệp có khuynh hướng sử dụng vốn vay đầu tư vào những dự án có lãi suất cao hơn nhằm kiếm lời lớn. Chính điều đó đã khiến cho rủi ro những người cho vay thu hồi vốn vay sẽ cao hơn. Trong khi đó, người cho vay không có đủ khả năng để giám sát những hoạt động của người đi vay sau khi đã cung cấp vốn để đảm bảo rằng người đi vay không dùng số tiền vay đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro. 3. Liên hệ thực tế: .Ví dụ thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi...; doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác... Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Thứ nhất, có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai. Sự rò rỉ thông tin phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Các Trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng CP đặt mua, trong khi những thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như số lượng nhà đầu tư tổ chức/nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá; số lượng CP đặt mua của các đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều đáng nói là, những thông tin này không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Những người nắm được cụ thể, chi tiết (về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân tổ chức nào tham gia đấu giá) sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin. Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của công ty. Nếu người nào có được thông tin sớm hơn sẽ hành động trước như mua cổ phiếu và chờ giá lên. Đến khi các nhà đầu tư còn lại biết được thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra theo hiện tượng "bầy đàn", vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt cổ phiếu của một nhóm nhà đầu tư nào đó là do có thông tin biết trước. Thứ hai, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Như vậy nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chịu thiệt. Thứ ba là việc tung tin đồn thất thiệt, có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán (forum), trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được truyền miệng. Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, các quy định của Nhà nước về việc xử phạt đối với việc tung tin đồn trên thị trường chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn soạn thảo.. Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa... Ví dụ điển hình nữa là tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng. Dịch vụ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại rất phổ biến nhưng lại có nhiều trục trặc do khối lượng nợ xấu tương đối cao. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ khách hàng của mình, cơ chế sàng lọc chưa hiệu quả nên đã để lọt những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao. Tài liệu tham khảo: Sách chuyên khảo: Tài chính phát triển . Nguyễn Thị Cành. ĐHQG TP.HCM, tr.200-210 Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (NXB ĐHQG tp HCM). Nhập môn tài chính tiền tệ. PGS.TS Sử Đình Thành- PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng, NXB Lao động xã hội-2008, tr.242 Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChi phí giao dịch và khái niệm thông tin bất cân xứng.doc
Luận văn liên quan